Đòn Xâm Lược Bẩn của Trung Cộng

GS. Vũ Cao Đàm

Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm:

“… Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.

Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch.

Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…

Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:

Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!

Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.

Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.

“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi

 Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.

Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.

Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.

Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.

Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…

“Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.

Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” Việt Nam

 Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.

Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.

Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).

Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.

Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?

Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.

Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.

Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”.

Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.

Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

 Vũ Cao Đàm

http://to-quoc01.blogspot.com/2011/09/gs-vu-cao-am.html

Hai hình ảnh, một cuộc đời

Nguồn: dien nguyen <dien.nguyen44@…..>
.

Tôi có hai người chị sinh đôi, bố tôi đặt tên cho các chị là Nư và Nữ. Thường thì những cặp sinh đôi rất giống nhau, xinh xắn duyên dáng nên cả hai tới tuổi thập-tam mà đã có nhiều chàng ngấp nghé, tới độ trăng tròn thì có người mang trầu cau đến đặt cọc và vừa 18 thì hai ông lính đến rước các “nàng về dinh”. Ông TQLC đón nàng Nư về Cửu Long trại, ông Hải Quân thì đem nàng còn lại về trại Nguyễn Văn Nho*, cả hai dinh cơ này đều thuộc Thị Nghè phường, Sài Gòn Phố. Xem ra như vậy thì cái số của hai chị tôi giống nhau, vì cùng một trứng chia đôi, khóc óe chào đời trước sau cách nhau hai ba phút. Nếu sau này số phận có khác là do ngôi sao của phu quân chiếu mạng. Và quả như thế, cả hai bà nay đang độ tuổi xuân già “ như chuối chín cây ” 75, hai bà ở hai phương trời Đông Tây, tuy cùng một cuộc đời về già nhưng hai hình ảnh khác biệt.

(* Nguyễn Văn Nho là Th/Tá TĐT/TĐ.4/TQLC đã tử trận tại Bình Giả ngày 31/12/1964, cùng hy sinh trong trận này còn có Đ/ Úy TĐP Trần Văn Hoán, Bác Sĩ Trương Bá Hân cùng nhiều quân nhân khác nữa, trong đó có 2 Th/Úy K19 là thủ khoa Võ Thành Kháng và Hùng, vừa tốt nghiệp ngày 28/11/64)

Chồng chị Nư là lính tổng trừ bị TQLC nên đi hành quân quanh năm suốt tháng khắp bốn vùng chiến thuật, từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, lâu lâu được vài ngày phép kể cả hai ngày đi đường. Vì về phép bất ngờ thì làm sao biết đường tính sổ, làm sao tính O-gi-nô? Thôi thì “mackeno” nên 7 lần anh về phép là chị tôi đẻ 7 lần, 3 trai, 4 gái. Kể từ sau trận Hạ Lào Lam Sơn 719 năm 1971, lính tổng trừ bị TQLC thành địa phương quân đóng đồn giữ đất vùng địa đầu giới tuyến, một lối sử dụng quân hoang phí, sai nguyên tắc. Chồng thì quanh năm ngủ động Chó, động Toán, động Ông Đô, núi Bá Hô, nếu có nhẩy dù vài ba tiếng thì vào Huế, xuống đò sông Hương hò ‘mái nhì”. Còn chị tôi, “mái nhất”, thì vò võ năm canh, vừa làm mẹ vừa làm cha, làm thầy săn sóc dạy dỗ đàn con, vì lương lính tính liền, anh không gửi tiền về thì chị tôi phải phải tự mưu sinh.

Thấy mẹ vất vả nặng gánh gia đình nên hai thằng con đành bỏ học đăng lính. Tưởng giúp mẹ một tay nhưng đâu ngờ càng làm mẹ khốn khổ. Con trưởng Vũ Văn Tuấn theo gương bố tình nguyện về TĐ.4/TQLC Kình Ngư và chết mất xác tại Quảng Trị năm 1972! Thằng thứ hai, Vũ Văn Hùng, chưa đủ tuổi 18 nhưng lấy trộm giấy khai sinh của bạn để nối nghiệp anh về TĐ.5/TQLC Hắc Long và rồi cũng mất xác tại bãi biển Thuận An, pháp trường cát, vào ngày 26/3/1975.

Chỉ ba ngày sau, lúc 7 giờ sáng ngày 29/3/1975, tôi và anh rể, bố Tuấn Hùng, còn vẫy tay chào nhau tại bãi biển Non Nước Đà Nẵng, tôi thuộc P3/BTL bơi ra tàu trước, còn anh, TĐ.2/TQLC Trâu Điên thì ở lại đi sau. Nhưng cho tới nay gia đình không biết anh phiêu bạt giang hồ phương trời nào? Có phần chắc anh là một trong số những bộ xương mà dân địa phương thỉnh thoảng nhặt được trên bãi cát. Họa vô đơn chí, con nằm ở Thuận An, bố nằm ở Non Nước, Huế Đà Nẵng đâu có bao xa mà sao không biết nhau? Thôi thì cha con cùng trùng phùng chốn bình yên.!

Mới đây, tháng 7/2010, một số đồng đội cũ ở trong nước trở lại thăm chiến trường Thuận An xưa thì được dân địa phương trao cho các anh một mớ xương cùng 7 cái thẻ bài. Thẻ bài là một miếng inox ghi họ và tên, số quân, loại máu mà bất cứ một quân nhân nào cũng phải có… Theo danh sách thì không có tên Hùng. Trong bài tạp ghi “Không Một Nấm Mồ” trên báo NV ngày 6/11, nhà văn Huy Phương cho biết đồng bào thôn An Dương, quận Phú Vang, Thừa Thiên đã vừa giúp cải táng và xây lăng mộ cho 132 quân nhân VNCH đã bỏ mình trên bãi biển Thuận An vào những ngày cuối tháng 3/75.

Ngoài nấm mồ tập thể của 132 quân nhân đã được đồng bào địa phương cải táng thì còn bao nhiêu nữa? Nhiều lắm, các anh vẫn “tắm” vẫn phơi xương trên bãi cát, những hồn-hoang vẫn dạo chơi buổi hoàng-hôn trên bờ biển. Bản tin đồng bào trong nước cải táng nấm mồ tập thể, trong đó chắc chắn có rất nhiều anh em TQLC, đã làm xúc động nhiều trái tim, nhất là đối với những người có chồng con còn nằm lại nơi đó, những pháp trường cát Thuận An, Non Nước, Mỹ Khê v.v.. Nhưng trong số những trái tim xúc động đó không có chị Nư tôi, dù cả chồng lẫn con còn ở đó, vì chị không còn trí nhớ. Chả biết chị điên hay “en-giai-mơ”? Chắc là điên vì người nghèo trong nước nào biết en-giai-mơ là gì đâu!

Chị Nư tôi, một người vợ lính, mẹ lính, sống trong hoàn cảnh chồng con đã trả nợ tổ quốc xong xuôi thì khó mà bình thản, dẫu cho mình đồng da sắt thì cũng phải han rỉ. Với lý lịch gia đình “ngụy quân” như thế thì những đứa con còn lại cũng sống thanh bạch, dẫu có thương mẹ thì cũng chỉ có hai bàn tay chai đá sần sùi, và chị tôi đang sống những ngày cuối đời trong vô tư và không bệnh hoạn. Mỗi lần gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe chị thì các cháu trả lời:

– Mẹ cháu vẫn mạnh khỏe cậu ơi.

Tôi rất đỗi ngạc nhiên, hỏi lại thì các cháu tâm sự rằng “người nghèo không dám bệnh”. Nghe cháu than tôi tưởng là chuyện đùa, nhưng tôi vừa đọc trên trang báo điện tử trong nước VnExpress ngày 7/12/2010 có bài viết “người nghèo không dám ốm” thì mới biết các cháu tôi nói thật. Chị Nư tôi không có bệnh gì cả, không cao mỡ cao máu, không đái dường, không co-lét-tê-rôn, lục phủ ngũ tạng đều không có vấn đề, vì có đi khám bệnh bao giờ đâu mà biết. Có điều dễ nhận thấy là thân xác chị như thanh củi khô vì đói ăn, gọi văn hoa là suy dinh dưỡng. Hình ảnh chị Nư tôi là tượng trưng cho tất cả các bà quả phụ chế độ cũ đang sống trong chế độ mới, một cuộc đời khó ai mà tưởng tượng nổi.

Trong khi đó người em sinh đôi thì lại là một hình ảnh khác, nhờ ngôi sao mỏ neo của chồng là Hải Quân chiếu mạng nên đời chị Nữ cứ sáng như ngọn hải đăng. Trước 30/4 chị vui cùng con cái trong trại gia binh Nguyễn Văn Nho, nay nhàn hạ nơi hải ngoại

Nếu hình ảnh chị Nư tượng trưng cho các quả phụ chế độ cũ sống trong chế độ mới XHCN thì hình ảnh của chị Nữ là tượng trưng cho cuộc sống mới của quý bà thuộc chế độ VNCH trong xã hội Hoa Kỳ. Gia đình chị Nữ cư ngụ trong một khu mô-bô-hôm ngay trung tâm cộng đồng người Việt

Đây là một khu phố gần như 90% là người Mỹ gốc Việt, các cụ vốn xuất thân là dân ODP, OD-GHE, OD-BO, HO v.v.. nay tới tuổi về hưu nên tập trung về đây an hưởng tuổi già. Có những cụ bán nhà to trên đồi về đây mua nhà nhỏ, có cụ con mua cho, có cụ được hao-zinh v.v.. Với cái nhìn bề ngoài thỉ đây là xóm nghèo, mà dân nghèo ở cái xứ Mỹ này thực sự xướng hơn cái cảnh dở-dở ương-ương, lương cao hơn “tiền già” dù chỉ $1USD.

Bỏ qua chuyện mấy cụ nói về sự thành công của con cái, đứa nào cũng là “ông nọ bà kia” và bỏ qua vấn đề “ông kia bà nọ” khi các cụ chiếu đẻn sang hàng xóm. Không bàn về sự ăn, sự mặc của xóm tôi, bởi vì cụ nào cũng thiếu tủ để đựng quần áo, thiếu tủ lạnh để chứa thực phẩm, câu đầu tiên khi quý bà rủ nhau đi chợ là “hôm nay ăn cái gì nhẩy? Chả biết ăn cái gì! Tất cả biểu lộ sự dư thừa thực phẩm. Cái điều tôi chú ý là nếu chị Nư trong nước vì “nghèo không dám bệnh” thì chị Nữ ở hải ngoại có đầy đủ mọi phương tiện, mọi thuốc men để chữa bệnh thì lúc nào cũng than: “Sao tôi nhiều bệnh quá !”

Bệnh “than” là bệnh hay lây và khó chữa, có lẽ chị tôi nhiều bệnh là do bị lây bệnh than, bất cứ bệnh gì của các bà trong khu phố mà chị được nghe kể là chị tôi nói “tôi cũng thế”, nói đúng hơn là các bà “đồng bệnh tương lân”.

Gặp chị, tôi vừa hỏi thăm chị có khỏe không thì chị đã than: “mệt quá, chị bị mất ngủ”. Trông sắc diện và “thanh tướng” thì không có dấu hiệu gì mệt mỏi của bệnh mất ngủ, nhưng tôi cũng cố an ủi cho vừa lòng người muốn bệnh:

– Hèn gì trông chị hơi xuống sắc, mất ngủ bao lâu rồi?

– Cả năm nay rồi cậu ơi, cứ hai ba giờ sáng là thức dậy, loay hoay cả tiếng mới chợp mắt lại được chút xíu cho đến khi thức giấc thì trời đã sáng.

– Anh chị ngủ chung phải không? Như vậy là tại anh ấy làm chị thức giấc vào lúc nửa đêm gà gáy canh ba, ông bà thức dậy..

– Cậu đừng có suy diễn linh tinh à nha, tiếng ngáy làm anh ấy mất ngủ nên thường ôm chăn gối ra ngoài salon.

