NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA

NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA

*
Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG;
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
*
Thế thời như thế: nhiễu nhương
Trong thù, ngoài giặc, ai thương dân mình?
 
Ước mơ đeo đuổi: đấu tranh
Chưa từng buông bỏ, Lửa giành chuyền tay
Chiến trường từng nếm đắng cay
Tuổi già? Người Lính chẳng thay đổi gì!
 
Thẳng ngay chọn một lối đi
Góp công, thêm sức! Sức suy? Chí hùng!
Thấy dân khổ, biết đau cùng
Nhìn về đất nước, niềm chung lệ trào
 
Thương người Chiến Sĩ tim trao
Từ hai mươi tuổi chịu bao thiệt thòi.
Thời nay tuổi trẻ hiếm hoi
Hy sinh vì nước, mặn mòi cùng dân.
 
Cộng Hòa tạo được Trí, Nhân
Có đâu như Cộng: trẻ thuần vong thân! 
Ý Nga*31.8.2017
SAO KHÔNG TRÁNH XẤU?
 
-“Xem xô xát” sao trầy “vi”, tróc “vẫy”
Người bị trầy, kẻ chảy máu lăn quay?
 
-Họ nhậu say, chú bác gọi tao mày
Chuyện ngay thẳng, cãi cối chày dai dẳng,
Dao đấu búa cứ khăng khăng hiến tặng…
 
-Thông thường thì hữu hiệu chuyện sát thương
Bãi chiến trường toàn thách thức phô trương
Cuối cùng cũng chuyện ngoài đường rước họa!
 
Ý Nga*31.8.2017
 
THAY TAY CON TẠO
 
-Sao anh khó tính quá à?
Bộ mong chuyển giới thành bà cô sao?
 
-Đổi hình chẳng dễ đâu nào
Thay tay Con Tạo: đời chào bao năm?
* 
-Căng da mặt, gọt cằm, nâng: mũi, mắt
Mặt chữ “V”, da tẩy trắng thần tình
Được đám đông khen “Lai Mỹ!” hết mình
Nhưng sức khỏe thì thất kinh, suy nhược.
 
Hết xẻ thịt, lại lột da xuôi ngược
Đau tột cùng khi lột xác, gọt xương
Rồi liên hồi lên bàn mổ, dưỡng thương…
Thật tội nghiệp ai “hồn cô, xác cậu”!
 
Đau đổi dạng, thay hình: ai hiểu thấu?
Sinh mạng mình đem phó thác kéo, dao
Cho thỏa lòng niềm hy vọng khát khao
Nào riêng máu, họ trả bằng nước mắt!
 
Ý Nga*31.8.2017
 …………………………………………………………………………
SAO KHÔNG TRÁNH XẤU?
 
-“Xem xô xát” sao trầy “vi”, tróc “vẫy”
Người bị trầy, kẻ chảy máu lăn quay?
 
-Họ nhậu say, chú bác gọi tao mày
Chuyện ngay thẳng, cãi cối chày dai dẳng,
Dao đấu búa cứ khăng khăng hiến tặng…
 
-Thông thường thì hữu hiệu chuyện sát thương
Bãi chiến trường toàn thách thức phô trương
Cuối cùng cũng chuyện ngoài đường rước họa!
 
Ý Nga*31.8.2017
 
THAY TAY CON TẠO
 
-Sao anh khó tính quá à?
Bộ mong chuyển giới thành bà cô sao?
 
-Đổi hình chẳng dễ đâu nào
Thay tay Con Tạo: đời chào bao năm?
* 
-Căng da mặt, gọt cằm, nâng: mũi, mắt
Mặt chữ “V”, da tẩy trắng thần tình
Được đám đông khen “Lai Mỹ!” hết mình
Nhưng sức khỏe thì thất kinh, suy nhược.
 
Hết xẻ thịt, lại lột da xuôi ngược
Đau tột cùng khi lột xác, gọt xương
Rồi liên hồi lên bàn mổ, dưỡng thương…
Thật tội nghiệp ai “hồn cô, xác cậu”!
 
Đau đổi dạng, thay hình: ai hiểu thấu?
Sinh mạng mình đem phó thác kéo, dao
Cho thỏa lòng niềm hy vọng khát khao
Nào riêng máu, họ trả bằng nước mắt!
 
Ý Nga*31.8.2017
 Đôi hàng về Trang Blog TIẾNG THÔNG REO
Tiếng Thông Reo thiết lập ngày 28 tháng tư năm 2010 
là nơi CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH VNCH và THÂN HỮU lui tới để tâm tình về cuộc sống, 
trao đổi kiến thức văn học nghệ thuật, và chia sẻ những ưu tư về tiền đồ của Đất Nước mình. 
Địa chỉ gửi sáng tác, hình ảnh, chuyển tin và góp ý kiến: 
QUÁ RÕ 
NÓN CỐI ĐỎ VÌ AI
 
Tiền chung đổ trọn túi riêng
Nợ công bởi Cộng lạm quyền chuyện tư
Tăng thu thuế, quỹ có dư?
Í… a… đảng cứ khư khư lắc đầu!
 
Cạn dần ngân sách vì đâu?
“Đại đồng” đoàn, đảng: đứng đầu tham lam!
Quan tham chỉ bị tước hàm
Nhẹ nhàng… “cảnh cáo”. Ai làm gì ai?
Xóa tư cách”? Thật khôi hài:
Xóa đây, tước đó: hết “ngài” thành “ông”!
 
Ý Nga*31.8.2017

ÁC NHÂN

Càng kiểu cách càng hiếm người kề cận,

Lắm lỗi lầm, lại tính chuyện bất lương.

Thông thường thì cung cách kém ai thương

Lại lệch lạc thắt vòng dây nghiệp chướng!

Ý Nga*31.8.2017

From: loiduong
Sent: Wed, Aug 23, 2017 11:01 pm
Subject: Bài cũ 2005 gởi để tham khảo vì có người hỏi: SƠ LƯỢC HỒ SƠ KHÁNG ÁN VỤ KIỆN WJC

SƠ LƯỢC HỒ SƠ KHÁNG ÁN VỤ KIỆN WJC
     Dương Thành Lợi
 
Author’s note of caution: Prior to formulating this commentary, I was not involved in the so-called WJC litigation (vụ kiện WJC) in any forms and thus took no position on either side, not because of lacking any particular interest but due to observing the irrational political hypes that apparently undermined the dynamic realities of trial process. On August 30, 2005, I was requested to review the WJC appeal’s legal briefs of both appellants and respondents; out of respect for Mr. Nguyễn Hữu Luyện, a well-regarded POW, I accepted the task with some personal reservations due to previously scheduled commitments. With due diligence and sincere dedication, I approached the issues critically with the hope of discovering some genuine light at the end of the prolonged tunnel. In spite of being a practicing lawyer aware of subjective influences, however, the view presented herein is definitely skewed by preferential précis and, more importantly, is categorically personal in nature because my Upper Canada legal license does not extend to the Commonwealth of Massachusetts.
* * *
Vừa từ Mễ Tây Cơ về Toronto, tôi nhận được điện thư của chú Nguyễn Hữu Luyện nhờ ‘giúp về vụ kiện trường đại học UMass Boston tại Court of Appeal’ [30-8-2005]. Ngay cả vào lúc phải đối đầu với nhiều hồ sơ cần giải quyết gấp, tôi vẫn nhận lời không phút chần chừ vì kính trọng tư cách của chú NH Luyện mặc dù trước đây, ngay cả khi cao trào ủng hộ vụ kiện đạt tột đỉnh vào khoảng giữa năm 2004 ở Hoa Thịnh Ðốn, tôi chỉ chọn tư thế quan sát viên khách quan trong vụ WJC vì nhận thấy bờ đê phân chia cảm xúc chính trị và thực tế luật pháp cần thiết đã bị cơn thác lũ ủng hộ cuốn trôi. Sau đây là tài liệu tóm lược hồ sơ kháng án vụ WJC được thực hiện gồm ba phần: Kháng Pháp Luận, Phủ Pháp Luận và Phản Pháp Luận.

