Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ?

Posted on 

BÀI TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN TRẺ QUÁCH VI Ở LOS ANGELES

VỀ QLVNCH, Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân

PHẠM PHONG DINH.
Nhà văn TRẦN VIỆT HẢI ở Los Angeles đã nhận được thư hỏi của bạn Quách Vi ở thành phố Los Angeles và đã chuyển thư đó đến cho chúng tôi. Những câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi thật thú vị, hay và lạ, phản ảnh sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam ngày nay đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thú vị bởi các bạn trẻ đa số theo cha mẹ di tản sang Mỹ từ thuở còn rất nhỏ, hoặc sinh ra và lớn lên trên xứ người, nhưng các bạn vẫn tìm kiếm những sự thật về cội nguồn của mình, trong đó có những Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từng một thời anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc, mà chắc rằng gia đình, ông bà, cha mẹ của các bạn trẻ đã thụ nhận công lao và ân nghĩa máu xương ấy của các anh. Sự hiện hữu của gần ba triệu người Việt, trong đó có thành phần thế hệ trẻ Việt Nam trên những đất nước tự do toàn thế giới : Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Nhật,… sau ba mươi mốt năm không phải là một sự đương nhiên, mà chính là do sự tận lực chiến đấu đến tận ngày cuối cùng là ngày 30.4.1975 của Những Ngưới Lính QLVNCH, ngăn chận bước tiến của giặc cộng, để cho hàng trăm ngàn người di tản có được những khoảng thời gian tối thiểu an toàn ra đi. Hayï là vì bạn trẻ đã có lẽ tự tìm hiểu được nhiều danh xưng của những đơn vị chiến đấu của QLVNCH. Lạ là do bạn trẻ đã hỏi chúng tôi làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa các binh chủng. Đó là những câu hỏi lần đầu tiên chúng tôi rất sung sướng được nghe và được hỏi, vì bạn Quách Vi đã cho chúng tôi một cơ hội để đem hình ảnh Người Lính QLVNCH đến gần các bạn trẻ hơn. Xin cám ơn bạn rất nhiều.
Bạn trẻ Quách Vi đặt cho chúng tôi ba câu hỏi như sau, mà chúng tôi mạo muội xin các bậc đàn anh trong quân đội cho phép được giải đáp một cách tổng quát :1./ Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ? Vai trò của họ có trùng hợp hay không ? Nếu trùng hợp tại sao lại phân chia ra như vậy ?
2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ? Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau ?
3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng Dù thì hai đơn vị này có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân, chiến thuật tác chiến, có đúng không ?Xin được lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi như sau.1./ Vai trò của ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân không có sự trùng hợp, bởi sự phân nhiệm chiến đấu từ lúc khởi đầu các binh chủng này được hình thành. Mỗi binh chủng thực hiện phần trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Miền Bắc, đáp ứng với sự biến chuyển của từng thời kỳ.

Huy Hiệu Binh chủng Nhảy Dù


Binh chủng Nhảy Dù
 : Là một trong những lực lượng chính qui của QLVNCH được thành lập sớm nhất, gắn liền với lịch sử hình thành cùa QLVNCH , là binh chủng anh cả của toàn quân đội. Đơn vị Nhảy Dù Việt Nam được thành lập đầu tiên chính là Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương, vào ngày 1.1.1948, chiến đấu dưới sự điều động của quân đội Pháp tại Việt Nam. Những Đại Đội Dù khác tiếp theo được thành lập. Ba năm sau, các Đại Đội Nhảy Dù Việt Nam được nâng lên cấp tiểu đoàn. Các Tiểu đoàn Dù VN hoạt động như là những đơn vị tổng trừ bị, sẵn sàng ứng chiến và phản ứng nhanh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, có mặt trong thời gian sớm nhất ở bất cứ mặt trận nào, với nhiệm vụ giải tỏa áp lực địch lên quân bạn, giải quyết cán cân chiến trường. Ở thời điểm đó, quân đội Pháp hãy còn dùng chiến thuật nhảy dù từ trên không xuống để tràn ngập trận địa và thanh toán nhanh chiến trường.

TD11NDSau khi đất nước bị phân đôi từ ngày 20.7.1954, thì gần như toàn bộ các lực lượng quân đội Việt Nam đều di chuyển vào Miền Nam. Ngày 1.5.1955, Liên Đoàn Nhảy Dù được thành lập. Mười năm sau, ngày 1.12.1965, chương sử mới của binh chủng Nhảy Dù được mở ra với buổi lễ xuất quân hùng hậu của Sư Đoàn Nhảy Dù với thành phần gồm 3 lữ đoàn bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Với chiều dầy kinh nghiệm chiến đấu trên mọi chiến trường lớn và khốc liệt từ Bắc vào Nam, với những thành tích lừng lẫy, binh chủng Nhảy Dù vẫn luôn được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tin tưởng trong vai trò làm lực lượng Tổng Trừ Bị. Tổng Trừ Bị khác với các sư đoàn bộ binh ở chỗ Nhảy Dù luôn luôn di động khắp mọi miền đất nước để đáp ứng với đòi hỏi khẩn cấp của những mặt trận mà những đơn vị bộ binh hay Địa Phương Quân không giải quyết được. Sư đoàn bộ binh chỉ hoạt động trong khu vực quân khu và khu chiến thuật của mình, rất ít ra khỏi vùng trách nhiệm, ngoại trừ một vài biệt lệ.

Huy hieu su doan TQLC
Huy Hiệu Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến : Sau Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến là một lực lượng kỳ cựu của quân đội VNCH, xuất thân từ các Đại Đội Commandos, Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn của hai quân chủng Hải Quân và Lục Quân (Quân chủng là những lực lượng lớn mà trong đó có thành phần là những lực lượng nhỏ, binh chủng hay sư đoàn). Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được chính thức thành lập từ Sắc Lệnh ngày 15.10.1954 do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký ban hành. Hai điều khoản 1 và 3 của Sắc Lệnh quy định rõ nhiệm vụ của Thủy Quân Lục Chiến như sau :

Điều khoản 1 : Hiệu lực kể từ ngày 1.10.1954, nay thành lập trong tổ chức Hải Quân Việt Nam một binh chủng bộ binh đặc trách kiểm soát các thủy trình và thực hiện những cuộc hành quân thủy bộ dọc theo bờ biển Nam Hải và trong sông ngòi, mang tên “Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến “ hay “Bộ Binh Hải Quân”

Điều khoản 3 : Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sẽ gồm nhiều đơn vị khác nhau tùy theo nhiệm vụ, đã có sẵn trong quân chủng Hải Quân và Lục Quân, hay sẽ được thành lập tùy theo kế hoạch phát triễn của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Cac chien si phao binh TQLC.

Ngày 1.1.1955, các Đại Đội Commandos (cũng thuộc quyền điều động của Pháp và vào Nam sau ngày 20.7.1954) cùng các Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn được kết hợp nâng lên thành Tiểu Đoàn 1 TQLC. Sau đó là việc hình thành Tiểu Đoàn 2 TQLC. Quân số tăng trưởng đến cấp liên tiểu đoàn, nên có đề nghị từ cấp chỉ huy TQLC cho nâng binh chủng lên ngang tầm với Nhảy Dù, trở thành một binh chủng biệt lập với Hải Quân và được làm lực lượng Tổng Trừ Bị cho Bộ Tổng Tham Mưu. Kế hoạch này mãi đến năm 1965 mới được chấp thuận, Bộ Tư Lệnh TQLC được thành lập để chỉ huy hai Chiến Đoàn TQLC với 5 tiểu đoàn TQLC và 1 tiểu đoàn pháo binh, tách ra khỏi Hải Quân và chính thức mang danh xưng dầy kiêu hãnh : Tổng Trừ Bị của QLVNCH. Sau Tết Mậu Thân 1968, với thành tích chiến thắng ở hai mặt trận lớn là Sài Gòn và Huế của Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu thấy đã đến lúc cho thành lập Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Đến năm 1970 thì Sư Đoàn có 3 Lữ Đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Tình hình chiến trường sau năm 1968 đã trở nên nặng độ, một Sư Đoàn Dù không đủ cáng đáng được nhiều mặt trận lớn cùng một lúc, Sư Đoàn TQLC nhận vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH, hãnh diện sánh vai và chia sẻ gánh nặng chiến trường với Sư Đoàn Nhảy Dù, nhưng vẫn giữ nhiệm vụ khởi đầu từ năm 1954 là hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng biển và sông ngòi Miền Nam.

Huy hieu Biet Dong Quan.jpg
Huy Hiệu Biệt Động Quân

Binh chủng Biệt Động Quân : Là một lực lượng đàn em của hai binh chủng Dù và TQLC, ra đời ngày 1.7.1960 để đáp ứng với hình thái chiến tranh du kích của Việt cộng ở Miền Nam bắt đầu dậy lên từ năm 1959 với những hành động tàn bạo của chúng như ám sát, bắt cóc, khủng bố, đấp mô, gài mìn trên đường, phá cầu cống, ngăn trở giao thông,… Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã giúp huấn luyện binh chủng Biệt Động Quân. Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã chỉ thị Nhảy Dù, các sư đoàn bộ binh tuyển những chiến sĩ tình nguyện sang chiến đấu dưới màu cờ của binh chủng Biệt Động Quân. Nên sau này các bạn trẻ thấy nhiều vị chỉ huy BĐQ và sĩ quan có người mang trên ngực áo những cánh dù trắng. Dần dần, có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, một dự án được Tổng Thống Diệm phê chuẩn để nâng tổng số lên thành 81 đại đội BĐQ. Biệt Động Quân có nghĩa là một lực lượng quân đội có những công tác hoạt động đặc biệt và hành quân biệt lập. Những đại đội BĐQ được huấn luyện chiến thuật phản du kích, chống sự xâm nhập của thổ phỉ Việt cộng vào những vùng kiểm soát của Quân Đội VNCH, tìm và tiêu diệt địch ngay trong những an toàn khu của chúng.

