‘ LÂM SÀNG ‘ NGHĨA LÀ GÌ ?

Bác sĩ Hồ Văn Hiền 

Lâm sàng
Hôm nay, nhân bàn đến từ ngữ “lâm sàng” chúng ta sẽ bàn về dạy y khoa bằng tiếng Việt ở Việt nam, và một khía cạnh quan trọng nữa của y khoa hiện đại là vấn đề thực nghiệm và y khoa lâm sàng.
Trong chữ “lâm sàng” có lâm nghĩa là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó: như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung (chung = đoạn cuối, sắp đến đoạn cuối cuộc đời, chết). “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh.

.
Lâm sàng là từ chúng ta dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Đến khoảng thập niên 1960’s , dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ ở miền Nam, trường y khoa Sài gòn mới bắt đầu chuyển một phần dạy bằng tiếng Việt. Trường Y khoa Đại học Huế dạy bằng tiếng Việt ngay từ lúc mới mở cửa (1957) với khoa trường là bác sĩ Lê Khắc Quyến, một người có khuynh hướng cấp tiến và hoạt động chính trị phe tả hơn là các vị giáo sư của trường y khoa Sài gòn. 
Lúc trường y chuyển qua dạy bằng tiếng Việt, một trong những từ chúng tôi học đầu tiên là “lâm sàng”. Đa số các từ điển tiếng Việt hay Anh Việt hiện nay đều định nghĩa “lâm sàng ” không chính xác lắm đối với cách dùng của từ “clinical” trong y khoa/y tế hiện nay. Trong những tự điển trước 1970 không thấy từ này, và các từ điển dịch “clinic’ cũng không đầy đủ hay sái nghĩa. Có lẽ những nhà làm tự điển không hiểu lắm về cách tổ chức của các nhành y tế.
Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Do từ Hy lạp cổ “kline” là cái giường. 
Hippocrates (460-377 TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng tử ra đời, ông tổ ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những “triệu chứng” mà mình thấy, nghe, sờ và ngữi được. 
Hippocrate bị ảnh hưởng bời triết lý của Pythagore (nhà toán học Hy Lạp) theo đó “Thiên nhiên” gồm 5 yếu tố (elements) : nước, đất, gió và lửa; do đó học thuyết thời đó cho rằng cơ thể chúng ta gồm năm chất lỏng (fluids) hay dịch (humors) khác nhau tạo nên: mật đen, mật vàng, đàm (nhớt) và máu. Người chữa bệnh có nhiệm vụ tái lập sự quân bình giữa các chất lỏng đó. Có lẽ cũng tương tự nhưng chắc không chi tiết như bên Đông phương, muốn giữa sự quân bình giữa âm và dương, lục phủ (Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu), ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận).
Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là lý luận căn cứ trên những điều quan sát trên người bệnh, khác với cách chữa bệnh căn cứ trên niềm tin tôn giáo, hay ma thuật. Y học cũng như khoa học thời cổ đại (antiquity) của Hippocrate bị thất truyền sau khi văn minh Hy lạp và La Mã suy tàn. Qua thời trung cổ, cách chữa bệnh có tính cách tôn giáo và tín điều là chính. 
Y khoa lâm sàng chỉ phát triển trở lại sau thời kỳ Phục Hưng Renaissance), với sự khám phá lại các kiến thức “cổ điển” của thời cổ đại, loại bỏ quan niệm về các dịch (“humors”) và các ngành cơ thể học, hoá học, phẫu thuật được phát triển. 
Qua thế kỷ thứ 17, kiến thức về sinh lý (cách cơ thể được điều hành như thế nào) mở rộng, và người ta chú trọng nhiều hơn đến phần thục hành y khoa, bên giường bệnh (bedside clinical practice), nghĩa là quan sát các biểu hiện của cơn bệnh, dùng những kiến thức về cơ thể học, sinh lý học để suy xét nguồn gốc bệnh.
Chúng ta có thể bàn thêm một chút về cách làm việc “lâm sàng” của các thầy thuốc đông y ở Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) vào thế kỷ thứ 17 được linh mục Alexandre de Rhodes, người tiên phong tạo ra chữ viết quốc ngữ, kể lại. 
Phương pháp “lâm sàng” của họ khác phương pháp của tây phương: thầy thuốc “bắt mạch” rồi chẩn đoán trước, không để bệnh nhân khai bệnh trước như trong tây y. Người thầy thuốc được học theo kiểu cha truyền con nối và có nhiều sách bí truyền. Thầy thuốc bắt mạch bằng 3 ngón tay (cho 3 phần cơ thể: đầu, dạ dày và bụng), mất chừng 15 phút đắn đo suy tính, rồi tiết lộ cho bệnh nhân biết anh ta bị những triệu chứng gì, bệnh ra sao. Nếu thầy thuốc nói không đúng thì bị đuổi đi, không trả tiền vì bệnh nhân hết tin tưởng, nếu nói đúng thì bệnh nhân tin tưởng để cho chữa bệnh mình, nhưng chữa hết xong mới trả tiền. Theo kinh nghiệm bản thân của Alexandre de Rhodes thì các bác sĩ Viêt thời đó không thua gì các bác sĩ ở châu Âu.
Sau mấy ngàn năm, y khoa của Hippocrate chuyển biến và phát triển thành Tây Y hiện nay, trên nền tảng của quan sát, suy luận và thực nghiệm, và vai trò quan trọng của các khoa sinh-y học (biomedical sciences).
Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì gọi là lâm sàng  (clinical). Ví dụ bác sĩ hỏi câu chuyện về bệnh tình (bệnh sử, history), ghi nhận những triệu chứng (symptoms) như bệnh nhân khai mệt, đau đầu, buồn nôn, có tính cách chủ quan; và khám trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan như da có mụn, tim đập loạn nhịp, khối u trong bụng, là những biểu hiện ghi nhận khách quan do người không phải người bệnh quan sát mà ghi nhận. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs). Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám này được gọi là chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis). Tuy nhiên, bác sĩ còn có thể có những phương tiện để tìm hiểu thêm về bệnh nhân.
Cách đây mấy chục năm, phòng mạch bác sĩ có thể có những phương tiện đơn giản như: máy ly tâm để quan sát cặn nước tiểu qua kính hiển vi, lấy đàm, nhớt để nhuộm màu và tìm trong đó có vi trùng hay không, hoặc có máy soi quang tuyến (X Ray), ví dụ để xem bệnh nhân có nám phổi hay không, vv và thường những xét nghiệm đó bác sĩ hay y tá tự làm lấy, gần chỗ người bệnh nằm, cho nên tiếng Pháp gọi những kết quả thử nghiệm đó là “paraclinique” (do: para=bên cạnh, clinique=giường bệnh). Chúng ta dịch là “cận lâm sàng”. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ít khi dùng từ ngữ “paraclinical”.
Ở Mỹ, thông thường người ta ít dùng từ paraclinical. Bác sĩ thế hệ trẻ có huynh hướng giảm bớt phần hỏi, khám trực tiếp người bệnh vá chú trọng hơn (the một số người thì là quá nhiều) quá nhiều vào kết quả “cận lâm sàng”, tốn kém hơn trước nhiều. Bác sĩ thường nói đến những ngành “cận lâm sàng” như: “lab work”= thử máu, thử vi trùng (ví dụ cấy máu [blood culture] xem có vi khuẩn mọc không), thử di truyền [genetic testing], biopsy (sinh thiết).
“Pathology” (ngành bệnh học, tìm các thay đổi của bệnh gây ra trên các mô, tế bào quan sát bằng kính hiển vi, ngày xưa ở Sài gòn gọi tắt là “ana-path, do tiếng Pháp anatomie pathologique=cơ thể bệnh lý.
Các hoạt động như chụp quang tuyến, làm CT, MRI, siêu âm (ultrasounds), được gộp trong khoa “hình ảnh y khoa” (medical imaging). Bác sĩ quang tuyến, phần lớn đọc các phim, hình ảnh, không “đụng” tới bệnh nhân, cũng có thể có những hoạt động lâm sàng; ví dụ bác sĩ quang tuyến can thiệp (interventional radiologist) có thể nhờ CT, siêu âm hướng dẫn chọc vào ngực, bụng bệnh nhân để hút mủ, lấy mẫu sinh thiết để thử nghiệm.
Một trong những phương pháp giảng dạy y khoa là các “hội nghị đối chiếu lâm sàng và bệnh học” (tiếng Pháp: confrontation clinico pathologique). Các bác sĩ, nội trú trình bày các nhận xét về lâm sàng và đề nghị một định bệnh (diagnosis) suy luận từ các quan sát đó. Sau đó, bác sĩ về bệnh học (pathologist, cơ thể bệnh lý) trình bày kết quả của phòng thí nghiệm như sinh thiết (biopsy) hay kết quả giải phẫu tử thi (autopsy), nghĩa là giải đáp của câu hỏi ban đầu là người bệnh mắc bệnh gì, nguyên nhân gì gây ra các triệu chứng lâm sàng.
Một số từ ngữ hay dùng:

.
1. Chết lâm sàng (clinical death), tim bệnh nhân ngưng đập (cardiac arrest), bệnh nhân ngưng thở. Tuy nhiên, với các phương pháp hồi sức hiện nay, có thể đảo ngược “chết lâm sàng” trong một số trường hợp (CPR: cardiopulmonary resuscitation).

.
2. Clinic: phòng khám bệnh tư, phòng ngoại chẩn của một bệnh viện. Đôi khi một clinic là một cơ quan lớn gồm cả nhiều bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, ví dụ Mayo Clinic do bác sĩ William Mayo và các người con mở ra ở Rochester, Minnesota cuối thế kỷ thứ 19, và hiện nay là một trong những hệ thống chữa bệnh và khảo cứu y khoa lớn nhất thế giới, nhân viên gồm trên 50,000 người và gần 4000 bác sĩ mọi ngành. Cleveland Clinic ở Cleveland, tiểu bang Ohio cũng là một bệnh viện giáo dục y khoa vĩ đại, lợi tức gần 10 tỷ đô la/ năm, và chi nhánh ở nhiều tiểu bang Mỹ, Canada và Trung Đông. Lúc đầu, chỉ là một phòng mạch tư của một bác sĩ giải phẫu vào cuối thề kỷ thứ 19.

.
3. Theo nghĩa rộng, clinic cũng được dùng trong một số lãnh vực ngoài y tế: như “legal clinic”chỉ những văn phòng giải quyết, tư vấn về các vấn đề luật pháp.

.
4. Ở Mỹ, người khám và chữa bệnh không phải luôn luôn là bác sĩ y khoa: có những người chuyên về tâm lý trị liệu (psychologist), nurse practitioner; nhân viên điều dưỡng được huấn luyện khám bệnh và điều trị, thường dưới sự giám sát của bác sĩ y khoa, phụ tá bác sĩ “physician assistant” (PA). Từ “clinician” có lúc được dùng để bao gồm hết các nhóm người có nhiệm vụ “lâm sàng” khám và chữa bệnh ở trình độ, lãnh vực khác nhau.

.
5. Trong bệnh viện Mỹ, sinh viên y khoa được thực hành khám bệnh nhân trong 2 năm cuối gọi là 2 năm lâm sàng (clinical years, clinical rotations) sau khi đã hoàn tất 2 năm đầu về khoa học căn bản, gọi là 2 năm tiền lâm sàng (preclinical years).Các bác sĩ tình nguyện dạy không thù lao cho sinh viên y khoa và bác sĩ đang thực tập (interns, residents, fellows/ hay doctors in training) được trường y khoa phong tước vị giáo sư phụ tá giáo sư (clinical assistant professors), phó giáo sư (clinical associate professors), giáo sư lâm sàng (clinical professor). Clinical = “lâm sàng” để phân biệt với ban giảng huấn cơ hữu toàn thời gian, chính quy (tenure track faculty) ăn lương của trường, nặng về khảo cứu hơn là dạy học.
Tóm lại, chúng ta có thể dùng định nghĩa của Tự điển Merriam Webster:

.
Clinical:
1) relating to or based on work done with real patients 2) of or relating to the medical treatment that is given to patients in hospitals, clinics, etc.3) requiring treatment as a medical problem4) of or relating to a place where medical treatment is given 5) of or relating to a clinic

.
Lâm sàng:
1) liên hệ đến hoặc căn cứ trên nghiên cứu trên người bệnh thật.2) thuộc về hoặc liên hệ đến chữa trị y khoa được cung cấp cho bệnh nhân trong bệnh viện, phòng khám, vv3) cần được chữa trị như là một vấn đề y khoa.4) thuộc về hoặc liên hệ đến một nơi ở đó người ta chữa bệnh (trị liệu)

.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền, Source: VOA

Dự ngôn năm 2022 của nhà tiên tri người Anh: Biden rớt đài, Nữ hoàng Anh qua đời, Facebook, Google…

Bài này nhận qua email (PSXH)…..Admin miễn đánh giá mức độ tin cậy.

Lý Tuệ

Nhà tiên tri người Anh Parker dự đoán năm 2022: Biden rớt đài, Nữ hoàng Anh qua đời, Facebook, Google… (Ảnh: Tổng hợp)

Trong thế giới ngày nay, ngày càng có nhiều tin xấu được nghe thấy mỗi ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra vào năm 2022 sắp tới?

Trong dự đoán mới nhất của mình, ông Craig Hamilton-Parker, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh, đã dự đoán những sự kiện lớn sẽ xảy ra vào năm 2022, bao gồm: biến đổi khí hậu, xung đột ở eo biển Đài Loan, chính trị Mỹ, liệu Trump có tranh cử vào năm 2024 hay không, và việc Biden từ chức… 

Dưới đây chỉ là một số điểm chính để độc giả có thể tham khảo:

Dịch bệnh

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, cách đây 2 năm Parker đã từng dự đoán về sự xuất hiện của virus. Hai năm trở lại đây, thế giới phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, trong vài năm nữa virus sẽ tồn tại cùng chúng ta.