Tôi không dám hỏi chị là “tiếng ngáy” là của ai, nhưng tôi có gọi điện thoại nhắc mấy cháu đưa mẹ đi “khám” bác sĩ, bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân, để lâu nguy hiểm. Nhưng các cháu giải thích:

-Thường thì sau bữa cơm tối là mẹ cháu vào phòng coi phim Đại Hàn, chừng ít phút sau là mẹ cháu ngáy rồi, hết phim thì dậy thay phim xong lại ngáy tiếp, cứ ngủ chập chờn như vậy cho tới sáng. Cháu đã đưa mẹ cháu đi khám bệnh, sau khi kê khai bệnh trạng và được làm một vài thử nghiệm thì bác sĩ kết luận ít ngủ là do cơ thể của người lớn tuổi, tuổi già là vậy. Nghe bác sĩ bảo tại “ già” thì mẹ cháu chê ông này “dỏm”, không biết định bệnh và đòi đổi BS khác.

– Đâu phải muốn đổi tổ hợp lúc nào cũng được, phải có thời hạn chứ…

-Mẹ cháu là dân medi-medi mà.

À ra thế, đây là những người có con làm tổng thống Mỹ, có medi-medi nên có đủ thứ bệnh. Khi được bảo lãnh vào Mỹ thì chị đã quá già để xin việc nên chỉ ở nhà giữ cháu, dần đà tới tuổi 65 và là dân nghèo nên mọi chi phí về sức khỏe được liên bang và tiểu bang đài thọ, “dân medi-medi muốn gì cũng có”, các cụ thường khoe với nhau như thế. Có được những bảo hiểm y tế như thế quả là niềm ước mơ của mọi người dân sống trên đất Mỹ. Khổ biết chừng nào khi đau yếu mà không có bảo hiểm sức khỏe, xin được tờ MSI cũng trầy vi tróc vẩy. Thôi thì đành chép miệng “tới đâu hay tới đó”. Chính vì ỷ vào điều “muốn gì cũng có” nên chị tôi không có cũng cố tìm ra để mà đi “khám” bác sĩ, như việc mất ngủ chẳng hạn. Quả là hai hình ảnh của hai bà chị, “kẻ ăn không hết người đào không ra”.

Ăn không hết nên phí phạm từ trên xuống dưới, ngứa đầu vì gầu thì đi bác sĩ, cái móng chân sần sùi, cái gót nứt nẻ thì đi bác sĩ thay vì gọt dũa bôi lotion. Tới tuổi phải rụng răng nhưng muốn có hàm răng trắng, đều như hạt dưa để vừa ăn cơm vừa đánh răng thì đi đâu? Câu trả lời là “đi nha sĩ”, chả bù với hồi còn ở quê nhà, cái răng lung lay thì cột sợi chỉ vào rồi tự tay giựt cái “phực”, vất cái răng xâu lên mái nhà cho chú chuột tha đi, miệng xúc hớp nước muối là xong ngay.

Chị tôi cả ngày ngồi đọc báo, xem phim, xem Thúy Nga thế là đau lưng, đi khám bệnh, bác sĩ cho đi chụp X-Ray, MRI, họ bảo xương sống có gai, các khớp xương hết chất nhờn, lớp sụn bị mòn đè lên dây thần kinh thế là đi vật lý trị liệu.

Thực phẩm dư thừa chất ngọt, chất béo sinh ra cao máu tiểu đường, uống thuốc cao máu sinh ra táo bón, táo bón thì sinh ra cau có. Ngày xửa ngày xưa, quần quật từ sáng tới tối, ngày hai bữa “vỗ bụng rau bình bịch” làm gì có mỡ có thịt đề sinh ra bệnh, đói ăn rau đau uống thuốc .. “xuyên tâm liên”.

Có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong tay là sinh ra đủ bệnh bởi yếu tố tâm lý “bói ra ma quét nhà ra rác”. Khám bệnh miễn phí dĩ nhiên cũng được cấp thuốc miễn phí, có thuốc rồi không uống, hoặc uống không đủ liều lượng như lời chỉ dẫn trong toa mà vẫn hết bịnh, thế là dư thuốc. Xin quý vị medi-medi coi lại tủ thuốc của mình xem có bao nhiêu thuốc dư và hết hạn như của chị tôi không. Với bản tính “tiết kiệm” và “thương người”, chị bèn đem những thuốc này đi cho bạn bè, hoặc gửi về VN gọi là để làm phúc!

Cũng vẫn bản tính tiết kiệm, “tiếc của trời” nên thấy ai có gì thì chị hỏi thăm để đi xin thứ đó. Một chiều nọ chị xách sang cho tôi một túi plastic đựng gần chục hộp sữa ensure! Tôi hỏi ở đâu có thì chị cho biết:

Người ta xin hộ, dư nhiều nên đem cho cậu.

Tôi thực sự nổi cáu với bà chị thật thà và đám họ lưu nên gắt:

-Sữa ensure là dành cho người bệnh không ăn được, chị và em còn mạnh khỏe không cần đến thứ này.

-Họ cho thì mình nhận, không lấy thì “phí của trời”.

Cái đám họ lưu .. đã dụ dỗ các cụ già thật thà để ăn cắp tiền chính phủ, chúng đã đi tù nhưng chính phủ cũng cạn tiền. Bữa khác chị sang nhờ tôi điền đơn xin xe wheel-chair, quá đỗi ngạc nhiên, tôi hỏi:

-Chị còn đi đứng mạnh khỏe mà xin xe lăn tay làm gì?

– Không phải lăn tay, mà loại có máy kia, bà Sáu mới xin được.

– Bà Sáu liệt hai chân, chị muốn liệt hả?

-Bà ấy mà liệt gì, bà ấy lái xe lăn “chạy bộ” mỗi sáng, khi vướng bậc thềm trước cửa nhà, chị thấy bà ấy bước xuống nhấc cái xe lăn lên mà! Cậu không giúp thì thôi sao nỡ trù ẻo chị liệt. Vậy thì nhờ cậu điền đơn xin cho chị vài chục giờ để có người lái xe cho chị đi SPA, giúp chị đi chợ và nấu nướng, vài giờ để có người đến kin-ấp nhà cửa …

– Xì-tốp, ai bày vẽ cho chị những chuyện này?

– Bà Bát có mấy đứa con nhà ở trên đồi và bãi biễn, nhưng bà ở hao-zinh một mình trong khu senior, mỗi tháng xin được 60 giờ để có người đến giúp mọi chuyện. Tuần ba lần có người đến chở bả đi SPA. Ông bà Bẩy vẫn đi bộ với chị thì mỗi tuần hai lần có người đến đi chợ và nấu cơm, vậy mà bà Bẩy còn cằn nhằn khó tính với người ta. Bà Tư “chó cắn*” thì mỗi tuần hai lần có người đến klin-ấp trước sau cả mấy tiếng đồng hồ chứ ít sao?

Dân khu phố gọi là bà Tư chó cắn vì bả có nuôi một con pet kiểng, mỗi khi ai đi ngang thì nó chạy ra sủa ỏm tỏi. Nay nghe bà chị nói về sinh hoạt của các bà bạn và muốn xin được như thế khiến tôi muốn “sủa” vài câu:

Họ yếu đuối hoặc độc thân, con cái ở riêng thì họ xin xã hội giúp đỡ, còn chị đã có anh ấy, và mấy đứa nhỏ..

– Biết tôi sắp “giảng đạo” cản đường hưởng thụ, chị vội ngắt lời:

– Người ta cho không tội gì mình không xin, “bỏ phí của trời”, Vả lại, nếu hai vợ chồng sống chung thì tiền già hai người cộng lại chỉ có $xxxx , còn nếu độc thân thì mỗi người thêm được $xxx nên anh chị đang bàn tính ly thân hoặc ly dị để mỗi tháng anh chị cộng lại cũng thêm được vài trăm.. trong đám chị quen biết, thiếu gì những cặp đang sống như thế..

Nghe bà chị thật thà tâm sự những dự tính tương lai mà tôi rùng mình, thật là “nô-mê-đờ-xin”, “hết thuốc chữa”, “phi-nỉ nô đia”, hết nước nói! Có ai trong số đồng hương giống bà chị tôi không nè? Các cụ thường khoe với nhau có “con” làm tổng thống Mỹ, từ anh cả Linh-Tân, tới chú thứ Dọp-Bút rồi cậu út Ba-Ma nên không lo, mọi chuyện đã có họ lo, mình cứ việc no.

Không phải thế đâu chị ơi, tiền các cụ “vung tay đốt nhà táng giấy” là tiền của người dân đi làm và đóng thuế đấy, em đi làm 4 tuần thì chỉ lãnh lương có 3 tuần, còn lương một tuần là đóng thuế để chị có medi-medi đó. Người dân bản xứ họ đi làm từ năm 18 tuổi, đóng thuế 30%, gần 50 năm sau, tới tuổi về hưu họ được hưởng chế độ săn sóc y tế như thế, chúng ta là tỵ nạn, là di dân mới đây thôi, dù có đi làm hay không, khi tới tuổi về hưu cũng được hưởng ké những ưu đãi đó. Nhưng chị đã vung tay quá trán, hoang phí vô tội vạ, chị có biết một viên aspirin 81 mà chị được free thì chính phủ phải trả bao nhiêu không? Số thuốc dư quá hạn mà chị đem cho thì chính phủ phải trả là bao nhiêu đô la không?

Chị có nhớ bữa trước chị bị xây xẩm vì “mất ngủ”, chị bấm 911, xe cấp cứu chở chị vào BV Fountain Valley, rồi chị ra về, nhưng cái biu nó báo cho biết số tiền chính phủ phải trả làm tụi em tối mặt, gấp mấy tháng lương của em đó !

Mỗi lần em an ủi chị đừng đau tưởng tượng, tốn tiền medicaire thì chị mắng em là lo bò trắng răng, ngân khoản y tế mỗi năm vài trăm tỷ, xá gì vài đồng tiền lẻ chữa bệnh của chị. Em hoàn toàn đồng ý với chị là có bệnh thì phải đi chữa, nhưng lạm dụng quá thì không nên, chị có nghĩ đến những trường hợp “ông thầy ăn một thì bà cốt ăn hai”, ăn theo cái mê-đi-keo của chị không? Chính vì thế mà quỹ y tế dành cho người già đang tới hồi cạn kiệt, mới chỉ nghe chương trình y tế năm tới có vài thay đổi là đã lo rối lên.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là cứ đi nghe bạn bè định bệnh cho mình rồi chị đem lo âu sầu muộn về cho gia đình, cho chồng con. Làm sao họ vui và an tâm cho được khi chị không cười mà chỉ thấy than, than vắn thì thở dài từ sáng tới tối.

Chị Nữ ơi, xin chị xét kỹ lại những gì chị đang được hưởng dư thừa và những gì người chị song sinh đang thiếu thốn để mà an tâm với đời sống bình thường mạnh khỏe, đem niềm vui đến cho người thân và chính mình ở tuổi 75.

 

 

Sau 42 Năm

Nguyễn Thị Thêm

 
Gia đình tôi cổ hũ và tôi là đứa con gái duy nhất nên bị ràng buộc trong tầm suy nghĩ của mẹ.” Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trao mình” Cái ông Khổng tử ở tuốt bên Tàu vậy mà uy lực ổng thật to rộng. Một người phụ nữ ít học, quê mùa như má tôi lại thuộc nằm lòng mấy câu giáo điều đó . Thuộc để ép mình vào khuôn khổ cả một đời và truyền lại cho con gái.
 
Chúng tôi cùng dạy tư cho một trường trung học công giáo do cha đạo mở ra. Khi ấy anh đã là lính mang lon chuẩn úy. Có nghĩa là anh cũng thuộc lính mới tò te. Một sĩ quan mới ra trường còn mang nhiều món nợ áo cơm từ cha mẹ. Nơi anh được bổ nhiệm là một quận lỵ nằm giữa những vùng xôi đậu. Ban ngày là của Quốc Gia, ban đêm Việt Cộng về thăm dân. Họ nhận tiếp tế, tuyên truyền  và rải truyền đơn.
 
Người dân như mang mặt nạ, không dám biểu lộ tình cảm của mình với lính Quốc Gia. Xung quanh hàng xóm không biết ai là bạn, ai là Việt Cộng nằm vùng. Cuộc sống bấp bênh trong những trận càn của lính và đêm sục xạo, gỏ cửa rình mò của phía bên kia. Ấp chiến lược sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết đã không còn hiệu lực. Một con đường vô hình đã mở ra cho sự phát triển của phe đối nghịch. Đưa đẩy người dân vô tội vào hai gọng kìm Quốc Gia và Việt Cộng..
 
