“Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!”

Châu Văn Thịnh

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

Quốc Hận, nghĩa là Hận Nước. Hận vì nướcViệt Nam Cộng Hòa đã bị đảng cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cướp mất. Hận vì những nỗi đau thương của hàng triệu người dân vô tội đã bị bọn cộng sản giết chết, bỏ tù. Hận vì bị cướp nhà, cướp của, Hận vì những đồng bào của mình đã bị bỏ mình dưới biển Đông, hay trên rừng khi trốn chạy giặc cộng  v…v… Hận, Hận đến vô bờ, vô bến; thế nhưng, cho đến hôm nay, ngày Quốc Hận lần thứ ba mươi bảy lại sắp đến, mà chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản; đặc biệt là Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn chưa có một kế cách gì để rửa cho sạch mối Hận nước, mà chỉ biết tổ chức lễ Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 mà thôi !

Nói ra những điều này, thì thật đáng buồn, vì nếu cứ ngày lại ngày qua, năm này sang năm khác, vẫn không có gì thay đổi, thì e rằng, đã 37 năm qua, rồi còn bao nhiêu lần Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 nữa, khi chúng ta, những người thuộc thế hệ cha anh sẽ lần lượt trở về với bụi tro, thì liệu lớp người trẻ tuổi ở các thế hệ sau, có còn nhớ, còn nghĩ đến chuyện phải giành lại đất nước đang nằm trong tay của Việt cộng và Tầu cộng hay không?!

Câu hỏi ấy, có lẽ không phải của riêng ai, mà chắc những người lớn tuổi cũng cùng ý nghĩ như thế khi nhìn về quê hương với những cảnh sống cơ cực của đồng bào, với hình ảnh của bọn giặc Tầu đang tung hoành ở khắp nơi, mọi chốn cả ba miền đất nước, thì có ai mà không khỏi đau buồn. Nhưng đau buồn, khóc than, cũng không làm thay đổi được hiện tình của đất nước. Do vậy, nên chúng ta, những người đi trước đã có được những bài học máu xương, những kinh nghiệm đầy nước mắt, thì không thể làm ngơ trước đại họa Bắc thuộc, mà không biết phải còn chịu bao nhiêu năm, hay vĩnh viễn phải hoàn toàn bị Hán hóa theo như sách lược của Tầu cộng và Việt cộng, mà con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất là Hán hóa qua các chương trình học tiếng Tầu cho trẻ em từ bậc tiểu học.

Con đường mà cả dân tộc Việt phải đi đến là như thế, chứ không thể thay đổi, nếu như chúng ta vẫn cứ ngồi nhìn nhau, khóc than qua những lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/1975, qua những nghi thức chào cờ Vàng ba Sọc Đỏ, hô những câu khẩu hiệu, rồi ôm nhau khóc, và lại cứ “hẹn gặp lại trong cuộc biểu tình năm sau nhé” !Nghĩa là chỉ có biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, chứ không thể nào thay đổi !

KHÔNG ! Chúng ta” không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm…”; mà chúng ta phải đồng tâm, hiệp ý để mưu tìm cho ra những kế sách để giành lại đất nước, để cùng nhau trở về, đem cắm những lá Cờ Vàng ba Sọc đỏ, và chào Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia ngay trên đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ cầm những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên tay trong những cuộc biểu vào ngày Quốc Hận 30 tháng Tư hàng năm nữa.

Tuy nhiên, chúng ta, những người đi trước, đã từng chiến đấu dưới lá cờ Chính Nghĩa, nhưng bây giờ do tuổi đời đã già, sức đã yếu, khó có thể đạt thành ý nguyện; vì thế, chúng ta phải đem những kinh nghiệm, những bài học quý giá của mình mà truyền đạt lại cho những lớp người trẻ tuổi hơn, họ là những người có kiến thức thuộc hàng ngũ Dân, Quân, Cán , Chính Việt Nam Cộng Hòa. Những người này họ còn đủ sức khỏe sẽ cùng lớp thanh niên trẻ tuổi, để cùng ngồi lại với nhau, để tìm cho ra những kế sách mà giành lại quê hương. Chúng ta không thể chần chờ gì nữa, để rồi sau khi chúng ta nằm xuống, thì biết đâu đất nước Việt Nam đã không còn trên bản đồ của thế giới nữa!

Xin mọi người hãy hướng về quê cha, đất tổ, để thấy được rằng, bọn Việt cộng, mỗi ngày chúng lại càng thêm tàn ác với đồng bào, và chúng lại càng thêm những mưu ma chước quỷ, như năm nay, vì thấy được những sự phản kháng của người dân, nên chúng càng cần phải bảo vệ cho cái đảng cướp cộng sản, bảo vệ bộ máy cầm quyền, nên chúng đã thực hiện đủ hết cả 36 chước của chúng. Như tôi đã đề cập đến, những ngày này, bọn chúng đang quảng cáo rầm rộ cho những chuyến du lịch có giá rất rẻ từ trong đất liền ra hải đảo như Phú Quốc, có cả những “dịch vụ câu cá, vui chơi, văn nghệ …”   từ các khu du lịch đến các ngôi chùa cổ, đúng vào ngày 30/4/2012. Cùng lúc, hôm nay, chúng còn quảng cáo cho ngày “đại hạ giá” vừa bán vừa cho cũng đúng vào ngày 30/4/2012.

Mặt khác, tại hải ngoại, thì lũ tay sai Việt cộng lại cố bôi xóa cho được Ngày Quốc hận 30/4, để biến thành những ngày vui chơi, hoặc vô thưởng, vô phạt: “ngày thuyền nhân – ngày tự do”. Đó là những cách mà bọn Việt cộng tay sai của Tầu cộng đã làm từ trong cho đến ngoài nước, để cố làm cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào miền Nam phải quên đi một ngày đau thương nhất, là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 !

Quốc Hận ! Chúng ta Hận vì mất nước, vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị cướp đoạt. Do vậy, bằng mọi giá, chúng ta phải giành lại, chứ không phải chỉ có tổ chức những cuộc biểu tình, mà chúng ta phải cùng nhau kết hợp những cuộc biểu tình song song với những hành động thực tiễn, cùng hướng về quê hương để hỗ trợ cho tất cả đồng bào hiện đang công khai hoặc âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do,dân chủ, nhân quyền để mong sớm thoát khỏi những bàn tay hung tàn của hai kẻ thù chung là Việt cộng và Tầu cộng.

Lịch sử đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, mà một trong những bài học ấy, là bài những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh lúc bị giặc Tầu bắt, khi bị giải đến Ải Nam Quan, thấy Nguyễn Trãi theo sau Cha mà khóc lóc, thì Nguyễn Phi Khanh đã quay lại và nói:

“Con đừng khóc lóc mà làm gì, mà hãy quay về lo  Rửa Hận cho Nước, trả thù cho Cha, đó mới là đại trung đại hiếu”.

