SỢI TÓC * Thơ Ý NGA 24.5.18 * VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 1

SỢI TÓC(24.5.18) * Thơ Ý NGA
BẢO TRÂM trình bày sách BAO “TIẾN SĨ” ĐÂU RỒI?
*****************
SỢI TÓC
 
Ông ơi muốn chẻ làm tư
Dao ông phải sắc bén như dao thần
Tóc ông đã bạc chín phần
Lấy đâu ra sức dương trần hiếm hoi?
 
Hại người, Trời hại lại thôi
Tài không, chí khổng, thiệt thòi dĩ nhiên.
 
Ý Nga, 24 tháng 5.2018
………………………………………………..
BIẾT TAY 
VIỆT GIAN CHƯA?
*
Trích tuyển tập LỤC BÁT Ý NGA
*
Việt gian dọa: -Biết tay ta!
Việt… ngay chẳng sợ, hẹn ba ngày sờ
Đúng ngày gặp gỡ: bất ngờ
Việt gian gặp chuyện vật vờ: gãy tay!
*
Cánh tay băng bột buồn thay!
Chưa sờ đã biết tay mày rất… to!
 
Ý Nga*6.4.2017
VINH DANH 
NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA
*
(Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH)
*
Kính dâng hương linh
Tử Sĩ QL VNCH đã hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam VN.
Thành kính tri ân:
-QUÂN LỰC VNCH &
-Anh Chị Em Nghệ Sĩ
đã đóng góp những sáng tác
để vinh danh NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA
Mượt mà giai điệu yêu thương
Ngọt ngào, khe khẻ nhạc vương nắng chiều
Lửng lơ, êm ả bao nhiêu
Bấy nhiêu niềm nở tưng tiu, hài hòa:
 
Đối đầu vũ khí Nga, Hoa
Đồng minh cắt giảm vẫn ra can trường
Thành trì giữ vững, dân thương
Tri ân xông xáo chiến trường lập công.
Đủng đa, đủng đỉnh ruộng đồng,
Rủ rê bằng trắc, phiêu bồng giọng ngân
Lơ thơ, lấp láy điệu vần
Đãi đằng trầm bổng đằng vân ngọt ngào:
Thơ khen Chiến Dịch Hạ Lào,
Văn khen vượt Ải Địa Đầu Truyền Tin,
Pháo Binh, Thiết Giáp… giữ gìn,
Vòng vây khép kín… kìn… kin giặc vào!
Vỗ về, thỏ thẻ… Ôi chao!
Vững vàng, thong thả, tài cao ai bày
Âm thanh trong trẻo đêm ngày
Thơ hay phổ nhạc rừng tày, thác reo:
 
Chí hùng giữ Nước quyết theo
Bao nhiêu gian khổ lưng đèo, cao mây
Cho dù bị giặc bủa vây
Cuộc đời binh nghiệp dựng xây vì Nhà.
Không riêng Võ Bị Quốc Gia;
Công Binh Kiến Tạo, Lính Già, Quân Y,
Bộ Binh, Quân Cảnh… cũng vì
Thương dân, bảo quốc. Oai nghi Nhảy Dù,
Cục Quân Tiếp Vụ, Quân Nhu…
Ngày đêm phục vụ, chống thù Cộng nô.
Biệt Khu bảo vệ Thủ Đô*,
Công Binh Chiến Đấu giúp cho Quân Đoàn,
Chỉ Huy hay Hạ Sĩ Quan,
Lục, Không, Hải, Địa Phương Quân… luyện thuần
Biết luôn “Tự thắng, dấn thân
Quyết vì TỔ QUỐC: dân cần, có ngay!
Các Quân Binh Chủng dạn dày
Chiến trường đổ máu, cờ bay giữ vàng.
Bao nhiêu chiến tích vẻ vang
Bấy nhiêu khí thế vinh quang lưu truyền
Giữ thơm DANH DỰ, luyện rèn
Tinh thần TRÁCH NHIỆM vạn niên sáng ngời!
 
Ý Nga*8.4.2017

ĐỒI 1515 VẪN ĐỢI: thơ Ý NGA 26.5.18 ♡♡VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 2

*ĐỒI 1515 VẪN ĐỢI * Thơ Ý NGA 26.5.18
♡ VINH DANH  NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 2
*THIÊN PHƯƠNG cảm tác
*Tranh LÊ THÚY VINH
ĐỒI 1515 VẪN ĐỢI
*
Cảm tác nhân đọc ĐA HIỆU #112, xuân MẬU TUẤT 2018
*
Anh giã từ Đà Lạt
Đồi Mười Lăm Mười Lăm
Đi bốn vùng chiến thuật
Để giữ gìn miền Nam.
 
Anh bảo vệ tổ quốc
Với nhựa sống căng đầy
Mang đuốc sáng bất diệt
Vào binh nghiệp dựng xây.
 
Lửa bùng, ngời khí tiết,
Người biền biệt chân mây
Dâng hết cả tâm huyết
Anh chiến đấu từng ngày.
 
Mai kia Anh trở lại
Đồi vẫn chờ nơi này
Mốt nọ lấy lại Ải*
Anh lại trở về đây.
 
Còn sống, còn hy vọng!
Hãy đấu tranh tới cùng!
Những Thiên Thần Sát Cộng
Chỉ vì quê hương chung.
 
Ý chí là khí giới!
Phải về! Anh nhớ nghe!
Em vẫn luôn chờ đợi
Mười Lăm Mười Lăm nè!
 
Ý Nga, 22.6.2018.
 
*Ải Nam Quan.
NHỚ NGÀY PHÉP CUỐI
*
Kính tặng những Người Yêu Của Lính VNCH
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH
*
Chỉ là anh vuốt tóc em
Mà sao chằng chịt rối rem, bồi hồi?
Đêm về, rẽ lắm đường ngôi
Gội đầu thật mướt, nhớ người xa xôi.
 
Chỉ là anh vén tóc thôi
Buông rèm còn nhớ… dáng ngồi chiều qua
Người dưng nào phải ruột rà
Tại sao lại nhớ Người Ta quá chừng?
Trái tim loạn nhịp tưng bừng
Khiến nàng-bối-rối ngập ngừng càng tăng.
*
Anh ra trận mạc mùa trăng
Nhảy dù, đụng độ… Hay chăng người chờ?
Lo chàng suy nghĩ vu vơ
Đông, Tây lắm đạn, khó ngờ đích xuyên.
 
Chiến trường gian khổ có yên?
Tử thần rình rập cao nguyên, sông ngòi…
Đơn thân chiến đấu lẻ loi?
Có ai tăng sức gấp đôi? Vượt lầy?
 
Hay đang mai phục, bủa vây?
Mắt đang định thị xuyên cây, sương mù,
Gác đêm trong tiếng gió ru,
Bình yên phòng thủ, chiến khu ngắm trời?
*
Phép sau tháng mấy anh ơi?
Lính về, em sẽ trả lời: yêu không?
Tỏ tình rồi, phải lập công
Huy chương cài áo, Má Hồng mới theo!
*
Chỉ là lo lắng vòng vèo
Mà sao thương quá núi, đèo, non, sông!
Thương bao gian khổ Cha Ông
Nhọc công gìn giữ, chập chồng máu xương.
 
Vì dân bỏ xác sa trường,
Giữ từng tấc đất, ruộng nương san hà,
Mở mang bờ cõi rộng ra,
Ngoại xâm quyết chống, không tha nội thù!
*
Chỉ là vuốt tóc trơn tru,
Chỉ là vén tóc… Thiên thu nhớ hoài!
Thương màu áo trận rất oai
Bốn Vùng chiến Thuật miệt mài vì dân!
Quyết tâm dẹp sạch vô thần
Gìn dân, giữ đất. Tri ân vô ngần!
 
Ý Nga*11.4.2017
VIỆT CỘNG ĐÁNH 
VIỆT GIAN
*
Gửi Thanh (Canada)
*
Người ta bôn tẩu đó Thanh
Không nhanh tránh, chạy loanh quanh, chết chùm!
Miểng bay, đạn lạc, cắc bùm!
Xem chi bắn, giết? Chạy giùm lẹ lên!
 
Việt gian, Việt Cộng mấy tên?
Cộng đồng đông đảo. Móng nền đã xây.
Hơi đâu để ý đến bầy
Đem tiền tẩu tán, nhục trây xứ người
Đánh nhau chúng lục rác bươi
Thối hoăng con phố; kẻ cười, người khinh.
*
Cộng Đồng Tỵ Nạn chúng mình
Giữ lề giấy rách, ủ tình Việt Nam,
Đói nghèo không để dính chàm,
Cờ Vàng giữ vững! Đỏ, Cam chớ gần!
*
Bọn này tay bẩn máu dân
Bao năm cướp bóc, nợ nần biết bao
Cứ cho bọn chúng đánh nhau
Rồi ra sẽ rõ vàng thau cả mà!
 
Ý Nga*8.4.2017
“ĂN” MỪNG 
THÁNG TƯ?
 
Quan to, “tướng” lớn yếu hèn
Giặc vào sát nách còn quen chơi bời?
Trung Ương “người lạ” làm trời
Biểu sao cắc-ké-mấy-đời chẳng nghe.
 
Cao quyền ăn… bẩn chia phe
Thương dân thấp cổ, vỉa hè đói meo,
Lang thang lếch thếch dân nghèo,
Sang giàu chỉ thấy leo nheo đảng, đoàn.
 
