Tiếng Gọi Biển Xanh (Thơ của Trầm Vân)

Thơ : Trầm Vân.

 a.m4v

 Tiếng Gọi Biển Xanh

Tôi yêu tiếng sóng Bạch Đằng

Ngày xưa thoảng bóng đức Trần oai phong

Sông còn nhú mãi cọc chông

Phá tan thuyền giặc, oai hùng vang danh

 

Tôi yêu tiếng sóng biển xanh

Nhấp nhô làn sóng kết thành chùm hoa

Những người lính thủy tài ba

Chứa tình sông biển chan hòa trong tim

 

Vượt qua bão tố nổi chìm

Lấy thân sương gió đáp đền núi sông

Mênh mông trời biển mênh mông

Tâm hồn mát rượi gió lồng yêu thương

 

Và đau tiếng thét quê hương

Nỗi đau mất đảo nỗi buồn Hoàng Sa

Mãi vang tiếng pháo tàu ta

Nã vào tàu giặc máu nhòa rung rinh

 

75 chiến sĩ hy sinh

Hồn trong mộ sóng bập bềnh xót xa

Thương thiếu tá Ngụy Văn Thà

Cùng tàu tuẫn nạn gió qua thở dài

 

Nước non một thưở bi ai

Đến giờ chưa thoát ra ngoài nỗi đau

Hận quân xâm lược bạc đầu

Hoàng Sa giặc chiếm dãi dầu nắng mưa

 

Dẫu là trận ấy ta thua

Lòng yêu nước biết bao mùa còn vang

Quyết tâm chống giặc hung tàn

Hoàng Sa hải chiến sử vàng khắc ghi

 

 Trầm Vân

Giấc Mơ Đi Biển, Thơ và Tranh của HQ Nguyễn Hùng Sơn

HQ. Nguyễn Hùng Sơn, nguyên cựu SVSQ/HQ, tài nguyên Khóa 21 SQHQ. Tốt nghiệp Khóa 1 Đặc Biệt Sĩ Quan Hải quân Nha Trang. Đơn vịcuối cùng: Tuần Dương Hạm HQ.2. Hiện là một Họa sĩ có nhiều tranh vẽ sơn dầu nổi tiếng. (Sẽ post phòng tranh của Nguyễn Hùng Sơn nay mai)

Nhớ Bạn Hiền…

Bớ mấy anh thủy thủ già,
Tết này có gì lạ
Xỉn, đang nằm nhà ?
Hay đã ra chợ “ngắm hoa” ?

Mới đó mà đã 40 năm rồi hả?
Chuyện trùng khơi thuở ấy đã mù xa
Mong mấy cha vẫn còn sức la cà ?!
Cũng còn thích lai rai ba ngày Tết

Xuân biệt xứ có gì vui làm Tết ?
Rảnh qua chơi mình kết bậy một phen
Hủ dưa chua với con mực nướng mềm
Nhai lắp bắp rồi dzô ly chất ấm

Tui còn đây chút chất cay nồng thắm
Nhớ bạn hiền, nên ngồi ngẩm chuyện mình
Tết năm xưa, tình huynh đệ chi binh
Giữa biển cả hoặc rừng đêm… mình “đụng” Tết !

30 năm chiến tranh rồi cũng hết
Thằng về vườn, đứa làm ruộng sinh nhai
Người vong thân, kẻ biệt xứ lạc loài
Chàng lính thủy cố quên đi đời biển cả !

Bớ mấy anh thủy thủ già!
Mấy cha có tiếc đời biển cả ?
Tiếc một thời tuổi trẻ mất mùa Xuân ?
Có nhớ trời xanh và chim biển tung hoành

Nhớ gió muối và con tàu lướt sóng ?
Còn lại đây chút chất cay nồng ấm
Tết đến rồi, mình cụng chén nhắc chuyện xưa!
Làm chút mồi, hớp tí rượu, cù cưa

Bốn mươi năm vẫn còn đón Giao Thừa
Nhưng năm mới chờ hoài chưa thấy đến
Còn nửa xị thôi cưa đôi … đầy chén
Hớp quan san nghe đắng chát tim gan

Nhớ biển xưa, nâng chén nuốt bàng hoàng
Uống đất nước quê hương còn trôi nổi
Nghẹn nhiều lắm biết bao điều muốn nói
Giữa mênh mông phẩn uất vỗ cuồng phong

Cạn ly này ta thấy tàu nghiêng ngả
Rót thêm đi say ngất ngưỏng trùng khơi
Bốn mươi năm xa xứ quá đủ rồi
Cứ mỗi Tết đếm lại còn mấy đứa ?

Này mấy anh thủy thủ già
Còn quăng nỗi dây mồi không hả ?
Dây mũi xong, dây lái kéo lẹ qua
Cột cho chắc rồi đi bờ đón Tết…

HQ/21/1ĐB . Nguyễn Hùng Sơn

Giấc Mơ Đi Biển

HQ. Nguyễn Hùng Sơn

Tranh vẽ HQ.2 của Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn

Chiến hạm đang đặt trong tình trạng chuẩn bị công tác. Tàu đã về neo tại Vũng Tàu được 2 ngày rồi. Cũng như thường lệ, sau hơn 3 tháng tuần dương dài đăng đẳng, tàu về nhận tiếp tế trong vài ngày, rồi tiếp tục lên đường… Chúng tôi đứng trên đài chỉ huy, dői mắt vào chiếc duyên tốc đỉnh PCF của Hải Đội III Duyên Phòng, đang loay hoay cặp vào chiến hạm. Trời tháng 10, biển có nhiều sóng, chiến hạm phải thả thêm 2 trái độn lớn để chiếc PCF được an toàn hơn. Từ con tàu nhỏ chòng chành, nghiêng ngả, các SQ, HSQ và nhân viên thuộc chi đội đi bờ, măn phép, lần lượt trở về chiến hạm. Trong nhóm những người ấy, tôi thấy có 2 tân thiếu úy. Họ trong tư thế thật nghiêm trang, đặt túi quân trang xuống sàn tàu, đứng nghiêm, thẳng người, quay mặt về hướng quốc kỳ phía sau lái, rôì đưa tay chào thật hùng dũng, đúng quân cách. Nhìn nét mặt rạng rỡ đầy hãnh diện của họ, giấc mơ của một thời tuổi trẻ, bất chợt bùng lên trong tôi.

Giấc mơ của tôi thật đơn giản, “được đi biển”! Hình ảnh của con tàu và biển cả luôn là ước vọng trong suốt khoảng đời mới lớn của tôi. Ngày ấy tôi mê say đóng những con tàu nhỏ xíu bằng cây, rồi xếp đám lính đồ chơi bằng nylon lên boong tàu.Chúng tôi chia 2 phe, mỗi phe một chiếc tàu và dùng dây thun bắn vào đám lính đồ chơi của nhau. Đám lính của phe nào ngă hết trước thì phe ấy thua. Cuộc chơi chỉ có chừng đó, nhưng chúng tôi chơi mãi không biết chán… Giấc mơ cứ thế lớn dần.

Xong Tú Tài II, tôi vội vã thi vào trường Hàng Hải Phú Thọ nhưng bị loại. Mức độ chiến tranh càng lúc càng tăng. Lệnh tổng động vięn lại được ban hành. Tôi không còn một chút hy vọng nào để bước chân vào trường Hàng Hải, đành phải nương náu hoãn dịch ở một đại học không thi tuyển. Mặc dù vậy, giấc mơ con tàu và biển cả vẫn còn đó trong tôi.

* * *

Tình nguyện vào khóa 20 SQHQ/Nha Trang, bị tái khám về sức khỏe, rồi được xếp vào tài nguyên của khoá 21. Nhưng rốt cuộc Hải Quân lại đưa chúng tôi đi thụ huấn K1/70 SQTB tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Trong hoàn cảnh phải chấp nhận và không được giải thích này. Mãi đến sau này, tôi tự tìm hiểu và được biết, vì nhu cầu khẩn cấp gia tăng quân số, HQ không đủ cơ sở huấn luyện, phải gởi một số tân binh và SVSQ đi thụ huấn tại các quân trường hoặc TTHL khác, để đáp ứng với hoàn cảnh Việt Nam Hoá chiến tranh.

Hải Quân Chuẩn Úy”Chiến Binh”Nguyễn Hùng Sơn. Giang Đoàn 57 Tuần Thám,năm 1970

Đơn vị đầu tiên của tôi là Giang Đoàn 57 Tuần Thám, đồn trú tại Nhà Bè. Đây là một căn cứ quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ, nằm trong lãnh thổ Đặc Khu Rừng Sát, thuộc tỉnh Gia Định, vùng III chiến thuật. Cấp bậc của tôi, bây giờ được kèm thêm hai chữ “Chiến Binh”. Tôi không thích danh xưng “Chiến Binh” ấy và tự hỏi, tại sao lại gọi là chiến binh? Để phân biệt chăng?Nhưng phân biệt để làm gì?! Khi tất cả đều cùng chung một lý tưởng phục vụ?! Cũng may, nỗi buồn rồi qua mau khi tôi gặp lại hai người bạn cùng khoá 1/70 đến trình diện trước đó một ngày. Không kể CHT và CHP, sĩ quan của đơn vị gồm mười hai người. Trong đó, có đến chín người là”Chiến Binh”, cấp bậc từ chuẩn úy đến thiếu úy. Xuất thân các khóa 3/69, 6/69, 1/70 TĐ.Ngoài ra, còn có hai chuẩn úy Đoàn Viên và một chuẩn úy OCS. Chúng tôi không gặp nhau thường xuyên vì được phân tántheo các toán công tác khác nhau. Hoạt động tuần tiểu, hành quân trong các trục và khu vực cũng khác nhau.

Lúc ấy, đơn vị còn đang trong giai đoạn cuối của chương trình huấn luyện tại chỗ (OJT). Chúng tôi thực tập qua những chuyến công tác trên chiến đỉnh Mỹ. tất cả đều xa lạ. Mặc dù vậy chúng tôi cũng đă cố gắng để sớm hội nhập vào môi trường sống mới, quen dần các sinh hoạt, cũng như rất ngưỡng mộ tinh thần kỷ luật, thái độ lịch sự, tôn trọng cấp bực của mỗi một quân nhân Hoa Kỳ mà tôi gặp gỡ.

Địa danh Nhà Bè, không xa lạ gì đối với người dân thành phố. Nhà Bè, một quận lỵ nhỏ gắn liền với Rừng Sát. Vùng nước lợ, đất thấp ngập nước, sình lầy, sông rạch chằng chịt, rậm rạp dây leo và cây thấp. Nhiều muỗi, rắn rết và cá sấu. Trong quá khứ Rừng Sát đã được biết đến qua các cuộc hành quân tiểu trừ loạn quân Bình Xuyên, thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Rừng Sát. trải rộng 405 dặm vuông. Từ ranh giới Cát Lái, dọc quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, suốt chiều dài sông Thị Vải, vòng qua vịnh Gành Rái, Cần Giờ, Long Thạnh, cửa sông Đồng Tranh, rồi bọc vòng lại Nhà Bè với sông Soài Rạp. Đôi khi địa bàn hành quân mở rộng đến vùng cửa sông Vàm Cỏ, lãnh thổ của tỉnh Long An và Vàm Láng thuộc tỉnh Gò Công. Các đơn vị đồn trú và tham chiến Việt Mỹ, gồm đủ cả Hải Lục Không Quân. Nhưng nỗ lực chánh vẫn là các lực lượng trấn giữ của Đặc Khu Rừng Sát. Riêng về HQVN, ngoài giang đoàn 57 TT, còn có 27 Xung Phong, 93 Trục Lôi và đôi khi có thêm một hay hai phân đội của giang đoàn 52 TT từ Cát Lái đến tăng cường. Đặc biệt hơn là các đơn vị Tình Báo, Biệt Kích, Thám Sát, Người Nhái, vẫn thường xuyên, âm thầm hoạt động.

Những trận đánh rất thường xảy ra, nhưng không ở mức độ lớn. Đại quân của CS nếu có thể, chỉ ở phía bên kia núi Thị Vải, Bà Rịa. Địa thế Rừng Sát, cây thấp, nước ngập, sông rạch chằng chịt không phải là nơi tập trung quân tốt. Nhưng lại là một vị trí chiến lược quan trọng. Địa thế rất thuận lợi cho lối đánh du kích, giao liên, nơi ẩn náu của các toán đặc công phá hoại CS, nhằm xâm nhập, khủng bố quấy rối Saigon. Đây cũng là vị trí yết hầu mà CS luôn ước muốn bóp nghẽn, cắt đứt thủy lộ huyết mạch Lòng Tào để ngăn chận nguồn tiếp vận vào thủ đô.

HQ Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng giang đoàn là một người uy quyền, ông nói tiếng Anh khá thạo nên tạo được sự kính nể của ban cố vấn Hoa Kỳ, nhờ vậy vấn đề tiếp liệu, sửa chữa các chiến đỉnh được đầy đủ, chu đáo. Ở một cấp bậc thấp, tôi thật ngưỡng mộ kiến thức kỹ thuật, tài tháo vát điều hành của ông. Nhưng lối đối xử đôi khi thiếu tôn trọng nhân phẩm đối với thuộc cấp của ông, đã làm cho tôi rất khó chịu. Có lần tôi bạo dạn, yêu cầu ông đừng nói ĐM và mày tao với tôi vì Hải Quy không quy định như vậy. Thú thật khi yêu cầu như thế thì tôi rất lo lắng và chờ đợi một phản ứng trừng phạt của ông. Nhưng ông đã lắng nghe và sau gần một năm phục vụ, ông đă đưa tôi từ vị trí một SQ trưởng toán tuần tiểu lên trưởng khối giang đỉnh và rồi SQ hành quân.

Trong bối cảnh chiến tranh càng lúc càng gia tăng, phải đương đầu với vất vả, nguy hiểm hằng ngày. Sự căng thẳng sống chết đă biến những người lính trở nên lì lợm, bướng bỉnh. Họ là những chiến sĩ can trường, nhưng cũng là những con ngựa bất kham! Họ cũng như chúng tôi, mang một thân phận “bất phùng thời”. Có những người là thủy thủ tập sự hay cải tuyển đã hai, ba năm mà chưa được đi học chuyên nghiệp. Có những người đă tử trận mà vẫn chưa thành thủy thủ. Còn lại một số đã từng mặc hai ba sắc áo lính trong chiến trận. Những ngày đầu ra đơn vị đầy thử thách. SQ trưởng toán không có lính cơ hữu. chỉ mang trách nhiệm điều động 2 giang đỉnh trong một chuyến công tác mà thôi. Người có quyền hạn trực tiếp đối với các thủy thủ trên chiến đỉnh là HSQ thuyền trưởng. Đó là vấn đề rất tế nhị trong lănh vực chỉ huy. Các thuyền trưởng nhận lệnh từ SQ trưởng toán. Nhưng thủy thủ đoàn lại phục tùng thuyền trưởng hơn là SQ trưởng toán. Nếu không khéo, SQ trưởng toán có thể bị cô lập và ngược lại, nếu vì sợ bị cô lập, không dám chứng tỏ quyền hạn chỉ huy của mình để hoàn tất công tác, thì vị SQ trưởng toán ấy phải nhận trách nhiệm đối với CHT. Khi nhìn những vết xâm, vết thẹo chằn chịt trên ngực hay trên cánh tay của hầu hết các thủy thủ và một vài thuyền trưởng, tôi thật có nhiều ái ngại! Một gã học sinh, ngơ ngẩn vào lính. Cái lon chuẩn úy trên vai quả thật nhẹ bổng, non choẹt đối với những người lính dày dạn chiến trận. Điều tôi lo lắng không hẳn chỉ với quân thù mà chính là làm sao để điều động được những người lính này. Làm sao để khiến họ phục tùng khi giáp trận. Khó khăn rồi cũng qua đi. Khi những chiếc huy chương nhỏ được cài lên ngực áo, thì cũng chính là lúc mà tôi thông cảm và ngưỡng mộ sự hy sinh vô cùng lớn lao, xứng đáng của những người lính xâm mình lì lợm ấy.

Chiếc huy hiệu tam giác nền xanh lá cây ở giữa nổi bật hình chiếc giang tốc đỉnh PBR đang cắt sóng với hàng chữ Giang Đoŕn 57 Tuần Thám. Đă bắt đầu cho tôi niềm hănh diện khi đeo nó trên ngực áo. Hai chữ “Chiến Binh” vẫn còn đó, nhưng dường như không ai màng đến. Trước các cuộc hŕnh quân và tuần tiểu liên miên, trước cảnh sống chết mỗi ngày, chúng tôi chỉ còn rất ít thời gian để gặp gỡ. Và tình chiến hữu bỗng dưng trở nên gắn bó, sâu đậm như anh em. Cụm từ “huynh đệ chi binh” đă không còn là những khẩu hiệu, những nhắc nhớ trong âm nhạc mà chính là tinh thần sống của chúng tôi. Một giang đoàn tác chiến!

Cuối năm 1971, bất ngờ tôi được thuyên chuyển về BTL/HQ/KQH lŕm Trưởng Tiểu Ban Huấn Luyện Liên Quân thuộc Phòng Điều Huấn. Công việc của tôi là liên hệ, điều hành thủ tục các khóa huấn luyện bên ngoài HQ. Đặc biệt là lo thủ tục cho các SQHQ dự thi tuyển và vào học tại các trường Kỹ Sư Phú Thọ. Công việc tham mưu văn phòng, nhàn hạ, an toàn, có thể là một hấp dẫn của nhiều người. Nhưng với tôi, ngày càng thêm căng thẳng, bởi có quá nhiều đụng chạm. Tất cả những bước cứu xét tuyển chọn khóa sinh, đều phải dựa trên những điều kiện qui định bởi các văn thư của BTTM hay BTL/HQ. Thế nhưng sau khi báo cáo danh sách tuyển chọn, tôi thường xuyên phải đương đầu với những cú gọi đầy áp lực của một số SQ cao cấp trong hoặc ngoài BTL/HQ, gởi gấm, nhờ giúp đỡ cho thân nhân, đŕà em của họ, những người không đủ điều kiện, nằm trong danh sách bị loại. Có khi đó là những lời “Toi, Moi” lịch sự nhả nhặn, có khi là hằn giọng hăm he. Tôi thất vọng, chán nản, xin trở lại giang đoàn tác chiến hay ra khỏi quân chủng. Đại Tá TMP/QH là một cấp chỉ huy mà tôi hằng kính trọng. Ông là người trí thức, bao dung nhân hậu. Trong tâm tình của người anh, ông an ủi và khuyên nhủ tôi nhẫn nại, chịu đựng, trở lại làm việc…

Bạn bè cho tôi là người hay lý tưởng hóa vấn đề, thiếu thực tế ! Điều đó đúng, tôi biết rő. Nhưng tôi không thể thoát ra được quan niệm công bằng trong tương quan cuộc sống. Phải chăng công bằng chỉ là một ước vọng?! Vừa định làm đơn xin trở lại giang đoàn tác chiến một lần nữa, thì được biết có khóa 1ĐB/SQHQ/NT dành cho các SQ Chiến Binh, tôi mừng quá ghi danh ngay.

Tuần Dương Hạm HQ2 Trần Quang Khải

Mãn khóa, tôi về tuần dương hạm HQ2 cùng với 3 người bạn. Đây là một chọn lựa mà chúng tôi đã hảnh diện trước tràng pháo tay của các bạn đồng khóa.

HQ2 đă biến giấc mơ “Đi Biển” của tôi thành sự thật. Tôi thích ứng ngay đời sống trên chiến hạm… Cho dù sóng to gió lớn, lạnh buốt sương mù hay những ngày êm ả nắng ấm… Biển cả luôn là một hấp lực, cuốn chặt tôi vào những say mê riêng tư. Tôi tha thiết với những ngày tháng trùng khơi sóng gió ấy, học hỏi rất nhiều trên đủ mọi lãnh vực. Từ chuyên môn đến chỉ huy. Tôi trân quý các kiến thức “Đi Biển” lượm lặt được từ những người đi trước, bạn bè và sách vở. Sóng và gió biển đă làm cho huy hiệu trên mũ và cặp lon trên vai của tôi đen xanh lại. Kinh nghiệm biển cả cũng nhờ đó lớn dần. Tôi dò dẫm từ một SQ trưởng khẩu đại bác 127 ly, SQ hải pháo, cho đến Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Chiến Báo, rồi Trưởng Khối Hành Quân.

Khác xa với không khí cởi mở, gần gũi “huynh đệ chi binh” như ở giang đoàn tác chiến, đời sống trên chiến hạm thật quy cũ, nguyên tắc và kỷ luật. Truyền thống ấy dựa trên quyền lực của Hạm Trưởng và các sĩ quan chỉ huy. Một kỷ cương có lẽ đã lâu đời trong lịch sử hàng hải Tây Phương, của những thời thuyền buồm. Mang dáng vẻ phong kiến mà ở đó SQHQ là giai cấp chỉ huy hoàng tộc và thủy thủ là giai cấp phục tùng bình dân. Trong khuôn khổ kỷ luật như vậy, quả thật đã trấn áp được nhiều cuộc nổi loạn của thủy thủ trong quá khứ. Đă chứng tỏ được sức mạnh của phục tùng tuyệt đối trong các cuộc hải chiến giữa các hạm đội hay với hải tặc xưa kia. Nhưng xem ra, nguyên tắc lảnh đạo như thế quá khô khan, gò bó! Cả 4 gã “Lưu Đày” chúng tôi đều phải cố gắng gò mình trong cái khuôn khổ mới. Tuy vậy, đối với các SQHQ (truyền thống) dường như đó là điều tự nhiên.

“Lưu Đày” không có thói quen ấy, không đặt nặng ranh giới giữa SQ,HSQ và Đoàn Viên. Sự hoà mình trong quan niệm chỉ huy có lúc trở nên một vấn đề bị chỉ trích trên chiến hạm. Có lần tôi bị Hạm Trưởng than phiền rằng: “Anh làm đục nước Hải Quân” khi ông thấy tôi có mặt trong một quán nhậu chung với các thủy thủ. Hạm Trưởng rất đúng trong phương cách tạo sự cách biệt, dùng uy quyền để chỉ huy. Nhưng chúng tôi không được huấn luyện như vậy. Trường Bộ Binh dạy chúng tôi lối chỉ huy của một SQ Bộ Binh, biết vận dụng sức lực của con người qua tâm lý “đồng tâm cộng khổ”, “huynh đệ chi binh”, cái nhìn chỉ huy mang tính cách liên đới “tình cảm” trong đó có trách nhiệm của người anh và bổn phận của đàn em. Cái nhìn gắn chặt “đội hình”, nghĩa là toàn đội và đồng bộ. Bởi vì rất dễ hiểu, khung cảnh sống của binh sĩ Bộ Binh không bị cô lập như các thủy thủ trên một con tàu giữa đại dương. Vã lại, “uy quyền” của một trung đội trưởng Bộ Binh tác chiến không đủ để áp lực, buộc các thuộc cấp xung phong thí thân xuyên thủng phòng tuyến địch nếu không có sự liên hệ tình cảm trước khi tuân phục. Muốn vậy, người SQ vừa là cấp chỉ huy nêu gương dũng cảm lại phải vừa là người anh được sự thương mến, gần gũi của đàn em.

Thời gian trước Hiệp Định Paris 1973. Chúng tôi rất bận bịu, hải pháo ngày đêm, tuần tiểu không thấy ngày về bến. Thường thì nhận tiếp tế ngoài biển. Nhưng đôi khi cũng có ghé vào một vài căn cứ vùng duyên hải. Rồi lại đi ngay, chẳng có chi đội nào được đi bờ. Những lúc ấy thật là thiếu vắng cái không khí sinh hoạt của đất liền. Tôi thèm lắm màu xanh lá cây, thèm lắm một chút xe cộ, bụi đất và cũng nhớ lắm hình ảnh xum họp gia đình. Biển cả đâu phải chỉ có những ngày rì rào nắng ấm, con tàu đâu phải chỉ êm đềm rẻ sóng trùng dương. Đã bao lần chiến hạm phải đặt trong tình trạng kín nước, đương đầu với sóng gió băo táp, sương mù. Mũi tàu như cắm vào biển cả và chân vịt như gầm gừ giữa khoảng không. Những cái lắc nghiêng ngả, xô đẩy, răn rắc của vỏ tàu… và những chàng Thủy thủ bơ phờ xiểng niểng, vài chàng mắt mũi lem nhem, tay bám thành tàu, tay xách thùng sô ói mửa… Chiến hạm trân mình xuyên qua từng đợt sóng dữ dội, hất té những con chuột say mèm sóng gió xuống sàn tàu, quay cuồng rồi lăn tòm xuống biển. Tôi mệt mỏi, bơ phờ, nhưng đầy thích thú.

