Cơ Xưởng Nổi (YRBM – Repair, Berthing and Messing Barge) *
HQ 9610*
HQ 9611*
HQ 9612*
HQ 9613*
Cơ Xưởng Nổi (YR – Chessma)*
HQ 9602*
* Sáu Cơ Xưởng Nổi có nhiệm vụ yểm trợ kỷ thuật cho các chiến đĩnh hoạt động trên các vùng sông lạch trong công tác bảo trì và sửa chữa. Các cơ xưởng nổi này đã được Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng cùng nhiệm vụ trước kia trên chiến trường Việt Nam. Các Cơ Xưởng Nổi không được trang bị động cơ để tự di chuyển. Kích thước: 260 ft. x 48 ft. Những chi tiết khác về đặc tính cũng như cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy . . .đều không được ghi nhận. HQ9601 (YR= Yard Repair), HQ9602 (Chessman), HQ9610 (YRBM= Yard Repair Berthing Mess). Tên cũ là YRBM-17. Chuyển giao cho HQ/VNCH ngày 22 tháng 12 năm 1970 tại căn cứ Đồng Tâm. Tháng 1 năm 1971 di chuyển về vùng hoạt động mới ở Tân Châu, Châu Đốc, HQ9611 (YRBM, HQ9612 (YRBM) và HQ9613 (YRBM).
Tạm Trú Nổi (APL – Auxiliary Personnel Lighter)
HQ 9050
HQ 9051
Thủy Thành (AFDL – Small Auxiliary Floating Drydock)
HQ 9600
HQ 9604
Cần Trục Nổi (YD – Floating Crane)
HQ 9650
HUẤN LUYỆN HẠM:
HQ. 451 Hòa Giang
HQ451 Hòa Giang là chiến hạm huấn luyện của Hải Quân VNCH. Trước kia là chiến hạm vận chuyển hàng hóa loại nhẹ của bộ binh Hoa kỳ mang tên Governor Wright FS 287. Sau đó người Pháp dùng làm tàu thăm dò bờ biển đổi tên là Ingenieur en Chef Griod. Năm 1955 chiến hạm được bán lại cho Việt Nam sử dụng như tàu chuyên chở vật liệu. Năm 1966 chiến hạm được chính thức chuyển thành Huấn Luyện Hạm trực thuộc Hải Quân VNCH.
• Trọng tải: tối đa 950 tấn,
• Kích thước: dài 176 ft, rộng 32.3 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels 1000 mã lực mỗi động cơ nhưng chuyển qua chỉ một chân vịt.
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Thủy thủ đoàn: khoảng 40 người.
Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.
KIỂM BÁO HẠM
HQ 460
HQ460 là Kiểm Báo Hạm duy nhất của HQ/VNCH. Tiền thân là một chiến hạm Coast Guard loại nhẹ của Hoa Kỳ mang tên WLV- 523. Chuyển giao ngày 25 tháng 9 năm 1971, được tân trang thêm loại radar đặc biệt để đảm trách nhiệm vụ như một đài kiểm báo di động. Kiểm Báo Hạm HQ460 được đặt tên là Đài Kiểm Báo 304, Đá Bông. Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.
THỰC VẬN HẠM:
HQ 490
HQ490 Thực Vận Hạm là chiến hạm chuyên chở thực phẩm để tiếp tế trong những trường hợp đặc biệt. Chiến Hạm được trang bị những phòng lạnh lớn và có khả năng tồn trử thực phẩm lâu dài. Những tin tức đặc biệt khác không được ghi nhận.
Có 26 Tuần Duyên Đỉnh, là lực lượng Coast Guard trực thuộc các Bộ Tư Lệnh Vùng Dzuyên Hải, Hải Quân VNCH. Đây là những chiếc Coast Guard loại nhỏ của Hải Quân Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam, mang tên các chiến binh của họ. Các chiến đỉnh mang số HQ700 đến HQ707 được chuyển giao cho Hải Quân VNCH năm 1969, từ số HQ708 đến HQ725 được chuyển giao năm 1970.
• Trọng tải: từ 64 đến 67 tấn.
• Kích thước: dài 83 ft, rộng 17.2 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1200 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình là 16.8 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 khẩu 81 mm trực xạ kèm theo một khẩu đại liên 50 gắn bên trên, từ 2 đến 4 khẩu đại liên 50 khác hoặc 1 khẩu 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 10 người.
