BÍ MẬT LỊCH SỬ THÁNG 4 NĂM 1975: TRUNG QUỐC ĐỊNH TUNGLÍNH DÙ NHẢY XUỐNG BIÊN HÒA CHẶN BẮC VIỆT?

George Jay Veith/ 2/4/2023

Việc Trung Quốc tìm cách can thiệp chính trị vào Miền Nam Việt Nam ở giai đoạn
cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam là điều không mới, nhưng một kế hoạch can thiệp
ở cấp độ “quân sự”, với việc tung vào hai sư đoàn Nhảy Dù để đánh chặn Quân đội
Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, lại là điều ít người biết đến. 
Bí mật lịch sử này lần đầu được Tiến sĩ sử học George Jay Veith tiết lộ trong phần
“Tay chơi cuối cùng: Trung Quốc” (“The final actor: China,”) thuộc chương 24, “Ta sẽ
tuốt gươm” (“I will draw out my sword”,) trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh” (Drawn
Swords in a Distant Land) xuất bản năm 2021. Cuốn sách “Tuốt kiếm viễn chinh”
được TS. Jay Veith phát triển từ luận án tiến sĩ sử học ông bảo vệ tại Monash
University, Australia. Nhân dịp 30/4, RFA phỏng vấn TS. Jay Veith về bí mật lịch sử
này. 
RFA: Trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh” (Drawn Swords in a Distant Land), ông đã
trình bày những tư liệu lịch sử chưa từng được ai công bố trước đây, thu thập được
từ cuộc phỏng vấn với nhân chứng Nguyễn Xuân Phong. Xin ông cho biết tại sao lời
kể của nhân chứng này lại quan trọng? Tại sao trước đây, ông Phong chưa từng
công bố điều này?

George Jay Veith: Nhiều nhân chứng và nhà nghiên cứu đã nói về những can thiệp
chính trị của của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Miền Nam Việt Nam ở giai đoạn
cuối của cuộc chiến. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn của tôi với ông Nguyễn Xuân
Phong, bao gồm phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua email, ông ấy đã cung cấp
cho tôi một kế hoạch can thiệp ở cấp độ quân sự của Trung Quốc vào Nam Việt Nam
ở giai đoạn cuối của cuộc chiến. 
Có lẽ đây là lần đầu tiên điều này được tiết lộ bởi một nhân chứng lịch sử có thẩm
quyền. Ông Nguyễn Xuân Phong là một nhân chứng lịch sử. Ông ấy là Quốc vụ
khanh, Phó phái đoàn hòa đàm VNCH tại Paris từ 1968 đến 1975. Ông ấy xác nhận
với tôi việc Trung Quốc liên lạc với ông để xây dựng một kế hoạch can thiệp trực tiếp
bằng quân sự để ngăn cản Việt Nam thống nhất.
Ban đầu, ông Phong miễn cưỡng kể cho tôi các câu chuyện lịch sử mà mình là nhân
chứng. Nhưng sau khi tôi tiếp tục gửi cho ông những tài liệu vừa được giải mật trong
khoảng thời gian đó, cuối cùng ông ấy đã đồng ý kể cho tôi câu chuyện. 
Sau 1975, ông ấy bị đi tù. Những người Cộng sản Việt Nam không phải là không biết
gì về kế hoạch can thiệp của Trung Quốc. Họ tra vấn ông ấy về quan hệ giữa Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH) và Trung Quốc. Nhưng ông không trả lời, và sau này cũng
không nói gì về điều đó, vì muốn bảo vệ những nguồn tin và nhân chứng liên quan.
Ông ấy không bị tra tấn, nhưng họ từng đánh ông trọng thương một lần vì ông chỉ nói
ngắn gọn là không biết gì về điều đó.

RFA: Ông Nguyễn Xuân Phong kể cho ông nghe về những sự kiện và hoạt động nào
vào cuối cuộc chiến? Những hoạt động nào trong số này có liên quan đến sự can
thiệp của Trung Quốc vào Miền Nam Việt Nam?
George Jay Veith: Ông Nguyễn Xuân Phong cho biết vào những ngày cuối của cuộc
chiến, cả phía Bắc Việt và Trung Quốc đã liên lạc với ông. 
Phía Bắc Việt bắn tin cho ông, cho đại diện của Pháp (tướng Paul Vanuxem) và một
số nhân vật khác, rằng nếu ông Dương Văn Minh không được đưa lên nắm quyền
trước ngày 26/4/1975, họ sẽ san bằng Sài Gòn bằng hai mươi ngàn viên đạn pháo. 
Còn phía Trung Quốc cũng cho người đến gặp ông để đưa ra một kế hoạch can thiệp
quân sự nhằm ngăn chặn Bắc Việt chiếm Miền Nam Việt Nam. Mục đích của Trung
Quốc là ngăn chặn một Việt Nam thống nhất. 
Kế hoạch của Trung Quốc, theo lời kể của ông Phong, là trước hết xây dựng một liên
minh giữa chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN). Sau khi có liên minh này, Tổng thống Dương Văn
Minh sẽ đưa ra lời thỉnh cầu quốc tế giúp đỡ. Nhân cơ hội đó, Pháp sẽ hồi đáp bằng
cách đưa vào Miền Nam Việt Nam một “lực lượng quốc tế” với danh nghĩa bảo vệ
chính phủ mới, nhưng trong cái gọi là “lực lượng quốc tế” này sẽ có “hai Sư đoàn
lính Dù của Trung Cộng.” Hai sư đoàn Dù này sẽ được thả xuống Biên Hòa.
Sau khi nhận tin từ phía Bắc Việt, ông Phong đã trở về Sài Gòn gặp Tổng thống Trần
Văn Hương, người kế nhiệm sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/4/1975,
để cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến có khả năng diễn ra ngay tại Sài Gòn. 
Sau đó, ông Phong gặp ông Trần Văn Đôn (lúc đó là Phó Thủ tướng kiêm Tổng
trưởng Quốc phòng,) ông Trần Ngọc Liễng (đại diện của ông Dương Văn Minh, và là
một tình báo của phía Bắc Việt, sau 1975 là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam), và một đại diện của CMLTCHMNVN để bàn về giải pháp xây dựng một
chính phủ liên hiệp giữa Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTCHMNVN.  
Ông Phong cho biết trong cuộc gặp này, ông đã nói rằng Pháp và một số nước khác
sẽ hỗ trợ chính phủ mới. Nhưng ông không nói ra thông điệp mà Trung Quốc muốn
ông chuyển đến Sài Gòn. 
Về kế hoạch của Bắc Kinh, ông Phong giải thích trong lần tôi phỏng vấn ông năm
2006 và 2008 rằng Bắc Kinh cho ông biết họ cần bốn ngày để điều quân và đưa quân
đến căn cứ không quân. Theo ông, tính toán của Bắc Kinh là họ không muốn trực
tiếp ra mặt, không muốn tạo ra hình ảnh mình là bên ngang nhiên mang quân vào
Miền Nam Việt Nam. Trung Quốc muốn tạo ra một vở kịch trong đó người Pháp mới
là diễn viên chính can dự vào đó. Pháp sẽ kêu gọi một quốc gia tham gia “lực lượng
quốc tế” do mình đứng đầu để “giúp đỡ” chính phủ liên hiệp giữa VNCH và
CMLTCHMNVN còn Trung Quốc sẽ tham gia vào. Trung Quốc nói rằng họ cần đưa
quân vào để ngăn chặn đà tiến công của quân đội Bắc Việt nhưng cũng không thể
đóng quân lại Miền Nam quá lâu, vì họ không muốn bị buộc tội là có âm mưu chiếm
đóng.

Ông Nguyễn Xuân Phong cho tôi biết là Trung Quốc, mà cụ thể là phái viên của Chu
Ân Lai, lần đầu tiếp xúc với ông vào tháng 12 năm 1970. 
Theo tôi, kế hoạch can thiệp quân sự của Trung Quốc mà ông Nguyễn Xuân Phong
tiết lộ trước khi qua đời năm 2017 là một trong những bí ẩn. Bí ẩn này sẽ được làm
sáng tỏ hơn nữa nếu các nhà nghiên cứu tiếp cận được những tư liệu lịch sử chính
thức mà các chính phủ liên quan công bố.

RFA: Làm thế nào để kiểm tra tính chính xác của những câu chuyện ông Nguyễn
Xuân Phong kể lại?
George Jay Veith: Hiện tôi chưa có nhiều tư liệu chính thức của các bên để xác
minh thêm những gì ông Phong nói với tôi. Nhưng có nhiều người đã kể những câu
chuyện liên quan về việc Trung Quốc cố gắng thuyết phục Tướng Dương Văn Minh
trong những ngày cuối cùng là hãy yêu cầu sự giúp đỡ của Trung Quốc để cứu Miền
Nam Việt Nam. Tôi tin rằng điều đó đã xảy ra. Tuy nhiên, ý định thực sự của Trung
Quốc là gì vẫn còn là một bí ẩn. Có vẻ như Hà Nội cũng đã tin rằng Trung Quốc có
một kế hoạch như vậy. Họ đã tra khảo ông Phong về điều đó. 
RFA: Trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh”, ông có nói Trung Quốc còn tiếp xúc với cả
ông Nguyễn Cao Kỳ và tìm cách tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Thiệu nữa? 
George Jay Veith:  Không rõ chính xác thời điểm Trung Quốc tiếp cận ông Nguyễn
Cao Kỳ vì ông ấy không nói cụ thể lắm. Đại khái vào tháng 9 năm 1975, ông Nguyễn
Cao Kỳ trả lời phỏng vấn William Buckley trên tờ Firing Line, kể rằng Trung Quốc đã
cử đặc vụ đến tận nhà ông tại Sài Gòn vào khoảng cuối năm 1972. Họ đề nghị ông

ấy đảo chính ông Thiệu rồi “tuyên bố Miền Nam Việt Nam trung lập, không thân Mỹ
cũng không thân Nga.” 
Theo ông Kỳ kể lại, Trung Quốc “không muốn bị hở sườn phía nam, vì bị Bắc Việt,
một vệ tinh của Nga trấn giữ.” Rồi đến tháng 12 năm 1975, ông Kỳ cũng kể lại lần
nữa chuyện này trong một bài phát biểu ở Mỹ, được tường thuật trên tờ Baltimore
Sun, ngày 6 tháng 12 năm 1975. Nhưng tôi không hiểu tại sao ông Kỳ không nhắc
đến vụ này trong sách của ông. 
Ngoài tìm cách tiếp xúc với ông Kỳ, Trung Cộng còn tìm cách tiếp xúc với ông
Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, họ trao trả
tù binh VNCH qua ngả Hong Kong và gửi thông điệp qua Tổng Lãnh sự VNCH ở
Hong Kong tới Tổng thống Thiệu, yêu cầu thu xếp một cuộc hội đàm bí mật. Năm
2007, tôi phỏng vấn ông Jim Eckes, một bạn thân của ông Nguyễn Xuân Phong và là
giám đốc một hãng hàng không ở Sài Gòn lúc đó. Gia đình ông Jim sống ở Hong
Kong và ông ấy đi lại giữa Hong Kong và Sài Gòn thường xuyên. Do đó, Tổng Lãnh
sự VNCH ở Hong Kong nhờ Jim chuyển thông điệp của Trung Quốc về cho ông
Thiệu. Ông Jim Eckes kể tôi nghe là ông lại chuyển thông điệp cho Graham Martin,
Đại sứ Hoa Kỳ ở VNCH, và thông điệp “nằm chết” tại đó.
RFA: Tại sao Trung Quốc hỗ trợ Bắc Việt trong suốt cuộc chiến nhưng không muốn
Bắc Việt chiến thắng? Các nhà nghiên cứu trước đây đã nói gì về điều này?
George Jay Veith: Trung Quốc muốn Việt Nam bị chia nhỏ ra. Họ muốn Bắc Việt
không quá mạnh, vì lúc đó họ nhìn thấy Việt Nam và Liên Xô có thể sẽ ký một hiệp
ước liên minh.  
Kosal Path, Phó Giáo sư sử học tại Trường Đại học Brooklyn (Brooklyn
College), nhận định rằng “giới nghiên cứu chia sẻ một nhận định chung là các nhà
lãnh đạo Trung Quốc vào năm 1973 đã càng ngày càng lo ngại việc Hà Nội nghiêng
về phía Moscow.” 
Lo lắng này của Trung Quốc hình thành trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa hai
cường quốc Trung Quốc và Liên Xô trong khối Cộng sản trở nên khốc liệt từ thập
niên 1960s. Hai cường quốc Cộng sản này đã giao tranh dọc biên giới vào tháng 3
năm 1969. Đến tháng 5 năm đó, Ấn Độ và Bắc Triều Tiên đã đồng ý tham gia liên
minh với Liên Xô chống Bắc Kinh. Trung Quốc lo ngại họ sẽ nguy hiểm về an ninh
nếu có thêm Bắc Việt Nam ở phía nam của họ tham gia liên minh này. Do đó, việc
Bắc Việt Nam lấy thêm được Nam Việt Nam sẽ đi ngược lại lợi ích của họ. 
Nhà báo Nayan Chanda trong cuốn sách “Người anh em thù địch” (Brother Enemy:
The War After the War,) xuất bản năm 1986 cũng viết rằng Bắc Kinh đã “thực thi một
cách nhất quán chính sách duy trì tình trạng chia cắt của Đông Dương bằng mọi giá.
Họ cũng ngăn chặn các cường quốc khác hiện diện. Để làm điều này, họ thực thi thủ
thuật “ngoại giao thầm lặng”, cố gắng gây ảnh hưởng kinh tế, và tất nhiên, không loại
trừ sức mạnh quân sự.”

Khi tiếp xúc với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Alexander Haig để tiền trạm
cho chuyến thăm tới Trung Quốc của Tổng thống Nixon tháng 2 năm 1972, Chu Ân
Lai đã làm cho Haig sửng sốt khi khẳng định rằng: “Các ông đừng thua ở Việt Nam”,
và rằng Trung Quốc “xem việc Hoa Kỳ thất bại và rút quân khỏi Đông Nam Á là nguy
hiểm đối với Trung Quốc.”
RFA: Xin cảm ơn Tiến sĩ George Jay Veith đã dành cho độc giả của chúng tôi cuộc
phỏng vấn này.

THAM KHẢO

1) Bài viết “Bí mật lịch sử tháng 4 năm 1975: Trung Quốc định tung lính dù nhảy xuống
Biên Hòa chặn Bắc Việt? của tác giả George Jay Veith đăng trên RFA ngày
2/4/2023.


Bộ sưu tập hình ảnh hoàn toàn trung thực về ngày 30/4/1975

Gần 1000 tấm hình được phân loại ra từng folder cho thấy người dân bị kẹt giữa 2 lằn đạn.  Ngậm ngùi. Chua xót… Nhưng vẫn hy vọng về một ngày mai tươi sáng cho dân tộc.

SAIGON – 30-4-1975

Album 1 : https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157621997665628

Album 2: https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157629544690996

Album 3; https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157655074124850

Album 4; https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157652105357792

Album 5: https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157649545009638

Album 6: https://www.flickr.com/…/13476480@…/albums/72157650629421230

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT – ĐẶNG CHÍ HÙNG

Bộ sách 2 tập “Những Sự Thật Cần Phải Biết” I và II do tủ sách Tiêng Quê Hưong ấn hành. Ấn phí mỗi tập là 20 MỸ Kim. Độc giả muốn có bộ sách này xin ký chi phiếu 40 MK, nếu chỉ order 1 tập ký chi phiếu 20 MK trả cho VLAC/TQH và gửi về Hộp Thư:
P.O BoX. 4653 Falls Church, VA 22044, được miễn cước phí nếu ở Hoa Kỳ. Ngoài HK xin liên lạc qua hộo thuư trên đây để biết chi tiết.