Huy hiệu HQ 2

Vào năm 1972. Một phái đoàn “Nghiên Cứu Phân Chim” của Bộ Quốc Phòng (?) gởi tháp tùng chiến hạm ra đảo Hoàng Sa. Trong buổi chiều, trước giờ hoàng hôn, biển bắt đầu động nhẹ, chúng tôi vài người còn nán lại ở sân mũi, chuyện trò. Bất ngờ, một vị Trung Tá Phòng 7 TTM thuộc phái đoàn, bước ra và nhập bọn với chúng tôi. Trong câu chuyện vui vẻ, ông nói : “HQ mấy anh sướng quá! Ăn cơm ngồi bàn, muỗng nỉa. Ngủ giường nệm trắng, tắm nước nóng. Chẳng bù với chúng tôi, muỗi mòng, vắt đỉa, sình lầy, gạo sấy, mưa nắng vất vả”! Đang nói, bất ngờ ông lợm giọng, ói một ngụm xuống biển (cho cá ăn!). Chúng tôi biết ngay là ông đang say sóng, nhưng không ai nói ra, chỉ đề nghị ông vào phòng nghỉ ngơi. Ông không chịu! Cho đến ngụm thứ 3 thì ông từ giả, “Có lẽ tôi bị trúng gió. Thôi chào các anh em nhé!”. Dáng ông nghiêng ngả theo nhịp lắc của con tàu . Chúng tôi nhìn theo cùng cười và thông cảm. Những ngày sau đó, chúng tôi không hề thấy ông, kể cả giờ cơm ở phòng ăn SQ. Thời gian công tác rồi cũng qua, tàu về neo ở cửa Tiên Sa Đà Nẳng. Chúng tôi tiển đưa phái đoàn qua PCF để vào bờ. Vị Trung Tá P7/TTM hôm ấy, đã đến bắt tay tôi, nụ cười thật tươi như sắp thoát khỏi một hoạn nạn. Ông nói, “Tôi nghĩ đi lính Bộ Binh sướng hơn!”.

Đời lính thủy đâu có phải chỉ đương đầu với sóng gió. Phía sau giấc mộng hải hồ là cả một thử thách, những khứng chịu của sự cô đơn, của tách rời, của thèm khát mà một người trong đời sống bình thường không thể nào có thể cảm nhận và thông cảm được. Tôi chợt nhớ đă đọc được trên lưng chiếc Jacket của một anh Hạ Sĩ Giám Lộ, “HQ2 cù lao sắt”, hoặc là hàng chữ xâm trên tay của một chàng Thủy Thủ Vận Chuyển, “Xa quê hương nhớ mẹ hiền” . Hay những dòng chữ nguệch ngoạc “Ôi biển cả bây giờ ta mới biết. Mộng hải hồ giết chết cuộc đời ta!” trên một giường bố nào đó, trong phòng ngủ đoàn viên. Tôi hiểu rất rõ sự khứng chịu ấy và hòa nhập hoàn toàn vào những cảm xúc thiếu vắng của họ. Đời thủy thủ là như thế đó. Nhưng bổn phận, trách nhiệm và kỷ luật đã gắn chặt tất cả chúng tôi với biển cả bằng một sức chịu đựng chân thành.

Về Sài Gòn. Quả như cánh cửa thiên đàng mở rộng, lòng chúng tôi hân hoan vô kể. Những bộ tiểu lễ được đem ra mặc và nhiệm sở dàn chào thật nghiêm trang, đầy hãnh diện. Lâu lắm, chúng tôi mới được trở lại thủ đô mến yêu. Tàu có 3 chi đội, nhưng đâu phải được đi bờ 100%. Chúng tôi luân phiên, một chi đội rời tàu đi bờ. còn lại 2 chi đội, ứng trực và trực phải có mặt trên tàu 24/24. Một lần tàu về Sài Gòn. Gặp lúc chi đội của tôi trực, nhưng anh em vẫn vui vẻ, náo nức chờ xuống phiên rồi sẽ đi bờ ngày hôm sau. Bất ngờ được lệnh nhận tiếp tế đạn tại chỗ và ra khơi công tác vào ngày mai. Lúc ấy vào buổi trưa, trời nóng bức. Tôi phải điều động cả 2 chi đội còn lại khoảng 20 người để chuyển 2000 viên đạn đại bác 127 ly từ một chiếc LCU cặp ở vị trí kế bên vào hầm đạn của chiến hạm. Lệnh công tác ban ra, chúng tôi như tiêu tan hết năng lực làm việc. Sau hơn 6 tháng xa gia đình, anh em ai cũng muốn về nhà. Ước mong tàu sẽ nghỉ được vài ngày. Nào ngờ chỉ mới một ngày, lại có lệnh đi!

Vì sự an toàn, đạn 127 ly có 2 phần rời, đầu và thân đạn. 2000 viên đạn có nghĩa là 4000 lần chuyển đạn chia đều cho 20 người hôm đó. Trong trách nhiệm một SQ trực, tôi hiểu ngay sự khó khăn sẽ phải đương đầu đối với một hoàn cảnh tâm lý không thuận lợi như vậy. Tôi quyết định cởi áo, cùng với anh em ra khiêng đạn. Sau cùng chúng tôi hoàn tất trong hạn định. Tôi mệt lã, mồ hôi như tắm, mặt mày lem luốc, bước vào phòng ăn SQ để uống nước. Hạm Phó đã về chiến hạm từ nãy giờ. Ông có mặt trong phòng ăn SQ lúc ấy. Thấy tôi, nét mặt ông bỗng trở nên hầm hầm, ông quát lớn :”ĐM, anh không biết chỉ huy! Không có tác phong. Anh bảo tụi nó làm chứ anh không phải làm! Thằng nào cải lệnh thì đá đít nó. Anh hiểu chưa?” Câu quát tháo ấy làm cơn giận của tôi suýt nổ bùng! Tôi hiểu tôi đă phạm qui định, vào phòng ăn SQ mà không ăn mặc chỉnh tề. Nhưng tôi lại nghĩ, đây là trường hợp bất khả kháng. Tôi cố gắng trình bày,”thưa HP, tôi đã hoàn tất nhiệm vụ được giao phó.”

Theo tôi, một người chỉ huy phải biết ước đoán, tiên liệu. Tùy theo hoàn cảnh, năng lực của thuộc cấp để đạt được mục đích là thi hành và hoàn tất lệnh của thượng cấp. Việc dùng uy quyền, la hét, đá đít thuộc cấp. Không nhất thiết và không phải là một cung cách chỉ huy hữu hiệu. Hai cái máy, nếu mở cùng một tần số thì nó sẽ hát như nhau. Nhưng nếu là 2 con người thì không thể áp dụng một “công thức” đối đăi như nhau được. Hơn thế nữa, buổi sáng sẽ khác buổi trưa. Chuyển đạn rồi được đi bờ sẽ khác với phải ra khơi… Người lính cũng là con người, và tôi cũng thế. Tôi nghĩ nhiều về thân phận của chính tôi, của những bạn bè đồng cảnh ngộ, của nhân viên thuộc cấp, lý tưởng và mục đích của cuộc chiến. Một ý niệm về trách nhiệm phục vụ rộng mở, không còn bị đóng khung hạn hẹp ở màu cờ sắc áo nữa. Trong cái nhìn xa hơn. Tôi tìm thấy được niềm tự hào góp phần phục vụ quê hương dân tộc.

Sân mũi báo cáo, neo đă về lại vị trí. Nhiệm sở kéo neo được giải tán. Chúng tôi vào nhiệm sở hải hành… Chiếm hạm rẻ sóng ra khơi. Qua làn khói đen từ ống khói, thành phố Vũng Tàu mờ dần ở phía sau. Một cảm giác bồi hồi lại dâng lên trong lòng. “Ra khơi”, từ ngữ thật lãng mạn, cái lãng mạn đầy ắp tính chất văn chương thơ phú! Ra khơi với đại dương mênh mông, với hoa biển, mỹ nhân ngư và ngàn sao lấp lánh… Tất cả đã một thời gợi trong tôi thật nhiều mơ tưởng. Giấc chiêm bao của tôi về con tàu và biển cả lớn lắm! Lớn như một ước vọng được tung hoành… Tôi bất chợt cảm thấy buồn cười và thương hại cho chính mình. Thực tế đã đập vỡ tất cả những giấc mơ bay bổng của tôi. Cuộc dấn thân thật sự, không giống như 2 tân thiếu úy vừa đến chiến hạm. Cái xuất thân phức tạp, đă làm mất đi niềm tự hào trong tôi. Bước đầu quân ngũ, đầy nặng nề, choáng váng trước những cú thôi sơn thực tế. Giấc mơ biển cả như tan tành! Tôi đă có ý định ra khỏi Hải Quân. Nhưng rồi cũng chính trong trạng huống đổ vỡ ấy, tôi nhận ra được cái giá trị và ý nghĩa của quan niệm phục vụ. Con người, một cách rất tự nhięn, luôn mong muốn, cố gắng tìm kiếm cho mình một chỗ đứng để được ngưỡng mộ. Muốn thế, thành tích, phong cách và tên tuổi phải được đánh bóng. Để rồi từ đó, xuất thân và truyền thống được đề cao. Thật ra niềm tự hào, tự nó, mang một ý nghĩa tốt đẹp qua việc phục vụ chung. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nào đó, niềm tự hào rất có thể trở thành nguyên nhân của nhiều mặc cảm. Gây nên sự so sánh, mất đoàn kết.

Đi biển, một giấc mơ. Hải Quân, niềm hănh diện phục vụ. Lưu Đày một thân phận bẽ bàng! Tôi muốn thả lỏng tâm hồn. Tất cả chỉ còn là dấu vết của một đời người. Cho đến bây giờ. Sau hơn 30 năm, cuộc chiến đă chấm dứt. Bao nhiêu bạn bè đã ra đi? Bao nhiêu người là “Chiến Binh”, bao nhiêu người là “HQ Lưu Đày”, bao nhiêu người là “HQ Truyền Thống NhaTrang” , bao nhiêu người là “HQ OCS Hoa Kỳ” hay Úc Đại Lợi ?! Họ đă tự hào, đă xông pha chiến đấu và đă hy sinh. Trong cuộc chiến ấy, đạn quân thù nào có phân biệt được ai?!… Tôi nghĩ về những vị CHT hay HT đầy uy quyền, và thông cảm được sự cô đơn của họ. Những vách ngăn, rào cản do quyền bính, chức vụ tạo thành, chắc hẳn đă làm cho họ nhiều trăn trở. Tôi nghĩ về những SQ, những con người nhiệt huyết, hăng say đă chôn vùi tuổi trẻ của họ cho lý tưởng tự do. Và tôi cũng nghĩ về những người lính, những anh em, bạn bè của tôi. Những người đích thực xả thân! Xả thân và xả thân… Một khối thương yêu chợt ập đến, đè nặng tâm hồn.

Tôi ngồi đây trong hình hài một người đàn ông 60. Trang sử đă lật qua. Tuồng hát đã hạ màn. Tôi rời sân khấu. Nhưng những dư âm dường như còn đâu đó. Như một hoàng hôn hạ kỳ năm nào tręn biển cả, tôi thấy tôi, các bạn tôi, cả thủy thủ đoàn và con tàu đang xẩm dần trong màn đêm. Khi đèn hải hành được thắp lên, sau lái chiến hạm, màu trắng xóa của bọt biển chợt lấp lánh một thứ ánh sáng lân tinh. Ánh sáng ấy kéo dài, xa dần, tan dần, đưa tôi vào dòng ký ức. Bắt đầu lại một giấc mơ biển cả, tôi ngồi đóng những con tàu gỗ nhỏ, những sợi thun được bắn thật chính xác vào đám lính đồ chơi của phe bên kia. Giấc mơ tuổi trẻ bay bổng thật xa, không ranh giới và phân biệt.

Nguyễn Hùng Sơn –
TN/K21SQHQ- K1/70 TĐ/ – K1ĐB/SQHQ/NT, K1TMTC/HQ

Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn

Tất cả các bức tranh dưới đây đã được sự đồng ý của Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn để trình bày trên web Lưu Đày cho mọi người cùng thưởng lãm.Đây là các bức tranh mà tác giả đã bán,phổ biến,ấn loát v.v…Nay không còn bán nữa.Chỉ là collectionde để trưng bày mà thôi.Tuy nhiên bất cứ ai muốn sử dụng vào việc khác xin vui lòng liên lạc với tác giả. Nguyễn Hùng Sơn Email: lt_sonnguyen@yahoo.com

Xem tranh của Nguyễn Hùng Sơn……click here

Kỷ Niệm Đời Quân Ngũ (Lê Ngọc Trùng Dương )

-Thân tặng các bạn thuộc các khóa đặc biệt ( Lưu Đày ), 21 Nha trang, và OCS.

<>Sau mùa thi năm 1969, tôi giă từ trường học, bước vào trường đời. Từ giã bạn thầy thân yêu và ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu thâm nghiêm cổ kính, để dấn thân vào cuộc chiến khốc liệt đang tàn phá quê hương. Tháng 9 năm 1969, tôi cùng các bạn: Lê văn Tính, Lê Minh Tiên, Lê Minh Bạch, Lê văn Đán, Trần Quang, và Ngô Hữu Tân.. ., gia nhập quân chủng Hải Quân; chúng tôi trải qua thủ tục khám sức khoẻ, tại Bệnh viện 3 Dã Chiến Mỷ Tho. Ngày đăng trình, đoàn xe lầm lũi chạy qua con đường Hùng Vương quen thuộc. Hàng me già âm thầm rũ bóng, nhạc ve sầu tấu khúc, hòa cùng tiếng hát u hòai của Thanh Lan từ đâu vọng lại:

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc,

LờI tình thơm sách vở học trò …

Anh đi rồi còn ai tình tự

Đêm đầy trơi tiếc nhớ bơ vơ.. . (1)

Âm điệu buồn như vấn vương theo những cánh phượng hồng rơi lả chả, cuốn hút theo cơn gió giao mùa.

Chúng tôi đến với Bạch Đằng 2 vào những ngày đầu tháng 10 năm 1969. Chỉ vài ngày sau, là thực sự khoác áo chinh nhân; sinh họat, tập họp điểm danh, xếp hàng theo đội hình, tập hát những bài hát quân hành và thực tập diễn hành. Ở Bạch Đằng 2 một tuần thì được về phép lần đầu. Hai tuần sau có lệnh đổi quân phục từ kaki vàng sang tím vŕ mũ kepi đen. Hai anh Lê Sang và Nguyễn văn Báu tình nguyện mang quân phục đi nhuộm cho các bạn. Khoá sinh kỷ luật do các anh Lê văn Minh (Tề), Lý Tỷ, Nguyễn văn Báu, Lê Sang đảm nhận. Tôi vẫn còn nhớ các anh Nguyễn Kim Hòan Mỹ, Phạm Quốc Nam, Nguyễn văn Nghiêm, Lê xuân Chiến, Phạm Ngọc Quỳnh, Phan Ban. Lưu Văn MườI, Trần Đăng Bé, Lâm Thanh Khiết, Nguyễn Cường Việt, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Đŕi, Tôn Thất Phước, Trần Ngọc Chiểu, Nguyễn Ngọc Dzao, Lę Văn Khá, Nguyễn Văn Khá. .. Anh Phạm Khắc Khiêm vào những ngày đầu, trong bộ thường phục thường ôm đŕn hát nhạc phẩm Ngày Trở Về của Phạm Duy cho các bạn cùng nghe, giọng anh trầm buồn đầm ấm:

…Ngày trở về, bên bếp vui

Anh kể chuyện nghe,

chuyện đời quân ngũ…

<>Qua bảng danh sách khóa 21 Home Page, tôi được biết một số bạn Bạch Đằng 2/69 lŕàcác anh Đặng Qui, Văn Yn, Vő Tánh đă từ trần. Những ngày tạm trú ở Bạch Đằng 2 rồi cũng qua mau, chúng tôi được gửi đi tiếp tục thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung; tại đây, tôi trực thuộc đại đội 18C. Đaị Đội Trưởng làThiếu Úy Tôn, ngươì Bắc, dáng hao gầy , Đại Đôị Phó là Chuẩn Úy Tây và một Thượng Sĩ Thường Vụ khoảng 50 tuổi mà tôi quên tên. Khoá sinh Đại Đội Trưởng là anh Huỳnh Văn Sang. Ở TTHL Quang Trung chúng tôi ngủ trên giường hai tầng. Hàng ngày, chúng tôi có nhiệm vụ canh gác phòng ngủ, doanh trại, thực tập tránh pháo kích. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi thường mua chè, cháo lòng đựng trong thùng đạn đại lięn, do các quân nhân cơ hửu hay thân nhân của họ bán. Buổi sáng thức dậy sớm, sau khi “chŕláng ” các hầm trú ẩn, giao thông hào, chúng tôi di hành ra bãi tập để học. Chúng tôi được huấn luyện về căn bản quân sự, di hành, bò hỏa lực, xử dụng các lọai vũ khí, thực tập tác xạ, tác chiến, ứng chiến có khi ngủ đêm tại các băi học. Trưa đến, có xe tiếp tế thực phẩm: cơm, canh, cá mối (chiên), khẩu phần đạm bạc, nhưng vì vận động nhiều, nên ai cũng cảm thấy ngon ăn. Tôi vẫn nhớ các bạn Phạm Đinh Nhật Hà, Nguyễn văn Điềm, Hà Đăng Ngân, Nguyễn Văn Kế Ba, Nguyễn Trọng Quýnh, Nguyễn Khắc Chinh, Phạm Quốc Nam, Vő Xuân Long, Lương Quang Bình.. . Riêng bạn Trần Minh Dũng, sau giờ học tập, về trại thường ngâm nga vài câu thơ Phạm Công Thiện trong bài Ngày Sinh Nhật Của Rắn. Bài hát di hành chắc nhiều bạn vẫn còn nhớ :

Đây khúc ca nơi quân trường đầy hào hùng Vai sát vai ta thi tài trong tình quân ngũ, Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm .. . (?).

Có những sáng sớm rạng đông đă nghe tiếng hát

Thanh Tuyền, vang vọng từ chiếc quán bên kia đường :

Con đường xưa em đi.

Vàng lên mái tóc thề,

Ngõ hồn dâng tái tê.. (?)

Hay nhạc bản Bên Cầu Biên GiớI của Phạm Duy

mỗi lần ăn cơm nhà bàn:

.. .Bên cầu biên giới,

Tôi lặng nghe giòng đơi từ từ trôi. Sông nứơc xa xôi, mây núi khắp nơi,…

Quân trường Quang Trung đă lưu lại nơi tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Vào những ngày Chúa Nhựt; khóa sinh được thân nhân đến thăm viếng như được diễn tả trong bản nhạc Vườn Tao Ngộ,

Hôm nay ngày chúa nhật. Em đến thăm anh,

Đường Quang Trung nắng đổ mŕàem đâu có ngại khi tình yêu ngun ngút cao…(2)

Có lần tham dự sinh hoạt Chính Huấn cuối tuần , chúng tôi được thưởng thức chương trình ca, vủ, nhạc, kịch thật đặc sắc. Anh Nguyễn Văn Trào ( Khóa 21 Nha Trang) biểu diễn những màn vỏ thuật VOVINAM hồi hộp và ngoạn mục. Chúng tôi cũng được vị Đại Úy chủ tọa buổi sinh hoạt CTCT đồng ý cho mặc quân phục Hải Quân màu tím khi xuất trại về phép.

Từ giã Quang Trung, nhiều bạn ( đa số thuộc đại độI 20 E) lên đường, tiếp tục thụ huấn khóa 21 Nha Trang, một số bạn về Sài Gòn, học Anh Văn, chờ đi du học. Rięng tôi vŕ một số bạn, vì sỉ số khóa sinh quá đông ( khoảng 650 ngươi ), Hải Quân không đủ quân trường huấn luyện nên được gửi đi thụ huấn tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức để ra trường và thụ hưởng quyền lợI Sĩ Quan sớm hơn. Tại trường Sĩ Quan Trừ Bị, tôi thuộc đại độI 16, và cũng là Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân duy nhứt ở đại độI này. Đại Úy Đức làm đai đội trưởng, Sĩ Quan Cán Bộ gồm có: Trung Uý Hiểu, (Sau nầy chết vě Việt Cộng pháo kích vào quân trường, ), Chuẩn Uý Bá (Tốt nghiệp Fort Benning Texas). Thành phần Sinh Viên Sĩ Quan gồm các binh chủng, Hải, Lục, Không quân, nhưng đa số là SVSQ Bộ Binh.

Tại trường Sĩ Quan Thủ Đức, khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi “được” đánh thức, di hành lên đồi Tăng Nhơn Phú để học tập. Ai tập họp trễ sẽ bị phạt bò, hít đất, nhảy xổm. Khoăng 10 giờ tối thì về đến trại. Chúng tôi trải qua thật nhiều gian khổ trong những tuần huấn nhục như bài thơ mà Nguyên Sa đã ghi lại như sau:

Bây giờ khẩu Garant ta mang trên vai

Bây giờ khẩu trung liên Bar ta mang trên vai

Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng như thế nào.. . .. .

Bây giờ di chuyển đêm, di chuyển ngày, di chuyển nắng, di chuyển mưa

Ăn không được, ngủ không được , cười không được, khóc không được.. .

Tôi còn nhớ trong thời gian huấn nhục, có một SVSQ mang bịnh “buồn ngủ”, có lần sau khi mãn học ngoài bãi tập, thấy vắng anh, mọi người đổ xô těm kiếm . Cuối cůng khám phá là anh đã leo lên cây, dùng giây nịt, buộc vào cành cây và “đi vào giấc mộng”.

Đêm Di Hành là bài hát được các bạn tại Đại Đội 16 ưa thích nhất, bản nhạc có lời như sau:

Đêm di hành vượt qua ngàn núi non,

dù gian nan, dù chiến đãu.

Mặc bụi đường vẫn ghi lời hứa, ” Hây!”.

Mong xua tan quân bạo tàn để nước non thanh bình. Tàn đêm nay, tàn đêm mai, sương mênh mông lạnh buốt núi non….” (?)

Đầu tháng 5/70, chúng tôi về ứng chiến Sài Gòn, cũng trong lần nầy, tôi đă quen nhà tôi và chúng tôi đã thành hôn vào cuối năm 1974.

Sau ngày mãn khóa, tôi lại được gửi đi học trường Tổng Quản Trị ở đường Đồng Khánh, Chợ Lớn, rồi về tòng sự tại ban Huy chương, ban Hành Chánh 3, phòng TQT BộTư Lệnh Hải Quân. Được một thời gian ngắn, được biết có mở khoá du học OCS, tôi dự thi và trúng tuyển theo học Anh Văn trường Boat School ở góc đường Duy Tân- Hiền Vương Sài Gòn, tối đến sinh hoạt với các huấn luyện viên Hoa Kỳ bên Hải Quân Công Xưởng. Sau 2 tháng học tập, tôi được gửi đi thụ huấn hải nghiệp tại quân trường OCS.

Đến với quân trường OCS vào tháng 1 năm 1971. Tôi thuộc khoá 11 U/O ; ( O lŕ chữ viết tắt Officer, vě chúng tôi là Sĩ Quan Khóa Sinh ). Có tất cả ba khóa 10, 11, và 12 mà đa số khóa sinh là những Sĩ Quan Chiến Binh đã tốt nghiệp tại các quân trường Vỏ Bị Đà Lạt hay Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức nhưng chưa có chuyęn nghiệp quân sự. Sau ngày tốt nghiệp OCS, sẽ được cấp chuyên nghiệp quân sự nghành chỉ huy và được gọi là Hải Quân Thiếu Úy, hay Hải Quân Trung Úy… Trưởng toán của nhóm sĩ quan khóa sinh là Trung Úy Bùi văn Quang. Trưởng tóan SVSQ là anh Trần Hải Mank. Sĩ Quan Mỷ đại đội trưởng làTrung Úy Robert W. Auve. Tại quân trường OCS, chúng tôi đă được huấn luyện, hải hành tập độI, cơ khí phòng tai, hải pháo, vận chuyển, lý thuyết tàu bè, cơ khí và lãnh đạo chỉ huy, hàng hải cận duyên ( Piloting ), dùng những điểm cố định tręn bờ và la bàn để lấy hướng định toạ độ, vị trí chiến hạm tręn hải đồ; hàng hải phỏng định ( Dead reckoning ), hàng hải viễn duyên về thiên văn ( Celestial Navigation ), dùng sextant đo vì sao biết được trong chòm sao, đưa xuống chân trờI lấy góc độ, hướng, tra cứu sách thiên văn ( Star finder, H.O. 214, Nautical Almanac ) rồI vẽ lên hải đồ vị trí của con tàu; hàng hải điện tử, dùng ra đa để xác định vị trí. Chúng tôi được thực tập trên các tiểu đỉnh YP trong vůng vịnh Narragansette.

