Truyện ngắn: CÂU CHUYỆN ĐỨT NGANG

ĐIỆP MỸ LINH

Đời sinh viên vốn rất khó khăn và vất vả, thế mà Giáng Thu lại phải theo học một ngành mà nàng không thích. Riêng Lệ Chi – em của Giáng Thu – rất bằng lòng với cuộc sống hiện tại; vì, sau những dằn co dữ dội giữa Mẹ và nàng, nàng đã theo học phân khoa nàng thích; cũng sau sự “tản lờ” của nàng về những bài luân lý “xưa như trái đất” của Mẹ, Mẹ đành làm ngơ khi nàng có bạn trai – Trực, học bên Nha Khoa.
Thỉnh thoảng, vào những chiều chủ nhật, sau khi Mẹ đi làm, Giáng Thu tâm sự với em. Những lời phàn nàn, than thở của chị làm cho Lệ Chi xúc động, cảm thấy thương chị nhiều hơn, nhưng không biết khuyên giải bằng cách nào, đành hỏi:
-Tại sao chị không nói thẳng với Mẹ?
-Nói làm sao được khi mà Mẹ hy sinh tất cả cho chị em mình? Ước vọng duy nhất của Mẹ là chị phải trở thành M.D.
-Ước vọng của Mẹ là của Mẹ. Cuộc đời và sự nghiệp của chị là của chị. Sau này Mẹ không thể sống cho cuộc đời của chị.
-Sống trên đời không phải mình chỉ biết thực hiện những điều mình thích mà mình phải dung hòa giữa mình và những người liên hệ. Như Mẹ đó, nếu Mẹ chỉ muốn làm những điều Mẹ thích, ai nuôi chị em mình?
-Tại sao chị có thể biết Mẹ không thích những điều Mẹ đang làm? Em nghĩ Mẹ phải bằng lòng, vui thích thì Mẹ mới chịu khó như vậy chứ!
-Em không thấy vấn đề chị đưa ra à? Mẹ đưa chị em mình vượt biển sang đây lúc Mẹ chưa được 30 tuổi. Có người phụ nữ nào ở tuổi đó mà không thích được một người đàn ông yêu thương, chăm sóc? Có người phụ nữ nào với trình độ học vấn như Mẹ bỗng nhiên thích trở thành bà bán hàng tạp hóa ở xứ này?
-Ai bắt Mẹ phải như vậy? Nếu Mẹ thích lấy chồng thì Mẹ lấy chồng; Mẹ không thích làm việc bán hàng thì Mẹ xin việc khác. Việc bán hàng tạp hóa ở Mỹ không tốt hơn thời Mẹ lam lũ ở kinh tế mới sao? Ai cũng chỉ có một đời để sống; vậy thì hãy sống thế nào cho mình vui sướng và hạnh phúc.
-Không ai bắt Mẹ, nhưng lòng thương con khiến Mẹ phải hy sinh hạnh phúc riêng của Mẹ. Nếu Mẹ sống đúng theo quan niệm của em thì – sau khi Ba vượt biển trước, rồi lập gia đình khác – chị em mình đành chịu đói khổ ở vùng kinh tế mới Đồng Bò chứ làm thế nào vượt biển sang đây để được học đến đại học?
-Mẹ sinh ra mình, Mẹ phải lo cho mình. Đó là luật!
-Luật chỉ bảo vệ trẻ con khỏi bị hành hạ chứ luật đâu có buộc Cha Mẹ phải lo cho con được sung sướng, hạnh phúc và cho con theo học đại học. Em thấy nhiều gia đình Mỹ “phủi tay” sau khi con học xong trung học hay không?
Lệ Chi đưa ra một nhận xét rất bất ngờ:
-Thật ra cho con theo học đại học chưa hẳn là ý Cha Mẹ mong con vui sướng, hạnh phúc mà chính vì sự ích kỷ, sự phô trương, tự mãn của Cha Mẹ.
Giáng Thu giật mình, nhìn thẳng vào mắt em. Trong mắt Lệ Chị, Giáng Thu có thể thấy được sự chân thật, ngay thẳng cho nên nàng có vẻ hoảng sợ, tưởng như Lệ Chi đã đọc hoặc nói hộ ý tưởng của nàng. Một thoáng thôi, Giáng Thu hỏi:
-Tại sao em nghĩ như vậy?
-Chị thử lắng nghe những mẫu đối thoại của các bậc Cha Mẹ người Việt thì chị biết. Họ chỉ cố đốc thúc cho con của họ chen cho được vào các trường đại học danh tiếng để họ “lên mặt” với bạn hữu mỗi khi có dịp. Họ không cần biết trong các trường đại học danh tiếng như thế con của họ phải “vẫy vùng” như thế nào; thần kinh của con họ phải căng thẳng đến mức nào; sức chịu đựng của con họ phải dai dẳng đến đâu để có thể đối đầu được với sự ganh đua của những sinh viên chọn lọc đó! Có người, con của họ không phải là bác sĩ hay luật sư nhưng gặp ai họ cũng cố tình khoe con của họ là bác sĩ/luật sư! Họ làm như xã hội loài người chỉ có bằng bác sĩ/luật sư mới có giá trị!
Sau một lúc cúi mặt lặng thinh như ngầm đồng ý với nhận xét của em, Giáng Thu đáp:
-Chị không nghĩ Mẹ như vậy; vì Mẹ ít nói lại rất ít giao thiệp.
-Có thể Mẹ không giống như những người Việt Nam mà em đã đề cập; nhưng nhận xét của em là nhận xét chung. A, chị biết Trực nói gì với em không?
Giáng Thu ngước mắt nhìn em, chờ đợi. Lệ Chi tiếp:
-Trực bảo sau những lần thực tập, Trực không muốn ăn uống gì cả! Thấy ai nhổ bãi nước bọt mình đã gớm rồi; thế mà Trực phải nhìn vào trong miệng, nạy răng người ta, đủ thứ mùi hôi, tối nằm ngủ thấy ác mộng; nhưng Trực vẫn cố gắng học ngành Nha để Bố Mẹ được vui lòng! Thế mà có bao giờ Bố Mẹ của Trực vừa ý đâu! Lúc nào Bố Mẹ của Trực cũng đem con của người khác ra so sánh rồi nói người ta có phước, con mới 23, 24 tuổi mà đã “ra” nha sĩ, bác sĩ! Bố Mẹ của Trực cứ phân bì, sao ông bà không giỏi đi học đi!
Im lặng một chốc, Giáng Thu đáp:
-Thật ra những nhận xét của em cũng không mới mẻ gì; nhưng những người con đã hấp thụ chút văn hóa Việt Nam chưa dám nói ra. Họ chưa dám nói ra với Cha Mẹ nhưng họ đã tâm sự với bạn hữu và người yêu rất nhiều. Chị có anh bạn, học trước chị hai năm, thường tỏ ra bực dọc vì phải theo học y khoa để Cha Mẹ vui lòng chứ chàng ta không thích. Thời gian thực tập, sau khi thức suốt đêm ở phòng cấp cứu, trên đường lái xe về nhà, chàng ta buồn ngủ, lạc tay lái, ủi vào gốc cây. Hai chân của chàng ta bị tê liệt!
-Ô, No!
Giọng buồn buồn, Giáng Thu bảo:
-Một lần, vô tình Mẹ nhắc là ngày cúng “thôi nôi” cho chị, chị bốc cây thước. Ba Mẹ tin rằng chị sẽ là cô giáo. Sau khi thuyết phục được chị vào y khoa, Mẹ bảo, Mẹ và họ hàng ai cũng vui mừng, hãnh diện về chị; đâu ai cần biết chị nghĩ gì và ước mơ gì!
-Có phải chuyện cúng “thôi nôi” ám ảnh chị hay không?
Giáng Thu lại lắc đầu, im lặng. Một chốc sau, Giáng Thu nói ra nỗi niềm của nàng:
-Không. Từ những ngày Mẹ chưa nhắc chuyện cúng “thôi nôi” chị cũng đã cảm thấy sợ xác chết và vi trùng. Lòng chị bất nhẫn khi thấy xác người được gắn ống thở, ống cho thức ăn thức uống vào miệng, ống “ị”, ống “tè”, v. v…Chị nghĩ đó không còn là đời sống mà đó chỉ là sự đày đọa xác người!
-Lạ nhỉ! Em tưởng khi thấy rõ sự đau đớn của con người, chị sẽ hăng hái bước vào con đường y khoa để xoa dịu vết thương cho nhân loại chứ!
-Từ bé chị cũng nghĩ như vậy; nhưng khi bước vào thế giới y khoa chị lại thấy khác.
-Qua những gì chị bộc lộ, em ngại chị sẽ bỏ dỡ; nếu bỏ dỡ cũng uổng vì chị đã đi gần hết đoạn đường rồi.
-Mẹ “chăn” chị kỹ quá, bỏ sao được!
-Dù sao thì đó cũng là sự bất công!
-Em thấy đó, đi học, chị phải trực diện với những gì mà người đời ghê sợ, như máu, xác chết và vi trùng, v. v…Về nhà, ít khi chị gặp Mẹ, ít khi chị gặp em. Thỉnh thoảng có chàng nào mời chị đi chơi, Mẹ nói bóng gió xa xôi và so sánh thời Mẹ mới lớn và chị bây giờ! Mẹ lại đem phong tục tập quán Việt Nam ra giảng cho chị khiến chị cảm thấy như “date” là một trọng tội!
-Mẹ hành xử vói chị như vậy vì chị không dám nói ra những gì chị nghĩ. Chị phải nói ra để Mẹ hiểu chị cần gì, muốn gì; nếu không, Mẹ sẽ bắt chị sống theo ý của Mẹ.
-Đôi khi tình thương cũng đọa đày con người nhiều lắm, em biết không?
Nói xong Giáng Thu lại lắc đầu, tiếp:
-Không biết cuộc đời của chị sau này ra sao chứ từ ngày xong dự bị y khoa đến bây giờ chị cảm thấy như chị đang “vùng vẫy” trong một vũng lầy!
-Sao lại thảm não đến như vậy, chị?
-Chị được vào một trường mà đa số sinh viên được tuyển chọn với tiêu chuẩn cao. Vì tự ái cá nhân, vì tự ái dân tộc, chị phải chứng tỏ chị là một trong những sinh viên ưu tú của trường. Thế là “stress”!
-Cũng không còn bao lâu nữa, thôi, chị cố gắng lên, nha chị!
-Ra trường rồi làm gì? Không phải bác sĩ nào cũng “hái” ra tiền. Mà cuộc đời này đâu phải có tiền là có hạnh phúc! Em thấy có bao nhiêu người Việt đến văn phòng bác sĩ người Việt?
-Tại sao?
-Tại vì, trong khi bác sĩ ngoại quốc nghĩ rằng – đối với họ – bệnh nhân là quan trọng; bệnh nhân đem lợi nhuận đến cho họ. Họ cư xử và khám bệnh cho bệnh nhân với cả tấm lòng. Còn bác sĩ người Việt cứ nghĩ giống như Bố Mẹ họ đã nghĩ: Bác sĩ là “ghê gớm” lắm, bệnh nhân cần họ chứ họ đâu cần bệnh nhân. Họ là bác sĩ chớ giỡn sao! Sau khi chị ra trường thì Mẹ – cũng giống các bà Mẹ khác – sẽ thúc chị lập gia đình; vì, theo quan niệm Á Đông, chị không còn trẻ nữa! Rồi làm vợ, làm Mẹ, v. v…Cuộc đời của chị có khoảng thời gian nào vô tư để sống cho chị hay không?
Cả hai cùng im lặng. Lệ Chi không ngờ nàng “khám phá” ra những điều đáng thương nơi người chị duy nhất của nàng. Giáng Thu chợt nhận ra tối hôm qua về muộn, nàng đã để quên kính cận trên piano. Giáng Thu bước đến piano với dụng ý sẽ lấy cặp kính nhưng bất chợt Lệ Chi reo lên:
-Chị Giáng Thu! Chị biết bao lâu rồi chị không hề “đụng” đến phím đàn không?
Giáng Thu nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn. Lệ Chi tiếp:
-Đàn đi, chị! Đàn cho vui.
Giáng Thu ngồi vào ghế, mở nắp đàn, đôi tay lướt nhẹ trên phím đàn với dòng nhạc chợt đến trong hồn.
Lắng hồn trong dòng nhạc êm đềm, thiết tha từ mười ngón tay của chị, Lệ Chi tự trách, tưởng “xúi” chị đàn cho vui, nào ngờ…Với dụng ý muốn chị đàn những nhạc khúc vui, Lệ Chi vói tay lấy tập nhạc ngoại quốc. Chưa kịp để tập nhạc trên piano cho chị, Lệ Chị chợt nhận ra tiếng hát buồn buồn của Giáng Thu:
“Lòng Mẹ bao la như biển thái bình dạt dào.
Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào …”(1)
Lệ Chi cảm thấy nặng lòng! Piano này là món quà đầu tiên và đắc tiền nhất trên xứ Mỹ mà Mẹ đã mua – trả góp – để tặng hai con. Chị em Lệ Chi cứ ngăn Mẹ đừng mua “piano à queue” vì giá quá đắc và nhà nghèo không có chỗ tương xứng cho piano này; nhưng Mẹ bảo:
-Cái đẹp thì ở đâu cũng đẹp. Cũng là piano, nhưng piano ‘có đuôi’, âm thanh tuyệt hơn nhiều. Lúc nào Mẹ cũng chỉ muốn tặng hai con những gì tốt đẹp nhất mà Mẹ có.
Nhớ đến đây, Lệ Chi âm thầm quẹt nước mắt.
Trong khi Lệ Chi quẹt nước mắt, Giáng Thu lại cố nén cảm xúc vì hình ảnh của Mẹ ở kinh tế mới lại hiện về. Mẹ gánh nước. Mẹ ngồi quạt than, nướng bánh tráng và bắp, bán. Mẹ phụ bán cơm ở bến xe đò. Ban đêm Mẹ dạy hai con – và các em bé quanh xóm – học văn hóa và tiếng Anh, v.v…Công ơn của Mẹ còn nhiều nhưng bản nhạc đến đoạn cuối. Giáng Thu cúi mặt, đưa ngón tay thấm nước mắt rồi ngẫn nhìn em. Thấy mắt Lệ Chi cũng sủng nước, Giáng Thu đứng lên, dang đôi tay, chị em “hug” nhau.
Vừa đi xuống bếp với em để tìm thức ăn trưa, Giáng Thu vừa hỏi:
-Nè, còn chuyện em với Trực tới đâu rồi?
-Cũng vậy thôi.
-Em và Trực tính gì thì tính nhanh đi. Hai người “bồ bịch” cũng lâu rồi, để lâu em bị mang tiếng.
-Tại sao em bị mang tiếng mà Mẹ và chị cứ lo? Bộ hai người yêu nhau là xấu xa lắm hay sao? Nếu xấu xa tại sao con trai không ngại mang tiếng mà chỉ ngại cho con gái?
-Dư luận người Việt thường tha thứ, dễ dãi với đàn ông, con trai nhưng lại rất khắc khe với đàn bà, con gái. Hai người yêu nhau trong sạch thì không có gì xấu; nhưng nếu tình yêu đổ vỡ, cô gái bị mang tiếng. Mẹ “nhồi” vào đầu chị như vậy và cũng vì chương trình học của chị nặng nề quá cho nên chị chưa dám có bạn trai.
-Thế thì buồn quá!
-Em nghĩ xem, có chàng nào chịu được cảnh mấy ngày mới điện thoại thăm nhau; cả tháng mới gặp nhau một lần – vì chị bù đầu với sách vở/máu/xác người!
-Nghĩ cũng lạ, người Mỹ, hễ con của họ đến 13, 14 tuổi mà chưa có bạn trai là họ quýnh lên, sợ nó bị bệnh bất thường; còn người Việt thì ngược lại!