Trần Phong Vũ

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (Quyển 1) – ĐẶNG CHÍ HÙNG

 Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1): Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?
 Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2): Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3)Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì?
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 4): Bán nước trong thân phận kẻ chư hầu
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5): Nỗi đau Cải Cách
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 6): Dù đau đớn nhưng vẫn là sự thật!
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 7)Trí thức cũng chẳng khá hơn
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8)Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 9): Hồ Chí Minh và âm mưu Hán hóa toàn diện Việt Nam
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 10): Triệt tiêu nội lực dân tộc
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 11): Lừa dối dân tộc!
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 12): Sự ngụy tạo về “Mùa Thu Độc Lập”
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 13): Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14): Ai làm cho Huế đau thương?
– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 15): Người chồng, người cha tồi tệ
 Những sự thật cần phải biết (Phần 1): Sự thật về “đại thắng mùa xuân 1975”
– Những sự thật cần phải biết (Phần 2): Việt Nam Cộng Hòa – Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người”
– Những sự thật cần phải biết (Phần 3): Nổi dậy hay khủng bố?
– Những sự thật cần phải biết: (Phần 4): “THỐNG NHẤT” : Xin đừng xảo ngôn!
– Những sự thật cần phải biết (Phần 5): Mất!
– Những sự thật cần phải biết (phần 6): Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968
– Những sự thật cần phải biết (phần 7): Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa
– Những sự thật cần phải biết (Phần 8): Lịch sử lá cờ của dân tộc
 Những sự thật cần phải biết (Phần 9): Tinh thần dân tộc tiếp nối qua lá cờ
– Những sự thật cần phải biết (phần 10): Cộng sản Việt Nam: Trẻ em là một con bài trong chiến tranh
– Những sự thật cần phải biết (phần 11): Sinh Bắc tử Nam
– Những sự thật cần phải biết (phần 12): Tại sao không là lễ phục Dân Tộc?

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (Quyển 2) – ĐẶNG CHÍ HÙNG

 Những sự thật cần phải biết (phần 13)Những kẻ cướp ngày
 Những sự thật cần phải biết (phần 14)Trường Chính – Kẻ vong bản
 Những sự thật cần phải biết (phần 15)Đàn áp và phỉ báng tôn giáo
– Những sự thật cần phải biết (phần 16)Võ Văn Kiệt: Kẻ ăn vụng biết chùi mép
 Những sự thật cần phải biết (phần 17)Ngu dân và mị dân để giữ đảng
 Những sự thật cần phải biết (phần 18)Tội ác của Phạm Văn Đồng
 Những sự thật cần phải biết (phần 19)Sự thật về Võ Nguyên Giáp
 Những sự thật cần phải biết (phần 20): Nông Đức Mạnh – Tội ác của một đứa con rơi
 Những sự thật cần phải biết (phần 21): Song tướng “cướp” Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ
 Những sự thật cần phải biết (Phần 22): Tội đồ Lê Đức Thọ
 Những sự thật cần phải biết (Phần 23)Phan Văn Khải – Từ bàn tay nhuốm máu đến bán nước
 Những sự thật cần phải biết (phần 24)Tội bán nước và tham nhũng có tên Lê Khả Phiêu
 Những sự thật cần phải biết – (Phần 25)Lê Đức Anh – Kẻ bán nước
 Những sự thật cần phải biết (Phần 26)Đỗ Mười cộng sản
 Những sự thật cần phải biết (Phần 27): Nguyễn Văn Linh – Một trong những ông trùm bán nước
 Những sự thật cần phải biết (Phần 28)Nguyễn Minh Triết : Anh Hề bán nước
 Những sự thật cần phải biết (Phần 29)Trần Đại Quang – Khai man để đàn áp
 Những sự thật cần phải biết – (Phần 30)Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam
 Những sự thật cần phải biết (Phần 31): Tội ác của Lê Hồng Anh
 Những sự thật cần phải biết (Phần 32): Gián điệp và bán nước – Nguyễn Chí Vịnh
Những sự thật cần phải biết (Phần 33): Nô tài cho giặc – Phùng Quang Thanh
 Những sự thật cần phải biết (Phần 34)Tư “Sâu” tham nhũng và bán nước
 Những sự thật cần phải biết (Phần 35): Tội đồ Hùng “hói”
 Những sự thật cần phải biết (Phần 36): “ X, Hai Bao, Mr.Bean” : Tất cả chỉ là một tên tội đồ.
 Những sự thật cần phải biết (Phần 37)Trọng lú – Thái thú cho giặc

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ.

Tháng 11/1970, Chu Ân Lai tung tin qua Rumania, một nước có quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, rằng Trung Quốc hoan nghênh Nixon đến thăm Bắc Kinh. Ngày 11/1/1971, giấy mời đến Nhà Trắng. Nixon bút phê: “Chúng ta không thể tỏ ra quá vồ vập”. Về sau Kissinger kể: Trong thư trả lời Bắc Kinh hôm 29/1/1971, phía Mỹ “không nói tới chuyện Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc”, “hiện nay còn chưa nói tới bước ấy, nói ra có thể gây rắc rối”.

Mao tiếp tục chờ dịp may.

Ngày 21/3/1971, đội bóng bàn Trung Quốc đến Nhật dự thi đấu Cúp Bóng bàn thế giới. Đây là một trong số các đoàn thể thao đầu tiên của Trung Quốc ra nước ngoài kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa, do đích thân Mao phê chuẩn. Để tránh mang tiếng ly kỳ, các cầu thủ được đặc biệt cho phép không mang theo Sách Đỏ [sách Trích lời Chủ tịch Mao]. Nhưng họ nhận được quy định nghiêm khắc: không được bắt tay cầu thủ Mỹ, không được chủ động bắt chuyện với người Mỹ.

Ngày 4/4 cầu thủ Mỹ Glenn Cowan tình cờ lên chiếc xe ca của đội tuyển bóng bàn Trung Quốc. Nhà vô địch bóng bàn thế giới Trang Tác Đông quan sát thấy các cầu thủ đội nhà ai nấy đều nhìn người Mỹ kia bằng ánh mắt lo lắng, nghi ngờ, lạnh nhạt. Không một người Trung Quốc nào trên xe bắt chuyện với anh ta. Thấy thế Trang Tác Đông bèn bước tới nói chuyện vài câu với Cowan. Bức ảnh hai cầu thủ Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau sau khi được đăng báo đã trở thành tin tức trang nhất của các báo Nhật.

Khi cô hộ lý kiêm giúp việc của Mao Trạch Đông là Ngô Húc Quân đọc cho ông nghe mẩu tin ấy đăng trên tờ “Tin tham khảo”, mắt Mao bỗng sáng lên, mỉm cười khen: “Cái cậu Trang Tác Đông này chẳng những đánh bóng bàn giỏi mà lại còn biết làm ngoại giao nữa.”

Đội bóng bàn Mỹ tỏ ý muốn đến thăm Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc căn cứ theo chính sách, quyết định không gửi lời mời. Mao duyệt bản báo cáo ấy của Bộ Ngoại giao.

Nhưng sau đó ông không bằng lòng với quyết định của mình, suốt ngày băn khoăn suy nghĩ. Hơn 11 giờ đêm hôm ấy Mao uống thuốc ngủ xong ngồi ăn cơm với Ngô Húc Quân. Ông có thói quen ăn cùng một hoặc hai nhân viên hầu cận. Uống thuốc rồi mới ăn, ăn xong đi nằm. Loại thuốc ngủ của Mao rất nặng, có hôm đang ăn cơm thì thuốc đã tác dụng, khiến ông gục đầu xuống bàn. Mấy người phục vụ phải móc hết cơm và thức ăn chưa nuốt trong miệng ông ra. Vì thế các bữa tối của Mao đều không có món cá, sợ xương cá gây hóc.

Ngô Húc Quân nhớ lại: Bữa tối hôm ấy do tác dụng của thuốc an thần, Chủ tịch đã buồn ngủ lắm, tay cứ bíu lấy bàn ăn muốn ngủ. Nhưng bỗng nhiên Chủ tịch nói lắp bắp, tôi nghe mãi mới nghe rõ ông bảo tôi gọi điện cho Vương Hải Dung[1] ở Bộ Ngoại giao. Giọng Chủ tịch trầm trầm mà lời lẽ không rõ ràng: “Mời đội Mỹ đến thăm Trung Quốc.”….

Tôi sững sờ và nghĩ: Làm như thế chẳng phải là ngược với lời bút phê mà Chủ tịch vừa viết sáng nay đấy sao!….. Bình thường Chủ tịch đã dặn là “Những lời Chủ tịch nói sau khi uống thuốc an thần thì không coi là thật”. Bây giờ có nên coi lời Chủ tịch nói là thật hay không đây? Lúc ấy tôi rất khó xử…….

Lát sau Chủ tịch ngẩng đầu lên, cố gắng mở mắt và bảo tôi: “Tiểu Ngô, cháu còn ngồi đấy ăn cơm à, việc bác bảo cháu làm sao cháu không đi làm hả?”.

Bình thường Chủ tịch đều gọi tôi là “Hộ lý trưởng”, chỉ khi nói chuyện công tác hoặc khi rất nghiêm túc mới gọi là “Tiểu Ngô”.

Thế rồi Chủ tịch cứ câu được câu chăng, ngắt quãng, dề dà ấp úng nhắc lại một lượt câu nói lúc nãy….

Tôi vội hỏi: “Bác đã uống thuốc an thần rồi mà. Lời bác nói bây giờ có coi là thật hay không đấy ạ?”

Chủ tịch phẩy tay về phía tôi: “Là thật đấy! Mau đi làm đi, kẻo không kịp đâu.”

Mao cố gượng thức chờ Ngô Húc Quân làm xong việc ấy rồi mới yên tâm đi ngủ.

Quyết sách này của Mao đã gây ra tác động bùng nổ ở phương Tây. Bao năm qua Trung Quốc và Mỹ đối địch với nhau, nay bỗng dưng Trung Quốc mời một đoàn thể của Mỹ sang thăm, hơn nữa đây lại là một đoàn thể thể thao, mọi người đều quan tâm.

Sau khi người Mỹ đến Trung Quốc, Chu Ân Lai, con người đầy sức quyến rũ ấy trổ hết tài năng tổ chức nghênh tiếp, làm cho người Mỹ cảm thấy “sự đón tiếp lóa mắt” (lời Kissinger). Báo Mỹ hàng ngày tràn đầy những tin tức phấn khởi kích động. Một nhà bình luận viết: “Nixon ngẩn người nhìn những tin tức ấy nhảy từ trang thể thao lên trang nhất các báo”. Mao đã tạo ra một môi trường mê li quyến rũ Nixon thăm Trung Quốc. Đối với Nixon, đến Trung Quốc trong bầu không khí ấy về chính trị chỉ có trăm điều lợi mà không một điều bất lợi, nhất là năm tới sẽ có bầu cử Tổng thống.

Không bỏ lỡ thời cơ, ngày 21/4/1971 Chu Ân Lai lại một lần nữa mời Nixon thăm Trung Quốc. Ngày 29, Nixon lập tức nhận lời. Kissinger nói: “ Nixon quả thực phấn khởi tới mức không thể kiềm chế, thậm chí còn định không cử đoàn tiền trạm đi Bắc Kinh trước, e rằng như thế sẽ làm cho chuyến thăm của mình bị giảm bớt mất ánh hào quang.”

Mao không những “câu” được Nixon đến Trung Quốc mà còn câu được một món quà gặp mặt vượt quá sức mong đợi. Tháng 7, khi đi tiền trạm đến Trung Quốc, Kissinger có chủ động đề xuất: Nếu năm 1972 Nixon tái đắc cử Tổng thống thì trước tháng 1/1975 Mỹ sẽ thừa nhận Trung Quốc, tiếp thu toàn diện các yêu cầu của Bắc Kinh, hất cẳng Đài Loan. Cho dù Mỹ và Đài Loan có hiệp định phòng thủ chung, Chu Ân Lai khi nói với Kissinger về vấn đề Đài Loan dường như đã coi hòn đảo này đang nằm trong túi Bắc Kinh. Kissinger đành làm một cử chỉ yếu ớt: “Chúng tôi mong vấn đề Đài Loan sẽ được giải quyết một cách hòa bình.” Ông không yêu cầu Chu bảo đảm không sử dụng vũ lực.

Hồ sơ mật về chuyến đi tiền trạm của Kissinger mãi đến năm 2002 mới được giải mật. Trước đó trong hồi ký Kissinger viết về vấn đề này có một dòng “Chỉ sơ sơ nói tới vấn đề Đài Loan”. Sau khi hồ sơ được giải mật, khi được hỏi về vấn đề này, Kissinger thừa nhận “Tôi nói như thế là rất không hay, tôi rất ân hận.”

Nixon còn nhắc tới vấn đề giúp Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc ngay. Kissinger nói: “Bây giờ các ngài đã có thể chiếm chiếc ghế Trung Quốc. Tổng thống yêu cầu tôi trước tiên bàn với các ngài vấn đề này, sau đó chúng tôi sẽ quyết định chính sách công khai.”

Chiếc hộp đựng quà gặp mặt của Kissinger không chỉ có những món ấy. Ông nêu lên vấn đề sẽ báo cho Trung Quốc biết những nội dung Mỹ đã bàn với Liên Xô. Kissinger nói: “Các ngài muốn biết chúng tôi đã bàn vấn đề nào với Liên Xô thì chúng tôi sẽ cho các ngài biết, đặc biệt là đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.” Mấy tháng sau, Kissinger nói với các sứ giả Trung Quốc: “Chúng tôi cho các ngài biết chúng tôi đã bàn những vấn đề gì với Liên Xô nhưng chúng tôi không cho Liên Xô biết chúng tôi đã bàn với các ngài những vấn đề gì.” Khi nghe nói Mỹ đã cho Trung Quốc biết những tình báo nào, Phó Tổng thống Nelson Rockefeller thực sự “ngạc nhiên đớ người ra”. Một trong những tin tình báo đó là tình hình quân đội Liên Xô tập kết ở biên giới Trung Quốc.

Trên vấn đề Đông Dương, Kissinger có cam kết hai vấn đề lớn. Thứ nhất là trong vòng 12 tháng rút hết quân đội Mỹ. Thứ hai là từ bỏ chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói: “Khi hòa bình lập lại, chúng tôi sẽ ở cách Đông Dương ngoài 10 nghìn dặm. Hà Nội vẫn ở Việt Nam.” Ý nói Việt Nam sẽ là của Việt Cộng.

Thậm chí Kissinger còn chủ động cam kết trong nhiệm kỳ tới của Nixon sẽ “rút phần lớn cho tới toàn bộ quân đội Mỹ” ra khỏi Nam Triều Tiên. Nhưng ông không nói một chữ nào về vấn đề quân đội các nước cộng sản sẽ tái xâm lược Nam Triều Tiên hay không.

Những món quà gặp mặt ấy không đòi hỏi lại quả. Kissinger nhấn mạnh ông không yêu cầu Trung Quốc ngừng viện trợ Việt Nam, thậm chí chẳng nói gì tới việc mong muốn chính quyền Mao bớt chửi Mỹ một chút. Từ biên bản hội đàm có thể thấy, Chu Ân Lai luôn dùng khẩu khí đối địch như “Ngài phải trả lời vấn đề này”, “Ngài phải giải đáp vấn đề kia”, “Sự áp bức của các ngài, sự lật đổ của các ngài, sự can thiệp của các ngài”. Kissinger chẳng những không bào chữa cho Mỹ mà còn tiếp thu cái logic nực cười của Chu Ân Lai khi Chu nói vì Trung Quốc là nước cộng sản nên sẽ không xâm lược nước khác.

