Hình Ảnh Đêm Dạ Tiệc Không Gian và Biển Cả Ngày 4/3/2023

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹHồ Sơ ‘Twitter’Tin Đọc Nhiều Nhất/ Daily News on Youtube/

Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ với dòng nhạc Không Gian và Biển Cả do nhóm Hải quân và Không quân Oregon & Vancouver tổ chức Thứ Bảy ngày 4/3/2023 tại Nhà hàng Mekong Bistro

1- Một số hình ảnh chương trình Đêm văn nghệ Không Gian & Biển Cả “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” được ghi nhận trong  buổi tổ chức vào Thứ bảy, ngày 4/3/2023 tại nhà hàng Mekong Bistro qua link đính kèm:

https://photos.app.goo.gl/6Ay8AjNCdEHL6rYa9

2- Một số hình ảnh lưu niệm được ghi nhận trong  buổi tổ chức Đêm Không Gian & Biển Cả “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ ” – Thứ bảy, ngày 4/3/2023 qua link đính kèm:

https://photos.app.goo.gl/oJ7rNpCFuE74Sf5A6

Chân thành cảm ơn quý Hội Đoàn Hải Quân và Không Quân cùng tất cả quý vị đã tham gia đóng góp cho buổi tổ chức được thành công, vui vẻ thân mật và đoàn kết.

Trân trọng,

Mary Nguyen

Hình ảnh của Nhiếp ảnh gia Vương Sĩ Hùng

.

See more photos…

ALBUM 1https://photos.app.goo.gl/6Ay8AjNCdEHL6rYa9

ALBUM 2https://photos.app.goo.gl/oJ7rNpCFuE74Sf5A6

Bữa Cơm Thủy Thủ Già

Chủ Nhật 25/3/2018, tại thành phố Garden Grove, Thủ Đô Tỵ Nạn, bác Tài béo được bà vợ hiền lái xe đưa đến New Island Seafood Restaurant sớm nhất. Ông chủ Câu Lạc Bộ Thuỷ Thủ Già ngồi chễm trệ, trực hạm kiều trên chiếc xe lăn do phu nhân túc trực bên cạnh nhìn chồng với ánh mắt âu yếm.

 

Bác Tài béo cười tươi như hoa

Ông hẹn bạn bè lúc 11:00AM, mà ông đã ngồi trực từ lúc 10:20AM để tươi cười chào đón bạn bè. Lời hứa cuả bác Tài đã trở thành sự thực, sau khi anh vật lộn với những cơn đau đớn như cắt ruột sau nhiều lần giải phẫu cột sống và vã mồ hôi cố gắng luyện tập thể lực trị liệu để không phải nằm liệt giường mà còn có thể chống gậy đi lại được. Bác Tài béo tâm sự rằng phải có máu Hải Quân, chan hòa tình đồng đội và tình yêu thương cuả người vợ hiền đã dành cho bác nên bác đã có thể đứng ra tổ chức được bưã cơm họp mặt bạn bè ngày hôm nay.

Ngoài những sinh hoạt chính thức do Hội Hải Quân Cửu Long Nam Cali tổ chức, các anh em đoàn viên, các khoá SQHQ, OCS…, thường hay quy tụ để họp mặt riêng tư vui vẻ trong không khí thân mật với nhau bằng hình thức này khác. Bác Tài béo là người thường hay đứng ra tổ chức những bữa cơm thân mật của các Thủy Thủ Già hai hoặc ba lần trong một năm, nhưng vì bệnh hoạn nên đến hôm nay mới thực hiện được. Sau hơn một năm, các người thuỷ thủ già lại được dịp kéo nhau thù tạc.
Hiện diện trong buổi sinh hoạt này có bà Đô Đốc Chung Tấn Cang, các vị niên trưởng thâm niên HQ như cựu HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê, Vũ Trọng Đệ, Nguyẽn Văn Hớn, Phan Phi Phụng….quý anh Nguyễn Hào Cường, Lý Thành Quy, Nguyễn Duyên…
Bà đô đốc Cang vẫn tráng kiện và đẹp lão với nụ cười hiền hậu đã bắt tay chúc Tết và chúc sức khoẻ từng người. Hai vợ chồng anh Tài lăng xăng lo ra món ăn và hối thúc tiếp vụ mang đồ ăn ngon miệng cho thực khách đế nỗi quên cả sực phàn.
Theo lời đề nghị của MC HQ Thanh, các anh em thuỷ thủ già đã lần lượt đứng lên kể lại những kỷ niệm hào hứng trong đời đi biển, đi sông và trong các đơn vị. Mọi người chăm chú nghe và vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng.
Ngồi bên cạnh ông thiếu sinh quân HQ Phiệt, ông thao thao kể lại kỷ niệm hào hùng trên Trợ chiến hạm HQ 226, ông nói nhờ Hạm Trưởng Dinh nhanh trí đã khai hoả trước nên cả Trung đoàn vc phục kích sẵn hai bên sông tưởng bị lộ nên bắn trả, rốt cuộc ông đã cứu được chiến hạm và  tiêu diệt cả Trung đòan vc nhờ hoả lực hùng hậu cuả các loại đại pháo tiểu pháo, đại liên…trang bị chật boong và tinh thần chiến đấu rất ư dũng cảm của thuỷ thủ đoàn. Ông rất tâm đắc gật gù:”Nếu mang mấy chiếc Trợ chiến hạm ra Hoàng Sa năm 74 thì mâý thằng tàu chạy bỏ mẹ”, ông tiếp tục: “Ruộng miá bạt ngàn hai bên sông đã được đạn chiến hạm tiện bằng đến tận gốc, dân chúng khỏỉ cần phải chặt cho mất công”.
Hỏi ý kiến cụ thuỷ thủ Tony “Blair”, ông cụ có tên Mỹ là Tony, nhưng cụ không quên nhấn mạnh họ là Blair, trùng tên với cựu Thủ tướng Anh cát lợi Tony Blair:” tại sao cụ đã trên 90 tuổi mà trông cụ vẫn hiên ngang quắc thước như vấy?”, ông cụ mới rút ra trong áo một mini bi đông làm bằng titanium bóng lộn đã trống rỗng:”Chẳng khó cứ mỗi ngày một bình toong rượu quý cỡ Cordon Blue, hoặc VSOP chứ đừng mua lọai rẻ tiền về tu là khoẻ re”.  Anh bạn Tranh hiền lành hỏi cụ: “Cái bình tong này cụ mua ở đâu?”.  Cụ Peter hãnh diện: “Ấy, thằng còn trai cuả tôi nó order online cho tôi đấy”.
Nhìn các khuôn mặt nhăn nheo, nhưng không dấu được vẻ phong sương vì sóng gió biển khơi. Người thì ngồi xe lăn, người thì chống gậy, người đi chân chữ bát, khập khiễng bên nhau cười đuà, hàn huyên như bắp rang. Có cụ còn quên luôn cả người bạn cùng khoá thân thiết, nói trước quên sau, nhưng vẫn đến với nhau trong một buổi họp mặt cuối tuần. Thật là cảm động cho tình đồng đội cùng quân chủng biết bao.
Người thủy thủ già thường hay tâm niệm rằng gặp mặt nhau khi sống quý hóa hơn là viếng nhau khi chết.

