Cách tự sát của con rồng dậy non

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Một ngày cuối tuần, lang thang trên các trang WEB, tôi tình cờ đọc được bài viết với tựa đề: “Cách tự sát của một siêu cường” (This is how a superpower commits suicide) đăng trên báo Washington Post ngày 13/11/2017. Người dịch Huỳnh Hoa, nguồn viet-studies.net.

VIET-STUDIES | Trần Hữu Dũng
Tran Huu Dung; Trần Hữu Dũng; Nguyễn Ngọc Tư; Phan Khôi; Trần Đức Thảo; viet-studies.org; viet-studies.info

Richard Javad Heydarian là một tên tuổi lớn là cây bút chuyên về địa lý chính trị châu Á. Ông từng dạy khoa học chính trị tại ĐH De La Salle và Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines. Ông cho rằng: “Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của TT Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng…tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “tân biệt lập” (neo-isolationist) theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump và sự hấp tấp rút khỏi “Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho Mỹ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.”

Hồi đầu năm nay, một quan chức từ một “đối tác” quan trọng của Mỹ nói với Richard J. Heydarian rằng: “Liệu có phải đây là một cách siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời coi như là “PHẢI”.
Nhưng, tôi cho là “KHÔNG PHẢI!”. Vì vậy, tôi viết bài này: “Cách tự sát của con rồng dậy non” để phản bác bài viết kể trên của ông Riachard J. Heydarian.

Nói theo “Kinh dịch”, Tập Cận Bình” hiện đang rơi vào quẻ “Khang Long Hữu Hối” mà nghĩa của nó là “Khi con rồng bay quá cao chỉ còn một nước là rơi xuống đất. Ở ngôi cao chính là lúc con người chính trị lâm nguy nhất. Nếu không đủ khả năng tài trí lèo lái đất nước thì chẳng khác nào con rồng dậy non mà cuộn mình bay cao vượt qua sức của nó, tất sẽ rơi xuống đất.” Tập Cận Bình sẽ thất bại, giống như thất bại cay đắng của Hitler chính là kết quả của những thắng lợi quá nhanh của ông ta. Họ Tập quá tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn và quá tham lam chỉ biết thừa thắng xông lên phía trước, bất chấp lời dạy của sư phụ Đặng Tiểu Bình trong sách lược “Thao quang dưỡng hối” với các quan điểm chiến lược như:
· Bình tĩnh quan sát.
· Che dấu khả năng.
· Chờ đợi thời thế.
· Ẩn mình
· Không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu.

Tập Cận Bình không biết chính xác con đường mình đang đi như Bismack nói: “Trong chính trị, tôi áp dụng bài bản hệt như một người đi săn vịt trong vũng lầy. Tôi không bao giờ bước, nếu không biết chắc trước mặt tôi là một khoảng đất tốt, tôi có thể bước tới mà không ngã”. Chính vì Tập Cân Bình không biết củng cố từng bước những thắng lợi để tiến lên những thành công khác thì trước sau gì họ Tập cũng lâm vào quẻ “Khang long hữu hối” là “cách tự sát của con rồng dậy non” chính vì không biết tự lượng sức mình…Hiện nay, PLA hoàn toàn không có khả năng nếu xảy ra xung đột vũ trang trực diện với Mỹ trên Biển Đông, người chiến thắng cuối cùng không phải là PLA.

CHIẾN LƯỢC “CHỐNG LẠI CẢ THẾ GIỚI” CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Báo Forbe ngày 3/7 đã đăng bài viết của chuyên gia Panos Mourdoukoutas nhận định, Bắc Kinh không giấu diếm tham vọng độc chiếm Biển Đông và đó là lý do họ có thể thất bại vào một thời điểm nào đó.. Bắc Kinh thể hiện quan điểm cứng rắn sẵn sàng đối đầu với Hải Quân Mỹ, Nhật, Ấn, Australia, Anh, Pháp và ASEAN đang phối hợp nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông đảm bảo “tự do hàng không, hàng hải” trên tuyến đường biển có tổng giao dịch trên 5.000 tỷ USD/ năm.
· Đối với Bắc Kinh, tuyến đường trên Biển Đông rất quan trọng sống còn, nằm trong tham vọng trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới của Bắc Kinh, Biển Đông cũng là điểm xuất phát của “Một vành đai – một con đường” do sáng kiến của Tập Cận Bình phát động.
· Tập Cận Bình còn muốn độc chiếm tài nguyên dầu hỏa nằm dưới Biển Đông và coi những nguồn lợi này là của riêng Đại Lục.
Chính vì vậy, Bắc Kinh đã bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, Hòa Lan đã ra phán quyết vào ngày 12/7/2016 rằng, các “chủ quyền lịch sử” hay “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Bắc Kinh ngụy tạo không có cơ sở pháp lý. Nhưng, một học giả TC là Yan Yan, chuyên gia “Luật biển Quốc tế” của Viện Nghiên cứu Nam Hải (TC), thừa nhận rằng: “Mặc dù Bộ Ngoại giao TC tuyên bố phủ nhận giá trị pháp lý và tính ràng buộc pháp lý của Tòa trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA), nhưng chính phủ Bắc Kinh vẫn không phớt lờ phán quyết,” Bà Yan Yan nói. “Trên thực tế, Bắc Kinh vẫn quan tâm phán quyết của tòa PCA, vẫn chú ý đến áp lực từ bên ngoài, nhất là từ Mỹ để có đối sách và ứng phó thích hợp bảo vệ lợi ích của nước này.” Trong khi đó, Giáo sư Herman J. Kraft, Khoa Quan hệ Quốc tế ĐH Philippines, khẳng định rằng: “Không nước nào có thể phớt lờ phán quyết của PCA và phán quyết đó đã trở thành một phần của Luật Quốc tế”.

Hai năm sau phán quyết, Bắc Kinh vẫn nỗ lực sử dụng sức mạnh quân sự chống lại cả thế giới nhằm phá hủy luật pháp quốc tế dành cho các quốc gia láng giềng, đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây áp lực lên các nước Philippines và Việt Nam từ bỏ quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và hải sản. Bất chấp áp lực của Bắc Kinh, không nước nào chấp nhận tham gia kế hoạch “phát triển chung” của TC. Những nước này khẳng định các quyền lợi của họ trong phạm vi của UNCLOS.
UNCLOS cung cấp một cơ chế trung lập để phân bố những nguồn tài nguyên biển trên thế giới, nhưng những gì Bắc Kinh đang hành động ở Biển Đông là mục đích nhằm lật đổ thể chế đó. Trên thực tế, TC đang liên tục triển khai sức mạnh quân sự để ngăn chận các quốc gia liên quan tại khu vực Biển Đông thực thi những quyền lợi bất hợp pháp của nước này.

WASHINGTON CAM KẾT THỰC THI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG:
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 51 đang diễn ra tại Singapore. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng, ASEAN là điểm chiến lược hàng đầu cho các nhà đầu tư Mỹ tại khu vực Châu Á. Ngoại trưởng Mỹ cam kết Washington sẽ hỗ trợ hết mình cho những nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy bảo vệ hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực này và áp lực TC phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Đa Chiều ngày 2/4 bình luận việc Mỹ thường xuyên cho phóng viên các hãng tin lớn theo tàu chiến, máy bay Mỹ tuần tra trên Biển Đông, thực ra là đang tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền để gây ảnh hưởng trong dư luận thế giới giúp Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến dư luận ở Biển Đông.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang nổ ra cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía Mỹ. TT Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với hàng hóa 200 tỷ USD nhập cảng từ Tàu Cộng.
Washington cũng đang đẩy mạnh chiến lược quân sự, song song với chiến tranh thương mại. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD nhằm chống lại sự gia tăng quân sự của TC tại Châu Á, đặc biệt là các hoạt động quân sự của Hải quân TC trên Biển Đông.

TẬP CẬN BÌNH LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH:
ĐỐI NGOẠI – BỊ CÔ LẬP:
Diễn biến leo thang, hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến chứng khoán Tàu Cộng đỏ lửa. Tính đến ngày thứ năm 02/8/2018, tại thị trường Đại Lục, chỉ số CSI 300 giảm sút có lúc giảm 3,6% xuống gần mức thấp nhất một năm rưỡi thiết lập 6/7, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,2%. Trong đó, nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất cảng hàng điện tử “bốc hơi” 4,1%. Mặt quan trọng khác của chứng khoán Đại Lục là Shanghai Composite Index mất trắng 2%.
Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hong Kong giảm 2%, xuống mức thấp nhất 10 tháng. Một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp (starup) TC niêm yết tại Hong Kong sụt 3,5% chạm đáy từ tháng 1/2015.

Nhà phân tích Zhang Quan thuộc Securities nhận định: “Tâm lý thị trường đang tác động tiêu cực của những nỗi lo âu mới về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung”. Trước đó một ngày, chính quyền TT D. Trump gia tăng sức ép đòi Bắc Kinh nhượng bộ trong thương mại bằng cách đề xuất áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa TC, thay vì thuế suất 10% như dự định ban đầu. Bắc Kinh gọi động thái này của Mỹ là “tống tiền” và tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.

Hãng tin Reuters cho hay, trong tuần này, chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán toàn cầu đã giảm 0,5% đảo ngược xu hướng tăng của 4 tuần trước đó. Trong đó, chứng khoán TC chiếm phần lớn trong mức giảm này. Phiên giảm ngày thứ năm khiến chỉ số CSI 300 của chứng khoán TC gần như bốc hơi hết thành quả tăng kể từ cuối tháng 7 sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng

Theo tờ Financial, nỗi lo về hàng rào thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa TC cho thấy nền kinh tế TC giảm tốc đã khiến CSI giảm 17% từ đầu năm nay. Và tỷ giá đồng NDT so với đồng USD đã giảm hơn 8%, vào cuối giờ thứ năm 02/8/2018, 01 USD đổi ra được 6,8373 NDT.

Tập Cận Bình bó tay, thúc thủ trước tin Bloomberg vào ngày 05/8/2018, thị trường chứng khoán TC đã tụt xuống vị trí thứ 3 thế giới về tổng giá trị vốn hóa, khi chỉ còn 6.090 tỷ USD, sau khi lao dốc ngày 03/8. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai với tổng giá trị vốn hóa đạt 6.170 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới với hơn 31.000 tỷ USD.

Chiến lược của Bắc Kinh ép EU hợp tác chống Mỹ đã thất bại ê chề. Một quan chức EU nói về việc từ chối thẳng thừng ý tưởng hợp tác trong vấn đề Bắc Kinh kêu gọi EU liên minh cùng Bắc Kinh chống Washington. Tờ Russia Today dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ đề xuất hợp tác với Bắc Kinh chống lại việc tăng thuế quan thương mại mà Washington áp đặt lên hàng hóa châu Âu và Tàu Cộng.

Sau cuộc hợp thượng đỉnh giữa Trump – Putin ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan, quan hệ Nga – Trung bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, mặc dù Nga & Trung vốn là đối tác chiến lược lâu năm trước đây. Tầm nhìn chiến lược của Trump và Putin để cùng chuẩn bị đối phó với một địch thủ đáng gờm hơn nhiều và có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ của Nga ở vùng Viễn Đông & Siberia, đó chính là Tàu Cộng. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Giám đốc các vấn đề Quốc phòng, Hoa Kỳ, nhận định: “Tham vọng trở thành siêu cường số 1 thế giới của Bắc Kinh đe dọa cả Mỹ lẫn Nga sô.”

Với tuyên bố “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” do Mỹ lãnh đạo nhằm đối phó với sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của TC, chính sách đối ngoại của TT D. Trump đang nổ lực cô lập Tàu Cộng trên mặt trận kinh tế và ngoại giao. Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy: “Không một quốc gia châu Á nào muốn sống trong thế giới bị Tàu Cộng chi phối”.

ĐỐI NỘI – TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC: Gần đây bùng nổ thông tin về cuộc đảo chính tại Trung Nam Hải, cho rằng Tập Cận Bình đã thất thế sau khi bị các nguyên lão truy cứu trách nhiệm, mặc dù hầu hết các quan điểm cho rằng, Tập Cận Bình đang thao túng quyền lực và không ai đủ khả năng thách thức quyền lực của nhà lãnh đạo ĐCSTQ này. Một nhóm nguyên lão do Giang Trạch Dân dẫn đầu đã cùng nhau truy cứu trách nhiệm Tập Cận Bình về thực trạng đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình gặp khốn đốn, giờ đây lại bị tấn công trong cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.
Sau cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, mạn lưới truyền thông nhà nước TC và nhiều người dùng mạng xã hội đã đồng loạt lên tiếng chia sẻ thông tin về Tập Cận Bình bị truy cứu trách nhiệm.

Học giả Tân Tử Lăng (Xin Ziling, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông: Ngàn năm công tội) nhận định rằng, những tin đồn này không xuất phát từ các lực lượng của cựu lãnh đạo Giang Trạch dân và Tăng Khánh Hồng mà xuất phát từ nguồn gốc khác. Ông Tân Tử Lăng nói: “Đây thực sự không phải là chỉ đạo của Giang và Tăng; dĩ nhiên, họ có ý đồ này nhưng không có điều kiện và khả năng cụ thể để thực hiện, kẻ tải lên những tin đồn này chỉ là xuất phát từ tầng dưới thuộc bộ máy ở các cơ sở”.

Các lãnh đạo ĐCSTQ có thể đang họp bí mật diễn ra tại Bắc Đới Hà là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc, nằm cạnh biển Bột Hải và chỉ cách Bắc Kinh 280 km về phía đông. Đây cũng là nơi các lãnh đạo ĐCSTQ đưa ra những quyết sách quan trọng trong lịch sử. Tất cả các cuộc họp này là diễn ra kín. Các thông tin ám chỉ rằng, có thể các nguyên lão sẽ thảo luận về việc thay đổi “phong cách lãnh đạo”, nổi bật là vấn đề “lãnh đạo tập thể”. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến những mâu thuẫn nội bộ gay gắt hơn, dù chưa biết những thông tin này thật hư ra sao, nhưng cho thấy tình tình xung đột nội bộ trong ĐCSTQ có thể rất gay cấn.

Họ đổ lổi nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc chiến thương mại là do hệ thống tuyên truyền “lệch lạc tư tưởng Tập Cận Bình”. Giờ đây, nếu Trung Nam Hải trở về với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể”, có nghĩa là nhà lãnh đạo cao cấp nhất sẽ mầt đi địa vị lãnh đạo tối cao, phe cánh của Tập Cận Bình sẽ không còn được bảo đảm an toàn chính trị, nếu họ Tập không phản đòn cuối cùng đối với phe phản đối thì tình hình của phe Tập Cận Bình sẽ lâm nguy.

Rõ ràng trên thực tế, vấn đề đấu tranh thuơng mại Mỹ – Trung, trong nội bộ ĐCSTQ vẫn luôn tồn tại đấu tranh giành quyền lực. Nội dung phát biểu của họ chủ yếu xoay quanh chủ đề như “Thuyết dung nạp Thái Bình Dương” và “Một vành đai – Một con đường” của Tập Cận Bình bị một số quan chức và một bộ phận truyền thông của ĐCSTQ giải thích lệch lạc là muốn ngồi ngang hàng với Mỹ, tự sinh ra ảo tưởng về phạm vi sức mạnh bản thân, tùy tiện tuyên truyền ĐCSTQ vùng dậy, bố cục đối ngoại khoa trương, ý đồ xưng bá thế giới…Thậm chí họ còn cho rằng, những người này (ám chỉ Tập Cận Bình và phe cánh) trong nội bộ đảng, là kẻ thù thực sự của ĐCSTQ. Họ tạo thành cục diện chiến tranh thương mại nguy hiểm lại không phải là chính phủ của ông Trump, mà là những người tác phong không đúng đắn trong nội bộ ĐCSTQ.

Truyền thông Đài Loan dẫn lời người trong cuộc của ĐCSTQ cho biết, những người thuộc phe thực tế như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương, Hồ Cẩm Đào đều biết rằng thực lực quốc gia không đủ khả năng chống lại chiến tranh thương mại. Tuy nhiên “những người không rành về thực tế” và “những người có dã tâm” của phe bảo thủ lại cực lực cổ súy chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ

Theo nhận định của tờ The Economist, nhìn từ quan điểm toàn diện thì không thấy Tập Cận Bình sẽ thành công. Tờ báo cũng cho rằng, dường như Tập Cận Bình chỉ chú trọng là làm sao cho ĐCSTQ mạnh lên và củng cố quyền lực cho riêng mình chứ không mấy quan tâm về giàu mạnh kinh tế và một xã hội cởi mở như đa số người dân trong nước thèm khát.
Theo Ghaffar Hussain, nhà bình luận quốc tế, đã nhận xét rất đúng rằng,: “TC có thể đem lại sự giàu có, nhưng họ không mang lại hạnh phúc an ninh và trên tất cả đời sống tốt đẹp cho người dân. Đó là những lý do mà giới nhà giàu Đại Lục sử dụng tài sản của chính mình để tìm kiếm con đường thoát khỏi đất nước”. Ước mơ lớn nhất của họ là được làm công dân Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Australia…và chẳng có “Giấc mơ Trung Hoa” nào khiến mọi người dân Hoa Lục khao khát, nhận xét của học giả Simon Tay, Singapore.

“TRUNG HOA MỘNG” CỦA TẬP CẬN BÌNH SẼ KHÔNG TỒN TẠI:
Một số nhà phân tích từng cảnh báo: “Các nước lớn đang trỗi dậy, luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh kinh tế mới của họ cho mục đích chính trị, văn hóa và quân sự rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi đánh giá này đúng với mưu đồ của TC thì Bắc Kinh cũng có khả năng quân sự để biến tham vọng đó trở thành hiện thực.
Theo giáo sư Aeron Friedberg, Đại học Princeton, nhận định: “Tôi có thể nói ngắn gọn rằng, Tàu Cộng chưa thể trở thành siêu cường,” ông thẳng thắng nói. “Một siêu cường phải hùng mạnh trên tất cả các lãnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đối chiếu với tất cả tiêu chuẩn này, TC chưa phải là một siêu cường. Họ có thể mạnh về kinh tế nhưng khả năng khuyếch trương “quân sự trên quy mô toàn cầu” là chưa thể”.

