Câu chuyện về Jacky Ly

Mạnh Kim

Jacky Ly bên cạnh một xe tăng Liên Xô ở chiến trường Afghanistan (ảnh nhân vật cung cấp)

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang. Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Băng rừng vượt biên

Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm. Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt. Đây là lần thứ hai họ vượt biên. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km.

Jacky Ly cùng bố và em gái (ảnh nhân vật cung cấp)

Băng qua biên giới một cách an toàn là điều không đơn giản. Vết tích cuộc chiến Việt-Trung 1979 vẫn còn in đậm. Cả hai bên biên giới đều đầy mìn và bẫy chông. Để tránh bị phát hiện bởi lính biên phòng của cả hai bên, gia đình ông Lý phải len lỏi đi trên những con đường mòn nhỏ, xuyên rừng. Có những đoạn ông Lý phải cõng đứa con gái sáu tuổi gần như suốt ngày lẫn đêm (sau này khi kể lại, ông nói rằng nếu không phải là cô con gái của ông mà là khối vàng thì ông cũng sẵn sàng vất bỏ vì quá cực nhọc).

Sau 14 ngày, gia đình ông Lý vào đất Vân Nam-Trung Quốc. Thở phào. Nhưng chưa nhẹ nhõm. Không giấy tờ tùy thân, họ có thể bị nghi ngờ, tố giác và bị công an Trung Quốc bắt đuổi trở về Việt Nam. Cả nhà ông Lý phải di chuyển liên tục và có khi phải chia ra ở rải rác. Họ chỉ tá túc một chỗ trong vài tuần rồi lại tìm nơi khác. Cuối cùng, họ đến Phòng Thành, Quảng Tây. Tại đây, ông Lý cùng một số người Việt khác, cũng vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tìm cách đi khỏi Trung Quốc. Họ tìm được một đầu mối giới thiệu mua thuyền và thuê tài công. Họ dự tính thoát đến Macau. Nếu Macau từ chối nhận tỵ nạn, họ sẽ đi Hong Kong. Nếu Hong Kong khước từ, họ sẽ đi Nam Triều Tiên. Nếu lại bị từ chối, họ sẽ đi Nhật Bản!

Ngày 18-6-1988, 72 người tỵ nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Con thuyền dài 12m-rộng 3m chỉ có mái che sơ sài cho khoang động cơ. Mọi người mang theo lương thực cho khoảng 30 ngày và phó mặc số phận cho hai tài công. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung Quốc, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngưng nhận người tỵ nạn Việt Nam. Bất kỳ người tỵ nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16-6-1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Không lẽ quay về? Họ liều mạng đi tiếp.

Ảnh ID của Vĩnh Thắng-Jacky tại trại tỵ nạn Hong Kong (ảnh nhân vật cung cấp)

Sau 13 ngày “nướng” mình dưới nắng biển, họ đến gần Macau. Hai tài công rời thuyền. Họ được thuê chỉ để đưa mọi người đến đây, như thỏa thuận. Một người Việt, tên Thái, bất đắc dĩ trở thành người lái thuyền. Sự thiếu kinh nghiệm đi biển lập tức được “trả giá” sau đó khi thuyền va vào đá ngầm. Hỗn loạn và sợ hãi. Thật may là họ được cảnh sát biển Macau phát hiện và cứu. Sau khi giúp sửa thuyền, cảnh sát Macau yêu cầu tất cả rời đi. Mọi người lại ra khơi, gần như trong vô vọng. Cuối cùng, ngày 1-7-1988, thuyền đến Hong Kong. Đây là con thuyền thứ 47 của người tỵ nạn Việt Nam đến sau khi Hong Kong ban bố chính sách mới dành cho người tỵ nạn kể từ ngày 16-6-1988.

Jacky Ly (đi hàng đầu) vào thời điểm chỉ huy một đại đội nhảy dù (ảnh nhân vật cung cấp)

Những năm tháng ở trại tỵ nạn Hong Kong in sâu ký ức Thắng. Nếu không được bố mẹ và hai chị dạy bảo và che chở, Thắng rất có thể đã trở thành đứa bé hư hỏng đi theo đám băng nhóm giang hồ thuộc thành phần tỵ nạn đến từ các tỉnh khác của Việt Nam. Trại tỵ nạn chật chội, đông đúc, với đủ thành phần phức tạp, đã tạo thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ nơi người ta không chỉ giành giật miếng ăn mà còn gây ra những hành vi tội phạm. Hãm hiếp và đâm chém xảy ra như cơm bữa. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tỵ nạn. Họ được đưa qua Philippines sáu tháng để học tiếng Anh trước khi đến Mỹ…

Bắt đầu từ tay trắng

Nước Mỹ. North Carolina. Cuộc hành trình dài đã đến đích. Tuy nhiên, một chặng mới lại bắt đầu. Tất cả đều chỉ có hai bàn tay trắng. Họ đã rời con thuyền rách nát số 47. Họ đã rời khu ổ chuột tỵ nạn Hong Kong. Họ đang đặt chân đến một vùng đất xa lạ và tiếp tục đi trên những con đường thậm chí khó khăn và khó lường hơn cả những con đường mòn vượt rừng xuyên bóng đêm băng qua Vân Nam ngày nào. Phần tiếp theo của câu chuyện là chuỗi nỗ lực điển hình của gần như mọi người Việt tỵ nạn giai đoạn đó. Chen chúc trong căn nhà nhỏ được cấp tạm cho người tỵ nạn, gia đình ông Lý lao vào xã hội Mỹ với vốn liếng tiếng Anh gần như bằng không. Ông Lý phải làm ba “job” để giúp gia đình. Ban ngày ông làm thợ hàn. Ban đêm ông làm công nhân xưởng lắp ráp. Và cuối tuần ông làm nhân viên phục vụ nhà hàng. Trong khi đó, vợ ông lãnh quần áo gia công về nhà may; và hai chị của Thắng-Jacky đi làm nail sau khi học xong trung học. Jacky cũng phải đi làm thêm vào cuối tuần, từ chạy bàn đến rửa chén, cho đến khi vào đại học và vào quân đội…

Jacky Ly thời gian đóng quân ở Afghanistan (ảnh nhân vật cung cấp)
Jacky Ly và Bộ trưởng Quốc phòng (lúc đó) James Mattis (ảnh nhân vật cung cấp)
Jacky Ly (phải) thời gian làm việc tại Việt Nam (gần bốn năm) với nhiệm vụ Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (ảnh nhân vật cung cấp)

Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào…

Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1-1-2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23-4-2021). Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình.

                                                      *****

Đại tá Jacky Ly

Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii…, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.