Thủy Thủ Sồn Sồn 

Các nàng dâu Hải Quân

Ba Chung Tấn Cang bắt tay HQ Khoa San Diego

Bà đô đốc Chung Tấn Cang bắt tay chúc Tết và thăm hỏi từng người

Các thủy thủ già thăm hỏi bác Tài béo.

HQ Hồ Ngọc Minh Đức

Bác Tài béo nâng tay HQ Đại Tá Vũ Trọng Đệ K5

Niên trưởng HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê nói chuyện với một thủy thủ già

HQ Đại Tá Nguyễn Văn Hớn K5, thủy thủ già Vũ Kim Thanh

HQ Phan Đình Bá

L to R: Thủy thủ già Tony Blair nâng niu chiếc bình toong, HQ Tranh và phó nhòm

Hình lưu niệm

Hình Ảnh TCH (K.18)

 

Những Chiến Hạm Hải Quân VNCH còn laị trong Hải Quân Phi năm 2016.

Nguyễn Văn Quân.
KTH Tran Hung Dao HQ1 va cac chien ham HQVNCH di tan

Biến cố 30-4-1975 đen tối như cơn lốc kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, vào thời điểm này đa số các chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQVNCH) còn đang  công tác và trong tình trạng khiển dụng, đã rời khỏi Việt Nam, mang theo khoảng 30000 quân nhân và đồng bào thoát khỏi gông cùm cộng sản. Sau chuyến hải hành cuối cùng đó, đoàn chiến hạm HQVNCH trên 30 chiếc đã đến được Subic Bay, một căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.

Trước đây những chiến hạm này được Hoà Kỳ chuyển giao cho HQVNCH trong chương trình viện trợ quân sự để bảo vệ đất nước, giờ thì họ phải thu hồi lại. Sau đó, từ tháng 11 năm 1975 đến năm 1977, Hoa Kỳ lần lượt chuyển giao hết số chiến hạm của HQVNCH di tản cho Hải Quân Phi Luật Tân (HQPLT). Sau 40 năm, trên 30 chiến hạm của HQVNCH hoạt động trong HQPLT đến nay chỉ còn lại 5 chiếc.

Danh Sách năm Chiến hạm HQVNCH còn laị trong HQPLT hiện nay:

Dương Vận Hạm LST:
– BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502.
– BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.

Hộ Tống Hạm PCE:
– BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.
– BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
– BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12

BRP Cotabato Del Sur LT-87BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502 đang đại kỳ.

 

BRP Yakal AR-617, Zamboanga Del Sur LT-86, BRP Kalinga Apayao LT-516
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802; Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là DVH Cam Ranh HQ.500 và BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là DVH Cần Thơ HQ.801.

BRP Yakal AR-617
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.

BRP Sultan Kudarat PS-22BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.

BRP Miguel Malvar PS-19.jpg

BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12.
BRP Magat Salamat PS-20BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
BRP Sierra Madre LT-57
BRP Sierra Madre LT-57 nguyên là Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho HQ 800.Năm 1999 chinh phủ PLT đã quyết định phế thải chiến hạm này tạibãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa để duy trì chủ quyền cho đến nay (Hình của CNN).

Năm chiến hạm của HQVNCH còn lại trong HQPLT hiện nay có lẽ sẽ bị phế thãi trong một thời gian ngắn nữa mà thôi vì đã quá cũ !
Dù sao thì trên 30 chiến hạm của HQVNCH di tản trước đây đã làm tròn nhiệm vụ ngăn chận giặc thù việt cộng và tàu cộng, giữ yên lòng biển Mẹ trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, những chiến hạm nầy đã được các chiến sĩ áo trắng HQVNCH lèo lái ra khơi không để rơi vào tay giặc cộng, và còn đưa được trên 30000 quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa đến được bến bờ tự do.

Tài liệu: Jane’ Fighting Ships 2015-2016.

Phillip chuyển

Chuyện Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Di Tản

Đinh Mạnh Hùng

Pho de doc Dinh Manh Hung.jpg

Gần đây, Dân Sinh Media phát hành một DVD kể lại câu chuyện di tản của Hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, đi từ đảo Côn Sơn sang vịnh Subic, Phi Luật Tân. Cuốn DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” (CHHCC) đã đưa lên khung cảnh hỗn loạn tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Qua các phỏng vấn và hình ảnh, DVD cũng đã cho ta thấy tình trạng lo lắng, hoang mang, bất an của thủy thủ đoàn và “tình hình trên các chiến hạm căng thẳng như thùng thuốc súng sắp nổ tung”. Riêng câu hỏi “ai đã khéo chỉ huy, lèo lái tình hình, hướng dẫn đoàn tàu ra đi trong trật tự và bình yên” thì có lẽ chưa thấy được giải đáp thỏa đáng.