Và vâng lời Cha dặn dò, Nguyễn Trãi đã giữ trọn vẹn  hai chữ Hiếu-Trung. Còn chúng ta, không thể vì một lý do gì mà không thể Rửa Hận Nước, trả thù nhà. Chúng ta là những công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã từng được sống dưới thể chế Cộng Hòa tự do, dân chủ tại miền Nam; nhưng cũng  vào thời ấy, thì tại miền Bắc, đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải chịu biết bao những đau thương và mất mát qua những “Cuộc cải cách ruộng đất – Nhân Văn Giai Phẩm…”. Chính vì thế, cho nên cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng chủ trương Bắc tiến để giải phóng tất cả đồng bào ở bên kia vĩ tuyến. Nhưng tiếc rằng, những điều ấy không trở thành sự thật, thì người khai sáng thể chế Cộng Hòa tại miền Nam đã bị bọn đâm thuê chém mướn sát hại, trong lúc sự nghiệp hãy đang còn dang dở !

Ngày hôm nay, khi hướng về quê cha đất tổ, là chúng ta đều thương cảm cho tất cả đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Chúng ta đã thấy một gia đình nạn nhân của đảng cộng sản VN, là gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn, họ đã lâm nạn từ những ngày Tết Nhâm Thìn, 2012, cho đến hôm nay mà cả ba anh em họ Đoàn vẫn còn nằm trong khám lạnh,  bọn Việt cộng đã không cho vợ con, gia đình thăm viếng. Chẳng những vậy, mà bọn chúng còn ghép họ vào những “tội giết người – chống người thi hành công vụ – sai phạm …”, nữa, và vợ con của  họ vẫn còn phải sống trong lo âu, sợ hãi!

Chúng ta hãy nhìn xem những hình ảnh, trong đó có những trẻ em, và của những người dân vô tội, đã bị bọn công an Việt cộng dã man giết chết, hoặc đánh đập đến trọng thương, tàn phế, họ đã nằm chết trên những vũng máu, miệng của họ đã trào ra những dòng máu oán hờn tức tưởi, họ đang rên xiết quằn quại trong những cơn đau đớn tột cùng cả thể xác đến tinh thần. Thế nhưng, bọn công an man rợ này, đã có tên nào bị kết tội là “giết người” hay không ? !

KHÔNG! Chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta phải Rửa Hận cho Nước, phải giải hết những oán cừu cho những đồng bào nạn nhân khốn khổ ấy.

Chúng ta hãy lắng nghe những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh đã nói, phải nén những đau thương, nuốt những dòng nước mắt vào trong tim, để lo rửa thù cho nước, và trả hận cho đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Nước đã mất về tay của kẻ thù truyền kiếp là lũ giặc Tầu, thì chúng ta phải cùng nhau giành lại đất nước.

Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!

Huntington Beach, CA 92649,

Châu Văn Thịnh

 

Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài Gòn

From: Can [mailto:me….@gmail.com]

Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngày 30/04/1975 và không bao giờ, trước đó, chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ lên đầu Bà Mẹ Việt Nam.

Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quân tại vùng ngoại ô Sài Gòn, khu xa lộ Đại Hàn nối liền từ ngã tư Quân Vận (Trung tâm Huấn luyện Quang Trung) đến xa cảng Phú Lâm. Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phòng thủ dọc theo Quốc lộ 1 từ ngã tư Quân Vận đến ngã ba Bà Quẹo trong đêm 27/4/1975.

Thưa quý vị độc giả vì vài lý do riêng mà lý do chính vẫn là anh em đồng ngũ của chúng tôi, một số đông vẫn còn trong vòng kềm tỏa của bọn Cộng sản khát máu, vậy những tên tuổi trong cốt truyện này chỉ là tên giả cũng như tên của đơn vị chúng tôi xin được tạm quên, trong câu chuyện đầy đau thương thống khổ, cười ra, mà nước mắt lại là máu huyết của chúng tôi, vì chúng tôi tan hàng trong lúc địch quân đang bạt vía kinh hồn không hiểu chúng tôi đang ở đâu, không hiểu chúng tôi còn hay rã, nên bước chân vào Sài Gòn mà vẫn còn run rẫy. Nếu không được bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản chỉlối đưa đường thì chúng cũng chưa có hoàn hồn khi bước chân vào Dinh Độc Lập.
Và sau đó nhân loại đâu có ngờ được những sự dã man, tắm máu khô, khủng khiếp đang bao trùm lên dân tộc tôi, những đơn vị Mũ Đỏ, những đứa con chỉbiết sống chết cho vinh quang của đất nước, chết để bảo vệ Quê hương “QuêMẹ Việt Nam” đành phải gạt nước mắt tan hàng trong ngỡ ngàng, trong đau đớn tột cùng, trong tiếng cười khan pha lẫn máu bạn bè, đồng đội.

Với 15 Tiểu đoàn tác chiến (chắc có người lấy làm lạ): Vâng đúng như vậy, 15 Tiểu đoàn tác chiến, 4 Tiểu đoàn pháo binh, 4 Đại đội Trinh sát, 15 Đại đội đa năng với kỷ luật cao độ, tác phong đứng đắn, lúc nào cũng hiên ngang đùa giỡn với tử thần, và châm ngôn “Thân dân, bảo vệ dân và giúp đỡ dân” được chúng tôi ghi khắc trong tâm hòa khẩu hiệu “CỐ GẮNG” để hoàn thành mọi vấn đề khó khăn trầm trọng.

Chúng tôi không sao quên được những cánh tay gầy guộc của bà mẹ Trị Thiên đã ôm chúng tôi run run dâng lệ vì sung sướng khi thấy chúng tôi trở lại TrịThiên năm 1972. Các bà mẹ, các em gái đón chúng tôi tại đầu đường, không do chính quyền tổ chức mà do tình cảm của con người đối với con người: của các bà mẹ, của các em gái đón những đứa con yêu, những người anh can trường mang thân mình để bảo vệ đồng bào, quê hương đọa đầy. Ôi những em bé Huế dưới làn mưa đạn của quân thù đã đem đến cho chúng tôi những nắm cơm sấy trong biến cố Mậu Thân. Những vòng hoa chiến thắng của nữsinh Quảng Ngãi đã choàng cho chúng tôi trong dịp Xuân 1966 sau Liên Kết 81, miền Trung đậm đà, miền Nam thương yêu, ở bất cứ chiến trường nào chúng tôi cũng tôn trọng kỷ luật của Quân đội và kỷ luật sắt thép của Binh chủng là phải tôn trọng dân được dân mến, dân thương thì chiến thắng quân thù chỉ còn là bước chân nhẹ nhàng để đón nhận vinh quang. Tại những vùng tiền tuyến, đi đâu dân cũng mến, dân cũng thương đoàn quân Mũ Đỏ.

