T T NGÔ ĐÌNH DIỆM (Youtube)

T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 1 (Cuốn DVD đầu tiên về TT Ngô Đình Diệm )

DVD đầu tiên về cựu tổng thống Ngô Đình Diệm Phần 2

Kẻ nào đã hạ sát 2 anh em TT Ngô Đình Diệm ? Phần 1

Kẻ nào đã sát hại anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm? Phần 2

Tổng Thống Ngô Đình Diệm ” Lời Trăn Trối Cuối Cùng “

Phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, bạn thân của TT. Ngô Đình Diệm

Mỹ yêu cầu VNCH ngừng tái chiếm Hoàng Sa

Tháng Tư 13, 2016 by admin
 Nếu không có sự ngăn cản của Mỹ, có thể TT Thiệu đã cho ném bom TC ở Hoàng Sa?
Toàn văn điện tín mật của Đại sứ Maritin như sau:
“210925Z JANUARY 1974 VIA MARTIN CHANNEL
SAIGON 0587 IMMEDIATE
JANUARY 21, 1974
TO GENERAL BRENT SCOWCROFT
FROM: AMBASSADOR GRAHAM MARTIN
REFS: A) WH 40327; B) SAIGON 924
1.You may wish to bring these further observations to Henry’s attention before he decides on the nature of his approach, if any, to the PRC.
2. Reftel provides answers to questions posed. The Naval Log is interesting to review. Characteristic caution which was countered in the end by compulsion not just to sit there and take it but to do something. This compulsion reinforced by President Thieu’s physical presence in Danang and consequent intangible pressure from necessity not to appear passive faced with what was too easily summarized as clear aggression. Had he been here in Saigon, and had we known about what he was contemplating, we could have probably talked him into more reasonable course of action. For example, I HEARD THIS MORNING HE HAD ORDERED RVNAF TO BOMB CHINESE FORCES IN PARACELS. THAT HAS BEEN STOPPED.
3. Question is where we go from here. What. for example, do we advise GVN to do about their garrison at Namyit Island in the Spratleys. Withdraw it? Reinforce it? Or sit and wait? Naval Log shows despatch of ship to Namyit on 15th. According to preliminary seismological reports beginning to leak, there is probably enormous quantities of oil under the South China Sea in the vicinity of these otherwise worthless bits of real estate.
Therefore, the stakes are pretty high. We cannot, I think, become directly involved in the disputes over sovereignty between our old allies – the RVN, the ROC, and the Philippines. Or between them and the PRC with whom we would hope to build a more forthcoming relationship. However, it would not seem that we would necessarily jeopardize any of them by reiterating quietly and behind the scenes, our traditional position opposing use of force to settle territorial disputes, and such equally traditional positions as the use of the ICRC to facilitate immediate return of dead and wounded.

4. Indeed, if the PRC were to accede to the GVN request to return the dead and wounded under ICRC auspices, it would be a rather large stick to use to push the DRV into a more forthcoming attitude on the current “prisoner exchange” issue which they are stalling now in the TPJMC discussions. If, in addition, the PRC would use the rubric of “wounded” to return all the prisoners as a Tet gesture, it would be an even greater weapon to use on the DRV. 5. I have just been handed FBIS transcript of Peking NCNA Domestic Chinese 210112Z which says, inter alia “persons captured from the other side in this war of self-defense will be repatriated at an appropriate time.” In both Chinese and Vietnamese context there could be no more appropriate time than Tet. Of course, we do not know if the captured are still on Pattle Island or have been removed to Hainan or to the Mainland. It would, of course, be much easier to repatriate them from Pattle Island.

6. Question of Kosh further complicated by fact that UPI Saigon has story from Vietnamese sources that “American with meteorlogical station on Pattle Island now presumably captured by Chinese.”
This is all they have. They do not have his name or fact that he is DAO civilian employee. When queried we did not ask they kill or hold story but observed if it not carried for 24 hours, it might greatly facilitate release. UPI Bureau Saigon is so recommending to Bill Landry, Foreign Editor, UPI, in New York. What he will decide we do not know.

7. On the diplomatic front we have based on observations of USUN, advised GVN to simply file complaint with Security Council but not to press for hearing and certainly not for vote. Thieu wishes despatch letter to President Nixon requesting intervention and condemnation of PRC. We have strongly advised no such letter be sent, since there could be only negative reply, adding that I would myself recommend such a negative reply, We have recommended to Foreign Minister Bac that the GVN take its case to the International Court, and to play any report to SEATO very low key, 8. Out of all this may come a great deal of good. Certainly I shall be able to exert a greater influence in both restraining Thieu from any further ill-considered actions and also in being more forthcoming to meet any give, if any, in Le Duc Tho’s intransigence on prisoner exchange and the GVN proposal on the lowering the intensity of violence by refraining from use of mortars, rockets, and mines and other mass killers of innocent civilians. And, above all, on tightening up both his military command and control apparatus and give Khiem more power to coordinate the civilian ministries.

