Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa như thế nào ?

“Henry Kissinger làm chính trị một cách rất phi luận lý”

Phạm Trần – Hoàng Đức Nhã

Lời giới thiệu :Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger, một nhân vật có quan hệ với Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn Hòa đàm chấm dứt chiến tranh ở Paris, Pháp, qua đời ngày 29/11/2023, thọ 100 tuổi.

Trong khi đó, ông Hoàng Đức Nhã (sinh năm 1942), nguyên Bí thư, Tham vụ Báo chí của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng trưởng Bộ Dân vận và Chiêu hồi năm 1973, hiện đang sinh sống tại Mỹ từ sau ngày 30/4/1975..

Ông Hoàng Đức Nhã đã có mặt trong các cuộc thảo luận gay go về Hiệp định Ba Lê tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phía Mỹ gồm các ông Henry Henry Kissinger, Đại tướng Alexander Haig và Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker.

Nội dung bài phỏng vấn ông dưới đây được tôi thực hiện, ngay sau khi ông Kissinger ta thế, là nhắm làm sáng tỏ một thắc mắc của lịch sử rằng “Có phải Việt Nam Cộng Hòa đã bị Mỹ bỏ rơi để thất thủ năm 1975” ?

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong một lần trao tặng huân chương cho ông Hoàng Đức Nhã

Phạm Trần : Thưa ông Hoàng Đức Nhã, nhận xét của ông về cố Ngoại trưởng Henry Kissinger là con người thế nào : khôn khoan, thông minh hay mưu mẹo ?Hoàng Đức Nhã : Theo tôi nhận xét, ông Kissinger tùy theo người nhận xét có kinh nghiệm cá nhân làm việc – như thương thuyết – trực tiếp với ông ta hay chỉ nghe người khác kể lại, hay đọc sách báo viết rất tốt hay rất xấu về ông ta.

Tôi có dịp làm việc trực tiếp với ông ta khi Tổng thống Thiệu và Hội đồng An ninh Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa họp với ông ta trong một vài giai đoạn của tiến trình đưa đến Hiệp định Ba Lê 1973, và trong những trường hợp rất gây cấn chỉ có Tổng thống và tôi đối đầu với ông Kissinger và Đại sứ Bunker.

Nhận xét của tôi đây là một nhân vật rất thông minh và thích đặt đối phương trong tình trạng bối rối khi phải ráng hiểu một lô dữ kiện liên quan đến vấn đề đang được bàn luận và những hậu quả cho Việt Nam Cộng Hòa nếu phải theo lâp luận của Mỹ. Ông Kissinger trình bày theo cách ông ta, cố cho thấy những điểm ông ta cho là rất tốt cho phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, nhưng lại phớt qua những điểm rất tai hại cho Việt Nam Cộng Hòa.

Ông ta là người muốn đạt được những gì ông ta dự tính bằng mọi cách, và nếu cần thì nịnh hót, xoa dịu, nói láo, hứa đủ điều, ép và đe dọa. Nói về những cuộc thương thuyết về Hiệp định hòa bình Ba Lê, ông ta lọt vào bẫy của Hà Nội và chấp nhận những điều họ muốn, và tin rằng sẽ ép Tổng thống Thiệu chấp nhận những điều kiện đó.

Theo tôi, ông Kissinger làm chánh trị một cách rất phi luân lý.Phạm Trần : Trong cuộc hòa đàm Ba Lê, ông đã từng có mặt trong các cuộc gặp tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu và ông Kissinger, sau này với Tướng Alexander Haig, phụ tá của ông Kissinger, xin ông cho biết khi ấy Tổng thống Thiệu đạ bị áp lực chính trị từ phía Hoa Kỳ như thế nào ?Hoàng Đức Nhã : Giai đoạn căng thẳng và nguy hiểm nhất trong tiến trình thương thuyết, từ đầu 1969 cho đến đầu tháng Giêng 1973, là bốn ngày trong tháng 10 năm 1972, 19 đến 23 tháng 10. Trong khoảng tời gian này Hoa Kỳ quyết tâm buộc Việt Nam Cộng Hòa chấp thuận bản thảo hiệp định mà phía Hà Nội thuyết phục Hoa Kỳ là tốt cho hai bên Việt Nam vì đó là sự sụp đổ của lập trường của Hà Nội cũng như là sẽ tạo một nền tảng tốt cho hai bên tại miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. Hoa Kỳ chấp nhận lập luận của Hà Nội mà không hề bàn với Việt Nam Cộng Hòa trước khi đồng ý với Hà Nội.

Giải pháp Hà Nội đưa ra và Hoa Kỳ vội chấp thuận chỉ là một đầu hàng của Việt Nam Cộng Hòa. Tổng thống Thiệu quyết tâm từ chối ngay cả khi Hoa Kỳ hăm dọa cắt đứt viện trợ. Sau khi ông Kissinger không thuyết phục và ép Tổng thống Thiệu được trong bốn ngày tháng 10 năm 1972 thì Tướng Alexander Haig qua Saigon và, trong nhiều phiên họp rất căng thẳng với Tổng thống Thiệu và tôi, cũng không thuyết phục được Tổng thống Thiệu, ngay cả khi đe dọa “lấy những biện pháp rất tàn bạo” đối với Tổng thống Thiệu và tôi.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao đổi với Cố vấn An ninh Hoa Kỳ Henry Kissinger

Phạm Trần : Có phải ông Henry Kissinger đã “qua mặt” (hay có phê bình nặng nề rằng “đâm sau lưng” ) Việt Nam Cộng hòa khi thảo luận “sau lưng” Tổng thống Thiệu về giải pháp chấm dứt chiến tranh với Trung Cộng và Chính quyền miền Bắc khi ấy là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?Hoàng Đức Nhã : Vì quá muốn có một thắng lợi để một phần giúp Tổng thống Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ hai sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972, và mặt khác, muốn chứng tỏ cho các cấp lãnh đạo trong giới chính trị và xã hội thượng lưu của Hoa Kỳ rằng ông ta làm được những gì mấy người khác chưa làm được cho nên ông Kissinger không muốn bị Việt Nam Cộng Hòa cản trở và không những đi sau lưng đồng minh Việt Nam Cộng Hòa mà còn tự định đoạt tương lai chính trị của miền Nam nữa. Ông ta giấu điều này cho đến khi Hà Nội cho biết sẵn sàng ký và trao cho ông ta một bản thảo Hiệp định với rất nhiều điều kiện tai hại cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông Kissinger chấp nhận ngay và bay qua Saigon ép Tổng thống Thiệu chấp nhận khi Tổng thống Thiệu chưa hề được biết bản thảo Hiệp định này.

Phạm Trần : Thưa ông, có phải ông Henry Kissinger là người chỉ biết lo cho quyền lợi của Mỹ khi ông ta nói chuyện với đại diện miền Bắc ở Paris khi ấy là ông cố vấn Lê Đức Thọ, nhưng không điếm xỉa gì đến quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa trong các cuộc thương lượng này ?Hoàng Đức Nhã : Đúng thế. Chúng ta đều hiểu rằng một ông Ngoại trưởng của Hoa Kỳ phải phác họa và thi hành chánh sách ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trước hết. Ông Kissinger thì làm điều này bất chấp ước muốn của đồng minh và hậu quả tai hại cho đồng minh.
Như tôi trả lời trong câu hỏi trên, ông Kissinger bất cần những nguyên tắc thương thuyết – mà điều chính là tương lai chính trị tại miền Nam phải do hai bên trong miền Nam quyết định – và tự quyết định khi thương thuyết với Hà Nội, và chỉ thông báo cho Việt Nam Cộng Hòa biết sau khi ông ta và Lê Đức Thọ phê chuẩn dự thảo Hiệp đình mà Việt Nam Cộng Hòa không hề được biết trước và cũng không có cơ hội để phê bình”.
Phạm Trần : Trong các cuộc “đối mặt thảo luận trưc diện ” tại dinh Độc lập với ông Kissinger, bên cạnh Tổng thống Thiệu, về Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973, ông có trở ngại gì với ông Henry Kissinger không, chẳng hạn như “bực tức”, “cãi vã” hay “công khai phản đối áp lực của ông Kissinger” đối với vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa ?Hoàng Đức Nhã : Chúng tôi hành động rất lễ độ, đúng mức, như một nhà thương thuyết theo đúng căn bản của một cuộc thương thuyết. Chúng tôi không hề la lối, đập bàn, sỉ nhục hay chửi rủa ông Kissinger.

Khi ông ta hăm dọa, Tổng thống Thiệu tỏ ra rất nghiêm chỉnh và trả lời một cách đúng nghi lễ rằng Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận bản thảo Hiệp định. Tổng thống Thiệu nhấn mạnh nhiều lần với ông Kissinger rằng xin ông ta trình lại Tổng thống Nixon rằng Việt Nam Cộng Hòa rất muốn có một hiệp định chân chính, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa nhưng không thể chấp nhận bản thảo Hiệp định mà ông Kissinger đã đồng ý với Lê Đức Thọ”.

Phạm Trần : Ông có thể ghi lại những “phản ứng quyết liệt” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong những lần nói chuyện tại Dinh Độc lập với phía Mỹ nói chung và riêng hai ông Kissinger và Tướng Alexander Haig về hòa đàm Paris ?Hoàng Đức Nhã : Tổng thống Thiệu hành động rất bình tỉnh và không hề khóc lóc, đập bàn như một vài người viết lại trong sách của họ. Có hai trường hợp rất căng thẳng cho thấy cách Tổng thống Thiệu đối đầu với đe dọa của phía Hoa Kỳ.

Lần đầu là trong những ngày tháng 10 năm 1972 khi ông Kissinger hăm dọa một cách mĩa mai rằng ” hai ông (Tổng thống Thiệu và tôi) không nên trở thành người tử đạo (you two should not try to be martyrs)” – Tổng thống Thiệu không trả lời và ngó qua tôi cũng như nói tôi trả lời đi. Tôi nói với ông Kissinger “chúng tôi không hề muốn trở thành người tử đạo. Chúng tôi chỉ là người ái quốc thi hành Hiến pháp một cách nghiêm chỉnh để bảo vệ quê hương chúng tôi”. Ông Kissinger rất bực tức vì thấy tôi trả lời ông ta thay vì Tổng thống Thiệu.