Tổng Thống Diệm đã đích thân chọn lựa những đại đội ưu tú nhất của các sư đoàn bộ binh để cải chuyển sang thành các đại đội BĐQ. Như vậy, Biệt Động Quân giải quyết những chiến trường nhỏ, đương đầu với những toán Việt cộng, thường thường là cấp đại đội, chủ động tìm và đánh vào chỗ trú ẩn của chúng trước, chứ không chờ đợi mặt trận nổ lớn rồi mới đến, hay mở những cuộc hành quân lùng địch cấp tiểu đoàn, lữ đoàn hoặc chiến đoàn như Dù và TQLC.

Cac chien si Biet Dong Quan dien hanh ngay quan luc 19 thang 6.jpg

Năm 1963, binh đội cộng sản Bắc Việt bắt đầu vào Miền Nam mở những trận đánh lớn cấp tiểu đoàn. Để thích ứng với với tình hình khẩn trương đó, cấp đại đội không còn đủ hỏa lực đối đầu với cấp tiểu đoàn địch, các đại đội BĐQ được kết hợp thành tiểu đoàn. Khi địch mở những trận địa chiến cấp trung đoàn, các tiểu đoàn BĐQ lại được kết hợp thành những liên đoàn, mỗi liên đoàn có 3 tiểu đoàn bộ binh. Đó là thời điểm sau năm 1966, song song với sự phát triễn lớn mạnh của toàn QLVNCH, BĐQ cũng được nâng lên cấp Liên Đoàn, với năm Liên Đoàn 1, 2, 3, 4 và 5 BĐQ. Mỗi liên đoàn được làm thành phần trừ bị của mỗi Vùng Chiến Thuật mang con số tương ứng, riêng Liên Đoàn 5 trực thuộc Vùng III Chiến Thuật. Như vậy từ thời điểm 1966, lực lượng Mũ Nâu BĐQ đã chia gánh nặng chiến tranh với hai binh chủng đàn anh trong vai trò trừ bị Vùng, sau này là trừ bị quân khu (từ cuối tháng 10.1970, Vùng được đổi tên là Quân Khu). Đến cuối năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt được giải thể, nhiều binh sĩ và sĩ quan chuyển sang BĐQ. Đồng thời lực lượng Dân Sự Chiến Đấu Thượng (CDIG) và Biệt Kích Thượng Mike Force cũng được sáp nhập vào BĐQ, nâng tổng số tiểu đoàn lên đến 54. Đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu soạn thảo một kế hoạch tái tổ chức binh chủng BĐQ, kếp hợp 54 tiểu đoàn thành 15 Liên Đoàn BĐQ, làm thành phần trừ bị chiến thuật cho ba Quân Khu I, II và III, bởi Sư Đoàn Dù và TQLC đã được Quân Khu I cầm giữ vô thời hạn, QLVNCH cần đến BĐQ như là một lực lượng thay thế, ít nhất là cơ động phản ứng, tăng viện và tiếp cứu nhanh trong mỗi quân khu.

Tình hình càng đòi hỏi, quân số Tổng Trừ Bị thiếu hụt, nên Bộ Tổng Tham Mưu đã nâng các Liên Đoàn 4, 6 và 7 BĐQ lên thành Tổng Trừ Bị. Năm 1975, có kế hoạch tổ chức đến 4 sư đoàn BĐQ phân phối cho bốn quân khu, nhưng chỉ có Sư Đoàn 101 BĐQ được hình thành trong tháng 4.1975 tại Sài Gòn.

Kết luận :

Mỗi binh chủng từ lúc thành lập nhận một nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược riêng và dần dần tiến hóa biến đổi theo cùng với tình hình. Từ sau năm 1971 trở đi, cộng sản Hà Nội đã mở những mặt trận kiểu quy ước chiến (có nghĩa là dàn quân đánh lớn bằng đủ loại hỏa lực chúng có, thách thức ý chí và sức mạnh của QLVNCH), nên ba binh chủng xuất sắc nhất của QLVNCH là Dù, TQLC và BĐQ cũng phải dàn đại quân nghênh chiến. Đánh lớn khắp nơi, những đặc điểm riêng của từng binh chủng không còn được phân biệt rõ, để chỉ còn một binh pháp chung, là cùng làm Tổng Trừ Bị. Mỗi binh chủng đều có những kinh nghiệm, quan niệm hành quân và chiến thuật cá biệt, cơ cấu tổ chức và huấn luyện khác nhau. Nói là trùng hợp thì không hẳn đúng, vì quân đội cần rất nhiều lực lượng tổng trừ bị để tung ra các chiến trường đỏ lửa. Mỗi binh chủng có màu cờ, màu mũ đội trên đầu, sắc áo riêng và niềm hãnh diện truyền thống của binh chủng ấy.


Huy hiệu lực lượng đặc biệt.

2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ? Câu trả lời là Có và Không. Có là vì các chiến sĩ ấy cùng chiến đấu dưới huy hiệu chung của Lực Lượng Đặc Biệt (Hình con Hổ Nhảy Dù). Không là vì nhiệm vụ mỗi bên khác nhau. Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập năm 1957, với những nhiệm vụ bí mật và đặc biệt như nhảy ra Bắc lấy tin tức, sách động dân chúng, các sắc tộc nổi dậy, viễn thám sang đất Lào, quấy phá vùng biển miền Bắc. Năm 1961, LLĐB thành lập thêm một số Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù Biệt Lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm. Năm 1964, các Đại Đội BCD được kết hợp thành Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của LLĐB. Năm 1968, Tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Song song với hoạt động của Tiểu Đoàn 91 BCD, LLĐB còn thành lập Trung Tâm Hành Quân Delta. Tháng 8.1970, LLĐB được giải thể (bởi sau năm 1968, LLĐB không còn phụ trách xâm nhập đất liền và vùng biển miền Bắc nữa), binh chủng chỉ còn tồn tại Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 BCD, hai đơn vị này sáp nhập lại thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, quân số dần dần lên đến 3,000 chiến sĩ và được chia ra làm ba Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật. Mỗi Bộ Chỉ Huy Chiến thuật có 4 Biệt Đội, mỗi Biệt Đội có 200 chiến sĩ.

Huy hieu LĐ1BCND.jpg

Huy hiệu Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù

Biệt Cách Nhảy Dù (Mỹ gọi là Airborne Ranger) có nghĩa là hành quân biệt lập và cách biệt với mọi binh chủng bạn, bởi nhiệm vụ quá đặc biệt và bí mật của binh chủng này. Nhiệm vụ chính yếu là nhảy toán (mỗi toán thông thường là 6 người), thâm nhập vào các mật khu, hậu cứ địch để lấy tin tức, quấy rối, phá hoại căn cứ địch, bắt cóc tù binh, cung cấp tọa độ đánh bom cho Không Quân, khám phá những kho vũ khí, thực phẫm của địch. Khi tình thế cho phép thì các chiến sĩ BCD cũng tổ chức đánh địch ngay trong lòng địch. Nói chung, Liên Đoàn 81 BCD được hình thành không phải để nhận nhiệm vụ đánh trận địa chiến. Các chiến sĩ BCD được ví von như là những chiếc “chén kiểu” quí giá vô cùng, vì các anh được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt. Sở trường của BCD là đánh đêm. Tuy nhiên, khi tình hình nguy ngập như trong Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lừa 1972, Phước Long 1974, Bộ Tổng Tham Mưu đã sử dụng Liên Đoàn 81 BCD như là một lực lượng Tổng Trừ Bị tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường. Sau chiến thắng Mùa Hè 1972 ở An Lộc và Quảng Trị, Liên Đoàn 81 BCD được vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị sánh vai với các binh chủng tinh hoa bậc nhất của QLVNCH. Cán binh Hà Nội học thuộc lòng câu kinh nhật tụng sau đây : “Có ba thứ trong Nam là tử thần, đừng gặp là hơn : Nhảy Dù – Biệt Cách Dù và Bom B 52”.Xin trả lời câu hỏi : Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau. Câu trả lời là hoàn toàn khác nhau.

https://i2.wp.com/www.generalhieu.com/doxa-lldb.jpg


Xin nói về LLĐB trước
 : Thành lập năm 1957 và nằm dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH để thực hiện những công tác đặc biệt và tối mật : nhẩy ra Bắc lấy tin tức, trà trộn vào dân chúng Việt Nam hay người sắc tộc, thám sát những hệ thống tiếp vận trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhẩy sang Lào thám sát hệ thống đường mòn HCM, đổ bộ và quấy phá vùng biển miền Bắc. LLĐB là một binh chủng nằm trong QLVNCH. Mối tương quan duy nhất của LLĐB với Biệt Kích Mỹ là cùng đóng chung trong những trại biên phòng dọc theo biên giới Việt – Miên – Lào.
LLĐB được giải thể tháng 8.1970 vì đã hết nhiệm vụ nhẩy Bắc, nhẩy Lào và đổ bộ biển.