Trong đàm phán với cộng sản Việt Nam, mỗi khi đối phương nói chút gì động đến sự sai trái của chính phủ Mỹ thì Kissinger đốp lại ngay: “Ngài có tư cách gì nói tôi. Chính quyền mà ngài đại diện là một trong những chính quyền hung hãn nhất trên hành tinh này.”

Thế nhưng khi Chu Ân Lai nói Mỹ “tàn bạo” ở Việt Nam thì Kissinger chẳng hỏi lại: “Thế các ngài đối xử với nhân dân mình ra sao?”. Trước lời lẽ lên án của Chu Ân Lai, sau đấy Kissinger lại nói những lời ấy “vô cùng xúc động lòng người”.

Ngày đàm phán đầu tiên kết thúc, Mao nghe báo cáo, tâm lý tự cao tự đại của ông ta lập tức căng phồng lên. Mao huyên thuyên nói với các cán bộ ngoại giao rằng Mỹ là “Đồ khỉ biến thành người mà chưa biến được, lại còn giữ cái đuôi của mình”, “Nó không còn là khỉ nữa, mà là vượn, đuôi không dài”, “Đó là tiến hóa mà!” Còn Chu Ân Lai thì diễn tả Nixon “trang điểm phấn son đến nhà người ta”. Mao thấy mình có thể giành được từ Nixon những thứ mình muốn mà không cần trả giá, vừa chẳng phải giảm mức độ chuyên chế bạo tàn mà cũng không phải hạ thấp giọng điệu chống Mỹ.

Sau chuyến Kissinger bí mật đi Bắc Kinh, tin Nixon sẽ thăm Trung Quốc được công khai trước toàn thế giới. Tháng 10/1971, Kissinger đến Bắc Kinh lần nữa để thu xếp cho chuyến đi của Tổng thống. Đó chính là lúc Liên Hợp Quốc mỗi năm một lần thảo luận vấn đề chiếc ghế ở Liên Hợp Quốc của Trung Quốc. Mỹ là nước chủ yếu bảo vệ Đài Loan; bây giờ Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Kissinger đang ở Bắc Kinh, điều đó chẳng khác gì bật đèn xanh cho Trung Quốc. Ngày 25/10, Trung Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc, thay Đài Loan tiếp quản quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Lúc đó vụ Lâm Bưu đào thoát vừa xảy ra được một tháng,[2] Mao Trạch Đông còn đang chìm ngập trong nỗi chán nản thất vọng. Hai sự việc lớn – Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc và Nixon đến Bắc kinh – đã xua tan đám mây mù, làm cho tâm trạng của Mao phấn khởi hẳn. Ông cười cười nói nói với các cán bộ ngoại giao xúm xít xung quanh mình, hứng chí nói liền một mạch gần ba tiếng đồng hồ. Ông cầm lấy bảng kết quả biểu quyết đề án của Liên Hợp Quốc, vừa chỉ tay vào bảng vừa nói: “Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Canada, Ý, tất cả đều làm Hồng vệ binh….”

Mao lập tức chỉ thị cho phái đoàn đi Liên Hợp Quốc phải tiếp tục lên án Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù số một: “Phải thể hiện quan điểm lập trường rõ ràng”, “Phải chỉ tên vạch mặt chúng, không làm thế không được”. Đã đến ngày [Mao] bước lên diễn đàn thế giới với tư thế lãnh tụ chống Mỹ rồi đây.

Chín ngày trước hôm Nixon đến, Mao bỗng nhiên bị đột quỵ, suýt nữa thì chết. Nixon sắp tới rồi, tin này đem lại sự kích động tinh thần giúp Mao phục hồi nhanh chóng. Hồi ấy ông đang bị phù nề, phải may quần áo mới và sắm giày mới. Chỗ ngủ của ông có rất nhiều thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Mao nằm trong phòng khách lớn của hội trường ở phía trên bể bơi. Phải tiếp Nixon ở chỗ này. Các thiết bị y tế được dọn vào một góc đại sảnh, dùng bình phong che khuất cả thiết bị lẫn giường nằm. Bốn phía đại sảnh được vây bởi các giá sách, trên xếp đầy sách cổ, khiến người Mỹ không ngớt trầm trồ về học thức của Mao.

Buổi sáng hôm Nixon đến đây, Mao rất sốt ruột luôn hỏi xem bây giờ Tổng thống Mỹ đã đi tới chỗ nào rồi. Nghe nói Nixon trọ ở nhà khách Điếu Ngư Đài, Mao lập tức đòi gặp khách, không muốn chờ đợi. Lúc ấy Nixon đang chuẩn bị đi tắm. Kissinger kể là Chu Ân Lai “có chút nóng ruột” giục ông ta đi ngay.

Trong buổi hội kiến kéo dài 65 phút ấy, Nixon cố bàn bạc với Mao các chuyện thế giới đại sự nhưng Mao lại lái đề tài nói sang chuyện khác. Ông không muốn để người Mỹ nắm dao đằng chuôi.

Vì để kiểm soát chặt chẽ biên bản ghi chép cuộc hội đàm này, phía Trung Quốc từ chối sự có mặt của phiên dịch viên phía Mỹ. Nixon đã chấp nhận yêu cầu trái với thông lệ ngoại giao ấy mà không có ý kiến gì. Khi Tổng thống Mỹ đề nghị bàn về những chuyện lớn hiện nay như “Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên” , Mao chẳng thèm quan tâm nói: “Các vấn đề ấy không phải là vấn đề bàn ở chỗ tôi, mà nên bàn với Thủ tướng Chu Ân Lai. Tôi không muốn quản những chuyện rắc rối ấy.”

Khi Nixon tiếp tục bàn bạc theo mạch suy nghĩ của mình “Phải chăng tôi có thể kiến nghị ngài bớt nghe báo cáo?”, “(Chúng ta) hãy tìm lấy một điểm chung để xây dựng một cơ cấu thế giới”… Mao chẳng trả lời mà ngoái đầu hỏi Chu Ân Lai: “Mấy giờ rồi?”, tiếp đó nói: “(Chúng ta) bốc phét đến đây có lẽ cũng tàm tạm đủ rồi đấy nhỉ?”

Mao đặc biệt chú ý không nói những lời khen ngợi Nixon. Hai vị khách Mỹ thì hăng hái phỉnh nịnh ông ta, chẳng hạn Nixon nói: “Các trước tác của Chủ tịch đã thúc đẩy cả một dân tộc, đã làm thay đổi thế giới.” Chỉ có một lần Mao lấy tư thế kẻ cả nói một câu tốt về Nixon: “Cuốn Sáu cuộc khủng hoảng (Six Crises) của ngài viết khá đấy.”

Nixon lại nói: “Tôi có đọc thi từ và các bài viết của Chủ tịch, tôi biết Chủ tịch là một nhà triết học.” Mao phớt lờ, chuyển đề tài sang Kissinger.

Mao: Ông ấy [ý nói Kissinger] chẳng phải là tiến sĩ triết học đấy ư?

Nixon: Ông ấy là tiến sĩ đại não.

Mao: Thế nào? Hôm nay bảo ông ấy làm diễn giả chính có được không?

Khi Nixon nói, Mao ngắt lời: “Hai chúng ta chẳng thể độc diễn toàn bộ vở kịch này được đâu, không cho tiến sĩ Kissinger phát biểu thì không ổn.”

Đến khi Kissinger tham gia bàn bạc thì Mao lại tỏ ra không thực sự muốn nghe ý kiến của ông ta, mà nói những câu vớ vẩn với Kissinger, đại để như bảo “dùng các cô gái xinh đẹp để bao che mình”.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch và ghi chú từ “Chuyện chưa biết về Mao” (毛澤東:鮮為人知的故事) của Jung Chang và Jon Halliday.

——————-

[1] Vương Hải Dung (Wang Hai-rong), nữ, s. 1938, có họ xa với Mao Trạch Đông. Học tiếng Nga và Anh. Làm việc ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Vụ phó Lễ tân (1971-72), Trợ lý Bộ trưởng (1972-74), Thứ trưởng (1974-79). Về sau bị mất chức vì nghi có liên quan Lũ 4 Tên. Từ 1984 là Phó Chủ nhiệm Phòng Tham sự Quốc vụ viện (một cơ quan tư vấn).

[2] Phó CT Đảng CSTQ Nguyên soái Lâm Bưu định đảo chính lật Mao nhưng bất thành, ngày 13/9/1971 cùng vợ con lên máy bay trốn ra nước ngoài, chết vì máy bay rơi trên đất Mông Cổ.FacebookLinkedInEmailMessenger

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.”

Kế hoạch Pennsylvania bắt đầu khi hai nhà khoa học người Pháp, Herbert Marcovitch và Raymond Aubrac, tiếp cận Henry Kissinger, khi đó là giáo sư ở Harvard, để đề nghị làm trung gian thúc đẩy đàm phán giữa Mỹ và Bắc Việt. Kissinger là cố vấn chiến tranh cho chính quyền Johnson và háo hức làm mọi chuyện có thể để lấy lòng tổng thống. Aubrac là bạn lâu năm của Hồ Chí Minh và hứa sẽ chuyển tin đến nhà lãnh đạo lớn tuổi này nếu Lyndon Johnson có thông điệp mới. Kissinger chuyển đề xuất này tới Ngoại trưởng Dean Rusk, cùng một bản sao gửi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.

McNamara dẫn đầu các động thái ngoại giao trong kế hoạch Pennsylvania. Vốn cam kết tìm một con đường đàm phán để rút khỏi Việt Nam, ông đẩy mạnh kế hoạch này trong một bữa trưa thứ Ba cùng với Tổng thống Johnson và các cố vấn chủ chốt. Tuy nhiên Johnson lại hoài nghi về mọi cuộc đàm phán với phía Cộng sản, bác bỏ đề xuất của Pháp “lại là một con đường mù mịt không dẫn đến đâu.” Nhưng McNamara vẫn kiên trì, và cuối cùng Tổng thống đã nhượng bộ, cho phép Bộ trưởng Quốc phòng McNamara thiết lập liên lạc thông qua Marcovitch và Aubrac, hướng đến mục tiêu đàm phán hoà bình – miễn là ông không làm gì để Mỹ phải xấu hổ.

Đầu tháng 7, Marcovitch và Aubrac đến Hà Nội và trình cái gọi là đề xuất Pha A/Pha B của chính quyền Johnson đến giới lãnh đạo Hà Nội. Mỹ sẽ ngừng ném bom, đổi lại Hà Nội phải đảm bảo ngừng thâm nhập vào các vùng chủ chốt ở Nam Việt. Khi Bắc Việt đã hành động, Mỹ sẽ cho đóng băng lực lượng chiến đấu ở mức hiện có và đàm phán hoà bình có thể bắt đầu. Đây là một bước tiến đáng kể so với việc trước đây Johnson nhất định muốn hai bên cùng xuống thang. Tổng thống đã chấp nhận đánh cược, hy vọng sẽ xoa dịu được phe tự do trong Quốc hội và những người biểu tình chống chiến tranh, vốn đã lập kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn ở Washington vào tháng 10. Johnson luôn có thể tiếp tục ném bom nếu không có gì trong mối liên lạc này được thực chất hóa.

Những kết quả ban đầu của kế hoạch Pennsylvania có vẻ hứa hẹn. Aubrac và Marcovitch đến Hà Nội ngày 24 tháng 7 năm 1967, sau đó gặp Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cuộc gặp với Hồ Chí Minh nhìn chung chỉ mang tính thủ tục, nhưng cuộc gặp với Phạm Văn Đồng thì thực chất và hiệu quả. Ông Đồng nhấn mạnh rằng Bắc Việt sẽ không thể đàm phán trong khi còn bị ném bom, nhưng bất ngờ tỏ ý Hà Nội sẽ không yêu cầu Mỹ phải thông báo công khai việc ngừng ném bom, cứu vớt Johnson khỏi một vấn đề chính trị tiềm tàng. Nếu Mỹ ngừng ném bom, ông Đồng đảm bảo với các vị khách của mình, đàm phán có thể bắt đầu ngay lập tức.

Johnson, mặc dù thận trọng, đã quyết định tiến hành ngừng ném bom mà không tham vấn các đồng minh Nam Việt hay chỉ huy quân đội của mình để bắt đầu đàm phán. Johnson uỷ quyền cho Kissinger đề nghị Aubrac và Marcovitch thông báo với lãnh đạo Bắc Việt rằng Mỹ sẽ ngừng ném bom quanh Hà Nội thêm 10 ngày bắt đầu từ ngày 24 tháng 8, đúng dịp chuyến thăm dự định tiếp theo của hai nhà khoa học Pháp. Hà Nội đồng ý rằng đây là một thay đổi hiệu quả trong lập trường của Mỹ và là kết quả tích cực của kênh liên lạc Pennsylvania.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, có vẻ như hai bên đều nghiêm túc về việc đàm phán. Chet Cooper, trợ lý cho W. Averell Harriman, “đại sứ hoà bình” của Johnson, đã gọi Pennsylvania là cơ hội cuối tốt nhất cho hoà bình, biết rằng nếu không thì chiến tranh sẽ rất có thể leo thang.

Ngày Aubrac và Marcovitch chuẩn bị rời Paris đến Hà Nội, máy bay Mỹ đã tấn công hơn 200 lần vào Bắc Việt, nhiều hơn mọi ngày trước đó. Lý giải chính thức cho thời điểm tệ hại này là các cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ đầu tháng nhưng bị hoãn lại do thời tiết xấu. Khi trời trở đẹp hôm 20 tháng 8, các cuộc ném bom được tiếp tục theo quy trình và kéo dài bốn ngày.

Hà Nội đã công khai các cuộc tấn công mới, cáo buộc Johnson dùng đề xuất ngừng ném bom để đánh lạc hướng trong khi đẩy chiến tranh leo thang. Johnson phủ nhận cáo buộc này nhưng không thể che giấu sự thật là ông đã phê duyệt leo thang cuộc ném bom chỉ hai ngày trước khi nó bắt đầu, hôm 18 tháng 8, và dùng thời tiết làm vỏ bọc tiện lợi cho hành động của mình.

Có lẽ ông tin rằng Mỹ phải tấn công mọi mục tiêu có thể trước khi ngừng ném bom phòng khi Mỹ không có cơ hội khác. Johnson thậm chí còn phê duyệt một mục tiêu với lý do là nếu đàm phán với Hà Nội có kết quả thì ông sẽ không thể phê duyệt mục tiêu đó sau này. Ngay từ đầu, Johnson đã luôn hoài nghi về mối liên lạc Pennsylvania. Sau này ông nói rằng Mỹ không bao giờ nên ngừng ném bom chỉ vì “hai vị giáo sư đang gặp gỡ.” Johnson tuyệt đối tin chắc rằng cuộc ném bom đang gây thiệt hại cho Bắc Việt và muốn tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa.”

Nhưng Johnson chưa bao giờ xem xét các cuộc ném bom tăng cường sẽ có vai trò như thế nào ở Hà Nội, và điều đó nói lên nhiều điều về việc các nhà lãnh đạo Mỹ đã đâm đầu vào chiến tranh ở Việt Nam như thế nào. Thậm chí sau hàng chục cuộc liên lạc hoà bình bí mật thất bại trước Pennsylvania, chính quyền Johnson cũng không thể thấy rằng công khai leo thang ném bom ngay trước một sứ mệnh hoà bình khả dĩ sẽ không thể mang lại thành công ngoại giao.

Các cuộc ném bom không chỉ giết chết các cuộc hoà đàm bí mật mà còn trực tiếp đem lại cái cớ cho phe cứng rắn trong Quân ủy Trung ương ở Hà Nội, những người luôn chống lại đàm phán dưới bất kỳ dạng thức nào. Bác bỏ ý kiến của một vài người trong Bộ Ngoại giao, phe chủ chiến ở Hà Nội nay có mọi bằng chứng họ cần rằng Mỹ không nghiêm túc về việc đàm phán. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam kết luận rằng Bắc Việt không còn lựa chọn nào khác ngoài chịu đựng các cuộc ném bom trong lúc đồng thời làm xói mòn khả năng Mỹ ở lại Nam Việt.