Về câu hỏi này, là một thành phần trong bộ tham mưu di tản, người viết xin đóng góp một số nhận xét như một chứng nhân của cuộc hành trình lịch sử này. Tất cả những gì trình bày sau đây cũng đã được tóm lược trong cuốn Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân VNCH phát hành năm 2004, từ trang 523 đến trang 530.

Các nhận xét về chuyến đi này được chia làm hai phần:

Phần 1: Diễn tiến cuộc di tản

Phần 2: Các nhân vật điều động

Phần 1 – Diến tiến cuộc di tản

Cac chien ham hai quan VNCH tren duong di tan den Subic Bay.jpg

Khởi hành từ Sài Gòn lúc 7:00 giờ tối ngày 29 tháng 4 năm 75, các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Côn Sơn từ chiều ngày 30 tháng 4. Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, Phi Luật Tân trưa ngày 1 tháng 5 và đến Phi Luật Tân vào chiều ngày 7 tháng 5.

Các diến tiến sau đây bắt đầu từ lúc hạm đội hình thành tại Côn Sơn và được phân thành các tiểu đoạn như sau:

1.1 Bộ tham mưu

1.2 Vấn đề truyền tin

1.3 Đi hay ở lại

1.4 Hành trình

– Làm gì bây giờ?

– Đi đâu?

      – Ngày giờ khởi hành

– Hải hành

1.5 Đến bến

– Chuẩn bị vào bến

– Đến bến

1.1 Bộ tham mưu

Năm 2001, Ban Hải sử Tổng hội Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có hỏi tôi một số câu hỏi, trong đó có câu sau: “Xin Đề đốc cho biết, khi rời Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh nổi trên đường di tản được tổ chức ra sao? Một cách cụ thể, bên dưới Đô Đốc Cang, các giới chức Hải quân trên HQ 3 đã được phân nhiệm như thế nào?” Tôi đã trả lời như sau: “Bây giờ thì gọi là Bộ Tham Mưu chứ trên thực tế lúc đó thì tùy cơ ứng biến. Có việc gì thì họp nhau cùng bàn, sau khi có sự đồng ý của Đô đốc Cang thì chia nhau mà làm, miễn sao có kết quả êm đẹp”.

Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Trên HQ 3 – Tuần dương hạm Trần Nhật Duật – mà Hạm trưởng là HQ Trung tá Nguyễn Kim Triệu, ngoài thủy thủ đoàn, thành phần BTL/HQ gồm có, theo thứ tự thâm niên:  Phó Đô đốc Chung Tấn Cang, Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng, Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh và HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn. Về sau, có Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng đến từ Vùng 4 Sông ngòi, Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú từ Lực lượng Tuần thám.

conson

Bây giờ nghĩ lại, thấy có vẻ khôi hài. Người thì ít mà toàn là tướng không, vậy ai làm lính. Cũng may là công việc làm không dùng đến cơ bắp, chỉ cần có cái miệng, nhưng lại phải trực phiên 24 tiếng đồng hồ, ăn ngủ tại chỗ, cũng khá mệt nhọc. Chắc có người thắc mắc nhân viên đâu cả? Xin thưa: họ cùng với gia đình ở rải rác trên các chiến hạm khác. Đây cũng chứng tỏ sự linh động và nhân hậu của cấp lãnh đạo.

Sau buổi họp tham mưu cao cấp trên HQ 3 chiều ngày 30 tháng 4, khi giải tán, các giới chức đến họp đã trở về chiến hạm chở gia đình họ. Như vậy mặc nhiên ngầm có sự đồng ý để các nhân viên ở gần gia đình họ. Biết rằng hầu hết các sĩ quan đều mang theo gia đình họ nên không ai có ý nghĩ gọi họ lại nhiêm sở. Tôi nghĩ rằng, nếu không vì gia đình, chắc chắn mọi người sẽ tự động trở về nhiệm sở của mình.

1.2 Vấn đề truyền tin

 Kể từ lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố hạ súng vào sáng ngày 30 tháng 4 thì hệ thống truyền tin như một cái chợ vỡ. Đủ mọi chuyện được đem ra trao đổi hỏi han, nhất là các đề tài sau: bàn về tình hình, hỏi han tin tức gia đình, bàn chuyện di tản hay không, than van về tình cảnh cá nhân v.vv…, chứng tỏ một tình trạng lo lắng hoang mang cực độ của các thủy thủ đoàn. Tình trạng này nếu tiếp tục thì thật là nguy hiểm vì có thể đem lại sự phân hóa trong hạm đội. Mặt khác nếu ngăn chặn thông tin thì làm sao hiểu được tình hình mà trù liệu công việc. Đó là chưa kể các mối lo khác như bị xâm nhập và phá rối, khuyến dụ của Việt cộng.

Để giải quyết tình hình này, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được chỉ định đảm trách điều hành hệ thống liên lạc, chỉ huy và là người độc nhất được sử dụng hệ thống truyền tin để tránh khỏi bị cướp phá. Tóm lại, Phó Đề đốc Minh thường trực đích thân theo dõi hệ thống truyền tin để: bảo đảm an ninh truyền tin, theo dõi tình hình, giải quyết các vấn đề có thể giải quyết ngay, nêu lên các vấn đề cần giải quyết, chuyển các quyết định của BTL cho các đơn vị và theo dõi thi hành.

Trong thư trả lời ban Hải sử, tôi đã tóm tắt vấn đề như sau: “Chỉ huy chiến thuật đòi hỏi 4 điều kiện khi liên lạc: An toàn chính xác về truyền tin, nắm vững tình hình, tiếng nói của thẩm quyền. Trong khi triệt thoái, binh sĩ hoang mang dao động, các điều kiện trên lại càng quan trọng. Phó Đề đốc Minh đã có nhiều kinh nghiệm điều quân trong sông nên ông rất hữu hiệu trong trách vụ liên lạc chỉ huy…” Đúng vậy, Phó Đề đốc Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách tối hảo. Tiếng nói của ông vang vang trên hệ thống truyền tin suốt ngày đêm cũng như sự duy trì được kỷ luật và an ninh truyền tin trong suốt cuộc hành trình là một kỳ tích ít người làm được. Và là một đóng góp quyết định vào sự hoàn thành tốt đẹp của cuộc di tản. “Ngoài việc bảo đảm được sự vận hành của hệ thống truyền tin, các đóng góp của Phó Đề đốc Minh vào sự giải quyết các công việc khác cũng đáng được ca ngợi” (Hải sử Tuyển tập trang 527).