Phần I

Brief of Appellants (Kháng Pháp Luận)
Vào ngày 27-8-2004, vụ án WJC đã bị Tòa Superior Court của Tiểu Bang Massachusetts bác bỏ theo đề nghị của khối bị cáo bao gồm William Joiner Center for the Study of War and Social Consequences và Ðại Học Massachusetts Boston (Defendant’s Motion to Stay Discovery and Motion to Dismiss the Second Amended Complaint). Khối nguyên đơn bao gồm Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Diễm, Dinh Tu Nguyen, Lê P. Sang, Nguyễn Tường Bá, Trần Minh Xuân, Phan Nhật Nam, Nguyễn Thanh Liêm, và Nguyễn Văn Chức kháng cáo quyết định này lên Tòa Kháng Án (Appeals Court) của TB Massachusetts.
Kháng Pháp Luận (Brief of Appellants) của khối nguyên đơn đưa ra 4 câu hỏi yêu cầu Tòa Kháng Án (Appeals Court) của Tiểu Bang Massachusetts giải quyết có thể được tóm tắt như sau:
(a)        Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án kỳ thị này khi đòi hỏi nguyên đơn phải minh định yếu tố tranh tụng (state a claim) và trực tiếp xin việc (applying) khi hành động kỳ thị của khối bị cáo không cho phép thành viên nguyên đơn thực hiện chuyện này.
(b)        Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án này khi phán xét bên nguyên đơn không nêu ra được yếu tố tranh tụng là họ thuộc một thành phần bị kỳ thị theo tiêu chuẩn tuổi tác và nguồn gốc quốc gia (age and national origin) theo điều khoản luật M.G.L. c. 151B.
(c)        Câu hỏi này tương tự như câu hỏi (b) nhưng được dựa theo điều khoản luật M.G.L. c. 151C và cộng thêm tiêu chuẩn “non-religious creed” (ý thức hệ).
(d)       Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án kỳ thị này khi phán xét là còn nhiều lý do khác (alternate grounds) có thể loại bỏ hồ sơ kiện tụng của khối nguyên đơn.
Trong phần lý luận, luật sư nguyên đơn trình bày sơ lược về vụ án cũng như cố gắng định nghĩa Vietnamese Diaspora (Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong) nhằm chứng minh rằng WJC đã kỳ thị người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi khi thuê mướn học giả trong đó có nhân viên đảng CSVN (admitted agents) cho chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” vốn là những cá nhân không đủ tiêu chuẩn, thiếu kinh nghiệm về Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong (insufficient qualifications, no experience of the Vietnamese Diaspora) dựa trên tiêu chuẩn học vấn và kinh nghiệm của 9 nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Diễm, Dinh Tu Nguyen, Lê P. Sang, Nguyễn Tường Bá, Trần Minh Xuân, Phan Nhật Nam, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Chức vốn là những người có học vị cao và kinh nghiệm phong phú.
Luật sư nguyên đơn sau đó trình bày các tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến quyết định bác bỏ một hồ sơ kiện tụng (the sufficiency of a complaint) và cố gắng áp dụng vào vụ WJC.  Theo khối nguyên đơn, quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court sai trái không những về mặt luật pháp mà còn bao gồm cả bình diện dữ kiện (errors of law and fact).  Luật sư nguyên đơn đưa ra nhiều căn bản pháp lý cũng như dữ kiện để bảo vệ lý luận kháng cáo. Trong nhãn quan của người viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, lý luận sáng giá nhất có lẽ là tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) trong tiến trình thụ lý vụ án; một số lý luận khác có vẽ đi khá xa với thực tế dữ kiện của vụ án như việc phân trần pháp giải điều khoản luật M.G.L. c. 151C [nhưng rất tiếc là không dẫn chứng được các quyết định của tòa án trong quá khứ, hay lời bàn của các nhà lập pháp khi điều nghiên M.G.L. c. 151C hoặc ít nhất là ý kiến của một số học giả liên quan đến ‘legislative intent’].
Theo luật sư nguyên đơn về tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn), Tòa Superior đã bác bỏ đơn kiện WJC dựa trên sự khai triển dữ kiện bất hợp pháp (bất lợi) cho khối nguyên đơn mà không chú ý đến các yếu tố tranh tụng khác (drew impermissible inferences against the plaintiffs, and ignored numerous other allegations of the Complaint). Tòa Superior đã không nhận thức đúng yếu tố tranh tụng (inaccurate characterization Plaintiffs’ Complaint) và đã tự quyết định sai trái về yếu tố “ác ý kỳ thị” (intentional discrimination) vốn là vấn đề dữ kiện khó có thể được phán xét trong một phiên xử về Motion to Dismiss, v.v.
Như đã trình bày ở trên, khối nguyên đơn cho là quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court sai trái không những về mặt luật pháp mà còn bao gồm cả bình diện dữ kiện (errors of law and fact).  Kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) của khối bị cáo khó có thể thành công trong một vụ kiện dân sự vì đòi hỏi chánh án phải điều tra dữ kiện để quyết định là yếu tố tranh tụng không tồn tại; do đó, ít khi yêu cầu bác đơn được phê chuẩn và vụ án WJC là một thí dụ điển hình hiếm hoi có phải là do đơn kiện tụng thuộc loại bổ túc (Second Amended Complaint) hay không bởi vì chính luật sư của khối bị cáo trong tài liệu Phủ Pháp Luận (Brief of the Respondents) cũng phải công nhận là khi truy xét Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) theo điều khoản 12(b)(6), tòa án phải chấp nhận tất cả các lời cáo buộc và những ý kiến suy diễn dựa trên đó [Spinner v. Nutt, 417 Mass. 549,550 (1994)].

Phần II

Brief of the Respondents (Phủ Pháp Luận)

Thay vì phủ định bốn câu hỏi của khối nguyên đơn, khối bị cáo đưa ra bốn vấn đề khác trong Phủ Pháp Luận (Brief of the Respondents) như sau:
(a)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án kỳ thị về thuê mướn (failure-to-hire) vì các nhân tố nguyên đơn chưa bao giờ nộp đơn xin việc.
(b)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng vì nguyên đơn không có yếu tố tranh tụng (state a claim) về kỳ thị theo tiêu chuẩn ý thức hệ chính trị (political beliefs).
(c)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án theo điều lệ MGL c. 151C bởi vì các nhân tố nguyên đơn không xin học, theo chương trình trên mức cử nhân (beyond a bachelor’s degree), và bởi vì ý thức hệ cộng sản không phụ thuộc lãnh vực của luật MGL cũng như khối nguyên đơn chưa từng khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiểu Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án.
(d)       Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án vì thiếu pháp quyền theo điều lệ MGL c. 151B bởi vì, ngoài Nguyễn Hữu Luyện, các nhân tố nguyên đơn khác chưa từng khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiêủ Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án.
Trong phần lý luận, luật sư nguyên đơn nhấn mạnh sự kiện nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện từng bị MCAD bác đơn trước khi khởi tố vụ án WJC và, song song, tất cả thành viên khối nguyên đơn chưa từng nộp đơn xin việc với chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” cả ba niên khóa 2000, 2001, 2002 do đó không thể kêu ca là bị kỳ thị thuê mướn (hiring discrimination).  Lý do được khối nguyên đơn đưa ra để giải thích vấn đề không-nộp-đơn-xin-việc là thiên kiến chủ quan (subjective belief) của họ cho rằng đơn nộp vẫn bị kỳ thị từ chối bởi vì hệ quả của vụ khiếu nại với MCAD chứ không phải do hành động kỳ thị của khối bị cáo; và Phủ Pháp Luận cho là thiên kiến chủ quan (subjective belief) chưa bao giờ được tòa án công nhận để bao che cho vấn đề không-nộp-đơn-xin-việc.
Theo khối bị cáo, luật hiện hành của Massachusetts liên hệ đến vấn đề kỳ thị không bảo vệ bất cứ ai dựa trên ý thức hệ chính trị (political belief cannot form the basis for a protected class under M.G.L. c.151B or c.151C).  Song song, quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court hoàn toàn đúng bởi vì các thành viên của khối nguyên đơn không phải là sinh viên hay có ý xin tham dự các chương trình cao học (seeking admission to a program offering an advanced degree) và, ngoại trừ nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện, đã không khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiểu Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án theo đòi hỏi của luật pháp hiện hành ở Massachusetts.
Phủ Pháp Luận lý giải là khối nguyên đơn không chứng minh được là khối bị cáo có chính sách kỳ thị (a systematic policy of repeated discrimination) cũng như nhân viên Đại Học Massachusetts đã cung cấp dữ kiện sai trái (false or misleading information about the fellowships or told them not to apply).  Có lẽ đáng ghi nhận là lý luận liên quan đến vấn đề kỳ thị Bắc Nam hay người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi; luật pháp Hoa Kỳ không phân biệt giữa người mỹ gốc Bắc và dân cờ hoa xứ Nam (“Confederate Southern American” is not a protected class).
Ý kiến đặc sắc nhất của luật sư khối bị cáo có lẽ là sự viện dẫn năm sinh của một vài nguyên đơn như Bùi Diễm (1923) hay Phan Nhật Nam (1942) để chứng minh là vào các năm đó Việt Nam Cộng Hòa chưa xuất hiện, và chính khối nguyên đơn cũng cho biết là VNCH hiện hữu năm 1954 (trước khi họ sinh thành); và đi xa hơn nữa, sự khác biệt giữa hai khối người Việt ở miền Nam và miền Bắc là ý thức hệ chính trị vốn không được bảo vệ bởi luật hiện hành của Massachusetts (“M.G.L. c.151B .. did not extend that protection of political thought”; “there are no reported decisions in Massachusetts holding that M.G.L. c.151C extend that protection to political thought.”)
Các phần khác trong Phủ Pháp Luận liên hệ đến phương thức truy pháp (procedures) như MCAD hay jurisdictional defense và viện dẫn lý luận pháp định rườm rà mà các luật sư kinh nghiệm về tòa án đều biết là khi yếu về dữ kiện mới truy cập đến pháp lý trước tòa.  Tựu trung, Phủ Pháp Luận của khối bị cáo tương đối mạch lạc hơn tài liệu Kháng Pháp Luận của khối nguyên đơn vốn phải trình bày hơi dài dòng về ‘người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi’ – mức tuổi mà tác giả của bài này còn chưa đạt đến hôm nay (2005).