Theo Giáo sư David Shambaugh, giảng viên Khoa học Chính trị & Ngoại giao Quốc tế, ĐH George Washington, phải thừa nhận rằng: “TC, về bản chất là một nhà nước hẹp hòi, ích kỷ và thực dụng, chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích và quyền lực của riêng mình.. Xét cho cùng, TC chỉ là một quốc gia cô đơn, không có đồng minh và luôn đánh mất lòng tin và luôn tạo ra các mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới”

Theo ông Charles Onyango-Obbo, phóng viên của tờ báo Đông Phi, viết bài bình luận với tựa đề: “Sự thống trị của Trung Cộng”, ông cho rằng: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hóa của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng nó sẽ không có vai trò thống trị.”

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA MỸ – TRUNG:
Hải quân Hoa Kỳ tích lũy những học thuyết chiến lược quân sự của những chiến lược gia lừng danh như Alfred Thayer Mahan (Mỹ), Isoroku Yamamoto (Nhật) và Karl Doemitz (Đức) để xây lực lượng Hải quân Hoa Kỳ hùng mạnh vào thế kỷ 20 để thống trị các đại dương, đã tạo thành một sức mạnh tấn công tổng hợp rộng khắp thế giới và đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của Hoa kỳ trong Thế chiến thứ II. Hải quân Hoa Kỳ bước vào thế kỷ 21 vẫn là siêu quyền lực duy nhất trên toàn thế giới.

ĐÔ ĐỐC ALFRED THAYER MAHAN, MỸ (1840 – 1914): Ông được mệnh danh là “Chiến lược gia Clausewitz của biển cả”, ông đã thiết lập chiến lược Hải quân Hoa Kỳ của thế kỷ XX và tầm ảnh hưởng đến sự phát triển hải quân của Anh, Đức và Nhật.. Những người hâm mộ ông có Tổng thống Theodore Roosevelt, người thường xuyên hỏi ông về các vấn đề thuộc về hải quân. Các lời cố vấn và bài viết của ông đã trực tiếp đóng góp vào sự bành trướng Hải Quân Hoa Kỳ của TT Roosevelt và sự khai triển một hạm đội căn cứ tàu chiến.
Quan điểm học thuyết chiến lược căn bản của ông Mahan tập trung vào một điều không có gì khác hơn là phải “chế ngự biển cả”. Ông đề nghị rằng, phòng thủ các khu vực bờ biển và hải cảng nên giao nhiệm vụ này lại cho Lục quân hơn là Hải quân. Ông Mahan bênh vực quan niệm của ông rằng: “Không một quốc gia nào có thể tự xem mình là một sức mạnh toàn cầu, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh Hải Quân trên toàn thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng Hải Quân có khả năng hiện diện ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và đánh bại bất cứ kẻ thù nào,” ông cũng nhấn mạnh. “Tầm quan trọng công tác giữ gìn các tuyến đường hàng hải huyết mạch để bảo đảm an ninh cho các tàu chiến và tàu buôn.
Cùng với sự cần thiết có một hạm đội hùng mạnh to lớn khủng khiếp. Ông Mahan đã nhấn mạnh nhu cầu cần duy trì các “căn cứ hải quân” và đã đề nghị rằng các căn cứ hải quân của hạm đội Hoa kỳ nên có tại Hạ Uy Di, Phi Luật Tân và Cuba.

Ngày nay, theo số liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ đã duy trì một hệ thống căn cứ quân sự trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ, hiện diện tại 90 quốc gia. Tuy nhiên, con số thực tế có thể nhiều hơn, vì có những căn cứ hoạt động trong vòng bí mật. Điểm mặt 6 nhóm căn cứ quân sự bao vây và cô lập Tàu Cộng gồm: [1]Nhóm căn cứ Đông Bắc Á [2] Nhóm căn cứ đảo Guam [3] Nhóm căn cứ Đông nam Á [4] Nhóm căn cứ ở Trung Á [5] Nhóm căn cứ ở Ấn Độ Dương [6] Nhóm căn cứ ở Australia

Riêng TC chỉ có một vài căn cứ quan trọng như một cảng biển tại Djibouti, có vị trí chiến lược nằm ở cửa ngõ phía Nam của Biển Đỏ trên đường vào kênh đào Suez. Một căn cứ khác của TC sẽ đặt tại cảng Jiwani, khu vực Gwadar, bờ biển phía nam Pakistan và một cảng biển tại Sri Lanka đang xúc tiến xây dựng.

ĐÔ ĐỐC ISOROKU YAMAMOTO, NHẬT (1884-1943): Ông đã chỉ huy hạm đội Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đã mở rộng Đế quốc Nhật Bản trong những ngày đầu của Thế chiến II. Việc sử dụng HKMH bậc thầy của ông đã tạo nên một chiến thắng lớn quân Mỹ tại Trân Châu Cảng năm 1941 và đã mang đến cho ông ta danh dự là một trong các nhà phát triển học thuyết quân sự về các cuộc hành quân hàng không mẫu hạm và ông đánh giá HKMH đã phục vụ như là trái tim và là sức mạnh của lực lượng Hải quân Nhật Bản.
Yamamoto đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sự tiến bộ của các cuộc hành quân HKMH và đã chứng tỏ khả năng của nó để tung ra sức mạnh qua khoảng cách dài. Từ trận Trân Châu Cảng, ông nói: “Không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng HKMH để đại diện quyền lực thống trị của nó quanh địa cầu.”

Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có 12 HKMH có các tên là: Enterprise CVN 65, Nimitz CVN 68, Eisenhower CVN 69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN 71, Lincoln CVN 72, Washington CVN 73, Stennis CVN 74, Truman CVN 75, Ronald Regan CVN 76, Bush CVN 77 và chiến HKMH Gerald R. Ford CVN 78 là chiếc dẫn đầu lớp Gerald R, Ford thuộc nhóm siêu mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ tối tân nhất thế giới.
Ngày 24/8/2017, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuiding đặt ở tiểu bang Virginia diễn ra lễ khởi công đóng HKMH USS Enterprise (mới) là CVN 80. Đồng thời đến cuối tháng 8/2017, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã hoàn thành đạt hơn 30%. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng HKMH mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt là bà Giao Phan

So với Tàu Cộng, chỉ mới có 2 chiếc tàu sân bay là Liêu Ninh và một chiếc tàu sân bay mới do TC tự đóng là Type-001A, hoàn toàn dự kiến chạy thử nghiệm trong vùng biển vịnh Bột Hải vào tháng 4/2018. Điều đáng chú ý là khi nói tới cách đáp chiến đấu cơ trên HKMH trong lúc nó đang chạy là bộ phận “interlock system” mà chỉ có Mỹ mới có hệ thống này. Còn phía 02 tàu sân bay của TC, các chiến đấu cơ muốn đáp xuống thì tàu sân bay phải đứng yên vị trên biển, nó sẽ trở thành mục tiêu cố định làm mồi ngoan cho hỏa tiển. Phải còn ít nhất 20 năm nữa, TC mới ăn cắp được “moving target, interlock system” của Mỹ.
Hai tàu sân bay cuả TC cốt để hù dọa Philippines và Việt Nam vì theo James Nolt, chuyên viên của World Policy Institute (Mỹ), đánh giá: “Ngay cả trong trường hợp TC đóng xong một tàu sân bay mới, họ cũng tụt hậu mấy mươi năm so với Hoa Kỳ về mặt kiến thức vận hành và số lượng.”

ĐÔ ĐỐC KARL DOENITZ, ĐỨC (1891 – 1980): Ông là cha đẻ về học thuyết chiến tranh tàu ngầm của Đức. Tầm nhìn chiến lược của ông đã thấy sự đóng góp quan trọng của tàu ngầm đối với hải chiến trên biển. Ông nêu ra 2 các mục tiêu chiến lược:
· Mục tiêu sơ khởi của các tàu ngầm U sẽ là các tàu buôn hơn là các tàu chiến của các đồng minh để cắt đường tiếp tế của địch
· Mục tiêu thứ hai là cách mạng hóa chiến tranh tàu ngầm là các tàu ngầm U của Đức phải được điều động và chiến đấu từng đoàn hay từng toán mà ông gọi là “wolf packs” (nhóm sói).
Khi Thế chiến II bắt đầu vào 01/9/191939, ông chỉ huy chỉ có 56 chiếc tàu ngầm U, đã đánh chìm 114 tàu hàng trong 4 tháng cuối năm 1939. Tháng 08/1940, Hitler cho phép Doenitzm thực hiện “chiến tranh tàu ngầm” không bị hạn chế. Trong thời gian 4 tháng sau đó, các chiếc tàu ngầm U đã đánh chìm 285 tàu địch, tổng cộng hơn 1 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 1942, các tàu ngầm U đã đánh chìm 585 tàu chiến Mỹ sâu tận đáy Đại Tây Dương.

Ngày nay, uy lực khủng khiếp của tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân lớp Virginia của Mỹ, có đủ khả năng hủy diệt cả một hạm đội của đối phương, nó rất khó phát hiện vì chạy rất êm, không phát ra tiếng ồn. Tháng 7/2018, nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn Huntington Ingalls Industries mới vừa bàn giao siêu tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Indiana (SS789) thuộc lớp Virginia cho Hải quân Hoa kỳ. Đây là loại siêu tầu ngầm hiện đại nhất hiện nay của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế nhằm thay thế tàu ngầm lớp Los Angeles và Seawolf

Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ đã có 14 chiếc đã đi vào hoạt động và 4 chiếc khác đang trong quá trình thi công. Hải quân Hoa Kỳ dự định sẽ chế tạo tổng cộng 48 tàu ngầm loại này. So với tàu ngầm hiện đại của hải quân Tàu Cộng thì sao? Các chuyên gia quân sự đánh giá tàu ngầm tấn công hạt nhân, lớp Shang dài 110 mét của TC quá dễ bị phát hiện vì nó chạy “quá ồn”. Sau vụ Hải quân Nhật Bản dễ dàng phát hiện tàu ngầm này lặn gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vào ngày 12/1/2018 và buộc nó phải nổi lên mặt nước.

KẾT LUẬN:
Xin nhường quyền độc giá đánh giá bài viết “This is how a superpower commits suicide” (Cách tự sát của một siêu cường) của tác giả Richard Javad Heydaria. Nhưng, theo phân tích bài viết của tôi “Cách tự sát của con rồng dậy non” đã cho thấy khoảng cách thua kém về lãnh vực quân sự giữa TC với Mỹ còn một khoảng cách quá xa, ít nhất 02 thập niên nữa mới bắt kịp Hoa Kỳ, với điều kiện là Hoa Kỳ đứng yên ở vị trí hiện tại.

Những tư tưởng hiếu chiến, cực đoan quá khích, cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Tập Cận Bình đã khiến Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước để bao vây và cô lập Tàu Cộng. Đó là “liên minh kim cương” gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Australia với sự tham gia của Hàn Quốc, Đài Loan và trong tháng 8/2018, Pháp sẽ tổ chức tập trận lớn ở Đông Nam Á, có sự tham gia của không quân. Trong tuần này, Pháp và Anh cũng tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, ngoài 2 tàu chiến Pháp, còn có 2 tàu hộ vệ Type 23 là HMS Sutherland và HMS Argyl cùng với tàu đổ bộ HMS Albion của Anh Quốc.

Rõ ràng trong vấn đề Biển Đông, Anh & Pháp đã liên kết với Mỹ và đồng minh chống Tàu Cộng bành trướng, bá quyền ở biển Đông nói riêng và Á Châu nói chung. Tập Cận Bình nên tự lượng sức mình, phải chấm dứt tham vọng thúc đẩy Tàu Cộng trở thành siêu cường số một thống trị thế giới, vì đó là cách tự sát của con rồng dậy non….

Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
12/8/2018

Death by China

Cách đây 5 năm thì ai dám nghĩ tác giả của cuốn sách Death by China lại có thể làm cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Mỹ và có tiếng nói quan trọng tại Tòa Bạch Ốc. Nhưng điều không ngờ lại xảy ra và tác giả của cuốn sách “chết bởi Trung Quốc” đã trở thành cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Trump. Đây là tình huống mà giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã không ngờ tới và chắc chắn sẽ còn phải đau đầu rất nhiều với tác giả của cuốn sách Death by China.

Đọc cuốn sách Death by China thì thấy Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro đã vạch trần tất cả những mối nguy đến từ chính sách kinh tế của Trung Quốc. Theo Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro thì Trung Quốc đã đưa ra chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, hàng kém chất lượng để phá hủy toàn bộ hệ thống kinh tế chuẩn mực của các nước tư bản giầu có trước đây như Mỹ và Châu Âu. Trung Quốc đã cố tình làm hàng giả, hàng kém chất lượng và bán phá giá để cho nhiều nhà máy, nhiều công ty của Mỹ và Châu Âu bị phá sản.

Khi các nhà máy, các công ty của Mỹ và Châu Âu bị phá sản thì người dân không có việc làm và người dân không có việc làm thì không có tiền lương mà không có tiền lương thì phải dùng hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc. Đối với những nước giầu có như Mỹ và Châu Âu thì Trung Quốc đưa hàng giả, hàng kém chất lượng vào để giết chết các nhà máy, các công ty. Còn đối với các nước nghèo đói như Campuchia, Việt Nam, Lào và Châu Phi thì Trung Quốc đã đưa cả hàng độc hại để không chỉ giết chết các nhà máy, các công ty mà giết chết luôn cả người dân.

Theo Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro thì nếu Mỹ và Châu Âu không có chính sách ngăn chặn Trung Quốc thì chỉ cần trong vòng 10 năm đến 20 năm nữa là Trung Quốc sẽ chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu.

Khi Trung Quốc đã chi phối được kinh tế toàn cầu thì dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ chi phối về chính trị và đi xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác. Điều này thì ai cũng có thể nhìn thấy qua các chính sách của Trung Quốc đối với các nước nhỏ và nghèo trong khu vực như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, và Malaysia.

Giới chính trị gia salon của Mỹ và Châu Âu đã không nhận ra được mối nguy từ Trung Quốc hoặc có nhận ra nhưng đã cảm thấy bất lực nên đành phải nín nhịn Trung Quốc để được yên thân trong nhung lựa của cung điện.
Dưới thời Tổng Thống Barack Obama thì tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ ngày càng gia tăng mà không có cách giải quyết, ngân sách quốc gia thì thâm hụt và phải vay mượn tứ tung. Có 8 năm cầm quyền mà tiêu tiền ngân sách quốc gia nhiều hơn cả mấy đời Tổng Thống Mỹ cộng lại. Chính sách của Hillary Clinton thì chẳng khác gì Barack Obama nhưng vẫn có người đi ủng hộ Hillary Clinton và chống Trump thì quả là kém về chính trị và vô trách nhiệm với nước Mỹ, với Châu Âu và với thế giới.

Tổng Thống Trump là một nhà kinh tế, là một tỷ phú đã từng điều hành hàng ngàn công nhân nên ông hiểu được chính sách kinh tế của Trung Quốc. Từ sự thấu hiểu mà Tổng Thống Trump đã quyết định chọn người có điểm chung là Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro để làm cố vấn kinh tế và đưa ra các biện pháp ngăn chặn Trung Quốc. Thực sự là Mỹ đã quá muộn và ngăn chặn được kinh tế Trung Quốc là một bài toán vô cùng khó.
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, đã thâu tóm và lũng đoạn được chính trị của nhiều quốc gia. Trong khi hàng hóa Made in China thì đã tràn ngập thị trường Mỹ và Châu Âu.
Người dân thì vì không có việc làm và không có tiền nên vẫn phải dùng hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc.
Mỹ và Châu Âu đã quá muộn để ngăn chặn Trung Quốc nhưng muộn mà còn có Tổng Thống Mỹ dám đứng ra ngăn chặn thì thế giới vẫn còn hy vọng. Cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc là một cuộc đấu đầy khó khăn và khốc liệt. Nhưng với kinh nghiệm của thương trường, với lòng can đảm và với một quyết tâm cao thì Tổng Thống Trump đang làm cho thế giới có nhiều hy vọng vào một chiến thắng trước Trung Quốc. Nếu cuộc đấu với Trung Quốc mà thành công thì lịch sử nhân loại sẽ ghi ơn Tổng Thống Trump và người cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Trump và cũng là người đã có công viết cuốn sách Death by China để vạch trần chính sách gian manh của Trung Quốc là Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro.

FB Đạt Tiến Nguyễn

Người Trung Quốc đã cắm chốt và tung hoành ở Cửa Việt – Quảng Trị như thế nào?

Chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc trong kỷ nguyên chiến tranh hiện đại là từng bước hình thành nhiều gọng kìm nhằm bủa vây và siết chặt dải đất hình chữ S từ mọi hướng: biên giới phía bắc, biên giới Lào – Việt, biên giới Campuchia – Việt Nam, vùng biển Tây Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.

Trong tương lai, khi một cuộc chiến khó tránh khỏi giữa Hà Nội và Bắc Kinh xảy ra, tiếng súng của quân xâm lược sẽ không chỉ nổ trên phòng tuyến biên giới phía bắc, giống như từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trở về trước, mà Việt Nam sẽ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

Vị trí của doanh nghiệp Trung Quốc tại Cửa Việt trên bản đồ. Ảnh: Lê Anh Hùng

Lúc đó, quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam từ biên giới phía Bắc, từ biên giới Lào – Việt (đội quân nằm vùng dọc biên giới Lào – Việt hoặc từ Vân Nam kéo sang), từ biên giới Campuchia – Việt Nam (đội quân nằm vùng dọc biên giới Campuchia – Việt Nam), vùng biển Tây Nam (căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm bên bờ biển Campuchia nhìn ra Vịnh Thái Lan, nơi Bắc Kinh đã thuê 90km chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm), Biển Đông (các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cùng hàng loạt tàu sân bay, tàu chiến, tàu ngầm khác) và vùng duyên hải Việt Nam (các căn cứ quân sự đội lốt “dự án kinh tế” mà Bắc Kinh đã thiết lập dọc theo bờ biển Việt Nam).