Biệt Kích Mỹ
 : Danh từ này rất mơ hồ, dùng để chỉ chung hai lực lượng được CIA Mỹ mướn và trả lương, hoàn toàn không thuộc về QLVNCH :

a./ Phòng Vệ Dân Sự : CDIG (Civil Defence Irregular Group). Gồm toàn những thanh niên người Thượng của nhiều bộ tộc ở cao nguyên miền Trung, ở vùng biên giới Việt – Miên – Lào, một số khác là người Việt gốc Miên. CDIG có nhiệm vụ đồn trú trong những trại dọc biên giới Việt – Miên – Lào ở những nới CIA nghi ngờ là những điểm từ đó binh đội Bắc Việt xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. CIA nghĩ rằng người Thượng, người Miên là dân tộc miền núi chiến đấu giỏi, thông thuộc rừng núi, là nơi sinh ra và lớn lên của họ. Thông thường mỗi trại quân số lên đến vài trăm người, có sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ chỉ huy, sau này lại có thêm sĩ quan LLĐB Việt Nam đến, nhưng coi bộ quân CDIG không thích mấy và rất miễn cưỡng chịu thi hành lệnh của sĩ quan LLĐB Việt Nam. Các trại biên phòng luôn là mục tiêu tấn công của quân cộng, vì các trại ấy là trở ngại rất khó chịu trên đường xâm nhập hay hoạt động của chúng trong lãnh thổ VNCH.

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/8d/2a/42/8d2a422882e2798ca3fd1af3c4b0067b.jpg

b./ Biệt Kích Mỹ : hay còn gọi là Mike Force do danh xưng Mobile Strike Force (Lực Lượng Tấn Công Cơ Động). Lính Biệt Kích Mỹ giống như Phòng Vệ Dân Sự, do CIA mướn và trả lương, với thành phần là người Thượng và Miên. Họ mặc áo rằn ngụy trang(camouflag) rất khác biệt và rất dễ nhận ra so với áo rằn Dù, rằn TQLC, BCD, hay hoa rừng của BĐQ. Lính Mike Force, như danh xưng, là một lực lượng hành quân tích cực hơn CDIG, thông thường là tiếp cứu những trại Phòng Vệ Dân Sự bị cộng quân tấn công. Biệt Kích Mỹ không có nhiệm vụ tiếp cứu các đồn trại của QLVNCH. Nhưng ngược lại, nếu cần thì chính các đơn vị QLVNCh sẽ tiếp cứu các trại CDIG và Biệt Kích Mỹ.

Năm 1970, LLĐB Mỹ rút về nước, bàn giao CDIG và Mike Force cho QLVNCH, từ đó quân số hai lực lượng này nằm trong quân số của QLVNCH, do chính quyền VNCH quản trị và trả lương. Bộ Tổng Tham Mưu đổi tên hai lực lượng này thành Biệt Động Quân Biên Phòng cấp tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn trấn đóng một trại biên phòng dọc theo biên giới Việt – Miên – Lào khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Cuối năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định bãi bỏ các trại biên phòng, cho sáp nhập BĐQ Biên Phòng vào hợp chung với Biệt Động Quân bình thường, và đều nằm chung dưới quyền chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Có tất cả 54 tiểu đoàn BĐQ vừa biên phòng vừa bình thường được gom lại thành 45 tiểu đoàn, từ đó thành lập 15 liên đoàn BĐQ phân phối trên ba Quân Khu I, II và III (Quân Khu IV với các sư đoàn bộ binh và lực lượng Địa Phương Quân – Nghĩa Quân lớn mạnh, đủ sức đánh dẹp quân cộng, nên không cần các binh chủng Tổng Trừ Bị và BĐQ nữa).

3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng dù thì có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân và tác chiến không ? Câu trả lời là Không, bởi lẽ nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược của hai binh chủng hoàn toàn khác nhau.

Nhảy Dù
 : Binh chủng Tổng Trừ Bị, có nhiệm vụ đánh trận địa chiến, kết hợp liên binh chủng rất hùng hậu như pháo binh, thiết giáp, không quân. Tuy mang tiếng nhảy dù, nhưng những trận đánh có nhảy dù thực sự từ trên máy bay xuống rất ít, chỉ một đôi lần, thí dụ rõ nhất là trận Ấp Bắc năm 1963. Về sau, vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh, chiến trường đa số thuộc vùng rừng núi rất trở ngại cho việc nhảy dù, nên kỹ thuật được ưa thích nhất là nhảy từ trực thăng xuống (gọi là chiến thuật trực thăng vận), vừa an toàn, vừa tập họp binh sĩ một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tuy vậy mỗi năm, mỗi chiến sĩ Dù từ binh sĩ lên đến hàng sĩ quan, ai cũng phải nhảy dù gọi là “Nhảy bồi dưỡng” một số saut ở những địa điểm an toàn.

Biệt Cách Dù : (Airborne Ranger) Cũng là một binh chủng Tổng Trừ Bị nhưng hoàn toàn không nằm dưới quyền điều động của sư đoàn Nhảy Dù, quan niệm và kỹ thuật hành quân, tác chiến cũng rất khác biệt. Bởi nhiệm vụ đặc biệt và bí mật, nhảy toán nhỏ, nên chiến sĩ BCD hoạt động sâu trong vùng địch, hoàn toàn cách biệt với các binh chủng bạn. Binh chủng liên hệ mật thiết và luôn luôn là “ good and super friends” của BCD là các chiến sĩ trực thăng của Không Quân, vì các anh Không Quân có nhiệm vụ đưa các anh BCD đến địa điểm để nhảy xuống, rồi bay đến bốc các BCD về. Cũng được học nhảy dù như các chiến sĩ Dù Mũ Đỏ, nhưng các chiến sĩ Dù Mũ Xanh BCD chưa từng nhảy dù trên trận địa bao giờ, vì rất dễ bị địch phát hiện từ trên không. Biệt Cách Dù không được huấn luyện đánh trận địa chiến, trang bị hỏa lực nhẹ, đi rừng rất giỏi, đánh trong thành phố thần sầu, sở trường đánh đêm. Tuy vậy, khi cần thì các BCD cũng được Bộ Tổng Tham Mưu ném vào những chiến trường lớn như An Lộc, Quảng Trị Mùa Hè 1972, Phước Long 1974 để đánh trận địa chiến, các anh đã anh dũng hoàn thành sứ mạng.

Nhân ngày Quân Lực 19.6 năm nay, kỷ niệm 41 năm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng ra gánh vác trách nhiệm lèo lái, bảovệ Tổ Quốc và Dân Tộc, chúng ta, những người còn sống dù là lính hay là dân, là thế hệ thuộc chiến tranh hay thế hệ trẻ Việt Nam trong thời bình, xin chân thành cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh của 250 ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trên khắp nẽo chiến trường trong ròng rã hai mươi năm, ngậm ngùi tiếc thương các anh và chia sẻ niềm đau cùng với hàng triệu quả phụ cô nhi, chân thành tri ân 500 ngàn chiến sĩ QLVNCH chiến thương vẫn còn sống khoắc khoải, đói khổ cùng cực ở quê nhà. Những người lính đã chết, các anh thương binh bên kia bờ Thái Bình Dương và những người lính chúng ta còn sống, tất cả đều tự hào đã từng mặc chiếc áo lính màu xanh ô liu, hoa Dù, áo rằn Cọp Biển, Biệt Cách Dù, áo hoa rừng Biệt Động Quân, áo trắng Hải Quân, áo xanh Không Quân, kiêu hãnh được chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Đại Nghĩa Việt Nam và dưới bóng Lá Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù có một lần QLVNCH bị các thế lực thù và “bạn” bức tử, nhưng tất cả NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn luôn ngẫng cao đầu đi vào lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc vì đã bền bỉ đổ máu xương bảo vệ TỔ QUỐC, làm tròn TRÁCH NHIỆM của người trai thời chiến. Những người lính ấy luôn nêu cao DANH DỰ của một quân đội mà luôn là cơn ác mộng triền miên của cộng sản và binh đội Bắc Việt. Chúng chỉ thắng được chúng ta, những Người Lính QLVNCH khi chúng ta đã bị buộc phải buông súng. Nếu cây súng còn trên tay, viên đạn cuối cùng vẫn còn nằm trong nòng súng, thì bọn tiểu nhân Hà Nội chưa chắc đã dám ngỗ ngáo đắc chí đến tận ngày nay.

Sau ba mươi mốt năm, chúng ta, Những Người Lính QLVNCH đã không còn súng, ấy vậy mà cộng sản Hà Nội vẫn cứ ăn không ngon, ngủ không yên. Bởi lẽ, Người Lính QLVNCH là khắc tinh, là cơn ác mộng hãi hùng của chúng đến vô tận vô cùng.

Phạm Phong Dinh

Xấu hổ khi bạn biết mình là người Việt Nam của nước Xã hội Chủ nghĩa !?

Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yañez 2897, Providencia, thành phố Santiago, Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức GREENPEACE và cộng đồng quốc tế. Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại. Có lẽ do hết hàng chăng?

Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ “Socialist Republic of Vietnam”, rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, “Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!” Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ “Socialist Republic” rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!

Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: “Yes, I’m from Vietnam!”

Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:

1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.

2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng “socialist republic…”, lập tức sẽ được hỏi “Đến nước Đức làm gì?”, “Ở bao lâu? Khi nào về?”, “Mang theo bao nhiêu tiền?”…

3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn.”

4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus “Không được vất rác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus”, những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng “Ăn cắp là pham tội… Camera đang hoạt động”. Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.

5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt “Không xả rác bừa bãi… Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won”.

6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.

7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: “Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!”

8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: “Em đang vội. Merci bú ku”.

9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây “một câu hò Nghệ Tĩnh”: “Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!”

10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút “Đi đâu về?”, “Đi làm gì?”… Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo…


fb Minh Pham – Tự hào là người Việt Nam non-XHCN!