Hai năm trở lại đây, thế giới phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, trong vài năm nữa virus sẽ tồn tại cùng chúng ta. 

Hoàng gia Anh

Parker đã dự đoán chính xác rằng Meghan và Harry sẽ rời hoàng gia Anh, sống ở Canada và Hoa Kỳ, và cái chết của Hoàng thân Philip. Những điều này đều đã ứng nghiệm.

Nữ hoàng Anh hiện đang bị ốm. Anh ấy nói: “Tôi không thích dự đoán cái chết, nhưng tôi nghĩ bà ấy có vấn đề về tim, mặc dù nó không được đưa trong tin tức”. 

Ông dự đoán rằng Nữ hoàng Anh đang bị bệnh tim, sau Đại lễ vàng vào mùa hè năm 2022, sức khỏe của Nữ hoàng sẽ xấu đi nhanh chóng, có thể nước Anh sẽ mất Nữ hoàng vào cuối năm 2022.

Sau đó, sẽ có những xung đột quyền lực trong hoàng gia Anh. Thái tử Charles cuối cùng sẽ lên ngôi trở thành quốc vương Charles. Tuy nhiên, thời gian nắm quyền của ông rất ngắn. Sau khi Charles đăng quang, ông ấy sẽ nghiêm khắc hơn với Meghan và Harry, vì nhiều người đang phàn nàn về họ, và cuối cùng Harry và Meghan sẽ ly hôn.

Thêm nhiều vụ bê bối của người nổi tiếng và các chính trị gia hàng đầu bị phanh phui

Theo sau Epstein, các vụ bê bối sẽ giống như miệng cống bị mở ra vậy,  nhiều vụ bê bối sẽ bị phanh phui. Vào năm 2022, các chính trị gia hàng đầu sẽ bị truy tố và mất chức vì tội tấn công tình dục trẻ em.

Ông vẫn chưa thể nêu tên tất cả những người này, và sẽ có một số tin tức chính về những người này trong bản tin trong năm tới, bao gồm cả những nhân vật từ chính trường Anh. Tất cả những điều này đều liên quan đến trường hợp của Jeffrey Epstein, và những người này đều đứng đầu cơ sở chính trị của Anh. 

Còn có một người khác sẽ là ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, tất cả đều dính líu đến cáo buộc tấn công tình dục trẻ em. 

Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nhiều vụ bê bối sẽ bị phanh phui trong thời gian tranh cử. Hầu hết tiền của họ đến từ hối lộ của chính phủ Cộng sản Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu 

Chúng ta sẽ thấy thời tiết khắc nghiệt hơn vào năm 2022. Nạn đói trên diện rộng đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên và Châu Phi. Vấn đề mất mùa và thiếu lương thực vẫn diễn ra nghiêm trọng trên khắp thế giới. Một loại châu chấu khổng lồ hoặc bão côn trùng có thể xuất hiện ở Mỹ.

Chúng ta sẽ thấy thời tiết khắc nghiệt hơn vào năm 2022. Nạn đói trên diện rộng đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên và Châu Phi.

Sẽ có một vụ rò rỉ dầu trong đường ống lớn của một công ty dầu mỏ Canada. Cháy rừng vẫn thường xảy ra, giống như các đám cháy lớn ở California và Úc. Ngoài ra, một đám cháy rất lớn sẽ xảy ra ở một nơi như Nga.

Sẽ có lũ lụt nghiêm trọng ở London và Paris. Do thời tiết cực đoan ở Trung Quốc đặc biệt xấu, lũ lụt ở Trung Quốc vào năm 2022 sẽ nghiêm trọng hơn.

Chiến tranh và xung đột

Xung đột giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Chiến tranh virus tiềm ẩn là một cuộc chiến khủng khiếp khác, dựa trên sự thao túng của virus giống như SARS, lây lan khắp nơi thông qua ho và hắt hơi. Đồng thời, tình hình Trung Quốc cũng không ổn định. Một số lệnh cấm vận mà thế giới áp đặt đối với Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn trong nội bộ Trung Quốc, hiện tại Trung Quốc đã có dấu hiệu sa sút, ở đó sẽ phát sinh một cuộc cách mạng.

Tình hình ở eo biển Đài Loan sẽ trở nên căng thẳng hơn, và chúng ta sẽ thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một cuộc tấn công vào Đài Loan. Hai năm trước, Parker đã nhìn thấy tất cả những điều này thông qua công năng, và anh ấy cảm thấy chuyện này sắp đến.

Xung đột ở biên giới Trung-Ấn sẽ tiếp tục. Sự phát triển của Ấn Độ cuối cùng sẽ vượt qua Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh, vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn thực sự. Tất nhiên, tất cả điều này là để đáp trả sự mở rộng quân sự quá mức của ĐCSTQ.

Kim Jong-un có dấu hiệu sức khỏe kém và ông ấy sẽ bị phế truất. Parker cho rằng điều này sẽ sớm xảy ra.

Đấu trường chính trị

Joe Biden sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ của mình, ông ấy sẽ bị mất chức. Bề ngoài thì nguyên nhân việc bãi nhiệm này là lý do sức khỏe, nhưng thực chất đó là một cuộc đảo chính trong chính đảng của ông ta. Có một bàn tay đen đằng sau Joe Biden đang thao túng ông ta, điều này cả thế giới đều đã thấy được. Ông ta thậm chí không có khả năng trả lời các câu hỏi của giới truyền thông, một người bình thường không cần có cái nhìn sâu sắc cũng có thể biết con người này thực sự như thế nào.

Joe Biden sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ của mình, ông ấy sẽ bị mất chức.

Thế giới ngày nay cần một nhà lãnh đạo quyết đoán và mạnh mẽ, còn một kẻ hèn nhát, nguy hiểm cầm quyền là nguy hiểm cho toàn thế giới.

Parker tin rằng Biden sẽ bị lật đổ, ngay cả bản thân đảng Dân chủ cũng nhận ra rằng Biden không phải là người có thể thực sự điều hành đất nước. Đặc biệt, nhiều vấn đề khó khăn trên thế giới trước mắt chúng ta có thể rất, rất nguy hiểm. Ông ta sẽ được thay thế bởi một phụ nữ, nhưng Parker không nghĩ đó sẽ là Phó Tổng thống Kamala Harris mà ông đã từng nói trước đây.

Parker nói rằng ông đã nhìn thấy một ngôi sao chính trị mới, một phụ nữ da đen rất quyền lực trong Đảng Cộng hòa. Bà ấy ủng hộ Trump, sẽ làm việc với Trump ở Nhà Trắng và rất mạnh mẽ. Bà ấy là một người rất giàu nghị lực.

Phương tiện truyền thông xã hội của Trump sẽ thu hút nhiều người đăng ký hơn với sự xuất hiện của cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ. Và Trump sẽ thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội mới của mình rằng ông sẽ tranh cử tổng thống năm 2024 để thu hút sự chú ý của nhiều người hơn. Nền tảng này hoàn toàn khác với Facebook. Nó hướng đến tin tức, rất nhiều người nổi tiếng có kênh riêng của họ. Ví dụ, Nigel Farage, một thành viên của Đảng Tự do Anh, sẽ tổ chức các chương trình riêng của họ ở đó thường xuyên. Cũng có nhiều người có tư tưởng bảo thủ thực hiện các chương trình ở đó.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ sẽ mất ghế. Biden đã thể hiện rất kém trong việc giải quyết các vấn đề ở Afghanistan, nhập cư bất hợp pháp ở biên giới và các vấn đề Đài Loan. Do đó, trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm tới, đảng Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện sẽ thua thảm hại.

Sẽ có một cuộc đảo chính ở Brazil, và tổng thống Brazil sẽ bị quân đội lật đổ.

Liên minh Châu Âu

Sau Brexit, Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu chia rẽ, và chúng ta sẽ dần thấy nhiều tin tức hơn. Đan Mạch hẳn là quốc gia tiếp theo rời châu Âu. Ngoài ra, Ba Lan và Hungary cũng sẽ tính đến chuyện bắt đầu tách ra.

Kinh tế

Việc kinh doanh thế giới ảo Facebook Meta mới sẽ không thành công, sẽ thất bại hoàn toàn. Tiếp theo, xảy ra vấn đề là Google và Amazon. Tiếp đó, cả Facebook và Google đều gặp phải vấn đề khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Facebook sẽ dần rút lui khỏi thị trường, tiếp đó là Google, rồi Amazon, hai công ty sau cũng sẽ phải đối mặt với sự đả kích và truy cứu về hành vi trốn thuế, những người này đã trốn thuế trong một thời gian dài.

Nick Clegg, cựu phó thủ tướng Vương quốc Anh, là giám đốc cấp cao của Facebook sẽ từ chức.

Vấn đề nhập cư bất hợp pháp sẽ tiếp tục giống như một cơn lũ ở Hoa Kỳ, sau đó là Châu Âu.

EU cũng đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng tài chính.

Thêm nhiều người nổi tiếng sẽ bị bỏ tù vì trốn thuế.

Lạm phát cũng là một vấn đề lớn trong năm 2022, và nó diễn ra trên toàn thế giới. Nhưng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ nghiêm trọng hơn.

Nhà tiên tri người Anh Craig Hamilton-Parker. 

Ông Parker từng tiên đoán chính xác về sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) và chiến thắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2016. Ông cũng đã dự đoán chính xác về đại dịch coronavirus từ năm 2017, khi ông nói rằng sẽ có một đại dịch cúm toàn cầu trong tương lai.

Mỗi năm, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh này đều dự ngôn về những sự kiện sẽ xảy trong năm tới và công bố chúng trên trang YouTube cá nhân. Mặc dù một số dự đoán của nhà ngoại cảm không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng chúng ta hãy cùng chờ xem những dự đoán của ông về năm 2022 liệu có thực sự ứng nghiệm.

Lý Tuệ

Theo Sound of Hope

Chuyện về Chuẩn Tướng Lam Sơn

Chuẩn Tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ, cựu Tư Lệnh LLĐB, một cấp chỉ huy
đàn anh của QL VNCH.  Năm 1956 khi Đại Tướng Cao Văn Viên còn là Thiếu
Tá thì Ông đã là Đại Tá

………………………………………………………………………………………..