Học Trình tại quân trường OCS được họach định như sau:

VNN CURRICULUM BY SUBJECT AREA

SUBJECT AREA: ORGANIZATIONAL DIVISION HOURS

English Language ( Naval Terminology ) 90

The Shipboard Team 10 Division Officer Duties 5

105 Total

TECHNOLOGICAL DIVISION

Operation and Maintenance of Shipboard Equipment Introduction 7

Engines 21 Propulsion Drives 15 Electricity 22 Auxiliary Equipment 15 80 Total Casualty Control ( Ship Construction, Damage Control and fire fighting )

Ship Compartmentation 2

Fire fighting 21 Dammage Control 6

NBC Warfare 2 Stability 4

Deck Seamanship 4 25 Total TACTICAL DIVISION OOD

ProceduresYP’ s 12

Tactical Trainer 6 Shiphandling Theory 6

Rada 4

OOD 2 30 Total

Communication 25

CPA 8

Simple Formations 11

Rules of the Road 6 50 Total

Weapons 14 Unconventional Warfare 8 Amphibious Operations 4

Mine Warfare 2

Gunfire Support 2

30 Total

NAVIGATION DIVISION

Introduction 3

Charts and Aids to Navigation 12

DR, Piloting 14 Current 10 Compasses, Instruments 16 Sunrise and Sunset 4

P-Works 36 Celestial 56 151 Total

Intro. To Celestial Navigation 2

Time 4

Time Diagram 2 Nautical Almanac 9

H.O. 214 6 Methode and Problem Solving 6

Celestial Line of Position 2 Sextant Familiarization and use 4

Practical Work in Sights and Piloting 12

Test 9

56 Total

(Tài liệu từ quân trường OCS ).

Sau ngày hòan tất việc huấn luyện tại OCS, Newport Rhode Island, các khoá sinh được gửI đi thụ huấn về ” Chiến Tranh Sông Ngòi” ( Riverine Warfare ) tại Trung Tâm Huấn Luyện N.I.O.T.C. ( Naval Inshore Operation Training Center ) thuộc Mare Island, California. Các khóa sinh được thực tâp về độI hình, tác xạ, phục kích, tránh mìn, truyền tin, vận chuyển trong sông rạch trên những chiến đỉnh PBR, PCF. Trong những ngày thụ huấn tôi chỉ mong thờI gian chóng qua mau để sớm trở về quê hương. Được biết các bạn cùng khoá: Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Chót, Nguyễn Hữu Hạnh, Huỳnh Trọng Nghĩa, Phạm Quang Huy, Đổ Anh Tuấn, Đinh Sĩ Vụ, hiện định cư tại Hoa kỳ. Riêng Nguyễn Văn Sĩ ( My roomate/Thuyền Trưởng PCF ) đă tử nạn trong lúc đưa tàu đi tuần tiễu trên vùng biển Năm Căn . Xin các bạn mỗi người một lời cầu nguyện cho linh hồn anh Sĩ.

Sau ngày tốt nghiệp từ quân trường OCS trở về, tôi được bổ nhiệm về phục vụ Giang Pháo Hạm Thięn Kích HQ 329. Hạm trưởng lŕ HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Sắc, khoá 11 Nha Trang. Hạm phó HQ Trung Úy Nguyễn Bích Ngân, khóa 17 NT. Sĩ quan gồm có Nguyễn Văn Phứơc khoá 19 NT, Lưu văn Nở, Khóa 20 NT, Vő văn Vân khóa 20 /CK/NT. Trần Trung Gấu, Khoá 21/CK/ NT. SQ các khóa OCS gồm có: Võ văn Bé, Nguyễn Kim Tuấn, Trần văn Hai. Đa số sĩ quan ở tàu đều có gia đình ở  Sài Gòn, riêng tôi và Trần văn Hai là “con bà phước” nên thường xuyên ở lại tàu trong khi hầu hết các sĩ quan khác đều về vớI gia đěnh trong những ngày tàu ở bến. Trong suốt thờI gian tôi phục vụ tại HQ 329, hầu hết thời gian công tác của chiến hạm là hoạt động vùng Năm Căn, Vũng Tàu. Trong chuyến công tác vùng Năm Căn năm 1972. Tàu suýt bị trúng lance bomb do Việt Cộng phóng từ bờ. Lúc đó, tôi đang đứng cạnh khẩu đại pháo 76 ly, bỗng thấy vật lạ từ bờ nhảy trên mặt nước hướng về phía chiến hạm, nhưng may mắn lŕàchiến hạm chạy giữa giòng sông, lance bomb bị chìm trước khi tới chiến hạm. Sau đó, Hạm Trưởng Sắc thuyên chuyển, HQ Thiếu Tá Lê văn Quế về thay thế. Khoảng tháng Giêng năm 1972, tôi được chấp thuận theo học khoá Căn Bản Sĩ Quan Chiến Tranh Chánh Trị tại Trung Tâm Huấn Luyện/CTCT/ Sài Gòn. Sau ngày tốt nghiệp, được chỉ định đảm nhiệm chức vụ Hạm Phó Tuần Duyęn Hạm Song Tử HQ 614. Vě chiến hạm đang công tác, tôi phải đáp phi cơ ra Phú Quốc trình diện tân đáo. Được biết vị Hạm Phó tiền nhiệm là HQ Trung Úy Nguyễn văn Quít khoá 19 Nha Trang, thường được nhân viên nhắc nhở, ca tụng vě ông là một sĩ quan tài giỏi, nhiều kinh nghiệm. Sĩ quan tạm thờI thay thế Trung Úy Quít là HQ Chuẩn úy Nguyễn Bão Đồng khóa 8 (?) OCS. Khi tôi đến đáo nhậm thì Chuẩn Úy Đồng đang nằm bịnh xá HQ Phú Quốc. Vài tháng sau, Chuẩn úy Đồng có lệnh thuyęn chuyển đi đơn vị khác, và HQ Chuẩn Úy Nguyễn Hữu Tòng khóa 22/NT về thay thế. Kỷ niệm đáng nhớ nhất về Chuẩn Uý Tòng đó là trong một lần công tác vùng biển Hà Tiên, sau khi bàn giao ca khoảng 12 giờ đêm lại cho anh. Tôi trở về phòng định đi ngủ, thình lình tôi nghe một tiếng “ầm” vang dội. Tòan thân tàu rung động, con tàu nghiêng nghửa, Đại Úy Cố Vấn Mỷ Dudley từ trên chiếc giừơng từng trên cao té xuống sàn tàu. Tôi có cảm tưởng tàu sắp lật úp và sẽ bị chìm. Tôi vội vàng lên đài chỉ huy, con tàu vẫn còn chòng chành, Chuẩn Uý Tòng cho biết có lẽ chiến hạm bị tàu Sealand đụng, bên hữu hạm bị vỡ một khoảng gần nửa thước cạnh khẩu đại liên phòng không 20 ly. Tôi cho bắn hỏa châu để quan sát, nhưng chiếc tàu gây ra tai nạn đã biến dạng vì trời tối và có quá nhiều tàu qua lại lúc ấy nên không thể phát hiện được.

Sau ngày mãn hạn công tác chiến hạm về Sài Gòn, khi tàu về gần đến Nhà Bè, chúng tôi có nhìn thấy một chiếc ghe nhỏ lái đâm đầu vào chiếc thương thuyền cở lớn, ghe bị chìm, chúng tôi dừng lại để cưú cấp, đợi khoảng 1 giờ, nhưng không thâý động tĩnh gě chúng tôi tiếp tục giang hành. Riêng chiếc thương thuyền, không biết có nhận thức tai nạn hay không? vẫn tiếp tục chạy biến dạng. Tàu về nghỉ bến, đậu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Môt sáng sớm, khi tôi còn say ngủ, một thủy thủ đánh thức tôi dậy và cho biết tàu sắp chìm. Nhìn qua phòng Hạm trưởng thì thấy nước đã vào đến sàn tàu. Tôi vội vàng ra lệnh cột chặt chiến hạm vào hai tàu đậu kế bên, đồng thời gửI công điện thượng khẩn, yêu cầu BTL Hạm Đội cho toán phòng tai mang bơm xuống hút nước và đã cứu vãn được con tàu.

Trong thời gian phục vụ tại tuần duyên hạm HQ 614. Chiến hạm thường công tác taị Phú Quốc, Vũng Tàu, Năm Căn, Qui Nhơn, Nha Trang; nhưng nhiều nhất là Phú Quốc. Đặc điểm của Phú Quốc là tại An ThớI, mũi Ông ĐộI, có dấu bàn chân trên mỏm đá, luôn luôn có nước ngọt rịn ra.

Dạo chơi An ThơiI ròng đôi bửa

Giọc nước Bãi Kem tắm nắng đào. (3)

Bãi biển khá đẹp, du khách có thể tắm thoải mái tại Bãi Kem, Bãi Dung, Gềnh Dâu… Ngoài khơi quanh đảo Phú Quốc, du khách có thể thăm viếng các đảo Thổ Châu ( Poulo Panjang), Hòn Sơn Rái ( Tamassou ). Quán phở Bò Vàng và Hội Quán Bi Da do gia đình thân hữu Đổ Kỳ Nam khoá 6 OCS làm chủ là nơi qui tụ nhiều quân nhân đến ăn uống và giải trí . Trong lúc tuần tiễu vùng bắc đảo Phú Quốc, chúng tôi có dịp viếng thăm xứ Cao Miên. Có lần, Hạm trưởng Thiếu Tá Tùng, Đại Úy Cố Vấn Dudley vŕ tôi vào hoang đảo, ném lựu đạn bắt được rất nhiều cá Thác Lác, có con dài hơn 1 mét. Khi chiến hạm tuần tiễu vùng cửa sông Ông Đốc, chúng tôi bắt được một ghe đánh cá Thái Lan vi phạm lănh hải nước ta, chúng tôi áp giải ghe nầy về CCHQ/ Năm Căn. Sĩ Quan vŕ Thủy Thủ đoŕn mỗi người đựơc tưởng thưởng sáu ngŕn đồng. Trong lần yểm trợ hải pháo gần Căn Cứ Hải Quân Năm Căn, HQ 614 đă giải tỏa được áp lực địch đang tấn công mănh liệt vào đơn vị bộ binh, và đă đẩy lui được kẻ thù.

Năm Căn muổi đói vo ve khóc

Sông chụm đầu nhau quẫy sóng ca. (4)

Sau ngày hiệp định Paris được ký kết đầu xuân 1973. Cùng lúc vớI lệnh ngưng bắn được ban hành là thông điệp của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đọc sáng ngŕy 28 tháng 1 năm 1973, kęu gọI đề cao cảnh giác âm mưu lấn đất giŕnh dân, đừng mắc vŕo cạm bẫy của cộng sản. Chúng tôi đang sắp khởi hành đi tuần tiễu thì nhận được lệnh công tác đến vùng Hòn Heo, gần tháp Hải Đăng Hà Tiên, theo chỉ thị, chúng tôi, phải triệt hạ lá cờ của Việt Cộng đang treo trên ngọn Hải Đăng đồng thờI yểm trợ cho Biệt Động Quân đang àŕnh quân trong vùng. Địch quân đă phục kích sẵn, chờ khi chúng tôi tiến sát gần bờ, chúng dùng đại bác 57 ly, B40, AK 47, bắn tớI tấp, chúng tôi vừa phản pháo, vừa rút lui ra vùng an toŕn, tránh khỏi hỏa lực uy hiếp của địch. Trong một chuyến công tác khác , chúng tôi ghé lại Hòn Heo, được chúa đảo là một cụ giŕ khoảng 70 tuổi ra đón rước, chúng tôi được dân hải đảo thết tiệc bằng món cháo lươn, nấu với bẹ môn, và họ trình diễn cho xem điệu múa Cao Mięn rất ngoạn mục. Khi mọi người đă trở về chiến hạm, chúa đảo còn gửi một cô gái độ 20 tuổi mang tặng thủy thủ đoŕn 1 buồng chuối, chúng tôi nhận quà và ngỏ lời cảm ơn hảo ý của dân hải đảo.

Sau chuyến công tác Năm Căn, chúng tôi về BTL Hạm ĐộI, nghỉ bến được 1 tuần lễ, thì nhận được lệnh công tác vùng 2 Duyęn Hải. Nha Trang nổI tiếng là nơi danh lam thắng cảnh, vớI hàng thùy dương và bãi biển cát trắng chạy dài từ Đại Lãnh-Văn Phong- Cà Ná; ngoài khơi có khoảng 6 hải đảo mà lớn nhất là Hòn Tre. Ở Hòn Yến, ngườI ta có thể tìm thấy yến sào do lòai chim yến ( Salegane ) dùng nước miếng tạo ra, tổ yến được dùng làm thực phẩm rất quí và đắt tiền.

Non nước hữu tình nhất trời Nam

Nhàn du ngoạn cảnh ngắm danh lam

Tháp Bà nhẹ bước người vào viếng

Cầu Đá chen chân khách đến thăm. .. (5)

Khi cập bến Cầu Đá, tôi có gặp anh Phạm Đình Nhật Hà khoá 12 OCS và cũng là ngườI bạn từ trại Bạch Đằng 2 & TTHL/ Quang Trung. Anh Hà là thuyền trưởng Coast Guard. Khi tàu nhập vùng được 1 tuần thì Hạm trưởng đi phép về Sài Gòn thăm gia đình, còn lại một mình, trẻ tuổI, lại ham vui; nghe theo lờI “dụ dỗ” của thủy thủ đňan, tôi và đòan tùy tùng, khoảng tám ngườI kéo nhau vào bờ dạo chơi gần căn cứ Đại Hàn ở Vũng Rô rồi ở lại ngủ đêm, sáng hôm sau, nhờ ghe đánh cá đưa ra tàu. May mắn cho chúng tôi đă không bị sát hại ! Một lần khác, chúng tôi tắt liên lạc vô tuyến vào Đại Lãnh, tìm thịt heo rừng cho thủy thủ đoàn có thêm chút dinh dưỡng. Chúng tôi có tặng một ít gạo cho vài gia đình tử sỉ có thân nhân bị cộng sản sát hại. Trong lúc đang quan sát lớp học với đám học trò trẻ con nghčo xơ xác thì có đoan ghe Yabuta, và phi cơ bay lượn vờn quanh. Những người lính trên tàu cho biết, vùng 2 Duyên Hải đang báo động vě nghĩ rằng chúng tôi là tàu Bắc Việt xâm nhập. Chúng tôi vội vàng tách bến, trở lại vùng công tác.

Khoảng tháng 4 năm 1974, tôi mang chiến hạm HQ 614 ra đại kỳ ở Căn Cứ Hải Quân Sơn Chŕ. Sau ngày nghỉ phép từ Sài gòn trở ra Đà Nẵng, Tôi đã gặp lại anh Trần Văn T, người bạn thời niên thiếu cùng làng . Lúc gặp tôi, anh T là Thiếu Uý Bộ Binh ra Đà Nẵng tân đáo đơn vị, T có nhờ tôi trao lại phong thư cho người yêu của anh ở Mỷ Tho. Tôi đă làm điều mà anh căn dặn; nhưng ” tiếc thay rằng tình chung không ngủ trên môi” (?), chĩ sau ba ngày sau, trên đường trở về Saì Gòn để đáp phi cơ ra Đà Nẳng, tôi đă gặp người tình của T đan tay dạo phố với một HQ Trung Úy! Trong thời gian tàu đại kỳ ở Đà Nẵng, quân số chiến hạm đă giảm thiểu chỉ còn độ 1/3, chỉ đủ canh gác và thử đường trường. Tôi và Hạm Trưởng Tùng ngòai thời gian liên lạc hợp tác với hải xưởng Đà Nẵng để cho công việc Đại Kỳ tiến hŕnh tốt đẹp, chúng tôi có được chút thời giờ viếng thăm thŕnh phố Đà Nẵng. Rất tiếc, dạo đó tôi đă không có dịp ra Huế để viếng Cố Đô. Du lịch Đà Nẵng, du khách nęn viếng những thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương như: Đčo Hải Vân, Ngũ Hŕnh Sơn, Núi Bà Nà, Chùa Linh Ứng, và Viện Bảo Tàng Chàm. Mỗi chiều cuối tuần Lê Văn Nhẫn ( Cùng làm chung vớI tôi ở phòng TQT /BTL/ HQ năm 1970 ), Nguyễn Cao Bách, Bác Sĩ Phạm Khắc Hiệu, Dược Sĩ Cao Thái Thành ( tất cả các bạn đều là Trung Úy ), mang xe jeep đón chúng tôi đi dạo phố Đŕ Nẵng, ghé quán Thięn Nga, Thạch Thảo, nghe nhạc, uống cà phê. Đôi khi, những ngày cuối tuần, tôi còn có cơ hộI bay về Sài Gòn để thăm ngườI yêu. Cuối tháng 7 thì công việc đại kỳ đă hoàn tất. Hải quân Đại Uý Nguyễn Hữu Thiện về thay thế HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Tùng. Đại Úy Thiện và tôi đưa chiến hạm về SŕàGòn.

Sau hơn ba năm phục vụ trên 2 chiến hạm thuộc Hạm Đội, tôi được ân thưởng bằng Tưởng Lục, Chiến Dịch, Quân Vụ, Kỷ Thuật, và Hải Vụ Bội Tinh; tôi xin học khóa Trung Cấp CTCT và được chấp thuận. Sau khi bŕàn giao chức vụ Hạm phó cho HQ Trung Úy Nguyễn Hữu Minh, tôi về trình diện BTL/HQ/ P. CH, và được gữi đi thụ huấn tại Đại Học CTCT Đŕ Lạt. Ban giảng huấn trường Đại Học CTCT gồm có: Tiến Sĩ Nguyễn Thị Huệ, Tiến Sĩ Phó Bá Long, Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Giáp, Tiến Sĩ Thượng Tọa Thích Giác Đức, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng , Luật Sư Nguyễn Hữu Thống ,vŕ các Sĩ Quan cơ hữu của trường. Chúng tôi học về Tình Báo, Tâm Lý Chiến, Chính Huấn… Trường Đại Học CTCT tọa lạc trong thŕnh phố Đà Lạt, thị trấn nổI tiếng vớI Trường Vő Bị, thác Cam Ly, hồ Than Thở,

Đứng trên triền dốc nhìn xuống hàng thông. Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường..

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ

Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ… (6)

Sau ngày ra trường, tôi được bổ nhậm vào ban Giáo Dục Chính Trị thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân/ Phòng Chính Huấn. Trưởng Phòng là HQ Trung Tá Phạm Thành Long. Sĩ Quan gồm có các Đại Úy CTCT: Đỗ Hửu Danh, Lê Văn Soại, Phạm Ngọc Hòa. Sĩ Quan OCS: Lê Tín Thành, Nguyễn Thái Hùng. Thiếu Úy Đòan Viên Lê Thùy Anh. Trong thời gian nầy, tôi có gặp bạn Hà Đăng Ngân (OCS 8), người về từ Hoàng Sa; anh kể lại trận chiến lịch sử màcác chiến hữu HQVN đă can trường chiến đấu chống quân xâm lược Trung Cộng vào tháng Giêng năm 1974. Được biết Ngân hiện định cư tại Hoa Kỳ, mong anh tường thuật lại thiên phóng sự hăn hữu mà anh đựơc vinh dự tham chiến.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tôi có nhiệm vụ tiếp đón các đơn vị di tản chiến thuật từ miền Trung về tạm trú tại Căn Cứ Hải Quân Cát Lái. Từng đoàn tàu từ miền Trung, đưa binh sĩ, gia đěnh quân nhân cůng đồng bŕo tị nạn. Hàng vạn đồng bào và quân nhân đã được đón nhận tại căn cứ này . Thực phẩm không đủ phân phối cho tất cả moị người. Tôi cũng nhận được tặng vật của một nhà hảo tâm trao tặng gồm hai xe chở đầy chao và phân phối cho tất cả mọI người. Khoảng 1 tuần lễ trước ngày 29/4/75., trong khi tôi đang thuyết trình tại Câu Lạc Bộ nổI BTL/HQ thì được lịnh hòan trả súng đạn lại kho vũ khí. Các chiến hạm cập bến tại Sài Gòn được tiếp tế thực phẩm, nhiên liệu đầy đủ. Đêm 28/4/75., Việt Công pháo kích, đạn pháo rớt xuống sông Sài Gòn và khách sạn Majestic . Trưa ngày 29/4/75., tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy đồng bào đổ xô xuống tàu càng lúc càng đông. Khoảng 4 giờ chiều, tôi quá giang Đại Uý CTCT Đỗ Hữu Danh về nhà.

Khi tôi trở lại Bộ Tư Lịnh Hải Quân và khoảng 6 giờ chiều thì có lệnh tập hợp, HQ Đại Tá Đỗ Kiểm thông báo: Sĩ Quan hăy về nhà đưa gia đěnh theo Hạm Đội di chuyển chiến thuật ra Côn Sơn. Tôi vội ra trước cổng BTL/HQ thě gặp HQ Trung Úy Lê Minh Đạo khóa 10 OCS. Anh Đạo hốt hoảng hỏi nên làm gì ? Tôi khuyên anh nên đưa gia đình di tản theo Hạm Đội. Khi ra khỏi cổng, tôi gặp được người lính cũ ở HQ 614. Anh đă dùng xe Honda đưa tôi về nhà tận phi trường Tân Sơn Nhất. Khi tôi vào nhà thì cả gia đình đang chờ tôi. Nhạc mẩu tôi cùng gia đình mang hành lý rời nhà khoảng 100 mét thì đạn pháo kích nổ gần bên làm mọi người hoảng sợ chạy trở về nhà. Mẹ vợ tôi đưa tiền cho vợ tôi vŕàkhuyên chúng tôi hãy ra đi. Những người đi theo tôi lúc bấy giờ chỉ còn có đứa cháu thuộc binh chủng Không Quân, hai mẹ con ngườI hàng xóm và vợ tôi .

Khi chúng tôi rời nhà khoảng một cây số thì may gặp một quân nhân thuộc binh chủng Nhảy Dù đang lái xe jéep, chúng tôi xin quá giang và được anh đưa đến cổng Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Tôi ngỏ ý là nếu anh muốn, tôi có thể giúp anh cùng xuống tàu theo Hạm Đội. Anh cám ơn, nhưng từ chối, và cho biết sẽ ở lại tử thủ. Tôi tặng anh số tiền mà mẹ vợ tôi vừa cho. Vào tới Bộ Tư Lệnh thì đã 10 giờ tối, Thượng Sỉ Định, Quản Nội Trưởng có đưa tôi khẩu súng Carbine mang theo để phòng thân, tôi không lấy, chỉ mang theo chiếc chăn ngủ. Khi tôi và gia đěnh đến bến, tàu đă đầy ứ người. Bình thường, Khu Trục Hạm Trần Hưng Đạo/ HQ 1 chỉ chứa được khoảng 200 người. Lúc đó, theo tôi phỏng định, có vào khoảng 2000 người. Một số quân nhân khóc nức nở vě không mang đựơc gia đình theo! Vài sĩ quan trẻ quá thất vọng, đă nông nổi vứt cả súng ống xuống sông. Khi tầu ra gần Vũng Tàu thì Phó Đề Đốc .. .(?) ghé tàu để đón gia đình. Khi tàu cập bến bị bể bên hông phía sau lái. Đến Côn Sơn, tất cả chiến hạm tụ họp lại với nhau và được loan báo là Hạm ĐộI sẽ rời Việt Nam để đi Phi; sẽ có chiến hạm đưa những người muốn ở lại trở về Vũng Tàu. Gia đình tôi chuyển sang Cơ Xưởng Hạm Cần Thơ HQ 801 vì H.Q 1 chứa quá nhiều người và bị hư hại. Trên hải trình đi Phi, HQ 801 cũng đón nhận thêm nhiều quân nhân cùng đồng bào muốn quá giang. Chiến hạm cũng cho phép một phi cơ trực thăng hạ cánh mang theo một Đại Tá Bộ Binh, đoàn tuỳ tùng và viên Phi Công. Tình trạng sinh hoạt trên chiến hạm ngày thêm tồi tệ, khan hiếm thực phẩm và nước uống; may mắn, tôi tìm được ít cơm khô mà ai đó đă phơi cạnh bęn ống khói tàu. Có lần vợ tôi quá đói, đau lòng khi thấy thai nhi bò quậy trong bụng mẹ, tôi liều lĩnh vào khu ẩm thực định tìm chút nước uống và thực phẩm cho vợ thì bị một Thiếu Uý Bộ Binh (?) cản đường không cho vào. Tôi lên phòng Sĩ Quan tìm bạn. May mắn, gặp được HQ Trung Úy CK Lê Đăng Bảo, ( Khóa 21 Nha Trang ) anh Bảo cho vài hộp cá hộp, nhờ đó mà vợ con tôi đở đói. Hôm sau lại được tàu chở dầu của anh Lý Thái Thạnh ( Thân hữu Bạch Đằng 2 & Quang Trung ), anh Thạnh tặng hai thùng chao. Tôi chia sẻ lại cho đồng bào, chỉ giữ lại vài hộp. Lúc đó, tôi thật vô cùng cảm kích, các bạn đã nhường thực phẩm của chính mình cho chúng tôi trong lúc khan hiếm,

Miếng khi đói, gói khi no,

Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng. (?)

Trước khi chiến hạm vào lãnh hải Phi Luật Tân, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi nhìn thấy lá quốc kỳ VNCH được hạ xuống để chuyển giao tàu lại cho ngườI Mỹ.