Lần thứ hai là khi ông Alexander Haig qua Saigon vào đầu 11 năm 1972. Mục đích của ông ta là tiếp tục ép Tổng thống Thiệu chấp thuận bản thảo Hiệp định mà ông Kissinger không thuyết phục được. Khi Tổng thống Thiệu lập đi lập lại rằng Việt Nam Cộng Hòa không thể ký bản thảo Hiệp định này nếu không có những điều khoản rất quan trọng cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông Haig rất bực tức, và với một giọng trầm và nét mặt giận dữ nói rằng Hao Kỳ “sẽ có những hành động rất táo bạo (brutal actions) đối với Việt Nam Cộng Hòa”. Cũng như lần ông Kissinger đe dọa lần này Tổng thống Thiệu cũng ngó về tôi, và tôi nói với ông Haig rằng “hành động táo bạo hả? Chắc cũng táo bạo như trong tháng 11 năm 1963 chứ gì ?”.

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu (bìa phải) trong một cuộc họp với Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người thứ nhì trong hình từ phải sang, đang nhìn vào ông.

Phạm Trần : Là người “trong cuộc”, xin ông cho biết “có đúng” Chính quyền Mỹ đã bội ước bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa và để cho cho quân Cộng sản miền Bắc chiếm đóng ngày 30/4/1975 ?Hoàng Đức Nhã : Đúng thế. Chính phủ Hoa Kỳ đã bội hứa, giảm thiểu môt cách nhanh chóng viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa, ngay cả nhiều điều khoản trong Hiệp định cho phép Hoa Kỳ thay một khẩu súng, một chiến cụ bị hư hại khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa dùng để chống lại những vi phạm của Bắc Việt. Hoa Kỳ đã không cần quan tâm đến số phận của miền Nam khi quan cộng sản Bắc Việt vẫn được viện trợ ồ ạt của Trung Cộng và Liên Xô sau khi bản Hiệp định được ký và Hoa Kỳ long trọng tuyên bố sẽ phản ứng mãnh liệt nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Theo tôi, lỗi lầm lớn nhất của Việt Nam Cộng Hòa là không hiểu được rằng Tổng thống của Hoa Kỳ không có quyền chỉ thị Quốc hội chấp thuận viện trợ do Hành pháp yêu cầu”.

Phạm Trần : Nếu ông Richard Nixon không bị vụ Watergate làm mất chức Tổng thống thì liệu Việt Nam Cộng Hòa có tồn tại không ?Hoàng Đức Nhã : “Theo tôi, vụ Watergate chỉ là một yếu tố đưa đến việc Bắc Việt tiến chiếm miền Nam. Nếu Tổng thống Nixon tồn tại và Quốc hội vẫn chống viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thì miền Nam cũng bị bỏ rơi.

Lý do chánh là sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972 Quốc hội thứ 94 do đảng Dân chủ nắm đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện. Họ đã sử dụng đa số đó để, một mặt làm áp lực tối đa lên Tổng thống Nixon buộc ông phải từ chức nếu không muốn bị luận tôi vì vụ Watergate, và mặt khác, rút khỏi miền Nam càng sớm càng tốt vì binh lính và tù binh chiến tranh của Hoa Kỳ đã trở về nước. Trong tinh thần đó đảng Dân chủ không chấp thuận viện trợ cho miền Nam bất chấp những trách nhiệm của Hoa Kỳ theo Hiệp định Ba Lê và những lời hứa của Tổng thống Nixon với Tổng thống Thiệu.Phạm Trần : Xin cảm ơn ông.

Phạm Trần

(06/12/2023)

Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

Trần Gia Phụng

Chiều ngày Thứ Ba 14-3-2023, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 29-4-2023 nhân dịp Tưởng niệm 48 năm ngày Quốc hận 30-04.

Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.

Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần.

Theo học giả Nguyễn-Ngu-Ý trong bài “Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt”, đăng trên tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn số 244 ngày 1-3-1967, thì nguồn gốc đầu tiên của bài quốc ca VNCH là bài “Quấc dân hành khúc” do Lưu Hữu Phước, người Cần Thơ (Nam phần), sinh viên Đại học Hà Nội, sáng tác vào giữa năm 1941 tại Hà Nội. (Chữ “Quấc” viết với chữ “â”.)

Nguyễn-Ngu-Ý (1921-1979) là người đồng thời với Lưu Hữu Phước (1921-1989), đã từng làm việc chung với Lưu Hữu Phước tại Hà Nội vào giữa năm 1946. Nhờ vậy, chắc chắn Nguyễn-Ngu-Ý đã nghe Lưu Hữu Phước kể lại đầy đủ lai lịch và những thay đổi của bài “Quấc dân hành khúc”.

Chẳng những thế, sống tại Hà Nội, Nguyễn-Ngu-Ý có thể cũng đã được nghe cả những sinh viên Hà Nội lúc đó, kể chuyện về hoàn cảnh xuất hiện và những thay đổi của bản “Quấc dân hành khúc”. Vì vậy, hy vọng nguồn tin của Nguyễn-Ngu-Ý về bản nhạc nầy là khả tín. (Để đọc tạp chí Bách Khoa và tìm bài viết của Nguyễn-Ngu-Ý, xin vào đài VOA tiếng Việt,)

Cũng theo bài báo của Nguyễn-Ngu-Ý, bản nhạc nầy được chính tác giả Lưu Hữu Phước đổi tên thành “Sinh viên hành khúc” vào cuối năm 1941. Tại đại học Hà Nội, ngoài sinh viên Việt, còn có sinh viên Lào, Cao Miên và cả người Pháp nữa, nên hai sinh viên Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên đặt thêm lời Pháp. Bài hát bằng tiếng Pháp có tên là “La marche des étudiants”. Vua Cao Miên lúc đó là Norodom Sihanouk rất thích bản nhạc bằng tiếng Pháp nầy.

Qua đầu năm 1942, Tổng hội sinh viên Đại học Hà Nội muốn có một bản hành khúc cho riêng sinh viên đại học, nên với sự đồng ý của sinh viên Lưu Hữu Phước, Tổng hội đã mở cuộc thi đặt lời cho bản nhạc của Lưu Hữu Phước.

Hai sinh viên Trường Thuốc (Y khoa) trúng giải là Lê Khắc Thiền (nhứt) và Đặng Ngọc Tốt (nhì). Lời hai bài trúng giải hợp lại cùng với điệp khúc của bài “Sinh viên hành khúc”, thành bản “Tiếng gọi sinh viên”, bài hát chính thức của Đại học Hà Nội.

Bài hát “Tiếng gọi sinh viên” nhanh chóng được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh và phổ biến rộng rãi ra ngoài khuôn viên trường học. Thanh niên các giới say sưa hát bản nhạc nầy, và tự ý đổi hai chữ “sinh viên” bằng hai chữ “thanh niên”, cho phù hợp với khung cảnh xã hội bên ngoài học đường.
Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim từ tháng 4 đến tháng 8-1945, đoàn Thanh Niên Tiền Phong ở Nam kỳ do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo, chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm đoàn ca của đoàn. (Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, “Những kỷ niệm với bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa”).

Năm 1945, mặt trận Việt Minh, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương cướp chính quyền và lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Quốc ca của chế độ cộng sản là bản “Tiến quân ca” do Văn Cao sáng tác. Lúc đầu, bài hát nầy có câu rất sắt máu: “… Thề phanh thây uống máu quân thù…”. Ngày nay được đổi thành “… Vì nhân dân chiến đấu không ngừng…”

Chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ tối 19-12-1946. Trong lúc chiến tranh xảy ra, Việt Minh cộng sản tiếp tục thi hành kế hoạch giết tiềm lực, tiêu diệt tất cả những thành phần theo chủ trương quốc gia dân tộc, không theo Việt Minh. Những thành phần nầy bị dồn vào thế phải quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, và vì sống còn, chẳng đặng đừng liên kết với Pháp chống Viêt Minh. Mặt khác, Pháp chiếm các thành phố và vùng phụ cận, đánh đuổi Việt Minh chạy về nông thôn, hay lên rừng núi. Pháp cần tổ chức hành chánh ở những vùng Pháp chiếm được, nên cần một giải pháp chính trị mới. Vì vậy, Pháp cũng muốn nói chuyện với cựu hoàng Bảo Đại.

Do nhu cầu từ cả hai phía, phía những nhà chính trị theo chủ trương dân tộc và phía Pháp muốn thiết lập một cơ chế hành chánh mới, cao ủy Pháp Emile Bollaert tại Đông Dương mời cựu hoàng Bảo Đại hội kiến ngày 6-12-1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho tình hình lúc bấy giờ. Hai bên đi đến thông cáo chung là sẽ cùng nhau thương thuyết để Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.

Mở đầu cuộc vận động, cựu hoàng Bảo Đại qua Pháp tiếp tục thương thuyết. Khi về lại Hồng Kông, cựu hoàng thảo luận thêm với các chính khách quốc gia và giao cho thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ trung ương lâm thời, nhằm thảo luận với Pháp một tạm ước về thống nhất đất nước. Nguyễn Văn Xuân đã từng được Hồ Chí Minh cung kính thỉnh mời tham gia vào chính phủ đầu tiên năm 1945, nhưng ông Xuân biết Hồ Chí Minh là cộng sản nên từ chối.

Đối đầu với Việt Minh cộng sản, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam tại Sài Gòn ngày 1-6-1948, ban hành “Pháp quy tạm thời” (Statut Provisoire), chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 75.) Bản quốc ca bắt đầu bằng câu “Này thanh niên ơi …” (Hỏi chuyện tại Montreal ngày 2-12-2017 bác sĩ Từ Uyên, tú tài năm 1951 và giáo sư Bùi Tiến Dũng, tú tài năm 1953. Cả hai ông lúc đó là sinh viên Đại học Hà Nội, thuộc lòng bản quốc ca nầy. Hai ông xác nhận quốc ca lúc đó bắt đầu bằng câu: “Này thanh niên ơi …”)

Sau chính phủ Trung ương Lâm thời, cựu hoàng Bảo Đại tiếp tục thương thuyết và ký kết tại Paris với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, đưa đến việc thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng, chống Việt Minh cộng sản.

