Tháng Tư Cơn Buồn – Ý Nga – Ca Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành -Trình bày
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Đinh Trường Như (Trung Kỳ) Ban Biên Tập: Mạc Phương Đình, Phan Thái Yên : Chung Thủy , Nguyễn Thị Thanh Dương
|
Nguyệt San Giao Mùa
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
1. Gửi Thêm Lời Mưa Huế | ______ Trần Huy Sao | |
2. Tưởng Nhớ | ______ Vân Hà | |
3. Noel Nhớ Anh | ______Dạ Lan | |
4. Thủy Biều | ______ Sông Cửu | |
5. Khúc Quanh | ______ Lúa Vàng | |
6. Ngày Em Về… | ______ Hồ Chí Bửu | |
7. Hương Xưa Quyện Gót… | ______ Tình Hoài Hương | |
8. Biển: Sóng Và Bờ Cát | ______ ChinhNguyên/H.N.T. | |
9. Mùa Ðông Nhớ Mẹ | ______ Hàn Thiên Lương | |
10. Những Kiếp Người Lênh Ðênh | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương | |
11. Gởi Người Tôi Yêu | ______Song An Châu | |
12. Nhớ Huế Ðêm Xưa | ______ ÐÔNG HÒA Nguyễn Chí Hiệp | |
13. Vùng Nước Lợ | ______ Chương Hà | |
14. Hàm Ơn Em | ______ Lê Miên Khương | |
15. Xuân Trắng Niềm Xa | ______ Trần Ðan Hà | |
16. Chỉ Một Lần Thôi ! | ______ Á Nghi |
1. Số Sát Phu ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương |
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Chuyện Ở Ðầu Sông (tiếp) ___________ Phan Thái Yên |
4. Chuyện Cây Sơ Ri ___________ Trần Thành Mỹ |
5. Tình Già ___________ Hai Hùng SG |
6.Giấc Mơ Việt Nam ___________ Nguyễn Ðịnh |
7. 20 Năm Trôi Qua … ! ___________ _Ximuoi_(NXVK) |
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
Biết những câu nói nổi tiếng dưới đây của người Do Thái bạn sẽ hiểu được vì sao họ lại thông minh và giàu có như vậy.
Kỷ Tiểu Long là bác sĩ trưởng khoa, Giáo sư, Tiến sĩ y học, Ủy viên Hiệp hội phòng chống ung thư Quốc gia (Trung Quốc), mỗi năm trong quá trình hội chẩn bệnh lý, đã tư vấn giải quyết hơn 1000 ca khó xử lý. Ông có nhiều tâm tư muốn chia sẻ với mọi người trong lĩnh vực sức khỏe và khám chữa bệnh.
Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích của ông:
Công việc của tôi là nghiên cứu bệnh lý, nói về bệnh lý học có thể rất nhiều người đều không hiểu cho lắm, ở nước ngoài gọi là doctor’s doctor, chính là “bác sĩ của bác sĩ “. Công việc mỗi ngày của chúng tôi chính là trả lời tất cả vấn đề của mỗi một vị bác sĩ trong bệnh viện đưa ra, bất luận là chuyên khoa gì. Chúng tôi không có bất cứ tài năng đặc biệt nào, chỉ là chúng tôi có kính hiển vi có khả năng phóng to một ngàn lần, có thể nhìn thấy mỗi tế bào bên trong cơ thể con người, và nhìn ra sự biến dạng của chúng. Có thể từ bản chất mà nhận biết căn bệnh.
1. Cốt lõi của dưỡng sinh chính là thuận theo tự nhiên
Con người sinh ra trong tự nhiên, nương thuận tự nhiên ắt sẽ khỏe mạnh trường thọ (Ảnh: qua womenoflife)
Tôi cho rằng, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là thuận theo tự nhiên. Đừng quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố bên ngoài, nên thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, làm tốt tất cả công việc của từng ngày.
Trẻ em, thanh niên, người trung niên, người già, đều có quy luật tự nhiên của riêng của mình. Mỗi ngày chúng ta đều ăn hoặc uống các sản phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe, nhưng những thứ này thực chất không hề có tác dụng, nam giới thích bổ thận, nhưng tôi lại không hiểu tại sao họ lại muốn bổ thận?
Sự cường tráng và năng lực tình dục ở nam giới được quyết định bởi hormone nam tính, mà không phải được bổ sung từ dược vật hay thực phẩm.