Quý vị và tôi, ít ra cũng đã một lần nghe tới cái tên Lam Sơn. Nhưng
thực tình mà nói, chúng ta chỉ nghe danh . . . Đại Tá Lam Sơn mà thôi,
mặc dù cấp bậc cuối cùng của ông là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Quân Khu
II kiêm Tư Lệnh Chiến Trường Quân Khu II. Lý do là ông mang lon Đại Tá
tới 16 năm và mang lon Tướng mới có hơn một năm thì giải ngũ.
Lý do nào mà Tướng Lam Sơn lại mang lon Đại Tá lâu như vậy? Trong khi
những nguời khác, mang cùng cấp bậc Sĩ quan với ông ngày xưa, như
Trung úy Trần Thiện Khiêm, Đổ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu . . . đã lên tới
cấp Trung Tướng, Đại Tướng?
Lý do là, Tướng Lam Sơn sống cuộc đời . . . Độc thân vui tính rất lâu
(mãi tới năm 44 tuổi mới lấy vợ). Ông lại rất ngang tàng và luôn luôn
thương yêu, bênh vực cho những người lính dưới quyền.
Như đã đề cập ở phần trên, năm 1958, Đại Tá Lam Sơn được cử đi học
khóa Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavanworth, Hoa Kỳ.
Trong một buổi huấn luyện, một Sĩ Quan Hoa Kỳ đã để ý nhìn vào bảng
tên của Đại Tá Lam Sơn. Vì hai chữ LAM SƠN không bỏ dấu, lại viết gần
nhau, nên viên sĩ quan này tưởng là ông đã bỏ tiên Việt Nam đi mà dùng
tên Mỹ LAWSON, nên y đã cười khi dễ và với một giọng nói thật hỗn
xược, y đã nói với Đại Tá Lam Sơn rằng:
“Hê, You là người Việt Nam da vàng mũi tẹt, tại sao lại dám đổi tên là Lawson?”
Đại Tá Lam Sơn đâu có thể đứng yên cho một tên Mỹ sỉ nhục mình, sỉ
nhục cả cái dân tộc da vàng của mình, ông đã nổi cơn thịnh nộ, cung
tay đấm cho tên Mỹ một quả đấm thôi sơn, kèm theo lời giải thích:
“Tôi tuy là dân da vàng, nhưng tôi có tư cách của tôi, của một Quân
Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi dùng tên của tôi chứ không bao
giờ dùng tên của bất cứ quốc gia nào khác, dù là Mỹ.”
Sau khi được mời lên văn phòng để giải thích thái độ của mình, mặc dù
Ban giảng huấn đã hiểu rằng tên Sĩ quan Mỹ đã đọc lầm tên của ông, đã
dùng những danh từ kỳ thị, nhục mạ người Sĩ Quan Việt Nam, nhưng Đại
Tá Lam Sơn vẫn bị kỷ luật vì đã . . . giải quyết vấn đề bằng nắm đấm
(Lính mà em! Vì thế lính mới được gọi là Lính, chứ không phải là Chính Trị Gia).
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Đại Tá Lam Sơn đã được trả về nguyên
quán. Mặc dù Tổng Thống Diệm rất có cảm tình với ông, nhưng vì ông bị
gán cho thái độ thiếu thiện cảm với Mỹ, nên vẫn phải ký lệnh phạt và
ông bị giam lon từ đó.
Tuy nhiên, đa số anh em quân nhân lại bênh vực cho cú đấm của Đại Tá
Lam Sơn, vì cú đấm này là cú đấm bảo vệ cho danh dự của người Lính
Việt Nam Cộng Hòa.
Chắc hẳn quý vị Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức còn nhớ một câu
chuyện vui về Đại Tá Lam Sơn khi ông làm Chỉ Huy Trưởng của Trường Bộ
Bịnh này. Đó là câu chuyện . . . “Tắc Đèng . . . Bẹch Đèng” mà các
khóa sinh từ khóa này tới khóa khác đã truyền miệng với nhau trong
những giờ canh gác và nghỉ ngơi.
Ghi chú: Bài viết này, đã đăng trong Việt Luận cách đây hơn một năm
rồi. Tôi xin tóm tắt như sau: Một Sinh Viên Sĩ Quan đứng gác đêm ở
trạm gác. Khi có xe của Đại Tá Lam Sơn đi tới, anh đã yêu cầu tài xế
“Tắt Đèn” rồi hô mật khẩu “Bạch Đằng”. Nhưng khốn nỗi, anh là người
Quảng, nên khi hô Bạch Đằng thì nó trở thành “Bẹch Đèng”. Người tài
xế, thay vì hiểu đó là mật khẩu, lại tưởng rằng người lính vừa yêu cầu
anh “Tắt Đèn” bây giờ lại đòi anh “Bật Đèn” lên. Anh tài xế bật đèn
lên thì lại bị anh Sinh Viên Sĩ Quan hô “Téc Đèng” rồi lại hô “Bẹch
Đèng” nữa, làm cho ông Đại Tá cuối cùng chịu không nổi, xách ba tong
nhào xuống rượt anh Sinh Viên Sĩ Quan chạy có cờ, rồi phạt tù anh ta,
chỉ vì ông nghĩ rằng anh lính gác đã cố tình chọc ghẹo ông, hô “Tắt
Đèn” rồi lại “Bẹch Đèng” lia chia.
Câu chuyện vui này chứng tỏ Đại Tá Lam Sơn đã được anh em Sinh Viên Sĩ
Quan mến mộ rất nhiều, nên mới đặt chuyện ra mà cười với nhau cho vui.
Tại sao anh em Sinh Viên Sĩ Quan lại thương mến Đại Tá Lam Sơn?
Tại vì, trong một buổi duyệt binh, viên Đại Tá Cố Vấn Mỹ đã tháp tùng
Đại Tá Lam Sơn đi duỵệt hàng quân danh dự đang đứng dàn chào. Khi đi
ngang một Sinh Viên Sĩ Quan, viên Cố Vấn Mỹ bất ngờ dừng lại để khám
vũ khí anh này. Ông ta đưa ngón tay quệt vào trong nòng súng cúa anh
Sinh viện để xem nòng súng có được lau chùi kỹ lưỡng hay không? Anh
Sinh viên lau chùi quá kỹ, cho dầu vào nòng súng để khỏi bị sét rỉ,
nên dầu chùi súng đã dính vào ngón tay của ông Cố vấn (trên nguyên
tắc, nòng súng phải sạch và khô thì mới bắn được. Nhưng anh em Sinh
viên trong quân trường thuờng sợ nòng súng bị rỉ sét, sẽ bị phạt gắt
gao, nên ưa cho dầu hơi nhiều để chống sét.)
Ông Cố Vấn đã không hiểu ý của anh em, khi ngón tay của ông bị dính
dầu, ông cho rằng nòng súng không được lau chùi kỹ, nên đã dùng ngón
tay dính dầu quết lên mặt người Sinh Viên Sĩ Quan.
Thấy thái độ của viên Cố Vấn này thật là quá đáng, Đại Tá Lam Sơn đã .
. . chơi nguyên bàn tay vào mặt viên Cố Vấn, miệng ông hét lên:
“Nếu bất cứ người lính nào dưới quyền tôi mà làm điều gì sai lầm, ông
Đại Tá cứ việc phiền trách họ với tôi, chứ không được đụng chạm tới
thân thể họ như vậy. Ông làm như thế có nghĩa rằng ông đã khi dể lính
của tôi đó. Tôi cho ông cái tát này để ông nhớ đời, đừng bao giờ làm
như vậy với bất cứ người Lính Việt Nam Cộng Hòa nào nữa.”
Những Sinh Viên Sĩ Quan đã rất khâm phục cách xử thế của Đại Tá Lam
Sơn với ông Cố vấn. Nhưng ông Cố  vấn thì không bằng lòng cách đối xử
của ông Đại tá một chút nào, ông lập tức bỏ cuộc duyệt binh để về văn
phòng phản đối hành động của ông Đại tá với cấp trên của ông. Đại Tá
Lam Sơn lại bị kỷ luật, giam lon kỹ hơn nữa, và chuyển đi đơn vị mới.
Ghi chú: Những lời nói của Đại Tá Lam Sơn, theo năm tháng, mỗi người
nhớ một ít. Cô Bảo Kim đã được Tướng Thứ thuật lại như vậy trong những
lần hai cha con ngồi tâm sự với nhau. Ông thường gọi Bảo Kim là “Chú
Mày” và nói với cô: “Chú mày là đứa con trai của ba đó. Vì cô cũng . .
. ngang tàng giống như Tướng Thứ vậy”.
Vì hai biến cố nói trên, mà Đại Tá Lam Sơn đã phải mang ba bông mai
trắng suốt 16 năm trời.
Thực ra, ông không mang ba bông mai trắng lâu quá như vậy. Vào ngày 30
tháng 1 năm 1964, Khi Tướng Nguyễn Khánh thực hiện một cuộc . . .
“Chỉnh Lý” đảo chánh các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn
Kim và Mai Hữu Xuân để xưng là “Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”
kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Để dành sự ủng hộ của các Quân Binh Chủng,
Tướng Khánh đã thăng cấp cho Đại Tá Lam Sơn, chỉ huy trưởng Lực Lượng
Đặc Biệt lên cấp Chuẩn Tướng. Vì không phục Tướng Khánh, nên Đại Tá
Lam Sơn đã . . . không tới dự lễ gắn lon cho mình, mà tiếp tục mang
lon Đại Tá.
Tham dự buổi lễ kỷ niêm ngày Quân Lực 19 06 2011 vừa qua, đó là lần
đầu tiên cô Bảo Kim . . . ra mắt anh em Quân nhân của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa Victoria. Đáng lý ra, không ai biết cô là ai cả, nhưng
một số anh em đã tự biết mà truyền nhau cái tin cô là con gái của
Tướng Lam Sơn. Cô cũng không biết chuyện này, tới khi có nhiều anh em
tới chào hỏi cô, tự nhận là đã phục vụ tổ quốc dưới quyền Tướng Lam
Sơn nhiều năm. Cô Bảo Kim rất vui khi được nhiều người đến hỏi thăm,
cô đã cám ơn tất cả mọi người đã dành những lới thăm hỏi thân tình cho
cô, cho đến khi, có một vị đã tới hỏi thăm cô với một câu hỏi thật là
bất ngờ: “Cô . . . là con của bà thứ mấy của Chuẩn Tướng Lam Sơn?”
Câu hỏi này đã làm cho cô Phan Đình Bảo Kim . . . chới với, trong khi
ông vừa hỏi câu đó đã bước đi về phía bạn bè của ông để xầm xì to nhỏ
một cách . . . thích thú.
Việc Tướng Lam Sơn có bao nhiêu vợ, hoàn toàn là chuyện riêng tư của
Tướng Lam Sơn, không hề liên quan tới buổi lễ Ngày Quân Lực  mà cô tới
tham dự với tư cách cá nhân, với tư cách là hướng dẫn viên của đoàn
Cadet Úc. Nếu thực sự Tướng Lam Sơn có phòng hai, phòng ba . . . thì
câu hỏi đó phải do người vợ của Tướng Lam Sơn hỏi chính ông Lam Sơn,
chứ không thể do một quân nhân nào đó hỏi con gái của ông Tướng với
một thái độ nhạo báng như vậy.  Nếu Tướng Lam Sơn có mặt ở đó, chắc
chắn ông đã xử đẹp ông quân nhân kia rồi, vì đó là một câu nói có tính
cách nhục mạ một người con gái chưa hề quen biết.
Sau giây phút ngạc nhiên, và trước khi ông quân nhân kia rời gót ngọc,
cô Bảo Kim đã lễ phép trả lời ông:
“Thưa chú, cháu tên là . . . PHAN ĐÌNH BẢO KIM, con gái của Tướng PHAN
ĐÌNH THỨ.”
Cô Bảo Kim kể câu chuyện này cho tôi và xin tôi . . . giữ kín, vì cô
không muốn . . . làm mất lòng ai cả. Tuy nhiên, tôi đã trả lời cô
rằng, tôi xin phép phải kể câu chuyện này ra cho quý độc giả được biết
để tự mình đánh giá câu chuyện. Trên đời này, đã có ai dám vỗ ngực tự
xưng mình toàn hảo với vợ con hay chưa?  Đã có bao nhiêu người đàn ông
Việt Nam có hơn một người vợ trong đời? Nếu chúng ta không muốn ai hỏi
con chúng ta câu này, thì đừng nên hỏi con của  người khác câu hói đó.
Trong thời gian bị tù vì tội làm Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tướng Lam Sơn được mọi người trong trại tù Hà Nam Ninh gọi đùa là . .
. Tướng Mồ Côi. Thật vậy, trong trại có ba vì sao được đặt tên như
vậy, đó là Tướng Lam Sơn, Tướng Dương Văn Đức, Tướng Hồ Trung Hậu,
Từ ngày 02 05 1975, Việt cộng đã tới tận nhà bắt Tướng Lam Sơn đi mất,
niêm phong nhà cửa đuổi tất cả mọi người trong gia đình đi nơi khác,
đó là lý do tại sao Tướng Lam Sơn không liên lạc được với gia đình, và
gia đình không biết tin của ông.
Mãi cho tới năm 1980, khi cô Bảo Kim gặp anh Hùynh Văn Sơn, con của
Tướng Huỳnh Văn Cao. Anh Sơn kể cho cô nghe, anh đã vừa được ra thăm
cha tại trại tù ở ngoài Bắc, và gặp Tướng Lam Sơn ở đó. Anh hỏi cô có
muốn . . . đi thăm cha không? Anh sẽ dẫn đường cho đi. Thế là cô về
nhà kể lại cho mẹ nghe, mẹ cô đã mừng rỡ mà gom góp mọi thứ ở trong
nhà còn có thể bán đuợc, đem bán hết để mua thức ăn, thuốc men và mua
vé máy bay tới Hà Nội. Tới nơi, anh Sơn giới thiệu cô với anh Hoàng,
người địa phương rất rành phong thổ vùng Hà Nam Ninh.
Anh Hoàng đã phụ với cô gánh những món quà của gia đình cô mua cho
Tuớng Lam Sơn, cùng với những gói quà của những người quen nhờ gới cho
thân nhân của họ. Khi tới chân núi, trời mưa như trút nước, ngập lụt
hết cả mọi nơi, bao nhiều đồ ăn khô, gạo, đường . . . đều bị ướt hết.
Thân gái dặm trường, từ sáng sớm tinh mơ, cô và mẹ đã cố gắng hềt sức
mình mà gồng gánh những món đồ này lên tới đỉnh núi. Người này kéo
người kia, người kia kéo bao gạo, thùng mì . . . cứ thế mà bò qua
những mỏm đá, những vũng nước mưa đổ xuống như thác muốn cuốn cá người
và vật đi.
Lên tới đỉnh núi là trời tối om, chung quanh toàn là mây mù không còn
thấy người bên cạnh, đành phải chờ tới sáng hôm sau mới xin thăm nuôi
được.
Khi cô con gái nói muốn thăm nuôi Tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ, tên cán
bộ lục hết sổ này tới sổ kia, không có ai tên Phan Đình Thứ cả. Hóa
ra, vì ông Tướng này chưa hề được thăm nuôi, nên trại không có danh
sách.
Chờ mãi mới được gặp cha, cô Bảo Kim đã khóc sướt muớt khi nhìn thấy
cha già đầu tóc bạc pho mắt đăm chiêu nhìn hai người đàn bà, miệng lẩm
bẩm:
“Tôi mà . . . có người đi thăm hay sao?
Bà . . . Bà . . . đi thăm tôi đấy à?
Con ơi . . . con đi thăm ba đó phải không con?
Vợ chồng, con cái lâu ngày mới gặp nhau, có biết bao điều muốn nói mà
cứ nhìn nhau không nói nên lời. Bảo Kim ngồi xuống bầy ra những món ăn
cho ba. Ông Tướng Lam Son ngẩn ngơ nhìn những miếng thịt, miếng chả,
chén cơm . . . Mãi hồi lâu, ông mới ngập ngừng nói với con gái:
“Con ơi . . . những món này . . .  là . . . của ba đó, phải không con?
Khi Bảo Kim trả lời là những món ăn này là của ba hết đó, ông vẫn chưa
tin là như vậy. Ông cứ ngồi nhìn, hỏi lại người vợ thân yêu:
“Bà . . . mua những thức ăn này . . . cho tôi đó phải không? Mua . . .
nhiều quá vậy . .
Ngày hôm sau, Cô Bảo Kim đã xin được bọn cai tù cho đi thăm chung
quanh mảnh vườn nhỏ do cha mình chăm bón và gặp những Tướng lãnh khác
cùng ở chung trại với Tướng Lam Sơn. Tấm hình độc đáo của bốn vị Tướng
ngồi vui vẻ đàn hát với nhau do cô chụp được, chưa hề phổ biến cho ai.
Cô hứa sẽ chup lại thật đẹp để gới cho các vị Tướng còn lại, sau đó
thì tặng cho tất cả mọi người.
Chuẩn Tướng Lam Sơn được bọn Việt Cộng trả về với gia đình vào năm
1989. Ông đuợc lên danh sách đi Mỹ theo chương trình HO, nhưng trong
số bẩy người con của ông, (hai người đã đi vượt biên), chỉ có hai
người con còn độc thân mới được đi theo ông qua Mỹ mà thôi, còn ba
người con đã lập gia đình sẽ không đựợc đi theo. Tướng Lam Sơn, một
phần muốn ở lại quê hương, phần nữa không muốn bỏ ba đứa con ở lại,
nên đã từ chối không đi qua Mỹ.
Người con trai thứ của ông, Phan Đình Anh Kim, đã vuợt biên qua Pháp
từ năm 1978, khi được biết cha già đã thoát khỏi vòng cưỡng chế của
bọn Việt cộng, đã liên lạc với Tướng Guy Simon,  thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù
Pháp, người bạn thân từ thủa còn chiến đấu chung với nhau ở Tunisie
năm 1943 để nhờ giúp đỡ. Tướng Simon đã trình bầy hoàn cảnh của Tướng
Lam Sơn, cựu Sĩ Quan Nhầy Dù Pháp, với Bộ Tư Lệnh Nhẩy Dù, Bộ Ngọai
Giao, Bộ Di Trú Pháp . . . để xin bảo lãnh cả gia đình của Tướng Lam
Sơn qua Pháp. Cuối cùng, với sự bảo trợ của Bộ Tư Lệnh Nhầy Dù Pháp,
chính phủ Pháp đã đồng ý cho cả gia đình của ông qua Pháp vào năm
1989.
Khi gia đình đã ổn định cuộc sống ở Pháp rồi, vào năm 1995, Chuẩn
Tướng Lam Sơn đã bầy tỏ ý định của mình là một mình trờ về sống những
chuỗi ngày còn lại ở quê hương Việt Nam.
Chuẩn Tướng Lam Sơn mất ngày 23 07 2002 tại Sàigòn, hưởng thọ 86 tuổi.
Những huy chương ông đã được ban thưởng, gồm có:
Huy Chương Việt Nam:
Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương – Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương –
Lục Quân Huân Chưong –Biệt Công Bội Tinh – Chiến Thương Bội Tinh – Anh
Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu – Anh Dũng Bội Tinh Với Ngôi Sao
Vàng – 10 lần Tuyên Dương Công Trạng Trước Quân Đội.
Huy Chương Pháp:
Legion D’Honneur (Bắc Đẩu Bội Tinh, Pháp) – Croix De Gùerre 1942-1946
– Chiến Dịch Bội Tinh cho những Sĩ Quan tham dự trận Đại Chiến Thứ Hai
– Medaille De La Résistance 1943 Huy Chương Bảo Vệ Nước Pháp, do Tổng
Thông Charles De Gaulle trao tặng những Sĩ Quan đã bảo vệ Nước Pháp
trong trận Đệ Nhị Thề Chiến 1943.
Huy Chương Mỹ:
Silver Star, do Đại Tướng Westmoreland gắn tại Bộ Tư Lệnh Lực Lượng
Đặc Biệt Nha Trang.
Huy Chương Lào:
Huy Chương Bạch Tượng, do Quốc Vuơng Lào gắn.
ƯỚC VỌNG CỦA CHUẨN TƯỚNG LAM SƠN TRƯỚC KHI QUA ĐỜI
Cũng là nguyện vọng của Bà Quả Phụ của Chuẩn Tướng Lam Sơn Phan Đình
Thứ, nhũ danh Phan Thị Lệ Hoa, cùng với bẩy người con và các cháu,
chắt:
Mong rằng, vào ngày 23 tháng 7 năm 2012 năm tới, nhân dịp kỷ niệm 10
năm ngày qua đời của Chuấn Tướng Lam Sơn, VỚI SỤ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC GIA
ĐÌNH LỰC LƯỢNG BIỆT KÍCH 81, BỊỆT ĐỘNG QUÂN, NHẦY DÙ, CỰU SINH VIÊN VÕ
KHOA THỦ ĐỨC, hài cốt của Tướng Lam Sơn sẽ được đem về ÚC làm lễ hỏa
táng và phủ cờ. Sau đó, tro tàn sẽ được đem về Viêt Nam rải tại những
nơi mà Chuần Tướng Lam Sơn đã từng chiến đấu, để ông được làm:
MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI.

