Dự ngôn năm 2022 của nhà tiên tri người Anh: Biden rớt đài, Nữ hoàng Anh qua đời, Facebook, Google…

Bài này nhận qua email (PSXH)…..Admin miễn đánh giá mức độ tin cậy.

Lý Tuệ

Nhà tiên tri người Anh Parker dự đoán năm 2022: Biden rớt đài, Nữ hoàng Anh qua đời, Facebook, Google… (Ảnh: Tổng hợp)

Trong thế giới ngày nay, ngày càng có nhiều tin xấu được nghe thấy mỗi ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra vào năm 2022 sắp tới?

Trong dự đoán mới nhất của mình, ông Craig Hamilton-Parker, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh, đã dự đoán những sự kiện lớn sẽ xảy ra vào năm 2022, bao gồm: biến đổi khí hậu, xung đột ở eo biển Đài Loan, chính trị Mỹ, liệu Trump có tranh cử vào năm 2024 hay không, và việc Biden từ chức… 

Dưới đây chỉ là một số điểm chính để độc giả có thể tham khảo:

Dịch bệnh

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, cách đây 2 năm Parker đã từng dự đoán về sự xuất hiện của virus. Hai năm trở lại đây, thế giới phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, trong vài năm nữa virus sẽ tồn tại cùng chúng ta.

Hai năm trở lại đây, thế giới phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, trong vài năm nữa virus sẽ tồn tại cùng chúng ta. 

Hoàng gia Anh

Parker đã dự đoán chính xác rằng Meghan và Harry sẽ rời hoàng gia Anh, sống ở Canada và Hoa Kỳ, và cái chết của Hoàng thân Philip. Những điều này đều đã ứng nghiệm.

Nữ hoàng Anh hiện đang bị ốm. Anh ấy nói: “Tôi không thích dự đoán cái chết, nhưng tôi nghĩ bà ấy có vấn đề về tim, mặc dù nó không được đưa trong tin tức”. 

Ông dự đoán rằng Nữ hoàng Anh đang bị bệnh tim, sau Đại lễ vàng vào mùa hè năm 2022, sức khỏe của Nữ hoàng sẽ xấu đi nhanh chóng, có thể nước Anh sẽ mất Nữ hoàng vào cuối năm 2022.

Sau đó, sẽ có những xung đột quyền lực trong hoàng gia Anh. Thái tử Charles cuối cùng sẽ lên ngôi trở thành quốc vương Charles. Tuy nhiên, thời gian nắm quyền của ông rất ngắn. Sau khi Charles đăng quang, ông ấy sẽ nghiêm khắc hơn với Meghan và Harry, vì nhiều người đang phàn nàn về họ, và cuối cùng Harry và Meghan sẽ ly hôn.

Thêm nhiều vụ bê bối của người nổi tiếng và các chính trị gia hàng đầu bị phanh phui

Theo sau Epstein, các vụ bê bối sẽ giống như miệng cống bị mở ra vậy,  nhiều vụ bê bối sẽ bị phanh phui. Vào năm 2022, các chính trị gia hàng đầu sẽ bị truy tố và mất chức vì tội tấn công tình dục trẻ em.

Ông vẫn chưa thể nêu tên tất cả những người này, và sẽ có một số tin tức chính về những người này trong bản tin trong năm tới, bao gồm cả những nhân vật từ chính trường Anh. Tất cả những điều này đều liên quan đến trường hợp của Jeffrey Epstein, và những người này đều đứng đầu cơ sở chính trị của Anh. 

Còn có một người khác sẽ là ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, tất cả đều dính líu đến cáo buộc tấn công tình dục trẻ em. 

Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nhiều vụ bê bối sẽ bị phanh phui trong thời gian tranh cử. Hầu hết tiền của họ đến từ hối lộ của chính phủ Cộng sản Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu 

Chúng ta sẽ thấy thời tiết khắc nghiệt hơn vào năm 2022. Nạn đói trên diện rộng đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên và Châu Phi. Vấn đề mất mùa và thiếu lương thực vẫn diễn ra nghiêm trọng trên khắp thế giới. Một loại châu chấu khổng lồ hoặc bão côn trùng có thể xuất hiện ở Mỹ.

Chúng ta sẽ thấy thời tiết khắc nghiệt hơn vào năm 2022. Nạn đói trên diện rộng đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên và Châu Phi.

Sẽ có một vụ rò rỉ dầu trong đường ống lớn của một công ty dầu mỏ Canada. Cháy rừng vẫn thường xảy ra, giống như các đám cháy lớn ở California và Úc. Ngoài ra, một đám cháy rất lớn sẽ xảy ra ở một nơi như Nga.

Sẽ có lũ lụt nghiêm trọng ở London và Paris. Do thời tiết cực đoan ở Trung Quốc đặc biệt xấu, lũ lụt ở Trung Quốc vào năm 2022 sẽ nghiêm trọng hơn.

Chiến tranh và xung đột

Xung đột giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Chiến tranh virus tiềm ẩn là một cuộc chiến khủng khiếp khác, dựa trên sự thao túng của virus giống như SARS, lây lan khắp nơi thông qua ho và hắt hơi. Đồng thời, tình hình Trung Quốc cũng không ổn định. Một số lệnh cấm vận mà thế giới áp đặt đối với Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn trong nội bộ Trung Quốc, hiện tại Trung Quốc đã có dấu hiệu sa sút, ở đó sẽ phát sinh một cuộc cách mạng.

Tình hình ở eo biển Đài Loan sẽ trở nên căng thẳng hơn, và chúng ta sẽ thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một cuộc tấn công vào Đài Loan. Hai năm trước, Parker đã nhìn thấy tất cả những điều này thông qua công năng, và anh ấy cảm thấy chuyện này sắp đến.

Xung đột ở biên giới Trung-Ấn sẽ tiếp tục. Sự phát triển của Ấn Độ cuối cùng sẽ vượt qua Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh, vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn thực sự. Tất nhiên, tất cả điều này là để đáp trả sự mở rộng quân sự quá mức của ĐCSTQ.

Kim Jong-un có dấu hiệu sức khỏe kém và ông ấy sẽ bị phế truất. Parker cho rằng điều này sẽ sớm xảy ra.

Đấu trường chính trị

Joe Biden sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ của mình, ông ấy sẽ bị mất chức. Bề ngoài thì nguyên nhân việc bãi nhiệm này là lý do sức khỏe, nhưng thực chất đó là một cuộc đảo chính trong chính đảng của ông ta. Có một bàn tay đen đằng sau Joe Biden đang thao túng ông ta, điều này cả thế giới đều đã thấy được. Ông ta thậm chí không có khả năng trả lời các câu hỏi của giới truyền thông, một người bình thường không cần có cái nhìn sâu sắc cũng có thể biết con người này thực sự như thế nào.

Joe Biden sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ của mình, ông ấy sẽ bị mất chức.

Thế giới ngày nay cần một nhà lãnh đạo quyết đoán và mạnh mẽ, còn một kẻ hèn nhát, nguy hiểm cầm quyền là nguy hiểm cho toàn thế giới.

Parker tin rằng Biden sẽ bị lật đổ, ngay cả bản thân đảng Dân chủ cũng nhận ra rằng Biden không phải là người có thể thực sự điều hành đất nước. Đặc biệt, nhiều vấn đề khó khăn trên thế giới trước mắt chúng ta có thể rất, rất nguy hiểm. Ông ta sẽ được thay thế bởi một phụ nữ, nhưng Parker không nghĩ đó sẽ là Phó Tổng thống Kamala Harris mà ông đã từng nói trước đây.

Parker nói rằng ông đã nhìn thấy một ngôi sao chính trị mới, một phụ nữ da đen rất quyền lực trong Đảng Cộng hòa. Bà ấy ủng hộ Trump, sẽ làm việc với Trump ở Nhà Trắng và rất mạnh mẽ. Bà ấy là một người rất giàu nghị lực.

Phương tiện truyền thông xã hội của Trump sẽ thu hút nhiều người đăng ký hơn với sự xuất hiện của cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ. Và Trump sẽ thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội mới của mình rằng ông sẽ tranh cử tổng thống năm 2024 để thu hút sự chú ý của nhiều người hơn. Nền tảng này hoàn toàn khác với Facebook. Nó hướng đến tin tức, rất nhiều người nổi tiếng có kênh riêng của họ. Ví dụ, Nigel Farage, một thành viên của Đảng Tự do Anh, sẽ tổ chức các chương trình riêng của họ ở đó thường xuyên. Cũng có nhiều người có tư tưởng bảo thủ thực hiện các chương trình ở đó.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ sẽ mất ghế. Biden đã thể hiện rất kém trong việc giải quyết các vấn đề ở Afghanistan, nhập cư bất hợp pháp ở biên giới và các vấn đề Đài Loan. Do đó, trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm tới, đảng Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện sẽ thua thảm hại.

Sẽ có một cuộc đảo chính ở Brazil, và tổng thống Brazil sẽ bị quân đội lật đổ.

Liên minh Châu Âu

Sau Brexit, Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu chia rẽ, và chúng ta sẽ dần thấy nhiều tin tức hơn. Đan Mạch hẳn là quốc gia tiếp theo rời châu Âu. Ngoài ra, Ba Lan và Hungary cũng sẽ tính đến chuyện bắt đầu tách ra.

Kinh tế

Việc kinh doanh thế giới ảo Facebook Meta mới sẽ không thành công, sẽ thất bại hoàn toàn. Tiếp theo, xảy ra vấn đề là Google và Amazon. Tiếp đó, cả Facebook và Google đều gặp phải vấn đề khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Facebook sẽ dần rút lui khỏi thị trường, tiếp đó là Google, rồi Amazon, hai công ty sau cũng sẽ phải đối mặt với sự đả kích và truy cứu về hành vi trốn thuế, những người này đã trốn thuế trong một thời gian dài.

Nick Clegg, cựu phó thủ tướng Vương quốc Anh, là giám đốc cấp cao của Facebook sẽ từ chức.

Vấn đề nhập cư bất hợp pháp sẽ tiếp tục giống như một cơn lũ ở Hoa Kỳ, sau đó là Châu Âu.

EU cũng đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng tài chính.

Thêm nhiều người nổi tiếng sẽ bị bỏ tù vì trốn thuế.

Lạm phát cũng là một vấn đề lớn trong năm 2022, và nó diễn ra trên toàn thế giới. Nhưng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ nghiêm trọng hơn.

Nhà tiên tri người Anh Craig Hamilton-Parker. 

Ông Parker từng tiên đoán chính xác về sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) và chiến thắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2016. Ông cũng đã dự đoán chính xác về đại dịch coronavirus từ năm 2017, khi ông nói rằng sẽ có một đại dịch cúm toàn cầu trong tương lai.

Mỗi năm, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh này đều dự ngôn về những sự kiện sẽ xảy trong năm tới và công bố chúng trên trang YouTube cá nhân. Mặc dù một số dự đoán của nhà ngoại cảm không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng chúng ta hãy cùng chờ xem những dự đoán của ông về năm 2022 liệu có thực sự ứng nghiệm.

Lý Tuệ

Theo Sound of Hope

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1] 

Cộng đồng Do Thái ở Mỹ có 5,7 triệu người, chiếm 40% tổng số người Do Thái trên toàn thế giới, là quần thể dân tộc thiểu số thành công nhất, có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của dân Mỹ. Dù chỉ chiếm khoảng 1,7~2,6% số dân nước Mỹ (số liệu 2012; tùy định nghĩa thế nào là người Do Thái) nhưng người Do Thái chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính nước này, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel những khoản tiền khổng lồ.[2]

Trong 50 người giàu nhất thế giới hiện nay do tạp chí Forbes đưa ra (3/2015) có tới 10 người Do Thái.[3] Đó là :

  • Larry Ellison, tài sản 54,2 tỷ USD, nhà sáng lập và CEO Oracle Corp., giàu thứ 3 nước Mỹ
  • Michael Bloomberg, 35,5 tỷ USD
  • Mark Zuckerberg, 33,4 tỷ USD, tỷ phú trẻ nhất thế giới (sinh 1984)
  • Sheldon Adelson, 32,4 tỷ USD, vua casino
  • Sergey Brin và Larry Page (29,2 và 29,7 tỷ USD), đồng sáng lập Google
  • George Soros, 24,2 tỷ USD, nhà đầu tư và từ thiện
  • Carl Icahn, 23,5 tỷ USD, nhà đầu tư và từ thiện
  • Len Blavatnik, 20,2 tỷ USD, người giàu nhất nước Anh (sinh tại Liên Xô cũ),
  • Michael Dell, nhà sáng lập Dell Computer Founder.

Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng to lớn nếu không nói là quyết định tới tiến trình tiến hóa của nhân loại:

  • Karl Marx[4] người xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
  • Trong tổng số 74 chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1969-2014, có 22 là người Do Thái, chiếm tỷ lệ gần 30%, dù người Do Thái chỉ chiếm 0,19 % số dân toàn cầu. Chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng…
  • Từ năm 1987 tới nay có ba người Do Thái kế tiếp nhau làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, tức Ngân hàng Trung ương Mỹ), cơ quan nắm quyền sinh sát trong giới tài chính Mỹ và thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu. Đó là ông Alan Greenspan 19 năm liền (2/1987-2/2006) được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử vào chức vụ này. Tiếp sau là ông Ben Bernanke (nhiệm kỳ 2/2006-2/2014) và bà Janet Yellen (từ 2/2014 tới nay).
  • Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển, đều là người Do Thái.

Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người:

  • Jacob Schiff (1847-1920), chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; năm 1904 do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong Thế chiến II phát xít Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc, tuy đồng minh số một của Nhật là phát xít Đức có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy. Schiff là người nước ngoài đầu tiên được Nhật Hoàng Minh Trị tiếp kiến tại Hoàng cung Nhật.
  • George Soros, nổi tiếng về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn, từng làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu.
  • Michael Blooomberg, sáng lập và sở hữu 88% Bloomberg L.P., một công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin. Blooomberg từng trúng cử liền 3 khóa thị trưởng thành phố New York (2002-2013) với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế thế giới.

Nguyên nhân sâu xa

Vì sao người Do Thái lại giỏi làm kinh tế, tài chính trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy?

Lịch sử cho thấy yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của họ.

Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man trong suốt 2.000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.

Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái(Hebrew Bible) – hơn 10 thế kỷ sau kinh điển này được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.

Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành. Ngoài ra họ chú trọng truyền cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ.

Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn quan điểm của đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Khổng, ta cần phân tích thêm.

Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau và chiến tranh giữa các quốc gia. Hegel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền về tài sản.” Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, toàn dân mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có, tức cùng có nhân quyền và thực sự bình đẳng với nhau.

Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ, là tôn giáo của người nghèo. Khổng giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.

Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có.

Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3.000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho Abraham vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài.

Thượng Đế Jehovah cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David … đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa.

Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.

Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.

Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay mà chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn.

Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Ai từng đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebecca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Các vở kịch của Shakespear đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 1930. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.”

Karl Marx xuất thân gia đình khá giả, vợ ông cũng là con nhà quý tộc, nhưng ông không coi trọng đồng tiền. Marx từng nói: Đồng tiền là con đĩ của loài người.[5] Trong bài viết “Về vấn đề Do Thái” công bố năm 1843, ông mạnh mẽ công kích dân tộc Do Thái: “Sự sùng bái cá nhân của người Do Thái là gì? Lừa đảo. Đức Chúa Trời của họ là gì? Tiền!”.[6] Ông cho rằng tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Như vậy nghĩa là Marx đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác … Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng góp 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ khi ấy) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.

Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi …

Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản.

Kinh Talmud viết: Ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác.

Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân.

Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn: – Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà;  – Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;  – Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;  – Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;  – Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;  – Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền;  v.v…

So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này).

Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người.

Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái.

Cuối cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Do Thái của phương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, cuối cùng trở thành nền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch sử phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh ấy, và bây giờ đã đến lúc loài người nên xem lại quan điểm này./.

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.

Xem thêm: Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

——————–

[1] Theo The CIA World Factbook.

[2] Tham khảo: http://www.wrmea.org/2013-october-november/congress-watch-a-conservative-estimate-of-total-u.s.-direct-aid-to-israel-more-than-$130-billion.html

[3] Theo http://www.timesofisrael.com/10-jews-in-forbes-top-50-billionaires/ March 3, 2015

[4] K. Marx là một trong hai lãnh tụ cộng sản người Do Thái phủ nhận nguồn gốc này của mình [người kia là Lev Davidovich Trotsky, tức Лев Давидович Троцький, 1879-1940, lãnh tụ Đảng Cộng sản Bôn-sê-vich Nga]. Cha và mẹ Marx đều là người Do Thái. Cha ông có nguồn gốc nhiều đời là giáo sĩ Do thái, về sau đã cải đạo sang Tin Lành vì nếu không sẽ không được hành nghề luật sư (ở nước Phổ).

[5] Theo http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/con-di-cua-nhan-loai-da-ngu-tri-trai-dat-ra-sao

[6] Theo http://nghiencuuquocte.net/2014/05/20/marx-chong-lai-chu-nghia-tu-ban-p1/

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng.

Hiểu lầm nói trên có thể bắt nguồn từ bản thân tên “Kinh Thánh” đem lại ấn tượng “thần thánh”, thần bí. Đây là cái tên không chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Thực ra sách này vốn dĩ có hai tên gốc: 1) Tên tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”;  2) Tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo” – nói cách khác, nó hoàn toàn không có chút nào ý nghĩa thần thánh. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển.

Tên sai là do ta dùng từ hoàn toàn theo Trung Quốc. Ngày xưa, khi dịch Cựu Ước toàn thư và Tân Ước toàn thư ra chữ Hán, người Trung Quốc gán cho hai cuốn sách này cái tên “Thần thánh điển phạm” (Mẫu mực thiêng liêng) và “Thiên kinh địa nghĩa” (Đạo nghĩa muôn thủa); về sau, khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người Trung Quốc ghép hai chữ thứ hai lại thành “Thánh Kinh”, nghe nặng tính thần thánh, khiến người ta dễ hiểu lầm sách này chỉ là sách kinh điển của Ki-tô giáo. Quả thật, cái tên đó khi dịch sang tiếng Việt là Kinh Thánhđã nhuốm đậm màu sắc tôn giáo, thánh thần, trở nên xa lạ với cộng đồng người không theo tôn giáo.

Đây thật là một sai lầm lịch sử đáng tiếc nhưng không thể sửa được vì đã quen dùng và cảm thấy thiêng liêng. Vì thế rất ít người Việt Nam thực sự biết Kinh Thánh là gì, nội dung ra sao, có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta. Đây là một thiệt thòi lớn về tri thức cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên.

Sơ lược nội dung Kinh Thánh

Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament), do hơn 40 tác giả viết trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2 sau CN, là một tác phẩm đồ sộ, bản tiếng Việt dày tới 1.400 trang chữ khổ nhỏ.

Cựu Ước – Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thượng Đế, là Kinh điển của người Hebrew, thực tế là bộ sử của một dân tộc dẫn đầu nền văn hoá nhân loại. Từ 5.000 năm trước, người Hebrew đã sáng suốt chỉ tin một đấng tối cao duy nhất họ gọi là Jehovah tức Thượng Đế (God), được hiểu là một sức mạnh siêu nhiên sáng tạo ra tất cả (Tạo Hóa, the Creator) – khái niệm ấy ngày nay ta chưa hiểu rõ song lại chưa thể phủ nhận – chứ không thờ một thần thánh nào có nguồn gốc từ người hoặc vật.

Cựu Ước gồm 39 cuốn chia 4 phần: sách Luật pháp (5 cuốn đầu của Moses); sách Lịch sử (12 cuốn); sách Tiên tri (16 cuốn); sách Văn thơ (6 cuốn). Cựu Ước rất ít màu sắc tôn giáo, nó chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, là tài liệu vô cùng quý giá rất đáng nghiên cứu. Sách Cựu Ước nguyên văn viết hầu hết bằng tiếng Hebrew và một phần bằng tiếng Aramaic (tiếng của người Aram, tức Syria cổ), do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN và được truyền miệng từ rất lâu trước khi viết thành văn. Tuy cổ xưa như thế nhưng Cựu Ước là một văn bản có thực và tồn tại cho tới ngày nay. Chứng cớ là thời gian 1947–1956, người ta phát hiện trong các hang động gần Biển Chết (Dead Sea, ở Israel) chứa hơn 900 “sách” có viết chữ (chữ Hebrew, Hy Lạp, Aramaic) bằng dùi nung trên da cừu, gọi là Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea scrolls), đựng trong các bình gốm cao. Giám định cho thấy số sách này được làm vào khoảng từ năm 100 trước CN tới 70 sau CN, là những bản sao cổ xưa nhất còn tồn tại của Cựu Ước (nội dung hoàn toàn như Kinh Cựu Ước hiện sử dụng) và một số kinh điển khác của người Hebrew. Phát hiện Sách Cuộn Biển Chết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Tân Ước – Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thượng Đế, nguyên văn viết bằng tiếng Hy Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, tức rất muộn so với Cựu Ước, và nặng mầu sắc tôn giáo hơn; nó trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Jesus. Tân Ước gồm 27 cuốn, chia 3 phần: sách Phúc Âm (5 cuốn); sách giáo lý (21 cuốn); sách Khải Huyền (1 cuốn). Số trang của Tân Ước chỉ bằng khoảng gần 1/3 Cựu Ước. Các học giả cho rằng Tân Ước được viết xong vào khoảng năm 382 sau CN.

Kinh Thánh là một bộ sách có tính tổng hợp, một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá … Chưa dân tộc nào viết được bộ sử của mình một cách khái quát, hữu ích như Cựu Ước. Bộ sử này không viết nhiều về đời sống, hành vi của các vua chúa (như Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng viết rất kỹ về quá trình di chuyển, các tai họa dân tộc (chiến tranh, đói kém …), các kinh nghiệm và đời sống của dân tộc này, qua đó đời sau có thể học được nhiều điều bổ ích.

Cựu Ước ghi lại đời sống mọi mặt của người Hebrew, từ việc lớn của quốc gia, dân tộc cho tới những chi tiết rất nhỏ nhặt trong ăn ở, đối nhân xử thế, thậm chí cả trong sinh hoạt tình dục, nhờ thế giúp hậu thế hiểu chính xác, chi tiết về đời sống tinh thần vật chất của họ cách đây mấy nghìn năm. Một thí dụ: phương pháp tránh thai phổ biến nhất, cổ nhất xưa nay là xuất tinh ngoài âm đạo – phương Tây gọi là Onanism – từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh, chương 38 “Sáng thế ký (Genesis)” “Giuđa và con dâu là Tama”.[1]

Chưa dân tộc nào biên soạn và còn lưu giữ được một tác phẩm kinh điển có giá trị như Kinh Thánh phần Cựu Ước. Thí dụ “Kinh thánh” của văn minh Trung Hoa là sách Luận Ngữ hoàn toàn không có được tính tổng hợp như vậy, chưa kể còn ra đời sau 7 thế kỷ.

Kinh Thánh còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, di sản quý báu của nhân loại. Trong Cựu Ước có các tác phẩm văn học trí tuệ, văn học tiên tri và văn học khải huyền, là những sáng tạo của người Hebrew.

Tính chất quan trọng của Kinh Thánh

Kinh Thánh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của dân tộc Do Thái. Cựu Ước là kinh điển của đạo Do Thái, nhờ tôn giáo này mà người Do Thái dù hai nghìn năm mất tổ quốc, sống lưu vong phân tán ở khắp nơi trên thế giới, bị hắt hủi, xua đuổi, thậm chí hãm hại, tàn sát nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và nhất là họ luôn dẫn đầu thế giới trong các hoạt động trí tuệ. Ngày ngày cầu kinh, ôn lại lịch sử khốn khổ của dân tộc mình, là cách nhắc nhở người Do Thái luôn nhớ quá khứ gian nan của mình để cố gắng vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh. Dân tộc nhỏ bé này có đóng góp cho nhân loại nhiều hơn mọi dân tộc khác. Một thí dụ: người Do Thái chỉ chiếm 0,25% số dân thế giới nhưng họ chiếm 22% tổng số giải Nobel các loại đã trao trong thời gian 1901-2007; trong đó có 41% giải Kinh tế, 26% giải Vật lý, 19% giải Hóa học, 28% giải Y học, 13% giải Văn học, 9% giải Hòa bình.

Đối với loài người, tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ nó được in đi in lại với số lượng nhiều nhất thế giới, mà còn ở chỗ được người ta quan tâm đọc và trích dẫn nhiều nhất – đây là tiêu chuẩn định lượng đánh giá một tác phẩm. Cho tới nay, Kinh Thánh đã lưu truyền mấy nghìn năm chưa bao giờ ngừng, được dịch ra 1.800 ngôn ngữ của khắp thế giới, có ảnh hưởng tới hàng tỉ người kể cả người không theo tôn giáo nào. Riêng nước Mỹ hàng năm in khoảng 9 triệu bản Kinh Thánh. Trung Quốc đã in hơn 40 triệu bản.

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng và trích dẫn của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử, triết học v.v… trên toàn thế giới. Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonard de Vinci, tập thơ Thần khúc của Dante, các vở kịch của Shakespeare (vở Hamlet trích dẫn Kinh Thánh nhiều nhất), cho tới tiểu thuyết Sống lại của Tolstoy, …vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều lấy nguồn từ Kinh Thánh. Các trước tác của Karl Marx và Engels trích dẫn Kinh Thánh hơn 300 lần, liên quan tới hơn 80 nhân vật trong đó. Tại Trung Quốc, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn … đều trích dẫn Kinh Thánh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên kỷ niệm lễ Phục sinh, Giáng sinh …, tiểu thuyết, sách báo ta thường nói A-đam, Ê-va, Chúa,… tất cả đều có nguồn gốc từ Kinh Thánh.

Bởi vậy nếu không hiểu Kinh Thánh thì sẽ rất khó tìm hiểu văn minh phương Tây – nền móng của văn minh hiện đại, cũng rất khó hiểu về dân tộc Do Thái. Không đọc Kinh Thánh thì tất nhiên sẽ dễ nói, viết sai về các điển tích đó. Rõ ràng tất cả mọi người, nhất là người làm công tác văn hóa văn nghệ, giáo dục, xã hội … đều nên đọc Kinh Thánh.

Kinh Thánh ở Việt Nam

Có lẽ vì nghĩ rằng Kinh Thánh là sách riêng của Ki-tô giáo, tuyên truyền cho tôn giáo, nên ở ta không thấy hiệu sách nào có bán Kinh Thánh do nhà xuất bản của nhà nước chính thức phát hành rộng rãi như một tác phẩm văn hóa bình thường.