Tiền đâu hưởng thụ bầy, đàn?
Của ăn, của để giang san sá gì
Giặc vào đường bệ oai nghi
Sai đâu chạy đó, biên thùy mở toang,
Mặc dân hốt hoảng, kinh hoàng
Chống Tàu xấc bấc, xang bang, nhọc nhằn.
 
Ngoại giao nhặt rác xin… ăn
Bên trong đào hố. Dân lăn nơi nào?
Mốt mai giặc Hán tràn vào
Tha hồ mặc sức mà cào rác… xơi!
 
Ăn… mừng thống nhất nơi nơi:
Người quen thành lạ, tả tơi gối quỳ
May ra sẽ phải lết, đi
Tháng Tư: khóc trước hoàng kỳ ăn… năn!
 
Ý Nga*12.4.2017
DƯỚI LỬA NGƯỜI CÙNG
*
Kính tặng Người Lính Già BẢO TRÂM
*
Dưới ánh đuốc bập bùng, ngàn người đứng
Lửa lung linh đắc dụng trên đồi cao
Người nhìn người xúc động trong rừng sâu
Cùng cảm nhận lửa chập chùng sức sống.
 
Từ đất đứng bừng Lửa Thiêng Phù Đổng
Cùng đồng lòng quyết chống cả thù trong
Dẹp Cộng thù: Tàu, Việt quá cuồng ngông
Phải báo động họa diệt vong dòng giống.
 
Ý Nga*5.4.2017
…………………………………………….

ĐO ĐƯỜNG: thơ Á Nghi 27.5.2018

ĐO ĐƯỜNG
Anh nói đùa có duyên
Chọc cười người-đo-đất*
Vừa xoa dầu, vừa truyền
Những lời ngọt như mật:
-Trầy trụa thấy mà thương
Chắc là em sợ lắm?
Thôi đã lỡ đo… đường
Đưa tay anh trích máu
Đo luôn đường trong… thân
Xem thử mặn hay ngọt?”
Tay băng bó ân cần
Miệng cười anh khẻ hỏi:
-Chắc thèm cháo đây mà
Sáng sớm đi… chụp ếch!
Không mưa, ếch đâu ra?
Ếch nào sống trong tuyết?
Thôi! Uống sữa đi nè
Công… đo đường chắc đói?
Chút nữa nói anh nghe
Mặt tiền bao nhiêu thước?
Vết trầy đẹp như xâm
Tha hồ khoe nước biển!
Rất đẹp những chỗ bầm
Khỏi phun màu tốn điện!
Bây giờ hãy đi nằm
Nệm ấm, êm hơn tuyết!
Quả thật anh không lầm
Võ công em thâm hậu!
Nhờ tập thể dục đều
Xương cốt không dám…. gãy!
Cú té này nhẹ hều
Judo em còn nhạy!
 
Á Nghi,  27 tháng 5.2018
 –
*Đo đất, đo đường, chụp ếch: té
………………………………………………..
HẸN HÒ
 
Cao nguyên đồng cỏ mịn màng
Dìu nhau những bước dịu dàng thong dong
Rủ rê ngắm sắc cầu vòng
Rủ ren, dắt díu thả rong suốt ngày.
 
Á Nghi     
Canada**28.12.2016
……………………………………………
KỲ DIỆU
 
Đôi môi mọng em tươi cười tinh nghịch
Nhiều điều chưa bày tỏ mà uy nghi
Em kiêu sa, huyền bí, ẩn chứa gì?
Mà tỏa sáng trong hương thơm dìu dịu?
 
Tà áo trắng mang kiêu kỳ yểu điệu
Anh đăm chiêu, ngượng nghịu chẳng ra lời
Ôi tiểu thư xinh đẹp nhất trần đời
Sao lộng lẫy và thương yêu trìu mến!
Á Nghi     *25.8.2016.
…………………………………..
Á Nghi hân hạnh giới thiệu trang web:
TIẾNG THÔNG REO- A.C.La & -Quốc Gia Hành Chánh
HỎI THẦM
 
Ôn tồn giọng nói thân quen
Hiền hòa ánh mắt to, đen, ngọt ngào
Trái tim chẳng biết thế nào?
Lạnh lùng, ấm áp, lắm đào, thủy chung?
Mỗi ngày Ai cứ ung dung
Theo hoài, năn nỉ: –Đi cùng cho… vui!
Đường gần gũi, quả… vui rồi
Đường xa, tất tả ngược xuôi: vui, buồn?
Cấy cày, xuống biển, lên non,
Nghèo nàn, khốn khổ có còn ngọt chia?
Hay là sẽ sớm đoạn lìa?
Dây dưa dại dột, Ai Kia phụ tình?
Á Nghi*25.8.2016
………………………………………..
LOAN PHƯỢNG
*
Mừng đám hỏi hai cháu PHƯỢNG LOAN
*
Anh hồi hộp chờ ngày Mẹ xem mắt
Em lo âu, nhút nhát, đợi Trời thương
Trời chắc thương Loan Phượng ngọt mật đường
Ban ân, thưởng Người Thương chung một hướng?
Á Nghi*1.1.2017
………………………………………………
Giới thiệu trang web của
TRƯỜNG NAM TRUNG HỌC THỦ KHOA HUÂN VĨNH LONG

Bữa Cơm Thủy Thủ Già

Chủ Nhật 25/3/2018, tại thành phố Garden Grove, Thủ Đô Tỵ Nạn, bác Tài béo được bà vợ hiền lái xe đưa đến New Island Seafood Restaurant sớm nhất. Ông chủ Câu Lạc Bộ Thuỷ Thủ Già ngồi chễm trệ, trực hạm kiều trên chiếc xe lăn do phu nhân túc trực bên cạnh nhìn chồng với ánh mắt âu yếm.

 

Bác Tài béo cười tươi như hoa

Ông hẹn bạn bè lúc 11:00AM, mà ông đã ngồi trực từ lúc 10:20AM để tươi cười chào đón bạn bè. Lời hứa cuả bác Tài đã trở thành sự thực, sau khi anh vật lộn với những cơn đau đớn như cắt ruột sau nhiều lần giải phẫu cột sống và vã mồ hôi cố gắng luyện tập thể lực trị liệu để không phải nằm liệt giường mà còn có thể chống gậy đi lại được. Bác Tài béo tâm sự rằng phải có máu Hải Quân, chan hòa tình đồng đội và tình yêu thương cuả người vợ hiền đã dành cho bác nên bác đã có thể đứng ra tổ chức được bưã cơm họp mặt bạn bè ngày hôm nay.

Ngoài những sinh hoạt chính thức do Hội Hải Quân Cửu Long Nam Cali tổ chức, các anh em đoàn viên, các khoá SQHQ, OCS…, thường hay quy tụ để họp mặt riêng tư vui vẻ trong không khí thân mật với nhau bằng hình thức này khác. Bác Tài béo là người thường hay đứng ra tổ chức những bữa cơm thân mật của các Thủy Thủ Già hai hoặc ba lần trong một năm, nhưng vì bệnh hoạn nên đến hôm nay mới thực hiện được. Sau hơn một năm, các người thuỷ thủ già lại được dịp kéo nhau thù tạc.
Hiện diện trong buổi sinh hoạt này có bà Đô Đốc Chung Tấn Cang, các vị niên trưởng thâm niên HQ như cựu HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê, Vũ Trọng Đệ, Nguyẽn Văn Hớn, Phan Phi Phụng….quý anh Nguyễn Hào Cường, Lý Thành Quy, Nguyễn Duyên…
Bà đô đốc Cang vẫn tráng kiện và đẹp lão với nụ cười hiền hậu đã bắt tay chúc Tết và chúc sức khoẻ từng người. Hai vợ chồng anh Tài lăng xăng lo ra món ăn và hối thúc tiếp vụ mang đồ ăn ngon miệng cho thực khách đế nỗi quên cả sực phàn.
Theo lời đề nghị của MC HQ Thanh, các anh em thuỷ thủ già đã lần lượt đứng lên kể lại những kỷ niệm hào hứng trong đời đi biển, đi sông và trong các đơn vị. Mọi người chăm chú nghe và vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng.
Ngồi bên cạnh ông thiếu sinh quân HQ Phiệt, ông thao thao kể lại kỷ niệm hào hùng trên Trợ chiến hạm HQ 226, ông nói nhờ Hạm Trưởng Dinh nhanh trí đã khai hoả trước nên cả Trung đoàn vc phục kích sẵn hai bên sông tưởng bị lộ nên bắn trả, rốt cuộc ông đã cứu được chiến hạm và  tiêu diệt cả Trung đòan vc nhờ hoả lực hùng hậu cuả các loại đại pháo tiểu pháo, đại liên…trang bị chật boong và tinh thần chiến đấu rất ư dũng cảm của thuỷ thủ đoàn. Ông rất tâm đắc gật gù:”Nếu mang mấy chiếc Trợ chiến hạm ra Hoàng Sa năm 74 thì mâý thằng tàu chạy bỏ mẹ”, ông tiếp tục: “Ruộng miá bạt ngàn hai bên sông đã được đạn chiến hạm tiện bằng đến tận gốc, dân chúng khỏỉ cần phải chặt cho mất công”.
Hỏi ý kiến cụ thuỷ thủ Tony “Blair”, ông cụ có tên Mỹ là Tony, nhưng cụ không quên nhấn mạnh họ là Blair, trùng tên với cựu Thủ tướng Anh cát lợi Tony Blair:” tại sao cụ đã trên 90 tuổi mà trông cụ vẫn hiên ngang quắc thước như vấy?”, ông cụ mới rút ra trong áo một mini bi đông làm bằng titanium bóng lộn đã trống rỗng:”Chẳng khó cứ mỗi ngày một bình toong rượu quý cỡ Cordon Blue, hoặc VSOP chứ đừng mua lọai rẻ tiền về tu là khoẻ re”.  Anh bạn Tranh hiền lành hỏi cụ: “Cái bình tong này cụ mua ở đâu?”.  Cụ Peter hãnh diện: “Ấy, thằng còn trai cuả tôi nó order online cho tôi đấy”.
Nhìn các khuôn mặt nhăn nheo, nhưng không dấu được vẻ phong sương vì sóng gió biển khơi. Người thì ngồi xe lăn, người thì chống gậy, người đi chân chữ bát, khập khiễng bên nhau cười đuà, hàn huyên như bắp rang. Có cụ còn quên luôn cả người bạn cùng khoá thân thiết, nói trước quên sau, nhưng vẫn đến với nhau trong một buổi họp mặt cuối tuần. Thật là cảm động cho tình đồng đội cùng quân chủng biết bao.
Người thủy thủ già thường hay tâm niệm rằng gặp mặt nhau khi sống quý hóa hơn là viếng nhau khi chết.