QUỐC CA HÁT GIỮA LÒNG THÙ

Kim Âu

 Lược trích Hận Cùng Trời Đất

Một ngày cuối năm 1972, đang ở trại Tân Lập, Vĩnh Phú, chúng tôi được đọc danh sách, nhận ba phần cơm nắm  cho mỗi người và hành lý rời trại khỏang 8 giờ sáng. Chuyến đi này, chúng tôi không phải  đeo còng số 8 nên thật thỏai mái.  Xe từ miền trung du về qua Việt Trì, ngừng cạnh mấy quán nhỏ ở giao lộ cho chúng tôi ăn phần cơm đem theo.  Sau đó xe tiếp tục đưa chúng tôi theo đường Trèm, Phủ Lỗ về qua Hà Nội. Suốt ngày, ngồi trên xe chứng kiến những dấu vết, tàn tích của chiến tranh trải dài hai bên đường. Tổn thất, hoang phí, ảnh hưởng chiến tranh lộ rõ khi màn sương tan dần theo ánh nắng hừng lên từ phương đông.

Những đoàn xe kéo hỏa tiễn, cao xạ phòng không phủ bạt từ trong những làng mạc ẩn sau lũy tre xơ xác trên những cánh đồng cằn cỗi nay đã kéo ra nằm lộ thiên dọc hai bên đường. Việt cộng không nghèo vũ khí, khí tài chiến tranh như những nhà quân sự miền Nam tưởng tượng. Trên đường xe chạy với tốc độ không cao do nhiều ổ gà, hố bom nên nghẹn tắc, qua tận mắt nhìn số lượng vũ khí, hỏa tiễn phòng không, cao xạ, số đơn vị quân đội, chúng tôi chợt hiểu cái lưới lửa là sức mạnh của toàn khối cộng sản đưa đến để chống lại không lực Hoa Kỳ đã đưa toàn dân miền Bắc lâm vào cảnh “trên đe dưới búa”. …..

Năm 1967 tháng 7, nửa đêm xe giải đoàn tù đến Hà Nội, tạm dừng trước ga Hàng Cỏ dưới ánh đèn đường vàng vọt, âm u; mỗi người tù được phát cho một cái bánh bao ngọt nặc mùi mật mía, sượng sật. Rồi người bạn Mỹ được xe “comamca” đến đón đi riêng và nhóm tù còn lại đưa về phía ngoại ô….

Hơn năm năm tù tội, nhìn quanh chỉ bốn bức tường với một số người tù đồng cảnh, năm cha ba mẹ lạ hoắc vào tù mới biết nhau. Tôi chợt nhận ra cuộc phiêu lưu lý tưởng của mình đã rơi vào một cảnh ngộ hết sức trớ trêu. Một định mệnh hết sức nghiệt ngã. “Mình đã huỷ hoại đời mình một cách hết sức ngu độn”.  Đang là một thanh  niên công tử quen ăn diện “à la mode”, bát phố, sáng cà phê, trưa nhà hàng, tối “dancing”. Bỗng dưng tôi chọn con đường đi vào địa ngục…chờ ngày trở về khi đình chiến.

Trong thời gian năm năm, cậu công tử đã nếm trải đủ mùi tân khổ, hơn hai năm ở xà lim Trại Thanh Liệt, Hà Đông. Cái đói và rét đã tàn phá sinh lực của một thanh niên cường tráng nhưng ngược lại ý chí, nhận thức được tôi luyện tạo nên môt lòng căm hận cộng sản đến tột độ. Cuối năm 1969, từ trại Thanh Liệt lên trại Phong Quang lại biết thêm hình thức cùm kẹp mới, rồi suýt nữa vào cùm lần thứ hai để nếm nhục hình. Đầu năm 1971 lại chuyển về Tân Lập.

Hy vọng đã thắp sáng từ ngày đoàn công an do Võ Đại Nhân cầm đầu, đến tổ chức cho chúng tôi học tập trao đổi, trao trả. Mấy tháng trôi qua, sáng nay khi đọc danh sách ra xe, chúng tôi đã thấy lóe lên tia hy vọng. Lần đầu tiên, tất cả mọi người di chuyển đều không còn phải đeo còng số tám….

Buổi chiều cuối năm, xe chở chúng tôi qua cầu phao bắc ngang sông Hồng gần cầu Long Biên. Xe chở tù chạy khơi khơi qua Hàng Đào, Khâm Thiên. Vết tích của trận oanh tạc bằng B52 vào Hà Nội hiển hiện qua những dẫy nhà nằm trong tọa độ oanh tạc sụp đổ trở thành những đống gạch vụn.

Bên cạnh đó vẫn còn những khối  nhà đứng trơ trọi nhờ nằm ngoài khu vực ảnh hưởng của bom đạn. Hình ảnh Hà Nội hậu chiến-thành phố của xe đạp- thật tồi tàn, xơ xác từ cảnh vật đến những con người lam lũ. Tin tức về trận đánh bom tọa độ vào Hà Nội đến tai chúng tôi rất ít. Bởi những tờ báo chuyển cho chúng tôi đọc trong học tập đều được chọn lọc rất kỹ. Chúng tôi lờ mờ hiểu rằng hiệp định đã được bối thư. Sau đó Phùng văn Chức mới cho tôi biết rõ, ông Chức là người trong nhóm Hoàng Minh Chính mà tôi quen khi ông ta ở cạnh buồng giam tôi trong thời gian học tập, ông mến tôi và  vẫn lo lắng cho tôi vì theo kinh nghiệm của ông khí phách ngang tàng của tuổi trẻ  sẽ dẫn tới tai họa. Tôi đã không nghe ông. Khi tôi kể chuyện, tôi không chịu viết đơn xin khoan hồng. Ông kêu trời:

-”Sao lại không viết, có hại gì đâu. Hãy nghe tôi! Liberté, em phải biết “gỉa dại qua ải”. Trong mấy người  ở đây, tôi chỉ nói chuyện với em, chọn em làm bạn vong niên vì em thông minh, có học, có tâm huyết, em phải tìm mọi cách để trở về. Thoát khỏi vòng tay của họ đã. Lúc đó em muốn làm gì chống họ cũng được. Người anh hùng phải biết nhẫn nhục để chờ thời cơ giáng cho địch những đòn sấm sét.”

-Nhưng em không chịu được, em biết họ làm trò “cấy sinh tử phù”.

– Sinh tử phù gì đâu. “Đơn xin khoan hồng” chỉ là thủ tục, mọi người ai cũng phải làm vì đó là chủ trương của họ. Em đừng nghĩ vậy. Trở về miền Nam, em báo cáo hết mọi chuyện bị ép buộc phải làm ở đây là xong. Nếu họ gọi đi làm lại nhớ đừng chống đối nữa. Tôi nhắc lại, em đừng đánh mất cơ hội, thoát sớm chừng nào hay chừng đấy. Đừng nghĩ họ không dám giữ em lại mà nhầm. Đồng chí mà họ còn thanh trừng, thủ tiêu; huống chi những người họ gọi là “phản cách mạng”. Đừng bộc lộ tư tưởng của mình cho họ biết, đừng để lộ kiến thức, hiểu biết cho họ thấy. Họ bày trò học tập để tìm hiểu, chọn lọc đối tượng để thực thi biện pháp “cảnh giác cách mạng” đối với những người có tư tưởng chống họ tới cùng, đồng thời gây áp lực tinh thần lên những người còn lại. Em phải biết những người lính Pháp sau Hiệp định Geneve bị giữ lại hàng nghìn. Hiện nay những người này vẫn nằm đầy trong các trại khổ sai vùng Sơn La – Nghĩa Lộ. Họ nguy hiểm lắm, tốt nhất đừng thể hiện tư tưởng căm thù cho họ thấy. Tôi biết em không sợ họ nhưng nếu cứ ở trong tù, khí phách và tâm huyết của em sẽ hoang phí vì chẳng làm được gì lợi ích cho đất nước và dân tộc.”…

Nghe ông nói, tôi thấy có lý, càng suy nghĩ tôi càng thấy mình thực sự thơ ngây, non dại và thấy hết tình cảm của người bạn già khi điểm hóa cho tôi, nhưng vài ngày sau đó im ắng, không động tịnh và sáng nay khi tôi bùi ngùi chào từ biệt, mang hành lý ra xe , từ trong buồng giam, ông còn tha thiết nói vọng ra:

-“Hãy nghe tôi! Liberté! Cố về với gia đình! Vive la liberté!”. (Liberté là mật danh của tôi khi tiếp xúc với ông ta)

Tôi cảm động hô lớn: Vive la liberté!

Kỳ lạ! Thời gian tôi quen ông chưa quá ba tháng, ông biết mặt tôi nhưng tôi chưa thấy rõ diện mạo ông ta nhưng thật sự tôi biết ông đã cố truyền đạt kinh nghiệm, mở mang nhận thức về các âm mưu quỷ quyệt của người cộng sản cho tôi qua những câu chuyện ông kể lại. Ông lo lắng thực sự khi thấy tôi đã không biết dấu thân mà còn chủ xướng đấu tranh chống học tập. Ông là người đầu tiên nói với tôi:”Hiệp định Paris chỉ là mớ giấy lộn không gía trị gì. Đừng ngây thơ, việc những tù nhân từ miền Bắc được trao trả sẽ chỉ là tượng trưng.”

Vì thế ông khuyên tôi cố gắng mà trở về để làm được một điều gì cho xứng đáng với tâm huyết của một thanh niên yêu nước. “Đừng để họ chôn vùi em trong tù ngục.”

………..