Các mũi tấn công này sẽ khiến Việt Nam bị chia cắt thành nhiều phần khi các gọng kìm đánh từ ngoài Biển Đông vào hợp lực với các gọng kìm đánh từ Lào và Campuchia sang. Một khi bị chia cắt tại nhiều nơi như vậy, thế trận liên phòng giữa các vùng miền của Việt Nam sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tê liệt, giúp Bắc Kinh dễ dàng làm chủ toàn bộ chiến trường.

Kế sách “đánh mà thắng” như trên thực ra mới chỉ là “kế trung sách” của các bộ óc Đại Hán. “Kế thượng sách” mà các ông chủ Trung Nam Hải nhắm đến là “không đánh mà thắng”. Với một thế trận bị các gọng kìm quân sự bủa vây và siết chặt tứ bề như vậy thì Việt Nam làm sao có thể “cựa quậy” nổi, ấy là chưa kể vô số những quả “bom nổ chậm” đang chờ “kích hoạt” tại hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia từ Bắc chí Nam trong đó doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu tới 90% số dự án, tức là đảm trách toàn bộ từ thiết kế đến thi công.

Theo chiến lược trên, Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến các cửa sông đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Các cửa sông này sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc cùng các loại vũ khí hạng nặng và quân lính nhanh chóng tiến sâu vào nội địa đối phương, và việc kiểm soát các con sông sẽ giúp Trung Quốc dễ bề hiện thực hoá mưu đồ chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Sông Thạch Hãn đổ ra Biển Đông ở Cửa Việt là một trong số không nhiều những con sông như vậy.

Hơn hai năm trước, người ta từng lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đang lập một căn cứ sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Sau đó, hoạt động xây dựng của dự án đã tạm dừng trong mấy tháng, khiến nhiều người ngỡ là dự án sẽ bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, trong lần trở lại Cửa Việt mới đây cho thấy lời cảnh báo ấy chẳng khác nào “nước đổ đầu vịt”: Một doanh nghiệp “made in China” mang tên “Công ty TNHH Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” đã lừng lững mọc lên ngay dưới chân cầu Cửa Việt (kế bên Đồn Biên phòng Cửa Việt và cách Hải đội 202 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ vài trăm mét), một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh quốc phòng và đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ quốc gia của Việt Nam.

Biển hiệu doanh nghiệp được ghi rõ bằng 2 thứ tiếng. Ảnh: Lê Anh Hùng

Người dân địa phương cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc này đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Họ đã đưa rất nhiều người từ Trung Quốc sang đây sinh sống và làm việc, dù không ai biết chính xác con số cụ thể, bởi không ai kiểm soát nổi.

Kể từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, mùi hôi thối toả ra nồng nặc khiến người dân xung quanh khu vực không chịu nổi và họ đã nhiều lần biểu tình phản đối. Cứ mỗi lần như thế, chính quyền, cơ quan môi trường, thậm chí cả báo chí lại đến, nhưng khi họ rời đi thì mọi chuyện đâu lại trở về đấy.

Không dừng lại ở diện tích đất đai đã thâu tóm, doanh nghiệp Tàu này còn đang tìm cách mua thêm đất ở nhiều nơi quanh khu vực Cửa Việt. Và với “biệt tài” thoắt ẩn thoắt hiện, cộng với độ trơ tráo “nức tiếng” của người Tàu, ngay tại những thành phố lớn như Đà Nẵng hay Nha Trang, nhà chức trách Việt Nam còn không kiểm soát nổi hành tung và hoạt động của họ, huống hồ là ở những địa bàn như Cửa Việt.

Khu nhà này có hố móng sâu đến 2,3m, có thể tạo thành một hệ thống hầm ngầm.

Xem ra, cùng với những “đặc khu kinh tế” Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hàng đàn diều hâu phương Bắc âm thầm đến “lót ổ” ở phương nam như “Cty Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” tại Cửa Việt đang khiến cho kế thượng sách “không đánh mà thắng” của Bắc Kinh dần trở thành hiện thực. Và đến lúc đó, chiến lược “Hán hoá” Việt Nam của các ông chủ Trung Nam Hải sẽ chẳng cần tới một tiếng súng nào, mà cứ êm ả diễn ra như tằm ăn dâu.

Nguồn http://baolua.net/nguoi-trung-quoc-da-cam-chot-va-tung-hoanh-o-cua-viet-quang-tri-nhu-nao.html

Quá sùng bái V. Putin khiến “bảo bối” Kissinger mất thiêng trong tay Donald Trump?

Cựu Đại tá Lê Thế Mẫu – Thứ Hai, ngày 27/8/2018 – 04:22
Kissinger & TT. Donald Trump
Sự sùng bái thái quá mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Tổng thống Nga V.Putin là nguyên nhân dẫn tới mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với các thế lực ủng hộ vận dụng “bảo bối” Kissinger để kết thân với Nga nhằm chống Trung Quốc và họ lo ngại về “bóng ma Gorbachev” đang ám ảnh nước Mỹ.
Cuộc cạnh tranh địa chính trị trong tam giác quan hệ chiến lược Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng như quan hệ Mỹ – Nga – Trung Quốc trong thế kỷ XXI là cuộc chiến phức tạp nhất và quan trọng nhất quyết định toàn bộ cục diện chính trị thế giới. Trong cả hai cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc và Liên Xô trước đây cũng như Nga và Trung Quốc hiện nay đều là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ.
Để mang lại chiến thắng cho Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh, giới cầm quyền ở Washington vận dụng “bảo bối” của Kissinger-Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Richard Nixon, theo đó Mỹ kết thân với Trung Quốc và lấy đó làm động lực buộc Liên Xô phải sa vào “bẫy hòa hoãn” với Mỹ và chính cái bẫy này đã đưa Liên Xô tới thảm họa sụp đổ.
Hiện nay, vận dụng “bảo bối” của Kissinger, giới cầm quyền Mỹ chuyển sang kết thân với Nga để đối phó với Trung Quốc-quốc gia bị Tổng thống Mỹ Donald Trump coi là “kẻ thù của nước Mỹ”, nhưng xem ra chưa mang lại kết quả như Washington mong muốn.
Nhìn lại “bảo bối” của Kissinger thời Chiến tranh lạnh
Nội dung then chốt của “bảo bối” Kissinger thời Chiến tranh lạnh là khai thác mâu thuẫn đối kháng giữa Liên Xô-quốc gia bị Bắc Kinh gọi là “đế quốc xã hội” với Trung Quốc-quốc gia bị Matxcơva gọi là “đại bá”, trong đó sẽ áp dụng chiến thuật “một mũi tên trúng hai đích”. Theo đó tập trung nỗ lực làm tan rã Liên Xô, đồng thời đưa Trung Quốc hội nhập và từng bước “hòa tan” vào nền văn minh Phương Tây theo phương châm “không đánh mà thắng” kiểu binh pháp Tôn Tử. Vì thế, theo “bảo bối” này, trước hết Mỹ kết thân với Trung Quốc, buộc Liên Xô phải nhượng bộ Mỹ do lo sợ liên minh Mỹ-Trung sẽ chống lại họ và phải chấp nhận hòa hoãn.
Học thuyết Kissinger ghi dấu ấn đầu tiên bằng Thông cáo chung Thượng Hải được Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký ngày 27/2/1972, mở đầu quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai địch thủ đối kháng như lửa với nước, theo đó Washington chính thức cắt đứt quan hệ với Đài Bắc, rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Đài Loan và công nhận ngoại giao đối với Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc chấp nhận làm “đối tác đàn em” so với Mỹ và ủng hộ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của bộ đôi Richard Nixon-Henry Kissinger, để Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam trong danh dự  [1].
Thực hiện thỏa thuận Thông cáo chung Thượng Hải, trong những năm 1973-1974, Mao Trạch Đông liên tiếp đưa ra nhiều đề xuất về việc  thành lập Mặt trận toàn thế giới chống Liên Xô, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, trong đó Trung Quốc đóng vai trò là “hậu phương lớn”. Năm 1974, theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, trong bài phát biểu tại Diễn đàn LHQ Đặng Tiểu Bình nêu ra ba cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới là cuộc cách mạng ở Mỹ, cuộc cách mạng ở Pháp và cuộc cách mạng ở Trung Quốc mà không nhắc tới cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga mà Mao Trạch Đông từng tuyên bố nhờ có cuộc cách mạng này mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới giành được độc lập vào năm 1949. Tiếp đến, năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới phi nghĩa và một lần nữa kêu gọi thành lập Mặt trận toàn thống nhất thế giới chống “đế quốc xã hội Liên Xô” [2].
Henry Kissinger là người hơn ai hết, thông qua các điệp viên ảnh hưởng của Mỹ cài cắm ở Bắc Kinh, đã nắm được định hướng sang Phương Tây của Mao Trạch Đông-nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Trung Quốc mới. Do đó, chính Trung Quốc đã chủ động bắt tay với Mỹ và là bên đầu tiên phát đi thông điệp về chủ trương bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ. Đó là, chỉ hai tháng sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon lên cầm quyền ở Nhà Trắng vào ngày 20/1/1969, ngày 2/3/1969, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tấn công lực lượng biên phòng của Liên Xô đồn trú trên hòn đảo nhỏ nằm giữa sông Ussuri có diện tích 0,74km2 mà người người Hoa gọi là Trân Bảo Đảo, còn người Nga gọi là Damansky, thuộc lãnh thổ Liên Xô, mở đầu cuộc chiến tranh biên giới Trung-Xô (theo hiệp định ký giữa Nga và Trung Quốc vào năm 1860 và được thể hiện trên bản đồ vào năm 1861, đường biên giới giữa hai nước được phân định theo bờ sông bên Trung Quốc và vì thế đảo Damansky thuộc về lãnh thổ Liên Xô) [3].
Cuộc chiến tranh biên giới Xô-Trung do Trung Quốc chủ động gây hấn đã phát đi thông điệp rõ ràng với Mỹ rằng Bắc Kinh và Washington cùng đứng trên cùng một chiến tuyến chống “đại bá Liên Xô”. Sau cuộc chiến tranh biên giới Trung-Xô, Bắc Kinh và Washington bắt đầu hàng loạt cuộc ngoại giao con thoi với kết quả cuối cùng là Thông cáo chung Thượng Hải.
Năm 2015, Jacob Heilbrunn-biên tập viên của tạp chí Mỹ The National Interest, hỏi Kissinger: “Theo ông, phải chăng rút cuộc chính sách hòa hoãn Mỹ-Trung đã đóng vai trò then chốt trong chiến lược làm tan rã Liên bang Xô Viết?”. Không chút do dự, Henry Kissinger trả lời:“Tôi cho rằng như vậy. Chúng tôi coi chính sách hòa hoãn chỉ là một sách lược trong cuộc xung đột Xô-Mỹ”. Đúng như Henry Kissinger nhận định, bằng Thông cáo chung Thượng Hải, Mỹ đã đạt được điều họ muốn: buộc Liên Xô phải nhượng bộ do lo ngại trước sự hình thành liên minh Mỹ-Trung. Ngay sau sự kiện Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký Thông cáo chung Thượng Hải, Liên Xô vội vàng chấp nhận hòa hoãn với Mỹ bằng quyết định mời Tổng thống Richard Nixon thăm chính thức Matxcơva trong tháng 5/1972. Trong chuyến thăm này, Richard Nixon được phía Liên Xô đón tiếp nồng thắm tới mức khác thường.
Ngày 26/5/1972, Tổng thống Mỹ  Richard Nixon và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev ký Hiệp ước hạn hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (năm 2002, Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước này). Sau chuyến thăm Matxcơva của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev đã có chuyến thăm đáp lễ tới Washington. Theo tiết lộ của Thượng nghị sĩ Mỹ Fulbright, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã nói trong bữa ăn tối với các nghị sĩ Mỹ: “Chiến tranh lạnh mà chúng ta từng lo ngại đã chấm dứt!” [4].
Chính sách hòa hoãn Mỹ-Xô trong những năm 1970 dĩ nhiên là có tác động tích cực đối với hòa bình thế giới trong bối cảnh hiện hữu nguy cơ bùng phát chiến tranh hạt nhân mang tính hủy diệt trái đất, nhưng lại là tính toan tính hoàn toàn sai lầm của ban lãnh đạo Liên Xô bởi vào thời điểm đó…
Có thể thấy, chủ trương hòa hoãn là “cú lừa gạt thế kỷ” của Mỹ đối với ban lãnh đạo Liên Xô. Sau đó, khi Ronald Reagan lên cầm quyền ở Nhà Trắng (20/11981-20/1/1989), Washington bắt đầu triển khai chiến lược tấn công toàn diện không chỉ nhằm vào Liên Xô mà là toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa với kết cục dẫn tới sự tan rã Liên bang Xô Viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa giải thể.
“Bảo bối” Kissinger thời Donald Trump
Theo tiết lộ của trang tin điện tử The Beast của phái tân bảo thủ ở Mỹ, trong thời gian kể từ cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 đến lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1/2018, Henry Kissinger đã có nhiều cuộc gặp bí mật với chủ nhân mới của Nhà Trắng. Trong đó ông đề xuất vận dụng sách lược ứng xử với Trung Quốc và Liên Xô trong những năm 1970, trong đó Mỹ nên kết thân với Nga để chống Trung Quốc, quốc gia bị Donald Trump coi là “kẻ thù của nước Mỹ”. Ngoài ra, Henry Kissinger còn có nhiều cuộc tiếp xúc với Jared Kushner, con rể của ông Donald Trump và là cố vấn trưởng của Nhà Trắng chuyên phụ trách các vấn đề chính sách đối ngoại. Lần này, “bảo bối” của Henry Kissinger nhận được sự ủng hộ của nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Hội đồng an ninh Quốc gia và cố vấn cao cấp cao của ông Donald Trump là Stephen Bannon.
Trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng áp dụng “bảo bối” của Henry Kissinger ngay sau khi lên cầm quyền vào năm 2009. Theo đó, Barack Obama chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ – Nga, lấy đó làm động lực để lôi kéo Trung Quốc thành lập Nhóm G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc, từ đó đưa Trung Quốc vào quỹ đạo của Mỹ và cuối cùng sẽ “hòa tan” Trung Quốc vào không gian chính trị Phương Tây do Mỹ kiểm soát. Chủ trương này của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận được sự ủng hộ của giới tinh hoa chính trị ở Washington nhưng lại bị Trung Quốc từ chối. Sau khi bị Trung Quốc từ chối đề xuất G-2, Tổng thống Mỹ Barack Obama chuyển sang thực hiện chiến lược “xoay trục” nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc.
Hiện nay, giới tinh hoa chính trị ở Washington trong Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ lo ngại chủ trương của Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thân với Nga đã vượt ra khỏi khuôn khổ tính toán hoàn toàn thực dụng của Kissinger. Thậm chí, họ còn lo ngại về sự tương đồng giữa Donald Trump với Mikhail Gorbachev: nhà lãnh đạo Liên Xô là người sùng bái Mỹ và Phương Tây tới cực đoan thì Donald Trump cũng là người “sùng bái thái quá” V. Putin. Chính vì xuất phát từ sự lo ngại rất sâu sắc về khả năng Donald Trump có thể là “cái bóng Gorbachev” ở Mỹ nên phái chống Nga trong cả hai Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ liên kết với nhau chống lại chủ nhân mới ở Nhà Trắng.
Dĩ nhiên, sự so sánh Mikhail Gorbachev với Donald Trump là vô cùng khập khiễng do sự khác nhau căn bản giữa hệ thống chính trị Mỹ và Liên Xô. Trong trường hợp Mikhail Gorbachev, ông ta chỉ cần loại bỏ các nhân vật chống đối trong Bộ Chính trị Liên Xô là êm thấm mọi chuyện và Gorbachev đã hành động như vậy. Còn trường hợp Donald Trump hoàn toàn khác: ông Trump không thể đối phó với “nhà nước ngầm” có ảnh hưởng và quyền kiểm soát gần như tuyệt đối, gồm Quốc hội Mỹ, tổ hợp công nghiệp quân sự, bộ máy truyền thông khổng lồ, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, hệ thống an ninh quốc gia.
Trong tình thế ấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ còn lại một khoảng không gian rất hạn hẹp để “cơ động” mà trong đó ông có thể sử dụng quyền hành pháp nhỏ nhoi của Nhà Trắng để đề xuất một số nhượng bộ đối với Nga. Thí dụ, năm 1972 để kết thân với Bắc Kinh, Mỹ phải công nhận Đài Loan thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn hiện nay để cải thiện quan hệ với Nga, Mỹ có thể công nhận quyết định của V. Putin sáp nhập Crimea là chủ quyền của Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng phát đi thông điệp sẵn sàng công nhận Crimea là của Nga trước khi tới cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ ở Helsinki. Tuy nhiên, “nhà nước ngầm” ở Mỹ lo ngại rằng giữa Donald Trump và V. Putin có thể có những thỏa thuận bí mật khác liên quan tới những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ – Nga. Xuất phát từ những lo ngại này mà giới chức ở Washington đề nghị thông dịch viên cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và các thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ phải công bố nội dung bàn thảo trước Quốc hội Mỹ [4].
Sự tôn trọng nhiệt thành mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Tổng thống Nga V. Putin là nguyên nhân dẫn tới mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với cả những thế lực ủng hộ vận dụng “bảo bối” Kissinger để kết thân với Nga. Giới cầm quyền ở Mỹ đã và đang thực hiện chiến dịch cấm vận găt gao nhất nhằm vào Nga mà tác động phá hoại của chúng được thượng nghị sỹ Mitch McConnell – lãnh đạo đa số của Đảng Cộng Hòa tại Thượng viện, ví như cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật [5]. Đồng thời, Mỹ vẫn tiếp tục cuộc chiến thương mại chưa từng có với gần như cả thế giới, chứ không riêng gì với Trung Quốc. Chưa biết liệu “bảo bối” Kissinger có thiêng thời Donald Trump hay không.
Đại tá Lê Thế Mẫu
 
Tài liệu tham khảo:
[1] Joint Communique of the United States of America and the People’s Republic of China. http://www.taiwandocuments.org/communique01.htm
 
[2] Концепция “трех миров” Мао Цзэдуна в контексте традиционных политических доктрин Китая.  http://cheloveknauka.com/kontseptsiya-treh-mirov-mao-tszeduna-v-kontekste-traditsionnyh-politicheskih-doktrin-kitaya#ixzz5PBQTLz3H
 
[3] Советско-китайский пограничный конфликт на острове Даманский 1969 года. http://back-in-ussr.com/2015/06/sovetsko-kitayskiy-vooruzhennyy-konflikt-ostrov-damanskiy.html
 
[4] Новая стратегия США в отношении России и Китая. http://rodon.org/polit-180820142148
 
[5] В США сравнили санкции с ядерным ударом по Москве. https://www.pravda.ru/news/world/northamerica/usacanada/23-08-2018/1391779-nuclear-0/
 

Lạ Quá! Sao Lại Đổ Lỗi “Tư Duy Tiểu Nông” Làm Hỏng Ngành Giáo Dục.