Thực ra các giáo hữu ở ta đều có cuốn Kinh Thánh do Toà Tổng Giám mục Hà Nội kết hợp Nhà Xuất bản Hà Nội in và xuất bản với số lượng lớn nhưng chỉ phát hành nội bộ giáo hữu. Cuốn Kinh này chỉ in Tân Ước nặng tính tôn giáo; Cựu Ước quan trọng hơn thì lại không được in, thật đáng tiếc. Sách khổ nhỏ cỡ bàn tay in trên giấy tốt, bìa ni lông. Ngoài ra các giáo hữu còn có sách “Kinh Thánh bằng hình” (phụ bản của báo “Công giáo và Dân tộc” in tại TP Hồ Chí Minh năm 1991, lượng in 25.000 cuốn); đáng tiếc là hệ thống phát hành của nhà nước cũng không phát hành cuốn này.

Lùng các hiệu sách cũ, người viết bài này mua được một bản Kinh Thánh toàn tập tiếng Việt, dày 1.400 trang giấy mỏng, bìa giả da, do United Bible Societies in tại Hàn Quốc năm 1995. Sách dùng cách hành văn và từ ngữ cổ, khó hiểu; phần Tân Ước dịch khác nhiều so với bản in của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thiết nghĩ hệ thống xuất bản phát hành của nhà nước nên xuất bản phát hành Kinh Thánh như một tác phẩm văn hoá nghệ thuật nhằm khai thác kho tàng văn hóa vô giá này của nhân loại. Nên đưa việc học Kinh Thánh (nhất là Cựu Ước) vào chương trình giảng dạy phổ thông trung học. Cũng nên biên soạn các sách hướng dẫn tìm hiểu giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ … của Kinh Thánh. Việc tìm hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu đúng đắn, toàn diện về văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung, giúp chúng ta hoà vào dòng chảy chung của văn minh toàn cầu, đồng thời thể hiện chúng ta biết tôn trọng văn hoá tôn giáo – một thành phần rất quan trọng của văn hoá thế giới.

Đây là một việc cần làm khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa vào nhịp sống chung của toàn cầu, trong đó có đời sống văn hóa-tâm linh.

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và là nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.

———————-

[1] Dân Hebrew có tục chị dâu góa chồng mà chưa có con thì được quyền lấy một trong các em trai của chồng. Giuđa (cháu nội tộc trưởng Abraham) bảo con trai thứ hai của mình là Onan : Con hãy ngủ với chị dâu con (là Tama) để làm tròn bổn phận em chồng – sinh người nối dõi cho anh con (anh của Onan là Êrơ do độc ác đã bị Thượng Đế Jehovah giết). Onan biết đứa con nối dõi ấy sẽ không thuộc về mình nên khi “ngủ” với Tama đã cố ý làm rơi tinh dịch ra ngoài. Thượng Đế coi việc đó là tội ác nên đã giết Onan (trang 45 Kinh Thánh, United Bible Societies, bản tiếng Việt 1995, ở đây có sửa lại văn cho dễ hiểu). Từ Onanism bắt nguồn từ Onan – tên người có sáng kiến dùng cách tránh thai ấy.

Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo.

Như vậy sự truyền bá Phật Giáo không chỉ mang đến Trung Quốc một tôn giáo lớn có tính toàn cầu mà còn mang đến cả một nền văn hóa lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa Trung Quốc trên nhiều mặt.[Chính người Trung Quốc cũng thừa nhận: ảnh hưởng của Trung Quốc đối với văn hóa Ấn Độ kém xa ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Trung Quốc].

Sau thế kỷ 13, Phật Giáo ở Ấn Độ dần dần tiêu vong; Trung Quốc trở thành quê hương thứ hai của Phật Giáo. Hiện nay Phật Giáo đang truyền bá trên thế giới chủ yếu là từ Trung Quốc truyền đi, gọi là Phật Giáo Hán truyền nhằm để phân biệt với Phật Giáo Nam truyền — là Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Nam Á và Đông Nam Á [ví dụ Phật giáo ở Campuchia], quy mô nhỏ hơn nhiều so với Phật Giáo Hán truyền. Trung Quốc đất rộng người đông, Phật Giáo được Trung Quốc tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ rồi từ đây truyền sang Nhật Bản, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, hình thành vành đai văn hóa Phật Giáo ở vùng Đông Á.

Vì sao xã hội Trung Quốc tiếp nhận Phật Giáo?

Trung Quốc thời xa xưa đã là một nước lớn có nền văn hóa phát triển hàng đầu thế giới và mang nặng bản sắc dân tộc độc đáo [nhưng người Trung Quốc lại không có một tôn giáo lớn nào của riêng mình; Nho giáo không phải là tôn giáo; trong khi người Nhật có tôn giáo bản địa là Thần Đạo tức Shinto 神道]. Vì sao Trung Quốc lại tiếp nhận Phật Giáo, một loại hình văn hóa của nước ngoài và sau đó cải tạo thành một thành phần của văn hóa nước mình? Theo các học giả Trung Quốc, ở đây có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, nguyên nhân về mặt tư tưởng.

Học thuyết đạo Phật tuy có những chỗ mâu thuẫn với nền văn hóa truyền thống cố hữu của Trung Quốc nhưng lại có những chỗ ăn nhập với nền văn hóa này. Ví dụ, chủ thể văn hóa phong kiến Trung Quốc là Nho Giáo chủ trương con người phải sống cuộc đời hiện thực tích cực, đề cao “Lễ Nhạc”, về chính trị chủ trương “đức trị”, “nhân chính” [“nhân” là thương người], đồng thời rất chú trọng giáo dục luân lý đạo đức.

Nhưng Khổng Tử không hề quan tâm tới vấn đề “Tử (chết)”. Trong khi đó toàn bộ lý luận Phật học lại tập trung vào nỗi khổ cuộc đời và sự giải thoát nỗi khổ đó; trên thực tế Phật Học là lý luận về sống và chết. Như “luân hồi”, “nghiệp cực”, “nhân duyên”, “nhân quả”, “ba kiếp [tam thế]”, là những thứ không có trong văn hóa cố hữu của Trung Quốc. Phật học đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triết học Trung Quốc. Thái độ thờ ơ của Phật Giáo đối với các ham muốn thế tục đã mở đường cho quan niệm “Tồn thiên lý, diệt nhân dục”[i] của trường phái triết học có tên “Lý Học” của Trung Quốc.[ii]

Mặt khác, Phật học cũng có nhiều điểm thống nhất với văn hóa truyền thống cố hữu Trung Quốc, có tác dụng bổ khuyết lẫn nhau. Ví dụ triết học tư biện [triết học chỉ suy luận đơn thuần mà không dựa vào kinh nghiệm và thực tiễn] của Lão Trang (Đạo Gia) ăn nhập với lý luận Không Tông[iii] của Phật Học… “Phổ độ chúng sinh”, “Nhân ái”, “Tích cực vi nhân”, “Đạo Trung Dung” vừa không khổ hạnh cũng không ngu dốt tham lam [nguyên văn chữ Hán: “ngoan tham”] mà Phật Học đề xướng hầu như chẳng xa cách bao nhiêu với “Nhân nghĩa”, “Trung thứ”, và “Đạo Trung dung” của Nho Giáo.

Thứ hai, nguyên nhân về mặt xã hội.

Sau khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, tuy rằng có xuất hiện sự kiện một số vương triều Trung Quốc bài xích, đàn áp Phật Giáo, nhưng về cơ bản tầng lớp thống trị phong kiến Trung Quốc ra sức đề cao Phật Giáo. Ở đây có một số nguyên do trực tiếp về chính trị. Ví dụ Nữ hoàng Võ Tắc Thiên có nhiều việc làm trái với Nho Giáo, bị các nhà Nho chê trách, bà ta phải lấy các kinh điển Phật Giáo làm chỗ dựa thần học để lên ngôi. Hoàng đế Tùy Dạng [giết cha để cướp ngôi vua], Minh Thành Tổ [cướp ngôi vua của cháu là Huệ Đế], các vị vua cướp ngôi này cũng có tâm lý tương tự như vậy khi họ tôn sùng Phật Giáo. Thời Nam Bắc Triều và Tùy Đường, trong xã hội Trung Quốc lưu truyền rộng rãi lý luận được tầng lớp cai trị cổ súy: “Mọi chúng sinh đều có Phật tính”, “Đốn ngộ thành Phật”. Ví dụ Tống Văn Đế và Lương Vũ Đế Nam Triều đều ra sức đẩy mạnh tuyên truyền thứ lý luận đó. Đấy chỉ là hiện tượng bên ngoài, thực ra phía sau đều có mục đích chính trị.

Trong mấy trăm năm sau khi ra đời, Phật Giáo luôn luôn chỉ đường dẫn lối cho đời sống thế tục và tinh thần của mọi người, gắn liền với đời sống hàng ngày của mọi người. Vì thế rất nhiều cao tăng đại đức vừa là nhà hoạt động tôn giáo lại vừa là nhà văn, nghệ sĩ, thầy thuốc, nhà thiên văn…, kết quả làm cho Phật Giáo có ảnh hưởng lớn tới văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với văn hóa Trung Quốc

Văn hóa truyền thống của Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn của các loại tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Ảnh hưởng này rất toàn diện: các lĩnh vực triết học, ngôn ngữ, thi ca, tiểu thuyết, thư pháp, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, v.v… đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo.

Ảnh hưởng đối với triết học.

Bản thân triết học của Phật Học ẩn chứa những tri thức rất sâu xa, có những kiến giải sâu sắc độc đáo trong quan sát đời sống con người, đưa ra sự phản tỉnh có lý trí về loài người, phân tích các khái niệm. Triết học cổ đại Trung Quốc kết mối duyên bền vững với Phật Giáo. Huyền Học ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều trước tiên làm môi giới truyền bá Bát Nhã Học của Phật Giáo, sau đó giao tiếp hòa hợp với Bát Nhã Học, cuối cùng bị Bát Nhã Học thay thế. Trong hai đời Tùy-Đường, tuy Nho, Thích, Đạo đều cùng phát triển nhưng nói cho đến cùng, Phật Giáo là trào lưu tư tưởng lớn mạnh nhất. Thời kỳ cuối Đường, đầu Tống, chỉ có Thiền Tông thịnh hành nhất, chi phối giới tư tưởng. Lý Học Tống Minh trên phương thức cấu tạo Bản Thể Luận “Lý nhất phân thù”, phương thức tu hành “Minh tâm kiến tính”rõ ràng đều hấp thu thành quả tư duy của Phật Giáo.

Ngay trong triết học Trung Quốc cận đại, Phật học cũng chiếm địa vị khá quan trọng. Triết học cận đại Trung Quốc bắt đầu từ phái Cải lương (phái Duy tân) của giai cấp tư sản. Lương Khải Siêu từng nói “Các nhà Tân Học cuối đời Thanh hầu như chẳng ai không có quan hệ với Phật Học” (xem: “Thanh đại học thuật khái luận”). Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng là những người như vậy. Có thể nói ai không hiểu triết học Phật Giáo thì rất khó hiểu được hình thái cụ thể của triết học Trung Quốc sau Ngụy Tấn. Dĩ nhiên Phật Giáo là hệ tôn giáo duy tâm nhưng Phật Giáo dùng các thủ pháp phân tích cảm giác, khái niệm, thuộc tính vật chất để luận chứng quan điểm duy tâm của mình, chứa đựng không ít nội dung tinh vi, tư biện, rất nhiều phương pháp phân tích logic và quan điểm biện chứng. Tất cả đã làm cho triết học cổ đại Trung Quốc thêm sâu sắc và phong phú. Ngoài ra thuyết vô thần duy vật của Trung Quốc cổ đại bao giờ cũng phát triển trong cuộc đấu tranh với thuyết hữu thần duy tâm. Về mặt này, Phật Giáo đúng là đã có tác dụng như một giáo trình phản diện.

Ảnh hưởng đối với văn học

Tăng cường nội dung quốc ngữ. Tại Trung Quốc sau đời Hán, các học giả chỉ tôn sùng cổ học, rất ít người dám sáng tác mới, nếu có sáng tác thì cũng vẫn chỉ dùng từ ngữ cổ. Khi kinh Phật bắt đầu được dịch ra Hán ngữ, ngoài những danh từ dịch âm (phiên âm) ra, mới đầu khi dịch nghĩa cũng nặng về dùng từ cổ; về sau qua nghiên cứu lâu dài đã cảm thấy các từ ngữ cổ rất khó tương thích với nghĩa mới, cho nên các học giả đã sáng tạo từ ngữ mới. Điều đó vô hình trung đã xúc tiến quá trình làm phong phú nội dung Hán ngữ. Bộ “Phật học Đại từ điển” ngày nay tuy chưa thu lượm đủ toàn bộ các danh từ mới trong kinh Phật, nhưng ai đã đọc từ điển này đều hết lời khen ngợi.

Biến đổi ngữ pháp và thể văn. Kinh Phật dùng thể văn khác với các sách thông thường của Trung Quốc cổ đại, nổi bật nhất là rất ít dùng các chữ chi, hồ, giả, dãhỉ... cũng ít dùng các mỹ từ, câu văn mỹ miều. Đồng thời kinh Phật dùng nhiều văn pháp đảo ngược nhưng lại ít dùng hình dung từ. Trong các thiên kinh Phật, tản văn và thi ca thường đan xen với nhau.