Tàu điện đi từ phố Hàng Đào năm 1972 – st

Mặt trời đã ngả sang hướng Tây,  xe ra khỏi thành phố Hà Nội, người công an phụ trách đưa chúng tôi chuyển trại giữ lời hứa buổi sáng, cho xe tạm dừng trước một cửa hàng bên đường ngay ngã ba Văn Điển để cho chúng tôi ăn phở. Phở quốc doanh ở Hà Nội tạm ăn được vì gía không rẻ. Một số thực khách thấy chúng tôi mặc áo tù nên đến nói chuyện với người công an gỉai giao. Anh chàng được dịp nói: “Đây là những người tù “gián điệp biệt kích” miền Nam chuẩn bị đưa đi trao trả.”.

Nghe nói vậy những người xung quanh xúm lại nhìn ngó, xầm xì, chỉ trỏ nhưng không có vẻ gì thù ghét, trái lại còn tỏ ra có thiện cảm với chúng tôi. Có cô còn bạo miệng chọc ghẹo: Lính Cộng Hòa cũng đẹp giai nhỉ? Ở lại đây chúng em nuôi. Một số người hỏi: Có anh nào quê ở ngoài này không?

Chúng tôi nhân cơ hội được chút tự do nên cũng bông đùa, vui vẻ.

Sau khi ăn uống, tuần tự đi làm vệ sinh xong. Chúng tôi lục tục ra xe, đám đông vẫn vây quanh, mấy em bé bán bánh kẹo, trái cây mời chúng tôi mua nhưng lấy đâu ra tiền. Lúc này người công an giải giao mới hỏi tôi: “Các anh còn tiền đi đường đấy. Có muốn mua gì không?.

Chúng tôi nhìn nhau, anh em đồng ý, tiền đâu có gía trị gì, và tôi thay mặt cả nhóm lên tiếng: “Còn bao nhiêu ông mua hết luôn đi. Chúng tôi giữ tiền làm gì.”

Sau khi mua được mấy nải chuối, trái cây, bánh kẹo, thuốc lá. Xe chuyển bánh về hướng Vân Đình, Ngọc Hồi. Khỏang gẩn sáu giờ chiều xe chở chúng tôi vào đến trại Bình Đà nằm giữa vùng dân cư của những hợp tác xã nông nghiệp. Gọi là trại nhưng chỉ có hai dẫy nhà trống, một dẫy lợp ngói dở dang, một dẫy chưa quét vôi hoàn chỉnh và cũng chưa lắp cửa nằm trong vòng rào tre mắt cáo sơ sài, vật liệu xây dựng còn nằm ngổn ngang trên khỏanh đất trống đầy dấu vết vôi vữa. Chiếc xe vừa ngừng bánh, đã thấy có mấy người tù miền Nam chạy ùa ra theo hai người công an trại.

Có tiếng người hỏi:

-”Anh em bao nhiêu người, từ đâu về vậy?”

Tôi trả lời:

– ”Mười người từ trại Tân Lập về”.

-“Có ai ở Quảng Trị không?” “Có ai ở Huế không?”

Hai người công an cười vui vẻ:

”Từ từ để chúng tôi làm thủ tục bàn giao cho xong chốc nữa các anh tha hồ nói chuyện cả đêm. Nhà tù bây giờ không đóng cửa vì nếu có thuê các anh chắc cũng chẳng ai muốn trốn”.

Nhóm chúng tôi tổng số có mười người mà lần này đặc biệt không làm thủ tục giao nhận, chỉ đếm người, cũng chẳng khám xét gì cả nên chưa đến 10 phút. Người công an nhận chúng tôi tự giới thiệu tên là Liên điểm lại nhân số lần cuối rồi bảo chúng tôi: “Các anh mang hành lý vào rồi tự thu xếp chỗ nằm. Một tiếng nữa, cơ quan sẽ mang cơm nước cho các anh.” 

Nói xong, anh ta với người công an trại và hai người giải giao bỏ đi ra, cánh cổng trại chỉ khép hờ lại.

Chúng tôi được anh em đến trước phụ mang hành lý vào phòng. Tôi bảo Ngọc lo sắp xếp chỗ nằm còn phần tôi vội đi thăm hỏi anh em. Nhóm này cũng 14 người từ vài trại chuyển đến trước chúng tôi vài ba ngày. Trong nhóm có mấy người khá cao tuổi điềm tĩnh ngồi uống trà, xem đám thanh niên chúng tôi vồn vã nói chuyện với nhau.

Trong số người này có Đoàn (thiếu uý) là người tôi đã biết mặt, nói chuyện từ trại Phong Quang; những anh em còn lại, tôi chưa từng gặp bao giờ. Ghé đến mấy người ngồi uống trà trong góc khuất, tôi mở lời:”Chào các bác! Tôi tên Sơn, biệt kích Lôi Hổ bị bắt từ 1967. Các bác có ai là người ở Đà Lạt không?”.

Một vị lớn tuổi trả lời: “Chào anh Sơn, tôi tên là Tứ. Ở đây có ông Đãi từng làm việc ở Đà Lạt.”

Tôi giật mình thầm nhủ vậy là gặp người quen:

-”Bác Đãi đâu rồi bác?”

– Ông vừa đi ra ngoài cùng anh Lộc. Anh biết bác Đãi sao?

– Bác Đãi là Đại Biểu Hành chánh vùng 1 phải không? Tôi có gặp và quen bác từ ngày ở Đà lạt. Bà Đãi là hiệu trưởng trường nữ trung học Bùi thị Xuân.

– Đúng rồi! Vậy anh ngồi chơi nói chuyện, bác ấy vào bây giờ.

Nóng lòng không đợi được, vả lại cần gặp ngay ông Đãi để nói chuyện, tôi xin phép đi thăm hỏi anh em khác, thật ra để có thời gian ra ngoài tìm gặp người quen.

Bước ra khỏi căn buồng lớn, trời  đã xẩm tối, thấy hai  người đang đi bách bộ ngoài khỏang sân trống. Tôi hướng đến họ, và nhận ngay ra ông Nguyễn văn Đãi cho dù tù tội có làm nhân dáng và sắc diện ông thay đổi, tiều tuỵ. Tôi lên tiếng:”Chào bác Đãi, chào anh Lộc.Tôi tên Sơn, bác Đãi có nhận ra người Đà lạt không?”

Hai người đứng lại, ông Đãi hơi ngỡ ngàng:”Anh Sơn.. người Đà lạt?”

Tôi cười: Bất ngờ nên bác chưa nhớ ngay đâu, xin lỗi anh Lộc là Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Thừa Thiên có phải không? Hân hạnh biết anh.

-Dạ đúng, sao anh biết?

-Việc bác Đãi và anh bị bắt Tết Mậu Thân có lên báo, đài Việt Cộng nên tôi đoán vậy.

Ông Đãi quan sát tôi một lúc rồi nói:

-Tôi thấy anh quen lắm nhưng không nhớ gặp anh ở trường hợp nào?

Tôi quay qua nói với ông Đãi:

-Lần đầu tiên, Sơn gặp bác ngay tại nhà ông Cao Xuân Thiệu, Đại biểu hành chánh vùng 2, sau đó bác và Sơn hay gặp nhau những buổi chiều bác đi tản bộ từ cầu Ông Đạo đến Thuỷ Tạ.

Tôi nói đến đây ánh mắt ông Đãi vui hẳn lên, ông gật đầu đồng tình:

-”Tôi nhận ra anh rồi! Anh là bạn của mấy người con ông Cao Xuân Thiệu, anh là cháu của ông tỉnh trưởng Tuyên Đức. Các anh là thanh niên công tử ở Đà lạt mà sao anh lại ở đây?.

-“Số mệnh thôi bác ạ. Sơn cũng đâu có ngờ. Thôi từ từ ngày rộng tháng dài, bác cháu mình sẽ nói chuyện. Bây giờ tạm vấn an bác và làm quen anh Bảo Lộc.

Anh Bảo Lộc tướng mạo thư sinh, nho nhã ; thấy bác Đãi đã nhận tôi là người quen biết nên cũng rất cởi mở.

-Anh Sơn bị tù lâu chưa? Các anh ở trại Tân Lập về, ở đó các anh có biết tình hình gì không? Chúng tôi thì chẳng biết gì cả, vừa đưa lên Lao Cai lại bất ngờ quay trở lại. Nghe đâu hiệp định đã ký rồi thì phải?

-Tôi bị bắt trước anh và bác Đãi nửa năm. Chúng tôi từ trại Tân Lập một trong những nơi được học tập trao đổi trao trả đưa về đây. Theo thông tin chúng tôi được biết, hiệp định đã được ký tắt, sẽ ký chính thức trong tháng đầu năm nhưng bây giờ đã gần giữa tháng 1 rồi. Tuy nhiên việc ký kết là chắc chắn. Chính vì vậy mà chúng ta được ở nhà tù không cửa, không lính gác.

-Ở trên trại Tân Lập còn đông không anh?

-Ước chừng khỏang trên dưới trăm người nữa, toàn Biệt Kích các loại, có người tù từ 1962. Họ bị bắt ngay khi nhảy dù ra Bắc.

-Ôi chao! Lâu vậy..!

-Chiến tranh càng kéo dài thì càng ở lâu, anh với bác biết quá rồi. Hy vọng hiệp định đình chiến ký kết và thực hiện đàng hoàng thì may ra những người bị bắt mới có ngày về.

-Sao lại may ra anh Sơn, chắc chắn được về chứ sao lại may ra?