Phần III

Reply Brief of Appellants  (Phản Pháp Luận)
Phản Pháp Luận là tài liệu của khối nguyên đơn trả lời các vấn đề do khối bị cáo đưa ra trong Phủ Pháp Luận (Brief of Respondents). Phản Pháp Luận của khối nguyên đơn về hình thức thì tương đối sáng sủa mạch lạc hơn Kháng Pháp Luận (Brief of Appellants) và, về nội dung, chứa đựng nhiều lý luận ngắn gọn nhưng đặc sắc hơn, có lẽ bởi vì Kháng Pháp Luận phải giải thích rườm rà về Vietnamese Diaspora (Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong) cũng như chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora.” Một vài dẫn chứng và lý luận trong Phản Pháp Luận đáng lưu ý sẽ được tóm tắt trong phần kế tiếp.
Trái với sự trình bày của khối bị cáo, trong niên khóa 2000-2001 không ai trong khối nguyên đơn biết được về việc thuê mướn nhân viên nghiên cứu cho chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” do cách quảng cáo sai lệch đến khi việc nhận đơn đã kết thúc. Và vào ngày 27-10-2000, khối nguyên đơn đã đệ đơn kiện WJC do đó trên bình diện khách quan họ có quyền tin (reasonably believed) là nếu nộp đơn trong các năm 2001-2003 thì cũng bị từ chối.   Tòa án không thể bác đơn kiện về kỳ thị bởi vì vấn đề này dựa theo tiêu chuẩn dữ kiện (evidentiary standard) chứ không phải là phương thức truy pháp (pleading standard) [Swierkiewics v. Sorema N.A.].  [Người viết cảm thấy ngạc nhiên là tại sao Phản Pháp Luận không trình bày sơ ở đây về quyết định Winbush v. State of Iowa By Glenwood State Hosp., 66 F.3d 1471, 1478 (8th Cir., 1995) vốn phán xét là “application was not required because either the position was not advertised or the employer misled them to believe that applying would be futile” mà lại chỉ ghi tên quyết định này dưới phần footnote chung với các quyết định khác bởi vì Chánh Án thường không có thời giờ để đọc các quyết định ghi trong phần footnotes.]
Song song, khối nguyên đơn không truy kiện về vấn đề kỳ thị dựa trên ý thức hệ chính trị. Nền tảng truy tố WJC liên quan đến hành động kỳ thị của WJC đối với ‘người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi.’ Việt Nam Cộng Hòa không giống như miền Nam Mỹ ly khai (the Confederacy) trong quá khứ; trước khi bị miền Bắc xâm chiếm, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập với chính quyền riêng, luật pháp riêng và khối dân tộc riêng biệt (South Vietnam was an independent country until it was conquered by the North.. South Viet Nam had its own government, its own laws, and its own people…).
Về đòi hỏi phải khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị TB Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án, Phản Pháp Luận lý giải là việc này không phải là vấn đề tiên quyết (Edwin v. Blenwood Assocs., Inc., 9 F.Supp.2d 70, 74).  Vã lại, trong vụ này, các thành viên của khối nguyên đơn đã khiếu nại với MCAD vào ngày 18-4-2001. Một vài lý luận khác trong Phản Pháp Luận liên quan đến khía cạnh pháp giải như M.G.L. c.151B và M.G.L. c.151C có vẽ suy biện nhiều và, theo suy đoán của người viết dựa trên kinh nghiệm, thực tế sẽ không quan trọng khi so sánh với trọng điểm của vụ kháng cáo là quyền hạn bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court dựa trên điều khoản 12(b)(6) vốn đòi hỏi tòa án phải chấp nhận tất cả các lời cáo buộc và những ý kiến suy diễn theo đó [Spinner v. Nutt, 417 Mass. 549,550 (1994)].

Kết Luận

Trên đây là tài liệu tóm lược hồ sơ kháng án vụ WJC gồm ba phần Kháng Pháp Luận, Phủ Pháp Luận và Phản Pháp Luận được thực hiện dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân trực diện với thực tế giới hạn của thời gian.  Trong điện thư ngày 30-8-2005, chú Nguyễn Hữu Luyện có yêu cầu tôi cho ý kiến “THẬT CHÍNH XÁC” về xác suất thành công hay thất bại của vụ kháng cáo. Yêu cầu của chú NH Luyện đòi hỏi một ý kiến chuyên nghiệp của luật sư có giấy phép và kinh nghiệm hành nghề ở Massachusetts dựa trên không những chiều sâu kiến thức pháp luật và bề dày thủ thuật hầu tòa mà còn cả sự thông suốt tinh tế về quá khứ cũng như quan điểm của Thẩm Phán Ðoàn qua các quyết định và sinh hoạt trong nhiều năm qua.
Vì chú NH Luyện cho biết “Phần này xin ông viết THẬT CHÍNH XÁC, chính xác 100%, vì sẽ có nhiều Luật Sư khác đọc nữa, … sẽ đưa lên báo chí, radio và trên các websites, các diễn đàn điện tử trên mạng lưới toàn cầu..,” tôi không có chọn lựa nào hơn là phải nói sơ về  kinh nghiệm tòa án cá nhân để độc giả hiểu người viết không chỉ biết học tủ mà còn có chút ít kinh nghiệm về thực hành.  Từ khi tôi từ chức trách vụ Biện Lý Viện Công Tố Toronto (Canada) 11 năm về trước, tôi may mắn được đại diện nhiều thành phần từ trí thức (kỷ sư, bác sĩ) đến giới bụi đời (du đảng, sát thủ) và thụ lý nhiều vụ án khả trọng từ dân sự đến đại hình. Tuy vậy, đối với cộng đồng Việt Nam, chỉ có một số vụ là tôi giữ được nhiều ấn tượng như vụ biện hộ trắng án cho GHPHVNTN về việc xây Chùa Việt Nam trước tòa xử kiện cũng như tòa kháng cáo sau khi Giáo Hội bị Thành phố Mississauga khởi tố và kháng án, đại diện biện minh thành công trước Hội Ðồng Duyệt Xét Tị Nạn Canada cho Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ðính, Thầy dòng Trương V. Tuyên, Du sinh Ðặng Xuân Vinh, thành viên phái đoàn thương mại CSVN Mai Thanh Thủy, v.v. Thắng hay thua là chuyện thường tình ngoài tòa, và có thân chủ của tôi bị thất bại nhưng may mắn là tỉ lệ thua kiện của các hồ sơ do tôi đại diện rất thấp có thể đếm không đầy vài ngón tay trong vòng 11 năm. Tỉ lệ thành công cao trước tòa án của tôi hoàn toàn nhờ vào sự chuẩn bị hồ sơ cũng như nhân chứng kỷ lưỡng và có lẽ may mắn nhờ ơn trên; và có lẽ vì nhờ may mắn cho nên trong nhiều vụ tưởng thua nhưng vẫn thành công điển hình như vụ kháng cáo bắt buộc Bộ Di Trú Canada phải cho phép cụ Nguyễn Ngọc Anh, 78 tuổi góa bụa, bảo lãnh hôn thê thứ hai, 38 tuổi, từ Việt Nam.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế hơn một thập niên ra vào nhiều tòa án, ý kiến cá nhân của tôi – không phải là ý kiến chuyên nghiệp vì bằng hành nghề luật sư Upper Canada của tôi không bao trùm Massachusetts – là khối nguyên đơn nên giữ thế trung dung bất-luận bởi vì lý lẽ đối kháng dẫu có vững vàn vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào nhĩ-mục [và, trong vụ WJC, chính-trị-quan] của Thẩm Phán Ðoàn thụ lý hồ sơ kháng cáo. Cơ hội thành công của vụ kháng cáo WJC tương đối cao nếu được thụ lý bởi một Thẩm Phán Ðoàn thông thái chịu khó theo dõi (intellect), công bằng (fair/just) và không thiên vị (neutral) để tránh các yếu tố khác như “nếp nhăn chính trị” ảnh hưởng thiên lệch tiến trình thẩm định.  Trong một số vụ án, chính cá nhân tôi phải chuyển dời theo chiến lược “chọn mặt gởi vàng” bởi vì sự an nguy của thân chủ đòi hỏi luật sư tận tâm phải cố gắng nâng cao xác suất thành công khi khả năng cho phép hữu lý và hợp pháp. Song song, sự kiện tôi có bạn hiện đang làm Chánh Án và Ðại Thẩm Phán Louis Matheson – dưỡng phụ nuôi dạy tôi từ năm 14 tuổi khi vừa đến Canada bơ vơ không cha mẹ – từng hoạt động chính trị hăng say trước khi trở thành Chánh Án có giúp làm sáng tỏ thêm yếu tố chìm của chính-trị-quan được tôi nêu ra hay không? Tục ngữ “justice is blind” hay “pháp bất vị thân” chỉ để triết-gia viết sách và giáo-sư sinh-viên tụng niệm ở giảng đường phân khoa Luật chứ khó áp dụng hoàn hảo vào quan trường nơi mà nữ thần luật pháp luôn luôn bị che mắt có thể cầm kiếm chém lầm khổ chủ.
Vụ kháng án WJC không phải là loại “hết hy vọng” (lost cause) nhưng thuộc loại chiến trận gay co (up hill battle) cần đến sự thận trọng cần thiết và kiên nhẫn lâu dài.  Những phản ứng đầy cảm tính chính trị chỉ có giá trị bồi bổ tâm lý ngắn hạn nhưng dễ tàn lụi như rơm khô trước sức nóng của nhiệt độ tòa án.  Bắc Mỹ có câu “When the going gets tough, the tough gets going” đại khái có nghĩa trong tình trạng khó khăn, những người dám xông pha đều thuộc loại can đảm đa tài như câu ngạn ngữ Việt Nam: “Không cứng thì làm sao đứng đầu gió.”  Vụ WJC cho đến ngày thành công (hay thất bại!) luôn luôn cần đến những người không ngại khó khăn gian khổ. Có khó mới tỏ cái tài; nhà cách mạng Phan Bội Châu chẳng đã từng dạy: “Ví thử đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”
Vào tháng 5-2004, trong bửa cơm thân tình do anh chị Hứa Văn Thinh khoãn đãi, tôi gặp chú Nguyễn Hữu Luyện đến Toronto lần đầu và là lần duy nhất cho đến ngày soạn thảo xong bài này. Tôi có nói “người Việt Nam không lấy thắng bại để luận anh hùng, chính cái tâm trong sáng hy sinh bất vụ lợi cho sự thật mới quan trọng” do đó khi làm việc phải, chú NH Luyện vẫn luôn luôn được những kẻ âm thầm vô danh như tôi trợ giúp.  Nếu sau này vì lẽ gì đó bị thất bại, chú Nguyễn Hữu Luyện và những thiện nguyện viên sát cánh trong vụ kiện WJC vẫn là những bậc sĩ và anh thư khả kính chắc chắn sẽ được ký ức lịch sử người Việt tị nạn trân trọng ghi khắc ân nghĩa chân tình. “Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Dương Thành Lợi
Barrister & Solicitor
Lloyd Duong Attorneys Atrium
Toronto, Canada
October 10, 2005
Tiếng Thông Reo thiết lập ngày 28 tháng tư năm 2010 
là nơi CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH VNCH và THÂN HỮU lui tới để tâm tình về cuộc sống, 
trao đổi kiến thức văn học nghệ thuật, và chia sẻ những ưu tư về tiền đồ của Đất Nước mình. 
Địa chỉ gửi sáng tác, hình ảnh, chuyển tin và góp ý kiến: 