Phát triển phong cách nghệ thuật văn học. Từ Lục Triều đến Lưỡng Tống, Phật Giáo phát triển mạnh, nhiều nhà thơ kết bạn với giới tăng lữ, sáng tác thi ca bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Các thi sĩ nổi tiếng như Thổ Duy, Bạch Cư Dị, Liễu Tông Nguyên theo đạo Phật, nhiều tác phẩm của họ chứa đựng tư tưởng Phật Giáo. Sau Đường Tống, Thiền Tông phát triển mạnh, nhiều người đưa Thiền vào thơ, như bài thơ “Quá Hương Tích tự” [Đi thăm chùa Hương Tích] của Thổ Duy… Ngoài ra trong giới tăng sĩ cũng xuất hiện những người dùng thơ để giảng đạo. Thơ của họ tự nhiên, thanh thoát, lời dễ hiểu mà ý sâu sắc, có ảnh hưởng lớn tới phong cách thơ thời ấy. Ví dụ Thổ Phạn Chí đời Đường, Phật Ấn đời Tống là hai thi tăng nổi tiếng. Bài thơ [ta gọi là bài kệ] “Bồ đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai”[iv] của Lục Tổ Huệ Năng là một tác phẩm kinh điển về thơ Thiền.

Sáng tác tiểu thuyết cũng chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, xuất hiện nhiều tiểu thuyết viết về cảm ứng, báo ứng chí quái, như “U Minh Lục” của Lưu Nghĩa Khánh. Về sau, loại tiểu thuyết chương hồi cũng chịu ảnh hưởng của Phật Giáo về đề tài, nhân vật và tình tiết. Xuất hiện những tiểu thuyết hoàn toàn lấy Phật Giáo làm đề tài, như “Tây Du Ký”, “Tề Công Truyện”. Các tiểu thuyết “Thủy Hử Truyện”, “Hồng Lâu Mộng” cũng có màu sắc Phật Giáo đậm đà. Đặc biệt trong dân gian xuất hiện vô số truyền thuyết, câu chuyện lấy đề tài là Phật Giáo.

Ảnh hưởng đối với nghệ thuật

Ảnh hưởng với kiến trúc. Kiến trúc cổ Trung Quốc tuy không thực dụng như kiến trúc phương Tây nhưng cố đạt tới sự tinh vi mỹ quan. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật Giáo nguyên thủy Ấn Độ, kiến trúc chùa chiền ở Trung Quốc càng chú trọng mỹ quan tinh tế, trang nghiêm hùng vĩ. Đặc biệt kiến trúc các tháp Phật ở Trung Quốc càng tiêu biểu cho tinh thần kiên nghị Phật Giáo, đem lại cho mọi người cảm giác thiêng liêng, cao cả.

Ảnh hưởng với hội họa, điêu khắc.  Hội họa và điêu khắc Phật Giáo càng thể hiện rõ ảnh hưởng của Phật Giáo. Đặc biệt, nghệ thuật điêu khắc hang động [chạm trổ, trang trí, vẽ bích họa, biến hang đá thành điện miếu thờ tôn giáo] từ Ấn Độ, Tây Tạng theo chân Phật Giáo truyền vào Trung Quốc. Vẽ bích họa và chạm trổ hang đá là nghệ thuật Phật Giáo chủ yếu của Ấn Độ cổ đại.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú từ các nguồn tiếng Trung.

—————-

[i] “Tồn thiên lý, diệt nhân dục” được coi là danh ngôn của Chu Hy (1130-1200, đời Nam Tống), một nhà đại Nho chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và Đạo Gia. “Thiên lý” được hiểu là đạo Trời, là quy luật của muôn vật, tức chính đạo. “nhân dục” là sự ham muốn của con người. Câu này có thể hiểu là “Giữ gìn đạo Trời, diệt mọi ham muốn của con người”.

[ii] Lý Học (Neo-confucianism): Một trường phái triết học TQ ra đời vào thời Lưỡng Tống (960-1279), còn gọi là “Đạo Học”, là “Nghĩa lý chi học” (học thuật về nghĩa lý), được coi là hệ thống triết học hoàn thiện nhất của TQ cổ đại, đỉnh cao của văn hóa Nho học. Lý Học lấy học thuyết Nho Học làm trung tâm, có kết hợp triết lý Phật Học và Đạo Gia, đến cuối đời Nam Tống được coi là triết học chính thống của phong kiến TQ.

[iii] “Không Tông”, ta còn gọi là “Tánh Tông”, một trong hai tông phái lớn của Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, cho rằng hết thảy đều là “Không”, dựa vào lý luận của Bồ Tát Long Thụ và Đề Bà, còn gọi là Tam Luận Tông, Bát Nhã Tông.

[iv] Lời dịch của Tuệ Sỹ: “Bồ đề vốn không cây, Gương sáng chẳng phải đài, Xưa nay không một vật, Bụi bặm bám vào đâu?” Xem “Thiền Luận” (bộ Trung), trang 60-61, Daizetz teitaro Suzuki, Tuệ Sỹ dịch, An Tiêm xuất bản, Saigon, Việt Nam, 1971.

Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?


Nguồn: Taiwan’s richest man says his run for president is divinely inspired”, The Economist, 27/04/2019.

Nếu các doanh nhân giàu có mang lại cả sức mạnh và gánh nặng chính trị, thì Terry Gou (Quách Đài Minh, sinh năm 1950) là người mang lại cả hai thứ đó ở quy mô lớn. Ông là người giàu nhất Đài Loan, với khối tài sản ước tính lên tới 7 tỷ đô la, vì vậy ông sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông tuyên bố tuần trước. Hơn thế nữa, rất ít người trên thế giới có thể tuyên bố đã tạo ra được nhiều việc làm hơn ông: bắt đầu từ một khoản vay nhỏ từ mẹ mình, ông đã xây dựng nên công ty sản xuất theo hợp đồng lớn nhất trong ngành điện tử, Foxconn, công ty sản xuất iPhone cho Apple, bên cạnh những thứ khác. Công ty sử dụng gần 1 triệu lao động. Trước những cử tri thất vọng về thành tích kinh tế dưới thời tổng thống đương nhiệm Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn), ông Gou sẽ không gặp khó khăn trong việc quảng bá mình như là giải pháp cho vấn đề của họ.

Nhưng không thể xây dựng được một doanh nghiệp lớn như vậy mà không đi kèm việc tích tụ những oán hận, ít nhất là theo nghĩa chính trị. Ông Gou không thiếu những oán hận như vậy. Ví dụ, phần lớn việc làm ông tạo ra không phải ở Đài Loan. Và chín năm trước Foxconn gặp phải một loạt các vụ tự tử của công nhân, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu công ty có nên đối xử tốt hơn với công nhân hay không. Trên thực tế, mô hình Foxconn đi ngược lại với những gì Đài Loan cần, Hsiao Bi-khim, một nghị sĩ Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền nói (ông Gou đang tìm kiếm đề cử từ đảng đối lập lớn nhất, Quốc Dân Đảng – KMT). Công ty đã phát triển mạnh mẽ bằng cách làm ngơ những công nhân Đài Loan và xây dựng các nhà máy ở những nơi có mức lương thấp hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc. Bà Hsiao lập luận rằng nằm tại trung tâm các vấn đề kinh tế của Đài Loan là tình trạng thu nhập bị đình trệ, một vấn đề mà Foxconn đóng vai trò như một lời cảnh báo hơn là một nguồn cảm hứng.

Nhưng những câu hỏi về đặc điểm của Foxconn trong tư cách là một người sử dụng lao động không là gì nếu so với những lo lắng về việc ông Gou ứng cử có thể gây ra những xung đột lợi ích. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và khẳng định quyền tiến hành thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết. Nhiều người Đài Loan tự hỏi liệu ông Gou có thể chống lại được sức ép từ Trung Quốc hay không khi rất nhiều nhà máy Foxconn hiện đang được đặt tại đại lục, khiến gia tài cá nhân của ông phụ thuộc vào thiện chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc? “Trung Quốc có thể kiểm soát ông ấy”, người dẫn chương trình của một chương trình truyền hình nổi tiếng nhận xét như vậy vào tuần qua.

Nếu thế thì, một lần nữa, Trung Quốc cũng có có thể kiểm soát được cả Đài Loan. Khoảng 1 triệu người Đài Loan, khoảng một phần mười lực lượng lao động, hiện đang làm việc tại Trung Quốc. Cùng với Hồng Kông, Trung Quốc hấp thụ khoảng 40% lượng hàng xuất khẩu của Đài Loan. Trung Quốc thưởng cho các chính phủ Đài Loan chịu nghe lời bằng các phần thưởng kinh tế như sự bùng nổ khách du lịch từ đại lục và trừng phạt những chính phủ cứng đầu bằng cách ngăn cản người dân đi du lịch Đài Loan. Quốc Dân Đảng đã phản ứng lại với hệ thống này bằng cách không chính thức từ bỏ mục tiêu thống nhất và tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế. Ngược lại, Đảng Dân Tiến nhấn mạnh rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập như bất kỳ quốc gia nào khác, bất chấp những hậu quả kinh tế mà lập trường đó có thể mang lại. Về bản chất các cử tri phải lựa chọn giữa các lợi ích kinh tế vốn khiến quốc gia này càng phải chịu sự chi phối của Trung Quốc, hay một chính sách khắc khổ do chính sách đối ngoại gây ra.

Vị trí ứng cử viên của ông Gou đơn  giản là biểu hiện rõ ràng hơn của tình huống lưỡng nan này. Ngay sau khi ông tham gia cuộc đua, bà Thái đã công kích ông trên mạng xã hội vì ông từng bình luận về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vài năm trước đây rằng “các bạn không thể ăn món dân chủ được”. Ông Gou đã phản ứng gay gắt, nói rằng bà Thái đã đưa câu nói đó ra khỏi bối cảnh bởi vì bà “thực sự ngu ngốc và ngây thơ”,  hoặc là “một người thực sự xấu xa và thủ đoạn”. Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ muốn nói nền dân chủ nên được sử dụng để cải thiện cuộc sống của người dân.

Sự giận dữ của ông Gou đối với nhận xét của bà Thái gợi ý rằng ông biết sẽ là một sự tự sát chính trị nếu bị coi là ủng hộ sự đánh đổi mà Trung Quốc đưa ra, rằng Đài Loan nên chấp nhận sự thịnh vượng lớn hơn với cái giá phải trả là nền độc lập. Bruce Jacobs đến từ Đại học Monash ở Australia lập luận rằng Đài Loan trên thực tế có số cử tri ủng hộ Đảng Dân Tiến lớn hơn, và các ứng cử viên Quốc Dân Đảng phải tìm cách mở rộng sự hấp dẫn của mình ra ngoài tầng lớp cử tri trung thành nếu muốn thắng cử.

Ông Gou trả lời câu hỏi hóc búa này bằng cách thể hiện mình là một người bình thường được trao thiên chức. Ông đã ngừng cãi vã với bà Thái trong tuần này để đẩy người mẹ già ngồi xe lăn của mình đi dạo quanh một công viên trước ống kính máy quay. Và ông cũng tuyên bố ra ứng cử tại một ngôi đền thờ Matsu (Ma Tổ, hay Lâm Mặc Nương), một nữ thần được thờ phụng ở Đài Loan và vùng duyên hải Trung Quốc. Ông nói rằng Ma Tổ đã hiện ra trong một giấc mơ và bảo ông ra tranh cử để giúp đỡ “những người đang gặp khó khăn”. Tuy nhiên, sẽ rất khó để ông Gou thành công với chiến thuật này. Một người lớn tuổi nhận xét thẳng thừng rằng “Thật không phù hợp khi chính trị hóa Ma Tổ”.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách tự sát của con rồng dậy non

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Một ngày cuối tuần, lang thang trên các trang WEB, tôi tình cờ đọc được bài viết với tựa đề: “Cách tự sát của một siêu cường” (This is how a superpower commits suicide) đăng trên báo Washington Post ngày 13/11/2017. Người dịch Huỳnh Hoa, nguồn viet-studies.net.

VIET-STUDIES | Trần Hữu Dũng
Tran Huu Dung; Trần Hữu Dũng; Nguyễn Ngọc Tư; Phan Khôi; Trần Đức Thảo; viet-studies.org; viet-studies.info

Richard Javad Heydarian là một tên tuổi lớn là cây bút chuyên về địa lý chính trị châu Á. Ông từng dạy khoa học chính trị tại ĐH De La Salle và Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines. Ông cho rằng: “Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của TT Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng…tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “tân biệt lập” (neo-isolationist) theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump và sự hấp tấp rút khỏi “Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho Mỹ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.”

Hồi đầu năm nay, một quan chức từ một “đối tác” quan trọng của Mỹ nói với Richard J. Heydarian rằng: “Liệu có phải đây là một cách siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời coi như là “PHẢI”.
Nhưng, tôi cho là “KHÔNG PHẢI!”. Vì vậy, tôi viết bài này: “Cách tự sát của con rồng dậy non” để phản bác bài viết kể trên của ông Riachard J. Heydarian.