1.3 Đi hay ở lại?

 Đối với hầu hết các thủy thủ đoàn, khi các chiến hạm thi hành lệnh tập trung tại Côn Sơn thì việc đi hay ở lại chưa thành một vấn đề. Nhưng từ lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố buông súng thì tình hình trở nên sôi động. Chuyến đi này trở thành chuyển đi sau cùng và một chiều của hạm đội. Sẽ không có ngày trở lại. Trong suốt đêm 30 tháng 4, giải quyết vấn đề đi hay ở lại là công việc chính của bộ tham mưu. Vấn đề này bao gồm hai mặt: mặt cá nhân và mặt chiến hạm.

Về mặt cá nhân tương đối dễ giải quyết. Từ chập tối 30 tháng 4, đã có những cá nhân tỏ ý không muốn rời Việt Nam và muốn trở lại Sài Gòn. Đến trưa hôm sau thì số người muốn trở về Sài Gòn mỗi lúc một đông, trở thành một vấn đề cần phải được giải quyết. Để trấn an mọi người, quyết định cung cấp phương tiện cho những ai muốn về lại Sài Gòn được ban hành và thông báo ngay đến toàn thể chiến hạm. Một hỏa vận hạm được chọn và đến từng tàu bốc người muốn trở về. Ngoài chiếc hỏa vận hạm, một số tuần duyên đỉnh (PCF) cũng xin về theo… Kể đến lúc Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, tất cả những ai không muốn di tản đã được thỏa mãn nguyện vọng và được chuyển vận trở về Vũng Tàu.

Về mặt chiến hạm, vấn đề không còn là cá nhân mà trở thành tập thể. Vì chiến hạm gồm thủy thủ đoàn sẽ không di tản, mà ở lại Việt Nam. Giải quyết các trường hợp này thì dễ hay khó tùy thuộc vào mức độ phân vân của đơn vị liên hệ. Đa số trường hợp được giải quyết thỏa đáng qua thảo luận trên hệ thống truyền tin giữa đơn vị trưởng và Phó Đề đốc Minh hoặc đại tá Sơn. Điển hình là trường hợp HQ Thiếu tá Vương Thế Tuấn,  Hạm trưởng HQ 229 (DVD CHHCC).

LSSL HQ229 tai Subic Bay.jpg

Tôi chỉ biết một trường hợp khó khăn, được giải quyết vào giờ phút cuối cùng, trước khi hạm đội lên đường. Sáng ngày 1 tháng 5, trong khi chuẩn bị khởi hành, thì có một chiến hạm báo cáo không muốn di tản và thủy thủ đoàn không muốn rời Việt Nam. Trên chiến hạm chỉ huy, Phó Đô đốc Cang nhìn chúng tôi dò hỏi. Đại tá Sơn đề nghị cho tàu đó cặp vào HQ 3 và để ông đi qua giải quyết. Rất lâu không thấy ông trở về. Đô đốc Cang sốt ruột và lo lắng ra mặt. Tôi lên tiếng đề nghị cho tôi sang đó xem xét tình hình. Sau một lúc ngần ngừ, Phó Đô đốc Cang bảo để ông cho cận vệ đi cùng tôi. Tôi suy nghĩ thật nhanh, là có cận vệ với tình hình này chưa chắc đã an toàn hơn nên từ chối và rời đài chỉ huy.

Bây giờ hồi tưởng lại lúc đó, tôi cũng thấy là lạ. Bước qua hạm kiều, ngoài mấy thủy thủ đứng gác, chiến hạm thật vắng lặng, có lẽ tất cả thủy thủ đoàn đang hội họp với đại tá Sơn. Càng lạ hơn là không thấy dân chúng hiện diện. Có thể tàu này đang công tác ngoài biển và được lệnh đến thẳng đây. Sau khi chào hỏi, một thủy thủ đưa tôi xuống phòng ăn đoàn viên. Bước vào, không khí thật kỳ lạ. Đại tá Sơn ngồi bàn chủ tọa, thủy thủ đoàn ngồi đối diện. Không ai nói năng gì. Một sự im lặng hoàn toàn. Trước tình hình đó, tôi chỉ biết nhìn thủy thủ đoàn rồi quay sang đại tá Sơn nói: “Đã đến giờ khởi hành, phải về tàu”. Nói xong tôi rời phòng hội, trở về HQ 3. Ít lâu sau đại tá Sơn cũng về tàu chỉ huy. Hạm đội lên đường đúng giờ ấn định.

Đến nay thì tôi vẫn không biết chuyện gì xảy ra trên chiến hạm đó. Qua đây, tôi có vài dịp gặp lại đại tá Sơn mà quên hỏi. Sự việc này đã được tôi trình bày ngắn gọn trong tập Hải Sử đề cập trên.

1.4 Hành trình

 Làm gì bây giờ? Kể từ lúc đại tướng Minh ra lệnh đơn phương ngừng bắn thì công cuộc di tản đã trở thành rõ rệt. Đây là chuyến đi một chiều của Hải quân VNCH, không có ngày quay trở lại. Nhưng làm gì tiếp thì chưa biết, ngoại trừ một nguyên tắc đã được Phó Đô đốc Cang đề ra trong khi chuẩn bị: “Nếu có làm gì thì cũng làm như một tập thể”.

 con dao

Chiều ngày 30 tháng 4, ngay sau khi đến Côn Sơn, một buổi hội đã được triệu tập trên HQ 3 gồm các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp có mặt tại điểm tập trung. Buổi hội tương đối ngắn và không có gì phải thảo luận và bàn cãi nhiều. Sau khi xem xét tình hình chính trị và tình trạng hạm đội, mọi người đồng ý là phải liên lạc ngay với Hoa Kỳ. Đến đây gặp khó khăn là không ai có tần số hay hay biết cách liên lạc với Hoa Kỳ. Trong khi mọi người đang suy nghĩ thì đại tá Sơn lên tiếng than phiền mình bị cách chức Tư Lệnh Hạm Đội một cách bất công. (Uẩn ức này kéo dài đến ngày nay và tôi sẽ trở lại vấn đề này sau). Không đợi Phó Đô đốc Cang giải thích, đại tá Sơn cho biết luôn là ông có tần số liên lạc với Hoa Kỳ. Trở ngại được giải quyết và buổi họp chấm dứt. Các giới chức trở về chiến hạm có chở theo gia đình mình….