Khi những người bạn đồng minh lần lượt đổ quân vào thôn xóm thì như giọt nước đã tràn ly. Người dân càng hoảng loạn không biết đâu là chính nghĩa. Những người Mỹ, người Đại Hàn, người Thái Lan súng ống rầm rộ khắp mọi ngõ ngách xóm làng. Người dân quê sợ sệt vì lần đầu tiên thấy người ngoại quốc lùng sục khắp nơi. Đó là cái mồi lửa thật tốt châm ngòi cho phía bên kia. Họ tuyên truyền trong dân chúng để kéo  chính nghĩa về phía họ.
 
Tôi nói điều này ra có nhiều người sẽ phản đối. Nhưng đó là sự thật khi người dân không có được một sự giáo dục rõ ràng về phía chính phủ. Họ không hiểu thế nào là Thế Giới Tự Do và thế nào là Cộng Sản. Họ không hiểu tại sao người Mỹ có mặt ở nước mình.
 
Nhan nhản trên đường những người lính Mỹ say sưa. Những cô gái thôn quê bỗng chốc thay da đổi thịt. Từ ăn mặc đơn giản lại lòe loẹt chói mắt. Một số biến thành gái mãi dâm mua vui cho những người lính Mỹ đen, Mỹ trắng. Những người phụ nữ bỏ quên chồng con, diêm dúa trong những bộ quần áo mini ngắn ngủn, son phấn sặc sỡ đi làm sở Mỹ. Những áp phe buôn đồ Mỹ, bán đồ quân tiếp vụ Mỹ, quán rượu  mọc ra như nấm. Những đứa bé con lai ra đời, những bào thai bị vất bên đường và thỉnh thoảng phát hiện xác con gái nằm chết trong bãi rác. Những tin xấu tràn về thôn xóm, những hình ảnh xa đọa lung lay xã hội.
 
Đau đớn là ở chỗ chính nghĩa bị hiểu lầm và kẻ gian ngoa đã giành chiến thắng. Những người học sinh trong bộ đồng phục tới lớp buổi sáng. Nhưng sẽ là một liên lạc liên báo cáo tin tức vào buổi tối cho phía bên kia. Những em học sinh mặt thì già nhưng giấy tờ nhỏ tuổi. Có em đã có vợ , có con nhưng vẫn mang giấy tờ giả đến trường để trốn lính. Những chị ngồi trên xe lam đi chợ nói nói cười cười. Những cô gái đẹp làm người tình hờ của lính. Họ là những người nằm vùng của phía bên kia. Nhiệm vụ hoạt động mật, báo tin tức, tiếp tế lương thực,thuốc men và tiếp nhận chỉ thị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
 
Trong bộ ngực căng tròn của cô gái đẹp chứa đầy thuốc trụ sinh. Dưới lằn vải quần mỹ a đen mượt mà kia là những lớp nylon bó thật chặc vào đùi để tiếp tế.  Trong gà mên cơm đem đi ăn một ngày, họ ém thật chặc cho 2, 3 người ăn. Sau giờ làm, họ để lại bên rừng cho người của mặt trận về lấy đem đi. Trong làng, đa số là phụ nữ. Nhưng những đứa bé không cha tiếp tục ra đời mà không ai đặt vấn đề.
 
Chiến tranh đã đẩy những người dân chơn chất thành những kẻ phản bội ” Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản” Đừng trách họ, mà hãy trách nhà cầm quyền không bảo vệ được họ. Những người có nhiệm vụ tuyên truyền không dẫn giải cho dân hiểu được sự thật, đâu là bạn, đâu là thù. Những người làm  công tác chiến tranh chính trị chỉ làm trên giấy tờ mà không đi vào cái gốc chính là người dân- những người dân quê an phận, hiền lành-
 
Trong khi đó kẻ gian rình mò trong bóng đêm. Những bộ mặt giả nhân nghĩa vừa tỉ tê dụ dỗ, vừa hù dọa khủng bố đã len lỏi vào từng gia đình Những tổ chức bí mật được thành hình,  biến người dân thiệt thà thành tai mắt, những người đàn bà quê mùa thành những bà mẹ anh hùng.
 
Thành phố rộn rã tiếng cười, những bar rượu, những đêm vui thâu đêm suốt sáng. Thành phố không có chiến tranh cho nên thành phố đẹp, thành phố sang. Đất nước VN không phải chỉ là thành phố mà có cả  thôn làng, núi, đồi, sông, biển. Thôn làng càng xa xôi nghèo nàn, Việt Cộng trà trộn càng nhiều, càng khó bảo vệ. Người dân không thương yêu gì CS nhưng sợ bị trả thù, sợ bị theo dõi, sợ bị nghi ngờ và bị giết oan. Tội nghiệp người dân, một cổ hai tròng. Dù đang sống dưới chế độ Cộng Hòa nhưng vẫn bị Mặt Trận khống chế hàng ngày, hàng đêm.
 
Gần gũi dân nhất là những người lính Địa Phương Quân. Họ đóng quân ngay trong làng, sống với dân và người họ sợ nhất lại chính là những người dân. Ai đã từng đi lính thì khắc biết điều tôi nói là sự thật. Chỉ một câu nói lỡ lời thì tin tức hành quân được bên kia nắm bắt. Và những chuyến phục kích kể như thất bại. hay bị đảo ngược thế cờ.
 
Người lính sống trong đường tơ kẻ tóc và người con gái chấp nhận lấy lính là chấp nhận mọi sự rủi may trong đời. Đám cưới đôi khi không dám tổ chức tại địa phương vì gia đình sợ bị theo dõi và trả thù. Thôn làng do chính phủ VNCH làm chủ mà người dân sợ Việt Cộng hơn Quốc Gia.
 
Đã trễ quá rồi khi nói đến điều này, nhưng tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một cuộc lừa đảo. Bao nhiêu nhân mạng oan khiên đã chết một cách thảm thương cho cuộc chiến tương tàn. Bao nhiêu thanh niên của nước Mỹ giàu đẹp đã bỏ thây một cách oan uổng trên chiến trường VN. Vì sự sai lầm của cả hai phía. Tất cả tang thương đó đã đổ lên vai, lên đầu của thế hệ chúng tôi. Những người lính, những người vợ lính và những trẻ thơ vô tội.
 
42 năm qua rồi, nhưng mỗi khi tháng Tư Đen lại về tôi lại xoay cuồng trong suy nghĩ. Tôi khâm phục cái nhìn thật rõ ràng cốt lõi cuộc chiến VN  của Tống Thống Ngô Đình Diệm. Ngài biết thật rõ ràng về Cộng Sản kể cả sách lược bảo vệ quốc gia. Ngài không muốn người Mỹ hay đồng minh đổ bộ vào Việt Nam. Ngài  chỉ muốn đựợc tiếp tế vũ khí và ngân sách để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngài lập ra ấp chiến lược là để cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực và thuốc men cho phía bên kia. Đồng thời xây dựng một lực lượng bảo vệ xóm làng từ người dân. Nhưng tiếc thay ngài đã bị giết chết. Chế độ Đệ nhị Cộng Hòa không xoay nỗi thế cờ chính trị. Mỹ bỏ rơi VN. Và sự thất trận đau thương xóa sổ VNCH trong ngày 30/4/75 lịch sử. Vận mạng đất nước nhược tiểu nằm trong tay của những đại cường. Một cuộc mua bán, sang nhượng chính trị. Đất nước ta là món hàng đưa lên bàn cân ngã giá. Kẻ thắng chẳng oai hùng, người thua đầy uất ức.
 
Bốn mươi hai năm qua rồi, nhắc lại thêm ngậm ngùi, đau đớn. Bao nhiêu mạng người đã bỏ thây trong cuộc chiến, trên con đường chạy loạn 30/4/1975. Bao nhiêu xác người tù CS bị bỏ thây trên rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu xác người bị chết trên biển đông và trong bàn tay của hải tặc. Bao nhiêu? bao nhiêu? Một câu hỏi làm nghẹn lòng người Việt trên khắp năm châu.
 
Thoắt một cái đã 42 năm. những người có mặt và tham dự trong cuộc chiến ngày đó đều đã già. Những mái tóc bạc trắng hay hoa râm, những tâm hồn đầy những vết thẹo quá khứ và chiến tranh. Cố gắng xây dựng một thế hệ tiếp nối. Cố gắng sống tốt và làm sống lại một thuở hào hùng. Đôi chân đã yếu, cơ thể hao mòn. Những người cha, người ông đã tận lực mình vì hai chữ tự do. Họ thật đáng kính trọng và tự hào. Nhưng trong họ biết bao nhiêu đêm trăn trở, dằn vặt vì sức tàn, lực kiệt.
 
42 năm cho những người di tản. Mấy chục năm cho những người HO đang sống ở một nước khác quê hương mình. Sau 30/4 người sĩ quan VNCH bị tù đày nơi rừng thiêng nước độc. Không một bản án, không biết ngày về. Họ được thả ra với một thân thể suy nhược, một tâm hồn loang lỗ những thương đau. Trong họ mọi thứ đều đỗ vỡ, bi thương. Được thả từ nhà tù hẹp ra nhà tù lớn với vài chục đồng lộ phí và một túi hành trang nhẹ tênh. Nhưng họ lại mang quá nặng cái lý lịch đen “Ngụy Quân” đè bẹp cuộc đời và cả gia đình .Có người tìm lại được mái ấm gia đình. Có vợ, có con để dựa nương, bám víu. Có người không còn nhà cửa, vợ con thân thích.
 
Nếu không có chương trình HO không biết bây giờ cuộc sống của những người tù CS sẽ ra sao? Không có chương trình HO. Không có những người liều chết vượt biển tìm tự do. Chúng ta sẽ không có một thế hệ thứ hai thứ ba thành công trên đất nước Hoa kỳ hay trên thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ có một Little Sai Gon  trên đất Mỹ. Chúng ta sẽ không thể hảnh diện giơ cao lá cờ vàng và hát Quốc ca. Chúng ta không có xe hoa diễn hành ngày tết Nguyên Đán, Chúng ta cũng không thể có những bảo tàng lịch sử “Quân lực VNCH”. Không có tượng đài Đức Trần Hưng Đạo và cũng không thể có những nghị quyết “Vinh Danh cờ vàng” tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, Úc, Canada.
 
Cám ơn Bà Hạnh Nhơn. Cám ơn nnhững ân nhân đã cứu vớt, đã mở con đường sống cho những người liều chết tìm tự do  như chúng tôi.
 
42 năm, một thời gian quá nửa đời người. Những chứng nhân lịch sử rất nhiều người đã nằm xuống vì tuổi già, vì bệnh tật. Những văn nhân, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ nỗi danh cũng quá nửa đã ra đi. Một thế hệ VNCH lần lần đi vào quá khứ. Thế hệ tiếp nối lớn lên tại Mỹ, sinh ra tại Mỹ và chúng gia nhập vào dòng chính để làm một người Mỹ thực thụ.
 
Hôm tuần trước tôi đi dự một đám ma. Người chết là một bà bác 90 tuổi. Con cái, người thân quen đến viếng tang đa phần là người Việt, nói tiếng Việt. Nhưng quỳ dưới kia các cháu dâu rễ đa phần là người Mỹ. Bầy cháu cố cũng là những đứa bé Mỹ lai nói toàn tiếng Mỹ. Cả một đại gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ. Người chết chắc hẳn sẽ buồn và không hiểu chúng đang nói chuyện gì. Người tham dự như tôi cũng xót xa cho ngay bản thân mình. Rồi thì cũng thế mà thôi hay sao?
 
Không? Chúng ta đã có những lớp dạy tiếng Việt. “Tiếng Việt còn, nước ta còn.” Chúng ta không thể không hòa nhập nhưng không thể để mất nguồn cội. Những thế hệ VNCH thứ hai thứ ba đang học hỏi để hiểu lý do tại sao chúng có mặt nơi này. Các cháu đang làm sống lại dòng sử Việt. Các cháu giương cao lá cờ vàng và các cháu tự hào về nó.
 