Nói theo “Kinh dịch”, Tập Cận Bình” hiện đang rơi vào quẻ “Khang Long Hữu Hối” mà nghĩa của nó là “Khi con rồng bay quá cao chỉ còn một nước là rơi xuống đất. Ở ngôi cao chính là lúc con người chính trị lâm nguy nhất. Nếu không đủ khả năng tài trí lèo lái đất nước thì chẳng khác nào con rồng dậy non mà cuộn mình bay cao vượt qua sức của nó, tất sẽ rơi xuống đất.” Tập Cận Bình sẽ thất bại, giống như thất bại cay đắng của Hitler chính là kết quả của những thắng lợi quá nhanh của ông ta. Họ Tập quá tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn và quá tham lam chỉ biết thừa thắng xông lên phía trước, bất chấp lời dạy của sư phụ Đặng Tiểu Bình trong sách lược “Thao quang dưỡng hối” với các quan điểm chiến lược như:
· Bình tĩnh quan sát.
· Che dấu khả năng.
· Chờ đợi thời thế.
· Ẩn mình
· Không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu.

Tập Cận Bình không biết chính xác con đường mình đang đi như Bismack nói: “Trong chính trị, tôi áp dụng bài bản hệt như một người đi săn vịt trong vũng lầy. Tôi không bao giờ bước, nếu không biết chắc trước mặt tôi là một khoảng đất tốt, tôi có thể bước tới mà không ngã”. Chính vì Tập Cân Bình không biết củng cố từng bước những thắng lợi để tiến lên những thành công khác thì trước sau gì họ Tập cũng lâm vào quẻ “Khang long hữu hối” là “cách tự sát của con rồng dậy non” chính vì không biết tự lượng sức mình…Hiện nay, PLA hoàn toàn không có khả năng nếu xảy ra xung đột vũ trang trực diện với Mỹ trên Biển Đông, người chiến thắng cuối cùng không phải là PLA.

CHIẾN LƯỢC “CHỐNG LẠI CẢ THẾ GIỚI” CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Báo Forbe ngày 3/7 đã đăng bài viết của chuyên gia Panos Mourdoukoutas nhận định, Bắc Kinh không giấu diếm tham vọng độc chiếm Biển Đông và đó là lý do họ có thể thất bại vào một thời điểm nào đó.. Bắc Kinh thể hiện quan điểm cứng rắn sẵn sàng đối đầu với Hải Quân Mỹ, Nhật, Ấn, Australia, Anh, Pháp và ASEAN đang phối hợp nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông đảm bảo “tự do hàng không, hàng hải” trên tuyến đường biển có tổng giao dịch trên 5.000 tỷ USD/ năm.
· Đối với Bắc Kinh, tuyến đường trên Biển Đông rất quan trọng sống còn, nằm trong tham vọng trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới của Bắc Kinh, Biển Đông cũng là điểm xuất phát của “Một vành đai – một con đường” do sáng kiến của Tập Cận Bình phát động.
· Tập Cận Bình còn muốn độc chiếm tài nguyên dầu hỏa nằm dưới Biển Đông và coi những nguồn lợi này là của riêng Đại Lục.
Chính vì vậy, Bắc Kinh đã bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, Hòa Lan đã ra phán quyết vào ngày 12/7/2016 rằng, các “chủ quyền lịch sử” hay “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Bắc Kinh ngụy tạo không có cơ sở pháp lý. Nhưng, một học giả TC là Yan Yan, chuyên gia “Luật biển Quốc tế” của Viện Nghiên cứu Nam Hải (TC), thừa nhận rằng: “Mặc dù Bộ Ngoại giao TC tuyên bố phủ nhận giá trị pháp lý và tính ràng buộc pháp lý của Tòa trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA), nhưng chính phủ Bắc Kinh vẫn không phớt lờ phán quyết,” Bà Yan Yan nói. “Trên thực tế, Bắc Kinh vẫn quan tâm phán quyết của tòa PCA, vẫn chú ý đến áp lực từ bên ngoài, nhất là từ Mỹ để có đối sách và ứng phó thích hợp bảo vệ lợi ích của nước này.” Trong khi đó, Giáo sư Herman J. Kraft, Khoa Quan hệ Quốc tế ĐH Philippines, khẳng định rằng: “Không nước nào có thể phớt lờ phán quyết của PCA và phán quyết đó đã trở thành một phần của Luật Quốc tế”.

Hai năm sau phán quyết, Bắc Kinh vẫn nỗ lực sử dụng sức mạnh quân sự chống lại cả thế giới nhằm phá hủy luật pháp quốc tế dành cho các quốc gia láng giềng, đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây áp lực lên các nước Philippines và Việt Nam từ bỏ quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và hải sản. Bất chấp áp lực của Bắc Kinh, không nước nào chấp nhận tham gia kế hoạch “phát triển chung” của TC. Những nước này khẳng định các quyền lợi của họ trong phạm vi của UNCLOS.
UNCLOS cung cấp một cơ chế trung lập để phân bố những nguồn tài nguyên biển trên thế giới, nhưng những gì Bắc Kinh đang hành động ở Biển Đông là mục đích nhằm lật đổ thể chế đó. Trên thực tế, TC đang liên tục triển khai sức mạnh quân sự để ngăn chận các quốc gia liên quan tại khu vực Biển Đông thực thi những quyền lợi bất hợp pháp của nước này.

WASHINGTON CAM KẾT THỰC THI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG:
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 51 đang diễn ra tại Singapore. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng, ASEAN là điểm chiến lược hàng đầu cho các nhà đầu tư Mỹ tại khu vực Châu Á. Ngoại trưởng Mỹ cam kết Washington sẽ hỗ trợ hết mình cho những nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy bảo vệ hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực này và áp lực TC phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Đa Chiều ngày 2/4 bình luận việc Mỹ thường xuyên cho phóng viên các hãng tin lớn theo tàu chiến, máy bay Mỹ tuần tra trên Biển Đông, thực ra là đang tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền để gây ảnh hưởng trong dư luận thế giới giúp Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến dư luận ở Biển Đông.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang nổ ra cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía Mỹ. TT Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với hàng hóa 200 tỷ USD nhập cảng từ Tàu Cộng.
Washington cũng đang đẩy mạnh chiến lược quân sự, song song với chiến tranh thương mại. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD nhằm chống lại sự gia tăng quân sự của TC tại Châu Á, đặc biệt là các hoạt động quân sự của Hải quân TC trên Biển Đông.

TẬP CẬN BÌNH LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH:
ĐỐI NGOẠI – BỊ CÔ LẬP:
Diễn biến leo thang, hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến chứng khoán Tàu Cộng đỏ lửa. Tính đến ngày thứ năm 02/8/2018, tại thị trường Đại Lục, chỉ số CSI 300 giảm sút có lúc giảm 3,6% xuống gần mức thấp nhất một năm rưỡi thiết lập 6/7, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,2%. Trong đó, nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất cảng hàng điện tử “bốc hơi” 4,1%. Mặt quan trọng khác của chứng khoán Đại Lục là Shanghai Composite Index mất trắng 2%.
Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hong Kong giảm 2%, xuống mức thấp nhất 10 tháng. Một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp (starup) TC niêm yết tại Hong Kong sụt 3,5% chạm đáy từ tháng 1/2015.

Nhà phân tích Zhang Quan thuộc Securities nhận định: “Tâm lý thị trường đang tác động tiêu cực của những nỗi lo âu mới về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung”. Trước đó một ngày, chính quyền TT D. Trump gia tăng sức ép đòi Bắc Kinh nhượng bộ trong thương mại bằng cách đề xuất áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa TC, thay vì thuế suất 10% như dự định ban đầu. Bắc Kinh gọi động thái này của Mỹ là “tống tiền” và tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.

Hãng tin Reuters cho hay, trong tuần này, chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán toàn cầu đã giảm 0,5% đảo ngược xu hướng tăng của 4 tuần trước đó. Trong đó, chứng khoán TC chiếm phần lớn trong mức giảm này. Phiên giảm ngày thứ năm khiến chỉ số CSI 300 của chứng khoán TC gần như bốc hơi hết thành quả tăng kể từ cuối tháng 7 sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng

Theo tờ Financial, nỗi lo về hàng rào thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa TC cho thấy nền kinh tế TC giảm tốc đã khiến CSI giảm 17% từ đầu năm nay. Và tỷ giá đồng NDT so với đồng USD đã giảm hơn 8%, vào cuối giờ thứ năm 02/8/2018, 01 USD đổi ra được 6,8373 NDT.

Tập Cận Bình bó tay, thúc thủ trước tin Bloomberg vào ngày 05/8/2018, thị trường chứng khoán TC đã tụt xuống vị trí thứ 3 thế giới về tổng giá trị vốn hóa, khi chỉ còn 6.090 tỷ USD, sau khi lao dốc ngày 03/8. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai với tổng giá trị vốn hóa đạt 6.170 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới với hơn 31.000 tỷ USD.

Chiến lược của Bắc Kinh ép EU hợp tác chống Mỹ đã thất bại ê chề. Một quan chức EU nói về việc từ chối thẳng thừng ý tưởng hợp tác trong vấn đề Bắc Kinh kêu gọi EU liên minh cùng Bắc Kinh chống Washington. Tờ Russia Today dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ đề xuất hợp tác với Bắc Kinh chống lại việc tăng thuế quan thương mại mà Washington áp đặt lên hàng hóa châu Âu và Tàu Cộng.

Sau cuộc hợp thượng đỉnh giữa Trump – Putin ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan, quan hệ Nga – Trung bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, mặc dù Nga & Trung vốn là đối tác chiến lược lâu năm trước đây. Tầm nhìn chiến lược của Trump và Putin để cùng chuẩn bị đối phó với một địch thủ đáng gờm hơn nhiều và có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ của Nga ở vùng Viễn Đông & Siberia, đó chính là Tàu Cộng. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Giám đốc các vấn đề Quốc phòng, Hoa Kỳ, nhận định: “Tham vọng trở thành siêu cường số 1 thế giới của Bắc Kinh đe dọa cả Mỹ lẫn Nga sô.”

Với tuyên bố “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” do Mỹ lãnh đạo nhằm đối phó với sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của TC, chính sách đối ngoại của TT D. Trump đang nổ lực cô lập Tàu Cộng trên mặt trận kinh tế và ngoại giao. Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy: “Không một quốc gia châu Á nào muốn sống trong thế giới bị Tàu Cộng chi phối”.

ĐỐI NỘI – TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC: Gần đây bùng nổ thông tin về cuộc đảo chính tại Trung Nam Hải, cho rằng Tập Cận Bình đã thất thế sau khi bị các nguyên lão truy cứu trách nhiệm, mặc dù hầu hết các quan điểm cho rằng, Tập Cận Bình đang thao túng quyền lực và không ai đủ khả năng thách thức quyền lực của nhà lãnh đạo ĐCSTQ này. Một nhóm nguyên lão do Giang Trạch Dân dẫn đầu đã cùng nhau truy cứu trách nhiệm Tập Cận Bình về thực trạng đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình gặp khốn đốn, giờ đây lại bị tấn công trong cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.
Sau cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, mạn lưới truyền thông nhà nước TC và nhiều người dùng mạng xã hội đã đồng loạt lên tiếng chia sẻ thông tin về Tập Cận Bình bị truy cứu trách nhiệm.

Học giả Tân Tử Lăng (Xin Ziling, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông: Ngàn năm công tội) nhận định rằng, những tin đồn này không xuất phát từ các lực lượng của cựu lãnh đạo Giang Trạch dân và Tăng Khánh Hồng mà xuất phát từ nguồn gốc khác. Ông Tân Tử Lăng nói: “Đây thực sự không phải là chỉ đạo của Giang và Tăng; dĩ nhiên, họ có ý đồ này nhưng không có điều kiện và khả năng cụ thể để thực hiện, kẻ tải lên những tin đồn này chỉ là xuất phát từ tầng dưới thuộc bộ máy ở các cơ sở”.

Các lãnh đạo ĐCSTQ có thể đang họp bí mật diễn ra tại Bắc Đới Hà là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc, nằm cạnh biển Bột Hải và chỉ cách Bắc Kinh 280 km về phía đông. Đây cũng là nơi các lãnh đạo ĐCSTQ đưa ra những quyết sách quan trọng trong lịch sử. Tất cả các cuộc họp này là diễn ra kín. Các thông tin ám chỉ rằng, có thể các nguyên lão sẽ thảo luận về việc thay đổi “phong cách lãnh đạo”, nổi bật là vấn đề “lãnh đạo tập thể”. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến những mâu thuẫn nội bộ gay gắt hơn, dù chưa biết những thông tin này thật hư ra sao, nhưng cho thấy tình tình xung đột nội bộ trong ĐCSTQ có thể rất gay cấn.

Họ đổ lổi nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc chiến thương mại là do hệ thống tuyên truyền “lệch lạc tư tưởng Tập Cận Bình”. Giờ đây, nếu Trung Nam Hải trở về với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể”, có nghĩa là nhà lãnh đạo cao cấp nhất sẽ mầt đi địa vị lãnh đạo tối cao, phe cánh của Tập Cận Bình sẽ không còn được bảo đảm an toàn chính trị, nếu họ Tập không phản đòn cuối cùng đối với phe phản đối thì tình hình của phe Tập Cận Bình sẽ lâm nguy.