Từ Phi, chúng tôi được chuyển sang một thương thuyền khác để sang đảo Guam. Tại Guam, nhiều trại lính bằng vải bố đă được dựng sẵn. Trên đoạn đường dài vŕàrộng, có nhiều nhà tắm và nhà vệ sinh lộ thiên. Ngày ba buổi, ngườI tị nạn xếp hàng đi nhận thức ăn. Sống ở trại tỵ nạn được khoảng một tháng thì chúng tôi được chuyển đến trại Indiantown Gap tiểu bang Pensylvania. Tại đây, vợ tôi đă hạ sanh đứa con đầu lòng và chúng tôi đă đặt tęn cho con là Hòai Nam để tưởng nhớ về Quê Hương Việt Nam.

Khi tình nguyện gia nhập binh chủng Hải Quân, tôi chỉ có một ý niệm đơn thuần: Thi hành nhiệm vụ công dân. “Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” (?). Tuy nhiên, qua Trại Bạch Đằng 2 và những quân trường thụ huấn ( Tổng Quản Trị, Đại Học CTCT, Sĩ Quan Trừ Bị, OCS.), ngòai những kiến thức cần thiết cho một Sĩ Quan Hải Quân học hỏi được, tôi còn may mắn quen thân nhiều bằng hữu quí mến, các bạn là những thanh niên ưu tú, đă nhiệt tình đáp ứng lờI kêu gọi của Tổ Quốc khi Sơn Hà nguy biến.

Binh Chủng Hải Quân đă cho tôi cơ hộI trực tiếp đi, thấy, phụng sự quê hương, vŕ thủ đắc được nhiều kinh nghiệm mà tôi khó có thể tìm thấy ở đờI sống dân sự. VớI tất cả tấm lòng chân thành của một ngườI dân yêu nước, chúng tôi đã dâng hiến quãng đờI thanh niên tươi đẹp nhất để chiến đấu cho Quê Hương Việt Nam được độc lập, tự do, dân chủ, thịnh vượng vŕàtiến bộ. Nhưng rồi vận nước không may,” mưu sự tại nhân, thŕnh sự tại thiên !” “(?). Biến cố đổI đờI 30 tháng 4 năm 1975 đă đưa đẩy tôi lưu lạc hơn nữa vòng trái đất. Ngày nay, dù cuộc sống ở Hoa Kỳ đă tương đối được ổn định, nhưng mỗI lần hồi tưởng về cuộc chiến cũ, tôi không khỏi ngậm ngùi: Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ! (7) Thượng Đế vẫn còn dành cho Quê Hương Việt Nam nhiều khổ lụy !

” Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mớI được phần thanh cao.” (8).

 

Ghi Chú:

(?) Không nhớ tên.

(1) Nhạc phẩm LờI Tình Buồn. Vũ Thành An. (2) Nhạc phẩm Vườn Tao Ngộ. Nhật Hà.

(3)&(4) Thơ Thiên Cổ Bùi Ngùi. Phạm Hồng Ân. Thơ Nha Trang Tâm Bút. Nguyễn Vĩnh Châu. Nhạc phẩm Đà Lạt Hoàng Hôn. Minh Kỳ & Dạ Cầm.

(7) & (8) Thơ Truyện Kiều. Nguyễn Du.

Cây bút vẽ

Hồi ký của Quốc Nam PDX đăng trên Báo Xuân  Bính Thân 2016  của Oregon Thời Báo 

Nói đến Tết, tôi nhớ thời còn bé khi cận Tết, ba mẹ thường mua màu và giấy để tôi vẽ những bức họa trang trí Tết nơi phòng khách. Ba thì thích hình Phước Lộc Thọ, Mẹ thì ưng Hoa Mai Cúc Trúc. Vẽ tranh Tết coi như cái lệ hàng năm mà ba mẹ tôi ưa thích và cũng để ông bà có dịp khoe thằng con nhà có khiếu vẽ với bà con chòm xóm. Màu và giấy còn dư lại, tôi làm bích báo (báo tường) cho lớp học để tranh giải trong mỗi dịp Tết đến. Thời trung học, năm nào bích báo của lớp đều đoạt giải nhất hay nhì về giải mỹ thuật do tôi trình bày. Tôi còn thích vẽ thiệp chúc Tết cho cho bạn bè, người thân. Tôi cũng không quên gởi tặng đến người yêu cánh thiệp đầu xuân bằng những cánh hoa con buớm khoe sắc kế bên bài thơ tình lãng mạn. Thời xưa cử chỉ tình yêu của tuổi học trò chúng tôi mộc mạc và dễ thương như thế.

Có lẽ tôi có chút năng khiếu hội họa từ thuở bé. Nhưng tôi đã sớm bẻ gãy cây bút vẽ khi nghiệm được những người tôi thích vẽ chân dung cho họ hay những người thân của tôi lần lượt qua đời sau ít tháng từ khi bức chân dung được hoàn thành. Người đầu tiên là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi tôi muốn vẽ chân dung của một Tổng Thống. Sau khi bức chân dung màu đen trắng của Tổng Thống Diệm được hoàn tất thì biến cố đão chánh xảy ra và ông bị giết hại năm 1963. Kế đó là người cậu út của tôi, một sinh viên sĩ quan Không Quân, tên Tạ Đăng Gấm (cùng khóa với cựu Trung Tá KQ Huỳnh Liên, ở Portland) qua đời tại Texas khi cùng huấn luyện viên lâm nạn trong một chuyến bay. Bức chân dung cậu tôi được ông bà ngoại lấy để trên bàn thờ. Người thứ ba là em ruột của tôi và người thứ tư cũng là người cuối cùng mà từ đó tôi thề không vẽ chân dung nữa, chính là bức chân dung của cha tôi trong quân phục sĩ quan cảnh sát đang ngậm ống điếu thật oai.

Tôi cảm nhận ra được cái huông xui xẻo qua bút vẽ của mình và đủ bị cái huông đó đeo đuổi và ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ.

Sau 30 tháng 4 đen, tôi đi tù mà Việt cộng gọi là tập trung ‘cải tạo’. Ngay khi vào trại Long Giao (*), tôi tìm nhặt những tờ báo có ảnh của các tên lãnh đạo CSVN đương thời như Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng v.v…để vẽ chân dung của chúng. Tôi muốn cái huông ‘giết người’ ứng nghiệm (trù ếm) qua bút vẽ…. Một bạn tù nằm kế bên tôi, tên Tùng, phi công L19 thấy tôi vẽ chân dung các ‘bác’, những đầu sỏ CSVN thời đó giống qúa, Tùng năn nĩ tôi vẽ cho hắn một bức chân dung. Tôi nhất định từ chối. Tùng tỏ vẽ giận nên tôi buộc lòng kể cái huông xui xẻo qua ngòi bút vẽ của tôi: “mày muốn chết à!”. Chừng đó, Tùng mới thôi ép tôi và có lẽ hắn hiểu tại sao tôi cố tình vẽ chân dung của mấy tên lãnh đạo CSVN.

Long Giao là trại tù đầu tiên mà chúng tôi bị lùa vào. Cũng là thời điểm tù nhân chúng tôi khốn đốn, chịu đưng đau đớn thể xác nhất do dịch ghẻ quái ác hoành hành. Không tù nhân nào tránh khỏi, không nhiều thì ít, không thuốc men trị liệu. Nhiều đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng rên la đau đớn của những anh bạn tù cùng phòng hay của bác Đường, bác sĩ Hiền bên kia phòng kế. Tôi may mắn chỉ bị chút ít không đáng kể. Phòng của tôi có trung uý Hảo (Công binh) và phi công trực thăng Bùi văn Thanh bị nặng nhất, hai anh chỉ ngũ ngồi vì toàn thân đều bị ghẻ, không cách gì nằm ngữa hay nằm úp được. Chúng tôi, những người bạn chung phòng không có phương tiện gì giúp được hai anh, ngoài mỗi buổi sáng sớm thức dậy để an ủi hai anh bằng câu thăm hòi: Tối qua anh ngũ được khộng?

Tù nhân chúng tôi rời trại tù Long Giao về trại Hốc Môn (*) sau khi kho đạn Long Khánh phát nổ. Tại Hốc Môn, một buổi trưa nắng cháy, đội chúng tôi đi làm cỏ dọc bờ vòng đai của tiểu đoàn. Lúc nghỉ giải lao, bên kia vòng đai của tiểu đoàn kế bên, một tên cán bộ có mấy ngôi sao trên cổ áo mà chúng tôi chẳng cần biết hắn cấp bậc gì đang đi đến sát hàng rào kẽm gai về hướng chúng tôi bên này. Hắn dừng lại, tự xưng là chính trị viên của tiểu đoàn và muốn nói chuyện với chúng tôi. Qua câu chuyện, hắn như tiết lộ hoặc nói lên cái suy nghỉ riêng của hắn: “Cách mạng biết là không thể nào cải tạo được các anh. Vì xã hôi miền Bắc của chúng tôi thua xa xã hôi miền Nam của các anh. Đó là sự thật. Cách mạng tập trung các anh vào đây để ổn định an ninh bên ngoài”…. Chúng tôi ngạc nhiên trước lời lẽ ‘cực kỳ phản động’ của tên cán bộ. Và thật sự, ngày qua ngày chúng tôi cảm nhận được thân phận của mình: bị khống chế và chịu sự trả thù của phe thắng cuộc. Ngày về!  Ánh sáng cuối đường hầm đã tắt ngúm!

Sau buổi nói chuyện với tên chính trị viên ấy, bác Hùng, người tù cùng tổ và nằm kế bên tôi đã rủ tôi trốn trại. Chúng tôi gọi bác là Hùng Gấu vì bác to con, đen đúa, tay chân lông lá khỏe mạnh tuy lớn tuổi hơn tôi khá nhiều. Hùng Gấu là một đại úy bộ binh của Tiểu khu Gia Định. Bác cho biết kế hoạch và địa điểm sẽ trốn trại mà bác đã nghiên cứu tự hồi nào. Sau vài đêm thao thức suy tính và cuối cùng tôi quyết định từ chối. Bác Hùng có người vợ bé, người Việt gốc Hoa đang ở Chợ Lớn, là người thăm nuôi, khuyến khích bác trốn trại và lo cho bác vượt biên. Bác Hùng Gấu có nơi dung thân. Còn tôi? Mặc dù lý lịch tôi đã khai man về cấp bậc, chức vụ, nhưng địa chỉ vợ con đang sinh sống ở Saigon không thể khai dối được. Tôi trốn ra ngoài sẽ đi và ở nơi đâu?. Bám theo bác là điều khó và không thể!

Vài ngày sau đó Hùng Gấu biến mất khỏi trại trong lúc tiểu đoàn tù nhân đang ‘học tập’ (lên lớp) tại hội trường. Lúc bác Hùng ra đi, bác ra dấu cho tôi biết và để lại cho tôi cái điếu cày hút thuốc lào bằng nhôm chạm trổ rất công phu đã theo bác từ lâu và tôi đã giử nó cho đến khi ra trại sau này. Không biết bây giờ bác đang ở đâu? Bác vượt biên suôn sẻ hay không? Hai chữ ‘vượt biên’ mà lần đầu tôi được nghe từ bác. Sau này ra khỏi tù (1983), tôi mới nghe lại được hai chữ ‘vượt biên’. Là sĩ quan hải quân đi biển và từng là thuyền trưởng hải đội duyên phòng nhiều năm như thiên định (xin đọc bài viết ‘Những mắc xích của định mệnh) đã ban cho tôi ít nhiều kinh nghiệm đi biển. Cám ơn binh chủng mẹ, binh chủng Hải Quân đã cho tôi cái vốn liếng đi biển này vừa đủ để  nhiều tổ chức vượt biên săn đón, mời gọi. Do đó, trong thời hạn bị quản chế tức tù treo tại địa phương, tôi âm thầm hoạt động và đi lại trong giới tổ chức vượt biên. Cuối cùng tháng 7 năm 1983 tôi đưa được gia đình, bạn bè và 89 thuyền nhân thoát khỏi Việt Nam trên một chiếc ghe nhỏ ra khơi bình an. Sau hai ngày trên biển hướng về Indonesia, chúng tôi được tàu Hoa Kỳ vớt.

Tôi cũng từ hối tiếc nhưng thông cảm cho gia đình khi nghe vợ tôi kể lại lúc tôi đang ở trại tù Hốc Môn có thủy thủ tên TN Hà, người Việt gốc Hoa là nhân viên dưới chiến hạm của tôi trước 30/4/1975 đã đến nhà xin địa chỉ trại tù nhằm tìm cách đưa tôi ra khỏi tù để lái (làm tài công) chiếc tàu vượt biên thời bán chính thức, nhưng gia đình tôi từ chối vì lo sợ bị công an VC gài. Sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau là tâm trạng chung của người dân miền Nam lúc đó bị Việt cộng ‘khủng bố’ bằng bạo lực và thủ đoạn. Sự khủng bố đó bao trùm cả hai miền Nam Bắc đến ngày nay. Ngưng khủng bố thì chế độ của chúng sẽ xụp đổ lập tức. Có thể nói cộng sản là thầy ’khủng bố’ và di họa hơn cả khủng bố IS ở chổ chúng vừa dùng bạo lực vừa tẩy nảo và trồng người vô tri. Chúng ta không thua VC nhưng chúng ta thua những kẻ vô tri.

Cuối năm 1977, chúng tôi chuyển trại vào tận rừng Kà Tum (*). Rời Hốc Môn, chúng tôi coi như chấm dứt đường dây do tôi và người bạn hải quân, trung uý  Huỳnh Ngọc Sơn lén lút tiếp tế thuốc men, quần áo củ, sách báo, thực phẩm đến các chị em tù nhân nữ cảnh sát nằm trong khu của bộ chi huy tiểu đoàn. Chúng tôi tiếp tế cho các chị qua các nữ tù cảnh sát ở tổ nuôi heo mỗi khi chúng tôi có công tác lên tiểu đoàn nhồi bột làm bánh mì vào sáng sớm.

Chúng tôi lên đường đi Kà Tum đang lúc nữ trung úy cảnh sát tên Xuân kêu la đau đớn bởi các vết  thương ruớm máu, bầm tím do các tên cai tù đánh đập. Cô Xuân nhiều lần gỉa điên hoặc có thể điên thật đã la hét, chửi bới từ tên Hồ chí Minh xuống đến tên cai tù không còn biết. Chúng đánh đập cô chết ngất mấy lần. Chúng tôi rời trại không biết ống thuốc Aspirine, vài viên trụ sinh, thuốc đỏ, băng cứu thương do chúng tôi tiếp tế cho cô có còn hay không? Hay còn đủ những mảnh áo tơi, quần rách để các chị em đồng đội băng bó vết thương cho cô. Không biết cô đã chết hay giờ đang ở đâu? Một nữ cảnh sát VNCH can trường!

***

Các bộ mặt cán ngố của bộ chỉ huy tiểu đoàn theo chúng tôi đến Kà Tum. Đại úy Hưng (Công Binh) ở chung phòng với tôi ở Hốc Môn, người Bắc to con nhưng anh mắc bệnh đau bao tử. Anh  không ăn uống được, suốt ngày anh  ôm bụng kêu rên và thường ói ra máu. Đến Kà Tum được hơn một tuần anh Hưng biến mất giửa đêm. Có lẽ sức khoẻ bệnh hoạn của anh không chịu nổi lao động khổ sai như vào rừng vác cây, vác nứa, kéo mây rừng, cắt cỏ tranh. Chúng tôi lo ngại cho sức khoẻ của anh phải đối diện với rừng sâu, nước độc để đào thoát. Cầu xin cho anh trốn trại bình an. Anh Hưng trốn đi chưa được một tuần, đến bác Hoàng, một tù nhân gìa nua và ốm yếu sau buổi trưa hì hục cố vác bao củ mì to tổ bố theo ‘chỉ tiêu’ trèo lên dốc về trại. Bác về được đến sân trại thì ngất xỉu, lên cơn sốt và hộc máu tươi, qua đời. Sáng hôm sau chúng tôi cuộn xác bác Hoàng trong tấm chiếu của bác và đào lổ chôn bác bên lề con đường lên trung đoàn và dùng một cành cây lớn cấm xuống để đánh dấu.

Đi lao động khổ sai, bệnh tật, tai nạn đi rừng, đói khát đối với tù nhân của cộng sản là chuyện thường của nhà tù bất quy chế. Chúng tôi kiên cường chịu đựng, không than van, không phản bội đồng đội. Nhưng có một sự kiện xảy ra tại Kà Tum phải kể ra để thấy bọn cai tù VC thật đê hèn và độc ác đến thế nào khi có một số anh em tù đi rừng bắt được một con trăng lớn, xẻ thịt rồi mang về trại dấu chia nhau. It ngày sau bọn quản giáo biết được và chúng lên lớp (kết tội): “con trăng là tài sản của nhà nước….”. Chúng ra lệnh phạt bằng cách ước tính số cân ký của thịt trăng để khấu trừ vào phần gạo mốc hay khoai mì lát khô cấp phát hàng ngày. Thế là cả đội chúng tôi đói meo hết mấy ngày: Sự trả thù của cộng sản!

Đi rừng lao động là cơ hôi tốt để trốn trại. Nguyễn văn Thuấn, Trung úy Biệt kích 81 dù của Nha Kỹ Thuật (Beverton), Trung úy Huỳnh Ngọc Sơn (hải quân) và tôi cũng chuẩn bị tích trử lương khô để trốn trại sau khi chúng tôi có được trong tay bản đồ vùng rừng Kà Tum. Chuyến vượt tù của chúng tôi chưa thực hiện được thì toán bảy người của đại úy Lễ (Công Binh) đã trốn trại trước làm cho kế hoạch chúng tôi phải hủy bỏ và tẩu tán lương khô. Ít lâu sau chúng tôi được tin nhóm 7 người trốn trại của đại úy Lễ đi đến Nha Trang và vượt biên thành công.

Rời Kà Tum chuyển đến rừng Phước Long (*). Cả tiểu đoàn cán ngố của Bảy Dũng, tên tiểu đoàn trưởng cũng đi theo. Trong số bọn này có tên trung úy Tư Lung, người bắc có hàm răng vẫu, mặt xương, ốm lều khều, tướng đi như con vượn và cực kỳ hung ác đối với tù nhân. Một buổi trưa cuối tuần, ngoài sân trại vắng tanh, chỉ có tôi ngồi sủi cây lược nhôm chải tóc theo hình tôi vẽ một phụ nữ nằm nghiêng, xỏa tóc ôm lấy bờ vai no tròn để lộ cánh tay thon thả nằm dọc theo bờ hông và cố tình phơi bàn tay nằm trên bắp đùi để khoe năm ngón tay thon dài búp măn xinh xắn (Mẩu lược này, có một thời anh em tù nhân ưa thích tại trại tù Phước Long, năm 1979). Tôi say mê sủi hình, đến nổi tên vẹm Tư Lung đi đến nơi và đứng sau lưng lúc nào mà tôi không hay biết.

–  Anh lầy! * (nầy)

Giọng quát quen thuộc của tên Tư Lung làm tôi giật bắn người, đứng phắt dậy, buông rơi cây thép sủi trên bàn theo khe nhỏ lọt xuống đất. Tôi đứng dạt một bên chới với đưa mắt nhìn hắn, trong bụng đánh lô tô: “thôi chết rồi!”. Tên Tư Lung vừa quát vừa vối tay chụp lấy cây lược. Hắn cầm cây lược đang sủi dở dang lật qua lật lại xem, mồm buông lời mắng chửi:

– Anh cải tạo bao nhiêu lăm* (năm) rồi mà bây giờ còn vẽ mụ đàn bà trần truồng thế lầy* (nầy) à!…Anh chắc khỏi được về”.

Mồm hắn ngưng lại đưa mắt nhìn chầm chập vào đâu đó trên cây lược rồi mắng tiếp:

– Tư tưởng còn ngụy, không chịu nao* (lao) động…đàn bà còn để móng tay dài như thế lầy* (này)?

Mặt hắn lúc nào cũng đanh lạnh như đồng. Vài người bạn trong lán nghe tiếng quát tháo của Tư Lung, họ thập thò nhìn ra sân lo lắng cho tôi. Tên Tư Lung ra lệnh:

– Anh đưa hết đồ nghề cho tôi.

Tôi gom đồ nghề làm lược bỏ lại vào hộp thiết nhỏ trao cho hắn. Cầm lấy hộp đồ nghề và cây lược hắn quay lưng lững thững trở về bộ chỉ huy tiểu đoàn.

Tối hôm đó khi những dãy lán dài của tù nhân đã chìm hẳn trong màn đêm giửa khu rừng trở nên tĩnh mịch. Thỉnh thoảng chỉ còn nghe tiếng kêu của loài chim ăn đêm hay đâu đó tiếng kêu của những con tắc kè. Còn đang trăn trở xoay mình qua lại trên tấm phản của chiếc giường tre cọt kẹt để tìm giấc ngủ, bổng tôi chợt thấy bên ngoài sân qua song cửa sổ tre loé lên những vệt ánh sáng từ chiếc đèn pin quẹt qua lại đang soi đường đi về hướng lán của chúng tôi. Ánh đèn pin dừng lại phía trước cửa ra vào lán. Tiếng gỏ mạnh vào cây cột cái cùng với vệt sáng của đèn pin rọi thẳng vào lán. Tôi nằm im, lắng nghe. Tiếp theo có tiếng gỏ mạnh hơn vào thành cột cửa, vệt sáng đèn pin quệt quẹt nhanh hơn làm cho vài người bạn tù thức giấc ngồi dậy ngơ ngác nhìn ra cửa. Rồi tôi nghe âm thanh của ai đó ở đầu lán bước xuống khỏi giường. Tiếp theo là giọng bắc kỳ đặc sệt của Tư Lung:

– Kêu anh Lam* (Nam, tên của tôi) ra tôi bảo.

”Vâng”, tôi nhận ra tiếng của đội trưởng  Ẩn. Không đợi cho đội trưởng Ẩn đến nơi, tôi ngồi dậy, vén mùng, xỏ chân vào đôi guốc cây lọc cọc đi ra cửa. Không chờ tôi lên tiếng, gã Tư Lung chìa cái hộp đồ nghề làm lược mà hắn tịch thu hồi trưa về phía tôi:

– Trả nại* (lại) anh này….và nàm*(làm) cho tớ 5 cái giống như thế lầy* (này)…để tớ gởi về Bắc nhá.

Hắn vừa nói vừa trả lại tôi cây lược có hình cô gái lõa thân chưa sủi xong. Hắn bỏ đi. Không một tiếng cám ơn. Hắn dùng chữ ‘tớ’, lối xưng hô khi cần nhờ vả. Trong bóng đêm, tôi cố nhìn tận vào mặt hắn để xem gương mặt đanh ác ấy có nét gì hân hoan khi nhờ tôi để có được món qùa (qúy đối với hắn) từ miền Nam gởi về gia đình nơi miền Bắc? Thú thật, đám vẹm của bộ chỉ huy tiểu đoàn từ tên Bảy Dũng, tiểu đoàn trưởng đến các tên vẹm quản giáo của các đội theo chân chúng tôi từ trại tù Hốc Môn đến Kà Tum, rồi đến Phước Long đã mấy năm liền mà chúng tôi chưa hề thấy chúng cười ra làm sao? Chẳng lẽ đảng CSVN nặn các tên vẹm nầy ra từ khúc gổ hay từ đất sét bùn nào đó như là một thứ công cụ vô tri.