Dù muốn dù khôngchúng ta cũng đã rời khỏi VN. Mọi việc của quê hương đất nước phải do người trong nước quyết định. Có thay đổi được vận mệnh, có bảo vệ VN khỏi bàn tay xâm lược của Tàu Cộng hay không là do người trong nước thực hiện. Chúng ta chỉ có thể ủng hộ tinh thần, tiếp tay đưa mọi việc ra dư luận quốc tế để làm áp lực.
 
Các bạn ơi! 42 năm rồi cho một cuộc chiến, cho một đời người.Con gái tôi sinh ra 3 tháng sau ngày mất nước. Bây giờ cháu đã 42 tuổi, là một phụ nữ trung niên, con cái đã vào Trung học. Người lính VNCH trẻ nhất cũng đã ngoài 60. Những người lính già bây giờ đều đã đi gần cuối cuộc đời.  Sống nơi xứ người tuy đầy đủ vật chất nhưng vẫn là nỗi khắc khoải khôn nguôi cho những giấc mơ về một VN tự do dân chủ.
 
Tôi yêu quê hương VN tôi lắm. Tôi nhớ gia đình, họ hàng anh em và bạn bè tôi. Tôi nhớ từng con đường, từng góc vườn kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi trẻ. Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam. Người Việt mình sẽ bị làn sóng người Tàu tràn xuống tịcg thu nhà cửa, chiếm cứ ruộng vườn. Họ sẽ đày người Việt mình đi vào những nơi rừng núi hay đồng khô cỏ cháy. Họ sẽ xóa một nước VN như chính quyền hiện nay xóa sổ VNCH. Họ sẽ tàn bạo hơn, quyết liệt hơn, dã man hơn để đồng hóa chúng ta. Vì mộng bá chiếm VN ấp ủ mấy ngàn năm nay đã toại nguyện.
 
Một SàiGòn xưa đã mất. Một nền văn hóa nhân bản đã mất. Có thể rồi đây nước Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới . Chẳng ai còn nhớ đến bà Trưng, bà Triệu, Hưng Đạo Vương, vua Quang Trung….
 
Tôi có bi quan quá hay không? Xin nhường câu trả lời cho tất cả mọi người. Chỉ mong sẽ không bao giờ là sự thật. Chỉ mong được như vậy.
 
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
 
42 năm đã quá đủ cho những thương đau.
 
 
Nguyễn thị Thêm
Tháng 4/2017

CÓ NHỮNG CHUYỆN KHÔNG THỂ LÀM

Nguyễn Huy
Tôi chỉ là người bình thường. Tôi không rành văn chương. Tôi cũng không thích bài xích ai. Nhưng có những việc tôi nghĩ mình phải lên tiếng, và mong mọi người lên tiếng mạnh mẽ với tấm lòng của một người yêu thương dân tộc và đất nước Việt Nam.
Trong cộng đồng hải ngoại, chúng ta nên tôn trọng ngày 30 tháng 4, là ngày để tang cho nạn nhân của cộng sản Việt Nam, là ngày Quốc Hận để tang cho ngày đã kết thúc nền Tự Do Dân Chủ của dân tộc Việt, và là ngày bắt đầu sự tang thương của nước Việt Nam phải sống dưới chế độ độc tài đảng trị. Ngày 30 tháng 4 cũng là ngày Quốc Hận cho những thế hệ của người dân Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản Bắc Việt cùng Trung cộng và Liên sô cưỡng chiếm. Là ngày đánh dấu từng đợt sóng của người Việt liều mình để lánh nạn cộng sản đi tìm Tự Do. Và là ngày nhắc nhở tuổi trẻ Việt Nam về giá trị của một thể chế Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền.
 
Sự tham tàn độc ác mất tính người và tội ác bán nước của cộng sản VN không có bút mực nào kể đủ. Viết bao nhiêu giấy đây, khi báo chí truyền thông và nhiều người đã lên tiếng cụ thể từng tội ác của chế độ thối nát này, khi bao người dân trong nước đều nhận ra dù họ phải im miệng chịu đựng trong phẩn uất và đau thương, khi đất nước Việt Nam mà ông cha tổ tiên hy sinh gìn giữ nay trở thành nơi mạng người bị coi rẻ, nhân phẩm không được coi trọng, và đất nước rõ ràng đang dần lọt vào tay Trung cộng.
 
Người dân hải ngoại chúng ta có thể thấy nhiều chuyện dồn dập trong những năm gần đây, khi mà làn sóng của tập đoàn đỏ cộng sản đang tìm mọi cách tẩu tán tài sản ra nước ngoài, thì chúng càng tích cực đẩy mạnh Văn Hóa Vận cộng sản. Âm mưu xâm nhập và chia rẽ cộng đồng hải ngoại của cộng sản rất thâm hiểm, làm nhiều người ham lợi danh hoặc nhiều người bị lợi dụng đã vô tình trở thành công cụ của cộng sản. Như nhóm Canada Vietnam Society (CVS) do đại sứ quán cộng sản ở Ottawa thành lập và gian giảo tự xưng đại diện cộng đồng người Việt Canada. Và nhóm du học sinh Vietnamese Students Organization in Canada (VietSoc) tự xưng đại diện du học sinh tại Canada, công khai đánh bóng chế độ cộng sản VN. Cộng đồng tỵ nạn cộng sản còn phải thấy các ca sĩ cộng sản hãnh diện mặc áo cờ đỏ sao vàng hát ở VN như Thu Phương và Đàm Vĩnh Hưng rồi lại cùng các bầu sô vô lương tri thách thức tại các show nhạc hoặc thi Hoa hậu ở hải ngoại. Chúng dùng cách dần dần làm cộng đồng hải ngoại quen mắt và làm mũi lòng những người yêu thích văn nghệ để đưa đến chia rẽ trong cộng đồng đang tẩy chay những ca sĩ cộng sản đó.
 
Giờ đây, cộng đồng Hải ngoại chúng ta bắt đầu phải chịu bị cộng sản phủ đầu tấn công bằng những nhóm tổ chức ca nhạc, không chỉ chọn vào tháng Tư đen là tháng đau thương, mà còn chọn ngay vào ngày 30 tháng 4. Là hành động không chỉ chà đạp trên nỗi đau của những người tỵ nạn cộng sản, mà còn chà đạp lên sự đau khổ mất mát của hàng triệu triệu dân oan, dân khổ và quê hương đang tan tác. Là thủ đoạn thâm độc vì người dân VN đau thương và những nhà đấu tranh cho nhân quyền ở VN luôn xem hải ngoại như là một thành trì chống cộng, một lực đồng hành và là điểm hy vọng và ủng hộ cho quốc nội, để lên tiếng với quốc tế và các chính phủ của các nước Dân Chủ Tự Do.

 Mà nếu đó là một vị có được sự kính trọng trong Tôn giáo, một vị Cha hay vị Thầy thì lại càng không thể nào chấp nhận được, vì đây là hành động tạo nên một tình trạng chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại. Nhiều Giáo dân hoặc Phật tử vì tôn giáo mà có khi nhắm mắt và tự nhủ lòng “thôi chuyện gì Cha/ Thầy làm, mình cứ ủng hộ”.Và từ đó kéo theo bè bè lũ lũ cộng sản được thể lấn tiếp, và có tiền lệ thì cộng sản mừng lắm từ đó sẽ tiếp tục quấy phá.  
 
Trong khi các chùa hay nhà thờ ở VN bị san bằng, bị đàn áp cấm đoán. Trong khi Cha Lý hy sinh thân mình cho dân tộc. Trong khi Cha Thục, Cha Nam ở miền Trung mạnh dạn lên tiếng để giúp người dân đòi lại quyền lợi vì các Cha xót xa nỗi thống khổ mất mát của ngư dân và gia đình họ.Trong khi giáo dân và đồng bào chịu đánh đập vẫn quyết phản đối Formosa. Trong khi nhiều người can đảm dám đến nhà thờ Đức Bà ở Saigon biểu tình giữa làn dày đặc công an để lên tiếng nói cho miền Trung. Và trong khi tại hải ngoại đang đấu tranh chống những tên Việt gian ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, với những tên di dân và du học sinh con ông cháu cha vừa muốn ra hải ngoại với khối tài sản tham nhũng để vui hưởng lợi ích của các nước Văn minh Tự Do vừa tìm cách nhuộm đỏ hải ngoại, và với những người thờ ơ quên đi dân mình đang khổ.
 
Thì tại hải ngoại, nay lại cùng lúc có 2 nhóm tổ chức ca nhạc vui chơi vào ngày 30 tháng 4, 2017:
Đó là Hội chợ mùa xuân 2017 của Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại thành phố Houston, USA vui chơi trong 3 ngày 28, 29, 30 tháng 4, 2017. Dù có ngụy biện gì, tôi không hiểu sao một số vị giáo dân và linh mục đứng đầu giáo xứ này lại có thể làm một chuyện như vậy.
 Một linh mục ở VN thường qua hải ngoại cất cao “Tiếng hát cho người nghèo” để gây quỹ giúp người nghèo người bệnh ở VN. Từ Phật tử cho đến Giáo dân hải ngoại đều hết lòng ủng hộ khi các năm linh mục nầy qua Mỹ, Canada .., để tổ chức gây quỹ. Nay linh mục này lại tổ chức hát hò vào đúng ngày 30 tháng 4, 2017 tại Lyon nước Pháp, hãnh diện với một dàn ca nhạc sĩ. Xin được hỏi Cha, có nhiều ngày để hát giúp người nghèo khổ, sao Cha lại chọn ngày Quốc Hận 30 tháng 4? 
 
Tôi không muốn dùng những lời nặng nề. Nhưng tôi nghĩ là các vị tổ chức các buổi cahát lễ hội vui chơi vào ngày 30 tháng 4 xin hãy suy nghĩ lại.

Lương tri con người giúp mình phân biệt đúng sai thiện ác. 
Trí tuệ và sự thông cảm giúp mình không làm chuyện gì mà gây tổn thương cho cả một cộng đồng và bao người dân ở quê hương. 
Trái tim con người giúp mình biết nỗi đau của đồng loại. 
Lòng ái quốc giúp mình biết đất nước đang lâm nguy, dù đang mặc áo dòng hay áo tăng bào thì mình vẫn là người dân nước Việt.
Tự trọng của con người giúp mình không làm chuyện mà nhiều người khinh bỉ.


Mong những người tổ chức, tham gia, ủng hộ ca hát vào ngày 30 tháng 4 hãy tôn trọng chính mình. Các vị đang tiếp tay cho cộng sản, chà đạp trên bao nhiêu vong linh của nạn nhân cộng sản, đánh vào nỗi đau của cộng đồng Người Việt Tự Do và giúp Việt Cộng phá hoại ngày Tang của dân tộc khi quê hương còn nằm dưới ách độc tài đảng trị.
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 là thời điểm để mỗi người Việt vinh danh Tự Do Dân Chủ Công Lý và Nhân Quyền, để thúc đẩy cuộc đấu tranh cho quyền sống của người dân Việt, chống lại đảng cộng sản Việt Nam phản bội dân tộc và chống lại sự xâm lược của Trung cộng.
 
Nguyễn Huy

Quốc Hận 30/4: Giặc muốn chúng ta quên; chúng ta cần phải nhắc nhớ!

Mỗi năm khi tháng Tư lại đến thì hàng triệu con tim những người Việt Tỵ Nạn trên khắp thế giới không khỏi ngậm ngùi đau buồn tưởng nhớ đến ngày 30/4/75 như một ngày Quốc Hận, ngày mà toàn thể quân dân miền Nam: VNCH đã phải nhượng bộ trước bạo lực xâm lăng của tập đoàn cộng sản Bắc Việt.