Có 107 Duyên Tốc Đĩnh trực thuộc năm Bộ Chỉ Huy Hải Đội Dzuyên Phòng. Các chiến đĩnh có vận tốc nhanh này (PCF= Patrol Craft, Fast) đã được Hoa Kỳ sử dụng cả trên sông ngòi lẫn vùng cận duyên hải trong chiến tranh VN. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH từ năm 1968 đến năm 1970 và được mang số từ HQ3800 trở lên.
• Trọng tải: tối đa 22.5 tấn,
• Kích thước: dài 50 ft, rộng 13 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 960 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: tối đa 28 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 giàn 81 mm trực xạ gắn chung với 1 đại liên 50 ở sân sau, 1 giàn đại liên 50 hai nòng trên nóc sau của phòng chỉ huy.
Thủy thủ đoàn: khoảng 6 người.
HQ 500 Cam-Ranh – USS Marion County, LST 975. Đóng bởi công ty Bethlehem Steel Co. Hingham, Massachusette. Hạ thủy ngày 6 tháng 1 năm 1945. Ngày chuyển giao không được ghi nhận.
HQ 501 Ðà-Nẵng – USS Maricopa County, LST 938. Đóng bởi công ty Bethlehem Steel Co. Hingham, Massachusette. Hạ thủy ngày 15 tháng 8 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH
HQ 502 Thị-Nại – USS Cayuga County, LST 529. Đóng bởi công ty Jeffersonville B&M Co. Jeffersonville, Indiana. Hạ thủy ngày 17 tháng 1 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH.
HQ 503 Vũng-Tầu – USS Cochino County, LST 603. Đóng bởi công ty Chicago Bridge & Iron Co. Illinois. Hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH.
HQ 504 Qui-Nhơn – USS Bullock County, LST 509. Đóng bởi công ty Jeffersonville B&M Co. Jeffersonville, Indiana. Hạ thủy ngày 23 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970.
HQ 505 Nha-Trang – USS Jerome County, LST 848. Đóng bởi công ty Kaiser Co. Richmond California Hạ thủy ngày 2 tháng 1 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970.)
Sáu Dương Vận Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, trước kia cũng là những chiến hạm chuyển vận và đổ bộ chiến xa (LST= Tank Landing Ship) của Hải Quân Hoa Kỳ.
• Trọng tải: tối đa 4080 tấn,
• Kích thước: dài 328 ft, rộng 50 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1700 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 11 hải lý/giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu 40 mm đôi, 5 khẩu 40 mm đơn, nhiều khẩu 20 mm. Thủy thủ đoàn: khoảng 110 người.
Yểm Trợ Hạm (AGP – Auxiliary General Purpose)
HQ 800 Mỹ-Tho – USS Harnett County, LST 821. Hạ thủy ngày 27 tháng 10 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 12 tháng 10 năm 1970.
HQ 801 Cần-Thơ – USS Garrett County, LST 786. Hạ thủy ngày 22 tháng 7 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 23 tháng 4 năm 1971.
Hai Yểm Trợ Hạm (AGP ) và một Cơ Xưởng Hạm HQ 802 (ARL ) trực thuộc BTL/Hạm Đội. Đây là những chiến hạm đỗ bộ chiến xa (LST) của Hải Quân Hoa Kỳ trước kia được cải biến thành chiến hạm yểm trợ kỹ thuật cho các chiến đỉnh trên sông cũng như duyên hải, đặc biệt cho chiến trường Việt Nam. Chi tiết về công ty đóng tàu cũng như quân số của thủy thủ đoàn không được ghi nhận.
• Trọng tải: tối đa 4080 tấn (AGP), và 4100 tấn (ARL).
• Kích thước: dài 328 ft, rộng 50 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1700 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 11 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 giàn 40 mm đôi, 4 khẩu 20 mm đơn. Cơ Xưởng Hạm (ARL – Landing Craft Repair Ship)
HQ 802 Vĩnh-Long– USS Satyr, LST 852. Hạ thủy ngày 13 tháng 11 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 15 tháng 10 năm 1971. HQ802 được cải biến với nhiều khả năng sửa chữa hơn hai chiến hạm đầu.
HQ802 Vĩnh Long, Cơ Xưởng Hạm được trang bị động cơ mạnh hơn: 1800 mã lực, và vận tốc trung bình cũng cao hơn là 11.6 hải lý/ giờ. Hải Vận Hạm (LSM – Landing Ship Medium)
HQ 402 Lam-Giang – USS/LSM-226
HQ 403 Ninh-Giang – USS/LSM-85
HQ 404 Hương-Giang – USS Oceanside, USS/LSM-175. Hạ thủy ngày 12 tháng 8 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 1 tháng 8 năm 1961.