Đi đâu? Sáng sớm ngày 1 tháng 5, ông Armitage đại diện Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến HQ 3. Ông ngỏ lời là Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận hạm đội Việt Nam và đề nghị hạm đội di chuyển đến Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại đảo Guam. Khi duyệt lại tình trạng hạm đội, thấy rằng nếu đi Guam xa gần 2 ngàn 500 hải lý thì nhất định sẽ gặp một số trở ngại quan trọng, đáng kể là tình trạng kỹ thuật của một số chiến hạm không được khả quan và hạm đội phải đi theo vận tốc của chiến hạm có tình trạng máy tệ nhất là là khoảng 5 gút (hải lý/giờ), thời gian hải hành quá lâu. Thêm nữa các chiến hạm chở quá đông dân chúng di tản, ước lượng khoảng 30 ngàn người, chắc chắn là sẽ gặp nhiều khó khăn về ăn uống. Do đó Bộ tham mưu đề nghị đưa hạm đội đến Subic Bay xa chỉ khoảng trên 900 hải lý. Mặc dù ông Armitage luôn luôn nhấn mạnh đến mong muốn của Hoa Kỳ là phải đi Guam, Phó Đô đốc Cang vẫn nhất định đi Phi Luật Tân…

distance VNGuam

Ngày giờ khởi hành. Sau khi cân nhắc tình hình chungPhó Đô đốc Cang cho lệnh khởi hành di tản ngay sáng ngày 1 tháng 5. Có nhiều lý do đưa đến quyết định này. Một là để mọi người có việc làm, chấm dứt bàn tán, từ đó những hoang mang dao động sẽ tan dần, tinh thần trở nên ổn định. Hai là nếu ai còn do dự chuyện đi hay ở, sẽ đương nhiên chấm dứt và trở lại sinh hoạt bình thường. Ba là Côn Sơn trở nên không còn an toàn dưới áp lực tù cộng sản được giải thoát, chính quyền mới có thể gây khó khăn cho hạm đội (Hải Sử trang 527-528). Quyết định khởi hành sớm này dù đã không thỏa mãn được yêu cầu của một số cá nhân, như trường hợp đại tá Đỗ Kiểm còn thất lạc gia đình và dù phải bỏ lại một vài đơn vị như Vùng 5 Duyên Hải, nhưng cho thấy là một quyết định đúng, đem lại sự an toàn và thành công của chuyến di tản.

Hải hành. Nhờ thời tiết thật tốt, sóng yên biển lặng, nên chuyến di tản thuận buồm xuôi gió. Hạm đội sắp thành đội hình hai hàng dọc, tốc độ trung bình 5 gút.

Trên phương diện tiếp vận, các tàu đã được cung cấp đầy dầu nước và thực phẩm trước khi rời Sài Gòn. Tuy vậy, vì số dân di tản quá đông nên vấn đề ăn uống cũng gặp một số trở ngại. Nhờ óc sáng tạo và tinh thần kỷ luật cao của các thủy thủ đoàn, mỗi chiến hạm đã tự giải quyết các khó khăn. Hải quân Hoa Kỳ trợ giúp phần thực phẩm và y tế trong trường hợp thật cần thiết…

Khu truc ham Tran Hung Dao HQ-01.jpg

Khu truc ham Tran Hung Dao HQ1 va cac chien ham HQVNCH tren duong di tan den Subic Bay

Nhìn chung, đối với tập thể thì các trắc trở không có là bao. Sau vài ngày hải hành, không tuần Hoa Kỳ cho biết là hạm đôi không còn giữ được đội hình hai hàng dọc, các chiến hạm cũng không giữ khoảng cách đều nhau. Để chấn chỉnh, Phó Đô đốc Cang chia hạm đội thành 2 phân đội và Đề đôc Lâm Ngươn Tánh đi trên HQ 1 được chỉ định chỉ huy phân đội 2. Từ đó đội hình hải hành được duy trì tốt đẹp.  Vài biến cố nhỏ xảy ra trên chính chiếc soái hạm HQ 3. Một đám cháy trên sân thượng và cả hai máy chánh bất ngờ đều hư hỏng khi đến gần lãnh hải Phi nên phải cần đến tàu kéo của Hoa Kỳ.

Đối với từng cá nhân thì chuyến đi vất vả đau buồn. Có người gặp phải hoàn cảnh nan giải thương tâm. Cũng có người phải gánh chịu những hoàn cảnh đau xót riêng tư cần sự trợ giúp của đồng đội. Một số các trường hợp này- trường hợp Dương vận hạm HQ 502, Hải vận hạm HQ 402, Giang pháo hạm HQ 329 – đã được nhắc đến trong tập Hải Sử…

1.5 Đến bến.

Chuẩn bị vào bến. Khi sắp gần đến Phi Luật Tân thì nhận được tin là chính phủ này không chấp thuận cho hạm đội VNCH vào vịnh Subic. Bộ tham mưu họp bàn tìm giải pháp. Quả là một trường hợp ngoại giao phức tạp, không dễ dàng giải quyết. Giải pháp đưa hạm đội đi Guam được đề cập, cân nhắc. Hoa Kỳ lãnh trách nhiệm đưa 30 ngàn đồng bào đến Guam bằng các tàu dân sự để hạm đội dễ điều động cho một hải trình tiếp tục dài này. Trong lúc còn đang thu xếp thì Phó Đô đốc Cang đưa ý kiến là với tình hình hiện tại, Hạm đội của Hải quân VNCH nên được trao trả cho Hải quân Hoa Kỳ vì trên danh nghĩa đó, các chiến hạm Hoa Kỳ sẽ vào căn cứ Hải quân Subic của mình.