Tại chiến trường cam go Quy Nhơn, Bình Định đoàn quân nào ngoại quốc tới đó cũng khựng lại, nhưng đoàn quân Mũ Đỏ dễ dàng lấn chiếm các mật khu mà chúng tự cho là đời đời bền vững. Tại miền Đông chiến khu D, tam giác sắt trở thành những vùng quang đãng, thanh bình sau khi những cánh Thiên Thần lướt qua. Tại miền Tây Cầu Kè đến U Minh, Đông Tháp, nơi nào ngập lụt, nơi nào khó khăn nhất, chúng tôi ít nhất cũng qua đó một lần trong vinh quang.

Vậy mà năm 1975, chúng tôi phải tan hàng, phải tù tội phải chịu đựng mọi sự trả thù thấp hèn, đốn mạt dã man mà loài người không tưởng tượng nổi. Chúng tôi không một oán hờn với những người lầm đường lạc lối, nhưng nay đã thức tỉnh. Chúng tôi không một ngạo mạn với những bạn bè cùng chung chí hướng, những ân tình của dân chúng đã vun đắp chúng tôi thành một ý chí sắt đá nguyện đem tấm thân còn lại trở về quê hương.
Xin hãy đừng vơ đũa cả nắm, xin hãy dành một ý niệm tốt cho những thanh niên miền Nam Việt Nam, những người đã dâng hiến cả cuộc đời thanh xuân của mình cho Quốc gia Dân tộc, quyết không bao giờ lừa dối, man trá được. Xin hãy dùng tất cả mánh lới thủ đoạn, dù lớn hay nhỏ, dù hời hợt hay sâu xa cho quân thù. Xin linh hồn bạn bè hãy soi sáng cho đường đi lối về của những người con yêu của đất nước, xin hãy bỏ bớt những trò múa may quay cuồng, để gồm thâu tình nghĩa gần lại với quê hương dân tộc, xin hãy lấy tâm gan cộng tác với nhau, xin đừng dèm pha xấu xa, con đường trở về Thiên nan, vạn nan, đầy dẫy những chướng ngại của quân thù. Xin đừng giúp quân thù cài thêm chướng ngại cho chiến hữu, bạn bè.

Ðâu Là Sự Thật

DOAN VU

Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).

Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…

Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v.. xin vui lòng giải thích giùm:

1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số hơn 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi!
Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??

Đồng bào Hà Nội leo lên xe lửa để chạy vào Nam sau khi cộng sản chiếm đóng Hà nội 1954

Đồng bào miền Bắc trong đêm tối đào thoát ra biển để mong được cứu vớt.

2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?

3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?
Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này: http://en.wikipedia.org/wiki/Boat_people
Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 – 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền Nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Nhưng sự việc xảy ra thì trái ngược:

(QUYẾT KHÔNG VỀ VỚI CỘNG SẢN, THÀ CHẾT Ở MIỀN NAM)

Du sinh miền Bắc xin tị nạn cộng sản ngay khi đến phi trường Manila1966
Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp”?

Làn sóng đồng bào miền Bắc vượt biên sau 1975
Đồng bào miền Bắc vượt biên sau 1975
Bia Đài tưởng niệm những đồng bào chết trên đường vượt biển bị Cộng sản Việt Nam cho người đập phá.
Tết Mậu Thân 1968
Đài tưởng niệm,Bia khắc tên những nạn nhân bị Việt cộng thảm sát tại KHE ĐÁ MÀI Huế 1968
Đã bị CS đập phá cũng như tất cả những nghĩa trang chôn tập thể ở Huế ngay từ những ngày đầu 30 tháng 4 1975

Nghĩa trang Quân Đôi Biên Hòa

Các bia mộ bị đập bể sứt , bị đục thẳng bằng búa bằng đinh vào mắt, vào mặt, vào đầu di ảnh của người quá cố.

(… Không có lý do gì !? Cũng là người Việt mà thù ,hận nhau …)
4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam?

Phụ nữ VN cởi truồng để được tuyển chọn làm ” vợ “Đài loan, Hàn quốc, Trung quốc…

Phụ nữ Việt Nam kết hôn xếp hàng xin Visa trước Lãnh sự Hàn Quốc

Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam?

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung Du học sinh đậu Ưu hạngTin học, ngay sau khi xin trở về quê hương, được “trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự?!!!!
Và được phát “bằng khen” trên báo
http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/07/3BA10F5A/

5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam?

6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá.
Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960 ?
Quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam bắt đầu năm 1965
Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960 ?

http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/au-la-su-that.html

Bàn ra tán vào (1)
DOAN VU
Cau hoi”dau la su that”,thi cau tra loi:”CAU HOI,DA LA CAU TRA LOI CHO CHAU ROI DO”.Diem can ban,nguoi hoi hay cac the he sau 1975 co dam thang than xac nhan nhung dieu ho da nhin,da nghe,va da tu tim hieu tren tat ca cac Phuong tien tren toan the gioi.Va sau khi da biet DAU LA SU THAT,nhung nguoi tuoi tre,RUONG COT CUA QUOC GIA da lam gi? hay la tim hieu roi de do??? HAY CAN DAM DUNG LEN CAC THE HE TRE,XOA TAN DI NHUNG GIAN DOI-DAY DOA-AC DOC,de SU THAT duoc to rang tren que huong dat nuoc VIET-NAM.”AI CHIEN THANG ma KHONG HE CHIEN BAI?”DUNG LEN,cac Phu Dong THien Vuong,TO QUOC DANG TRONG CHO CAC BAN.THAN MEN.

Bài viết cực kỳ can đảm của LM Nguyễn Duy Tân, giáo xứ Thọ Hòa , Đồng Nai

Linh Mục NGUYỄN DUY TÂN
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.
 
1. Thuở bé, mỗi khi đêm về, mà nghe tiếng súng: kắc kục; kắc kục… thì hãi lắm.
Mẹ tôi bảo: Việt Cộng về làng rồi đấy! con phải đóng cửa chuồng gà cho chắc, nếu ai kêu cửa thì không được mở nghe chưa!
Cũng may, nhà tôi có dán câu thần chú trên cửa: “VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, HÒA BÌNH SẼ ĐẾN NGAY”. Cho nên Việt Cộng không dám bén mảng đến nhà tôi bao giờ.
Tôi rất ước ao VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, để cho HÒA BÌNH HIỂN TRỊ.
Tôi mong ước HÒA BÌNH biết là dường nào!

2. Lớn lên, mỗi khi nhận được giấy mời của Công An Đồng Nai PA88… thì hãi lắm (Chuyện cách đây 4 năm rồi, nhưng vẫn còn hãi).
Tôi phải làm việc với họ từ sáng tới chiều, phải bỏ cả lễ lậy.
Máy camera quay liên tục, thỉnh thoảng máy chụp hình lại chớp chớp. Tôi ngồi ở giữa phòng, có lúc dăm bảy “đồng chí” đứng xung quanh, làm thằng bé sợ, teo hết cả …linh hồn .

Hãi nhất là, có một “đ/c” nói với tôi: “Bánh xe lịch sử nó cứ quay, nếu anh mà không theo, thì sẽ bị bánh xe nghiền nát” (tôi hiểu là: VN sẽ tiến lên CNXH nếu anh không theo, thì anh sẽ bị nghiền nát).