HQ 405 Tiền-Giang – USS/LSM-313. Hạ thủy ngày 24 tháng 5 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH năm 1962.
HQ 406 Hậu-Giang – USS/ LSM 276. Hạ thủy ngày 20 tháng 9 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 10 tháng 6 năm 1965.
Bảy Hải Vận Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, tiền thân là những chiến hạm đỗ bộ loại trung bình (LSM= Landing Ship, Medium) của Hải Quân Hoa Kỳ). HQ 400 (USS/LSM-335) và HQ 401 (USS/LSM-110) biến cãi thành Bệnh viện Hạm.
• Trọng tải: tối đa 1095 tấn,
• Kích thước: dài 203.5 ft, rộng 34.5ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 2800 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 12 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 40 mm, 4 khẩu 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 73 người. Bệnh Viện Hạm (LSMH – Landing Ship Medium Hospital)
HQ 470 – YOG 80. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1951.
HQ 471 – YOG 33. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 8 năm 1963.
HQ 472 – YOG 67. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 7 năm 1967.
HQ 473 – YOG 71. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 3 năm 1970.
HQ 474 – YOG 131. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1971
HQ 475 – YOG 56. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1972.
Sáu Hỏa Vận Hạm trực thuộc BTL/ Hạm Đội cũng là những chiến hạm chuyên chở nhiên liêu của Hải Quân Hoa Kỳ trước kia (YOG). Vũ khí trang bị cũng như tên của công ty đóng tàu và ngày hạ thủy không được ghi nhận.
• Trọng tải: lúc chưa nhận nhiên liệu là 450 tấn, lúc đầy nhiên liệu là 1253 tấn,
• Kích thước: dài 174 ft, rộng 32 ft.
• Vận chuyển: một động cơ diesel, không ghi nhận số mã lực,
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Khả năng chuyên chở: 6570 thùng dầu (barrels).
Thủy thủ đoàn: khoảng 30 người. Thực Vận Hạm (YFR – Refrigerated Covered Lighter)
HQ 490 – Là chiến hạm chuyên chở thực phẩm để tiếp tế trong những trường hợp đặc biệt. Chiến Hạm được trang bị những phòng lạnh lớn và có khả năng tồn trử thực phẩm lâu dài. Những tin tức đặc biệt khác không được ghi nhận.
Có 16 Giang Vận Hạm trước kia là những LCU (Landing Craft, Utility). Đây cũng là những chiến hạm đổ bộ nhẹ của Hải Quân Hoa Kỳ. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH từ năm 1954 đến năm 1971.
• Trọng tải: 320 tấn.
• Kích thước: dài 119 ft, rộng 32.7 ft.
• Vận chuyển: ba động cơ diesels, 675 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 10 người.
Ba Trục Vớt Hạm cũng là những chiến hạm đổ bộ loại nhẹ (LCU) của Hải Quân Hoa Kỳ được cải biến thành tàu vớt với trang bị đặc biệt như neo loại lớn và chắc, air compressor, water pump, dụng cụ hàn vá. Chuyển giao cho HQ/VNCH năm 1971 Kiểm Báo Hạm (WLV – Lights Ship)
HQ460 là Kiểm Báo Hạm duy nhất của HQ/VNCH. Tiền thân là một chiến hạm Coast Guard loại nhẹ của Hoa Kỳ mang tên WLV- 523. Chuyển giao ngày 25 tháng 9 năm 1971, được tân trang thêm loại radar đặc biệt để đảm trách nhiệm vụ như một đài kiểm báo di động. Kiểm Báo Hạm HQ460 được đặt tên là Đài Kiểm Báo 304, Đá Bông. Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.
Hai Khu Trục Hạm (Destroyer Escorts) trực thuộc BTL/Hạm Đội. Trước kia là những chiếc DER (Destroyer Escort Radar) của Hải Quân Hoa Kỳ. Sau đây là những số liệu đáng chú ý:
• Trọng tải: tối đa 1850 tấn.
• Kích thước: dài 306 ft, rộng 36.6 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 6000 mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình 21 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 76 mm, đại liên 50, 6 giàn phóng thủy lôi 324 mm, 1 giàn hedgehog MK 15 depth charge.