Ý kiến này được chuyển đến giới chức Hoa Kỳ. Một vài giờ sau, hạm đội được thông báo là giải pháp được chấp thuận với điều kiện:

– Tất cả đạn dược phải được ném xuống biển.

– Cờ VNCH phải được thay bằng cờ Hoa Kỳ. Để thi hành điều kiện này, mỗi chiến hạm sẽ tiếp nhận một toán sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ và thực hiện lễ hạ quốc kỳ VNCH và trương quốc kỳ Hoa Kỳ. Lễ hạ cờ VNCH được cử hành cùng một lúc trên tất cả chiến hạm vào đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975. Buổi lễ hạ cờ lịch sử trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, đã được kể lại trong nhiều bài viết trong mấy chục năm qua…

– Xóa bỏ danh hiệu và danh số Việt Nam. Để thực hiện công việc này, trong lúc thủy thủ đoàn Việt Nam vận chuyển con tàu theo khẩu lệnh của sĩ quan hải hành Hoa Kỳ, các tiểu đỉnh Hoa Kỳ chạy cặp sát sườn chiến hạm để sơn lấp bỏ các danh số và danh hiệu VN dọc hai bên hông.

NAS Cubi Point and NS Subic Bay.jpg

https://i2.wp.com/www.gettingaround.net/images/map-philippines.jpg

Đến bến. Chiều ngày 7 tháng 5, hạm đội VNCH vào thả neo trong vịnh Subic. Chuyến di tản an toàn, bình yên và đầy đủ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Sau khi tàu bỏ neo thì việc điều hành lên bờ thuộc phía Hoa Kỳ. Vị sĩ quan liên lạc yêu cầu các sĩ quan cấp tướng rời tàu trước vì lý do an ninh. Theo kinh nghiệm, trong trường hợp triệt thoái như thế này có thể có những binh sĩ uất ức, gây gổ với giới lãnh đạo, làm mất trật tự. Dĩ nhiên ta phải nghe theo nhưng để thủy thủ đoàn đỡ xôn xao thắc mắc, hai Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú và Hoàng Cơ Minh tự nguyện ở lại.

Đồng bào được các viên chức Hoa Kỳ thu xếp và hướng dẫn sang các thương thuyền để chuyển sang đảo Guam. Họ làm việc có tổ chức cao, lớp lang, khoa học và thực tế. Vì vậy công tác di chuyển rất tốt đẹp. Hai vị Phó Đề đốc cùng với đồng bào sang tận Guam và chỉ trở lại cùng gia đình khi mọi người được tiếp nhận.

Phần 2 – Các nhân vật điều động cuộc di tản???

 

Linh Tinh: Các chiến hạm nổi

Câu Lạc Bộ Nổi (FNC – Floating Naval Club)

  • HQ 9603 (Biến cải từ một LST cũ)

Cơ Xưởng Nổi (YR – Floating Repair) *

  • HQ 9601*

Cơ Xưởng Nổi (YRBM – Repair, Berthing and Messing Barge) *

Cơ Xưởng Nổi

  • HQ 9610*
  • HQ 9611*
  • HQ 9612*
  • HQ 9613*

Cơ Xưởng Nổi (YR – Chessma)*

  • HQ 9602*

* Sáu Cơ Xưởng Nổi có nhiệm vụ yểm trợ kỷ thuật cho các chiến đĩnh hoạt động trên các vùng sông lạch trong công tác bảo trì và sửa chữa. Các cơ xưởng nổi này đã được Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng cùng nhiệm vụ trước kia trên chiến trường Việt Nam. Các Cơ Xưởng Nổi không được trang bị động cơ để tự di chuyển. Kích thước: 260 ft. x 48 ft. Những chi tiết khác về đặc tính cũng như cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy . . .đều không được ghi nhận. HQ9601 (YR= Yard Repair),  HQ9602 (Chessman), HQ9610 (YRBM= Yard Repair Berthing Mess). Tên cũ là YRBM-17. Chuyển giao cho HQ/VNCH ngày 22 tháng 12 năm 1970 tại căn cứ Đồng Tâm. Tháng 1 năm 1971 di chuyển về vùng hoạt động mới ở Tân Châu, Châu Đốc,  HQ9611 (YRBM, HQ9612 (YRBM) và HQ9613 (YRBM).

Tạm Trú Nổi (APL – Auxiliary Personnel Lighter)

Tâm Trú Hạm

  • HQ 9050
  • HQ 9051

Thủy Thành (AFDL – Small Auxiliary Floating Drydock)

  • HQ 9600
  • HQ 9604

Cần Trục Nổi (YD – Floating Crane)

  • HQ 9650

HUẤN LUYỆN HẠM:

  • HQ. 451 Hòa Giang

    Huấn Luyện Hạm 451

HQ451 Hòa Giang là chiến hạm huấn luyện của Hải Quân VNCH. Trước kia là chiến hạm vận chuyển hàng hóa loại nhẹ của bộ binh Hoa kỳ mang tên Governor Wright FS 287. Sau đó người Pháp dùng làm tàu thăm dò bờ biển đổi tên là Ingenieur en Chef Griod. Năm 1955 chiến hạm được bán lại cho Việt Nam sử dụng như tàu chuyên chở vật liệu. Năm 1966 chiến hạm được chính thức chuyển thành Huấn Luyện Hạm trực thuộc Hải Quân VNCH.
• Trọng tải: tối đa 950 tấn,
• Kích thước: dài 176 ft, rộng 32.3 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels 1000 mã lực mỗi động cơ nhưng chuyển qua chỉ một chân vịt.
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Thủy thủ đoàn: khoảng 40 người.
Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.