Vào nhà, thấy Mẹ ngồi cắt móng tay, Lệ Chi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để thưa chuyện với Mẹ về Giáng Thu. Nhưng khi Lệ Chi vừa mở đầu câu chuyện, Mẹ vội gạc đi:
-Con còn nhỏ, biết gì mà nói (?!). Giáng Thu không bao giờ nghĩ như vậy đâu. Giáng Thu hiểu rằng những gì Mẹ muốn cho các con làm là vì Mẹ muốn các con có một tương lai tốt đẹp.
-Làm thế nào Mẹ có thể quả quyết được rằng ý muốn của Mẹ sẽ đưa các con đến một tương lai tốt đẹp? Cho dù tương lai có tốt đẹp thì làm thế nào Mẹ biết chúng con có hạnh phúc với cuộc sống do Mẹ áp đặt hay không?
-Tại sao không? Khi con có bằng cấp cao, có địa vị xã hội, có tiền là con có hạnh phúc.
-Không đúng như vậy đâu, Mẹ!
-Con lại sắp sửa tranh luận với Mẹ nữa, phải không? Chỉ có hai đứa con thôi mà một đứa thì hiền lành, hiếu thảo còn một đứa thì cứ lý sự, ngang bướng, chịu hết nổi! Đồ bất hiếu!
Vì Mẹ không chêm nhiều tiếng Anh, Lệ Chi không hiểu tại sao Mẹ nổi giận:
-“Bat hiu” là gì mà Mẹ cứ nói với con hoài vậy?
-Bất hiếu là không biết thương, không biết nghe lời Cha Mẹ.
-Tại sao tiếng Việt lại có chữ “bat hiu”, Mẹ?
Mẹ dậm chân, kêu “Trời!” rồi bước ra sân sau, ngồi! Lệ Chi vào phòng Giáng Thu với dụng ý nhờ chị ra hỏi Mẹ lý do nào Mẹ nổi giận; nhưng Lệ Chi ngạc nhiên khi thấy khăn trải giường vẫn thẳng băng. Thì ra tối hôm qua chị không về. Biết chị phải trực ở bệnh viện, Lệ Chi thở dài nhớ những lần chị em đang ăn tối hoặc chị em đang đàn hát bên nhau, điện thoại của chị reng. Trả lời điện thoại xong, chị thở dài, than:
-Sau này đang cho con bú mà bệnh viện gọi là cũng phải bỏ con mà đi!
Khi nào nghe chị than, Lệ Chi cũng nhìn chị bằng ánh mắt tràn đầy xót xa!
Ra khỏi phòng của Giáng Thu, thấy Trực đang đứng nói chuyện với Mẹ nơi sân sau, Lệ Chi bước ra. Trực và Lệ Chi cùng cười, nói “Hi!” rồi Lệ Chi ra dấu cho Trực vào nhà. Mẹ bước theo.
Từ ngày quen Trực, Lệ Chi để ý, dường như Mẹ cố ý quanh quẩn bên nàng và Trực mỗi khi Trực đến nhà. Trực không bận tâm nhưng Lệ Chi lại khó chịu vì nàng nghĩ Mẹ không tin tưởng nàng và Trực. Mẹ muốn kiểm soát. Mẹ xâm phạm những điều riêng tư của nàng. Lệ Chi nhớ, lần đầu tiên khi nàng giới thiệu Trực với Mẹ, Mẹ cứ hỏi dò xem Trực học hành ra sao, gia thế như thế nào, v.v…Lệ Chi bực dọc, trả lời “nhát gừng” với Mẹ làm Mẹ không vui. Lệ Chi nghĩ rằng nàng yêu Trực, tin tưởng và hiểu Trực, thế là đủ. Mặc cho Mẹ giải thích về cách thức “chọn” người yêu – theo kiểu Việt Nam…xưa – Lệ Chi nghĩ rằng đối tượng của nàng là Trực chứ nàng không “lấy cả gia đình” của Trực làm chồng thì tại sao phải “điều tra” gia đình của Trực.
Tuy Mẹ đã giải thích, nhưng sau lễ đính hôn của Trực và nàng, Lệ Chi cứ nghĩ rằng Mẹ sẽ “nới lỏng” cho “hai đứa”, nhưng không; Mẹ vẫn lẩn quẩn bên cạnh khi Trực đem DVD đến để Mẹ/Trực và nàng cùng xem.
Sau khi cho DVD vào máy, Trực đến ngồi canh Lệ Chi, trên ghế piano. Với dụng ý không cho Lệ Chi và Trực quá âu yếm, Mẹ bảo Lệ Chi xuống bếp lấy cho Mẹ ly nước. Khi Lệ Chi trở lên, trao ly nước cho Mẹ, Mẹ cứ hy vọng rằng Lệ Chi sẽ ngồi sang ghế “xa lông”, nhưng không! Lệ Chi ngồi vào vị trí cũ và có vẻ tựa sát vào người Trực. Thỉnh thoảng Trực và Lệ Chi âu yếm nhìn nhau, cười. Lệ Chi thấy Mẹ quay nhìn nàng với ánh mắt nghiêm khắc.
Xem hết DVD, Trực ra về. Lệ Chi đưa Trực ra “driveway”, vô tình thấy Mẹ nhìn theo Trực và nàng qua cửa sổ. Vừa trở vào phòng khách, Lệ Chi bị Mẹ cật vấn:
-Hai đứa làm cái gì kỳ vậy?
-Dạ, tụi con có làm gì đâu!
-Hai đứa mới làm đám hỏi chứ đã là vợ chồng đâu mà ngồi như vậy?
A, thì ra Mẹ không muốn Lệ Chi và Trực ngồi gần nhau. Tại sao phải đợi đến đám cưới hai người mới được tỏ ra âu yếm? Lệ Chi than thầm, Mỹ giải thích cho con cái tất cả những vấn đề thầm kín của con gái, con trai, trong khi không bao giờ Mẹ đề cập đến vấn đề thực tế này! Mẹ thường nhắc hai con là “nam nữ thọ thọ bất thân”. Hai chị em chỉ hiểu lờ mờ; Giáng Thu im lặng; Lệ Chi bật cười:
-Bên Việt Nam, muốn tránh tai họa cho con gái thì phải có những câu châm ngôn như vậy. Ở xã hội Tây phương, cũng với mục đích đó, người ta lại giải thích cho con gái về “birth control pills”!
Mẹ mở lớn mắt nhìn Lệ Chi như không ngờ nàng biết ba chữ “birth control pills”!