Thủy thủ đoàn: khoảng 170 ngườiHQ1 Trần Hưng Đạo trước là USS Camp, DER 251. Đóng bởi công ty Brown SB Co. Houston, Texas. Hạ thủy ngày 16 tháng 4 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 6 tháng 2 năm 1971.
HQ4 Trần Khánh Dư trước là USS Forster, DER 334. Đóng bởi công ty Consolidated Steel Corp. Orange, Texas. Hạ thủy ngày 13 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 25 tháng 9 năm 1971.
Tuần Dương Hạm (WHEC – White High Endurance Cutter)
Bảy Tuần Dương Hạm (Frigate) dưới đây trực thuộc BTL/Hạm Đội. Trước kia là những chiếc Coast Guard Cutter của Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải Hoa Kỳ.
HQ 2 Trần-Quang-Khải(WHEC 382 – USCGC Bering Strait – WA: Hạ thủy ngày 2 tháng 7 năm 1942 ). Hoa Kỳ chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 1 tháng 1 năm 1971)
HQ 3 Trần-Nhật-Duật (WHEC 380 – USCGC Yakutat. WA: Hạ thủy ngày 2 tháng 7 năm 1942). HK chuyển giao HQVNCH ngày 1 tháng 1 năm 1971)
HQ 5 Trần-Bình-Trọng (WHEC 383 – USCGC Castle Rock – WA: Hạ thủy ngày 11 tháng 5 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 21 tháng 12 năm 1971)
HQ 6 Trần-Quốc-Toản(WHEC 384 – USCGC Cook Inlet – WA: Hạ thủy ngày 13 tháng 5 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 21 tháng 12 năm 1971)
HQ 15 Phạm-Ngũ-Lão (WHEC 374 – USCGC Absecon – WA: Hạ thủy ngày 8 tháng 3 năm 1942. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 15 tháng 5 năm 1972)
HQ 16 Lý-Thường-Kiệt (WHEC 375 – USCGC Chincoteague – WA: Hạ thủy ngày 15 tháng 4 năm 1942. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 21 tháng 6 năm 1972)
Những số liệu đáng chú ý:
• Trọng tải: tối đa 2800 tấn.
• Kích thước: dài 310 ft, rộng 41.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 6080 mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình 18 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: một khẩu 127 mm, 1 hoặc 2 súng cối trực xạ 81 mm và nhiều súng đại liên.
• Thủy thủ đoàn: khoảng 200 người.
HQ 06 Vân Đồn là Hộ Tống Hạm duy nhất đặc biệt hộ tống các đoàn tàu buôn từ cửa biển Việt Nam đến Nam Vang, Cambodia. Trước kia là USS Anacortes PC 1569 một loại Coast Guard Cutter. Đóng bởi công ty Leathem D. Smith SB Co. Hạ thủy ngày 9 tháng 12 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH 23 tháng 11 năm 1960.
HQ 07 Ðống-Ða II (USS Crestview, PCE 895. Đóng bởi công ty Williamette Iron & Steel Corp. Portland, Oregon. Hạ thủy ngày 18 tháng 5 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 29 tháng 11 năm 1961)
HQ 08 Chi-Lăng II (USS Gayety, MSF 239. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 19 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1962)
HQ 09 Kỳ-Hòa (USS Sentry, MSF 299. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 15 tháng 8 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 8 năm 1962)
HQ 10 Nhựt-Tảo (USS Serene, MSF 300. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 31 tháng 10 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1964. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo đã đi vào lòng đại dương trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống Hải Quân Trung Cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974.
HQ 11 Chí-Linh (USS Shelter, MSF 301. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 14 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1964)
HQ 12 Ngọc-Hồi (USS Brattleboro, EPCER 852. Đóng bởi công ty Pullman Standard Car Manufacturing Co. Chicago, Illinois. Hạ thủy ngày 1 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 11 tháng 7 năm 1966)
HQ 13 Hà-Hồi (USS Prowess, MSF 280. Đóng bởi công ty Gulf SB Corp. Chicasaw, Alabama. Hạ thủy ngày 17 tháng 2 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 4 tháng 6 năm 1970)
HQ 14 Vạn-Kiếp II (USS Amherst, PCER 853. Đóng bởi công ty Pullman Standard Car Manufacturing Co. Chicago, Illinois. Hạ thủy ngày 18 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970)
Tám Hộ Tống Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội trong đó có 3 chiếc là PCE (Patrol Vessel- Escort), 5 chiếc khác là tàu vớt mìn MSF (Mine Sweeper) thuộc Hải Quân Hoa Kỳ. Những số liệu cần biết:
• Trọng tải: tối đa từ 903 (PCE) đến 945 (MSF) tấn.