Cộng sản luôn rêu rao là “Giải phóng miền Nam”, “Chống Mỹ cứu Nước\2 v.v… Nhưng tại sao bây giờ chúng không chống Mỹ?. Tất cả chỉ là những chiêu bài bỉ ổi, mị dân và xảo trá có sẵn của con người cộng sản vô thần!
Chúng đã gian ác vi phạm tất cả những hiệp định được ký kết chỉ cốt làm sao thanh toán được trọn vẹn miền Nam trù phú, cả về của cải tư hữu cá nhân lẫn tài nguyên thiên nhiên, để cứu đói cho miền Bắc rách nát, tương tự như đồng chí North Korea của chúng bây giờ. Đó là cái thực chất của “xã hội chủ nghĩa” cộng sản mà chúng hằng tự hào ôm ấp. Nếu không có những “nạn nhân tỵ nạn cộng sản 1975” và những “khúc ruột ngàn dặm” còn dùng chút tình dân tộc, tình quê hương nhân đạo mà cứu giúp thì liệu ngày nay chúng có lột xác được cái hình hài khắc khổ của con “người” cộng sản cố hữu hay không?.
Tập đoàn “lãnh đạo” Cộng sản Bắc Việt chính là những kẻ đã khởi xướng nên cuộc chiến tranh tương tàn 20 năm từ 1954 sau hiệp định Geneva đến 1975. Trong khi chúng đã xảo trá lợi dụng 2 năm đình chiến của hiệp định Paris 1973 để sửa soạn cho cuộc tổng tấn công sau cùng vào tháng 3 & 4/75 thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn tuyệt đối tôn trọng mọi điều khoản của hiệp định Paris 73 và còn nuôi nấng tử tế những tên đại diện láo khoét của chúng ở căn cứ KQ / TSN.
30/4/75 cũng là ngày mà hàng triệu gia đình và đồng bào Miền Nam Việt Nam đã phải trải qua những giây phút đau thương, khốn khổ lầm than, và kinh hoàng nhất trong lịch sử và trong cuộc đời để tập đoàn “lãnh đạo” cộng sản miền Bắc được thỏa mãn những tham vọng thanh toán miền Nam của chúng, bất chấp tất cả mọi thủ đoạn xảo trá và độc ác.
Bao nhiêu triệu gia đính miền Nam đã lâm cảnh nhà tan cửa nát, mất của mất người vì loạn lạc? Bao nhiêu vợ chồng đã xa nhau, gia đình tan nát?
Bao nhiêu trẻ thơ đã mất cha mất mẹ?
Bao nhiêu thân xác đã chìm sâu trong lòng biển cả vì không chịu đựng nổi sự cai trị bạo tàn của chế độ cộng sản?
Những nạn nhân của chính sách “kinh tế mới”, của những trại tập trung cải tạo nơi rừng sâu nước độc.

Bao nhiêu người đã bị trả thù hay thủ tiêu mất tích?

Baonhiêu xương máu đã đổ ra vì trận chiến ấy?
Nếu đó là cuộc “cách mạng” hay “Giải phóng miền Nam” thì nó cũng tương tự như một trận cướp vĩ đại với xe tăng và đại pháo yểm trợ để vơ vét hết tài sản của cải nhân dân miền Nam đem về cho miền Bắc đói khổ mà thôi! Tất cả các tội ác ấy là do bè lũ “lãnh đạo” cộng sản Bắc Việt gây nên, nhưng chúng ta cũng không thể không hận sự làm ngơ của thế giới tự do và đồng minh Hoa Kỳ trước sự vi phạm trắng trợn của Bắc Việt lúc bấy giờ.
Người dân miền Nam cuối cùng đã ứng nghiệm được câu nói của T/t Ng. Văn Thiệu: “ Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm! “. Nhưng rất tiếc vận nước đã quá trễ.
Chúng ta cũng ân hận vì đường lối lãnh đạo của những cấp lãnh đạo bất tài và hèn nhát của thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hòa (VNC)]. Sau đảo chánh 1/11/63, các tướng lãnh đã thi nhau tranh giành địa vị, tự phong cho mình vai trò lãnh đạo Quốc Gia ; đến khi hữu sự không ai có chút tài năng đối phó với tình hình mà còn hèn nhát bỏ chạy trước. Đó là những sự thực rõ ràng và là nguyên nhân chính yếu đã đưa vận mạng đất nước đến ngày đau thương 30/4/75.
Tháng 11/1963 là cái mốc quan trọng nhất đã đưa lịch sử VNCH vào một khúc quanh mới. Cuộc đảo chánh TT/ Ngô Đình Diệm 1/11/63 của các tướng lãnh đã tiếp tay cho việc đưa quân Mỹ vào chiến trường VN để bành trướng chiến tranh tới mức chúng ta không tự vệ nổi, đồng thời cũng làm mất đi chính nghĩa cao quý của VNCH. Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì cương quyết chống lại ý đồ sai lầm đó mà Ông đã phải hy sinh mạng sống mình và các anh em trong họ hàng như một sự bị “tru di tam tộc” độc ác của thời đại mới. Sư hy sinh của Người cũng cao cả như sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH và các sĩ quan, tướng lãnh đã tuẫn tiết trong ngày bi thương 30/4/75 để Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn được vinh dự vì những vị anh hùng cao quý ấy.
Đừng nói rằng công tội hãy để lịch sử đời sau phê phán. Bao giờ kẻ chiến thắng cũng là kẻ viết ra lịch sử và chúng đã viết rồi. Phần chúng ta chỉ nên trung thành với sự thực để tìm hiểu lỗi lầm chính đáng của mình (VNCH) cho con cháu những người Việt Quôc Gia sau này ít nhất cũng nghe được những sự thật do chính Cha Ông nói ra khi còn sống, chờ khi chết rồi người khác nói giùm có ích lợi gì?
Tại sao 9 năm đầu của VNCH, từ 1954- 1963, cộng sản Bắc Việt không dám thanh toán miền Nam khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn trong thời kỳ phôi thai yếu kém chưa có quân đội hùng mạnh? Thưa vì chúng ta có Chính Nghĩa Quốc Gia và được cộng đồng Quốc Tế bảo vệ. Chính phủ thời ấy cũng biết rõ “Mặt trận đối ngoại” để uy tín của Việt Nam Cộng Hòa được thế giới thừa nhận còn quan trọng hơn mặt trận quân sự ở chiến trường; đó là cái thế khôn ngoan biết thích ứng với tình thế như kẻ yếu phải cần có nhiều bạn bè bênh vực.
Các chính phủ sau này, từ 1963 – 1975, với độc quyền cai trị bởi các tướng lãnh, lãnh đạo Quốc Gia nhưng bất tài nhu nhược nên chỉ biết tùy thuộc vào sự chấp thuận của Mỹ mà cai trị, cả về hành chánh lẫn quân sự nên cộng sản mới gọi chúng ta là “bù nhìn”. Quốc Tế bỏ rơi chúng ta, đồng minh chạy trốn chúng ta không ai bênh vực! Bài học hiện đại của Bắc Hàn và Syria nếu không có đồng minh bênh vực dù quân sự có mạnh liệu có tự mình đứng vững được không?.
Thay vì trách Mỹ bỏ rơi miền Nam, vì đó là chuyện trước sau cũng sẽ xẩy đến, thì chúng ta phải trách Mỹ tại sao đã mang quân vào miền Nam?
Cùng chung nòi giống con Rồng cháu Tiên  cùng dòng máu đỏ da vàng với nhau, chắc chắn nếu không thắng được CSBV thì ít nhất chúng ta cũng phải ngang hàng và trên phương diện quân sự thì ngày 30/4/75 đã là ngày Đình Chiến chứ không phải ngày Đầu Hàng như TT/ Dương van Minh đã tuyên bố trên dài phát thanh Sài gòn. Có lẽ định mệnh trớ trêu cũng chứng tỏ cho mọi người thấy vì ông là kẻ Có tội với quốc dân! đã tạo ra nguyên nhân đưa đến sự thảm bại của nền Đệ Nhị Cộng Hòa sau này, thì ông cũng là người phải nhục nhã đứng ra đầu hàng!
Xin hãy dành những giây phút thiêng liêng của ngày 30/4 để cùng nhau tôn vinh và tưởng nhớ đến những Anh Hùng Tử Sĩ của Việt Nam Cộng Hòa như:
Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long, Trương Phùng, Trang Văn Thành v.v… và hằng ngàn vạn những chiến sĩ Vô Danh đã bị lịch sử quên lãng. Để danh họ được mãi mãi lưu truyền cho các thế hệ mai sau của con cháu những người Việt Nam Quốc Gian chính. Tinh thần Việt Nam Cộng Hòa còn sống mãi thì sẽ có ngày quang phục, bánh xe lịch sử sẽ trở lại, đó là ước nguyện thiêng liêng của những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản!

.
Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm !!!

Tdhoanz

“Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!”

Châu Văn Thịnh

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

Quốc Hận, nghĩa là Hận Nước. Hận vì nướcViệt Nam Cộng Hòa đã bị đảng cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cướp mất. Hận vì những nỗi đau thương của hàng triệu người dân vô tội đã bị bọn cộng sản giết chết, bỏ tù. Hận vì bị cướp nhà, cướp của, Hận vì những đồng bào của mình đã bị bỏ mình dưới biển Đông, hay trên rừng khi trốn chạy giặc cộng  v…v… Hận, Hận đến vô bờ, vô bến; thế nhưng, cho đến hôm nay, ngày Quốc Hận lần thứ ba mươi bảy lại sắp đến, mà chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản; đặc biệt là Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn chưa có một kế cách gì để rửa cho sạch mối Hận nước, mà chỉ biết tổ chức lễ Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 mà thôi !

Nói ra những điều này, thì thật đáng buồn, vì nếu cứ ngày lại ngày qua, năm này sang năm khác, vẫn không có gì thay đổi, thì e rằng, đã 37 năm qua, rồi còn bao nhiêu lần Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 nữa, khi chúng ta, những người thuộc thế hệ cha anh sẽ lần lượt trở về với bụi tro, thì liệu lớp người trẻ tuổi ở các thế hệ sau, có còn nhớ, còn nghĩ đến chuyện phải giành lại đất nước đang nằm trong tay của Việt cộng và Tầu cộng hay không?!

Câu hỏi ấy, có lẽ không phải của riêng ai, mà chắc những người lớn tuổi cũng cùng ý nghĩ như thế khi nhìn về quê hương với những cảnh sống cơ cực của đồng bào, với hình ảnh của bọn giặc Tầu đang tung hoành ở khắp nơi, mọi chốn cả ba miền đất nước, thì có ai mà không khỏi đau buồn. Nhưng đau buồn, khóc than, cũng không làm thay đổi được hiện tình của đất nước. Do vậy, nên chúng ta, những người đi trước đã có được những bài học máu xương, những kinh nghiệm đầy nước mắt, thì không thể làm ngơ trước đại họa Bắc thuộc, mà không biết phải còn chịu bao nhiêu năm, hay vĩnh viễn phải hoàn toàn bị Hán hóa theo như sách lược của Tầu cộng và Việt cộng, mà con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất là Hán hóa qua các chương trình học tiếng Tầu cho trẻ em từ bậc tiểu học.

Con đường mà cả dân tộc Việt phải đi đến là như thế, chứ không thể thay đổi, nếu như chúng ta vẫn cứ ngồi nhìn nhau, khóc than qua những lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/1975, qua những nghi thức chào cờ Vàng ba Sọc Đỏ, hô những câu khẩu hiệu, rồi ôm nhau khóc, và lại cứ “hẹn gặp lại trong cuộc biểu tình năm sau nhé” !Nghĩa là chỉ có biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, chứ không thể nào thay đổi !

KHÔNG ! Chúng ta” không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm…”; mà chúng ta phải đồng tâm, hiệp ý để mưu tìm cho ra những kế sách để giành lại đất nước, để cùng nhau trở về, đem cắm những lá Cờ Vàng ba Sọc đỏ, và chào Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia ngay trên đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ cầm những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên tay trong những cuộc biểu vào ngày Quốc Hận 30 tháng Tư hàng năm nữa.

Tuy nhiên, chúng ta, những người đi trước, đã từng chiến đấu dưới lá cờ Chính Nghĩa, nhưng bây giờ do tuổi đời đã già, sức đã yếu, khó có thể đạt thành ý nguyện; vì thế, chúng ta phải đem những kinh nghiệm, những bài học quý giá của mình mà truyền đạt lại cho những lớp người trẻ tuổi hơn, họ là những người có kiến thức thuộc hàng ngũ Dân, Quân, Cán , Chính Việt Nam Cộng Hòa. Những người này họ còn đủ sức khỏe sẽ cùng lớp thanh niên trẻ tuổi, để cùng ngồi lại với nhau, để tìm cho ra những kế sách mà giành lại quê hương. Chúng ta không thể chần chờ gì nữa, để rồi sau khi chúng ta nằm xuống, thì biết đâu đất nước Việt Nam đã không còn trên bản đồ của thế giới nữa!