Nguyễn Quang Duy

Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 22/09/2016, đưa nhận định của Giáo Sư Nguyễn Xuân Hãn Phó Chủ tịch Hội Vật Lý Việt Nam “Đừng làm chương trình, sách giáo khoa bằng tư duy… tiểu nông“.

Hai năm sau, đến ngày 12/09/2018 cũng trên Báo Giáo Dục Việt Nam Giáo Sư Hãn lại đổ lỗi cho chương trình soạn và thẩm định sách giáo khoa theo “văn hóa tiểu nông” không khoa học nên mới dẫn đến việc khủng hoảng giáo dục.

Trả lời BBC tiếng Việt, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cũng cho biết:

“Về chuyện cải cách giáo dục, tôi nhớ nhà toán học Hoàng Tụy từng nói Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài cắt khúc cuốn chiếu, thiếu một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực, dám chịu trách nhiệm, huy động được cả tài lực lẫn vật lực của chính phủ và của xã hội.”

Đã nói tới khoa học thì thay vì vô cớ đổ lỗi cho “tư duy tiểu nông” hay “văn hóa tiểu nông”, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân trước khi dẫn đến kết luận và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

 

Văn Hóa Tiểu Nông là gì?

Người Việt đa số sống bằng nghề nông. Đời sống nông dân chủ yếu là tự lực, tự cường, tự cung, tự cấp, sống thực, không hình thức, không tham lam, trao đổi với bên ngoài chỉ xảy ra khi thật sự cần thiết…

Người nông dân vì thế rất độc lập, yêu quê hương, nhận trách nhiệm, sống nhân bản, hòa đồng với thiên nhiên, tôn trọng và duy trì những quy ước, những trật tự do cha ông để lại.

Đương nhiên nền văn hóa nào cũng có mặt trái như bản tính của người nông dân là ngại thay đổi, không cạnh tranh, không thích hợp cho việc buôn bán, không thích đời sống ồn ào phố thị…

Khi đất nước lâm nguy những nông dân sẵn sàng nhận trách nhiệm tòng quân cứu nước. Hết chiến tranh họ lại quay về lo cầy cấy ruộng vườn xây dựng gia đình và đất nước.

Việt Nam được tồn tại đến ngày nay chính nhờ những nông dân tay lấm chân bùn thật thà chất phát.

Nông thôn Việt Nam cho đến 1954 rất độc lập với sự quản lý của chính quyền trung ương. Xã hội Việt Nam vì thế được phân quyền một cách hết sức rõ ràng.

Khi triều đình thuyết phục được tầng lớp nông dân thì mọi việc dù lớn thế nào cũng xong. Còn nếu như nhà Vua không hợp với lòng dân thì “phép vua thua lệ làng” việc gì cũng hỏng.

Như Hội Nghị Diên Hồng thà chết không hòa.

Như cải cách giáo dục tại Việt Nam trước năm 1945. Khi Vua Thành Thái ra sắc lệnh theo tân học dùng chữ Quốc Ngữ các thầy đồ ở thôn quê đồng loạt tuân theo dạy chữ Quốc Ngữ cho con em nông dân và khuyến khích nông dân cắt tóc ngắn theo tân học…

Nông thôn thời đó thay đổi rất nhanh và cũng nhờ thế mà phong trào Việt Minh Cộng Sản đã nhanh chóng cướp được chính quyền khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.

 

Văn Hóa Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa

Năm 1949 khi đảng Cộng sản Trung Hoa thắng cuộc, tình hình miền Bắc Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi.

Đến năm 1952 đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu phóng tay phát động Cải Cách Ruộng Đất với chủ Trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”, toàn miền Bắc ngập trong máu và nước mắt nông dân.

Đa số những người giàu có ở nông thôn đã rời lên thành phố tránh chiến tranh. Khi chỉ tiêu 5% dân số là địa chủ được đưa ra thì thầy giáo, nông dân và những người có văn hóa ở nông thôn là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Văn hóa tiểu nông bị xóa bỏ được thay thế bằng văn hóa cách mạng nhập cảng từ Trung Hoa.

Văn hóa cách mạng tôn thờ lãnh tụ, trung thành với tổ chức, trung ương tập quyền và độc quyền lãnh đạo, là hồng hơn chuyên, là tuyên truyền ngụy biện phản khoa học…

Khi biến thái văn hóa này kết hợp quyền lực và quyền lợi biến thành các nhóm lợi ích chỉ biết đến quyền và tiền.

Văn hóa mới cần phải có con người mới. Lớp người mới thấm nhuần văn hóa cách mạng ở nông thôn được ồ ạt đưa vào chính quyền, được đưa vào ngành giáo dục, được đưa lên thành thị.

Hầu hết người thành thị tránh công sản di cư vào Nam. Lớp người mới xã hội chủ nghĩa mang những thói quen từ thôn quê lên thành thị biến thành phố ra nông thôn.

Hà Nội ngàn năm văn vật biến thành Hà Nội vạn vật. Nhà nhà nuôi chó, nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt để ăn thịt và để tăng gia sản xuất. Hải Phòng, Vinh và các thành phố lớn cũng chịu chung số phận.

Xã hội miền Bắc đảo lộn từ nông thôn đến thành thị. Văn Hóa mang màu sắc Bắc Kinh ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục, nghệ thuật, văn nghệ, chính trị, tư tưởng, quân đội… nói chung là toàn xã hội miền Bắc.

Tầng lớp người mới này được đưa sang Trung Hoa, Liên Xô, Đông Âu du học trở thành tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Mà xã hội chủ nghĩa là cái chi chi đến nay chưa ai rõ nên bao thế hệ trí thức xã hội chủ nghĩa miền Bắc cứ thế nhắm mắt mà đi, sai đâu sửa đó càng sửa càng sai.

Bởi thế thực hiện quản trị kiểu cuốn chiếu, không đâu vào đâu, lãng phí, gian dối, thiếu khoa học, thiếu viễn kiến, thiếu trách nhiệm, thiếu lãnh đạo có tâm có tầm… thì không chỉ riêng trong ngành giáo dục mà là phương cách quản trị ngày nay.

Phương cách quản trị đất nước này xuất phát từ văn hóa cách mạng xã hội chủ nghĩa không có chút tư duy tiểu nông tí nào.

Nông dân vốn bản tính làm đâu ra đó, sẵn sàng nhận trách nhiệm, không gian dối, ăn chắc mặc bền, quý trọng từng hạt gạo cộng rơm, tôn trọng của công, lo chuyện làng xã, tôn trọng quy ước và lãnh đạo làng xã…

Không hiểu cái gì cũng đổ lỗi cho ông bà coi chừng bị ông bà quở chết.

 

Bà Chủ Tịch Quốc Hội nói gì về giáo dục ?

Trên Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 13/09/2018 Giáo Sư Nguyễn Xuân Hãn bắt đầu bằng lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Sách vở tôi học mấy năm sau em tôi vẫn dùng học lại được. Bây giờ mỗi năm một sách khác, tốn tiền nhân dân lắm!…

Báo Lao Động nói rõ hơn về ý kiến của bà Chủ tịch Kim Ngân như sau: “Tôi thấy rất thương học sinh hiện nay học quá khổ sở. Thế hệ chúng tôi học cách đây đã 50, 60 năm nhưng kiến thức không quên điều gì. Tất cả các bài từ vỡ lòng vẫn nắm chắc. Trong đó, 3 tháng hè chúng tôi vẫn được nghỉ trọn vẹn. Học sinh hiện nay không có 3 tháng hè trọn vẹn, không có tuổi thơ, không có vui chơi…

Bà Kim Ngân không nói rõ là trước đây học sinh chỉ học 1 buổi, hoặc sáng hay chiều. Không như ngày nay các em phải học cả ngày. Ở thành phố thích học thêm hội họa, võ thuật, nhạc,… cha mẹ cho học thêm không gò ép.

Bà Kim Ngân vốn xuất thân là nông dân, cả cha mẹ đều theo cộng sản, chính quyền miền Nam biết rõ nhưng không phải vì thế mà đối xử thiếu công bằng với bà.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa từng cho biết: “chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.”

Bà học xong Trung Học rồi vào Đại học Văn khoa Sài Gòn nhờ vậy ngày nay bà mới hiểu rõ nên nay đứng trước Quốc Hội mới tỏ bày sự luyến tiếc nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Việc bà Kim Ngân so sánh chẳng khác nào phủ nhận con đường “Bi đác” Xã Hội Chủ Nghĩa, và biểu lộ tư tưởng về nguồn lấy nền tảng triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.

Trên trang Báo Mới bà Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân còn cho biết: “Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết”.

Nghĩ thật buồn các em ngày nay không hiểu biết về địa lý về sử ký Việt Nam thì làm sao biết được cội nguồn mà tìm về.

Làm toán mà đặt sai vấn đề thì đáp số đương nhiên là sai.

Làm nhân văn xã hội mà nhìn sai vấn đề thì xã hội ngày càng loạn.

Cách nhìn, cách đánh giá khi so sánh thể chế giáo dục Bắc Nam của bà Kim Ngân là cách nhìn đúng đắn, rất khoa học rất đáng khuyến khích.

Cũng là người Việt Nam, cũng thoát khỏi sự cai trị của người Pháp, cùng chịu chiến tranh mà tại sao miền Nam thành công cho đến nay cả người theo cộng sản còn luyến tiếc. Còn miền Bắc càng cải cách càng lún sâu vào khủng hoảng.

Bấy lâu nay tôi rất áy náy khi nghe nói đến cụm từ “tư duy tiểu nông”, nhân cơ hội mới được tỏ bày nếu có điều chi chưa đúng hay chưa rõ rất sẵn lòng đón nhận ý kiến và trao đổi.

Còn muốn có “một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực, dám chịu trách nhiệm, huy động được cả tài lực lẫn vật lực của chính phủ và của xã hội.” như băng khăng của nhà toán học Hoàng Tụy thì phải trả ngay lại quyền cho người dân chọn lựa.

 

Vì sao chúng ta nên ủng hộ dân chủ?

Hết sức đơn giản vì nếu ông Tổng Thống và Nội Các của ông ấy không làm tròn nhiệm vụ như lời hứa hẹn thì chỉ trong vòng 4 năm người dân sẽ đuổi ông ta khỏi chính quyền trao quyền cho người khác thực hiện.

Vì giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội không phải của riêng ai, muốn thực hiện tốt ông ấy phải thăm dò ý kiến của Giáo Sư Nguyễn Xuân Hãn, của Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, của các thầy cô khác, của phụ huynh học sinh và nhất là của người dân trong và ngoài nước để đưa ra và thực hiện những chính sách khả thi nhất trong hoàn cảnh đất nước.

Có dân chủ Việt Nam mới thoát khỏi cách quản lý độc quyền thiếu khoa học, thiếu viễn kiến, thiếu trách nhiệm sai lại sửa càng sai càng sửa đất nước trải qua mấy chục năm nay.

Các thế hệ con em chúng ta không còn bị biến thành khỉ vì giáo dục kiểu hiện nay (lời của Giáo Sư Hồ Ngọc Đại) hay không bị biến thành “chuột bạch” tiếp tục bị mang ra làm thí điểm cho Công nghệ giáo dục.

Không con đường nào khác hơn Việt Nam phải tiến tới dân chủ tự do.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

16/9/2018

Nhân tiện cũng xin giới thiệu cùng các bạn 3 bài viết cũ về Giáo Dục thời Việt Nam Cộng Hòa

Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc? Nguyễn Quang Duy

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/giao-duc-vn-co-sua-hay-tro-ve-goc/

Cần tư thục hóa giáo dục Việt Nam. Nguyễn Quang Duy

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/can-tu-thuc-hoa-giao-duc-vie%CC%A3t-nam/

Ưu việt của giáo dục miền Nam. Nguyễn Quang Duy

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/uu-viet-cua-giao-duc-mien-nam/

ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ CHUYỆN NHÀ – CHUYỆN NƯỚC

Tác giả: BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

 
ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ
CHUYỆN NHÀ – CHUYỆN NƯỚC

Tác giả: BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU Ngày đăng: 2018-09-14
Thành phố Westminster, Quận Cam, California – Hoa Kỳ, Ngày 11 tháng 9 năm 2018.

Thưa Tiến sĩ Stephen B. Young, Phụ tá Khoa trưởng Luật Khoa trường Đại học Harvard, Khoa trưởng Luật khoa trường Đại học Hamline, Saint Paul, Minnesota,

Hôm nay là ngày đau thương của nước Mỹ (9 – 11), giống như ngày 30 tháng tư đau thương của Miền Nam Việt Nam, tôi viết thư này để tâm tình với anh.

Tôi là Đặng văn Âu, một sĩ quan phi công trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.. Nước bị mất vào tay cộng sản, tôi trở thành người tị nạn trên đất nước Hoa Kỳ, một nơi được thế giới xem như là Miền Đất Hứa. Tôi xin ghi ơn người Mỹ đã mở rộng vòng tay tiếp đón kẻ sa cơ. Nhưng tôi phải nói rõ: Tôi là người tị nạn chính trị, chứ không phải người di dân vì theo đuổi giấc mơ Mỹ (American dream). Dù sinh ra và lớn lên trên một đất nước nghèo khổ, chiến tranh triền miên, tôi chưa hề có ý tưởng rời bỏ quê hương để tới lập nghiệp tại Hoa Kỳ giàu có, phồn thịnh. Hai lần du học Hoa Kỳ, tôi không hề mưu toan trốn ở lại như một vài sĩ quan khác. Tôi luôn luôn gắn bó với quê cha đất tổ.

Anh là người Mỹ, đến phục vụ Việt Nam từ lúc còn trẻ. Anh lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam – con cháu các vị nữ anh hùng Trưng ,Triệu. Không những anh nói tiếng Việt rất sõi, hiểu văn hóa chính trị Việt Nam rất sâu sắc, anh còn là người yêu nước Việt Nam nồng nàn hơn cả người Việt Nam. Bằng cớ là sau khi chính phủ Hoa Kỳ đã phủi tay, nhưng anh vẫn quay trở lại Việt Nam để ra sức thuyết phục bọn cầm quyền tôn trọng quyền làm người cho dân tộc Việt và dân chủ hóa đất nước. Bất cứ người Việt nào quan tâm đến chính trị Việt Nam, đều biết tiếng tăm anh. Nhưng tiếc thay! Nỗ lực của anh bất thành, bởi vì Việt Cộng chẳng phải là người, chẳng phải là ác thú. Chúng là những con quỷ từ chín tầng địa ngục hiện hình bộ mặt người để trả thù dân Việt !

Theo phong hóa Việt Nam, khi một người đàn ông kết hôn với một người con gái của một gia đình, thì mặc nhiên người đàn ông đó trở thành con cái trong gia đình đó. Nghĩa là không phải “in law”. Cho nên, anh đã thành hôn với một phụ nữ Việt thì tôi xem anh là một phần tử trong đại gia đình dòng tộc Việt Nam. Dù da anh trắng, da tôi vàng, mắt anh xanh, mắt tôi đen, mũi anh cao, mũi tôi tẹt, anh theo đạo Chúa, tôi đạo Phật, chúng ta vẫn là anh em. Bởi vì con cái anh mang một nửa dòng máu Tiên Rồng. Xin anh đừng nghĩ vì thấy anh sang, nên tôi bắt quàng làm họ. Tôi là quân nhân đã về già, thuộc thành phần phó thường dân, thắp cổ bé miệng. Trình độ học vấn của tôi tầm thường.. Nhưng tôi có một sự hiểu biết từ kinh nghiệm sống mà những bậc thông thái Mỹ chưa từng có. Đó là kinh nghiệm mất nước! Tôi đã đem kinh nghiệm đó để nói với người Mỹ rồi, nhưng không được họ lắng nghe, có lẽ bởi vì tôi là kẻ vô danh tiểu tốt. Nay tôi phải nhờ anh, một vị Tiến sĩ Phó Khoa trưởng Luật khoa trường Đại học danh tiếng Harvard, rồi Khoa trưởng trường Đại học Hamline ở Minnesota, chuyển đạt những kinh nghiệm quý báu của tôi thì may ra họ lắng nghe chăng ?

Nhà văn Dương Thu Hương sau khi đặt chân vào Miền Nam, đã than thở một câu rất cảm động: “Một chế độ man rợ đã chiến thắng một nền văn minh”. Thật vậy! Miền Nam trù phú hơn, khí giới tối tân hơn, quân đội tinh nhuệ hơn, tự do dân chủ hơn, có chính nghĩa hơn. Thế mà thua, là vì Miền Nam không ý thức được mối tai họa cộng sản khủng kiếp, nên đã không đoàn kết nhất trí một lòng quyết tâm chống giặc.