Rõ ràng trên thực tế, vấn đề đấu tranh thuơng mại Mỹ – Trung, trong nội bộ ĐCSTQ vẫn luôn tồn tại đấu tranh giành quyền lực. Nội dung phát biểu của họ chủ yếu xoay quanh chủ đề như “Thuyết dung nạp Thái Bình Dương” và “Một vành đai – Một con đường” của Tập Cận Bình bị một số quan chức và một bộ phận truyền thông của ĐCSTQ giải thích lệch lạc là muốn ngồi ngang hàng với Mỹ, tự sinh ra ảo tưởng về phạm vi sức mạnh bản thân, tùy tiện tuyên truyền ĐCSTQ vùng dậy, bố cục đối ngoại khoa trương, ý đồ xưng bá thế giới…Thậm chí họ còn cho rằng, những người này (ám chỉ Tập Cận Bình và phe cánh) trong nội bộ đảng, là kẻ thù thực sự của ĐCSTQ. Họ tạo thành cục diện chiến tranh thương mại nguy hiểm lại không phải là chính phủ của ông Trump, mà là những người tác phong không đúng đắn trong nội bộ ĐCSTQ.

Truyền thông Đài Loan dẫn lời người trong cuộc của ĐCSTQ cho biết, những người thuộc phe thực tế như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương, Hồ Cẩm Đào đều biết rằng thực lực quốc gia không đủ khả năng chống lại chiến tranh thương mại. Tuy nhiên “những người không rành về thực tế” và “những người có dã tâm” của phe bảo thủ lại cực lực cổ súy chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ

Theo nhận định của tờ The Economist, nhìn từ quan điểm toàn diện thì không thấy Tập Cận Bình sẽ thành công. Tờ báo cũng cho rằng, dường như Tập Cận Bình chỉ chú trọng là làm sao cho ĐCSTQ mạnh lên và củng cố quyền lực cho riêng mình chứ không mấy quan tâm về giàu mạnh kinh tế và một xã hội cởi mở như đa số người dân trong nước thèm khát.
Theo Ghaffar Hussain, nhà bình luận quốc tế, đã nhận xét rất đúng rằng,: “TC có thể đem lại sự giàu có, nhưng họ không mang lại hạnh phúc an ninh và trên tất cả đời sống tốt đẹp cho người dân. Đó là những lý do mà giới nhà giàu Đại Lục sử dụng tài sản của chính mình để tìm kiếm con đường thoát khỏi đất nước”. Ước mơ lớn nhất của họ là được làm công dân Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Australia…và chẳng có “Giấc mơ Trung Hoa” nào khiến mọi người dân Hoa Lục khao khát, nhận xét của học giả Simon Tay, Singapore.

“TRUNG HOA MỘNG” CỦA TẬP CẬN BÌNH SẼ KHÔNG TỒN TẠI:
Một số nhà phân tích từng cảnh báo: “Các nước lớn đang trỗi dậy, luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh kinh tế mới của họ cho mục đích chính trị, văn hóa và quân sự rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi đánh giá này đúng với mưu đồ của TC thì Bắc Kinh cũng có khả năng quân sự để biến tham vọng đó trở thành hiện thực.
Theo giáo sư Aeron Friedberg, Đại học Princeton, nhận định: “Tôi có thể nói ngắn gọn rằng, Tàu Cộng chưa thể trở thành siêu cường,” ông thẳng thắng nói. “Một siêu cường phải hùng mạnh trên tất cả các lãnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đối chiếu với tất cả tiêu chuẩn này, TC chưa phải là một siêu cường. Họ có thể mạnh về kinh tế nhưng khả năng khuyếch trương “quân sự trên quy mô toàn cầu” là chưa thể”.

Theo Giáo sư David Shambaugh, giảng viên Khoa học Chính trị & Ngoại giao Quốc tế, ĐH George Washington, phải thừa nhận rằng: “TC, về bản chất là một nhà nước hẹp hòi, ích kỷ và thực dụng, chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích và quyền lực của riêng mình.. Xét cho cùng, TC chỉ là một quốc gia cô đơn, không có đồng minh và luôn đánh mất lòng tin và luôn tạo ra các mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới”

Theo ông Charles Onyango-Obbo, phóng viên của tờ báo Đông Phi, viết bài bình luận với tựa đề: “Sự thống trị của Trung Cộng”, ông cho rằng: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hóa của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng nó sẽ không có vai trò thống trị.”

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA MỸ – TRUNG:
Hải quân Hoa Kỳ tích lũy những học thuyết chiến lược quân sự của những chiến lược gia lừng danh như Alfred Thayer Mahan (Mỹ), Isoroku Yamamoto (Nhật) và Karl Doemitz (Đức) để xây lực lượng Hải quân Hoa Kỳ hùng mạnh vào thế kỷ 20 để thống trị các đại dương, đã tạo thành một sức mạnh tấn công tổng hợp rộng khắp thế giới và đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của Hoa kỳ trong Thế chiến thứ II. Hải quân Hoa Kỳ bước vào thế kỷ 21 vẫn là siêu quyền lực duy nhất trên toàn thế giới.

ĐÔ ĐỐC ALFRED THAYER MAHAN, MỸ (1840 – 1914): Ông được mệnh danh là “Chiến lược gia Clausewitz của biển cả”, ông đã thiết lập chiến lược Hải quân Hoa Kỳ của thế kỷ XX và tầm ảnh hưởng đến sự phát triển hải quân của Anh, Đức và Nhật.. Những người hâm mộ ông có Tổng thống Theodore Roosevelt, người thường xuyên hỏi ông về các vấn đề thuộc về hải quân. Các lời cố vấn và bài viết của ông đã trực tiếp đóng góp vào sự bành trướng Hải Quân Hoa Kỳ của TT Roosevelt và sự khai triển một hạm đội căn cứ tàu chiến.
Quan điểm học thuyết chiến lược căn bản của ông Mahan tập trung vào một điều không có gì khác hơn là phải “chế ngự biển cả”. Ông đề nghị rằng, phòng thủ các khu vực bờ biển và hải cảng nên giao nhiệm vụ này lại cho Lục quân hơn là Hải quân. Ông Mahan bênh vực quan niệm của ông rằng: “Không một quốc gia nào có thể tự xem mình là một sức mạnh toàn cầu, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh Hải Quân trên toàn thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng Hải Quân có khả năng hiện diện ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và đánh bại bất cứ kẻ thù nào,” ông cũng nhấn mạnh. “Tầm quan trọng công tác giữ gìn các tuyến đường hàng hải huyết mạch để bảo đảm an ninh cho các tàu chiến và tàu buôn.
Cùng với sự cần thiết có một hạm đội hùng mạnh to lớn khủng khiếp. Ông Mahan đã nhấn mạnh nhu cầu cần duy trì các “căn cứ hải quân” và đã đề nghị rằng các căn cứ hải quân của hạm đội Hoa kỳ nên có tại Hạ Uy Di, Phi Luật Tân và Cuba.

Ngày nay, theo số liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ đã duy trì một hệ thống căn cứ quân sự trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ, hiện diện tại 90 quốc gia. Tuy nhiên, con số thực tế có thể nhiều hơn, vì có những căn cứ hoạt động trong vòng bí mật. Điểm mặt 6 nhóm căn cứ quân sự bao vây và cô lập Tàu Cộng gồm: [1]Nhóm căn cứ Đông Bắc Á [2] Nhóm căn cứ đảo Guam [3] Nhóm căn cứ Đông nam Á [4] Nhóm căn cứ ở Trung Á [5] Nhóm căn cứ ở Ấn Độ Dương [6] Nhóm căn cứ ở Australia

Riêng TC chỉ có một vài căn cứ quan trọng như một cảng biển tại Djibouti, có vị trí chiến lược nằm ở cửa ngõ phía Nam của Biển Đỏ trên đường vào kênh đào Suez. Một căn cứ khác của TC sẽ đặt tại cảng Jiwani, khu vực Gwadar, bờ biển phía nam Pakistan và một cảng biển tại Sri Lanka đang xúc tiến xây dựng.

ĐÔ ĐỐC ISOROKU YAMAMOTO, NHẬT (1884-1943): Ông đã chỉ huy hạm đội Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đã mở rộng Đế quốc Nhật Bản trong những ngày đầu của Thế chiến II. Việc sử dụng HKMH bậc thầy của ông đã tạo nên một chiến thắng lớn quân Mỹ tại Trân Châu Cảng năm 1941 và đã mang đến cho ông ta danh dự là một trong các nhà phát triển học thuyết quân sự về các cuộc hành quân hàng không mẫu hạm và ông đánh giá HKMH đã phục vụ như là trái tim và là sức mạnh của lực lượng Hải quân Nhật Bản.
Yamamoto đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sự tiến bộ của các cuộc hành quân HKMH và đã chứng tỏ khả năng của nó để tung ra sức mạnh qua khoảng cách dài. Từ trận Trân Châu Cảng, ông nói: “Không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng HKMH để đại diện quyền lực thống trị của nó quanh địa cầu.”

Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có 12 HKMH có các tên là: Enterprise CVN 65, Nimitz CVN 68, Eisenhower CVN 69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN 71, Lincoln CVN 72, Washington CVN 73, Stennis CVN 74, Truman CVN 75, Ronald Regan CVN 76, Bush CVN 77 và chiến HKMH Gerald R. Ford CVN 78 là chiếc dẫn đầu lớp Gerald R, Ford thuộc nhóm siêu mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ tối tân nhất thế giới.
Ngày 24/8/2017, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuiding đặt ở tiểu bang Virginia diễn ra lễ khởi công đóng HKMH USS Enterprise (mới) là CVN 80. Đồng thời đến cuối tháng 8/2017, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã hoàn thành đạt hơn 30%. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng HKMH mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt là bà Giao Phan

So với Tàu Cộng, chỉ mới có 2 chiếc tàu sân bay là Liêu Ninh và một chiếc tàu sân bay mới do TC tự đóng là Type-001A, hoàn toàn dự kiến chạy thử nghiệm trong vùng biển vịnh Bột Hải vào tháng 4/2018. Điều đáng chú ý là khi nói tới cách đáp chiến đấu cơ trên HKMH trong lúc nó đang chạy là bộ phận “interlock system” mà chỉ có Mỹ mới có hệ thống này. Còn phía 02 tàu sân bay của TC, các chiến đấu cơ muốn đáp xuống thì tàu sân bay phải đứng yên vị trên biển, nó sẽ trở thành mục tiêu cố định làm mồi ngoan cho hỏa tiển. Phải còn ít nhất 20 năm nữa, TC mới ăn cắp được “moving target, interlock system” của Mỹ.
Hai tàu sân bay cuả TC cốt để hù dọa Philippines và Việt Nam vì theo James Nolt, chuyên viên của World Policy Institute (Mỹ), đánh giá: “Ngay cả trong trường hợp TC đóng xong một tàu sân bay mới, họ cũng tụt hậu mấy mươi năm so với Hoa Kỳ về mặt kiến thức vận hành và số lượng.”

ĐÔ ĐỐC KARL DOENITZ, ĐỨC (1891 – 1980): Ông là cha đẻ về học thuyết chiến tranh tàu ngầm của Đức. Tầm nhìn chiến lược của ông đã thấy sự đóng góp quan trọng của tàu ngầm đối với hải chiến trên biển. Ông nêu ra 2 các mục tiêu chiến lược:
· Mục tiêu sơ khởi của các tàu ngầm U sẽ là các tàu buôn hơn là các tàu chiến của các đồng minh để cắt đường tiếp tế của địch
· Mục tiêu thứ hai là cách mạng hóa chiến tranh tàu ngầm là các tàu ngầm U của Đức phải được điều động và chiến đấu từng đoàn hay từng toán mà ông gọi là “wolf packs” (nhóm sói).
Khi Thế chiến II bắt đầu vào 01/9/191939, ông chỉ huy chỉ có 56 chiếc tàu ngầm U, đã đánh chìm 114 tàu hàng trong 4 tháng cuối năm 1939. Tháng 08/1940, Hitler cho phép Doenitzm thực hiện “chiến tranh tàu ngầm” không bị hạn chế. Trong thời gian 4 tháng sau đó, các chiếc tàu ngầm U đã đánh chìm 285 tàu địch, tổng cộng hơn 1 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 1942, các tàu ngầm U đã đánh chìm 585 tàu chiến Mỹ sâu tận đáy Đại Tây Dương.

Ngày nay, uy lực khủng khiếp của tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân lớp Virginia của Mỹ, có đủ khả năng hủy diệt cả một hạm đội của đối phương, nó rất khó phát hiện vì chạy rất êm, không phát ra tiếng ồn. Tháng 7/2018, nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn Huntington Ingalls Industries mới vừa bàn giao siêu tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Indiana (SS789) thuộc lớp Virginia cho Hải quân Hoa kỳ. Đây là loại siêu tầu ngầm hiện đại nhất hiện nay của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế nhằm thay thế tàu ngầm lớp Los Angeles và Seawolf

Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ đã có 14 chiếc đã đi vào hoạt động và 4 chiếc khác đang trong quá trình thi công. Hải quân Hoa Kỳ dự định sẽ chế tạo tổng cộng 48 tàu ngầm loại này. So với tàu ngầm hiện đại của hải quân Tàu Cộng thì sao? Các chuyên gia quân sự đánh giá tàu ngầm tấn công hạt nhân, lớp Shang dài 110 mét của TC quá dễ bị phát hiện vì nó chạy “quá ồn”. Sau vụ Hải quân Nhật Bản dễ dàng phát hiện tàu ngầm này lặn gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vào ngày 12/1/2018 và buộc nó phải nổi lên mặt nước.