2. Mỹ phẩm chỉ có tác dụng nhất thời làm tâm lý thoải mái
Tẩy trắng da chỉ mang lại hiệu quả nhất thời nhưng nguy hại khôn lường (Ảnh: qua ĐKN)
Có một số người da bị khô, có thể bôi một chút nước bảo dưỡng để giữ ẩm. Nhưng muốn dùng mỹ phẩm để biến mình trẻ lại, năm nay 20 tuổi lại muốn năm sau trở thành 18 tuổi, vậy là bạn sai lầm rồi.
Da đen và trắng, tùy thuộc vào sắc tố da do melanoma tạo ra nhiều hơn và ít hơn. Tôi đã đến Mỹ để khảo sát chuyên môn, người da trắng và người da đen đều có số lượng tế bào hắc tố (melanocyte) không khác biệt lắm. Nhưng chỗ khác nhau chính là sắc tố mà tế bào sản sinh ra nhiều hay ít.
Bạn cho rằng chỉ cần bôi thuốc thì có thể điều khiển được số lượng sắc tố mà tế bào sản sinh ra, nhưng đây là điều hoàn toàn không thể nào. Rất nhiều mỹ phẩm sau khi sử dụng thật sự có kết quả, nhưng nó không thể giải quyết vấn đề tận gốc. Những loại mỹ phẩm đa dạng vĩnh viễn cũng không thể thay đổi được tế bào hắc tố (melanocyte).
Da của mọi người có bảy tầng tế bào. Nếu như chúng ta đi thẩm mỹ viện, ba tầng tế bào bên ngoài bị mất đi, giống như khi chúng ta đang mặc một bộ quần áo dày, không thể thấy được mạch máu bên trong, nhưng bây giờ bị bào mỏng rồi, mạch máu dưới da thấy rõ ràng, hồng nhuận, giống như được đánh bóng.
Vì vậy, sau khi bạn làm đẹp, da dẻ sẽ hồng hào, tươi sáng. Dường như có vẻ trẻ trung hơn. Tuy nhiên, số lần mà tế bào có thể thay thế và bổ sung có giới hạn, ví dụ có thể thay thế và bổ sung 50 lần, nếu bây giờ bạn tiêu hao hết thì khi bạn già đi cũng sẽ không có cách nào bù đắp lại được nữa.
3. Vận động rất quan trọng nhưng không thể quá mức
Vận động cần đều đặn nhưng vừa phải, tốt nhất là đi bộ, chạy nhẹ (Ảnh: qua sciencedaily)
Chúng ta có thể vận động, nhưng không thể vượt quá mức. Bất cứ một loại hình thức vận động nào cũng có biên độ và tần suất tối ưu của nó. Ví dụ như nhịp tim, một người bình thường có nhịp tim 70 nhịp/phút, bạn không thể để nó nhảy 120 hay 150 nhịp, đó không phải là giới hạn vận động tối ưu.
Trong khi vận động, không thể vượt quá giới hạn mà tế bào trong cơ thể có thể chịu đựng. Rất nhiều vận động viên đều không có tuổi thọ cao, bởi vì họ phải chịu cường độ tập luyện vượt quá biên độ và tần suất, giống như một cây nến, cháy càng mạnh thì càng nhanh tàn, sinh mệnh nhất định rất nhanh sẽ kết thúc.
Chúng ta nói rằng, người bình thường nhịp tim mỗi phút là 70-80 nhịp, tuy nhiên nếu như trạng thái này cứ kéo dài mãi cũng không tốt. Nếu như mỗi tuần có thể một hoặc hai lần khiến nhịp tim đạt đến 100-120 nhịp/phút (tốt nhất không vượt qua 150 nhịp/phút) điều này giúp gia tăng tốc độ của huyết dịch, giống như quét dọn sạch sẽ một căn phòng.
Một tuần triệt để thanh lý một hai lần, đem tất cả chất thải ở mọi ngõ ngách mang đi qua quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
4. Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh
Ung thư gan không phải không chữa được, quan trọng là cần phát hiện sớm (Ảnh: qua cancer.org)
Hai mươi năm trước, ba từ chuyên môn này không có mặt trong bất cứ một quyển sách nào. Tất cả đều bắt đầu từ “siêu âm B”. Dùng dụng cụ siêu âm, đầu máy đặt lên vùng bụng: Oh! Gan của bạn bị nhiễm mỡ! Ba từ này cứ như vậy xuất hiện.