Chúng vô tri về nhân tính nhưng giỏi về che dấu cảm xúc, một thứ tình cảm, ham muốn cá nhân hết sức bình thường xuất phát từ bản năng tự nhiên của con người và dù sự ham muốn đó rất nhỏ, nhỏ như câu chuyện cây lược nhôm và tên Tư Lung. Họ không sống thật đến đổi trở thành gỉa dối và gỉa dối ngay với chính mình. Bản chất của con người cộng sản và cả chế độ cộng sản là như thế: Gỉa dối và gỉa dối! Thời sự nóng bỏng diễn ra trước Đại hội Đảng lần thứ 12 đang xuất hiện những hiện tượng công khai chống Trung cộng quyết liệt của một số chóp bu CSVN trên các phương tiện truyền thông trong, ngoài nước và ngay cả tại các hội nghị quốc tế chỉ là thủ đoạn của tập đoàn CSVN để mị dân, mị thuộc hạ (công an bộ đội), mị các tổ chức thế lực đối lập và gạt cả quốc tế, các nước láng giềng để bảo vệ an ninh cho đại hôi và tranh dành quyền lực. Chúng nói dối không ngượng miệng: Đại hội Đảng lần thứ 12 này được bầu cừ tuyệt đối dân chủ, ‘Dân chủ’ hay Đảng chủ’? Tên nào thắng cử (cụi) cũng thế thôi. Sau đại hội, chúng sẽ trở lại nguyên dạng của những thái thú Tàu cộng. Chúng càng ra sức cướp tài sản quốc gia và giết hại dân lành tàn bạo hơn. Cộng sản còn cai trị thì những đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền vẫn là kẻ thù số một của chúng. Chỉ khi nào người dân không còn ‘VÔ TRI’, nghĩa là ‘DÂN TRÍ’ của người dân được khai phóng thì khi ấy mới là ngày tàn của cộng sản. Thới gian qua, tôi làm báo và đưa tin hàng ngày nhưng không màng đưa tin tức hay bình bàn gì về bầu bán đại hôi 12 của chúng. Nếu có chỉ đón nhận những bình luận lật tẩy sự bịp bợm của chúng hay vạch mặt những tên cộng sản chạy ra nước ngoài hay bọn việt gian đánh phá tên ứng viên này hay ủng hộ tên CS ứng viên kia thắng cử . Cộng sản không cướp, không ác thì không phải là đảng viên cộng sản. Đưa thông tin về đại hội 12 của chúng chẳng khác gì tô sơn trét phấn cho sự ‘Dối Trá, Mị Dân’. Ông Dennis Prager, Viện trưởng trường đại học Prager hiện có một chương trình Talk Show hàng ngày trên đài KRLA, tần số 870AM  vừa đi quan sát Việt Nam và trở về Hoa Kỳ tuần qua, ông tức giận nói trên talk show rằng: ‘ Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế……. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ.( Nguyên bản tiếng Anh: Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism  by Dennis Prager)

* * *

Câu chuyện ‘Cây bút vẽ’ của tôi chưa dứt nơi đây. Nó được tiếp tục khi biên giới Việt Miên có biến động, chúng tôi rời trại Phước Long, chấm dứt qui chế bộ đội làm cai tù. Chúng chuyển chúng tôi cho cai tù công an áo vàng tại trại tù Z30A (chợ Ông Đồn). Trưởng trại tên Lâm và tên cán bộ quản giáo của đội chúng tôi tên Công. Những ai từng ở Z30A vào đầu năm 1981 đều biết câu chuyện của tôi bị bọn trật tự và cai tù đánh hội đồng. Trại Z30A, lúc ấy có tên Nguyễn văn Muôn (Trinh sát ở Biên Hòa) và Lành (không nhớ họ) là hai tên trật tự viên của trại. Trật tự là vai trò của những tù nhân trở mặt làm tay sai cho các cai tù VC. Chúng được hưởng đặc ân của trại tù như ăn ở nhà riêng, tự do đi lại, không đi lao động và không bị khóa cửa ban đêm. Chúng chuyên rình mò, bắt nạt và báo cáo những sinh hoạt của tù nhân lên ban chỉ huy trại.

Chiều 30 Tết năm 1981, tên Muôn và  Lành rình bắt qủa tang tôi mua nửa ký đường tán (nấu chè ăn Tết) từ các tù nhân đi xe be tại trạm xá. Hai tên trật tự

Tên bộ đội mang cái 'hòm' sau lưng.
Tên bộ đội mang cái ‘hòm’ (của quý) sau lưng.

chờ tôi rời khỏi trạm xá, chúng gọi chận tôi lại. Sợ bị bắt qủa tang nửa ký đường trên tay, tôi bỏ chạy vòng quanh, băng qua các đội khác và quăng túi đường trên đường để tẩu tán tang chứng. Cuối cùng hai tên trật tự Muôn và Lành bắt được tôi gần đội nhà. Chúng khóa hai tay và lôi tôi về phòng riêng của chúng. Hai tên thay phiên đánh đá tôi túi bụi. Nhất là tên Muôn. Đuôi chân mày mắt bên trái của tôi bị rách đường dài và phun máu tươi bởi cạnh chiếc cà rá sắt bén của tên Muôn để lại vết sẹo còn  đến ngày nay. Tôi co quắp toàn thân và áp sát vào vách nhà, chịu trận. Tôi biết chúng trả thù cá nhân. Vì trước đó hai tên này muốn chúng tôi mời chúng ăn uống và có qùa cáp cho chúng mỗi khi trong bọn chúng tôi có người được thăm nuôi. Dĩ nhiên chúng tôi từ chối mọi liên hệ, tiếp xúc với hai gã chó săn ấy. Từ đó chúng ra sức rình rập và không lâu, chúng bắt được tôi.

Sau một hồi đánh đập tôi đã tay giản chân, chúng áp giải tôi lên văn phòng trại. Mắt trái của tôi sưng vù và che lấp bởi máu từ vết thương còn đang chảy xuống, chỉ còn mắt phải trông thấy trong phòng đang có tên Lâm, trưởng trại, mấy tên quản giáo và vệ binh vác súng. Tên trật tự Muôn đến nhỏ to gì đó với tên Lâm trưởng trại và đám cai tù. Tên Lâm ra dấu, một tên vệ binh vạt ra khỏi bọn dùng bán súng AK.47 thúc mạnh vào bụng tôi. Hắn tiếp tục giơ bán súng định thúc vào mặt tôi, tôi co tay lên đầu che mặt và kịp thấy vài tên áo vàng khác bu lại can ngăn tên vệ binh hung hang làm hắn dừng lại. Tôi nhận ra tên quản giáo Công và hai tên vệ binh ra tay can thiệp. Chúng là những cai tù đã từng nhờ tôi vẽ hình bên cạnh những bài thơ con cóc và dùng sơn màu, cọ vẽ để tô những vệt vân gổ bên ngoài chiếc rương đựng áo quần (VC gọi là chiếc hòm) để biến những chiếc rương từ gổ thường trở thành những chiếc rương nhìn vào tưởng là chiếc hòm được đóng bằng gổ qúy như cẩm lai hay gỏ đỏ có vân nâu. Những chiếc rương được bôi màu gổ qúy gỉa tạo đó đã từng làm chúng mê mệt, coi như là của qúy sau khi ‘giải phóng’ miền Nam mới có được. Thế mới biết thế giới cộng sản bần cùng hóa con người và ngu dân đến mức nào…………… Sau biến cố 30/4/1975 dân chúng hai miền Nam Bắc thật sự đã nhìn ra: Ai giải phóng Ai???

Nhờ mấy tên cai tù can thiệp. Tôi được trả về lán với những vết thương do hai tên trật tự hành hung và bẹ sườn nhói đau do bán súng của tên vệ binh. Đúng hơn tôi nhờ cây bút và cọ vẽ đã thoát được kiếp nạn.

***

Đầu tháng mười một vừa qua, chiến hữu Nguyễn Thế Thăng (Trung Tá Vệ Binh Quốc Gia, Hoa Kỳ) cho tôi hay Trần Đức Thịnh (Khóa 4/OCS, người bạn cùng tôi gia nhập vào Khóa 21 Sĩ quan Hải quân giửa năm 1969) từ Houston, TX đến Portland thăm gia đình người cháu gái là phu nhân của chiến hữu Nguyễn Thế Thăng. Tôi và vợ chồng anh Thăng ra phi trường đón Thịnh. Chúng tôi mừng vui nói đủ chuyện sau mấy mươi năm gặp lại. Thịnh kể lại chuyện bị Trung Cộng bắt làm tù binh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa (19/1/1974, khi đó Thịnh đang phục vụ trên HQ.5). Thịnh cũng từng ở trại tù Z30A với tôi. Thịnh kể cho Nguyễn Thế Thăng nghe câu chuyện tôi bị hai tên trật tự viên đánh trong trại tù. Nhắc lại chuyện tù Z30A, tôi cho Thịnh biết có người thấy tên trật tự Muôn từng xuất hiện tại Seattle nhiều năm trước và sau đó hắn đã biến mất. Thịnh chửi thề:

– Gặp nó có mặt tại Texas, tao đập bỏ mẹ nó.

Nguyễn thế Thăng và tôi trố mắt nhìn Thịnh……

Ra trại tù Z30A đến nay đã hơn 32 năm, tôi chưa lần nào cầm lại bút hay cọ vẽ. Cho đến mùa Giáng Sinh năm nay, tự dưng nổi hứng tôi cầm lại cọ vẽ và vẽ những hình ảnh đón mừng Giáng Sinh 2015 trên những mặt kiến cửa sổ trước nhà (vẽ ngược). Mấy ngày sau có bà Mỹ gìa đi ngang ghé vào gỏ cửa, chỉ vào các hình vẽ trên cửa kíến và hỏi vợ tôi ai đã vẽ và mướn vẽ bao nhiêu tiền. Vợ tôi cười:

– Chồng tôi vẽ.

Hồi ký ‘Cây Bút Vẽ” được chấm hết nơi đây.

Kính chúc quý Đồng Hương và quý Chiến Hữu một Năm Mới Thắng Lợi, An Khang và Hạnh Phúc.

Portland, Tết Bính Thân 2016

Quốc Nam PDX

…………………………………………

(*) Lâu qúa không nhớ thời gian và địa điểm

* (…) Phát âm của người miền Bắc

Mời đọc bài:  “Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !”

 

Người dân trong nước với Hải Chiến Hoàng Sa 1974: “42 năm – Xin Lỗi và Ghi Ơn”


Lễ đón 4 chiến sĩ hải quân VNCH & 1 người Mỹ bị TQ bắt làm tù binh trong hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974

42 năm – Xin Lỗi và Ghi Ơn

.

Paulus Lê Sơn – Posted by admin on January 19th, 2016

19-1-2016
Ngày này cách đây 42 năm đã xảy ra một trận chiến đẹp nhất trong những trận chiến từ sau 45 đến 75. Trận chiến đúng nghĩa của những anh hùng dân tộc đánh đuổi và bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc. Ngày 19.01.1974, 74 tử sĩ đã hiên ngang, oanh liệt mà chiến đấu với quân thù Trung Quốc, và chính ngày hôm ấy các anh đã phơi mình nơi xa trận để non nước vẹn toàn.
Chúng tôi là những người trai trẻ của thế hệ sau các anh. Một lời xin lỗi tới vong linh các anh và gia đình các anh tự đáy lòng vì một nỗi; chúng tôi đã không biết gì về sự hy sinh lớn lao của các anh dành cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi không muốn đưa ra lý do để biện minh cho sự ‘’không biết’’ này về các anh. Nhưng phải nói, phải nói cho cụ thể. Thế hệ 8X như chúng tôi đây, học dưới mái trường XHCN. Họ nhồi nhét cho chúng tôi về những “trận chiến oanh liệt, hào hùng và vẻ vang của người cộng sản Bắc Việt chiến thắng ‘ngụy quân, ngụy quyền’”. Họ nói về VNCH như là một sản phẩm của Hoa Kỳ, rất man rợ và tàn ác đối với nhân dân và dân tộc?
Trong lịch sử chế độ XHCN đã ghim vào đầu chúng tôi được biết đến các anh như là bán nước, phản động, theo Mỹ. Họ ca ngợi Trung Quốc, Liên Xô, những người anh em XHCN đã trợ giúp cho họ đầy đủ quân lực nhu yếu phẩm trong cuộc chiến Bắc-Nam.
Họ đã nhồi sọ chúng tôi về tư tưởng Mác-Lê, đạo đức Hồ Chí Minh trong suốt phân nửa thời gian chúng tôi cắp sách tới trường từ mẫu giáo cho tới đại học. Thử hỏi, chúng tôi sẽ biết gì về các anh, về VNCH là một chính thể, một quốc gia và thế giới bên ngoài?
Họ không hề nói gì đến các cuộc chiến chống quân Trung Quốc mà điển hình như trận hải chiến năm 1974 các anh đã tưới máu cho đất Mẹ thêm nồng nàn tình yêu. Chúng tôi không biết về các anh đơn giản vì các anh là sĩ quan trong quân lực VNCH, và vì Trung Quốc là đồng chí tốt với thể chế cộng sản.
Anh linh các anh khôn thiêng chắc hiểu thấy chúng tôi tội nghiệp lắm? Chúng tôi giống như những sinh vật sống trong khung cửi của chủ nhân mà không biết gì về bên ngoài.
May mắn thay, nhờ Internet, nhờ Facebook, mạng xã hội. Chúng tôi biết có 74 anh hùng của dân tộc đã chết cho tổ quốc.
Trong suốt hơn 40 năm qua, các anh không được cái xã hội này, đất nước này dưới sự cai trị của cộng sản quan tâm. Một phần lỗi lớn do chính chúng tôi. Vì chúng tôi đang làm chủ đất nước này nhưng lại quá hèn nhát, quá sợ hãi, quá nhu nhược không dám lên tiếng để tri ân và ghi ơn các anh cùng thân nhân các anh.
Giờ đây, hiện tại những ngày tháng này, chúng tôi nhận thấy các anh trong dòng máu người Việt yêu nước, nhưng than ôi! để tỏ bày lòng thành kính, lời xin lỗi muộn màng cùng sự ghi ơn vội vã của những con người có thiện chí từ Bắc vào Nam mà họ đã chịu biết bao nguy hiểm.
Một đoàn người từ Sài Gòn còn sống về biển với một đoàn người đã chết nhưng đã bị chặn, bị cấm. Lẵng hoa gởi nơi xa các anh đang nằm đó nhưng lại bị nhà Quan phá nát. Nhà Quan nói với đoàn người còn sống đến tưởng niệm các anh hùng dân tộc bằng một câu ráo hoảnh, quyền lực mà thất đức với người chết cũng như kẻ còn sống. “Đây là chỉ thị của cấp trên xuống cho chúng tôi cấm các anh không được lên đây”. Vũng Tàu, hoa nát hương tàn, xót xa và tủi nhục cho kẻ còn sống cũng như người đã chết.
Không vì thế mà chúng tôi chùn bước, dù giặc thù mưu mô chước quỉ, chúng tôi vẫn tiến lên và ghi ơn các anh hùng nghĩa sĩ, chúng tôi trọn một lòng cho đất nước dân tộc như khi xưa các anh đã từng sống và từng chết cho quê hương.
Hồn thiêng sông núi tựa như nén hương lòng, nén hương lòng của tình yêu đất nước được khơi gợi từ cái chết anh dũng của các anh đã, đang âm ỉ và bùng cháy trong mỗi người thanh niên Việt Nam. Và họ đang biến nó thành hành động. Chống Trung Quốc diễn ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam từ đông sang tây, từ già đến trẻ, nam thanh nữ tú. Hy vọng những điều chúng tôi đang làm là để ghi ơn sự hy sinh của các anh.
Trước vong linh của các anh, chúng tôi, những người dân Việt Nam nguyện từ bỏ cả tính mạng như các anh để gìn giữ từng tấc đất mà mà cha ông để lại nếu quân thù hoặc tay sai của quân thù muốn xâm phạm.
Một phút Tưởng niệm 74 anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa 19.01.1974 để xin lỗi và ghi ơn, để lịch sử đất nước tạc trong tâm khảm những người dân Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo, để chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của người Việt Nam.
……………………………………………………………..

Sự thật có phép chữa lành

Năm thứ 41, kể từ khi những người cộng sản toàn trị ở Việt Nam, ngày tưởng niệm Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm Hoàng Sa mới được công nhận chính thức bằng một tấm bia dựng lên ở đảo Lý Sơn. Nhiều năm nay, người dân miền Nam Việt Nam thường chỉ nhắc nhau trong im lặng, vì bởi chuyện Hoàng Sa mất như thế nào, ra sao… vẫn nằm trong vùng cấm kỵ của mối quan hệ anh em giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Năm thứ 41, sự thật mới được làm rõ và mạnh dạn trên mọi kênh thông tin của nhà nước quản lý. Trước đây, nếu như có đưa tin hay có dịp nói rõ về sự xâm lược của Trung Quốc, đó cũng chỉ là sự vượt rào của giới báo chí khi được lệnh để đối phó ngoại giao, hoặc là những cú dấn đầy tính thăm dò trong một nền chính trị hiện tại, mà những người cầm quyền luôn cân nhắc xem việc nhìn nhận thể chế Cộng hòa phía Nam như thế nào cho “đúng tầm” của mình.
41 năm, sự thật vẫn nguyên vẹn đó. Sự thật vẫn thì thầm trên môi của từng người Việt yêu nước mình. Sự thật vẫn trao lại cho nhau bởi những người Việt không chấp nhận cúi đầu trước kẻ xâm lược, và gọi đó là bạn. Sự thật như chân lý – chỉ khuất chứ không bao giờ tắt.
Sự thật đẩy lùi chữ “ngụy” trên báo chí và truyền thông nhà nước, trên câu nói của các quan chức, và thay vào đó bằng những chữ khác, chút đàng hoàng hơn. Bởi một chính thể “ngụy” thì sẽ không bao giờ dám đương đầu với một quốc gia hùng mạnh hơn mình, không dám liều chết với kẻ xâm lược quê hương mình. 74 anh linh người Việt trong quân phục Việt Nam Cộng Hòa đã ghi tên mình vào sử sách Việt, trong việc chống lại Trung Quốc năm 1974, hy sinh đời mình. Sự thật về họ là bằng chứng duy nhất và mạnh mẽ nhất để nhà nước Việt Nam hôm nay có thể nói không ngại miệng rằng Hoàng Sa đã bị xâm lược, Hoàng Sa là của Việt Nam.
74 người lính đó không phải là nghĩa sĩ. Tấm bia giả dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74 anh linh đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ. Rõ ràng, quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều năm một cách đau xót. Chính những người đó đã hy sinh trong vai trò của nghĩa sĩ. Ngày 19/1/1974 không có nghĩa sĩ, mà chỉ có những người hy sinh vì đất nước, những tử sĩ của quốc gia.
Sự thật sẽ trả lại sức mạnh cho nhân dân Việt, khi chính thức được nói rằng kẻ thù đang ở ngay bên cạnh, và được không ít kẻ trong nước ôm ấp, mơn trớn cho tư lợi. Sự thật sẽ mang lại đoàn kết cho dân tộc Việt, vốn đã rã rời bởi sự lừa dối có chủ đích của những kẻ có quyền, muốn bẻ cong lịch sử. Victor Hugo (1802-1885) có nói rằng “Nhân dân không bao giờ thiếu sức mạnh, nhân dân chỉ thiếu ý chí”. Sự thật trả lại ý chí và sức mạnh cho dân tộc này – ngoại trừ việc loại lãnh đạo nào đó căm ghét sức mạnh và ý chí của người Việt Nam trước kẻ xâm lược.
“Sự giả dối có vô vàn biến thể, nhưng sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất”, Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778) có nói vậy. Và một chính quyền, chỉ có thể chính danh khi đi cùng sự thật. 41 năm, sự kiện hải chiến Hoàng Sa của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa có thể được sử dụng như một đòn phép chính trị trong hay ngoài nước, được xuất hiện rõ ràng và công khai, nhưng phải là sự thật. Trong tin tức và video những ngày mà người dân được nhìn thấy, những vòng hoa cho ngày 19/1 bị những tên tay sai giằng xé, không cho đem ra lễ tưởng niệm. Những giờ thiêng mặc niệm cho anh linh của liệt sĩ bị bọn bán nước nói tiếng Việt đến quấy nhiễu. Thật nhục nhã và đồi bại. Tuồng trò chính trị có vô vàn biến thể – nhưng lòng yêu nước chỉ có một thể tồn tại duy nhất. Sự thật sẽ ghi lại và phỉ nhổ!
Nếu được tôn trọng, sự thật có phép chữa lành. Sự thật sẽ chữa lành cho các thế hệ cảm thấy mình vô can trước tổ quốc đang khốn khó. Sự thật gột rửa và cứu chuộc cho những kẻ tay sai truyền thông bị nhồi sọ, và cả những thế hệ trẻ bị tẩy não, chỉ còn biết thù ghét đồng bào của mình nhưng giỏi quỳ gối khom lưng trước quyền thế của bọn giặc phương Bắc. Sự thật cũng vén sương mờ và chọn người lãnh đạo cho quê hương này: một người biết yêu tổ quốc và quyết không nô lệ cho bất kỳ một lý tưởng nào.
Và sự thật, cũng sẽ cứu chuộc chính chúng ta.
.
FB Nguyễn Tuấn Khanh
19/1/2016
……………………………………………………………………….

Lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.

Tại VN, sáng 17-1, đồng loạt các tờ báo ở trong nước như Tuổi Trẻ, Lao Động… cũng đã đang tin Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức buổi lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.

Cát từ Hoàng Sa do ngư dân đưa về được đổ vào nơi đặt viên đá đầu tiên xây khu tưởng niệm Hoàng Sa – Ảnh: T.Vũ
Nguyên văn như sau:
“Báo Tuổi Trẻ cho biết, buổi lễ đặt viên đá khởi công có sự tham dự của thân nhân các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa.
Nhiều đôi mắt đỏ hoe khi nghe bà Đỗ Thị Hảo (70 tuổi, thôn Tây, An Vĩnh) ngân lên khúc hát truyền đời hàng trăm năm nay ở Lý Sơn“Chiều chiều ra ngóng biển xa, Ngóng người đi lính Hoàng Sa chưa về, Hoàng Sa trời nước mênh mông, Người đi thì có mà không thấy về…”.
.
Bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố Thiếu Tá HQ Nguyễn Thành Trí (Hạm Phó HQ10) mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo – con gái đầu của cố sĩ quan Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thành Trí – chia sẻ: “Buổi lễ này không chỉ riêng gia đình tôi hạnh phúc mà 74 gia đình của tử sĩ Hoàng Sa hi sinh năm đó đều hạnh phúc”. (Tuổi Trẻ)
Bà Ngô Thị Kim Thanh mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài.
 “Trong buổi lễ, có phần chia sẻ của ông Trần Hòa – cựu binh sĩ quân y từng đồn trú ở Hoàng Sa trước năm 1974. Trong câu chuyện ông kể về Hoàng Sa, người nghe ám ảnh về tiếng cuốc kêu. Đảo đón ông bằng tiếng cuốc kêu lên từng hồi trong rừng cây bàng, rồi khi hết nhiệm vụ quay trở về với đất liền, cũng lại là tiếng cuốc nỉ non từ biệt. Bất kỳ ai nghe đoạn chia sẻ ấy cũng sẽ buộc phải liên tưởng tiếng cuốc đến cái cảm thức của Bà Huyện Thanh Quan 3 thế kỷ trước. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc”.
Những ngư dân bám biển, những người lính đã ngã xuống nơi tiếng cuốc kêu, những nhân vật lịch sử giờ chỉ còn trong điệu hò, dù ở phe nào, tư cách gì, đều là những “nghĩa sĩ”, và khu tưởng niệm ấy dành cho họ.” (Lao Động)
 
Phạm Bằng Tường (Tổng hợp)

 

CÁI THÚ ‘DA-XEO’

thầy gồng

Viết để tặng các Chiến Hữu Giang Đoàn, và đặc biệt cho các anh Huỳnh Duy Thiệp, Đỗ Quang Khanh, Lê Hữu Dõng để nhớ lại những bữa ‘khề khà’ tại các quán nhậu bên sông.

Cái danh từ quá mới lạ!

Các Cụ cứ nghe lời tôi, nhắm mắt lại và phiên âm ra tiếng Mẽo thì các Cụ sẽ vỗ đùi đánh đét một cái, cười lên hô hố mà rằng:

– A! Ta đã tìm ra chân lý.

Các Cụ nghĩ rất đúng, đó là phiên âm tiếng Việt của danh từ ‘yard sale’.   Một danh từ mới quen của dân tị nạn đợt đầu và bỡ ngỡ đối với những người mới đến.

Danh từ Da-Xeo rất thông dụng, để quảng cáo việc bày bán trước sân nhà các món hàng cũ, mới, kể cả các món hàng sức càng, gãy gọng mà gia chủ, muốn vớt vát lại một tí tiền còm sau là đỡ ‘chật chội’ nhà cửa.

Ngoài danh từ da-xeo còn có nhiều danh từ khác như : gờ-rai-xeo (garage sale), pót-xeo (porch sale), bây-sơ-mân xeo (basement sale).  Đại loại thì những món hàng được bày bán cũng như da-xeo nhưng những danh từ trên chỉ có mục đích ám chỉ vị trí bày bán mà thôi.

Ngoài các danh từ trên còn có danh từ “phi-mạc-kết” (flea market) hay “râm-mét-xeo”  (rummage sale).  Những nơi này thì các món hàng được bày bán nhiều hơn và được bán tại các Nhà Thờ hay cơ quan Từ Thiện.  Tiền thu được sẽ bỏ vào quỹ sanh hoạt cho các cơ sở nầy.

Ở những nơi bày bán da-xeo cho tới phi-mạc-kết, các Cụ có thể tìm mua được từ cái muỗng cho tới dàn máy HiFi, từ bàn ghế cho tới vật liệu trang trí trong nhà.  Về giá trị món hàng thì các Cụ có thể tìm thấy từ món hàng “mới tinh” chưa cắt chỉ với giá rẻ mạt (give away price) cho đến chiếc ‘bát mẻ’ của mấy mụ già Mẻo keo kiệt. Nhưng tổng quát mà nói thì tìm mua vật dụng tại các ‘chợ trời’ này là một tiết kiệm đáng kể và đặc biệt là cho những người mới định cư trên đất nước này (fresh off the boat), trong khi tiền bạc chưa được thoải mái.

Khách hàng da-xeo gồm nhiều thành phần, từ những người cố tình tiết kiệm tìm mua những vật dụng cần thiết với giá rẻ, cho đến nhà sưu tầm ‘đồ cổ’, mà những nơi này họ có thể tìm được những cái mà họ thích, có thể là những bức tranh quí giá cho đến cái ’bi đông’ rỉ sét của thời kỳ Nam Bắc phân tranh Yankee/Confederate.  Cũng có người mua đi bán lại, tìm mua những hàng thật rẻ để bày bán ở một nơi khác với giá cao hơn.  Còn một loại khách hàng cuối cùng rất đặc biệt, đi da-xeo không phải vì tiết kiệm, không tìm mua đồ cổ mà đi da-xeo là một ‘cái thú’ đấy các Cụ ạ.