Là Linh mục, tôi rao giảng một lối sống YÊU THƯƠNG, tôi tôn trọng mạng sống của mọi người, và không muốn ai đe dọa mạng sống tôi.
Tôi mong ước NHÂN QUYỀN biết là dường nào!
.
3. Năm nay, lên 47 tuổi, tôi chưa một lần nào được đi BẦU CỬ chính quyền các cấp (ấp, xã, huyện, tỉnh, trung ương).
Không phải vì tôi không quan tâm đến chính chị chính em gì, nhưng vì mỗi lần có đợt bầu cử, tôi lại gọi điện về nhà nhờ mẹ đi bầu dùm, và bầu ai cũng được, vì việc bầu cử của Nhà Sản chỉ là hình thức.
Năm nay, tôi mới được nhập hộ khẩu vào xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc.
Tôi cảm thấy thèm khát được đi bầu cử biết bao. Tôi mong ước, cực kỳ mong ước, VN ta được tiến bộ như Campuchia, việc bầu cử có Liên Hiệp Quốc giám sát.
Lúc đó, tôi sẽ rất hãnh diện và hạnh phúc vô cùng, nếu được cầm lá phiếu đi bầu vị đại diện cho Dân Tộc lãnh đạo Đất Nước.
Tôi mong ước được quyền BẦU CỬ biết là dường nào!
4. Hôm Tuần Thánh, tôi nhận được tin nhắn của cha Tin Vui hỏi ý: “Nhân dịp 30/4, cha có muốn chia sẻ gì với tư cách là Linh mục Công Giáo không?”.
-Vâng. Con cũng muốn phát biểu vài điều cảm nghĩ về “sự kiện ba mươi tháng tư”; nhưng chả dám, sợ bị “nhập kho”.
Sống dưới triều nhà Sản, thì chả ai dám nói thật, kể cả các Linh mục và Giám mục. Vì nói thật thì mất lòng, và mất bổng lộc.
Tôi đành phải mượn hình ảnh “ngày Thứ Sáu Tuần Thánh” để nói về “ngày Ba Mươi Tháng Tư”.
Tôi mong ước được quyền NÓI SỰ THẬT biết là dường nào!
5. SỰ KIỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH:
– Cách đây 2.000 năm rồi, các trưởng tế và luật sĩ đã bắt nộp Đức Giêsu cho quan Philato xét xử.
Sự kiện XÉT XỬ, KẾT ÁN, VÀ XỬ TỬ Đức Giêsu. Người có quyền chức thì bạo tàn gian ác vì ganh ghét . Chúng hò hét : “Giết! Giết! Giết! Đóng đinh nó vào thập giá”. Những người lương thiện thì im lặng hoặc dửng dưng. Quan Philatô thì bán rẻ lương tâm , vì phải chiều theo những kẻ quyền thế .
– Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
DỐI TRÁ đã chiến thắng CHÂN THẬT,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
.
* So sánh với “Sự kiện Ba Mươi Tháng Tư”:
Với sự trợ giúp súng AK, B40 của Satan, thì kẻ ác đã tăng thêm sức mạnh. Chúng bất tuân các hiệp định đình chiến (Paris 1973), chúng bắn phá, giết chóc, cướp bóc, gây bao đau thương.
Và rồi CÁI ÁC đã chiến thắng.
– Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
ĐỘC TÀI đã chiến thắng DÂN CHỦ ,
ĐỘC ÁC đã chiến thắng NHÂN QUYỀN,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
– Đang khi đó, thì những người Tây Đức và Nam Hàn họ vẫn đứng vững , nghĩa là cái ác vẫn không thắng được cái thiện .
.
6. THỨ BẨY TUẦN THÁNH:
– Thời gian 40 năm qua (1975-2015), ví như thời gian Chúa Giêsu bị mai táng trong mồ. Thời gian đủ để cho con người VN hiểu rõ Cộng Sản là gì?
– 40 năm qua, tôi đã từng trải nghiệm, thời kỳ tủi nhục của Dân tộc: đói khát, nghèo hèn, nhục nhã… đạo đức, văn hóa, xã hội suy đồi. Người VN phải đi làm nô dâm, nô dịch cho khắp cả thế giới.
.
7. NGÀY PHỤC SINH DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
– Ngày nay, có khoảng 4 triệu người Việt sống lưu vong vì chạy trốn Cộng Sản. Có khoảng 500,000 người đi xuất khẩu lao động, và khoảng 150,000 Du học sinh. Họ đã biết Dân chủ là gì, và Cộng Sản là gì?
– Với sự phát triển của internet, kẻ ác không thể che đậy và bưng bít được nữa.
– Tôi tin tưởng, chắc chắn rằng: VN sẽ PHỤC SINH.
– Ngày đó: CÁI THIỆN sẽ chiến thắng CÁI ÁC,
YÊU THƯƠNG sẽ chiến thắng HẬN THÙ,
DÂN CHỦ sẽ chiến thắng ĐỘC TÀI,
NHÂN QUYỀN sẽ chiến thắng ĐỘC ÁC,
CÔNG LÝ sẽ chiến thắng GIAN TÀ,
HÒA BÌNH sẽ chiến thắng BẠO LỰC.
– Ngày đó Dân Tộc VN sẽ được hưởng một nền DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, hòa bình và thịnh vượng. Ngày đó 4 triệu dân sẽ quay trở về xây dựng lại Quê Hương.
.
***
NÓI TÓM LẠI:
“Sự kiện Thứ Sáu Tuần Thánh” là sự kiện CÁI ÁC CHIẾN THẮNG CÁI THIỆN nhưng chỉ là tạm thời, chóng qua.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, NGÀY PHỤC SINH CỦA DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
.
Thọ Hòa ngày 11-4-2015
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.

Tôi Yêu Lá Cờ Vàng

Kính thưa Quý Vị

Trong nhà có 5 cây cờ Vàng ở 3 nơi: phòng khách, phòng giải trí, phòng học thì 3 lá cờ. Trên nóc nhà thì có cờ Vàng. Xe thì có 2: một ở kiếng sau xe, một ở kiếng trước cho mọi người thấy. Lá cờ Quốc Gia VNCH đã theo vận nước từ năm 1975 nhưng ở đâu có người Việt, ở đó có cờ Vàng. Cá nhân tôi từng hạ cờ VC ở những văn phòng, trường học, trung tâm giữ trẻ đồng thời mỗi lần hạ là mỗi lần cờ Vàng được treo lên, như ở trung tâm giải trí có số người thăm viếng đông đảo nhất nước Úc – Gold Coast. Trường tiểu học với hơn 200 lá cờ Vàng trong ngày lễ sống vui vẻ hòa đồng, Harmony Day. Đó chỉ là vài trong nhiều trường hợp hạ cờ đỏ vương cao cờ Vàng tại Brisbane.