Chính thể Quốc Gia Việt Nam cũng dùng bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước ở vĩ tuyền 17. Chính thể Quốc Gia Việt Nam cai trị miền Nam Việt Nam. Lúc đó, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm nhậm chức ngày 7-7-1954 (Ngày Song thất). Sau khi ổn định tình hình, thủ tướng Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955. Kết quả quốc trưởng Bảo Đại bị tuất phế, thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi soạn thảo hiến pháp, Quốc hội dự tính tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca cho chính thể mới, nhưng chưa chọn được lá cờ và bản nhạc nào ưng ý, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội quyết định giữ quốc kỳ và quốc ca cũ. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, California, Nxb. Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 200.)

Bản quốc ca “ Tiếng gọi thanh niên” được đổi thành “Tiếng gọi công dân”, và mở đầu bằng câu : “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…” Đồng thời thay đổi khá nhiều lời so với bài “Tiếng gọi thanh nhiên”. (Những người lớn tuổi, nhứt là những vị di cư sau hiệp định Genève, cho biết sau khi vào Nam Việt Nam năm 1954 một thời gian, thì mới có bài “Tiếng gọi công dân).

Sau đó, Quốc hội lập hiến mở cuộc thi vẽ quốc kỳ và thi sáng tác quốc ca. Có tất cả 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, một lần nữa, Quốc hội lập hiến tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay quốc kỳ mới, và quyết định giữ nguyên quốc kỳ và quốc ca cũ làm biểu tương. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.) Sau đây là nguyên văn lời bản “Tiếng gọi công dân” thời Việt Nam Cộng Hòa:

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

Như thế, bài hát “Quấc dân hành khúc” xuất hiện giữa năm 1941, đổi thành “Sinh viên hành khúc” cuối năm 1941, rồi “Tiếng gọi sinh viên” đầu năm 1942. Lúc đó, tinh thần yêu nước của dân chúng trên toàn quốc dâng lên rất cao sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và hai tác giả đặt lời là Lê Khắc Thiền và Đặng Ngọc Tốt là những sinh viên yêu nước, sáng tác bản nhạc nầy trong tinh thần yêu nước dạt dào, và chưa theo phong trào Việt Minh cộng sản.

Năm 1945, Lưu Hữu Phước cũng như một số thanh niên khác, vì lòng yêu nước, nghe theo lời phỉnh gạt, gia nhập phong trào Việt Minh, sinh hoạt trong ngành văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền. Vì thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản miền Nam, Lưu Hữu Phước không được cộng sản trọng dụng, cũng chẳng giữ một chức vụ gì quan trọng dưới chế độ cộng sản ở Bắc Việt Nan sau hiệp định Genève năm 1954.

Trong chiến tranh 1954-1975, do nhu cầu tuyên truyền và lôi kéo dân chúng Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt Nam đề cử Lưu Hữu Phước đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng bộ Thông tin Văn hóa năm 1965 trong chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một công cụ bù nhìn để tuyên truyền của đảng Cộng Sản, gồm những người gốc miền Nam, kể cả những người không vào đảng Cộng Sản.

Sau năm 1975, “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”, đảng Cộng Sản (lúc đó còn tên là đảng Lao Động) giải tán ngay mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, trong đó có bộ trưởng Lưu Hữu Phước. Suốt đời Lưu Hữu Phước bị đảng cộng sản lợi dụng, làm con cờ tuyên truyền, chỉ được cộng sản giao cho làm công tác văn nghệ, tức chỉ làm văn công cho cộng sản mà thôi.

Cần chú ý đến các điểm trên đây để thấy rằng bản nhạc được dùng làm quốc ca Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948, rồi quốc ca Viêt Nam Cộng Hòa từ sau năm 1954, là tâm huyết của những sinh viên yêu nước vào những năm 1941, 1942, chứ lúc đó những tác giả nầy không phải là những người theo cộng sản.

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tạm thời cưỡng chiếm. Bản quốc ca “Tiếng gọi công dân” và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với người Việt di tản ra hải ngoại, được hát vang khắp nơi trên thế giới. Chẳng những thế, ngày nay bản quốc ca nầy cùng với lá Cờ Vàng bắt đầu sống lại ở trong nước, chẳng những ở Nam Việt Nam mà cả ở Bắc Việt Nam, như là biểu tượng của tự do dân chủ mà toàn dân Việt Nam đang khao khát.

Xin kính mời quý vị đồng hương Toronto và vùng phụ cận tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA vào lúc 12 giờ trưa THỨ BẢY 28-4-2018 tại City Hall Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay, và cùng nhau hát bản quốc ca yêu quý và thiêng liêng của chúng ta.

Trần Gia Phụng

Album Saigon 30 tháng 4, 1975

Gần 1000 tấm hình được phân loại ra từng Folder cho thấy Người Dân bị kẹt giữa 2 lằn đạn, trách nhiệm đầy tủi nhục đối với Lịch Sử cho những Tướng Lãnh và Chính trị gia khi nhìn được lại những hình ảnh qua sự sụp đổ đầy oan khiên, vô lý của 1 chế độ hoàn toàn chính đại, hoàn toàn oai hùng…

Ngậm ngùi. Chua xót… Nhưng vẫn hy vọng một Chính Nghĩa Dân Tộc

 Album 1 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157621997665628

Album 2 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157629544690996

Album 3 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157655074124850

Album 4 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157652105357792

Album 5 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157649545009638

Album 6 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157650629421230

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Bài phát biểu của GS Nguyễn văn Canh, ngày 23 tháng 4, 2022

Lời mở đầu: Trước hết, tôi cần nói về chữ công hàm. Trong lãnh vực ngoại giao, người tà dùng chữ  Công Hàm thay vì dùng chữ văn thư hành chánh của một Thủ Tướng gửi cho một Thủ tướng của một nước khác. Trường hộp này, Thủ tướng Phạm văn Đồng của Việt Cộng gửi văn thư, đươc gọi là công hàm cho Thủ tướng Chu ân Lai của Trung Cộng.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là trọng tâm của ‘vấn đề Công Hàm Phạm văn Đồng’. Vì thế, chúng ta cần nói sơ qua về 2 quần đảo này để các anh chị thanh niên, giới trẻ biết dễ hiểu  hơn đề khi bàn tới vấn đề này.

Hội Nghị Genève, Thuỵ sỹ, năm 1954 về chấm dứt chiến tranh Đông Dương và Việt nam bị chia ra làm 2 ở vĩ tuyến 17. Phần về phía Bắc dành cho Cộng sản, gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt cộng (VC)  và Phạm văn Đồng là Thủ tướng của VNDCCH. Phần phía Nam, cho Quốc gia, gọi là Việt Nam Cộng Hoà (VNCH).

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17, nghĩa là tài sản  của VNCH.

***

Có 2 văn kiện cần được bàn tới trong bài nói chuyện này: Bản Tuyên Bố của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (TC)  về lãnh hải và Công Hàm Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai.

Nội dung hai văn kiện:

1). Bản tuyên bố của  Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được Thường Vụ Quốc Hội Nhân Dân Trung Hoa thông qua nhân kỳ họp thứ 100 vào ngày 4 tháng 9, năm 1958.

Sau đây là điểm chính trong bản Tuyên Bố để phân tích trong buổi nói chuyện hôm nay.

“Lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lýÐiều khoản này bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi…, và các đảo phụ cận…., quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

 Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa của Việt Nam.

2). Thư của Phạm văn Đồng đề ngày 14 tháng 9, 1958.

Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai Văn thư  về Bản Tuyên bố của Quốc Hội TC với nội dung như sau:

Thủ Tuớng Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà  ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn  trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung  hoa trên mặt bể…-

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Phạm văn Đồng

Thủ tướng Chính Phủ

Nước VNDCCH.”

———

PHÂN TÍCH  VĂN KIỆN

Nhìn vào 2 bản văn trên, ta thấy có 2 vấn đề  được nêu ra:

Vấn đề 1. CHNDTH (TC) phổ biến bản tuyên bố để loan báo cho toàn thế giới (không gửi riêng cho VC) biết về lãnh hải 12 hải ý của Trung Cộng, bao gồm cả đất liền, các hải đảo ngoài khơi, và các đảo phụ cận…. Bản tuyên bố có nói tên các đảo, ngoài khơi, phụ cận, như Hoàng Sa và Trường Sa.  Điều này có nghĩa là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TC (mặc dù là tài sản của VNCH).

Để đáp ứng loan báo của TC,  Phạm văn Đồng tự nguyện  gửi thư trên xác nhận và tán thành quyết định của TC. Văn thư ấy nói thêm rằng “ sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý.”  của TC.
Tuy nhiên, văn thư của Phạm văn Đồng bỏ ngỏ vấn đề TC đơn phương tự nhận có chủ quyền trên Hoàng Sa và Hoàng Sa của Việt nam, dù lúc đó là của VNCH. Trước mắt quần chúng, thì sự im lặng trước một vấn đề rõ rệt như vậy (có điều gì khuất tất bên trong, có gì mờ ám), vì lẽ im lặng là thú nhận, là đồng ý, là chấp thuận. Phạm văn Đồng không dám công khai nói rõ ý định của VC, nhưng mập mờ này có vẻ làm cho TC hài lòng.

                                    Đây là một điều rất bất thường

Vấn đề 2: Văn thư của Phạm văn Đồng công nhận 2 quần đảo của Việt nam có giá trị trong việc chuyển nhượng tài sản hay không?

***

Đó là Giá trị pháp lý của Công Hàm.

Vấn đề  1: Mờ ám trong việc chuyển nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC.

                     Những gì được thoả thuận giũa 2 bên đều được giữ kín.

Cho đến khi Miền Nam bị Công Sản Bắc Việt thôn tính vào năm 1975, hai quần đảo này là của Miền Nam Việt Nam. Nay, chúng trở thành lãnh thổ của chính quyền mới. Và lúc này, TC đòi VC chuyển giao  hai quần đảo này. VC không chấp thuận.

TC viện các lý do sau đây để chứng minh  chúng là chủ của 2 quần đảo ấy:

1).Bằng chứng quan trọng nhất mà TC dựa vào đó để biện minh rằng chúng có chủ quyền là văn thư của Phạm Văn Đồng (nói trên) đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về TC.