Xin mọi người hãy hướng về quê cha, đất tổ, để thấy được rằng, bọn Việt cộng, mỗi ngày chúng lại càng thêm tàn ác với đồng bào, và chúng lại càng thêm những mưu ma chước quỷ, như năm nay, vì thấy được những sự phản kháng của người dân, nên chúng càng cần phải bảo vệ cho cái đảng cướp cộng sản, bảo vệ bộ máy cầm quyền, nên chúng đã thực hiện đủ hết cả 36 chước của chúng. Như tôi đã đề cập đến, những ngày này, bọn chúng đang quảng cáo rầm rộ cho những chuyến du lịch có giá rất rẻ từ trong đất liền ra hải đảo như Phú Quốc, có cả những “dịch vụ câu cá, vui chơi, văn nghệ …”   từ các khu du lịch đến các ngôi chùa cổ, đúng vào ngày 30/4/2012. Cùng lúc, hôm nay, chúng còn quảng cáo cho ngày “đại hạ giá” vừa bán vừa cho cũng đúng vào ngày 30/4/2012.

Mặt khác, tại hải ngoại, thì lũ tay sai Việt cộng lại cố bôi xóa cho được Ngày Quốc hận 30/4, để biến thành những ngày vui chơi, hoặc vô thưởng, vô phạt: “ngày thuyền nhân – ngày tự do”. Đó là những cách mà bọn Việt cộng tay sai của Tầu cộng đã làm từ trong cho đến ngoài nước, để cố làm cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào miền Nam phải quên đi một ngày đau thương nhất, là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 !

Quốc Hận ! Chúng ta Hận vì mất nước, vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị cướp đoạt. Do vậy, bằng mọi giá, chúng ta phải giành lại, chứ không phải chỉ có tổ chức những cuộc biểu tình, mà chúng ta phải cùng nhau kết hợp những cuộc biểu tình song song với những hành động thực tiễn, cùng hướng về quê hương để hỗ trợ cho tất cả đồng bào hiện đang công khai hoặc âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do,dân chủ, nhân quyền để mong sớm thoát khỏi những bàn tay hung tàn của hai kẻ thù chung là Việt cộng và Tầu cộng.

Lịch sử đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, mà một trong những bài học ấy, là bài những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh lúc bị giặc Tầu bắt, khi bị giải đến Ải Nam Quan, thấy Nguyễn Trãi theo sau Cha mà khóc lóc, thì Nguyễn Phi Khanh đã quay lại và nói:

“Con đừng khóc lóc mà làm gì, mà hãy quay về lo  Rửa Hận cho Nước, trả thù cho Cha, đó mới là đại trung đại hiếu”.

Và vâng lời Cha dặn dò, Nguyễn Trãi đã giữ trọn vẹn  hai chữ Hiếu-Trung. Còn chúng ta, không thể vì một lý do gì mà không thể Rửa Hận Nước, trả thù nhà. Chúng ta là những công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã từng được sống dưới thể chế Cộng Hòa tự do, dân chủ tại miền Nam; nhưng cũng  vào thời ấy, thì tại miền Bắc, đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải chịu biết bao những đau thương và mất mát qua những “Cuộc cải cách ruộng đất – Nhân Văn Giai Phẩm…”. Chính vì thế, cho nên cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng chủ trương Bắc tiến để giải phóng tất cả đồng bào ở bên kia vĩ tuyến. Nhưng tiếc rằng, những điều ấy không trở thành sự thật, thì người khai sáng thể chế Cộng Hòa tại miền Nam đã bị bọn đâm thuê chém mướn sát hại, trong lúc sự nghiệp hãy đang còn dang dở !

Ngày hôm nay, khi hướng về quê cha đất tổ, là chúng ta đều thương cảm cho tất cả đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Chúng ta đã thấy một gia đình nạn nhân của đảng cộng sản VN, là gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn, họ đã lâm nạn từ những ngày Tết Nhâm Thìn, 2012, cho đến hôm nay mà cả ba anh em họ Đoàn vẫn còn nằm trong khám lạnh,  bọn Việt cộng đã không cho vợ con, gia đình thăm viếng. Chẳng những vậy, mà bọn chúng còn ghép họ vào những “tội giết người – chống người thi hành công vụ – sai phạm …”, nữa, và vợ con của  họ vẫn còn phải sống trong lo âu, sợ hãi!

Chúng ta hãy nhìn xem những hình ảnh, trong đó có những trẻ em, và của những người dân vô tội, đã bị bọn công an Việt cộng dã man giết chết, hoặc đánh đập đến trọng thương, tàn phế, họ đã nằm chết trên những vũng máu, miệng của họ đã trào ra những dòng máu oán hờn tức tưởi, họ đang rên xiết quằn quại trong những cơn đau đớn tột cùng cả thể xác đến tinh thần. Thế nhưng, bọn công an man rợ này, đã có tên nào bị kết tội là “giết người” hay không ? !

KHÔNG! Chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta phải Rửa Hận cho Nước, phải giải hết những oán cừu cho những đồng bào nạn nhân khốn khổ ấy.

Chúng ta hãy lắng nghe những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh đã nói, phải nén những đau thương, nuốt những dòng nước mắt vào trong tim, để lo rửa thù cho nước, và trả hận cho đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Nước đã mất về tay của kẻ thù truyền kiếp là lũ giặc Tầu, thì chúng ta phải cùng nhau giành lại đất nước.

Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!

Huntington Beach, CA 92649,

Châu Văn Thịnh

 

Ðâu Là Sự Thật

DOAN VU

Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).

Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…

Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v.. xin vui lòng giải thích giùm:

1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số hơn 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi!
Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??

Đồng bào Hà Nội leo lên xe lửa để chạy vào Nam sau khi cộng sản chiếm đóng Hà nội 1954

Đồng bào miền Bắc trong đêm tối đào thoát ra biển để mong được cứu vớt.

2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?

3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?
Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này: http://en.wikipedia.org/wiki/Boat_people
Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 – 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền Nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Nhưng sự việc xảy ra thì trái ngược:

(QUYẾT KHÔNG VỀ VỚI CỘNG SẢN, THÀ CHẾT Ở MIỀN NAM)

Du sinh miền Bắc xin tị nạn cộng sản ngay khi đến phi trường Manila1966
Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp”?

Làn sóng đồng bào miền Bắc vượt biên sau 1975
Đồng bào miền Bắc vượt biên sau 1975
Bia Đài tưởng niệm những đồng bào chết trên đường vượt biển bị Cộng sản Việt Nam cho người đập phá.
Tết Mậu Thân 1968
Đài tưởng niệm,Bia khắc tên những nạn nhân bị Việt cộng thảm sát tại KHE ĐÁ MÀI Huế 1968
Đã bị CS đập phá cũng như tất cả những nghĩa trang chôn tập thể ở Huế ngay từ những ngày đầu 30 tháng 4 1975

Nghĩa trang Quân Đôi Biên Hòa

Các bia mộ bị đập bể sứt , bị đục thẳng bằng búa bằng đinh vào mắt, vào mặt, vào đầu di ảnh của người quá cố.

(… Không có lý do gì !? Cũng là người Việt mà thù ,hận nhau …)
4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam?

Phụ nữ VN cởi truồng để được tuyển chọn làm ” vợ “Đài loan, Hàn quốc, Trung quốc…

Phụ nữ Việt Nam kết hôn xếp hàng xin Visa trước Lãnh sự Hàn Quốc

Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam?

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung Du học sinh đậu Ưu hạngTin học, ngay sau khi xin trở về quê hương, được “trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự?!!!!
Và được phát “bằng khen” trên báo
http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/07/3BA10F5A/

5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam?

6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá.
Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960 ?
Quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam bắt đầu năm 1965
Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960 ?

http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/au-la-su-that.html

Bàn ra tán vào (1)
DOAN VU
Cau hoi”dau la su that”,thi cau tra loi:”CAU HOI,DA LA CAU TRA LOI CHO CHAU ROI DO”.Diem can ban,nguoi hoi hay cac the he sau 1975 co dam thang than xac nhan nhung dieu ho da nhin,da nghe,va da tu tim hieu tren tat ca cac Phuong tien tren toan the gioi.Va sau khi da biet DAU LA SU THAT,nhung nguoi tuoi tre,RUONG COT CUA QUOC GIA da lam gi? hay la tim hieu roi de do??? HAY CAN DAM DUNG LEN CAC THE HE TRE,XOA TAN DI NHUNG GIAN DOI-DAY DOA-AC DOC,de SU THAT duoc to rang tren que huong dat nuoc VIET-NAM.”AI CHIEN THANG ma KHONG HE CHIEN BAI?”DUNG LEN,cac Phu Dong THien Vuong,TO QUOC DANG TRONG CHO CAC BAN.THAN MEN.

Bài viết cực kỳ can đảm của LM Nguyễn Duy Tân, giáo xứ Thọ Hòa , Đồng Nai

Linh Mục NGUYỄN DUY TÂN
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.
 
1. Thuở bé, mỗi khi đêm về, mà nghe tiếng súng: kắc kục; kắc kục… thì hãi lắm.
Mẹ tôi bảo: Việt Cộng về làng rồi đấy! con phải đóng cửa chuồng gà cho chắc, nếu ai kêu cửa thì không được mở nghe chưa!
Cũng may, nhà tôi có dán câu thần chú trên cửa: “VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, HÒA BÌNH SẼ ĐẾN NGAY”. Cho nên Việt Cộng không dám bén mảng đến nhà tôi bao giờ.
Tôi rất ước ao VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, để cho HÒA BÌNH HIỂN TRỊ.
Tôi mong ước HÒA BÌNH biết là dường nào!

2. Lớn lên, mỗi khi nhận được giấy mời của Công An Đồng Nai PA88… thì hãi lắm (Chuyện cách đây 4 năm rồi, nhưng vẫn còn hãi).
Tôi phải làm việc với họ từ sáng tới chiều, phải bỏ cả lễ lậy.
Máy camera quay liên tục, thỉnh thoảng máy chụp hình lại chớp chớp. Tôi ngồi ở giữa phòng, có lúc dăm bảy “đồng chí” đứng xung quanh, làm thằng bé sợ, teo hết cả …linh hồn .

Hãi nhất là, có một “đ/c” nói với tôi: “Bánh xe lịch sử nó cứ quay, nếu anh mà không theo, thì sẽ bị bánh xe nghiền nát” (tôi hiểu là: VN sẽ tiến lên CNXH nếu anh không theo, thì anh sẽ bị nghiền nát).