Từ lúc sinh ra đời, 18 năm dưới chế độ VC, tôi không thấy lá cờ VNCH, chỉ thấy trong 1 vài hình ảnh năm xưa của gia đình còn sót lại sau ngày đen tối 30/4. Từ khi vưọt biển tới Thái Lan, tôi thấy cờ Vàng trong các buổi lễ trong trại tị nạn và như trong tiềm thức của tôi, đó là lá cờ của tôi của đồng bào miền Nam
Chắc chắn, tôi không là lính, tôi không bị thương hay sống sót vì nhiệm vụ bảo vệ ngọn cờ được cắm lại trong vùng bị chiếm, tôi sẽ không được đặc quyền phủ cờ khi chết, tôi không được cái niềm vinh hạnh Tổ Quốc Ghi Ơn nhưng không có nghĩa là tôi không được quyền yêu lá cờ Vàng của tôi, không có nghĩa là tôi không được quấn xác bằng lá cờ Vàng của tôi khi tôi chết.

Tôi viết những dòng chữ này như một di nguyện, nếu chẳng may tôi có chết vì bất cứ lý do gì tôi muốn lá cờ Vàng sẽ quấn xác tôi. Vì:

1. Tôi yêu lá cờ Vàng, với tôi là vật thiêng liêng. Sống: nâng niu tôn kính, chết: mang theo. Lá cờ này không của riêng ai. Có nhiệm vụ truyền lại cho con cháu.

2. Đó là lá cờ tôi đã tranh đấu, thuyết phục để các cơ quan văn phòng trường học treo lá cờ này nếu có những sinh hoạt liên quan đến người Việt hải ngoại.

3. Tôi tranh đấu để giương cao biểu tượng cờ Vàng, tôi quảng bá cờ Vàng đến chính phủ Úc, ( ở cả 3 cấp chính phủ Úc tôi đã trao tận tay bà Julia Gillard lúc đó là đương kim Thủ Tướng Úc đã tiếp nhận, đến ông Chủ Tịch Quốc Hội Tiểu Bang Queensland, đến Nghị Viên Milton Dick)

4. Tôi không là lính VNCH, tôi tôn trọng lễ nghi quân cách nhưng điều đó không áp dụng cho tôi. Tôi muốn được quấn xác phủ cờ vì tôi là con dân VNCH.

5. Tôi đã mất Tổ Quốc, thân xác tôi không được chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá cờ quấn xác tôi, phủ quan tài của tôi như thể tôi được ôm trong vòng tay của đất mẹ, hoàn toàn không phải vì Lễ Nghi Quân Cách.
Đây cũng là lời cảnh báo đến những người độc đoán. Tôi tôn trọng ước nguyện, nguyên tắc của những người đó không có nghĩa là tôi không được mãn nguyện hoài bão của tôi. Lễ Nghi Quân cách của các vị, xin các vị cứ giữ lấy, tôi sẽ trân trọng. Ước nguyện, hoài bão của tôi, tôi phải được. Không một ai có thể lấy cờ Vàng ra khỏi tôi từ thể xác đến tinh thần. Không ai có quyền cấm cản xương cốt của tôi được hòa tan theo lá cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi lập lại 1 lần nữa: tôi đã mất Tổ Quốc, thân xác tôi không được chôn trong lòng đất mẹ, lá cờ Vàng là đất mẹ của tôi, vì vậy tôi muốn lá cờ Vàng quấn xác tôi, phủ quan tài của tôi như thể tôi được ôm trong vòng tay của đất mẹ.

Kính

Tuan Le

Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh

Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.

***

Tôi thức dậy khi tiếng chim hót ríu rít thật vui tai trên rặng cây cao ở khu rừng thông bên cạnh nhà. Sáng thứ sáu, ngày cuối tuần vui vẻ, tôi mang tâm trạng vui tươi đó khi diện chiếc quần jean và cái áo trắng model hết cở để đi làm. Trong tuần, chỉ có ngày thứ sáu là được tự do mặc jean thoải mái, khác với những ngày đầu tuần, lúc nào cũng phải dress up nghiêm túc, lịch sự để gặp gỡ, làm việc với khách hàng. Khách hàng là … thượng đế nên mình không được ăn mặc lè phè.

Tôi thật may mắn được làm việc với ông Sếp rất dễ thương, không hề biết làm khó dễ nhân viên là gì.

Kể từ dạo công ty tôi làm mở mang thêm mấy dãy lầu, sân bãi đậu xe cũng được nới rộng ra. May quá, văn phòng của Sếp phải dời sang building khác để thuận tiện cho ông trong việc họp hành, giao tiếp với khách hàng hay gặp gỡ các Sếp lớn. Tôi được đưa sang làm ở phòng film, cách văn phòng của Sếp một dãy cơ xưởng lớn. Một mình một cõi, cả tháng chưa thấy mặt Sếp, khi có chuyện gì cần dặn dò, trao đổi thì Sếp điều khiển từ xa, qua mấy cái email là xong.

Công việc trôi chảy nhịp nhàng như thế, tính ra cũng xấp xỉ hai mươi năm rồi, tôi chưa hề bị khiển trách, thỉnh thoảng còn được khen thưởng. Là người phụ nữ da vàng duy nhất của bộphận Proof- Reading (Đọc bản vẽ) tôi nhận được khá nhiều ưu tiên từ Sếp so với các đồng nghiệp khác màu da, khác màu mắt. Thích nhất là giờ giấc làm việc thật thoải mái. Thay vì mỗi ngày làm tám tiếng, năm ngày một tuần đi đi về về, tôi đã xin làm rút gọn trong bốn ngày, mười tiếng một ngày với lý do nhà xa, mà thật ra là để đở “hao xăng” và lại có thêm được một ngày nghĩ, tha hồ mà lang thang lên trang web … buôn dưa leo với mấy “bà tám”. Giờ có mặt ở bàn làm việc của tôi cũng chẳng bó buộc, tôi không sợ bị đi trễ, không bị áp lực trong công việc và giờ giấc. Tôi biết đó là những ưu đãi trong nghề nghiệp mà không phải ai ước là cũng có được. Đường công danh của tôi, tuy không đạt đến đỉnh như bao người với quyền cao chức trọng, nhưng đó là một công việc tôi yêu thích, với đồng lương xứng đáng so với khả năng và tuổi tác của mình.

Lòng hân hoan, thơ thới, tôi lái xe đi qua con đường quen thuộc mà tôi đã đi lại nhiều năm. Buổi sáng sớm, đường phố chưa tấp nập lắm, sương mai còn phủ lờ mờ khiến cảnh vật thật huyền ảo, mùi cỏ mới cắt dịu dàng, thoang thoảng làm tôi ngất ngây. Tôi vặn lớn volume của CD trong xe, lắng nghe âm thanh tiếng nhạc dạo … “… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …”(TCS) …nghe có lý lắm! Bỗng nhìn lên kiếng chiếu hậu, ánh đèn màu xanh biếc đang chớp chớp, xoay xoay … Chết cha rồi, cảnh sát! Tôi bình tĩnh đưa tay tắt nhạc, cẩn thận lái xe thêm một đoạn, tìm cách tấp vào một khu shopping bên phải, tắt máy xe và chờ đợi. Chiếc xe cảnh sát nối đuôi tôi, cũng tấp vào phía sau. Mấy phút sau, một viên cảnh sát người Mỹ trắng cao to với hàm râu xồm xoàm làm khuôn mặt thêm phần oai vệ, nếu tôi không muốn nói là dữ tợn:

– Chào bà buổi sáng, vui lòng cho tôi xem bằng lái xe và giấy bảo hiểm.