• Kích thước: dài 184 ft, rộng 33.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, từ 1710 (MSF) đến 2000 (PCE) mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình từ 14 (MSF) – 15 (PCE) hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 đại bác 76 mm, đại liên 50, 2 khẩu 40 mm đơn, 4 khẩu 20mm đôi, 1 giàn depth charges.
Thủy thủ đoàn: khoảng 90 người.
HQ 617 Phú-Quý (PGM 81/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
HQ 618 Hòn-Trọc (PGM 83/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
HQ 619 Thổ-Châu (PGM 91/HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
20 Tuần Duyên Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, trước kia là những chiếc duyên pháo hạm (PGM= Patrol Gunboat, Medium) mà Hoa Kỳ đã đóng đặc biệt để chuyển giao cho nước ngoài. Những chiến hạm này xuất thân từ loại Coast Guard có kích thước hơi nhỏ hơn. Các chiến hạm được đóng từ hai công ty J.M. Martinac SB Corp. Tacoma, Washington và Marinette Marine Corp. Wisconsin. Những số liệu quan trọng được ghi nhận như sau:
• Trọng tải: tối đa 117 tấn.
• Kích thước: dài 100.33 ft, rộng 21.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1900 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình là 17 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 khẩu 40 mm đơn, 4 khẩu 20 mm đôi, và nhiều súng đại liên.
Thủy thủ đoàn: khoảng 25 người.
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại” đăng trên VB cách đây hai năm, chúng tôi đã lược trình về hoạt động của Hải quân VNCH vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, một phần của bài báo kỳ đó có trích lại vài đoạn bài hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí phổ biến vào giữa năm 1988 trên tạp chí KBC. Phó đề đốc Chí đã qua đời tại Hoa Kỳ vào mùa hè 1988 khi báo KBC chuẩn bị đăng bài hồi ký của ông. Từ cuối thập niên 50 đến những năm đầu của thập niên 70, ông là tác giả nhiều bài thơ hay đăng trên các tạp chí, tuần báo ở Sài Gòn với bút hiệu Hữu Phương.
Trong số báo kỳ này, VB trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tóm lược toàn bộ nội dung hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí kể về cuộc hải trình cuối cùng của ông và đồng đội. Do bài hồi ký khá dài, trong phạm vi trang báo, chúng tôi cố gắng lược ghi lại những điểm chính, trong đó có một số chi tiết chưa trình bày trong loạt bài trước, và phần bổ sung vài chi tiết dựa theo tài liệu ký của cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nguyên Phó Thủ tướng kiên Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH.
* Câu chuyện giữa ông Dương Văn Minh và Tư lệnh Hải quân
Theo lời của cựu trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký, vào ngày 29 tháng 4/1975, trước tình hình bi đát tại Sài Gòn, khoảng 10 giờ sáng, phó đô đốc (3 sao) Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải quân, đã báo cho ông Dương Văn Minh biết hiện tàu bè của Hải quân đủ để cho chính phủ và binh sĩ xuống miền Tây (các tỉnh ở Hậu Giang), Phú Quốc, Côn Đảo nhưng ông Minh cho biết chính phủ đang lo thương thuyết. Đến 4 giờ 30 chiều ngày 29/4/1975, ông Brochand, cố vấn chính trị tòa đại sứ Pháp đã báo cho ông Dương Văn Minh biết là Cộng sản Hà Nội không chịu nói chuyện với chính phủ của ông Minh nữa. 5 giờ chiều, ông Minh gọi phó đô đốc Chung Tấn Cang đến gấp. Ông Cang đã cử phó đề đốc (1 sao) Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Hải quân, gặp ông Dương Văn Minh. Ông Minh nói với vị tham mưu trưởng Hải quân:
– Tôi trao cho Hải quân toàn quyền hoạt động.