2) Tuyên bố của Ung văn Khiêm:

Các tài liệu sau đây còn ghi thêm một chi tiết mà TC viện dẫn để biện minh chủ quyền trên Biển Đông. Đó là lời nói của thứ trưởng Ngoại giao của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ung văn Khiêm với Đại lý sự vụ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Li Zhimin vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 rằng  “Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử thuộc về Trung Hoa.” Lời tuyên bố này được phát biểu ở văn phòng Bộ Ngoại Giao Bắc Việt, có sự chứng kiến của một viên chức Bộ Ngoại Giao VC là Lê Đốc.

3.Sách Giáo Khoa về Địa Lý của Hà Nội trước năm1974:

Bài học về Địa lý dạy học sinh nói rằng: Hoàng Sa và Trường Sa lập thành vòng đai bảo vệ Trung Quốc.Từ đó, người ta hiểu rằng nếu Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa, thì các quần đảo ấy được sử dụng để bảo vệ Trung Hoa.

-Để phản bác lại quan điểm của TC, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày 7 tháng 8 năm 1979 biện minh:

“Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.  Về vấn đề này,  Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:

***

Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc”.

***

Sau đó, lãnh đạo VC thú nhận có nhượng 2 quần đảo ấy cho TC dù đã phản bác:

 

1. Thú Nhận của Phạm văn Đồng và nêu lý do tại sao “bán” 2 quần đảo này:

Phó thủ tướng Lý tiên Niệm  của TC nói rằng  vào năm 1958, Thủ tướng Phạm văn Đồng tán thành bản Tuyên Bố của CHNDTH nhận có chủ quyền trên 2 quần đảo này, nhưng từ năm 1975, Việt Nam kiểm soát được một phần nhóm Hoàng Sa. Năm 1977,Đồng đổi giọng : “lúc đó là thời gian chiến tranh và tôi phải nói như vậy” Far Eastern Economic Review ( FEER), 16 tháng 3, 1979

Biện minh của Đồng lại gây thêm thắc mắc, vì lẽ trong khu vực này vào thời kỳ ấy, không có một cuộc chiến tranh nào xảy ra.

Rồi phải tới năm 1992, trước sức ép của công luận về hành vi này, Nguyễn mạnh Cầm, với tư cách Bộ trưởng Ngọai Giao của Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà khai triển thêm lời phát biểu về ‘cuộc chiến tranh’ mà Đồng nói, trong cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992 kể trên.

2. Thú nhận  của Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn mạnh Cầm.

Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân thiết và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi ‘ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc. Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ nhằm ngăn ngừa bọn đế quốc Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “….Trung Hoa đã thuận cung cấp cho Việtnam một yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá. Trong bối cảnh đó và bắt nguồn từ nhu cầu cấp bách kể trên, việc lãnh đạo của chúng tôi công nhận chủ quyền  trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Hoa  đòi hỏi  là điều cần thiết để ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng các hải đảo tấn công chúng tôi, vì nó phục vụ trực tiếp cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc.”

(Họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992.}

Như vậy, Nguyễn mạnh Cầm đã khai triển rõ hơn về cuộc  “chiến tranh” mà Phạm văn Đồng nêu ra. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhằm vào cái mà gọi là bảo vệ độc lập quốc gia, Hồ đã phải nhượng bộ theo đòi hỏi của Mao, cho Phạm văn Đồng chuyển nhượng 2 quần đảo ấy cho Mao  với danh nghĩa là ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng hai quần đảo ấy tấn công Việt nam.

Thực sự,  Đồng và Cầm nói về  vấn đề chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra lại là vấn đề Nói Dối. Viện trợ mà TC thoả thuận cho VC là để  VC đánh chiếm Miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, tuyên bố của Nguyễn mạnh Cầm về việc Mao đòi Hồ công nhận hai quần đảo trên của Việt nam để đổi lấy viện trợ to lớn của TC là hành vi bán nước.

Nhận xét của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông:

Tập San Kinh Tế Viễn Đông (FEER) số ra ngày 16 tháng 3 năm 1979 kể trên nhận xét về vấn đề này:  “Những gì xảy ra ngày nay có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.  Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự công nhận của Cộng sản Việt Nam (2 quần đảo này là của TC) không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã dùng một ‘tiểu xảo’ để lừa dối Trung Quốc.  Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào thoát được khỏi bàn tay của Trung Quốc, trong khi họ lại phải theo cách ‘đổi mới’ của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.” 

Do sự hồ hởi  muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, nhượng một phần đất “tương lai sẽ có” để cho Trung Quốc, dù  biết không chắc gì có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.

 “ Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất?  Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh”.

-Frank Ching  trong Tạp Chí này trong số  ra ngày 10, thàng 3, 1994 kết luận:

Rõ ràng là Hồ chí Minh qua tay của Phạm văn Đồng đã dâng hiến cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa một cái “ bánh ngọt to lớn” (món quà quá hậu hĩ) vì lúc đó họ Hồ đang chuẩn bị xâm lăng Miền Nam. Hồ cần viện trợ to lớn và đã nhắm mắt chấp nhận mọi điều kiện Bắc Kinh đưa ra.   Thật là rất dễ cho Hồ chỉ bán trên giấy hai quần đảo ấy vì vào lúc đó thuộc Miền Nam.” 

Tóm lại, riêng nói về hai quần đảo này, thì một tay đại gian hùng như Hồ chí Minh, dù rất khôn ngoan, thành thạo dùng tiểu xảo trong mọi trường hợp, nay gặp phải Trung cộng là bậc Thày thâm độc lừa lại vì lẽ TC biết rằng Hồ đâu có làm chủ 2 quần đảo ấy vào lúc đó. Hơn nữa, Trung Cộng theo truyền thống bành trướng của của Hán Tộc nên có thể “mai phục trường kỳ” dù mất 100 năm chờ cơ hội thuận tiện đánh chiếm  “vật” ấy.  Vì trí đoản, Hồ chỉ biết và  quen dùng mưu thuật nhằm đạt chiến thắng nhất thời, như chỉ tìm kiếm ít lợi lộc trước mắt, nên đã bị mắc kẹt trong vụ này. Về sau, việc biện hộ rằng vì bị chiến tranh, vì cần phải bảo vệ tổ quốc chống đế quốc Mỹ xâm lăng, nên đã “tôn trọng quyết định” ấy của Mao  là một sự chạy tội, phản ảnh trạng thái trí tuệ u mê của họ Hồ. Không có bóng ma chiến tranh nào, cũng chẳng có đế quốc Mỹ nào hiện diện, hay rình rập để thực hiện âm mưu xâm lăng vào lúc đó.  Ngoài ra, đổ tội cho Đế quốc Mỹ rình rập đánh phá là bịa đặt trắng trợn để che dấu mưu đồ đen tối là cần tiền đẻ xâm chiến Miền Nam.

Tuy nhiên, với “yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá” cho Hồ, Mao đã đạt được cả 2 mục tiêu:

a) Thụ đắc được 2 quần đảo này một cách hoà bình.  Mao không mất một giọt máu để được làm chủ. Ngược lại, Hồ và đồng bọn tỏ ra rất hồ hởi vì hưởng được món viện trợ lớn, mà không thấy mất mát gì.

b) Đánh chiếm Miền Nam, Việt Nam. Thay vì phải tự mang quân xuống đánh chiếm Nam Việt Nam, Mao  không làm nổi và đã dùng Hồ và đồng bọ làm lính tiền phong cho công tác này.

Thực vậy, những lời giải thích của Phạm văn Đồng và Nguyễn mạnh Cầm cho thấy điều đó. Sau khi chiếm được Miền Bắc vào năm 1954, Hồ đã lập một dự án bành trướng thế lực cộng sản trên bán đảo Đông Dương trước khi tiến xa hơn.  Hồ chia vùng này làm 4 chiến trường : A, Bắc Việt; B, Nam Việt; C, Miên Lào; và D, Thái Lan và Hồ lãnh nhiệm vụ tiền phong thực hiện cuộc chiến tranh này. Đây là một “nghĩa vụ cao cả” của người Cộng Sản quốc tế.

Trong kế hoạch này, B là Nam Việt nam, là mục tiêu đâu tiên. Hồ cần Mao gấp  rút “yểm trợ đồ sộ  (cần hậu thuẫn của các bạn bè khắp thế giới) và viện trợ vô giá ( tiền bạc, súng ống và các quân dụng khác…) , vì đó là “nhu cầu cấp bách.”

Mao  biết rằng  Nam Việt Nam là bàn đạp để  Mao tiến xa hơn trong chủ nghĩa bá quyền. Các lực lượng dân tộc Việt, đối kháng với bá quyền Bắc Kinh còn lại, nằm ở Nam Việt nam. Mao biết rằng kẻ ngoại xâm như Mao không làm nổi. Hơn 1000 Bắc thuộc đã là những bài học tủi nhục. Cách hay nhất là dùng người bản xứ làm công việc này. Mao đã quá khôn ngoan biến Hồ và các thế hệ tay em trở thành lính đánh thuê, mà các kẻ này không ý thức được vai trò của chúng.  Chính những kẻ này gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp giúp Mao tận diệt các thế lực dân tộc Việt thù địch ấy. Trong cuộc chiến này, Hồ và đồng bọn đã không nương tay chém giết tàn bạo đồng bào của họ, tiêu huỷ các giá trị nền tảng của chủ nghĩa dân tộc và các sức mạnh khác chống lại Mao để bảo vệ độc lập và tự chủ của dân tộc. Nếu xét về mọi phương diện như văn hoá, xã hội, lãnh thổ, kinh tế, chính trị…., những gì đã và đang xảy ra trên tòan cõi Việt nam  từ thập niên 1950  đến nay,  ta có thể thấy âm mưu thực hiện mục tiêu này đã lộ rõ.

Hồ và đàn em chiếm được Nam Việt nam vào tháng 4, 1975 và cho đến nay chúng vẫn còn đang nỗ lực làm tròn sứ mạng hoặc đặt ách thống trị trên lãnh thổ  như xưa kia hay biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Liệu những kẻ nội thù này có đạt được mục tiêu này hay không?