Jacky Ly trong lễ tuyên thệ và gắn lon đại tá, với sự chủ trì của Thiếu tướng Lương Xuân Việt (qua màn hình video từ Nhật) vào chiều 23-4-2021 (ảnh MK)
Đại tá Jacky Ly cùng vợ và con (ảnh MK)
Mẹ và em gái út của Jacky (ảnh MK)
(Trái sang) Đại tá Jacky Ly cùng mẹ vợ, chị của mẹ vợ và Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn trong lễ gắn lon của Jacky (ảnh MK)
Ba phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Jacky Ly (trái sang): mẹ ruột, mẹ vợ và vợ (ảnh MK)

Truyện ngắn: ‘MỘT HƯỚNG ĐI’

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gia đình còn kẹt lại Việt Nam, tuy tuổi đời còn non dại, Nga đã nhìn đời bằng tâm thức của một thiếu nữ trưởng thành. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Phong được nuông chiều, cho nên, Phong rất vô tư. Thấy Nga không tỏ vẻ háo hức về tin chàng có xe mới, Phong hỏi lơ chuyện khác:
-Sáng nay ai đưa Nga đến trường?
-Ông xe “bus”.
-Từ nay có xe mới, anh sẽ đưa và đón em thường xuyên.
-Cảm ơn anh.
-Đi, đi với anh ra xem xe mới.
-Thôi, anh lấy xe vào đón Nga đi!
-Ok, “sir”!
Nhìn theo dáng người dong dỏng cao của Phong, Nga thở dài, nghĩ đến Huân – người anh xa vắng của nàng.
Hình ảnh Huân đang chờn vờn trong tâm tưởng của Nga thì chiếc xe thể thao màu đỏ dừng sát lề đường. Phong chồm ra, cười. Đối với một sinh viên vừa thoát khỏi “đáy địa ngục” của cộng sản Việt Nam (csVN) vào thời bao cấp – như Nga – thì chiếc xe này phải là một giấc mơ không tưởng! Thế mà Phong không hiểu tại sao Nga vẫn tỏ vẻ dững dưng.
Xe ra khỏi khuôn viên trường đại học Houston. Phong hỏi:
-Ngân muốn ghé phố Tàu mua gì không?
-Anh ghé cho Nga mua ít Salompas.
-Nga bị gì mà phải dùng Salompas?
-Nga mua cho Ba. Hồi đó, Ba bị csVN nhốt tù “cải tạo”, phải phá rừng, kéo gỗ, làm rẫy. Sang đây, vừa làm việc cực nhọc vừa thương nhớ anh Huân, cho nên, lúc nào tinh thần và thể xác của Ba cũng hành hạ Ba!
-Chuyện của anh Huân quả là một chuyện ngoài sự tưởng tượng của anh. Có phải vì chuyện của anh Huân mà Ba của Nga trở nên quá nghiêm khắc hay không?
-Đối với Ba, thanh niên sống phải có định hướng. Đừng để những đam mê vật chất làm tàn úa tâm hồn.
Im lặng.
Xe vào bãi đậu của tiệm thực phẩm Á Đông. Vừa mở cửa, Nga vội quay lại, bảo:
-Anh khỏi vào. Em trở ra ngay.
-Okay!
Vì hôm qua lái xe mới đi khoe với bạn, về khuya, bây giờ Phong cảm thấy mệt, buồn ngủ. Phong chỉ khép mắt được một chốc, Nga trở ra, gõ cửa xe.
Kéo “seat belt” xong, Nga khoe:
-Lâu lắm mới thấy lại trái xoài; Nga mua cho anh đó.
Nhìn trái xoài, Phong chu môi như muốn hôn trái xoài rồi nói.
-Anh có một câu chuyện rất vui về xoài. Khi anh khoảng 5, 6 tuổi, Mẹ thường đưa gia đình về thăm Ngoại. Anh thấy mấy cây xoài trong sân của Ngoại sai trái lắm; mà trái xoài mọc lạ lắm, em!
-Sao mà lạ?
-Nó mọc cách nhánh cây cả đoạn dài bằng “sợi dây” nhỏ xíu, trông xinh lắm!
-Hồi đó gia đình em ở Saigon, em chẳng biết cây cỏ gì cả. Sau khi csVN chiếm miền Nam, tịch thu nhà, đuổi Má và tụi em đi kinh tế mới, ai cũng phải tự túc trồng rau và hoa quả để có thức ăn. Lúc đó em mới thấy cây xoài. Lần đầu tiên thấy cây xoài ra trái, em tự hỏi, tại sao “sợi giây” nhỏ xíu, chỉ “dính” vào cành cây có tí ti mà lại nuôi và giữ được trái xoài?
-Anh chả suy nghĩ gì cả, thấy nó lủng lẳng trông xinh quá, anh nhón gót cắn ngay nơi phần nhòn nhọn, cong cong của trái xoài; cắn hết trái này đến trái khác. Cả nhà không ai biết con gì cắn. Một hôm ông Ngoại rình mà anh không biết. Anh bị bắt tại trận. Đến bây giờ gia đình cũng còn nhắc chuyện ăn cắn xoài.
-Kỷ niệm thời thơ ấu ở quê mình sao mà đẹp và dễ thương quá! Có bao giờ anh nghĩ rằng anh sẽ trở về hay không?
-Về làm gì? Nghe mấy đứa bạn mới theo gia đình vượt biển sang, bảo rằng quê mình bây giờ nghèo lắm, bo bo và củ mì cũng không đủ ăn. Mình về, làm sao sống được?
-Chính vì csVN đưa dân tộc Việt Nam vào giai đoạn “bao cấp” như hiện tại, cho nên, mọi người rất cần người trẻ trở về để “làm một chút gì” cho Quê Hương!
-Khó lắm, Nga ơi! Ở đây, vật chất làm cho con người lệ thuộc vào sản phẩm nhân tạo. Ăn thức ăn nguội, anh bị đau bụng. Muổi chích, anh bị nhiễm độc. Sáng thiếu ly cam tươi, anh cảm thấy thiếu sinh lực. Tối không có “dental floss” anh ngại hư răng. Anh không thể sống mà không có máy lạnh, máy sưởi!
-Anh từ đâu tới? Xã hội này có chấp nhận anh như một người da trắng mắt xanh hay không? Cuộc sống cho anh nhiều tiện ích. Nhưng, làm thế nào anh có thể tìm được kỷ niệm ngọc ngà như bên vườn xoài của Ngoại? Nơi đây chỉ như một buổi dạ vũ sang trọng, mình vui chơi rồi về. Vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi, thấm nhiều máu, nước mắt và vết tích của bom đạn – nơi anh đã chào đời – chính là nhà, cần anh chăm nom, vun xới.
-Anh biết Nga suy luận đúng. Nhưng từ ngày lớn lên cho đến khi quen em, chưa một lần anh nghe ai đề cập đến những điều cao cả như em thường nói với anh. Chưa bao giờ anh nghe Bố Mẹ đề cập đến trách nhiệm và bổn phận của người trai trong thời loạn. Bố Mẹ chỉ muốn anh học giỏi, ra trường, kiếm được việc làm tốt. Riêng em, em muốn hướng anh theo con đường cao cả của anh Huân, đúng không?
-Chỉ đúng một phần. Ngày ở kinh tế mới, anh Huân còn quá trẻ và anh Huân không có bất cứ điều kiện tối thiểu nào để thực hiện lý tưởng cao cả của anh ấy. Anh Huân cùng một nhóm thanh niên trong ấp phải gia nhập tổ chức Phục Quốc của Hải Quân thiếu tá Đặng Hữu Thân. Sau khi thiếu tá Thân bị csVN xử tử tại trại tù A-30, không ai biết được số phận của anh Huân và những người hùng trẻ tuổi đó!
-Nhóm thanh niên đó quả là người hùng!
-Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Với năng khiếu của anh, anh không cần phải dấn thân vào con đường khổ hạnh, đầy chông gai và bất trắc như anh Huân. Từ vùng đất phồn hoa này, anh vẫn có thể khơi động và cổ xúy tinh thần yêu nước trong lớp người trẻ hôm nay.
Im lặng. Một chốc sau, Nga tiếp:
-Từ nay, những lúc rảnh rỗi, anh nên nghe nhạc của miền Nam Việt Nam, trước 1975. Nghe những bản dân ca, những câu hát ru em, những điệu hò lơi lả, những tình khúc về Lính, anh sẽ thấy hồn tính của dân tộc trong ấy; rồi anh sẽ nhận biết, từ ngõ ngách sâu thẳm trong tiềm thức, mối tình cảm thiêng liêng, thánh thiện được nẩy sinh và vun bồi. Tình cảm ấy chính là tình Quê Hương, tình dân tộc.
-Anh chỉ tiếc rằng từ nhỏ đến giờ, Bố Mẹ anh chưa bao giờ đề cập đến những điều cao cả như em nói.
-Bố Mẹ anh, Ba Má em và đa số người miền Nam Việt Nam – dù đã bị csVN cướp đoạt tất cả rồi đày đi Kinh tế mới – cũng chưa bao giờ dạy con nuôi căm thù. Ngược lại, lúc nào người csVN cũng nuôi và truyền căm thù bằng cách giáo dục học trò như thế này: “Một anh bộ đội bắn chết 5 lính Ngụy. Hai du kích gái hạ sát 9 tên Mỹ. Hỏi có bao nhiêu Mỹ Ngụy bị quân cụ Hồ giết?”
-Làm gì có thứ giáo dục quái đảng như thế?
-Lối giáo dục quái đảng ấy do người csVN “nhồi” vào đầu dân Việt đó!
Nga dứt câu vừa khi Phong dừng xe cách nhà của Nga một khoảng ngắn – để gia đình của Nga không biết được sự liên hệ mật thiết giữa Nga và chàng. Nga tiếp:
-Anh nhớ cho ban hợp ca dợt kỷ lại bài Việt Nam Việt Nam và anh cũng nhớ tập bài Kỷ Vật Cho Em để sẵn sàng cho buổi Đại Hội Liên Trường, nha!
-Yes, “sir”!
Nga cười. Phong chu môi, nhìn Nga đóng cửa xe. Bất ngờ Nga nói lớn:
-Chết! Anh chạy đi! Xe Ba em sau xe anh kìa!
Phong chưa kịp phản ứng, Ba của Nga mở cửa xe, bước nhanh đến bên Nga, gằn giọng:
-Đi về ngay!
Xoay sang Phong, Ba tiếp:
-Cấm cậu giao thiệp với con tôi. Cậu nghe rõ chưa?
Phong uất, nhấn “chân ga”, chiếc xe lao nhanh về phía trước. Về đến nhà, Phong lạc tay lái, xe “ủi” sập cổng sắt và trụ gạch nơi “driveway” của Bố Mẹ.
Trong những lời đay nghiếng của Bố Mẹ, Phong chỉ nhớ một câu của Bố:
-Mày là một thằng vô trách nhiệm. Mày chỉ biết vui chơi, đua đòi với bạn bè, không giúp ích gì cho gia đình. Từ cái sân, cọng cỏ, tấm thảm, phòng ngủ, v.v…đều do ông bà già này dọn dẹp. Tao rất buồn và thất vọng! Ngày trước, thanh niên miền Nam Việt Nam, đỗ Trung Học hoặc tú tài I xong là vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức; đỗ tú tài II, vào Hải Quân, Không Quân hoặc Trường Võ Bị Dalat. Sau vài năm, họ ra trường, trách nhiệm đè nặng vai. Ngày đêm họ đối mặt với csVN để bảo vệ miền Nam chứ đâu có “nhong nhong” như mày. Những chuyện nhỏ trong nhà mày còn vô tâm như thế, làm thế nào mày làm được việc lớn?
Phong vùng vằng đi về phòng.
Vùi mặt vào gối, Phong cảm thấy hoang mang và tức giận. Những lời của Bố – cũng như những lời của Nga lúc chiều – đã giáng những nhát rất nặng vào tự ái của Phong. Phong biết Bố và Nga nói đúng. Nhưng, tại sao Bố không nói những điều đó khi Phong và các em còn bé? Tại sao không ai vạch cho chàng một hướng đi? Bố Mẹ chỉ biết lo làm “đầu tắt mặt tối” để Phong và các em có cuộc sống phủ phê về vật chất; nhưng về tinh thần thì…tâm hồn của Phong và các em chỉ là những khoảng trống mênh mông! Đã ai vẽ vào những khoảng trống ấy một hướng đi – dù bằng nét vẽ đơn sơ, lập dị hoặc cầu kỳ? Những việc lớn mà Bố nói là việc gì? Phong chỉ hiểu lờ mờ về chiến tranh Việt Nam. Phong cũng nghe loáng thoáng về Kháng Chiến Việt Nam vừa được thành lập. Nhưng, Phong nghĩ, đó là trách nhiệm của… ai đó chứ đâu phải của chàng!
Đang buồn nản, Phong chợt nghe giọng đầy lo âu của Mẹ:
-Ơ, Phong! Sao lại nằm vùi như thế, con? Đi tắm rồi ra ăn cơm! Bố giận thì Bố nói thế chứ có gì đâu mà con buồn!
Biết lỗi của mình, Phong ngồi dậy, lăng lẽ đi vào nhà tắm.
Tắm xong, khi chải tóc trước gương, Phong chợt nghe tiếng Guitar từ sân sau. Phong thở dài. Khi nào cũng vậy, có điều gì buồn, khó nghĩ, Bố cũng ôm Guitar “từng tưng” để tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn. Lắng nghe một chốc, Phong nhận ra Bố không đàn nhạc tình cảm như mọi khi mà Bố đang đàn một nhạc khúc vui. Ô, Bố lại hát nữa! Phong muốn nhân lúc Bố vui, chàng sẽ xin lỗi Bố về tai nạn do chàng gây ra.
Đẩy cửa “patio”, bước ra, Phong nhận được nụ cười tha thứ của Bố và Mẹ. Phong ngồi cạnh Mẹ, lắng nghe Bố hát.
Hát xong, Bố hỏi:
-Sao, Phong? Bài Việt Nam Việt Nam, ban hợp ca “của con” thuộc lời và hát đúng nhịp, sẵn sàng để trình diễn chưa?
-Dạ, xong cả rồi.
-Tốt!
-Bố à! Lúc nãy Bố hát bài gì lạ quá, con chưa bao giờ được nghe.
-Bài này – tựa là Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam của Hùng Lân – Bố đang tập theo “cassette” Bố mượn của người bạn.
-Sao hôm trước Bố không dạy chúng con bài này mà Bố lại dạy bài Việt Nam Việt Nam?
-A! Bài này, vì lâu quá, Bố quên; còn bài Việt Nam Việt Nam, Bố thuộc.
-Bố à! Tuy không hiểu rõ lời ca, con vẫn thích bài này hơn; vì âm hưởng của bài này có vẻ thôi thúc, khích động nhiều đó, Bố?
-Thật ra, khi nghe lại bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam, Bố nhận thấy lời ca của bài này thể hiện được tất cả niềm kỳ vọng của người miền Nam Việt Nam. Bố nghĩ con nên tập cho các bạn bài này thay cho bài Việt Nam Việt Nam.
-Đây là đêm văn nghệ liên trường – gồm nhiều trường đại học tại Texas – chúng con phải cố gắng để có những tiết mục khác lạ, thích hợp phần nào với thời sự, Bố ạ!
-Rồi, tý nữa, ăn cơm xong, Bố chép bài ấy ra “notes” cho con.