Là Linh mục, tôi rao giảng một lối sống YÊU THƯƠNG, tôi tôn trọng mạng sống của mọi người, và không muốn ai đe dọa mạng sống tôi.
Tôi mong ước NHÂN QUYỀN biết là dường nào!
.
3. Năm nay, lên 47 tuổi, tôi chưa một lần nào được đi BẦU CỬ chính quyền các cấp (ấp, xã, huyện, tỉnh, trung ương).
Không phải vì tôi không quan tâm đến chính chị chính em gì, nhưng vì mỗi lần có đợt bầu cử, tôi lại gọi điện về nhà nhờ mẹ đi bầu dùm, và bầu ai cũng được, vì việc bầu cử của Nhà Sản chỉ là hình thức.
Năm nay, tôi mới được nhập hộ khẩu vào xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc.
Tôi cảm thấy thèm khát được đi bầu cử biết bao. Tôi mong ước, cực kỳ mong ước, VN ta được tiến bộ như Campuchia, việc bầu cử có Liên Hiệp Quốc giám sát.
Lúc đó, tôi sẽ rất hãnh diện và hạnh phúc vô cùng, nếu được cầm lá phiếu đi bầu vị đại diện cho Dân Tộc lãnh đạo Đất Nước.
Tôi mong ước được quyền BẦU CỬ biết là dường nào!
4. Hôm Tuần Thánh, tôi nhận được tin nhắn của cha Tin Vui hỏi ý: “Nhân dịp 30/4, cha có muốn chia sẻ gì với tư cách là Linh mục Công Giáo không?”.
-Vâng. Con cũng muốn phát biểu vài điều cảm nghĩ về “sự kiện ba mươi tháng tư”; nhưng chả dám, sợ bị “nhập kho”.
Sống dưới triều nhà Sản, thì chả ai dám nói thật, kể cả các Linh mục và Giám mục. Vì nói thật thì mất lòng, và mất bổng lộc.
Tôi đành phải mượn hình ảnh “ngày Thứ Sáu Tuần Thánh” để nói về “ngày Ba Mươi Tháng Tư”.
Tôi mong ước được quyền NÓI SỰ THẬT biết là dường nào!
5. SỰ KIỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH:
– Cách đây 2.000 năm rồi, các trưởng tế và luật sĩ đã bắt nộp Đức Giêsu cho quan Philato xét xử.
Sự kiện XÉT XỬ, KẾT ÁN, VÀ XỬ TỬ Đức Giêsu. Người có quyền chức thì bạo tàn gian ác vì ganh ghét . Chúng hò hét : “Giết! Giết! Giết! Đóng đinh nó vào thập giá”. Những người lương thiện thì im lặng hoặc dửng dưng. Quan Philatô thì bán rẻ lương tâm , vì phải chiều theo những kẻ quyền thế .
– Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
DỐI TRÁ đã chiến thắng CHÂN THẬT,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
.
* So sánh với “Sự kiện Ba Mươi Tháng Tư”:
Với sự trợ giúp súng AK, B40 của Satan, thì kẻ ác đã tăng thêm sức mạnh. Chúng bất tuân các hiệp định đình chiến (Paris 1973), chúng bắn phá, giết chóc, cướp bóc, gây bao đau thương.
Và rồi CÁI ÁC đã chiến thắng.
– Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
ĐỘC TÀI đã chiến thắng DÂN CHỦ ,
ĐỘC ÁC đã chiến thắng NHÂN QUYỀN,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
– Đang khi đó, thì những người Tây Đức và Nam Hàn họ vẫn đứng vững , nghĩa là cái ác vẫn không thắng được cái thiện .
.
6. THỨ BẨY TUẦN THÁNH:
– Thời gian 40 năm qua (1975-2015), ví như thời gian Chúa Giêsu bị mai táng trong mồ. Thời gian đủ để cho con người VN hiểu rõ Cộng Sản là gì?
– 40 năm qua, tôi đã từng trải nghiệm, thời kỳ tủi nhục của Dân tộc: đói khát, nghèo hèn, nhục nhã… đạo đức, văn hóa, xã hội suy đồi. Người VN phải đi làm nô dâm, nô dịch cho khắp cả thế giới.
.
7. NGÀY PHỤC SINH DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
– Ngày nay, có khoảng 4 triệu người Việt sống lưu vong vì chạy trốn Cộng Sản. Có khoảng 500,000 người đi xuất khẩu lao động, và khoảng 150,000 Du học sinh. Họ đã biết Dân chủ là gì, và Cộng Sản là gì?
– Với sự phát triển của internet, kẻ ác không thể che đậy và bưng bít được nữa.
– Tôi tin tưởng, chắc chắn rằng: VN sẽ PHỤC SINH.
– Ngày đó: CÁI THIỆN sẽ chiến thắng CÁI ÁC,
YÊU THƯƠNG sẽ chiến thắng HẬN THÙ,
DÂN CHỦ sẽ chiến thắng ĐỘC TÀI,
NHÂN QUYỀN sẽ chiến thắng ĐỘC ÁC,
CÔNG LÝ sẽ chiến thắng GIAN TÀ,
HÒA BÌNH sẽ chiến thắng BẠO LỰC.
– Ngày đó Dân Tộc VN sẽ được hưởng một nền DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, hòa bình và thịnh vượng. Ngày đó 4 triệu dân sẽ quay trở về xây dựng lại Quê Hương.
.
***
NÓI TÓM LẠI:
“Sự kiện Thứ Sáu Tuần Thánh” là sự kiện CÁI ÁC CHIẾN THẮNG CÁI THIỆN nhưng chỉ là tạm thời, chóng qua.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, NGÀY PHỤC SINH CỦA DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
.
Thọ Hòa ngày 11-4-2015
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.

Tôi Yêu Lá Cờ Vàng

Kính thưa Quý Vị

Trong nhà có 5 cây cờ Vàng ở 3 nơi: phòng khách, phòng giải trí, phòng học thì 3 lá cờ. Trên nóc nhà thì có cờ Vàng. Xe thì có 2: một ở kiếng sau xe, một ở kiếng trước cho mọi người thấy. Lá cờ Quốc Gia VNCH đã theo vận nước từ năm 1975 nhưng ở đâu có người Việt, ở đó có cờ Vàng. Cá nhân tôi từng hạ cờ VC ở những văn phòng, trường học, trung tâm giữ trẻ đồng thời mỗi lần hạ là mỗi lần cờ Vàng được treo lên, như ở trung tâm giải trí có số người thăm viếng đông đảo nhất nước Úc – Gold Coast. Trường tiểu học với hơn 200 lá cờ Vàng trong ngày lễ sống vui vẻ hòa đồng, Harmony Day. Đó chỉ là vài trong nhiều trường hợp hạ cờ đỏ vương cao cờ Vàng tại Brisbane.

Từ lúc sinh ra đời, 18 năm dưới chế độ VC, tôi không thấy lá cờ VNCH, chỉ thấy trong 1 vài hình ảnh năm xưa của gia đình còn sót lại sau ngày đen tối 30/4. Từ khi vưọt biển tới Thái Lan, tôi thấy cờ Vàng trong các buổi lễ trong trại tị nạn và như trong tiềm thức của tôi, đó là lá cờ của tôi của đồng bào miền Nam
Chắc chắn, tôi không là lính, tôi không bị thương hay sống sót vì nhiệm vụ bảo vệ ngọn cờ được cắm lại trong vùng bị chiếm, tôi sẽ không được đặc quyền phủ cờ khi chết, tôi không được cái niềm vinh hạnh Tổ Quốc Ghi Ơn nhưng không có nghĩa là tôi không được quyền yêu lá cờ Vàng của tôi, không có nghĩa là tôi không được quấn xác bằng lá cờ Vàng của tôi khi tôi chết.

Tôi viết những dòng chữ này như một di nguyện, nếu chẳng may tôi có chết vì bất cứ lý do gì tôi muốn lá cờ Vàng sẽ quấn xác tôi. Vì:

1. Tôi yêu lá cờ Vàng, với tôi là vật thiêng liêng. Sống: nâng niu tôn kính, chết: mang theo. Lá cờ này không của riêng ai. Có nhiệm vụ truyền lại cho con cháu.

2. Đó là lá cờ tôi đã tranh đấu, thuyết phục để các cơ quan văn phòng trường học treo lá cờ này nếu có những sinh hoạt liên quan đến người Việt hải ngoại.

3. Tôi tranh đấu để giương cao biểu tượng cờ Vàng, tôi quảng bá cờ Vàng đến chính phủ Úc, ( ở cả 3 cấp chính phủ Úc tôi đã trao tận tay bà Julia Gillard lúc đó là đương kim Thủ Tướng Úc đã tiếp nhận, đến ông Chủ Tịch Quốc Hội Tiểu Bang Queensland, đến Nghị Viên Milton Dick)

4. Tôi không là lính VNCH, tôi tôn trọng lễ nghi quân cách nhưng điều đó không áp dụng cho tôi. Tôi muốn được quấn xác phủ cờ vì tôi là con dân VNCH.

5. Tôi đã mất Tổ Quốc, thân xác tôi không được chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá cờ quấn xác tôi, phủ quan tài của tôi như thể tôi được ôm trong vòng tay của đất mẹ, hoàn toàn không phải vì Lễ Nghi Quân Cách.
Đây cũng là lời cảnh báo đến những người độc đoán. Tôi tôn trọng ước nguyện, nguyên tắc của những người đó không có nghĩa là tôi không được mãn nguyện hoài bão của tôi. Lễ Nghi Quân cách của các vị, xin các vị cứ giữ lấy, tôi sẽ trân trọng. Ước nguyện, hoài bão của tôi, tôi phải được. Không một ai có thể lấy cờ Vàng ra khỏi tôi từ thể xác đến tinh thần. Không ai có quyền cấm cản xương cốt của tôi được hòa tan theo lá cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi lập lại 1 lần nữa: tôi đã mất Tổ Quốc, thân xác tôi không được chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá cờ Vàng quấn xác tôi, phủ quan tài của tôi như thể tôi được ôm trong vòng tay của đất mẹ.

Kính

Tuan Le

Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh

Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.

***

Tôi thức dậy khi tiếng chim hót ríu rít thật vui tai trên rặng cây cao ở khu rừng thông bên cạnh nhà. Sáng thứ sáu, ngày cuối tuần vui vẻ, tôi mang tâm trạng vui tươi đó khi diện chiếc quần jean và cái áo trắng model hết cở để đi làm. Trong tuần, chỉ có ngày thứ sáu là được tự do mặc jean thoải mái, khác với những ngày đầu tuần, lúc nào cũng phải dress up nghiêm túc, lịch sự để gặp gỡ, làm việc với khách hàng. Khách hàng là … thượng đế nên mình không được ăn mặc lè phè.

Tôi thật may mắn được làm việc với ông Sếp rất dễ thương, không hề biết làm khó dễ nhân viên là gì.

Kể từ dạo công ty tôi làm mở mang thêm mấy dãy lầu, sân bãi đậu xe cũng được nới rộng ra. May quá, văn phòng của Sếp phải dời sang building khác để thuận tiện cho ông trong việc họp hành, giao tiếp với khách hàng hay gặp gỡ các Sếp lớn. Tôi được đưa sang làm ở phòng film, cách văn phòng của Sếp một dãy cơ xưởng lớn. Một mình một cõi, cả tháng chưa thấy mặt Sếp, khi có chuyện gì cần dặn dò, trao đổi thì Sếp điều khiển từ xa, qua mấy cái email là xong.

Công việc trôi chảy nhịp nhàng như thế, tính ra cũng xấp xỉ hai mươi năm rồi, tôi chưa hề bị khiển trách, thỉnh thoảng còn được khen thưởng. Là người phụ nữ da vàng duy nhất của bộphận Proof- Reading (Đọc bản vẽ) tôi nhận được khá nhiều ưu tiên từ Sếp so với các đồng nghiệp khác màu da, khác màu mắt. Thích nhất là giờ giấc làm việc thật thoải mái. Thay vì mỗi ngày làm tám tiếng, năm ngày một tuần đi đi về về, tôi đã xin làm rút gọn trong bốn ngày, mười tiếng một ngày với lý do nhà xa, mà thật ra là để đở “hao xăng” và lại có thêm được một ngày nghĩ, tha hồ mà lang thang lên trang web … buôn dưa leo với mấy “bà tám”. Giờ có mặt ở bàn làm việc của tôi cũng chẳng bó buộc, tôi không sợ bị đi trễ, không bị áp lực trong công việc và giờ giấc. Tôi biết đó là những ưu đãi trong nghề nghiệp mà không phải ai ước là cũng có được. Đường công danh của tôi, tuy không đạt đến đỉnh như bao người với quyền cao chức trọng, nhưng đó là một công việc tôi yêu thích, với đồng lương xứng đáng so với khả năng và tuổi tác của mình.

Lòng hân hoan, thơ thới, tôi lái xe đi qua con đường quen thuộc mà tôi đã đi lại nhiều năm. Buổi sáng sớm, đường phố chưa tấp nập lắm, sương mai còn phủ lờ mờ khiến cảnh vật thật huyền ảo, mùi cỏ mới cắt dịu dàng, thoang thoảng làm tôi ngất ngây. Tôi vặn lớn volume của CD trong xe, lắng nghe âm thanh tiếng nhạc dạo … “… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …”(TCS) …nghe có lý lắm! Bỗng nhìn lên kiếng chiếu hậu, ánh đèn màu xanh biếc đang chớp chớp, xoay xoay … Chết cha rồi, cảnh sát! Tôi bình tĩnh đưa tay tắt nhạc, cẩn thận lái xe thêm một đoạn, tìm cách tấp vào một khu shopping bên phải, tắt máy xe và chờ đợi. Chiếc xe cảnh sát nối đuôi tôi, cũng tấp vào phía sau. Mấy phút sau, một viên cảnh sát người Mỹ trắng cao to với hàm râu xồm xoàm làm khuôn mặt thêm phần oai vệ, nếu tôi không muốn nói là dữ tợn:

– Chào bà buổi sáng, vui lòng cho tôi xem bằng lái xe và giấy bảo hiểm.