9. On balance, we should be looking for ways to use this incident, regrettable as it is, in ways which advance our overall objectives. Dispassionately and objectively I still believe low key approach to Chinese along lines I suggested might be useful. I do not suggest we insist they give the Paracels back to the GVN. They have them, and obviously they are not going to return them. Our recommendations that they accede to GVN request for return of dead and wounded and, further, that they may wish to use Tet to generously return all the prisoners are really, and I think would be perceived by the PRC to be, a tacit acceptance of their “fait accompli”. It just might, also, save the Spratleys and the possible oil under them for the GVN. It is just not credible to me that this incident is not one where the GVN stumbled into a PRC operation already well under way. 10. On balance, it seems to me that we would really gain with the PRC and at the same time appear to have done the only thing it makes sense for us to do for the GVN out of all that they have and will request. And, looking at it from this distance, there seems little, if any, danger that could possibly accrue to us from taking this initiative.
MARTIN”
[Source: 417, SECRET, DECLASSIFIED, E.O. 12356, Sec. 3.4, MR 94-86, $26, 8/9/94.
By NARA, Date 8/19/94. Photocopy from Gerald R. Ford Library]

Giải mật báo cáo của CIA trình Tổng thống từ thập niên 70

VOA -30/8/2016

Vice presidential nominee Gerald R. Ford, right, listens as President Richard Nixon speaks in the Oval Office of the White House in Washington on Saturday, Oct. 13, 1973. Ford went to the White House to meet with the president after holding a news conference on Capitol Hill. At left is Secretary of State Henry Kissinger. (AP Photo/Harvey George)

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA vừa công bố 2.500 báo cáo thường nhật về hoạt động tình báo nước ngoài trình cho Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford trong thập niên 70 vốn được bảo mật trước đây. Động thái này làm sáng tỏ về một kỷ nguyên quan trọng của thời Chiến tranh Lạnh cùng các biến cố Đệ tam thế giới.

Trong số 28.000 trang tài liệu là những tin tức quý giá hấp dẫn về những vấn đề thế giới, trong đó có cuộc chiến Việt Nam gây nhiều tranh cãi đã khiến hơn 58.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Các báo cáo này được đệ trình lên Tổng thống Nixon và Tổng thống Ford trong 8 năm hai ông ngụ tại Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ ngày 20 tháng 1 năm 1969. Các tài liệu này cho thấy rõ nội dung các sự kiện như chuyến thăm lịch sử đầu tiên của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc và Liên Xô, và chuyện ông Nixon bị thất sủng đưa đến việc từ chức.

Các báo cáo trong thời gian ông Ford làm Tổng thống nêu lên chi tiết các diễn tiến lịch sử như kết thúc chiến tranh Việt Nam và cái chết của Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Khi Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh ngày 21 tháng 2 năm 1972, báo cáo ghi chép tỉ mỉ các giới chức Trung Quốc nào tham dự các sự kiện nào, một nỗ lực để hiểu rõ hơn hoạt động của Bộ Chính trị Trung Quốc mà cho đến nay vẫn còn được quan sát chặt chẽ.

Các báo cáo vừa kể, dài khoảng 10 trang, cho thấy CIA biết rất ít về Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới vừa bắt đầu tái lập sự hiện diện trên thế giới sau hơn hai thập niên cô lập.

Báo cáo của CIA sau đó thông báo cho Tổng thống Nixon rằng chuyến thăm của ông tới Trung Quốc gây rúng động Liên Xô và Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy các nước châu Âu giao tiếp với Trung Quốc. Phúc trình ghi nhận là Trung Quốc ‘nhìn chung hài lòng’ về chuyến công du của Tổng thống Nixon.

Ông Salvador Allende (trái) thuộc liên minh cánh tả của chủ nghĩa Mác được ứng cử viên Đảng Dân chủ Cơ đốc Radomiro Tomic chúc mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Chile tại tư gia của ông Allende ở Santiago, ngày 5 tháng 9 năm 1970.

Ông Salvador Allende (trái) thuộc liên minh cánh tả của chủ nghĩa Mác được ứng cử viên Đảng Dân chủ Cơ đốc Radomiro Tomic chúc mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Chile tại tư gia của ông Allende ở Santiago, ngày 5 tháng 9 năm 1970.

Vào ngày 10 tháng 8 năm 1974, một ngày sau khi Tổng thống Nixon từ chức, báo cáo trình cho Tổng thống Ford vừa lên tuyên thệ nhậm chức cung cấp những chi tiết về phản ứng của thế giới đối với việc Tổng thống Nixon rời khỏi nhiệm sở.

Báo cáo nói ‘những nhân vật có khả năng gây chuyện lùm xùm không một ai đưa ra một lời bàn tán nào.’

Trong một báo cáo cách đó một năm rưỡi, Tổng thống Ford được thông báo về cái chết của Mao Trạch Đông, người được mô tả là một ‘thế lực chế ngự chính trị Trung Quốc.’

Qua các báo cáo cao cấp của CIA công bố hôm thứ Tư tuần rồi, không thấy được mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao đến những quyết định của Tổng thống Nixon, vì ông Nixon có khuynh hướng tách biệt và biệt lập. Tổng thống Nixon không trực tiếp nghe các giới chức CIA thuyết trình, mà thay vào đó, nhận báo cáo từ cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger.

Một câu chuyện về CIA cũng được công bố hôm thứ Tư cho thấy các giới chức CIA nản lòng vì không được tiếp cận với Tổng thống Nixon, người có ác cảm với cơ quan tình báo này trong thất bại trước Tổng thống John F. Kennedy ở cuộc bầu cử năm 1960. Ông Nixon cho là CIA đã không bất tín hóa ông Kennedy trong quyết đoán sai lầm của ông Kennedy rằng Mỹ đã để mất vị trí lãnh đạo về công nghệ phi đạn đạn đạo xuyên lục địa vào tay Liên Xô.