(Sưu tầm)

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara.

Ngày 13 tháng 12 năm 1966, họ đề xuất “bổ trợ chiến dịch tấn công quân chủ lực phía địch và ném bom tấn công bằng các nỗ lực tăng cường nhằm bình định hóa vùng nông thôn và tăng cường sức lôi cuốn” của chính quyền Nam Việt. Thuật ngữ “Việt Nam hóa chiến tranh” đã ra đời một thời gian dài trước khi trở nên phổ biến.

Để triển khai kế hoạch này, Johnson đã chọn ba người: Ellsworth Bunker làm đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; Komer chỉ huy một tổ chức chống nổi dậy mới; và Tướng Creighton Abrams tăng cường năng lực quân đội Nam Việt Nam để đánh bại quân chính quy Bắc Việt.

Bunker phải làm việc với lãnh đạo Nam Việt và đảm bảo sự phối hợp của mọi lực lượng – cả dân sự và quân sự, người Mỹ, và các nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Komer và Abrams đảm nhiệm vị trí phó cho Tướng William Westmoreland tại trụ sở của ông này ở ngoại ô Sài Gòn.

Nhưng Bunker mới là người mà Johnson đánh giá có vai trò then chốt. Vai trò đó còn hơn cả nhiệm vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Nam Việt Nam. Đó là giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến. “Tôi đã giúp ông ấy thoát khỏi Cộng hòa Dominica và đạt được mục đích chính trị ở đó,” Bunker nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn. “Ông ấy muốn tôi làm điều tương tự ở Nam Việt Nam.”

Trong một cuộc gặp riêng không có tài liệu ghi lại, Johnson nói với Bunker rằng ông muốn bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Nhưng trước khi các lực lượng này có thể rời đi, một quân đội Nam Việt Nam mạnh hơn, hoàn thiện hơn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong các chiến dịch tìm và diệt nhằm giữ chân quân đội Hà Nội trên núi và gần biên giới, tách biệt khỏi dân chúng.

Đồng thời, Johnson muốn người Nam Việt Nam phải tăng tốc quá trình phát triển dân chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vận mệnh chính trị của Nam Việt. Nói ngắn gọn, Johnson muốn vai trò của Mỹ tại Việt Nam giảm đi với tốc độ tương ứng với sự tăng cường tự lực của Nam Việt.

Johnson và đội ngũ lãnh đạo mới ở Sài Gòn đã tổ chức một cuộc gặp tại đảo Guam vào ngày 20 tháng 3 năm 1967, với hai người đứng đầu chính quyền Nam Việt Nam, Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Họ trình bày với tổng thống một bản hiến pháp mới cho Nam Việt Nam, trong đó kêu gọi các hệ thống kiểm soát và cân bằng, và phân quyền xuống cho các hội đồng địa phương dân cử tại các tỉnh và làng xã.

Tổng thống Johnson đã coi nhẹ tầm quan trọng của cuộc gặp; ông nhấn mạnh trước công chúng rằng cuộc gặp này không bàn về những khía cạnh quân sự của nỗ lực chiến tranh, mà chỉ nói rằng “Tôi nghĩ chúng ta có một vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, kéo dài, dai dẳng, đau đớn mà chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.” Nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gặp ở Guam. Johnson đã dùng nó để thiết lập một hệ tiêu chí mới nhằm đánh giá thành công trong nỗ lực chiến tranh: xây dựng nhà nước, rút khỏi chiến tranh.

Hai ngày trước cuộc gặp tại Guam, Tướng Westmoreland đã yêu cầu tăng viện 85.000 lính nhằm tăng cường các chiến dịch trên chiến trường để “tránh một cuộc chiến kéo dài phi lý.” Tại Guam, Westmoreland bảo vệ yêu cầu tăng viện của mình. Bunker đã theo dõi phản ứng của Johnson trước báo cáo của Westmoreland. Tâm trạng và vẻ mặt của ngài tổng thống thể hiện sự không thoải mái khi nghe bản phân tích đầy lo ngại của Westmoreland, nó gần như khẳng định lại đánh giá trước đây của McNamara rằng chiến lược chiến tranh cường độ cao của Lầu Năm Góc không thể nào dập tắt quyết tâm của Hà Nội.

Quả thật là Johnson đã phản đối tăng viện. Khi Westmoreland đến Washington một tháng sau đó để tiếp tục yêu cầu tăng quân, Tổng thống trả lời: “Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ phía địch không thể tăng thêm các sư đoàn tương ứng? Nếu cứ như vậy thì khi nào tất cả mới kết thúc?” Vài tháng sau, Johnson đáp ứng một phần đòi hỏi của Westmoreland, gửi thêm 45.000 quân chiến đấu, khoảng một nửa số lượng ông này yêu cầu.

Bunker tới Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1967, nơi ông phải thể hiện rõ rằng cách tiếp cận của Washington đã thay đổi. Sẽ không còn là một cuộc chiến “sức mạnh cứng” được tiến hành chủ yếu bởi các đơn vị chiến đấu của Mỹ ở Nam Việt Nam, được hỗ trợ bởi chiến dịch ném bom miền Bắc của Mỹ, với tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến vũ trang này. Thay vào đó, ngày 28 tháng 4, Bunker nói với Thiệu rằng “bản chất của thành công” nằm ở việc đem lại an ninh cho tất cả các thôn ấp trên khắp vùng nông thôn.

Bunker đặt ra cho mình bốn nhiệm vụ chính: thuyết phục lãnh đạo Nam Việt Nam về nhu cầu xây dựng một chính phủ chính danh đại diện cho các lực lượng chính trị đa dạng trong nước; tiến hành một chương trình bình định hóa nhằm mang lại hòa bình và trật tự cho làng xã nông thôn; chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam để tiếp quản gánh nặng chiến đấu trực tiếp với các lực lượng Cộng sản; và thúc đẩy sự phát triển kinh tế để cải thiện điều kiện sống và gây dựng ngân sách cho cuộc chiến chống lại Bắc Việt.

Nói cách khác, mục tiêu của Ellsworth là chuyển gánh nặng duy trì Nam Việt Nam tồn tại như một nước cộng hòa độc lập từ Hoa Kỳ sang cho chính Nam Việt Nam.

Được cử làm phó cho Westmoreland và phụ trách việc bình định hóa, Komer ngay lập tức bắt đầu xây dựng một tổ chức mới – tổ chức Phát triển Cách mạng và Hoạt động Dân sự (CORDS) – nơi tập hợp các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ để phối hợp với Nam Việt Nam trong việc vận động dân chúng chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng.

Tại thời điểm đó, mọi thứ có vẻ đang đi đúng hướng. Nam Việt Nam thông qua bản hiến pháp mới, các cuộc bầu cử mang lại một Quốc hội lưỡng viện, và hàng nghìn người đứng đầu các thôn ấp được người dân lựa chọn. Và một chiến dịch tranh cử tổng thống tương đối minh bạch kết thúc với kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử phó tổng thống. Nam Việt Nam nay đã có một cơ sở hạ tầng chính trị để hỗ trợ các làng xóm, phát triển kinh tế và cung cấp nhiều nhân lực hơn cho lực lượng vũ trang.

Westmoreland cũng có những điều chỉnh đối với các nỗ lực quân sự theo chiến lược mới. Trong một bài phát biểu trước công chúng tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington ngày 21 tháng 11 năm 1967, ông công bố kế hoạch kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Nam Việt Nam. Ông gọi đây là “Giai đoạn IV” hay “giai đoạn cuối cùng,” trong đó lực lượng quân đội Mỹ trở nên “dần dần không còn cần thiết” đối với việc phòng thủ Nam Việt. “Các đơn vị Mỹ có thể bắt đầu giảm dần quân số bởi Quân đội Nam Việt đã được hiện đại hóa và tăng cường năng lực đến mức cao nhất.” Xuất hiện trên chương trình truyền hình “Gặp gỡ báo chí” sau bài phát biểu, Westmoreland dự đoán rằng các lực lượng Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Nam Việt Nam trong “hai năm nữa hoặc ít hơn.”

Ông ấy đã đúng: các lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi chiến trường vào tháng 8 năm 1969 – nhưng đó là sau khi thêm 21.000 lính Mỹ nữa tử trận.

Stephen B. Young là giám đốc điều hành toàn cầu mạng lưới Caux Round Table. Ông làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Hình: Đại sứ Ellsworth Bunker trình quốc thư lên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 28/04/1967. Nguồn: NYT.

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài Vietnam 1967

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót.

Thiếu tá Cảnh sát VNCH Phan Tấn Ngưu, trong một bài viết về Võ Văn Ba trên trang CanhsatQuocgia.org đã gọi ông là “điệp viên giỏi nhất của VNCH, và nhớ lại ông Võ Văn Ba hay nói ‘Nếu cộng sản chiếm được miền Nam, tôi sẽ tự tử!’ và đó chính là điều ông đã làm, khi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ.”

“Giờ đây tôi nhiều lần tự trách là đã không khăng khăng bắt Võ Văn Ba phải cùng mình rời khỏi Việt Nam,” nhà phân tích chính của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) trong cuộc chiến Việt Nam thổ lộ điều vẫn còn khiến ông bị dằn vặt.

Cùng là gián điệp hai mang, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông “chui sâu, leo cao vào nội bộ ta” trong suốt 10 năm và “gây tổn thất đáng kể cho cách mạng” (báo Nhân Dân hồi 2015, và báo Công an Nhân dân về điệp viên X92).

Võ Văn Ba là ai? Ông đã làm gì trong cuộc chiến Việt Nam mà được mệnh danh là điệp viên hàng đầu của CIA, giỏi nhất của VNCH ở Nam Việt Nam?

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, người từng nhận lệnh của CIA đưa ông Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay để rời VN tháng 4/1975, nói điệp viên Võ Văn Ba là một trong những lý do ông đang viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến cho đến giờ vẫn còn ám ảnh tâm trí ông.

Frank Snepp: Võ Văn Ba là một người yêu nước, được CIA đặt cho biệt hiệu ‘TU Hackle’ và là điệp viên giỏi nhất của CIA hoạt động trong lòng địch.