DA_XEO_01

Tôi có người bạn được xếp vào loại người sau cùng, đi da-xeo là một cái thú của ngày nghỉ cuối tuần.

Vào những buổi chiều Thứ Năm, Thứ Sáu, trên đường về từ sở, các bảng da-xeo màu xanh, màu đỏ với những mũi tên đỏ chói như mời gọi, rủ rê.  Anh định hướng bản đồ, lấy ‘tọa độ’, một bảng da-xeo là một ‘chốt điểm’ mà anh cần phải thanh toán, giống như ngày nào trên sông rạch Miền Nam mà anh là một thủy thủ Giang Đoàn, anh tháo cản, khóa chốt bảo vệ cho các đoàn công voa gạo, than xuôi ngược an toàn.

Ngày Thứ Bảy đã đến, sau phần điểm tâm, anh đem bảng đồ ra nghiên cứu địa thế lần cuối.  Không cần phải có Bản Ước Tính của Ban 2 (tình báo), anh vẫn nắm vững tình hình.  Trục Tiến Quân đã được vạch ra trong trí.  Một Đường Lối Hành Động hữu lý đã được chọn lựa và Chiến Thuật ‘diều hâu’ sẽ được áp dụng cho cuộc hành quân…..Big Bargain Operation.

Đúng 9:00 giờ sáng, anh ra xe, chị vợ chạy theo nói với:

– Anh nhớ về sớm, trưa nay có anh chị T. mời đi ăn đầy tháng cho con.

 

 

Vietnamese Navy boats laden with Vietnamese Army infantrymen swing along the Bien Tre river to launch a search mission some 50 miles south of Saigon in the Meking Delta's Kien Hoa province, July 11, 1967. Viet cong guerrillas fired on the flotlla from the brushy shoreline, but no major contact was made. (AP Photo)
Vietnamese Navy boats laden with Vietnamese Army infantrymen swing along the Bien Tre river to launch a search mission some 50 miles south of Saigon in the Meking Delta’s Kien Hoa province, July 11, 1967. Viet cong guerrillas fired on the flotlla from the brushy shoreline, but no major contact was made. (AP Photo)

DA_XEO_03

Anh chồng vẫn bước đều, tay phải cầm tấm bảng đồ phe phẩy, mắt ngời sáng nhìn về phía trước như sắp ra hiệu cho các các đứa con, Monitor, Zippo, sẵn sàng vào tuyến xung phong.

Anh rồ mày, sang số, chiếc xe hăm hở chồm lên với một sự náo nức giống như tâm trạng của chủ nó.

Sáng nay là một buổi sáng đẹp trời vào đầu mùa Hè, khí hậu mát mẻ, anh cảm thấy thoải mái vô cùng.  Chị vợ nhìn theo, lắc đầu nhè nhẹ, khép cửa quay vào nhà, thở dài lẩm bẩm:

–  Xong!

Chị vợ hiểu chồng mình hơn ai hết, ra khỏi nhà là là quên mất thời gian, may mà không quên đường về, hú vía!

Qua nhiều quãng đường lên đồi, xuống dốc, xa xa một tấm bảng màu mè xuất hiện, kinh nghiệm cho anh biết là sắp đến mục tiêu.

Anh khẩn trương hơn ở vị trí sẵn sàng ra lệnh cho toán Tiền-Sát-Đỉnh dồn hỏa lực đồng loạt tác xạ phủ lên đầu địch đang núp sau rừng ‘dừa nước’ ở hai bên bờ sông.  Tấm bảng da-xeo rỏ dần có mũi tên chỉ vào bên trái, mắt vẫn không rời mũi tên, anh ôm tay lái quẹo liền bên trái.  Mũi tên dường như có một sức hút kỳ quái, như thôi miên, điều khiển anh quẹo trái rồi quẹo phải và cứ thế tiếp diễn trên con đường ngoằn ngoèo, như đưa Giang Đoàn tiến sâu vào mật khu U-Minh, thể theo dấu chỉ điểm của các anh hùng Biệt Hải.

Mục tiêu đã bày ra trước mắt, người ra vào tấp nập, xe đậu chật cả hai bên đường.  Anh tìm một chỗ trống, đậu xe và bước nhanh như sợ người đến trước ‘chớp’ mất món hàng mà có thể được anh ưa thích.

Đáp lễ lời chào mời khách của chủ nhà một cách cho qua chuyện để anh còn thì giờ táy máy mấy món hàng bày bán.  Kìa, chiếc xe đạp tập thể dục còn tương đối mới (elliptical bike), xem rất ‘bắt mắt’.  Anh nghĩ mình đã ở tuổi Thất Tuần, thỉnh thoảng nên múa may một chút cho máu huyết lưu thông, cho đầu gối thật ‘nhuyển’.  Anh trèo lên đạp thử, tay bóp thắng, gật cần sang số, đạp nhanh như lấy trớn lên dốc Tour de France.  Xe còn tốt nhưng giá tới 50 bucks, mắt quá.  Rời xe đạp anh bước qua chiếc bàn bên cạnh, chất đầy vật liệu linh tinh, anh với tay cầm chiếc máy quay phim loại nhỏ đưa lên ‘bấm’ thử, tiếng máy xè xè làm anh thích thú, anh nghĩ?  Mua về cho thằng con trai chắc nó thích lắm.  Nhìn tiền ghi trên máy, giá 5 đô.  Giá phải chăng nhưng anh vẫn kỳ kèo với bà chủ để chỉ trả cho món hàng với giá 2.50 tì, 50% off.

Rồi chiến trường đầu tiên với món ‘chiến lợi phẩm’ trên tay, anh qua mục tiêu kế tiếp.

Cảnh cũ lại tái diễn, anh đậu xe, bước vào.  Một giọng chào hỏi lơ lớ (broken English) nổi lên;  anh chào trả và làm bẩm trong bụng:

– Chém chết mấy cha nội Ngoại Quốc nầy bán đồ để kiếm vốn về xứ đây.

Đúng y như rằng, hàng bày bán với giá quá mắc vì ‘không phải của đổ mà là của hốt’.  Anh rảo nhanh một vòng rồi đi ra xe nhưng không quên chào bà chủ một câu:

-Ô Voa!  (au revoir)

Anh ra xe nối tiếp con đường còn lại để thỏa mãn trọn vẹn cái thú vui cuối tuần.

Thì giờ chậm chạp trôi qua, mười một giờ, mười hai giờ, rồi cây kim ngắn chỉ vào số 1. Chị vợ ở nhà nóng ruột ra vào không yên.  Chuông điện thoại reo tới tấp.  Chị vợ quýnh quáng chụp lấy ống nghe, một giọng quen thuộc nổi lên:

– Chị… đó hả?  Đi chưa, anh chị H. đã đến rồi đó, đầy đủ cả rồi chỉ còn chờ hai ông bà thôi.

– Chị vợ mếu máo, ảnh chưa dìa!  Cứ ăn trước đi, ảnh dìa tui lại ngay hà.

Gác ống nói, chị vợ bực mình đi tôi đi lui.  Phải nói rằng, chị vợ của bạn tôi rất vui tánh, cởi mở nhưng có một yếu điểm là để bị chi phối vì ngoại cảnh, chị rất dễ bị ‘lính quýnh’ nếu  một ai hối thúc hay làm áp lực.

Ba giờ chiều, tiếng xe quen thuộc rẽ vào ngõ, tiếng cửa xe đóng đánh sầm, tiếp theo là những âm thanh kỳ lạ, lỏn cỏn, lảng cảng, thỉnh thoảng lại có tiếng loong coong như có vật gì rớt trên nền xi măng .

Chị vợ nhìn ra, thấy ông chồng mặt tưoi rói, khệ nệ khiêng chiến lợi phẩm vào nhà, thôi thì đủ thứ lỉnh ca, lỉnh kỉnh.  Chị vợ hối thúc chồng thu dọn chiến lợi phẩm vào một góc nhà để còn đi ăn đầy tháng cho con anh chị T.

Thời gian tuần tự trôi qua, đống chiến lợi phẩm cứ lớn dần và lớn dần.  Anh cứ mua nhưng chẳng biết để làm gì, cho đến một ngày không còn lối di, chị vợ lẳng lặng cho ‘di tản chiến thuật’ vào thùng rác, cho đỡ chật nhà.

Trên đời này có nhiều cái thú, nhưng anh bạn tôi không tìm thú vui qua hình thức rượu chè để đánh vợ, chưởi con, anh không tìm vui qua canh bạc để vợ con đói rách. Thì cái thú da-xeo cũng là một hình thức tiêu khiển để tô điểm cho kỹ nghệ ‘chợ trời’ ngày một thêm phồn thịnh, phải không các Cụ?

 

Virginia trong mùa Bão Tuyết

thầy gồng (Đệ Nhất Nhân Mã)

Tạp ghi: “Khoảnh khắc của người lính biển”

Tân khóa sinh SVSQ/HQ/K.21 đi bờ khi còn tạm trú trại Bạch Đằng II cuối năm 1969. (Ảnh của Lê Xuân Chiến)

Rời giảng đường đại học, bước chân vào lính, tôi tình nguyện vào quân chủng Hải quân, gia nhập vào đại gia đình của những chàng trai yêu sông, thích biển…
Tháng 9 năm 1969, tôi vào Khóa 21 SQHQ. Được thụ huấn quân sự và chuyên nghiệp tại các quân trường như Quang Trung (căn bản quân sự), Thủ Đức (Tác chiến bộ binh), Hải quân Nha Trang (Hải nghiệp) và Cam Ranh (Thuyền trưởng hải đội duyên phòng). Thế là con nòng nọc hai chữ CB bám trên cập cầu vai của tôi đứt đuôi để trở thành quan hai tàu thủy. Rồi từ đó cứ theo con tàu lớn nhỏ đêm ngày lênh đênh trên biển cho đến khi chiến hạm mang tên Trường Sa do tôi chỉ huy vào những ngày cuối tháng Tư Đen biến mất vào đêm 29 tháng 4 năm 1975. Tính ra thời gian làm lính của tôi chỉ tròn 6 năm một tháng. So ra thời gian đi lính ít hơn thời gian tôi đi tù cộng sản. Thật là khoảnh khắc ngắn ngũi của một người lính biển!

.
Thời gian làm lính của tôi qúa ngắn ngũi phải không các bạn? Khi mà màu áo xanh và cập cầu vai còn nhẹ trơn, chưa đủ bạc màu gió biển và vẫn còn nhát sợ khi lái con tàu một mình đối diện với những cơn cuồng nộ của biển mà chung quanh không có một chiến hạm hay chiến đĩnh bạn nào. Ngày này qua tháng nọ trên chiến đĩnh tôi quen dần với sóng gió biển khơi không như lần đầu tiên tôi bị say sóng rã nát người, tưởng như muốn chết đi khi cùng những người bạn cùng khóa mới ra trường qúa giang chiếc hạm LST của Đại Hàn từ Saigon đi An Thới (Phú Quốc) để tân đáo Vùng 4 Duyên Hải (V4ZH). Suốt cuộc hải hành trên chiến hạm LST tôi nằm lăn ra trên boong tàu, ói hết mật vàng đến mật xanh và không còn biết mình là ai và đang ở đâu?

.
Biển! Không biết có sức mạnh nào mạnh hơn sóng biển nhỉ? Bất cứ loại tàu bè lớn cỡ nào cũng sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những cơn thịnh nộ của đại dương. Ngày đầu đi biển mấy ai mà chẳng say sóng? Có lẽ phải có thời gian làm quen hay trở thành “người tình” của biển hoặc vì trách nhiệm đối với con tàu làm cho người lính thủy quên đi sóng gió.

.
Tuy đời lính của tôi ngắn ngũi như thế. Nhưng thời gian đó thật có gía trị cho cả một đời người. Đồng thời nó còn cho tôi cái vinh hạnh được dâng một phần tuổi trẻ phục vụ cho Tổ quốc và niềm tự hào của người lính thủy.
Thật vậy, đời lính đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều trong cuộc sống, nó mang đến cho tôi thật nhiều bạn bè đồng đội thân thương, nó cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên, nó đưa tôi đi đến nhiều vùng đất lạ của đầm lầy, con sông, cửa biển, hải đảo và tận đến những vùng biển xa xôi lạ lẫm của quê hương nước Việt mà tôi chưa bao giờ có một lần đi đến nếu không nhờ cái khoảnh khắc làm lính thủy đó.

.
Dù là đời lính thủy chỉ trong khoảnh khắc, nhưng tôi rất trân trọng và cám ơn cái khoảnh khắc đó. Ngoài những gì đời lính đã cho và dạy, nó còn cho tôi cái vốn liếng đi biển. Cái vốn liếng ấy có được bởi sự tiếp nối nhau qua từng đơn vị, từng loại chiến hạm, chiến đĩnh như những mắt xích của định mệnh. Nó chính là cứu cánh đã biến đổi đời sống của tôi sau khi ra tù cộng sản. Cái vốn liếng ấy đủ giúp tôi thoát khỏi ‘thiên đường cộng sản’ bằng cuộc vượt biển thành công.

.
Tôi cũng rất tự hào với bộ quân phục hải quân. Ngày nay thỉnh thoảng tôi trân trọng mang ra mặc trong những ngày lễ hội lớn. Mặc lại bộ quân phục ngày xưa, tôi không hề thấy mặc cảm của người thua trận. Màu áo của mộng hải hồ! Tôi vẫn yêu thích mặc lấy nó vì tôi đã khôn lớn từ màu áo ấy. Nó đã cho tôi đủ thứ trong qúa khứ kể cả biết thế nào là bạo lực và xảo quyệt của người cộng sản. Chính nó đã biến đổi và mang đến cho tôi mọi sự tốt đẹp, hạnh phúc của ngày hôm nay. Mục đích cuối cùng của cuộc sống là sự thành đạt của con cái mà chúng có được như hôm nay phải chăng cũng từ bộ quân phục đó. Xin cho tôi trân trọng nói một lời cảm tạ quân chủng mẹ.

.
Nhưng cái khoảnh khắc đó cũng đã đưa tôi vào nhà tù của phe thắng cuộc. Sau 30/4/75, tôi cũng như hàng trăm ngàn người lính VNCH trở thành những người tù của lũ cộng nô. Những người lính chúng tôi chấp nhận số phận của người thua cuộc nhưng không khuất phục kẻ thù. Kẻ thắng cuộc càng hành hạ chúng tôi thì càng làm tăng thêm lòng căm thù giặc Cộng trong lòng mỗi chúng tôi. Những tên cai tù từ vệ binh cho đến cán bộ trại giam là những tên cán ngố ngu xuẩn, thất học và tàn ác. Bài học đầu tiên trong trại tù là bài “Lao động là vinh quang. Lao động làm biến dạng con người….” được tên chánh trị viên giảng bài như con vẹt nhưng chúng quên nhìn lại hình dạng của chúng không khác gì loài khỉ Trường Sơn so với người miền Nam văn minh và nhân bản.

.
Gọi chúng là bên “thắng cuộc” hay kẻ “thắng cuộc” hình như là không đúng vì chúng chỉ là một băng đảng ăn cướp đang có cơ hội tung hoành trên quê hương. Chúng như loại vi trùng nguy hiểm phá hoại, đục khóet thân thể của mẹ Việt Nam. Người lính VNCH ngày nay đang sống lại trong lòng dân tộc.
Bên cạnh Người lính VNCH kiên gan và bất khuất trong các trại tù cũng có những thằng tù bội phản đồng đội, làm tay sai cho kẻ thù. Tù nhân chúng tôi gọi chúng là an-ten (antenna). Thường bọn an-ten này được trại tù sử dụng công khai với danh xưng “trực tự viên”. Bọn trật tự viên này có nhiệm vụ rình rập, thu thập tin tức người tù để báo cáo lên ban chỉ huy trại. Thậm chí chúng có quyền đánh đập tù nhân. Tại trại giam Z30A (chợ Ông Đồn-Long Khánh) vào cuối năm 1982, tôi từng bị hai thằng trực tự viên có tên là Muôn và Lành lôi tôi về phòng riêng thay phiên đánh đá hội đồng trước khi chúng giải tôi lên bộ chỉ huy trại chỉ vì quà cáp không biếu chúng khi tôi được người nhà thăm nuôi. Vành cạnh sắt bén của chiến nhẫn đeo tay của tên Muôn còn để lại mí mắt phải của tôi một vết sẹo dài cho đến ngày nay.

.
Hồi tưởng lại sau 7 năm tù cộng sản, trở về gia đình với sức khoẻ tồi tệ bên trong cái thân thể gầy gò khô héo, tôi đã nhận một chuyến vượt biên với gần cả trăm thuyền nhân. Chiếc ghe vượt biên khởi hành từ vườn hoa Lạc Hồng, Mỹ Tho và ba lần chiếc ghe bé nhỏ thoát khỏi sự đuổi bắt của tàu tuần Việt Cộng trong sông và ngoài cửa biển Bình Đại. Chiếc ghe chưa ra xa khỏi bờ biển, sóng biển tuy không lớn lắm nhưng đã làm cho tất cả thuyền nhân nằm lăn ra như chết. Còn lại một mình tôi ôm tay lái ghe vượt chặng đường hải hành hai ngày ba đêm không một phút nghĩ ngơi, chợp mắt cho đến khi được chiếc tàu dầu của Hoa Kỳ vớt gần Indonesia. Phải chăng vì trách nhiệm với gần một trăm sinh mạng, trong đó có cả vợ và hai con nhỏ đã làm cho tôi có sức chịu đựng kỳ diệu đó?

.
Ở lại Việt Nam sau 30/4/1975 tôi đi tù gần 8 năm; qua nhiều trại tù khổ sai của Việt Cộng. Ra tù, tôi bôn ba trong giới vượt biên cho đến khi tôi gặp được HQ Thiếu tá Nguyễn Duy Khanh (K.12/NT) giới thiệu đến một tổ chức vượt biên. Chuyến ra đi thành công. Tôi quen biết anh Khanh ngay những ngày đầu khi còn là khóa sinh tạm trú tại trại Bạch Đằng II, lúc anh là tuỳ viên của Tư Lịnh HQ Trần Văn Chơn qua sự giới thiệu của ca sĩ Huyền Châu trong Ban Việt Nhi của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức và anh từng là Chỉ huy phó Hải Đội 5 Duyên Phòng. Anh đưa tôi xuống làm thuyền trưởng PCF -HQ.3909.
Anh Khanh là một đàn anh hải quân đáng kính. Ông và tôi gắn bó trong suốt thời gian quân ngũ, cũng như sau này khi cả hai ra tù cho đến khi cùng có mặt trên đất Mỹ. Gia đình chúng tôi xem ông là một ân nhân…

 NỖI BUỒN HAI CHỮ “TRƯỜNG SA”

Rời đại học Khoa Học Saigon, tôi gia nhập vào khóa 21 sĩ quan hải quân giữa tháng 9 năm 1969. Đầu đời thủy thủ là thời gian chúng tôi tạm trú tại Bạch Đằng II. Nơi đó đầy ấp kỷ niệm khó quên của những chàng trai trẻ xếp bút nghiêng theo tiếng gọi của Đại dương. Ngày đó chúng tôi, những tân khóa sinh trong bộ quân phục kaki vàng mới toanh (vài tuần sau đổi sang màu xanh tím), ca vang bài hát “Hải quân Hành khúc” mới của Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí (thay thế bài ca Chiến sĩ Hải quân của Văn Cao) và tập tành làm lính với những bước đi cơ bản thao diễn còn chưa quen. Tại đây, bài học đầu tiên làm lính là thi hành “quân lệnh” theo hệ thống tự chỉ huy.

.
Đơn vị đầu tiên của tôi ở tận hải đảo xa xôi có tên gọi là Hòn Khoai hay hải đảo Giáng Tiên (Duyên đoàn 41 Poulo Obi), ngày đêm nghe tiếng sóng vỗ, gió biển bốn bề…Nhà thơ Giang Hữu Tuyên, người bạn cùng khóa đã có hai câu thơ bất hủ khi Tuyên cùng với tôi thuyên chuyển về ZĐ41 Poulo Obi thuộc Vùng 4 Duyên Hải vào cuối năm 1970:

“Obi gió lạnh không tình sưởi,
Rượu uống mềm môi vẫn thấy thèm”.

Rời Obi tôi được biệt phái vài tháng cho Tác Chiến Điện Tử của Hoa Kỳ có căn cứ đồn trú trong hậu cứ Duyên đoàn 44 Hà Tiên (Trưởng toán HQ Xung kích), công tác thám sát hệ thống sensors vùng biên giới Việt- Miên (Kinh Vĩnh Tế). Sau đó tiếp tục thuyên chuyển đến các đơn vị Duyên đoàn 42 (An Thới-Phú Quốc), Hải đội Duyên phòng (HĐZP) của Vùng 4 và 5 Duyên Hải. Cuối năm 1974, tôi bàn giao PCF- HQ 3909 đang tuần tiểu vùng biển Hòn Tre-Rạch Gía cho một sĩ quan thuyền trưởng khác để thuyên chuyển về BTL Hạm đội, tân đáo Tuần duyên hạm HQ-611 có tên Trường Sa.

.
Vận nước đến thời đen tối. Tôi thuyên chuyển về HQ-611 Trường Sa vào lúc miền Nam đang dần dần co cụm lại trước sự tấn công xâm lược của quân cộng sản Bắc Việt: Miền Nam mất dần từ Vùng I đến mất Vùng II…Phi trường Tân Sơn Nhất bị dội bom, Saigon giới nghiêm, Bộ Tư lịnh Hải quân Saigon từ cấm trại 100% đến báo động đỏ. Cho đến một ngày….

,
BTL Hạm đội chỉ định tôi thay thế hạm trưởng vắng mặt để chỉ huy Tuần duyên hạm HQ-611. Bấy giờ chiến hạm chúng tôi túc trực tại cầu A trước cổng BTL/HQ. Chiến hạm đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc di tản như nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm và danh sách thân nhân của thủy thủ đoàn được phép theo chiến hạm “Di tản ra Côn Sơn tránh Saigon bị pháo kích” (Mật lệnh của Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư lịnh Hạm Đội).
Sáng sớm ngày 8/4/1975 phi cơ F5-E do giặc lái Nguyễn Thành Trung (tên thật Đinh Khắc Chung) dội bom Dinh Độc Lập. Thượng sĩ TP Nguyễn Văn Chánh, quản nội trưởng của HQ-611 và tôi đang đứng uống cà phê sáng tại ban công bên hữu hạm của đài chỉ huy. Bỗng chúng tôi thấy chiếc phi cơ F5-E chúi xuống dội bom hướng Dinh Độc Lập rồi nó bay vút lên cao để lại cột khói đen từ phía dưới bốc lên cao. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra thì chiếc F5-E lại chúi xuống dội bom lần thứ hai, nó lại bay lên cao và đột nhiên nó hạ xuống thật thấp và lao thẳng về hướng HQ-611.
Trong chớp mắt chiếc F5 bay đến HQ.611. Tiếng gào thét của động cơ phản lực F5-E bay ngang qua đài chỉ huy HQ.611 làm rung rinh cần antenna và hai lổ tai của tôi như bị nổ tung, ù điếc. Tôi bàng hoàng, chưa kịp có phản ứng thì chiếc F5-E biến mất về hướng Thủ Thiêm trong chớp mắt. Tôi hốt hoảng ra lệnh nhiệm sở tác chiến đúng ngay lúc tiếng còi inh ỏi hỗn loạn báo động của Biệt khu Thủ đô và BTL/HQ . Sau khi F5-E bắn phá kho xăng Nhà Bè, nó bay lên thật cao hướng đông Bắc, các chiến hạm trên sông Saigon đồng loạt tác xạ đuổi theo phi cơ địch. Thân tàu HQ.611 cứ rung chuyển từng hồi do những trái đạn bofore 40 ly của ổ súng sân trước mũi bắn đi…cho đến khi BTL/HQ ra lệnh ngưng bắn. Biến cố xảy ra trong vài phút. Chiếc phi cơ dội bơm là loại phản lực F5-E của Không quân VNCH; lúc ấy tôi cứ tưởng là “đảo chánh” khi HQ Trung tá Phan Ngọc Xuân (Khóa 10/NT), Chỉ huy trưởng Tổng hành dinh của BTL/HQ ra khỏi cổng BTL dùng két-pi ra dấu cho tôi lên máy truyền tin: “Nam, ngưng bắn đi. Mày muốn đi tù hả”…

.

Chuyến công tác cuối cùng của HQ-611 vận chuyển một lô hàng từ Saigon ra Vũng Tàu chuyển cho Cơ xưởng hạm HQ.802 Vĩnh Long đang bỏ neo ngoài khơi. Ngoài xa có nhiều chiến hạm lớn nhỏ khác. Trưa hôm đó biển động mạnh, HQ-611 ngã nghiêng như trứng vịt, không thể nào cập vào HQ-802. Cho nên HQ.802 phải dùng cần cẩu bốc hàng. Sau đó HQ-611 quay về Saigon. Trên đường trở về bến chúng tôi thấy những chiếc tàu hàng khổng lồ trước kia chúng thường bỏ neo giữa dòng sông Saigon; trên những chiếc tàu hàng đang đi ngược chiều với HQ-611 ra biển có hàng ngàn người chen chúc từ mũi đến sau lái. Người dân trên những chiếc tàu hàng vẫy tay, vẫy nón chào “từ biệt” chúng tôi.