Vì Lệ Chi trực tính và cứng rắn cho nên mối tình đứt đoạn giữa nàng và Trực không làm nàng đau khổ nhiều như làm cho Mẹ buồn! Điều Lệ Chi không thể hiểu được là tại sao Mẹ không hề đề cập đến sự đau khổ của Lệ Chi mà Mẹ chỉ ngại là danh dự gia đình bị tổn thương:
-Đây rồi không biết làm sao ăn nói, giải thích với họ hàng, bằng hữu!
-Mẹ! Con lấy chồng cho con hay là con lấy chồng cho họ hàng, bạn hữu của Mẹ?
-Cô lấy chồng cho cô nên cô đâu coi ai ra gì! Cô chỉ biết sống cho cô. Cô thương thì mau mau làm đám hỏi; hết thương thì cắt đứt “cái rụp” để cho tôi phải mang tiếng chịu lời!
-Mẹ! Không ai mang tiếng chịu lời gì cả. Mình không lấy người này thì mình lấy người khác. Tại sao mình không sống cho mình mà mình phải sống cho dư luận? Dư luận có bao giờ đem hạnh phúc đến cho ai đâu!
-Cô nói dễ quá mà! Làm Mẹ ai cũng mong con thông suốt chứ ai muốn con mình dang dỡ? Sau này cô ở vào cương vị của tôi cô sẽ hiểu.
-Bây giờ Mẹ muốn con làm gì? Mẹ muốn con lấy Trực để chịu khổ cả đời hay sao?
-Mẹ không bắt con phải hành xử như vậy. Mẹ chỉ muốn con phân tích xem Trực có những điểm nào tốt, bao nhiêu điểm xấu, rồi con cân nhắc xem con có thể quên được những điểm xấu của Trực để chú tâm vào những điểm tốt của Trực hay không? Nếu không có gì trầm trọng mà chỉ vì những bất đồng nho nhỏ thì hãy tha thứ cho nhau.
-Hạnh phúc và tình yêu không thể đo lường được, Mẹ à!
-Thật ra Mẹ thấy Trực cũng có nhiều điểm tốt như vui vẻ, nhiệt tình, dễ dải, học giỏi, đẹp trai.
-Là phụ nữ Mẹ cũng hiểu rằng, người con gái, khi lấy chồng thường thường mình lấy người mình yêu. Người mình yêu có thể là một người không ra gì dưới mắt những người khác; nhưng đối với mình người ấy là số một. Khi yêu người phụ nữ mù quán đến như vậy và người phụ nữ cũng chỉ đòi hỏi người đàn ông đó cũng nghĩ rằng nàng là số một.
Lệ Chi vừa nói ngang đây, Giáng Thu mở cửa bước vào với gương mặt bơ phờ vì thiếu ngủ. Thấy rõ sự mệt mỏi của chị, Lệ Chi chưa muốn cho chị hay về sự đổ vỡ giữa nàng và Trực. Mẹ ái ngại nhìn Giáng Thu:
-Con đi rửa mặt, Mẹ làm chút gì con ăn rồi con ngủ, nha, con!
-Thôi, con cần một chỗ nằm.
Nói xong Giáng Thu cởi giày, nằm theo lòng ghế “xa-lông” dài. Không nở “đuổi” Giáng Thu vào phòng, Mẹ vào phòng đem ra hai cái gối. Giáng Thu gối đầu lên một gối, nằm nghiêng mặt vào thành ghế rồi che cái gối kia lên tai. Xoay trở một chốc, Giáng Thu lấy ống xem mạch nơi cổ, nhét dưới gối, rồi ngủ. Lệ Chi hỏi Mẹ:
-Mẹ chưa sửa soạn đi làm sao?
-Còn sớm, con.
Chỉ thốt được ba tiếng ấy rồi Mẹ nhìn ra sân, dáng nghĩ ngơi. Trong khi Mẹ chìm vào sự xa vắng nào đó, Lệ Chi chợt nhớ đến Trực và tự hỏi lòng xem lý do nàng dứt tình với Trực có xác đáng hay không? Cho đến lúc này, Lệ Chi cũng vẫn nghĩ rằng quyết định của nàng là một hành động sáng suốt. Bất ngờ Mẹ hỏi:
-Lệ Chi! Con có nghĩ rằng con nên suy nghĩ lại về quyết định dứt tình với Trực hay không?
-Dạ không.
-Con có thể cho Mẹ biết – tý tý thôi – về nguyên nhân sự đổ vỡ hay không?
-Thưa Mẹ, có thể những cô gái khác cho rằng con dại; vì Trực có tất cả ưu điểm bề ngoài để chinh phục phái nữ. Nhưng con chỉ cần một người yêu chứ con không cần một người lúc nào cũng muốn chứng tỏ ta đây là kẻ luôn luôn “chiến thắng” trên tình trường.
-Con có nói ý nghĩ của con cho Trực biết để Trực thay đổi hay không?
-Dạ, có. Trực đã thay đổi những khi con hiện diện bên cạnh; những khi vắng con, Trực vẫn không thay đổi; điều này làm cho con xem thường Trực. Và con không thể làm vợ một người mà con không kính trọng!
Cả hai cùng im lặng. Cuối cùng Mẹ bảo:
-Lệ Chi! Con là một thiếu nữ can đảm và nhiều nghị lực.
-Tại sao Mẹ lại nghĩ như vậy?
-Hành động dứt khoát của con đối với Trực cho Mẹ thấy điều đó. Con hơn Mẹ xa. Mẹ đã bị nhồi vào đầu mớ luân lý “tào lao” của mấy ông Tàu cho nên Mẹ khổ cả đời!
Rất ngạc nhiên khi nhận thấy quan niệm sống của Mẹ không còn quá thủ cựu nữa, Lệ Chi muốn nhân cơ hội này sẽ trình bày với Mẹ về tâm sự của Giáng Thu để Mẹ hiểu rõ lòng thương yêu vô bờ của chị dành cho Mẹ; nhưng giọng bực dọc của Giáng Thu vang lên:
-Mẹ ơi! Suốt đêm trực ở phòng cấp cứu, không chợp mắt được một giây, cho con ngủ một chút mà!
Mẹ và Lệ Chi nhìn nhau, im lặng. Câu chuyện bị đứt ngang!

1.-Lòng Mẹ của Y Vân.


ĐIỆP MỸ LINH

http://www.diepmylinh.com/

NHỮNG BÍ ẨN VỀ SAY XỈN (Alcohol myth buster)

By National Health Service
(Đọc chơi vài chuyện liên quan đến “liền ông”.
Dưới đây là mười hai điều bí ẩn về rượu mà National Health Service Choices (NHS Choices, tổ chức Y tế Quốc gia, Bộ Y tế Vương quốc Anh,) tiết lộ. Tiết lộ này đúng hay sai, không dám bàn, nhưng NHS  là tổ chức Y tế thuộc Bộ Y tế Vương quốc Anh nên những giải thích của họ khả tín. Các chiến hữu bia bọt nên “chiếu cố” để phòng thân.
1. Đàn bà và đàn ông uống rượu ngang cơ nhau?
Trật. Tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Ngoài ra, sự khác biệt về enzyme giữa hai phái cũng làm phụ nữ nhạy cảm với alcohol hơn. Tóm lại, đàn bà uống rượu “yếu” hơn, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau
2. Uống nước làm giảm bớt sự vật vã sau cơn say?
Đúng. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã. Tốt nhất là nên uống rượu vừa phải, khi nhậu nên uống thêm nước “chữa cháy”. Lưu ý rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không bảo vệ lá gan cho bạn
3. Tắm nước lạnh, một luồng gió mát, hay một lý cà phê nóng sẽ làm giã rượu?
Trật. Những thứ đó chỉ làm đỡ buồn ngủ hơn thôi. Chỉ có thời gian mới trục xuất được alcohol ra khỏi cơ thể. Phải mất một giờ cơ thể “giải quyết” được một đơn vị cồn (tương đương với 30ml rượu mạnh 40 độ, 100ml rượu vang hoặc một lon bia).
4. Rượu làm cơ thể tăng trọng?
Đúng. Một ly rượu vang 250ml cung cấp gần 200 calo. Đường và mấy món cocktail pha rượu có đường cũng thế. Alcohol (và đường) trong những thứ uống hấp dẫn này làm bạn nhịn không nổi, và cứ thế ăn tới tới.
5. Rượu là chất kích thích?
Trật. Bia rượu quả thực là chất làm dịu xuống. Mới uống, bạn cảm thấy hào hứng, vui vẻ vì rượu làm xoa dịu đi những ức chế, nhưng dần dần rồi bạn sẽ không còn kiểm soát được cảm xúc và phản ứng của mình.
6. Uống bia ít say hơn?
Trật. Uống nửa lít bia (độ cồn 5%), một ly vang 250ml (độ cồn 11%), hay một ly vodka 70ml (độ cồn 40%), nghĩa là bạn đã uống 2,8 đơn vị cồn. Uống cỡ này là bạn đã say về mặt hóa học rồi. Uống càng lẹ, thì nồng độ cồn trong máu dễ đạt đỉnh cao. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm thấy như thế nào mới là “ngoắc cần câu”, kể cả tâm trạng muốn uống cho tới xỉn.
7. Đổ “bê tông” trước khi uống đỡ bị say hơn?
Trật. Ăn đầy bụng rồi mới ra ngoài nhậu chỉ làm chậm hấp thu rượu, chứ không làm giảm say được. Chậm hấp thu (tưởng đâu mình ngon), uống thả dàn là xỉn. Dù sao cũng nên đổ “bê tông” ở nhà trước khi ra ngoài nhập tiệc, nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…)
8. Đang uống bia, XO, sang uống rượu vang hoặc rượu mạnh, sẽ làm mau xỉn hơn?
Trật. Lượng cồn trong máu mới là yếu tố quyết định đến chuyện say xỉn. Còn uống đủ thứ rượu bia có thể làm bạn khó chịu hơn do bao tử bị “rối loạn”, chứ không làm bạn mau xỉn hơn được.
9. Càng uống càng lên đô, nhậu sẽ an toàn hơn?
Trật. Càng uống nhiều, càng hại nhiều. Càng lên đô, càng rủi ro nhiều. Lên đô là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể của bạn đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu.
10. Uống hơn một ly vang mỗi ngày có thể làm giảm cơ may thụ thai?
Đúng. Phụ nữ uống rượu nhiều khó dính bầu hơn. Một nghiên cứu trên tờ British Medical Journal cho thấy, chỉ cần uống rượu năm lần mỗi tuần là có thể giảm cơ may thụ thai. Nếu quý bà muốn có con, nên tránh xa rượu.
11. Nếu muốn uống rượu nhẹ ít độ cồn, nên dùng vang trắng?
Trật. Một ly vang trắng, vang đỏ hay một chai bia, một shot whisky, hay các loại rượu chưng cất khác… đều chứa một lượng cồn như nhau. Tùy vào độ mạnh (độ cồn) của bia hay rượu và uống nhiều hay ít, khi thử trên thiết bị dò cồn qua hơi thở đều cho kết quả như nhau.
12. Đàn ông uống quá nhiều rượu, khó có con?
Đúng. Rượu làm giảm thụ tinh sinh sản do ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Đàn ông muốn có con nên giảm nhậu lại.
Theo National Health Service
Alcohol myth buster
By National Health Service
 
1) Women are affected by alcohol to the same degree as men.
FALSE: Men have a higher average total body water content than women (62% compared to 52%), meaning men are better able to dilute alcohol than women. Other factors have also been reported that can make women more sensitive to alcohol, such as enzyme differences. All these factors mean that women are more at risk than men from the same level of drinking.
 
2) Drinking water can lesson the effects of a hangover.
TRUE: While food and water may ease some of the symptoms, they won’t cure a hangover. The best way to avoid one is to moderate your drinking and have water between alcoholic drinks. Remember that water won’t make you any less drunk or protect your liver.
 
3) A cold shower, fresh air or hot coffee will sober someone up.
FALSE: You might feel less sleepy, but only time will get alcohol out of your body. Depending on your weight, it takes about one hour to process one unit of alcohol.
 
4) Alcohol is fattening.
TRUE: There can be almost 200 calories in a large glass of red wine. And any sugar in mixers or cocktails comes on top of the alcohol content of the spirits. Alcohol also reduces our self-control, making it easy to eat too much.
 
5) Alcohol is a stimulant.
FALSE: Alcohol is actually a depressant.  Initially, you may feel more energetic or cheerful because alcohol depresses your inhibitions. However, that means you can also be less able to control your emotions or reactions.
 
6) Beer gets you less drunk.
FALSE: An average pint of beer (ABV 5%), large glass of wine (250ml, ABV 11%) or a ‘large’ double vodka (70ml, ABV 38 to 40%) all have around 2.8 units of alcohol. This is what makes you drunk chemically, and the faster you drink the full 2.8 units, the higher your peak blood level. But there are a wide range of factors that can affect how drunk you feel including your expectations.
 
7) Lining your stomach with a big meal before drink can help to reduce the risk of getting drunk.
FALSE: Drinking on a full stomach before you go out will delay alcohol getting into your system, not prevent it. A meal will only delay the rate of alcohol absorption, but if you go on to drink heavily you will get drunk. However, it’s still best to eat a proper meal before a night out, especially foods rich in carbohydrates and proteins.
 
8) Switching between beer, wine, and spirits will make you more drunk.
FALSE: Your blood alcohol content is what determines how drunk you are. Mixing drinks may make you sicker by upsetting your stomach, but not more intoxicated.
 
9) Your body develops a tolerance to alcohol, so you can safely drink more.
FALSE: The more you drink the more damage your body will sustain and the greater the risks become. Tolerance can actually be seen as a warning sign that your body has started to be affected by alcohol.
 
10) Drinking more than a glass of wine a day may reduce your chances of getting pregnant.
TRUE: Women who drink a lot find it more difficult to conceive. A study reported by the British Medical Journal found that as few as five drinks every week may decrease a woman’s chance of becoming pregnant. If you want to conceive, it’s probably best to avoid alcohol completely.
 