Miền Nam thua vì Miền Nam có nhiều kẻ bội phản. Trước hết, đảng phái bội phản vì chia rẽ lẫn nhau. Ví dụ:

1/ Ông Trương Tử Anh lập ra đảng Đại Việt dựa vào lý tưởng “Dân Tộc Sinh Tồn” mà các lãnh tụ đảng chia rẽ lẫn nhau thì lý tưởng “Dân Tộc Sinh Tồn” phải tiêu ! Bởi vì họ không tuân theo lời dạy của tổ tiên “Đoàn kết thì sống; chia rẽ thì chết” .

2/ Cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, cần phải tận diệt. Trong khi đó có loại nhà sư, linh mục làm tay sai cho cộng sản, tức là phản lại Phật, phản lại Chúa.

3/ Quân đội thì đảo chính, chỉnh lý liên tục hoặc nằm vùng hoạt động cho cộng sản, tức là phản lại lý tưởng bảo quốc an dân.

Hoa Kỳ đang có triệu chứng tương tự Miền Nam, chắc chắn Hoa Kỳ rồi đây sẽ tiêu vong, sẽ chết bởi Trung Cộng. Một nền văn minh sẽ bị sụp đổ bởi một chế độ man rợ.

Tôi xin nêu ra một số trường hợp tương tự để dẫn chứng:

1a/ Hồ Chí Minh là một nhân vật kỳ bí, không ai biết gốc gác như thế nào, mang về nước một chủ nghĩa quái đản: Chuyên chính vô sản! Tức là bần cùng hóa nhân dân, thì lấy đâu ra của cải, tiền bạc để dân giàu nước mạnh? Thế mà trí thức ùn ùn đi theo, tại sao họ không nghe lời dạy của tiền nhân “bần cùng thì sinh đạo tặc” ? Hồ Chí Minh được thần thánh hóa nhờ bọn tay chân bộ hạ tuyên truyền láo khoét.

1b/ Barack Hussein Obama cũng là một nhân vật kỳ bí, bị nghi ngờ là người không sinh ra tại Mỹ, không ai được biết quá trình học vấn của anh ta ra sao. Người ta chỉ biết ông Obama có người cha da đen là du sinh từ Kenya và mẹ là người vô thần (atheist). Thuở nhỏ Obama được đào tạo trong trường Hồi giáo ở Nam Dương, lớn lên theo ông Frank Marshall Davis, thủ lãnh đảng cộng sản Hoa Kỳ. Obama xem ông thủ lãnh đảng cộng sản này như một người cha tinh thần. Vì sự nghiệp chính trị, Obama phải đổi sang Christian (sợ cử tri Mỹ không thể nào bỏ phiếu cho một người Hồi giáo). Ông Obama đổi đạo, nhưng lại rửa tội với ông mục sư Jemerah Wright của nhà thờ Trinity. Ông Wright này thường lớn tiếng nguyền rủa “God damn America” trong nhà thờ.

Obama không tôn trọng lá cờ Mỹ, vì trong một buổi lễ chào cờ trước tiền đình Quốc Hội, mọi người đều nghiêm chỉnh úp bàn tay mặt lên quả tim, thì Nghị sĩ Obama đan hai tay vào nhau đặt trước hạ bộ và mắt lơ đãng nhìn trời. Năm 2008, bà Hillary Clinton than thở: “Obama được đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống là nhờ truyền thông”. Giống như Hồ Chí Minh được thần thánh hóa là do tuyên truyền bịp bợm, láo khoét.
Khi Obama chiến thắng John McCain, đắc cử Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ là tôi bắt đầu lo ngại cho tương lai nước Mỹ. Bởi vì một lãnh tụ gốc Hồi giáo (coi Cơ đốc giáo là kẻ thù), lại có tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa (cộng sản) đòi chôn sống tư bản, thì rất nguy cho nước Mỹ và cho cả thế giới.

Một vị Tổng thống của đại cường, niềm tự hào của nhân dân Mỹ, Obama lại đến các nước Trung Đông, cúi rạp mình trước các ông vua Hồi giáo, bày tỏ sự hối hận ăn năn để xin lỗi. Bị Tập Cận Bình, hoàng đế Trung Cộng, không đưa thang cho xuống cửa chính, Obama đành lủi thủi xuống cầu thang sau đuôi máy bay. Những hành vi tồi đó, dù kẻ nào ngu lắm, cũng phải thấy Obama đang làm nhục nhân dân của mình. Chỉ có bà Michelle Obama tự hào là công dân Hoa Kỳ sau khi ông Obama đắc cử Tổng thống!

2a/ Hồ Chí Minh hô hào “công nhân, nông dân là chủ lực cách mạng vô sản”. Nhưng khi Hồ Chí Minh cầm quyền thì cái chủ lực đó khốn khổ, khốn nạn hơn hết.

2b/ Obama là người da đen, được đa số da đen dồn phiếu, nhưng khi Obama cầm quyền, thì quần chúng da đen thất nghiệp nhiều hơn, nghèo khó hơn, tội phạm nhiều hơn dưới thời các Tổng thống tiền nhiệm.. Obama dùng lá bài chủng tộc (race card) để bó tay người da trắng (hễ bị phê bình thì sử dụng mấy chữ “white supremacy” hoặc “right wing conspiracy” để lấp liếm), mở cửa biên giới cho dân nước ngoài nhập cư bất hợp pháp tràn vào để hưởng trợ cấp xã hội, y tế và quan trọng hơn hết được quyền bỏ phiếu. Làm như thế, nước Mỹ sẽ khánh kiệt và đảng Cộng Hòa tiêu, nước Mỹ trở thành độc đảng.

3a/ Trí thức là thành phần nhìn xa trông rộng hơn người ít học, thì phải đem sự hiểu biết của mình đưa đường dẫn lối nhằm nâng cao nhận thức quần chúng để xã hội tiến bộ, dân chủ, văn minh. Năm 1945, trí thức Việt Nam đã mê muội đi theo một lãnh tụ, một đảng xin làm em của kẻ thù truyền kiếp, ắt nhân dân bị rơi vào vòng nô lệ. Sau năm 1954, gần một triệu người dân Miền Bắc lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, tài sản, mồ mả tổ tiên vào Miền Nam tìm tự do. Nhưng trí thức Miền Nam không chịu mở mắt, một số làm tay sai cho cộng sản, còn phần lớn thì đấu đá, chia rẽ lẫn nhau hoặc thờ ơ trươc thời cuộc. Hoa Kỳ dù có chiếc đũa thần cũng không thể cứu Miền Nam.

3b/ Người nào có đôi chút nhận thức chính trị đều phải thấy bà Hillary Clinton là công cụ của Obama để thực hiện giấc mơ xã hội chủ nghĩa. Hãy bỏ qua sự kiện dư luận nghi ngờ nhiều người bị chết một cách bí hiểm do thủ đoạn của bà Hillary. Nội cái việc bà là Ngoại trưởng đã phớt lờ lời kêu cứu của Đại sứ Christopher Stevens, khiến cho quân khủng bố giết ông Đại sứ cùng với ba chiến sĩ bảo vệ an ninh là Sean Smith, Tyrone Woods và Glen Doherty một cách dã man. Ngoài ra, bà Ngoại trưởng Hillary dùng “server” riêng rất dễ bị “hacker” địch xâm nhập làm nguy hại an ninh quốc gia, rồi hủy hơn 30 ngàn “emails”, tức là bà có điều gì khuất tất gian dối cần phải qua mắt cơ quan an ninh. Thế mà bà Hillary được 10 trường Đại học danh tiếng như Stanford, Harvard, MIT, Columbia, Yale, Michigan, Priceton, Berkely, Cal Tech, John Hopkins, UCLA … ủng hộ (endorse) và 95% cơ quan truyền thông dòng chính mở hết công suất để tâng bốc bà Hillary và vu cho ông Donald Trump kỳ thị chủng tộc. Thậm chí tờ báo nổi tiếng Times bị hố to khi chưa có kết quả bầu cử mà đã vội vàng in lên trang bìa 150 ngàn số báo chào mừng vị nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ!

Thử hỏi tầng lớp trí thức mà kém cỏi nhận thức về người lãnh đạo quốc gia như thế và truyền thông chuyên môn tạo “fake news” như thế thì đất nước Hoa kỳ sẽ đi về đâu?

Obama đã dùng FBI, CIA làm công cụ cho mình để triệt hạ đối thủ một cách quy mô gồm nhiều thủ đoạn nham hiểm hơn cả vụ Watergate, mà vẫn bị ông Donald Trump hạ gục. Nhiều người tin rằng Thiên Chúa đã ban ơn cho nước Mỹ, nên giúp cho Donald Trump thắng cử. Tôi là Phật tử, nhưng tôi cũng tin vào sự mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Thưa anh Stephen B. Young,

Tôi không rõ anh thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Nhưng dù anh thuộc đảng Dân chủ, tôi vẫn phải nói lên cảm nghĩ chân thật của tôi. Theo dõi hoạt động của đảng Dân chủ bấy lâu nay, tôi nhận thấy rằng đảng Dân chủ rất giống cái Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam do cộng sản Miền Bắc dựng lên. Trung Cộng thì rất giống bọn xâm lược Miền Bắc ở chỗ phải tiêu diệt Hoa Kỳ để đoạt ngôi vị cường quốc số Một thế giới !

Một khi Trung Cộng chiếm được ngôi vị bá chủ, thế giới sẽ bị sống giống như đồng bào Miền Nam! Nên nhớ, nỗi lo ngại của tôi cho tương lai nước Mỹ đã có trước khi ông Peter Navarro phát hành cuốn sách “Death By China”. Tôi là người viết đã nhiều lần nhấn mạnh “Đạo Quân Thứ Năm” (Fifth Column) của Tàu. Ngày nay, nếu ai đã đọc cuốn sách “Death By China” thì đều phải ủng hộ Tổng thống Donald J. Trump.

Donald Trump là một thương gia thành công trên thương trường, không có tham vọng cầm quyền. Nhưng ông thấy Obama đẩy nước Mỹ vào con đường xã hội chủ nghĩa mà lại được những chính trị gia xôi thịt tham quyền, tham địa vị nhắm mắt đi theo, nên ông mới ra tranh cử để cứu nước Mỹ; chứ ông Trump không phải là người cơ hội.

Từ trước đến nay chưa có vị Tổng thống nào đã giữ đúng lời hứa với cử tri như ông Trump. Ví dụ, từ thời Clinton, qua Bush Con đến Obama đều hứa sẽ dời Tòa Đại sứ Mỹ về thủ đô Jerusalem mà chưa ông nào dám làm, ngoại trừ Tổng thống Donald Trump là người đủ can đảm, bất chấp sự chống đối của đồng minh và các nước Hồi giáo, thực hiện lời cam kết. Do đó, tôi đánh giá ông Trump rất cao, xứng đáng là nhà lãnh đạo của một đại cường và lãnh tụ của thế giới. Thành quả do Tổng thống Donald Trump mang lại cho nước Mỹ trong chưa đầy hai năm cầm quyền đã vượt mức nhiều lãnh vực, hơn tất cả những đời Tổng thống trước. Chắc anh đã biết hết cả rồi, tôi khỏi cần viết ra đây.

Phe Dân chủ tố giác câu khẩu hiệu “American First” của ông Trump là có tính cách “phát xít”, tức là họ ví Trump giống như Mussolini của nước Ý. Cái luận điệu đó là một sự vu khống, chụp mũ rẻ tiền rất giống Việt Cộng. Bởi vì trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Trump đã minh xác rõ ràng: “Tôi chủ trương người Mỹ trước hết. Và tôi rất hoan nghênh lãnh tụ quốc gia của quý vị cũng chủ trương đặt dân tộc của quý vị trước hết”. Cả hội trường đều vỗ tay vang dội do câu phát biểu đó.

Phe Dân chủ chỉ biết chống với chống Tổng thống Trump; chứ không hề có một giải pháp nào vì lợi ích cho đất nước. Nhưng tôi hiểu được vì họ tranh chấp quyền lực. Điều đáng nói là các vị lãnh đạo quốc gia thuộc đảng Cộng hòa cũng nhảy ra chống Trump.

Tổng thống Bush Cha tuyên bố bỏ phiếu cho Hillary, chống lại ứng cử viên cùng đảng với mình, chỉ vì Trump đã loại Jeb Bush ra khỏi vòng tranh đua sơ bộ.

Tổng thống Bush Con cũng chống Donald Trump, một phần vì em mình bị Trump loại và phần khác vì Trump tuyên bố George Bush đưa quân đánh vào IRAQ là sai lầm.

Còn McCain thì quá tệ. Chỉ vì Trump không cho anh ta là anh hùng, nên bỏ phiếu chống lại việc hủy bỏ Obamacare, một đạo luật mà chính McCain đã chống từ nhiều năm ở Thượng Viện. Cách ngôn Việt Nam có câu: “Cháy nhà ra mặt chuột”, Qua cái chết của McCain, người ta thấy rõ bộ mặt đạo đức giả của những chính trị gia thuộc hai đảng lợi dụng cái chết của McCain để đả kích đối thủ một cách hết sức lố bịch.

Cô Meghan McCain cũng lợi dụng lúc đọc bài điếu văn tiễn biệt bố bằng lời công kích Trump một câu rất vô duyên như sau: “The America of John McCain has no need to be made great again, because America was always great”.Chẳng lẽ cô Meghan không nhận ra uy tín nước Mỹ của ông Nghị sĩ McCain dưới sự lãnh đạo của Obama đang đi xuống mọi mặt hay sao mà cô dám bảo nước Mỹ luôn luôn vĩ đại? Nhưng vô duyên hơn hết là những chính khách tham dự buổi lễ truy điệu ông McCain đồng loạt vỗ tay tán thưởng. Điều đó cho tôi thấy đạo đức của nước Mỹ đang suy đồi. McCain đi đánh giặc, không may bị địch bắt làm tù binh, thì có gì là anh hùng? Theo tôi, những người lính cứu hỏa, những người cảnh sát liều thân chạy ngược lên lầu tòa tháp đôi (twin towers) đang phừng phực cháy để cứu nạn nhân, mới là anh hùng!

Barack Obama lên diễn đàn lớn tiếng giành lấy thành quả tổng sản lượng quốc gia (GDP) tăng, nạn thất nghiệp giảm là do công lao của mình, thì rõ ràng Obama rất giống bọn cầm quyền Việt Cộng : không biết xấu hổ là gì !

Tôi nghĩ, sở dĩ Tổng thống Donald Trump bị tứ bề thọ địch là bởi vì ông đang tiến hành cuộc cách mạng “Thanh tẩy đầm lầy” (Drain the Swamp) ở thủ đô Washington DC. Ông đề nghị giới hạn nhiệm kỳ của Dân biểu, Nghị sĩ là đủ để bị chống đối, vì đa số các vị dân cử đều muốn ngồi lì trên chiếc ghế quyền lực. Ngoài ra, ông Trump còn đề nghị những vị dân cử phải đợi 5 năm sau khi thôi chức mới được phép vận động hành lang (lobby), bởi vì vận động hành lang là một dịch vụ hối lộ trá hình.

Từ những phần tử chống đối, tôi nhận thấy những nhà chính trị ngoài miệng thì hô hào vì nước, vì dân. Nhưng thực chất, họ là những người vì lợi, vì danh của họ trước tiên.

Thưa anh Stephan B. Young,

Là người thấy trước Miền Nam chắc chắn sẽ bị rơi vào tay Việt Cộng do chứng kiến sự chia rẽ của hàng ngũ lãnh đạo đảng phái, lãnh đạo tôn giáo và sự mua quan bán chức gần như công khai, nhưng hàng ngày tôi vẫn phải nhận lệnh ra chiến trường đương đầu với giặc, thì lòng tôi đau và hận vô cùng! Thà không nhìn thấy, không biết sự sụp đổ sắp diễn ra, cứ cắm đầu cắm cổ chiến đấu, có lẽ tâm hồn tôi vẫn an nhiên tự tại?

Nay thấy nước Mỹ đang có những hiện tượng giống Miền Nam, tôi tự hỏi liệu Tổng thống Donald Trump có thể vượt qua được những sự chống đối hèn hạ một cách quyết liệt của những chính trị gia muốn tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa? Sức mạnh của nước Mỹ về kinh tế, về quân sự là đệ nhất thiên hạ, không có nước nào địch nổi. Nhưng nước Mỹ sẽ sụp đổ, giống như Miền Nam đã sụp đổ do chính mình gây ra. Đó là điều tôi lo ngại.

Tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân phản loạn giết chết. Miền Nam bắt đầu xuống dốc từ thời điểm năm 1963. Nếu Tổng thống Donald J. Trump bị truất phế do sự gào thét của phe Dân chủ và của đám truyền thông khuynh tả (cộng sản) để thực hiện xã hội chủ nghĩa như cuộc vận động của Bernie Sanders, tôi tin chắc rằng nước Mỹ cũng sẽ bắt đầu xuống dốc. Tấm gương Venezuela sờ sờ trước mắt đó thôi!

Lúc bấy giờ, Trung Cộng sẽ là bá chủ hoàn cầu. Thế giới tự do sẽ không còn nữa. Bởi vì ngoài Hoa Kỳ ra, không có quốc gia nào có thể đương đầu nổi Trung Cộng!

Đó là mối lo tâm phúc của tôi, khiến tôi viết bức thư tâm tình này gửi đến anh. Mong anh chia sẻ và chỉ giáo cho tôi những điều tôi viết mà anh cho là không đúng.

Tôi hy vọng cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 này, đảng Cộng hòa vẫn còn giữ vị thế đa số tại lưỡng viện Quốc Hội để Tổng thống Donald Trump có thể thực hiện lời cam kết với cử tri:

“MAKE AMERICA GREAT AGAIN”.