Trong một bản báo cáo năm 1973, ông Nixon được thuyết trình về cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 26 tháng 5 của những nhà lãnh đạo Tổ chức Đoàn kết châu Phi. Phúc trình cho biết sự hiện diện của Israel tại châu Phi sẽ là một vấn đề chính của hội nghị, thúc đẩy bởi đòi hỏi từ Tổng thống Libya, Moammar Gadhafi, rằng “Các quốc gia châu Phi phải cắt đứt các mối quan hệ với Israel hoặc phải đối mặt với việc Libya cắt viện trợ dành cho các nước này cùng những tổ chức giải phóng châu Phi.”

Tại Chilê, một quốc gia Nam Mỹ, việc ông Salvador Allende đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1970 khiến Tổng thống Nixon lo ngại vì ông cho rằng Chile có thể trở thành một nước Cuba thứ hai, một nước cộng sản ở Tây Bán cầu.

Trong 3 năm kế tiếp, Tổng thống Nixon và ông Kissinger dùng CIA để bí mật ủng hộ cho các đối thủ của ông Allende với ý định đẩy ông ra khỏi chức vụ hay kích động đảo chính. Ông Allende bị giết trong cuộc đảo chính tháng 9 năm 1973 do tư lệnh quân đội Augusto Pinochet thực hiện. Việc này đã gây ra các cuộc tranh cãi nhiều thập niên về vai trò của CIA trong cuộc đảo chính. Các bản báo cáo vừa công bố không xác nhận là CIA trực tiếp ủng hộ việc lật đổ chính phủ Chilê.

Các báo cáo chú trọng nhiều đến những diễn tiến tại Đông Dương, nơi Hoa Kỳ có ý muốn rút khỏi cuộc chiến Việt Nam và ủng hộ các chính phủ yếu kém ở hai nước lân cận là Lào và Campuchia.

Không phải tất cả các thông tin của CIA đều chính xác. Lúc cuộc chiến Việt Nam đến gần hồi kết, một bản phân tích trình cho Tổng thống Ford vào ngày 28 tháng 3 năm 1975 dự đoán là quân đội miền Nam Việt Nam do Mỹ huấn luyện sẽ có thể duy trì ổn định cho đến “đầu năm 1976.” Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, quân đội cộng sản Bắc Việt đã chiếm được Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam.

Tổng thống Ford tiếp nhận các báo cáo thường nhật của CIA khác với cách của Tổng thống Nixon. Ông Ford là tổng thống đầu tiên yêu cầu một giới chức CIA hằng ngày thuyết trình các báo cáo này.

Việc công bố các bản báo cáo này nằm trong khuôn khổ nỗ lực tiếp tục công khai hóa các phúc trình tình báo cho Tổng thống Mỹ. Các tài liệu mới nhất này do Giám đốc CIA John Brennan và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper công bố tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, bang California.

MUST READ! Một Thói quen chết người

MUST READ! Đừng bỏ qua bài viết này 90% mọi người đều có thói quen này!

Tìm khắp các phòng trong nhà vẫn không nhìn thấy cô ấy, sau đó phát hiện thi thể cô ấy mặc bộ đồ ngủ nằm trên sàn phòng tắm, hơi thở, và nhịp tim đều đã đứt.
Các bác sĩ cho biết cô ấy có khả năng do nín tiểu quá lâu rồi bất ngờ đi tiểu, làm cho thần kinh, và bàng quang thông khoái quá nhanh, khiến tụt huyết áp, nhịp tim đập mạnh, suy não do đó gây ra tiểu tiện ngất. Tuy nhiên, sau khi ngất xỉu, không được điều trị kịp thời dẫn đến cái chết đột ngột.

Căn cứ vào việc đi vệ sinh khoảng 6-8 lần trong một ngày, cuộc sống của hầu hết mọi người có khoảng 2-3 năm là dành thời gian trong nhà vệ sinh. Cùng với thời gian tắm, thì thời gian trong nhà vệ sinh thậm chí còn lâu hơn như vậy, nhưng bạn có biết? Phòng tắm là nơi gây ra rủi ro cao nhất trong ngôi nhà.
Trong thực tế, nhà vệ sinh đã trở thành địa điểm có tỷ lệ tử vong cao nhất nơi mà các nhân viên cứu cấp thường ra vào nhiều nhất.

.
1. Đứng dậy đột ngột gây chóng mặt do bệnh tim mạch và mạch máu não cũng do bệnh nhân ngồi xổm trong nhà vệ sinh quá lâu, đứng dậy nhanh chóng sau khi bài dịch có thể gây trào ruột, thiếu máu não, chóng mặt, hoa mắt, té ngã và những người lớn tuổi dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp cao thì buổi sáng huyết áp sẽ tăng cao hơn, nhiều người có thói quen thức dậy là vào nhà vệ sinh để ruột bài tiết, vì vậy nhà vệ sinh là nơi thường xảy ra tai nạn nhiều nhất.

.
2. Bài tiết dùng lực có khả năng gây đột tử khi khí lực dồn vào đột ngột, cơ bụng và cơ hoành co rút mạnh mẽ, do đó làm tăng áp lực ổ bụng, làm cho huyết áp tăng đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, tiêu thụ oxy của cơ tim tăng đột ngột có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn có thể gây đột tử.

.
3. Sau khi nín tiểu quá lâu, rồi đi tiểu đột ngột dễ dẫn đến việc ngất xỉu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ bị đột tử. Khiến các dây thần kinh phế vị trở nên quá hưng phấn, và bàng quang bài quá nhanh, máu thông xuống, khiến tụt huyết áp, co thắt nhịp tim, suy não, và gây ra tiểu tiện ngất. Sau khi ngất, nếu bệnh nhân không được điều trị y tế kịp thời có thể đe dọa tính mạng.