Thủy Thủ Sồn Sồn 
Các nàng dâu Hải Quân
Ba Chung Tấn Cang bắt tay HQ Khoa San Diego

Bà đô đốc Chung Tấn Cang bắt tay chúc Tết và thăm hỏi từng người
Các thủy thủ già thăm hỏi bác Tài béo.
HQ Hồ Ngọc Minh Đức
Bác Tài béo nâng tay HQ Đại Tá Vũ Trọng Đệ K5

Niên trưởng HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê nói chuyện với một thủy thủ già

HQ Đại Tá Nguyễn Văn Hớn K5, thủy thủ già Vũ Kim Thanh
HQ Phan Đình Bá
L to R: Thủy thủ già Tony Blair nâng niu chiếc bình toong, HQ Tranh và phó nhòm
Hình lưu niệm

Hình Ảnh TCH (K.18)

 

Tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Hoa Kỳ đến Nha Trang từ ngày 19/5 đến 03/6/2018

(Xin vui lòng làm phước share giúp khắp nơi cho các bệnh nhân nghèo)

Tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Hoa Kỳ đến Nha Trang phẫu thuật thay khớp miễn phí cho những bệnh nhân bị khớp háng, khớp gối.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “đối tác Thái Bình Dương” do Chính phủ Hoa Kỳ phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức tại TP. Nha Trang, từ  ngày 19/5 đến 03/6/2018.

Những sự kiện chính của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2018 bao gồm:

Các dự án hành động dân sự, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hội thảo y tế và huấn luyện đối phó với thảm họa thiên tai.

Dự kiến sẽ có hơn 800 nhân viên đến từ Hải quân Mỹ và các quốc gia khác sẽ tham gia vào các hoạt động của Chương trình năm 2018.

Tàu bệnh viện USNS Mercy được xem là “bệnh viện di động khổng lồ” trên biển của hải quân Hoa Kỳ với quy mô lên đến 1.000 giường bệnh cùng 12 phòng mổ.

Nhiệm vụ chính của tàu USNS Mercy là cung cấp các dịch vụ phẫu thuật và y tế di động sắc bén, linh hoạt và nhanh chóng để hỗ trợ thủy quân lục chiến, các lực lượng đặc nhiệm mặt đất và trên không, các đơn vị không quân và lục quân triển khai trên bờ, các lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường biển và các lực lượng chiến đấu trên mặt nước.

Đồng thời tàu còn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phẫu thuật di động trong các nhiệm vụ cứu trợ quốc tế tại những vùng thiên tai hay chiến sự.

Tàu Mercy luôn được nâng cấp đổi mới những trang thiết bị y khoa hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn cho bệnh nhân. Với đội ngũ bác sĩ hơn 300 người, có thể chữa trị cùng lúc cho hơn 1.000 bệnh nhân. Đây thực sự là một bệnh viện nổi hiện đại giữa đại dương.

Năm nay, món quà mà tàu Mercy dành cho bệnh nhân nghèo tỉnh Khánh Hoà là sẽ thay miễn phí 30 bộ khớp háng, 30 bộ khớp gối và phẩu thuật cho các BN bỏng di chứng co rút, lazer thẫm Mỹ.

Đội ngũ y tế của Hải quân Hoa Kỳ sẽ phối hợp với chuyên gia, bác sĩ nhiều nước tiến hành phẫu thuật miễn phí thay khớp háng và khớp gối  cho các bệnh nhân  tại Nha Trang. Những ca phẫu thuật sẽ được thực hiện ngay trên tàu USNS Mercy và tại một số bệnh viện trên địa bàn TP. Nha Trang

Đây là một cơ hội tốt và rất hiếm vì số lượng khớp có hạn nên những người có bệnh lý về khớp háng, khớp gối nên đến liên hệ sớm tại khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình – Bỏng (Phòng khám Ngoại chấn thương tại khu khám bệnh BVĐK tỉnh Khánh Hoà, để đăng ký khám sàng lọc cho đủ số người được thay khớp miễn phí (từ ngày 19/5 đến 3/6/2018).

Các xét nghiệm trước và sau điều trị sẽ được chi trả theo chế độ BHYT hiện hành.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA –

Địa chỉ: 19 YERSIN – NHA TRANG –

Tel: +84.58.3822175
Bạn nào có nhu cầu hoặc thắc mắc điều gì xin liên hệ

BS Ngoại chấn thương
LÊ MINH HOAN
điện thoại : 091 441 5443

hoặc email: drleminhhoan@gmail.com để được giải đáp cụ thể.

Mọi người vui lòng share thông tin này. Hy vọng các bệnh nhân khu vực Nha Trang và phụ cận, nhất là những bệnh nhân nghèo sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Nguồn:Ánh Tuyết Nguyễn -KNV

VIỆT NAM CŨNG SẼ CÓ MƯA

Lên án cộng sản, Việt Cộng và Việt gian là trách nhiệm chung của tất cả
người Việt Quốc Gia, thuyền nhân tỵ nạn chính trị và Quân Nhân QL VNCH.v.v…
Đây không phải chỉ là bổn phận riêng của những người tay yếu, chân mềm.
Xin đừng làm nãn lòng những người phụ nữ 
đã phải trả một giá rất đắt để có được tự do hôm nay.
 
Chúng tôi chọn thế đấu tranh chống Cộng bằng ngòi bút
để các thế hệ đi sau thấy rõ tội ác của bọn chúng.
***
*Truyện ngắn & thơ Ý NGA (23.4.2018: Ôi Niềm Đau Quốc Hận)
Thơ BẢO TRÂM (Anh Hùng Hồ Ngọc Cẩn)
Nhạc  DÂN CHỦ CA (Hòa âm & trình bày >>Ca Nhạc Sĩ NGUYỄN VĂN THÀNH >>Khởi Đầu, Chấm Dứt Ở Đâu?)
>>Cám ơn Việt Nam NGUYỆT SAN

RA NGÕ GẶP TOÀN… “TƯỚNG”

Cảm tác nhân nghe bạn kể chuyện.
Tặng quý anh: Long, Thành, Cường WW.
*
Ý Nga, 21.4.2016

Một người bạn của tôi ở Mỹ gọi về VN thăm một người bạn thân khác của thời còn là sinh viên, đang mang nhiều chứng bệnh trong người:
-Mày dạo này khỏe không?
Bạn trả lời:
-Tao dạo này hoàn cảnh rất là hoàn cảnh, tâm tư rất là tâm tư!
Bạn tôi ngơ ngác, chẳng hiểu hôm nay thằng bạn trúng phải… gió độc gì mà nói chuyện khó hiểu quá?
-Là sao?
Thế là người bên kia phải có một màn giải thích cho người bên này hiểu
-Tao đọc báo thế này:
“Là vì Quốc hội không muốn phong quá nhiều tướng, (gần 500 tướng quân đội, hơn 500 tướng công an rồi), nên Đại Tướng Bộ Trưởng
Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh muốn xin Quốc Hội đoái thương mà đồng ý phong tướng càng nhiều càng tốt:
-“Không phong Tướng, anh em tâm tư!”
-“Học viện Hậu cần trước đây là 3 trường sỹ quan, trung cấp hậu cần, giờ là 3 trong 1. Như vậy có từ lâu rồi, giờ hạ xuống, anh em rất tâm tư”.
-“…Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng, tôi cho là rất mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư…” .
-“Sáu binh chủng hợp thành quân chủng, có mỗi Chủ nhiệm khoa trước đây là Thiếu tướng bây giờ cắt đi rất khó, tâm tư lắm các đồng chí ạ!” (hết trích)

Đúng là tếu lâm! Bạn tôi chỉ quen theo dõi chuyện… thường dân nên có biết gì chuyện mấy ông… nội tướng tá VC này, nhưng cũng có được một buổi sáng vui cho hai thằng bạn ở hai trời thương nhớ. Vui mà buồn, mà ngậm ngùi cho dân tộc Việt có một ông “tướng… sĩ tượng” như thế!
*
Nghe chuyện tức cười mà sao tôi… tức mình quá!
Tôi nghe bạn kể lại chuyện này đã gần một tháng rồi, từ đó tôi cẩn thận hơn trong lối hành văn khi viết văn xuôi, (nhiều khi không cẩn thận, cứ viết theo kiểu văn vần mà trạng từ, tĩnh từ chạy lung tung lạc vào vị trí của danh từ, động từ hay ngược lại thì… nguy với độc giả).
Nhân tiện có một vị độc giả vừa góp ý về chuyện văn phạm của VC, tôi viết bài này để chúng ta cùng ngậm ngùi trong một ngày buồn bã của Tháng Tư:

Quê hương, tướng hóa “tàn” quân
Ngàn tên, “điệp vụ” mười lần chiến tranh:
Tướng tính kinh doanh,
Tướng bạo làm giàu,
Tướng chúa mua tàu
Về… đậu đó: khoe.