Tôi kính chúc anh chị cùng các con, cháu dồi dào sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

Trân trọng,

BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

———–

Ý kiến độc giả :

Bài viết trên của tác giả Bằng Phong Đặng văn Âu rất chí lý. Nước Mỹ chưa từng có nạn chia rẽ trầm trọng như ngày hôm nay, lý do vì đảng Dân Chủ thiên tả chưa từng bị thua nặng trong bầu cử như vừa qua truớc sự chiến thắng của Donald Trump cho nên họ biến đổi chua cay thành uất hận và chia rẻ phá hoại. Cũng chưa từng thấy vị tổng thống Mỹ nào không nghiêm chỉnh khi chào cờ ngoại trừ tên mọi da đen Obama chui từ đâu đó ra hai tay mãi bụm dái khi chào cờ theo đúng phương pháp bảo vệ bộ đùm của chiến binh Hồi Giáo của hắn
Ngoài ra chắc chắn là vì có sự khác biệt quá rõ ràng giữa chính sách “drain the swamp” của ông Trump nghịch với chính sách maintain the swamp của các chính khách tham nhủng của cả hai phe… cho nên Trump đã bị họ đánh phá tơi bời! Đó cũng là một điều thường xảy ra trong thế giới súc vật chỉ vì khác biệt màu lông hay chủng loại. Quý vị đã từng thấy đàn quạ đen vây đánh một con quạ trắng chưa ?

Quạ trắng đơn độc giửa bầy quạ đen
Tôi thì chưa thấy quạ trắng, nhưng dã từng thấy một đám chim cheo bẻo (một loại quạ đen nhỏ) vây đánh một con quạ đen lớn ở trên trời rất ngoạn mục, có lẽ cũng ngoạn mục không kém cảnh lũ quạ đen dân chủ hiện nay đang vây đánh con phượng hoàng Donald Trump vậy! Vừa thấy chúng hèn vì ỷ đông kết bè kết đảng, vừa thấy khinh dể chúng vì nếu đấu tay đôi thì chẳng có tên dân chủ nào có đủ tầm cỡ để so tài được với “Sư tử hống – kim mao sư vương” Donald Trump.

Kim Hoa Bà Bà

Sent from my iPhone

NHỮNG BÍ ẨN VỀ SAY XỈN (Alcohol myth buster)

By National Health Service
(Đọc chơi vài chuyện liên quan đến “liền ông”.
Dưới đây là mười hai điều bí ẩn về rượu mà National Health Service Choices (NHS Choices, tổ chức Y tế Quốc gia, Bộ Y tế Vương quốc Anh,) tiết lộ. Tiết lộ này đúng hay sai, không dám bàn, nhưng NHS  là tổ chức Y tế thuộc Bộ Y tế Vương quốc Anh nên những giải thích của họ khả tín. Các chiến hữu bia bọt nên “chiếu cố” để phòng thân.
1. Đàn bà và đàn ông uống rượu ngang cơ nhau?
Trật. Tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Ngoài ra, sự khác biệt về enzyme giữa hai phái cũng làm phụ nữ nhạy cảm với alcohol hơn. Tóm lại, đàn bà uống rượu “yếu” hơn, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau
2. Uống nước làm giảm bớt sự vật vã sau cơn say?
Đúng. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã. Tốt nhất là nên uống rượu vừa phải, khi nhậu nên uống thêm nước “chữa cháy”. Lưu ý rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không bảo vệ lá gan cho bạn
3. Tắm nước lạnh, một luồng gió mát, hay một lý cà phê nóng sẽ làm giã rượu?
Trật. Những thứ đó chỉ làm đỡ buồn ngủ hơn thôi. Chỉ có thời gian mới trục xuất được alcohol ra khỏi cơ thể. Phải mất một giờ cơ thể “giải quyết” được một đơn vị cồn (tương đương với 30ml rượu mạnh 40 độ, 100ml rượu vang hoặc một lon bia).
4. Rượu làm cơ thể tăng trọng?
Đúng. Một ly rượu vang 250ml cung cấp gần 200 calo. Đường và mấy món cocktail pha rượu có đường cũng thế. Alcohol (và đường) trong những thứ uống hấp dẫn này làm bạn nhịn không nổi, và cứ thế ăn tới tới.
5. Rượu là chất kích thích?
Trật. Bia rượu quả thực là chất làm dịu xuống. Mới uống, bạn cảm thấy hào hứng, vui vẻ vì rượu làm xoa dịu đi những ức chế, nhưng dần dần rồi bạn sẽ không còn kiểm soát được cảm xúc và phản ứng của mình.
6. Uống bia ít say hơn?
Trật. Uống nửa lít bia (độ cồn 5%), một ly vang 250ml (độ cồn 11%), hay một ly vodka 70ml (độ cồn 40%), nghĩa là bạn đã uống 2,8 đơn vị cồn. Uống cỡ này là bạn đã say về mặt hóa học rồi. Uống càng lẹ, thì nồng độ cồn trong máu dễ đạt đỉnh cao. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm thấy như thế nào mới là “ngoắc cần câu”, kể cả tâm trạng muốn uống cho tới xỉn.
7. Đổ “bê tông” trước khi uống đỡ bị say hơn?
Trật. Ăn đầy bụng rồi mới ra ngoài nhậu chỉ làm chậm hấp thu rượu, chứ không làm giảm say được. Chậm hấp thu (tưởng đâu mình ngon), uống thả dàn là xỉn. Dù sao cũng nên đổ “bê tông” ở nhà trước khi ra ngoài nhập tiệc, nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…)
8. Đang uống bia, XO, sang uống rượu vang hoặc rượu mạnh, sẽ làm mau xỉn hơn?
Trật. Lượng cồn trong máu mới là yếu tố quyết định đến chuyện say xỉn. Còn uống đủ thứ rượu bia có thể làm bạn khó chịu hơn do bao tử bị “rối loạn”, chứ không làm bạn mau xỉn hơn được.
9. Càng uống càng lên đô, nhậu sẽ an toàn hơn?
Trật. Càng uống nhiều, càng hại nhiều. Càng lên đô, càng rủi ro nhiều. Lên đô là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể của bạn đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu.
10. Uống hơn một ly vang mỗi ngày có thể làm giảm cơ may thụ thai?
Đúng. Phụ nữ uống rượu nhiều khó dính bầu hơn. Một nghiên cứu trên tờ British Medical Journal cho thấy, chỉ cần uống rượu năm lần mỗi tuần là có thể giảm cơ may thụ thai. Nếu quý bà muốn có con, nên tránh xa rượu.
11. Nếu muốn uống rượu nhẹ ít độ cồn, nên dùng vang trắng?
Trật. Một ly vang trắng, vang đỏ hay một chai bia, một shot whisky, hay các loại rượu chưng cất khác… đều chứa một lượng cồn như nhau. Tùy vào độ mạnh (độ cồn) của bia hay rượu và uống nhiều hay ít, khi thử trên thiết bị dò cồn qua hơi thở đều cho kết quả như nhau.
12. Đàn ông uống quá nhiều rượu, khó có con?
Đúng. Rượu làm giảm thụ tinh sinh sản do ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Đàn ông muốn có con nên giảm nhậu lại.
Theo National Health Service
Alcohol myth buster
By National Health Service
 
1) Women are affected by alcohol to the same degree as men.
FALSE: Men have a higher average total body water content than women (62% compared to 52%), meaning men are better able to dilute alcohol than women. Other factors have also been reported that can make women more sensitive to alcohol, such as enzyme differences. All these factors mean that women are more at risk than men from the same level of drinking.
 
2) Drinking water can lesson the effects of a hangover.
TRUE: While food and water may ease some of the symptoms, they won’t cure a hangover. The best way to avoid one is to moderate your drinking and have water between alcoholic drinks. Remember that water won’t make you any less drunk or protect your liver.
 
3) A cold shower, fresh air or hot coffee will sober someone up.
FALSE: You might feel less sleepy, but only time will get alcohol out of your body. Depending on your weight, it takes about one hour to process one unit of alcohol.
 
4) Alcohol is fattening.
TRUE: There can be almost 200 calories in a large glass of red wine. And any sugar in mixers or cocktails comes on top of the alcohol content of the spirits. Alcohol also reduces our self-control, making it easy to eat too much.
 
5) Alcohol is a stimulant.
FALSE: Alcohol is actually a depressant.  Initially, you may feel more energetic or cheerful because alcohol depresses your inhibitions. However, that means you can also be less able to control your emotions or reactions.
 
6) Beer gets you less drunk.
FALSE: An average pint of beer (ABV 5%), large glass of wine (250ml, ABV 11%) or a ‘large’ double vodka (70ml, ABV 38 to 40%) all have around 2.8 units of alcohol. This is what makes you drunk chemically, and the faster you drink the full 2.8 units, the higher your peak blood level. But there are a wide range of factors that can affect how drunk you feel including your expectations.
 
7) Lining your stomach with a big meal before drink can help to reduce the risk of getting drunk.
FALSE: Drinking on a full stomach before you go out will delay alcohol getting into your system, not prevent it. A meal will only delay the rate of alcohol absorption, but if you go on to drink heavily you will get drunk. However, it’s still best to eat a proper meal before a night out, especially foods rich in carbohydrates and proteins.
 
8) Switching between beer, wine, and spirits will make you more drunk.
FALSE: Your blood alcohol content is what determines how drunk you are. Mixing drinks may make you sicker by upsetting your stomach, but not more intoxicated.
 
9) Your body develops a tolerance to alcohol, so you can safely drink more.
FALSE: The more you drink the more damage your body will sustain and the greater the risks become. Tolerance can actually be seen as a warning sign that your body has started to be affected by alcohol.
 
10) Drinking more than a glass of wine a day may reduce your chances of getting pregnant.
TRUE: Women who drink a lot find it more difficult to conceive. A study reported by the British Medical Journal found that as few as five drinks every week may decrease a woman’s chance of becoming pregnant. If you want to conceive, it’s probably best to avoid alcohol completely.
 
11) White wine is a good choice for a person who wants a light drink with less alcohol.
FALSE: A glass of white or red wine, a bottle of beer and a shot of whiskey or other distilled spirits can all contain equivalent amounts of alcohol, depending on actual drink size and strength and will give similar readings on a breathalyzer.
 
12) Drinking too much alcohol can reduce male fertility.
TRUE: Alcohol decreases fertility by its effect on sperm quality and quantity. Men trying for a family may want to consider reducing their overall alcohol consumption.
 
NHS Choices 2011

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: “The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story / by Dave Bushy.”

Archway Publishing, January 8, 2018

 Tin tức về sách và về mua sách:

The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story / by Dave Bushy.” Archway Publishing, January 8, 2018

ISBN: 978-1-4808-5236-5 (sc) ISBN: 978-1-4808-5237-2 (hc)

ISBN: 978-1-4808-5238-9 (e)

Library of Congress Control Number: 2017917214

Archway Ppublishing rev. date: 01/08/2018

 

theworldlookedaway.com

https://www.amazon.com/World-Looked-Away-Vietnam-After/dp/1480852368/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1516124660&sr=8-1&keywords=The+World+Looked+A

https://www.barnesandnoble.com/w/the-world-looked-away-dave-bushy/1127831831?ean=9781480852365

Trân trọng cảm ơn,

Ý Phan,

Một cư dân tỵ nạn Cộng Sản tại Oregon

Kính gởi:
Quý niên trưởng, quý vị lãnh đạo và hội viên các hội đoàn, chiến hữu, cựu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, các em thanh thiếu niên Việt Nam, và quý đồng hương trong cộng đồng Oregon và Washington.
Là một cư dân tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Oregon, tôi xin thành kính và thân mến gởi đến toàn thể quý vị lời cầu chúc sức khỏe và bình an.
Guồng máy cai trị và tuyên truyền của bạo quyền Cộng sản đang gia tăng bóp nghẹt tiếng nói của người Việt Nam yêu nước, yêu tự do, yêu nhân quyền và yêu công lý. Tập đoàn lãnh đạo bạo ngược Cộng Sản Việt Nam tiếp tục buôn bán đất nước và xương máu người dân, viết lại lịch sử quốc gia, thay đổi văn hóa và đày đọa dân tộc. Chúng tiếp tục mưu toan lấp liếm và thay đổi sự thật hòng hợp thức hóa vĩnh viễn chế độ độc tài, độc tôn, độc ác và độc hại của chúng. Chúng làm mọi cách để gây ảnh hưởng thuận lợi cho chế độ độc tài, phi nhân của chúng trên dư luận thế giới và các thế hệ trẻ Việt Nam, lợi dụng lòng vô tư của người dân trong các xã hội cởi mở của các nước tự do và tính hồn nhiên trong trắng của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Một số không ít người tin rằng: chúng ta, thế hệ từng chiến đấu bảo vệ tự do và hạnh phúc của miền Nam Việt Nam, của dân tộc Việt Nam cũng như công lý và nhân quyền cho Việt Nam, có trọng trách trình bày, giải thích cho các thế hệ trẻ trong cũng như ngoài nước, các việc mà tập đoàn lãnh đạo vô nhân Cộng Sản Việt Nam đã và đang làm gì trước, trong và sau chiến tranh Việt Nam, đã gây những tại hại và tai họa nào cho dân tộc Việt Nam trong nhiều thập niên qua và sắp tới.
Một số trong chúng ta cũng đã có dịp xem đài truyền hình PBS trình chiếu phim Chiến Tranh Việt Nam (The Vietnam War của ông Ken Burns và bà Lynn Novick). Loạt phim tài liệu này gây không ít các quan điểm đối nghịch trong giới cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiếm tại Việt Nam và ảnh hưởng sâu xa đến cảm nhận của công chúng Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam. Và hơn hết, đã gây nhiều xúc động về tình cảm và quan điểm của người Việt hải ngoại rằng loạt phim này đã trình bày có tính cách thiên vị – một cách cố tình hay vô ý – cho Cộng Sản Việt Nam. Một cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, trung tá hồi hưu lục quân Hoa kỳ, Lt. Col. John G. “Jack” Heslin, đã viết: “My disappointment with the Ken Burns series is more in the omissions, what was not told, than the commissions, what was said.” [“Với loạt phim của Ken Burns, sự thất vọng của tôi là ở chỗ nó đã bỏ sót – những gì không được kể, nhiều hơn là công trình của nó – những gì đã được nói.”] Điều này cho thấy chúng ta cần phải kể lại, trình bày và giải thích chuyện gì đã xảy ra cho chúng ta, cho quê hương và cho dân tộc – trong và sau chiến tranh Việt Nam – cho thế hệ con em chúng ta mà câu chuyện của anh Phạm Tấn Quốc dưới đây là một thí dụ điển hình.
Gần đây tôi có dịp may mắn được một chiến hữu Sư Đòan 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa giới thiệu một cựu quân nhân QLVNCH cư ngụ tại miền Nam California, anh Phạm Tấn Quốc. Qua sự quen biết này tôi được biết anh Quốc vừa hoàn tất và xuất bản một cuốn sách hơn 400 trang (chuyển dịch Anh ngữ) viết về chuyện gì đã xảy ra cho anh, cho gia đình thân nhân anh, cho quê hương và đồng bào sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975. Anh là một thuyền nhân [Boat People]. Với thân thế này, hoàn cảnh của anh có nhiều điểm tương đồng với nhiều quý đồng hương chúng ta. Tựa đề sách là The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story / by Dave Bushy.” Archway Publishing, January 8, 2018. Ông Bushy là một nhà văn Hoa kỳ chuyên nghiệp và kinh nghiệm viết văn nhiều năm.
Anh Quốc giải thích lý do và nộị dung của sách như sau (bằng Anh Ngữ, tôi xin được trích dẫn và phỏng dịch một đôi câu [phần chữ trong ngoặc]): Why did Quoc Pham decide that this book should be written? Here are Quoc’s own words: [Tại sao anh Quốc quyết định viết sách này? Đây là lời của anh Quốc:]
One day, out of nowhere, my 7-year old grandson asked me, “Ong Ngoai, why are you living here instead of your own country, Vietnam?” It was like a wakeup call to me. I suddenly realized that I needed to tell the stories of the millions of ex-military men like me – and their families – of why we chose a life of exile in countries other than our own. Our stories needed to be told to the second and third generation of Vietnamese-Americans so that they could understand and better appreciate the peaceful lives they live in America and other countries around the world.
People need to know that after the war, there were hundreds of thousands of deaths of former South Vietnamese military personnel and their family members, due to the inhumane treatment by the Communist government against what they called the losing side. The revenge came in different shapes and forms leading to similar outcomes. These included shame, poverty, suffering and death to the heroes who had the nerve to fight for the freedom of the South Vietnamese people.
There was nothing worse for those who escaped their own country than to be labeled as cowards. There was nothing worse than those who died among the Vietnamese Boat People – all for the chance of freedom in the East Sea. There was nothing worse than to start over at the very bottom of society in a different country and culture, living among people who had no real knowledge of what had happened to us.
[Không có gì tồi tệ hơn cho những người đã trốn khỏi đất nước của họ mà lại còn bị gọi là kẻ hèn nhát. Không có gì tủi hận hơn cho những thuyền nhân Việt Nam đã chết ở Biển
Đông, tất cả chỉ vì muốn có cơ hội sống tự do. Không có gì tệ bạc hơn là bắt đầu lại [cuộc đời] từ dưới đáy cùng của xã hội ở một đất nước và văn hóa khác, sống giữa những người không thực sự hiểu về những gì đã xảy ra cho chúng ta.]
Millions chose to leave Vietnam for the one thing they valued most: Freedom. Hopefully, this story will satisfy the question from my grandson, “Why did you leave your own country, grandpa?”
[Hàng triệu người đã chọn rời Việt Nam vì một điều họ coi trọng nhất: TỰ DO. Hy vọng rằng câu chuyện này sẽ đáp ứng được câu hỏi từ cháu trai của tôi: “Tại sao ông ngoại lại rời khỏi đất nước của mình?”] What is the book about? [Sách nói gì?]
This is the story of what happened in Vietnam after the war ended on April 30, 1975. It is told through the experiences of Quoc Pham, his wife Kim-Cuong and their family. Quoc was a South Vietnamese naval officer who struggled with the decision to escape from the country before the country’s fall. He ultimately decided to stay for the sake of his family, and was sent to a Reeducation Camp within weeks of the war’s end. A promised ten days of indoctrination evolved to weeks, then months, then years. He was starved, beaten and subjected to continual hard labor and indoctrination. He saw hundreds die from malnutrition and ill treatment. In the meantime, his wife and family were subjected to confiscation of personal property, appropriation of their bank assets, and treatment as second-class citizens. They experienced malnutrition, poverty and poor medical care leading to untimely death. In Vietnam today the period from 1975 to 1985 are still called “The Ten Dark Years.”
Quoc prevailed through his camp experiences, with strong spiritual faith and continued support and love of his wife Kim-Cuong. It was she who sent him medicine to keep him alive; travelled for three days in dangerous jungles to visit him in the camps; and helped plan his escape after his experience as a human mine detector on the Cambodian border. And it was she who supported him as he set out to join the mass exodus of Vietnamese Boat People, as he left with his young son and 53 other people on a 37-foot boat, departing into a storm in the East Sea (what the Vietnamese call the South China Sea).
Quoc and Kim-Cuong’s courage are emblematic of what happened in millions of families throughout the former country of South Vietnam. The story of one family is really a story about a people – a people from which the world looked away. That is why the book was written – to tell their story.
[Lòng dũng cảm của Quốc và Kim Cương là biểu tượng của những gì đã xảy ra cho hàng triệu người của các gia đình trên khắp đất nước cũ của miền Nam Việt Nam. Câu chuyện
về một gia đình thực sự ra là một câu chuyện về một dân tộc – một dân tộc mà thế giới đã ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác. Đó là lý do tại sao cuốn sách này cần được viết – để kể lại câu chuyện của họ.]
… Và cũng là câu chuyện của chúng ta, của dân tộc Việt Nam sau chiến tranh, kể cho thế hệ trẻ Việt Nam và thế giới. Tôi tin tưởng rằng tất cả người Việt tỵ nạn Cộng sản khắp năm châu đều có những chuyện muốn kể cho con cháu mình.
Tôi hy vọng và cầu chúc ông Quốc và ông Bushy nhiều thành công phổ biến và bán sách The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story. Lời cầu nguyện của tôi là cuốn sách viết bằng Anh ngữ này sẽ được đọc và hưởng ứng bởi thế hệ trẻ hải ngoại Việt Nam mà phần lớn không đọc và viết được Việt ngữ. Và cả thế hệ trẻ tại Việt Nam nữa. Để họ biết chuyện gì đã thực sự xảy ra cho gia đình, ông, bà, cô, chú, anh, chị, thân nhân và quê hương Việt Nam của họ, và “Tại sao chúng ta lại rời khỏi đất nước của mình?”
Tôi xin trân trọng kêu gọi quý vị ủng hộ sách và phổ biến rộng rãi các tin tức này đến thân nhân và bạn hữu.
Nhiều hot link của email này sẽ giúp quý vị đặt mua sách hay e-book (Kindle…) Xin quý vị phổ biến rộng rãi các tin tức này đến các thân hữu. Trân trọng cám ơn. Tin tức về sách và về mua sách:
“The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story / by Dave Bushy.” Archway Publishing, January 8, 2018
ISBN: 978-1-4808-5236-5 (sc) ISBN: 978-1-4808-5237-2 (hc)
ISBN: 978-1-4808-5238-9 (e)
Library of Congress Control Number: 2017917214
Archway Publishing rev. date: 01/08/2018
theworldlookedaway.com