*****

Tóm lại, Hồ chí Minh và Đảng CSVN đã phơi bày rõ ý định và đã thực hiện xong các hành vi chuyển nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, đổi lại lấy được sự yểm trợ “đồ sộ” của TC để có phương tiện đánh và chiếm Miền Nam.

Viện trợ mà Nguyễn mạnh Cầm gọi là đồ sộ và vô giá là bao nhiêu? Đặng tiểu Bình nói là 20 tỷ MK.

Hồ chí Minh và đồng bọn đã thực sự phạm tội bán nước.

*****

Vấn đề 2. Dựa vào Công hàm của Phạm văn Đồng, TC công khai nói rằng  đây là bằng chứng VC đã công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TC.

Vậy ta hãy xét Giá Trị Pháp Lý của Công hàm ấy về sự công nhận 2 quần đảo này là của TC.

1. Việc chuyển giao một phần lãnh thổ hay lãnh hải của một dân tộc là do quyết định của toàn dân.  Ý định của toàn dân về vấn đề ấy phải được phát biểu công khai và tự do. Nếu là trực tiếp, thì đó là trưng cầu dân ý. Nếu là gián tiếp, thì Quốc hội có trọng trách thể hiện ý định này của quốc dân. Thường thì  việc chuyển nhượng được thực hiện bằng  một hiệp ước do 2 bên ký kết có sự phê chuẩn của quốc hội, và phải được ban hành hợp lệ.

Lưu ý: nếu thủ dục ban hành không theo đúng các qui định, văn kiện không có giá  trị (due process).

Như vậy đây là thẩm quyền của Lập Pháp.

Hành pháp là một bộ phận công quyền của quốc gia với nhiệm vụ thi hành quyết định ấy của quốc dân. Hành pháp không có quyền quyết định tối hậu về việc này. Và một văn thư hành chánh của Hành pháp , như công hàm này,  không hội đủ điều kiện để có giá trị trong việc chuyển nhượng lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia,

Nhìn vào sự việc, ta thấy Phạm văn Đồng với tư cách thủ tướng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong công hàm đề ngày 14 tháng 9, 1958  công nhận lãnh hải của Trung hoa trong bản tuyên bố 10 ngày trước đó đã vượt ra ngoài quyền hạn của Hành Pháp. Phạm văn Đồng đã làm một việc mà ông ta không có quyền và không được phép làm. Hành vi ấy như vậy là bất hợp pháp, nó không có giá trị gì về phương diện pháp lý.

2.  Tuyên bố của Chu ân Lai về 12 hải lý gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là một hành vi xâm lăng vì lẽ hai quần đảo này chưa bao giờ thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa và Chu ân Lai đã  tự coi là đất của Trung Hoa trong bản tuyên bố đó. Đây là hành vi vi phạm luật pháp.

Hành vi của Phạm văn Đồng vốn dĩ đã là một sự lạm quyền (bất hợp pháp rồi), nay lại có mục đích công nhận hành vi bất hợp pháp của Chu ân Lai, thì hành vi đó không có một giá trị gì.

3. Nội dung của công hàm tuyệt nhiên không nói gì đến chuyển nhượng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Cộng. Công hàm chỉ đề cập đến công nhận lãnh hải của TC 12 hải lý. Sự công nhận này không thể được giải thích hay có nghĩa là một sự chuyển giao quyền sở hữu chủ một tài sản cho một chủ thể khác.

4. Không ai có thể chuyển nhượng cho một đệ tam nhân cái gì mà mình không có.

Khi thừa nhận hai vùng quần đảo này là của Trung Cộng, Phạm văn Đồng được hiểu là thay mặt VNDCCH với tư cách là ‘chủ nhân ông’ hai vùng quần đảo ấy. Thực sự thì hai quần đảo này lúc ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Như vậy Phạm văn Đồng  đã mạo nhận, có ý định chuyển giao một cái mà mình không có, với âm mưu lừa gạt Trung cộng. Lời hứa ấy tự bản chất là không có giá trị.

5.  Lãnh thổ hay lãnh hải là đối tượng chuyển nhượng phải được mô tả với chi tiết cụ thể, rõ rệt và đầy đủ, hay nói khác đi là phải có mô tả pháp lý rõ rệt với các toạ độ như kinh tuyến và vĩ tuyến của từng đảo một, với các cột mốc tham chiếu thiên nhiên hay nhân tạo… Không thể nói mơ hồ hay khơi khơi là “ các đảo ngoài khơi hay ở vùng phụ cận,,,,  và gồm Hoàng Sa, Trường Sa “ như trong Tuyên Bố của CHNDTH kể trên.

6..Động cơ thúc đẩy 2 bên sang nhượng lành hải phải được trong sáng hay nói rõ ra là chính đáng. Thí dụ như  có liên quan đến các tội phạm như buôn người, tổ chức cướp biển, buôn bán ma tuý… không được luật pháp cho phép. Trong trường hợp này, VC  cần viện trợ đồ sộ  của TC để thực hiện xâm lăng hay gây chiến,  không được chấp thuận.

Tóm lại, công hàm của Phatm văn Đồng về mọi mặt không có giá trị pháp lỳ về chuyển nhượng lãnh hải/.

*****

Tham chiếu & Trích dẫn: Nguyễn văn Canh,  “Hồ sở HS & TS và Chủ Quyền Dân Tộc” ấn bản 8, UBBVSVTLT, 2017, các trang 197-227; 383-399–

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin

Nguồn: Karl Marlantes, “Vietnam: The War That Killed Trust”, The New York Times, 07/01/2017.

Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.

Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?”

Trước chiến tranh Việt Nam, hầu hết người Mỹ đều giống như tôi. Sau chiến tranh Việt Nam, hầu hết người Mỹ đều giống như các con tôi.

Mỹ không chỉ thua cuộc, và trả giá bằng mạng sống của 58.000 thanh niên nam nữ. Chiến tranh Việt Nam còn thay đổi chúng ta trên tư cách một quốc gia, theo nhiều cách tồi tệ hơn: Nó khiến chúng ta hoài nghi và mất lòng tin vào các thể chế, đặc biệt là vào chính phủ. Đối với nhiều người, nó đã xóa mờ một suy nghĩ, đã từng gần như phổ quát – rằng một phần của việc làm công dân Mỹ là phục vụ đất nước mình.

Nhưng không phải mọi thứ về Chiến tranh Việt Nam đều tiêu cực. Là một trung úy Thủy quân lục chiến tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến cách mà cuộc chiến đã tập hợp những người đàn ông trẻ tuổi từ nhiều sắc tộc và chủng tộc khác nhau, và buộc họ phải tin tưởng lẫn nhau vì mạng sống của mình. Chính tình huống thử thách chủng tộc này đã đóng một vai trò to lớn, nhưng thường bị đánh giá thấp, trong việc thay đổi nước Mỹ theo hướng tiến tới sự hòa nhập thực sự.

Và ngay cả khi chiến tranh Việt Nam tiếp tục định hình đất nước chúng ta, vị trí của nó trong ý thức quốc gia lại đang dần biến mất. Khoảng 65% dân số Mỹ hiện dưới 45 tuổi và do đó họ không thể nhớ về cuộc chiến. Trong khi đó, chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, sự can dự của chúng ta vào Syria, cuộc chiến của chúng ta với chủ nghĩa khủng bố – những xung đột này đang đẩy chiến tranh Việt Nam lùi xa hơn vào quá khứ.

Đó lại càng là những lý do tất cả chúng ta phải nhớ về Chiến tranh Việt Nam và hậu quả của nó đối với ngày nay. Bài tiểu luận này sẽ mở đầu cho một loạt bài mới của The New York Times, “Vietnam ’67”, nhằm xem xét cách các sự kiện năm 1967 và đầu năm 1968 đã định hình Việt Nam, Mỹ và thế giới. Hy vọng rằng nó sẽ làm mới cuộc trò chuyện về một sự kiện lịch sử vốn đã trôi qua nửa thế kỷ.

Những gì độc giả nhận được từ cuộc trò chuyện đó là một vấn đề khác. Nếu tất cả những gì chúng ta làm là tranh luận tại sao ta lại thua, hoặc tại sao ta lại đặt chân tới đó ngay từ đầu, chúng ta sẽ bỏ qua câu hỏi thực sự quan trọng: Chiến tranh Việt Nam đã có tác động gì lên người Mỹ chúng ta?

CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI

Chiến tranh Việt Nam đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận chính trị. Chúng ta đã quen thuộc với việc các nhà lãnh đạo nói dối về cuộc chiến: bịa đặt Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, số lượng “các tỉnh được bình định” (mà chính xác thì “bình định” là gì?), và số thương vong (của quân địch) bị thổi phồng.

Người ta nói về “khoảng trống tín nhiệm” (credibility gap) của Johnson. Đây là một cách nói lịch sự rằng Tổng thống đã nói dối. Nhưng ở thời đó, khoảng trống tín nhiệm bị coi là bất thường và xấu xa. Đến cuối cuộc chiến, nó vẫn bị xem là xấu, nhưng đã không còn là bất thường nữa. Ngày nay, khi các chính trị gia nói dối, những người kiểm tra sự thật có thể chỉ ra điều gì là đúng, nhưng sau đó mọi người lại quên nó đi và tiếp tục sống.

Chúng ta đã chuyển từ ngây thơ sang hoài nghi. Người khác có thể lập luận rằng hai điều ấy đối lập, nhưng tôi nghĩ là không. Vì ngây thơ, anh có nguy cơ vỡ mộng, đó là những gì đã xảy ra với tôi và nhiều người trong thế hệ tôi. Nhưng sự hoài nghi thì ngăn cản anh từ trước khi anh bắt đầu. Nó khiến chúng ta xa lánh “chính phủ,” một từ mà ngày nay mang nghĩa là vũng lầy quan liêu. Nó đe dọa nền dân chủ, bởi nó phá huỷ ngay cả ý định mong muốn thay đổi của người dân.

Anh không thể hoàn thành hệ thống đường cao tốc lớn nhất thế giới, xây dựng một số lượng lớn các trường trung học và đại học công lập, thông qua chương trình “Xã hội vĩ đại” (Great Society – chương trình đối nội của Tổng thống L.B. Johnson, xoay quanh việc xóa bỏ đói nghèo và phân biệt chủng tộc – NBT), chiến đấu trong một cuộc chiến lớn, và đặt chân tới mặt trăng – những điều mà chúng ta đã làm được cùng lúc trong thập niên 1960 – nếu anh hoài nghi về chính phủ và các chính trị gia.

