Coi phim xưa

Kính chuyển đến đến các bạn hàng trăm phim xưa hay và giá trị của thế kỷ 20 (có phụ đề Việt ngữ) như: Cleopatra, Titanic, Love Story, God Father, Romeo Juliette, 7 hiệp sỹ đạo, Bạch Tuyết 7 Chú Lùn, James Bond …

https://fsharetv.com/movie/seven-years-in-tibet-episode-1-tt0120102

Seven Years in Tibet
 – Bảy Năm Ở Tây Tạng – 1997 –  Brad Pitt,  David Thewlis,  BD Wong  Mako

https://fsharetv.com/movie/the-great-buddha+-episode-1-tt7010412

The Great Buddha


https://fsharetv.com/movie/romeo-and-juliet-episode-1-tt0063518

Romeo and Juliet – 1968

https://fsharetv.com/movie/romeo-+-juliet-episode-1-tt0117509

Romeo + Juliet – 1996 –  Leonardo DiCaprio,  Claire Danes,  John Leguizamo,  Harold Perrineau

https://fsharetv.com/movie/rambo-iii-episode-1-tt0095956

Rambo III – 1988 – Sylvester Stallone

https://fsharetv.com/movie/rocky-iii-episode-1-tt0084602

Rocky III – Tay Đấm Huyền Thoại 3 – 1982 – Sylvester Stallone,  Talia Shire

https://fsharetv.com/movie/the-man-in-the-iron-mask-episode-1-tt0120744

The Man in the Iron Mask – Người mang mặt nạ sắt – Leonardo DiCaprio

https://fsharetv.com/movie/jfk-episode-1-tt0102138

JFK – Ám Sát John F. Kennedy 
– 1991 –  Sally Kirkland  Anthony Ramirez  Ray LePere  Steve Reed

https://fsharetv.com/movie/the-getaway-episode-1-tt0068638

Getaway
 – Steve McQueen  Ali MacGraw 1972

https://fsharetv.com/movie/cleopatra-episode-1-tt0056937

Nữ Hoàng Cleopatra – Liz Taylor – 1963

https://fsharetv.com/movie/titanic-episode-1-tt0120338

Titanic – 1997

https://fsharetv.com/movie/the-warlords-episode-1-tt0913968

Thống Lĩnh – Jet Li, Andy Lau

https://fsharetv.com/movie/the-kid-episode-1-tt0012349

The Kid
 – Charles Chaplin 1921

https://fsharetv.com/movie/snow-white-and-the-seven-dwarfs-episode-1-tt0029583

Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn


https://fsharetv.com/movie/gone-with-the-wind-episode-1-tt0031381

Cuốn Theo Chiều Gió  –  1939

https://fsharetv.com/movie/red-sun-episode-1-tt0067770

Mặt Trời Đỏ 
– – 1971 -Charles Bronson, Ursula Andress, Alain Delon, Toshirô Mifune

https://fsharetv.com/movie/casablanca-episode-1-tt0034583

Casablanca – Chuyện Tình Thế Chiến – 1942

https://fsharetv.com/movie/seven-samurai-episode-1-tt0047478

Seven Samurai – Bảy Võ Sĩ Đạo – 1954

https://fsharetv.com/movie/the-bridge-on-the-river-kwai-episode-1-tt0050212

The Bridge on the River Kwai
 – Cầu Sông Kwai – 1957

https://fsharetv.com/movie/lolita-episode-1-tt0056193

Chuyện Tình Nàng Lolita – 1962

https://fsharetv.com/movie/the-great-escape-episode-1-tt0057115

The Great Escape – Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại – 1963 –  Steve McQueen

https://fsharetv.com/movie/doctor-zhivago-episode-1-tt0059113

Doctor Zhivago – 1965 –  Omar Sharif

https://fsharetv.com/movie/the-good,-the-bad-and-the-ugly-episode-1-tt0060196

The Good, the Bad and the Ugly – 1966  –  Clint Eastwood

https://fsharetv.com/movie/bonnie-and-clyde-episode-1-tt0061418

Những Kẻ Cướp Nhà Băng
 –  1967 – Warren Beatty

https://fsharetv.com/movie/golden-swallow-episode-1-tt0063105

Golden Swallow – Kim Yến Tử 1968 – Trịnh Phối Phối, Vương Vũ

https://fsharetv.com/movie/shi-er-jin-pai-episode-1-tt0192601

Thâp nhị kim bài – Lý Thanh,  Nhạc Huê

https://fsharetv.com/movie/tora!-tora!-tora!-episode-1-tt0066473

Đột Kích Trân Châu Cảng – 1970

https://fsharetv.com/movie/love-story-episode-1-tt0066011

Love Story – 1970 – Ali MacGraw,  Ryan O’Neal

https://fsharetv.com/movie/the-big-boss-episode-1-tt0067824

Đường Sơn Đại Huynh – 1971 – Lý Tiểu Long

https://fsharetv.com/movie/diamonds-are-forever-episode-1-tt0066995

Diamonds Are Forever – 1971 – Sean Connery,  Jill St. John

https://fsharetv.com/movie/the-delightful-forest-episode-1-tt0068821

The Delightful Forest –  Võ Tòng 1972

https://fsharetv.com/movie/one-armed-boxer-episode-1-tt0067009

One-Armed Boxer – Độc Thủ Quyền Vương
 – Vương Vũ 1972

https://fsharetv.com/movie/fist-of-fury-episode-1-tt0068767

Fist of Fury – Tinh Võ Môn   1972 – Lý Tiểu Long

https://fsharetv.com/movie/live-and-let-die-episode-1-tt0070328

Live and Let Die – 1973 Roger Moore

https://fsharetv.com/movie/enter-the-dragon-episode-1-tt0070034

Enter the Dragon – Long Tranh Hổ Đấu – Lý Tiểu Long 1973

https://fsharetv.com/movie/the-man-with-the-golden-gun-episode-1-tt0071807

The Man with the Golden Gun – 1974 – Roger Moore,  Christopher Lee

https://fsharetv.com/movie/all-the-president’s-men-episode-1-tt0074119

All the President’s Men – Đoàn Tùy Tùng Tổng Thống 1976


https://fsharetv.com/movie/superman-episode-1-tt0078346

Superman – Siêu nhân 1978 – Marlon Brando, Christopher Reeve,  Gene Hackman

https://fsharetv.com/movie/superman-ii-episode-1-tt0081573

Superman II – Siêu Nhân 2  –  1980 – Gene Hackman,  Christopher Reeve,  Ned Beatty,  Jackie Cooper

https://fsharetv.com/movie/snake-in-the-eagle’s-shadow-episode-1-tt0078252

Snake in the Eagle’s Shadow – Xà quyền diệt độc ưng 1978 – Jackie Chan,  Siu Tin Yuen,  Jung-Lee Hwang

https://www.youtube.com/watch?v=8_xYdnSRlXU

Tội ác của pôn pốt

https://www.youtube.com/watch?v=97BJ3-7dd24

The Killing Fields – Cánh Đồng Chết 1984

https://fsharetv.com/movie/the-killing-fields-episode-1-tt0087553

The Killing Fields –  Cánh Đồng ChếT – 1984 – Sam Waterston,   Haing S. Ngor

https://fsharetv.com/movie/never-say-never-again-episode-1-tt0086006

Never Say Never Again – 1983 – Sean Connery,  Klaus Maria Brandauer

https://fsharetv.com/movie/snake-in-the-eagle’s-shadow-episode-1-tt0078252

Snake in the Eagle’s Shadow – Xà quyền diệt độc ưng –  Jackie Chan,  Siu Tin Yuen  1978

https://fsharetv.com/movie/first-blood-episode-1-tt0083944

First Blood –  Rambo Đổ Máu – 1982 – Sylvester Stallone,  Richard Crenna

https://fsharetv.com/movie/shaolin-temple-episode-1-tt0079891

Shaolin Temple  –  1982 –  Jet Li,   Hai Yu

 https://fsharetv.com/movie/top-secret!-episode-1-tt0088286

Top Secret! –  Nhiệm Vụ Bí Mật – 1984 – Val Kilmer,   Lucy Gutteridge

https://fsharetv.com/movie/splash-episode-1-tt0088161

Splash – Nàng Tiên Cá – 1984    Tom Hanks,   Daryl Hannah

https://fsharetv.com/movie/the-karate-kid-episode-1-tt0087538

The Karate Kid – Môn Đệ Karate – 1984 – Ralph Macchio,   Pat Morita

https://fsharetv.com/movie/a-view-to-a-kill-episode-1-tt0090264

A View to a Kill – 1985 – Roger Moore,  Christopher Walken,  Tanya Roberts,  Grace Jones

https://fsharetv.com/movie/martial-arts-of-shaolin-episode-1-tt0091607

Martial Arts of Shaolin – 1986 – Jet Li

https://fsharetv.com/movie/wall-street-episode-1-tt0094291

Wall Street – 1987 – Charlie Sheen,  Tamara Tunie,  Franklin Cover,  Chuck Pfeiffer

https://fsharetv.com/movie/eastern-condors-episode-1-tt0090956

Eastern Condors – Phi Ưng Phương Đông – 1987 – Sammo Kam-Bo Hung,  Biao Yuen,  Haing S. Ngor

https://fsharetv.com/movie/prison-on-fire-episode-1-tt0093304

Prison on Fire – 1987 – Yun-Fat Chow,  Tony Ka Fai Leung,  Ka-Kui Ho,  Roy Cheung

https://fsharetv.com/movie/the-last-emperor-episode-1-tt0093389

The Last Emperor – Vị Hoàng Đế Cuối Cùng – 1987 –  John Lone,  Joan Chen,  Peter O’Toole

https://fsharetv.com/movie/qun-long-duo-bao-episode-1-tt0095946

Quần Long Đoạt Bảo – 1988 – Hsiao-mei Chang,  Kar Lok Chin,  Tat-wah Cho,  Norman Chu

https://fsharetv.com/movie/red-sorghum-episode-1-tt0093206

Red Sorghum – Cao Lương Đỏ – 1988 – Li Gong,  Wen Jiang,  Rujun Teng,  Ji Liu

https://fsharetv.com/movie/mr.-canton-and-lady-rose-episode-1-tt0098019

Mr. Canton and Lady Rose – Kỳ Tích – 1989 –  Jackie Chan,  Anita Mui,  Ah-Lei Gua,  Chun-Hsiung Ko

https://fsharetv.com/movie/the-killer-episode-1-tt0097202

The Killer – Điệp Huyết Song Hùng – 1989 – Yun-Fat Chow,  Danny Lee,  Sally Yeh,  Kong Chu

https://fsharetv.com/movie/batman-episode-1-tt0096895

Batman – Người Dơi 1989 – Michael Keaton  Jack Nicholson

https://fsharetv.com/movie/licence-to-kill-episode-1-tt0097742

Licence to Kill – 1989 – Timothy Dalton,  Carey Lowell,  Robert Davi,  Talisa Soto

https://fsharetv.com/movie/miller’s-crossing-episode-1-tt0100150

Miller’s Crossing – Vượt Mặt Thù Địch 1990 –  Gabriel Byrne,  Marcia Gay Harden,  John Turturro,  Jon Polito

https://fsharetv.com/movie/pretty-woman-episode-1-tt0100405

Pretty Woman – Người Đàn Bà Đẹp – 1990 –  Richard Gere,  Julia Roberts,  Ralph Bellamy  Jason Alexander

https://fsharetv.com/movie/to-be-number-one-episode-1-tt0101490

To Be Number One – Đại Ca Hào Què – 1991 – Lữ Lương Vĩ

https://fsharetv.com/movie/beauty-and-the-beast-episode-1-tt0101414

Beauty and the Beast – Người đẹp và quái vật 1991 –  Robby Benson,  Jesse Corti, Rex Everhart  A

https://fsharetv.com/movie/aladdin-episode-1-tt0103639

Aladdin 1992 –  Scott Weinger,  Robin Williams

https://fsharetv.com/movie/di%C3%AAn-bi%C3%AAn-ph%C3%BA-episode-1-tt0104105

Điện Biên Phủ 1992 – Donald Pleasence,  Patrick Catalifo

https://fsharetv.com/movie/tai-chi-master-episode-1-tt0108281

Tai-Chi Master – Thái cực Trương Tam Phong – 1993 – Jet Li (Lý Liên Kiệt)

https://fsharetv.com/movie/farewell-my-concubine-episode-1-tt0106332

Farewell My Concubine –  Bá vương biệt cơ – 1993 –   Leslie Cheung,  Fengyi Zhang,  Li Gong,  Qi Lü

https://fsharetv.com/movie/sirens-episode-1-tt0111201

Sirens –  Mỹ Nhân Ngư – 1994 – Hugh Grant,  Tara Fitzgerald

https://fsharetv.com/movie/fist-of-legend-episode-1-tt0110200

Fist of Legend –  Tinh võ anh hùng – 1994 – Jet Li (Lý Liên Kiệt)

https://fsharetv.com/movie/goldeneye-episode-1-tt0113189

Golden Eye – Điệp Viên 007: Mắt Vàng – 1995 – Pierce Brosnan,  Sean Bean,  Izabella Scorupco

https://fsharetv.com/movie/casino-episode-1-tt0112641

Casino – 1995 –   Robert De Niro,  Sharon Stone,  Joe Pesci, James Woods

https://fsharetv.com/movie/heat-episode-1-tt0113277

Heat –  Kỳ phùng địch thủ – 1995 –  Al Pacino,  Robert De Niro,  Val Kilmer,  Jon Voight

https://fsharetv.com/movie/hackers-episode-1-tt0113243

Hackers – 1995 – Jonny Lee Miller,  Angelina Jolie,  Jesse Bradford,  Matthew Lillard

https://fsharetv.com/movie/congo-episode-1-tt0112715

Congo – Kho Báu Công Gô – 1995 -Laura Linney,  Dylan Walsh,  Ernie Hudson,  Tim Curry

https://fsharetv.com/movie/aladdin-and-the-king-of-thieves-episode-1-tt0115491

Aladdin Và Vua Trộm – 1996

https://fsharetv.com/movie/secrets-&-lies-episode-1-tt0117589

Secrets & Lies – Bí Mật Và Dối Trá – 1996 –  Timothy Spall,  Phyllis Logan,  Brenda Blethyn, Claire Rushbrook