Tôi lấy bằng lái xe ra trình. Hắn lịch sự:

– Cám ơn quí bà

Rồi đi về phía xe của hắn, đang còn chớp đèn đàng sau. Tôi ngồi yên trong xe mình, cũng chưa rõ mình bị stop vì lý do gì… có lẻ chạy quá tốc độ cho phép?

… Không, tôi đâu có nôn nóng gì trên đường đi làm, bao nhiêu năm lái xe tôi chưa hề bị phạt về vụ này mà! Đang toan tính kiếm vài câu xã giao năn nỉ nếu bị hắn phạt quá nặng vì một tội vô cớ nào đó. Cảnh sát mà, họ làm tiền cho ngân sách chính phủ nên tôi đành chấp nhận một cách … lạc quan! Viên cảnh sát trở lại, hỏi tôi:

– Xin bà vui lòng cho tôi biết, tốc độ cho phép của đoạn đường bà đang lái xe, thưa bà!

Trời ơi, gì chớ bài học này, con số 45 miles nằm chình ình trên tấm bản nhỏ phía lề phải, dựng rải rác trên lề đường, có nhắm mắt tôi cũng nằm lòng mà, tuy vậy tôi cũng nhỏ nhẻ, lịch sự:

– Thưa ông, tốc độ cho phép là 45 miles một giờ.

Viên cảnh sát hỏi tiếp:

– Thưa bà, vậy vừa rồi bà đang chạy với tốc độ là bao nhiêu?

Tôi e dè:

– Tốc độ của tôi lúc nãy chừng 50 miles (tôi biết chắc, đây là con số … có thể tha thứ)

Viên cảnh sát nhìn tôi:

– Thưa bà, bà đã chạy với tốc độ 70 miles một giờ …

Tôi xây xẩm mặt mày, không lắng nghe hắn nói lải nhải gì thêm về luật giao thông … Tôi biết, một khi cảnh sát đã phán là y như tòa án phán, không kiện thưa làm gì cho tốn công mà còn phải trả lệ phí toà án. Nó nói mình chạy 70 miles? Cũng có thể lắm, khi vừa lái xe mà vừa nghe nhạc xập xình, có thể đầu óc hưng phấn nên lở trớn … Tôi thầm tính toán, với tốc độvượt mức cao nghệu như thế, tôi phải chi ra bao nhiêu tiền để đóng phạt cho lần này, chi phí này chúng tôi vẫn gọi đùa là…tiền ngu!

Viên cảnh sát lải nhải một hồi, ông ta trả lại tôi cái bằng lái xe và tấm thẻ bảo hiểm xe. Tôi nhìn đôi mắt màu xanh lá cây biêng biếc của hắn và nghĩ đến những tờ đô la cũng màu xanh như thế phải chi ra một cách oan uổng. Vẫn chưa thấy tờ biên lai phạt màu vàng, không biết hắn xác định tội trạng của mình như thế nào đây, tôi nghe ông tiếp:

– Bà đã chạy quá nhanh trên đoạn đường vắng vẻ này, rất nguy hiểm cho bà.

– Vâng, thưa ông, tôi biết!

– Bà nên luôn nhớ rằng, lúc nào tôi cũng chạy xe sau lưng bà, cẩn thận nhé!

Tôi rủa thầm trong bụng, quái, hắn muốn gì đây mà lên giọng hăm dọa phụ nữ? Cảm giác bực bội len lỏi vào tâm trí.

– Tạm biệt bà, chúc bà một ngày tốt lành!

Ôngta nói xong, đưa bàn tay lông lá ra bắt tay tôi rồi quay lưng đi, không kịp nhận ở tôi một lời cám ơn… giả dối!

Tôi kiểm soát lại một lần nữa giấy tờ của mình, nhìn quanh chỗ ngồi trong xe, không có gì rơi rớt. Tôi mở cửa xe bước ra ngoài cẩn thận xem xét, mọi thứ đều OK. Tôi nổ máy xe, lái khỏang năm phút là đến cổng công ty, tâm trạng vẫn còn hoang mang.

Lấy chìa khóa mở cửa phòng, việc đầu tiên tôi làm là lục bóp xem lại giấy tờ. Vẫn không thấy tờ giấy phạt ở đâu để biết ngày nào là hết hạn đóng phạt. Có một người đồng sự mang hồ sơđến giao, hắn hỏi bâng quơ vài câu, tôi vui miệng kể cho hắn nghe sự việc xảy ra sáng nay. Hắn cười lớn:

– Vậy là chị được tha rồi. Hôm nay chị diện đẹp quá, một ngày may mắn cho chị đó!

Tôi nghe và vẫn không tin đó là sự thật, dễ gì tên cảnh sát râu xồm lại bỏ qua một cách vô lý khi hắn đã ngăm nghe là tôi chạy quá tốc độ khủng khiếp như thế.

Khoảng chín giờ sáng, Sếp tôi đi họp, tiện đường ông đem một số dụng cụ văn phòng đến giao cho tay thư ký trong phòng tôi. Có lẻ khuôn mặt tôi đang còn băn khoăn nên Sếp hỏi:

– Chào cô, mọi chuyện đều tốt chứ, tôi có thể giúp gì cho cô hôm nay không?

Tôi kể lại chuyện gặp cảnh sát sáng nay và chờ ở Sếp một lời an ủi vì mới sáng sớm đã bị … hao tài. Ông Sếp hỏi tới hỏi lui:

– Cô chắc là ông ta chỉ trả lại giấy tờ chứ không bắt cô ký giấy phạt chứ?

– Tôi chắc, không ký giấy gì cả.

Vậy là cô được tha rồi, may mắn quá! Nếu không, giá chót là cô phải tốn hai trăm đồng cho lần phạt này. Hôm nay chắc tên cảnh sát đó có chuyện vui nên dễ dãi đó, lấn sau cẩn thận nhé!

Tôi vẫn còn bán tin bán nghi, không thể nào tin vào vận đỏ hôm nay. Cho đến ngày hôm sau …

…Trưa thứ bảy, tôi được phép đi ra ngoài ăn trưa vì căng tin đóng cửa. Vốn không thích những thức ăn nhanh của Mỹ nên bất đắc dĩ lắm tôi đành phải ghé vào một cửa hàng ăn vội đỉa salad. Trong khi đang chờ lấy order…

– Xin lỗi bà, cho phép tôi ngồi ghế này được không?