Tôi sống gần Seattle, nơi gần như không phải vùng đất của Donald J. Trump. Hầu hết những người bạn của tôi đều nhạo báng một cách đầy hoài nghi khẩu hiệu của Trump, Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại); vốn chỉ ra rằng mọi điều đều sai trong các thời kỳ trước. Thật vậy, nước Mỹ không phải là thiên đường, đặc biệt là cho các nhóm thiểu số. Nhưng vẫn có một vài sự thật. Chúng ta từng “vĩ đại” hơn vào thời đó. Chính Chiến tranh Việt Nam – chứ không phải chủ nghĩa tự do, không phải dân nhập cư, không phải toàn cầu hóa – đã làm chúng ta thay đổi.

CHỦNG TỘC

Tháng 12/1968, tôi ở trong một khu rừng nằm trên ngọn đồi cách khu vực phi quân sự khoảng 1 km. Một chiếc trực thăng đã thả xuống khoảng ba tuần một lần những thư từ ướt đẫm và những gói thức ăn nhàu nát. Trong đống đồ đó có một món dành cho Ray Delgado, một thanh niên 18 tuổi người gốc Tây Ban Nha đến từ Texas. Tôi nhìn Ray xé lớp vỏ bọc bằng giấy nhôm và cười toe toét, tay cầm thứ gì đó đưa lên cho tôi xem.

“Cái gì vậy?” Tôi hỏi.

“Đó là tamales.[1] Từ mẹ tôi.”

Tamales là gì?”

“Anh muốn thử một miếng không?” Ray hỏi.

“Chắc chắn rồi.” Tôi nhìn nó, quay qua quay lại, rồi nhét luôn vào miệng và bắt đầu nhai. Ray và những người bạn gốc Tây Ban Nha khác của cậu ta ăn ngấu nghiến, còn tôi thì can đảm nhai và thầm nghĩ “Chả trách sao mà răng của người Mexico lại tốt tới vậy.”

“Thiếu úy,” Ray cuối cùng cũng cất tiếng. “Anh phải bóc cái vỏ bắp ra trước.”

Tôi đến từ một thị trấn chuyên khai thác gỗ ở bờ biển Oregon. Tôi từng nghe nói về tamales, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó. Mãi đến khi gia nhập đại đội Thủy quân lục chiến ở Việt Nam, tôi mới nói chuyện với người Mexico. Đúng, những người như tôi gọi những người như Ray là “người Mexico,” dù họ cũng có “chất Mỹ” nhiều như chất Mỹ trong bánh táo— và tamales. Căng thẳng chủng tộc ở nơi tôi lớn lên là khi người Thụy Điển và người Na Uy tranh cãi với người Phần Lan mỗi tối thứ bảy tại bãi đậu xe ngoài sàn nhảy ở Labor Temple.

Tổng thống Harry Truman từng ra lệnh hòa hợp sắc tộc trong quân đội vào năm 1948. Đến chiến tranh Việt Nam, binh lính thuộc nhiều chủng tộc đã cùng nhau phục vụ trong quân đội. Nhưng việc đặt mọi người vào cùng một đơn vị rất khác so với việc khiến họ phải làm việc cùng nhau như một đơn vị.

Ký ức của đất nước chúng ta về hòa nhập sắc tộc chủ yếu là về những người dũng cảm trong phong trào dân quyền. Hãy tưởng tượng tất cả học sinh trung học ở Birmingham, Alabama – da trắng và da đen – đều được trang bị vũ khí tự động trong một môi trường mà việc dùng những vũ khí này cũng phổ biến như ăn trưa, và tất cả đều bị kích thích bởi testosterone. Đó mới là căng thẳng chủng tộc.

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, đã có hơn 200 vụ giết chỉ huy (fragging) xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ, các vụ việc được thực hiện bằng lựu đạn phân mảnh nên không thể xác định được kẻ giết người. Hầu như tất cả các vụ giết chỉ huy, ít nhất là khi thủ phạm bị bắt, đều có động cơ liên quan tới chủng tộc.

Tuy nhiên, trải nghiệm phổ biến hơn trong cuộc chiến là sự hợp tác và tôn trọng. Nếu tôi bị bắn hạ bởi đối phương và tôi cần một tay súng M-79, tôi sẽ hét gọi Thompson, bởi vì anh ấy là người giỏi nhất. Tôi thậm chí còn chẳng nghĩ về màu da của anh ấy.

Những người da trắng phải nghe nhạc soul (vốn phổ biến với người da đen) và những người da đen phải nghe nhạc đồng quê (vốn phổ biến với người da trắng). Chúng tôi không sợ nhau. Và trải nghiệm thời chiến đã gắn bó với chúng tôi. Hàng trăm ngàn thanh niên trở về từ Việt Nam với những ý tưởng khác nhau về chủng tộc — một số là tồi tệ hơn, nhưng phần lớn là tốt đẹp hơn. Nạn phân biệt chủng tộc đã không được giải quyết ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng đó là nơi mà đất nước chúng ta cuối cùng đã học được rằng tất cả chúng ta vẫn có thể cùng chung sống.

PHỤC VỤ

Tôi đang ở một buổi đọc sách ở Fayetteville, North Carolina khi một đôi vợ chồng trẻ xuất hiện tại bàn ký tặng. Người chồng đứng thẳng lưng trong bộ quân phục. Còn người vợ thì một tay bế một đứa bé sơ sinh, tay còn lại dắt theo một đứa khác chỉ mới biết đi. Cả hai đều trông như vừa mới tốt nghiệp trung học khoảng hai năm. Người phụ nữ bắt đầu khóc. Tôi hỏi cô ấy có chuyện gì không ổn, và cô nói, “Chồng tôi lại đi nữa, vào ngày mai.” Tôi quay sang người chồng và nói, “Ồ, là chuyến đi phục vụ thứ hai của anh à?”

“Không, thưa ông,” anh ấy đáp. “Là chuyến thứ bảy.”

Lòng tôi nặng trĩu. Liệu đây có phải là một nước cộng hòa?

Chiến tranh Việt Nam bắt đầu khi chế độ quân dịch kết thúc, và Lầu Năm Góc tạo ra cái gọi là “quân đội tình nguyện.” Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi gọi nó là “quân đội tuyển dụng.” Tình nguyện là những người vội vàng tới bưu điện để ghi danh đi lính sau khi Trân Châu Cảng hoặc Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom. Còn tuyển dụng thì phức tạp hơn nhiều.

Khi tôi lớn lên, cha hoặc chú của hầu hết các bạn tôi đều đã phục vụ trong Thế chiến II. Tất cả phụ nữ trong thị trấn đều biết rằng tàu khu trục nhỏ hơn tàu tuần dương, và trung đội nhỏ hơn đại đội, bởi vì chồng họ đều từng ở trên tàu khu trục hay ở trong trung đội. Thời ấy, người ta gọi đó là “phục vụ.” Ngày nay, chúng ta gọi đó là “quân đội.”

Sự thay đổi trong ngôn ngữ cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong thái độ của nền cộng hòa đối với lực lượng vũ trang của nó. Chế độ quân dịch là không công bằng. Chỉ có nam giới mới phải tòng quân. Và những người đàn ông có đủ khả năng chi trả học phí đại học sẽ không bị gọi đi nghĩa vụ cho đến giai đoạn cuối, khi cuộc chiến đã gần kết thúc.

Nhưng việc loại bỏ chế độ quân dịch đã không giải quyết bất công.

Giới tinh hoa Mỹ hầu như không phải đi nghĩa vụ quân sự. Khắc trên tường Đại sảnh Woolsey ở Đại học Yale là tên của hàng trăm thành viên của trường đã chết trong Thế chiến I và II. Ba mươi lăm người đã chết tại Việt Nam, và không có ai kể từ thời đó.

Thay vào đó, tầng lớp lao động Mỹ đang ngày càng hứng chịu gánh nặng chết chóc và thương vong kể từ Thế chiến II. Trong một nghiên cứu đăng trên tờ The University of Memphis Law Review, Douglas Kriner và Francis Shen đã xem xét khoảng cách giữa thương vong và thu nhập, so sánh sự khác biệt giữa thu nhập trung bình của các hộ gia đình (theo giá trị đồng USD năm 2000) trong các cộng đồng có số thương vong cao nhất (25%) với các cộng đồng còn lại. Bắt đầu từ khoảng cách thương vong – thu nhập gần bằng nhau trong Thế chiến II, khoảng cách này đã tăng lên 5.000 USD trong chiến tranh Triều Tiên, 8.000 USD trong chiến tranh Việt Nam, và bây giờ là hơn 11.000 USD trong chiến tranh Iraq và Afghanistan. Nói cách khác, ba nhóm có thu nhập thấp nhất đã phải hứng chịu thương vong nhiều hơn 50% so với ba nhóm có thu nhập cao nhất.

Nếu những bất bình đẳng này tiếp tục gia tăng, nỗi oán giận sẽ tăng lên cùng với nó. Nếu oán hận ngày càng gia tăng, sự chia rẽ giữa quân đội và dân thường vốn đã rộng sẽ càng rộng hơn. Đây là cách mà các nền cộng hòa sụp đổ, khi quân đội và một bộ phận người dân trung thành với người chỉ huy quân đội hơn là với đất nước họ.

Chúng ta cần trở lại với tinh thần của chế độ quân dịch, và cách mà mọi người nhận thức về việc phục vụ cho đất nước của họ. Chế độ quân dịch được hầu hết mọi người xem xét theo cùng một cách chúng ta nhìn nhận về thuế thu nhập. Tôi sẽ không đóng thuế nếu không có mối đe dọa bị ở tù. Nhưng là một công dân có trách nhiệm, tôi cũng thấy rằng đóng thuế là cần thiết để tài trợ cho chính phủ – chính phủ của tôi.