https://fsharetv.com/movie/the-hunchback-of-notre-dame-episode-1-tt0116583

The Hunchback of Notre Dame – Thằng Gù Ở Nhà Thờ Đức Bà – 1996 –
 Jason Alexander,  Mary Kay Bergman,  Corey Burton,  Jim Cummings

https://fsharetv.com/movie/hero-episode-1-tt0136242

Hero – Mã Vĩnh Trinh – 1997 – Kim Thành Vũ,  Biao Yuen,  Jessica Hester Hsuan,   Wah Yuen

https://fsharetv.com/movie/armageddon-episode-1-tt0120591

Armageddon – Ngày Tận Thế – Bruce Willis,  Billy Bob Thornton,  Ben Affleck

https://fsharetv.com/movie/the-sixth-sense-episode-1-tt0167404

The Sixth Sense – Giác quan thứ sáu –  Bruce Willis,  Haley Joel Osment,  Toni Collette,  Olivia Williams

https://fsharetv.com/movie/three-kings-episode-1-tt0120188

Three Kings – Kẻ săn vàng – George Clooney,  Mark Wahlberg,  Ice Cube

https://fsharetv.com/movie/pirates-of-silicon-valley-episode-1-tt0168122

Pirates of Silicon Valley – Lịch Sử Apple Và Microsoft –  Noah Wyle,  Joey Slotnick,  J.G. Hertzler

https://fsharetv.com/movie/blue-streak-episode-1-tt0181316

Blue Streak – Kẻ Trộm Kim Cương – Martin Lawrence,  Luke Wilson,  Peter Greene

https://fsharetv.com/movie/the-tricky-master-episode-1-tt0212864

The Tricky Master – Bịp vương – Stephen Chow,  Nick Cheung,  Sandra Kwan Yue Ng

https://fsharetv.com/movie/the-thomas-crown-affair-episode-1-tt0155267

The Thomas Crown Affair – Tay Trộm Hoàn Hảo – Pierce Brosnan,  Rene Russo,  Denis Leary


https://fsharetv.com/movie/a-better-tomorrow-episode-1-tt0092263

A Better Tomorrow – Bản Sắc Anh Hùng – 1986 – Lung Ti,  Yun-Fat Chow,  Leslie Cheung,  Emily Chu

https://fsharetv.com/movie/a-better-tomorrow-ii-episode-1-tt0094357

A Better Tomorrow II – Bản Sắc Anh Hùng 2 – 1987 – Lung Ti,  Yun-Fat Chow,  Leslie Cheung,  Dean Shek


https://fsharetv.com/movie/a-better-tomorrow-iii:-love-and-death-in-saigon-episode-1-tt0098691

A Better Tomorrow III: Love and Death in Saigon – Bản Sắc Anh Hùng 3 – 1989 –
Yun-Fat Chow,  Tony Ka Fai Leung,  Anita Mui,  Kien Shih

https://fsharetv.com/movie/back-to-the-future-episode-1-tt0088763

Back to the Future – Trở lại tương lai – 1985 – Michael J. Fox,   Christopher Lloyd

https://fsharetv.com/movie/back-to-the-future-part-ii-episode-1-tt0096874

Back to the Future Part II – Trở lại tương lai phần 2 – 1989 – Michael J. Fox,  Christopher Lloyd,  Lea Thompson

https://fsharetv.com/movie/back-to-the-future-part-iii-episode-1-tt0099088

Back to the Future Part III –  Trở về tương lai phần 3 – 1990 – Michael J. Fox,   Christopher Lloyd,
Mary Steenburgen,  Thomas F. Wilson

https://fsharetv.com/movie/the-gods-must-be-crazy-episode-1-tt0080801

The Gods Must Be Crazy – Đến thượng đế cũng phải cười – 1980 – Marius Weyers,  Sandra Prinsloo

https://fsharetv.com/movie/the-gods-must-be-crazy-ii-episode-1-tt0097443

The Gods Must Be Crazy II – Đến thượng đế cũng phải cười 2 – 1989

https://fsharetv.com/movie/the-terminator-episode-1-tt0088247

The Terminator – Kẻ Hủy Diệt 1984 – Arnold Schwarzenegger,  Michael Biehn

https://fsharetv.com/movie/terminator-2:-judgment-day-episode-1-tt0103064

Terminator 2: Judgment Day – Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét – 1991 –   Arnold Schwarzenegger, Linda Hamilton

https://fsharetv.com/movie/last-action-hero-episode-1-tt0107362

Last Action Hero – Người Hùng Cuối Cùng 1993 –  Arnold Schwarzenegger,  F. Murray Abraham

https://fsharetv.com/movie/the-godfather-episode-1-tt0068646

Bố Già – God Father – Marlon Brando – 1972

https://fsharetv.com/movie/the-godfather:-part-ii-episode-1-tt0071562

Bố Già 2 – God Father 2 – Marlon Brando – 1974

 https://fsharetv.com/movie/the-godfather:-part-iii-episode-1-tt0099674

Bố Già 3 –  The Godfather: Part III – 1990 –   Al Pacino,  Diane Keaton,  Talia Shire,  Andy Garcia

https://fsharetv.com/movie/jaws-episode-1-tt0073195

Jaws – Hàm Cá Mập

https://fsharetv.com/movie/jaws-2-episode-1-tt0077766

Hàm Cá Mập 2 – 1978

Xem phim Jaws 3-D -Hàm Cá Mập 3








































































Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày

You received this message because you are subscribed to the Google Groups “Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày” group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to luuday+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/luuday/PH8PR11MB67294F0D65558D0B44AE7FBBA41D9%40PH8PR11MB6729.namprd11.prod.outlook.com.

Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức kỷ niệm 71 năm ngày thành lập ngày 3/10/2022

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Chủ đề “47 năm phiêu bạt, Thủ Đức gọi ta về” đã thu hút đông đảo quan khách, các bạn đồng môn với nhiều màu áo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong buổi kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức, do Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Trừ Bị Thủ Đức Nam California tổ chức tại nhà hàng Paracel Seafood, thành phố Westminster, vào chiều Chủ Nhật, 2 Tháng Mười.

Tân Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Nam California. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Thủ Đức gọi nhau về để các bạn đồng môn có dịp nhìn lại nhau, hàn huyên tâm sự sau những năm xa cách kể từ ngày mãn khóa, từ giã đồi Tăng Nhơn Phú để ra đơn vị. Giờ đây, họ được gặp lại nhau qua những mái tóc bạc phơ trong tuổi xế chiều lại càng thương nhau hơn trong tình huynh đệ chi binh, tình người trên đất khách.

Nhân dịp này, ban tổ chức cử hành nghi thức bàn giao chức vụ hội trưởng giữa cựu Hội Trưởng Nguyễn Trọng Thu (cựu SVSQ Khóa 12/Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức) và tân Hội Trưởng Vũ Đình Trung (cựu SVSQ Khóa 1/70 Trừ Bị Thủ Đức).

Tân Hội Trưởng Vũ Đình Trung nói: “47 năm phiêu bạt, Thủ Đức gọi nhau về để hoài niệm quá khứ của đồng đội, có những tuần lễ huấn nhục và những buồn vui trong quân trường, để nhớ lại những tháng ngày sinh tử có nhau trong các đơn vị, trên các chiến trường và để xem ai còn, ai mất. Đồng thời cũng để nhớ lại những đắng cay tủi nhục trong các trại tù ‘cải tạo,’ những mất mát trong các cuộc mạo hiểm đi tìm tự do.”

Nghi thức Truy Điệu Anh Linh Tử Sĩ. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Giờ này, những người may mắn còn sống sót vẫn hằng năm gọi nhau về, cùng ôn lại quá khứ hào hùng, và tưởng niệm những bạn đồng môn đã ra đi vĩnh viễn với niềm tiếc nuối khôn nguôi, qua những công lao xương máu của hàng hàng, lớp lớp đồng môn đã ngã xuống vì lá cờ vàng ba sọc đỏ và tự do, hạnh phúc cho đồng bào miền Nam Việt Nam trước năm 1975,” tân hội trưởng chia sẻ thêm.

Ban tổ chức long trọng cử hành Lễ Truy Điệu các bạn đồng môn và anh hùng tử sĩ trước bàn thờ anh linh tử sĩ. Cựu SVSQ Nguyễn Văn Chuyên đọc văn tế: “Vị quốc vong thân anh hùng tử sĩ, nghìn thu, vạn kỷ tổ quốc ghi danh. Hồn phách hiển linh về đây chứng giám. Nhớ những linh xưa bao mùa ly loạn, gối đất, nằm sương chiến trường u hiểm, đánh giặc ngày đêm giữ gìn non biển, giữ gìn từng tấc đất ông cha. Chính các anh, những người lính Cộng Hòa đem máu đỏ thắm tô cờ tổ quốc…”

Sinh Viên Sĩ Quan Nguyễn Văn Chuyên (trái) và Sinh Viên Sĩ Quan Vũ Đình Trung, tân hội trưởng phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, nguyên tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngãi, chủ tọa buổi tổ chức phát biểu: “Trường Bộ Binh Thủ Đức là một trong những quân trường lớn của VNCH. Cho đến cuối Tháng Tư, 1975, trường đã đào tạo trên 70,000 sĩ quan ưu tú cho tất cả Quân, Binh Chủng QLVNCH đã từng tham dự khắp chiến trường trên bốn vùng chiến thuật tại miền Nam Việt Nam, trong số đó có nhiều sĩ quan đã lên cấp tướng. Cho nên chúng tôi rất hãnh diện là một sĩ quan được xuất thân từ Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức.”

Trong số quan khách đến dự, Nghị Viên Kimberly Hồ của thành phố Westminster nói: “Cha của tôi là cố Đại Tá Hồ Sĩ Khải, cựu SVSQ Khóa 3/Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Là một hậu duệ của Quân Lực VNCH, cũng là hậu duệ của cựu SVSQ Trường Bộ Binh Thủ Đức, nên tôi phải có mặt trong ngày hôm nay.”

Đại Úy Đỗ Duy Tim (trái), Binh Chủng Nhảy Dù Quân Đội Hoa Kỳ, và cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Đại Úy Đỗ Duy Tim, Binh Chủng Nhảy Dù Quân Đội Hoa Kỳ, nói với nhật báo Người Việt: “Tôi là con cháu, hậu duệ của Quân Lực VNCH, và đang là quân nhân của Quân Đội Hoa Kỳ. Hoài bảo của chúng tôi là gìn giữ hòa bình cho thế giới, trong đó có Việt Nam. Các cựu quân nhân Quân Lực VNCH là những vị anh hùng đã từng chiến đấu trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam, trong số đó có thân nhân của chúng tôi. Tinh thần yêu chọn hòa bình và yêu tổ quốc của các chiến sĩ Quân Lực VNCH là gương sáng cho hậu duệ chúng tôi noi theo.”

Cựu Trung Tá Phan Khắc Nhượng, cựu SVSQ Khóa 4/Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, nói: “Tôi rất vinh hạnh và cảm động được tham dự buổi sinh hoạt của các bạn đồng môn, đã gợi cho tôi nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa tại trường Bộ Binh Thủ Đức, và những thời gian phục vụ trong quân đội cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên được từ những khổ cực tại chiến trường, và sự ngược đãi của Cộng Sản đối với anh em của chúng tôi trong những trại tù ‘cải tạo.’ Với tinh thần võ biền, danh dự quân đội, chúng tôi vẫn duy trì truyền thống bất khuất của cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức để truyền lại cho những thế hệ mai sau.”

Nhóm Hậu Duệ Biệt Kích Biên Phòng trong nhạc cảnh “Những Đóm Mắt Hỏa Châu.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Nghị Viên Phát Bùi của thành phố Garden Grove và là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California tâm tình: “Tôi rất mong trong một ngày nào đó, đất nước của chúng ta sẽ thay đổi để trở thành một quốc gia có tự do và dân chủ thật sự, để không phụ công ơn các chiến sĩ trong Quân Lực VNCH đã hy sinh thân xác và mạng sống của mình cho quê hương đất nước.”

Một chương trình văn nghệ phong phú với nhiều bài ca, tiếng hát trong gia đình của cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, và hội đoàn bạn đến dự. Sau cùng là phần dạ vũ.

Ban văn nghệ Hội Ái Hữu San Diego đồng ca bài “Nước Nam Của Người Việt Nam.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Vào những đầu thập niên 1950, sau khi sáp nhập hai quân trường Sĩ Quan Nam Định và Sĩ Quan Thủ Đức, QuânTrường Bộ Binh Thủ Đức được thành lập. Trường được giao phó thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên viên các ngành trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, như Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Quân Cụ, Thông Vận Binh (Quân Vận sau này) và Quân Chính, và được cải danh là Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức.

Tháng Tám, 1963, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH quyết định nhiệm vụ của trường là để đào tạo sĩ quan trừ bị cho quân đội, nên được đổi tên là Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sau đó được đổi tên là Trường Bộ Binh Thủ Đức cho đến ngày tàn cuộc chiến.

Chương trình khiêu vũ sống động. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Năm 1962, Đại Tá Lam Sơn về làm chỉ huy trưởng, ông đã lấy phương châm cho trường là “Cư An Tư Nguy” để ghi trên phù hiệu và quân kỳ của các khóa sinh, có nghĩa là “Muốn sống yên ổn, phải nghĩ đến lúc hiểm nguy,” cũng có nghĩa là “Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh.”

Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức được thành lập trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức. Cho đến 30 Tháng Tư, 1975, vị chỉ huy trưởng cuối cùng là Đại Tá Trần Đức Minh, Khóa 1 Nam Định. [qd]

CUỘC VƯỢT THOÁT KỲ DIỆU Mũ Đỏ BS. Nguyễn Thanh Liêm

Hồi Ký từ Mặt Trận Khánh Dương. Đèo M’s Drak – Cuối Tháng 3/1975

Lời giới thiệu Của NT Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5ND:

Bác sĩ Liêm là Y sĩ trưởng cuối cùng của TĐ5ND khi tôi là TĐT. Trong trận Khánh Dương, khi theo lệnh BCH/ LĐ3ND triệt thoái về sau tuyến II, tức phía sau khu vực TĐ6ND. Tôi quyết định cho TĐ đoạn chiến và triệt thoái vào ban đêm. Khi ĐĐ54 dẫn đầu cánh quân B chạm địch, BS Liêm lại đi cùng cánh quân này vì còn chuyện trò tâm sự với Đại úy Huỳnh Quang Chiêu, ở gần nhà BS Liêm và là SQ được tôi chỉ định kèm cho Trung úy Vũ, tân ĐĐT/ ĐĐ54. Tr.Úy Vũ hy sinh và Đ.Úy Chiêu cùng BS Liêm mất tích. Khi về đến Sài Gòn tôi đến nhà 3 SQ này để phân ưu. Không ngờ khoảng 1 tuần sau, Quân cảnh Vũng Tàu liên lạc với TĐ để xin xác nhận có 2 SQ tên Chiêu và Liêm theo thuyền dân cập bến Vũng Tàu và nhất là họ mang theo chiến lợi phẩm là súng AK-47 của VC. Sau khi xác nhận, ngày sau 2 vị này về Sài Gòn. Tôi rất vui song lúc đó BS Liêm chỉ kể qua loa chuyện vượt thoát của ông. Hôm nay được đọc bài bS Liêm viết chi tiết về cuộc vượt thoát này, tôi rất vui và xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện vượt thoát hy hữu của 1 y sĩ quân y nhẩy dù.

Đã 42 năm qua, tôi những tưởng câu chuyện vượt thoát y như phim ảnh nầy đã chìm vào dĩ vãng. Nào ngờ các bạn Mũ Đỏ gần xa yêu cầu tôi nên ghi lại để được tỏ tường Nhảy Dù là Cố Gắng. Tôi cố gắng nhớ lại để không phụ lòng anh em mong đợi.

Ngày 1 (28/3/1975): Trời chiều của Tháng 3 thật là nóng bức. TĐ5 ND đóng trên sườn đồi gần đèo M’Drak. Đó là khúc đường trên Quốc Lộ 21 dài khoảng 20 Km. Đầu đèo cách Buôn Ma Thuộc (hay Ban Mê Thuộc) 96Km. Đoạn đường đầu đèo dài 4 Km nằm giữa hai dãy núi khá cao, vách núi dựng đứng. Núi Chu Kroa cao 958 m về phía Bắc. Các triền núi nhỏ hơn mà đỉnh cao nhất là 609 m về phía Nam. Các bạn cũng biết, Quốc Lộ 21 nằm giữa Quận Khánh Dương và Quận Ninh Hòa. Từ trên đồi cao, tôi nhìn qua Quốc Lộ 21 là Buôn Làng M’Mo của người ÊĐê với chừng năm ba mái nhà sàn xưa cũ. Tiểu Đoàn có nhiệm vụ ngăn chặn địch từ Ban Mê Thuộc kéo về Nha Trang. Tôi nhìn thấy nhiều Thiết Vận Xa M113 án ngữ trước Buôn M’Mo, gần cây cầu xi măng trên Quốc Lộ 21. Tất cả đều ở tư thế sẳn sàng chiến đấu. Pháo địch bắt đầu rơi, băng qua ngọn đồi rồi rớt ầm đâu đó dưới chân đồi. Tiểu Đoàn vô sự. Đêm xuống dần, Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5 ND tiên liệu địch sẽ trèo lên đồi theo chiến thuật tiền pháo hậu xung nên ra lệnh cho mọi người đều phải sẵn sàng. Trời tối đen như mực, dưới đồi có tiếng chân người đạp lá rừng nghe xào xạc, có vẻ như rất đông người đang bò lên đồi. Lệnh triệt thoái, đi hàng một, im lặng, súng cầm tay, đạn lên nòng; cả tiểu đoàn di chuyễn theo nhau về hướng Đông Nam. Lúc đó là 7 giờ tối. Tôi đi theo theo Tr. Tá Quyền, cố gắng đi gần ông. Phải cố gắng lắm vì trời tối quá, đường đồi nhiều cỏ tranh và khó bước vì trơn trợt. Cũng may có Đại Úy Chương lâu lâu gọi khẻ “Bác Sĩ đâu rồi”. Khoảng 10 giờ đêm thì Tiểu Đoàn dừng lại trên một ngọn đồi thấp. Pháo địch từ chân đồi phóng lên, nhìn rất đẹp y như mấy trái hỏa châu, hướng về TĐ 5 và nổ loạn xạ. Phân tán nhanh. Phân tán nhanh. Mọi người phóng nhanh về điểm hẹn để trực thăng xuống bốc. Tôi lạc đàn từ phút ấy!!!

Ngày 2 (29/3/1975): Nhiều tiếng hét đồng loạt “hàng sống chống chết” vang lên hung bạo và đầy hận thù từ dưới đồi dần dần to hơn, rõ hơn. Miệng tôi đắng lạ thường, tay chân tôi luống cuống, mắt tôi may còn kính cận thị chưa bị rớt. Tôi chui lẹ vào đám rể cỏ tranh rậm rạp mọc cao hơn đầu người, sau khi còn đủ trí khôn lăn long lóc xuống chân ngọn đồi nhỏ. Lúc này, địch dàn hàng ngang, cầm AK có lưỡi lê nhọn gắn đầu súng, vừa đi vừa xâm xoi tìm lính Dù để đâm cho chết hoặc bắt làm tù binh. Trong số đó không có tôi.

Tôi bình an vô sự. Lục soát đã ngưng, địch rút lui trong yên lặng. Suốt đêm đó tôi nằm yên, lạnh và ướt dưới đám cỏ tranh. Trổi dậy khi trời vừa sáng, tôi nghe có tiếng gọi của ai đó, nằm rất gần. Té ra là Minh, y tá Dù của tôi. Thầy trò mừng quá, ôm nhau và tôi lại có một túi cứu thương khá đầy đủ thuốc men do Minh trao lại “Em giao lại cho Bác Sĩ”. Hai thầy trò cứ nhắm hướng Đông mà đi vì nghĩ đó là hướng biển, hy vọng gặp lại những người cùng cảnh ngộ với mình. Băng rừng mà đi, bụng đói, miệng khát. Nhưng hai thầy trò may mắn gặp được Thiếu Úy H. và Trung Sĩ Q. cùng 3 lính Dù của TĐ5. Riêng Th. Úy H. còn bản đồ hành quân và địa bàn, và mọi người vẫn còn súng M16 và lựu đạn. Ngày nghĩ, đêm đi, cả đoàn 7 người đều còn sức khỏe.

Chúng tôi đạp nước theo dòng suối mà đi để địch không tìm ra dấu giày. Dọc đường dây điện thoại màu đen lẫn với lá rừng, nằm chơ vơ khi ẩn khi lộ thiên, đi không khéo đụng chạm, địch sẽ biết. Chúng còn khắc chữ K lên thân cây để chỉ hướng tiến quân về Nha Trang (dấu I và dấu < nhập lại thành chữ K, dấu < mũi nhọn là hướng tiến của địch) Nhờ có thuốc lọc nước Iodine mà chúng tôi uống nước dơ ngon lành. Lại có rau tàu bay và mấy con cua kẻ đá, chúng tôi ăn sống cho khỏi chết vì đói. Nhưng tôi bị kiết lỵ, dài dài cho đến ngày về đến Sài Gòn. Bình thường lính Dù ai cũng khỏe mạnh nên túi cứu thương không có thuốc trị kiết lỵ!

Ngày 3 (30/3/1975): Đêm nay cả 7 người tiếp tục băng rừng, đi đầu là Th.Úy H. kế đó là tôi, sau tôi là y tá Minh, rồi đến A Chãy (Chãy có nghĩa là Trai) và 2 lính Dù, Tr. Sĩ Q. đi đoạn hậu. Chúng tôi yên lặng đi cách nhau 2 sãy tay, vậy mà đôi lúc người không nhìn thấy bóng bạn phía trước. Tôi nhiều lần kêu khẽ “Th.Úy chậm bước chút xíu”. Cây rừng đan dày đặc, có cây to gốc 3 người ôm mới giáp vòng. Trong đêm tối có cây màu đen, có cây màu trắng do vỏ cây có lân tinh chiếu sáng. Tôi đưa tay vịn một sợi dây mây, ai ngờ “rột một cái” dây đó rút lẹ lên trên cành cây to, đó là một con rắn lớn thòng xuống rình mồi. Thật hú hồn! Đoàn người cả đêm đi không ngừng vì ngó lại hướng đóng quân cũ thấy ánh lửa sáng rực xa xa, chắc là địch đang đốt cháy tại nơi chúng vừa chiếm đóng. Th. Úy H. nói “mình phải đi thật nhanh hơn nữa”.

Ngày 4 (31/3/1975): Gần sáng, cả đoàn mệt và chân đã mỏi nhừ, tìm được một chổ ẩn núp khá an toàn là dưới một thân cây thật to bị đốn ngã nằm ngang do dân làm rừng để lại. Bố trí an toàn xong, cả đoàn nghỉ, nằm với lá cây phủ đầy người mà không dám thở mạnh. Đó đây, nhiều tiếng vượn hú “Húhu u u…Chóc chóc chóc” chúng gọi nhau trên các cây chà là rừng to cao để báo động có người. Lại còn có tiếng chim gì kêu nghe lạ tai “cọc cọc cọc” y như điệp khúc, nghe cũng ơn ớn. Những con vắt, đĩa và sâu đo, mấy ngày qua hút máu ở kẻ ngón chân và trong nách được chúng tôi “giải phóng” với cái bụng no nê đầy máu sau khi chúng tôi cởi giày ra và giủ áo mới thấy chúng còn bám chặt trong nách và các kẻ ngón chân. Miệng tôi đã khô đến nỗi không còn đủ nước bọt mà quyện với cỏ để dùng tay rứt chúng ra!

Ngày 5 (1/4/1975): Đã xa vùng hỏa tuyến, chúng tôi thử đi ban ngày và ngủ vào ban đêm, nhưng vẫn cảnh giác đề phòng địch. Đang đi, bất chợt Th.Úy H. ra dấu dừng lại. Phía trước mặt, chỗ mấy cây cổ thụ to, có một đám lá rừng chất đống bất thường, một bầy ruồi nhăng bay lên với mùi hôi thối của xác chết!!! Địch đã giết chết nhiều lính Dù và lính Bộ Binh, tháo giày vì các xác đều chân trần, rồi phủ lá rừng che lại. Chúng tôi đứng nghiêm chào kính và ngậm ngùi chào tiễn biệt các anh hùng tử sĩ đã vị quốc vong thân. Mong các anh thông cảm cho chúng tôi phải vượt thoát lẹ, cầu mong các anh phù hộ cho chúng tôi về được đến nhà. Bước đi rồi, tôi mới thấy mặt mình sao ướt ướt! Có thể vì tôi vẫn còn nhớ khi học “Chinh Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn:

“Hồn tử sĩ gió ào ào thổi.
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người.
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn!”

Trên đường đi, chúng tôi còn gặp các tử sĩ dụm năm dụm ba, phủ lá đầy ruồi nhặng và đã phân hủy, do địch giết hại. Đếm được 4 chỗ như vậy, chúng tôi nghĩ là còn nhiều nữa trong cánh rừng Khánh Dương này.

Ngày 6 (2/4/1975): Vẫn di chuyển hàng một với Th. Úy H. đi đầu và Tr. Sĩ Q. đoạn hậu. Ngày đi đêm nghỉ, chúng tôi đang đi vào vùng đất Cọp Khánh Hoà Ma Bình Thuận. Nhiều dấu chân Cọp được chúng tôi nhìn thấy gần các bụi tre gai rừng màu vàng sẩm. Đang đi cả đoàn phải ngồi thụp xuống, ô kìa, phía trước mặt, một bầy nai lông xám, chừng 8 con đang cúi đầu xuống uống nước hố bom, có một con nai đực có gạc to đứng canh chừng. Đừng bắn, đừng bắn, địch nghe tiếng súng M16 sẽ bao vây và chúng ta khó thoát. Cả đoàn nghe lời tôi, mặc dù ai cũng đói vì đã đi 5 ngày rồi. Đàn nai đánh hơi, thấy động, thoáng một cái đã biến nhanh vào rừng. Chúng tôi lấy bi đông ra lấy nước, sau khi bụm tay lấy nước rửa mặt và uống thật no. Tôi cảm thấy cũng không xong vì đói lâu ngày chỉ nên uống vài ngụm. Tiếp tục đi, độ nửa giờ sau, chúng tôi gặp một cái chòi che đậy bằng cành cây lá rừng. Chắc là địch di chuyển nhanh về Nha Trang nên bỏ trống. Dưới nền đầt đào sâu đủ cho 3 người núp, chúng tôi gom được nhiều lương khô, là các bánh cơm và các thẻ đường vàng bọc ngoài giấy in đầy chữ tàu. Bây giờ, đoàn gặp phải một cái hào nước không sâu nhưng chạy dài về hướng Đông. Thôi đành phải lội, nước ngập tới ngực, súng phải kê cao khỏi đầu, đoàn lội hàng dọc, vén lau sậy mà đi.

Vừa lên bờ, chúng tôi chạm trán 2 cán binh địch với 2 súng AK 47 chỉa thẳng vào và bắt tất cả chúng tôi buông súng. Gần đó có một ngôi chùa, chúng tôi bị 2 tên cán binh này dẫn độ về đó. Đến nơi chúng bắt chúng tôi ngồi chung một chỗ ngoài hiên chùa. Chúng gom hết súng và lựu đạn của chúng tôi để một chỗ xa hơn trong chùa, xong cả 2 đứa bình tĩnh đi chiên cá chờ đơn vị bộ đội của chúng sắp về ăn cơm chiều. Chúng gác 2 cây súng AK gần bên chảo dầu đang sôi sùng sục thơm nức mùi cá chiên chừng 5 con vừa bắt ở dưới hào.

– Hành động ngay. Hành động ngay.