KẾT LUẬN:
Xin nhường quyền độc giá đánh giá bài viết “This is how a superpower commits suicide” (Cách tự sát của một siêu cường) của tác giả Richard Javad Heydaria. Nhưng, theo phân tích bài viết của tôi “Cách tự sát của con rồng dậy non” đã cho thấy khoảng cách thua kém về lãnh vực quân sự giữa TC với Mỹ còn một khoảng cách quá xa, ít nhất 02 thập niên nữa mới bắt kịp Hoa Kỳ, với điều kiện là Hoa Kỳ đứng yên ở vị trí hiện tại.

Những tư tưởng hiếu chiến, cực đoan quá khích, cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Tập Cận Bình đã khiến Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước để bao vây và cô lập Tàu Cộng. Đó là “liên minh kim cương” gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Australia với sự tham gia của Hàn Quốc, Đài Loan và trong tháng 8/2018, Pháp sẽ tổ chức tập trận lớn ở Đông Nam Á, có sự tham gia của không quân. Trong tuần này, Pháp và Anh cũng tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, ngoài 2 tàu chiến Pháp, còn có 2 tàu hộ vệ Type 23 là HMS Sutherland và HMS Argyl cùng với tàu đổ bộ HMS Albion của Anh Quốc.

Rõ ràng trong vấn đề Biển Đông, Anh & Pháp đã liên kết với Mỹ và đồng minh chống Tàu Cộng bành trướng, bá quyền ở biển Đông nói riêng và Á Châu nói chung. Tập Cận Bình nên tự lượng sức mình, phải chấm dứt tham vọng thúc đẩy Tàu Cộng trở thành siêu cường số một thống trị thế giới, vì đó là cách tự sát của con rồng dậy non….

Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
12/8/2018

Death by China

Cách đây 5 năm thì ai dám nghĩ tác giả của cuốn sách Death by China lại có thể làm cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Mỹ và có tiếng nói quan trọng tại Tòa Bạch Ốc. Nhưng điều không ngờ lại xảy ra và tác giả của cuốn sách “chết bởi Trung Quốc” đã trở thành cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Trump. Đây là tình huống mà giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã không ngờ tới và chắc chắn sẽ còn phải đau đầu rất nhiều với tác giả của cuốn sách Death by China.

Đọc cuốn sách Death by China thì thấy Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro đã vạch trần tất cả những mối nguy đến từ chính sách kinh tế của Trung Quốc. Theo Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro thì Trung Quốc đã đưa ra chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, hàng kém chất lượng để phá hủy toàn bộ hệ thống kinh tế chuẩn mực của các nước tư bản giầu có trước đây như Mỹ và Châu Âu. Trung Quốc đã cố tình làm hàng giả, hàng kém chất lượng và bán phá giá để cho nhiều nhà máy, nhiều công ty của Mỹ và Châu Âu bị phá sản.

Khi các nhà máy, các công ty của Mỹ và Châu Âu bị phá sản thì người dân không có việc làm và người dân không có việc làm thì không có tiền lương mà không có tiền lương thì phải dùng hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc. Đối với những nước giầu có như Mỹ và Châu Âu thì Trung Quốc đưa hàng giả, hàng kém chất lượng vào để giết chết các nhà máy, các công ty. Còn đối với các nước nghèo đói như Campuchia, Việt Nam, Lào và Châu Phi thì Trung Quốc đã đưa cả hàng độc hại để không chỉ giết chết các nhà máy, các công ty mà giết chết luôn cả người dân.

Theo Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro thì nếu Mỹ và Châu Âu không có chính sách ngăn chặn Trung Quốc thì chỉ cần trong vòng 10 năm đến 20 năm nữa là Trung Quốc sẽ chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu.

Khi Trung Quốc đã chi phối được kinh tế toàn cầu thì dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ chi phối về chính trị và đi xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác. Điều này thì ai cũng có thể nhìn thấy qua các chính sách của Trung Quốc đối với các nước nhỏ và nghèo trong khu vực như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, và Malaysia.

Giới chính trị gia salon của Mỹ và Châu Âu đã không nhận ra được mối nguy từ Trung Quốc hoặc có nhận ra nhưng đã cảm thấy bất lực nên đành phải nín nhịn Trung Quốc để được yên thân trong nhung lựa của cung điện.
Dưới thời Tổng Thống Barack Obama thì tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ ngày càng gia tăng mà không có cách giải quyết, ngân sách quốc gia thì thâm hụt và phải vay mượn tứ tung. Có 8 năm cầm quyền mà tiêu tiền ngân sách quốc gia nhiều hơn cả mấy đời Tổng Thống Mỹ cộng lại. Chính sách của Hillary Clinton thì chẳng khác gì Barack Obama nhưng vẫn có người đi ủng hộ Hillary Clinton và chống Trump thì quả là kém về chính trị và vô trách nhiệm với nước Mỹ, với Châu Âu và với thế giới.

Tổng Thống Trump là một nhà kinh tế, là một tỷ phú đã từng điều hành hàng ngàn công nhân nên ông hiểu được chính sách kinh tế của Trung Quốc. Từ sự thấu hiểu mà Tổng Thống Trump đã quyết định chọn người có điểm chung là Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro để làm cố vấn kinh tế và đưa ra các biện pháp ngăn chặn Trung Quốc. Thực sự là Mỹ đã quá muộn và ngăn chặn được kinh tế Trung Quốc là một bài toán vô cùng khó.
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, đã thâu tóm và lũng đoạn được chính trị của nhiều quốc gia. Trong khi hàng hóa Made in China thì đã tràn ngập thị trường Mỹ và Châu Âu.
Người dân thì vì không có việc làm và không có tiền nên vẫn phải dùng hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc.
Mỹ và Châu Âu đã quá muộn để ngăn chặn Trung Quốc nhưng muộn mà còn có Tổng Thống Mỹ dám đứng ra ngăn chặn thì thế giới vẫn còn hy vọng. Cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc là một cuộc đấu đầy khó khăn và khốc liệt. Nhưng với kinh nghiệm của thương trường, với lòng can đảm và với một quyết tâm cao thì Tổng Thống Trump đang làm cho thế giới có nhiều hy vọng vào một chiến thắng trước Trung Quốc. Nếu cuộc đấu với Trung Quốc mà thành công thì lịch sử nhân loại sẽ ghi ơn Tổng Thống Trump và người cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Trump và cũng là người đã có công viết cuốn sách Death by China để vạch trần chính sách gian manh của Trung Quốc là Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro.

FB Đạt Tiến Nguyễn

Người Trung Quốc đã cắm chốt và tung hoành ở Cửa Việt – Quảng Trị như thế nào?

Chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc trong kỷ nguyên chiến tranh hiện đại là từng bước hình thành nhiều gọng kìm nhằm bủa vây và siết chặt dải đất hình chữ S từ mọi hướng: biên giới phía bắc, biên giới Lào – Việt, biên giới Campuchia – Việt Nam, vùng biển Tây Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.

Trong tương lai, khi một cuộc chiến khó tránh khỏi giữa Hà Nội và Bắc Kinh xảy ra, tiếng súng của quân xâm lược sẽ không chỉ nổ trên phòng tuyến biên giới phía bắc, giống như từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trở về trước, mà Việt Nam sẽ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

Vị trí của doanh nghiệp Trung Quốc tại Cửa Việt trên bản đồ. Ảnh: Lê Anh Hùng

Lúc đó, quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam từ biên giới phía Bắc, từ biên giới Lào – Việt (đội quân nằm vùng dọc biên giới Lào – Việt hoặc từ Vân Nam kéo sang), từ biên giới Campuchia – Việt Nam (đội quân nằm vùng dọc biên giới Campuchia – Việt Nam), vùng biển Tây Nam (căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm bên bờ biển Campuchia nhìn ra Vịnh Thái Lan, nơi Bắc Kinh đã thuê 90km chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm), Biển Đông (các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cùng hàng loạt tàu sân bay, tàu chiến, tàu ngầm khác) và vùng duyên hải Việt Nam (các căn cứ quân sự đội lốt “dự án kinh tế” mà Bắc Kinh đã thiết lập dọc theo bờ biển Việt Nam).

Các mũi tấn công này sẽ khiến Việt Nam bị chia cắt thành nhiều phần khi các gọng kìm đánh từ ngoài Biển Đông vào hợp lực với các gọng kìm đánh từ Lào và Campuchia sang. Một khi bị chia cắt tại nhiều nơi như vậy, thế trận liên phòng giữa các vùng miền của Việt Nam sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tê liệt, giúp Bắc Kinh dễ dàng làm chủ toàn bộ chiến trường.

Kế sách “đánh mà thắng” như trên thực ra mới chỉ là “kế trung sách” của các bộ óc Đại Hán. “Kế thượng sách” mà các ông chủ Trung Nam Hải nhắm đến là “không đánh mà thắng”. Với một thế trận bị các gọng kìm quân sự bủa vây và siết chặt tứ bề như vậy thì Việt Nam làm sao có thể “cựa quậy” nổi, ấy là chưa kể vô số những quả “bom nổ chậm” đang chờ “kích hoạt” tại hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia từ Bắc chí Nam trong đó doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu tới 90% số dự án, tức là đảm trách toàn bộ từ thiết kế đến thi công.

Theo chiến lược trên, Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến các cửa sông đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Các cửa sông này sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc cùng các loại vũ khí hạng nặng và quân lính nhanh chóng tiến sâu vào nội địa đối phương, và việc kiểm soát các con sông sẽ giúp Trung Quốc dễ bề hiện thực hoá mưu đồ chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Sông Thạch Hãn đổ ra Biển Đông ở Cửa Việt là một trong số không nhiều những con sông như vậy.

Hơn hai năm trước, người ta từng lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đang lập một căn cứ sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Sau đó, hoạt động xây dựng của dự án đã tạm dừng trong mấy tháng, khiến nhiều người ngỡ là dự án sẽ bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, trong lần trở lại Cửa Việt mới đây cho thấy lời cảnh báo ấy chẳng khác nào “nước đổ đầu vịt”: Một doanh nghiệp “made in China” mang tên “Công ty TNHH Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” đã lừng lững mọc lên ngay dưới chân cầu Cửa Việt (kế bên Đồn Biên phòng Cửa Việt và cách Hải đội 202 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ vài trăm mét), một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh quốc phòng và đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ quốc gia của Việt Nam.

Biển hiệu doanh nghiệp được ghi rõ bằng 2 thứ tiếng. Ảnh: Lê Anh Hùng

Người dân địa phương cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc này đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Họ đã đưa rất nhiều người từ Trung Quốc sang đây sinh sống và làm việc, dù không ai biết chính xác con số cụ thể, bởi không ai kiểm soát nổi.

Kể từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, mùi hôi thối toả ra nồng nặc khiến người dân xung quanh khu vực không chịu nổi và họ đã nhiều lần biểu tình phản đối. Cứ mỗi lần như thế, chính quyền, cơ quan môi trường, thậm chí cả báo chí lại đến, nhưng khi họ rời đi thì mọi chuyện đâu lại trở về đấy.

Không dừng lại ở diện tích đất đai đã thâu tóm, doanh nghiệp Tàu này còn đang tìm cách mua thêm đất ở nhiều nơi quanh khu vực Cửa Việt. Và với “biệt tài” thoắt ẩn thoắt hiện, cộng với độ trơ tráo “nức tiếng” của người Tàu, ngay tại những thành phố lớn như Đà Nẵng hay Nha Trang, nhà chức trách Việt Nam còn không kiểm soát nổi hành tung và hoạt động của họ, huống hồ là ở những địa bàn như Cửa Việt.

Khu nhà này có hố móng sâu đến 2,3m, có thể tạo thành một hệ thống hầm ngầm.

Xem ra, cùng với những “đặc khu kinh tế” Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hàng đàn diều hâu phương Bắc âm thầm đến “lót ổ” ở phương nam như “Cty Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” tại Cửa Việt đang khiến cho kế thượng sách “không đánh mà thắng” của Bắc Kinh dần trở thành hiện thực. Và đến lúc đó, chiến lược “Hán hoá” Việt Nam của các ông chủ Trung Nam Hải sẽ chẳng cần tới một tiếng súng nào, mà cứ êm ả diễn ra như tằm ăn dâu.

Nguồn http://baolua.net/nguoi-trung-quoc-da-cam-chot-va-tung-hoanh-o-cua-viet-quang-tri-nhu-nao.html

Quá sùng bái V. Putin khiến “bảo bối” Kissinger mất thiêng trong tay Donald Trump?