Ông Minh cũng nhờ phó đề đốc Thủy cho bà Minh và người con rễ là đại tá Nguyễn Hồng Đài, nguyên Trưởng khối Kế Hoạch của Tổng cục Tiếp vận, đi theo tàu Hải quân. Bà Minh nói nếu ông Minh không đi thì bà ở lại, còn đại tá Đài thì người vợ đã rời Việt Nam sang Pháp trước đó vài ngày nên đã đi theo Hải quân. Ông Minh cũng nhờ Hải quân đưa giùm trung tướng Mai Hữu Xuân, chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng và con gái ra khỏi Việt Nam. Trung tướng Xuân nguyên tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm đô trưởng Sài Gòn trong thời ông Minh làm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách Mạng từ 2/11/1963 đến 30/1/1964, sau đó bị tướng Khánh bắt giam, đến tháng 11/1964 được tướng Khánh bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Chiến tranh chính trị, nhưng chỉ hai tháng sau thì tướng Khánh cho giải ngũ; chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng từng giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7, tư lệnh phó lãnh thổ Quân khu 2, cuối cùng là chánh thanh tra cấp quân đoàn, bị tổng thống Thiệu cho giải ngũ vào tháng 4/1974.
* Giờ thứ 25 của Hải quân VNCH
Theo hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí, Phụ tá Hành quân Biển của Tư lệnh Hải quân, những giờ cuối cùng của Hải quân VNCH được ghi lại như sau.
“Tám giờ tối nay, nước bắt đầu lớn, chúng ta sẽ nhổ neo.” Đó là lệnh của thượng cấp, từ một vài ba nhân sự nòng cốt của bộ Tư lệnh Hải quân. Lúc đó là 10 giờ ngày 29/4. Từ lúc sau 10 giờ cho đến khi phó đề đốc Chí rời văn phòng của ông ở Tân Cao Ốc, gần 5 tiếng đồng hồ trôi qua trong sự bâng khuâng vô tả của vị phó đề đốc này. Trong tâm trạng chênh vênh đó, chính ông trong cương vị Phụ tá Hành quân Biển cũng chẳng biết phải hành động như thế nào để khi tự chấm dứt nhiệm vụ, những phương tiện đặt thuộc quyền sử dụng của ông sẽ bị phá hủy. Ông nghĩ dến Trung tâm Hành quân, lúc nào cũng có phiên trực mươi người. Trưa ngày này, phiên trực chỉ còn thưa thớt vài nhân viên. Phó đề đốc Chí vẫn còn 2 sĩ quan, đó là chánh văn phòng và tùy viên ở bên cạnh ông.
Vào những giờ phút đó, phó đề đốc Chí nghĩ đến hai bà chị của ông. Ông tự hỏi hai người thân tình của đời ông sẽ phải sống thiếu vắng ông đến bao giờ. Hai chị ông ở bên kia Khánh Hội làm sao ông vù được qua đó để giã từ trong giờ thứ 25 này. Ông sực nhớ ông còn 50 ngàn đồng giấu trong một ngăn kéo bàn viết. Vội vàng ông móc mớ bạc đó ra, gói kỹ lại, biên mấy chữ nhờ cha Tuyên úy trao hộ về Tân Qui. Xong phần việc tình cảm, ông quay về với thực tại. Kể lại tâm trạng lúc đó, phó đề đốc Chí viết: “Vẫn là một thứ băn khoăn, bối rối, chứ không phải là một thực tại rõ ràng chi hết. Duy có việc ra đi là khẳng định rồi. Nhưng từ lúc nhận lệnh cho đến khi nhổ neo, nếu phải chờ khi màn đêm phủ xuống thì quá lâu. Mười tiếng đồng hồ nữa, mười tiếng để triệt tiêu cơ cấu, phá hủy sự sản hay chỉ để trôi qua trong tuyệt vọng” Một lúc nào đó tôi nhất quyết phải làm vỡ đổ trung tâm Hành quân, phương tiện chỉ huy của tôi đó. Tôi nhờ một hạ sĩ quan đi tìm cho tôi một ít lựu đạn lân tinh. Một lát sau người ấy trở lại báo cáo không tìm được. Thế là ý định phá vỡ cơ sở đặt dưới phần nhiệm của tôi không thành…”
Vào khoảng trước 3 giờ, phó đề đốc Chí rời văn phòng, ông định làm một vòng quan sát tình hình rồi trở lại. Trong thâm tâm ông, giờ khởi hành vẫn đúng như thượng cấp ấn định. Thế rồi khi đến ngang cổng Hải quân Công xưởng, ông thấy rất đông binh sĩ cùng thân nhân tụ tập. Quân nhân không chỉ là Hải quân mà còn từ các binh chủng khác nữa. Họ mang theo vũ khí cho ông cảm tưởng đây là một cuộc chuyển binh đang chờ đợi nhập bến tàu. Quả thật họ đang chờ đợi được tháo cổng không phải để từ trong ra mà từ ngoài vào. Thay vì về khu cư xá, phó đề đốc Chí rẽ vào cổng Hải quân Công xưởng. Sĩ quan trực nhận lệnh của ông mở cổng cho đoàn người di tản tuần tự đi vào, tự bỏ vũ khí lại rồi tuần tự xuống tàu. Thấy mọi sự đâu vào đó, phó đề đốc Chí rời khu Công xưởng quay về bến Bạch Đằng. Ông đi ngược lại với dòng người tuôn vào từ phía đường Tự Do và Hai Bà Trưng. Làn sóng người lúc bấy giờ không xuôi về Hải quân Công xưởng nữa mà lại rẽ vào cầu B có ba chiến hạm lớn cặp tại đó: DER 1, WHEC 3, WHEC 2 tuần tự từ trong ra ngoài.