From: loiduong
Sent: Wed, Aug 23, 2017 11:01 pm
Subject: Bài cũ 2005 gởi để tham khảo vì có người hỏi: SƠ LƯỢC HỒ SƠ KHÁNG ÁN VỤ KIỆN WJC

SƠ LƯỢC HỒ SƠ KHÁNG ÁN VỤ KIỆN WJC
     Dương Thành Lợi
 
Author’s note of caution: Prior to formulating this commentary, I was not involved in the so-called WJC litigation (vụ kiện WJC) in any forms and thus took no position on either side, not because of lacking any particular interest but due to observing the irrational political hypes that apparently undermined the dynamic realities of trial process. On August 30, 2005, I was requested to review the WJC appeal’s legal briefs of both appellants and respondents; out of respect for Mr. Nguyễn Hữu Luyện, a well-regarded POW, I accepted the task with some personal reservations due to previously scheduled commitments. With due diligence and sincere dedication, I approached the issues critically with the hope of discovering some genuine light at the end of the prolonged tunnel. In spite of being a practicing lawyer aware of subjective influences, however, the view presented herein is definitely skewed by preferential précis and, more importantly, is categorically personal in nature because my Upper Canada legal license does not extend to the Commonwealth of Massachusetts.
* * *
Vừa từ Mễ Tây Cơ về Toronto, tôi nhận được điện thư của chú Nguyễn Hữu Luyện nhờ ‘giúp về vụ kiện trường đại học UMass Boston tại Court of Appeal’ [30-8-2005]. Ngay cả vào lúc phải đối đầu với nhiều hồ sơ cần giải quyết gấp, tôi vẫn nhận lời không phút chần chừ vì kính trọng tư cách của chú NH Luyện mặc dù trước đây, ngay cả khi cao trào ủng hộ vụ kiện đạt tột đỉnh vào khoảng giữa năm 2004 ở Hoa Thịnh Ðốn, tôi chỉ chọn tư thế quan sát viên khách quan trong vụ WJC vì nhận thấy bờ đê phân chia cảm xúc chính trị và thực tế luật pháp cần thiết đã bị cơn thác lũ ủng hộ cuốn trôi. Sau đây là tài liệu tóm lược hồ sơ kháng án vụ WJC được thực hiện gồm ba phần: Kháng Pháp Luận, Phủ Pháp Luận và Phản Pháp Luận.

Phần I

Brief of Appellants (Kháng Pháp Luận)
Vào ngày 27-8-2004, vụ án WJC đã bị Tòa Superior Court của Tiểu Bang Massachusetts bác bỏ theo đề nghị của khối bị cáo bao gồm William Joiner Center for the Study of War and Social Consequences và Ðại Học Massachusetts Boston (Defendant’s Motion to Stay Discovery and Motion to Dismiss the Second Amended Complaint). Khối nguyên đơn bao gồm Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Diễm, Dinh Tu Nguyen, Lê P. Sang, Nguyễn Tường Bá, Trần Minh Xuân, Phan Nhật Nam, Nguyễn Thanh Liêm, và Nguyễn Văn Chức kháng cáo quyết định này lên Tòa Kháng Án (Appeals Court) của TB Massachusetts.
Kháng Pháp Luận (Brief of Appellants) của khối nguyên đơn đưa ra 4 câu hỏi yêu cầu Tòa Kháng Án (Appeals Court) của Tiểu Bang Massachusetts giải quyết có thể được tóm tắt như sau:
(a)        Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án kỳ thị này khi đòi hỏi nguyên đơn phải minh định yếu tố tranh tụng (state a claim) và trực tiếp xin việc (applying) khi hành động kỳ thị của khối bị cáo không cho phép thành viên nguyên đơn thực hiện chuyện này.
(b)        Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án này khi phán xét bên nguyên đơn không nêu ra được yếu tố tranh tụng là họ thuộc một thành phần bị kỳ thị theo tiêu chuẩn tuổi tác và nguồn gốc quốc gia (age and national origin) theo điều khoản luật M.G.L. c. 151B.
(c)        Câu hỏi này tương tự như câu hỏi (b) nhưng được dựa theo điều khoản luật M.G.L. c. 151C và cộng thêm tiêu chuẩn “non-religious creed” (ý thức hệ).
(d)       Tòa Superior Court đã quyết định sai về vụ án kỳ thị này khi phán xét là còn nhiều lý do khác (alternate grounds) có thể loại bỏ hồ sơ kiện tụng của khối nguyên đơn.
Trong phần lý luận, luật sư nguyên đơn trình bày sơ lược về vụ án cũng như cố gắng định nghĩa Vietnamese Diaspora (Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong) nhằm chứng minh rằng WJC đã kỳ thị người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi khi thuê mướn học giả trong đó có nhân viên đảng CSVN (admitted agents) cho chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” vốn là những cá nhân không đủ tiêu chuẩn, thiếu kinh nghiệm về Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong (insufficient qualifications, no experience of the Vietnamese Diaspora) dựa trên tiêu chuẩn học vấn và kinh nghiệm của 9 nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Diễm, Dinh Tu Nguyen, Lê P. Sang, Nguyễn Tường Bá, Trần Minh Xuân, Phan Nhật Nam, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Chức vốn là những người có học vị cao và kinh nghiệm phong phú.
Luật sư nguyên đơn sau đó trình bày các tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến quyết định bác bỏ một hồ sơ kiện tụng (the sufficiency of a complaint) và cố gắng áp dụng vào vụ WJC.  Theo khối nguyên đơn, quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court sai trái không những về mặt luật pháp mà còn bao gồm cả bình diện dữ kiện (errors of law and fact).  Luật sư nguyên đơn đưa ra nhiều căn bản pháp lý cũng như dữ kiện để bảo vệ lý luận kháng cáo. Trong nhãn quan của người viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, lý luận sáng giá nhất có lẽ là tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) trong tiến trình thụ lý vụ án; một số lý luận khác có vẽ đi khá xa với thực tế dữ kiện của vụ án như việc phân trần pháp giải điều khoản luật M.G.L. c. 151C [nhưng rất tiếc là không dẫn chứng được các quyết định của tòa án trong quá khứ, hay lời bàn của các nhà lập pháp khi điều nghiên M.G.L. c. 151C hoặc ít nhất là ý kiến của một số học giả liên quan đến ‘legislative intent’].
Theo luật sư nguyên đơn về tiêu chuẩn luật pháp liên quan đến Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn), Tòa Superior đã bác bỏ đơn kiện WJC dựa trên sự khai triển dữ kiện bất hợp pháp (bất lợi) cho khối nguyên đơn mà không chú ý đến các yếu tố tranh tụng khác (drew impermissible inferences against the plaintiffs, and ignored numerous other allegations of the Complaint). Tòa Superior đã không nhận thức đúng yếu tố tranh tụng (inaccurate characterization Plaintiffs’ Complaint) và đã tự quyết định sai trái về yếu tố “ác ý kỳ thị” (intentional discrimination) vốn là vấn đề dữ kiện khó có thể được phán xét trong một phiên xử về Motion to Dismiss, v.v.
Như đã trình bày ở trên, khối nguyên đơn cho là quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court sai trái không những về mặt luật pháp mà còn bao gồm cả bình diện dữ kiện (errors of law and fact).  Kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) của khối bị cáo khó có thể thành công trong một vụ kiện dân sự vì đòi hỏi chánh án phải điều tra dữ kiện để quyết định là yếu tố tranh tụng không tồn tại; do đó, ít khi yêu cầu bác đơn được phê chuẩn và vụ án WJC là một thí dụ điển hình hiếm hoi có phải là do đơn kiện tụng thuộc loại bổ túc (Second Amended Complaint) hay không bởi vì chính luật sư của khối bị cáo trong tài liệu Phủ Pháp Luận (Brief of the Respondents) cũng phải công nhận là khi truy xét Motion to Dismiss (yêu cầu bác đơn) theo điều khoản 12(b)(6), tòa án phải chấp nhận tất cả các lời cáo buộc và những ý kiến suy diễn dựa trên đó [Spinner v. Nutt, 417 Mass. 549,550 (1994)].