Tôi có nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này, trước khi giải phẫu, tôi có gọi điện thoại cho khoa siêu âm, kêu họ chuyển một chiếc máy siêu âm vào phòng giải phẫu. Siêu âm phần bụng xem có bị gan nhiễm mỡ hay không, sau đó mới tiến hành giải phẫu nghiệm chứng.
Có lúc họ nói rằng gan không bị nhiễm mỡ, nhưng khi giải phẫu phát hiện ra: Đây không phải là mỡ vàng sao? Có trường hợp thì ngược lại, cho nên máy siêu âm xác định gan nhiễm mỡ cũng không chuẩn xác.
Lượng mỡ trong cơ thể nhiều thì lượng mỡ trong gan nhất định cũng nhiều. Vấn đề ở đây là, lượng mỡ trong gan nhiều thì sẽ mang lại cho chúng ta những căn bệnh nào?
Chúng tôi đã làm rất nhiều cuộc giải phẫu, phát hiện ra gan nhiễm mỡ không phải là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp xơ gan, hay gan bị tổn thương. Có người nói bây giờ bạn đang bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, qua 2 năm nữa sẽ chuyển sang mức độ nặng, tiếp đó là xơ gan và cuối cùng là bị ung thư gan, những người nói ra lời này đều không có căn cứ.
Nhiều người cho rằng rượu có tác hại rất lớn đối với gan, trong rượu chứa chất cồn, sau khi chất cồn được chuyển đến gan sẽ bị phân giải tại đây, giống như một cây kéo, cắt đứt phân tử cacbon, sản phẩm cuối cùng là nước và CO2. Cacbon dioxyde được thải qua đường hô hấp, nước được thải qua bằng đường tiểu. Nếu như trong gan của bạn đều là những chiếc kéo như thế này, thì tại sao bạn lại sợ uống rượu?
Quan trọng không phải là tác hại đối với gan, bởi vì các tế bào gan chết đi có thể sống lại, quan trọng là nó ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.
Tế bào thần kinh trong cơ thể con người được sinh ra bao nhiêu thì là bấy nhiêu, sẽ không bao giờ tăng thêm mà chỉ giảm đi. Mỗi lần uống rượu say thì phải hi sinh một số tế bào thần kinh.
5. Tế bào ung thư sẽ không dễ dàng bị tiêu diệt
Phẫu thuật và xạ trị không thể triệt hạ hết tế bào ung thư (Ảnh: cancer.org)
Bắt đầu từ những năm 70, khi mới vào học tôi đã bắt đầu có hứng thú với ung thư, đến nay đã hơn ba mươi năm. Lúc mới bắt đầu tôi có rất nhiều hoang tưởng và kích động, cứ nghĩ rằng chỉ cần dồn hết tinh lực và thời gian vào việc nghiên cứu ung thư thì sẽ có ngày thu được thành quả tốt đẹp.
Vào năm 1978 bắt đầu dẫn dắt một nhóm nghiên cứu sinh, tôi vẫn sốt sắng lao vào nghiên cứu ung thư, nhưng tốn nhiều sức lực, tất cả đều phí công vô ích. Mỗi khi có biện pháp mới, tôi sẽ chạy đi thử nghiệm nhưng tất cả đều thất bại.
Điều khiến tôi cảm thấy bi thảm nhất chính là một học sinh trung học được đưa đến, bệnh ung thư đã di căn toàn thân, nhưng cậu bé vẫn không biết gì, còn mong muốn được về nhà.
Trong lúc tôi đi kiểm tra phòng, cậu bé đã hỏi tôi:“Ông ơi, khi nào con mới được đi học ạ?”. Tôi có thể trả lời như thế nào? Nói ra tất cả sự thật sao? Đối mặt với sinh mệnh bé nhỏ, thơ ngây như vậy, tôi làm sao có thể nói thành lời? Nếu tôi giấu giếm, thì khi đứa trẻ này bước vào giai đoạn cuối, nó sẽ biết được sự thật, liệu có còn tín nhiệm tôi nữa hay không?
Nếu bạn muốn tiêu diệt những tế bào ung thư vào giai đoạn cuối, thì đó là ý nghĩ sai lầm.