Ông từng là một đảng viên cộng sản tận tụy vào cuối thập niên 1940, chuyên tuyển mộ thành viên trẻ tại một tỉnh phía nam Sài Gòn. Ông làm việc với Việt Minh, rồi trở thành một kẻ khủng bố, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng khủng bố không phải là cách thu phục trái tim con người. Chán ngán việc phe cộng sản dùng giết chóc và đe dọa như một chiến thuật chiêu mộ, Võ Văn Ba rời bỏ hàng ngũ.

Tạm biệt chủ nghĩa cộng sản năm 1954 vào thời điểm Hiệp định Geneva, Võ Văn Ba trở thành người đốn cây trồng rẫy, và dọn về tỉnh Tây Ninh, phía tây bắc Sài Gòn. Tây Ninh là một tỉnh quan trọng, vì đó là địa bàn hoạt động của Trung ương Cục Miền Nam, từ một hang ở Núi Bà Đen.

Khi cán bộ Bắc Việt đi qua rẫy của Võ Văn Ba ở chân đồi, ngay bên dưới căn cứ chỉ huy Trung Ương Cục để tham dự các cuộc họp, ông dần dà quen biết họ. Cảnh sát VNCH trong khu vực này, biết lý lịch của Võ Văn Ba, nhận ra ông ở một vị trí lý tưởng. Họ tìm đến ông và nói: chúng tôi muốn ông giúp chúng tôi theo dõi cộng sản, và Võ Văn Ba trở thành gián điệp nhị trùng năm 1960.

Thoạt đầu Võ Văn Ba hợp tác với cảnh sát VNCH. Ông nhanh chóng là một điệp viên hiệu quả, làm việc với cấp chỉ huy cộng sản. Võ Văn Ba đóng vai người cộng sản lầm đường muốn trở lại Đảng, và mới đầu chỉ được tiếp cận với vòng ngoài của Trung ương Cục Miền Nam, nhưng sau đó đi hẳn vào trung tâm của Cục. Nhờ vậy, ông thu thập được mọi động tĩnh từ cơ quan này, biết hết các điệp viên hai mang của họ, và những điều họ đang làm.

Năm 1965, CIA bắt đầu đưa Võ Văn Ba vào quỹ đạo của mình sau khi nhận thấy ông là một nguồn tin có giá trị. Ông từ đó làm việc cho cả An ninh Cảnh sát VNCH lẫn CIA.

Năm 1968, Võ Văn Ba báo trước cho cảnh sát VNCH năm ngày về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Thông tin tương tự đến được Đại sứ quán Hoa Kỳ, người Mỹ không đánh giá cao tin này lắm, nhưng cảnh sát VNCH thì có. Và đó là lý do tại sao khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cảnh sát VNCH đã chuẩn bị trước và có mặt để đối phó.

BBC: Ông có thể kể lại kinh nghiệm làm việc với Võ Văn Ba?

Frank Snepp: Năm 1969, tôi đến VN làm chuyên viên phân tích cho CIA. Một trong những điều đầu tiên tôi phải làm là phân tích tài liệu chúng tôi vừa tịch thu được, một tài liệu của Cộng sản quan trọng nhất mà chúng tôi từng có.

Tài liệu đó là Nghị quyết 9, phân tích của Bắc Việt về những gì xảy ra năm 1968, cũng như hoạt động quân sự sau đó. Bắc Việt nhận định rằng quá nhiều quân sĩ của họ đã tử trận, nhiều đến mức họ dự trù phải thúc thủ trong vòng hai năm. Nói cách khác, họ không thể có cuộc tấn công lớn nào nữa. Khi CIA tịch thu được toàn bộ tài liệu này, tôi được giao nhiệm vụ cùng với ba hoặc bốn đồng nghiệp, cũng thuộc CIA, phải tìm hiểu xem tài liệu có xác thực hay không.

Chúng tôi nghĩ tài liệu đó thật, nhưng không chắc 100%. Làm thế nào để xác định được là tài liệu đó có giúp chúng tôi biết ý định sự thật của phía cộng sản không rất quan trọng, vì chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, chính sách mới của Nixon về việc rút lực lượng Mỹ và đưa lực lượng Việt Nam lên tuyến đầu, chỉ mới bắt đầu. Nếu tài liệu này đúng, có nghĩa là trong thời gian hai năm, khi Cộng sản không thể hoạt động mạnh trên chiến trường, chúng tôi sẽ rảnh tay thực hiện chính sách Việt Nam hóa.

Chúng tôi gặp Võ Văn Ba và được Võ Văn Ba xác nhận đó là tài liệu đúng. Đó là một đột phá tình báo lớn. Tôi biết Võ Văn Ba trong hoàn cảnh đó. Trong vòng hai năm, tôi bắt đầu gặp trực tiếp ông ta, không phải vì tôi giỏi, không phải vì tôi nói được tiếng Việt, tôi luôn phải có thông dịch viên khi làm việc với Võ Văn Ba, nhưng vì tôi đã nắm sẵn được nhiều bí mật. Là một nhà phân tích của CIA, tôi được truy cập vào những bí mật quan trọng và bạn phải biết bí mật thì mới có thêm được bí mật. Vì vậy CIA cử tôi đến nói chuyện với nhiều nguồn tin, trong đó có Võ Văn Ba, để lấy tin và xác minh xem những gì chúng tôi nhận được có chính xác không.

Tôi bị Võ Văn Ba mê hoặc. Ông có trí nhớ phi thường, có thể xem một tài liệu và nhớ nguyên văn mọi thứ cần nhớ về tài liệu đó. Không cần phải cầm tài liệu trong tay, chỉ cần đọc nó một lần, ông sẽ có thể mang tài liệu đó đến cho chúng tôi trong đầu của ông.

CIA huấn luyện cho ông tất cả những kỹ thuật căn bản trong nghề tình báo.

Phải nói rõ là Võ Văn Ba có người phụ trách trực tiếp tức ‘handler’ là Cảnh sát Đặc biệt của VNCH. Ông cũng có một ”handler” khác là một nhân viên CIA người Mỹ ở Tây Ninh. Nhưng người Mỹ này không thể trực tiếp gặp ông, bởi nếu Cộng sản nhìn thấy ông với một người da trắng, họ sẽ nghi ngờ.

Vì vậy, để gặp ‘handler’ người Mỹ, Võ Văn Ba phải vào một bệnh viện ở Tây Ninh, trèo lên một băng ca, kéo tấm trải giường lên người, giả như người đã chết. Sau đó, các nhân viên phụ trách người Việt của ông sẽ chuyển băng ca ra ngoài, đưa lên máy bay. Máy bay sẽ đưa Võ Văn Ba vào Sài Gòn nơi ông cải trang để gặp tôi hoặc một người Mỹ khác. Ông sẽ mặc áo dài nam hay đội bộ tóc giả lớn khiến ông trông giống một phụ nữ và đeo cặp kính đen khổng lồ giống như Greta Garbo, rồi đến gặp chúng tôi tại một nơi an toàn.

BBC:Ngoài trí nhớ phi thường như ông nói, Võ Văn Ba là người như thế nào và có đặc điểm gì, thưa ông?

Frank Snepp: Võ Văn Ba có hai nhược điểm. Một là rất thích bia Budweiser. Ông được bảo là người Mỹ thả bia Budweiser dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để làm chậm tiến độ xâm nhập của Bắc Việt, vì đang di chuyển họ phải dừng lại uống bia (cười). Chẳng biết điều đó có đúng không, tôi cho rằng đó là sự thật, dù không bao giờ kiểm chứng được. Dẫu sao Võ Văn Ba rất mê Budweiser.

Nhược điểm thứ hai là rất thích thuốc Salem. Nghe nói ông Hồ Chí Minh cũng mê thuốc lá Salem, và thường bỏ thuốc Bastos hoặc thuốc lá Việt Nam trong túi áo, và mời những thứ này cho các đồng chí. Nhưng khi muốn hưởng chút lạc thú, ông sẽ lấy Salem ra hút. Vì vậy, Võ Văn Ba, người thích trò trớ trêu, luôn đòi chúng tôi cung cấp bia Budweiser và thuốc Salem trước khi trao cho chúng tôi những bí mật.

Và những bí mật ông có được thì thật tuyệt vời. Toàn những tin từ nội bộ. Ông được hàng ngũ cộng sản tín nhiệm đến nỗi được tham gia các cuộc họp bên trong Bộ chỉ huy ở Núi Bà Đen.

Võ Văn Ba ở vào vị trí lý tưởng để giúp chúng tôi, và để giúp ông đóng được vai trò một thành viên Cộng sản tốt, CIA và Cảnh sát Đặc biệt VNCH dàn dựng nhiều việc. Chúng tôi tấn công vào các trạm kiểm soát của cảnh sát VNCH, tất cả đều là giả, và sau đó loan tin là phe cộng sản đã làm điều đó, dĩ nhiên Võ Văn Ba kiếm được điểm, vì vậy, tín nhiệm của ông ngày càng tăng trong giới chỉ huy Bắc Việt. Họ cho rằng ông đã thi hành tất cả những điệp vụ kinh tởm cho họ, trong khi thực sự ông làm việc cho chúng tôi.

BBC: Những tường trình của Võ Văn Ba đã giúp công việc của ông ra sao?

Frank Snepp: Tôi dần dà ủng hộ tuyệt đối những tường trình của Võ Văn Ba. Lúc trở về trụ sở CIA ở Mỹ vào năm 1971, tôi là thành viên của một đơn vị phân tích lớn, chuyên viết bản tường trình hàng ngày (Daily Brief) cho Tổng thống. Tôi quảng bá báo cáo của Võ Văn Ba, vì là một trong số ít người trong ban phân tích của CIA đã gặp được ông, và vì tôi biết ông là vàng ròng.

Năm 1972, chúng tôi bắt đầu nhận được báo cáo lạ của Võ Văn Ba. Lạ vì nó cho thấy Cộng sản đang làm một điều mà chúng tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ làm. Họ cho cán bộ biết là có thể sẽ có một hiệp định hòa bình mà không cần phải có điều kiện họ luôn coi là tiên quyết, đó là Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Tôi sửng sốt khi đọc điều đó, vì tôi biết Võ Văn Ba là người đáng tin.

Tôi viết ngay bản tường trình hàng ngày cho tổng thống nói rằng tôi nghĩ một hiệp định hòa bình đang trong quá trình được thực hiện. Lúc ấy Henry Kissinger đang bí mật đàm phán ở Paris, nhưng không nói cho ai biết mình đang làm gì. Báo cáo của Võ Văn Ba là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy đã có bước đột phá trong cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. CIA, dù ít nhất là ở cấp của tôi, không ai biết gì về điều này. Vì vậy, chúng tôi đã được điệp viên giỏi nhất của mình báo về tiến trình các cuộc đàm phán tại Paris.

Sau đó tôi lại được cử về Sài Gòn vào mùa thu năm 1972 để thẩm vấn một tù binh Bắc Việt giỏi nhất mà chúng tôi bắt được. Vào tháng 10/1972, khi tôi đã có mặt ở Sài Gòn, chúng tôi nhận được một báo cáo hết sức sửng sốt của Võ Văn Ba. Báo cáo cho biết Kissinger đã có một thỏa thuận khủng khiếp với phe cộng sản, cho phép Bắc Việt giữ lực lượng của họ ở miền Nam.

Bản báo cáo của Võ Văn Ba không chỉ đến Tòa Đại sứ, mà còn đến tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khiến ông Thiệu vào tháng 10/1972 phản ứng mãnh liệt, hỏi chuyện gì đang xảy ra, Kissinger đang làm gì? Ông Thiệu nhất quyết phản đối, nói sẽ không chấp nhận thỏa thuận mà Kissinger đang đàm phán dù đó là thỏa thuận gì, vì ông không được tham dự vào việc thương lượng. Khi ông Thiệu nhất quyết phản đối thì đến phiên Bắc Việt hỏi chuyện gì đang xảy ra, người Mỹ chắc đang lừa chúng ta.

Khi thấy thỏa thuận có nguy cơ bị hỏng, vì Võ Văn Ba đã cho chúng tôi biết sự thật, Nixon quyết định dội bom Bắc Việt để chứng minh với ông Thiệu rằng Mỹ vẫn đứng về phía ông, và cũng để làm cho Bắc Việt phải tiếp tục thương lượng, và họ đã trở lại đàm phán.

Võ Văn Ba đã cung cấp cho tổng thống VNCH thông tin đầu tiên về những gì Kissinger đang làm, và quan trọng nhất là quyết định cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam của Kissinger.

BBC: Ông có tiếp xúc với Võ Văn Ba thường xuyên không?

Frank Snepp: Trong thời kỳ ngừng bắn 1973 đến 1975, tôi thỉnh thoảng gặp ông để biết những kế hoạch mới nhất của cộng sản. Tôi cũng được trao một trọng trách mới, là giúp quản lý một đặc vụ mà chúng tôi đang có ở Hà Nội. Phải nói rõ rằng người phụ trách Võ Văn Ba là một nhân viên CIA khác rất giỏi, nhưng tôi được cử đến gặp ông định kỳ để kiểm chứng những phát hiện của ông với nguồn trực tiếp của chúng tôi ở Hà Nội. Tôi không giỏi gì, nhưng chỉ vì tình cờ mà tôi được liên lạc trực tiếp với điệp viên giỏi nhất của CIA và có dịp kiểm chứng những tin những điệp viên gửi về.

Khi Nixon từ chức, Võ Văn Ba cho chúng tôi những dấu chỉ đầu tiên về những gì Cộng sản sẽ làm vào cuối năm 1974. Ông nói Bắc Việt sẽ thử nghiệm để xem khả năng phòng thủ của VNCH lúc ấy yếu đến độ nào.

Ngày 8/4/1975, Võ Văn Ba cho chúng tôi báo cáo đầu tiên về những gì phe cộng sản sẽ làm để dứt điểm cuộc chiến. Tôi không được tin này trực tiếp, mà nhận qua người ‘handler” của ông. Tôi gửi ngay yêu cầu cho Võ Văn Ba thông qua người Mỹ này để hỏi thêm.