11) White wine is a good choice for a person who wants a light drink with less alcohol.
FALSE: A glass of white or red wine, a bottle of beer and a shot of whiskey or other distilled spirits can all contain equivalent amounts of alcohol, depending on actual drink size and strength and will give similar readings on a breathalyzer.
 
12) Drinking too much alcohol can reduce male fertility.
TRUE: Alcohol decreases fertility by its effect on sperm quality and quantity. Men trying for a family may want to consider reducing their overall alcohol consumption.
 
NHS Choices 2011

Thổn thức cho Việt Nam

From: Linh Huynh <linhbuuhuynh@yahoo.com>
To: Linh Huynh <linhbuuhuynh@yahoo.com>
Sent: Monday, June 25, 2018, 9:51:25 AM PDT
Subject: Thổn thức cho Việt Nam
…………………………………….
Năm 1989, ký giả và nhà hoạt động chính trị Đoàn Văn Toại bị bắn gần nhà ông ở Fresno, CA. Một viên đạn làm vỡ hàm răng và đã xuyên ra ngoài phía dưới lỗ tai của ông, theo ProPublica. Ảnh: Kendrick Brinson/ ProPublica
Toại là một nhà hoạt động chống chiến tranh, một người ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và phó chủ tịch hội sinh viên Sài Gòn năm 1969 và 1970. Tháng 1 1971, ông đã bay sang California để đọc những bài thuyết trình chống chiến tranh ở Berkeley và Stanford. Sau đó ông bị chính quyền miền Nam Việt Nam bỏ tù về những hoạt động chống chính phủ như là một lãnh tụ sinh viên. Sau khi nước Việt Nam thống nhất vào năm 1975, ông trở thành cán bộ của Ban tài chính dưới thời Chính phủ lâm thời miền Nam mới được thành lập. Chẳng bao lâu ông bất đồng ý kiến về các chính sách được đề ra của các cán bộ cấp trên, ông từ chức và sau đó bị bắt giam 28 tháng. Cuối cùng ông rời Việt Nam sang Paris vào tháng 5 năm 1978.[1]
Năm 1989, ông bị bắn và bị thương trầm trọng bởi 2 người đàn ông châu Á trong khi ông đang đi bộ trong khu vực nơi ông cư trú ở California, Mỹ…. *Theo Wikikedia
Ông Đoàn Văn Toại. Ảnh chụp ngoài căn nhà ông ở California ngày 27/10/2015. Nguồn: internet
“Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi“. – Đoàn Văn Toại (1945-2017)
Thổn thức cho Việt Nam
Đoàn Văn Toại
Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam. Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?
        Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hòa bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đã lớn lên cùng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.
      Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia vào các hoạt động đòi hòa bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.
        Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hòa bình và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang; những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài. Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hòa bình.
        Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó.. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hòa giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi.
        Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” Tôi hỏi: “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Sài Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân hàng).
        Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một ủy ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, và đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ, dĩ nhiên.
        Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi đã tranh đấu với họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã tuyên bố: “Miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.
        Một ngụ ý bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo ủy ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi: “sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hòa nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào được đưa ra. Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hòa giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt giam hàng trăm ngàn người; không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.
        Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tố chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1 triệu.
        Hoàng Hữu Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, Hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.
        Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!
        Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thức ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.
        Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, một phòng giam 5m x 9m, tùy theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.
        Vào tháng 3, 1976 khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đã lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay vì chính họ.
        Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hòa bình của Phật tử tại Sài Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Đại Đức Thiện Minh đã chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu. Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, thế mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo.
        Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản. Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.
        Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản. Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.
      Còn có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam. Nhưng rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hóa Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:
      Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.
      Hơn thế nữa, Lê Duẩn, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế”, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.
      Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hóa thuần tuý cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”. Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố: “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.
        Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hòa thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles.
        Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury: “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam. Vậy mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975. Lê Duẩn đã nói: “Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”. Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói: “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.
      Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xóa sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay, trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.
‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xít-ta-lin
Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Đời đời nhớ ông – Tố Hữu).
        Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một trong những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả – một công việc tốt, một gia đình sung túc – để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.
        Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói trong cuộc họp báo: “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ đặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”. Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.
        Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới. Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi.. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi. Khi tôi còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”. Ông ta đã kết luận, “Yếu tố chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh – những nhà trí thức ưu tú – và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
        Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác họa chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu. Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
        Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn đang nằm tù, đã nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”. Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi, “Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.
        Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ. Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
      Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học về sự thật. /-

TÔI TỨC TÔI CÀO BÀN PHÍM

– Đỗ Ngà


Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ĐCS đứng trước ngưỡng phải thay đổi. Nếu theo dân chủ đa đảng như Liên Xô và Đông Âu thì phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với nhiều đảng khác trên vũ đài chính trị. Điều này có nghĩa là đất nước bẻ lái theo chiều hướng văn minh.

Ba Lan khi mới chuyển đổi sang tự do thu nhập bình quân của họ chỉ có 3.900 usd/người/năm. Trong 2 năm đầu chính quyền Ba Lan đã vật lộn với những di sản của thời CS để lại, đến 1992 Ba Lan bị giảm thu nhập xuống chỉ còn 2.900 usd/người/năm bằng 38% thu nhập của dân Bồ Đào Nha và tương đương Liên Xô lúc đó. Thế nhưng rất ngoạn mục, 18 năm sau, tức đến 2008 thu nhập của dân Ba Lan tăng lên đến 23.000 usd/người/năm bằng 92% thu nhập dân Bồ Đào Nha cùng thời và gấp đôi thu nhập của dân Nga. Tức là Ba Lan đã tiếp cận được một số nước Tây Âu, điều mà thời XHCN Ba Lan có mơ cũng không thể tin được. Và cái được đất nước Ba Lan rất lớn. Giờ Ba Lan đã đạt 3 thứ, vừa độc lập kinh tế, vừa độc lập chính trị, vừa giàu có hơn chính nước Nga.

Cùng lúc đó, Nguyễn Văn Linh sợ mất Đảng nên sang Thành Đô – Trung Quốc năn nỉ Trung Cộng thay Liên Xô đỡ đầu cho ĐCSVN. Một nước đi ngược hoàn toàn Ba Lan. Lúc đó Việt Nam đang chết đói, mở cửa theo mô hình y hệt Trung Cộng. Kết quả, hôm nay Việt Nam thu nhập quanh quẩn những nước nghèo nhất Đông Nam Á, tức tầm Campuchia và Lào, hoàn toàn cách rất xa Thái Lan, Mã Lại, Indonesia. Kết quả, hôm nay dân Việt khá hơn là do tiền vay quốc tế, hoàn toàn không do thứ đổi mới gì ráo. Với khoản nợ 210% GDP, khi đáo hạn, chính quyền bắt toàn dân phải ói ra để trả nợ cho đảng. Nhà lầu xe hơi cũng tiềm ẩn bới rác mà ăn như Venezuela. Nợ đó nhân dân gánh trọn. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á không những không thể rút ngắn mà còn bị nới rộng. Việt Nam đã mất tất cả, nhân dân đang sống bần cùng, cả chính trị và kinh tế phụ thuộc ngay kẻ thù truyền kiếp.

Ngày nay ĐCS nhân danh nhân Việt Nam tiếp tục vay, và tiếp tục ăn mày khắp thế giới để bỏ túi riêng cho Đảng và đảng viên làm giàu. Đã vay tương rất nhiều và bắt thế hệ tương lai phải gánh 100 triệu để hiện nay mỗi đảng viên có tiền tư túi. ĐCS đã đem vận mệnh đất nước ra cầm cố để lấy thêm tiền lo cho riêng đảng ở thời điểm hiện tại. Vì sao tôi nói thế?

Đặc khu kinh tế là nơi ưu đãi dân Tàu hơn cả dân Việt ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Tàu được nhà nước CS cho phép thực hiện những điều người dân Việt không được làm. Và cộng thêm nó được sở hữu đất đến 1 thế kỷ. Đấy rõ ràng là cách CS đem giang sơn để bán thông qua hình thức biểu quyết của Quốc hội. Một loại trá hình đầy sự thâm hiểm. Chiêu này tôi tin Bắc Kinh vạch đường cho Hà Nội, tầm Hà Nội không thâm đến vậy. Lúc trước nhân dân phản đối gay gắt dự án Bauxite và lúc đó Đảng đã quyết là Quốc hội giơ tay biểu quyết. Hậu quả nay rõ ràng. Hôm nay lãnh thổ đất nước bị rơi vào tay Trung Cộng trong sự bất lực của toàn dân. Việc trả giá không còn xa nữa. Hiện nay Việt Nam đã hoàn toàn bất lực trên biển trước Tàu vì thái độ nhu nhược của ĐCS. Thực sự theo tôi, thái độ này là sự thông đồng 2 ĐCS để qua mặt nhân dân Việt Nam chứ chưa hẳn đã nhu nhược. Vở kịch nhu nhược để hợp thức hóa những thỏa thuận bán buôn trên đầu nhân dân. Vậy còn ngày mai?

Ngày mai sẽ không xa khi 3 đặc khu trải dài 3 miền đất nước gồm Bắc – Trung – Nam có đủ. Khi 3 cái đặc khu này biến thành 3 khu bất khả xâm phạm của Trung Cộng ngay trên đất liền thì lúc đó đã quá muộn. 3 điểm áng ngữ tại 3 miền là một vấn đề đáng sợ. Cộng vào đó sự thâu tóm của phe Nguyễn Phú Trọng trên toàn bộ lãnh thổ đất nước đủ để bảo đảm ĐCSVN có sự thuần phục hoàn toàn. Hiện nay biển đã mất và nhân dân có nguy cơ không giữ nổi đất liền vì ĐCS đã âm mưu bàn giao. Năm xưa Nam Tống nhờ thành Điếu ngư ngự trên cao mà quân Mông Kha hùng mạnh không thể nào vượt qua. Vì vậy mà quân Mông phải đi vạn dặm tổn hao hàng vạn binh mã mới đánh được Nam Tống nhờ đi vòng. Một khi kẻ tấn công dưới chân núi mà bò lên được đỉnh núi thì thành bị chiếm. Tương tự vậy, khi kẻ làm chủ biển đảo mà bò vào đất liền, thì giang sơn của kẻ yếu thế như mở toang cho cho quân giặc trong sự bất lực hoàn toàn của phía yếu. Hiện nay, quân Tàu đã thống lĩnh biển Đông, và họ đã được dọn đường để bước lên bờ bằng luật đặc khu và thuê đất 1 thế kỉ. Điều đó xem như kẻ tấn công đã tiến chiếm được đỉnh, việc lấy hết tòa thành là không cần phải bàn cãi. Việt Nam hết đường thoát.

Nhìn cảnh câm miệng của dân Việt hiện nay, tôi đau thấu xương. Nhìn Quốc hội khốn nạn làm theo lệnh ĐCS dọn đường cho giặc thì đau lắm, và bất lực. Không biết nói sao. Tôi đã không sợ CS triệt hạ để cào bàn phím gào thét. Nhưng buồn vì tất cả như kêu gào vào hư không. Bất lực! Buồn quá!