.
4. Độ ẩm khi ở trong nhà tắm quá lâu ảnh hưởng đến não do đó khi vào nhà tắm nên mở quạt hút. Hơn nữa cũng nên hạn chế thời gian trong nhà vệ sinh, dễ gây thiếu oxy cho não và tim.

.
5. Nước lênh láng sàn gạch trơn tạo điều kiện khiến cho người ta dễ bị trượt ngã nhất ở nhà vệ sinh. Nếu bạn vô tình bị ngã, khó tránh dễ bị gãy xương và các trường hợp nguy hiểm khác, người già mắc bệnh tim, một khi bị ngã dễ gây đau thắt ngực, cần phải ngay lập tức đến bệnh viện để cấp cứu.

.
6. Đồ gia dụng trong nhà vệ sinh khá nhiều, cũng gây ra nhiều nguy cơ. Nếu phòng vệ sinh không thông gió tốt, việc sử dụng máy nước nóng nhiều khả năng gây ngộ độc khí. Không ít những bài báo đã từng nói về điều này …

.
7. Mọi người thực sự hãy nên chú ý! Tuyệt đối đừng nín tiểu! Không có việc gì đáng gấp rút hơn việc này! Đặc biệt trước khi đi ngủ phải đi vệ sinh luôn nhé, đừng nín tiểu để rồi hậu quả khó lường!

Nguồn từ email của Cuong P Tong 18/12/2016

Những Bài Chuyển Ngữ MỚI của Lê Bá Hùng (Cuối 2016)

Every nation gets the government it deserves.  (MICHAEL KOCAB)
On a le gouvernement qu’on mérite! 
Mọi dân tộc đều bị cai trị bởi bọn cầm quyền xứng đáng cho ngay chính họ.
 

1/Nổi Niềm Đắng Cay của Tướng Lãnh VNCH

 
 
và kế tiếp
 

 The Vietnam War:

An Assessment by South Vietnam’s Generals
 
Dec 1, 2010 by Lewis Sorley
944 pages (Texas Tech University Press)
 

2/ Loạt Tường Trình của ký giả RUSHFORD

 
 
và kế tiếp
 
để biết VC cướp $ của Dân đi trả tiền thuê cái bọn ‘Lobbies’ Mỹ làm dùm cố vấn,
để làm sao mời cho được Mỹ vô lại Việt Nam!!!
(sau khi đành đoạn hoang phí bao nhiêu là xương và máu Việt để đánh Mỹ cút đi!)
Cũng như để biết thêm về nhân vật
mà Trọng Lú sợ NHẤT trên thế gian này!
Quá ư tiêu biểu cho cái THẰNG NGU
 sợ một NGƯỜI TRÍ THỨC
(chớ KHÔNG phải chỉ là “người gọi là ‘trí thức’” !
 
Bác sĩ NGUYN TH BÌNH
  
 

3/ Một ông giáo hoàng KỲ LẠ

 
 
Đọc để biết rõ về một giáo hoàng, coi vậy mà còn . . . HƠN vậy nữa!
Sợ mếch lòng Trung cộng đến mức KHÔNG dám tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma!
 
Nhân vụ thắng cử của Tân Tổng Thống Hoa Kỳ,
Chúng ta cũng phải KHÔN NGOAN để tự khai hóa,
Biết tìm đọc những tài liệu CHÂN THẬT,
Thay vì cứ bị tụi truyền tin thông thường (mainstream media)
Dẫn dắt theo cái kiểu POLITICALLY CORRECT = NÓI VUỐT ĐUÔI ĐỂ LƯỢM PHIẾU!!!
 

Lê Bá Hùng

Windsor, Ontario, Canada

KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO

Trích đoạn bài viết “Ngày 27-1973, Kissinger Bán Đứng Việt Nam Cộng Hòa” cùa Mường Giang

LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC NGÀY 27-1-1973, KISSINGER BÁN ĐỨNG VIỆT NAM CỘNG HÒA CHO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và Cộng Sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng… đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Ðảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.

Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người Việt Nam mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lỡ nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía Cộng Sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nữa thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược do Cộng Sản Quốc Tế chủ động nhằm nhuộm đỏ Ðông Dương và Ðông Nam Á. Cộng Sản Hà Nội hay Việt Cộng miền Nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.

Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và Cộng Sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Sô vẻ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Ðông Âu và nhiều quốc gia cọng sản khác trong đó có Ðông Ðức, Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.

Nhờ những chiến công trời biển này ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách: Tạo được sự mâu thuân chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối Cộng Sản Quốc Tế qua bộ đội Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Công không cho tràn xuống Ðông Nam Á, ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Ðốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì cũng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.

Ðây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ Cộng Sản. Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt đã ngoan ngoãn hối hả ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.

Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Ðông Hải. Ðó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt Cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ ‘nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải…’

Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của Quân Lực VNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ, kể luôn ông đại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn? Như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.

Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Sô cũ cũng như tại Thư Viện Chiến Tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưởng chiếm miền nam.

Ý đồ trên, theo J.Race trong The Lost Revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền Nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung Ương Đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền Nam, tức là VC hay Mặt Trận Giải Phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và BếÔn Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tổng Thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn,Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền Nam Bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.

Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Sô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng với Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền Nam Mỹ thêm quân, dội bom oanh tạc, thì miền Bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối Cộng Sản Quốc Tế cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Ðông Ðức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.

Ngày 4-9-1967 mở đầu nền Đệ Nhị C6ọng Hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Cam Bốt và Hạ Lào đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Ðông Nam Á qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Cam Bốt năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đại quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.

Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ Cuộc Họp Thượng Đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn Văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH… chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với Cộng Sản Hà Nội từ khuya để rút quân, lấy tù binh về nước.

Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền Nam qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

Cái hài hước của lịch sử mà giờ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Trong suốt bao chục năm qua, Cộng Sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

1 – KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO:

Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào Nam Việt Nam năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phía ngồi vào bàn hội nghị nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Sô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ Dân Chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị Cộng Sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại Hội Nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.

Những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman, Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền Bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân Cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt. Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền Nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ. Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền Nam lúc đó.

Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện. Năm 1972 Nixon đã đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền Nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của Đại Sứ Bunker thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và tổng thống Mỹ để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ Tổng Thống Nixon tới Đại Sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

2-KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ:

Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

Cái hài hước của lịch sử mà giờ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Trong suốt bao chục năm qua, Cộng Sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

2-KISSINGER BÁN ĐỨNG Việt Nam Cộng Hòa CHO CS QUỐC TẾ:

Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền Nam, Cam Bốt, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kissinger.

Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là: “Người Việt Nam và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương“. Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT. Kennedy, Johnson, Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng Việt Nam Cộng Hòa mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại Sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với Việt Nam Cộng Hòa. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử Việt Nam dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT. Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính Phủ Liên Hiệp không bao giờ có.

.20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLViệt Nam Cộng Hòa chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “vận mệnh của DÂN TỘC Việt Nam phải do đồng bào Việt Nam quyết định“ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi Việt Nam Cộng Hòa ra gì.

Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định..

Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon cho biết nếu Việt Nam Cộng Hòa cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng Tổng Thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT. Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4-1975, miền Nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung Cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chủng.

Theo các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự phản bội trắng trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Ðức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.

Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc, bất xứng vô thực. Ðây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch Việt Nam mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger, tội bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho cọng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê. Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc Việt Nam.

Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên quan kể lại trong Bí Mật Dinh Ðộc Lập của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hồ Sơ Mật của Hoàng Ðức Nhã, cựu tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm bí thư của TT Thiệu, và mới nhất là tác phẩm No Peace No Honor của sử gia Larry Berman. Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm Tháng Ở Bạch Cung (1979), Niên Đại Sóng Gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Sô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ Việt Nam và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến Việt Nam, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen, đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975: ”Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với Cộng Sản, ít ra còn được che chở và giúp đỡ“. Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.

Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ Mỹ Kim tiền thuế của dân chúng Mỹ, đổi lấy sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa bằng một hiệp định chẳng danh dự do chính Kissinger đạt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– Văn kiện của Ủy Ban Liên Lạc Phục Hồi Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa
– Bí Mật Dinh Ðộc Lập của TS. Nguyễn Tiến Hưng
– Kissinger đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho Hà Nội của TS Stephen Young
– Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Giêng 2016
Mường Giang

Xem thêm:

  • Henry Kissinger, hiểm ác, Kẻ thù số 1 của Việt Nam
  • Trong quyển The Trial of Henry Kissinger (Verso Books, 2001), Hitchens đã cáo buộc
    Kissinger những tội trạng như sau, với đầy đủ bằng chứng hay lập luận trong 10
    chương :
    – Cố ý giết thường dân tại Việt Nam, Cao Miên, Lào (3 chương)
    – Đồng lõa tội tàn sát tập thể dân Bangladesh (1 chương)
    – Chủ mưu đảo chánh và giết một lãnh tụ ở Chile, ở Chypre (3 chương)
    – Chủ mưu và thực hiện tội diệt chủng tại Đông Timor (1 chương)
    – Tham gia vào việc bắt cóc và giết một ký giả người Hi Lạp ở Washington DC (2
    chương).
    Với những tội trạng nầy, Kissinger phải được đưa ra xét xử tại một Tòa án quốc tế. Dĩ
    nhiên, với những tài liệu lần lượt giải mật, thế giới càng ngày càng khám phá nhiều tội
    ác tầy trời của Kissinger. Đối với tôi, không phải chờ đến cáo trạng của Hitchens, khi
    tôi rời Việt Nam trong hốt hoảng và tay trắng năm 1975, tôi cũng đã biết đường lối ngoại giao của Kissinger đã
    đưa tới hậu quả là cộng sản đã thống nhứt trong nghèo đói, bất công và độc tài trên toàn cỏi Việt Nam từ ngày
    30 tháng tư năm 1975…..Xem tiếp>>
Tên tội đồ của Việt Nam

Nixon tìm cách phá hoại hòa đàm Việt Nam năm 1968?

Cựu Tổng thống Mỹ, Richard Nixon, từng yêu cầu một phụ tá bí mật tìm cách “phá hoại” cuộc đàm phán hòa bình ở Việt Nam trong những ngày cuối của chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1968 vì sợ rằng tiến bộ hướng tới chấm dứt chiến tranh sẽ gây tổn hại cho cơ may trở thành Tổng thống của ông, theo những ghi chú mới được phát hiện.

Trong một cuộc điện đàm với H.R. Haldeman, người mà sau này trở thành Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, ông Nixon đã chỉ đạo để cho một người trung gian thân hữu tiếp tục “thuyết phục” những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa không đồng ý với một hiệp định hòa bình trước cuộc bầu cử, theo những gì mà ông Haldeman viết xuống.