Phần II

Brief of the Respondents (Phủ Pháp Luận)

Thay vì phủ định bốn câu hỏi của khối nguyên đơn, khối bị cáo đưa ra bốn vấn đề khác trong Phủ Pháp Luận (Brief of the Respondents) như sau:
(a)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án kỳ thị về thuê mướn (failure-to-hire) vì các nhân tố nguyên đơn chưa bao giờ nộp đơn xin việc.
(b)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng vì nguyên đơn không có yếu tố tranh tụng (state a claim) về kỳ thị theo tiêu chuẩn ý thức hệ chính trị (political beliefs).
(c)        Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án theo điều lệ MGL c. 151C bởi vì các nhân tố nguyên đơn không xin học, theo chương trình trên mức cử nhân (beyond a bachelor’s degree), và bởi vì ý thức hệ cộng sản không phụ thuộc lãnh vực của luật MGL cũng như khối nguyên đơn chưa từng khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiểu Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án.
(d)       Tòa Superior Court đã quyết định đúng khi bác bỏ vụ án vì thiếu pháp quyền theo điều lệ MGL c. 151B bởi vì, ngoài Nguyễn Hữu Luyện, các nhân tố nguyên đơn khác chưa từng khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiêủ Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án.
Trong phần lý luận, luật sư nguyên đơn nhấn mạnh sự kiện nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện từng bị MCAD bác đơn trước khi khởi tố vụ án WJC và, song song, tất cả thành viên khối nguyên đơn chưa từng nộp đơn xin việc với chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” cả ba niên khóa 2000, 2001, 2002 do đó không thể kêu ca là bị kỳ thị thuê mướn (hiring discrimination).  Lý do được khối nguyên đơn đưa ra để giải thích vấn đề không-nộp-đơn-xin-việc là thiên kiến chủ quan (subjective belief) của họ cho rằng đơn nộp vẫn bị kỳ thị từ chối bởi vì hệ quả của vụ khiếu nại với MCAD chứ không phải do hành động kỳ thị của khối bị cáo; và Phủ Pháp Luận cho là thiên kiến chủ quan (subjective belief) chưa bao giờ được tòa án công nhận để bao che cho vấn đề không-nộp-đơn-xin-việc.
Theo khối bị cáo, luật hiện hành của Massachusetts liên hệ đến vấn đề kỳ thị không bảo vệ bất cứ ai dựa trên ý thức hệ chính trị (political belief cannot form the basis for a protected class under M.G.L. c.151B or c.151C).  Song song, quyết định bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court hoàn toàn đúng bởi vì các thành viên của khối nguyên đơn không phải là sinh viên hay có ý xin tham dự các chương trình cao học (seeking admission to a program offering an advanced degree) và, ngoại trừ nguyên đơn Nguyễn Hữu Luyện, đã không khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị Tiểu Bang  Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án theo đòi hỏi của luật pháp hiện hành ở Massachusetts.
Phủ Pháp Luận lý giải là khối nguyên đơn không chứng minh được là khối bị cáo có chính sách kỳ thị (a systematic policy of repeated discrimination) cũng như nhân viên Đại Học Massachusetts đã cung cấp dữ kiện sai trái (false or misleading information about the fellowships or told them not to apply).  Có lẽ đáng ghi nhận là lý luận liên quan đến vấn đề kỳ thị Bắc Nam hay người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi; luật pháp Hoa Kỳ không phân biệt giữa người mỹ gốc Bắc và dân cờ hoa xứ Nam (“Confederate Southern American” is not a protected class).
Ý kiến đặc sắc nhất của luật sư khối bị cáo có lẽ là sự viện dẫn năm sinh của một vài nguyên đơn như Bùi Diễm (1923) hay Phan Nhật Nam (1942) để chứng minh là vào các năm đó Việt Nam Cộng Hòa chưa xuất hiện, và chính khối nguyên đơn cũng cho biết là VNCH hiện hữu năm 1954 (trước khi họ sinh thành); và đi xa hơn nữa, sự khác biệt giữa hai khối người Việt ở miền Nam và miền Bắc là ý thức hệ chính trị vốn không được bảo vệ bởi luật hiện hành của Massachusetts (“M.G.L. c.151B .. did not extend that protection of political thought”; “there are no reported decisions in Massachusetts holding that M.G.L. c.151C extend that protection to political thought.”)
Các phần khác trong Phủ Pháp Luận liên hệ đến phương thức truy pháp (procedures) như MCAD hay jurisdictional defense và viện dẫn lý luận pháp định rườm rà mà các luật sư kinh nghiệm về tòa án đều biết là khi yếu về dữ kiện mới truy cập đến pháp lý trước tòa.  Tựu trung, Phủ Pháp Luận của khối bị cáo tương đối mạch lạc hơn tài liệu Kháng Pháp Luận của khối nguyên đơn vốn phải trình bày hơi dài dòng về ‘người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi’ – mức tuổi mà tác giả của bài này còn chưa đạt đến hôm nay (2005).
 

Phần III

Reply Brief of Appellants  (Phản Pháp Luận)
Phản Pháp Luận là tài liệu của khối nguyên đơn trả lời các vấn đề do khối bị cáo đưa ra trong Phủ Pháp Luận (Brief of Respondents). Phản Pháp Luận của khối nguyên đơn về hình thức thì tương đối sáng sủa mạch lạc hơn Kháng Pháp Luận (Brief of Appellants) và, về nội dung, chứa đựng nhiều lý luận ngắn gọn nhưng đặc sắc hơn, có lẽ bởi vì Kháng Pháp Luận phải giải thích rườm rà về Vietnamese Diaspora (Cộng Đồng Người Việt Lưu Vong) cũng như chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora.” Một vài dẫn chứng và lý luận trong Phản Pháp Luận đáng lưu ý sẽ được tóm tắt trong phần kế tiếp.
Trái với sự trình bày của khối bị cáo, trong niên khóa 2000-2001 không ai trong khối nguyên đơn biết được về việc thuê mướn nhân viên nghiên cứu cho chương trình “(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” do cách quảng cáo sai lệch đến khi việc nhận đơn đã kết thúc. Và vào ngày 27-10-2000, khối nguyên đơn đã đệ đơn kiện WJC do đó trên bình diện khách quan họ có quyền tin (reasonably believed) là nếu nộp đơn trong các năm 2001-2003 thì cũng bị từ chối.   Tòa án không thể bác đơn kiện về kỳ thị bởi vì vấn đề này dựa theo tiêu chuẩn dữ kiện (evidentiary standard) chứ không phải là phương thức truy pháp (pleading standard) [Swierkiewics v. Sorema N.A.].  [Người viết cảm thấy ngạc nhiên là tại sao Phản Pháp Luận không trình bày sơ ở đây về quyết định Winbush v. State of Iowa By Glenwood State Hosp., 66 F.3d 1471, 1478 (8th Cir., 1995) vốn phán xét là “application was not required because either the position was not advertised or the employer misled them to believe that applying would be futile” mà lại chỉ ghi tên quyết định này dưới phần footnote chung với các quyết định khác bởi vì Chánh Án thường không có thời giờ để đọc các quyết định ghi trong phần footnotes.]
Song song, khối nguyên đơn không truy kiện về vấn đề kỳ thị dựa trên ý thức hệ chính trị. Nền tảng truy tố WJC liên quan đến hành động kỳ thị của WJC đối với ‘người Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 tuổi.’ Việt Nam Cộng Hòa không giống như miền Nam Mỹ ly khai (the Confederacy) trong quá khứ; trước khi bị miền Bắc xâm chiếm, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập với chính quyền riêng, luật pháp riêng và khối dân tộc riêng biệt (South Vietnam was an independent country until it was conquered by the North.. South Viet Nam had its own government, its own laws, and its own people…).
Về đòi hỏi phải khiếu nại với Ủy Ban Chống Kỳ Thị TB Massachusetts (MCAD) trước khi tiến hành vụ án, Phản Pháp Luận lý giải là việc này không phải là vấn đề tiên quyết (Edwin v. Blenwood Assocs., Inc., 9 F.Supp.2d 70, 74).  Vã lại, trong vụ này, các thành viên của khối nguyên đơn đã khiếu nại với MCAD vào ngày 18-4-2001. Một vài lý luận khác trong Phản Pháp Luận liên quan đến khía cạnh pháp giải như M.G.L. c.151B và M.G.L. c.151C có vẽ suy biện nhiều và, theo suy đoán của người viết dựa trên kinh nghiệm, thực tế sẽ không quan trọng khi so sánh với trọng điểm của vụ kháng cáo là quyền hạn bác bỏ đơn kiện WJC của Tòa Superior Court dựa trên điều khoản 12(b)(6) vốn đòi hỏi tòa án phải chấp nhận tất cả các lời cáo buộc và những ý kiến suy diễn theo đó [Spinner v. Nutt, 417 Mass. 549,550 (1994)].