-Trên nguyên tắc là chắc chắn nhưng thực tế chắc anh và bác cũng biết những binh sĩ và sĩ quan quân đội Đức Quốc Xã hiện vẫn còn nằm trong các trại tù ở Sibéria, và chúng tôi cũng được biết những người lính Pháp, “legionnaire” Âu Phi cũng còn nằm tù trong nhiều trại vùng Sơn La, Nghĩa Lộ, Hòa Bình.

-Sao anh biết chuyện này, anh có gặp họ không?

Tôi kể lại cho bác Đãi và anh Bảo Lộc nghe những điều ông Chức cho tôi biết. Hai người nghe chuyện rất chăm chú. Tôi nói luôn nhận định của ông Chức về thái độ sắp tới của Việt Cộng đối với bản hiệp định sẽ ký kết, đồng thời cho biết luôn sự thiệt thòi của VNCH theo như lời ông Chức kết luận.

Bác Đãi hỏi tôi: Như vậy theo ông Chức nói là chiến tranh sẽ tiếp diễn sớm.

-Đúng vậy! Ông Chức nói với cháu là bằng mọi cách phải cố mà về và hãy phổ biến cho tất cả mọi người biết những người cộng sản không bao giờ ngừng lại nếu chưa chiếm được toàn miền Nam.

-Những chuyện này anh có nói cho ai biết không?

-Những người đầu tiên cháu bộc lộ là bác và anh Lộc vì có lẽ chỉ những người như bác và anh mới hiểu vấn đề.

Bác Đãi đứng lại, chúng tôi cả ba người  quay mặt vào với nhau, bác Đãi hỏi:

– Anh có tin ông Chức không?

– Cháu rất tin! Vì  như  bác thấy những điều ông ta nói với cháu chính là lưỡi dao trên cổ ông ta nếu cháu để lộ cho bọn Việt Cộng biết. Ông ta cho cháu biết ông là đảng viên đảng cộng sản từ trước khi có cái nhà nước VNDCCH mà những gì ông ta nói với cháu cho thấy ông ta đã phản đảng. Cháu thấy ông ấy thất vọng với lý tưởng mà ông ta đã theo đuổi và ông ta nhìn thấy hiểm họa của dân tộc khi miền Bắc chiến thắng. Đó là lý do để cháu tin ông ta. Hình như  ông muốn uỷ thác cho cháu tâm sự và thông điệp của ông ta. Và cháu biết điều ông ta mong mỏi nhất là miền Nam sẽ Bắc tiến.

– Anh Sơn rất thông minh! Anh có tin tên Chức là tên thật của ông ta không?

-Cháu có nghe cán bộ công an trại gọi tên này.

-Anh Sơn gặp ông ta thật là may mắn, những điều ông ta nói với anh rất có gía trị.

-Làm sao ông ta chọn anh làm bạn vong niên anh có biết không?

-Biết chứ anh Lộc. Ông chọn Sơn vì qua đối thoại, ông thấy mình đủ kiến thức để hiểu những gì ông nói đồng thời mình cũng nói những điều ông ta không ngờ, không biết. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy Sơn nói về André Gide, Stalin, Churchill, De Gaulle, Mac Athur những nhân vật trong lịch sử đương đại. Ông ta đâu có ngờ gặp một con mọt sách.

Bác Đãi bật cười:

-Anh Sơn vui thật, khi ở Đà lạt tôi cứ nghĩ mấy cậu công tử này chỉ biết ăn chơi, chứ đâu có ngờ các anh cũng ham đọc sách.

Đang vui chuyện, bóng đêm đã  ập xuống, tôi thấy loáng thóang từ xa, có mấy người xách đèn đi vào trại nên nói.

-Chắc họ mang cơm tối  cho anh em mới đến. Thôi mình vào nhà đi bác.

Người công an của trại tên Liên vừa tiếp nhận chúng tôi yêu cầu nhóm mới tới nhận cơm, nước và thức ăn do hai người áng chừng là tù hình sự gánh tới. Vừa ăn phở lúc chiều nên không mấy người cảm thấy đói, chúng tôi mời anh em tới trước cứ tự nhiên.

Anh chàng Liên ngồi chơi nói chuyện với một số người đến sau 8 giờ thì chúc chúng tôi ngủ ngon rồi về. Sau khi Liên đi khỏi, tôi hội ý với mấy anh em cùng từ Tân Lập, tất cả đồng ý đem một nửa số quà mua được bày ra bốn nhóm mời tất cả cùng uống trà, đánh dấu buổi tao ngộ của những người cùng chung chiến tuyến. Sau tuần trà, những người tù miền Nam nhóm vây quanh mấy bàn cờ, nhóm tản bộ ngoài sân trò chuyện. Nhà tù không cửa, vòng rào trại sơ sài, trăng lung linh trên đầu, tiếng chó sủa từ phía khu dân cư xa xa vọng lại.

Đêm đầu tiên ở một vùng nông thôn miền Bắc trong sự buông lỏng đầy tính toán của kẻ thù không xóa được những cảm giác bất an trong lòng tôi. Tôi vẫn là một người tù nằm trong tay đối phương, vẫn là thân “cá chậu, chim lồng”. Sinh mệnh, tự do của chúng tôi vẫn do những người khác quyết định. Chỉ còn hơn tuần nữa lại qua một năm mới. Hơn năm năm đi qua những nhà tù gian khổ như một ánh chớp. Tôi cùng mấy người bạn trở vào phòng ngồi bên song cửa uống trà “thưởng trăng” tiêu sầu. Cảnh và tình đêm nay gợi nhớ bài tuyệt cú “Tĩnh Dạ Tứ” của Lý Bạch. Ánh trăng hạ tuần rọi bên thềm sáng vằng vặc, khuấy động lòng người xa xứ.

Tôi buột miệng đọc:

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

Bác Đãi nhìn tôi cười:

-Thanh niên Tây học mà cũng thuộc Đường Thi.

Hồng và Văn bên nhóm khác nhảy qua:

-Văn nghệ ! Văn nghệ đi! Các bác ơi, đừng nặng nề, chuyện gì tới tính sau.

– Đúng rồi chúng ta mở đầu đi! Quốc Ca, Quốc Ca nhé!

Chúng tôi bắt giọng: Này Công dân ơi!……

Thế là.. tất cả mấy chục con người cùng trỗi dậy, những e dè, nghi kỵ ban đầu tan biến trong tiếng gọi thiêng liêng của hồn sông núi. Thật cảm động! Hình như lá quốc kỳ kiêu hùng đang bay phần phật trong tâm tưởng của tất cả những người có mặt. Việt Nam! Việt Nam nghe từ vào đời..Máu ta từ thành Văn Lang… Buổi văn nghệ hào hứng kéo dài đến nửa đêm về sáng mới chấm dứt, kết chặt tình thân, tình chiến hữu của những người mấy tiếng đồng hồ trước còn xa lạ…….

lược trích Hận Cùng Trời Đất

50 Câu Nói Trí Tuệ Và Sâu Sắc Giúp Bạn Hiểu Vì Sao Người Do Thái Lại Thông Minh Và Giàu Có

Biết những câu nói nổi tiếng dưới đây của người Do Thái bạn sẽ hiểu được vì sao họ lại thông minh và giàu có như vậy. 

  1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.

 

  1. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.

 

  1. Điếc, nhưng không phải là không biết gì bởi còn có thể đọc được sách báo.

 

  1. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.

 

  1. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.

 

  1. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.

 

  1. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.

 

  1. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.

 

  1. Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía.

 

  1. Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình.

 

  1. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.

 

  1. Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn.

 

  1. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.

 

  1. Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ hơn. Nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn.

 

  1. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.

 

  1. Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả.

 

  1. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.

 

  1. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.

 

  1. Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản, ki bo chỉ làm nghèo đi.

 

  1. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.

 

  1. Nếu vấn đề nào giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí.

 

  1. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.

 

  1. Có tiền cũng không tốt lắm, cũng như thiếu tiền cũng chẳng tồi lắm.

 

  1. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.

 

  1. Chúa trời cho con người hai tai và một miệng để nghe nhiều nói ít.

 

  1. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.

 

  1. Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên thì nó sẽ kém đi.

 

  1. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.

 

  1. Con người phải sống tối thiểu là vì sự tò mò.

 

  1. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.

 

  1. Nếu mà làm từ thiện chẳng tốn kém gì thì ai cũng làm từ thiện cả.

 

  1. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.

 

  1. Chết vì cười còn hơn là chết vì hoảng sợ.

 

  1. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.

 

  1. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.

 

  1. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.

 

  1. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

 

  1. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.

 

  1. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.

 

  1. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.

 

  1. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.

 

  1. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.

 

  1. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.

 

  1. Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.

 

  1. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.