Về một chuyến đi Nga (Đinh Quang Anh Thái)

February 19, 2018

I. AEROFLOT: Một lần cho biết
Trên suốt chuyến bay của hãng Hàng Không Nga Aeroflot từ Paris đến Mockba (Moscow), tôi ngồi cạnh Janna. Menshikova Janna, một cô gái Nga tóc vàng, mắt xanh, nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra tôi chỉ ý thức sự hiện diện của Janna lúc máy bay bình phi. Từ lúc đặt chân vào tới lúc phi cơ cất cánh, tôi mãi sợ. Thảm lót sàn rách nát, có chỗ cộm lên từng cục, nhất là ngay cửa vào, chỗ để mấy xe thức ăn, thảm rách được lấp liếm qua loa như một đống giẻ dơ bẩn khiến tôi suýt vấp ngã. Chưa hết, chỗ để hành lý trên đầu hành khách không có nắp đậy an toàn, nó chỉ là một loại kệ chạy dài gắn vào thân phi cơ. Lạy Trời, lúc đáp, tôi nói thầm.
“Ðó là cái giá cậu phải trả cho việc thăm địa ngục, thiên đàng rẻ hơn nhiều,” anh bạn hôm chở tôi đi xin visa và lấy vé tại Paris đã nói với tôi như vậy.
780 US dollar vé khứ hồi Paris-Mockba, 250 dollar một đêm tại khách sạn 4 sao Intourist, 40 dollar thủ tục xin visa. Ðặt phòng tại Intourist là điều kiện bắt buộc để xin chiếu khán. Người ta viện cớ công an tại đó làm việc thường trực nên tiện cho việc đóng dấu lưu trú. Một hình thức “đăng ký hộ khẩu.” 250 dollar, vị chi 25 tháng lương của công nhân Nga cho một đêm tại “trái tim” Liên Xô cũ. Cái giá phải trả cho một người mang quốc tịch của xứ tư bản “giãy chết.”
Chiếc phản lực 2 máy, TU151 đầy hành khách, đa số người Nga, một ít người da trắng có lẽ là Mỹ hoặc Pháp, một vài người Nhật. Tôi phân biệt điều này nhờ lối ăn mặc và cách nói chuyện. Người Nga hoặc áo lông, áo da, ồn ào, đi lại luôn. Những người khác mặc vest, trao đổi kín đáo.
Không một lời loan báo, phi cơ rú lên từng chập rồi cất cánh.
“Chắc lần đầu anh đi máy bay Nga,” một giọng nữ rót vào tai tôi. Quay sang, cô gái tóc vàng ngắn, mắt xanh, mặc bộ đồ nâu đang nhìn tôi như chế giễu. Trông cô bình thản đến độ tôi phát thẹn với nỗi lo sợ của mình.
“Vâng, sao cô biết?” tôi nhát gừng.
“Gương mặt anh tố cáo điều đó,” cô cười, hơi thở thơm chi lạ, một thứ mùi sữa trộn ít vị đắng của thuốc lá. “Tôi quen rồi,” cô tiếp, “như thế này đối với tôi là nhất. Tôi thường chỉ bay trong nội địa, đây cũng là lần đầu tôi ra khỏi nước và trở về.”
Sau đó tôi biết tên cô là Menshikova Janna, làm về tin học cho một hãng Nga có liên lạc buôn bán với Pháp, và cô trở về sau 3 tuần công tác ở Paris.
Thấy tôi chỉ uống tí café mà không ăn, Janna nhỏ nhẹ, “anh ăn đi, Mockba chẳng có gì đâu.” Nhiều người cũng nói với tôi như thế, thậm chí còn có người khuyên nên mang theo mì gói đủ cho thời gian ở Nga. Thức ăn không đến nỗi tệ, Janna ăn hết phần của cô. “Anh nên nhớ đây là mua ở Pháp, lúc bay trở lại từ Mockba, anh sẽ thấy khác hẳn,” cô nói, “tệ hơn nhiều lắm.”
Nhiệt độ trong máy bay mỗi lúc một nóng, tôi có cảm giác ngồi cạnh một lò lửa, dĩ nhiên cô gái Nga bên cạnh đã là một thứ lửa rồi. Ðúng là chơi dại, mùa Ðông nước Nga đã hại tôi. Trang bị đến tận răng, quần áo trong, quần áo ngoài, chân đi hai đôi tất len, còn lại đi giầy bốt cao cổ, mồ hôi tôi bắt đầu rịn ra ướt cả người.
“Thích chứ anh,” Janna trả lời câu tôi hỏi, “sự thay đổi ở nước tôi là một điều tốt, mọi việc thoải mái hơn trước nhiều, bằng chứng là tôi có thể đi đây đó, ngay cả đi nước ngoài. Kinh tế à, khó khăn hơn trước nhưng chúng tôi chấp nhận. Ông Yeltsin thì tôi nghĩ khó ngồi lâu nếu không ổn định sớm tình hình, giá là ông Gorbachev thì chắc tốt hơn. Tôi tin là nhiều người Nga thích ông Gorbachev hơn..”
“Có bao giờ cô gặp người Việt Nam ở Nga chưa?”
Vô tình, Janna tạt vào mặt tôi, “Có chứ, chẳng có gì tốt đẹp về họ cả, buôn chui bán lận, gấu ó lẫn nhau là tất cả chuyện về họ.”
Tôi bị thương tổn như chính mình bị chỉ trích. Im lặng một hồi lâu, tôi hỏi Janna, “Cô có biết, tôi cũng là người Việt?”
“Ồ, xin lỗi anh,” Janna lúng túng, “tôi tưởng anh là người Nhật. Ðiều hồi nãy tôi nói không có gì là tuyệt đối. Dĩ nhiên, tôi vẫn tin họ có người tốt.”
Người Nhật! Hai tuần lễ trước ở Tiệp Khắc, một người bản xứ cũng hỏi tôi như thế! Hình như đối với nhiều nước, một người Á Châu thong dong đây đó thì chỉ có nghĩa họ là người Nhật.
Câu chuyện về đồng bào tôi bên Nga vô tình khiến cả hai chúng tôi không ai nói với ai câu nào một hồi lâu. Anh bạn đi cùng không chịu được khói thuốc, ngồi cách tôi sáu hàng ghế đang ngủ ngon lành. Tôi nhìn đồng hồ, 4 giờ 10. Bay 3 tiếng rưỡi, hai thủ đô cách nhau hai múi giờ, phi cơ sẽ đáp lúc 7 giờ Mockba.
“Anh buộc dây lưng vào, phi cơ sắp đáp đấy, chẳng ai nhắc và loan báo đâu,” Janna dịu dàng, “còn điều này nữa, cẩn thận những thứ trên đầu.”
Tôi thầm cám ơn Janna. Phi cơ giảm cao độ, nhiệt độ nóng dữ dội và quả tình, không một lời loan báo, phi cơ đáp. Tôi không tin mắt tôi nữa, ngoại trừ những túi xách lớn vừa khít từ trần phi cơ xuống đến tấm kệ, những túi nhỏ là vật dụng như cặp táp, nón áo đổ ào xuống đầu hành khách. Một vài hàng ghế trống ngã gập về phía trước. Lúng túng đến thảm hại là một người Á Ðông (chắc là người Nhật) ngồi cách tôi ba hàng ghế phía trái, anh đang cuống cuồng lượm những tấm hình rớt ra từ một túi nylon đổ xuống từ trên đầu. Những hành khách khác bình thản… như hơi thở thu lượm mọi thứ trên sàn. Janna chìa tay ra bắt tay tôi, dù sao đi nữa. Welcome to Mockba.

II. Intourist Motel: Có tiền mua tiên… thì được; thực phẩm..thì không
Sau khi đưa passport cho nhân viên khách sạn làm thủ tục đăng ký công an, Bằng, Toàn và tôi lên phòng thay quần áo. Từ cửa sổ tầng 20 của khách sạn, thủ đô Mockba chìm trong tuyết. Ánh đèn vàng bệch của thành phố kèm chút sáng trăng giúp tôi nhận ra vị trí Quảng Trường Ðỏ, lặng lờ, quạnh quẽ cách khách sạn khoảng 200 thước. Như vậy chúng tôi đang ở trung tâm của Mockba.
“Chỉ có café, bia, nước ngọt, không có gì ăn cả,” người phục vụ tại quán ăn của khách sạn tỉnh queo trả lời tôi.
Oh! My God! Cái gì, khách sạn quốc tế 4 sao giữa thủ đô mới 8 giờ 30 tối đã không còn gì ăn. Bằng và tôi ngán ngẩm nghĩ tới 5 ngày còn lại. Thấy quan tài rồi bạn ta ơi!
“Cơ bản là thế đấy anh ạ,” Toàn điềm nhiên như không, “bây giờ ngoài phố cũng chẳng đào đâu ra cái ăn, tối nay ta khắc phục vậy, mai em sẽ làm việc.”
Ba tách café đen nhỏ 11 dollars, tôi lại nhớ tới câu “giá của địa ngục.” Mấy bàn còn lại lác đác người ngoại quốc, hai bàn Á Châu chắc chắn là thương gia Nhật, còn lại là da trắng. Phải kể là khách sạn đầy… tiên. Tóc vàng có, nâu có, áo da có, áo lông thú có, cô nào cũng đẹp, khêu gợi qua lại như đèn kéo quân.
“Các anh hưởng đêm Mockba nhé,” một trong ba cô vừa sà vào bàn chúng tôi nói, “170 dollars kể cả phòng.”
Mười bảy tháng lương của công nhân Nga, tiên chứ đến… thánh chúng tôi cũng từ chối.
“Hay là các anh muốn xem chỉ tay,” cũng cô lúc nãy, “rẻ thôi 20 dolars.”
Cũng có màn này nữa sao? Quả tình bàn ngay bên cạnh đang có một chàng G.I. chìa tay để tìm hiểu tương lai… ông Bush. Tôi diễu cô gái vừa hỏi, “How to say thanks in Russian?” Cả ba cô ngúng nguẩy bỏ đi một nước.
Ngồi lại một mình, Toàn hẹn quay trở lại sáng hôm sau, Bằng đi ngủ trước, tôi ra quầy mua một lon Heinneken giá 5 dollars. Ðói. Biết vậy tôi đã nghe lời Janna nuốt hết dĩa thức ăn trên phi cơ. Anh G. I. bàn bên đã xong phần bói toán và đang nhai bánh khô. Ðây là thực phẩm mang theo, anh vừa nói vừa nheo mắt với tôi. Tôi cười ruồi cho quên cơn đói.
Ðói nhưng cảm giác an toàn của khách sạn giúp tôi hoàn hồn khi nghĩ lại những chuyện xảy ra tại phi trường Chérémétiévo lúc trước đó.
Làm xong thủ tục nhập cảnh, nghĩa là đóng dấu “thành thật khai báo” vật dụng đem theo và móc hết tiền trong túi cho nhân viên hải quan kiểm tra. Bằng, người bạn đi cùng và tôi xách vali ra cửa. Một đám đông hỗn độn, lố nhố mời chào taxi, hỏi mua bán và đổi dollar. Chúng tôi dứt khoát từ chối hết và lóng ngóng tìm kiếm.. Ðây rồi, anh chàng Á Châu này một triệu phần dầu là người Việt Ta, bằng chứng là anh ta chẳng cầm tấm bảng viết tên tôi đó sao? Một màn giới thiệu, Toàn sinh viên tốt nghiệp ngành điện, du học Mockba từ 1981.
“Bây giờ bọn anh mặc em bố trí nhé, không được rời em, tình hình căng lắm.” Tôi suýt phì cười vì lối nói đặc biệt XHCN của Toàn.
Vừa ra tới đường, mặt tôi rát bỏng vì lạnh. Không rõ nhiệt độ bao nhiêu nhưng tôi cóng cả người. Tôi chợt hài lòng vì lúc lên phi cơ đã quyết định không cởi bớt lớp áo ngoài. Trong tích tắc, cả hơn chục người vây quanh chúng tôi. To lớn, bặm trợn, nón và áo lông cũ kỹ, đám người này kỳ kèo đòi đưa chúng tôi về khách sạn với giá 20 dollars. Toàn cố kéo chúng tôi ra khỏi đám người này và dặn, đừng lên xe bọn này, nó sẽ “trấn” anh dọc đường đấy.
Chúng tôi cố đón taxi, một, hai, rồi ba chiếc vừa dừng lại đã vội rú đi ngay. Bọn đầu gấu vây quanh chúng tôi giơ tay hăm dọa nên không tài xế nào dám rước chúng tôi.
Một chiếc dừng lại, tôi vội vàng mở cửa chui vào, chợt thấy Bằng hốt hoảng nhảy dựng về phía sau tay ôm vali che ngực. Thật lẹ, tôi vọt ra khỏi xe quay người lại. Thì ra một trong những tay kỳ nèo chúng tôi nãy giờ đã rút dao găm ra và đâm ngập vào bánh xe phía Bằng đứng. Tội nghiệp người tài xế, không rước được khách lại bị đâm lủng bánh xe, anh ta đang cố lái ra khỏi đám người hung dữ này.
Tên vừa đâm xe bám lấy tôi, “Anh không đi xe tôi thì không xe nào dám đón đâu,” hắn nói.
Tôi bắt đầu sợ, đất lạ không biết xoay sở ra sao. Tôi hỏi Toàn, “Báo công an được không?” Toàn trả lời, “Ai người ta thèm để ý mà báo, chúng nó ăn chia với nhau hết rồi.” Tôi giành quyền “bố trí” và đưa ra “phương án”: “Này Toàn, cứ gọi taxi, khi xe dừng là lên ngay khóa cửa trong, bảo tài xế chạy, bánh xe bị đâm thì thay dọc đường, bọn tôi trả thêm tiền.”