Th.Úy H. và Tr. Sĩ Q. bàn chuyện cướp súng và hạ 2 tên này. Kế hoạch được thi hành ngay trong chớp nhoáng, 2 tên ngã quỵ vì đòn hội đồng với que củi tạ. Chúng tôi gom hết cá chiên vào 2 nón cối, quơ luôn 2 súng AK, dép râu cùng dây nịt bằng da nâu. Toàn là chiến lợi phẩm rất hữu dụng sau này trên đuờng vượt thoát gian nan. Thật nhanh và thật gọn, 7 người chúng tôi chạy nhanh ra khỏi chùa để tránh địch trở về biết được và truy lùng. Trời đã về chiều, ống cống thông thủy gần quốc lộ hiện ra cứu chúng tôi. Cả đoàn chui ngay vào và chạy thật lẹ trong đường cống có đường kính cao hơn đầu người. Đường tối om om, chân tôi đạp nước cống bì bõm, mồ hôi nhể nhại, người nóng, tim đập thình thịch. Ra khỏi đoạn đường ống cống là khoảng đất trồng bắp của dân quê vắng ngắt, chúng tôi dừng lại, xúm nhau bốc cá chiên còn nóng và ăn vội vàng. Thật tuyệt vời làm sao! Đói quá nên tôi chưa kịp nhai đã nuốt, may mà không bị hóc xương cá, hay là đã nuốt luôn xương cá nhỏ rồi chăng?! A. Chãy còn đi vào rẫy bẻ trộm bắp non được vài trái, xong cả đoàn chạy bang vào lùm cây trước mặt, thì trời đã tối hẳn, bỏ lại sau lưng tiếng la của dân làng và tiếng chó sủa truy đuổi. Lại một đêm ngủ trong rừng lá thấp, chúng tôi lấy Iodine bỏ vào bi đông nước để lắng chết mấy con đĩa nhỏ, uống ngon lành, chia phiên gác xong, tôi ngủ thiếp đi.

Ngày 7 (3/4/1975): Khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi tiếp tục đi về hướng Đông do địa bàn chỉ hướng. Khi qua một bụi tre cao có hai con chim nhỏ như chim cu, cứ bay trên đầu chúng tôi, một con kêu “te te”, con kia kêu “hoạch hoạch”, ai nuôi hay chim rừng? Chúng tôi sợ bị lộ nên cứ chạy thật nhanh để rút vào rừng cây trước mặt. Đến nơi, vừa lăng xuống đất nằm để thở, tôi nhớ lại chuyện Tấm Cám mà mỉm cười một mình “Te Te hoành hoạch, giặt áo chồng tao, phải giặt cho sạch, đừng phơi hàng rào, rách áo chồng tao”. Đường đi bây giờ là con đường quanh co và xuống dốc, không còn những cây to và gai rừng cản trở nữa, nhưng vượt qua những khoãng trống thật không phải dễ. Để tránh địch thấy và bao vây bắt trọn, chúng tôi ngụy trang, người cắm đầy cành lá cây rừng địa phương. Bảy bụi cây người di chuyển chậm qua các khoảng trống. Đến chân một gò cao, ô kìa có cây cam rừng nặng trĩu trái chín xanh xanh vàng vàng. Thế là chúng tôi xúm nhau rung gốc cây, thu được vài chục trái cam chín rụng xuống.

Thôi rồi, nước cam đắng như nước trái khổ qua! Đàng kia có một cái mương nước đã khô nhưng kẽ đá chặn có nước nhỏ giọt, chúng tôi hứng được nửa bi đông. Đến chiều chúng tôi lọt vào vòng đai của Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ (Nha Trang). Tối hôm đó chúng tôi yên lặng nằm nghỉ bên mấy gò mả, nhưng lại thức giấc vì tiếng thở phì phò của vài con bò bị chủ chạy giặc bỏ lại. Tr.Sĩ Q. và ba lính Dù thịt con bò nhỏ, cắt một cái đùi bỏ vào ba lô và lấy lá gan còn nóng hổi chia cả đoàn cùng ăn sống cho đỡ đói. Gan bò sống, tanh, còn ấm, khó nuốt, nhưng đói quá, tôi cũng nuốt được. Bây gờ, bệnh kiết lỵ của tôi đã bớt nhiều, người gầy ốm và râu cũng mọc dài lưa thưa. Nhờ trời, hai chân tôi vẫn còn đi khỏe lắm.

Ngày 8 (4/4/1975): Trời gần sáng, chúng tôi chạy vội lên một ngọn đồi, lên cao, ngắm nhìn biển đã hiện ra về phía Đông. Xa xa có một hòn đảo nhỏ, bản đồ hành quân ghi là Hòn Bà Lớn. Mặc kệ là Bà Lớn hay Bà Nhỏ, bằng mọi cách cả đoàn phải bơi qua bên đó vì Nha Trang sắp mất hay đã mất. Qua hòn đó rồi coi có chiến hạm Hải Quân mình vớt hay không? Cả đêm nằm suy nghĩ liên miên, tôi khấn vái liên tục mỗi khi thấy một sao sa trên bầu trời đầy sao, rồi khấn nữa khi nhìn xuống quốc lộ xa xa, cả một đoàn xe Molotova chở đầy lính địch ngụy trang lá rừng tiến về hướng Nha Trang.

Ngày 9 (5/4/1975): Hừng sáng, cả đoàn chạy như điên xuống mé nước. Thật là kỳ diệu, nói ra không ai chịu tin, một chiếc ghe nhỏ cắm sào ở mé nước trong bờ lau sậy và rong biển. Tôi định gọi chủ ghe xin quá giang nhưng ghe vắng chủ. A. Chãy nhảy vào khoang ghe và kêu to “có cá kho. Có cá kho, Bác Sĩ ơi!” Thế là cả đoàn lại được một bữa tiệc Trời cho. Lập tức, 7 người chúng tôi leo lên ghe, nhưng A. Chãy xin ở lại về với bà Dì còn kẹt ở Nha Trang, nên cậu ta khóc từ giã, cởi hết quân phục bỏ lại, chỉ mặc áo thun quần đùi, đi chân không, chạy về phía cây số 4 trên quốc lộ hướng về Nha Trang. Sáu người còn lại, chia nhau 2 tay chèo, 2 tay gỡ ván làm chèo phụ, còn 2 người thì dùng 2 nón cối tát nước trong ghe để ghe nhẹ đi nhanh. Chúng tôi hì hục, vội vã chèo ghe qua Hòn Bà Lớn. Nắng lên cao, sóng biển không to, nhưng gió thì mạnh và lạnh. Ghe lại bị lỗ mọt, hở, nước biển tràn vô. Phải chèo gấp, nước vô ghe sẽ chìm giữa biển! Độ 30 phút sau, ghe cập bến cát và đá ngầm, chúng tôi ướt át hoàn toàn, đem chiến lợi phẩm vào gấp và núp trong một góc đá để nghe ngóng tình hình, chờ hết mệt mới tính tiếp. Đến 10 giờ sáng, cả đoàn họp lại bàn chuyện. Nếu không thoát khỏi đây, thì chắc 6 người sẽ là tù binh của địch.

Ngoài khơi, tuyệt không thấy bóng một chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam mình. Mọi người buồn và suy nghĩ lung lắm. Tôi nghĩ không lẽ mình sẽ chết ở đây?! Ý nghĩ loé lên, đề nghị với Th.Úy H và Tr. Sĩ Q., tôi nói “Đã nằm trong lòng địch, tại sao mình không ăn mặc và nói năng giả làm địch, Th.Úy, Tr. Sĩ và tôi đội nón cối, mang AK và đi dép râu, còn 3 lính Dù thì trói lại, cởi giày làm như tù binh ngụy bị ta bắt được giải về Nam điều tra gì đó theo lệnh cấp chỉ huy. Tôi có cây súng lục nhỏ đi đầu làm chỉ huy, kế đó là Th. Úy, còn Tr. Sĩ cầm AK đi đoạn hậu canh 3 tù binh giả đi ở giữa. Tất cả quần áo Dù và giày, súng M16, nón sắt coi như chiến lợi phẩm, mình tọng vào cái bao tải lớn của bộ đội này rồi Tr. Sĩ mang đi sau chót. Phải đóng kịch cho thật khéo, lộ ra là chết cả đám”. Cả đoàn đồng ý làm theo kế hoạch của tôi, mọi sự phó cho Trời Phật giúp đỡ. Hoá trang xong, cả đoàn theo thứ tự di chuyễn về phía Nam trên Hòn Bà Lớn.

Chúng tôi gặp một nhà sư tuổi trạc trung niên, mặc áo vàng, trong cái chòi nung than cây bán vào đất liền đang làm việc đốt than. Nhà sư thấy chúng tôi, đứng lên, từ tốn hỏi “quý vị có cần bần tăng giúp gì không?” Tôi trình bày là tiến quân vào Nam, bắt được 3 tên ngụy hết sức nguy hiểm, lệnh Đảng chỉ thị dẫn độ chúng vào Nam, ở đây có phương tiện đường thủy gì không. Sư bèn chỉ về cuối đảo này, có dân quân và dân làng chài có thể giúp đỡ cho các đồng chí. Chúng tôi cảm ơn nhà sư, và tiếp tục đi thong thả về phía cuối đảo mà trong lòng vô cùng căng thẳng, chưa biết lành dữ ra sao. Lúc đó là 6 giờ chiều, trời nhá nhem tối. Đang đi, chúng tôi bị rất nhiều dân quân bao vây, chúng nổ AK đùng đùng chỉ thiên bắt chúng tôi dừng lại. Xong chúng tiến lại gần, tên chỉ huy trông có vẻ nhà quê, hắn hỏi, tôi trả lời y như khi gặp sư làm than. Chúng tạm tin và dẫn chúng tôi về làng chài mà không hỏi giấy tờ gì cả. Độ 1 giờ sau, chúng thắp đèn dầu và mời tôi ngồi, rồi rót trà mời uống và nói chuyện. Đến 10 giờ đêm, tên chỉ huy cho mấy dân quân dẫn chúng tôi ra một chiếc ghe chài lớn, trên đó có vợ chồng chủ ghe và 1 em bé còn ẳm trong tay, còn có 1 cậu dân làng theo phụ. Đám dân quân chào tạm biệt chúng tôi y như chúng chào các đồng chí của chúng. Ghe bắt đầu nhổ neo, chúng tôi thở phào thoát nạn.

Máy ghe chạy tạch tạch thật mau, Nhưng Tr. Sĩ Q. vội la lên “Ê! chạy đi đâu? Tính chạy vào nội à?” Nhanh như chớp, Th.Úy H nhảy vào buồng lái, kê súng AK vào ngực chủ ghe bắt hắn lái về Nam theo hướng Sao Nam Tào đang loé sáng trên nền trời đêm. Cậu phụ ghe thấy mưu gian bị lộ, nhảy ùm xuống biển thoát thân Vợ chồng chủ ghe khai thật, là dân quân bắt họ lái ghe vào đất liền (nội) để giao cho bộ đội lập công. Bây giờ xin các ông tha cho, tụi tôi không dám về lại Hòn nữa, mà theo các ông về Nam, nhưng ghe sắp cạn dầu, không đủ dầu để về đến Vũng Tàu. Sẵn ngụy trang là địch, chúng tôi phải liều một phen nữa. Th.Úy H. đứng đầu ghe, Tr. Sĩ Q. ghìm súng AK ở buồng lái canh chừng tên chủ ghe đang cầm tay lái. Ở phía ngược lại đi về hướng Nha Trang có một ghe chài lớn mang cờ đỏ sao vàng đang lướt tới, đầu ghe có một cán binh địch cầm AK. Th.Úy H. cho ghe chậm lại. Tr. Sĩ Q. hét tên chủ ghe hãm tốc. Ghe bên kia, chưa biết chuyện gì, cũng hãm tốc. Khi 2 ghe cập lại, Th. Úy H. xưng đồng chí, nhờ giúp dầu để về đến Vũng Tàu giao 3 tên ngụy nguy hiểm này theo lệnh đảng. Lập tức 4 thùng dầu được chuyển qua ghe chúng tôi. Nhờ vậy chúng tôi đi suốt đêm, hướng về Nam.

Ngày 10 (6/4/1975): Dọc đường biển, ghe chạy ngoài khơi, đất liền khó thấy. Nhưng Th. Úy H. canh địa bàn đúng hướng, im re không nói gì, tôi cũng yên bụng, nhưng lại ói vì say sóng. Uống thuốc vào thì bụng tôi lại yên. Ghe có ghé vào một đảo nhỏ để mua thêm dầu, chúng tôi kè sát vợ chồng chủ ghe vì sợ họ trốn mất. Cả đoàn bây giờ ăn mặc quân phục Dù lại như cũ. Chúng tôi cám ơn lẫn nhau cho màn đóng kịch gạt địch quá phiêu lưu mạo hiểm như thế này. Binh pháp Tôn Tữ chắc cũng có câu “phải đặt mình vào đường chết mới mong tìm ra lối sống”.

Ngày 11 (7/4/1975): Phải mất thêm một ngày ghe chúng tôi mới cập bến Bãi Trước (Bãi Tầm Dương) của Vũng Tàu. Sống thật rồi! Sống thật rồi! Cả đoàn hân hoan nhìn rất nhiều ghe chạy giặc đang bỏ neo, nhấp nhô lên xuống theo sóng biển vỗ vào bờ đá Bãi Trước. Lúc đó là 11 giờ đêm. 12 giờ đêm là giờ giới nghiêm. Sáu anh em chúng tôi từ giã và cám ơn vợ chồng chủ ghe, sau khi tôi tặng 1 số tiền vài ngàn gọi là đền ơn. Chúng tôi phóng lẹ lên bờ, đi tìm một cái quán gần đó, gọi chủ quán nấu cho 1 nồi canh chua cá bông lau với chục trái ớt dầm nước mắm thật cay. Chủ quán chịu chơi còn mang ra 3 gói thuốc Salem và hộp quẹt. Chưa bao giờ anh em chúng tôi vui mừng ăn cơm canh chua và uống bia, hút thuốc đầy tinh thần Mũ Đỏ sống chết có nhau, tương thân tương ái đến như thế này. Giờ giới nghiêm đã tới. Chủ quán đóng cửa. Đường phố vắng tanh. Anh em chúng tôi lúc này vô gia cư nên đành nằm ngoài sân trước quán mà ngủ.