.
Vào một buổi trưa nắng gắt, chúng tôi trên đài chỉ huy HQ-611 đang nằm tại Cầu A nhìn phía trước thấy chiếc sà lan gần bến đò Thủ Thiêm đang cố gắng tháo dây tách bến với hàng trăm người chen lấn trên sàn tàu. Từ trong bờ có rất đông người đang bơi ra sà lan, họ cố bám vào các trái độn, vào thành sà lan, trèo lên. Trên công viên, nhiều người đàn bà đang bán hàng rong, vội vã quăng gánh, bỏ thúng, hớt hãi chạy về hướng sà lan…Lâu lắm chiếc sà lan mới tháo được dây tách bến với dòng người còn đang cố sức bám víu thành tàu. Chiếc sà lan ì ạch ra được giữa dòng sông bỏ lại nhiều người đang cố bơi theo, bỏ lại những tiếng kêu la, hò hét cầu cứu muốn ra đi…Một thảm cảnh của tháng Tư Đen! Sau bảy năm tù cộng sản và tròn một năm sống dưới chế độ, tôi hiểu ra lúc ấy những ngày cuối tháng Tư tại sao người Saigon hốt hoảng, tháo chạy, bỏ nước ra đi như hình ảnh chiếc sà lan được kể ở trên; thì ra họ sợ Việt Cộng tiến vào Saigon. Họ sợ và không muốn sống chung với Cộng sản.

.
Chiều tối 26/4/1975 tôi tham dự buổi bàn giao Tư lịnh Hạm Đội giữa HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn và tân Tư lịnh Hạm đội HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê trên lầu hai của BTL/HQ. Buổi bàn giao diễn ra thật buồn bả trong tiếng kèn của nghi thức. Các hạm trưởng tham dự buổi lễ bàn giao với nét mặt đầy lo lắng trước lời chia tay của Đại tá Sơn thật cảm động và khó hiểu: “Những gì tôi làm sau này các anh em sẽ rõ!”…

.
Ngày 29/04/1975 quang cảnh của Saigon bổng nhốn nháo căng thẳng hẳn lên sau buổi chiều tối hôm qua Việt Cộng cướp 5 chiếc phi cơ A-37 do giặc lái VC Nguyễn Thành Trung hướng dẫn phi đội (Quyết Thắng) từ Phan Rang bay vào Saigon dội bom đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất, lửa khói bốc cháy đỏ rực một góc trời làm Saigon rung chuyển.
Buổi trưa 29/04/75 bầu trời ảm đạm, không chút nắng. Trên không, trực thăng vẫn liên tục bay về hướng Đông ra biển. Nhiều trực thăng có đàn bà, trẻ con chen chúc sau lưng những người lính ngồi thòng chân ra hai bên hông cửa. Nhiều trực thăng hạ thấp xuống bến tàu, cánh quạt trực thăng xoay bốc cát bụi mù mịt và sau đó không tìm được nơi đáp phải bay lên cao và bay đi. Ngoài đường đông đảo dòng người và xe cộ đủ loại hối hả chạy về hướng bến tàu. Công trường Mê Linh đông nghẹt người và xe…
Buổi chiều 29/4 trên bầu trời tiếng trực thăng vẫn còn tiếp nối bay ngang. Thỉnh thoảng có những tràn súng M16 nổ ở hướng nhà hàng Mỹ Cảnh càng làm cho Saigon nhốn nháo, rối loạn lên trong cơn mưa chiều lác đác rơi bốc mùi hơi đất. Trên đài chỉ huy chúng tôi nghe qua tần số truyền tin tiếng ồn ào, hối hả của những lời yêu cầu hạm trưởng dời tàu…Giặc về! Saigon đang chạy loạn…

.
Trở lại BTL/HQ Saigon, từ sáng sớm 29/04/1975 cổng Công trường Mê Linh và Cường Để, hai lối đi vào BTL/HQ đã đóng kín bằng những vòng kẽm gai, có quân cảnh hải quân bồng súng đứng gác (Nội bất xuất ngoại bất nhập). Sau khi nhận lệnh chiều tối di tản từ BTL/HQ tôi trở về tàu thì gặp HQ Trung úy Võ Trường Xuân, người bạn cùng khóa (cựu thuyền trưởng PCF HQ.3909) tại hạm kiều, từ Hải vận hạm LSM HQ-402 Lam Giang sang HQ-611 gặp tôi. Chúng tôi lập kế hoạch đưa thủy thủ đoàn HQ-402 sang HQ-611 cùng di tản vì HQ-402 bất khiển dụng. Trung úy Xuân là sĩ quan trực HQ-402 hôm đó. Hải quân cấm trại 100%, cho nên vào lúc 5 giờ chiều tôi phải ký hai sự vụ lệnh, một cho tôi và một cho Hạ sĩ CK Tô Nhật Hà để ra cổng Công trường Mê Linh. Trước khi rời tàu tôi không quên lấy khẩu colt 45 còn mới dắt vào bên hông phòng khi gặp bất trắc trên đường đi (Sau này tôi bất chấp lệnh giao nộp vũ khí của Việt Cộng và giữ nó tận đến khi vượt biên sau này mang theo). Rời tàu, tôi nhờ Hạ sĩ Hà lái xe đưa tôi về nhà tận Gia định để đưa gia đình xuống tàu…Tuy nhiên kế hoạch di tản của HQ-402 và HQ-611 không thành vì tôi gặp trở ngại trong gia đình khi đứa con gái đang bệnh nặng và người thân kẻ muốn đi, người không muốn nên tôi không kịp quay về tàu để có mặt tại điểm hẹn với Trung úy Xuân.

.
Qua bài viết “Đêm giang hành lịch sử” của Người Thủy thủ già tức niên trưởng Trần Hương (Khóa 9/NT), tôi được biết 7 giờ 30 tối ngày 29/04/1975 HQ Trung tá Trần Hương hộ tống Đô Đốc Tư Lịnh Hải quân Chung Tấn Cang, gia đình và đoàn tùy tùng xuống HQ-611 tại cầu A trước cổng BTL/HQ để ra biển. Nhưng không may HQ-611 không có hạm trưởng vì tôi không có mặt dưới tàu, nên ĐĐ Tư lịnh và đoàn tùy tùng chuyển sang chiếc tuần duyên hạm khác mang số hiệu HQ-601 Tiên Mới của Hạm trưởng Trần Minh Chánh (con trai trưởng của Cố Đô Đốc TL Trần Văn Chơn, cũng là SQHQĐB, anh K.1 và tôi K.2). Hạm trưởng Trần Minh Chánh đưa ĐĐ Tư Lịnh Cang và nhiều sĩ quan cao cấp của hải quân lên HQ-3 ngoài khơi Vũng Tàu. Sau đó HQ-601 quay trở về Saigon. Theo một bài viết trên website tài liệu hải quân của niên trưởng Trần Đỗ Cẩm (Khóa 11/NT) PGM HQ-601 được mệnh danh là “SOÁI HẠM NHỎ NHẤT” trong đêm Hải quân VNCH di tản.

.
HQ-601 rời cầu A không bao lâu thì có nhiều quân nhân của các quân binh chủng khác tràn xuống HQ-611 tại cầu A. Họ có súng và đã dùng vũ lực cưỡng ép HQ-611 rời bến. Trên đường ra Vũng Tàu, HQ-611 bị vô nước và chìm. Đó là lời kể lại của anh em thủy thủ đoàn HQ-611 khi họ tập hợp tại nhà tôi vào sáng sớm 30/04/1975 để báo tin. Vào 10 giờ 30 sáng 30/04/1975 TT. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chúng tôi tuyệt vọng, nghẹn ngào và uất hận. Nhìn anh em thủy thủ HQ-611 rời nhà tôi trong dáng thiểu não buồu hiu, mệt mỏi, áo quần ướt nhem xốc xếch, có anh mất cả giày vớ đi chân không sau một đêm vật lộn với con tàu vô nước đã làm cho lòng tôi quặn đau như cắt.

.
Sáng 30/4/1975, BTL/HQ vắng tanh, từ cổng BTL/HQ qua đến bên kia đường sách báo, áo quần, đồ đạt, xe cộ vứt ngổn ngang như đống rác khổng lồ. Tôi đứng tần ngần tại Cầu A, nơi hạm kiều của HQ.611 hôm qua với nổi buồn của người lính thủy mất tàu, mất đồng đội và mất tất cả.

.
Tôi còn đang đứng tần ngần trên bến tàu vắng tanh; bỗng có tiếng gọi tên tôi từ một PGM đang chầm chậm cập Cầu A. Tôi bắt dây cho chiến hạm. HQ.Trung úy Trần Văn Báu (K.7/OCS), người bạn cùng Khóa 21, cùng đại đội lúc ở Quang Trung (ĐĐ.18C) và cũng cùng thời là cựu thuyền trưởng của Hải đội 5 Duyên phòng, từ đài chỉ huy Báu chạy xuống sân sau chiến hạm hỏi lớn bằng giọng Bắc kỳ quen thuộc thuở nào:
– Ê! Nam, mày đi không? Lên đi với tao.
Tôi trèo lên chiến hạm gặp Báu để giải bày lý do không thể đi với Báu vì không nỡ để lại vợ và hai con nhỏ. Giã từ Báu, tôi trèo xuống và tháo dây cho chiếc hạm của Báu tách bến. Chiến hạm lặng lẽ ra giữa dòng sông và dần dần đi xa. Lá Quốc kỳ VNCH sau lái tàu thỉnh thoảng rung nhẹ như nghẹn ngào giã biệt Saigon thân yêu. Đó là chiếc hạm cuối cùng tôi còn thấy vào sáng 30/04/75 do trung úy Báu chỉ huy ra đi.

.
Thế là hết! Mộng hải hồ tan tành. Đời binh nghiệp của tôi bỗng chốc biến mất cùng với chiến hạm mang tên Trường Sa (Hồi ký “Số phận của Tuần duyên hạm HQ-611 Trường Sa trong đêm di tản” của cùng người viết).
Cứ mỗi năm vào tháng Tư Đen là mỗi lần chiến hạm HQ.611 theo hồi ức kéo về là mỗi lần tôi nghĩ đến số phận anh em thủy thủ đoàn của HQ-611; họ phải sống ra sao dưới chế độ bạo tàn Việt Cộng?

.
Trường Sa! Hai chữ Trường Sa tên của Tuần duyên hạm HQ-611 còn mãi vấn vương ray rứt. Nhớ chiến hạm và thương lắm anh em thủy thủ đoàn, những người lính thủy trung kiên với quân chủng và thượng tôn kỷ luật đến tận giây phút cuối cùng của cuộc chiến.

.
Phạm Quốc Nam
www.hqvnch.com

Các cựu Thuyền trưởng Hải Đội Duyên Phòng

Kỷ Niệm Công Tác Hà Tiên (Nam Quốc)

HQ. Phạm Quốc Nam

HQ. Phạm Quốc Nam và Hạ sĩ HQ. Nguyễn văn Tám (Tám rổ)

Trời vừa hừng sáng, toán xung kích đã trang bị gọn gàn, đầy đủ súng đạn và tụ tập dưới bến tàu của Duyên đoàn 44 Hà Tiên. Đằng kia, chiếc PCF của Trung úy Các (K.19) đã nổ hai máy sẳn sàng. Sau khi trung úy Các điều động xong nhân viên PCF cột 3 chiếc xuồng nhỏ kéo theo sau lái. Thuyền trưởng Các gọi tôi:

– Ê! xong chưa Nam?

Tôi ra dấu cho Trung úy Các, nói lớn:

– Chờ mấy thằng Seal xuống là go.

Không đầy 5 phút sau, Đãi úy Smith và một US Navy Seal khác mang máy PRC-25 từ phía trên cầu tàu chạy lụp xụp xuống bến. Hai thằng Seal mặc bà ba đen, mang dép râu, mặt mũi bôi lọ vằn vện màu xanh đỏ, dây đạn M.16 quấn trên vai với hai khẩu M.16. Trông thấy cả hai Navy Seal thật xom tụ như các tài tử đóng phim Rambo. Lần nào đi công tác, mấy thằng Seal cứ màu mè như thế. Nhưng đến vùng, họ ở dưới tàu và chỉ có bọn chúng tôi lần vào ‘victor tango’.

Tôi ra dấu cho cả toán, vừa nhảy xuống sàn lái PCF và nói to với thuyền trưởng Các:

– OK! Let’s go.

Trung úy Các thò đầu ra cửa phòng lái:

– Đủ chưa Nam?

Tôi gật gật đầu:

– OK! Đủ rồi.

Chiếc PCF tách bến hướng mũi vào sông Giang Thành. Tôi vào phòng lái gặp thuyền trưởng, Trung úy Các:

– Niên trưởng Các. Mình ghé Trà Phô ăn sáng.

Trung uý Các:

– OK! Được Nam.

Một lát sau, tàu đến Trà Phô. Chúng tôi lên chợ và tấp vào cái quán bán hủ tiếu quen thuôc, nằm cạnh bờ sông. Sáng sớm, con sông còn đang bốc hơi mùi tanh tanh, càng làm cho mùi hủ tiếu dậy mùi hấp dẫn. Mùi thơm quen thuộc mỗi lần ghé lên Trà Phô trên bờ sông Giang Thành. Mặc dù đó là quán hủ tiếu bình dân của nhà quê như Trà Phô này, nhưng mấy mươi năm ở Mỹ, tôi chưa tìm lại được mùi thơm của hủ tiếu quyến rũ như thế, ở bất cứ nhà hàng nào. Nói chi đến hương vị của nó. Tôi thắc mắc ở Mỹ đầy đủ nguyên vật liệu để nấu hủ tiếu, nhưng không thể nào và không có quán tiệm nào nấu được một tô hủ tiếu có hương vị đặc sắc của tô hủ tiếu như ở Việt Nam, dù là hủ tiếu bình dân rẻ tiền như nơi nhà quê. Tô hủ tiếu chỉ có vài lát thịt heo mỏng, ít tép mở, một nhúm nhỏ cải bấp thảo khô và vài cọng hẹ tươi với hành lá. Thế mà ngon tuyệt!

Đớp sạch tô hủ tiếu và uống cạn ly cà phê sửa nóng. Chúng tôi no bụng, tươi tỉnh ra và kéo nhau trở về tàu. Hai thằng seal cũng no ké. Chiếc PCF tách bến chạy ra giửa dòng sông và hai máy tiến full vào vùng công tác. Hơn nữa giờ sau, tôi dò theo bản đồ và nói Trung uý Các cho PCF ủi vào lùm cây gần cửa một con rạch nhỏ, không xa lắm với con kinh Vĩnh Tế. Toán của tôi chỉ có 7 người. Tôi đã cho hai nhân viên đi phép. Chúng tôi chia nhau xuống ba chiếc xuồng nhỏ được PCF kéo theo.

Trước khi trèo xuống chiếc xuồng của Hạ sĩ Tám rổ, nhân viên mang máy truyền tin PRC-25. Tôi hỏi hai thằng navy

US Navy seal
US Navy seal

seal:

– Tụi mầy vào không?

Thằng Smith, rất thích đi công tác và nhậu ruợu đế ở quán cô Lệ góc cây me với tôi. Hắn lắc đầu, ra dấu ngón tay cái ‘Number one’ và đẩy ra phía chúng tôi:

– Tụi mày vào đi. Tụi tao ở ngoài. Nếu tụi mày bên trong có đụng, tao gọi yểm trợ hay trực thăng nhanh hơn.

Tôi cố ý hỏi để chọc họ chơi vậy thôi. Chứ đi nhiều chuyến công tác rồi, có khi nào mấy thàng seal này theo chúng tôi vào điểm kích.

Các chiếc xuồng bằng vật liệu thật mỏng nhẹ, rất hẹp và ngắn, chỉ ngồi được hai hoặc ba người. Chúng tôi bơi vào rạch. Chiếc xuồng di chuyển bằng cách níu các chòm cỏ dại hoặc cành cây nằm ven bờ rạch hay chống tay vào bờ đẩy xuồng tiến về phía trước. Các xuồng tiến vào sâu trong rạch. Đến vị trí kích, tôi cho xuồng trải ra xa và im lặng ngồi kích trên xuồng. Cảnh vật chung quanh thật tĩnh mịch. Thỉnh thoảng có bầy bù mắt kéo bay qua. Tiếng con cá nhỏ đớp mồi dưới mé rạch, chúng tôi cũng nghe thấy được.

Chờ đợi, rồi chờ đợi….Mặt trời đứng bóng….rồi ngã từ từ về tây….Xế trưa, mọi cảnh vật vẫn im lìm, không động tịnh. Tiếng rè rè của chiếc máy truyền tin vào xế trưa càng nghe như rỏ hơn…..Tôi nhìn đồng hồ tay thấy vừa đúng ba giờ chiều. Chúng tôi ngồi yên dưới xuồng kích đã hơn 5 tiếng đồng hồ. Không thấy bóng ma thằng kinh tài VC nào đi qua đây như tình báo đã đưa tin. Tôi báo cáo tình hình về phòng hành quân và xin lệnh rút ra tàu.

Bên kia đầu máy, Trung uý Nguyễn Văn Tràng (K.19):

– Ráng một chút nữa Nam. Đến 4 giờ không có gì thì rút.

Tôi nói ‘Ok’. Thời gian trôi qua chầm chậm như đi theo cây kim gió của chiếc đồng hồ đeo tay. Tôi nghe rỏ cả tiếng kêu tích tắc ở giửa cái không gian trầm lặng như tờ giửa rừng đước. Đúng 3:45 chiều, tôi ra dấu tập trung xuồng lại, chuẩn bị rút….

‘Xoạt’…..tiếng kêu xoạt trên bờ cách con rạch khoảng 10 mét làm chúng tôi giật mình. Cả bọn chúng tôi cùng hướng mắt vào nơi phát ra tiếng động. Với phản ứng tức thì, chúng tôi cùng đưa nòng súng vào tầm bắn. Một thằng nhỏ khoảng 10 tuổi vừa vạch bụi cây, chui lẹ ra ngoài và đâm đầu bỏ chạy vào trong rừng đước; Trung sĩ Nhàn định bóp cò nhưng tôi nhanh hơn:

– Đừng bắn! Đừng bắn! Nó là thằng con nít.

Trong nháy mắt, thằng VC con chạy biến mất trong khu rừng đước. Trung sĩ Nhàn ngạc nhiên:

– Ủa! Sao không bắn nó…Chuẩn úy?

Tôi lắc đầu:

– Mình có bắn thằng nhỏ thì bên trong mấy thằng VC nghe tiếng súng cũng đã bỏ chạy mất mẹ nó rồi. Có bắn chết hay bắt sống thằng VC con thì cũng không bắt được mấy thằng VC bên trong. Vã lại mình lại không được lệnh rời điểm kích đi sâu vào trong bờ.

Tôi tặc lưỡi:

– Cha nó. Bọn VC độc ác đến thế là cùng. Dùng thằng con nít làm bia báo động….Thôi rút về tàu anh em.

Trước khi rời điểm kích, tôi kêu Hạ sĩ nhất Châu văn Năm thẩy vào trong sâu vài trái M.79 và báo cho PCF và hai thằng seal bên ngoài biết chúng tôi đang trở ra tàu.

PCF đưa chúng tôi về đến bến tàu dưới ánh nắng buổi chiều buông.

Đó là chuyến công tác lần thứ mười một khi tôi làm trưởng toán xung kích. Đúng ra công tác của chúng tôi là đi thám sát, đổ bộ lên nơi sensor của khu vực nào có tín hiệu báo động để quan sát hay thu thập nguyên nhân làm cho sensor phát tín hiệu. Dãy sensor được cày đặt dọc biên giới Việt – Miên. Công tác bất kể ngày đêm, cứ sensor có báo động là chúng tôi được đưa đến. Tuy nhiên thỉnh thoảng phải đi công tác cho tình báo như phục kích bắt kinh tài hay cán bộ VC được kể bên trên. Không biết do tình báo của Hải quân Việt Nam hay của Hoa Kỳ yêu cầu.

Tôi và hai thằng bạn khác trong số 15 thằng mới ra trường về Vùng 4 Duyên Hải, bắt thăm về Duyên đoàn 41. Tôi không may mắn như Tuyên và Ninh được thay phiên nhau đi công tác hành quân ở Năm Căn (Vùng 5 Duyên Hải), tôi bị đơn vị trưởng là một đại úy gốc bộ binh chuyển sang hải quân đì hết sức. Nhiều lúc đối diện đấu võ mồm với ông ta làm cho tôi muốn điên lên. Tôi gần như bị ông ta giam lỏng tại hậu cứ của Duyên đoàn 41 trên hải đảo Giáng Tiên (Hòn Khoai – Poulo Obi). Ngày xưa tôi nghĩ đơn giản là tôi không họp ‘gu’ với ông ấy nên bị ‘đì’. Nhưng sau 30/4/1975 tôi được biết những vụ bất ổn xảy ra trong đơn vị chính do tên VC nằm vùng đội lớp sĩ quan hải quân của duyên đoàn gây nên mà bấy giờ tôi chỉ nghĩ hắn chỉ là tên antenna cho đơn vị trưởng mà thôi. Câu chuyện của tôi và đơn vị trưởng đã đến tay Tư lịnh vùng. Nhân chuyến thị sát bờ biển phía Nam của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và HQ Đại Tá Đỗ Kiểm, Tư Lịnh Vùng 4 Duyên Hải ghé Duyên đoàn 41, qua tin tức của Chuẩn úy Trần Công Nhuận thay thế Thiếu úy Nguyễn Phúc Kha, tùy viên Tư Lịnh Đỗ Kiểm được tháp tùng theo chuyến bay, cho tôi biết tôi đã có công điện gọi về Bộ Tư Lịnh Vùng. Biết được tin này và được TL. Đỗ Kiểm đồng ý, tôi cuốn gói lẹ theo trực thăng của Tướng Ngô Quang Trưởng, gĩa từ hải đảo Giáng Tiên trở về Bộ tư Lịnh vùng. Ngày hôm sau, tôi trình diện TL. Đổ Kiễm để lảnh 8 ngày trọng cấm. Một tháng sau, tôi được biệt phái cho đơn vị Tác Chiến Điện Tử của Hoa Kỳ tại Hà Tiên.

Chuyến công tác đầu tiên của tôi khi được biệt phái đến đây là dẫn toán xung kích thám sát một khu vực sensor báo động nằm sâu trong bờ, gần biên giới Việt – Miên vào giửa đêm khuya. Chúng tôi đến nơi và ghi nhận có một đơn vị của VC đang di chuyển. Chúng tôi được lệnh theo dõi đoàn quân của VC đang di chuyển này. Khi đoàn quân của địch biến mất vào sâu trong lãnh thổ của Miên, chúng tôi được lệnh rút về tàu. Mặt tôi vài nơi sưng vù vì bù mắt cắn, mặc dù tôi có mang theo thuốc thoa da và lưới trùm kín mặt.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại được đưa trở lại điểm kích khuya hôm qua để thám sát và ước tính quân số của địch quân di chuyển. Nhân dịp này, chúng tôi đi sâu vào lãnh thổ của Miên. Dọc biên giới, xa xa mới có một căn nhà lá. Bấy giờ trời nắng gắt, cả bọn khát nước nên chúng tôi ghé tạt vào một ngôi nhà gần nhất, có vách bằng đất và mái nhà lợp bằng lá dừa. Sân nhà thật rộng, có hàng cây dừa cao thẳng tắp và nhiều cây xoài đang độ xum xuê, đầy trái chín (xoài mọi nhỏ trái nhưng rất ngọt). Vừa vào đến giửa sân, có một ông gìa người Miên trong nhà lom khom đi ra chào đón. Ông ta không nói được tiếng Việt. Chúng tôi ra dấu bằng tay, ông ta hiểu ý chúng tôi muốn xin vài trái dừa tươi để uống và ít trái xoài mọi ăn giải khát. Ông già vui vẻ chỉ trỏ như muốn nói tự nhiên hái lấy mà ăn. Tuy nhiên, chúng tôi biết xâm nhập qua đất Miên là trái phép, nên tôi bày kế cho Hạ sĩ Lưu Ban, nhân viên người Việt lai Miên trong toán xung kích biết nghe và nói được tiếng Miên sành sỏi:

– Lưu Ban. Anh nói tụi mình là lính Pôn Pốt nha. Đừng cho ông ta biết tụi mình là hải quân dưới tàu.

Không biết Lưu Ban nói gì với ông gìa. Chúng tôi thấy ông ta nhe hàm răng rụng gần hết, cười và quơ bàn tay như không tin lời Lưu Ban, miệng cứ nói: “Marine…Marine…”. Tay kia ông ta chỉ về hướng tàu đang ủi bên dưới bờ sông ngoài kia.