Phong, thăng tướng tá đỏ lòe
Thứ dân? Giáng cấp, súng xòe dọa hăm
“Quân hàm” đỏ cả Việt Nam
Giặc vào? Tướng tá ngậm tăm vào… tròng!

Làm chi “Học Viện Quốc Phòng”?
“Tâm tư”? Cứ thế mà phong cho nhiều!
Phong nhiều, không chịu giảm chiêu
Vài ngàn vẫn thiếu! Đủ điều chưa… ăn!

Tướng nhiều, thù dám xâm lăng?
Chạy văng hết dép… râu! Rằng: thua to!
Anh hùng ra ngõ gặp? Co!
Còn: quân hèn nhát, say, no, cù lần!

Toàn quân hay đã “tàn” quân
“Địa bàn trọng yếu”? Toàn dân Hán ngồi!
Kể gì “đặc biệt, lỏng bôi”
Kể gì “đơn vị” xa xôi bên ngoài.

Ngày xưa “thắng Mỹ” khoe hoài
Bây giờ Hán Cộng là loài chi chi?
Giương oai giỡn mặt Vi Xi?
Đánh cho Hán cút giùm đi xem nào!
Tướng: trung, thượng, đại… ối dào
Phong nhiều sao để địch vào giữa ta?

Công an, tướng, tá rước Tà?
Dân làm chính nghĩa Nước Nhà mới yên!

Ý Nga, 21.4.2016

*BÀI ĐỌC THÊM:
http://giaoduc.net.vn/…/Dai-tuong-Phung-Quang-Thanh-Khong-p…

Ông Dương Trung Quốc: “Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?”

Phó Chủ tịch QH: Phong tướng quá nhiều, giờ giảm xuống họ không chịu

Tôi rất lấy làm tâm tư!

 

VIỆT NAM CŨNG SẼ CÓ MƯA

 

Ruộng đồng cần nước làm nông
Trâu không, ruộng nẻ… lạy Ông mưa giùm
Nếu không, sẽ chết cả chùm!
Dũng* (vũng) khô, Hồ* cạn còn đùm bọc ai?

Dân nghèo giật gấu, vá vai
Hong Kong “đại hạn” thử tài “nước” nôi

Ý Nga, 2-11-2014

*DŨNG, HỒ: Xin hiểu như 2 danh từ riêng

BUỒN ƠI LÀ BUỒN!

Nhiều cái mồm lý sự
Cùng ngồi lại với nhau
Chửi nhau cho thật đau
Đòn nào cũng chí tử!

Không một ai chế ngự:
Người vung súng, kẻ dao.
Khoe trường kiếm, đoản đao
Toàn ác tính, giận dữ.

Toàn chia tam, xẻ tứ
Đâu quân tử, chính nhân?
Ai người thật thương dân?
Chia: tuốt tuột mọi thứ!
Thì kết nối làm sao?

Ý Nga, 7-11-2014

ĂN CÁNH VỚI NHAU

Làm chi cũng trật lất
Ăn bất kể quân thần
Một chữ cũng bù trất
Không làm gì nên thân.

Khẩu hiệu rất chói tai,
Thực hành càng chướng mắt.
Dân chẳng biết cậy ai
Đành cúi đầu, giấu mặt.

Tên đảng là Tham Ăn.
Khẩu hiệu đọc vanh vách
Giặc sát nách không ngăn?
Toàn gàn dở bát sách.

Sách đốt sạch, học chi?

Ý Nga, 7-11-2014

…………………………………..

Thơ
BẢO TRÂM

Anh Hùng Hồ Ngọc Cẩn

 

Sử nhận ơn ghi mấy đủ bù
Anh Hùng tử tiết đã bao Thu
Can trường giữ vững nơi tiền tuyến
Sĩ khí nâng cao tận chiến khu
Đấu chí nên gương vùng trách nhiệm
Hùng tâm tỏ rõ chốn lao tù
Hô vang chính nghĩa Cờ Ba Sọc
Tới chết không nương lũ cộng thù.

Tháng Tư-2018

Ý Nga kính chuyển và cám ơn:

KHỞI ĐẦU, CHẤM DỨT Ở ĐÂU?

Thơ: Ý Nga
Nhạc & trình bày: Nhóm Dân Chủ Ca

(hi-speed)
Kính mời Quý Vị vào thăm trang nhà danchuca.org qua “link” sau đây:
http://www.danchuca.org/DanChuCaPhoTho.shtml
http://www.danchuca.org
KínhDanChuCa.org

KHỞI ĐẦU, CHẤM DỨT Ở ĐÂU?

 

Đi đâu cũng chẳng về đâu
Ở đâu cũng thiếu ngọt ngào quê hương
Đi đâu cũng nhớ, cũng thương
Bụi tre, bó rạ, con đường làng xưa.

Mặt sông nghiêng bóng hàng dừa,
Lời ru võng mẹ giấc trưa dỗ dành…
Gánh Quê là gánh ân tình
Hai vai nặng trĩu vong linh dân lành.
Vì Dân, vì Nước, vì mình:
Máu oan đã giữ thái bình quê hương.
*
Từ dân trong tay bạo cường
Về đâu cũng chỉ tang thương, u sầu!
Đàn con đi đẩu… đi đâu?
Hiếu, trung ở tận đẩu… đâu chưa về?

Ý Nga, 30-10-2011

Ý Nga kính chuyển và cám ơn:

Nguyệt San VIỆT-NAM
Tạp Chí Văn Học Ðấu Tranh Cho Một Việt Nam Tự Do Dân Chủ
Apr 19 (13)
Mãi mãi yêu em – Love you forever (Thơ Vĩnh Liêm)
Sài Gòn ,Vũng Tàu trước 1945
Thủ tướng Đức, Angela Merkel thật sự giàu như thế
Vĩnh biệt ký giả Bê Tê – Phan Mạnh 

Trở Về Gặp Lại – của June Nguyen April 14, 2018
Thơ Du Li : An ủi – Gia tài – Chào April 14, 2018
Chén Thuốc Rầy – Trần Văn Lương
Những Câu Hỏi – Chu Bách Việt
Thơ Ý NGA (19.4.2018: Tháng Tư Nào Được Vỗ Về
Những chuyện sau 30-4-1975 không thế nào quên được…
DÂN TRÍ
TỰ TRUYỆN – THÁNG TƯ BUỒN – Vũ Đăng Khoa
North and South Korea to officially end war after …
Apr 18 (17)
Giải Ảo Thời Sự – KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Read The Latest News On NSVIETNAM Blog
http://nsvietnam.blogspot.ca/

Bùi Bảo Sơn CVA65

Biếm thi chính trị

*Thơ Ý NGA (24.4.2018: Thuyền Nhân Tỵ Nạn Chính Trị)
>>TAM ANH-LÊ ANH DŨNG (video kịch thơ “Nguyễn Trãi Gặp Thị Lộ”, do CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ trình bày)
>>Nhạc DÂN CHỦ CA (Không Riêng Tây Nguyên >> hòa âm và trình bày: Ca Nhạc Sĩ NGUYỄN VĂN THÀNH)
Phần thơ không tranh ở cuối trang.
TỪ THÁNG TƯ 
NĂM ẤY
 
Tháng Tư có lắm thứ tang
Táng thư, cáo phó… kinh hoàng lòng dân.
Tang chung: Quốc Hận bao lần
Tang riêng: Chiến Sĩ chung phần chết oan.
Bất toàn, cả nước gian truân.
Hoan hô, “hồ hỡi”? Chỉ toàn Việt gian!
Tháng Tư ứa lệ giang san
Khói nhang tưởng niệm ngút ngàn về đâu?
Ý Nga, 26.4.2016
……………………………………………….
Biếm thi chính trị
TIỂU BÌNH?
Cảm tác nhân nghe một câu nói đầy xúc động của sinh viên Hongkong:
“Không cần lựu đạn cay!
Chúng tôi đang khóc đây rồi!”
*
Xe tăng cán xác sinh viên
Thiên An Môn ấy đã ghiền máu tanh!*
Hong Kong không sợ! Quyết giành!
Quyền dân tự quyết! Đấu tranh chưa dừng.
Vẫn sinh viên, há dửng dưng?
Cộng Tàu đàn áp, không ngừng hăm, ban:
-“Nếu cần bắn mấy trăm ngàn*
Thì ta cũng bắn!” Khoe tàn ác ra*
TIỂU BÌNH mà ĐẶNG quỷ ma
Bắn hoài chẳng lẽ Trời tha sống hoài?
TIỂU BÌNH? Bình tiểu* thị oai?
Bắn đi! Bắn thử! Thơm, khai danh truyền!
Biểu tình tiếp diễn triền miên!
CẬN BÌNH*: đại, tiểu? Thắng THIÊN không nào?
Ý Nga, 7-11-2014
 