Kết Luận

Trên đây là tài liệu tóm lược hồ sơ kháng án vụ WJC gồm ba phần Kháng Pháp Luận, Phủ Pháp Luận và Phản Pháp Luận được thực hiện dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân trực diện với thực tế giới hạn của thời gian.  Trong điện thư ngày 30-8-2005, chú Nguyễn Hữu Luyện có yêu cầu tôi cho ý kiến “THẬT CHÍNH XÁC” về xác suất thành công hay thất bại của vụ kháng cáo. Yêu cầu của chú NH Luyện đòi hỏi một ý kiến chuyên nghiệp của luật sư có giấy phép và kinh nghiệm hành nghề ở Massachusetts dựa trên không những chiều sâu kiến thức pháp luật và bề dày thủ thuật hầu tòa mà còn cả sự thông suốt tinh tế về quá khứ cũng như quan điểm của Thẩm Phán Ðoàn qua các quyết định và sinh hoạt trong nhiều năm qua.
Vì chú NH Luyện cho biết “Phần này xin ông viết THẬT CHÍNH XÁC, chính xác 100%, vì sẽ có nhiều Luật Sư khác đọc nữa, … sẽ đưa lên báo chí, radio và trên các websites, các diễn đàn điện tử trên mạng lưới toàn cầu..,” tôi không có chọn lựa nào hơn là phải nói sơ về  kinh nghiệm tòa án cá nhân để độc giả hiểu người viết không chỉ biết học tủ mà còn có chút ít kinh nghiệm về thực hành.  Từ khi tôi từ chức trách vụ Biện Lý Viện Công Tố Toronto (Canada) 11 năm về trước, tôi may mắn được đại diện nhiều thành phần từ trí thức (kỷ sư, bác sĩ) đến giới bụi đời (du đảng, sát thủ) và thụ lý nhiều vụ án khả trọng từ dân sự đến đại hình. Tuy vậy, đối với cộng đồng Việt Nam, chỉ có một số vụ là tôi giữ được nhiều ấn tượng như vụ biện hộ trắng án cho GHPHVNTN về việc xây Chùa Việt Nam trước tòa xử kiện cũng như tòa kháng cáo sau khi Giáo Hội bị Thành phố Mississauga khởi tố và kháng án, đại diện biện minh thành công trước Hội Ðồng Duyệt Xét Tị Nạn Canada cho Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ðính, Thầy dòng Trương V. Tuyên, Du sinh Ðặng Xuân Vinh, thành viên phái đoàn thương mại CSVN Mai Thanh Thủy, v.v. Thắng hay thua là chuyện thường tình ngoài tòa, và có thân chủ của tôi bị thất bại nhưng may mắn là tỉ lệ thua kiện của các hồ sơ do tôi đại diện rất thấp có thể đếm không đầy vài ngón tay trong vòng 11 năm. Tỉ lệ thành công cao trước tòa án của tôi hoàn toàn nhờ vào sự chuẩn bị hồ sơ cũng như nhân chứng kỷ lưỡng và có lẽ may mắn nhờ ơn trên; và có lẽ vì nhờ may mắn cho nên trong nhiều vụ tưởng thua nhưng vẫn thành công điển hình như vụ kháng cáo bắt buộc Bộ Di Trú Canada phải cho phép cụ Nguyễn Ngọc Anh, 78 tuổi góa bụa, bảo lãnh hôn thê thứ hai, 38 tuổi, từ Việt Nam.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế hơn một thập niên ra vào nhiều tòa án, ý kiến cá nhân của tôi – không phải là ý kiến chuyên nghiệp vì bằng hành nghề luật sư Upper Canada của tôi không bao trùm Massachusetts – là khối nguyên đơn nên giữ thế trung dung bất-luận bởi vì lý lẽ đối kháng dẫu có vững vàn vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào nhĩ-mục [và, trong vụ WJC, chính-trị-quan] của Thẩm Phán Ðoàn thụ lý hồ sơ kháng cáo. Cơ hội thành công của vụ kháng cáo WJC tương đối cao nếu được thụ lý bởi một Thẩm Phán Ðoàn thông thái chịu khó theo dõi (intellect), công bằng (fair/just) và không thiên vị (neutral) để tránh các yếu tố khác như “nếp nhăn chính trị” ảnh hưởng thiên lệch tiến trình thẩm định.  Trong một số vụ án, chính cá nhân tôi phải chuyển dời theo chiến lược “chọn mặt gởi vàng” bởi vì sự an nguy của thân chủ đòi hỏi luật sư tận tâm phải cố gắng nâng cao xác suất thành công khi khả năng cho phép hữu lý và hợp pháp. Song song, sự kiện tôi có bạn hiện đang làm Chánh Án và Ðại Thẩm Phán Louis Matheson – dưỡng phụ nuôi dạy tôi từ năm 14 tuổi khi vừa đến Canada bơ vơ không cha mẹ – từng hoạt động chính trị hăng say trước khi trở thành Chánh Án có giúp làm sáng tỏ thêm yếu tố chìm của chính-trị-quan được tôi nêu ra hay không? Tục ngữ “justice is blind” hay “pháp bất vị thân” chỉ để triết-gia viết sách và giáo-sư sinh-viên tụng niệm ở giảng đường phân khoa Luật chứ khó áp dụng hoàn hảo vào quan trường nơi mà nữ thần luật pháp luôn luôn bị che mắt có thể cầm kiếm chém lầm khổ chủ.
Vụ kháng án WJC không phải là loại “hết hy vọng” (lost cause) nhưng thuộc loại chiến trận gay co (up hill battle) cần đến sự thận trọng cần thiết và kiên nhẫn lâu dài.  Những phản ứng đầy cảm tính chính trị chỉ có giá trị bồi bổ tâm lý ngắn hạn nhưng dễ tàn lụi như rơm khô trước sức nóng của nhiệt độ tòa án.  Bắc Mỹ có câu “When the going gets tough, the tough gets going” đại khái có nghĩa trong tình trạng khó khăn, những người dám xông pha đều thuộc loại can đảm đa tài như câu ngạn ngữ Việt Nam: “Không cứng thì làm sao đứng đầu gió.”  Vụ WJC cho đến ngày thành công (hay thất bại!) luôn luôn cần đến những người không ngại khó khăn gian khổ. Có khó mới tỏ cái tài; nhà cách mạng Phan Bội Châu chẳng đã từng dạy: “Ví thử đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”
Vào tháng 5-2004, trong bửa cơm thân tình do anh chị Hứa Văn Thinh khoãn đãi, tôi gặp chú Nguyễn Hữu Luyện đến Toronto lần đầu và là lần duy nhất cho đến ngày soạn thảo xong bài này. Tôi có nói “người Việt Nam không lấy thắng bại để luận anh hùng, chính cái tâm trong sáng hy sinh bất vụ lợi cho sự thật mới quan trọng” do đó khi làm việc phải, chú NH Luyện vẫn luôn luôn được những kẻ âm thầm vô danh như tôi trợ giúp.  Nếu sau này vì lẽ gì đó bị thất bại, chú Nguyễn Hữu Luyện và những thiện nguyện viên sát cánh trong vụ kiện WJC vẫn là những bậc sĩ và anh thư khả kính chắc chắn sẽ được ký ức lịch sử người Việt tị nạn trân trọng ghi khắc ân nghĩa chân tình. “Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Dương Thành Lợi
Barrister & Solicitor
Lloyd Duong Attorneys Atrium
Toronto, Canada
October 10, 2005

OAN GÌ HỒN CHỬA CHỊU ĐI?

OAN GÌ 

HỒN CHỬA CHỊU ĐI?

*

Thành kính tưởng niệm những người Lính của tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG;

toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT

VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm xuống vì bảo vệ tự do cho miền Nam VN.

*
Hồn oan thất thểu não nề
Thương ơi Người Lính hiện về mỗi đêm!
Dáng Anh xiêu vẹo rủ mềm
Chiến y đẫm máu lấm lem bụi đường
Anh tìm chiến hữu bị thương?
Tay chân quờ quạng, chiến trường nồng tanh.
*
Chúng tôi đã sống nhờ Anh
Xả thân vì nước, quyết giành tự do.
Đêm đêm ẩn hiện dặn dò
Thơ văn tôi viết đắn đo ngày ngày
Mong sao lưu lại đời này
Công ơn Chiến Sĩ miệt mài vì dân.
*
Nén hương tưởng niệm ân cần
Cầu Anh siêu thoát, nợ nần được buông!
 
Ý Nga*28.9.2017
XUẤT NGOẠI
 
Đi đâu tiền cũng đi đầu
Việt, Hàn đều được đảng “thầu” ngon ơ!
*
Những người Việt sang Nam Hàn làm “thợ”
Người Nam Hàn cũng sang Việt! Làm chi?
Thông thường thì họ làm chủ công ty
Chủ và tớ, ai ra đi hoan hỷ?
 
Bán trinh tiết, đảng đẩy đi, chăm chỉ
Bán sức người? Đảng ký! Mặc sức suy!
Tiền dân chi, đảng thịnh. Dân thiếu gì!
Càng trao đổi Việt, Hàn đảng càng khoái!
 
Ý Nga*28.9.2017
TÂM TỪ
 
Khi đã được ai khen là người tốt
Thì cả đời chẳng muốn xấu với ai
Ngày từng ngày đem phúc đức, điều may
Chia đồng loại bằng từ tâm rộng rãi.
 
Lòng nhân ái, khoan dung bừng sống lại
Chẳng phụ ai, luôn nỗ lực hết mình
Nghiệp thiện lành tu tập tùy tâm sinh
Tâm cao thượng? Tùy lòng thành thức tỉnh.
 
Ý Nga*28.9.2017
 
Biếm thi chính trị
 
ĐÚNG LÀ CỘNG!
 
Cán Bộ Tuyên Huấn Huyện:
Chặn tiền quyên góp thiên tai?
Là tên cán bộ huyện này, đâu xa
Giỏi tài “tuyên huấn”? Ha ha:
“Nghèo, ai hưởng Tết? Đúng là phúc ta!”
 
Bí Thư Tỉnh Ủy:
Quan đưa tiền bẩn, bạc tà
Sai ông mua chức? Khà khà! Khỏe re!
Quan đi, ông cứ cặp kè
Thiên phương, bách kế chia phe làm… giàu!
 
Phó Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy:
-Giờ làm việc, lẻn đi đâu?
-Bia ôm, rượu, gái… nhu cầu cao hơn!
Được chòi đũa mốc: mâm son
Tội chi chẳng hưởng cháu con đảng đoàn?
 
Giám Đốc Đài Phát Thanh,
Trung Tướng Công An:
Đảng hồng thích xã hội… đen
“Côn” An móc ngoặc bằng khen thiếu gì
Nói năng chi? Cứ thường thì
Những con Vẹt Đỏ Vô Nghì: mỵ dân!
 
Phó Cục Trưởng:
Cục gì Cục thật tối tân?
Tối… tăm thì có! Truồng trần mua dâm
Hại bao trinh tiết trẻ em
Người, hay Vượn Vẹm, mà nằm tênh hênh?
 