Ngày 12 (8/4/1975): Trời đã hừng đông, người qua lại thật tấp nập, lộn xộn, ngơ ngác. Loạn lạc có khác. Sáu anh em Nhảy Dù ra đón xe đò về Sài Gòn. Mọi người nhìn chúng tôi với ánh mắt ngạc nhiên, chắc có một chút thán phục và thương hại vì Th. Úy H. luôn miệng nói “chúng tôi về từ mặt trận Khánh Dương và đây là Bác Sĩ Liêm, người về từ cõi chết”. Xe đò dừng lại, phụ xế mời anh em chúng tôi lên xe đang đông nghẹt khách, cho ngồi ghế “súp” vì xe hết chỗ, không tính tiền vì nể lính Nhảy Dù.

Xe về đến Ngã Tư Hàng Xanh thì Quân Cảnh chận lại để xét. Chúng tôi ngồi yên. Quân Cảnh 204 (là Quân Cảnh của Sư Đoàn Nhảy Dù) lên xe và kêu “Ồ! Bác Sĩ Liêm còn sống à! Chào Bác Sĩ, cả Sư Đoàn đều nói Bác Sĩ đã chết. Mời BS và Th.Úy, Tr.Sĩ và 3 anh em đây lên xe Jeep về thẳng Bộ Tư Lệnh. Các nón cối, súng AK, dây nịt, dép râu của địch, tụi tôi xin phép mang về Bộ Tư Lệnh luôn”. Tôi xin phép đi riêng về nhà để tắm rửa, cạo râu và mặc quân phục chỉnh tề, rồi tôi sẽ vào trình diện diện Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng và Trung Tá Bùi Quyền sau. Vừa về đến nhà, chưa kịp hàn huyên với gia đình thì “Két” một cái, xe Jeep của Tiểu Đoàn 5 ND do đích thân Trung Tá Bùi Quyền lái, đến nhà đón tôi về hậu cứ của TĐ là trại Ngô Xuân Soạn ở Tam Hiệp, Biên Hòa, mổ một con bò khao quân và mừng Bác Sĩ Liêm trở về bình an vô sự. Nhảy Dù Cố Gắng.

Mũ Đỏ BS. Nguyễn Thanh Liêm,
Cựu Y Sĩ Trưởng/ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù

Tác Giả & Tác Phẩm Kỳ 3 Nhà văn Điệp Mỹ Linh

Tác Giả & Tác Phẩm Kỳ 3

Nhà văn Điệp Mỹ Linh và Tài Liệu: Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975

Huy Tâm .- Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show
xin gửi lời chào tái ngộ đến toàn thể quý khán thính giả khắp nơi, và kính
chúc mọi người luôn an bình trong cuộc sống đầy biến động ngày nay.
Phạm Tương Như .- Thưa quý vị, chương trình này do Huy Tâm tổng hợp,
biên soạn và thực hiện với sự công tác của Phạm Tương Như, được phát
sóng trực tiếp từ 2 đến 3 giờ chiều, mỗi thứ hai hàng tuần, với sự bảo trợ
của Macusa Media Show.
Kính mong quý vị tiếp tục theo dõi và ủng hộ.
(Nhạc: Lính Mà Em của Anh Thy)
Phạm Tương Như.- Chào anh Huy Tâm, nguyên do gì chương trình của
chúng ta hôm nay lại mở đầu bằng một ca khúc khá rộn ràng, vui tươi như
vậy hở anh Huy Tâm?
Huy Tâm .- Phải, đó là một nhạc phẩm rất nhí nhảnh, dễ thương của người
lính hải quân Anh Thy. Và nguyên do là vì hôm nay chúng ta mời được nhà
văn nữ Điệp Mỹ Linh, người đã có nhiều tác phẩm viết về quân chủng Hải
Quân. Đặc biệt, trong chương trình này chúng ta sẽ cùng chị trao đổi về Bộ
sách Tài liệu lịch sử: Hải Quân VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) Ra Khơi
1975.
Phạm Tương Như .- Và bây giờ thì người phụ nữ khả ái và tài ba của
chúng ta đã có mặt trong phòng thâu âm.

Xin chào nhà văn Điệp Mỹ Linh, mời chị lên tiếng chào quý khán thính giả
của chúng ta.
Điệp Mỹ Linh .- Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý khán thính giả
Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show. Điệp Mỹ
Linh cũng xin trân trọng kính chào nhà truyền thông Huy Tâm và nhà thơ
khả ái Phạm Tương Như.
Huy Tâm .- Xin hân hoan chào đón nhà văn Điệp Mỹ Linh đã góp mặt với
chương trình Tác Giả & Tác Phẩm hôm nay. Cảm ơn chị, dù niên kỷ khá
cao, cũng chẳng ngần ngại đường xá xa xôi, vẫn dành thời gian đến đây trò
chuyện cùng anh em chúng tôi.
Điệp Mỹ Linh .–Thưa anh, đúng ra, Điệp Mỹ Linh phải cảm ơn Chương
trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show cùng Ban Biên Tập đã
tạo điều kiện cho Điệp Mỹ Linh có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với quý vị phụ
trách chương trình Tác Giả & Tác Phẩm và cũng để trình bày cùng quý
đồng hương khắp nơi về vài điều của ngòi bút không chuyên nghiệp này.
Phạm Tương Như .- Thưa chị! Miếng trầu là đầu câu chuyện, ở đây chúng
em chẳng có trầu để mời chị, mong chị bỏ qua. Và phần nghi thức xã giao
đã xong, bây giờ mời chị nói qua về nhân thân, để quý khán giả dễ dàng
theo dõi ạ…
Điệp Mỹ Linh .–Kính thưa quý khán thính giả, kính thưa anh Huy Tâm và
anh Phạm Tương Như, đối với tôi, nói về mình là một điều tôi rất ngại
ngùng. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng trung thực với những gì tôi có thể nhớ
được.
Thưa quý vị, tôi chào đời tại Dalat. Khi tôi còn bé, Ba tôi theo kháng chiến
chống Tây, đem vợ con theo. Ba tôi là Trưởng Ban Văn Nghệ Liên Khu V

trong vùng Việt Minh chiếm đóng. Chỉ một thời gian sau, Ba tôi đưa gia
đình trốn về Dalat.
Tôi học và ở nội trú trường Domaine de Marie, Dalat.
Sau bậc tiểu học, gia đình tôi dời về Nha Trang; tôi theo học trường trung
học Võ Tánh.
Sau khi xong tú tài II, tôi học Luật tại đại học Luật Khoa Saigon và thành
hôn với ông Hồ Quang Minh, sĩ quan khóa 8 Hải Quân Nha Trang.
Huy Tâm -Thưa chị! Theo tin tức mà chúng tôi thu thập được, thì thời học
trung học, chị cũng đã từng là một nghệ sĩ trong ban nhạc ở đài phát thanh
Nha Trang, chị vui lòng nói rõ thêm về giai đoạn này, hầu tìm lại chút dư
hương ngày tháng cũ…
Điệp Mỹ Linh .- Vâng, kính thưa quý vị, giữa thập niên 50, một hôm gia
đình tôi đi xem xi-nê tại rạp Tân Tân, Nha Trang – tôi không nhớ tựa cuốn
phim – do Dean Martin và Jerry Liwis thủ vai chính. Thấy Dean Martin vừa
đàn Accordéon vừa hát vừa nhún nhảy, tôi thích quá, “đòi” Ba tôi cho tôi
học Accordéon.
Ba tôi đưa tôi vào Saigon, đến tiệm đàn Mỹ Tín, đường Hai Bà Trưng, đặt
mua một Accodéon của Ý Đại Lợi – Ba tôi bảo Accordéon sản xuất tại Ý là
tốt nhất – và đặt mua một cuốn sách dạy Accordéon từ Pháp; vì Ba tôi chỉ
biết tiếng Pháp; thế là Ba tôi dạy tôi đàn.
Sau đó, Ba tôi thành lập Ban Ca Nhạc Bình Minh, phụ trách văn nghệ cho
đài phát thanh Nha Trang vào mỗi tối thứ Năm và tối Chủ Nhật, hằng tuần.

Thời điểm này, Ba tôi là Trưởng Ban Kế Toán Khu Công Chánh Nha
Trang. Kỹ sư Nguyễn Văn Thưởng, từ Pháp về, đảm nhận chức vụ Trưởng
Khu Công Chánh miền Nam Trung Nguyên Trung Phần, rất thích chương
trình của Ban Bình Minh trên đài phát thanh Nha Trang, cho nên, ông
Thưởng cho xuất công quỹ mua nhạc cụ để Ba tôi thành lập – và trở thành
Trưởng Ban – Ban Văn Nghệ Khu Công Chánh Nha Trang.
Tôi đàn Accordéon và hát trong ban Bình Minh trên đài phát thanh Nha
Trang và trong Ban Văn Nghệ Khu Công Chánh Nha Trang vào những buổi
văn nghệ trên sân khấu để gây quỹ ủy lạo nạn nhân chiến tranh/nạn nhân
thiên tai.
Phạm Tương Như .- Như thế chị bắt đầu đi vào nghiệp dĩ văn chương từ
lúc nào, và nguyên nhân từ đâu?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, tôi quên thưa với quý vị rằng: Thời gian ở
Nha Trang, Ba tôi cũng viết cho báo Đuốc Thiêng/Tin Sáng/Tia Sáng,
v.v…với bút hiệu Điệp Linh/Điệp Mỹ Linh (do tên của chị em tôi ghép lại),
Nguyễn Văn Ngữ (tên thật của Ba tôi).
Về văn chương, tôi chỉ dám nhận là một ngòi bút “tài tử”. Về nhạc thì tôi
đã… bỏ đàn từ sau khi lập gia đình; vì ông Minh không thích tôi đàn!
Khi biết tôi đã bỏ đàn từ lâu, Ba tôi rất buồn! Nhưng rồi Ba tôi bảo: “Thôi,
Minh không thích con đàn thì thôi, con đừng đàn để giữ hạnh phúc gia
đình. Ba sẽ dạy con viết văn.” Thế là Ba tôi dạy tôi viết văn. Những bài đầu
tiên, tôi dùng tên em tôi, Nguyễn Thị Kiều Lam và Thanh Điệp, tên thật của
tôi. Sau đó, tôi muốn “dựa hơi” Ba tôi, tôi xin Ba tôi cho tôi “mượn” bút
hiệu Điệp Mỹ Linh của Ba tôi để làm bút hiệu của tôi. Ba tôi xỉa ngón tay
trỏ vào trán tôi, cười, mắng yêu, “Cha mày!”

Huy Tâm .- Thưa chị, như thế chị cũng là con nhà nòi rồi. Vậy có chút kỷ
niệm buồn vui nào để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong tâm hồn chị trên hành
trình mấy mươi năm cầm bút chăng?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của tôi
– đã được bộc lộ trong bài phỏng vấn trên nguyệt san Văn Học, do nhà văn
Nguyễn Mộng Giác thực hiện từ thập niên 90 – là: Năm 1972, em ruột của
ông Minh, thiếu úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung, tử trận tại Bình
Long, quàng tại chùa Vĩnh Nghiêm, Saigon. Tôi thương chú Trung như
thương Linh, em ruột của tôi, cho nên, tôi viết một bài, đăng trên Tin
Sáng/Tia Sáng, tôi không nhớ được, ký tên thật, Thanh Điệp! Tôi chỉ nhớ
câu kết luận của bài viết ấy là: “Từ nay, chị sẽ tìm hình bóng em qua nhân
dáng oai hùng của Người Lính Mũ Nâu!”
Vì biết ông Minh không thích tôi viết, cho nên, khi nhận được báo có bài
tôi viết về chú Trung, tôi cắt ra, xếp nhỏ, chờ giờ trưa vắng người thăm
viếng, tôi đem lên chùa Vĩnh Nghiêm, lén mọi người, để bài viết dưới lư
hương, trên quang tài của chú Trung.
Không ngờ, Hà – vợ của chú Trung – thấy hành động của tôi. Khi tôi trở về
nhà để lo cho các con tôi đi học, Hà lấy bài báo dưới lư hương ra, đọc. Đọc
xong, Hà buồn quá, cầm bài báo, đến cầu Công Lý với ý định trầm mình
chết theo chú Trung!
Người quanh cầu Công Lý thấy Hà mặc đồ tang, đang khóc ngất và tìm
cách leo qua cầu Công Lý, vội đến khuyên ngăn và đưa Hà trở lại chùa
Vĩnh Nghiêm.
Ông Minh và gia đình cũng khuyên ngăn Hà. Hà vẫn khóc, trong tay cầm
chặt bài viết của tôi. Không ai hiểu Hà đang cầm vật gì. Bà Nội các cháu

vội gỡ mấy ngón tay của Hà, lấy ra bài báo. Thấy tác giả là Thanh Điệp, cả
gia đình ông Minh đều nổi giận!
Khi tôi trở lại chùa Vĩnh Nghiêm, vừa bước lên mấy bậc cấp, ông Minh từ
bên trong nhà quàng bước ra, xỉa ngón tay thẳng vào tôi – trước nhiều
quang khách đến viếng đám tang của Trung và đám tang người khác – nạt
lớn: “Ai biểu cô viết? Hả? Biểu ‘dẹp’ hoài mà tại sao cứ viết! Viết để làm
gì? May có người cứu, nếu không, vợ thằng Trung chết rồi, biết không?”
Tôi bàng hoàng, chỉ biết im lặng, khóc cho chú Trung và cũng khóc cho
chính tôi!
Phạm Tương Như .- Thế còn kỷ niệm vui là gì vậy, chị?
Điệp Mỹ Linh.- Kỷ niệm vui là, năm 1999, khi tập truyện Tưởng Như Trở
Về của tôi được xuất bản; trong đó, tôi trích vài câu thơ của bài Tiếng Đàn
Đêm Trung Thu, tác giả là Hoàng Việt Sơn – bút hiệu của một bác sĩ Thủy
Quân Lục Chiến – sáng tác năm 1956, để tặng Thanh Điệp/Thúy
Minh/Hoàng Thu, sau khi ông Hoàng Việt Sơn tham dự đêm văn nghệ do
ban Bình Minh trình diễn để ủy lạo binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến, tại căn
cứ Sóng Thần, Nha Trang, do đại tá Nguyễn Bá Liên chỉ huy.
Không ngờ, sau khi đọc bài Tưởng Như Trở Về, vị bác sĩ kiêm nhà thơ
Hoàng Việt Sơn nhận ra Điệp Mỹ Linh là Thanh Điệp rồi liên lạc với tôi.
Tôi rất vui nhưng cũng rất ngại ngùng và dè dặt!
Sau đó vị bác sĩ này dùng bút hiệu Hoàng Vũ Bão, sáng tác tập thơ Nửa
Đời Thương Đau, do nhà xuất bản Hồn Việt của nhà báo Ngọc Hoài
Phương xuất bản để tặng Điệp Mỹ Linh.