………………………….

Màn vừa kéo lên, Ban Hợp Ca và Phong đều cúi đầu chào quan khách trong tiếng vỗ tay vang dội . Tiếng vỗ tay vừa dịu xuống, Phong nói vào “micro”:

  • Kính thưa quý khán giả, Ban Hợp Ca trường Đại Học Houston xin trân trọng kính chào quý vị.
    Tiếng vỗ tay lại vang lên. Phong tiếp:
    -Kính thưa quý vị, lúc nãy, khi quý vị vào cửa, ban tổ chức đã trao tận tay mỗi vị một tờ giấy màu vàng. Trên tờ giấy đó là lời ca của nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam. Nơi đoạn điệp khúc, có bốn dòng được tô màu đỏ. Xin trân trọng kính mời cả hội trường cùng ca với chúng tôi khi chúng tôi hát đến bốn câu được tô màu. Được không ạ?
    Cả hội trường đưa cao tay, reo: “Yeah!”.
    Quay mặt lại với ban hợp ca, Phong nhìn ban nhạc. Một thoáng im lặng. Phong đưa tay phải lên rồi “gặt” mạnh xuống, toàn ban nhạc đồng tấu nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam. Tay trái của Phong hòa vào. Khi âm thanh của ban nhạc đến cuối phân đoạn đầu, Phong phất tay trái về phía ban hợp ca, tức thì, ban hợp ca “bắt” vào:
    “Nhân dân cách mạng Việt Nam
    Vùng đứng lên cùng thế giới,
    Vai chen vai bên nhau
    Mưu cuộc giải phóng giống nòi.
    Hận thù bọn Việt cộng,
    Đã cướp mất lẽ sống
    Và đày đọa dày xéo non sông.
    Đồng bào Việt Nam!
    Đứng lên cùng thế giới. (Cả hội trường đáp)
    Đồng bào Việt Nam!
    Đấu tranh và kiến quốc! (Cả hội trường đáp)
    Núi sông sẽ trở về tay nhân dân,
    Bắc Nam Trung đồng lòng kết đoàn…
    … Tự quyết lấy đi thôi!
    Đường sống tiến lên đi!
    Tiến lên, dân tộc Việt Nam!”
    Phong dừng tay, cùng ban hợp ca cúi chào trong khi cả hội trường đứng lên. Tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường.
    Màn khép lại. Nga bước vội ra sân khấu. Vừa đưa hai tay về phía trước – trong tư thế sẵn sàng “hug” Phong – Nga vừa reo vui:
    -Phong! I love you. I’m so proud of you!
    Phong xúc động tột cùng, dang rộng vòng tay. Nga và Phong tựa đầu lên vai nhau trong ánh nhìn trìu mến của các bạn cùng thế hệ di tản…

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

*.- Truyện ngắn này được viết từ cuối thập niên 70 – thời computer chưa có tiếng Việt – vừa được đánh máy lại.

Tạp ghi: NỮ TRUNG SĨ NICOLE GEE

NỮ TRUNG SĨ NICOLE GEE
PHỤ NỮ TRUNG ĐÔNG
THIẾU NỮ VIỆT NAM*

Marine Sgt. Nicole Gee calms an infant during an evacuation at Hamid Karzai International Airport in Kabul, Afghanistan, on Aug. 20

ĐIỆP MỸ LINH

Trước khi cuộc rút quân tại Afghanistan chấm dứt, nhiều phương tiện truyền thông đưa ra một hình ảnh rất nhân ái của nữ trung sĩ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ, trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến tại Afghanistan.
Tôi muốn đề cập đến tấm hình của nữ trung sĩ TQLC Nicole Gee – với cử chỉ đầy thương yêu như người Mẹ – đang bế và dổ cho em bé tỵ nạn bớt sợ hãi, tại phi trường Kabul, Afghanistan. Tấm ảnh này được chính Nicole Gee chuyển về cho gia đình của Cô, tại Hoa Kỳ, với dòng chữ “I love my job”.


Tấm ảnh này không ghi ngày, nhưng được trang twitter của US Department of Defense đăng, Aug. 20/2021.
Không ngờ, Aug. 28/2021, trung sĩ Nicole Gee – 23 tuổi, thuộc 24th Marine Expeditionary Unit và cũng là cư dân của thành phố Sacramento, Calif., cùng với 12 quân nhân Hoa Kỳ khác – bị tử thương trong vụ nổ bom tự sát do Islamic State in Khorasan Province, ISKP (ISIS-K) thực hiện!


Trong số 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul, không phải chỉ có Nicole Gee là nữ quân nhân mà còn có nữ trung sĩ TQLC Johanny Rosario Pichardo, 25 tuổi, cư dân Lawrence, Massachusetts. Nữ trung sĩ Rosario served with the Naval Amphibious Force, Task Force 51/5th Marine Expeditionary Brigade.


Theo tin bổ túc của Zach Hester trên News19 đăng, Aug. 28, 2021 lúc 03:51 chiều CDT thì: Danh tính của 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương trong cuộc đánh bom tự sát ở phi trường Kabul, tai Afghanistan – được The U.S. Department of Defense (DOD) công bố – gồm có:


⦁ Marine Corps Staff Sgt. Darin T. Hoover, 31, of Salt Lake City, Utah.
⦁ Marine Corps Sgt. Johanny Rosariopichardo, 25, of Lawrence, Mass.
⦁ Marine Corps Sgt. Nicole L. Gee, 23, of Sacramento, Calif.
⦁ Marine Corps Cpl. Hunter Lopez, 22, of Indio, Calif.
⦁ Marine Corps Cpl. Daegan W. Page, 23, of Omaha, Neb. 
⦁ Marine Corps Cpl. Humberto A. Sanchez, 22, of Logansport, Ind.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. David L. Espinoza, 20, of Rio Bravo, Texas
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Jared M. Schmitz, 20, of St. Charles, Mo.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Rylee J. McCollum, 20, of Jackson, Wyo.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Dylan R. Merola, 20, of Rancho Cucamonga, Calif. 
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Kareem M. Nikoui, 20, of Norco, Calif.
⦁ Navy Hospitalman Maxton W. Soviak, 22, of Berlin Heights, Ohio
⦁ Army Staff Sgt. Ryan C. Knauss, 23, of Corryton, Tenn.