Sau đó, ngày 17/4, tôi trực tiếp gặp Võ Văn Ba và nhận được toàn bộ kế hoạch kết thúc chiến tranh của Cộng sản: Sẽ không có thỏa thuận nào, ông Thiệu từ chức hay không không thành vấn đề, cũng không thành vấn đề nếu chúng tôi muốn thành lập một chính phủ liên hiệp, Cộng sản nhất quyết tiến chiếm Sài Gòn kịp sinh nhật Hồ Chí Minh vào giữa tháng 5, và sẽ tấn công trước ngày 1/5, đúng y như những gì đã xảy ra.

Tin đó khiến các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã bị sốc mà phải tức thời lập chương trình cho những chuyến trực thăng khẩn cấp đưa người di tản. Vì vậy, với những ai đã được đưa ra khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Võ Văn Ba là người đã cứu họ…

PHẦN 2: FRANK SNEPP SO SÁNH ĐIỆP VIÊN CIA VÕ VĂN BA VÀ TÌNH BÁO CS PHẠM XUÂN ẨN.

Cùng là gián điệp nhị trùng, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông “chui sâu, leo cao vào nội bộ ta” trong suốt 10 năm và “gây tổn thất đáng kể cho cách mạng”.

Võ Văn Ba là ai và số phận ông ta ra sao sau 30/04/1975 khi lực lượng chính quy của Bắc VN tiến vào Sài Gòn, xóa sổ chế độ VNCH.

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, nhà phân tích chính của CIA trong chiến tranh VN, kể những gì ông biết về Võ Văn Ba, nêu ra ý kiến cá nhân về điệp viên này và chia sẻ những gì ông tin là ông biết được thêm sau 1975.

Frank Snepp: Theo thông tin mà chính Cộng sản đưa ra sau đó, Võ Văn Ba bị một nhân viên CIA, một người Mỹ bị bắt hai tuần trước khi cuộc chiến kết thúc làm lộ. Theo bản dựng lại vụ án của Cộng sản, được công bố sau chiến tranh, nhân viên CIA này, khi bị tra tấn đã khai ra Võ Văn Ba. Ngoài ra, hành tung của Võ Văn Ba cũng bị một thông dịch viên người Việt tiết lộ. Đây là người từng làm việc với Võ Văn Ba, người này bị bắt, tôi nhớ là ở Ban Mê Thuật. Tóm lại, hai cá nhân liên quan đến CIA, khi bị tra tấn đã khai ra vai trò của ông.

Khi tôi gặp Võ Văn Ba hôm 17/4, mạng sống của ông đang bị nguy hiểm nghiêm trọng, vì trong vòng vài ngày đó ông có lẽ đã gặp những người đã bị bắt, trong đó có một số người Mỹ. Khi Sài Gòn thất thủ, Võ Văn Ba chưa di tản. Với thông tin thu thập được từ các tù nhân, phe cộng sản bắt giam ông, và họ công bố trong các phân tích thời hậu chiến là ông đã dùng thắt lưng treo cổ tự tử để khỏi bị tra tấn. Vợ ông bán hoa ở Tây Ninh dường như không bị sát hại, và tôi tin là con trai của Võ Văn Ba cũng không bị cộng sản bắt bớ, mặc dù điều này không rõ ràng.

Với tôi, Võ Văn Ba là một người hùng, một người thực sự yêu nước. Ông là một Nathan Hale (1755-1776, sĩ quan, nhà hoạt động tình báo thời cuộc chiến Cách mạng Mỹ) của miền Nam Việt Nam, và cho đến gần đây, khi Bắc Việt công bố những tài liệu riêng của họ, công chúng vẫn biết rất ít về ông. Tôi đã viết về Võ Văn Ba trong cuốn Decent Interval, nhưng lúc ấy tôi rất cẩn thận, không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào, không công bố danh tính hay thông tin xác định nào ngoại trừ việc nói rằng ông ở tỉnh Tây Ninh và là điệp viên tốt nhất của CIA. Lý do là khi viết sách, tôi không biết chắc số phận Võ Văn Ba lúc đó ra sao.

BBC: Có phải Võ Văn Ba là một trong những lý do khiến ông viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến Việt Nam. Ông biết tin Võ Văn Ba treo cổ tự tử vào lúc nào?

Frank Snepp: Kể chuyện Võ Văn Ba, tôi hy vọng sẽ tạo chất xúc tác để những người Việt tị nạn và người Việt sống ở hải ngoại tôn vinh người đàn ông này. Ông là một người miền Nam yêu nước một cách phi thường, nhưng chưa ai biết nhiều về ông, ít nhất là cho đến nay.

Tôi chỉ biết tin Võ Văn Ba chết khi an ninh Việt Nam ở Hà Nội công bố tài liệu của họ về vụ án. Trong bốn năm qua, Hà Nội đã công bố gần như tất cả những khám phá của họ về ông. Họ đã kiểm tra lời khai của tù nhân, thu giữ tài liệu và tổng hợp lại những chiến dịch mà họ cho là đã gây tổn hại cùng cực, và kết luận Võ Văn Ba là điệp viên nguy hiểm nhất từng hoạt động chống cách mạng. Họ xác nhận những gì tôi biết, đó là việc ông đã tiết lộ các tài liệu về kế hoạch và thiết kế quan trọng của Cộng sản từ năm 1965 đến khi kết thúc chiến tranh. Ông đã cung cấp hết cho CIA, vấn đề là CIA không phải lúc nào cũng tin ông.

BBC: Ông Phan Tấn Ngưu, người phụ trách liên lạc với Võ Văn Ba từ phía VNCH, viết là CIA có lúc không tin Võ Văn Ba là vì ông gặp vấn đề bị thử bằng máy phát hiện nói dối (lie detector test). Điều đó đúng không?

Frank Snepp: Vào năm 1971, có nghi ngờ rằng Võ Văn Ba là gián điệp nhị trùng hoạt động cho Cộng sản. Tôi đã có cuộc gặp kéo dài ba ngày với ông và xem qua tất cả những gì chúng tôi biết về ông, cùng với ông Phan Tấn Ngưu, sĩ quan cảnh sát của VNCH, ”handler” của Võ Văn Ba, hiện đang sống ở Quận Cam (California) và cũng là người đã công bố những gì ông biết về Võ Văn Ba kể cả việc chúng tôi đã gặp nhau.

Vào đầu năm 1971, tôi đã có thể xác minh rằng Võ Văn Ba đúng là những gì ông đã tuyên bố. Điều gây nghi ngờ là Võ Văn Ba đã đưa một số báo cáo cho các cơ quan tình báo khác của VNCH, như Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương và có thể cả cho cơ quan an ninh quân đội. Võ Văn Ba làm như vậy vì họ trả ông một ít tiền.

Ông cung cấp cho chúng tôi những bí mật chính, nhưng cũng kiếm thêm tiền bên ngoài. Và vì vậy, khi làm ‘lie detector test’, đồ thị của ông có những vết nhấp nhô. Ông cũng không nói với chúng tôi rằng ông trao một số bí mật cho những cơ quan đồng minh để kiếm thêm chút tiền. Đó là nguồn gốc những nghi vấn về ông. Nhưng những nghi ngờ này phần lớn đã được giải tỏa, chủ yếu là qua cuộc gặp gỡ ba ngày của tôi với ông ấy vào năm 1971.

BBC: Ông có thể so sánh Võ Văn Ba với Phạm Xuân Ẩn, điệp nổi tiếng hoạt động cho phe cộng sản Bắc Việt cũng trong cuộc chiến VN?

Frank Snepp: Phạm Xuân Ẩn nói chung là một hacker. Ông ta làm việc chống lại mục tiêu mềm yếu nhất ở miền Nam Việt Nam, đó là giới báo chí. Ông Ẩn thu thập những thông tin có giá trị mà báo chí lấy được từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, và chuyển nó cho Bắc Việt.

Nhưng so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba, thì xin đừng làm thế. Võ Văn Ba là thứ thiệt. Ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay Trung ương Cục Miền Nam của phe cộng sản, đầu não chính của họ ở miền Nam, giống như một điệp viên nằm ngay trong Lầu Năm Góc. So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả. Ý tôi là, Phạm Xuân Ẩn được ca tụng vì giới báo chí Mỹ kinh ngạc không thể tin được là họ đã bị ông ấy lừa. Vậy à? Nhưng, việc đưa ra đề xuất so sánh hai người, tôi nghĩ, là một xúc phạm với Võ Văn Ba. Thật đấy. Không phải là tôi muốn hạ giá trị Phạm Xuân Ẩn. Tôi biết ông ta là một điệp viên thông minh, nhưng xét về tầm cỡ, ông ấy không thể so với vai trò của Võ Văn Ba.

BBC:Theo ông, Võ Văn Ba đã có những thành tích gì đáng ghi nhớ?

Frank Snepp: Võ Văn Ba cho Nguyễn Văn Thiệu dấu chỉ đầu tiên là Henry Kissinger đang đánh lừa miền Nam Việt Nam. Ông đã cảnh báo cho chúng tôi về Tết Mậu Thân năm 1968 mặc dù Đại sứ quán Hoa Kỳ không công nhận tất cả những điều ông nói. Ông đã giúp chúng tôi chứng thực tài liệu cho thấy phe cộng sản đã chịu những thương vong khủng khiếp vào năm 1968 và sẽ không thể tiếp tục chiến đấu với mức độ ác liệt như cũ. Điều đó giúp chúng tôi khởi động chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Ông đã cho chúng tôi biết phản ứng đầu tiên của phe cộng sản về việc Tổng thống Nixon từ chức vào tháng 8 năm 1974.

Võ Văn Ba báo cho chúng tôi mọi quyết định quan trọng Cộng sản đưa ra. Đây không phải là nhận định của tôi mà là nhận định của chính Bắc Việt. Họ lập một danh sách, nói là Võ Văn Ba đưa cho CIA kế hoạch cho các năm 1969, 1970, cuộc tấn công lễ Phục sinh… Võ Văn Ba cung cấp tất cả thông tin về kế hoạch ngừng bắn của họ. Bạn không cần tin tôi, mà hãy đọc những phân tích của họ, những phân tích của chính phe địch.

Ngay Bắc Việt cũng phải công nhận là Võ Văn Ba qua mặt được họ là điều rất phi thường. Đại sứ Graham Martin dần dà cũng quý mến Võ Văn Ba, vì ông cho rằng thành công của Võ Văn Ba cho thấy phe cộng sản cũng dễ bị tổn thương và có điểm yếu kém, có lỗ hổng. Vì vậy, khi Đại sứ Martin cuối cùng quyết định không tin vào cảnh báo của Võ Văn Ba là sẽ không có thỏa thuận, điều đó làm tôi sửng sốt, vì ông đã từng tin rằng điệp viên này giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.

Việc Đại sứ Martin và xếp CIA Polgar giảm tầm quan trọng của những gì Võ Văn Ba cảnh báo làm tôi kinh ngạc. Nhưng những điều Võ Văn Ba nói với chúng tôi hôm 17/4, cuối cùng cũng đã được gửi về cho tổng thống trong bản tóm tắt hàng ngày, và nhờ đó đã thúc đẩy ngay kế hoạch cho trực thăng bốc người, giúp nhiều người trong chúng ta vượt thoát.

Tóm lại, chúng ta không thể kể về Chiến tranh Việt Nam mà không nhắc đến thành tích của Võ Văn Ba. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã được kể lại nhiều lần, nhưng không mấy ai có thông tin về Võ Văn Ba, ngoại trừ những gì tôi viết trong cuốn hồi ký ban đầu, nhưng cũng không dám viết gì nhiều như bây giờ.

Giờ đây tôi đã viết về Võ Văn Ba, và đến nhiều viện bảo tàng và viện nghiên cứu khác nhau để nói rằng, quý vị phải cập nhận tài liệu của quý vị về chiến tranh Việt Nam, phải kể về một số đóng góp của người đàn ông này, bởi vì những gì Võ Văn Ba báo với chúng tôi đều là tin chính xác vào những thời điểm quan trọng. Và lịch sử phải ghi rõ những gì chúng ta biết, những gì không biết, những tin chúng ta đã vì đó có hành động thích hợp, và những tin chúng ta đã phớt lờ. Phải làm thế, vì sự thật là điều then chốt của lịch sử.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Truyện ngắn ‘Tiếng Hát Chiều Thanksgiving’