Người ta vẫn sẽ càu nhàu. Chúng ta than phiền về thuế. Mọi người vẫn cố gắng để có được những phần tốt hơn. Nhưng mọi người đều sẽ phục vụ. Họ sẽ làm việc cho “chính phủ” và có thể bắt đầu xem đó là “chính phủ của chúng ta.” Sẽ khó có thể hoài nghi về đất nước nếu anh cống hiến hai năm cuộc đời mình để biến nó thành nơi tốt đẹp hơn.

Hãy để nghĩa vụ quân sự chỉ là một trong nhiều cách để những người trẻ có thể phục vụ đất nước của họ. Với nghĩa vụ quân sự phổ quát, những cậu trai từ Seattle có thể sẽ cùng chia sẻ một chiếc tamale với những cô gái gốc Tây Ban Nha từ El Paso. Phe bảo thủ và phe tự do sẽ học cách làm việc cùng nhau vì một sự nghiệp chung. Chúng ta có thể trở lại tinh thần khi những người đến từ các chủng tộc khác nhau học cách để làm việc cùng nhau trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục định hình chúng ta, ngay cả khi ta đã quên mất nó làm điều ấy như thế nào. Nhưng vẫn chưa quá trễ để nhớ lại và bắt tay làm điều gì đó.

Karl Marlantes, tác giả cuốn sách “What It is Like To Go to War” và tiểu thuyết “Matterhorn,” từng là một lính Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam.

—————

[1] Tamales là một món ăn của người Mexico, được chế biến từ thịt băm, đem hấp hoặc nướng trong vỏ ngô (ND).

Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?

Lý thuyết ‘Khoảng cách Coi được’ (Decent Interval)

Phóng Viên Frank Snepp (người ngồi)

rong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford.

Frank Snepp: Kissinger đã bỏ rơi VNCH vì lý do chính trị. Tôi đặt tựa cho cuốn sách mình viết là ‘Decent Interval’ (Khoảng cách Coi được). Tựa đó nhắc đến sự kiện năm 1972, khi Kissinger đàm phán hòa bình, dẫn đến việc ngừng bắn, điều duy nhất ông quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ. Kissinger muốn phải có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi VN, và chiến thắng tất yếu sẽ đến của Cộng sản, để Hoa Kỳ không bị đổ lỗi cho việc thất trận.

Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai năm 1971 để sắp xếp cho chuyến công du bí mật của Nixon đến Trung Quốc, ông nói với Bắc Kinh rằng nếu có ngừng bắn ở Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ không tái can thiệp quân sự. Và chỉ cần có một khoảng thời gian hợp lý giữa cuộc ngừng bắn đến lúc Hoa Kỳ rút quân, và sự tiếp tục xâm lược của cộng sản, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu đồng minh Bắc Việt của quý vị tấn công Nam VN, miễn là họ không tấn công ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là khởi đầu của lý thuyết ‘Khoảng cách Coi được’ (Decent Interval) mà ngày nay nhiều người nhận định là sự phản bội VNCH của Hoa Kỳ.

Kissinger đến Paris vào mùa hè năm 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ về những gì sau đó trở thành Hiệp định Hòa bình. Lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng nếu mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10 tới, tức vài tháng nữa, hay nói cách khác, qua cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp, thì sẽ không ai thèm quan tâm đến điều gì xảy ra cho VN một năm sau đó, tức 1974. Sẽ không ai còn quan tâm và Mỹ thì đã rút khỏi cuộc chiến từ lâu.

BBC: Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?

Frank Snepp: Bởi vì Nixon đã ghi âm lại tất cả những cuộc trò chuyện này, và trong những năm gần đây, rất lâu sau khi tôi viết Decent Interval, băng ghi âm những cuộc trò chuyện đó được bạch hóa, nên bây giờ chúng ta có thể xác minh bằng chính lời của Kissinger và của Nixon, rằng quả thực họ đã chuẩn bị bỏ rơi VN vào năm 1972.

Thật ra Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc từ năm 1971, một năm trước khi Hoa Kỳ mở rộng quan hệ với nước này. Khi Kissinger đến Bắc Kinh, ông nói rằng chúng tôi sẽ giúp các bạn một tay, hãy cùng chúng tôi thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc, hãy cùng nhau mở mang quan hệ.

Điều này cũng dễ hiểu. Chiến tranh VN lúc ấy đang là một vấn đề lớn, Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội, vậy Nixon có thể cống hiến cho Bắc Kinh điều gì để khiến họ cởi mở hơn và trở thành bạn của Hoa Kỳ? Nixon có thể cho họ VN. Và nếu ai muốn có bằng chứng là Hoa Kỳ dưới thời Nixon và Kissinger đã bỏ rơi VNCH, thì đó là điều này, một bằng chứng rõ ràng.

BBC: Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?

Frank Snepp: Những gì Kissinger và Nixon thảo luận về VN vào thời điểm đó chỉ họ và những phụ tá biết, vì tất cả những điều này đều được Nixon cho ghi lại trên các cuốn băng bí mật của Nhà Trắng, nhưng nhiều năm sau mới được công bố rộng rãi. Việc thu băng bắt đầu bị lộ trong vụ bê bối Watergate. Và những cuốn băng này đã khiến ông và Kissinger, đặc biệt là Kissinger, bị lên án, vì Kissinger rất thẳng thắn trong các cuộc nói chuyện với Nixon vào mùa hè năm 1972, trước Hiệp định Paris. Kissinger nói với Nixon là chúng ta đang đàm phán cho một tình huống mà về cơ bản, chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.

Sau đó thì Sài Gòn có sụp đổ cũng chẳng sao.

Không ai biết gì về những điều này, cho đến khi có một đột phá lớn vào tháng 10 năm 1972. Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của đất nước bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này cũng không được biết. Ông Thiệu chỉ biết chuyện này vì Võ Văn Ba, gián điệp CIA bên trong bộ chỉ huy cộng sản đã phát hiện ra, qua các kênh riêng của ông, rồi báo cáo cho CIA và cho cảnh sát của VNCH. Vào tháng 10, ông Thiệu phát hiện ra là mình đã bị Kissinger bán đứng, và Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam.

BBC: Chắc chắn Kissinger không thể tự mình quyết định làm như thế, ông ấy phải làm theo lệnh của ai chứ, đúng không?

Frank Snepp: Đúng thế. Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện. Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Nhà Trắng. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện ”ngừng bắn tại chỗ” để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.

Ý của Nixon là gì? Dường như khi ông đề cập đến việc đó lần đầu, không ai nhận ra rằng ngừng bắn tại chỗ có nghĩa là bạn đứng yên, và kẻ thù cũng vậy. Điều đó có nghĩa là tất cả quân Bắc Việt ở miền Nam VN không phải rời đi, mà sẽ ở lại. Vì vậy, ngay từ năm 1969, bất cứ khi nào ý tưởng về một hiệp định hòa bình được thảo luận, Nixon đều tính đến một lệnh ngừng bắn tại chỗ. Điều đó có nghĩa là cho phép lực lược của phe địch hiện diện ở miền Nam, và đó là một công thức dẫn đến thảm họa.

Công bằng mà nói, Nixon không có lựa chọn nào khác vì Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh bại được Bắc Việt, đã không buộc được họ ra khỏi miền Nam. Chúng ta không thể ném bom, chúng ta không thể ngăn chặn cuộc xâm nhập bởi Bắc Việt mỗi mùa khô lại gửi thêm từ 60.000 đến 100.000 quân tiếp viện vào miền Nam, thay thế những quân lính đã tử trận. Chừng nào điều đó còn xảy ra, trừ khi bạn dội bom lên miền Bắc, chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.

Tiện đây, tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện này.

Sau chiến tranh, tôi trở lại Việt Nam năm 1991 với tư cách là khách mời của BBC. Trong chuyến đi đó, tôi cùng một nhóm làm phim BBC đến Bộ chỉ huy cũ của lực lượng cộng sản thời chiến ở tỉnh Tây Ninh. Một số cán bộ mặc đồ đen, đeo huy chương kéo đến gặp anh chàng CIA đã trở lại VN này, ở ngay trong cái hang mà chúng tôi đã tìm cách làm cho nổ tung trong suốt cuộc chiến. Trong bữa ăn trưa gần Củ Chi, chúng tôi thảo luận, và đây là những gì một người cộng sản nói với tôi: ‘Các bạn Mỹ, chúng tôi không thể nào hiểu phản ứng của các bạn vào năm 1969, khi chúng tôi đang bị thương vong nặng nề sau Tết Mậu Thân 1968 và những trận tiếp theo.’

Người này nói thêm: “Chúng tôi đã tổn thất quá nặng và không thể tiếp tục cuộc chiến với cường độ cao trong vòng hai năm. Tại sao các bạn không dội bom xuống các con đê ở Hà Nội?’ Nghe câu hỏi đó tôi đã phải nói với ông ta là ‘chúng tôi đã dự tính làm điều đó, nhưng Lầu Năm Góc quyết định rằng nếu làm thế chúng tôi sẽ giết chết rất nhiều thường dân Bắc Việt, và chúng tôi không thể thực hiện giải pháp đó vì lý do nhân bản và đạo đức.”

Hoa Kỳ, tức chính quyền của Nixon, thường bị chỉ trích là vô đạo đức, đã không nhẫn tâm làm điều mà Bắc Việt chắc chắn sẽ làm nếu họ có lựa chọn đó. Nếu họ có thể dội bom xuống miền Nam, bạn có nghĩ là họ sẽ làm không? Hoa Kỳ thì không.

Trong cuộc thảo luận đó, tôi nhớ đã không thể tin được là họ đã phân tích đúng vấn đề của Hoa Kỳ: Chúng tôi không tàn nhẫn đủ. Nếu năm 1969 chúng tôi dội bom lên đê điều ở Hà Nội thì có thể cũng không thắng, nhưng chắc chắn sẽ làm chậm lại cuộc chiến. Những người Cộng sản mà tôi tiếp xúc sau chiến tranh xác nhận điều này, rằng Hoa Kỳ đã có thể đẩy cuộc chiến vào thế bế tắc. Nhưng chúng tôi không làm thế, và bỏ lỡ cơ hội.

Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN theo nguyện vọng của người dân Mỹ và đưa quân VNCH ra tiền tuyến, thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.