1* 1989, lãnh tụ Tàu Cộng ĐẶNG TIỂU BÌNH đã ra lệnh cho
xe tăng tràn vào Thiên An Môn cán nát sinh viên biểu tình.
2* 200.000 sinh viên Hong Kong.
3* Cũng lại TIỂU BÌNH vừa tàn ác hăm dọa và bảo ban:
“Nếu cần phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung
Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn thì tôi cũng vẫn bắn!”
4* Tiểu Bình = xin hiểu theo nghĩa cái bô.
5* TẬP CẬN BÌNH: Xí JìnpíngTổng Bí Thư Tàu Cộng
……………………………………………………………..
Biếm thi chính trị
DẠ TIỆC
 
Ông, bà tụ họp ăn chơi
Nhảy đầm, nhảy… điếc nơi nơi linh đình
Nhạc ồn muốn… điếc, xập xình:
Dạ… thưa, dạ… tiệc, dạ… Mình đánh Ta
Chống ai, sao đánh Quốc Gia?
Nhảy qua, nhảy lại, nhảy ra Việt gì?
Sol Sol, “bác” nhảy Đố Mì*
Dày da, dày nhựa nhảy bì Dép Râu?
Người nào tóc cũng bạc đầu
Khấu đầu “Dạ!” đảng. Xúm cầu. Ai cung?
Ý Nga, 7-11-2014
…………………………………………………….
Biếm thi chính trị
TRẬN NÀY LÀ TRẬN 
“KHÔNG” CHIẾN
 
“Uống đi Bạn!” Cạn ly đầy, lại rót!
Cạn ly đầy, đầy ly cạn… luân phiên
Say đảo điên quanh yến tiệc đã ghiền
Nhà nguy biến? Có… sinh viên chống đảng!
Ý Nga, 7-11-2014
Canada, 21.7.2017
Thưa Quý Bạn Trẻ Quốc Nội,
Đọc lại hùng sử Việt, nhìn lại những trang bi sử nhục nhã mà đảng CSVN đã và đang thực hiện, các Bạn chắc hẵn cũng đang chia sẻ cùng một mối ưu tư với chúng tôi, những người đã ra đi vì tự do ở tuổi 20, nhưng chưa hề quên đồng bào trong nước.
Ý Nga kính mời Quý Bạn cùng chia sẻ những thổn thức của tuổi 50 khi nhìn lại cố quốc: vẫn là một quê hương, nhưng ngập chìm hơn trong tăm tối, sau 30 năm chúng tôi rời nước:
 

KHÔNG RIÊNG “TÂY NGUYÊN”

Thơ Ý Nga
Nhạc Dân Chủ Ca
Web site http://www.danchuca.org (mục THƠ PHỔNHẠC)
 
Lời thơ
Phá ách xâm lăng: Lê Thái Tổ!
Dẹp thù hiển hách: Trần Nhân Tông!
Quang Trung đánh Mãn: tan hồn phách!
Phá T
ống, bình Chiêm: Lý Nhân Tông!
*
Máu tô hùng sử còn không,
Mà quên công khó Cha Ông? Tà quyền?
 “Tây Nguyên”! Biến động Cao Nguyên!
Dân gào tiếng thét: Chủ Quyền Việt Nam!
*
Một “bầy” học dở, bở làm
Hoàng, Trường Sa mất chẳng thèm bận tâm
Đường Lào, Cam Bốt: mặt Nam,
Phía tây: Tàu cũng tham lam “mua” rồi!
 
Bắc phương chỉ cần hở “Môi”*
Răng” Bác, “răng” Đảng? Ôi thôi sá gì!
Nguy cơ mất nước? Chí nguy!
Hồ Ba Giang, “Beauxite” đỏ: lợi chi quốc phòng?
 
Lâm Đồng cho đến Dak Nông,
Ngụy trang Hán giặc: ngoài, trong chững chàng 
Bắc, Nam, Trung: đảng quy hàng,
Thành “Chiêu Thống Mới” rước sang kẻ thù*
 
Bao sư đoàn giặc lù lù
Nhà Tu * lên tiếng, Nhà Tù rung rinh
Lòng dân phẫn uất, bất bình
Hại dân, phản quốc, lộng hành Việt gian.
 
Vùng lên trừng trị bạo tàn!
Thăng Long, Vạn Kiếp huy hoàng sử xưa!
Mê Linh cờ phất, trống khua
Diên Hồng “Quyết chiến!” Người xưa chẳng lầm!
 
Bạn ơi! Xưa bày, nay làm
Bình Than Hội Nghị đồng tâm hào hùng
Bạch Đằng Giang đã lẫy lừng
Ải Chi Lăng, giặc cũng từng thất kinh.
 
Sông Như Nguyệt với hùng binh,
Đống Đa khí phách quân hành! Khắc ghi!
Bến Chương Dương vẫn uy nghi!
Xin đừng nhu nhuợc! Cứu nguy sơn hà!
*
Ngoại xâm quyết chống! Không tha!
Thương ca cùng hát: Giữ Nhà Việt Nam!
 
Ý Nga, 15.4.2009.
                                   
-Vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của đời Trần, vừa có tài, đảm lược, vừa nhân đức. Người đã từng trải qua hai lần đại chiến với quân Mông Cổ và đã cùng với Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn, chủ tọa cuộc hội nghị tối cao về quân sự tại Bình Than với các vương hầu, để quyết định cho sự sống còn của Việt-tộc thời ấy.
 
-Vua Lê Thái Tổ là người lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh trong vòng 10 năm và thu hồi nền độc lâp vào năm 1428.
 
-Đại đế Quang Trung chỉ trong vòng 7 ngày đã đánh tan gần 300 ngàn quân Mãn Thanh vào năm Ất Dậu 1789.
 
-Vua Lý Nhân Tông được lịch sử ghi công đã 2 lần hiển hách: “PHÁ TỐNG, BÌNH CHIÊM”
 
*Bến Chương Dương, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp, Thăng Long , Vân Đồn, Thiên mạc là những địa danh đã có những trận thắng lớn đánh quân Mông Cổ.
 
*Ải Chi Lăng: nơi quân ta đã chém đầu hầu Nhân Bảo, tướng nhà Tống, dưới thời vua  Lê Đại Hành và quân của Bình Định Vương Lê Lợi cũng đã chém đầu tên Liễu Thăng tại đây (trên ngọn đồi Mã Yên)
 
*Sông Như Nguyệt: nơi Lý Thường kiệt chỉ huy, đánh chận được bước tiến ồ ạt của quân Tống, không cho tràn sang nước ta.
 
*Đống Đa và Ngọc Hồi là hai nơi quân ta đánh với giặc Mãn, đã khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy thoát thân.
 
*Năm 1974: Tàu đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam
  Năm 1988: Tàu chiếm luôn Trường Sa.
 
*Bộ Chính Trị CSVN, với dự án ngụy trang: Khai Thác “Beauxite’ ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dak Nông) đã rước bọn lãnh đạo Tàu vào Nhà VN.
 
*Những tù nhân chính trị và cũng là những vị chân tu đã khí khái chống lại CSVN từ bao năm qua như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý…v.v…
*Khẩu hiệu VC: “Môi hở răng lạnh”.
Ý Nga kính chuyển và cám ơn:
Video kịch thơ 
“NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

Sent: Tue, Apr 17, 2018 2:23 pm
Subject: Xin đa tạ Trưởng Tam Anh và NS Cao Minh Hưng 

Fwd: Video kịch thơ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

Xin Thành Thực cảm ơn Trưởng Tam-Anh Lê Anh Dũng và Bác Sĩ Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng đã 

thực hiện KỊCH THƠ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ” để tưởng nhớ NGUYỄN TRÃI,
Đệ nhất công thần Nhà Lê, tác giả “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”(1428) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay
 lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Thân kính,
KV


From: dung le
Date: 2018-04-17 11:15 GMT-07:00
Subject: video kịch thơ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

THUYỀN NHÂN 
TỴ NẠN CHÍNH TRỊ
 
Thương dân, yêu nước. Rõ ràng:
Lấy chính nghĩa làm cẩm nang
Dù bao nhiêu năm vẫn thế
Chúng tôi đi dưới Cờ Vàng!
 
Xót xa nỗi niềm băn khoăn
Khi thấy dân chịu nhục nhằn
Trong tay những người cộng sản
Không làm, bắt dân nuôi ăn.
 
Kết nối anh em xa gần
Nhắc nhau Tiên Tổ tri ân,
Chống phường Cộng nô vong bản,
Quyết cảnh giác trò mỵ dân!
 
Dù cho mỏi gối, chồn chân
Vẫn cương quyết chống vô thần.
Chống Cộng đòi hỏi kiên nhẫn
Và lòng tự nguyện dấn thân.
 
Nhìn về quê hương điêu tàn
Dân chúng đói rách, lầm than
Xót xa trước lời ta thán
Chúng tôi sá gì gian nan!
 
Ý Nga, 19.4.2018
*************************************************
Lên án cộng sản, Việt Cộng và Việt gian là trách nhiệm chung của tất cả
người Việt Quốc Gia, thuyền nhân tỵ nạn chính trị và Quân Nhân QL VNCH.v.v…
Đây không phải chỉ là bổn phận riêng của
những người phụ nữ tay yếu, chân mềm.
Xin đừng làm nãn lòng
những người phụ nữ đã phải trả một giá rất đắt để có được tự do hôm nay.
Chúng tôi chọn thế đấu tranh chống Cộng bằng ngòi bút
để các thế hệ đi sau thấy rõ tội ác của bọn chúng.
*************************************************

 

Sống Chẳng Còn Quê – Nguyễn Khắp Nơi

Tuần trước, tôi có dịp hàn huyên với Bác Sĩ Trần Xuân Dũng và đã được ông tặng bản in đặc biệt của cuốn hồi ký của ông với tựa đề “Sống Chẳng Còn Quê”.