ĐIỆP MỸ LINH

Vừa mở cửa, thấy bà Hoa, Heather cười:
-Hi, “ba Noi”!
-Hi, Heather! Happy Thanksgiving!
-Cảm ơn “ba Noi”. Happy Thanksgiving to you too!
Thấy bà Hoa bước vào, mọi tiếng động của nhóm người trẻ nơi phòng khách đột ngột ngưng. “Ba Noi” vẫy tay về phía nhóm người trẻ, chúc:
-Happy Thankgiving đến mọi người. 
-Cảm ơn Bà. Chúng cháu cũng chúc Bà như thế.
Heather nhìn các bạn, giới thiệu:
-Xin giới thiệu đến các bạn, đây là “my ba Noi”.
Nhiều bàn tay vẫy vẫy. Người con trai của bà Hoa bước đến.
-Happy Thanksgiving, Măng! 
-Cảm ơn con. Măng cũng chúc vợ chồng con và các cháu như rứa.
-Măng ra ngoài “deck” ngồi với nhóm người lớn; trong này mấy đứa nhỏ ồn ào lắm.
-Răng dịch Covid mà con tụ họp nhiều người rứa?
-Dạ, chỉ vài cặp láng giềng lớn tuổi, con cháu của họ ở xa, không về được và vài đứa bạn học của mấy đứa con của con, vì nhà xa, phải ở lại trường. Con mời họ dự Thanksgiving để họ đỡ tủi thân. Đi, Măng ra “deck” ngồi chơi. 
Từ ngày ông Trực – chồng của bà Hoa – qua đời, Bà chỉ thích sống cách biệt để được “yên thân già”:
-Măng ở trong ni chơi với các cháu, được không, con?
-Tùy Măng.
Sau khi cô dâu và các con đến chào, bà Hoa xoay sang Heather, đùa:
-Heather! Cho bà Nội vui chung, được không?
-Okay! Nếu “ba Noi” chấp nhận được sự phá rối của tụi cháu.
-Không ai phá rối được Bà; vì, chỉ thấy cây đàn là Bà vui rồi.
Nhìn thanh niên Á Đông đang ôm Guitar, Heather nói:
-Johnathan! Biết nhạc Việt không, hát cho “my ba Noi” nghe đi!
-Nhạc Việt anh chỉ biết có một bài, nhờ hồi đó thường nghe “my on Noi” đàn và hát. Anh thích bài này nhưng lâu quá không đàn; còn hát thì…tiếng Việt anh nói còn không được mà hát cái gì! 
-“My ba Noi” cũng chơi đàn. Có thể Bà biết bài mà anh thích đó. Đàn đi!
-Để anh dợt lại xem.
Trong khi Johnathan “từng tưng”, cố nhớ lại dòng nhạc xưa thì Heather đến bên bà Hoa, nói nhỏ:
-“Ba Noi”! Johnathan là bạn trai của con đó.
-Cái gì? Con có bạn trai?
-Con lớn rồi! Tháng Năm này con tốt nghiệp đại học. “Ba Noi” quên rồi sao?
Im lặng. Bà Hoa thầm nghĩ: Mới ngày nào Bà và Tú – người yêu đầu đời của Bà – đi bên nhau còn e ấp, ngượng ngùng mà bây giờ cháu nội của Bà đã ở vào tuổi đầy mộng mơ như rứa à? Không thể tin được! 
Bất chợt Johnathan reo vui:
-Heather! Sorry, anh chỉ có thể đàn phân đoạn nào anh nhớ thôi. Được không?
-Okay.
Vừa nghe vài “notes” của tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối của Nguyễn Vũ bà Hoa lặng người! Giai điệu u hoài của tình khúc này như khơi dậy trong lòng Bà nỗi đau xưa! Qua khung cửa sổ, nhìn mây trôi lặng lờ, bà Hoa tưởng như có thể thấy lại được Bệnh Viện Hạm Hát Giang, HQ 400, đang hải hành chầm chậm trong vịnh Đà Nẵng vào buổi chiều xưa.
Chiều xưa ấy, sau khi tan trường, thấy Tú – trong quân phục xanh xám của Hải Quân – đang đứng đợi cạnh cổng trường Phan Châu Trinh, Hoa reo vui:
-Anh đến Đà Nẵng khi mô, răng không cho em hay?
-Chuyện nhà binh mà cho em hay sao được! Tàu đang công tác tại Thuận An, về đây nhận nhiên liệu và cũng để đón một sĩ quan cùng khóa với anh, sẽ thuyên chuyển xuống tàu.
-Khi mô “tàu anh” đi?
-Mai.
-Rứa anh có ghé nhà em không?
-Anh sẽ ghé để “trình diện” hai Bác và xin phép hai Bác cho em với cậu em của em tối nay xuống tàu chơi.
-Tối ni “tàu anh” có chi vui rứa?
-Mấy “thằng” cùng khóa với anh đón chàng sĩ quan mới nhận nhiệm sở, tụ họp nhau ca hát cho vui. Em đi, nha!
-Anh mà không cho em đi, mai mốt em biết được, em sẽ buồn anh lắm đó!
Câu nói ngọt ngào của Hoa làm Tú vui thích bao nhiêu thì tối đó, trong phòng ăn của sĩ quan, thấy bác sĩ Long – phục vụ trên HQ 400 – cứ quanh quẩn, “xoắn” lấy Hoa, Tú càng khó chịu bấy nhiêu!  
Khi được yêu cầu, Hoa hát tình khúc Love của Bert Kaempfert và Milt Gable: 
“L is for the way you look at me
O is for the only one I see
V is very, very extraordinary
E is even more than anyone that you adore can…” 
Hoa chọn nhạc khúc Love vì nàng muốn kín đáo thể hiện tình yêu nàng dành cho Tú. Nhưng, vì bác sĩ Long, ngay khi thấy Hoa nơi hạm kiều, đã bị “coup de foudre”; do đó, Long không thể đè nén, không thể giấu diếm tình cảm Long dành cho Hoa. Tú hiểu lầm, nghi rằng Hoa ham địa vị, muốn mượn lời ca tình khúc Love để hé lộ tình cảm nàng dành cho Long.
Hoa hát xong, Tú nén giận, lấy Guitar từ tay Long, vừa đàn vừa hát ca khúc Nhìn Nhau Lần Cuối như gián tiếp nói lên niềm thất vọng của chàng:
“Em, giờ hai đứa mình xa nhau rồi
Đường em đi mây giăng đẹp lối
Đường anh về gió mưa tơi bời…”
Là một thiếu nữ đẹp, nhưng Trời lại phú cho Hoa bản tính cứng rắn, ngay thẳng, chân thật; do đó, Hoa chỉ âm thầm đau khổ chứ chưa bao giờ tìm hiểu tại sao Tú lại đột ngột đoạn tình với nàng! 
Hôm nay – sau khi Johnathan ngưng đàn – bà Hoa cảm ơn Johnathan rồi xuống bếp, mở cửa sau, ra “deck”; vì muốn chôn vùi hình bóng xưa!
Nhóm người nơi “deck” hơi nhổm người, cúi chào bà Hoa. Người con cả nói nhỏ:
-Mấy người này Măng đã gặp vào những dịp nhà con có tiệc. Măng nhớ không?
Bà Hoa chỉ nhớ mặt chứ không thể nhớ tên. Nhưng vì phép xã giao, Bà chỉ gật đầu, chúc Thanksgiving. Người con cả mời:
-Măng ngồi đi.
Vừa ngồi xuống, bà Hoa thấy ông mặc áo trắng đến bàn lấy miếng thịt gà tây đút lò rồi quay sang nói với ông đang bưng ly rượu chát:
-“Tụi nó” – cộng sản Việt Nam (csVN) – mà nhân đạo gì! Theo báo Tuổi Trẻ online, ngày 30/10/2020, khi được Mỹ quyết định viện trợ cho Việt Nam hai triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai, sau khi “tụi nó” chia chác nhau, nhín lại chút ít, đem gạo tặng cho Lào để chứng tỏ với thế giới là “tụi nó” cũng nhân đạo.
Ông mặc áo “ca-rô” lên tiếng:
-Trường học cho học sinh Việt Nam thì không có nhà vệ sinh; đồng bào miền Trung bị lụt lội khốn khổ như vậy mà đem gạo đi cho người dưng!
Một bà phàn nàn:
-Trường học mà không có nhà vệ sinh thì làm sao, Trời!
Ông mặc áo “ca-rô” nhún vai:
-Cũng trong bản tin đã đề cập, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận rằng: “Không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cữu Long”. Đã vậy, thầy giáo Đỗ Việt Khoa còn cho biết vấn nạn lạm thu trong trường học!
Ông mặc áo trắng ngạc nhiên:
-Trường học không có nhà vệ sinh, học sinh phải “đu dây” đến trường mà học sinh còn bị lạm thu. Một xã hội như thế mà lúc nào người csVN cũng vỗ ngực khoe bảnh! 
Ông áo trắng bực dọc:
-Mẹ! Hồi đó csVN chủ trương “đánh Mỹ ‘kíu’ nước”. Bây giờ, trên đài VOA tiếng Việt, ngày 20/11/2020, cho hay: “Một báo cáo mới công bố của Viện Giáo Dục Quốc Tế – Institute of International Education – cho thấy số lượng sinh viên Việt Nam ‘đăng ký’ học tại các đại họa Hoa Kỳ vẫn đứng hàng thứ sáu trên toàn cầu…” Mẹ! Sao “tụi nó” không cho con cháu tụi nó qua Nga, Tàu, Tiệp Khắc học mà lại qua xứ “ đế quốc Mỹ” và “tư bản giảy chết” này để học?
Ông mặc áo ca-rô cười cười:
-Tin này mới nhục cho “bác” Hồ và đảng csVN: Trên Vietnamnet, ngày 15/11/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “phán”: “Dù ai là người thắng cử, ông Joe Biden hay ông Donald Trump, Mỹ vẫn là người bạn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam!”
Ông mặc áo xám cười lớn:
-Đó là lời xác nhận sự nhầm lẫn của “bác” và đảng csVN. Đó cũng là lời thú tội chân thành và đầy đủ nhất của csVN trước thế giới, trước người dân Việt Nam và trước vong linh của mấy triệu người Việt đã bị csVN đưa vào cuộc chiến “chống Mỹ” vừa qua!
Ông mặc áo ca-rô bảo:
-Tôi nhớ, báo Công An Nhân Dân – ngày 02/09/2019 – đăng tin Tổng Thống Đức, Walter Steinmeier, đã xin lỗi Ba Lan trong bài phát biểu hôm 01/09 khi hồi tưởng lại việc phát xít Đức tấn công quốc gia này 80 năm trước. Không biết chừng nào đảng và người csVN xin lỗi người dân miền Nam Việt Nam đây?
Ông mặc áo ca-rô vừa dứt câu, bà Hoa nghe tiếng Johnathan thì thầm phía sau:
-Chào “ba Noi”, cháu đi.
Bà Hoa quay lại:
-Bà tưởng nhà cháu xa, không về được vì Covid-19 mà!
-Các bạn của cháu nhà xa; chỉ có Heather và cháu là gia đình ở đây. Bây giờ cháu phải đi đón “my on Noi” về dự Thanksgiving với gia đình cháu.
-Ủa, “on Noi” của cháu không sống với gia đình của cháu à?
-Không. Ông sống trong viện dưỡng lão.
-Ô, tội nghiệp Ông!
-“My on Noi” không bị bệnh gì hết; chỉ quên thôi.
-Ông quên nhiều không?
-Nhiều! Nhưng cũng có nhiều điều Ông nhớ hoài; như bài hát mà lúc nãy cháu đàn đó, Ông vẫn hát được vài câu; còn những gì mới xảy ra Ông không thể nhớ được.
-Nếu tình trạng của Ông như rứa thì đâu đến nỗi phải vô viện dưỡng lão!
-“My ba Noi” bệnh, yếu, không thể lo cho “my on Noi”. “My ba Noi” phải sống với Cô của cháu; Ba Mẹ cháu bận đi làm, không lo cho “my on Noi” được
Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát trở lại, bà Hoa lo sợ, tù quẫn và trầm cảm nhiều hơn. Chiều nay, nhân trang điểm phơn phớt, chưng diện áo quần đẹp đẻ để đến nhà con dự tiệc, bà Hoa muốn đi “vòng vòng” cho khuây khỏa và Bà cũng muốn nhân cơ hội này tìm hiểu về viện dưỡng lão để “dọn đường” cho cuộc đời còn lại của Bà:
-Bà có thể đi với cháu đến thăm “on Noi”, được không?
-Được. Bà để xe của Bà tại đây. Đón “my on Noi” xong cháu sẽ đưa Bà về lại đây.
-Mất công Johnathan không?
-Không. Cháu phải trở lại đây đón Heather đến nhà cháu dự tiệc Thanksgiving mà. 