Bách Thiên Bộ Trưởng:
Bách thiên chuyện đã đóng đinh
Vẫn vờ vĩnh, giả hiền lành nai tơ
Nhám tay tham nhũng: vét, vơ,
Quơ, quào khét tiếng; trơ trơ ngồi hoài.
*
Ai liêm chính, chẳng tay sai?
Ai cần kiệm, ai thực tài Cộng quân?
Toàn theo giặc Hán ân cần,
Toàn gieo tội ác ngút ngàn Bắc, Nam!
 
Tàu Cộng:
Đi mua hậu thuẫn: phán, đàm;
Thập thò giặc Hán cứ tìm đảng tham
Việt gian, Việt Cộng trọng tâm
Cứ sai là chạy, sao lầm được cơ?
Ý Nga*28.9.2017
 /////////////////////////////////////////

LÀM “DÂU”

*
Thương tặng các em 
phải lưu lạc xứ người để nuôi gia đình
*
Anh Năm chỉ thích cà ry,
Còn bà chị Cả: kim chi li bì,
Cậu Ba vòi vĩnh sushi,
“Mẹ chồng” ác ý sân si suốt ngày.
 
Đêm về, nước mắt đắng cay
“Chồng” la khi tỉnh, lúc say: đánh người.
 
Các em có biết khổ ơi!
Vì ai mà phải tơi bời tiết trinh?
Trong khi đảng đã nhờ mình
Tiền vô như núi, linh đình ăn chơi.
 
Ý Nga*28.9.2017
 ……………………………………………………………………………..
ĐỌC TIN TRONG NƯỚC
 
Tổng Giám Đốc  Công Ty Dược
 
Công ty Dược trả lương sao cao thế?
Tiền đâu mà Tổng Giám Đốc xài sang?
Hối lộ “quan” căn biệt thự dềnh dàng
Quan? Bộ Trưởng Giết Người: Bộ Y Tế!
 
Công ty Dược quả có tài “bào chế”
Hèn chi thầu: trúng từ cấp địa phương,
“Đấu” là thầu lên đến tận Trung Ương,
Mọi bệnh viện, chẳng “đấu thầu” cũng trúng! (a)
 
Bán thuốc giả, mánh mung… Sai hay đúng?
Hỏi gì kỳ! Bộ Y Tế biết chi?
Tiêm “vaccine”? Trẻ em chết li bì!
Tài điều trị? Chỉ giỏi “ăn” bớt thuốc! (b)
 
Bao sản phụ chết oan, ai soi đuốc?
Cứ làm giàu, giữ “ghế”, bán lương tâm
Mặc sai lầm, cứ mua chức, giả câm;
Cứ vơ vét khi nào còn tại vị.
 
Bệnh nhân chết? Đem quăng! Ai dị nghị? (c)
 
Ý Nga*28.9.2017
                
(a) Năm 2014
Theo:
Tổng Giám Đốc Công Ty Dược mua tặng gia đình bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế căn biệt thự rộng 500 m2, trị giá 60 tỉ đồng, đứng tên
con trai bà.
Công Ty Dược này chuyên buôn bán thuốc giả, (bệnh nhân mua thuốc ở ngay tại hiệu thuốc bệnh viện cũng là thuốc giả)
 
Công Ty này gần như đã nuốt trọn thị phần đấu thầu thuốc trong các bệnh viện công lập từ trung ương đến địa phương:
– Trúng thầu tại Sở Y tế Tp HCM năm 2014 là 488 tỉ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 120 tỉ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là 40 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Bạch Mai là 21 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Trung ương Huế là 20 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Thống Nhất là 8 tỷ đồng
– Trúng thầu tại các Sở Y tế từ 1-2 tỷ đồng đối với các Sở Y tế nhỏ, đến 20-30 tỷ đồng đối với các Sở Y tế đấu thầu nhiều.
chuyên buôn bán thuốc giả.
 
(b) Bệnh nhân phong bị ăn bớt thuốc điều trị
Theo:
Cập nhật lúc 09:12, Thứ Sáu, 20/09/2013
“Trong biên bản kiểm tra thuốc hàng ngày, một số cán bộ Trung tâm Da liễu Hà Đông (Hà Nội) xác nhận, bệnh nhân phong đang điều trị bị “ăn bớt” thuốc.
Hôm 19/9, Thanh tra Sở Y tế cho biết, Sở đã nắm được thông tin “ăn bớt” thuốc của bệnh nhân phong tại Trung tâm Da liễu Hà Đông (Hà Nội)…
Theo bà Đặng Thị Hòa, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, vào 17h ngày 14/8, điều dưỡng Trần Thị B. (Khoa Điều trị nội trú, thuộc Trung tâm Da liễu Hà Đông, Quốc Oai, Hà Nội) kiểm tra bệnh nhân phong uống thuốc. Điều dưỡng này phát hiện 3 ngày (13, 14,15 tháng 8) bệnh nhân ở Khoa bị thiếu thuốc. Số thuốc phát không trùng với bệnh án kê và kho dược đã phát ra…
Trước đó, công an Quận Hà Đông (Hà Nội) nhận được công văn cố 80/BC ngày 29/6/2010 của Trung tâm Da liễu Hà Đông Hà Nội báo cáo một số sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật…
Trong công văn, Công an quận Hà Đông, chỉ rõ một số sai phạm liên quan đến việc các bác sỹ “ăn bớt” thuốc của bệnh nhân….
Gần đây nhất, ngày 31/5/2011, công an quận Hà Đông đã gửi thông báo số 686 tới Sở Y tế Hà Nội đã chỉ rõ những sai phạm tại Trung tâm Da liễu Hà Đông.
 Theo thông báo, Trung tâm Da liễu Hà Đông đã mua thuốc để cấp miễn phí cho bệnh nhân đến khám bệnh nhưng thực tế không dùng để cấp cho bệnh nhân mà dùng một phần để chuyển xuống quầy bán thuốc dịch vụ của trung tâm bán cho bệnh nhân đến khám…”
 
(c) Bác Sĩ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân
THEO:
Sáng 19/10, chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường hút mỡ bụng, nâng ngực. Ông Tường trực tiếp làm phẫu thuật trong 4 tiếng. Sau đó, chị Huyền 2 lần rơi vào trạng thái sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật… Thay vì đưa cấp cứu, ông Tường bơm một liều thuốc Diafegam 10mg (thuốc an thần). 23h, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh (17 tuổi) đưa xác chị Huyền ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì, vứt xuống sông Hồng. Chiếc xe máy của nạn nhân, Khánh bỏ lại ven đường Cổ Linh, quận Long Biên, cùng cả chìa khóa, túi xách, điện thoại.
Ông Tường là bác sĩ Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai, mở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường khoảng 6 tháng song chưa được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Một ngày sau khi vụ án được phanh phui, Bệnh viện Bạch Mai đã đình chỉ công tác của ông ta. Việt Dũng”
 Nhạc Sĩ MAI ĐẰNG
 NHỮNG VẦN THƠ PHỔ NHẠC của MAI ĐẰNG 
THƠ KHÔNG TRANH
TRÚNG… GIÓ
Cạo vé số, ông đem tiền đổi… giấy
Năm trăm đô cạo ra … gió vù vù
Một tuần lương đã làm lụng cần cù:
Đêm thiếu ngủ, ngày lu bù phụ trội.
 
Cạo tờ cuối thật… ngọt… bùi… Chi vội?
Cần nghỉ ngơi! Đôi tay mỏi nhừ rồi!
Khấn tổ tiên, cầu độc đắc đổi đời,
Ông cạo nốt, nhưng than ôi…
Toàn… gió!
Ý Nga*28.9.2017

Trang biếm thi Ý Nga 6.10.2017

SỐNG DAI 
NHAI… NGƯỜI
*
Kính tặng toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã lâm vào cảnh tù tội vì bảo vệ tự do cho miền Nam VN.
*
Mười hai người Lính giữ bò
Công an: mười sáu, bo bo giữ… người*
Tù Binh mặc sức mà cười
Bò no nê cỏ, ngắm trời đất chơi.
Đói meo, người Lính được mời
Ngắm bò ăn cỏ, tạm thời no… lây
Bốn trăm nhai cỏ suốt ngày
Răng người đỡ mỏi! Trông hay quá chừng!
Tay không vác súng? Nhẹ lưng!
Mình không, trùng trục? Càng mừng chiến y!
Cai tù? Cũng đói… hạng nhì
Canh bò, giữ… Lính, hưởng gì? Đói, no?
 
Vợ tù nhân? Triệu mới lo:
Đổi đời cũng lắm tối mò tràn lan
Một nền thống trị dã man
Người như súc vật, đảng đoàn ác nhân
Oằn vai lắm nỗi tảo tần
Vượt bao khốn khó phận dân “ngoài lề”.
 
Trong lề? Nàng quản giáo tê
Toàn nhai bánh vẽ tứ bề, mỏi răng!
 
Nàng bò sung sướng nhất chăng?
Bò dân, bò đảng cũng rằng… thịt thôi!
 
Chàng này, nàng nọ bao đôi
Khổ theo cả nước rã rời: Cộng vô!
 
Chỉ riêng đảng của nô Hồ
Là vơ vét vội và vồ nhám tay
Bạt vàng dát vách, khảm ngai
Chàng, nàng của đảng sống dai, nhai… người!
 
Ý Nga*6.10.2017
 ——
*Theo truyện “Con Bò” của Thảo Trường: 1 trại tù ngoài Bắc có 16 công an, bắt 12 người lính VNCH phải chăn 400 con bò
 
ĐẢNG… TA
 
Nhân tài? Đào gốc mất rồi!
Anh hùng? Trốc rễ! Đem ngồi: thằng ngu.
Công nông? Đảng chọn lù đù,
Dễ sai, dễ bảo, toàn khù khờ thôi
(Nhưng không lượm trẻ mồ côi)
Con ông, cháu đảng, mấy đời cố nông!
 