Theo báo cáo của The Associated Press, 169 Afghans cũng tử thương trong vụ nổ bom tự sát này.
Điều đáng buồn hơn nữa là trong danh sách 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul có 05 quân nhân chỉ mới 20 tuổi. Khi New York bị ISIS tấn công, Sept-11-2001, đưa đến việc Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan, 05 quân nhân này chưa được sinh ra hoặc chỉ còn là em bé!
Nữ quân nhân Hoa Kỳ – cũng như nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – chỉ phụ trách việc văn phòng, tiếp liệu, ý tế, tâm lý chiến chứ không được trực tiếp tham chiến tại mặt trận.
Theo cựu trung tá TQLC Kate Germano, khi cuộc chiến tại Afghanistan bùng nổ – October-07-2001, với chiến dịch “Enduring Freedom” do Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush ký sắc lệnh, sau khi Taliban từ chối giao nộp mastermind Osama bin Laden’s al-Qaida organization – nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng không được phép thực hiện công tác tại cổng gác.
Nhưng, khi cuộc rút quân tại Afghanistan bắt đầu, nhận thấy việc kiểm soát phụ nữ và trẻ em tại sân bay sẽ gặp nhiều trở ngại – vì phong tục và văn hóa dị biệt – nữ trung sĩ Nicole Gee và nữ trung sĩ Johanny Rosario Pichardo tình nguyện nhận lãnh phần việc giúp đỡ và kiểm soát phụ nữ cũng như trẻ em Afghans đi qua cổng gác.
Không ngờ, hành động thiện nguyện của hai nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ này lại đưa đến kết quả quá thảm khốc và đau thương!
Bên cạnh sự cảm phục dành cho nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng như nữ quân nhân VNCH và nữ quân nhân các nước văn minh, tâm hồn tôi lại âm thầm xót xa khi nghĩ đến thân phận phụ nữ thiếu may mắn ở Trung Đông; bởi vì, tại 18 nước bên Trung Đông, phụ nữ bị thiệt thòi rất nhiều, về mọi phương diện.
Vì thế, khi đọc bảng tin bổ túc của The Associated Press, Aug.-17-2021, lúc 12:15PM ET, tôi thầm vui, vì câu này: “A Taliban spokesman promised Tuesday that the insurgents who overran Afghanistan in recent days would respect women’s rights and would not exact revenge …” Niềm vui trong tôi vừa đến, chợt tan biến, khi tôi đọc câu kế tiếp: “Mujahid promised the Taliban would honor women’s rights, but within the norms of Islamic law {…} He promised the insurgents would secure Afghanistan — but seek no revenge against those who worked with the former government or with foreign governments or forces…”


Tự dưng tôi cảm thấy hoài nghi và rồi hệ quả khóc hờn của những lời kêu gọi xảo trá do cộng sản Việt Nam (csVN) lập mưu để “lùa” tất cả thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam – không thể chạy thoát trước khi csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam – vào tù, sau 30-04-1975, lại bừng sống trong hồn tôi!


Sau giây phút xúc động, tôi bình tâm và nhận ra rằng: Người csVN không những ác độc với phụ nữ miền Nam mà trong cuộc chiến, 1954-1975, người csVN cũng đã hành xử tàn ác và man rợ đối với ngay cả phụ nữ và thiếu nữ miền Bắc Việt Nam rồi!


Thật vậy! Suốt cuộc chiến, từ 1954 đến 1975, do csVN xé Hiệp Định Ba-Lê, đưa quân xẻ Trường Sơn xâm lăng miền Nam, nếu bao nhiêu ngàn trái tim của phụ nữ miền Bắc đã nát tan theo từng bước chân của người thân trong đoàn quân csVN tham tàn và háo chiến trên đường mòn Hồ Chí Minh thì phụ nữ miền Nam cũng chịu nhiều đau thương, mất mác vì người thân gục ngã trong những cuộc cường tập do csVN gây nên!


Trong khi thiếu nữ miền Nam Việt Nam – nhờ sự hy sinh vô bờ của người Lính VNCH – vẫn được sống trong thanh bình, được cắp sách đến trường, thì, không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ miền Bắc Việt Nam bị csVN buộc phải theo đoàn quân csVN khát máu, xẻ dọc Trường Sơn để thực hiện những công tác nặng nhọc như tải đạn, tải nhu yếu phẩm, tải nhiên liệu, lái xe vận tải, hộ lý, v.v… đề được làm anh hùng!


Trên thế giới, chỉ có những kẻ tàn ác và không có lòng nhân đạo – như người csVN – mới dùng hai chữ “anh hùng” để chiêu dụ, phỉnh gạc những em bé chỉ hơn 10 tuổi vào quân đội. Đây là bằng chứng do chính csVN phổ biến:


1.- Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND csVN Nguyễn Trung Thu, vị tướng đánh giặc từ thuở lên 10. {…}10 tuổi, Trung Thu đã tự chế mìn, lựu đạn, vũ khí đánh địch theo chiến thuật du kích. {…} Cậu bé quyết định mang 05 quả mìn bỏ vào bao mang đi gài địch. Link:
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vi-tuong-danh-giac-tu-thuo-len-10-103503.html


2.- Nguyễn Thị Ánh Thu, năm 14 tuổi, đã tình nguyện tham gia từ công tác giao liên, du kích xã rồi làm chỉ huy xã đội Song Thuận…Link: https://vov.vn/xa-hoi/huyen-thoai-ve-nu-anh-hung-tieu-diet-tren-100-linh-my-nguy-461262.vov


3.- Cao Thị Hương, 15 tuổi, nữ du kích đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên đất Củ Chi bằng súng bá đỏ (loại súng trường lên đạn từng viên). Chú thích này là của LĐ – Số 63 Lê Tuyết – 11:24 AM, 20-03-2015, trên báo Lao Động. Link:
http://tamlongvang.laodong.com.vn/phong-su/huyen-thoai-ban-roi-may-bay-my-bang-sung-ba-do-306675.bld
Vận tốc và cao độ của phi cơ phản lực mà bị “nữ cán bộ nhí” dùng súng trường, lên đạn từng viên, bắn hạ thì…quả thật người csVN đã thể hiện được tất cả bản chất của những em bé ngày xưa chỉ biết chăn trâu, chăn bò!


4.- Danh sách 12 “anh hùng nhí” – nhóm chữ này và danh sách “anh hùng nhí” rất dài, ngày trước được dư luận viên csVN quảng bá trên internet. Sau khi bị vài bài của người Việt di tản chỉ trích, dư luận viên csVN đã đổi thành “anh hùng trẻ tuổi” và danh sách trẻ em bị csVN lừa, đưa vào chỗ chết để được làm anh hùng đã bị rút ngắn rất nhiều; nay chỉ còn:
-* Nguyễn Bá Ngọc (1952 – 1965), 13 tuổi.
-* Dương Văn Nội (1932 – 1947), 15 tuổi.
-* Dương Văn Mạnh (1930-1944), 14 tuổi.
-* Vừ A Dính (1934-1949), 15 tuổi.
-* Kim Đồng (1929-1943), 14 tuổi, v.v…


Dưới thời VNCH, tại Saigon và các thành phố lớn, không ai lạ gì trò đánh lén của Việt cộng – tay sai rất đắc lực của csVN. Việt cộng gói kỷ mìn hoặc lưu đạn, vào giỏ đi chợ, rồi bảo em bé đánh giày hay là em bé ăn xin, đem gói đó đến chỗ lính Mỹ đứng đón xe bus, trao cho lính Mỹ để được lính Mỹ cho “kẹo cao su” – chewing gum – rồi em bé sẽ trở thành anh hùng!


Người Mỹ, với bản tính nhân hậu, rất thích và tin tưởng trẻ em, cho nên, không những không đề phòng mà còn lấy kẹo cho em bé nữa. Thế là mìn nổ! Lính Mỹ và đứa bé Việt Nam chết không toàn thây!