Cựu Đại tá Lê Thế Mẫu – Thứ Hai, ngày 27/8/2018 – 04:22

Kissinger & TT. Donald Trump

Sự sùng bái thái quá mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Tổng thống Nga V.Putin là nguyên nhân dẫn tới mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với các thế lực ủng hộ vận dụng “bảo bối” Kissinger để kết thân với Nga nhằm chống Trung Quốc và họ lo ngại về “bóng ma Gorbachev” đang ám ảnh nước Mỹ.
Cuộc cạnh tranh địa chính trị trong tam giác quan hệ chiến lược Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng như quan hệ Mỹ – Nga – Trung Quốc trong thế kỷ XXI là cuộc chiến phức tạp nhất và quan trọng nhất quyết định toàn bộ cục diện chính trị thế giới. Trong cả hai cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc và Liên Xô trước đây cũng như Nga và Trung Quốc hiện nay đều là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ.
Để mang lại chiến thắng cho Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh, giới cầm quyền ở Washington vận dụng “bảo bối” của Kissinger-Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Richard Nixon, theo đó Mỹ kết thân với Trung Quốc và lấy đó làm động lực buộc Liên Xô phải sa vào “bẫy hòa hoãn” với Mỹ và chính cái bẫy này đã đưa Liên Xô tới thảm họa sụp đổ.
Hiện nay, vận dụng “bảo bối” của Kissinger, giới cầm quyền Mỹ chuyển sang kết thân với Nga để đối phó với Trung Quốc-quốc gia bị Tổng thống Mỹ Donald Trump coi là “kẻ thù của nước Mỹ”, nhưng xem ra chưa mang lại kết quả như Washington mong muốn.
Nhìn lại “bảo bối” của Kissinger thời Chiến tranh lạnh
Nội dung then chốt của “bảo bối” Kissinger thời Chiến tranh lạnh là khai thác mâu thuẫn đối kháng giữa Liên Xô-quốc gia bị Bắc Kinh gọi là “đế quốc xã hội” với Trung Quốc-quốc gia bị Matxcơva gọi là “đại bá”, trong đó sẽ áp dụng chiến thuật “một mũi tên trúng hai đích”. Theo đó tập trung nỗ lực làm tan rã Liên Xô, đồng thời đưa Trung Quốc hội nhập và từng bước “hòa tan” vào nền văn minh Phương Tây theo phương châm “không đánh mà thắng” kiểu binh pháp Tôn Tử. Vì thế, theo “bảo bối” này, trước hết Mỹ kết thân với Trung Quốc, buộc Liên Xô phải nhượng bộ Mỹ do lo sợ liên minh Mỹ-Trung sẽ chống lại họ và phải chấp nhận hòa hoãn.
Học thuyết Kissinger ghi dấu ấn đầu tiên bằng Thông cáo chung Thượng Hải được Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký ngày 27/2/1972, mở đầu quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai địch thủ đối kháng như lửa với nước, theo đó Washington chính thức cắt đứt quan hệ với Đài Bắc, rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Đài Loan và công nhận ngoại giao đối với Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc chấp nhận làm “đối tác đàn em” so với Mỹ và ủng hộ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của bộ đôi Richard Nixon-Henry Kissinger, để Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam trong danh dự  [1].
Thực hiện thỏa thuận Thông cáo chung Thượng Hải, trong những năm 1973-1974, Mao Trạch Đông liên tiếp đưa ra nhiều đề xuất về việc  thành lập Mặt trận toàn thế giới chống Liên Xô, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, trong đó Trung Quốc đóng vai trò là “hậu phương lớn”. Năm 1974, theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, trong bài phát biểu tại Diễn đàn LHQ Đặng Tiểu Bình nêu ra ba cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới là cuộc cách mạng ở Mỹ, cuộc cách mạng ở Pháp và cuộc cách mạng ở Trung Quốc mà không nhắc tới cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga mà Mao Trạch Đông từng tuyên bố nhờ có cuộc cách mạng này mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới giành được độc lập vào năm 1949. Tiếp đến, năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới phi nghĩa và một lần nữa kêu gọi thành lập Mặt trận toàn thống nhất thế giới chống “đế quốc xã hội Liên Xô” [2].
Henry Kissinger là người hơn ai hết, thông qua các điệp viên ảnh hưởng của Mỹ cài cắm ở Bắc Kinh, đã nắm được định hướng sang Phương Tây của Mao Trạch Đông-nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Trung Quốc mới. Do đó, chính Trung Quốc đã chủ động bắt tay với Mỹ và là bên đầu tiên phát đi thông điệp về chủ trương bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ. Đó là, chỉ hai tháng sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon lên cầm quyền ở Nhà Trắng vào ngày 20/1/1969, ngày 2/3/1969, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tấn công lực lượng biên phòng của Liên Xô đồn trú trên hòn đảo nhỏ nằm giữa sông Ussuri có diện tích 0,74km2 mà người người Hoa gọi là Trân Bảo Đảo, còn người Nga gọi là Damansky, thuộc lãnh thổ Liên Xô, mở đầu cuộc chiến tranh biên giới Trung-Xô (theo hiệp định ký giữa Nga và Trung Quốc vào năm 1860 và được thể hiện trên bản đồ vào năm 1861, đường biên giới giữa hai nước được phân định theo bờ sông bên Trung Quốc và vì thế đảo Damansky thuộc về lãnh thổ Liên Xô) [3].
Cuộc chiến tranh biên giới Xô-Trung do Trung Quốc chủ động gây hấn đã phát đi thông điệp rõ ràng với Mỹ rằng Bắc Kinh và Washington cùng đứng trên cùng một chiến tuyến chống “đại bá Liên Xô”. Sau cuộc chiến tranh biên giới Trung-Xô, Bắc Kinh và Washington bắt đầu hàng loạt cuộc ngoại giao con thoi với kết quả cuối cùng là Thông cáo chung Thượng Hải.
Năm 2015, Jacob Heilbrunn-biên tập viên của tạp chí Mỹ The National Interest, hỏi Kissinger: “Theo ông, phải chăng rút cuộc chính sách hòa hoãn Mỹ-Trung đã đóng vai trò then chốt trong chiến lược làm tan rã Liên bang Xô Viết?”. Không chút do dự, Henry Kissinger trả lời:“Tôi cho rằng như vậy. Chúng tôi coi chính sách hòa hoãn chỉ là một sách lược trong cuộc xung đột Xô-Mỹ”. Đúng như Henry Kissinger nhận định, bằng Thông cáo chung Thượng Hải, Mỹ đã đạt được điều họ muốn: buộc Liên Xô phải nhượng bộ do lo ngại trước sự hình thành liên minh Mỹ-Trung. Ngay sau sự kiện Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký Thông cáo chung Thượng Hải, Liên Xô vội vàng chấp nhận hòa hoãn với Mỹ bằng quyết định mời Tổng thống Richard Nixon thăm chính thức Matxcơva trong tháng 5/1972. Trong chuyến thăm này, Richard Nixon được phía Liên Xô đón tiếp nồng thắm tới mức khác thường.
Ngày 26/5/1972, Tổng thống Mỹ  Richard Nixon và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev ký Hiệp ước hạn hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (năm 2002, Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước này). Sau chuyến thăm Matxcơva của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev đã có chuyến thăm đáp lễ tới Washington. Theo tiết lộ của Thượng nghị sĩ Mỹ Fulbright, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã nói trong bữa ăn tối với các nghị sĩ Mỹ: “Chiến tranh lạnh mà chúng ta từng lo ngại đã chấm dứt!” [4].
Chính sách hòa hoãn Mỹ-Xô trong những năm 1970 dĩ nhiên là có tác động tích cực đối với hòa bình thế giới trong bối cảnh hiện hữu nguy cơ bùng phát chiến tranh hạt nhân mang tính hủy diệt trái đất, nhưng lại là tính toan tính hoàn toàn sai lầm của ban lãnh đạo Liên Xô bởi vào thời điểm đó…
Có thể thấy, chủ trương hòa hoãn là “cú lừa gạt thế kỷ” của Mỹ đối với ban lãnh đạo Liên Xô. Sau đó, khi Ronald Reagan lên cầm quyền ở Nhà Trắng (20/11981-20/1/1989), Washington bắt đầu triển khai chiến lược tấn công toàn diện không chỉ nhằm vào Liên Xô mà là toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa với kết cục dẫn tới sự tan rã Liên bang Xô Viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa giải thể.
“Bảo bối” Kissinger thời Donald Trump
Theo tiết lộ của trang tin điện tử The Beast của phái tân bảo thủ ở Mỹ, trong thời gian kể từ cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 đến lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1/2018, Henry Kissinger đã có nhiều cuộc gặp bí mật với chủ nhân mới của Nhà Trắng. Trong đó ông đề xuất vận dụng sách lược ứng xử với Trung Quốc và Liên Xô trong những năm 1970, trong đó Mỹ nên kết thân với Nga để chống Trung Quốc, quốc gia bị Donald Trump coi là “kẻ thù của nước Mỹ”. Ngoài ra, Henry Kissinger còn có nhiều cuộc tiếp xúc với Jared Kushner, con rể của ông Donald Trump và là cố vấn trưởng của Nhà Trắng chuyên phụ trách các vấn đề chính sách đối ngoại. Lần này, “bảo bối” của Henry Kissinger nhận được sự ủng hộ của nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Hội đồng an ninh Quốc gia và cố vấn cao cấp cao của ông Donald Trump là Stephen Bannon.
Trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng áp dụng “bảo bối” của Henry Kissinger ngay sau khi lên cầm quyền vào năm 2009. Theo đó, Barack Obama chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ – Nga, lấy đó làm động lực để lôi kéo Trung Quốc thành lập Nhóm G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc, từ đó đưa Trung Quốc vào quỹ đạo của Mỹ và cuối cùng sẽ “hòa tan” Trung Quốc vào không gian chính trị Phương Tây do Mỹ kiểm soát. Chủ trương này của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận được sự ủng hộ của giới tinh hoa chính trị ở Washington nhưng lại bị Trung Quốc từ chối. Sau khi bị Trung Quốc từ chối đề xuất G-2, Tổng thống Mỹ Barack Obama chuyển sang thực hiện chiến lược “xoay trục” nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc.
Hiện nay, giới tinh hoa chính trị ở Washington trong Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ lo ngại chủ trương của Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thân với Nga đã vượt ra khỏi khuôn khổ tính toán hoàn toàn thực dụng của Kissinger. Thậm chí, họ còn lo ngại về sự tương đồng giữa Donald Trump với Mikhail Gorbachev: nhà lãnh đạo Liên Xô là người sùng bái Mỹ và Phương Tây tới cực đoan thì Donald Trump cũng là người “sùng bái thái quá” V. Putin. Chính vì xuất phát từ sự lo ngại rất sâu sắc về khả năng Donald Trump có thể là “cái bóng Gorbachev” ở Mỹ nên phái chống Nga trong cả hai Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ liên kết với nhau chống lại chủ nhân mới ở Nhà Trắng.
Dĩ nhiên, sự so sánh Mikhail Gorbachev với Donald Trump là vô cùng khập khiễng do sự khác nhau căn bản giữa hệ thống chính trị Mỹ và Liên Xô. Trong trường hợp Mikhail Gorbachev, ông ta chỉ cần loại bỏ các nhân vật chống đối trong Bộ Chính trị Liên Xô là êm thấm mọi chuyện và Gorbachev đã hành động như vậy. Còn trường hợp Donald Trump hoàn toàn khác: ông Trump không thể đối phó với “nhà nước ngầm” có ảnh hưởng và quyền kiểm soát gần như tuyệt đối, gồm Quốc hội Mỹ, tổ hợp công nghiệp quân sự, bộ máy truyền thông khổng lồ, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, hệ thống an ninh quốc gia.
Trong tình thế ấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ còn lại một khoảng không gian rất hạn hẹp để “cơ động” mà trong đó ông có thể sử dụng quyền hành pháp nhỏ nhoi của Nhà Trắng để đề xuất một số nhượng bộ đối với Nga. Thí dụ, năm 1972 để kết thân với Bắc Kinh, Mỹ phải công nhận Đài Loan thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn hiện nay để cải thiện quan hệ với Nga, Mỹ có thể công nhận quyết định của V. Putin sáp nhập Crimea là chủ quyền của Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng phát đi thông điệp sẵn sàng công nhận Crimea là của Nga trước khi tới cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ ở Helsinki. Tuy nhiên, “nhà nước ngầm” ở Mỹ lo ngại rằng giữa Donald Trump và V. Putin có thể có những thỏa thuận bí mật khác liên quan tới những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ – Nga. Xuất phát từ những lo ngại này mà giới chức ở Washington đề nghị thông dịch viên cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và các thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ phải công bố nội dung bàn thảo trước Quốc hội Mỹ [4].
Sự tôn trọng nhiệt thành mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Tổng thống Nga V. Putin là nguyên nhân dẫn tới mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với cả những thế lực ủng hộ vận dụng “bảo bối” Kissinger để kết thân với Nga. Giới cầm quyền ở Mỹ đã và đang thực hiện chiến dịch cấm vận găt gao nhất nhằm vào Nga mà tác động phá hoại của chúng được thượng nghị sỹ Mitch McConnell – lãnh đạo đa số của Đảng Cộng Hòa tại Thượng viện, ví như cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật [5]. Đồng thời, Mỹ vẫn tiếp tục cuộc chiến thương mại chưa từng có với gần như cả thế giới, chứ không riêng gì với Trung Quốc. Chưa biết liệu “bảo bối” Kissinger có thiêng thời Donald Trump hay không.
Đại tá Lê Thế Mẫu
 
Tài liệu tham khảo:
[1] Joint Communique of the United States of America and the People’s Republic of China. http://www.taiwandocuments.org/communique01.htm
 
[2] Концепция “трех миров” Мао Цзэдуна в контексте традиционных политических доктрин Китая.  http://cheloveknauka.com/kontseptsiya-treh-mirov-mao-tszeduna-v-kontekste-traditsionnyh-politicheskih-doktrin-kitaya#ixzz5PBQTLz3H
 
[3] Советско-китайский пограничный конфликт на острове Даманский 1969 года. http://back-in-ussr.com/2015/06/sovetsko-kitayskiy-vooruzhennyy-konflikt-ostrov-damanskiy.html
 
[4] Новая стратегия США в отношении России и Китая. http://rodon.org/polit-180820142148
 
[5] В США сравнили санкции с ядерным ударом по Москве. https://www.pravda.ru/news/world/northamerica/usacanada/23-08-2018/1391779-nuclear-0/