Tôi ngước mắt nhìn, một ông Mỹ đang đứng cạnh bàn tôi và … chính xác là hắn đang hỏi tôi.

Tôi trả lời như một cái máy:

– Được, xin ông cứ tự nhiên

Người đàn ông ngồi xuống, rất thân thiện:

– Chào bà, khỏe chứ!

– Cám ơn ông, tôi cũng thường. Ông khỏe không?

– Cám ơn bà. Nhà bà ở gần đây sao?

– Công ty tôi làm cách đây chừng 5 phút, thưa ông.

Tôi trả lời rất thờ ơ, người đàn ông vẫn nhìn tôi:

– Bà thật không nhận ra tôi hay sao, bà Nguyễn?

Câu hỏi của người đàn ông làm tôi giật mình. Tôi hơi sửng sốt rồi tự hỏi mình, quái, quen biết ở đâu? Sao hắn biết mình họ Nguyễn? Có thể quen mặt vì gặp nhau trong công ty hàng ngày. Tôi dò hỏi:

– Xin lỗi, ông cũng làm ở SGI Inc, phải không?

Người đàn ông cười:

– Bà không nhớ chúng ta mới gặp nhau hôm qua hay sao?

Lúc này tôi mới mở to mắt nhìn, Ah, đôi mắt “màu xanh đô la” và … hàm râu …  Thì ra hôm nay viên cảnh sát mặc thường phục nên tôi không thể nào nhìn ra được người đã stop tôi sáng hôm qua. Tôi tỏ vẻ ân hận:

– À, thật đáng tiếc, chào ông …

Có tiếng người phục vụ gọi tôi lấy thức ăn, người đàn ông đứng lên đi theo:

– Để tôi giúp bà.

Người đàn ông đến quày giúp tôi lấy thức ăn và nhận luôn phần ăn của ông ta bưng về bàn. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa. Tôi vừa dùng đĩa salad của mình vừa lắng nghe. Nét mặt người đàn ông có vẻ bùi ngùi, ông ta nói thật chậm, giọng kể lể, câu chuyện của ông đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

– … Ba tôi là một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, đã từng tham dự cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhiều năm. Mẹ tôi nói Việt Nam ở xa lắm, bên kia bờ đại dương.  Ngày Ba tôi rời gia đình thì tôi mới năm tuổi, ông đi … và đi mãi không về. Mẹ tôi vật vả, oán hờn cái đất nước bên kia bờ đại dương đã nuốt trọn hình hài của ba tôi. Vì sau nhiều đợt kiếm tìm đều trở về trong thất vọng, thân xác ba tôi vẫn còn nằm lại đâu đó, trong một khu rừng già nhiệt đới hay đã tan tành dưới đạn bom vô tình năm xưa. Từ đó, mẹ tôi ghét cay đắng những con người từ cái xứ sởđã cướp đi người bà yêu thương. Khi những đoàn người Việt Nam di dân sang đây ồ ạt, bà dạy tôi không được giao tiếp với những đứa bạn mang dòng họ Nguyễn. Theo sự tìm hiểu của bà, đó là dòng họ lớn nhất của người Việt Nam. Tôi không biết mẹ tôi đúng hay sai, nhưng tôi hiểu là tôi nên làm mẹ vui lòng. Cho đến một ngày … năm năm trước đây, mẹ tôi bị đau thận, cả hai quả thận của bà đều không còn hoạt động được bao lâu nữa. Bà mỏi mòn chờ một trái thận “từ thiện” thích hợp để kéo dài đời sống. Và … như một định mệnh, hay nói đúng ra là một sự đền bù được Thượng Đế sắp đặt, một phụ nữ bị tai nạn xe hơi qua đời, trong bằng lái xe có dấu hiệu sẵn lòng hiến dâng cả hai trái thận. Mẹ tôi may mắn được ghép một trái thận từ người phụ nữ nào đó, mang họ Nguyễn, cái họ khắc nghiệt mà bà căm ghét từ lâu. Chúng tôi không được phép biết tên vị ân nhân đó, chỉ biết đó là một bà họ Nguyễn … Thưa bà … mẹ tôi nay sống khỏe mạnh phần đời còn lại với một trái thận mang họ Nguyễn, … như họ của bà đây.

Người đàn ông có đôi mắt xanh biếc ngưng một lát, ông ta nhìn tôi … và tiếp:

– …Sáng hôm qua tôi đã nhìn thấy trong bằng lái xe của bà dòng chữ màu đỏ ORGAN DONOR (Hiến Dâng Nội Tạng), bà Nguyễn … thật cám ơn bà. Xin thay mặt mẹ tôi, thật cám ơn những trái tim nhân ái đến từ bên kia bờ đại dương.

… Nước mắt ướt nhoè khuôn mặt khi tôi nghe lời cám ơn rất trân trọng của người đàn ông. Trong khi thân xác bao người như cha anh và đồng đội của ông đang còn nằm lại trên quê hương tôi. Mấy mươi năm qua rồi, tôi làm sao dám nhận ở anh lời cám ơn hôm nay. Nhưng qua câu chuyện của người đàn ông vừa kể, quả thận được hiến dâng của người phụ nữ họNguyễn nào đã cứu được mạng sống của mẹ anh, người đàn bà khác chủng tộc, không quen biết cũng là một hóa giải cho bao ưu phiền bấy lâu. Tôi nghe mà mừng.

Chia tay người đàn ông, tôi nhận được thêm ở ông lời cầu chúc:

– Chúa sẽ ban phước lành cho bà!

– Cám ơn ông!

Tôi chào ông trở về nơi làm việc. Giữa trưa, bầu trời xanh thẫm, vài cụm mây trắng lang thang trên cao, tia nắng mùa hè xuyên qua cành lá, rơi xuống sân bãi đậu xe. Gió đưa nhẹ cành cây làm bóng nắng lung linh nhảy múa. Tôi bước vào công ty, những bước chân như reo vui.

… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …*  (Ca từ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Ông nào muốn đạp xích lô ?

Peter Tran


Năm đời chồng vẫn còn din.
Nếu đi bước nữa em tìm Xích lô.

Một cô gái công tác ở Tổng cục chính trị. Sau khi ra tòa ly dị đời chồng thứ năm, cô đề nghị tòa xác nhận cho cô vẫn còn… “Din”. Tòa yêu cầu lý do thì cô òa lên khóc và nói :
– Em khổ lắm ! Mang tiếng là có năm đời chồng nhưng em có được cái nào đâu. Đời chồng thứ nhất của em là anh cán bộ tuyên huấn “Nói mà không làm”. Đời chồng thứ hai là anh cán bộ kế hoạch “Vạch ra mà không thực hiện”. Chồng thứ ba của em là anh cán bộ bảo tàng “Không được sờ vào hiện vật”. Đời chồng thứ tư là anh cán bộ bảo mật lúc nào cũng “Niêm phong chặt chẽ”. Rút kinh nghiệm bốn đời chồng trước, xem phim hình sự em thấy các anh hình sự là những con người của hành động vì vậy đời chồng thứ năm em quyết định lấy anh cán bộ hình sự. Tưởng ngon, nào ngờ tránh vỏ dưa lại gặp phải vỏ dừa. Em lại gặp phải anh “Giữ nguyên hiện trường”. Thế là đã 5 lần kết hôn mà em vẫn còn din. Nghe đương sự trình bày tòa chấp nhận lời đề nghị hợp lý đó nhưng hỏi thêm : Nếu phải đi bước nữa thì đương sự sẽ chọn đối tượng nào? Lập tức cô gái trả lời :
– Lần này là em sẽ lấy anh đạp xích lô vì cứ lên là anh ấy …đạp.