Phương án diễn ra đúng như dự định, nửa giờ sau có một ông già dừng lại đón chúng tôi. Như một con cắt, chúng tôi đã khóa cửa xe từ bên trong. Bụp! Bánh xe phía tôi ngồi bị đâm, mặc kệ xe cứ thế lao đi. Thế mà, đã thoát đâu, hai chiếc xe của bọn này cúp đầu xe chúng tôi chặn đường, ông tài xế bẻ gắt về bên trái, leo lề và dọt ra khỏi phi trường.

Vừa chạy được khoảng 15 phút, xe phải tấp vào bên đường thay bánh. Hai bên là rừng, tuyết phủ trắng xóa, đường vắng ít xe qua lại. Chợt một chiếc xe ngừng ngay sau chúng tôi, hai người nhảy xuống tiếng Nga lào xào. Tôi xanh mặt, ông già này mà là người của bọn kia thì đối phó sao đây? May quá, họ lên xe đi tiếp. “Yên tâm rồi, bọn họ hỏi đường đó mà,” Toàn nói. Hai mươi phút sau xe tiếp tục lăn bánh, vừa chạy được một quãng tôi thấy bên lề đường, một taxi không hành khách, tài xế đang lui cui thay bánh. Không biết đó có phải là chiếc xe đã đón hụt chúng tôi lúc nãy không, tôi tự hỏi?

Xe dừng lại ở số 3 đại lộ Tverakaia, Intourist đây rồi. Ngoài 300 rúp Toàn trả, tôi dúi vào tay ông tài xế 20 dollars, mắt ông ánh lên vẻ như sướng. 20 dollars tức là 2,000 rúp bằng lương hai tháng của công nhân Nga, cũng đủ đền bù công ông vất vả.
Ðêm Mockba lạnh lẽo, tôi đói cồn cào. Mockba ơi! Tôi thầm gọi, tôi sẽ nhớ mãi ngày 14 Tháng Hai này.
III. Ốp Búa Liềm: Một khía cạnh sinh hoạt của người Việt trên đất Nga
“Bọn anh đừng nói gì cả nhé, cứ quan sát thôi, mọi việc mặc em bố trí, người Việt buôn bán tại đây rất ngại người lạ dòm ngó. Có ai hỏi thì cứ bảo ở Việt Nam qua du lịch.” Toàn dặn đi dặn lại điều đó trước khi chúng tôi đặt chân tới Ốp Búa Liềm.
Ốp tiếng Nga có nghĩa là ký túc xá dành cho công nhân. Ốp Búa Liềm, tọa lạc trên đường Rustavenli cách trung tâm Mockba 25 phút lái xe, là ký túc xá của công nhân nhà máy Búa Liềm, là nơi ở của 100 công nhân Việt Nam và khoảng vài chục người khác được gọi là dân “lưu vong” đến đây trú ngụ và buôn bán bất hợp pháp. Bằng cách dùng tiền “đút lót” người quản lý Ốp và công an, những người sống bất hợp pháp này thản nhiên như ruồi trong sinh hoạt ra vào ốp.
Theo một bản tin của Sứ Quán Việt Nam tại Nga, kể từ Tháng Mười Hai, 1989, Cộng Sản Việt Nam đưa sang Liên Xô (tên gọi chỉ các nước Cộng Hòa hiện nay độc lập) 103,392 người lao động hợp tác trong đó có 52% là nữ. Sau nhiều đợt bổ sung và đưa về nước, tính đến nay tổng số người Việt ở Liên Xô còn lại là 52,000 được phân bổ làm việc tại 370 nhà máy, xí nghiệp ở 73 tỉnh, thành phố thuộc Liên Xô. Trong số người trên đã có đến 40,000 làm việc tại 260 xí nghiệp rải rác ở 49 tỉnh thuộc Cộng Hòa Nga. Trước khi Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết sụp đổ, với đồng lương trung bình là 200 rúp một tháng, so với giá thịt heo 1 rouble/1 kg, gạo 0.80/kg, tủ lạnh loại 120 lít/250 rúp, đời sống công nhân Việt Nam ở đây tương đối khá ổn. Sau khi Cộng Hòa Nga tự trị và trở thành một nước trong Cộng Ðồng Thịnh Vượng Chung, lương những người công nhân này thay đổi, 500 rúp một tháng nhưng thịt heo tăng lên 100 rúp/1kg, gạo 40 rúp/1kg, tủ lạnh dung lượng 120 lít/5,000 rúp một cái.
Trở lại sinh hoạt của Ốp Búa Liềm, chúng ta có thể tóm tắt thế này. Ðây là nơi sẵn sàng thu mua tất cả mọi mặt hàng xuất xứ từ bất kỳ đâu, kể cả mua hàng tấn hàng của “ai đó” “đánh” từ Việt Nam sang bằng máy bay Aeroflot. Dĩ nhiên người mua thanh toán ngay bằng tiền mặt – “đồng xanh.” Những tiếng lóng chúng tôi nghe người Việt nói với nhau ở Ốp Búa Liềm: Xanh (dollar Mỹ), Ðỏ (vàng), bộ đội (những người Việt sống bất hợp pháp ở Nga), gió béo (áo gió loại lớn), gió gầy (áo gió loại nhỏ), quần bò (quần jean)… về giá cả, một chiếc áo gió béo tại Việt Nam giá khoảng 4 dollars khi “đánh” qua Nga người chủ hàng lời từ 2-3 dollars một cái. Qua tay nhiều trung gian, người tiêu thụ phải mua với giá khoảng 18 dollars tức 1,800 rúp một chiếc. Một bộ đồ ngủ mua tại Việt Nam khoảng 2 dollars, bán tại Nga là 5 dollars. Ngoài ra chúng tôi quan sát thấy nhiều mặt hàng khác như xà bông tắm giặt, đồng hồ điện tử, thuốc lá, cá khô, quần bò được bán sỉ tại đây. Có thể nói Ốp Búa Liềm cũng như các ốp khác, Ốp 5, Ốp Ngọn Cờ,… là một trong những nguồn cung cấp hàng không những cho người Việt mà cả cho người bản xứ tại Nga và các nước Cộng Hòa vùng Baltic. Những ngày ở Nga, tôi nghe nhiều người nói là do buôn bán, có ít nhất năm ba người Việt tài sản lên tới một triệu dollars.
Do số người tấp nập ra vào buôn bán, một dịch vụ khác đã được người Việt tại Ốp Búa Liềm “triển khai triệt để”: dịch vụ ăn uống. Ở hành lang, ở cầu thang, chúng ta thấy các tờ giấy dán trên tường với dòng chữ: “phòng 412 có phở, bò, gà,” 220 có bánh cuốn,” “lầu 3, phòng 309 có bia, rượu, đồ nhậu đủ loại”… Những người buôn hàng ăn này kiếm được khá tiền. Một dĩa bánh cuốn nhỏ 35 rúp, một dĩa xôi đậu xanh 50 rúp, một tô phở (thật ra chỉ là mì sợi) 30 rúp… Ngoài ra chúng tôi còn gặp người bán tiết canh lòng lợn tại các phòng. Buôn bán, ăn nhậu, bài bạc dẫn đến ẩu đả, đâm chém là việc thường xảy ra. Tình trạng nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Nga “ô dù” (che chở) “tư túi” (tham nhũng của công) được mô tả là đầy rẫy.
Sáng ngày 15 Tháng Hai, chúng tôi có đến Ðôm 5 mà không được phép vào vì đêm trước một công nhân Việt Nam buôn vàng bị chết vì nổ bình hơi lúc phân kim. Ðôm 5 là cư xá của sinh viên Việt Nam thuộc quyền quản trị của Viện Hàn Lâm Nga. Ðôm 5, Ốp Búa Liềm, Ốp Ngọn Cờ đều là nơi buôn bán nổi tiếng của người Việt tại Mockba. Theo lời Toàn, trước kia còn có Ốp Jean chuyên bán quần bò nay đã bị dẹp.
IV. Ở tận sông Hồng em có biết… quê hương Nga hổng có gì ăn
Câu trên là một đoạn trong bài hát của cộng sản được cải lời mà người dân trong nước vẫn hát sau 1975. Quả tình “quê hương Nga” hổng có gì ăn thiệt. Trong suốt thời gian 6 ngày ở Mockba, Toàn, Bằng và tôi khốn khổ tột cùng trong việc tìm cái ăn.

Từ Lễ Memorial Day 2018 Tại Vancouver……Để Nhìn Lại….