Phó đề đốc Chí mang trên người áo giáp, trên đầu đội mũ lưỡi trai, chen vào đám đông đến gần hạm kiều HQ 1. Ông hét to: Khoan cho lên tàu, hãy giữ họ trên tàu. Lúc đó, phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Hải quân cũng có mặt ở đó. Ông cũng hét to lên: Khoan cho bất cứ ai lên tàu. Thế nhưng không ai ngăn cản được đám đông lúc này, nên cả hai vị phó đề đốc đành rồi khỏi cầu B. Phó đề đốc Chí hỏi phó đề đốc Thủy bây giờ tính ra sao, có cho gia đình xuống tàu không” Phó đề đốc Thủy lắc đầu bảo không. Tình thế hỗn độn mỗi lúc một hơn. Hai phó đề đốc chia tay. Phó đề đốc Chí vội vàng rẽ xuống cầu Đô Đốc nơi đang có một vài tiểu đỉnh cặp không rõ để nghỉ ngơi hay chờ lệnh ai. Anh em trên chiến đỉnh nhận diện ra ông. Ông thấy thủy thủ đoàn chiến đỉnh rất bình tĩnh, hầu như không tỏ chút gì lo âu sợ hãi.
Phó đề đốc Chí nhờ chiến hạm đưa ông đi quan sát một vòng trên khoảng sông Sài Gòn. Nước đang còn giựt ròng khá mạnh. Từ mạn sông nhìn lên bờ phía ngoài nút chận Bạch Đằng, người ào tới một lúc một đông. Ông nhìn rõ chiếc WHC 2. Ông nghĩ đến giờ ra đi sẽ nhập hạm ở tả mạn tức là sẽ nhờ tiểu đỉnh này cặp vào và lên tàu bằng thang giây.
Đêm 29/4, phó đề đốc Chí có mặt trên HQ 2, tàu này xem như tách bến trước tiên và hướng về điểm hẹn ở Côn Đảo. Tiếp đó là các tàu khác. Chiều 30/4/1975, cả hạm đội đã mặt tại điểm hẹn. Các các phó đề đốc, sĩ quan cao cấp của Hải quân trên các chiến hạm di tản được mời sang soái hạm chỉ huy Tư lệnh Hải quân. Tại cuộc họp này, phó đô đốc Chung Tấn Cang cho lệnh toàn Hạm đội phải rời khỏi Côn Sơn càng nhanh càng tốt. Phó đề đốc Chí vẫn đi trên chiến hạm HQ 2 (WHEC 2). Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc hải trình, tàu HQ 2 đã phải nhận đến ba lệnh của Tư lệnh Hải quân. Lệnh đầu tiên là quày lại Côn Đảo để bốc vài trăm người trên chiếc xà lan. Đến chiều cùng ngày, HQ2 nhận thêm lệnh thứ hai là cứu thủy thủ đoàn và số người tị nạn trên tàu HQ 402 bị liệt máy; lệnh thứ ba đến vào buổi tối, đó là chiến hạm HQ 2 giòng dây kéo chiến hạm HQ 329. Cuộc hải hành vượt trùng dương của cả đoàn tàu bắt đầu sau khi HQ 329 được lôi xểnh chạy ở phía sau. Với vận tốc 7 gút một giờ, đoàn tàu phải mất 7 ngày mới đến Phi Luật Tân.