Bắc Việt đã tăng cường thâm nhập vào Nam Việt để chuẩn bị cho một cuộc leo thang chiến tranh lớn vào đầu năm 1968. Tướng William Westmoreland đã cảm nhận được sự chuẩn bị này và đề nghị Johnson tăng cường lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam. Số lượng lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam tăng lên hơn 500.000 người chỉ trong vài tháng sau khi Pennsylvania thất bại.

Các cuộc đàm phán đã thất bại bởi các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Washington và Hà Nội đã không dám nắm lấy một cơ hội hoà bình. Phe cứng rắn trong giới lãnh đạo Việt Nam đã thắng thế vào cái ngày liên lạc Pennsylvania sụp đổ. Họ đã thúc đẩy leo thang quân sự nhanh chóng ở miền Nam Việt Nam, tin tưởng một cách sai lầm rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân dự kiến sẽ dẫn đến một cuộc tổng nổi dậy, từ đó lật đổ chính phủ Sài Gòn và buộc Mỹ phải rút quân hoàn toàn. Ngược lại, Johnson đã tuyệt vọng cố gắng để ngỏ các lựa chọn của mình bằng cách đẩy mạnh ném bom ngay trước khi ngừng ném, nhưng cuối cùng lại thu hẹp chính các lựa chọn của mình.

Cố gắng xoa dịu cả các thành viên phản chiến của Quốc hội lẫn các tướng lĩnh muốn một cuộc chiến sâu rộng hơn, Johnson cố gắng tìm kiếm một giải pháp trung dung khi không có giải pháp nào như vậy. Ông chưa bao giờ hoàn toàn hứng thú với các cuộc đàm phán, và tin rằng chiến tranh phải diễn ra bất chấp chi phí và rủi ro, do đó không thể cân bằng các lợi ích và ý tưởng đối lập nhau. Tất nhiên, Johnson cũng chưa bao giờ tham vấn các đồng minh ở Sài Gòn về các cuộc hoà đàm bí mật, điều có thể đã đem lại thêm một khía cạnh rắc rối cho bất cứ thoả thuận nào.

Trớ trêu là trong vòng chín tháng sau khi Pennsylvania thất bại, Mỹ lại tham gia đàm phán với Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng Dân tộc (Việt Cộng), cuối cùng dẫn đến việc Mỹ phải đơn phương rút quân và một lệnh ngừng bắn năm 1973, cho phép 10 đơn vị bộ binh Bắc Việt ở lại miền Nam. Thất bại của cơ hội cuối cùng tốt nhất cho hoà bình đã định hình cuộc chiến những năm sau đó.

Robert K. Brigham là giáo sư lịch sử và quan hệ quốc tế tại Vassar College.

Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Mark K. Updegrove, “Lyndon Johnson’s Vietnam,” The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại sao một vị tổng thống dù hiểu rõ những rủi ro nhưng vẫn lao vào một cuộc chiến không thể thắng?

Sáng ngày 27 tháng 5 năm 1964, chỉ hơn hai tháng trước khi Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội thông qua, cho phép Nhà Trắng nắm quyền chỉ huy quân đội để làm những việc cần thiết ở Đông Nam Á, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hai cuộc điện thoại.

Cuộc đầu tiên, được nhật ký điện thoại ghi nhận lúc 10:55, là với thượng nghị sĩ Richard B. Russell thuộc Đảng Dân chủ của tiểu bang Georgia, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. “Ông nghĩ sao về vấn đề Việt Nam?” Johnson hỏi thượng nghị sĩ, một người bạn và cũng là người cố vấn lâu năm. “Tôi muốn nghe ông nói chuyện một chút.”

“Thành thật mà nói, thưa Tổng thống,” Russell trả lời, “nếu ngài định nói với tôi rằng tôi được giao thẩm quyền xử lý việc này theo cách mà tôi thấy thích hợp, thì tôi xin kính cẩn mà khước từ. Nó là mớ hỗn độn kinh khủng nhất mà tôi từng thấy.”

Chưa đầy nửa tiếng sau, lúc 11:24, Johnson gọi cho McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia của ông. “Tôi nói ông nghe, càng.. – tôi đã thức cả đêm qua để suy nghĩ về chuyện này – càng suy nghĩ về nó… tôi càng thấy nó giống như chúng ta đang đi vào một Triều Tiên khác,” ông nói với giọng tiên tri. “Tôi không nghĩ nó đáng để chúng ta chiến đấu và tôi không nghĩ chúng ta có thể rút lui. Nó đúng là mớ hỗn độn lớn nhất.”

Tổng thống nói tiếp, “Việt Nam đáng cái quái gì với tôi?… Nó đáng gì với đất nước này?… Tham chiến thì quá dễ, nhưng đã vào rồi thì vô cùng khó mà rút chân ra được.”

Hai cuộc gọi cách nhau chưa đến nửa tiếng đồng hồ này đã nói lên tất cả những gì cần nói về cuộc khủng khoảng sẽ sớm chôn vùi nhiệm kỳ tổng thống của Johnson. Câu hỏi là, vì sao một vị tổng thống dù hiểu hết những chuyện này – và có những người khác xung quanh để nhắc ông khỏi quên – nhưng vẫn đưa đất nước vào một cuộc chiến tàn khốc?

Công bằng mà nói, Johnson đã thừa hưởng một mớ hỗn độn. Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam năm 1954 và đất nước bị chia cắt, Dwight D. Eisenhower và sau đó là John F. Kennedy đã đưa hàng tỷ đô la viện trợ và cố vấn đến hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm. Chế độ yếu kém của Diệm cần tiền để đối đầu với cuộc nổi dậy của Việt Cộng, một lực lượng du kích được viện trợ bởi Hồ Chí Minh của miền Bắc, người nung nấu ý định thống nhất Việt Nam. Đó là một kết cục mà người Mỹ không thể chấp nhận. Theo cái gọi là thuyết domino, chiến thắng của cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ lan rộng khắp khu vực.

Vậy mà Việt Nam vẫn là một vấn đề tiếp tục mưng mủ. Với sự ủng hộ ngầm của chính quyền Kennedy, một cuộc đảo chính quân sự đã nổ ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, dẫn đến vụ ám sát Diệm.

Đó là một động thái khiến Johnson có những mối nghi ngại sâu sắc. “Tôi không tin vụ ám sát là chính đáng,” sau này ông nói. “Họ là những người tàn nhẫn. Hồ Chí Minh cũng thế. Nhưng tôi muốn nói là trong khi chúng ta luôn khoác lác về các quyền tự do, thì chính phủ Mỹ lại tàn nhẫn dung thứ cho vụ ám sát bởi vì anh [chính quyền Kennedy] không chấp nhận một triết lý chính trị.” Dù vậy, sau vụ ám sát Kennedy, Johnson lại lập tức đâm đầu vào Việt Nam. “Trong những ngày đầu ấy,” ông nhớ lại, “Việt Nam đứng đầu trong chương trình nghị sự, trước cả khi các nguyên thủ nhà nước đến viếng đám tang [Kennedy] về tới nhà.”

Sự nhiệt tình ấy có thể được lý giải một phần bởi con người ông, và một phần bởi thời đại mà ông sống. Không như những người tiền nhiệm Đảng Dân chủ trong Chiến tranh Lạnh, Harry S. Truman và Kennedy, Johnson không thiên về nghiên cứu lịch sử mà thiên về bản tính con người. Ở đó ông chú ý và nắm bắt những điểm yếu và những sự nhu nhược của những người xung quanh mình trong hành lang quyền lực, giống như cách loài chó cảm nhận được sự sợ hãi, thường là khai thác chúng để giành lấy lợi ích chính trị.

Từ khi đến Washington vào năm 1934, Johnson đã rút ra bài học từ những sai lầm làm thay đổi thế giới của các nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là những sai lầm mà ông tin là xuất phát từ sự yếu đuối. Trong nhiệm kỳ hạ nghị sĩ đầu tiên của Johnson, vào năm 1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã nhượng bộ Hitler với niềm tin rằng mình đang đem lại “hòa bình cho thời đại của chúng ta” cho người dân, trong khi thực ra lại đang cho phép Đức chiếm đóng Tiệp Khắc và xâm lược Ba Lan mà không bị cản trở, để rồi Thế chiến II bùng nổ.

Khi chiến tranh tàn lụi, Franklin D. Roosevelt, bằng cách không rắn tay hơn với Stalin trong Hội nghị Yalta – nơi các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh nhóm họp để thảo luận về số phận của thế giới hậu chiến – đã mở cánh cửa cho sự thống trị của Liên Xô tại Đông Âu và những nỗ lực của Liên Xô nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trên toàn cầu.

Truman, người kế nhiệm Roosevelt, trong khi vẽ ra những đường ranh táo bạo trong Chiến tranh Lạnh thông qua một chính sách ngăn chặn nghiêm ngặt, đã đưa quân đội vào Triều Tiên mà không chuẩn bị đầy đủ cho những gì đang chờ trước mắt khi sự ủng hộ của người dân Mỹ suy giảm. Lần đầu tiên một cuộc chiến tranh của Mỹ kết thúc với một kết quả hòa. Đồng thời, Đảng Cộng hòa đã chỉ trích Truman một cách gay gắt khi các nhà cách mạng cộng sản do Mao dẫn đầu giành được Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ. Cuộc tranh luận “Ai đánh mất Trung Quốc?” quét qua Washington sau đó không hẳn là một câu hỏi mà là một bản cáo trạng của Đảng Cộng hòa đối với Truman và Đảng Dân chủ.

Trong suốt tám năm Eisenhower ở Nhà Trắng, trong khi Johnson là lãnh đạo phe thiểu số và sau này là lãnh đạo phe đa số của Thượng viện, nước Mỹ được xác định bởi vị thế địa chính trị của nó so với Liên Xô. Bất kỳ thắng lợi nào của Liên Xô – một quốc gia nào đó rơi vào tay chế độ cộng sản, một công dân Mỹ đi theo những tình cảm cộng sản – đều là bằng chứng cho thấy Hồng quân đang gõ cửa Hoa Kỳ, sinh ra thuyết domino ở nước ngoài và chủ nghĩa McCarthy ở trong nước. Nỗi sợ đúng là động lực tuyệt vời.

Năm 1957, khi Liên Xô cho cả thế giới thấy khả năng vượt trội của họ trong ngành khám phá vũ trụ với Sputnik, một vệ tinh không lớn hơn quả bóng chuyền bãi biển, Johnson là chất xúc tác để cải thiện những nỗ lực vũ trụ kém cỏi của Mỹ. Như ông hỏi một cách cường điệu: “Người Mỹ muốn gì, ngủ dưới ánh trăng cộng sản hay sao?”

Năm 1959, khi nhà độc tài quân sự được Mỹ chống lưng của Cuba, Fulgencio Batista, bị quân du kích của Fidel Castro lật đổ, đưa chủ nghĩa cộng sản đến bán cầu Tây, Johnson tin rằng chính quyền Eisenhower đã không hành động đủ để ngăn chặn cuộc nổi dậy. “Ike [tức Eisenhower – NHĐ] chỉ ngồi đó và để bọn họ cướp lấy nó bằng vũ lực,” ông nói sau này.

Kennedy cũng tham gia với vai trò ứng cử viên tổng thống vào năm 1960, khai thác nỗi sợ của người Mỹ về khoảng cách tên lửa hạt nhân với Liên Xô, không hẳn là một thực tế mà là một chiến thuật tranh cử đủ hiệu quả để đưa ông vào Nhà Trắng với khoảng cách phiếu ít ỏi nhất. Diễn văn nhậm chức của Kennedy – “Chúng ta sẽ trả bất kỳ giá nào, chịu đựng bất kỳ gánh nặng nào, đối đầu bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất kỳ kẻ thù nào, để đảm bảo sự sống còn và thành công của tự do” – là lời cổ vũ cho Chiến tranh Lạnh. Nhưng ông đã sớm vấp ngã với việc ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vụng về nhằm vào Cuba ở Vịnh Con Lợn. Lấy nỗi ô nhục của Kennedy làm động lực, một năm rưỡi sau Liên Xô đã đưa Mỹ tới bờ vực chiến tranh hạt nhân khi tàu Mỹ chặn tàu Liên Xô đưa đầu đạn hạt nhân vào Cuba.

Johnson đã thấy trong ba thập niên ở Washington rằng sự yếu đuối không bao giờ được đền đáp. Khi ông nói về Việt Nam, “Chúng ta sẽ không có bất cứ người nào mang ô nữa,” một lời ám chỉ Chamberlain bất hạnh, thông điệp của ông rất rõ ràng: Mỹ sẽ chiến đấu với Hồ Chí Minh và Việt Cộng theo cách mà Chamberlain đã không chiến đấu với Hitler và chế độ Quốc xã. Đối với vị tổng thống thứ 36, Việt Nam đã bắt đầu không còn là một cuộc xung đột mà ông quyết tâm giành chiến thắng nữa mà là một cuộc chiến mà ông không thể để thất bại.

Lyndon Johnson không phải là vị tổng thống đầu tiên để thua một cuộc chiến – càng không phải là với cộng sản. Nhưng những gì bắt đầu như một phản xạ để hỗ trợ chính sách của Kennedy trong khu vực, được Quốc hội, nội các, và quốc gia ủng hộ áp đảo, theo thời gian lại trở thành cuộc khủng hoảng trung tâm của nhiệm kỳ tổng thống Johnson.

Cuối cùng, bất chấp sự lo ngại mà ông thể hiện trước đó vào mùa xuân năm 1964, Việt Nam quả thật đã có ý nghĩa gì đó với Johnson. Điều đó trở nên rõ ràng với việc quân đội Mỹ leo thang can thiệp vào cuộc chiến, bắt đầu từ năm 1965. Nếu Johnson đã đánh cược hầu hết nhiệm kỳ tổng thống của mình vào chương trình Great Society – dân quyền, trợ cấp liên bang cho giáo dục, Medicare, Medicaid, cải cách nhập cư – thì ông đã chồng tất cả những đồng tiền cược đó lên nhau một cách tai hại đằng sau cuộc chiến ở Việt Nam. Và, đúng như ông đã tiên đoán, ông nhận ra mình gần như không thể “rút chân” được nữa một khi đã lún quá sâu.

Mark K. Updegrove, giám đốc Thư viện và Bảo tàng Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas, là tác giả cuốn Indomitable Will: LBJ in the Presidency.

Hàng rào điện tử McNamara

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản

Ai cũng biết câu chuyện Mỹ can dự quân sự vào Việt Nam và thất bại. Nhưng câu chuyện gốc rễ về nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc xây dựng một bức tường trên đất nước Việt Nam gần như đã rơi vào quên lãng. Hàng rào Việt Nam bắt đầu từ một Taylor với nhận thức sai lầm, người mà theo phóng viên Thomas E. Ricks có lẽ là “vị tướng phá hoại nhất trong lịch sử nước Mỹ.” Taylor đã chỉ dẫn cho chuyên gia chống nổi dậy nổi tiếng Edward Lansdale “đưa mọi thiên tài Mỹ vào làm việc để có một đường dây điện hay cái gì đó giăng ngang ranh giới [Bắc Nam], và sau đó dọc xuống phía Lào và Campuchia.”

Lansdale không mấy hứng thú với rào chắn này, bởi vậy ông chuyển nhiệm vụ cho Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA), một đơn vị ít được biết đến thuộc Lầu Năm Góc, gồm các nhà khoa học và kỹ sư, được thành lập năm 1958 để giúp Hoa Kỳ chiến thắng cuộc chạy đua không gian với Liên Xô. ARPA (sau này thêm từ “Quốc phòng” vào tên gọi và được biết với cái tên Darpa) đã nghiêm túc tập hợp một số người giỏi nhất để nghiên cứu vấn đề. Họ kết luận rằng nếu thực sự muốn ngăn những người quyết tâm vượt biên thì cần phải tàn nhẫn.