Tác giả John Farrell phát hiện những ghi chú này tại Thư viện Tổng thống Nixon khi ông tìm tư liệu cho cuốn sách viết về cuộc đời của ông Nixon có nhan đề “Richard Nixon: The Life” sẽ được ấn hành vào tháng 3.

Trong bài bình luận đăng trên mục Sunday Review của báo The New York Times hôm 31 tháng 12 vừa qua, ông Farrell gọi điều mà ông phát hiện trong những ghi chú này là “hành vi phạm tội mà, với những mạng người gặp nguy và cả một thập niên tàn sát ở Đông Nam Á, có thể đồi bại hơn bất kỳ điều gì mà Nixon đã làm trong vụ Watergate.”

Nỗ lực bí mật của ban vận động tranh cử cho ông Nixon nhằm phá hoại sáng kiến hòa bình của Tổng thống Lyndon Johnson lâu nay vẫn gây nên nhiều tranh cãi và là đề tài nghiên cứu của giới sử gia. Trong những năm qua đã có kha khá bằng chứng cho thấy sự dính líu của ban vận động cho ông Nixon, nhưng những ghi chú của ông Haldeman dường như xác nhận những nghi ngờ từ lâu rằng ông Nixon đã can dự trực tiếp, dù sau này ông luôn một mực phủ nhận.

Là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm 1968, ông Nixon tin chắc rằng Tổng thống Johnson, người theo Đảng Dân chủ và đã quyết định không tái tranh cử, khi đó đang cố tình tìm cách phá hoại chiến dịch của ông bằng một nỗ lực hòa bình có động cơ chính trị chủ yếu là để tiếp sức cho ứng cử viên Dân chủ và cũng chính là Phó Tổng thống của ông, Hubert Humphrey.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, đội ngũ của ông Nixon duy trì một kênh liên lạc bí mật với Việt Nam Cộng hòa thông qua bà Anna Chennault, góa phụ của vị tướng lừng danh Claire Lee Chennault, lãnh đạo biệt đội Phi Hổ ở Trung Quốc thời Thế chiến thứ hai. Bà Chennault là người gây quỹ có tiếng cho Đảng Cộng hòa và là một thành viên của nhóm vận động hành lang Trung Hoa có lập trường ủng hộ Quốc Dân Đảng, với những mối quan hệ khắp Châu Á.

“Cứ để Anna Chennault thuyết phục SVN [Nam Việt Nam],” ông Haldeman ghi xuống theo chỉ đạo của ông Nixon vào ngày 22 tháng 10 năm 1968. “Có cách nào khác phá hoại nó không? Bất cứ điều gì mà RN [Richard Nixon] có thể làm.”

Khi Tổng thống Johnson phát hiện sự can dự của ông Nixon, ông ra lệnh cho FBI theo dõi hành tung của bà Chennault. Bà ấy “liên lạc với Đại sứ Việt Nam Bùi Diễm,” một bản báo cáo từ hoạt động do thám cho biết, “và cho ông ấy biết bà ấy đã nhận được thông điệp từ sếp của bà ấy… để đích thân trao cho ông đại sứ. Bà ấy nói thông điệp là… ‘Hãy chờ đợi. Chúng tôi sẽ thắng. …Xin nói với sếp của ông [Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu] là cứ chờ đợi.’”

VOA liên lạc với cựu Đại sứ Bùi Diễm nhưng ông nói không muốn khơi lại “chuyện cũ” mà ông cho biết đã được trình bày rất rõ ràng và chân thực trong cuốn hồi ký “Gọng Kìm Lịch Sử” xuất bản hồi năm 2000.

Ông viết ông đã “chết sững” khi hay tin báo giới Mỹ khi đó xôn xao về những thông tin trong những bức điện báo ngoại giao của ông gửi về Việt Nam bị rò rỉ mà ông nói bị “hiểu nhầm” là có sự thỏa thuận giữa ông Nixon và Việt Nam Cộng hòa cho một kế hoạch mà trong đó Việt Nam Cộng hòa sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán ở Paris nhằm làm giảm uy tín của ông Humphrey và dồn số phiếu bầu cử về phía ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa, đổi lại, khi đắc cử Tổng thống Nixon sẽ ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mạnh mẽ hơn.

Theo tường thuật của ông Bùi Diễm trong cuốn hồi ký, Tổng thống Thiệu “có rất nhiều lý do để chống đối những cuộc đàm phán mở rộng mà chẳng cần phải bàn luận với bất kỳ ai,” nhất là sau khi ông nhận được báo cáo từ đại sứ Phạm Đăng Lâm, trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Cộng hòa tại Hòa đàm Paris, “về những diễn biến không thực sự đi sát với những điều Hoa Kỳ đã đề ra khi trước.”

William Bundy, một cố vấn đối ngoại của Tổng thống Johnson và Kennedy và là người chỉ trích Nixon kịch liệt, từng kết luận rằng cơ may đạt được một hiệp định hòa bình là rất mong manh. Do đó không thể nào xác định một cách chắc chắn rằng liệu một hiệp định hòa bình có thể đã đạt được hay không nếu không có sự can thiệp của ông Nixon.

Nhưng những ghi chú của ông Haldeman có lẽ phần nào làm sáng tỏ “bí ẩn” khiến vị cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa băn khoăn về vai trò của bà Chennault trong vụ việc này.