‘Lòng Biết Ơn’ là đạo lý làm người của dân tộc Việt….
Từ ý nghĩa ngày Lễ Memorial Day của người dân bản xứ để nhìn lại cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới hàng năm tổ chức lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4. Ngoài ý nghĩa của ngày Tưởng niệm Quốc Hận, chúng ta có nên ‘Tri ân và Cảm ơn’ các thuyền nhân (Boat people) trong ngày Quốc Hận để thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt?….Như trong buổi Tưởng Niệm 30/4/1975 lần thứ 43 (năm 2018) tại tượng đài Đức Thánh Trần, Nam California, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu, thành viên của Hội đồng Liên Tôn đã tôn vinh những ‘Thuyền nhân’ (vượt biển lẫn vượt biên bằng đường bộ) là ‘Anh hùng’.
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu lý luận: “Nếu không có ‘Thuyền nhân’ thì làm sao thế giới đã mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn sau 30/4/1975? Và nếu không có những người tỵ nạn cộng sản sớm đặt chân đến bến bờ tự do thì làm sao có được các cộng đồng người Việt lớn mạnh và phát triển về mọi mặt trên toàn thế giới như hiện nay?”
‘Lòng Biết Ơn’ là luân lý đạo đức của con người hay ‘Tri ân và Cám ơn’ là đạo lý làm người mà cha ông đã dạy qua ca dao ‘Ăn trái nhớ kẻ trồng cây’. Hơn nữa một nhà văn Pháp đã nói: “Rien ne nous rend si grand qu’ un grand malheur!” (không có gì có thể làm cho chúng ta trở nên cao cả bằng một nỗi bất hạnh lớn lao).
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu nói đến đạo lý làm người trong ngày Quốc Hận như trên là đúng hay sai? Nhìn lại sự hình thành và phát triển của một quốc gia hay một dân tộc hoặc một cộng đồng tại bản xứ luôn luôn gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng như người đã chết, người đang sống và thế hệ sinh ra sau này đều có tương quan mật thiết với nhau. Quá khứ dù bi thương, tủi nhục, mất mát… vẫn là cội nguồn từ đó một dân tộc hay một cộng đồng hay một cá nhân vươn lên. Nếu có người muốn quên quá khứ vì không muốn hồi tưởng những kỷ niệm dù là kỷ niệm đáng buồn, mất mát , tang thương hoặc họ có cái nhìn khác về chiến tranh Việt Nam là điều ĐÁNG TIẾC!
Sau 30/4/1975 sự kiện ‘Thuyền nhân’ và ‘Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản’ hiện hữu trên thế giới là một THỰC THỂ. Cho dù sự thật mích lòng, nhưng phải nói đến những cộng đồng, những cơ sở tôn giáo hoặc những vị chủ tịch cộng đồng hay các ngài lãnh đạo tinh thần tôn giáo đã lãng quên hoặc không muốn nói đến biến cố 30/4/1975 là điều ĐÁNG BUỒN! Họ đã quên tại sao họ có mặt tại xứ sở này? Họ làm lu mờ hay lãng quên ‘Lòng Biết Ơn’ vì họ không biết tri ân ‘Thuyền nhân’ đã chết và cám ơn ‘Thuyền Nhân’ còn sống!
Trên báo Thanh Niên trong nước, ngày 26 tháng 2 năm 2017, Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh văn Sơn đã nhận định: “Thật đáng tiếc khi hiện nay, việc nói lời ‘Cảm ơn’ có phần ít đi hay không xuất hiện một cách đúng mực trong cuộc sống. Và dường như lời cảm ơn ít đi ngay cả trong những mối quan hệ thân tình như: cha mẹ và con cái, anh chị em ruột, vợ chồng…”. (Lời người viết: “Xin giáo sư Huỳnh văn Sơn đừng than thở. Vì văn hóa của xã hội cộng sản như thế đấy!”).
‘Tri ân và Cảm ơn’ là đạo lý làm người, một trong những tinh hoa văn hóa của các nước văn minh trên thế giới hiện tại. Hoa Kỳ và vài quốc gia văn minh, giàu mạnh khác đã thể hiện đạo lý ‘Lòng Biết Ơn’ trong văn hóa của đất nước họ qua hai ngày lễ lớn: ‘Thanksgiving’ và ‘Memorial Day’.
Tại Hoa Kỳ ngày ‘Chiến Sĩ Trận Vong’ đã trở thành quốc lễ, gọi là MEMORIAL DAY. Ngày lễ này cũng còn gọi là DECORATION DAY do tướng John A. Logan đề ra để truy tặng Huy chương vinh danh các chiến sĩ Nam-Bắc tử trận trong cuộc Nội Chiến (Civil War: Apr 12, 1861 – May 13, 1865).
Năm 1966, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Waterloo, New York là nơi đã đặt ra ngày lễ này. Người dân ở Waterloo lần đầu tiên cử hành Memorial Day vào ngày 5 tháng 5 năm 1866 để vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc Nội Chiến Nam Bắc tại Mỹ (American Civil War). Sau Thế Chiến Thứ Nhất (World War I), ngày lễ này bắt đầu được mở rộng hơn để tưởng niệm binh sĩ tử trận trong các cuộc chiến khác ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Từ năm 1971, Lễ Memorial Day chính thức trở thành ngày Lễ Liên Bang ở Hoa Kỳ (Legal holiday). Ngày nay, Memorial Day là ngày biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn của của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đối với các chiến sĩ đã hy sinh. Vào ngày này, người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài tưởng niệm và lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.
Memorial Day năm 2018 tại Vancouver, WA:
Như năm rồi, năm nay Cộng đồng Việt Nam Oregon và Vancouver nhận lời mời của Hội Community Military Appreciation Committee (CMAC) tham dự Lễ Memorial Day Observance tại Fort Vancouver Bandstand, Washington, được tổ chức vào sáng thứ Hai, ngày 28 tháng 5 năm 2018 do CMAC và Waste Connections bảo trợ.
Buổi lễ được khai mạc đúng 11 giờ trưa với đầy đủ nghi thức thật long trọng như lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ của nhiều đơn vị quân đội của tiểu bang Washington, chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, phát biểu của đại diện các hội đoàn, lễ dâng hoa Tưởng niệm, bắn 18 phát súng trường và 4 phát đại pháo, thả bốn lồng chim bồ câu trắng, ca nhạc và hòa tấu. (Xem đầy đủ hình ảnh qua video và photo album của nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và trên website của cộng đồng www.vnco.org hay www.chienhuuvnch.com
Về phía người Việt tham dự, chúng tôi nhận thấy có ông Phạm Hùng Minh, cựu Chủ tịch Cộng Đồng Clark County đại diện phái đoàn người Việt tham dự trên 30 người gồm ông Uông Phát, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Vancouver, ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Oregon, một số đồng hương và hơn 20 cựu quân nhân VNCH Oregon và Vancouver.
Toán Quốc Kỳ Việt, Mỹ và Quân Kỳ VNCH do bốn cựu quân nhân VNCH trong quân phục đại lễ và tiểu lễ: Hải Quân (Nguyễn Văn Đông), Lục Quân (Hoàng Tiến Phương), Không Quân (Nguyễn Đức Liêm) thủ kỳ, và hai Thủy Quân Lục Chiến (Nguyễn Hoàng Kiệt và Trương Hữu Thành) hầu kỳ. Chúng tôi còn thấy có các vị hội trưởng và đại diện các hội đoàn cựu quân-cán-chính VNCH, Nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và anh Lê Quang Trung, phóng viên truyền hình SBTN.
Tâm tư người viết dâng trào lẫn lộn niềm hãnh diện và xúc động khi thấy lá Quốc Kỳ và Quân Kỳ VNCH tung bay phất phới từ xa tiến về khán đài, đi giữa hai bên dòng người quan khách và đông đảo người dân bản xứ đang đứng nghiêm trang chào kính. Nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đưa tay chào theo lễ nghi quân cách. Trước đó khi chúng tôi vừa đến, còn đang chuẩn bị cờ xí và tập dợt đã có nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đến bắt tay từng cựu quân nhân VNCH chúng tôi, với lời: “Welcome home” và “Thank you” thật thân tình, cảm động.
Đáng lưu ý nhất trong buổi lễ hôm nay khi chúng tôi thấy có hàng trăm trẻ em người Mỹ gồm trai và gái với lứa tuổi từ 8 đến 16 có mặt từ sáng sớm. Các em mặc quân phục chỉnh tề, thay nhau cầm cờ quốc gia, cờ các quân binh chủng, và cờ các tiểu bang. Các em là Hậu duệ của các quân binh chủng Hoa Kỳ. Các em rất nghiêm trang khi tham dự Lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ, chào Quốc Kỳ, v.v…Hình ảnh này thể hiện nét tinh hoa văn hóa và giáo dục của Hoa Kỳ khi người dân Hoa Kỳ đã biết dạy con em của họ ngay khi còn tuổi bé thơ về lòng yêu nước và biết tri ân chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Thật đáng khâm phục và học hỏi.
Từ niềm cảm xúc này, trong lòng người viết thầm tri ân Ban Tổ chức, Hội CMAC, Waste Connections và tất cả người dân bản xứ tham dự buổi lễ đã dành cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng tôi một ân tình đặc biệt. Họ đã thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của họ đối với những quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đã hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ và họ cũng không lãng quên người lính VNCH là đồng minh của họ trong chiến tranh Việt Nam năm xưa, dù còn sống hay đã chết.
Hy vọng sang năm, người Việt Vancouver và Oregon tham dự đông hơn nữa để đáp lại tấm lòng của người dân bản xứ nói chung và của hội CMAC nói riêng.
Portland, ngày 29/5/2018
Quốc Nam
(VNCO’s webmaster)

………………………………………………………………………

VIDEO & SLIDESHOW:

.
MORE PHOTOS BY MARY NGUYEN

Gửi các Bạn ở Hải ngoại…

Xin chuyển tiếp và tùy nghi… – Trần Bình

Gửi các bạn ở hải ngọai…

Việt kiều mang rượu XO về ‘chống cọng’

Các bạn chửi Cộng Sản 43 năm nay chưa thỏa lòng sao? Đã hơn 43 năm, các bạn cứ tiếp tục chửi bới, và chế độ hà khắc ở VN vẫn tiếp tục tồn tại.

Hiện nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của chế độ. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ mạnh để thách thức chế độ?

Câu trả lời: bao năm qua, ta cứ mãi lo “địch vận”: Nói xấu, chửi bới chế độ hoặc kêu gọi chế độ tự thay đổi, mà không lo”dân vận”:

Củng cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy “dân vận” trong nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ phải thay đổi.

Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do “địch” mạnh, mà do “ta” yếu. Nói rõ hơn, dân trí Việt Kiều, nhất là trong số những người hay về VN, quá yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở trong nước.

Người trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao?

Một sự thật đáng buồn: ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất nước, còn lại đa số Việt Kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân chủ Phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức (lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem Video).

Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái “Việt Nam” lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột muôn thưở kiểu Việt Nam vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc TN Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của miền Nam.

Ngoại ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp…) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng Việt Kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số VK, khả năng viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.

Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (đây là những người qua đây từ 1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).

Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.

Đã không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử của Việt Kiều giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy xem xét những hoạt động “văn hóa” của Việt Kiều ở hải ngoại. Có mấy ai đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang. Họ chỉ biết, từ năm này qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng TN Paris để nghe đi nghe lại những bài nhạc “quê hương” cũ rích chỉ thay đổi có ca sĩ trình bày và để nghe ông NNNgạn và cô “đào” dài chân mặc váy ngắn (và rất ưa “phô” nó ra) NCK Duyen nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng như nghệ thuật hài hước.

Tương tự như vậy, giới Việt Kiều rất “mê” HLinh và VSơn với những trò hề rẻ tiền được lập đi lập lại muôn thuở: ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục.

Những thứ giải trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến dịch “địch vận” của CSVN ngay trong lòng cộng đồng Việt Kiều. Nếu bạn là một cán bộ địch vận CS, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã từng lớn tiếng tự nhận là “tị nạn chính trị” phải hy sinh cả tính mạng bản thân và gia đình để “đi tìm bến bờ tự do”, giờ này chỉ biết chạy đôn chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê nằm ễnh ngửa trên sa lông thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư vài ngàn đô là đem về VN “thả”, xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu – đàn bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm gái, lấy vợ “hai, hoặc ba”.

Mỗi năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa số là về VN để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về VN, họ cố tình ăn mặc cho “ra vẻ VK”, họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường sá, nhà cửa ở VN thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn Việt Kiều qua lăng kính “đô la”. Dưới mắt họ, Việt Kiều là những “chủng loại” lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước (mập, trắng trẻo, xem “sang” hơn, hay đeo cái “bao tử (túi đựng tiền xu) ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn…), khi nói chuyện thì giả bộ quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.

Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.

Về khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt Kiều khi về nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người VN cần tiền để mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời. Nhưng để đổi đời, người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải những tấm gương “đô la” qua lối hành xử nhăng nhít của Việt Kiều hiện nay.

Chừng nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt Kiều về nước như là một biểu tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ, trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng giảo quyệt, tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng có cơ hội.

Không bắt buộc mỗi Việt Kiều về nước phải là một “chiến sĩ dân chủ”. Nhiều Việt Kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ, họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động, nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân Tây Phương đã giúp cho người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh chóng.

Vậy thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm, phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.

Khi ở bản địa thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi làm tiền mặt để trốn thuế…) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng ta đang thừa hưởng.

Khi về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, dân trí để hầu khai sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ cho Việt Nam.

Mỗi Việt Kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc chắn.

Hãy làm “dân vận” bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền, một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen (hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga…, nhất là những người mà bạn biết rằng hay về VN thăm thân nhân hay du lịch.

Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt Kiều để mỗi Việt Kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.

Trần Bình
From:
Sent: Friday, May 18, 2018 9:29 PM
Subject: Fw: Gửi các bạn ở hải ngọai – Trần Bình

Netter comments : Dường như tác gỉa nhân danh người trong nước, nhắn gửi người Viet “tị nạn chính trị hải ngoại. Tu do ngon luan. Nen bai nay duoc coi nhu mot dong gop y kien tich cuc.

NHỚ NHÀ – Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông

Đôi dòng về tác giả:

Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông là :
– học sinh tại trường Chasseloup Laubat và trường Đại Học Y Khoa ngày xưa.
– Ra trường và đi lính . Làm Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. Khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Đông và định cư tại Mỹ.
– Con trai thứ của Bs Đông là bác sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư giải phẫu Nhãn Khoa Đại Học John Hopkins, đã làm Chủ Tịch Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ trong 2 nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sỹ Đoàn, BS Đông Quan – cùng với BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình Ambassador Health mỗi năm về các vùng hẻo lánh của quê huơng ta, giải phẫu, điều trị cho nhiều ngàn người bệnh thiếu phương tiện điều trị – hay không có tiền nong đút lót để được nhập viện điều trị- tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Đông Quan & Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho thế hệ thứ 2 của Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại.
(tóm tắt điện thư nhận được từ một người bạn thân của tác giả)
BBT/BVCV

NHỚ NHÀ
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied”.
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.
 