Các báo cáo bí mật của ARPA thời gian đó mô tả những chi tiết mà “các thiên tài Mỹ” cho là cần làm để rào kín một quãng đường dài 2.000 dặm (3.200 km) – tương đương với chiều dài biên giới Mỹ-Mexico, mặc dù trong trường hợp Việt Nam, nó bị chia cắt thành năm khu vực riêng biệt. Bên cạnh việc triển khai một hạm đội gồm máy bay cánh cố định và tàu tuần tra, dự án “niêm phong biên giới” đề xuất sử dụng thuốc diệt cỏ để phá trụi một đoạn đường cốt yếu dài 180 dặm (290 km) thuộc Đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường mà Bắc Việt sử dụng để tiếp tế cho Việt Cộng; đặt mìn dọc vĩ tuyến 17, ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam; và dùng hóa chất có màu để theo dõi tàu thuyền trên các tuyến đường thủy.

Dự án này cũng kêu gọi phát triển các công nghệ “mới.” Đính kèm với bản đề xuất năm 1964 của ARPA là một danh sách yêu cầu được viết tay, bao gồm hai triệu quả mìn được ngụy trang giống như đá, 20.000 quả bom bi chứa chất làm rụng lá và một lượng không xác định “chất thu hút côn trùng.” Có lẽ đáng lo ngại nhất là yêu cầu cấp 25.000 “vũ khí hóa học” không xác định rõ tên gọi.

Các chuyên gia tại Lầu Năm Góc đã do dự trước bản đề xuất của ARPA. Khi xem xét kế hoạch này, Seymour Deitchman, một trợ lý đặc biệt về chống nổi dậy, nhận xét rằng để rào chắn hoạt động được, chi phí cho số máy bay cánh cố định và trực thăng cần có là vô cùng lớn. Bất kỳ loại rào chắn nào, dù là hàng rào vật lý hay hàng rào điện, đều đòi hỏi phải bảo dưỡng liên tục và đắt đỏ. “Các thiết bị giám sát biên giới không cần người điều khiển cũng cần chi phí đáng kể để bảo trì và thay thế những chi tiết hỏng hóc, bên cạnh một hệ thống chỉ huy và kiểm soát khổng lồ để nhận diện các điểm xâm nhập,” Deitchman viết.

Đề xuất làm rào chắn của ARPA bị Lầu Năm Góc bác bỏ bởi chi phí quá đắt đỏ và đòi hỏi một cam kết quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà Nhà Trắng chưa sẵn sàng đưa ra. Nhưng giống như nhiều ý tưởng tệ hại, bản đề xuất này lại được tái sử dụng chỉ vài năm sau đó khi cuộc chiến vũ trang ở Việt Nam leo thang. Một cựu quan chức ARPA viết rằng bức rào chắn đã sống lại nhờ sự “tuyệt vọng” của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Lần này, nhiệm vụ được giao cho một nhóm có tên Jasons được ARPA tài trợ, gồm các nhà khoa học mà các tài liệu Lầu Năm Góc mô tả là “nhóm tinh túy nhất của cộng đồng học thuật trong các lĩnh vực kỹ thuật.”

Thay vì xây dựng một bức tường hay rào chắn thực sự, nhóm Jasons tư vấn xây dựng một cái gì đó giống như một bức tường ảo làm từ cảm biến âm thanh và địa chấn, kết nối với một trung tâm máy tính chỉ huy và kiểm soát có thể ra lệnh cho máy bay quân sự tấn công. Cảm biến sẽ xác định có người hoặc xe đi qua lằn ranh vô hình này; các thuật toán sẽ tính toán vị trí; sau đó các tọa độ này sẽ được chuyển đến cho phi công để ném bom vào địa điểm ước định.

Đến năm 1967, Không quân Hoa Kỳ đã thả nhiều chuỗi cảm biến âm thanh dọc Đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng giúp phát hiện các đoàn người đi qua và chuyển dữ liệu đến một cặp máy tính IBM lớn ở Thái Lan, cặp máy tính này sẽ điều khiển máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu tới tọa độ dự tính. Thay vì ném bom mục tiêu mà họ nhìn thấy, lần đầu tiên phi công thực hiện tấn công dựa trên mục tiêu nhận từ máy tính, mở ra thời kỳ “chiến tranh nhấn nút”.

Dự án có tên mã là Igloo White và được triển khai chủ yếu một cách bí mật này đã gặp phải vô số vấn đề kỹ thuật, như tuổi thọ pin cảm biến ngắn. Khi thông tin về dự án bắt đầu lọt ra ngoài, McNamara buộc phải đưa ra một tuyên bố công khai, mặc dù cung cấp rất ít chi tiết về hàng rào. “Tôi không có ý định dâng cho kẻ thù lợi thế biết được chúng ta sẽ sử dụng công cụ nào, ở đâu hay số lượng bao nhiêu,” McNamara nói tại một cuộc họp báo vào tháng 9 năm 1967.

Không quân Hoa Kỳ tuyên bố thành công vang dội, dẫn ra những con số lớn về các đoàn người bị trúng bom, tuy nhiên việc xác minh những con số đó là rất khó khăn, bởi trong thời đại chiến tranh số mới, chỉ Lầu Năm Góc mới có sự tiếp cận đầy đủ đối với chiến trường. Những người ủng hộ công nghệ nền tảng chỉ trích Không quân vì sử dụng công nghệ cảm biến để theo đuổi chiến dịch ném bom chiến lược thất bại vào Bắc Việt, làm trệch hướng nguồn lực khỏi kế hoạch rào chắn.

Chính sách bình định nông thôn của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Robert J. Thompson, “Pacification, Through the Barrel of a Gun”, The New York Times, 10/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11.000 lính thiệt mạng nhưng không có thành tựu lớn nào, khi nhìn lại, 1967 thật ra là một năm chẳng mấy tốt đẹp cho người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào lúc ấy, người ta vẫn còn rất lạc quan. Các chiến dịch tấn công của Mỹ trong suốt năm 1966 đã ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (mà phía Mỹ gọi là Việt Cộng). Những bước tiến đó, kết hợp với những nỗ lực “bình định” thường dân, dường như là con đường dẫn đến chiến thắng – nếu không phải vào năm 1967, thì cũng là ngay sau đó.

Nỗ lực bình định của Mỹ bao gồm một loạt các chiến lược khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của Cộng sản khỏi nông thôn Nam Việt Nam. Và trên một phuong diện nào đó, đây chính là trung tâm thực sự trong những nỗ lực của Mỹ ở nơi này: Dù cái mà chúng ta nhớ nhất về cuộc chiến này là các trận đánh, nhưng những trận đánh ấy thường là để mở đường cho các đội bình định thực hiện công việc của họ.

“Chiến tranh đơn vị lớn” (big unit war) của Tướng William C. Westmoreland cũng tập trung đáng kể vào bình định. “Tìm và diệt” (search and destroy) – phương pháp mà các đơn vị Quân đội Hoa Kỳ sử dụng để giao chiến với kẻ địch – được xem như một hình thức bình định. Thật vậy, bình định đòi hỏi phải cải thiện an ninh – một nhiệm vụ mà tìm và diệt có thể làm được.

Một báo cáo từ các cố vấn của Quân đội và Cơ quan Phát triển Quốc tế (Agency for International Development) đóng tại tỉnh Phú Yên, dọc bờ biển Việt Nam, vào năm 1966, cho biết: “Sức mạnh quân sự được tăng cường và khu vực hoạt động được mở rộng đang tạo điều kiện cho phép mở rộng [các chương trình kiểu này] vào những khu vực trước đây không được coi là đủ an toàn để đạt được tiến bộ thỏa đáng.” Và chí ít là trên giấy tờ, các chiến dịch quân sự ở Phú Yên – với mật danh như Van Buren, Fillmore  John Paul Jones – đã tạo ra một khu vực có an ninh tốt hơn rõ rệt so với tình hình ở Sài Gòn trước khi người Mỹ cho triển khai lực lượng tác chiến.

Trong một cuộc họp năm 1966 giữa các quan chức Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tại Honolulu, bình định tiếp tục nhận được nhiều chú ý hơn, và đã giúp cải thiện việc hợp tác giữa các cố vấn dân sự và quân sự. Sau khi cân nhắc trong khoảng giữa tháng hai và tháng ba, Mỹ cuối cùng đã công bố thành lập một tổ chức tư vấn quân sự-dân sự mới: Hoạt động Dân sự và Hỗ trợ Phát triển Cách mạng (Civil Operations and Revolutionary Development Support, thường được gọi tắt là Cords).

Dù các nhóm cố vấn trước đây cũng đã giúp miền Nam Việt Nam cải thiện quản trị và kiểm soát vùng nông thôn, phải đến khi có Cords thì các nhân viên dân sự và quân sự với được tập hợp lại với nhau trong một tổ chức. Đến năm 1967, Cords đã xây dựng và điều hành các đội cố vấn ở mỗi tỉnh của Việt Nam Cộng hòa. Được giao nhiệm vụ giúp đỡ các đối tác miền Nam cải thiện khả năng quản trị của tỉnh, sự xuất hiện của các nhóm cố vấn đã gây ấn tượng sai lầm rằng cuộc chiến giờ đây đã bước vào giai đoạn hòa bình hơn, ít tàn phá hơn.

Năm 1965, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng đã có những bước tiến đáng kể ở Phú Yên, cô lập thành công thủ phủ của tỉnh là thành phố Tuy Hòa và kiểm soát phần lớn vụ thu hoạch lúa quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa trong năm 1966 đã đẩy Cộng sản lùi sâu vào vùng nội địa miền núi.

Trong khi lùng lục tìm kiếm quân Bắc Việt và Việt Cộng, người Mỹ cũng nhận ra vai trò mấu chốt của việc kiểm soát vụ thu hoạch lúa đối với khả năng kiểm soát toàn tỉnh của chính quyền Sài Gòn. Qua các hoạt động quân sự thông thường, Mỹ tiếp tục chương trình bình định vào năm 1966 bằng cách giữ các cánh đồng lúa khỏi tay Cộng sản.

Các hoạt động bảo vệ thu hoạch lúa đã được tiếp tục vào năm 1967 qua Chiến dịch Adams, diễn ra từ tháng 10/1966 đến tháng 04/1967. Các đơn vị từ Sư đoàn 4 Bộ binh Hoa Kỳ đã tìm cách đánh bẫy và tiêu diệt lực lượng Cộng sản khi những người này cố gắng thoát khỏi thung lũng Tuy Hòa màu mỡ. Điều đó tạo điều kiện cho chính phủ Nam Việt Nam khẳng định quyền kiểm soát sản xuất lúa gạo – và do đó củng cố lòng trung thành của nông dân khu vực – đồng thời có thêm lợi ích là không để những người lính được huấn luyện tốt nhất của địch có gạo ăn.

Chiến dịch Adams đã thành công, chí ít là ở giai đoạn đầu. Nhiều đơn vị Cộng sản rút lui về các khu vực căn cứ ở vùng sâu vùng xa của Phú Yên. Nhưng ngay cả khi như thế thì cũng không có nghĩa là phe Cộng sản đã bỏ rơi thung lũng Tuy Hòa. Ngày 09/03/1967, một lực lượng Cộng sản khá lớn đã đánh bại một trung đội Mỹ. Đáp lại, một tuần sau, người Mỹ phát động một cuộc tấn công bằng trực thăng vào khu vực bị nghi ngờ là căn cứ Cộng sản, và đánh lại họ ba ngày sau đó. Trong con mắt của Sư đoàn 4 Bộ binh, hai trận đánh này đã giúp bảo vệ thung lũng Tuy Hòa. Thật vậy, “khu vực này là một trong những nơi bị kẻ thù tàn phá tồi tệ nhất và bây giờ nó là khu an toàn nhất,” bản báo cáo tóm tắt Chiến dịch Adams đã viết như vậy. Tuy nhiên, những tiến bộ kiểu này chỉ tồn tại chừng nào chiến dịch quân sự còn tiếp tục.

Ngày 17/09/1967, các thành viên Lữ đoàn Không vận 173 đã bắt đầu một nỗ lực khác, Chiến dịch Bolling, để bảo vệ vụ thu hoạch lúa mùa thu. Giống như Adams, Bolling tập trung vào việc bảo vệ an toàn cho vụ thu hoạch lúa và ngăn chặn Trung đoàn 95 của Bắc Việt tiến vào thung lũng Tuy Hòa. Chiến dịch lần này sử dụng ít quân hơn, nhưng vẫn tập trung vào việc bảo vệ nông dân trong suốt vụ thu hoạch, cũng như sử dụng phương pháp tìm và diệt. Tuy nhiên, khác với bất kỳ nỗ lực nào trước đây ở Phú Yên, Bolling đã cho thấy giới hạn của chiến tranh thông thường chính là việc bình định.

Trong khi các tiểu đoàn của Lữ đoàn Không vận 173 càn quét thung lũng Tuy Hòa, lực lượng Cộng sản chỉ đơn giản tìm cách tránh đối đầu. Thay vào đó, họ âm thầm chiếm các ấp, và tiến hành một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả trong đó nói rằng đối thủ của Sài Gòn (tức lực lượng Cộng sản) đã “sống sót” sau nhiều nỗ lực của người Mỹ nhằm loại bỏ họ khỏi Phú Yên. Các hầm trú ẩn, đường hầm cũng như kho thực phẩm và vũ khí được tìm thấy bởi Sư đoàn Thiết giáp 16 trong thung lũng Tuy Hòa là minh chứng rõ ràng rằng chiến tranh còn lâu mới đi tới hồi kết.

Tuy nhiên, sự thành công rõ ràng của các lực lượng tác chiến thông thường khi giao chiến với Cộng sản khiến người ta tin rằng bình định đang phát huy hiệu quả. Sang mùa thu, quân Mỹ tiến vào thung lũng Kỳ Lộ xa xôi và giao chiến với Trung đoàn 95 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhưng mỗi bước tiến lại như thể dẫn tới một bước lùi: Ngày 27/12, các đơn vị quân đội Mỹ và quân chính quy Bắc Việt đã có một trận đánh dữ dội ở cách thành phố Tuy Hòa vỏn vẹn 35 dặm, ngay thung lũng Kỳ Lộ. Lính Bắc Việt cuối cùng đã rút lui – nhưng sau đó nhanh chóng quay trở lại để xây dựng lại lực lượng ngay khi người Mỹ rời đi.

Bình định dựa trên chiến tranh thông thường làm cho cuộc chiến ở Việt Nam trông có vẻ đơn giản và dễ chiến thắng. Thông qua tìm và diệt, các đơn vị quân đội đã đảm bảo việc thu hoạch lúa ở thung lũng Tuy Hòa và từ đó tiến tới mục tiêu bình định – ngay cả khi nó làm lu mờ những phần cứng rắn, phi quân sự trong chiến lược.

Nó cũng làm lu mờ một điều khác. Chiến tranh thông thường khiến Phú Yên có vẻ an toàn hơn so với năm 1965. Nhìn lại, các dấu hiệu hoạt động của Bắc Việt tiếp tục chứng minh rằng họ chưa hề bị đánh bại – đồng thời cũng tiết lộ kế hoạch của Cộng sản nhằm lật đổ quyền kiểm soát của Sài Gòn đối với Phú Yên. Thật vậy, Tổng Tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 sẽ làm đảo ngược phần lớn thành quả từ chính sách bình định của các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, bao gồm cả tỉnh Phú Yên.

Robert J. Thompson là Tiến sĩ Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Nam Mississippi.

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này.