Dù rất kém chính tả tiếng Việt, tôi cũng nhận ra chữ “Bão” trong bút hiệu
của vị bác sĩ này phải là dấu hỏi. Tôi góp ý, đề nghị Ông sửa lại thành dấu
hỏi; nhưng vị bác sĩ “ba gai” này xác định rằng: Ông muốn dùng dấu ngã
như là bão tố để thể hiện tinh thần bất khuất của Thủy Quân Lục Chiến: Khi
tấn công là phải chiếm cho được mục tiêu!
Huy Tâm .- Cuối cùng vị bác sĩ ấy có “chiếm được mục tiêu hay không?”
Điệp Mỹ Linh .- Dạ, thưa anh, không! Vì tôi rất thương thân phận phụ nữ!
Không bao giờ tôi nỡ làm khổ một phụ nữ nào cả! (Kính mời quý độc giả
đọc tùy bút Tạ Lỗi Với Người Thơ, trong tập truyện Trăng Lạnh.)
Link:https://www.diepmylinh.com/ta-loi-voi-nguoi-tho
Phạm Tương Như .- Bây giờ, chúng ta trở lại với chủ đề chính hôm nay
nhé! Thưa nhà văn Điệp Mỹ Linh, xin chị cho biết hoàn cảnh nào và
nguyên do gì khiến chị bỏ nhiều công sức để tìm tòi, góp nhặt hầu thực hiện
một bộ sách rất công phu và phải nói thật cũng khá khô khan đối với chúng
ta.
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, thưa anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, như đã thưa, tôi chỉ là một ngòi bút tài tử, vì không chơi đàn
được nữa, cho nên, phải viết để giải tỏa nỗi niềm chứ tôi không thích chính
trị, không có cao vọng để trở thành nhà văn. Vì thế, đối với tôi, viết một
cuốn tài liệu rất nhiêu khê chứ không dễ như viết truyện.
Nhưng, cuối thập niên 70, trong Đại Hội Hội Cựu Quân Nhân VNCH, tại
Houston, có sự hiện diện của cựu trung tướng Vĩnh Lộc – Tham Mưu
Trưởng cuối cùng của Quân Lực VNCH – tôi được mời phát biểu cảm
tưởng về Người Lính VNCH.

Khi tôi trở lại chỗ ngồi, cựu trung tướng Vĩnh Lộc đến gặp tôi, để nghị tôi
nên viết về cuộc di tản của Hải Quân VNCH, 1975.
Tôi đáp :
-Thưa trung tướng, cuộc di tản do Hải Quân VNCH thực hiện là một đề tài
quá lớn; em chỉ là ngòi bút “tài tử”, em ngại em không “kham” nỗi!
Tướng Vĩnh Lộc bảo:
-Madam từng tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp trên sông rạch; madam
thường viết về lính và sông nước/biển khơi; và nhất là madam đã có mặt và
quan sát ngay từ đầu của cuộc di tản vĩ đại của Hải Quân. Tôi nghĩ, không
một ngòi bút nào hội đủ được nhiều yếu tố như madam để viết về cuộc di
tản của Hải Quân VNCH.
Tôi vẫn từ chối. Nhưng, lần nào gặp tôi trung tướng Vĩnh Lộc cũng đều
nhắc tôi về chủ đề của chuyến ra khơi lịch sử, 1975.
Tôi chỉ xác nhận:
-Chuyện Hải Quân, để “mấy ông” Hải Quân lo. Một mình em lo không nổi
đâu, Trung Tướng!
Một hôm, ông Minh và tôi mời tướng Vĩnh Lộc đến nhà chúng tôi dự tiệc
cùng với rất đông bạn hữu của chúng tôi.
Sau khi tiệc tan, mọi người ra về, tướng Vĩnh Lộc ở lại sau cùng để kể cho
ông Minh và tôi nghe về trận chiến khốc liệt tại đồn Pleime khi tướng Vĩnh
Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn II Vùng II Chiến Thuật.

Tôi bị xúc động mạnh! Không hiểu vì những chi tiết hào hùng của quân
VNCH trú đóng trong đồn Pleime hay là vì những nét khắc khổ/đớn đau
trên khuôn mặt cằn cỗi của một vị tướng không còn uy quyền – tướng Vĩnh
Lộc! Tối đó, tôi viết truyện nhắn Người Trở Lại Pleime; hôm sau, tôi liên
lạc với tướng Vĩnh Lộc và xác định rằng: Tôi sẽ thực hiện và hoàn tất tài
liệu về chuyến di tản lịch sử của Hải Quân VNCH.
Huy Tâm.- Xin chị cho biết, mất bao nhiêu thời gian để chị hoàn thành Bộ
sách này và đã được ra đời từ bao giờ.
Điệp Mỹ Linh .- Kính thưa quý vị, thời điểm 1975/1976 tôi phải đi làm 2
việc để phụ với ông Minh nuôi các con tôi ăn học và giúp gia đình của tôi
bên Việt Nam; vì Ba và các em trai của tôi đều bị tù; Má và các em gái của
tôi bị đuổi đi kinh tế mới.
Sĩ quan Hải Quân VNCH di tản đều sống rải rác khắp năm châu. Thời đó
chưa có internet và cell phone. Mọi cuộc phỏng vấn do tôi thực hiện đều
bằng điện thoại hoặc bằng thư, qua bưu điện.
Có vị không đồng ý trả lời qua điện thoại hoặc thư; thế là ông Minh và tôi,
cuối tuần, phải “bay” đến, để tôi lo việc phỏng vấn – có thu âm – và ông
Minh cũng được gặp lại bạn hữu Hải Quân.
Nhưng, khi thấy “bills” điện thoại hoặc tiền vé máy bay, ông Minh lại “cự”
tôi, bảo tôi “lo việc bao đồng”!
Phạm Tương Như.- Quả thật đây cũng là một sự hy sinh đáng ca ngợi.
Điệp Mỹ Linh .- Nhân đây, tôi cũng thành thật biết ơn đại gia đình Hải
Quân VNCH, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Linh – nguyên Tổng Giám Đốc Việt
Tấn Xã và cũng là Chủ Nhiệm bán nguyệt san Ngày Nay – và cố nhà báo

Trọng Kim Trương Trọng Trác, Chủ Bút bán nguyệt san Ngày nay; vì
những vị này đã giúp đỡ và khuyến khích tôi rất nhiều trong thời gian tôi
vừa thực hiện cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 vừa viết bài cho Ngày
Nay.
Huy Tâm.- Như thế, đến năm nào thì hoàn tất tác phẩm sách này, và cuốn
tài liệu này được ra đời như thế nào, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975, được hoàn tất và ra
đời năm 1990; tức là tôi phải mất khoảng 14/15 năm mới hoàn tất được.
Thập niên 80/90, tình trạng báo chí ở hải ngoại phát triễn mạnh/tốt; chỉ có
tệ nạn báo chí “phe ta” chửi “phe mình” thì không ai can nỗi! Vì vậy – dù
năm 1987, tôi đã thành công vượt bực khi ra mắt tập truyện Bước Chân
Non tại Hyatt Regency, tọa lạc tại góc I-10 và hwy 6, Houston – Ba tôi và
tôi cũng quyết định không ra mắt sách nữa; chỉ tổ chức tiệc tại nhà, mời
một số bạn hữu và tặng mỗi vị một cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975.
Phạm Tương Như .-Từ năm 1990, nghĩa là đã hơn ba thập niên rồi, vậy thì
từ đó đến nay đã được tái bản lần nào chưa, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, thưa anh Phạm Tương Như và
anh Huy Tâm, cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 được tác giả tái bản
lần đầu vào năm 2011; lần thứ hai, 2019, Amazon tái bản. Nhưng khi
Amazon gửi bản thảo tái bản cho tôi xem lại, tôi sơ ý, không thấy là
Anazon ghi “tái bản lần thứ I”. Tôi sẽ liên lạc với Amazon để Amazon điều
chỉnh số I thành số II.
Huy Tâm.- Sách báo ngày nay đã lỗi thời
Cứ mười độc giả chín người thôi
Viết lách dường như là nghiệp dĩ

Đeo đẳng theo ta suốt cuộc đời
Thưa quý khán thính giả, khi nền công nghệ internet đã chiếm lĩnh một
không gian rất rộng trong cuộc sống của chúng ta, thì chuyện in ấn sách báo
cầm bằng một cuộc cờ chưa đánh đã thua.
Vậy mà Quyển tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi đã được tái bản
lần thứ hai vào năm 2019, quả là một sự kiện hiếm hoi trên trường văn trận
bút thời nay.
Xin chúc mừng chị.
Điệp Mỹ Linh.– Xin cảm ơn anh Huy Tâm. Bốn câu thơ của anh thật là
thấm thía, diễn đạt được tất cả nỗi niềm của người Việt Nam cầm bút tại
Hải Ngoại.

Hoa Biển – Anh Thy – Nhã Phương

Phạm Tương Như.- Thưa chị, đây là một cuốn sách về tài liệu lịch sử, vậy
xin chị hãy tóm lược nội dung để quý đồng hương biết thêm về những gì
chị muốn trình bày.
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, cuốn tài liệu Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975
gồm có 11 chương, không kể phần Thay Lời Tựa. Sau đây là mục lục:
Chương I
Sơ Lược Lịch Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa
Chương II
Các Vị Tư-Lệnh Hải-Quân
Chương III
Sự Tổ Chức Của Hải-Quân – Về Hành Quân
Chương IV
Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ
Chương V
Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân bằng đường biển.

Chương VI
Những Đột Biến Tại Các Vùng Sông Ngòi
Chương VII
Kế Hoạch Phòng Thủ Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Hải Quân Công Xưởng.
Chương VIII
Chuyến Ra Khơi Bi Hùng
Chương IX
Phỏng Vấn Những Nhân Vật Liên Hệ Đến Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng Của
Hải-Quân V.N.C.H.
Chương X
Những Vị Anh Hùng Hải-Quân V.N.C.H.
Chương XI
Những Dòng Ký Ức
Huy Tâm.-Thưa chị, tài liệu lịch sử là những chứng tích lưu lại cho hậu
thế, và dĩ nhiên không chỉ dành riêng cho một sắc tộc nào.
Vậy chị đã có, hoặc đang dự định chuyển thể Bô sách Hải Quân VNCH Ra
Khơi sang các ngôn ngữ khác, hầu quảng bá rông rãi hơn không, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả cùng anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, ngay từ khi cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi,
1975 chào đời, tôi đã ước mong cuốn tài liệu này được dịch ra ngoại ngữ;
nhưng, con tôi – từ bé học nội trú trường Regina Pacis và Notre Dame des
Missions – cho nên không biết tiếng Việt nhiều.
Tháng 9 ngày 11 năm 2001, Hoa Kỳ bị không tặc xâm phạm nặng nề tại
New York, tôi đang du lịch tại Nga. Thấy trên TV tòa Tháp Đôi phừng
phực lửa, tôi xúc động nhiều, viết ngay tại phi trường Frankfurt Tùy Bút Tạ
Ơn Mảnh Đất Này.

Sau khi bài Tạ Ơn Mảnh Đất Này được phổ biến trên nhiều báo Việt ngữ,
ông  Merle L. Pribbenow đọc được, dịch sang tiếng Anh, chuyển đến báo
Ngày Nay, nhờ ông Nguyễn Ngọc Linh đăng và chuyển cho Điệp Mỹ Linh.
Đọc bài dịch, các con tôi và tôi đều thích và tôi ngõ ý muốn nhờ ông
Pribbenow dịch cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975, có thù lao.
Nhưng, ông Minh không đồng ý.
Sau khi ông Minh qua đời, tôi liên lạc lại với ông Pribbenow thì ông
Pribbenow emailed hồi đáp bằng tiếng Việt rằng: “Rất tiếc, tôi già rồi và vợ
tôi đang bị bệnh hiểm nghèo, tôi phải lo cho vợ tôi!”
Gần đây tôi cũng liên lạc vài nơi để tìm người dịch, nhưng, tôi hiểu, cuốn
Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 gồm nhiều danh từ/động từ “riêng” của
Hải Quân, rất khó dịch
Phạm Tương Như.- Thưa chị, cho đến thời điểm này, tháng 6/2022, tổng
số các tác phẩm chị đã xuất bản là bao nhiêu quyển và chị có đang chuẩn bị
thêm đứa con tinh thần nào nữa để ra mắt đồng hương chăng?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, tổng số tác phẩm của ĐML đã xuất bản là 12
tác phẩm. Hiện tại, nhà xuất bản Nhân Ảnh – thành viên của Amazon –
đang lo bìa để xuất bản 2 tác phẩm kế tiếp của Điệp Mỹ Linh là Quốc Ca
Mới Của Đảng và Tự Truyện Của Tím.
Huy Tâm.- Khi tác phẩm mới được hoàn tất, chị có sẵn lòng cho phép
chương trình Tác Giả & Tác Phẩm được giới thiệu cùng quý độc giả khắp
nơi chăng?

Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, tôi rất cảm ơn nhã ý của anh Huy Tâm cùng chương trình Tác
Giả &Tác Phẩm của Macusa Media show. Việc làm của quý vị vô cùng ý
nghĩa, đã góp công gìn giữ và quảng bá tiếng Việt nơi đất khách, và đặc
biệt giúp giới thiệu những sáng tác mới đến với độc giả.
Phạm Tương Như.- Thưa chị và thưa quý khán giả! Chương trình này
được sự bảo trợ của Macusa Media Show là môi trường để chúng em, anh
Huy Tâm, có cơ hội đóng góp bàn tay nhỏ bé hầu chuyển tải những nỗi
niềm, những điều tâm huyết của người đi trước đến với các thế hệ trẻ trong
mai hậu.
Điệp Mỹ Linh.- Xin ngưỡng phục về việc làm của quý vị và cầu chúc
Macusa Media Show mãi mãi phát triển, quý anh chị luôn được dồi dào sức
khỏe để tiếp tục hành trình cao đẹp này.
Huy Tâm.- Thời lượng của chúng ta cũng sắp hết, mời nhà văn Điệp Mỹ
Linh gửi lời chào tạm biệt đến quý khán giả trước khi rời phòng thu âm.
Điệp Mỹ Linh.– Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý khán thính giả
cùng anh Huy Tâm và anh Phạm Tương Như.
Phạm Tương Như.- Phạm Tương Như cũng xin chào tạm biệt nhà văn
Điệp Mỹ Linh, chào tạm biệt quý khán giả, và hẹn tái ngộ trong chương
trình kỳ sau,
Huy Tâm.- Món quà tạm biệt trong chương trình hôm nay là ca khúc Nỗi
Nhớ Mênh Mông, nhạc và lời Dương Thượng Trúc qua giọng hát Quang
Minh, sẽ thay lời chúc sức khỏe của toàn thể nhân viên Macusa cùng BBT
Chương trình TG&TP gửi đến quý vị và hẹn tái ngộ trong chương trình kỳ
sau, cũng vào ngày giờ thường lệ.

Trân trọng kính chào.

Phim ‘VIETNAM! VIETNAM!

Đây là bộ phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.

Phim VietNam! VietNam! này gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973). “Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.” Vì một lý do thầm kín nào đó mà phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube.

  • Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên “Vietnam! Vietnam” được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
  • Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.
  • Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.
  • Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim “Việt Nam! Việt Nam!” Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.
  • Phim cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.
  • Cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đánh đập và tra tấn khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xử tử tế.
  • Cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng, mà nói xin lỗi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẻ gì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam.
  • Cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
  • Trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ”Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bởi vì tụi bây không biết gì về Cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hưởng một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn Cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa”. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.
  • Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?
  • Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ”Liệu chúng ta có thể vẽ một lằn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt”, khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.
  • Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ”Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngừng nổ”.
  • Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giữa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lỡ nói xa lầy rồi… Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.
  • Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phũ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
  • Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan ” …. Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and coming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation’s Viet Nam borned .”
  • Tạm dịch : “…. Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”
  • Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!

Tập1: Vietnam!Vietnam! part1

Tập 2: Vietnam!Vietnam! part2

Tập 3: Vietnam! Vietnam! Part 3 

Tập 4: Vietnam!Vietnam! part 4

Tập 5:  Vietnam!Vietnam! part5

Tập 6: Vietnam!Vietnam! Part 6

Tập 7: Vietnam!Vietnam! Part 7 

Tập 8: Vietnam!Vietnam! part 8 

Đồng Đội Chúng Ta – Đọc xong chuyển đi giùm!

Xin cố gắng chuyển đi làm phước. 

Chúng tôi có tìm thấy một hài cốt của một người lính đã chết trận tại Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa có thẻ bài ghi rõ:

Họ Tên: NGUYỄN VĨNH LÂN 

Số Quân: 681137969, loại máu O+.

Nếu ai là thân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T 0935.899.347 gặp Ni Sư Thông Mẫn. Nhờ quí vị chuyển thông tin này đến những người mình quen biết, may ra chúng ta có thể tìm được thân nhân của người quá cố được đoàn tụ với gia đình.

Đây là việc làm nhân đạo, xin chuyển tiếp.                  

Xin cám ơn.
 Đọc xong xin chuyển đi giùm vì đây là làm ơn làm phước.

Tạp ghi “Cộng Sản Việt Nam “Ngậm Bồ Hòn”

Việt cộng “con”, được thành phần tập kết ra Bắc “cài” lại – hoặc “cấy giống” trong người đàn bà miền Nam – để trở thành bọn khủng bố miền Nam Việt Nam.

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gần đây, những biến động kinh hoàng, những cuộc thảm sát đầy man rợ và những cái chết tức tưởi xảy ra liên tục trên toàn nước Mỹ khơi dậy trong hồn tôi nỗi hãi hùng do Việt cộng – danh từ người miền Nam dùng để gọi tắt bốn chữ Việt Minh, cộng sản – gây ra tại miền Nam Việt Nam, sau hiệp định chia đôi nước Việt, ngày 20/7/1954!
Thời điểm đất nước chia đôi, tôi còn bé, chưa hiểu biết nhiều, chỉ thích đàn, hát. Mỗi khi bưng nước trà mời các Chú, Bác – bạn của Ba tôi, thường đến nhà bàn chuyện chính trị, thời sự với Ba tôi vào mỗi tối – tôi thường lắng nghe. Ba tôi viết cho báo Đuốc Thiên, Tin Sáng, Tia Sáng và mua báo hằng ngày (gọi là nhật trình); sau khi Ba tôi đọc xong, tôi đọc.
Nhờ thích văn chương, chữ nghĩa, tính tò mò, nghe lén, đọc báo “ké” và cũng nhờ được Ba tôi giải thích cặn kẻ, tôi hiểu rằng: Hậu quả do hành động khủng bố của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam tạo nên cũng không khác chi những tan thương, thảm khốc, điêu tàn và đổ nát toàn diện do Việt Minh – tiền thân của csVN – thực hiện mà tôi đã thấy trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây; vì khủng bố là chính sách của csVN!
Nhiều chi tiết trong thời Ba tôi theo kháng chiến chống Tây tôi đã viết rồi; xin miễn lập lại. Tôi chỉ xin trích hai câu hát biểu lộ được tất cả tinh thần, chủ tâm và hành động của Việt Minh trong ca khúc Đường Về Quê, được Phạm Duy sáng tác vào thời Ông theo kháng chống Tây, để độc giả có thể nhận ra thảm trạng của hai chiến dịch “Tiêu thổ kháng chiến” và “Bần cùng hóa nhân dân” do Việt Minh chủ xướng và triệt để thực hành trong “vùng giải phóng” (chữ của Việt Minh) như thế nào:
“… Lúc phá hết phố phường biệt ly đời gấm hoa
Người vui đời áo nâu quên hết u sầu!..”
Sau khi nhận ra Việt Minh chỉ là những thành phần dốt nát, rất “say” máu, chỉ cuồng điên tìm công danh bằng bạo lực, Ba tôi từ bỏ kháng chiến, đưa gia đình trốn về Nha Trang.
Sống tại Nha Trang được một thời gian, tôi lại thấy/biết nhiều cuộc khủng bố rùng rợn xảy ra tại Nha Trang và các vùng phụ cận. Ba tôi giải thích chính Việt cộng thực hiện những cuộc khủng bố đó. Báo chí giải thích rằng: Việt cộng là “sản phẩm” của thành phần tập kết ra Bắc “cài” lại. Những người tập kết cũng lưu lại rất nhiều “hạc giống đỏ” trong người của nhiều thiếu nữ và thiếu phụ miền Nam.
Chỉ sau hơn 10 năm, những “hạc giống đỏ” trở thành không biết bao nhiêu “anh hùng nhí”, “anh hùng gái” và Việt cộng “con”, tham gia rất đắc lực vào công cuộc phá hoại miền Nam.
Sự phá hoại thông dụng nhất vào thời đó là: Đắp mô, đặt mìn tại các khúc quanh trên đèo Cả và đèo Rù Rì (phía Bắc Nha Trang) và Suối Dầu, Diên Khánh, Cam Lâm (phía Nam Nha Trang) để xe đò đụng phải, mìn nổ, gây thương vong; thảy lựu đạn vào những chốn đông người như chợ, những nơi trình diễn văn nghệ và những buổi biểu tình tại Ty Thông Tin; thảy lưu đạn vào cửa rạp xi-nê lúc hết phim, mọi người vừa ra khỏi rạp, v.v.
Thời điểm 1954, Mỹ chưa hiện diện tại miền Nam Việt Nam; do đó, mọi di chuyển – cả dân sự lẫn quân sự – đều bằng xe đò hoặc xe lửa. Không biết Việt cộng đã cưỡng bức bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ trên những chuyến xe đò hoặc xe lửa đi theo Việt cộng; nhưng số quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trên các chuyến xe lửa, xe đò bị Việt cộng giết thì không ai có thể ghi nhận được!
Sau khi quá nhiều quân nhân mặc quân phục khi di chuyển bằng xe đò, xe lửa bị Việt cộng sát hại, tất cả quân nhân được chỉ thị: Mặc đồ dân sự khi di chuyển, quân phục giấu kỷ trong hành lý.
Thế là Việt cộng dùng chiến thuật tinh vi hơn: Chọn những địa điểm hẻo lánh, chận xe đò, xe lửa lại, bắt đàn ông xuống xe. Trong khi mọi người đều hoang mang, lo sợ, bất ngờ một tiếng hô “nghiêm!” vang lên thật lớn. Phản xạ tự nhiên của quân nhân, ai là lính đều đứng thẳng, cụp hai chân, ưởn ngực, mặt ngẩn cao; thế là Việt cộng nhận ra, “lùa” những người này vào rừng; có khi Việt cộng bắn hoặc dùng mã tấu, chặt đầu những quân nhân mặc đồ dân sự này, ngay tại chỗ!
Trên đây chỉ là những khủng bố Việt cộng thực hiện tại Nha Trang – quê Nội của tôi, nên tôi nhớ rõ – những khủng bố các nơi khác tôi không nhớ được.
Ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam –30/4/1975 – Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) bị csVN “đá” khỏi tổ chức “liên minh chính trị” của csVN liền!
Kể từ khi MTDTGPMN không còn nữa, mọi cuộc khủng bố, giết hại dân lành do Việt cộng gây ra trước kia, đều được csVN “trút” hết cho MTDTGPMN bằng những bài tuyên truyền trên radio, báo chí, TV, internet, v.v… Chủ tâm của csVN là muốn thế hệ trẻ Việt Nam nhầm, tưởng rằng MTDTGPMN chính là Việt cộng – chuyên khủng bố, giết hại dân lành – chứ không phải csVN đã thực hiện những hành động tàn ác, hèn hạ đó!
Từ ngày ông Hồ Chí Minh thành lập đảng csVN cho đến nay, không ai có thể ghi nhận được người csVN đã thực hiện bao nhiêu tội ác đối với toàn thể dân tộc Việt Nam; rồi cũng chính người csVN cho thuộc cấp xóa lịch sử để chạy tội đối với Tổ Quốc và các thế hệ trẻ!
Vì lịch sử không còn trung thực, sau này, các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ nghĩ rằng người csVN – kẻ từng tịch thu tài sản, ruộng đất của Ông Bà, Cha Mẹ; giết chết hoặc nhốt tù Cha, anh và em trai rồi đuổi Mẹ và chị em gái của chúng ta đi kinh tế mới sống đời du mục – là anh hùng!
Bằng cớ csVN bôi xóa lịch sử là: (1) Tại Việt Nam, csVN cấm đề cập đến danh từ “Việt cộng”. (2) Năm 1968, csVN xâm phạm Hiệp Định ngưng bắn, thảm sát khoảng sáu ngàn người dân ở Huế; thế mà csVN viết trên Wikipidia rằng “toàn dân vùng dậy”!
CsVN cũng xâm phạm Hiệp Định đình chiến năm 1972, đưa đến “hòa đàm Ba-Lê!” và Mỹ rút quân khỏi miền Nam, ngày 27/1/1973; chấm dứt mọi viện trợ, cả khí giới, quân trang, quân dụng cho miền Nam Việt Nam!
Sau hai lần csVN xâm phạm Hiệp Định ngưng chiến, rồi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Quân Lực VNCH còn lại gì để chống trả những cuộc cường tập quy mô của csVN tại biên giới Việt Miên Lào và dọc Duyên Hải?
Chính thời điểm Quân Lực VNCH – trong tình trạng thiếu thốn đạn dược và quân dụng một cách trầm trọng – phải dốc toàn lực để chống trả các cuộc cường tập rất khốc liệt của csVN thì Trung cộng tấn công, chiếm Hoàng Sa – của VNCH!
Dù chiếm được Hoàng Sa, Trung cộng cũng phải trả bằng một giá rất đắt; vì sự phản công dũng mãnh của Hải Quân VNCH trong trận hải chiến ngày 19/01/1974, mà lực lượng hai bên rất chênh lệch!
Từ khi chiếm được Hoàng Sa cho đến nay, 2022, Trung cộng xây đảo nhân tạo và phi trường tại Hoàng Sa để mở rộng bờ cõi; csVN vẫn im lặng!
Ngược lại, ngày 09/6/2022, lúc 6:37am, trên The New York Times, tác giả Austin Ramsy viết: “Chinese Pilots Sent a Message. American Allies Said They Went Too Far.”
Úc Đại Lợi và Canada đã lên tiếng về hành động khiêu khích của phi công Trung cộng đối với phi công Canada và phi công Úc Đại Lợi, như sau: “… Australian and Canadian officials said the Chinese pilots actions last month went well beyond the norm.”
“The Australian military said one of its P-8 aircraft was carrying out routine maritime surveillance in the South China Sea when a Chinese J-16 fighter intercepted it and carried out a ‘maneuver which posed a safety threat.’”
“Richard Marles, Australia’s defense minister, told reporters that the Chinese plane fired flares, then cut in front of the aircraft. It released chaff, which contains metal used to throw off missiles, some of which was caught in the engine.”
“…Canada said its CP-140 Aurora patrol craft had several troubling encounters with Chinese jets in international airspace while supporting the enforcement of United Nations sanctions imposed on North Korea.” 