KIỂM BÁO HẠM

Kiểm Báo Hạm 460

  • HQ 460

HQ460 là Kiểm Báo Hạm duy nhất của HQ/VNCH. Tiền thân là một chiến hạm Coast Guard loại nhẹ của Hoa Kỳ mang tên WLV- 523. Chuyển giao ngày 25 tháng 9 năm 1971, được tân trang thêm loại radar đặc biệt để đảm trách nhiệm vụ như một đài kiểm báo di động. Kiểm Báo Hạm HQ460 được đặt tên là Đài Kiểm Báo 304, Đá Bông. Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.

THỰC VẬN HẠM:

  • HQ 490

HQ490 Thực Vận Hạm là chiến hạm chuyên chở thực phẩm để tiếp tế trong những trường hợp đặc biệt. Chiến Hạm được trang bị những phòng lạnh lớn và có khả năng tồn trử thực phẩm lâu dài. Những tin tức đặc biệt khác không được ghi nhận.

 

Câu Lạc Bộ Nổi (FNC – Floating Naval Club)-  HQ 9603

Cần Trục Nổi (YD – Floating Crane) – HQ 9650

Cơ Xưởng Nổi (YR – Chessman) – HQ 9602

Cơ Xưởng Nổi (YRBM – Repair, Berthing and Messing Barge) – HQ 9613

Chiến Ðĩnh Trục Lôi và Phòng Thủ Hải Cảng

Trục Lôi Ðĩnh Trợ Chiến (MSR – Minesweeper River)

Trục Lôi Ðĩnh Trợ Chiến (MSR – Minesweeper River)

    • HQ 1900
    • HQ 1901
    • HQ 1902
    • HQ 1903
    • HQ 1904
    • HQ 1905 (Biến cải từ ASPB)

Trục Lôi Ðĩnh Trung Hạng (MSM – Minesweeper Mechanized)

    • HQ 1701
    • HQ 1702

      Trục Lôi Ðĩnh Trung Hạng (MSM – Minesweeper Mechanized)
    • HQ 1703
    • HQ 1704
    • HQ 1705
    • HQ 1706
    • HQ 1707 (Biến cải từ LCM)

Trục Lôi Ðĩnh Quân Vận (LCM-MS Landing Craft Mechanized Minesweeper)

      • HQ 1800
      • HQ 1801
      • HQ 1802

        Trục Lôi Ðĩnh Quân Vận (LCM-MS Landing Craft Mechanized Minesweeper)
      • HQ 1803
      • HQ 1804
      • HQ 1805

Trục Lôi Ðĩnh (MLMS – Monitor Launch Minesweeper)

    • 10 Chiến-Ðĩnh từ HQ 150 đến HQ 160

Cảng Thám Ðĩnh (Picket Boat)

  • 24 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3100 đến HQ 3125

Cảng Phòng Ðĩnh (LCPL – Landing Craft Personnel Large)

Trục Lôi Ðĩnh (MLMS – Monitor Launch Minesweeper)

  • 23 Chiến-Ðĩnh từ HQ 2900 đến HQ 2923

Truy Kích Ðĩnh (Vedette)

  • 4 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3000 trở lên
  • 15 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3600 trở lên
  • 1 Chiến-Ðĩnh HQ 3700

Khinh Tuần Ðĩnh (Boston Whaler)

  • 32 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3500 đến HQ 3551

Xung Kích Ðĩnh (Viper)

  • 7 Chiến-Ðĩnh

Xuồng Ðồng Nai (Skimmer)

  • 33 Chiến-Ðĩnh từ X800 đến X812, và từ X814 đến X833

 

Cảng Thám Ðĩnh (Picket Boat)

Cảng Phòng Ðĩnh (LCPL – Landing Craft Personnel Large)

Truy Kích Ðĩnh (Vedette)

Khinh Tuần Ðĩnh (Boston Whaler)

Xung Kích Ðĩnh (Viper)

Xuồng Ðồng Nai (Skimmer))

 

Chiến Ðĩnh Giang Phòng

Soái Ðĩnh Xung Phong (CDT – Commandement)

Soái Ðĩnh Xung Phong (CDT – Commandement)

Soái Ðĩnh Thủy Bộ (CCB – Command Communication Boat)

    • HQ 6100
    • HQ 6101
    • HQ 6102
    • HQ 6103
    • HQ 6104
    • HQ 6105

      Soái Ðĩnh Thủy Bộ (CCB – Command Communication Boat)
    • HQ 6106
    • HQ 6107
  • HQ 6108 (biến cải từ LCM-6)

Tiền Phong Ðĩnh (LCM – Monitor)

Tiền Phong Ðĩnh Thủy Bộ ( Monitor)

    • HQ 6524
    • HQ 6526
    • HQ 6527
    • HQ 6528
    • HQ 6529

      Tiền Phong Ðĩnh Thủy Bộ ( Monitor)
    • HQ 6530
    • HQ 6531
    • HQ 6532
    • HQ 6536
    • HQ 6537
    • HQ 6538
    • HQ 6539

      Phóng Hỏa Ðĩnh ( Zippo)
    • HQ 6540
    • HQ 6543
    • HQ 6544

Phóng Hỏa Ðĩnh ( Zippo)

  • HQ 6525
  • HQ 6534
  • HQ 6535
  • HQ 6541
  • HQ 6542
  • HQ 6545

Phóng Thủy Ðĩnh (ATC – Armored Troop Carrier/ Douche and Dredge

Phóng Thủy Ðĩnh (ATC)

Trợ Chiến Ðĩnh (ASPB – Assault Support Patrol Boat)

Tiểu Giáp Ðĩnh (STCAN/ FOM)

 

Trợ Chiến Ðĩnh (ASPB – Assault Support Patrol Boat)

Tiểu Giáp Ðĩnh (STCAN/ FOM)

Tuần Giang Ðĩnh (RPC – River Patrol Craft)

Giang Tốc Ðĩnh (PBR – Patrol River Boat)