Click to view inside…

https://www.barnesandnoble.com/w/the-world-looked-away-dave-bushy/1127831831?ean=9781480852365
Trân trọng cảm ơn,
Ý Phan,
Một cư dân tỵ nạn Cộng Sản tại Oregon

HISTORY: What happened to the people who remained in the former South Vietnam after the war ended in April 1975? Few of us know.
Bushy, Dave. “The World Looked Away: Vietnam After The War: Quoc Pham’s Story / by Dave Bushy.” Archway Publishing, January 8, 2018,
theworldlookedaway.com

LẠ GÌ NỘI GIÁN VIỆT GIAN?

Kính tặng quý Trưởng Hướng Đạo luôn góp sức

cho một Việt Nam Tự Do không cộng sản.

*

Đoàn đấu đảng đầy đường, đánh đá đẹp?

Thật thiệt thòi chuyện chết chóc dân ta!

Trớ trêu thay lắm luật lệ rườm rà

Nuôi “bạo chúa, gian thần” thêm tuổi thọ.

 

Lại lấn lướt, giặc Tàu bắt: “Buông bỏ!”

Nhắc nhở nhau mỗi móc méo thăm dò

Chúng vòng vo, cặp kế cận, mần mò

Mắt cú vọ, lửa lóe lên dòm ngó.

 

Chuyên cung cấp, theo thập thò, xin xỏ

Hớn hở hoài, mắt rực đỏ Việt gian

Giặc đổ quân đã đầy đặn nơi cần

Trong tình trạng nắm đầu Trung Ương Đảng.

 

Theo trình tự: Việt gian nuôi nội gián.

Bao quân đoàn nhan nhản Hán tràn lan,

Giặc dềnh dàng: dân dẹp khá khó khăn

Không cứng rắn cứu dân là bại trận!

Ý Nga*25.8.2017

QUÁ RÕ NÓN CỐI ĐỎ VÌ AI

Tiền chung đổ trọn túi riêng

Nợ công bởi Cộng lạm quyền chuyện tư

Tăng thu thuế, quỹ có dư?

Í… a… đảng cứ khư khư lắc đầu!

 

Cạn dần ngân sách vì đâu?

“Đại đồng” đoàn, đảng: đứng đầu tham lam!

Quan tham chỉ bị tước hàm

Nhẹ nhàng… “cảnh cáo”. Ai làm gì ai?

 

Xóa tư cách”? Thật khôi hài:

Xóa đây, tước đó: hết “ngài” thành “ông”!

Ý Nga*31.8.2017

NHỚ NGÀY HỌC “NGU”

Tá, tướng, lính tê: “tê thấp” tập thể

Nhờ “ơn đồ tể” hành hạ thỏa thê

Bệnh không thuốc…tể, xuyên tâm liên tề!

Không phấn khởi cũng giả vờ “hồ hởi”.

 

Xa vời vợi, Mẹ ơi xin đừng đợi!

Vợ con ơi! Chiến sĩ bất phùng thời

Súng buông lơi rã rượi phút “đổi đời’

Giặc phơi phới dạy đời: –Ngu tập thể!

Ý Nga, 19-5-2016

MỪNG NGƯỜI 

DÉP CHỬA ĐỨT QUAI

Hỏi người xách dép chạy đâu?

Đeo toàn bạc cắc cả xâu nặng nề.

Bảo rồi: tỵ nạn đừng về

Quốc Gia, cộng sản vụng về học thêm?

*

Cộng ăn chả, chẳng trả nem

Ruột-non-ngàn-dặm” tiền đem về hầu

Cung bao nhiêu đủ mức cầu?

Nào đâu một đảng! Việt, Tàu cả hai.

*

Mừng người dép chửa đứt quai

Đôi chân lành lặn, hình hài còn nguyên!

Ý Nga*25.5.2017

NHỮNG NHẠC SĨ 

PHỔ THƠ ĐẤU TRANH 

CỦA NGƯỜI CHƯA QUEN

(Trích tuyển tập viết chung nhiều tác giả: TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ ANH BẰNG)

Ý Nga

Thưa quý Độc Giả,

Những Nhạc Sĩ phổ thơ người xa lạ

Chỉ vì điều tâm đắc: chuyện Quốc Gia

Xa thành gần, quen thay lạ trổ hoa

Hoa Tranh Đấu nối nhịp cầu tỵ nạn.

            “Lạ” này là chưa quen, chưa thân, chưa gặp chứ không phải “lạ” tờ lờ mờ kiểu Việt Cộng bán nước!

Trước đây, quý Anh Chị trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ có yêu cầu tôi viết một bài về chú Anh Bằng, nhưng tôi đã từ chối, vì nếu viết về chú Anh Bằng (đã phổ nhạc cho Ý Nga 1 bài) mà không viết về 10 Nhạc Sĩ đã phổ cho Ý Nga 88 bài thơ thì e rằng tôi sống không phải đạo, sẽ làm buồn lòng quý Nhạc Sĩ sau đâyu, xếp theo thứ tự ABC:

-Lã Mộng Thường                    (01 bài),

-Lê Trung Diệu Châu               (04 bài),

-LMST                                     (34 bài), www.lmstflorida.com

-Mai Đằng                                (01 bài),

-Miên Hương                           (10 bài),

-Nguyễn Hữu Tân                    (02 bài),

-Nguyễn văn Thành                 (31 bài),

http://www.danchuca.org/DanChuCaPhoTho.shtml

-Phiêu Bồng                             (02 bài),

-T242-Nguyễn Bá Toản           (02 bài),

-Trần Quan Long                     (01 bài).

-Bùi Kim Cương                      (05 bài)

Cũng như với chú Anh Bằng, tôi chưa từng được hân hạnh gặp mặt quý Nhạc Sĩ này một lần nào ngoài đời. Nay nhân dịp giỗ 2 năm của chú Anh Bằng, lời yêu cầu tham gia vào tuyển tập đặc biệtnày của quý Anh Chị có lòng đã được lặp lại lần thứ hai, nên tôi xin mạo muội nhân dịp này để: tri ân chung tất cả quý Nhạc Sĩ, Độc Giả nào đã chọn thơ đấu tranh để phổ nhạc và tiếp tay chuyền Lửa, dù là thơ của Ý Nga hay thơ của bất cứ ai.

Là một nữ thuyền nhân chưa từng tham gia vào bất cứ một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại, theo tôi thì, Nhạc Sĩ Anh Bằng hay bất cứ người Nhạc Sĩ nào, dù đã thành danh trước hay sau năm 1975, dù chuyên nghiệp hay tài tử, nếu chọn thơ đấu tranh của những tác giả chưa quen thân để phổ nhạc, họ đều là những người can đảm, không háo danh, yêu thơ và biết trân trọng thơ, biết chia sẻ nỗi khắc khoải của người làm thơ mà hòa thêm vào bầu tâm huyết của chính họ, hầu tạo nên những dòng nhạc chung cho một trang bi sử của người Việt tha hương. Can đảm, vì họ không thể biết chính xác tác giả bài thơ là ai, họ chỉ đọc thơ mà “cảm” cái tình Việt lớn lao có cùng chung một mẫu số: ưu tư cho vận Nước, thù Nhà và đồng bào.

Cùng tỉnh táo nhắc nhau đừng khờ khạo

Trong trường văn, trận bút khá nhọc nhằn

Xa dặm ngàn, chuyền Lửa thật khó khăn

Thơ, văn, họa… tuổi dần tàn, dầu cạn.

(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)

Không riêng chỉ Nhạc Sĩ, chẳng riêng chi chú Anh Bằng, mà bất cứ người nghệ sĩ nào khích lệ những hướng sáng tác văn, thi, họa, nhạc.v.v… nói lên được tội ác của VC và chủ nghĩa cộng sản như thế, Ý Nga đều âm thầm để ý và thưởng thức bằng tấm lòng kính trọng, bởi, chính sự chia sẻ quan trọng này đã tạo nên nét đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ ấy, của những tấm lòng còn biết xót xa trước cảnh quê hương, dân tộc đang bị tà quyền thao túng. Họ chính là những tấm gương cho tuổi trẻ noi theo: dù sống ở đâu, sung sướng thế nào cũng không được quyền quên những đồng bào bất hạnh còn lại nơi quê Nhà.

Đó cũng là lý do, dù có quen biết họ hay không, một khi tâm đắc với những sáng tác có ý nghĩa như thế, chúng tôi đều chuyền đi muôn phương, nhất là về châu Âu, nơi tôi đã tỵ nạn chính trị 20 năm.

Bất cứ người thưởng ngoạn nào yêu thích những tác phẩm đấu tranh chống lại tội ác và vinh danh chính nghĩa của người Quốc Gia, đều đáng được trân trọng, vì chính họ là nguồn khích lệ tinh thần lớn lao để nuôi sống và bảo vệ cội nguồn, khuyến khích các thế hệ tiếp nối luônbiết quý trọng giá trị bất biến của tính nhân bản trong tâm hồn người Việt. Nghệ thuật vị nhân sinh là thế!

Vũ, nhạc, kịch… san niềm đau vô hạn

Cùng luận bàn, hướng sáng tác vì dân

Giữ tinh thần khơi Lửa, chẳng vong thân

Nhắc Quốc Hận, tự tu thân, giữ Lửa.

(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)

*

Trong tinh thần tri ân chung đến những người Việt tha hương đáng kính như đã thưa, tôi xin phép ghi lại nơi đây chút tâm tình riêng giữa chú Anh Bằng và Ý Nga, qua nhịp cầu văn nghệ giữa thơ và nhạc, chút kỷ niệm còn lưu dấu, xếp theo thứ tự thời gian nhận được, sau khi bản nhạc phát hành, để quý độc Giả cùng chia sẻ chung tài phổ nhạc của chú anh Bằng:

Bài thơ buồn “Chỉ Một Lần Thôi” của Ý Nga, đã hân hạnh được ba Nhạc Sĩ để mắt đến và phổ nhạc: đầu tiên là Nhạc Sĩ LMST, rồi đến chú Anh Bằng và sau đó là Nhạc Sĩ Phiêu Bồng. Khởi duyên văn nghệ của Ý Nga và Nhạc Sĩ Anh Bằng, qua bài này, bắt đầu vào một ngày của tháng Tư buồn bã năm 2011, qua đó, Nhạc Sĩ Lê Dinh đã chuyển lại một điện thư (email) của Nhạc Sĩ Anh Bằng, viết trước đó 2 ngày như sau:

-From: Van Dinh Le, To: Y Nga,

CC: Anh Bang; Nghe Thuat,

Sent: Fri, 8 Apr 2011 15:52,

Subject: Fw: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH

 

-From: bang anh,

To: Y Nga,

Sent: Wed, April 6, 2011 8:50:51 PM,

Subject: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH 

Ý Nga quý mến,

Chắc Ý Nga còn nhớ ngày trước báo Nghệ Thuật của chú Lê Dinh còn ấn hành, Ý Nga có đăng một bài thơ, mở đầu bằng câu: “Gần cuối năm rồi anh biết không?”

CHỈ MỘT LẦN THÔI

*

Viết cho Ghe-Không-Số-41-Người,

nhập trại Songkhla, Thái Lan 15.1.1980.

*

Lời thơ Ý Nga

Gần cuối năm rồi anh biết không?

Ðếm hoài, em cứ đếm trong lòng

Tám mươi và mấy lần “mươi” nữa?

Cứ đếm để mòn… niềm mỏi mong.

Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?

Tưng-bừng phố xá hoa đèn giăng

Người người mua sắm vui như Tết

Một kẻ âm-thầm đốt nén nhang.

Cứ nhớ hoài thôi chuyện sẫm màu

Cả thuyền ngơ-ngác, nát niềm đau

Môi khô con trẻ chờ giọt nước

Mắt ướt ngoại già trông Chúa, Cha.

Biển lặng thuyền dừng, người sóng xao

Trùng dương dậy sóng, người thì-thào

Trối nhau lời cuối không hơi thở

Nước biển mặn như… nước mắt trào.

Ðêm ấy cũng là đêm Giáng Sinh

Cướp cười, cướp nói, mình làm thinh

Nhìn nhau nước mắt hòa trong máu

Một Giáng Sinh thôi! Một hải trình!

Ý Nga

 

Chú Anh Bằng có lấy thi phẩm này để phổ nhạc, đổi tựa thành “Mất Anh Đêm Giáng Sinh” và thêm thơ của chú vào cho hợp với nhạc.

Lời nhạc Anh Bằng

 

Gần cuối năm rồi anh biết không?
Nhớ hoài em nhớ đến vô cùng
Nhớ anh và chiếc thuyền trên sóng
Bão táp dập vùi ngoài biển Đông.


Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?

Tưng bừng phố xá giăng hoa đèn
Người đi xem lễ ôi trìu mến
Em khóc âm thầm đốt nén nhang.

Cứ nhớ hoài thôi chuyện héo sầu:
Cả thuyền kêu than nát niềm đau,
Môi khô con dại thèm giọt nước,
Mẹ khóc nhìn con…
Mẹ khóc nhìn con chết thảm sầu.


Đêm ấy là đêm Chúa giáng sinh,
Sóng gió biển khơi giết dân lành,
Lời nào tả hết ngàn cay đắng?
Ôi Giáng Sinh buồn em mất anh!

 

Chú sẽ gửi nhạc cho Ý Nga khi chú nhận được thư trả lời. Chú cám ơn và mong tin Ý Nga.

Chú: Anh Bằng.

*

Và thế là thơ nhạc gặp nhau, chú cháu chúng tôi cũng quen nhau từ đó, khởi đầu cho một sự liên lạc mới:

 

Chú Anh Bằng

Sent: Fri, 8 Apr 2011 23:06

Subject: THĂM Ý NGA

Ý Nga thân mến

Cho chú địa chỉ, khi có DVD chú sẽ gửi biếu Ý Nga để xem cho vui.

Cám ơn Ý Nga

 

Chú Anh Bằng

From: bang anh, Sent: Wed, 4 May 2011 3:43

Ý Nga thân mến,

Bây giờ chú cháu mình đừng nói nhiều, chú sẽ ký DVD: “Anh Bằng-Dòng Nhạc Lưu Vong” tặng Ý Nga, khi có địa chỉ; nhưng phải mất chừng 10 ngày, vì thủ tục thuế quan của Canada cẩn thận lắm. Tốt nhất là Ý Nga nên mua 1 cuốn để nghe trước đi! Nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung khi trình bày đã khóc thật sự, cảm động lắm.

Chú mong tin

Độc giả LC 

Sent: Wed, 4 May 2011 7:44

Hello,

… Đọan chuyển… đêm ấy là đêm giáng sinh…, Nhạc Sĩ AB viết rất hay. Chúc mừng Ý Nga. Từ bài thơ, Anh Bằng đã sửa đôi chút và phổ nhạc rất hay.

Thi hữu Phương Thúy

Sent: Wed, 4 May 2011 7:56

Chúc mừng Ý Nga đã có bài thơ phổ nhạc và được đưa vào Asia DVD Kỷ Niệm 36 Năm Viễn Xứ. Asia là nguồn tiêu khiển tinh thần duy nhất mà chị còn xem đến bây giờ.