Tế bào ung thư không thể giết chết! Bạn không cần hi vọng thông qua các biện pháp y học giải quyết vấn đề ung thư của bản thân.
Vậy chúng ta nên làm gì? Tôi lấy một ví dụ, ung thư giống như một hạt giống, cơ thể của chúng ta là một mảnh đất, hạt giống có thể nảy mầm, sinh trưởng hay không đều phụ thuộc vào đất chứ không phải vào hạt.
Ngay cả những hạt giống tốt nhất, nhưng trồng trên một mảnh đất xấu thì cũng không thể nảy mầm được, vậy làm cách nào để cải thiện mảnh đất này? Đây chính là chủ đề nghiên cứu hiện nay.
6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể cứu bạn 1 màn thua
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp rà soát các mầm bệnh và ngăn chặn từ sớm (Ảnh: qua healthline)
Ung thư ở giai đoạn đầu rất dễ chữa trị, vấn đề là làm thế nào để phát hiện ra ung thư? Phó Bưu (diễn viên) cuối cùng cũng đến chỗ tôi khám bệnh, anh ta bị ung thư gan.
Hầu hết ung thư gan đều trải qua viêm gan B, viêm gan C, sau đó là xơ gan, bước thứ ba gây ung thư gan. Tế bào muốn biến thành tế bào ung thư cần 5-10 năm.
Gan gặp phải tấn công, tế bào ung thư một biến thành hai, hai biến thành bốn, giống như một chiếc mầm non, từ từ trưởng thành. Nếu như cách sáu tháng kiểm tra sức khỏe một lần thì tế bào ung thư sẽ không có khả năng phát triển đến 2-3 cm, nếu chữa trị khi tế bào ung thư chưa đạt đến 2-3 cm thì bệnh ung thư gan rất nhanh sẽ trị khỏi.
Giống như Diêu Bối Na, trường hợp của Phó Bưu có thể chẩn trị sớm, chứ không phải luôn lấy công việc bận rộn làm cái cớ mà bỏ lỡ sinh mệnh, lúc anh ta tìm gặp tôi, thì tình trạng đã không có cách nào khống chế được. Khi tiến hành cắt bỏ gan tôi cũng có mặt, nhưng mọi chuyện đã quá trễ, anh ta không thể sống lâu được.
Lúc đó còn có người mắng tôi: “Sau khi làm phẫu thuật người ta không phải vẫn sống tốt sao? Tại sao ông lại nói người ta sống không lâu?“. Tôi khẳng định anh ta không thể sống lâu, bởi vì tế bào ung thư của anh ta giống như hạt mè, toàn bộ gan, đâu đâu cũng có. Như vậy làm sao có thể sống lâu được? Có người nói chỉ cần thay gan là được rồi.
Tế bào ung thư rất thông minh, tế bào ung thư gan thích sống nhất trong gan, khi trong gan đã tràn đầy tế bào ung thư, chúng sẽ chạy qua nơi khác. Đợi đến khi bạn thay gan, thì các tế bào ung thư từ bốn phương tám hướng lại trở về, như vậy cho dù có thay gan cũng chỉ vô dụng.
Chúng ta có trách nhiệm sớm phát hiện ra khối u, sau đó tiến hành chữa trị, nếu như phát hiện quá trễ, tôi kiến nghị nên tập trung vào chất lượng cuộc sống, giảm bớt đau khổ, kéo dài sinh mệnh, không cần phải tiến hành các cuộc trị liệu tốn kém, bởi vì thật sự không có tác dụng.
Là một bác sĩ, tôi cho bản thân mình hai mươi điểm.
Tại sao? Bởi vì 1/3 loại bệnh bác sĩ không có khả năng trị khỏi, 1/3 loại bệnh là do tự hồi phục. Y học chỉ có thể giải quyết 1/3 loại bệnh còn lại.
Trong số một phần ba đó, tôi cũng không có khả năng trị khỏi hết, cho nên 20 điểm đã là số điểm rất cao rồi.
Làm bác sĩ nhiều năm như vậy, tôi có một cảm khái: Bác sĩ vĩnh viễn luôn là chỉ có thể chấp nhận mà không có biện pháp, bởi vì mỗi ngày đều phải đối mặt với thất bại.
Sức khỏe là nhất, những thứ còn lại đều là không, bởi vì có sức khỏe mới có thể có được tương lai.