“Mặc dù đã biết rằng mình không hề có âm mưu gì mờ ám, tôi vẫn cảm thấy dường như có điều gì bí ẩn, nhất là vai trò của bà Anna Chennault,” ông viết trong cuốn hồi ký. “Tôi có cảm tưởng rằng bà đã tự mình có sáng kiến thúc đẩy phía Việt Nam Cộng hòa và ông Nixon vào con đường cứng rắn đối với cộng sản để thủ lợi cho Đảng Cộng Hòa.”

“[N]hững gì được gọi là mưu toan của bà Anna Chennault sẽ chỉ mãi mãi là bí ẩn của lịch sử,” ông Bùi Diễm viết 17 năm trước.

Sau khi li nhiệm, ông Nixon phủ nhận việc ông có biết về những thông điệp của bà Chennault gửi cho Việt Nam Cộng hòa trong những ngày cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 1968, mặc dù có bằng chứng cho thấy bà đã liên lạc với ông John Mitchell, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Nixon và sau này trở thành Bộ trưởng Tư pháp.

Tác giả John Farrell cho biết những ghi chú của ông Haldeman thực ra đã được Thư viện Tổng thống Nixon công bố vào năm 2007, nhưng ông chỉ nhận thấy nội dung của những ghi chú này khi ông nghiên cứu tư liệu cho cuốn sách sắp ra mắt của ông.

Báo The New York Times dẫn lời ông Timothy Naftali, cựu giám đốc Thư viện Nixon, nói rằng những ghi chú này loại bỏ những nghi ngờ về sự dính líu của vị cựu Tổng thống.

“Hành động mờ ám này của ban vận động tranh cử cho Nixon tạo tiền đề cho những hành vi gian dối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông ta,” ông Naftali nói.

Ông Richard Nixon là Tổng thống thứ 37 của Mỹ, bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 1969 và kết thúc vào năm 1974 sau khi vụ bê bối nghe lén Watergate bị phanh phui. Ông là Tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.

VOA – 3/1/2017

Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & Việt Cộng

Lời người giới thiệu:

– Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.

– Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
– Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài Gòn cũ (VNCH) đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình, trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ, trong kinh sách vào những buổi lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài Gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của Vi-Ci (VC) (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi…)

– Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt tị nạn CS; Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khoảng năm 1950 là họ đã khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài Gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của VC thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa và Hoàng sa của Việt Nam).

– Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiều bài viết của nhiều tác giả và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).