CsVN đã lợi dụng sự thơ dại của trẻ em để đưa trẻ em vào chỗ chết! Thế mà người csVN và bộ đội ông Hồ Chí Minh lúc nào cũng “tự sướng”, tự ca ngợi những “chiến công huyền thoại” do các em bé chỉ hơn 10 tuổi thi hành!
Hỡi người csVN! Suốt chiều dài của dòng lịch sử cận đại, csVN đã áp dụng những thủ đoạn gian manh, lừa lọc để giết hại cả triệu triệu người đồng chủng; rồi phổ biến hình ảnh những em bé ôm súng; mấy cụ bà thêu dệt chuyện “đánh Mỹ cứu nước” và hình ảnh bi thảm có thật của không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ Bắc Việt mất xác trên đường mòn Hồ Chí Minh, v.v…chỉ làm cho nhân loại ghê tỡm về sự tàn ác và dã man của người csVN chứ những hình ảnh đó không thể gây được chút thiện cảm nào trong lòng người!


Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi!
Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

*.- Bài này do sự gợi ý của nhà báo Vương Trùng Dương.

Tùy bút: NGƯỜI LÍNH MỸ

Christian Golcyznski, 8 tuổi, trong đám tang của Cha –Marine Staff Sgt. Marcus Golcyznski – tử trận tại Iraq, 2007. (1)

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gần đây, những biến động tại Afghanistan khi Hoa Kỳ rút quân khiến nhiều ngòi bút đưa ra sự so sánh giữa miền Nam Việt Nam, tháng Tư năm 1975 và Afghanistan, tháng Tám năm 2021.
Vâng, tôi thấy vài điểm tương đồng như Cha Mẹ đưa em bé qua hàng rào kẽm gai để em bé được vào vòng tay của người lính Mỹ – chỉ với hy vọng cho con được đến chốn an toàn. Taliban đến từng nhà, tại Afghanistan, treo cổ những người làm việc cho Mỹ. Vài người liều, “đu” theo máy bay, bị rớt, chết; trong số này có một thanh niên thuộc Afghanistan’s youth natonal football team, v.v.
Ngoài vài điểm tương đồng như trên, tôi còn nhận thấy ba điểm rất đáng chú ý.
1.- Năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) giữ vững miền Nam cho đến năm 1975.
2.- Năm 2021, Mỹ rút chưa hết quân khỏi Afghanistan mà quân Taliban đã chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan rồi!
3.- Nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có câu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!” thì, tại Afghanistan cũng có câu: “No one trusts anything that comes from the Taliban’s mouth.” Link: https://www.cnn.com/2021/08/20/asia/afghanistan-taliban-rule-friday-intl/index.html]


Riêng tôi, kể từ ngày Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, tôi cứ hồi hộp, lo âu và cầu nguyện để Taliban đừng pháo kích bừa bãi vào đoàn người chạy loạn hoặc pháo kích vào phi trường Kabul – như cộng sản Việt Nam (csVN) đã pháo kích vào phi trường và pháo kích chính xác vào đoàn người cùng dòng máu Lạc Hồng – đang chạy về phía VNCH để được che chở, năm 1975.
Trong khi tôi đang thầm vui vì tưởng rằng Taliban không tàn ác như csVN thì, bản tin trên CNN, ngày 08/26/2021, làm tôi tức giận.
Trưa nay, 08/27/2021, tôi lại thấy tin bổ túc, lúc 12:36 PM ET: “… a bombing at Kabul’s airport killed at least 170 people including 13 US service members {…} More than 200 people were injured in Thursday’s attack, an official with Afghanistan’s Ministry of Health told CNN on Friday…” Link: https://www.cnn.com/2021/08/27/asia/afghanistan-kabul-airport-attack-update-intl-hnk/index.html


Thì ra, cái ác lúc nào cũng chập chùng trong thế giới này! Tôi ngậm ngùi nghĩ đến những vụn vỡ trong trái tim của người Mẹ, người vợ, người con, người chị/em gái và người tình của người lính Mỹ – tưởng sắp thoát được vùng lửa đạn – phải gục ngã vào giờ phút cuối!


Là một ngòi bút không chuyên nghiệp, không thích và không muốn tìm hiểu về chính trị, tôi chỉ xin được nhìn hai sự kiện Việt Nam 1975 và Afghanistan 2021 từ “lăng kính” của một phụ nữ. Tôi chỉ xin được viết từ tâm thức của một người Mẹ, người vợ, người con, người chị, người yêu hoặc là người em gái của một người lính tác chiến.


Từ vị thế của người vợ, những lần được tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp của Hải Quân VNCH – để viết tường thuật – tôi đã thấy và cảm nhận được sự hy sinh cũng như nỗi đau trong lòng người lính Mỹ khi phải xa quê hương để dấn thân vào cuộc chiến mà chính họ không hiểu được lý do!


Lần đầu tiên tôi thấy người Mỹ – Hải Quân Đại úy Graham, cố vấn trưởng của Duyên Khu II – đổ máu trên chiến trường Việt Nam là năm 1964, tại Vĩnh Hy, Cam Ranh. Thời điểm đó, Hải Quân Trung úy Hồ Quang Minh (Bố của các con tôi) là Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 26, hậu cứ tại Bình Ba, vịnh Cam Ranh.


Lần thứ hai, khi Minh chỉ huy Giang Đoàn 30 Xung Phong, tham dự hành quân dài hạn Tam Giác Sắt. Cố vấn của GĐ30XP – Hải Quân Trung úy Martin – bị thương nặng, trên chiếc Command.


Lần thứ ba, Hải Quân Đại úy Blust – cố vấn của GĐ26XP, hậu cứ tại Long Xuyên – bị Việt cộng “bắn sẻ” trên chiếc Command, trong lúc Minh chỉ huy đoàn chiến đỉnh giang hành trên kinh Trèm Trẹm, để tiếp cứu đồn thứ Chín.


Lần thứ tư, tại xã Hộ Phòng, quận Gia Rai, cũng thời điểm Minh chỉ huy GĐ26XP. Trên con kinh đào rất hẹp, Hải Quân Đại úy Taylor – cố vấn của GĐ26XP – bị thương vì Việt cộng bắn B–40 vào chiếc Command.


Lần thứ năm, tại Kinh Ngang, Minh là Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn V Tuần Thám. Khi đoàn PBR – Patrol Boat Riverine, khinh tốc đỉnh – đến khúc cua ngặt, bị B–40, B–41 của Việt cộng bắn xối xả. Một B–41 xuyên qua khinh tốc đỉnh chỉ huy. Minh và cố vấn Gronados đều bị thương.


Đối với tôi, cảnh lửa đạn trên sông hoặc dọc bờ sông, vào ban đêm, mang nặng tính chất hào hùng và bi thảm. Nhưng, hình ảnh và tiếng hát nghẹn ngào của Hải Quân Đại úy Ashmore – thay thế cố vấn Blust, GĐ26XP – nơi mũi chiếc Command vào một đêm trăng, trên sông Cái Lớn, lại cho tôi hiểu thế nào là thương nhớ, thế nào là cô đơn, thế nào là bơ vơ, lạc lõng của một người lính chiến phải xa quê hương cả nửa vòng trái đất!