Sức khỏe là trung tâm, dựa trên 4 nền tảng cơ bản: Chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ, thái độ tích cực.
Hãy nhớ 4 điều giúp bảo vệ tốt sức khỏe: Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc tốt nhất là thời gian, trạng thái tốt nhất của tâm hồn là tĩnh tại, vận động tốt nhất là đi bộ.
Theo soundofhope
Hải Minh
.
Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU, CHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
NỔI LÒNG sao biết THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
KHUNG TRỜI TUỔI MỘNG, TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
CÔ ĐƠN, TÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người
GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,
TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu
XÓM ĐÊM, TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì ẢO ẢNH, ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
NGĂN CÁCH, MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi,
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẦM, HOA RỤNG VEN SÔNG
Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
TÌNH XA em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
THUYỀN MƠ, CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU trên NHỮNG ĐỒI HOA SIM
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
CHỜ ANH TRỞ LẠI ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai TÌNH HỒNG
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
SAO EM KHÔNG ĐẾN trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ, BƯỚC CHÂN ÂM THẦM
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
DẤU TÌNH SẦU vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
Chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
AI XUÔI VẠN LÝ vui vầy nước non
LỜI THỀ SÔNG NÚI vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
DẤU CHÂN KỶ NIỆM, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM ./.
Vô danh
Một bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẫn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại.
Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam sống dưới chế độ của người Việt cộng. Chúng ta hãy nhìn lại, ngoài Chế Độ Cộng Sản thì chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ tàn mạt đến như vậy…
1.000 năm bị giặc Tàu đô hộ, dân tộc ta, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Và gần đây nhất trên 100 năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống, giữa năm Phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng, 21 năm chiến tranh Nam Bắc, phụ nữ Việt Nam cũng chưa bao giờ bị khinh miệt như vậy.
Thế thì… tại sao Việt Nam sau 42 năm không còn tiếng súng, hòa bình trên khắp quê hương, mà người Phụ Nữ bị rao bán một cách nghiệt ngã tang thương? Như vậy, chúng ta khẳng định Việt Cộng là thủ phạm bán nước, hại dân, đẩy đồng bào ra nước ngoài làm lao công để trừ nợ, và đẩy phụ nữ, rao bán phụ nữ cho ngoại bang một cách tinh vi để thủ lợi riêng… (Phan Nguyên Luân).
Sau đây là bài phóng sự được chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp, nói về chuyện tổ chức bán đàn bà VN cho người Tầu. Thú thực, tôi không dám coi hết, như không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình.
Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel (Tổng thống Pháp chủ tọa ), tác giả cuốn Indignez-vous ! (Hãy Nổi Giận ).. Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tầu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ sự sỉ nhục nào.
Không ưng được đổi lại (bài viết này đề cập đến đề tài đường dây buôn bán phụ nữ V.N sẽ được chiếu trên TV Pháp). Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).
Nhà bình luận Ngô Dân Dụng, nhận định một cách khá chi tiết về sự kiện “mua đàn bà Việt Nam” qua tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn..” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, để đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cô lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương,“échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.
Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.
Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ – trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.
Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ.. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.
Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư..
Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.
Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mười năm sắp tới?
Kiếp đàn bà của dân tộc Việt chúng ta đang sống trong nước coi như đã là “món hàng trao đổi, mua bán” cho ngoại bang nay đã trở thành bình thường. Phụ nữ Việt Nam chưa bao giờ bị khinh bỉ, rẻ rúng như ngày nay. Việt cộng đã làm cho tổ quốc mục ruỗng, chế độ cộng sản đã đưa phụ nữ nói riêng và đồng bào Lạc Việt nói chung đi vào con đường bế tắc, và dân tộc trở thành nô lệ chỉ còn là thời gian… Nếu vẫn còn thờ ơ với sự tồn vong đất nước!
Không lẽ dân tộc Lạc Việt đã chuẩn bị cho… dấu chấm hết ?!!
| PHAN NGUYÊN LUÂN |
———————————————————————————————————————————-
Hy vọng các đài truyền hình Việt nam hải ngoại có cơ hội trình chiếu thiên phóng sự.
Bạn có thể coi phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL.
Người Pháp kinh ngạc trước màn ảnh truyền hình vì tưởng rằng chế độ nô lệ đã chấm dứt trên thế giới.