Chương trình Phụng Hoàng sẽ trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Được bảo trợ bởi Cục Tình báo Trung ương (CIA), Chương trình Phụng Hoàng sử dụng các lực lượng bán quân sự nhằm tấn công các đặc vụ cộng sản nằm vùng tại các thôn làng khắp Nam Việt Nam. Các nhân chứng cáo buộc rằng các thành viên của chương trình cùng các cố vấn Hoa Kỳ của họ thường xuyên tiến hành tra tấn, sát hại và ám sát, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ đã bác bỏ.

Cho tới ngày nay, cuộc tranh luận về Chương trình Phụng Hoàng vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò của CIA và các cá nhân người Mỹ trong chương trình này. Nhưng đại bộ phận nhân sự của Chương trình Phụng Hoàng, như binh sĩ, thẩm vấn viên và nhà phân tích, đều là người Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của các nhân sự Việt Nam trong chương trình Phụng Hoàng mang lại những góc nhìn khác biệt về nguồn gốc và tầm quan trọng của chương trình này.

Trong tất cả những người Việt Nam đóng góp cho Chương trình Phụng Hoàng, có lẽ nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất là một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam tên là Trần Ngọc Châu. Lúc còn trẻ, ông Châu đã đi theo phong trào độc lập Việt Minh và nhà lãnh đạo cuốn hút của phong trào này là Hồ Chí Minh. Ông từ chối gia nhập Đảng Cộng sản của ông Hồ và trở nên khó chịu với việc Việt Minh ngày càng nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Năm 1950, ông đào ngũ sang phía chính phủ chống cộng do Pháp hậu thuẫn.

Ông Châu cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người giao cho ông làm về chiến lược và chiến thuật chống nổi dậy. Năm 1962, ông Diệm bổ nhiệm ông Châu làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay – ND), một tỉnh lớn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Châu dành phần lớn trong khoảng thời gian 3 năm ở Kiến Hòa để thử nghiệm các phương pháp chống nổi dậy khác nhau.

Ông Châu nhanh chóng nhận thấy chính phủ đối mặt với một số vấn đề liên quan tới nhau ở Kiến Hòa. Tỉnh này được coi là “chiếc nôi của cách mạng” bởi vì các cán bộ Cộng sản đã tổ chức một trong những cuộc nổi dậy địa phương đầu tiên chống lại Diệm tại một trong những huyện của tỉnh này vào năm 1960. Hơn nữa, ông Châu sau này hồi tưởng lại rằng hệ thống tình báo của chính phủ “như một trò đùa” bởi vì nó phụ thuộc vào những người cung cấp tin đã làm cho nhà nước trong nhiều năm và thường được cung cấp tin giả bởi kẻ thù. Do đó, các lực lượng chính phủ tại Kiến Hòa thường không biết những người nổi dậy là ai và họ đang hoạt động tại đâu. Thay vì tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chọn lọc dựa trên các thông tin tình báo chính xác, các chỉ huy thường sử dụng các chiến dịch hỏa lực mạnh làm chết hoặc bị thương người dân địa phương. Dân làng càng trở nên tức giận hơn bởi các quan chức và sĩ quan cảnh sát địa phương, nhiều người trong số đó rất bất tài, tham nhũng, hoặc cả hai.

Để khắc phục những vấn đề này, ông Châu đã thiết kế nên chương trình Điều tra dân số kết hợp khảo sát ý kiến về các bất bình của người dân (Census – Grievance – sau đây gọi là Chương trình điều tra – khảo sát). Thông qua sáng kiến này, các nhóm cán bộ được phái xuống các thôn làng do chính phủ kiểm soát. Sau khi tiến hành điều tra dân số, các thành viên bắt đầu tiến hành hàng ngày các cuộc phỏng vấn bắt buộc đối với từng người lớn. Các câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt, ví dụ như ông bà có nhận thấy điều gì bất thường gần đây không, hay chính phủ có thể làm gì để giúp đỡ ông bà và gia đình. Các câu hỏi này một phần là nhằm tạo điều kiện cho người dân nêu lên những bất bình về các quan chức địa phương tham nhũng, những người mà ông Châu sau đó có thể kỷ luật hoặc cách chức. Nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm thu thập thêm các thông tin chính xác hơn về kẻ thù.

Sáng tạo thứ hai của ông Châu là việc tạo ra cái mà ông gọi là các Đội chống Khủng bố, tiền thân của Chương trình Phụng Hoàng. Được thành lập với sự hỗ trợ từ CIA, các đội nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ nhân viên được huấn luyện để tiến hành các chiến dịch bí mật trong các vùng lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Khi ông Châu nhận được tin tức tình báo về nhân dạng và vị trí của các đặc vụ kẻ thù, ông liền cử Đội chống Khủng bố tới giết hoặc bắt sống họ. Theo cách này, ông Châu và các đối tác CIA hi vọng có thể làm tiêu hao và tiêu diệt những gì mà sau này họ gọi là cấu trúc Việt cộng, tức mạng lưới các cán bộ và đặc vụ cộng sản nằm vùng trong dân cư nông thôn.

Ông Châu nhận thức rất rõ rằng các phương pháp của mình rất dễ bị lạm dụng. Một chủ doanh nghiệp bất lương trong làng có thể lợi dụng chương trình Điều tra – khảo sát để thuyết phục chính phủ rằng đối thủ địa phương của mình là một người cộng sản. Và các thành viên của Đội chống Khủng bố nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng có thể cảm thấy và hành động như thể họ được phép tiến hành giết người. Nhằm chống lại những vấn đề như vậy, ông Châu đã bổ nhiệm các thanh tra viên để điều tra các báo cáo về các sai phạm của cán bộ, quan chức. Ông cũng tuyên bố rằng việc sử dụng các lực lượng sát thủ sẽ chỉ là phương thức cuối cùng, chỉ được áp dụng sau khi các nỗ lực nhằm thuyết phục các đặc vụ của kẻ thù đào ngũ sang phe Chính phủ thất bại.

Mặc dù ông Châu nói tiếng Anh với giọng nặng nhưng ông có thể trình bày các ý tưởng của mình về chống nổi dậy theo một phương thức đơn giản và dễ hiểu, khiến cho ông trở nên nổi tiếng với các cố vấn Hoa Kỳ. Daniel Ellsberg, nhà phân tích của Công ty RAND mà sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã gặp ông Châu khoảng giữa những năm 1960 và coi ông là chuyên gia Việt Nam hàng đầu về quy trình bình định hóa. Ông Châu cũng tương tác và làm việc với John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale và những nhân vật tiêu biểu khác trong đội ngũ chống nổi dậy của Hoa Kỳ. Những người Mỹ này đặc biệt thích việc ông Châu khẳng định rằng có thể tiến hành chống nổi dậy theo một phương thức nhân văn, có đạo đức, và làm giảm các thiệt hại không mong muốn đối với sinh mạng và tài sản của thường dân.

Nhờ một phần vào sự hỗ trợ của các bạn bè Hoa Kỳ, ông Châu đã được bổ nhiệm vào cuối năm 1965 làm lãnh đạo một chương trình huấn luyện chống nổi dậy mới dành cho cán bộ Nam Việt Nam. Sự đề bạt của ông là một phần trong nỗ lực của CIA nhằm thiết kế một chiến lược chống nổi dậy trên cả nước dành cho Nam Việt Nam, những nỗ lực mà cuối cùng dẫn tới sự hình thành Chương trình Phụng Hoàng. Trong quá trình thiết kế Chương trình Phụng Hoàng, các quan chức CIA đã đưa vào các ý tưởng của chương trình Điều tra – Khảo sát nhằm thu thập thông tin tình báo từ dân làng. Ảnh hưởng của ông Châu cũng rất rõ ràng trong bộ phận sau này trở thành phần gây tranh cãi nhất của Chương trình Phụng Hoàng, đó là các biệt đội chống khủng bố tinh nhuệ được gọi là các Đơn vị Thám sát Tỉnh (PRU). Được tuyển mộ và huấn luyện bởi CIA, các đơn vị này tiến hành hàng chục nghìn vụ “bắt và giết” các đặc vụ của kẻ thù từ năm 1968 tới năm 1972.

Tuy nhiên, có phần bất ngờ khi ông Châu không thực sự tham gia vào việc thiết kế hay thực hiện Chương trình Phụng Hoàng. Với tư cách là người đứng đầu của chương trình đào tạo cán bộ quốc gia Nam Việt Nam, ông sớm trở nên thất vọng với tình trạng đấu đá chính trị bất tận giữa các lãnh đạo cấp cao. Năm 1967, ông Châu rời bỏ vị trí chính thức của mình và giành được một ghế dân biểu trong Quốc hội Nam Việt Nam.

Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Châu bắt đầu kêu gọi một giải pháp thương lượng dành cho cuộc chiến. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người cho bắt giam, xét xử và tống giam ông về tội phản quốc. Ông sống phần thời gian còn lại của cuộc chiến trong tù hoặc trong tình trạng quản thúc tại gia. Sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975, ông bị tống giam một lần nữa, lần này là trong một trại cải tạo của cộng sản. Ông được cho ra tù năm 1978 và di cư sang Mỹ cùng với gia đình.

Trong những thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông Châu và những người Mỹ ủng hộ ông đã than phiền rằng việc ông bị hạ bệ vừa là một sự phản bội vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ. Theo quan điểm của họ, ông Châu đã thiết kế nên một công thức chống nổi dậy có hiệu quả: Bằng cách lôi kéo người dân địa phương ở Kiến Hòa tham dự thông qua các chương trình Điều tra – khảo sát, ông đã giành được trái tim và lý trí của họ trong khi vẫn có thể tiếp tục thu thập được các thông tin tình báo mà các Đội chống Khủng bố sử dụng để truy tìm các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Tuy nhiên, ông Châu cũng tin rằng lãnh đạo cấp cao của CIA đã không thể hiểu được những thành tố cốt lõi trong cách tiếp cận của ông.

Mặc dù Chương trình Phụng Hoàng vay mượn một số khía cạnh của mô hình Kiến Hòa, ông kết luận rằng nó quá nhấn mạnh sử dụng vũ lực và không coi trọng việc huy động người dân. Kết quả là ông Châu và các bạn bè người Mỹ của ông coi Chương trình Phụng Hoàng như là một sự “suy đồi hóa” các ý tưởng ban đầu của ông Châu. Ông Châu đã trình bày cách diễn giải này trong các cuộc phỏng vấn, trong cuốn hồi ký bằng tiếng Anh xuất bản năm 2012 của ông, và trong bộ phim tài liệu gần đây The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick.

Nhưng ông Châu đã thực sự đạt được những thành tựu gì ở Kiến Hòa? Những người ủng hộ ông thường dẫn các số liệu chính thức để chứng minh cho thành công của ông: Trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng, ước tính số dân thường sống trong vùng chính phủ kiểm soát của tỉnh đã tăng từ 80.000 lên 220.000 trong tổng dân số khoảng hơn nửa triệu người. Tuy nhiên, chính ông Châu cũng thường nói rằng những thành tựu đó ít có ý nghĩa nếu người dân địa phương không ủng hộ chính phủ và các tuyên bố của chính phủ về đảm bảo chủ quyền quốc gia – một nhiệm vụ tỏ ra quá khó khăn tại Nam Việt Nam trong thời kỳ giữa những năm 1960. Tính chất ngắn ngủi trong các thành quả của ông Châu đã bộc lộ rõ sau khi ông rời tỉnh Kiến Hòa: lực lượng cộng sản nhanh chóng giành lại phần lớn lãnh thổ và dân cư và họ đã mất.

Thành quả cụ thể nhất của ông Châu tại Kiến Hòa đó là chương trình Điều tra – khảo sát dân cư. Như một sử gia của CIA sau này ghi nhận, chương trình tỏ ra là một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra các thông tin tình báo khả dụng về các lực lượng và đặc vụ của kẻ thù. Nhưng hiệu quả của nó bắt nguồn chủ yếu không phải từ việc giành được sự ủng hộ của công chúng là từ việc giám sát họ.

Thực sự, chương trình không chỉ thu thập thông tin tình báo về “cấu trúc Việt Cộng”, nó còn tổng hợp các thông tin chi tiết về mọi cư dân tại từng thôn ấp nơi chương trình được triển khai. Những thông tin này bao gồm dữ liệu về quan hệ họ hàng, các mối liên hệ chính trị, tôn giáo, và cả tình trạng sở hữu tài sản. Như ông Châu thừa nhận, các thông tin này thường được sử dụng để gây áp lực lên các gia đình và toàn bộ cộng đồng buộc họ tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Về khía cạnh này, chương trình ít tích cực và mang nhiều tính cưỡng bức hơn so với những người thúc đẩy nó thừa nhận.

Việc sử dụng các đội chống khủng bố ở Kiến Hòa cũng đôi lần không thể tuân theo các nguyên tắc tốt đẹp mà ông Châu đã đề ra. Bằng cách nhắm vào những cán bộ cộng sản cụ thể để “vô hiệu hóa” họ, chương trình đã làm gia tăng sức ép quân sự và tâm lý lên kẻ thù. Các chỉ huy cộng sản phản ứng lại bằng cách treo thưởng đặc biệt cho bất cứ người nào trong đơn vị của họ có thể tiêu diệt được một thành viên của đội chống khủng bố. Cuộc đấu tranh giữa hai bên nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến ở cấp độ cộng đồng mà trong đó lời hứa của ông Châu rằng sẽ chỉ sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng thường bị phá vỡ. Khi một tuyên truyền viên cộng sản phân phối các tờ bướm ca ngợi một người bắn tỉa du kích tiêu diệt được một cố vấn quân sự Mỹ ở Kiến Hòa, ông Châu đã ra lệnh cho Đội chống Khủng bố thâm nhập vào thôn do kẻ thù kiểm soát nơi người lính bắn tỉa đang sống. Các thành viên của nhóm đã giết chết người lính bắn tỉa bằng cách tung lựu đạn vào nhà của anh ta trong lúc anh ta đang ngủ.

Những người chỉ trích hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ coi câu chuyện tiêu diệt tay súng bắn tỉa trên như là bằng chứng cho thấy các hoạt động của ông Châu ở Kiến Hòa đơn thuần chỉ là một chương trình ám sát. Ông Châu và những người bảo vệ ông có thể phản bác rằng những hành động giết chóc như vậy là cần thiết và được biện minh bởi việc những người cộng sản sử dụng biện pháp ám sát có chọn lọc, và rằng việc thi thoảng triển khai những chiến thuật như vậy nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực rộng lớn hơn của ông nhằm giành được trái tim và khối óc của người dân. Nhưng cả hai lập luận này làm giảm ý nghĩa của những thành tố cốt lõi trong chiến tranh chống nổi dậy được tiến hành tại Việt Nam.

Ông Châu không đề xuất đánh bại cộng sản ở Kiến Hòa chỉ bằng cách ám sát họ. Ông tạo ra các đội Điều tra – khảo sát như là một phương tiện để thu hút sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, quy trình mà ông đề xuất nhằm giành được sự hợp tác của người dân không dựa vào việc giành được sự đồng thuận hay sự tự nguyện tham gia của họ. Các đội Điều tra – khảo sát đã mang lại cho chính phủ một phương thức áp đặt một hệ thống giám sát và kiểm soát lên toàn bộ các cộng đồng dân cư và thu thập các thông tin tình báo từ mỗi người dân. Trong khi ông Châu hy vọng rằng người dân sẽ cung cấp những thông tin tình báo này một cách tự nguyện, mục tiêu bao trùm của ông là thu được thông tin cần thiết để phát hiện và phá hủy các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Hơn nữa, dù việc theo đuổi mục tiêu này bao gồm các nỗ lực nhằm bắt giữ những đặc vụ của kẻ thù hoặc thuyết phục họ đầu hàng, nó cũng bao gồm rất nhiều vũ lực, bao gồm một số vụ ám sát. Trong tất cả những khía cạnh này, mô hình mà ông Châu thiết kế nên tại Kiến Hòa có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Phụng Hoàng sau này.