Chiến Ðĩnh Yểm Trợ và Chuyển Vận

Quân Vận Ðĩnh – 6 (LCM – 6  Landing Craft Mechanized – 6)
Quân Vận Ðĩnh – 3 (LCM – 3  Landing Craft Mechanized – 3)
Quân Vận Ðĩnh Tác Chiến (ATC – Armored Troop Carrier)
Quân Vận Ðĩnh – 8 (LCM – 8  Landing Craft Mechanized – 8)
Tiểu Vận Ðĩnh (LCVP – Landing Craft Vehicle Personnel)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Recharger)
  • HQ 9173
  • HQ 9174
  • HQ 9175
  • HQ 9176
  • HQ 9177
  • HQ 9178 (Biến cải từ LCM-6)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Refueler)
Trục Vớt Ðĩnh (CSB – Combat Salvage Boat)
  • HQ 1400
  • HQ 1401
  • HQ 1402
  • HQ 1403 (Biến cải từ LCM)
Hải Kích Ðĩnh (HSSC – Heavy Seal Support Craft)
Cứu Hỏa Ðĩnh (LCM – Fire)
Duyên Vận Ðĩnh 50 (UB-50Ft  Utility Boat)
Trợ Vận Ðĩnh Trung Hạng (YTM – Medium Harbor Tug)
Trợ Vận Ðĩnh Tiểu Hạng (YTL – Small Harbor Tug)
  • HQ 9500
  • HQ 9501
  • HQ 9502
  • HQ 9503
  • HQ 9504
  • HQ 9507
  • HQ 9508
  • HQ 9509
  • HQ 9510
  • HQ 9511
Quân Vận Ðĩnh Ðẩy (LCM – Pusher)
  • HQ 1002
  • HQ 1004
  • HQ 1013
  • HQ 1015 (Biến cải từ LCM-6)
Tiểu Vận Ðĩnh Ðẩy (LCVP – Pusher)
  • HQ 2002
  • HQ 2008
  • HQ 2009
  • HQ 2013
  • HQ 2067

.

Chiến Ðĩnh Duyên Phòng

Tuần Duyên Ðĩnh (WPB – Patrol Boat)

    • HQ 700  Lê-Phước-Ðức – Tên củ Point Garnet
    • HQ 701  Lê-Văn-Ngà – Point League
    • HQ 702  Huỳnh-Văn-Cự – Point Clear
    • HQ 703  Nguyễn-Dao – Point Gammon
    • HQ 704  Ðào-Thức – Point Comfort
    • HQ 705  Lê-Ngọc-Thanh – Point Ellis
    • HQ 706  Nguyễn-Ngọc-Thạch – Point Slocum
    • HQ 707  Ðặng-Văn-Hoành – Point Hudson
    • HQ 708  Lê-Ðinh-Hùng – Point White
    • HQ 709  Trương-Tiên – Point Dume
    • HQ 710  Phan-Ngọc-Châu – Point Arden
    • HQ 711  Ðào-Văn-Danh – Point Glover
    • HQ 712  Lê-Ngọc-An – Point Jefferson
    • HQ 713  Nguyễn-Văn-Ngàn – Point Kennedy
    • HQ 714  Trần-Lợi – Point Young
    • HQ 715  Bùi-Viết-Thanh – Point Partridge
    • HQ 716  Nguyễn-An – Point Caution
    • HQ 717  Nguyễn-Han – Point Welcome
    • HQ 718  Ngô-Văn-Quyền – Point Banks
    • HQ 719  Văn-Ðiềm – Point Lomas
    • HQ 720  Hồ-Ðăng-La – Point Grace
    • HQ 721  Ðàm-Thoại – Point Mast
    • HQ 722  Huỳnh-Bộ – Point Grey
    • HQ 723  Nguyễn-Kim-Hưng – Point Orient
    • HQ 724  Hồ-Duy – Point Cypress
    • HQ 725  Tương-Bá – Point Monroe

Có 26 Tuần Duyên Đỉnh, là lực lượng Coast Guard trực thuộc các Bộ Tư Lệnh Vùng Dzuyên Hải, Hải Quân VNCH. Đây là những chiếc Coast Guard loại nhỏ của Hải Quân Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam, mang tên các chiến binh của họ. Các chiến đỉnh mang số HQ700 đến HQ707 được chuyển giao cho Hải Quân VNCH năm 1969, từ số HQ708 đến HQ725 được chuyển giao năm 1970.
• Trọng tải: từ 64 đến 67 tấn.
• Kích thước: dài 83 ft, rộng 17.2 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1200 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình là 16.8 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 khẩu 81 mm trực xạ kèm theo một khẩu đại liên 50 gắn bên trên, từ 2 đến 4 khẩu đại liên 50 khác hoặc 1 khẩu 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 10 người.

Duyên Tốc Ðĩnh (PCF – Patrol Craft Fast)

Có 107 Duyên Tốc Đĩnh trực thuộc năm Bộ Chỉ Huy Hải Đội Dzuyên Phòng. Các chiến đĩnh có vận tốc nhanh này (PCF= Patrol Craft, Fast) đã được Hoa Kỳ sử dụng cả trên sông ngòi lẫn vùng cận duyên hải trong chiến tranh VN. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH từ năm 1968 đến năm 1970 và được mang số từ HQ3800 trở lên.
• Trọng tải: tối đa 22.5 tấn,
• Kích thước: dài 50 ft, rộng 13 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 960 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: tối đa 28 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 giàn 81 mm trực xạ gắn chung với 1 đại liên 50 ở sân sau, 1 giàn đại liên 50 hai nòng trên nóc sau của phòng chỉ huy.
Thủy thủ đoàn: khoảng 6 người.

Duyên Kích Ðĩnh (CR/FC – Coastal Raider/Ferro Cement)

Duyên Kích Ðĩnh (CR/FC – Coastal Raider/Ferro Cement)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Chủ Lực (CJ – Command Junk)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Thiên Nga (Junk Yabuta)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Kiên Giang (Junk Kiên Giang)

  • HQ 11104
  • HQ 11112
  • HQ 11121
  • HQ 11173
  • HQ 11237
  • HQ 11238

Trang bị cho lực lượng Hải Thuyền trước kia.