Tôi luôn cảm thấy rằng một trong những sai lầm lớn nhất của Hoa Kỳ là chờ đến năm 1969 mới Việt Nam hóa chiến tranh. Việt Nam hóa lẽ ra phải được bắt đầu ngay từ lúc quân đội Mỹ vào Việt Nam. Bởi vì quân đội VNCH cho đến năm 1963, 64 được huấn luyện rất kỹ về chiến thuật của Pháp, từ những cố vấn Pháp. Và họ học cách đánh các trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn, trong đó đơn vị của họ là tiểu đoàn chiến đấu với các tiểu đoàn khác, đó là cách người Pháp đánh trận.

Cộng sản, trong khi đó, áp dụng chiến thuật du kích. Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.

BBC: Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?

Frank Snepp: Trong một cái nhìn toàn cảnh hơn, bạn có thể đổ lỗi cho người Mỹ về điều đó. Bạn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã rút lực lượng của họ ra khỏi VN ở thời điểm mà họ đã làm, trước khi VNCH sẵn sàng. Nhưng các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.

Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.

Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.

Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.

Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn.

Hình: Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ (cũ) tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh.

Những bức ảnh từng khiến nhiều người rơi nước mắt

Một bức ảnh đáng giá ngàn lời. Đôi khi, một bức tranh ẩn chứa cả ngàn giọt nước mắt, một trái tim tan nát, một tâm hồn vụn vỡ, hay là tiếng kêu cứu của những người không thể tự nói ra.

Máy ảnh đã cho phép con người ghi lại một số khoảnh khắc kỳ diệu nhất, ấm lòng,… nhất, nhưng cũng có những khoảnh khắc tàn nhẫn nhất.

Bé gái Syria

Thông thường những đứa trẻ chạy trốn, giấu mặt hoặc mỉm cười khi nhìn thấy camera. Không một đứa trẻ nào được tiếp xúc với súng và càng ít trẻ ý thức được hậu quả của việc sử dụng súng.

Đó là lý do tại sao, khi bức ảnh một bé gái người Syria giơ tay sợ hãi khi nhìn thấy ống kính máy ảnh – vì nghĩ là một khẩu súng, được đăng tải, đã gây chấn động toàn xã hội. Nhiếp ảnh gia Osman Sağırlı đã chụp bức ảnh tại trại tị nạn Atmeh ở Syria. Đáng buồn thay, bé Hudea, 4 tuổi, không phải là đứa trẻ Syria duy nhất quen với sự tàn phá của súng đạn và sự khốc liệt của chiến tranh.

Diện mạo của cái đói

Nạn đói ở Hà Nam (Trung Quốc) kéo dài từ mùa hè năm 1942 đến mùa xuân năm 1943, cướp đi sinh mạng của 2-5 triệu người và khiến 4 triệu người đã phải tha phương cầu thực. Đó là hệ lụy tổng hợp của chiến tranh, hạn hán và dịch bệnh hoành hành trong khu vực.

Nhà báo Theodore White (Mỹ) đã tường thuật trực tiếp rằng nhiều người đang tự tử và các bậc cha mẹ phải bán con cái của họ với giá chưa đến 10 USD. Người ta đã chụp được bức ảnh một người đàn ông đói khát tuyệt vọng gặm vỏ cây bên ngoài đại sứ quán Anh.

Lòng dũng cảm và sự duyên dáng

Ngày 13/11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia phun trào, xóa sổ thị trấn Armero, giết chết hơn 20.000 trong tổng dân số 29.000 người. Một trong những nạn nhân của bi kịch Armero là Omayra Sanchez, 13 tuổi, hai chân bị kẹt dưới bức tường gạch khi dòng bùn núi lửa tràn vào nhà. Không thể thực hiện một ca cắt cụt chi an toàn và giải thoát cho Omayra, các bác sĩ và lực lượng cứu hộ cho rằng, điều nhân đạo nhất là giữ cho cô bé bình tĩnh và để cô ấy chết dần.

Vài giờ trước khi cô qua đời, sau khi bị mắc kẹt trong 60 giờ, nhiếp ảnh gia Frank Fournier đã đến và chụp bức ảnh Omayra nổi tiếng hiện nay. Bức ảnh được vinh danh là Bức ảnh Báo chí Thế giới của năm và là lời nhắc nhở đầy ám ảnh về vụ phun trào núi lửa chết chóc thứ hai trong thế kỷ 20.

Một người cha bất lực

Thoạt đầu, bức ảnh trông giống như một người đàn ông thường xuyên ngồi trên hiên và nhìn vào thứ gì đó. Nhưng “cái gì đó” là những gì còn lại của con người: một bàn chân và một bàn tay. Trên thực tế, chúng thuộc về đứa con gái Boali 5 tuổi của người đàn ông này.

Cô bé bị đã bị các giám thị của Công ty Cao su Ấn Độ Anh-Bỉ giết chết. Người đàn ông không hoàn thành được chỉ tiêu cao su hàng ngày của mình; vợ của ông cũng bị giết. Dù ở thời đại và xã hội nào, hành động đó thể hiện sự man rợ ở dạng trần trụi nhất của nó.

Lòng biết ơn

Bức hình chụp cậu bé 12 tuổi người Brazil, Diego Frazão Torquato, đang chơi đàn vĩ cầm trong đám tang người thầy giáo của mình. Thầy Evandro Silva là người đã giúp Diego thoát khỏi cảnh nghèo đói và bạo lực. Ông bị giết trong một vụ cướp của mafia vào tháng 10/2009. Đáng buồn thay, Diego, người bị bệnh bạch cầu từ khi mới 4 tuổi, đã qua đời vào năm sau do biến chứng sau khi cắt bỏ ruột thừa.

Sự tàn ác của con người

Khi sự tàn ác, sự ngu dốt và lòng tham của con người không biết đến giới hạn thì đây là kết quả. Ảnh chụp ở đây là một trong những “điểm tham quan kỳ lạ” của vườn thú – một bé gái người Philippine bị trói tay vào một khúc gỗ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những “cuộc triển lãm” vô nhân đạo như vậy có thể được thấy ở Paris, Hamburg, Barcelona, London, Milan và New York. Bức tranh này đã được chụp hơn một thế kỷ về trước.

Vô gia cư

Chính sự đau khổ của trẻ thơ đã khơi dậy nỗi đau khổ và bản năng bảo vệ sâu sắc nhất trong chúng ta. Bức ảnh “Vô gia cư” của nhiếp ảnh gia Môi trường của CIWEM năm 2011 – Chan Kwok Hung, là một ví dụ hoàn hảo về điều đó. Tại Kathmandu – thủ đô của Nepal, ông đã chụp được bức ảnh hai đứa trẻ vô gia cư đang sống trên đường. Hàng ngày, hai anh em đến bãi phế liệu gần đó và tìm kiếm bất cứ thứ gì có giá trị để bán.

Tình yêu của một người anh

Những gì một cậu bé Nhật Bản thể hiện khi đưa người em trai đã khuất của mình đi hỏa táng không chỉ là tình yêu mà còn là sự dũng cảm và đĩnh đạc của một người đàn ông gấp mấy lần tuổi cậu. Nhiếp ảnh gia Joe O’Donnell có mặt tại hiện trường nơi hỏa táng những người thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Nagasaki, ghi lại hình ảnh này và nói về những gì đã xảy ra sau khi họ đặt đứa trẻ đã chết từ vào đống lửa: “Cậu bé đứng đó không nhúc nhích, nhìn ngọn lửa. Cậu cắn môi dưới của mình mạnh đến nỗi nó ứa máu. Ngọn lửa cháy thấp dần như mặt trời lặn. Cậu bé quay lưng, lặng lẽ bước đi”.

Để tự chết

Bức ảnh chụp vào tháng 7/1913 của nhiếp ảnh gia người Pháp Albert Kahn cho thấy một phụ nữ trẻ người Mông Cổ đang cố gắng giải thoát mình khỏi một cái cũi gỗ. Vì bị cho là ngoại tình, cô bị giam cho đến chết vì đói. Những chiếc bát trước mặt cô ban đầu được đổ đầy nước và cô phải xin ăn. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng là cái chết, cho dù quá trình này có thể kéo dài. Phương pháp trừng phạt vô nhân đạo này đã được thực hiện ở Mông Cổ cho đến đầu thế kỷ 20.

Thứ bảy đẫm máu

Ngày 28/8/1937, nhiếp ảnh gia H. S. Wong đã chụp được bức ảnh một em bé đang khóc ngay sau khi Không quân Nhật Bản ném bom nhà ga xe lửa Thượng Hải. Đó là một cuộc tấn công vào dân thường, làm 1.500 người bị thiệt mạng. Ngay sau vụ đánh bom, một người đàn ông đang đi qua đống đổ nát và giải cứu các nạn nhân. Đứa trẻ trong bức ảnh là người đầu tiên anh cứu.

Thực tế của thời đại chúng ta

Tháng 3/1993, khi đang thực hiện một nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc ở Châu Phi, nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã chụp được một bức ảnh mang lại cho ông Giải thưởng Pulitzer. Trong khi chụp ảnh các nạn nhân đói khát, Carter tình cờ gặp một đứa trẻ mới biết đi đang lả đi, gục xuống đất vì đói. Nấp phía sau là một con kền kền đang chực chờ rình mồi đứa trẻ.

Carter đã chụp ảnh hiện trường và đuổi con kền kền đi. Sau khi chụp một số bức ảnh, Kevin ngồi dưới gốc cây và khóc. Bốn tháng sau, nhiếp ảnh gia Kevin tự sát. Một phần trong bức thư tuyệt mệnh của anh ta có viết: “Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động về những vụ giết chóc và xác chết và sự tức giận và đau đớn… của những đứa trẻ bị chết đói, hoặc bị thương…”.

“Bức ảnh đau lòng nhất”

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với hình ảnh cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria, bị trôi dạt vào một bãi biển ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/9/2015. Cậu bé chết đuối khi thoát khỏi cuộc chiến ở Syria cùng gia đình người Kurd. Trên hành trình băng qua biển Aegean để đến Hy Lạp, con thuyền quá đông đúc của họ bị lật. 12 người, trong đó có một số trẻ em, bị chết đuối. Bức ảnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và được coi là “Bức ảnh Đau lòng nhất”, một lần nữa nhắc nhở thế giới về sự khủng khiếp và tuyệt vọng của chiến tranh.

Nguồn internet