 

  1. Nếu bạn thực sự có tài năng thì bạn sẽ không sợ mình kém may mắn.

 

  1. Tình yêu có ngọt ngào đến đâu cũng chẳng lấy ra nấu chè được.

 

  1. Chúa trời bảo vệ kẻ nghèo ít nhất là không sa vào những thói hư tật xấu xa hoa.

 

  1. Chúa không thể có mặt đồng thời khắp nơi nên Người đã tạo ra các bà mẹ.

 

  1. Adam quả là tay gặp may đầu tiên vì chẳng có mẹ vợ.

 

Năm 2018 Sức khỏe trước hết,trên hết

‘Bác sĩ của bác sĩ’ cuối cùng cũng đứng ra lên tiếng

Kỷ Tiểu Long là bác sĩ trưởng khoa, Giáo sư, Tiến sĩ y học, Ủy viên Hiệp hội phòng chống ung thư Quốc gia (Trung Quốc), mỗi năm trong quá trình hội chẩn bệnh lý, đã tư vấn giải quyết hơn 1000 ca khó xử lý. Ông có nhiều tâm tư muốn chia sẻ với mọi người trong lĩnh vực sức khỏe và khám chữa bệnh.
Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích của ông:

Công việc của tôi là nghiên cứu bệnh lý, nói về bệnh lý học có thể rất nhiều người đều không hiểu cho lắm, ở nước ngoài gọi là doctor’s doctor, chính là “bác sĩ của bác sĩ “. Công việc mỗi ngày của chúng tôi chính là trả lời tất cả vấn đề của mỗi một vị bác sĩ trong bệnh viện đưa ra, bất luận là chuyên khoa gì. Chúng tôi không có bất cứ tài năng đặc biệt nào, chỉ là chúng tôi có kính hiển vi có khả năng phóng to một ngàn lần, có thể nhìn thấy mỗi tế bào bên trong cơ thể con người, và nhìn ra sự biến dạng của chúng. Có thể từ bản chất mà nhận biết căn bệnh.
1. Cốt lõi của dưỡng sinh chính là thuận theo tự nhiên

Con người sinh ra trong tự nhiên, nương thuận tự nhiên ắt sẽ khỏe mạnh trường thọ (Ảnh: qua womenoflife)

Tôi cho rằng, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là thuận theo tự nhiên. Đừng quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố bên ngoài, nên thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, làm tốt tất cả công việc của từng ngày.

Trẻ em, thanh niên, người trung niên, người già, đều có quy luật tự nhiên của riêng của mình. Mỗi ngày chúng ta đều ăn hoặc uống các sản phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe, nhưng những thứ này thực chất không hề có tác dụng, nam giới thích bổ thận, nhưng tôi lại không hiểu tại sao họ lại muốn bổ thận?

Sự cường tráng và năng lực tình dục ở nam giới được quyết định bởi hormone nam tính, mà không phải được bổ sung từ dược vật hay thực phẩm.

2. Mỹ phẩm chỉ có tác dụng nhất thời làm tâm lý thoải mái

Tẩy trắng da chỉ mang lại hiệu quả nhất thời nhưng nguy hại khôn lường (Ảnh: qua ĐKN)

Có một số người da bị khô, có thể bôi một chút nước bảo dưỡng để giữ ẩm. Nhưng muốn dùng mỹ phẩm để biến mình trẻ lại, năm nay 20 tuổi lại muốn năm sau trở thành 18 tuổi, vậy là bạn sai lầm rồi.

Da đen và trắng, tùy thuộc vào sắc tố da do melanoma tạo ra nhiều hơn và ít hơn. Tôi đã đến Mỹ để khảo sát chuyên môn, người da trắng và người da đen đều có số lượng tế bào hắc tố (melanocyte) không khác biệt lắm. Nhưng chỗ khác nhau chính là sắc tố mà tế bào sản sinh ra nhiều hay ít.

Bạn cho rằng chỉ cần bôi thuốc thì có thể điều khiển được số lượng sắc tố mà tế bào sản sinh ra, nhưng đây là điều hoàn toàn không thể nào. Rất nhiều mỹ phẩm sau khi sử dụng thật sự có kết quả, nhưng nó không thể giải quyết vấn đề tận gốc. Những loại mỹ phẩm đa dạng vĩnh viễn cũng không thể thay đổi được tế bào hắc tố (melanocyte).

Da của mọi người có bảy tầng tế bào. Nếu như chúng ta đi thẩm mỹ viện, ba tầng tế bào bên ngoài bị mất đi, giống như khi chúng ta đang mặc một bộ quần áo dày, không thể thấy được mạch máu bên trong, nhưng bây giờ bị bào mỏng rồi, mạch máu dưới da thấy rõ ràng, hồng nhuận, giống như được đánh bóng.

Vì vậy, sau khi bạn làm đẹp, da dẻ sẽ hồng hào, tươi sáng. Dường như có vẻ trẻ trung hơn. Tuy nhiên, số lần mà tế bào có thể thay thế và bổ sung có giới hạn, ví dụ có thể thay thế và bổ sung 50 lần, nếu bây giờ bạn tiêu hao hết thì khi bạn già đi cũng sẽ không có cách nào bù đắp lại được nữa.

3. Vận động rất quan trọng nhưng không thể quá mức

Vận động cần đều đặn nhưng vừa phải, tốt nhất là đi bộ, chạy nhẹ (Ảnh: qua sciencedaily)

Chúng ta có thể vận động, nhưng không thể vượt quá mức. Bất cứ một loại hình thức vận động nào cũng có biên độ và tần suất tối ưu của nó. Ví dụ như nhịp tim, một người bình thường có nhịp tim 70 nhịp/phút, bạn không thể để nó nhảy 120 hay 150 nhịp, đó không phải là giới hạn vận động tối ưu.

Trong khi vận động, không thể vượt quá giới hạn mà tế bào trong cơ thể có thể chịu đựng. Rất nhiều vận động viên đều không có tuổi thọ cao, bởi vì họ phải chịu cường độ tập luyện vượt quá biên độ và tần suất, giống như một cây nến, cháy càng mạnh thì càng nhanh tàn, sinh mệnh nhất định rất nhanh sẽ kết thúc.

Chúng ta nói rằng, người bình thường nhịp tim mỗi phút là 70-80 nhịp, tuy nhiên nếu như trạng thái này cứ kéo dài mãi cũng không tốt. Nếu như mỗi tuần có thể một hoặc hai lần khiến nhịp tim đạt đến 100-120 nhịp/phút (tốt nhất không vượt qua 150 nhịp/phút) điều này giúp gia tăng tốc độ của huyết dịch, giống như quét dọn sạch sẽ một căn phòng.

Một tuần triệt để thanh lý một hai lần, đem tất cả chất thải ở mọi ngõ ngách mang đi qua quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

4. Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh

Ung thư gan không phải không chữa được, quan trọng là cần phát hiện sớm (Ảnh: qua cancer.org)

Hai mươi năm trước, ba từ chuyên môn này không có mặt trong bất cứ một quyển sách nào. Tất cả đều bắt đầu từ “siêu âm B”. Dùng dụng cụ siêu âm, đầu máy đặt lên vùng bụng: Oh! Gan của bạn bị nhiễm mỡ! Ba từ này cứ như vậy xuất hiện.

Tôi có nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này, trước khi giải phẫu, tôi có gọi điện thoại cho khoa siêu âm, kêu họ chuyển một chiếc máy siêu âm vào phòng giải phẫu. Siêu âm phần bụng xem có bị gan nhiễm mỡ hay không, sau đó mới tiến hành giải phẫu nghiệm chứng.

Có lúc họ nói rằng gan không bị nhiễm mỡ, nhưng khi giải phẫu phát hiện ra: Đây không phải là mỡ vàng sao? Có trường hợp thì ngược lại, cho nên máy siêu âm xác định gan nhiễm mỡ cũng không chuẩn xác.

Lượng mỡ trong cơ thể nhiều thì lượng mỡ trong gan nhất định cũng nhiều. Vấn đề ở đây là, lượng mỡ trong gan nhiều thì sẽ mang lại cho chúng ta những căn bệnh nào?

Chúng tôi đã làm rất nhiều cuộc giải phẫu, phát hiện ra gan nhiễm mỡ không phải là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp xơ gan, hay gan bị tổn thương. Có người nói bây giờ bạn đang bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, qua 2 năm nữa sẽ chuyển sang mức độ nặng, tiếp đó là xơ gan và cuối cùng là bị ung thư gan, những người nói ra lời này đều không có căn cứ.

Nhiều người cho rằng rượu có tác hại rất lớn đối với gan, trong rượu chứa chất cồn, sau khi chất cồn được chuyển đến gan sẽ bị phân giải tại đây, giống như một cây kéo, cắt đứt phân tử cacbon, sản phẩm cuối cùng là nước và CO2. Cacbon dioxyde được thải qua đường hô hấp, nước được thải qua bằng đường tiểu. Nếu như trong gan của bạn đều là những chiếc kéo như thế này, thì tại sao bạn lại sợ uống rượu?

Quan trọng không phải là tác hại đối với gan, bởi vì các tế bào gan chết đi có thể sống lại, quan trọng là nó ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.

Tế bào thần kinh trong cơ thể con người được sinh ra bao nhiêu thì là bấy nhiêu, sẽ không bao giờ tăng thêm mà chỉ giảm đi. Mỗi lần uống rượu say thì phải hi sinh một số tế bào thần kinh.

5. Tế bào ung thư sẽ không dễ dàng bị tiêu diệt

Phẫu thuật và xạ trị không thể triệt hạ hết tế bào ung thư (Ảnh: cancer.org)

Bắt đầu từ những năm 70, khi mới vào học tôi đã bắt đầu có hứng thú với ung thư, đến nay đã hơn ba mươi năm. Lúc mới bắt đầu tôi có rất nhiều hoang tưởng và kích động, cứ nghĩ rằng chỉ cần dồn hết tinh lực và thời gian vào việc nghiên cứu ung thư thì sẽ có ngày thu được thành quả tốt đẹp.

Vào năm 1978 bắt đầu dẫn dắt một nhóm nghiên cứu sinh, tôi vẫn sốt sắng lao vào nghiên cứu ung thư, nhưng tốn nhiều sức lực, tất cả đều phí công vô ích. Mỗi khi có biện pháp mới, tôi sẽ chạy đi thử nghiệm nhưng tất cả đều thất bại.

Điều khiến tôi cảm thấy bi thảm nhất chính là một học sinh trung học được đưa đến, bệnh ung thư đã di căn toàn thân, nhưng cậu bé vẫn không biết gì, còn mong muốn được về nhà.