Gần nửa thế kỷ qua, không thể nào tôi nhớ được tựa đề của ca khúc mà Ashmore thường hát trên những dòng sông nhuộm máu. Nhưng giọng hát đầy u uẩn và bóng dáng đơn độc của Ashmore nơi mũi chiếc Command thì mãi hoài đọng lại trong hồn tôi!


Mỗi khi nhớ lại giọng hát và hình ảnh của Ashmore, tôi tự hỏi: Từ khi tôi được sinh ra cho đến bây giờ, biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã “rơi” vào tình cảnh bơ vơ, lạc lõng sau mỗi trận chiến – nếu họ may mắn còn sống? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ bị tàn tật? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã bị “mất xác”?


Nhắc đến người lính Mỹ bị “mất xác”, tôi xin trích một phân đoạn từ tùy bút Tạ Ơn Mảnh Đất Này, của ĐML, có liên quan đến sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers!


“… Paul Magers chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt Nam chỉ có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ có hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ‘ở lại’” đó đến gần 40 năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul rất rạng rỡ, vô tư. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:

   I shot a man yesterday
   And much to my surprise,
   The strangest thing happened to me
   I began to cry.

   He was so young, so very young
   And Fear was in his eyes.
   He had left his home in Germany
   And came to Holland to die.

   I knelt beside him
   And held his hand
   I begged his forgiveness
   Did he understand?

   It was the War
  And he was the enemy
  If I hadn’t shot him
  He would have shot me.

   I saw he was dying
   And I called him “Brother”
   But he gasped out one word
   And that word was “Mother.” ... (2) (Hết trích)

   Kể từ Thế Giới Đại Chiến thứ II, theo tài liệu trên internet, số thương vong – không kể thương binh –của lính Mỹ trên thế giới là:
   • Thế Chiến Thứ II: 461,800.
   • Việt Nam: 58,220.
   • Iraq: 4,431.
   • Afghanistan: 2,376.
   • Triều Tiên: Chưa được ghi nhận.
   • Bị bệnh Posttraumatic stress disorder (PTSD): Chưa được kiểm chứng.
   • Tự tử sau mỗi cuộc chiến: Chưa được phổ biến.

   Một đất nước – the United States of America (USA) – đã đóng góp cho thế giới Tự Do bao nhiêu nhân sự và xương máu, chưa kể tài chánh, quân trang, quân dụng, khí giới, v.v. mà mỗi lần USA rút quân khỏi một nước nào thì USA cũng đều nhận bị “lên án”, như “đâm sau lưng đồng minh”, “tháo chạy”, “bội ước”, “phản bội”, v.v.
   Thế csVN bội ước, xâm phạm bao nhiêu Hiệp Ước ngưng bắn trong cuộc chiến 21 năm trên Quê Hương tôi, để cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đã ai thẳng thắn, mạnh dạn lên án csVN chưa?
   Chưa!
   Điều cay đắng và mỉa mai nhất là: Mỗi lần Hoa Kỳ “phản bội”, “tháo chạy”, “bội ước” một nước nào thì chính người lính Mỹ cũng phải canh gác, giữ trật tự, an ninh – nhiều khi phải chết vì những nhiệm vụ sau cùng này, như sáng 26 tháng 08 năm 2021, tại phi trường Kabul – chỉ với mục đích đem được càng nhiều dân địa phương càng tốt về Mỹ để... nuôi, làm người tỵ nạn!
   Biết bao nhiêu con cháu của các sắc dân tỵ nạn tại Mỹ đã thành công vượt bực trên nhiều lãnh vực, trong mọi địa hạt; thế mà đã có tổ chức nào của người tỵ nạn thành lập Hội Giúp Đỡ hoặc biết ơn Thương Binh và tử sĩ Hoa Kỳ chưa?
   Chưa!
   Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân.
   Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
   Tôi quan niệm, người Mỹ chỉ như người láng giềng tốt bụng. Khi bạn bị té ngoài sân, người láng giềng tốt bụng đó chỉ có thể đỡ bạn dậy, gọi 911 rồi an ủi, phủi bùn đất cho bạn. Thế là bạn may mắn rồi! Đừng buồn trách khi người láng giềng đó không ở lại đàn hát cho bạn nghe trong thời gian bạn dưỡng thương!
   Nhưng, khi gia đình bạn nuôi một con thú bất trị, chuyên phá phách trong nhà, sân vườn của bạn, của làng xóm – có khi cắn người thân của người láng giềng tốt bụng – thì người láng giềng tốt bụng đó sẽ không ngại ngùng gì mà không kiện bạn hoặc giết con thú bất trị của bạn.
   Sau đó, người láng giềng đó có thể chỉ dẫn cho bạn cách thức làm vườn, trồng những loại hoa đẹp. Thế thôi! Bạn không thể buộc người láng giềng đó phải tự tay chăm sóc vườn hoa cho bạn hoặc “đền” cho bạn con thú khác!
   Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Iraq.
   Veterans Club Founder and CEO Jeremy Harrell, an Army veteran who served in Iraq, said: “I think that’s a really good idea. I’m glad President Biden is keeping President Trump’s idea to bring troops home and to get folks out of Afghanistan.” 

Link: https://www.wave3.com/2021/04/15/its-time-come-home-kentucky-afghan-iraq-war-veterans-react-us-troop-withdrawal

ĐIỆP MỸ LINH
http://www.diepmylinh.com

(1) Hình trong bài của Wonbo Woo, Kate Snow and Tracy Connor – ngày 20, Dec. 2013 – US News.
(2) Washington (CNN) – What does it feel like to kill a man? James Lenihan of Brooklyn knew. He fought in Europe in World War II and he killed a German soldier during a battle in Holland.

Sài Gòn xưa: Chuyện về nhà sách Khai Trí

Trước 75, Khai Trí là nhà sách nổi tiếng nhất Sài Gòn, không ai không biết. Câu chuyện về nhà sách này cũng gắn liền với cuộc đời thăng trầm của ông Nguyễn Hùng Trương mà người thời bấy giờ thường gọi là “ông Khai Trí”.

Cậu học trò mê sách
Ông Nguyễn Hùng Trương sinh năm 1926 ở Thủ Đức, thuở nhỏ đam mê đọc sách nên thường nhịn ăn sáng để có tiền mua.
Lên trung học, ông vào học ngôi trường nổi tiếng Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong) ở quận 5. Bấy giờ nhà ông ở Thủ Đức, cách xa trường, nên ông phải ở lại trường, cuối tuần đạp xe về nhà, thứ 2 đầu tuần lại đạp xe đến trường.
Dù tiền sinh hoạt không nhiều, nhưng vì nhịn ăn nên cứ chiều thứ 2 là ông mua sách. Sách mà ông mua chủ yếu là sách nước ngoài. Đến năm 1940, số sách ông sở hữu đã đủ để lập thành một tủ sách rất có giá trị.
Sau khi ra trường, ông Nguyễn Hùng Trương lấy vợ là người bạn từ thuở hàn vi, bà Phùng Thị Bông. Hàng ngày vợ chồng ông bán sách trên xe đẩy trước trường Chassesloup Laubat (nay là trường THPT Lê Quý Đôn).
Thấy ông Nguyễn Hùng Trương có nhiều sách nước ngoài, mấy người bạn của ông đã nhờ ông mua giúp 5 cuốn về văn học Pháp, bản thân ông cũng muốn mua 1 cuốn là 6 cuốn. Ông liền gửi thư cho nhà xuất bản đặt mua 6 cuốn và nhận được phản hồi là nếu mua 10 cuốn sẽ được giảm giá. Vậy là ông quyết định mua luôn 10 cuốn.
Khi nhận được sách, ông đem ra nhà sách bán ký gửi, nhưng bất ngờ là chỉ vài ngày 4 cuốn sách đã bán hết. Từ đó ông Nguyễn Hùng Trương thường đăng ký mua các sách quý hiếm ở nước ngoài rồi đem bán ký gửi.
Tất cả số tiền lãi bán sách, tiền làm thuê và tiền dạy học, ông tiết kiện đến 4, 5 năm thì có được số vốn. Năm 1952, ông mở nhà sách Khai Trí ở căn nhà 2 mặt tiền trên đường Bonard (sau năm 1955 đổi tên thành đường Lê Lợi). Việc này cũng có công lao rất lớn của vợ ông, bà Phùng Thị Bông.