Linh: https://www.nytimes.com/2022/06/09/world/asia/china-military-united-states-australia-canada.html

So sánh thái độ của Canada, Úc Đại Lợi và csVN đối với Trung cộng về vấn đề “va chạm” tại Biển Đông, tôi nhận ra rằng csVN rất sợ Trung cộng, không dám tỏ thái độ, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. CsVN âm thầm dâng Hoàng Sa cho Trung cộng như một hình thức trả ơn, đền nghĩa; vì nhờ Trung cộng đã giúp csVN đuổi Mỹ!

Để đuổi được Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, ngoài việc dâng Hoàng Sa cho Trung cộng, csVN còn phải – theo BBC ngày 21/04/2022 cập nhật ngày 28/04/2022 – trả bằng mạng sống của 1.1 triệu bộ đội “ông Hồ”, chưa kể thường dân và “đồng chí nhí”, “đồng chí gái”; Hoa Kỳ mất khoảng gần 60 ngàn quân; VNCH thiệt hại 254.257 quân và không biết bao nhiêu thường dân… thì có đáng hay không, hỡi người csVN?
Link: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61175313
Thế mà csVN lại đổ tội cho VNCH “làm mất?” Hoàng Sa!
20 năm dưới chính thể VNCH, với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung cộng có dám tiến chiếm đảo nào của VNCH hay không?
Bây giờ – ngày 10/06/2022 – VOA loan tin: “Căn cứ hải quân Ream (của Cao Miên – ghi chú của ĐML) mà quân đội Trung Quốc sẽ được sử dụng một phần, cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chưa đầy 30km”
Hậu quả của việc csVN đuổi Mỹ để “bợ” Trung cộng, đưa Trung cộng sát vào bờ cõi nước Việt Nam – cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chưa đầy 30km – cả thế giới đều biết và thấy!
Thế mà người csVN vẫn liên tục nhục mạ Mỹ là “bọn xâm lược”, “bọn sen đầm quốc tế”; người Lính miền Nam Việt Nam và chúng tôi là lính đánh thuê, là “ngụy”.

Để nhận ra mặt thật của csVN, kính mời độc giả đọc vài đoạn trích dẫn sau đây, trên BBC, cùng bảng tin, cùng ngày và Link đã dẫn bên trên, để biết có bao nhiêu quân Trung cộng tham chiến và ai mới đích thực bắn rơi nhiều phi cơ Hoa Kỳ trong cuộc chiến từ 1954-1975: “Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Kho, cán bộ về hưu thuộc lực lượng phòng không Trung quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.”

“Bài báo mô tả từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, tổng cộng có khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lượng phòng không Trung Quốc sang viện trợ Việt Nam chống Mỹ.”

“Trong khoảng thời gian 3 năm 7 tháng, họ đã tác chiến 558 lần, bắn rơi 597 máy bay và bắn trúng 479 máy bay Mỹ…”

“…Trung quốc viện trợ cho Việt Nam khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ…Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lương phòng không Trung quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ…”

Gần đây nhất, Nga xâm lăng Ukraine, cả thế giới đều hướng về và yểm trợ Ukraine thì thái độ của csVN được Lê Mạnh Hùng ghi nhận một cách tóm lược, BBC loan báo ngày 12/04/22 như thế này:

Lần đầu tiên: lên án cuộc xâm lược, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai: yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba: ngày 07/04, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Ngay sau đó Nga cũng nói tự bỏ Hội đồng này, coi nó chẳng là cái gì.
Điều đáng chú ý là trong cả ba lần Việt Nam đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc.
Từ những chi tiết và nguồn tin chính xác – đã dẫn chứng trong bài này – ai cũng có thể thấy được lòng trung thành tuyệt đối của người csVN dành choTrung cộng.

Người csVN trung thành với Trung cộng, đó là quyền của người csVN. Nhưng, nếu biết tự trong, người csVN không nên tiếp tục chỉ thị thuộc cấp dùng những danh từ và động từ hạ cấp để thóa mạ VNCH và Hoa Kỳ nữa – dù dưới bất cứ hình thức nào!

Tôi nghĩ sao, viết vậy. Nhưng, tôi chợt nhớ có lần Ba tôi đã dạy tôi: “Cộng sản Việt Nam làm gì có lòng tự trọng mà mong, con!”

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com

NHỮNG BÀI VIẾT MỚI CỦA ĐIỆP MỸ LINH:

 ĐẠI-TÁ DƯƠNG QUANG TIẾP

Tôi ra Vùng I đảm-trách Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt vào ngày 26-9-1973, sau khi Đại-Tá Dương Quang Tiếp đã rời chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia ở Vùng này rồi.

        Nhưng, Đại-Tá Tiếp, bây giờ là Thanh-Tra Cảnh-Sát Dã-Chiến tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, đã gửi thư ra thăm tôi, và mách tôi một số người tốt, kẻ xấu, gọi là để giúp tôi trong công-vụ tại hoạt-vực mới này

Chừng hai tuần sau thì Đại-Tá Tiếp từ Sài-Gòn ra thanh-tra Cảnh-Sát Dã-Chiến ngoài này.

        Nguyên Thiếu-Tá Dương Quang Tiếp là Trưởng Ty CSQG Tỉnh Pleiku, rồi Trưởng Ty CSQG Tỉnh Lâm-Đồng, thuộc Vùng II, thời-gian tôi cầm-nắm Ngành Đặc-Cảnh Vùng II Chiến-Thuật. Sau đó anh làm Trưởng-Ty (Chỉ-Huy-Trưởng) CSQG Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế, rồi thăng cấp dần và lên làm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng I, trụ-sở tại Đà-Nẵng. 

        Vì là chỗ quen thân nhau từ trước, vả lại ĐT Tiếp nghỉ lại tại nhà của Đại-Tá Lê Quang Nhơn, Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, nên sáng hôm sau tôi mời cả hai ĐT Tiếp và Nhơn đi ăn điểm-tâm.

Đại-Tá Nhơn hỏi làm sao mà Tiếp và tôi quen nhau.

Tiếp nói:

        – Nhuận làm với “moa” từ trong Vùng II.

Tôi thấy buồn cười, vì trong Vùng II thì Tiếp là một thiếu-tá Trưởng Ty CSQG, cấp Tỉnh, còn tôi thì là phụ-tá Giám-Đốc chuyên-trách Đặc-Cảnh cấp Vùng.

Khi anh từ Ty CSQG Lâm-Đồng về Nha trình-diện Trung-Tá (về sau là Đại-Tá) Giám-Đốc Cao Văn Khanh (lúc Khanh mới đến nhậm chức Giám-Đốc Nha CSQG Vùng II) anh đã nhờ tôi “nói giúp với Khanh một tiếng”, vì:

– “Moa” chưa quen tên này.

Tiếp tỏ ra vẻ biết rành tình-hình Miền Trung, và muốn giúp tôi vượt qua khó-khăn lúc đầu.  

Anh nói:

– Lúc “moa” mới ra Vùng này, có hai tên “cố đạo” đến nói với “moa” là phải đến thăm ra mắt các Cha Xứ lãnh-đạo Thiên-Chúa-Giáo ở đây, có thế thì đường công+danh mới được vẹn-toàn.  “Moa” nói “con c.!” và đuổi chúng đi tức thì.

Tôi lại ngỡ-ngàng, vì Tiếp đề-cập đến các tu-sĩ ấy của một tôn-giáo mà Nhơn là một tín-đồ.

NHƯNG tôi không ngạc-nhiên lâu, vì Tiếp là một mẫu người đặc-biệt, không riêng ở trong mà cả ở ngoài Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Tiếp được biệt-phái từ Quân-Lực qua Cảnh-Lực từ hồi còn là sĩ-quan cấp úy.

Anh quen, và thân rất nhiều sĩ-quan chỉ-huy bên phía nhà-binh, nên đã có thời anh là nhân-vật quan-trọng số một của phía Cảnh-Sát trong các biến-cố chính-trị và quân-sự tại Thủ-Đô Sài-Gòn.

Có lần Tổng-Nha bị lính bao vây, anh ra chỉ mặt các viên chỉ-huy bên ngoài, “đ.m.!” bảo rút hết đi.  Họ rút; và vì âm-mưu của phe đảo-chính bất-thành, nên anh được thăng một lon.

        Lần khác, Tổng-Nha bị đánh, anh ra nhận-diện bạn-bè, xong “đ.m.!” bảo lính bên trong mở cổng cho lính bên ngoài tiến vào.  Kết-quả, vì phe cầm đầu của nhóm tấn-công thành-công, nên anh được thăng một lon…

SAU trận Pleime ở Tỉnh Pleiku, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng II Chiến-Thuật, là Thiếu (về sau là Trung-) Tướng Vĩnh Lộc, có tổ-chức một buổi thuyết-trình về “Chiến-Thắng Pleime”.

Tôi từ Ban Mê-Thuột lên dự (dạo đó Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật còn đóng trụ-sở tại BMT) và được Trưởng-Ty Dương Quang Tiếp hướng-dẫn đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn.

Thiếu-Tá Tiếp mặc một áo jacket nhà-binh, không mang cấp-hiệu, bên trong là một sơ-mi thường-dân; đội một mũ vải lưỡi trai nhà-binh có gắn một hoa mai bạc; mặc quần xanh+đen thường-dân, và đi đôi giép da nâu.

Anh chở tôi đi vòng-vo nên đến khá trễ.

Hai viên Quân-Cảnh gác hai bên cửa đứng nghiêm chào anh, vén màn cho hai chúng tôi bước vào hội-đường.

Anh kéo tôi ngồi vào chỗ ghế trống ở hàng gần cuối, và vẫn đội mũ trên đầu.

MỘT lát thì Tướng Lộc kết-thúc phần chính của buổi thuyết-trình.

        Ông nói:

        – Ai muốn biết thêm điều gì thì hỏi, tôi sẽ trả lời.

Chưa nghe có ai nói gì thì Tiếp đứng dậy, giơ tay:

        – Thưa thiếu-tướng, Pleime là do Mỹ đánh, chứ ta có tài-giỏi gì mà khoe “chiến-thắng Pleime”?

Tôi cảm thấy như một gáo nước lạnh dội vào xương sống mọi người.

       Hội-đường sững-sờ, ai nấy quay nhìn về anh.

       Tướng Lộc nói với các sĩ-quan ngồi hàng ghế đầu:

        – Bảo viên thiếu-tá gì đó, đợi lúc họp xong hãy lên văn-phòng trình-diện tôi.

        Tiếp liền kéo tôi đứng dậy, nói lớn:

        – “Con c.!”  Thằng này “moa” đã từng tát tai rồi đó!  Mình về, ông Phụ-Tá!

        Tiếp dẫn tôi ra.

        Hai viên Quân-Cảnh lại đứng nghiêm chào.

Tôi thật không ngờ có thể có một sự-việc như thế xảy ra, cho chính mắt tôi, tai tôi.

        VỀ sau, trước khi lên đường ra Miền Trung, làm Trưởng Ty (Chỉ-Huy Trưởng) CSQG Thừa-Thiên/Huế, Tiếp đã tâm-sự với tôi:

        – Chuyến này ra Huế “moa” phải lấy một con-vợ người Huế để cho biết mùi gái Huế thế nào!

Riêng về vụ này, anh đã dan-díu với một nữ-nhân-viên gốc Huế trẻ đẹp tại Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng này.

NÓI chung, tôi không biết chắc là Đại-Tá Dương Quang Tiếp nói đúng hay sai [về những người tốt, kẻ xấu], mặc dù là để giúp tôi lúc tôi mới về Miền Trung; vì có những điều anh đã cường-điệu với tôi, ngay cả về tôi.

Anh quả là sự kết-hợp của cả cái thật lẫn cái dối.

Mà cái thật ấy lại rất khó tin, trong lúc cái dối lại dễ được người tin hơn.

Cho nên tôi không thể nào tin được hết thảy những gì Đại-Tá Tiếp viết trong thư mách nước cho tôi…

LÊ XUÂN NHUẬN

Cảnh-Sát-Hóa

Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng 
gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên 

Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng  gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhân dịp 30 tháng 4

Phạm Thị Kim Hoàng

Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhân dịp 30 tháng Tư 2010: “Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010. Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô, cựu Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng: “Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết”. Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá. Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi.Cám ơn cô.*** Tiếc, Thương, Cảm Phục, Yêu Kính…Tưởng Niệm Những Anh Hùng trọng Tiết Tháo Chiến Sĩ…Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng.
Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y, và hồn nương bóng quốc kỳNàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em mịt mù sau đám khói tên.Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.Không sao dấu đôi lệ hiền….(Chinh phụ ca – Phạm Duy) Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”. Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào. Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ.

Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử. Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau: – “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi: – “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”. Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?” Lại có người nghiêm khắc trách tôi:- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?” Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói.
Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4.
Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam, Hưng đã hoàn tất.”Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn dò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào.
 Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định: – “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”. Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai?

Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng. Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu.Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này. Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền.

Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục.Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”. Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”. Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”. Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”. 6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng,hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa.Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt. 7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”. Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:- “Em phải sống ở lại nuôi con”. Tôi hoảng hốt:- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?” Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?” Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”. Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”. Tôi phát run lên hỏi:- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?” Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”. Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:- “Vâng, em xin nghe lời mình”. Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?” Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”. Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”. Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống. Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”. Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:- “Nghĩa trở lại với tôi”. Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?” Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!” Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!” Tôi bảo Giêng:- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào cũng phải ngăn chận Việt Cộng”.Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi. Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:- “Alô, Alô, ai đây?”- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?” Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi: – “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây: – “Ông đang điều động quân ngoài kia”. – “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”. Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng: – “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”. Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”- “Cẩn vui lòng chờ chút”. Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định: – “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?” Cẩn đáp thật nhanh: – “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!” – “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.- “Dạ, cám ơn chị”. Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi? Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện. 11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:- “Alô, chị Hưng!” Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:- “Thưa Thiếu Tướng…” Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”. Tôi vẫn nức nở:- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”. Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.- “Còn mấy chú đâu hết?”- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp, chúng nó sẽ không để yên”.- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ ThiếuTướng chịu đầu hàng thật sao?” Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên: – “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”. Người chép miệng thở dài:- “Thôi chị Hưng ơi”. Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”. Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”. Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế. Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam. 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện: – Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ. Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên. Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại. Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?. Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc. 
Phạm Thị Kim Hoàng