Cuốn tự truyện của Bác Sĩ Dũng dầy 685 trang (A5), bìa trước in hình Quê cũ của ông, với căn nhà gỗ phên nứa, có dàn mướp leo trước nhà, bìa sau là hình ảnh “Quê Người” đang độ vào Thu với cây sồi lá đã đổi qua mầu vàng rực rỡ.

Tôi đã đọc nhiều sách, nhiều tiểu thuyết, nhiều hồi ký, cuốn nào cũng dầy, cũng có hình ảnh, trung bình là khoảng 400 trang, ít khi có một nhà văn, nhà thơ nào dám viết, dám in một cuốn sách dầy trên 500 trang. Vậy mà Bác Sĩ Dũng dám viết, dám in một cuốn hồi ký 685 trang (chưa kể hai trang bìa)!

Có người dám viết một cuốn hồi ký 685 trang thì cũng có người dám đọc hết 685 trang hồi ký đó.

Tôi đọc liên tiếp năm đêm, đọc từng trang sách, xem từng tấm hình do gia đình cung cấp và do ông tự chụp. Tôi đọc say mê, đọc không sót một chữ, xem không thiếu một tấm hình nào cả, đọc nguyên cuốn trong suốt năm đêm liên tục.

Cuốn hồi ký này có gì đặc biệt mà tôi phải thức năm đêm liền để đọc, mà lại đọc say mê?

Đó là vì cuốn hồi ký đã kể lại cuộc đời của ông từ khi ông mới sinh ra đời (1939) cho tới khi định cư ở Úc Đại Lợi từ năm 1978 cho tới nay, 2018.

Lịch sử Việt Nam cận đại với những biến chuyển quan trọng, từ lúc giao thời của Hoàng Đế Bảo Đại (1930), của Chính Phủ Lâm Thời của Trần Trọng Kim, của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, nạn đói năm Ất Dậu, cho tới cuộc di cư vào Nam của hơn một triện người Việt nam, tới cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng và cuộc di cư lần thứ hai của người dân Việt 1975… tất cả đều gói ghém trong cuốn hồi ký này.

Do đó, tôi có thể nói, cuốn hồi ký của Bác Sĩ Trần Xuân Dũng là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Rút Gọn vậy.

Đó là lý do tôi đã đọc hết cuốn hồi ký, đọc từng trang, đọc say mê và giới thiệu với quý vị để cùng đọc cho vui, cho biết những biến chuyển lịch sử của nước nhà.

Ngoài cái việc làm bác sĩ ra, Trần Xuân Dũng còn có gì đặc biệt hay không?

Nhiều lắm bạn ạ!

Điều đầu tiên mà tôi phục là, sau khi tốt nghiệp Y Khoa tại Sài Gòn năm 1965, được trưng tập làm Y Sĩ Tiền Tuyến (dân y trưng tập vào Lính), ông đã dám… đăng Lính Thủy Quân Lục Chiến, làm Y Sĩ Trưởng cho Tiểu Đoàn 4, đóng tại Vũng Tầu.

Trận ra quân mở hàng của ông vào năm 1966 là ở ngay phía Tây của thành phố Sài Gòn, nhưng không phải là ở văn phòng, ở Quân Y Viện đâu, mà là ở ngay tuyến đầu Bà Hom của Tiểu Đoàn 4. Lính Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận đổ quân xuống xã Vĩnh Lộc, hành quân tìm và diệt địch. Người Lính đánh tới đâu, bị thương ở chỗ nào, bất kể đó là nơi tuyến đầu hay lúc xung phong, là Y Sĩ Dũng và toán quân y của ông có mặt nơi đó để lo cho anh em được an toàn, để giữ lại mạng sống cho người Lính Thủy Quân Lục Chiến.

Rời chiến trường Vĩnh Lộc, tiểu đoàn lại được trực thăng thẩy vào ngay giữa trận địa vùng Kinh Sáng và Kinh Ba Tà để tăng viện cho một tiểu đoàn Biệt Động Quân đang chạm địch từ tối hôm qua. Khi được lệnh đi tìm và cứu những thương binh Mũ Nâu, ông và toán quân y đi hết cánh đồng này tới cánh đồng khác, chỉ thấy xác chết của Lính Mũ Nâu chứ không có một thương binh nào cả. Y sĩ Dũng đã ôm máy truyền tin thảng thốt báo cáo:

“Trận chiến không có thương binh!”

Đúng vậy!

Nhưng có nghĩa là gì?

Nghỉa là, trước khi rút lui, bọn Việt Cộng đã dã man tàn sát tất cả những chiến binh Biệt Động Quân, dù là còn sống hay đã bị thương.

Có một hạ sĩ Biệt Động Quân chết gục trên khẩu đại liên M60, Y Sĩ Dũng lật ngửa xác người Lính lên để xem còn cách nào cứu anh ta hay không: Trên cổ người Lính có mang sợi giây chuyền đeo chiếc thánh giá, bọn Việt Cộng đã giết anh ta bằng cách bắn từng viên đạn lên ngực anh ta, bắn chéo thành hình Chữ Thập của cây thánh giá. Người Hạ sĩ đã bị bắn khoảng hàng chục viên đạn vào ngực và một phát vào đầu. Bị bắn kiểu này không phải là bị bắn trong lúc giao tranh, mà là bị hành hình! Chắc rằng, trong khi giao tranh, bọn Việt Cộng đã bị khẩu đại liên này giết nhiều lắm, cho nên khi anh đã bị trúng đạn ở đầu rồi, chúng đã nhào lên bắn thêm cả chục viên đạn vào xác người Lính Biệt Động để trả thù. Những xác chết khác, đều bị rất nhiều vết đạn ở trên người, chứng tỏ rằng, khi họ chỉ bị thương, còn sống, còn có thể chữa trị, nhưng bọn ác ôn côn đồ Việt Cộng trước khi rút lui, đã tàn nhẫn bắn hàng loạt đạn vào thân hình những thương binh Biệt Động Quân để hủy diệt mạng sống của họ.

Rời Tiểu Đoàn 4, ông được đổi về Tiểu Đoàn 6, rồi Tiểu Đoàn 3 và đến đầu năm 1968, ông được thăng cấp y sĩ trưởng của Chiến Đoàn B Thủy Quân Lục Chiến để trở lại giải cứu Sài Gòn đang bị bọn Việt Cộng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Đúng ngày Mùng Một Tết (30/01/1968), chiến đoàn đổ quân xuống ngay Bộ Tổng Tham Mưu để từ đó hành quân diệt Cộng tại Trường Tổng Quản Trị, Sinh Ngữ Quân Đội, Chùa Ấn Quang, đường Nguyễn Duy Dương và Bà Hạt. Chính tại nơi này, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đã bắt được tên phiến loạn Bẩy Lém (Lốp). Tên này được coi là phiến loạn vì y không mặc quân phục của Cộng Sản Bắc Việt hoặc của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà đã dùng vũ khí bắt chết rất nhiều sĩ quan trong Trại Gia Binh, và nhất là y đã giết hại cả gia đình của Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm hai vợ chồng và 6 đứa con nhỏ. Chính vì lý do này mà khi Thiếu Tá Ngô Văn Định (tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến) giao hắn lại cho Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tướng Loan đã xử bắn y ngay tại chỗ.

Thiếu Tá Ngô Văn Định (cầm súng Colt) đang dẫn tên Bẩy Lốp tới gặp Tướng Loan.

Một hôm, chiến đoàn họp hành quân, y sĩ trưởng của chiến đoàn cũng được tham dự. Khi được biết pháo binh của Thủy Quân Lục Chiến sẽ bắn vào khu Đồng Ông Cộ trước khi các tiểu đoàn hành quân diệt địch, Y Sĩ Dũng đã hốt hoảng ra mặt, vì đó là nơi cư ngụ của gia đình ông, ba mẹ và các anh em cháu của ông, làm sao bây giờ? Sau phiên họp, ông đã xin gặp riêng vị sĩ quan pháo bịnh, nói cho ông hay cớ sự và xin rằng:

“Anh rót cho khéo nhé, lỡ lầm vào nhà tôi,
Nhà tôi ở giữa vùng Đồng Ông Cộ,
Có dàn mướp đắng, có những người tôi thương…”

(Hồi đó, nhạc sĩ Anh Bằng chưa sáng tác bài Dàn Hoa Thiên Lý).

Quả thật, đạn pháo binh đã né nhà ông, cả nhà được yên lành.

Sau trận Mậu Thân, Y Sĩ Trần Xuân Dũng được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc.

Điều thứ Hai mà tôi phục là . . .Bác sĩ Dũng làm bác sĩ theo đúng lời thề của sư tổ Nghành Y Khoa (The Hippocratic Oath), chỉ chữa bệnh cho người có bệnh và giúp người chứ không cần kiếm nhiều tiền. Thì giờ còn lại, ông dùng để viết Sử Sách cho đời sau.