Có mắt như mù !

Một người bạn là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo , giúp họ nhìn thấy ánh sáng .
Tính cho đến nay , chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm , đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt .
Hôm nay tình cờ gặp bạn , tôi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có ghi nhận lại được chuyện gì không ?
Anh bạn cười nói ” Nhiều lắm , nhất là khi lên mấy vùng cao vùng xa , thấy người dân khổ ghê lắm ! Nhưng trớ trêu nhất là mình mổ mắt cho họ xong , mắt sáng rồi nhưng vẫn như mù ! ”

tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy , thì anh bạn ngồi xuống kể . Anh nói mấy lần đi Việt Nam, lần nào đoàn mổ xong cũng có 1 buổi liên hoan giữa nhân viên của đoàn và bệnh nhân , để trao đổi và ăn mừng . Anh kể nói chuyện với người dân , họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng , nhưng họ lại luôn miệng cám ơn đảng cám ơn nhà nước ! Một ông cụ còn nói nhờ ơn đảng và nhà nước tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam !!!!

Thực tế là các bác sĩ của đoàn đều là tình nguyện , không chỉ bỏ công sức thời gian mà còn bỏ tiền túi ra để đến Việt Nam mổ mắt miễn phí , tiền thuốc men dụng cụ đều do người dân Úc quyên góp hỗ trợ cho đoàn , đảng và nhà nước CSVN chẳng bỏ ra đồng xu nào , còn thường xuyên ăn bớt , ăn gian tiền thuốc men và làm giả danh sách bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng nữa ! >:(

Anh bạn nói thống kê của chương trình cho thấy 25 năm qua tình trạng sức khỏe và nhãn khoa của Việt Nam chẳng có gì khởi sắc .
25 năm vẫn thấy ngần ấy người nghèo , vẫn thấy ngần ấy người mù , mổ xong vẫn ơn đảng ơn nhà nước , chỉ có cán bộ ra đón đoàn là thấy ngày càng mập ra và đi xe xịn hơn trước !!

Ôi ! Dân tôi là thế đó , có mắt vẫn như mù , vì bị đảng và nhà nước bưng bít nhồi sọ . Chỉ có ai lên FB và chịu khó đọc bài của “phản động” thì mới thực sự sáng mắt mà thôi ! Hèn gì mà nó cho tiến xĩ đề xướng đổi chữ viết (như chư Tàu), đổi xong dân Việt Nam có lên mạng cũng hết đọc được bài viết hàng chục năm nay của “đám phản động” thì cho dù có được mổ mắt cũng chẳng sáng ra thêm được tí nào !!  huhuhu!
.
Anna Queen PD 

ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN – TA LÀ AI ?

Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ.
Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội , đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.

April 29, 2017

o
Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản VN, thì tôi nói thật, hận thù đó không nguôi được.

Vì sao ư? Vì quá nhục.


Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.


Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.


Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội , đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.

 

Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta.


Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao? Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK-47 giấu trong bờ ruộng.

 

Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.
Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt…


Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.


Ta là ai? Ta là đảng cộng sản VN. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.


Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù ( nhân dân ) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn như thế nào!


Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này.


Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt.

 

 Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.


— CHÚC TRẦN. —
Mai Anh chuyển

MÓN HÀNG… “ĐÀN BÀ VIỆT NAM” !!

Một bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẫn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại.
Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam sống dưới chế độ của người Việt cộng. Chúng ta hãy nhìn lại, ngoài Chế Độ Cộng Sản thì chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ tàn mạt đến như vậy…
1.000 năm bị giặc Tàu đô hộ, dân tộc ta, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Và gần đây nhất trên 100 năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống, giữa năm Phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng, 21 năm chiến tranh Nam Bắc, phụ nữ Việt Nam cũng chưa bao giờ bị khinh miệt như vậy.
Thế thì… tại sao Việt Nam sau 42 năm không còn tiếng súng, hòa bình trên khắp quê hương, mà người Phụ Nữ bị rao bán một cách nghiệt ngã tang thương? Như vậy, chúng ta khẳng định Việt Cộng là thủ phạm bán nước, hại dân, đẩy đồng bào ra nước ngoài làm lao công để trừ nợ, và đẩy phụ nữ, rao bán phụ nữ cho ngoại bang một cách tinh vi để thủ lợi riêng… (Phan Nguyên Luân).

Sau đây là bài phóng sự được chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp, nói về chuyện tổ chức bán đàn bà VN cho người Tầu. Thú thực, tôi không dám coi hết, như không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình.
Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel (Tổng thống Pháp chủ tọa ), tác giả cuốn Indignez-vous ! (Hãy Nổi Giận ).. Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tầu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ sự sỉ nhục nào.

Không ưng được đổi lại (bài viết này đề cập đến đề tài đường dây buôn bán phụ nữ V.N sẽ được chiếu trên TV Pháp). Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).
Nhà bình luận Ngô Dân Dụng, nhận định một cách khá chi tiết về sự kiện “mua đàn bà Việt Nam” qua tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn..” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.

Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, để đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cô lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.

Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.

Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương,“échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.

Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.

Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.

Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ – trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!

Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.

Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ.. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?

Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.

Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư..

Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.

Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mười năm sắp tới?

Kiếp đàn bà của dân tộc Việt chúng ta đang sống trong nước coi như đã là “món hàng trao đổi, mua bán” cho ngoại bang nay đã trở thành bình thường. Phụ nữ Việt Nam chưa bao giờ bị khinh bỉ, rẻ rúng như ngày nay. Việt cộng đã làm cho tổ quốc mục ruỗng, chế độ cộng sản đã đưa phụ nữ nói riêng và đồng bào Lạc Việt nói chung đi vào con đường bế tắc, và dân tộc trở thành nô lệ chỉ còn là thời gian… Nếu vẫn còn thờ ơ với sự tồn vong đất nước!
Không lẽ dân tộc Lạc Việt đã chuẩn bị cho… dấu chấm hết ?!!

| PHAN NGUYÊN LUÂN |
———————————————————————————————————————————-
Hy vọng các đài truyền hình Việt nam hải ngoại có cơ hội trình chiếu thiên phóng sự.
Bạn có thể coi phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL.
Người Pháp kinh ngạc trước màn ảnh truyền hình vì tưởng rằng chế độ nô lệ đã chấm dứt trên thế giới.