Sự nghiệp của Trần Ngọc Châu chỉ ra một sự thật lớn hơn về hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam về về lịch sử của chiến tranh chống nổi dậy nói chung. Giống như các đối tác người Mỹ của mình, ông Châu đã thúc đẩy cái mà bây giờ được gọi là phương thức chống nổi dậy lấy dân cư làm trung tâm, một cách tiếp cận nhấn mạnh việc bảo vệ và kiểm soát dân cư dân sự. Những người ủng hộ cách tiếp cận này thường mô tả nó như là một phương thức chiến tranh nhân bản, hoàn toàn phù hợp với pháp luật về chiến tranh, và với các lý tưởng tự do của người Mỹ.

Cách tiếp cận của ông Châu rõ ràng ít mang tính hủy diệt hơn so với những chiến thuật mà các chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ưa thích, đó là chiến đấu với kẻ thù bằng đạn pháo và các cuộc không kích. Nhưng các phương pháp của ông cũng không hoàn toàn không đổ máu và chiến thắng mà ông muốn đạt được không dựa vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân. Thay vào đó, cách tiếp cận của ông dựa rất nhiều vào việc thao túng, cưỡng ép, đe dọa và ám sát. Người Mỹ cần ghi nhớ những điều này khi nghĩ về các cuộc chiến tranh chống nổi dậy mà Mỹ tiếp tục tiến hành ngày nay.

Edward Miller là phó giáo sư lịch sử tại Dartmouth College và là tác giả cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.

………………………………………………………………………..

Đọc thêm về Chương trình Phụng Hoàng qua bài viết của Toàn Như (Phía VNCH)

Chương trình này được sự tham gia của nhiều cơ quan quân sự và dân sự của VNCH mà trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nhằm vô hiệu hóa các tổ chức hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Chương trình này khởi thủy được phía Mỹ thực hiện từ năm 1967 dưới tên Phoenix Program, và sau đó chính phủ VNCH tiếp nối dưới tên Chương Trình Phượng Hoàng từ tháng 7, 1968, sau khi đã đẩy lui được cuộc tổng tấn công của Cộng Sản trong Tết Mậu Thân.

Trong chiến tranh VN một mạng lưới bí mật và phức tạp của Việt Cộng đã từ lâu tồn tại ở Việt Nam để cố chứng tỏ uy quyền của nó đối với dân chúng qua sự khủng bố và đe dọa. Mạng lưới này được gọi là hạ tầng cơ sở Việt Cộng (HTCSVC) nhằm để cung cấp những sự kiểm soát và chỉ đạo chính trị cũng như quân sự của chúng tại các xã ấp.

Hạ tầng cơ sở Việt Cộng đã cung cấp nơi ẩn náu cho các cán binh xâm nhập đến từ các mật khu ở biên giới, nó cũng cung cấp những sự hướng dẫn cùng những tin tức tình báo cho các tân binh Bắc Việt vào Nam lần đầu tiên; đồng thời nó cũng còn thu thuế, khủng bố và tuyển mộ các thanh niên cho các lực lượng võ trang của nó. Trong năm 1969, quân khủng bố (VC) đã giết hại hơn 6,000 người, trong số đó có 1.200 người đã được chúng lựa chọn để ám sát. Ngoài ra còn có khoảng 15,000 người đã bị chúng gây thương tích. Trong số những người bị giết có khoảng 90 xã trưởng và các viên chức xã, 240 người là trưởng ấp và các viên chức ấp, 229 người là dân tị nạn (từ địa phương khác tới) và 4,350 thường dân.

Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1963, sau vụ đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đến khoảng giữa năm 1965 với sự xuất hiện của các tướng lãnh, mọi cố gắng ngăn chặn chiến tranh của Miền Nam Việt Nam dường như đã bị chậm lại bởi sự bất ổn chính trị. Trong khoảng 19 tháng đó, những chương trình bình định xem ra cũng không hoạt động và sự an ninh tại nông thôn lại càng trở nên tồi tệ hơn bởi các HTCSVC đã biết lợi dụng sự bất ổn tại Sài Gòn. Cho đến năm 1965, tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến nỗi các giới chức Mỹ và Việt Nam đã kết luận rằng, mọi cố gắng cho đến lúc đó – bao gồm các chương trình bình định, các cuộc hành quân tiễu trừ phiến Cộng và công cuộc cải tổ Quân Lực VNCH – chưa đủ để làm thất bại các hoạt động của cộng sản.

Tháng 3, 1966, Tổng Thống Lyndon B. Johnson chỉ định ông Robert W. Komer làm phụ tá đặc biệt tại Washington để hướng đẫn, phối hợp và giám sát các chương trình không quân sự (mà ông gọi là một “cuộc chiến tranh khác”).

Ðiều này đã chứng tỏ sự ưu tiên hàng đầu TT Johnson nhắm vào là sự bình định. Sau vài chuyến viếng thăm Việt Nam, Komer đã báo cáo rằng công cuộc bình định đang gặp bế tắc và đã đề nghị lên TT Johnson một số biện pháp để giải quyết. Theo Komer, cách tốt nhất làm suy yếu Việt Cộng là củng cố việc trợ giúp của Mỹ dưới một người quản lý duy nhất có quyền hạn rộng rãi.

Ngày 29 tháng 6, 1967, cơ quan tình báo MACV (tức Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ tại Việt Nam) đã tóm tắt một bản nghiên cứu về chiến lược của địch. Bản nghiên cứu đã dựa trên sự phân tích những bản phúc trình các nguồn tin, các báo cáo thẩm vấn và các tài liệu bắt được từ các hồ sơ lưu trữ của Mỹ và QLVNCH. Nó cho thấy HTCSVC là một mối đe dọa cho việc chiến thắng tại Việt Nam. Cũng trong năm đó, cơ quan tình báo CIA đã đề nghị tất cả các cơ quan tình báo Mỹ phải chú tâm vào việc thu thập các tin tức về HTCSVC ở các tỉnh, quận và Sài Gòn. Phượng Hoàng (Phoenix) (theo người Tây phương, là tên một loại chim trong huyền thoại Ai Cập đã chết đi rồi sống lại từ đống xác tro của nó) đã trở thành một ám danh cho một chương trình nhằm vô hiệu hóa những hoạt động của địch.

Các giới chức tình báo Mỹ đã định nghĩa Phượng Hoàng như một nỗ lực nhằm hệ thống hóa việc phối hợp và khai thác các hoạt động tình báo. Thí dụ như trước khi có kế hoạch Phượng Hoàng, một quận có thể có tới 11 mạng lưới tình báo về phía đồng minh hoạt động riêng rẽ. Một số nhà quan sát đã cho rằng quận hạt đã có số người đưa tin và mật báo viên cho phía đồng minh được trả lương nhiều hơn là số lượng HTCSVC chính qui đã xâm nhập phải theo dõi.

Nhờ có chiến dịch Phượng Hoàng, tính đến tháng 6 năm 1970, đã có 91% trên tổng số 10,944 ấp được coi là an ninh hay tương đối an ninh, và 7.2% đang còn tranh chấp, và chỉ có 1,4% được coi như là do Việt Cộng kiểm soát.

Những con số đó đã chứng tỏ một sự suy giảm ảnh hưởng của HTCSVC.

Không ai biết được đã có bao nhiêu Việt Cộng đã điều hành “cái được gọi” là chính quyền trong bóng tối (tức là chính quyền do Việt Cộng thiết lập trong những vùng nông thôn ở Miền Nam Việt Nam; thường được hiểu là Chính quyền về Ðêm), nhưng vào tháng 12, 1967, khi chương trình Phượng Hoàng được tung ra, người ta ước lượng rằng có khoảng 80,000 cán bộ trong đội ngũ HTCSVC. Ngay trong năm đầu tiên, mặc dù những cuộc tấn công của Cộng Sản trong tháng 2 và tháng 5, 1968 (Tết Mậu Thân) Phượng Hoàng đã loại bỏ gần 16,000 người khỏi những vị trí cơ sở của chúng.

Phượng Hoàng đã phối hợp sử dụng các nguồn tin từ các ủy ban tình báo hỗn hợp của chính quyền các cấp cho tới cấp quận. Các cố vấn Mỹ, kể cả CIA, đã tham dự trong nỗ lực gạn lọc các nguồn tin từ các mật báo viên, các người cho tin, các tù binh và nhiều nguồn khác. Việc triển khai được thực hiện bởi các đơn vị quân sự hay bán quân sự thi hành các nhiệm vụ bí mật với các toán đơn vị nhỏ xâm nhập vào các vùng do Việt Cộng kiểm soát, thường thường vào ban đêm.

Lúc ban đầu, Phượng Hoàng đã khuấy động sự nhiệt tình trong các người Mỹ hơn là người Việt Nam. Một sĩ quan chiến trường Mỹ đã nói trong năm 1968 là: “Chúng tôi đã trải qua hàng tháng để đưa ra những kế hoạch, những cố vấn, thiết lập các hồ sơ, các sự an toàn cho các tỉnh và quận – để rồi các bạn đặt tên cho nó – Ðây là một chương trình của người Mỹ chứ không phải là một nỗ lực của chính phủ Việt Nam.” Thế nhưng điều này đã nhanh chóng chuyển đổi.

Trong một tỉnh gần Sài Gòn, dựa vào tin tức tình báo trong khoảng 2 tháng đã đưa đến việc bắt giữ hay ám sát 6 thành viên trong ủy ban HTCSVC cấp tỉnh, 3 thủ lãnh HTCSVC cấp quận, 9 viên chức HTCSVC cấp quận khác và 31 cán binh xã ấp. Các cán bộ đã được huấn luyện, đặc biệt là ở cấp tỉnh, muốn thay thế họ cũng không phải là chuyện dễ.

Tổng Thống Johnson đã ủy nhiệm cho Tướng Westmoreland, tư lệnh MACV, kiểm soát cả hai lãnh vực dân sự và quân sự về bình định, và đồng thời chỉ định Komer làm phó cho Westmoreland đặc trách về bình định. Komer đứng đầu một cơ quan mới thành lập (từ tháng 5, 1967) được đặt tên là Civil Operations and Revolutionary Development Support gọi tắt là CORDS (cơ quan này chúng ta vẫn gọi là Cơ Quan Dân Sự Vụ Hoa Kỳ) để thống nhất các nỗ lực về quân sự và dân sự trên mọi cấp.

Cộng Sản ở Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong những hoạt động bí mật. Ðể đối phó với loại hoạt động này, chính phủ VNCH sau vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968, cũng đã triển khai một chương trình gọi là Phượng Hoàng (cũng là tên một loài chim trong cổ tích Việt Nam có sức mạnh huyền diệu). Bộ Lục Quân Mỹ đã đệ trình một bản phúc trình lên Thượng Nghị Sĩ William J. Fulbright, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, nói rằng:

“Phượng Hoàng là một kế hoạch của chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tập trung và phối hợp mọi nỗ lực của các cơ quan quân sự và dân sự nhằm vô hiệu hóa các HTCSVC… Phượng Hoàng là một chính sách nhằm bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố… Nền tảng của chương trình là một cố gắng phối hợp đầy đủ các hoạt động về tình báo của tất cả các cơ quan của chính phủ Việt Nam và của Mỹ nhắm vào các HTCSVC với mục đích muốn vô hiệu hóa những ảnh hưởng và sự kiểm soát của nó (HTCSVC) trên dân chúng.”

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu công bố chương trình này vào ngày 1 tháng 7, 1968, ngay sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng vừa chấm dứt. Tuy nhiên ông không nói cho biết rằng Phượng Hoàng chính là sự mở rộng chương trình Phượng Hoàng của Mỹ.

Chính phủ Việt Nam đã qui định những mức độ khác nhau về sự tham gia các hoạt động chính trị của Việt Cộng. Có 3 mức độ tham gia với những hình phạt khác nhau đã được ấn định. Loại A là các đảng viên, các viên chức địa phương hay cán bộ mặt trận quan trọng, sẽ nhận bản án là 2 năm. Loại B là các cán bộ quan trọng ở một trong các ủy ban nòng cốt như thu thuế hay tổ trưởng du kích, sẽ nhận bản án tối thiểu là một năm và tối đa là 2 năm. Loại C hay các cảm tình viên cộng sản nói chung, các cán bộ giao liên hay phụ tá hậu cần, hoặc là thành viên trong một tổ chức bán quân sự, sẽ nhận một bản án không quá một năm. Hầu hết những người loại C thường nhanh chóng được thả.

Chỉ tiêu do cơ quan CORDS đưa ra thường chỉ áp dụng cho loại A và B, chứ không áp dụng cho loại C. Các cố vấn Mỹ ước lượng có khoảng 20% các nghi can bị kết án trong năm 1969 và chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số đó nhận bản án tối đa là 2 năm. Hầu hết họ chỉ bị án từ 3 đến 6 tháng.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã công khai hóa sự cần thiết của chương trình này nhằm bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố, và kêu gọi dân chúng trợ giúp bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết. Chương trình Phượng Hoàng Mỹ (Phoenix Program) được đặt dưới sự điều hành của cơ quan CORDS thuộc MACV. Người kế nhiệm Komer chỉ huy CORDS là Ðại sứ William E. Colby kể từ ngày 6 tháng 11, 1968.

Ông Colby từng làm trưởng phòng CIA ở Sài Gòn. Sự hiểu biết của ông đối với công việc của cơ quan CORDS thật là tuyệt vời. Trong Thế Chiến II, ông là thành viên OSS đã từng nhảy dù xuống ngay sau phòng tuyến để phối hợp hoạt động với các kháng chiến quân và hướng dẫn các cuộc hành quân phá hoại ở Na-Uy và Pháp đang do Ðức chiếm đóng. Ông Colby sau đó đảm nhiệm chức vụ giám đốc CIA (tại Washington, D.C.).

Toàn bộ chương trình Phượng Hoàng nhắm vào công việc bình định. Công việc này bao gồm cả chương trình Chiêu Hồi của VNCH đã bắt đầu từ năm 1962. Ðây là một chương trình có tính cách ân xá nhằm làm suy giảm lực lượng võ trang của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Trong năm 1969, đã có 47,000 cán binh Việt Cộng tự nguyện qui thuận chính phủ, họ đã được chăm sóc y tế, giúp đỡ về kinh tế và huấn nghệ trước khi được thả trở về đời sống dân sự hoặc được phép gia nhập vào quân đội VNCH. Năm 1970, con số đó là 32,000 người.

Chiến dịch Phượng Hoàng không phải là một chương trình ám sát mà là một chương trình tình báo… được thực hiện theo luật thời chiến. Sự hướng dẫn có đoạn nói: “Chương trình Phượng Hoàng (Mỹ) là một sự cố vấn, yểm trợ và giúp đỡ cho chương trình Phượng Hoàng của chính phủ Việt Nam nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng và hiệu quả của các HTCSVC ở Miền Nam Việt Nam… Các cuộc hành quân chống HTCSVC bao gồm công việc thu thập tin tức tình báo để xác định lý lịch các thành viên kể cả những người đã bỏ hàng ngũ Việt Cộng trở về với chính phủ, bắt họ hoặc câu lưu họ để đưa họ ra trước một Ủy Ban An Ninh tỉnh để kết án theo luật định, và biện pháp cuối cùng, là sử dụng lực lượng quân sự và cảnh sát, nếu không còn cách nào khác, để ngăn ngừa họ thi hành các hoạt động bất hợp pháp có thể xảy ra.”