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đập trâu đâu, vì chổi chà có thắm thìa gì nó). Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua “nghé” (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước : đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương”, nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm”, loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.
Lên Saigon, “lội” gần hết “hang cùn ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát “cọp”, băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ”
Tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại:
“Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Ra Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở “trển” vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo. (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi)
Vào lính, theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng” nặng.. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… có đâu mà nghe.
“Lòng quê đi một bước đường một đau ”
(Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa… gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoả, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal”.
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ.. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, Les Invalides, Chateaux de la Loire.. náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi”. Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương. ”
(Làng Tôi – Chung Quân)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai”. Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus”, “du coq – à – l’âne”. Bà con có xem thì “xính xái”, từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như :“mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
(Giang Hữu Tuyên)
Đúng, hệ lụy núi sông xưa!
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Gia Đình: Trả hiếu?
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ”, ngủ yên… Yên Giấc Ngàn Thu.
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi khôngmuốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de 3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học..
* Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”.
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau !.
Victor Hugo (ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả Giáo sư đều xử sự như thế..
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ..) của đơn vị tôi bị vc (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh..
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một vc..
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười vc bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác” rồi.
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,… chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới..
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ”, với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
Tôi viết để quý vị Trưởng Thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
Nguyễn Sơ Đông
 

Lẩn thẩn chuyện..Sàigòn:Thắng cuộc và thua cuộc qua tô phở TÀU BAY !!

Mai Xuân Vỹ – 11.05.2018

Chuyện Một- Tô phở ngày 30 tháng tư

Ngày 30 tháng tư. Cả nước nghỉ mừng ngày thống nhất. Tôi thấy những tấm ‘paneaux’ lớn người ta dựng trên nóc các building ở vòng xoay ngả sáu Phù Đổng đối diện Starbucks. Một tấm “nổi bật” đập hẳn vào mắt tôi cái cảnh chiếc xe tăng Trung Cộng húc đổ cánh trái cửa cổng dinh Độc Lập. Hẳn là đâu đó ở trên khấp dải đất này, người ta đang đọc diễn văn chúc tụng ngày và những người có công thống nhất đất nước. Và cũng chắc chắn là bên kia bờ Thái Bình Dương, số người Việt lưu vong đang khóc ngày Quốc Hận. Đất nước tôi vẫn là hai nửa đối kháng kể từ hiệp định Genève năm 1954. Chỉ khác là bây giờ biên giới không còn là vĩ tuyến 17.

Hôm nay ngày 30 tháng tư tôi đi ăn phở. Chính xác hơn là đi ăn phở Tàu Bay!

Tôi đến quán trên đường Lý Thái Tổ kế nhà thờ Nam Hà, đối diện bệnh viện nhi đồng. Hai quán kề sát nhau cùng chung một bờ tường đều kẻ chữ: Phở Tàu Bay. Quán sát hẻm -là vị trí nguyên thủy của phở Tàu Bay năm xưa- với nhân viên phục vụ mặc áo vàng. Quán bên cạnh: áo xanh. Cả hai đều ghi rõ dưới bảng hiệu: Phở Tàu Bay Chính Gốc. Hoặc Quán Cũ không chi nhánh gì gì đó!

tô phở

Như ngày xửa ngày xưa khi tôi nằm khểnh đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Ở những chương đầu, tôi không biết phe nào: Kiếm Tông hay Khí Tông mới là đại diện cho chính phái Hoa Sơn? Giờ đây tôi cũng hoang mang chẳng rõ quán nào là quán của ông chủ có chiếc mũ phớt của lính tàu bay thời đệ nhị thế chiến?

Gần nửa thế kỷ trước, có rất nhiều sĩ quan VNCH đã phải lựa chọn, phải quyết định vận mệnh của mình trong đường tơ kẽ tóc để rồi hoặc ở trong trại cải tạo hoặc ở Port Chaffee. Bây giờ đây, tôi đứng trước hai tiệm phở Tàu Bay kề sát nhau. Cả hai đều kẻ bảng phở Tàu Bay chính gốc. Tôi phải quyết định một lần trước khi được …ăn phở chính gốc!

Trong một tích tắc, chẳng hiểu vì lý do gì, chẳng biết là đã suy nghĩ ra sao, chỉ sau vài giây ngần ngừ, tôi bước hẳn vào quán bên phía bên tay phải.

Quán hẹp và ngắn. Chỉ một hai bước sải là đến chân cầu thang dẫn lên lầu. Khách ngồi chật tầng dưới. Tôi bước tiếp lên cầu thang và chợt gật mình vì khuôn mặt quen quen. Chừng như một phản xạ, tôi quay người chìa tay cho một người đàn ông áo thun trắng quần khaki vàng sậm với một bao da ở thắt lưng: Ông có phải là ông Khang? Chính xác! Người đàn ông vui vẻ trả lời. Khuôn mặt cởi mở bừng lên với một nụ cười hiền lành.

Ông Khang bắt tay tôi và có vẻ hơi ngỡ ngàng trong ánh mắt bởi tôi không có vẻ gì là khách quen của ông hay của ba ông ngày xưa. Ít ra là bằng cái đánh giá đầu tiên qua số tuổi.

Nhưng ông không hỏi. Ông mời tôi lên lầu vì khách đã đầy ở tầng dưới và chúc tôi ăn ngon miệng.

Tôi ăn lại tô phở Tàu Bay của gần nửa thế kỷ trước. Tô phở ngon. Thơm. Nhưng tôi ăn lại kỷ niệm nhiều hơn ăn phở. Tô phở không có giá theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người Bắc xưa lúc di cư vào Nam chỉ ăn rau muống chứ không ăn giá!

Tôi ngày ấy chỉ là cậu học trò nhỏ ngày ngày đạp xe ngang qua tiệm phở ngửi mùi thơm từ tiệm bốc ra. Hiếm họa năm thì bảy lượt tôi mới có chút tiền còm mẹ cho để đường hoàng bước hẳn vào tiệm kêu tô phở. Thành thật mà nói, tôi không tài nào nhớ được cái hương vị của phở Tàu Bay ngày xưa. Tôi nghĩ tôi ăn lại đúng cái hương vị cũ qua khuôn mặt của ông chủ quán. Ông chính là nhãn hiệu cầu chứng tại tòa của phở Tàu Bay gia truyền Saigon xưa!

Chỉ đến khi tôi mua mấy tô mang về cho mẹ và cô em gái, ông Khang mới đến ngồi nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông về chuyện hai tiệm Tàu Bay kề vai sát cánh với nhau. Và ông điềm đạm kể cho tôi chuyện gia đình ông. Chuyện của sự vui vầy sum họp Bắc Nam sau 21 năm chia cắt. Chuyện của những người anh em ông từ phía bên kia vĩ tuyến 17 vào Saigon. Chuyện của sự chia cắt không ở biên giới địa lý mà là ở sự cắt chia của trái tim.

Tôi cảm ơn ông vì đã chia sẻ chuyện nhà cho tôi. Và từ biệt ông.

Ông Khang nhã nhặn bắt tay tôi từ biệt. Ông dặn hâm nước dùng riêng trước khi đổ vào tô bánh và thịt. Ông gọi taxi trước cho tôi, và cho một chú bé xách hai cái bọc nhựa chứa những tô mang đi ra tận taxi. Ông chẳng nhớ tôi đâu. Làm sao ông nhớ được chú bé gần nửa thế kỷ trước chỉ đạp xe ngang tiệm phở của ông? Ông chỉ đối xử đặc biệt với tôi vì tôi “biết” tiệm phở của Ba ông, và giờ là của ông.

Ông kể quán bắt đầu “lộn xộn” kể từ khi 3 người con từ miền Bắc vào nhận họ hàng vào những năm 80. Và kết quả ông Khang là người thua cuộc. Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bố ông di cư vào Nam năm 54 mang theo tiệm phở. Và ông mặc nhiên là người miền Nam, phía thua cuộc. Những người anh em của ông từ bên kia vĩ tuyến 17 vào dành được phần nhà sát hẻm, khiến ông trở thành người thua cuộc lần thứ hai. Ông kể bằng cái giọng Bắc quen thuộc của những người di cư tôi từng biết vào những năm xưa ở Bảy Hiền, ở xứ đạo Nam Hà trên đường Lê Văn Duyệt. Giọng ông đều đều trải đời với cái nhẫn của kẻ thua cuộc.

Tôi nhìn ông cảm khái. Có chút chạnh lòng khi nhớ lại những tháng ngày sau 75 tôi cũng bị đối xử phân biệt vì là con cái của sỹ quan VNCH. Người Cộng Sản đối xử không công bằng với những người thua cuộc không phân biệt già trẻ lớn bé. Tôi tuy là trẻ con nhưng lại là con của phía những người thua cuộc. Ông Khang, may mắn hơn tôi, bố ông chỉ bán phở. Nếu không chắc cũng tàn đời trong trại cải tạo rồi.

Vậy thì bây giờ đây tôi cho bạn biết: quán sát hẻm, áo vàng là quán của phía thắng cuộc. Thắng cuộc hai lần theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quán còn lại dĩ nhiên là phía thua cuộc. Bạn chọn vào quán nào theo ý thức hệ của bạn là tùy hỉ. Tôi không muốn lên gân. Chỉ là một tô phở thôi mà. Có gì đâu bạn nhỉ?

Tôi cũng không vơ đũa cả nắm. Đã có nhiều kẻ thắng cuộc vỗ ngực (xưng danh) “đỉnh cao trí tuệ”. Và cũng có kẻ thắng cuộc ngồi tỉnh táo viết sách đúc kết những đúng sai của chính mình. Cũng có một vị cảm khái trong ngày 30 tháng tư là “cũng có triệu người buồn”. Đã bao năm trôi qua. Đã bao nhiêu dâu bể, bao nhiêu nướ chảy qua cầu. Cả thế giới đều biết đến cái thông thái “đỉnh cao trí tuệ” ấy rồi. Nói làm gì nữa thêm thừa. Bạn cứ tự đúc kết và rút ra kết luận cho chính mình.

Tôi đi giữa nắng Saigon ngày 30 tháng tư. Tôi thấy phố. Tôi thấy cờ. Nhưng tôi không thấy mưa sa như người Trần Dần năm xưa. Chỉ thấy tràn căng mầu nắng chan hòa. Thứ nắng khỏe mạnh của xứ nhiệt đới. Nắng. Nắng chói kinh thành. Nắng chói lọi Saigon thành phố phương nam một thời là kinh thành của Việt Nam Cộng Hòa cũ.

Tôi đi ngang nhà thờ Nam Hà. Và nhớ lại những ngày sau 30 tháng tư gần nửa thế kỷ trước. Những thanh niên với băng đỏ trên cánh tay hăm hở dồn những đống sách vun cao châm lửa đốt trong sân nhà thờ. Lửa bốc thành ngọn khét mùi da thuộc của những bìa sách quí. Tôi nhớ đến lửa cháy ở kinh thành Hàm Đan 2000 năm xưa. Sách Xuân Thu nói là Hàm Đan cháy suốt ba tháng ròng. Và các sử gia chép vào sách những chuyện phần thư khanh nho của Tần Thủy Hoàng, người có công thống nhất cả một đất nước Trung Hoa mênh mông rộng lớn.

Bạn đừng lo. Cứ nhìn lại 2000 năm lịch sử đi. Có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn đâu? Chỉ tồn tại một lịch sử. Và lịch sử sẽ phán xét hết thảy từ những chuyện ở cấp quốc gia đến tận cấp …phường! Những ai bán nước những ai thương dân. Ai là “ngụy” ai là đạo tặc.

Con cháu Việt nhiều trăm năm sau sẽ đọc sử và biết những bậc anh hùng, những kẻ lưu xú vạn niên.

 

 

 

alt

Garanti sans virus. www.avast.com

 

 

__._,_._

 


Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày

You received this message because you are subscribed to the Google Groups “Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày” group.

 

“Tẩy chay, vũ khí của chúng ta”

On May 22, 2018, at 8:27 PM, Dai Nguyen <nguyendaile@h…….> wrote:

Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tị nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!

Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tị nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.
Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.
Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.
Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”
Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.
Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!
Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.
Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.
Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.
Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để pha’t động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…
Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.
Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.
Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.
Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!
Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề động thủ, thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!
Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”………………………