 

Thi hữu Vĩnh Nhất Tâm

Sent: Wed, 4 May 2011 12:20

Chúc mừng và mong rằng Ý Nga có nhiều bài thơ phổ nhạc của những Nhạc Sĩ. Đó sẽ là nguồn an ủi lớn lắm đó. 

 

Độc giả Lê thị Trúc Mai (phụ huynh của 2 em học trò)

Sent: Wed, 4 May 2011 12:20

Cô Nga,

Chúc mừng cô Nga và tin rằng sẽ còn có nhiều bài thơ của Cô Nga được phổ thành nhạc và chia sẻ cho tất cả mọi ngưòi thưởng thức.

30 tháng tư lại qua, còn bao 30 tháng tư nữa cô Nga ơi? 

Nhạc Sĩ Nguyễn thị Minh

Sent: Thu, May 5, 2011 11:24:10 AM

Chị đã nghe bài mà Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ từ thơ Ý Nga và có ý kiến thế này, sau khi xem qua toàn chương trình của cuốn Asia mới: bài hát của Ý Nga đã làm nổi bật ý nghĩa của “Dòng Nhạc Lưu Vong” và thật may mắn là được Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung trình bày xuất sắc với sự rung cảm mà chị tin rằng trọn vẹn nhất. Giọt nước mắt của Nguyễn Hồng Nhung rơi xuống ở góc cạnh thật bất ngờ và vẽ mặt diễn xuất của Nguyễn Hồng Nhung lúc đó thật hoàn hảo, làm tăng giá trị của bài hát và cảchương trình này.

Chị đã nghe Nguyễn Hồng Nhung hát nhiều bài trước đây, nhưng lần này, với bài hát của Ý Nga, chịđã cho điểm Ca Sĩ này rất cao và cảm phục Nguyễn Hồng Nhung hơn rất nhiều, khi thấy cô cũng đứng chung và hát các bài hát hợp ca đấu tranh khác trong chương trình. Có lẽ chị thiên vị, nhưng trong tất cả các bài nhạc của ông trong DVD này, bài hát từ thơ Ý Nga, đã cho thấy khả năng viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng trội hơn rất nhiều bài khác. Nếu không có bài của Ý Nga, có lẽ chương trình sẽ bị giảm đi nhiều sự xúc động đặc biệt nên có trong cuộc đời viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng.

Chị chia vui với Ý Nga và với cả Nhạc Sĩ Anh Bằng đã làm được bài hát này.

 

Người lính Võ Bị NĐT

Sent: Fri, 6 May 2011 4:55

Chị Ý Nga!

Bài thơ này làm tôi nhớ lại tôi cũng vào Songkhla năm 1980 như Chị. Tôi đăng luôn lên trang website của Võ Bị Đà Lạt. Ai đọc thơ này sẽ nhớ 30/4.

Thân Kính

 

Độc giả Nguyễn thị Thu Hằng 

Sent: Fri, 6 May 2011 8:30

Hoan hô chị Ý Nga! Em đã nghe bài hát với Nguyễn Hồng Nhung, thật là trên cả tuyệt vời!

 

Độc giả DANG TAN

Sent: Sun, Dec 4, 2011 9:37 am

Lời hát Ngyễn Hồng Nhung rất thấm và bài thơ “Chỉ Một Lần Thôi” rất hay.

Cám ơn Ý Nga nhiều.

 

Chú Anh Bằng

Sent: Mon, Dec 5, 2011 10:22 pm

Ý Nga quý mến

Cám ơn Ý Nga thật nhiều đã nhớ đến chú và cho chú chia sẻ những cảm nghĩ chân thành của khán-thính-giả và độc giả. Chú Bằng rất hãnh diện khi được chia sẻ niềm vui với Ý Nga, qua những lời khen ngợi, khuyến khích của khán-thính giả sau khi nghe ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH của chú cháu mình.

Ca sĩ thường đi “show”, chú sẽ gặp Nguyễn Hồng Nhung nay mai và sẽ chuyển lời bình của họ cho Nguyễn Hồng Nhung, theo sự gợi ý của Ý Nga.

Chú già lão nên lẩm cẩm, thư của cô Vân lại chuyển cho Ý Nga, như Ý Nga thấy rồi, lại còn lú lẩn, hay quên, chậm chạp, bệnh tật đủ thứ. Vì vậy, nếu khi nào thấy chú không trả lời thư thì email nhắc chú chứ đừng buồn chú nghen. Thương chú, muốn liên lạc với chú thì Ý Nga phải hiểu rằng đời sống của chú luôn luôn lấy tình nghĩa làm đầu… Qua lá thư vừa rồi của cháu, chú đã hiểu Ý Nga là người tốt, dễ mến và khiêm tốn.

Lâu lâu viết thư thăm hỏi chú nhé.

Chúc cháu vui, khỏe luôn

Chú: Anh Bằng

 

Chú Anh Bằng

Sent: Tue, May 5, 2015 8:08 am 

Ý Nga thân mến

Chú AB hôm nay đã gửi biếu Ý Nga 10 DVD, trong đó có ký một cuốn: “Thân tặng Thi Sĩ Ý Nga” và 10 CD cũng có ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH như trong DVD.

Có gì thắc mắc xin cho chú biết.

Chú cám ơn Ý Nga đã nhớ đến và dành cho chú những lời chúc mừng sinh nhật của chú rất chân tình.

Ý Nga đã nhận được món quà nhỏ của Asia thân tặng, chú cũng rất vui.

Cầu chúc Ý Nga có thêm nhiều thi phẩm đấu tranh thật xuất sắc để trước hết là góp phần xây dựng quê hương, sau là đợi khi chú được hân hạnh phổ nhạc vào thơ của Ý Nga  (người chiến sĩ văn hóa) đã tận tụy hy sinh cho cuộc đấu tranh bảo vệ Việt Nam, chống ngụy quyền csVN và chống quân bành trướng Tàu Cộng.

Chúc Ý Nga luôn vui, khỏe, trẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày

Cũng xin Ý Nga cầu nguyện cho chú nhé!

Chú: Anh Bằng

 

Thi hữu BẢO TRÂM

Sent: Tue, May 23, 2017 7:27 pm

Thưa chị, tôi đã nghe và xem từng nơi chị giới thiệu có bài hát “Mất Anh Đêm Giáng Sinh”, phổ nhạc bài thơ “Chỉ Một Lần Thôi” của chị. Bài hát rất cảm động và gây xúc cảm cho người nghe, Ca Sĩ Hồng Nhung thể hiện bài hát càng tạo nên cảm giác đau thương của những sự mất mát phi lý này. Bài thơ của chị đã đi vào lòng người sâu xa hơn nhờ phổ nhạc, Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ nhạc thì quá hay rồi!

Xem và nghe ở nơi này rõ ràng nhất và cũng cảm động hơn vì mắt thấy Ca Sĩ Hồng Nhung diễn tả bài hát rất xúc động.

Xem Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung hát

http://www.dailymotion.com/video/x566sjc

Xen Slideshow trong youtube do giáo sư TNP thực hiện cũng khá rõ ràng, với những hình ảnh thuyền nhân, gợi đến một thời điểm đau thương nhất của đất nước và của người dân VNCH.

Còn những link nhạc sau chỉ nghe được lời bài hát thôi.  

Nhạc Sĩ LMST đã phổ nhạc nguyên văn bài thơ của chị, nhưng chưa ai hát hở chị? Tôi đã vào website của Nhạc Sĩ LMST để tìm nghe, có thấy bản nhạc, không thấy nơi nào để có thể click vào nghe hát được. Tôi thích những nhạc sĩ phổ được nguyên văn bài thơ, hơn là sửa đổi quá nhiều…

Bảo Trâm 

*

 

 

Thưa Quý Vị

Dù đã đặt mua một số DVD để tặng người nhà rồi, nhưng không có chữ ký của chú Anh Bằng để làm kỷ niệm (vì chú bệnh nên quên mất tiêu). May là 4 năm sau: 21.4.2015, Ý Nga nhờ anh Việt Hải và Cao Minh Hưng nhắc giùm nên mới có được chữ ký của chú Anh Bằng. (Một lần nữa, Ý Nga xin cám ơn hai Anh).

Chân thành cảm tạ tất cả quý Nhạc Sĩ đã cùng chia sẻ với những dòng thơ cho quê hương và đồng bào của Ý Nga và của bất cứ người làm thơ nào.

Cám ơn quý Anh Chị đã thực hiện tuyển tập này để tưởng niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng.

Nhé!

Ý Nga

Canada, 22.5.2017

XIN MỜI BẠN LY CÀ PHÊ CHỐNG CỘNG.

Thân gửi Tuổi Trẻ VN Yêu Nước tại quốc nội.
Ảnh: AYD
Tranh thơ: BẢO TRÂM
Nhạc Nguyễn Văn Thành: Nổi Lửa Lên Đáp Lời Sông Núi Gọi! (thơ: Phan Bá Thụy Dương)
.
Trình bày: AYD
XIN MỜI BẠN 
LY CÀ PHÊ 
CHỐNG CỘNG.
Xin mời Bạn ly cà phê buổi tối
Uống cùng tôi, mình chia sẻ thầm thì
Đã làm gì cho công lý? Ích chi:
Chẳng lập chí tuổi xuân thì PHÙ ĐỔNG?
Nấu bằng nước HÁT GIANG: trong, uy dũng,
Cà phê rang với LỜI HỊCH DƯỚI CỜ,
Rồi đem xay cùng những CHIẾN ĐẤU THƠ,
Đun từ Lửa Đấu Tranh TRẦN BÌNH TRỌNG.
*
 
Xin mời Bạn ly cà phê chống Cộng
Bên lửa hồng, lời bất dũng quyết KHÔNG!
Trước gia vong KHÔNG tuyệt vọng nãn lòng
Cộng Tàu, Việt? Cộng nào ta cũng chống!
Vì dân tộc, Non Sông chọn đường sống
Phải tâm đồng mà hành động Chị, Anh
Tuổi thanh niên nhiệt huyết, chết cũng đành.
Có bản lãnh thực hành, đừng tránh né!
*
 
Xin mời Bạn ly cà phê tuổi trẻ
Pha vụng về, xin huynh, muội đừng chê
Cà phê Ý, đắng như mật Đất Quê
Không đường, sữa nhưng thơm lừng hương vị.
 
Khắp thế giới ta đi, tìm tri kỷ
Làm gì đây trước “ma quỷ” hồng kỳ,
Để cứu nguy, hỡi chí sĩ, nam nhi?
Cùng suy nghĩ, hỡi nữ nhi CHÍNH TRỰC!
*
Xin mời Bạn chia cùng dân tủi nhục
Hãy cùng tôi thao thức trọn đêm này
Ừ! Đêm nay, mình lấy đêm làm ngày
Từ Móng Cái, Phú Bài, Vinh, Yên Bái…
Từng bươn chải: Huế, Sài Gòn… không ngại:
Từ Đồng Nai, Quảng Ngãi, Huế, Lào Cai…
Cùng Gia Lai, Đại Ngãi tới Đồng Xoài…
Từng khẳng khái chờ ngày sang trang sử.
 
Xin mời Bạn nhâm nhi từng ngụm, thử
Có đắng như TRANG SỬ NHỤC THÁNG TƯ?
Có mặn như bao dòng lệ chảy dư?
Nhòa huyết sử một Việt Nam cam chịu.
*
Tôi mời Bạn hương tuyệt thơm: HOÀNG DIỆU,
BÙI THỊ XUÂN, NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN TRI PHƯƠNG,
NGUYỄN PHI KHANH, LÊ LỢI, HỊCH CẦN VƯƠNG,
LÝ THƯỜNG KIỆT, DẠ TRẠCH VƯƠNG*, TRƯNG, TRIỆU .
Mời Bạn uống cùng tôi, dù bận bịu
Ta phải LIỀU mới cứu nỗi Quê Cha,
Ta phải LIỀU cho bao triệu dân ta,
“Máu phải đổ, HOA TỰ DO mới nở”*
 
TRẦN QUỐC TOẢN với trái cam phẫn nộ
Còn bồng con: PHÙNG THỊ CHÍNH* cam go,
Tay cầm gươm đôn đốc lính, dặn dò
Ôi nhi nữ! Khí phách LIỀU ngời sáng!
 
HOÀNG HOA THÁM, AN DƯƠNG VƯƠNG, CAO THẮNG,
TÔ HIẾN THÀNH, ĐINH CÔNG TRÁNG, HUYỀN TRÂN,
ĐẶNG DUNG, ĐINH BỘ LĨNH, TỐNG DUY TÂN,
TRẦN HƯNG ĐẠO, LÊ LAI, TRẦN NHẬT DUẬT,
 
Thấm lòng đất, máu anh hùng bất khuất
Công mở mang, giữ đất, quý vô ngần!
Cùng nằm gai, nếm mật, gương tiền nhân
Không khuất tất, tri và hành hiệp nhất!
 
LÊ QUANG DIỆU, LÊ CHÂN, NGUYỄN THIỆN THUẬT,
PHAN ĐÌNH PHÙNG, NGUYỄN HUỆ, rồi PHẠM BÀNH,
NGUYỄN HOÀNG, LÊ VĂN DUYỆT, LÊ ĐẠI HÀNH,
NGUYỄN TRUNG TRỰC, YẾT KIÊU, PHẠM NGŨ LÃO…
 *
 
Bao xương máu, gương anh hào dạy bảo
Cớ làm sao giặc vênh váo tràn vào?
Cớ làm sao dân nuốt hận nghẹn ngào?
Đảng lếu láo góp thêm vào tàn bạo!
 
Tôi mời Bạn, chúng ta cùng đàm đạo
Phải làm sao vùng dậy? Phải thế nào?
Biết cà phê quá đắng, chẳng ngọt ngào
Nhưng cường bạo phải thay bằng CHÍNH ĐẠO?
 
Đêm tỉnh táo mình bàn nhau: xông xáo
Nào binh thư, nào chiến lược thấp cao,
Nào gian lao khởi nghĩa, bao phong trào
Xin mời Bạn vung giùm THANH GƯƠM BÁU!
 
Ý Nga, 19-9-2013.
               
*“Máu phải đổ, HOA TỰ DO mới nở” > Lời của NGUYỄN THÁI HỌC.
*TRIỆU QUANG PHỤC còn được xưng là DẠ TRẠCH VƯƠNG (VUA ĐẦM LẦY > Đầm Dạ Trạch có nhiều rắn, yếu tố chính gây trở ngại cho các cuộc tấn công của giặc). 
*PHÙNG THỊ CHÍNH là 1 nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Tương truyền bà vừa sanh xong đã dẫn quân đánh giặc, 1 tay bồng con, 1 tay cầm kiếm đôn đốc quân sĩ tiến lên.
*Trần Quang Diệu 1760-1802 là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều.
CÔNG NGHỆ? 
NGÔNG! KỆ!
 
Tàu ăn cắp ở nước người công nghệ
Thuần thục “nghề” như thế rồi đem khoe
Toàn xun xoe mách qué “ngông, kệ” hề
Hân hoan nhẽ! Đỏ loe “nghề” cộng sản.
 
Ý Nga-Thế Vinh, 8-9-2013.
ĐỘC LẬP ĐÃ ĐẬP… LỘC.
 *
                Cảm tác nhân đọc “Mũ Đỏ” số 68, tháng 6-2013.
 *
Lắm người chờ đợi phép màu
Hiện ra, hóa giải nỗi đau dân mình
Như hoàng hôn đợi bình minh
Giữa điêu linh, đợi hồi sinh thái bình
Cộng Tàu vào, đã linh đình
Người Chờ nằm…đợi, kiêu binh càng mừng!
Ý Nga, 8-9-2013.
From: THANH NGUYEN
Sent: Tue, Aug 21, 2018 9:11 am
Subject: (DânChủCa) Nổi Lửa Lên Đáp Lời Sông Núi Gọi – thơ Phan Bá Thụy Dương

DanChuCa.org kính mời quý vị vào links sau đây để nghe bài hát:
Nổi Lửa Lên Đáp Lời Sông Núi Gọi
 
DanChuCa phổ nhạc từ bài thơ của tác giả Phan Bá Thụy Dương.
Kính mời Quý Vị vào thăm trang nhà danchuca.org qua “link” sau đây:
Thưa Quý Vị và Các Bạn, Tôi sẽ tiếp nối những bài ca này cho đến bao giờ Tự Do trên quê tôi. Bạn bè ơi! Ta ca vang để nhắc hoài: sức mạnh ngày mai trong tay ta, chẳng ai ngoài!
Kính
DanChuCa.org
Nổi Lửa Lên Đáp Lời Sông Núi Gọi!
thơ: Phan Bá Thụy Dương
nhạc: Nguyễn Văn Thành
1.
Này anh, anh có nghe lời núi sông réo gọi
Triệu triệu bàn tay một lòng tiến tới
Dẹp cường quyền,
đang hút máu dân đen

Này em, em thấy chăng giọt lệ mẹ đêm đêm
Tóc héo bạc nhớ cháu con xa lạc
Đồng ruộng non sông,
không còn ngân vang câu hò tiếng hát
Khổ lụy oán hờn chồng chất bao năm
Chúng xẻ đất cha chia giặc ngoại xâm
Giết hại hiền lương, cống dâng biển mẹ.
Nổi lửa lên em!
xem rõ mặt loài quỉ dữ
Đốt lửa đi anh!
đồng tâm siết chặt triệu bàn tay

ĐK:
Hỡi hồn tiên tổ, liệt sĩ anh linh !
xin hãy quay về hội tụ
xin hãy quay về
Nghe lời thề của tuổi trẻ Việt Nam
Quyết diệt độc tài, Cộng sản, bất nhân
Quét sạch tham ô, hung tàn, đảng trị
Giờ đã điểm – Hãy vùng lên anh
Giờ đã điểm – Hãy vùng lên em
nâng chuyển lửa hồng soi sáng quê hương
Dựng cờ Tự Do trên vạn nẻo đường
Đốt lửa đi anh
Nổi lửa lên em
2.
Này anh, anh có nghe lời núi sông réo gọi
Thế hệ Việt Nam hôm nay
Cùng đứng dậy hiên ngang