Nhà sách tự chọn đầu tiên ở Việt Nam
Là người mê đọc sách, lại có kinh nghiệm bán sách nên ông Nguyễn Hùng Trương hiểu được nhu cầu của khách hàng, có khả năng đánh giá và phân loại sách.
Thời điểm nhà sách Khai Trí ra đời, ở Sài Gòn có 10 nhà sách lớn, nổi tiếng nhất là nhà sách Xuân Thu dành cho giới nhà giàu trên đường Tự Do.
Các nhà sách lúc đó còn ít đầu sách và chủ yếu là sách ngoại văn. Nguyễn Hùng Trương bán đa dạng các loại sách cả ngoại văn lẫn tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp như giới trí thức, sinh viên, học sinh, cho đến cả trẻ em. Đặc biệt nhà sách của ông là tự chọn, khách hàng có thể vào tự chọn sách xem thoải mái, sau đó mua hay không mua cũng được. Nhà sách Khai Trí là nhà sách tự chọn đầu tiên ở Việt Nam.
Vì đa dạng đầu sách phục vụ, khách lại được tự chọn sách, nên nhà sách Khai Trí khi nào cũng đầy ắp người. Dần dần ngay cả ông Nguyễn Hùng Trương cũng được gọi là “ông Khai Trí”.
Có bài báo đăng về nhà sách Khai Trí như sau:
“Hai căn nhà rộng thênh thang trên đại lộ Bonard của nhà sách Khai Trí luôn mở toang các cửa, sách được phân chia từng loại trưng bày rộng rãi trên các kệ sắt. Người mua tha hồ lấy xem, lựa chọn và dù khách mua hay không mua, khi ra về đều nhận được cái nghiêng đầu nhẹ nhàng và cụ cười cảm ơn rất thân tình, lịch sự của những cô nhân viên trẻ đẹp, mặc áo dài màu xanh dương thanh lịch. Sách mua được nhân viên bao gói bằng loại giấy đặc biệt có in tên nhà sách và sách được đóng dấu tên của tiệm…”

Nhà sách Khai Trí mau chóng nổi tiếng trong giới sinh viên học sinh, giới nhân sĩ trí thức. Những người thích đọc sách ở các tỉnh phía Nam hầu như ai cũng từng nghe danh nhà sách Khai Trí.
Đóng ghóp lớn cho việc xuất bản sách và giáo dục
Không chỉ rất thành công về mặt kinh doanh sách, ông Nguyễn Hùng Trương còn hoạt động rất mạnh và cũng rất nổi tiếng với công việc xuất bản sách.
Ông có một nhà in riêng, sách ông xuất bản là những loại sách giá trị, với hàng ngàn tựa sách, đủ thể loại, từ sách học làm người, học nấu ăn đến sách nghiên cứu văn hoá, khoa học, sách giáo khoa, dịch thuật.

Đặc biệt ông Nguyễn Hùng Trương rất nặng lòng với thế hệ thiếu niên, nhi đồng, nên từ năm 1971 đến 1975, ông đã chọn lọc và cho xuất bản 300 đầu sách của bộ Tuổi Thơ dành riêng cho lứa tuổi măng non.
Đồng thời ông cũng cho xuất bản tuần báo Thiếu Nhi, dùng kỹ thuật in offset rất tiên tiến, thiết kế công phu đẹp mắt. Tuần báo có sự cộng tác của hầu hết các nhà văn, nhà báo, nhà giáo tên tuổi và có tâm huyết với thế hệ con cháu. Đây là tuần báo duy nhất của thời đó và được các học sinh, các bậc phụ huynh đánh giá cao vì tính giáo dục, lành mạnh của báo. Hơn nữa, giá của báo lại được ưu đãi đặc biệt với các đối tượng nhỏ tuổi.

Tuần báo Thiếu Nhi do ông Nguyễn Hùng Trương làm chủ nhiệm

Ông Nguyễn Hùng Trương còn dành một gian sách riêng trong nhà sách Khai Trí cho thiếu nhi, phục vụ sẵn cả băng ghế cho trẻ được vào ngồi xem thỏa thích. Những trẻ nghèo không có tiền mua sách có thể gặp ông để nhận những tấm thiệp mua sách miễn phí

Suốt hơn 20 năm, người Sài Gòn hầu hết đều biết đến nhà sách Khai Trí là điểm sáng trong hoạt động văn hóa của Sài Gòn.
Nhà sách Khai Trí bị đóng cửa và những cố gắng bất thành
Năm 1975, nhà sách Khai Trí bị buộc phải đóng cửa, toàn bộ số sách bị tiêu hủy vì bị xem là văn hóa phẩm đồi trụy, ông Nguyễn Hùng Trương cũng bị đi tù cải tạo.

Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được con cái bảo lãnh sang Mỹ. Tại Mỹ ông muốn xây dựng nhà sách Khai Trí nhưng thất vọng khi thấy 90% sách bản quyền của Khai Trí bị bán lậu tràn lan và công khai.
Sau này, nghe nói nhà nước Việt Nam trả lại nhà đã tịch thu năm 1975, nên năm 1996 ông Nguyễn Hùng Trương quyết định về nước. Lúc về, ông mang theo khoảng 2.000 đầu sách, chủ yếu là sách học làm người với hy vọng nhận lại được nhà sách Khai Trí xưa, thế nhưng số sách lại bị tịch thu.
Ông đã cố gắng xin lại một phần nhà sách, các cơ sở và nhà cửa nhưng không thành. Ông chỉ nhận lại được căn nhà cũ xây từ năm 1930 ở đường Điện Biên Phủ.
Vào khoảng cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, có một số người Sài Gòn nhận ra “ông Khai Trí” đứng trước nhà sách khi xưa (lúc đó được đổi tên thành nhà sách FAHASA, 60-62 đường Lê Lợi) như tưởng nhớ một thời, rồi lặng lẽ trở về.
Ông sống tại căn nhà ở đường Điện Biên Phủ cho đến khi mất vào năm 2005, thọ 80 tuổi.
Trần Hưng tổng hợp

Xem thêm:
Nguyễn Tấn Đời: Doanh nhân hạng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa (P1)