Một trong những yếu tố gây nên tranh cãi nhất của chương trình Phượng Hoàng là những chỉ tiêu về HTCSVC. Xuất hiện trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện vào năm 1970, Colby đã được hỏi: “Tiền có phải là động lực kích thích người Việt Nam hoạt động cho chương trình hay không?” Ðại Sứ Colby đã trả lời: “Tiền đó không dành cho những người Việt điều hành chương trình. Ðó là những phần thưởng được đặt ra công khai về những cá nhân nào đó đang bị truy nã. Có những bích chương và truyền đơn công bố một người nào đó đang bị truy nã bởi vì nó là thành viên của hạ tầng cơ sở và đã tham gia vào một hoạt động khủng bố và nếu tin tức được cung cấp đưa đến việc bắt giữ người ấy thì chắc chắn sẽ được tưởng thưởng… Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã cố gắng hết sức để có thể bắt sống hơn là giết chết bởi vì người sống có nhiều tin tức trong đầu sẽ giúp chúng ta được nhiều hơn trong tương lai.”

Ðược hỏi về những lý do đưa đến những con số HTCSVC bị giết hay bị loại ra khỏi cuộc chiến khá cao, Colby cho biết, “Trong năm 1969, con số bị bắt là 8,515 người, tái phối trí 4,832 người, và giết 6,187 người, nâng tổng số lên tới 19,534 người, 30% trong số đó đã bị giết. Con số bị giết bao gồm cả số người đã bị giết rồi mới phát hiện họ là những HTCSVC. Chẳng hạn, đã có những người bị giết trong một cuộc phục kích vào ban đêm ở ngoài một ngôi làng cùng với một số người có võ trang, hay trong một cuộc giao tranh với một đơn vị du kích cộng sản.

Căn cứ vào các giấy tờ tùy thân, lúc đó người ta mới xác nhận được những người bị giết chính là các HTCSVC. Mặc dù các cuộc hành quân không nhắm vào họ lúc ban đầu…”

Báo Washington Post ra ngày 17 tháng 2, 1970, Robert G. Kaiser, Jr. đã tường thuật buổi điều trần của Colby. Bài báo chỉ trích chương trình Phượng Hoàng, và đã mô tả chương trình như đã diễn tiến như sau: “Các văn phòng Phượng Hoàng ở 44 tỉnh và phần nhiều trong số 242 quận của Miền Nam Việt Nam (tất cả đều có cố vấn Mỹ) đã lưu trữ những hồ sơ liên quan đến các viên chức Việt Cộng trong vùng và cả một danh sách bí mật những đàn ông và phụ nữ bị truy nã. Ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt (đơn vị tình báo của ngành Cảnh Sát Quốc Gia), các binh sĩ địa phương và các đơn vị Thám Sát Tỉnh (Provional Reconnaisance Units, viết tắt là PRUs) gồm 18 người đã thực hiện những cuộc hành quân bắt giữ những người bị truy nã này. Những người bị bắt sẽ bị thẩm vấn. Khi có bằng chứng liên hệ với Việt Cộng, họ sẽ bị đem ra xét xử trước Ủy Ban An Ninh Tỉnh. Những người bị tình nghi cao hơn thì bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận.” Bài báo còn nói rằng, “Phượng Hoàng đối với nhiều người ở Mỹ, thường được coi như là một Công Ty Ám Sát Người Việt (Vietnamese Murder Inc.)”

Phượng Hoàng được điều hành ở địa phương, nơi mà các vấn đề thường khởi sự. Mỗi trung tâm hành quân và phối hợp tình báo quận có những toán, thông thường gồm có một sĩ quan Quân Báo VNCH, một cố vấn tình báo Mỹ (thường là cấp úy), các nhân viên Cảnh Sát Ðặc Biệt và các cán bộ bình định địa phương để thu thập các tin tức tình báo và thiết lập các hồ sơ về những người bị tình nghi là Việt Cộng trong phạm vi. Khi hồ sơ được hoàn tất, kẻ tình nghi sẽ bị bắt giữ.

Dưới cấp quận là cấp xã. Chủ trương chính là nhắm vào cấp xã. Tính đến năm 1969, 95% các xã đã có bầu cử xã trưởng và các Hội Ðồng Xã. Các chính quyền xã nắm quyền kiểm soát các lực lượng võ trang địa phương, bao gồm các Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn, lực lượng Cảnh Sát, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, và lực lượng Nghĩa Quân. Phần lớn các nhiệm vụ của Phượng Hoàng ở cấp này được thi hành bởi các lực lượng nói trên.

Cũng có nhiều người bị tình nghi chỉ 1 hay 2 giờ sau khi bị bắt đã được thả. Nếu kẻ bị tình nghi không được thả ở cấp địa phương, nó sẽ bị giải đến Trung Tâm Thẩm Vấn tỉnh để thẩm tra và lập hồ sơ đưa ra trước Ủy Ban An Ninh tỉnh, tại đây các bằng chứng sẽ được xem xét và kẻ tình nghi sẽ bị kết án hay được tha. Ở một vài nơi, bởi vì nhiều đơn vị tỏ ra kém hiệu quả trong việc thi hành nhiệm vụ này, các cố vấn Mỹ đã tin tưởng vào các đơn vị thám sát tỉnh để nhắm vào các mục tiêu HTCSVC.

Các đơn vị thám sát tỉnh có vẻ Mỹ nhiều hơn Việt Nam. Họ được tuyển mộ, huấn luyện, trả lương và điều hành bởi CIA; họ được huấn luyện kỹ như là những lính đánh thuê, được tuyển chọn từ những nhóm dân thiểu số Việt Nam, như người Nùng, người Miên hoặc từ những cán binh Việt Cộng đã ra đầu thú. Các đơn vị người nhái Hải Quân Mỹ làm việc với CIA thường chỉ đạo những cuộc hành quân này. Các thành viên của các đơn vị này được trả lương 15,000 đồng một tháng (1 người lính thường chỉ được lãnh có 4,000 đồng/tháng).

Cuối năm 1968, đơn vị CIA ở Sài Gòn thông báo cho cơ quan CORDS về dự định rút số nhân viên đang thi hành công việc cố vấn và điều hợp nhiệm vụ trong chương trình Phượng Hoàng. Cơ quan CORDS đã thay thế ngay lập tức bằng các sĩ quan cấp úy đã có huấn luyện. Sự thay đổi này đã tái xác nhận tầm quan trọng của việc thu thập tin tức tình báo độc lập như là nhiệm vụ cổ điển của CIA trong bất cứ tình huống nào có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ ở hải ngoại. CIA đã tạo ra cái khuynh hướng đứng ngoài các công tác chống nổi loạn.

Chương trình Phượng Hoàng Mỹ đã bất động khi Bắc Việt tung ra cuộc tấn công Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972, nhưng nó đã không ngưng hẳn hoạt động mãi cho tới năm 1973. Trong nỗ lực của nó nhằm vô hiệu hóa các HTCSVC, chương trình Phượng Hoàng đã sử dụng 450 nhân viên cố vấn quân sự Mỹ, trong số đó 262 người đã phục vụ trong những cuộc hành quân then chốt tại cấp quận. Theo Colby, chương trình Phượng Hoàng đã có kết quả là làm rã ngũ 17,000 cán binh VC, bắt giữ 28.000 kẻ bị tình nghi và làm thiệt mạng khoảng 20,000 người khác. Ông cũng nói rằng, 85% số người bị thiệt mạng bởi trong khi giao chiến với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Việt Nam và Mỹ, trong số đó chỉ có 12% bị giết bởi các lực lượng cảnh sát và an ninh. Con số 12% đó, hầu hết bị chết trong lúc giao tranh, hay kháng cự lại sự bắt giữ.

Toàn Như

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara.

Ngày 13 tháng 12 năm 1966, họ đề xuất “bổ trợ chiến dịch tấn công quân chủ lực phía địch và ném bom tấn công bằng các nỗ lực tăng cường nhằm bình định hóa vùng nông thôn và tăng cường sức lôi cuốn” của chính quyền Nam Việt. Thuật ngữ “Việt Nam hóa chiến tranh” đã ra đời một thời gian dài trước khi trở nên phổ biến.

Để triển khai kế hoạch này, Johnson đã chọn ba người: Ellsworth Bunker làm đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; Komer chỉ huy một tổ chức chống nổi dậy mới; và Tướng Creighton Abrams tăng cường năng lực quân đội Nam Việt Nam để đánh bại quân chính quy Bắc Việt.

Bunker phải làm việc với lãnh đạo Nam Việt và đảm bảo sự phối hợp của mọi lực lượng – cả dân sự và quân sự, người Mỹ, và các nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Komer và Abrams đảm nhiệm vị trí phó cho Tướng William Westmoreland tại trụ sở của ông này ở ngoại ô Sài Gòn.

Nhưng Bunker mới là người mà Johnson đánh giá có vai trò then chốt. Vai trò đó còn hơn cả nhiệm vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Nam Việt Nam. Đó là giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến. “Tôi đã giúp ông ấy thoát khỏi Cộng hòa Dominica và đạt được mục đích chính trị ở đó,” Bunker nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn. “Ông ấy muốn tôi làm điều tương tự ở Nam Việt Nam.”

Trong một cuộc gặp riêng không có tài liệu ghi lại, Johnson nói với Bunker rằng ông muốn bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Nhưng trước khi các lực lượng này có thể rời đi, một quân đội Nam Việt Nam mạnh hơn, hoàn thiện hơn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong các chiến dịch tìm và diệt nhằm giữ chân quân đội Hà Nội trên núi và gần biên giới, tách biệt khỏi dân chúng.

Đồng thời, Johnson muốn người Nam Việt Nam phải tăng tốc quá trình phát triển dân chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vận mệnh chính trị của Nam Việt. Nói ngắn gọn, Johnson muốn vai trò của Mỹ tại Việt Nam giảm đi với tốc độ tương ứng với sự tăng cường tự lực của Nam Việt.

Johnson và đội ngũ lãnh đạo mới ở Sài Gòn đã tổ chức một cuộc gặp tại đảo Guam vào ngày 20 tháng 3 năm 1967, với hai người đứng đầu chính quyền Nam Việt Nam, Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Họ trình bày với tổng thống một bản hiến pháp mới cho Nam Việt Nam, trong đó kêu gọi các hệ thống kiểm soát và cân bằng, và phân quyền xuống cho các hội đồng địa phương dân cử tại các tỉnh và làng xã.

Tổng thống Johnson đã coi nhẹ tầm quan trọng của cuộc gặp; ông nhấn mạnh trước công chúng rằng cuộc gặp này không bàn về những khía cạnh quân sự của nỗ lực chiến tranh, mà chỉ nói rằng “Tôi nghĩ chúng ta có một vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, kéo dài, dai dẳng, đau đớn mà chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.” Nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gặp ở Guam. Johnson đã dùng nó để thiết lập một hệ tiêu chí mới nhằm đánh giá thành công trong nỗ lực chiến tranh: xây dựng nhà nước, rút khỏi chiến tranh.

Hai ngày trước cuộc gặp tại Guam, Tướng Westmoreland đã yêu cầu tăng viện 85.000 lính nhằm tăng cường các chiến dịch trên chiến trường để “tránh một cuộc chiến kéo dài phi lý.” Tại Guam, Westmoreland bảo vệ yêu cầu tăng viện của mình. Bunker đã theo dõi phản ứng của Johnson trước báo cáo của Westmoreland. Tâm trạng và vẻ mặt của ngài tổng thống thể hiện sự không thoải mái khi nghe bản phân tích đầy lo ngại của Westmoreland, nó gần như khẳng định lại đánh giá trước đây của McNamara rằng chiến lược chiến tranh cường độ cao của Lầu Năm Góc không thể nào dập tắt quyết tâm của Hà Nội.

Quả thật là Johnson đã phản đối tăng viện. Khi Westmoreland đến Washington một tháng sau đó để tiếp tục yêu cầu tăng quân, Tổng thống trả lời: “Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ phía địch không thể tăng thêm các sư đoàn tương ứng? Nếu cứ như vậy thì khi nào tất cả mới kết thúc?” Vài tháng sau, Johnson đáp ứng một phần đòi hỏi của Westmoreland, gửi thêm 45.000 quân chiến đấu, khoảng một nửa số lượng ông này yêu cầu.

Bunker tới Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1967, nơi ông phải thể hiện rõ rằng cách tiếp cận của Washington đã thay đổi. Sẽ không còn là một cuộc chiến “sức mạnh cứng” được tiến hành chủ yếu bởi các đơn vị chiến đấu của Mỹ ở Nam Việt Nam, được hỗ trợ bởi chiến dịch ném bom miền Bắc của Mỹ, với tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến vũ trang này. Thay vào đó, ngày 28 tháng 4, Bunker nói với Thiệu rằng “bản chất của thành công” nằm ở việc đem lại an ninh cho tất cả các thôn ấp trên khắp vùng nông thôn.

Bunker đặt ra cho mình bốn nhiệm vụ chính: thuyết phục lãnh đạo Nam Việt Nam về nhu cầu xây dựng một chính phủ chính danh đại diện cho các lực lượng chính trị đa dạng trong nước; tiến hành một chương trình bình định hóa nhằm mang lại hòa bình và trật tự cho làng xã nông thôn; chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam để tiếp quản gánh nặng chiến đấu trực tiếp với các lực lượng Cộng sản; và thúc đẩy sự phát triển kinh tế để cải thiện điều kiện sống và gây dựng ngân sách cho cuộc chiến chống lại Bắc Việt.

Nói cách khác, mục tiêu của Ellsworth là chuyển gánh nặng duy trì Nam Việt Nam tồn tại như một nước cộng hòa độc lập từ Hoa Kỳ sang cho chính Nam Việt Nam.

Được cử làm phó cho Westmoreland và phụ trách việc bình định hóa, Komer ngay lập tức bắt đầu xây dựng một tổ chức mới – tổ chức Phát triển Cách mạng và Hoạt động Dân sự (CORDS) – nơi tập hợp các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ để phối hợp với Nam Việt Nam trong việc vận động dân chúng chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng.

Tại thời điểm đó, mọi thứ có vẻ đang đi đúng hướng. Nam Việt Nam thông qua bản hiến pháp mới, các cuộc bầu cử mang lại một Quốc hội lưỡng viện, và hàng nghìn người đứng đầu các thôn ấp được người dân lựa chọn. Và một chiến dịch tranh cử tổng thống tương đối minh bạch kết thúc với kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử phó tổng thống. Nam Việt Nam nay đã có một cơ sở hạ tầng chính trị để hỗ trợ các làng xóm, phát triển kinh tế và cung cấp nhiều nhân lực hơn cho lực lượng vũ trang.

Westmoreland cũng có những điều chỉnh đối với các nỗ lực quân sự theo chiến lược mới. Trong một bài phát biểu trước công chúng tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington ngày 21 tháng 11 năm 1967, ông công bố kế hoạch kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Nam Việt Nam. Ông gọi đây là “Giai đoạn IV” hay “giai đoạn cuối cùng,” trong đó lực lượng quân đội Mỹ trở nên “dần dần không còn cần thiết” đối với việc phòng thủ Nam Việt. “Các đơn vị Mỹ có thể bắt đầu giảm dần quân số bởi Quân đội Nam Việt đã được hiện đại hóa và tăng cường năng lực đến mức cao nhất.” Xuất hiện trên chương trình truyền hình “Gặp gỡ báo chí” sau bài phát biểu, Westmoreland dự đoán rằng các lực lượng Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Nam Việt Nam trong “hai năm nữa hoặc ít hơn.”

Ông ấy đã đúng: các lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi chiến trường vào tháng 8 năm 1969 – nhưng đó là sau khi thêm 21.000 lính Mỹ nữa tử trận.

Stephen B. Young là giám đốc điều hành toàn cầu mạng lưới Caux Round Table. Ông làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Hình: Đại sứ Ellsworth Bunker trình quốc thư lên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 28/04/1967. Nguồn: NYT.