Quan trường dốt nát thi công
Dẹp tan trí thức, đúc còng, mỵ dân
Dạy dân: cạp đất mà ăn!
Loa to giọng lớn lắm phần xảo ngôn,
Cháu Hồ dốt nát lên lon,
“Sĩ quan, tướng, tá” lon ton lượn lờ.
 
Con Khù Khờ phải vật vờ
(Thông minh giết hết, bây giờ ai khôn?)
Toàn “đầy tớ” đẹp, ăn ngon
Nhờ “dân làm chủ” chịu đòn lao nô
 
Mở màn sân khấu: Hán, Hồ
Hạ màn: tay vỗ, ồ ồ tự khen
Đỏ, hồng lấp lánh hương đèn
Lenin*, Karl Marx lũ hèn vái van
Làm sao “quốc thái, dân an”?
Đói ăn vụng, túng làm càn” cả ra!
 
Thế là khoái! Đảng được đà
Cờ Ngu Dân phất, khề khà tiến… qua
Tiến qua, tiến… lại cả Nhà
Dân làm! Có đảng… ăn mà! Thua a?
Làm ăn phát đạt quá nha!
Tiến lên! Toàn thắng ắt là về…
Ta!
 
Ha ha! 
Hà há!
Ha hà!
 
Ý Nga*6.10.2017
 
GIỖ DÌ
*
Thành kính tưởng niệm bà Ngoại 
và hai Dì song sinh: thứ Chín, thứ Mười
Thương tặng các Anh Chị cùng các Cháu 
ở các phương trời: Úc, Mỹ, Canada và VN…
*
Bao nhiêu kỷ niệm mô, tề
Thương Anh, nhớ Chị não nề tâm can,
Dặm ngàn xa cách hỏi han:
-Cháu con, bệnh hoạn…? Vô vàn khó khăn!
Dẫu cho chí thú làm ăn
Gia đình xa cách, trở trăn, nhục nhằn.
 
-Ai may mắn, chẳng băn khoăn?
 
-Người người lận đận, họa hoằn niềm vui!
 
Cháu đi, Dì khóc sụt sùi
Chưa về, Dì đã buông xuôi theo Bà
Xa dần! Tất cả dần xa!
Hay chăng con trẻ xa Nhà đớn đau?
 
Nhớ từng con cá, lá rau
Bà, Dì, các cháu bên nhau bếp nghèo,
San cơm, sẻ áo bèo nhèo,
Dì chê cháu: –Ốm! Choắt choeo, uột èo!
 
Bây chừ hết nhỏ tí teo
Còn ai để cháu vòng vèo khoe khoang?
Nhớ Dì, lòng dạ xốn xang
Nhờ Anh, Chị thắp nén nhang kính Dì.
 
Mong rằng bên nớ, bên ni
Có ngày đoàn tụ, người đi được về.
Thờ Dì, cháu vẫn ủ ê
Ngày ngày khấn vái, vụng về tỉ tê
Cháu đi, cứ nhớ thương Quê
Mỹ, Âu lưu lạc trăm bề, vẫn:
Thương!
 
Ý Nga*29.9.2017
*Tưởng niệm bác T. để nhớ những ngày thăm bác cô quạnh trong Viện Dưỡng Lão

HỌC…

KẺ THẤT HỌC?

 
Nhà ai dát bạc, thếp vàng
Cháu con hưởng thụ thiên đàng đỏ, cam,
Chuyên tài cướp bóc, chẳng làm,
Tiệc tùng tiếp đón Đuôi Sam linh đình?
 
Ngoài kia “cháu chắt” thời bình
Học: ngồi chồm hổm trên sình lầy, nghe:
“Thầy cô” chễm chệ răn đe
Cho ăn bánh vẽ, vo ve nhặng ruồi.
 
Học chi nước sắp mất rồi?
Học chi đói vã mồ hôi “cháu Hồ”?
Học nai lưng thẳng ra thồ
Khiêng đoàn, cõng đảng đi vồ của dân?
 
Học tuyên truyền thuyết vô thần
Đấu cha, tố mẹ, tiến thân trị vì?
Hay là học thói vô nghì
Hại dân, bán Nước rồi đi sang Tàu?
 
Ý Nga*6.10.2017
 
RỪNG SÁT
 
Dặn dò nhiều thứ ngổn ngang
Lính vào rừng Sát biết mang thứ nào?
Nên chi tử trận, súng chào
Con côi, mẹ góa lại gào khóc thương.
 
Rừng nào cũng của quê hương
Phận dân giữ Đất! Chiến trường sá chi!
Ai đi thì cứ việc đi
Hồn con vẫn bám bất di: giữ Nhà!
Ý Nga*6.10.2017
 
MỚI CHỚM THU MÀ!
 
Theo thời, tuần tự bốn mùa
Thu vừa mới chớm đã ùa tuyết rơi
Gió tung tuyết trắng, lạnh ơi!
Đông về tô sớm trắng trời của thu.
 
Ý Nga*6.10.2017
💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙💙
PHẦN THƠ KHÔNG TRANH
ĐẮNG CAY
Đong tình bằng thúng, mủng, nia
Hắn hời hợt múc, vung chia lắm bà
Nơi này tằng tịu hoa Cà
Chốn kia bừa bứa tỉa hoa Tím, Vàng,
Say men thắng, chẳng đầu hàng
Thượng vàng, hạ cám, hèn, sang… lắm nàng!
 
Cợt cười trúng chị nghiêm trang
Trổ tài ngòn ngọt khoe khoang vội vàng
Chồng nàng: mằn mặn, dọc ngang
Võ công tài giỏi: đỏ, vàng, đen… đai
Đánh cho rõ mặt hèn, oai
Đập cho hiển lộ bên ngoài công khai!
 
Thôi hênh hoang: “Tán gái tài!”
Tay chân què quặt, mặt dài, thẹo ngang
Gia đình xấu hổ, bẽ bàng
Đắng cay xua đuổi, lang thang khắp đường
Cháu con rẻ rúng khinh thường
Đi đâu mà trốn? Tứ phương toàn thù!
Ý Nga*6.10.2017
 
ĐƠN GIẢN THÔI!
*
Tưởng niệm bác T. 
để nhớ những ngày thăm bác 
cô quạnh trong Viện Dưỡng Lão
*
Dọn nhà lần chót về đâu?
Căn nhà vuông vức, bốn đầu nhỏ xiu!
 
Con chê: –Nhỏ xíu, nhỏ xìu!
Thì đưa ra biển, sáng chiều ngắm mây
Thênh thang một cõi đó đây
Khỏi phiền con cháu quấy rầy mộ, bia…
 
Dọn nhà cho lớn? Xưa kia!
Hôm nay chọn nhỏ, khỏi chia việc nhà
Không cần cắt cỏ gần xa,
Chẳng lo xúc tuyết con à!
Vậy đi!
Ý Nga*6.10.2017
 
CON ĐỪNG THĂM MẸ NỮA NGHE!
*Gửi A 
và tưởng niệm chị V. 
đã ra đi trong cô đơn tại Viện Dưỡng Lão.
*
Khi nôn ọe, lúc vòi ăn
Con hành hạ mẹ khó khăn đứng ngồi
Tằn mằn chuẩn bị giường, nôi
Mười ngày chín tháng ôi thôi nặng oằn
(Thêm chân con đạp, nhọc nhằn
Chưa sanh đã muốn ngùng ngoằng chạy, đi?)
 
Nuôi con thịnh… bụng, sức suy
Đến khi sanh nở li bì đớn đau:
Đỏ da mặt, tím da đầu,
Cắn răng, nín thở, mày chau, môi bầm,
Mồ hôi tuôn ướt gối nằm
Tay cha nắm mẹ ngấm ngầm sẻ, san…
*
Ra đời con khóc oang oang
Đêm không chịu ngủ, ngày than đói hoài
Hành nhau thao thức mệt nhoài
Đêm trường sữa, tả… miệt mài trở trăn,
Lại vòi ói, lại vòi ăn,
Khi ho, lúc sốt mọc răng, bệnh nhiều…
Lớn lên chút nữa, lớn điều
Học hư nơi bạn, cưng chìu (chiều) được sao?
 
Bây giờ mẹ lão, con gào
Kể công: –Cực khổ! Phải vào viện thăm!
Sống chi thêm nữa? Mấy năm?
Hành con tội nghiệp. Thôi! Rằm, mẹ xa
Xa con, gần lại với cha
Trên… kia còn lắm người mà mẹ thương.
 
Mong con đi tiếp đoạn đường
Con đàn, cháu đống chẳng vương lệ buồn.
Ý Nga*6.10.2017
TRỒNG GÌ RA NẤY             
*
Chỉ thị số 42-CT/TM của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng có đoạn:
“… Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động
chống sự nghiệp cách mạng của đảng và dân tộc ta”
*
Lực nào “thù địch kéo lôi”?
Thế nào “kích động” lôi thôi đảng à?
Lực mô “chống sự nghiệp Ma?
Thế mô đẩy “cách mạng” ra thế này?
 
“Thanh niên số ít”? Cũng may!
Số… nhiều thử hỏi: mấy tay, đâu rồi?
Số nào được phép đứng, ngồi?
Bao nhiêu nô lệ để “bồi dưỡng” ai?
 
Số còn lại đảng chẳng khai?
Trẻ nào cũng học tập bài “Chí Minh”
Đầu nào cũng lắm chí… mình
Tấm gương đạo đức” chình ình, rõ lo!
 
Noi theo “tư tưởng” rõ to
Đống chì đồng chí: học trò hồ, Mao!
Ý Nga*6.10.2017