Tôi lấy bằng lái xe ra trình. Hắn lịch sự:

– Cám ơn quí bà

Rồi đi về phía xe của hắn, đang còn chớp đèn đàng sau. Tôi ngồi yên trong xe mình, cũng chưa rõ mình bị stop vì lý do gì… có lẻ chạy quá tốc độ cho phép?

… Không, tôi đâu có nôn nóng gì trên đường đi làm, bao nhiêu năm lái xe tôi chưa hề bị phạt về vụ này mà! Đang toan tính kiếm vài câu xã giao năn nỉ nếu bị hắn phạt quá nặng vì một tội vô cớ nào đó. Cảnh sát mà, họ làm tiền cho ngân sách chính phủ nên tôi đành chấp nhận một cách … lạc quan! Viên cảnh sát trở lại, hỏi tôi:

– Xin bà vui lòng cho tôi biết, tốc độ cho phép của đoạn đường bà đang lái xe, thưa bà!

Trời ơi, gì chớ bài học này, con số 45 miles nằm chình ình trên tấm bản nhỏ phía lề phải, dựng rải rác trên lề đường, có nhắm mắt tôi cũng nằm lòng mà, tuy vậy tôi cũng nhỏ nhẻ, lịch sự:

– Thưa ông, tốc độ cho phép là 45 miles một giờ.

Viên cảnh sát hỏi tiếp:

– Thưa bà, vậy vừa rồi bà đang chạy với tốc độ là bao nhiêu?

Tôi e dè:

– Tốc độ của tôi lúc nãy chừng 50 miles (tôi biết chắc, đây là con số … có thể tha thứ)

Viên cảnh sát nhìn tôi:

– Thưa bà, bà đã chạy với tốc độ 70 miles một giờ …

Tôi xây xẩm mặt mày, không lắng nghe hắn nói lải nhải gì thêm về luật giao thông … Tôi biết, một khi cảnh sát đã phán là y như tòa án phán, không kiện thưa làm gì cho tốn công mà còn phải trả lệ phí toà án. Nó nói mình chạy 70 miles? Cũng có thể lắm, khi vừa lái xe mà vừa nghe nhạc xập xình, có thể đầu óc hưng phấn nên lở trớn … Tôi thầm tính toán, với tốc độvượt mức cao nghệu như thế, tôi phải chi ra bao nhiêu tiền để đóng phạt cho lần này, chi phí này chúng tôi vẫn gọi đùa là…tiền ngu!

Viên cảnh sát lải nhải một hồi, ông ta trả lại tôi cái bằng lái xe và tấm thẻ bảo hiểm xe. Tôi nhìn đôi mắt màu xanh lá cây biêng biếc của hắn và nghĩ đến những tờ đô la cũng màu xanh như thế phải chi ra một cách oan uổng. Vẫn chưa thấy tờ biên lai phạt màu vàng, không biết hắn xác định tội trạng của mình như thế nào đây, tôi nghe ông tiếp:

– Bà đã chạy quá nhanh trên đoạn đường vắng vẻ này, rất nguy hiểm cho bà.

– Vâng, thưa ông, tôi biết!

– Bà nên luôn nhớ rằng, lúc nào tôi cũng chạy xe sau lưng bà, cẩn thận nhé!

Tôi rủa thầm trong bụng, quái, hắn muốn gì đây mà lên giọng hăm dọa phụ nữ? Cảm giác bực bội len lỏi vào tâm trí.

– Tạm biệt bà, chúc bà một ngày tốt lành!

Ôngta nói xong, đưa bàn tay lông lá ra bắt tay tôi rồi quay lưng đi, không kịp nhận ở tôi một lời cám ơn… giả dối!

Tôi kiểm soát lại một lần nữa giấy tờ của mình, nhìn quanh chỗ ngồi trong xe, không có gì rơi rớt. Tôi mở cửa xe bước ra ngoài cẩn thận xem xét, mọi thứ đều OK. Tôi nổ máy xe, lái khỏang năm phút là đến cổng công ty, tâm trạng vẫn còn hoang mang.

Lấy chìa khóa mở cửa phòng, việc đầu tiên tôi làm là lục bóp xem lại giấy tờ. Vẫn không thấy tờ giấy phạt ở đâu để biết ngày nào là hết hạn đóng phạt. Có một người đồng sự mang hồ sơđến giao, hắn hỏi bâng quơ vài câu, tôi vui miệng kể cho hắn nghe sự việc xảy ra sáng nay. Hắn cười lớn:

– Vậy là chị được tha rồi. Hôm nay chị diện đẹp quá, một ngày may mắn cho chị đó!

Tôi nghe và vẫn không tin đó là sự thật, dễ gì tên cảnh sát râu xồm lại bỏ qua một cách vô lý khi hắn đã ngăm nghe là tôi chạy quá tốc độ khủng khiếp như thế.

Khoảng chín giờ sáng, Sếp tôi đi họp, tiện đường ông đem một số dụng cụ văn phòng đến giao cho tay thư ký trong phòng tôi. Có lẻ khuôn mặt tôi đang còn băn khoăn nên Sếp hỏi:

– Chào cô, mọi chuyện đều tốt chứ, tôi có thể giúp gì cho cô hôm nay không?

Tôi kể lại chuyện gặp cảnh sát sáng nay và chờ ở Sếp một lời an ủi vì mới sáng sớm đã bị … hao tài. Ông Sếp hỏi tới hỏi lui:

– Cô chắc là ông ta chỉ trả lại giấy tờ chứ không bắt cô ký giấy phạt chứ?

– Tôi chắc, không ký giấy gì cả.

Vậy là cô được tha rồi, may mắn quá! Nếu không, giá chót là cô phải tốn hai trăm đồng cho lần phạt này. Hôm nay chắc tên cảnh sát đó có chuyện vui nên dễ dãi đó, lấn sau cẩn thận nhé!

Tôi vẫn còn bán tin bán nghi, không thể nào tin vào vận đỏ hôm nay. Cho đến ngày hôm sau …

…Trưa thứ bảy, tôi được phép đi ra ngoài ăn trưa vì căng tin đóng cửa. Vốn không thích những thức ăn nhanh của Mỹ nên bất đắc dĩ lắm tôi đành phải ghé vào một cửa hàng ăn vội đỉa salad. Trong khi đang chờ lấy order…

– Xin lỗi bà, cho phép tôi ngồi ghế này được không?

Tôi ngước mắt nhìn, một ông Mỹ đang đứng cạnh bàn tôi và … chính xác là hắn đang hỏi tôi.

Tôi trả lời như một cái máy:

– Được, xin ông cứ tự nhiên

Người đàn ông ngồi xuống, rất thân thiện:

– Chào bà, khỏe chứ!

– Cám ơn ông, tôi cũng thường. Ông khỏe không?

– Cám ơn bà. Nhà bà ở gần đây sao?

– Công ty tôi làm cách đây chừng 5 phút, thưa ông.

Tôi trả lời rất thờ ơ, người đàn ông vẫn nhìn tôi:

– Bà thật không nhận ra tôi hay sao, bà Nguyễn?

Câu hỏi của người đàn ông làm tôi giật mình. Tôi hơi sửng sốt rồi tự hỏi mình, quái, quen biết ở đâu? Sao hắn biết mình họ Nguyễn? Có thể quen mặt vì gặp nhau trong công ty hàng ngày. Tôi dò hỏi:

– Xin lỗi, ông cũng làm ở SGI Inc, phải không?

Người đàn ông cười:

– Bà không nhớ chúng ta mới gặp nhau hôm qua hay sao?

Lúc này tôi mới mở to mắt nhìn, Ah, đôi mắt “màu xanh đô la” và … hàm râu …  Thì ra hôm nay viên cảnh sát mặc thường phục nên tôi không thể nào nhìn ra được người đã stop tôi sáng hôm qua. Tôi tỏ vẻ ân hận:

– À, thật đáng tiếc, chào ông …

Có tiếng người phục vụ gọi tôi lấy thức ăn, người đàn ông đứng lên đi theo:

– Để tôi giúp bà.

Người đàn ông đến quày giúp tôi lấy thức ăn và nhận luôn phần ăn của ông ta bưng về bàn. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa. Tôi vừa dùng đĩa salad của mình vừa lắng nghe. Nét mặt người đàn ông có vẻ bùi ngùi, ông ta nói thật chậm, giọng kể lể, câu chuyện của ông đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

– … Ba tôi là một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, đã từng tham dự cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhiều năm. Mẹ tôi nói Việt Nam ở xa lắm, bên kia bờ đại dương.  Ngày Ba tôi rời gia đình thì tôi mới năm tuổi, ông đi … và đi mãi không về. Mẹ tôi vật vả, oán hờn cái đất nước bên kia bờ đại dương đã nuốt trọn hình hài của ba tôi. Vì sau nhiều đợt kiếm tìm đều trở về trong thất vọng, thân xác ba tôi vẫn còn nằm lại đâu đó, trong một khu rừng già nhiệt đới hay đã tan tành dưới đạn bom vô tình năm xưa. Từ đó, mẹ tôi ghét cay đắng những con người từ cái xứ sởđã cướp đi người bà yêu thương. Khi những đoàn người Việt Nam di dân sang đây ồ ạt, bà dạy tôi không được giao tiếp với những đứa bạn mang dòng họ Nguyễn. Theo sự tìm hiểu của bà, đó là dòng họ lớn nhất của người Việt Nam. Tôi không biết mẹ tôi đúng hay sai, nhưng tôi hiểu là tôi nên làm mẹ vui lòng. Cho đến một ngày … năm năm trước đây, mẹ tôi bị đau thận, cả hai quả thận của bà đều không còn hoạt động được bao lâu nữa. Bà mỏi mòn chờ một trái thận “từ thiện” thích hợp để kéo dài đời sống. Và … như một định mệnh, hay nói đúng ra là một sự đền bù được Thượng Đế sắp đặt, một phụ nữ bị tai nạn xe hơi qua đời, trong bằng lái xe có dấu hiệu sẵn lòng hiến dâng cả hai trái thận. Mẹ tôi may mắn được ghép một trái thận từ người phụ nữ nào đó, mang họ Nguyễn, cái họ khắc nghiệt mà bà căm ghét từ lâu. Chúng tôi không được phép biết tên vị ân nhân đó, chỉ biết đó là một bà họ Nguyễn … Thưa bà … mẹ tôi nay sống khỏe mạnh phần đời còn lại với một trái thận mang họ Nguyễn, … như họ của bà đây.

Người đàn ông có đôi mắt xanh biếc ngưng một lát, ông ta nhìn tôi … và tiếp:

– …Sáng hôm qua tôi đã nhìn thấy trong bằng lái xe của bà dòng chữ màu đỏ ORGAN DONOR (Hiến Dâng Nội Tạng), bà Nguyễn … thật cám ơn bà. Xin thay mặt mẹ tôi, thật cám ơn những trái tim nhân ái đến từ bên kia bờ đại dương.

… Nước mắt ướt nhoè khuôn mặt khi tôi nghe lời cám ơn rất trân trọng của người đàn ông. Trong khi thân xác bao người như cha anh và đồng đội của ông đang còn nằm lại trên quê hương tôi. Mấy mươi năm qua rồi, tôi làm sao dám nhận ở anh lời cám ơn hôm nay. Nhưng qua câu chuyện của người đàn ông vừa kể, quả thận được hiến dâng của người phụ nữ họNguyễn nào đã cứu được mạng sống của mẹ anh, người đàn bà khác chủng tộc, không quen biết cũng là một hóa giải cho bao ưu phiền bấy lâu. Tôi nghe mà mừng.

Chia tay người đàn ông, tôi nhận được thêm ở ông lời cầu chúc:

– Chúa sẽ ban phước lành cho bà!

– Cám ơn ông!

Tôi chào ông trở về nơi làm việc. Giữa trưa, bầu trời xanh thẫm, vài cụm mây trắng lang thang trên cao, tia nắng mùa hè xuyên qua cành lá, rơi xuống sân bãi đậu xe. Gió đưa nhẹ cành cây làm bóng nắng lung linh nhảy múa. Tôi bước vào công ty, những bước chân như reo vui.

… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …*  (Ca từ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)

Nguyễn Diệu Anh Trinh