Trong lúc tôi đi kiểm tra phòng, cậu bé đã hỏi tôi:“Ông ơi, khi nào con mới được đi học ạ?”. Tôi có thể trả lời như thế nào? Nói ra tất cả sự thật sao? Đối mặt với sinh mệnh bé nhỏ, thơ ngây như vậy, tôi làm sao có thể nói thành lời? Nếu tôi giấu giếm, thì khi đứa trẻ này bước vào giai đoạn cuối, nó sẽ biết được sự thật, liệu có còn tín nhiệm tôi nữa hay không?

Nếu bạn muốn tiêu diệt những tế bào ung thư vào giai đoạn cuối, thì đó là ý nghĩ sai lầm.

Tế bào ung thư không thể giết chết! Bạn không cần hi vọng thông qua các biện pháp y học giải quyết vấn đề ung thư của bản thân.

Vậy chúng ta nên làm gì? Tôi lấy một ví dụ, ung thư giống như một hạt giống, cơ thể của chúng ta là một mảnh đất, hạt giống có thể nảy mầm, sinh trưởng hay không đều phụ thuộc vào đất chứ không phải vào hạt.

Ngay cả những hạt giống tốt nhất, nhưng trồng trên một mảnh đất xấu thì cũng không thể nảy mầm được, vậy làm cách nào để cải thiện mảnh đất này? Đây chính là chủ đề nghiên cứu hiện nay.

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể cứu bạn 1 màn thua

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp rà soát các mầm bệnh và ngăn chặn từ sớm (Ảnh: qua healthline)

Ung thư ở giai đoạn đầu rất dễ chữa trị, vấn đề là làm thế nào để phát hiện ra ung thư? Phó Bưu (diễn viên) cuối cùng cũng đến chỗ tôi khám bệnh, anh ta bị ung thư gan.

Hầu hết ung thư gan đều trải qua viêm gan B, viêm gan C, sau đó là xơ gan, bước thứ ba gây ung thư gan. Tế bào muốn biến thành tế bào ung thư cần 5-10 năm.

Gan gặp phải tấn công, tế bào ung thư một biến thành hai, hai biến thành bốn, giống như một chiếc mầm non, từ từ trưởng thành. Nếu như cách sáu tháng kiểm tra sức khỏe một lần thì tế bào ung thư sẽ không có khả năng phát triển đến 2-3 cm, nếu chữa trị khi tế bào ung thư chưa đạt đến 2-3 cm thì bệnh ung thư gan rất nhanh sẽ trị khỏi.

Giống như Diêu Bối Na, trường hợp của Phó Bưu có thể chẩn trị sớm, chứ không phải luôn lấy công việc bận rộn làm cái cớ mà bỏ lỡ sinh mệnh, lúc anh ta tìm gặp tôi, thì tình trạng đã không có cách nào khống chế được. Khi tiến hành cắt bỏ gan tôi cũng có mặt, nhưng mọi chuyện đã quá trễ, anh ta không thể sống lâu được.

Lúc đó còn có người mắng tôi: “Sau khi làm phẫu thuật người ta không phải vẫn sống tốt sao? Tại sao ông lại nói người ta sống không lâu?“. Tôi khẳng định anh ta không thể sống lâu, bởi vì tế bào ung thư của anh ta giống như hạt mè, toàn bộ gan, đâu đâu cũng có. Như vậy làm sao có thể sống lâu được? Có người nói chỉ cần thay gan là được rồi.

Tế bào ung thư rất thông minh, tế bào ung thư gan thích sống nhất trong gan, khi trong gan đã tràn đầy tế bào ung thư, chúng sẽ chạy qua nơi khác. Đợi đến khi bạn thay gan, thì các tế bào ung thư từ bốn phương tám hướng lại trở về, như vậy cho dù có thay gan cũng chỉ vô dụng.

Chúng ta có trách nhiệm sớm phát hiện ra khối u, sau đó tiến hành chữa trị, nếu như phát hiện quá trễ, tôi kiến nghị nên tập trung vào chất lượng cuộc sống, giảm bớt đau khổ, kéo dài sinh mệnh, không cần phải tiến hành các cuộc trị liệu tốn kém, bởi vì thật sự không có tác dụng.

Là một bác sĩ, tôi cho bản thân mình hai mươi điểm.

Tại sao? Bởi vì 1/3 loại bệnh bác sĩ không có khả năng trị khỏi, 1/3 loại bệnh là do tự hồi phục. Y học chỉ có thể giải quyết 1/3 loại bệnh còn lại.

Trong số một phần ba đó, tôi cũng không có khả năng trị khỏi hết, cho nên 20 điểm đã là số điểm rất cao rồi.

Làm bác sĩ nhiều năm như vậy, tôi có một cảm khái: Bác sĩ vĩnh viễn luôn là chỉ có thể chấp nhận mà không có biện pháp, bởi vì mỗi ngày đều phải đối mặt với thất bại.

Sức khỏe là nhất, những thứ còn lại đều là không, bởi vì có sức khỏe mới có thể có được tương lai.

Sức khỏe là trung tâm, dựa trên 4 nền tảng cơ bản: Chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ, thái độ tích cực.

Hãy nhớ 4 điều giúp bảo vệ tốt sức khỏe: Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc tốt nhất là thời gian, trạng thái tốt nhất của tâm hồn là tĩnh tại, vận động tốt nhất là đi bộ.

Theo soundofhope
Hải Minh

Người Chiến Sĩ QLVNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

39 năm trôi qua…Không bao giờ quên những ngày oai hùng trên các chiến trường Việt nam.

Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:

1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn rơi.

Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nòng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.

Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh.

2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân Cộng Sản.

Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Sàigòn.

Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người lính chiến đấu vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.)
Những người lính chiến đấu này không có…radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.

Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng…bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.

Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà.

Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngã này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.

Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội thúc giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu.

Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.

Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng”, rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.

Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình.

Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10 n ăm 1998.

Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má.

3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Điệu Nam Việt Nam” – “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy… Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.

Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn”.

4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng.

Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.

Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh.

Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.

Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!”
– “Vì sao?”
– “Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!”

…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa… Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.

Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng…” Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.

.

From: Tundra@….

 

Đòn Xâm Lược Bẩn của Trung Cộng

GS. Vũ Cao Đàm

Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm:

“… Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.

Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch.

Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…

Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:

Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!

Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.

Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.

“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi

 Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.

Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.

Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.

Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.

Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…

“Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.

Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” Việt Nam

 Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.

Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.

Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).

Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.

Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?

Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.

Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.

Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”.

Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.

Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

 Vũ Cao Đàm

http://to-quoc01.blogspot.com/2011/09/gs-vu-cao-am.html

Những Chiến Hạm Hải Quân VNCH còn laị trong Hải Quân Phi năm 2016.

Nguyễn Văn Quân.
KTH Tran Hung Dao HQ1 va cac chien ham HQVNCH di tan

Biến cố 30-4-1975 đen tối như cơn lốc kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, vào thời điểm này đa số các chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQVNCH) còn đang  công tác và trong tình trạng khiển dụng, đã rời khỏi Việt Nam, mang theo khoảng 30000 quân nhân và đồng bào thoát khỏi gông cùm cộng sản. Sau chuyến hải hành cuối cùng đó, đoàn chiến hạm HQVNCH trên 30 chiếc đã đến được Subic Bay, một căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.

Trước đây những chiến hạm này được Hoà Kỳ chuyển giao cho HQVNCH trong chương trình viện trợ quân sự để bảo vệ đất nước, giờ thì họ phải thu hồi lại. Sau đó, từ tháng 11 năm 1975 đến năm 1977, Hoa Kỳ lần lượt chuyển giao hết số chiến hạm của HQVNCH di tản cho Hải Quân Phi Luật Tân (HQPLT). Sau 40 năm, trên 30 chiến hạm của HQVNCH hoạt động trong HQPLT đến nay chỉ còn lại 5 chiếc.

Danh Sách năm Chiến hạm HQVNCH còn laị trong HQPLT hiện nay:

Dương Vận Hạm LST:
– BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502.
– BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.

Hộ Tống Hạm PCE:
– BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.
– BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
– BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12

BRP Cotabato Del Sur LT-87BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502 đang đại kỳ.

 

BRP Yakal AR-617, Zamboanga Del Sur LT-86, BRP Kalinga Apayao LT-516
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802; Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là DVH Cam Ranh HQ.500 và BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là DVH Cần Thơ HQ.801.

BRP Yakal AR-617
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.

BRP Sultan Kudarat PS-22BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.

BRP Miguel Malvar PS-19.jpg

BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12.
BRP Magat Salamat PS-20BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
BRP Sierra Madre LT-57
BRP Sierra Madre LT-57 nguyên là Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho HQ 800.Năm 1999 chinh phủ PLT đã quyết định phế thải chiến hạm này tạibãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa để duy trì chủ quyền cho đến nay (Hình của CNN).

Năm chiến hạm của HQVNCH còn lại trong HQPLT hiện nay có lẽ sẽ bị phế thãi trong một thời gian ngắn nữa mà thôi vì đã quá cũ !
Dù sao thì trên 30 chiến hạm của HQVNCH di tản trước đây đã làm tròn nhiệm vụ ngăn chận giặc thù việt cộng và tàu cộng, giữ yên lòng biển Mẹ trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, những chiến hạm nầy đã được các chiến sĩ áo trắng HQVNCH lèo lái ra khơi không để rơi vào tay giặc cộng, và còn đưa được trên 30000 quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa đến được bến bờ tự do.

Tài liệu: Jane’ Fighting Ships 2015-2016.

Phillip chuyển