Tôi hiểu ra mấy tiếng ‘Marine…Marine” của ông cụ:

– Thôi Lưu Ban. Ông gìa biết mình là hải quân rồi. Không gạt được ổng đâu.

Lưu Ban không gạt ông lão nữa và cả hai quay ra nói chuyện chi đó. Một hồi ông gìa chỉ bầy gà đang kiếm mồi trước cửa nhà. Chúng tôi hiểu ông gìa cho Lưu Ban con gà. Lưu Ban chạy lẹ khom người xuống chụp một con gà trong bầy. Nhưng Lưu Ban chụp hụt làm bầy gà bỏ chạy tứ tán. Có một con gà mái chạy thẳng vào bên trong nhà. Lưu Ban rượt theo. Ông gìa như hốt hoảng chạy theo sau. Thấy phản ứng lạ lùng của ông gìa, tôi đi nhanh theo vào nhà. Vừa vào đến phòng bên trong, ông gìa thấy tôi xuất hiện, ông ta quỳ sụp xuống và lạy lia lịa làm tôi càng sanh nghi, nhìn quanh:

– Lưu Ban đừng bắt gà nữa. Khám xét mấy cái khạp lớn coi bên trong có cái gì không?

Ông gìa hình như hiểu lời tôi nói. Ông ta càng lạy và miệng nói lấp bắp như van xin điều chi đó. Sát vách nhà có mấy cái khạp to đậy nấp ván. Các khạp đựng nước uống và có cái đựng thóc, lúa. Lưu Ban đến giở nấp cái khạp cuối …một cô gái trẻ trong khạp đứng thẳng lên làm tôi và Lưu Ban giực nẩy người. Cô gái Miên độ chừng 16 hay 17 tuổi đứng thẳng, hai tay che trước ngực run lẩy bẩy. Mặt cô bé tái xanh không còn chút máu, như muốn khóc, trong khi ông gìa cứ hướng về phía tôi sụp lạy như tế sao.

Bấy giờ tôi và Lưu Ban hiểu ra cử chỉ van xin của ông gìa Miên. Tôi nói:

– Lưu Ban nói với ông gìa tụi mình không có làm bậy bạ gì cô gái kia đâu. Đừng sợ!

Lưu Ban thông dịch lại. Ông gìa mừng qúa. Ông ta hướng về tôi xá thêm vài xá và kéo tay Lưu Ban ra phía sau nhà. Tôi nhìn theo. Sau nhà là cái chuồng heo. Tôi trở ra ngoài ngồi với mấy anh em ngoài sân. Chúng tôi đợi Lưu Ban. Chưa đốt xong nữa điếu thuốc captain, Lưu Ban từ cửa nhà bước ra với một con heo mọi nhỏ xíu (heo con) kẹp bên hông. Ông gìa  vui vẽ và trở nên thân thiện hơn, đi theo phía sau Lưu Ban nói liên tu, mà chúng tôi chẳng hiểu gì cả.

Lưu Ban hí hửng:

– Chuẩn úy ơi! Ông gìa cho con heo sữa.

Vài anh em khoái chí:

– Thiệt hả Lưu Ban?

Lưu Ban ra dấu chắc ăn và chỉ ông già đi sau đang cười toe toét, gật gật đầu:

– Thiệt mà.

Nắng trưa cũng đã đứng bóng. Chúng tôi cám ơn ông gìa Miên và kéo nhau trở về tàu. PCF về đến bến. Chúng tôi rời bến tàu và trở về bản doanh. Chiều tối hôm đó, chúng tôi có một chầu nhậu đã đời với thịt heo quay, da mỏng dòn rụm và lòng heo luộc chấm nước mấm cay, dầm me. Tuyệt cú mèo!

Đơn vị Tác chiến Điện Tử của Hoa Kỳ tại Hà Tiên được đặt trong căn cứ của Duyên đoàn 44. Toán xung kích của chúng tôi không trực thuộc Duyên đoàn. Lúc ấy CHT Duyên đoàn 44 là HQ Thiếu Tá Nguyễn Khoa Lô (K.13), CHP là HQ. Trung úy Phạm Xuân Kha (K.14) và Trung úy Tình báo Nguyễn Văn Lang (Lang say – K.16). Giửa cố HQ Thiếu tá Nguyễn Dinh K.13, Cựu Liên đoàn Trưởng LĐ/SVSQ/HQ/NT, niên trưởng Lang và tôi có nhiều gắn bó ở trại tỵ nạn Bataan – Philippines vào đầu năm 1986. Nhất là niên trưởng Lang và tôi có một thời với lắm kỷ niệm vui. Tại Duyên đoàn 44, tôi còn gặp số bạn cùng khóa.

Toán xung kích của chúng tôi biệt lập với Duyên đoàn 44 nên Thiếu tá Nguyễn Khoa Lô, Chỉ huy trưởng Duyên đoàn không có ý kiến gì khi chúng tôi muốn ở bên ngoài căn cứ. Chúng tôi thuê nhà riêng cách chợ Hà Tiên một con đường và gần bến ghe đánh cá. Đương nhiên lính tráng được ở ngoài căn cứ thì được tự do, thoải mái qúa đi chứ. Chúng tôi còn thuê một căn nhà cho nhân viên ở chung và dùng nơi đó làm bản doanh để tập họp, cất vũ khí và máy truyền tin. Dân Hà Tiên cũng như các thứ lính khác như Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Cảnh Sát v.v…, có thể họ biết chúng tôi là hải quân nhưng không biết chúng tôi thuộc đơn vị nào. Chúng tôi thích gì mặc nấy khi đi công tác. Phần lớn anh em thích mặc đồ rằn ri nylon vì có nhiều chuyến công tác phải lội qua những con rạch lớn hay ngâm mình dưới đầm lầy nhiều giờ. Với vải nylon khi lên bờ chỉ một chút có gió và nắng là áo quần khô ngay. Súng ống thì đủ loại như M16, phóng lựu M.79, trung liên M.60, lựu đạn K3, lựu đạn mãng cầu (miểng), trái khói v.v…Anh em vác vũ khí đi lờ ngờ giửa đường, giửa chợ khi chuẩn đi công tác hay lúc trở về từ vùng hành quân. Hình ảnh ‘kiêu binh’ đó không có gì lạ, vì Hà Tiên gần như là một thành phố của nhiều sắc lính tác chiến. Có lúc tôi phải nổ súng giửa chợ để ra mật hiệu tập họp nhân viên đi công tác bất thường. Cơm nước thì khỏe re. Tôi ăn cơm tháng tại nơi mướn nhà trọ. Vài nhân viên của tôi quen biết ngư dân có ghe đi biển nên chúng tôi tha hồ có đồ biển ăn hàng ngày. Tôi thích nhất món cá sống làm gỏi với nước chấm đặc biệt có nước cốt dừa và lẩu chua cá nháp hay cá đuối. Nhậu hết biết, do đầu bếp Tám rổ ra tay.

Thời gian công tác tại Hà Tiên, toán xung kích chúng tôi rất gắn bó và có thật nhiều kỷ niệm khó quên với nếp sống tự do, bụi đời và ngang tàng của những người lính trẻ. Sau hai tháng, tôi được thuyên chuyển về Duyên Đoàn 42 An Thới – Phú Quốc. HQ. Chuẩn úy Nguyễn Tấn Phát thay tôi làm trưởng toán xung kích. Sau đó không lâu tôi được tin trong một chuyến công tác, Chuẩn úy Phát bị thương nơi đùi trái và Thủy thủ Thạch, xạ thủ M.60 bị VC bắn sẻ, viên đạn Ak47 oái oăm trúng đầu làm Thạch tử trận ngay tại chổ, trên kinh Vĩnh Tế. Tội nghiệp một thằng em dễ thương! Xin đốt một nén hương lòng tưởng niệm một Thủy thủ xung kích đã vĩnh viễn nằm xuống.

 

Kỷ niệm Ngày Quân Lực 19/6 năm 2016

HQ. Phm Quc Nam

 

…………………………………………………………………………..

BÀI HÁT HẢI QUÂN HÀNH KHÚC NĂM 1969

Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí (K7/NT), tác gỉa bản Hải Quân Hành Khúc năm 1969, thay thế Hải Quân Hành Khúc của Văn Cao.

Kính thưa quý chiến hữu Hải Quân VNCH

Chúng tôi nhận thấy thời gian gần đây trong các buổi lễ do Hải Quân tổ chức cũng như trên các website có 2 bài Hải Quân Hành Khúc (HQHK). Điều này gây tranh cãi trong hải quân và làm không ít quý vị gia nhập Hải Quân trước năm 1969 thắc mắc.

– Một bài khởi bằng lời (trước kia) :”Toán chiến sĩ hải quân ra khơi hôm nay…..Bờ nước Nam….”

http://lyric.tkaraoke.com/10310/bai_ca_chien_si_hai_quan.html

– Một bài khác khởi bằng lời (sau này): “Bao người con trai..kiêu hùng……cùng nhau tách bến…..”

https://www.youtube.com/watch?v=BpSYaBp8NXU

Thưa qúy vị,

Tôi gia nhập vào Khóa 21/SQHQ vào giửa năm 1969. Tại Bạch Đằng II, chúng tôi đã được học thuộc bài ca HQHK bằng lời khởi đầu: “ Bao người con trai..kiêu hùng……cùng nhau tách bến….”. Mỗi sáng sớm sang bên đường đối diện Bạch Đằng II tập cơ bản thao diễn đi đều bước cũng hát bài hải HQHK: “Bao ngươì con trai…”.

Cuối tháng 12 năm 1969, tài nguyên K.21/SQHQ cộng thêm khoảng 2 trung đội của Khóa 22/SQHQ, nâng tổng số trên 530 SVSQ/HQ được BTL/HQ đưa lên Quang Trung thụ huấn Căn bản Quân sự. Thời gian chúng tôi tại Quang Trung, khi di chuyển ra bải tập chúng tôi cũng hát bài ca HQHK: “Bao người con trai….”. Chúng tôi có biết bài HQHK: “ Toán chiến sĩ hải quân ra khơi hôm nay…..Bờ nước Nam….”, nhưng KHÔNG được hát bài này. Không biết bản HQHK “Bao người con trai…kiêu hùng…” này đã áp dụng từ Khóa 20/SQHQ hay không?

Sau này, chúng tôi được biết bài hát HQHK: “Bao người con trai…kiêu hùng….cùng nhau tách bến…” do Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí (tức nhà thơ Hữu Phương) sáng tác để thay thế bài HQHK của Văn Cao: “ Toán chiến sĩ hải quân ra khơi hôm nay…..Bờ nước Nam….”, bắt đầu vào năm 1969, thời điểm BTL/HQ đang tuyển Khóa 21 và 22/SQHQ. Do đó từ năm 1969 trở về sau, Hải Quân VNCH sử dụng bài hát HQHK của ĐĐ Nguyễn Hữu Chí. Sở dĩ tôi dài dòng như vậy để làm nhân chứng cho một sự kiện. Tin hay không thì tùy quý vị tìm hiểu riêng.

Dưới đây tôi xin mượn bài phân tích hai bài HQHK của HQ. Nguyễn Trần Đàm (K.6/OCS, Hội Trưởng Hội Hải Quân Houston, TX), là bạn cùng tài nguyên Khóa 21SQHQ với tôi:

1-      Bản:

“Bao người con trai kiêu hùng cùng nhau tách bến

Ra khơi mênh mông sóng to gió mưa không sờn

Ta là chiến sĩ của trùng dương muôn sức sống

Hiên ngang ra khơi giữ vững cõi bờ Việt Nam

Làm trai gắng noi theo dấu anh hùng cường quyết một lòng

Đường trường xa bền tay lái

Một lòng tin, tin tương lai

Trùng dương xanh bao la

Trời cao mây vương xa

Hồn theo sóng với nước tới chân trời xa”

Toàn bản nói lên sự oai hùng, lòng yêu nước, hy vọng một ngày mai tươi sáng.

2-      Bài “Toán chiến sĩ hải quân ra khơi……” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác khoảng năm 1945, khi đó chưa có Hải Quân VNCH, cũng chưa có Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Việt Cộng.

Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi hôm nay

Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say

Ra đi không vương thê nhi

Miền Bắc núi tuyết rét mướt

Quen vui trong muôn phân ly

Sống trên ngàn trùng sóng

Thân phơi trên Nam Băng Dương

Nước xanh hồn Thái Bình Dương

ÐK:

Xa khơi sóng vang dạt dào

Mênh mông sóng va thân tàu

Nghe âm u … u …. u ….

Át tiếng máy rầm rầm

Quân ca theo trầm trầm, tàu nhấp nhô

Mờ mờ xa mây mù

Dần dần xa mây mù

Ði cho quên bến bờ

Xa khơi trùng dương bát ngát

Ngày về tổ quốc ghi tên

Hướng tới ánh hải đăng soi trong đêm sương

Ðoàn chúng ta chí tang bồng bốn phương

Thi gan trong cơn phong ba

Tàu thét khói lướt gió tiến

Khi trăng trên boong in phơi

Giấc mơ người ngàn ngàn bến

Xông pha chung quên đau thương

Với gia đình lớn Trùng Dương

(trở lại ÐK)

Quyết chiến thắng thủy binh ngăn quân xâm lăng

Hồn Yết Kiêu, máu sông Ðằng nhớ chăng ?

Say men năm châu tha phương

Ðời khát máu, khát gió mới

Tay tung bao thây yêu thương

Xuống chôn vùi mồ cá !

Hy sinh sao nêu cao gương

Nước Nam miền Thái Bình Dương

– “Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say”

Hải Quân VNCH sao lại say máu?

– “Miền Bắc núi tuyết rét mướt”

Hải Quân VNCH sao lại từ miền Bắc núi tuyết rét mướt?

– “Thân phơi trên Nam Băng Dương”

Có quý vị nào đã tới nam băng dương?

– “Đời khát máu, khát gió mới”

Hải Quân VNCH khát máu?

Nói tóm lại, bản “Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi” nên để cho Hải quân Việt cộng hát thì đúng hơn. Họ từ miền Bắc núi tuyết rét mướt xâm nhập xuống miền Nam, say máu, khát máu, láo khoét, đi chiến đấu phơi thây tận Nam Băng Dương. (HQ Nguyễn Trần Đàm – Houston ngày 23 tháng 9 năm 2015).

Thật vậy, xin mời quý vị nghe “Bài ca chiến sĩ Hải Quân” trong một website của Việt cộng như là bài hát mà quý chiến hữu Hải quân VNCH của chúng ta vẫn thường hát:

http://www.funnydog.tv/video/bai-ca-chien-si-hai-quan/jSgKm29mnJM

.

HQ. Phạm quốc Nam

…………………………………………………………………..

TRƯỜNG SA VÙNG BIỂN NHỚ

TRỊNH HOÀI PHƯƠNG


Để nhớ về Hạm trưởng, Hạm phó, quý chiến hữu thủy thủ đoàn Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3 (WHEC).

Mỗi lần đi tầu du lịch (Cruise), tôi có cái thú buổi sáng ngồi uống cà phê, ngắm trời nước mênh mông. Nhìn những bọt nước trắng xóa để lại sau con tầu. Tôi chợt nhớ về những chiến hữu với bao kỷ niệm vui buồn, những nhọc nhằn của đời lính biển, những ngày xa gia đình. Bù lại, chúng tôi được chúng tôi tìm được niềm vui đơn sơ qua những chuyến hải hành quần đảo Trường Sa.
Sau biến cố Hoàng Sa rơi vào tay Trung cộng tháng 01 – 1974, vùng biển Trường Sa trở nên sôi động. Trước nguy cơ xâm lăng của kẻ thù, Việt Nam Cộng Hòa điều động thêm quân đội trấn giữ các đảo. Nhiều chiến hạm như Hải vận hạm (LSM), Dương vận hạm (LST), Tuần dương hạm (WHEC)… chở Địa phưong quân Phước Tuy (Bà Rịa), đặc biệt Tiểu đoàn Trinh sát Mãnh Sư 371, ra bảo vệ đảo và dựng bia chủ quyền quốc gia. Chiến hạm chúng tôi –Trần Nhật Duật HQ3- thuộc loại tầu chiến, không chở tiếp liệu và binh sĩ nhiều như như các tầu Hải và Dương vận hạm. Tuy nhiên, sự hiện diện của các chiến hạm có hỏa lực mạnh như Khu trục hạm, Tuần dương hạm chứng tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Ngoài những nguy hiểm bão tố hàng năm, hải hành trong vùng biển Trường Sa đòi hỏi sự thận trọng, vì có nhiều bãi đá ngầm, san hô. Rải rác trong vùng, đôi khi chúng tôi còn bắt gặp những xác tầu chìm.
Chiến hạm chúng tôi thường công tác đến các đảo: Song Tử Tây, Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, An Bang, Sinh Tồn (Gạc Ma)… Đảo Nam Yết nằm giữa các đảo nhỏ, nên ở đây đặt hậu cứ gồm Trung tâm truyền tin và trạm y tế. Riêng Bộ chỉ huy tiền phương đặt ở Song Tử Tây. Từ đảo này, bằng mắt thường có thể nhìn thấy đảo Song Tử Đông của Phi Luật Tân và đảo Itu-Aba (Ba Bình), do Đài Loan chiếm giữ. Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa và có nước ngọt (fresh-water).

Song Tử Tây có gì lạ?

Theo khảo cứu địa chất, đảo này giầu tài nguyên khoáng sản. Đảo trơ trọi, chỉ có cây dừa không đủ bóng mát che cái lều lớn binh sĩ đồn trú tại đây. Anh em trông khỏe mạnh, đa số để tóc dài, nước da đen sậm vì nắng cháy. Nếu không nghe họ nói tiếng Việt, bạn có thể tưởng họ là thổ dân trên đảo. Vì tầu lớn mà đảo không có cầu tầu nên anh em lái ca nô ra nhận tiếp liệu hay thay thế binh sĩ mãn hạn công tác. Câu hỏi quen thuộc của anh em là có mang thuốc lá, cà phê? Đặc biệt rượu “Ông già chống gậy” để chúng tôi nhậu lai rai các món hải sản anh em trên đảo tự nấu.

Chim biển

Đảo có hàng ngàn chim biển về làm tổ, đẻ trứng. Bạn có bao giờ ăn thịt chim biển? Mùi vị hơi tanh khi chưa quen. Nếu có thêm gia vị thì không đến nỗi nào! Anh em trên đảo bắt chim, rùa biển phơi khô. Mùa giông bão, tầu tiếp liệu không đến kịp, anh em có thức ăn dự trữ.

Trứng chim

Trên đảo có vô số trứng. Tha hồ nhặt. Đàn chim la hét, bay vần vũ trên đầu mình tỏ vẻ “phẫn nộ” với kẻ ăn cắp trứng. Có con nhào xuống mổ đầu mình. Không đau. Nhưng nhớ đội mũ, đeo kính cho an toàn. Đi biển lâu ngày, thiếu đồ ăn tươi. Buổi sáng uống ly sữa đặc Ông thọ, bỏ thêm vài trứng chim (thay cho trứng gà). Cơ thể như thêm sức.
Quà của lính biển mang về cho người thân hoặc người yêu, không huyền thoại như mang “hoa biển” về tặng em. Thực tế chỉ có hải sản: Thịt chim biển phơi khô ư? Tanh quá nuốt hổng vô! Thịt rùa biển ư? Ăn vô ngứa thấy bà tổ! Tóm lại chỉ có trứng chim được ưa chuộng nhất.

Ốc tai tượng

Tôi có vài lần theo các chiến sĩ người nhái lặn bắt tôm hùm, ghẹ, ốc ở các đảo Cam Ranh, Bình Ba, Nha Trang. Tôi chưa bao giờ thấy ốc tai tượng to đến hai ba gang tay như ở đây. Có lần đi bơi ở Song Tử Tây, khi đứng dưới nước, tôi cảm thấy có vật gì động đậy dưới chân. Theo phản xạ, tôi giật chân lên và lặn xem con gì? Quá đỗi ngạc nhiên, tôi thấy vô số ốc tai tượng. Tôi định bắt vài con về xào hay nấu cháo. Tôi nhặt nhánh cây khô đặt vào miệng ốc, chờ khép lại và kéo ra khỏi cát. Trái như tôi nghĩ, thân ốc nằm trong đá san hô. Dùng hết sức, tôi không thể nào rút cành cây ra khỏi miệng ốc, đừng nói đến đem ốc lên bờ. Chợt nghĩ nếu chẳng may, tay hoặc chân bị ốc kẹp, thì chỉ có nước đi chầu Long vương Hải thần. Lạnh cẳng, tôi bỏ lên bờ, không dám nghĩ đến… nồi cháo ốc.

Rùa biển

Có nhiều loại như: ba ba, đồi mồi… trên đảo mọi người gọi là vít. Họ đi bắt về ban đêm, nhất là mùa đẻ trứng. Tha hồ đào cát lượm trứng. Trứng có vỏ mềm, luộc ăn rất ngon. Thịt vít có người ăn không bị phản ứng. Có người ăn bị ngứa, không ngủ được. Dù sao món hải sản này cũng góp phần thực phẩm cho binh sĩ trấn đảo.

Cá chuồn

Trên biển, thỉnh thoảng thấy vài con cá chuồn bay trên mặt nước như “thủy phi cơ”. Trông rất ngoạn mục. Đôi lúc từng đàn cá mập, nhiều nhất là cá heo, bơi đuổi theo tầu. Một niềm vui bất chợt, vì giữa đại dương bao la không phải chỉ mình ta dong ruổi…
Có lần chiến hạm neo tại đảo Nam Yết, gặp mùa cá chuồn. Ban đêm, xung quanh chiến hạm thường thắp điện sáng trưng. Cá chuồn theo ánh sáng bay lên boong, đụng thành tầu sắt, nằm lăn dẫy đành đạch. Chúng tôi lâu lâu đi quanh tầu, lượm cá vô nấu cháo khuya. Cháo cá chuồn vào mùa có trứng thật tuyệt vời. Ăn tô cháo cá, cam đoan tối ngủ không… mộng mị.

Đối diện với cá mập

Chiến hạm neo tại đảo Sơn Ca, gần một vùng vịnh hình tròn, xung quanh nhấp nhô san hô, chính giữa là một vùng nước trong xanh. Trông thật thanh bình. Sau cơn mưa tối hôm qua, sáng nay bầu trời trong vắt, nắng đẹp. Tầu đi công tác lâu ngày, thiếu đồ ăn tươi. Anh em đề nghị hạm trưởng Nguyễn Kim Triệu cho thả ca nô đi bắt cá. Hạm trưởng thông cảm, vui vẻ chấp thuận. Xuồng nhỏ hạ xuống, từ từ chạy vào vùng vịnh trong xanh phẳng lặng như gương. Hai quả lựu đạn chống người nhái (MK.3) ném xuống biển. Sau tiếng nổ, vài con cá chết từ từ nổi lên mặt nước.
Anh em nhanh nhẹn lặn xuống bắt những con cá còn chìm phía dưới. Đột nhiên từ dưới nước anh em bắn mình lên hốt hoảng la to: cá mập! cá mập! Thì ra mấy con cá mập đánh hơi máu cá chết, phóng vào tranh ăn. Cá mập vùng này da rằn ri, trông rất dữ tợn. Muốn vớt vài con cá nổi trên mặt nước nhưng không có vợt lưới. Định dùng tay vớt cá nhưng thấy vài vi cá mập nổi lên mặt nước, lượn vòng vòng ung dung đớp cá của mình. Chúng tôi hậm hực trở về tay không.

Tắm mưa

Những chuyến công tác xa bờ lâu ngày, việc sử dụng nước ngọt rất giới hạn. Đi biển không nói đến tắm mưa thật là thiếu. Cấu trúc của tầu tuần dương hạm, cho chúng tôi hứng được nhiều nước mưa trên các sàn tầu đổ xuống. Những cơn mưa ngoài đại dương thật thú vị. Mưa đem đến sự tươi mát, tắm rửa, giặt quần áo dơ bẩn theo những chuyến hải hành. Nước ngọt chứa trong hầm tầu vào những ngày sắp cạn, mà vẫn còn phải “vượt bao hải lý, chưa nghe vừa ý, lắc lư con tầu đi”… Làm cho nước có màu vẩn đục vì chất sét thân tàu, chúng tôi vẫn phải dùng và gọi đùa là vitamin iron. Giữ một thùng nước mưa để sau khi tắm nước biển, tưới khắp thân thể bằng hai, ba cốc nước mưa cho sạch chất mặn, hạnh phúc không gì bằng! Lạy trời mưa xuống, có nước tôi uống, có nước nấu mì (gói)…

Quần đảo Trường Sa ngày nay trở thành pháo đài, phi trường quân sự của các quốc gia chiếm đóng. Đặc biệt Trung cộng. Sự nạo vét đất cát, san hô để xây dựng đảo nhân tạo đã phá hủy nguồn hải sản, tài nguyên Biển Đông. Vẻ đẹp thiên nhiên của Trường Sa, thú vui bình dị của người Lính Biển ngày xưa có lẽ bây giờ chỉ là những kỷ niệm…

TRỊNH HOÀI PHƯƠNG