Ông nói với tôi một câu đáng nể:
“Người ta thường khoe với nhau: “Tôi có bốn năm căn nhà . . . tôi lái chiếc xe Mercedes ba bốn trăm ngàn . . . Đối với tôi thì lại khác, tôi chỉ có một căn nhà cho mẹ con chúng nó ở thôi, chạy xe thì tôi chạy chiếc Jeep (Vì đây là chiếc xe đầu tiên tôi được lái ở trận tiền, sau này mua xe, cũng chỉ xe Jeep mà thôi). Nhưng tôi đã viết được hai cuốn sách lưu lại cho hậu thế:

Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến và

Lịch Sử Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Để cho hậu thế biết rằng, ngày xưa, có một quốc gia tên là Việt Nam Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ, được bảo vệ bởi một quân đội tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một trong những binh chủng xuất xắc của Quân Lực này là Thủy Quân Lục Chiến, họ được săn sóc bới những y sĩ xuất xắc của Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

Hồi 1981 mới qua Úc, tôi xin làm thợ sơn xe cho hãng xe Nissan. Tôi cần việc làm nên nhận đại là mình biết sơn chứ đã có bao giờ tôi cầm tới cái chổi sơn đâu, nói chi sơn bằng máy. Vì chằng có nghề, nên cái máy sơn quần tôi thê thảm, mệt quá tôi nghỉ đại một vào ngày, tới bác sĩ Dũng xin cái giấy chứng nhận nghỉ bệnh.

Sở dĩ tôi tới ổng là vì, nghe nói ổng hồi xưa cũng là Lính, tức là… phe ta… tức là cũng có phần nào.. Huynh Đệ Chi Binh giúp đỡ nhau. Đang ngồi chờ, gặp một thằng bạn đi ra, mặt mày buồn xo, nói với tôi:

“Tao nghỉ đi chơi hai bữa nay, tới xin ổng cái giấy chứng nhận có cảm cúm chút xíu để nộp cho hãng, ổng không những không cho mà còn lên lớp tao:

“Còn mạnh khỏe thì… cứ đi làm mà kiếm tiền, có bệnh thật thì tôi chứng, chứ đang khỏe mạnh như thế này, làm sao mà tôi ký giấy bệnh cho anh được.”

Tôi chia buồn với người bạn nhưng trong lòng cũng nổi lên ý kiến: Ông bác sĩ này cũng… ngon, có bịnh mới khám, không có bịnh thì đi chỗ khác chơi.

Tới phiên tôi, tôi khai đau tay quá, không dở lên nổi, Bác Sĩ Dũng nắm bắp tay tôi bóp nhẹ, tôi la làng vì đau, tức là có bịnh thiệt. Ông lấy cây đèn có ánh sáng mầu đỏ chiếu vào bắp thịt tay của tôi một hồi rồi cho thuốc giảm đau, rồi chứng nhận cho tôi cần nghỉ hai ngày. Trong khi viết toa, ông hỏi tôi hồi xưa ở Việt Nam làm gì? Tôi nói hồi xưa đăng Lính Biệt Động, ổng nói ổng cũng đăng Lính, Lính Thủy Quân Lục Chiến… thế là chúng tôi quen nhau.

Qua vài lần khám bệnh khác, mỗi lần nói vài câu xã giao, tôi mới biết ra là Bác Sĩ Dũng học cùng lớp, cùng trường Chu Văn An với anh Hiệp của tôi. Khi nhắc tới anh lớn của tôi, Bác Sĩ Dũng sáng mắt lên nhắc lại chuyện xưa:

“Tôi với anh Hiệp học chung với nhau từ Đệ Thất ở Chu Văn An, năm nào cũng một đứa bàn trên, một đứa bàn dưới cho đến Đệ Nhất. Vào trường Y, hai đứa cũng học chung với nhau, ra trường chọn đơn vị, anh Hiệp về Trung Đội Lựa Thương Quảng Đức, tôi về Thủy Quân Lục Chiến”.

Vì anh là huynh trưởng của tôi (đi lính từ năm 1965), nay lại là bạn cùng lớp với anh cả của tôi nữa, nên từ đó, tôi gọi anh là Anh Dũng.

Trở lại cuốn hồi ký của Bác Sĩ Dũng,

Như tôi đã nói ở phần đầu, cuốn hồi ký của Bác Sĩ Trần Xuân Dũng tạm được gọi là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Cận Đại Rút Gọn, vậy chúng ta hãy cùng nhau… đi vào lịch sử mà anh Bác Sĩ Dũng đã gom lại trong cuốn hồi ký của ông, khởi hành từ Lạng Sơn, vùng giới tuyến địa đầu Việt Nam và Trung Cộng:

“Tôi sinh năm 1939 tại Làng Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam… Ba tôi theo Tây Học. Cuối năm thứ tư bậc trung học, ba tôi thi đậu bằng Diplome, ông nộp đơn xin đi làm công chức sở hỏa xa và được gởi đi làm ở Nhà Ga Đồng Đăng. Nơi này rất nổi tiếng trong văn chương Việt Nam:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa,
Có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh…”

Ga Đồng Đăng

Từ trái qua phải, tòa nhà thứ hai là tòa nhà chính của Ga Đồng Đăng. Nửa bên phải của tầng trên là nơi chúng tôi cư ngụ (1942).

Đã có lần ba tôi đưa chúng tôi đi thăm Động Tam Thanh (Chùa Tam Thanh ở trong động Tam Thanh này). Chỉ nhớ rằng hôm đó trời rất nóng, nhưng bước vào trong động thấy mát rượi.

Giếng Tiên.

Sau đó được đi thăm Giếng Tiên. Miệng giếng ngang với mặt đất, nước mấp mé gần miệng, ngồi xổm xuống có thể dùng một cái bát hay một cái gầu cũng múc nước được. Nếu nhiều người cùng dùng thùng liền tay múc nước, thì mực nước sẽ xuống, nhưng chỉ một hai phút sau nước lại lên cao gần miệng giếng như cữ. Vì thế người ta mới gọi là Giếng Tiên, không bao giờ cạn nước và không bao giờ tràn ra ngoài, đầy rồi thì thôi.

Đối với một cậu bé ba tuổi, nhớ được nhiêu đó chuyện là quá hay rồi.

Núi Vọng Phu có Nàng Tô Thị bồng con đứng chờ.

Từ những di tích mà anh Dũng còn nhớ, và theo nhiều trang mạng trên internet, chúng ta biết thêm rằng, trong quần thể núi đồi vùng Lạng Sơn, có một ngọn núi tên là Vọng Phu. Trên đỉnh núi này có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.

Ra khỏi Đồng Đăng, còn rất nhiều thứ gợi nhớ nhung, hoài niệm cho chúng ta: Quỷ Môn Quan, Ải Chi Lăng và cuối cùng là Ải Nam Quan.

Ở Đồng Đăng một thời gian, ba của anh Dũng được đổi về miền đồng bằng, đó là thị trấn Vinh của tỉnh Nghệ An.

Thành phố Vinh thật là yên tĩnh, đa số người dân đều di chuyển bằng cách đi bộ, cả tỉnh có hai chiếc xe đạp, xe hơi thì hầu như không có (thỉnh thoảng cũng có xe nhà binh của Pháp chạy ngang).

Biến cố súng đạn lớn nhất mà lần đầu tiên trong đời bác sĩ Dũng được chứng kiến xẩy ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1945:

“Hôm đó là ngày 9 tháng 3 năm 1945, tôi đang ngồi trong cửa sổ ăn quà sáng và nhìn ra đường.

Nghe tiếng xôn xao, tôi cũng đưa mắt nhìn ra đường: Mấy người lính Nhật đang ôm súng ngồi trên chỗ ghế của hành khách, còn những người đang kéo xe lại là những ông Tây. Cũng có cả một hai bà Đầm bị kéo xe có lính Nhật ngồi trên. Bọn lính Nhật cười nói huyên thuyên nhưng mắt vẫn theo dõi những người Pháp kéo xe.

Những người Pháp này, mới hôm qua đây, còn là những ông quan cai trị. Nhật vừa đảo chính Pháp được có vài tiếng đồng hồ trên toàn cõi Việt Nam. Bây giờ người Nhật đang lên voi, còn Pháp xuống chó.

Từ khi quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Nam Á, nhiều người dân Việt tưởng rằng thời kỳ đô hộ của Pháp đã chấm dứt, chúng ta đã được độc lập tự do. Sự thật không phải như vậy, dân Việt vẫn phải chịu nhục đô hộ, nhưng thay vì bị người Pháp da trắng đô hộ, thì nay kẻ đô hộ chúng ta cũng là dân da vàng với nhau. Thay vì cùng là một mầu da, nhưng sự đô hộ của họ còn khắt khe và tàn nhẫn hơn nữa. Vì sự tàn bạo đó mà dân Việt đã gọi bọn họ là “Nhật Lùn”.

Tàn bạo hơn nữa, chúng còn bắt dân ta nhổ hết lúa lên để trồng đay, vì đay có nhiều chất sợi, bọn chúng cho chở về Nhật dệt thành vải may quần áo cho binh lính của họ. Nơi nào lúa đã chín thì họ tịch thu hết đem về Nhật. Ở miền Bắc, do thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh . . . gây mất mùa. Đói kém lại thêm vào bệnh tật, bệnh dịch tả lan tràn khắp nơi, người chết không có ai chôn, nên đành đào những huyệt lớn bỏ hết những thân xác vào trong đó, đổ vôi lên rồi lấp đất chôn. Đó là nạn đói năm Ất Dậu, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, đã làm gần hai triệu người dân chết đói.

Nạn đói này chấm dứt vào khoảng tháng 5 năm 1945, anh Dũng kể tiếp:

“Từ ngày 17 tháng Tư năm 1945, chính phủ Việt Nam đầu tiên được thành lập, do ông Trần Trọng Kim là thủ tướng. Mặc dù phương tiện và nhân lực hạn chế, thủ tướng Kim đã cố gắng cho chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói, những nạn nhân còn sống sót được đưa vào những trung tâm cứu trợ để được săn sóc, thêm vào đó, vụ mùa tháng 5 1945 vừa đến lúc thu hoạch, dân chúng đã bắt đầu có gạo ăn.

Sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 6 tháng Tám năm 1945, quân đội Nhật đã biến đi đâu hết, không còn thấy xuất hiên trên đường phố ở Vinh nữa.”

Đến khoảng giữa tháng Tám năm 1945, một sự kiện thứ hai đã xẩy ra trong cuộc đời của anh Dũng:

“Lúc đó vào khoảng 11 giờ sáng, một đoàn người mặc quần xóoc trắng ngồi trên xe đạp nối đuôi nhau, họ đạp từ phía nhà ga hướng về nhà tôi, tôi đếm được 15 người cả thẩy, mỗi người đều cầm một lá cờ đỏ sao vàng. Người dẫn đầu tay trái cầm một cái loa đưa lên miệng hô đi hô lại: “Ba giờ chiều nay, mời đồng bào đi ra sân vận động để dự cuộc mít tinh “.

Chẳng bao lâu, sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, ai cũng biết đến một cái tên mới của Việt Nam: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch nước. Ở mọi nơi, từ công sở cho tới trường học, ngoài chợ và trong cả nhà dân nữa, đâu đâu cũng thấy treo hình ông này.

Chuyện gì phải đến, đã đến: Việt Minh thanh toán những đảng phái quốc gia đã từng cùng nhau cộng tác chống lại sự đô hộ của người Pháp. Đầu tiên là những đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng:

“Một hôm, một số Việt Minh vác loa đi khắp tỉnh, rao lên rằng:

Xin mờ đồng bào, mười giờ sáng mai, hãy tập trung tại cửa Tả để nghe xử án.”

Ngày hôm sau, anh Ninh (Trần Xuân Ninh) và tôi ra chỗ đã dặn để xem xử án. Lúc đó, anh Ninh được 9 tuổi và tôi 6 tuổi. chúng tôi đến sớm, nhưng đám đông đã đến sớm hơn, đang chờ sẵn bên đường. Phía trước chỗ chúng tôi đứng, có đóng sẵn hai cái cọc, cao chừng hai thước.

Đây rồi, một nhóm người đang tới, tám chín người đang dẫn hai người bị trói giật khuỷu tay ra đằng sau, mỗi người này đều được mặc một bộ quần áo trắng mới tinh.

Một người cầm loa nói to: “Xin đồng bào chú ý nghe xử án”

Một người khác cầm một tờ giấy đọc một hơi những điều gì đó tôi không hiểu, người này đọc câu chót: “Phải xử tử hai tên Trần Văn Cống và Tống Gia Liêm này. Chúng là Việt Nam Quốc Dân Đảng.”

Anh ta hất hàm ra hiệu. Mấy người trong bọn xông lại, kéo hai người đó trói vào hai cây cột đã đóng sẵn. Xong, chúng dùng hai miếng vải trắng bịt mắt hai người lại.

Sáu người cầm súng tiến ra phía trước . . .

Người chỉ huy hô to: “Bắn”

Trên bộ quần áo trắng của hai người bị trói, nhiều khoảng máu đỏ tươi lan ra nhanh . . .

Một số người đứng xem vùng bỏ chạy, sô đẩy nhau . . .

Kể từ đó, mối nguy hiểm xẩy ra cho mọi người dân Việt, gia đình anh Dũng cũng không ngoại lệ:

“Bỗng một hôm ba tôi bị Việt Minh bắt. Mợ tôi chẳng biết phải làm thế nào.

Riêng tôi rất lo sợ. Liệu ba tôi có bị bắt mặc một bộ quần áo trắng giống như hai người đã bị bắn không?

Đến ngày thứ tư, Việt Minh cho người đến nói rằng, ba tôi hiện bị giam trong nhà tù Vinh, người nhà mỗi ngày phải đem cơm vào nuôi người tù, ngày hai bữa.

Trưa hôm sau, mợ tôi bế Minh Nguyệt vừa mới sinh, anh Ninh bế Tường Vi, tôi xách một cà mèn cơm đi tới nhà tù.

Đến 12 giờ, một người dẫn ba tôi ra tới bên song cửa sắt. Ba tôi mặc bộ quần áo tù mầu xám, có số. Tôi mừng thầm vì thấy ba tôi không bị mặc bộ quần áo mầu trắng. Mợ tôi khóc, nước mắt ràn rụa. Ba tôi mếu máo, thò tay qua những song sắt xoa đầu chúng tôi. Ba mợ tôi nói chuyện với nhau được khoảng năm bẩy phút, người kia lại đến. Tôi đưa ca men cơm vào tay ba, người kia lôi ba tôi đi về phía trái, ba tôi cứ quay đầu lại, chúng tôi cố nhìn theo”.

Vận hạn đen đủi cứ theo đuổi gia đình họ Trần mãi, mợ anh đã phải bán hết tất cả đồ đạc trong nhà để lo cho ba anh được ra tù, tìm đường trốn về quê nội ở Hà Nam, người mẹ dẫn đàn con đi theo sau.

Đói khổ, bệnh hoạn, mợ của anh dẫn đàn con về tới quê nội thì kiệt sức, đứa con gái mới sinh chết vì mẹ không có sữa cho con bú, mẹ chết vì kiệt sức.

Không còn cách nào sống, người cha phải liều chết đưa ba đứa con chạy giữa hai lằn đạn của Pháp và Việt minh, may mắn về tới Hà Nội.

(Cón tiếp)

Nguyễn Khắp Nơi

HÔN THÚ GỈA

Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật,Trung Hoa, Ấn độ…Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.
Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Pétrus Ký từ 50 năm trước. Ngó bảng tên “ON LE”trên ngực tôi, anh hỏi :
— Phải anh là Lê văn On học Pétrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.
Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.

Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có nghĩa gì cả.
Tôi giải đáp:
— Thằng em kế tao tên là Đơ. Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp. Tuy tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng vẫn là thằng Ba.
Bá cười thích thú :
— UN! DEUX! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà lạc quan : Lắm, Sang, Đày, Mạnh,Tươi, Vui, Đẹp…
Thấy hắn thật tình, tôi mới kể thêm cho hắn nghe:
— Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa ?
— Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be.Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri “ và “kêu be be “.
— Trật lất ! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HENRI và ROBERT .
Bá vỗ bàn cười sặc sụa:
— Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ánh đúng tâm hồn người Nam.
Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour thăm NASA.
Bá mời tôi sang COLORADO chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.

Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất lạ mắt. Mái gồm mấy chóp nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu trắng.
Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy ROCKIES, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.
Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.

Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:
— Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.
Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.

Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và Indiana bay về từ 2 ngày trước.
Bàn thờ chị Bá rất đơn giản: Một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp đèn cày.
Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn thờ.
Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,cha con đứng yên tưởng niệm. Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.

Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu dựa mận bằng thịt heo rừng. Con trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt.
Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca Cola và Heineken.

Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi người.
Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại. Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.
Khi khách về hết, Bá kéo tôi vảo nhà uống cà phê, để con cái và bạn chúng dọn dẹp ngoài vườn.
Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:
— Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp nhận số mệnh. Nhà tôi nói:
”Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện. Em không buồn tại sao anh buồn?”
Có lúc nhà tôi vui đùa:
”Sang thế giới bên kia em sẽ về đón anh sang với em“
Thân mật cầm tay Bá, tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói :
— Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi. Nhà tôi còn muốn rắc tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên thơ “LOVELAND“.
— Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?
— Đâu có được phép.Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.
— Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?
— Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi: ”Để nhớ tới hồ Than thở Đà lạt.
Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?“

Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.
Hồi đó học trường Võ bị quốc gia Đà lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm liền nói : — Cháu tôi đấy, con của anh tôi.
Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ gợi ý nên đáp ứng liền :
–Cô làm mai cho cháu đi.
Bà chủ gật đầu cười :
— Chưa gì đã cô cháu rồi.

Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi Hà nội.
Lần đầu tiên gặp Bá,Tràng Thi vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở với Bá.
Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng Thi được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.
Bữa chơi ở hồ Than thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị trốc gốc đã lâu năm. Tràng Thi đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay vào mắt. Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng. Tuy không cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn. Để trấn tĩnh , nàng nghĩ được một câu nửa trách nửa khen:
— Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?
Bá thật tình :
— Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.
— Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?
— Sao không?
— Ai?
— Còn ai vào đây nữa.
Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.

Tràng Thi thi đậu tú tài . Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám cưới sau khi ra trường. Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định học chính trị kinh doanh tại Đà lạt.
Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21 . Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học, chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ.

Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài gòn được mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá.
Bá chỉ xin được phép về Cần thơ nửa ngày.
Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi đã hiểu thế nào là “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng“.

Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngỏ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài đơn vị chiến đấu tới cùng. Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.

Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:
— Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?
Rót thêm cà phê vào ly của anh và tôi, anh nói :
— Do áp lực của quốc tế, phía VN chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi chưa có hôn thú. Nghe nói ở VN bây giờ người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi làm mất hôn thú nên con không bảo lãnh được. Bố xin bản sao khác giúp chúng con“. Bố tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ của Tràng Thi đã gửi sang Bangkok.
Kết quả bất ngờ là Tràng Thi được sang Mỹ trước bố mẹ và các em tôi một năm.
Chúng tôi cùng cười vui.

Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi :
— Có gì vui kể nghe coi.
— Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi. Tôi hỏi: “Em về đón anh phải không?“ Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi.. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi“.
Tôi hỏi: “Tại sao?“
Nhà tôi thở dài: ”Vì hôn thú giả mạo!“

BQC