Bản Đối Chiếu

TỪ NGỮ Việt Cộng  &  TỪ NGỮ Việt Nam Cộng Hòa

<!–[if !supportLineBreakNewLine]–>
<!–[endif]–>

Ấn tượng = Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ = Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Bác sỹ / Ca sỹ = Bác sĩ / Ca sĩ
Bài nói = Diễn văn
Bang = Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyên trơ trẽn)
Báo cáo = Thưa trình, nói, kể
Bảo hiểm (mũ) = An toàn (mũ)
Bảo quản = Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bắt mắt = Đẹp mắt, Ưa nhìn, Hấp dẫn
Bất ngờ = Ngạc nhiên (surprised)
Bèo = Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) = Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bình ổn = Quân bình, ổn định
Bổ sung = Thêm, bổ túc
Bồi dưỡng (hối lộ?) = Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá = Đá Banh, Túc cầu
Bức xúc = Dồn nén, bực tức
Cách ly = Cô lập
Cái A-lô = Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài = Radio, máy phát thanh
Căn hộ = Căn nhà
Căng (lắm) = Căng thẳng (intense)
Cảnh báo = Báo động, phải chú ý
Cầu lông = Vũ cầu
Chảnh = Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng = Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
Chất xám = Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ = Quy chế
Chỉ đạo = Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu = Định suất
Chiêu đãi = Thiết đãi
Chủ đạo = Chính
Chủ nhiệm = Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì = Chủ tọa
Chữa cháy = Cứu hỏa
Chui = Lén lút
Chứng minh nhân dân = Thẻ Căn cuớc
Chuyên chở = Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ = Dịch
Cơ bản = Căn bản
Co cụm = Thu hẹp
Cơ khí (tĩnh từ!) = Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở = Căn bản, nguồn gốc
Công đoàn = Nghiệp đoàn
Công nghiệp = Kỹ nghệ
Công trình = Công tác
Cửa khẩu = Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ = Nhóm chữ
Cứu hộ = Cứu cấp
Đại học mở = ???
Đại táo / Tiểu táo = Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà = Quy mô
Đại trà = Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo = Bảo đảm
Đẳng cấp = Giai cấp
Đăng ký = Ghi danh, ghi tên
Đào tị = Tị nạn
Đáp án = Câu trả lời, Đáp số
Đáp án = Kết quả, trả lời
Đầu ra / Đầu vào = Xuất lượng / Nhập lượng
Đề xuất = Đề nghị
Đi làm suốt = Đi làm suốt ngày, suốt buổi …
Diện = Thành phần
Điện cho ai (sai) = Gọi điện cho ai, điện thoại cho ai
Đội ngũ = Hàng ngũ
Đồng bào dân tộc = Đồng bào sắc tộc
Động não = Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Động thái = Động lực
Động thái = Động tĩnh  (thái độ và hành động)
Động viên = Khuyến khích
Đột xuất = Bất ngờ
Dự kiến = Phỏng định
Dũng cảm = Mạnh mẽ
Đường băng = Phi đạo
Đường cao tốc = Xa lộ
Gia công = Làm ăn công
Giá hữu nghị = Giá tượng trưng
Giá mềm = Giá rẻ
Giải phóng mặt bằng = Ủi cho đất bằng
Giải phóng = Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giảm tốc = Giảm tốc độ
Giản đơn = Đơn giản
Giao dịch (cs dùng từa tựa như trả giá) = Thương thảo (négocier)
Giao lưu = Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán = Kế toán
Hải quan = Quan Thuế
Hâm, Tửng = Khùng, mát giây
Hàng không dân dụng = Hàng không dân sự
Hát đôi = Song ca
Hạt nhân (vũ khí) = Nguyên tử
Hát tốp = Hợp ca
Hậu cần = Tiếp liệu
Hệ quả = Hậu quả
Hiện đại = Tối tân
Hiển thị = Xem, Thấy
Hộ chiếu = Sổ Thông hành
Hồ hởi = Phấn khởi
Hộ khẩu = Tờ khai gia đình
Hộ lý = Dâm nô
Hộ Nhà = Gia đình
Hoành tráng = Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Học vị = Bằng cấp
Hội chữ thập đỏ = Hội Hồng Thập Tự
Hưng phấn = Kích động, vui sướng
Hữu hảo = Tốt đẹp
Hữu nghị = Thân hữu
Huyện = Quận
Kênh = Băng tần (Channel)
Khả năng (có) = Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương = Gấp rút, Khẩn cấp, nhanh lên
Khẩu trang = Băng vệ sinh
Khâu = Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiệt suất = Giỏi, xuất sắc
Kiều hối = Ngoại tệ
Kinh qua = Trải qua
Làm chủ = Nô lệ
Làm gái = Làm điếm
Làm việc = Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng = Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Lên lớp  (vd: Anh lên lớp tôi) = Dạy đời, Sửa lưng
Liên hệ = Liên lạc (contact)
Liên hoan = Đại hội, ăn mừng
Lính gái = Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ = Thủy quân lục chiến
Linh tinh = Vớ vẩn
Lợi nhuận = Lợi tức
Lược tóm = Tóm lược
Lý giải = Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng = Trực thăng
Mĩ – Mỹ = (Hoa kỳ =USA)
Múa đôi = Khiêu vũ
Nắm bắt = Nắm vững
Nâng cấp = Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ = Siêng năng, tháo vát
Nghệ danh = Tên (nghệ sĩ = stage name) dùng ngoài tên thật
Nghệ nhân = Thợ, nghệ sĩ
Nghĩa vụ quân sự = Đi quân dịch
Nghiêm túc = Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư = Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Người nước ngoài = Ngoại kiều
Nhà khách = Khách sạn
Nhân thân = Thân nhân
Nhất quán = Luôn luôn, trước sau như một
Nhất trí = Đồng lòng, đồng ý
Nỗi niềm (tĩnh từ!) = Vẻ suy tư
Phản ánh = Phản ảnh
Phản biện = Phản đối
Phần cứng = Cương liệu
Phản hồi = Trả lời, hồi âm
Phần mềm = Nhu liệu
Phát sóng = Phát thanh
Phi khẩu = Phi trường, phi cảng
Phi vụ = Một vụ trao đổi thương mại (a business deal = thương vụ)
Phó Tiến Sĩ = Cao Học
Phục hồi nhân phẩm = Hoàn lương
Phương án = Kế hoạch
Quá tải = Quá sức, quá mức
Quân hàm = Cấp bực
Quản lý = Quản trị, sở hữu
Quan tâm = Lo lắng
Quán triệt = Hiểu rõ
Quảng bá = Quảng cáo hay Truyền bá
Quảng trường = Công trường
Quy hoạch = Kế hoạch
Quy trình = Tiến trình
Sân bay = Phi trường
Sơ tán = Tản cư
Sốc (“shocked)” = Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sự cố = Trở ngại
Sư = Sư đoàn
Sức khỏe công dân = Y tế công cộng
Tài chủ nước lạ = Tàu cộng xâm lăng
Tập đòan / Doanh nghiệp = Công ty
Tàu vũ trụ = Phi thuyền
Tên lửa = Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) = Lưu hành
Tham quan = Thăm viếng
Thân thương = Thân mến
Thanh lý = Thanh toán, chứng minh
Thi công = Làm
Thị phần = Thị trường
Thư giãn = Tỉnh táo, giải trí
Thu nhập = Lợi tức
Thuyết phục (tính) = Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiến công = Tấn công
Tiến độ = Tiến trình
Tiến sĩ hữu nghị = Tiến sĩ giấy – tiến sĩ zdỏm
Tiên tiến = Xuất sắc
Tiếp cận = Gần gũi, Giao tiếp
Tiếp thu = Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng = Tiêu thụ
Tố chất = Tư chất (cuả một người)
Tổ lái = Phi hành đòan
Tờ rơi = Truyền đơn
Tranh thủ = Cố gắng
Trí tuệ = Kiến thức
Triển khai = Khai triển
Tư duy = Suy nghĩ
Tư liệu = Tài liệu
Tư vấn = Cố vấn (conseiller)
Từ = Tiếng, chữ
Ùn tắc = Tắt nghẽn
Vận động viên = Lực sĩ
Vấn nạn = Vấn đề
Viện Ung Bướu = Viện Ung Thư
Vô tư = Tự nhiên
Xác tín = Chính xác
Xe con = Xe du lịch
Xe khách = Xe đò
Xử lý = Giải quyết, thi hành

 

(… còn tiếp)