Giữa đêm đầu hành trình, vị trung tá Hạm trưởng báo cho phó đề đốc Chí là xin lệnh của soái hạm cho tàu HQ 2 tách khỏi đoàn tàu để chạy nhanh hơn. Lý do rất quan trọng là nước ngọt bị lộn dầu, nên nước uống trở nên khan hiếm. Phó đề đốc Chí do dự mãi nhưng sau cùng chính ông thảo công điện sang soái hạm xin Tư lệnh Hải quân giải tỏa vị trí, không chờ hồi âm, ông đồng ý cho hạm trưởng gia tăng vận tốc từ bảy lên 10 gút một giờ. Sau đó, soái hạm hồi đáp công điện là không đồng ý nhưng phó đề đốc Chí lờ đi.
Ghi lại sự việc này, phó đề đốc Chí viết như sau: “Có lẽ lần đầu tiên tôi bạo gan, không thi hành một mệnh lệnh. Tôi chợt nghĩ đến HQ 802 đã im lặng vô tuyến và trên đó đã có 2 vị phó đề đốc. Chiến hạm này đã rời Vũng Tàu từ sáng 30 trực chỉ Subic, tức là không qua điểm tập trung ở Côn Đảo. Nếu tôi bị ghép vào tội bất tuân thượng lệnh, tôi tự nghĩ giờ thứ 25, thoát được cứ thoát. Chúng tôi đang cõng một thằng bạn trên vai, HQ 329 cũng nặng nề lắm! Mà nặng nề hơn nữa, có lẽ là sự thua bại đang dày vò trong tâm trí mọi người buộc tôi im lặng, nhưng vẫn muốn khẩn khoản kêu lên: Hãy tháo gỡ xiềng xích cho nhau khi xiềng xích quân thù đã phủ xuống quê hương dân tộc của chúng ta rồi!”
Tách khỏi đoàn tàu, HQ 2 lướt nhanh, khoảng trưa thứ hai của cuộc hải trình, thì có một tiếp liệu hạm của Hải quân Hoa Kỳ hải hành song song. Khi chỉ còn cách Subic chỉ một ngày đường, tàu Hoa Kỳ yêu cầu HQ 2 cho họ chuyển sang một sĩ quan liên lạc. Đó là một thiếu tá. Vị sĩ quan này trình diện phó đề đốc Chí, ông ta mang theo đầy đủ lương thực cá nhân và máy truyền tin liên lạc với chiến hạm gốc. Đêm 4 rạng ngày 5/5/1975, khi gần đến Subic, thủy thủ đoàn cùng quân dân tỵ nạn trên tàu phụ lực nhau quăng ném súng đạn xuống biển. Từ dưới hầm sâu, hàng trăm viên đạn đại pháo loại 5 inch được kéo lên boong tàu. Các hầm chứa đạn được bốc dỡ trống trơn trước sự chứng giám của sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ. Hoàn tất việc giải giới mới vào điểm neo được.
Khi trời vừa hững sáng, phó đề đốc Chí được báo cáo là súng đạn đã được quăng trọn xuống biển trừ cổ đại pháo 5 inch. HQ2 từ từ vào điểm neo ấn định. HQ 802 đã có mặt ở đó tự bao giờ, và không còn một ai trên đó. Một chiếc LCM-8 thuộc căn cứ Hải quân Hoa Kỳ Vịnh Subic cặp bên tả mạn HQ 2. Phó đề đốc Chí và các tướng lãnh quá giang được yêu cầu vận thường phục để rời tàu. Riêng phó đề đốc Chí được Hải quân Hoa Kỳ dành cho một danh dự cuối cùng: Một Hải quân đại tá Hoa Kỳ trong bộ tiểu lễ trắng đón chào ông tại cầu bến và đưa lên một chiếc Sedan đen do một thủy thủ lái. Các tướng lãnh khác cùng gia đình lên xe bus rồi cả đoàn tiến về trại tiếp cư.
Trước đó, khi còn ngoài hải phận Phi Luật Tân, tất cả quân dân tỵ nạn đi trên tàu HQ2 đã cùng với thủy thủy đoàn và ban chỉ huy chiến hạm đã làm lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Buổi lễ diễn ra rất đơn giản nhưng cũng rất lịch sử. Lần cuối cùng, những người lính Hải quân VNCH của chiến hạm HQ2, trong nghi thức quân cách, làm lễ hạ quốc kỳ, bỏ lại đằng sau quê hương và quãng đời hải nghiệp. Ghi lại giây phút lịch sử đó, phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí viết: Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán. Quốc tịch xóa bôi. Mặc dù không vĩnh viễn nhưng sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn của con người.