Vừa bước về phía người đàn ông Á Đông ngồi lặng lẽ cạnh cửa sổ của một phòng khách trang hoàng rất mỹ thuật Johnathan vừa nói:
-Có lẽ “my on Noi” sẽ vui khi gặp Bà.
-Tại sao?
-Vì trong đó không ai nói được tiếng Việt.
-Ông có thể nhận ra Johnathan hay không?
-Đôi khi Ông nhận ra; đôi khi không. Ngay như Ba cháu mà nhiều khi Ông cũng không biết! Thiệt là buồn!
Khi được nhân viên yêu cầu ký tên vào danh sách người thăm viếng, bà Hoa hỏi:
-Johnathan! Tên “on Noi” là gì đề Bà điền vô đây?
-John Phan.
Nói xong Johnathan cũng ký tên, nhận lãnh “on Noi”. 
Khi bà Hoa và Johnathan đến bên ông John, Johnathan nói:
-Hi, “on Noi”! Vô phòng lấy quần áo, cháu đón Ông về.
Im lặng. Thấy ông John cứ nhìn Piano, bà Hoa cảm thấy xót xa quá nhưng không biết phải làm gì! Để xua đuổi nỗi ám ảnh về khoảng đời vô vị – như ông John – có thể xảy đến cho Bà, bà Hoa dở nắp Piano, “gõ” vài “notes” cho đỡ buồn! Không ngờ âm thanh bên “Bass” như từng đợt sóng ngầm, dội thẳng vào tâm thức u uẩn; rồi, với động tác vô thức, mười ngón tay của Bà “tìm về” tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối lúc nào bà Hoa cũng không hay! 
Bà Hoa vừa đàn hết phân đoạn đầu, Johnathan giật mình; vì ông John cầm tay chàng, lắc lắc. Johnathan quay sang:
-“On Noi”! Ông muốn đi về, phải không?
Ông John lắc đầu, chỉ tay về phía bà Hoa. Johnathan giải thích:
-Đó là “ba Noi” của …
Johnathan chưa dứt câu, Ông John đứng lên, chậm chạp bước về phía bà Hoa, nghiêng mặt, nhìn Bà. Bà Hoa nhìn Ông, hơi mỉm cười, khẻ cúi chào – chính lúc đó Bà đàn sai; vội ngưng đàn. Với ánh mắt hết sức thiết tha, ông John thều thào:
-Đàn tiếp đi, Hoa!
Bà Hoa giật mình, tưởng Bà đang mơ, vội quay sang, hỏi Johnathan:
-Nghe chi không, Jhonathan?
-Vâng. Nhưng cháu không hiểu.
-Ông gọi tên Bà và bảo Bà đàn tiếp.
-Thiệt sao? Thế thì Bà làm ơn đàn tiếp đi!
Bà Hoa đàn lại tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối. Bất ngờ, bà Hoa nghe – từ sau chiếc “mask” của ông John – tiếng hát thều thào:
“…Em, anh xin em kỷ niệm ngày xưa
Dù hun hút tựa như giấc mơ
Đừng bôi xóa đừng quên nhé em!…”
Bà Hoa ngưng đàn, nhìn ông John, hỏi:
-Tên Việt Nam của Ông là gì?
-Tú, HQ 400.
-Trời, anh!
Gọi “người xưa” xong, bà Hoa ôm mặt, khóc! Johnathan bước đến, ngạc nhiên:
-“On Noi” nói gì mà Bà khóc? 
-Ông nhận ra Bà! Ông và Bà là “bạn xưa”.
Trong khi bà Hoa quẹt nước mắt thì nhiều tiếng vỗ tay vang lên từ cửa phòng khách. Bà Hoa vẫy tay về phía nhóm người đang vỗ tay.
Cô quản lý và nhóm người giúp việc trong Katy Assisted Living cùng bước đến gần hơn. Sau khi niềm xúc động lắng xuống, bà Hoa nhìn ông Tú rồi nhìn mọi người, giọng nghẹn ngào:  
-Chúng tôi là “bạn xưa”; bất ngờ nhận ra nhau trong chiều Thanksgiving này. 
Cô quản lý cười vui:
-Thật là món quà tuyệt vời mà Bà và ông Phan nhận được vào Thanksgiving.
Bà Hoa đáp:
-Cảm ơn cô quản lý. Sau Thanksgiving, bạn tôi sẽ trở lại đây – nếu quý vị trong Katy Assisted Living cho phép – mỗi ngày tôi sẽ vào đây bầu bạn với người “bạn xưa” của tôi. Được không ạ?
Cô quản lý vui mừng:
-Chúng tôi rất hân hạnh. Bất cứ lúc nào, trong giờ làm việc, Bà cũng có thể đến đây.
Bà Hoa bước về phía ông Tú:
-Đi, anh! Vô phòng lấy quần áo, đi về với Johnathan.
Ông Tú lẳng lặng theo Johnathan vào phòng.
Khi ông Tú và Johnathan trở ra, cô quản lý chợt nhớ, vội nói với bà Hoa:
-Lúc nãy Bà đàn, chúng tôi rất ngạc nhiên; vì âm hưởng thiết tha của dòng nhạc nghe rất lạ, rất khác biệt; do đó chúng tôi muốn đến nghe.
-Đó là một trong những tình khúc ướt lệ của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Có lẽ cô cũng chơi đàn cho nên cô mới có thể nhận ra được sự khác biệt đó.
Động từ “chơi đàn” khiến cô quan lý chợt nhớ, vội reo lên:
-Oh Yeah! Tôi sẽ đàn bài Thank You for Being a Friend (1) để mừng hai người “bạn xưa” vừa tìm lại được nhau!
Tiếng vỗ tay cùng tiếng Piano vang lên rộn rã. Cô quản lý – không tháo “mask” – hát. Mọi người cũng để “mask”, hát theo:
“…Thank you for being a friend
Traveled down a road and back again
Your heart is true, you’re a pal and a confidant…”
Trong khi mọi người vừa hát vừa nhìn ông Tú vừa nghiêng vai nhè nhẹ theo tiếng Bass trầm trầm thì Johnathan đưa ông Tú đến cạnh bà Hoa. 
Bà Hoa, ông Tú và Johnathan đều đưa khuỷu tay chạm vào nhau, ánh mắt ngời sáng niềm vui!

(1) Andrew M Gold; Kobalt Music Publishing Ltd., BMG Rights Management.

 ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam

Tiến sĩ Heather Marie Stur

Khi nhận được học bổng Fullbright và đến sống tại Việt Nam, một nữ giáo sư lịch sử người Mỹ đã nhận ra ngay sự vắng bóng của “một phía quan trọng” trong cuộc chiến từng diễn ra trên chính mảnh đất của họ. Bà quyết định bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thêm một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính mới – lăng kính của “người miền Nam” – những người mà bà cho là đã bị “bỏ sót” trong nghiên cứu lịch sử của cả “bên thắng cuộc” lẫn phía đồng minh Mỹ.

“Tôi đến sống ở Việt Nam một năm và giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, thuộc Đại học Quốc gia. Tôi đã đi khắp đất nước, xem nhiều đài tưởng niệm và tượng đài chiến tranh khác nhau, mà có lẽ tôi nên gọi là theo ‘lăng kính của miền Bắc’ hay ‘lăng kính của Hà Nội’ trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nhưng hoàn toàn không thấy đề cập gì đến một thực tế là có một phe Việt Nam khác mà họ cũng đã chiến đấu chống lại”, Giáo sư – Tiến sĩ Heather Marie Stur của trường đại học Southern Mississippi, Hoa Kỳ, nói với VOA về lý do khởi đầu khiến bà dành ra 6 năm để nghiên cứu và viết cuốn “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (tạm dịch “Sài Gòn thời chiến: miền Nam Việt Nam và thập niên sáu mươi toàn cầu”), vừa được nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành.

“Có câu nói rằng ‘Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng’. Tôi hoàn toàn hiểu quan điểm đang thống trị của miền Bắc hay của Hà Nội, bởi vì họ là bên thắng cuộc. Do đó, tôi muốn đưa phía bên kia vào câu chuyện cho minh bạch hơn”, GS-TS. Stur nói thêm.

Để bổ sung cho “sự vắng mặt” của một phía quan trọng này, nữ giáo sư Mỹ bắt đầu tìm hiểu câu chuyện của những nhân chứng sống tại Việt Nam, từ những gia đình có người thân từng là cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hoà, đến những gia đình bị chia rẽ vì có người thân chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.

“Tôi cố gắng để có được nhiều tiếng nói và quan điểm hơn trong cuốn sách. Vì vậy, tôi không tập trung vào chỉ một vài người lãnh đạo, nhưng tôi tìm hiểu một nhóm rộng hơn như tầng lớp sinh viên, những người Công giáo, các nhà hoạt động chính trị, các trí thức thành thị sống chủ yếu ở Sài Gòn… để có được cái nhìn bao quát hơn, thay vì chỉ nhìn từ quan điểm của một lãnh đạo hay chính phủ”, TS. Stur cho biết thêm.

Ngoài việc tiếp xúc với người dân, TS. Stur bắt đầu nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM (trước đây là Thư viện Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà). Tại đây, bà phân tích các tài liệu của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, từ các báo cáo tình báo, cáp ngoại giao, báo cáo của cảnh sát và toà án đến các bản tin chính trị, nhật báo, tạp chí hay thư từ của người dân gửi đến các văn phòng chính phủ vào thập niên 1960 và 1970.

Trở về Mỹ, nữ giáo sư chuyên viết về chiến tranh tiếp tục công việc nghiên cứu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Hoa Kỳ và tại các trường đại học của Mỹ, với mong muốn tìm hiểu cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu ở thập niên 1960 – vốn được xem là thập niên khởi đầu của khái niệm “toàn cầu hoá”, thời điểm đan xen giữa ý tưởng được xem là không tưởng về một “tân thế giới sắp đến” và thực tế khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh, đàn áp chính trị và khả năng xung đột hạt nhân.

“Người Mỹ chúng tôi có xu hướng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam như là một trải nghiệm của người Mỹ và nó ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người dân Mỹ. Nhưng những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 là một phần của câu chuyện toàn cầu lớn hơn nhiều về hoạt động chính trị và sự độc lập”, Giáo sư Stur nói, đồng thời cho biết bà thực sự “thích thú” khi nhìn thấy những kết nối quốc tế trong các hoạt động này.

“Các quốc gia và mọi người đều chú ý đến những gì đang diễn ra ở Việt Nam và bàn về nó, xem mình đang đứng ở phe nào. Trong khắp khu vực Đông Nam Á, có những phong trào chống Cộng khác nhau và các chính trị gia rất chú ý đến những gì đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam để rút ra bài học cho đất nước mình trong bối cảnh đụng độ giữa các phe nhóm Cộng sản và chống Cộng. Chính vì những xung đột diễn ra ở Việt Nam đã rất thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, nên tôi cố gắng đưa bối cảnh quốc tế này vào trong cuốn sách”.

Với việc phác hoạ lại cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu những năm 1960, nhà sử học người Mỹ còn muốn cho độc giả nhìn thấy có đến ba cuộc chiến lồng ghép vào nhau trong chiến tranh Việt Nam, đó là cuộc chiến chính trị ở Sài Gòn, cuộc chiến quân sự và cuộc chiến về mặt công luận thế giới.

Theo GS-TS. Stur, nền dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây sở dĩ gặp thất bại là vì các áp lực chính trị lên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là kết quả của việc người dân ngả theo Cộng sản.

“Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó, đã cố gắng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc và Liên Xô. Và ý tưởng để cho chủ nghĩa cộng sản nắm giữ Việt Nam và thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản vào thời điểm giữa thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960 có vẻ như không đến nỗi là một mối nguy an ninh quốc gia”, GS-TS. Stur nhận định.

“Đó là lối tư duy địa chính trị của Hoa Kỳ đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”, Giáo sư Stur nói thêm, cộng với những nghi ngờ từ phía công chúng Mỹ về thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời điểm đó đã góp phần gây sụt giảm rất lớn đến sự ủng hộ tiếp tục tham chiến.

Tiếp xúc với nhiều người miền Nam thời hậu chiến, TS. Stur nói bà “hoàn toàn thấu hiểu” tâm trạng của nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và “làm lớn thêm đống hổ lốn tại đây, leo thang chiến tranh và rồi bỏ đi mà không hoàn thành cam kết”.

“Tôi nghĩ rất khó để hàn gắn vết thương đó. Đối với những người đã phải rời bỏ Việt Nam, trở thành người tị nạn ở Mỹ và không bao giờ có thể trở về, nghĩa là họ đã mất nước”, Giáo sư Stur nói. “Nước Mỹ sẽ phải mất một thời gian rất dài để chữa lành vết thương cho những người đã chiến đấu cùng với người Mỹ và tin rằng Hoa Kỳ sẽ làm gì đó để giúp họ nhưng rồi lại bỏ đi”.

Trước tác phẩm “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties”, nữ học giả Mỹ từng được biết tiếng qua tác phẩm viết về thân phận phụ nữ thời chiến trong cuốn “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era” và nhiều bài viết khác về chiến tranh Việt Nam.

“Đó là một đất nước xinh đẹp và hấp dẫn, và tôi muốn hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước này trong mối quan hệ với cuộc chiến của người Mỹ tại đây”, TS. Stur giải thích về lý do bà tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.

Người Việt đầu thế kỷ 20 trong hồi ký của một vị Toàn quyền Đông Dương

Thứ Ba, 09/11/2021
Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong cuốn “Xứ Đông Dương” của vị Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.

Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902. (Ảnh: Public Domain)

Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).

Về con người của Paul Doumer, ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Quyển “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, con người, văn hóa… ở những nơi ông đi qua.

Để phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer đã ra sức chấn chỉnh bộ máy quản lý ở các xứ thuộc địa, đồng thời xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đáng chú ý như: cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) – được coi là một kỳ quan của Đông Dương thời ấy, cầu Thành Thái (tức cầu Tràng Tiền) bắc qua sông Hương ở Huế và cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn.

Ông cũng chính là người đã ủng hộ và hậu thuẫn công việc nghiên cứu của Yersin, đồng ý xây dựng thành phố Đà Lạt và đưa cây cao su vào trồng. Dưới thời cai trị của Paul Doumer, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên có điện.

Paul Doumer hành động hoàn toàn vì lợi ích của nước Pháp. Nhưng ông là một nhà kinh tế có tài và có tầm nhìn. Chính do vậy, người Pháp có lợi nhưng xứ thuộc địa cũng được hiện đại hóa, Tây phương hóa.

Một số trích đoạn trong “Xứ Đông Dương”
Nói về người Việt:

Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và tôi cũng thấy rất đúng ở châu Âu: những người dũng cảm trong lao động cũng là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm là một tính cách thống nhất. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết.

Bìa cuốn sách “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer.

Về thiên nhiên Nam Kỳ:

Lớp đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ diễn ra rất đều đặn. Thu hoạch hằng năm, chủ yếu là lúa, có biến đổi ít nhiều do những nguyên nhân không đáng kể; sản lượng năm này có thể cao hơn hoặc thấp hơn năm khác về số lượng hoặc về chất lượng nhưng ít nhất cũng luôn luôn được đảm bảo. Sản lượng thu hoạch đó dao động quanh một mức trung bình cao và không bao giờ xuống thấp hơn mức tối thiểu, vẫn còn cao hơn nhiều mức tiêu thụ của dân Nam Kỳ. Gạo bán ra nước ngoài, tức xuất khẩu, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn. Gạo xuất khẩu có thể đạt đến một triệu tấn, tính ra thành tiền từ khoảng 80 đến 100 triệu phờ-răng. Hồ tiêu xuất khẩu cũng là một nguồn tài nguyên giá trị.

Gạo là nguồn tài nguyên to lớn có thể thu được không mấy khó khăn; mỗi năm nông dân ở đây chỉ làm một vụ, và công việc đồng áng chỉ tập trung trong ba hoặc bốn tháng. Cả đến vận tải cũng được thực hiện trong những điều kiện dễ dàng và cực rẻ.

Đất Nam Kỳ chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh, rạch chạy theo mọi hướng. Nam Kỳ là nơi bằng phẳng nên thủy triều ảnh hưởng như nhau tới tất cả các tuyến đường thủy. Như thế mỗi ngày hoạt động của triều lên và triều xuống làm cho các dòng chảy cứ sáu tiếng chảy theo chiều này và sáu tiếng chảy theo chiều ngược lại. Người An Nam lợi dụng điều đó để vận tải hàng hóa mà không mất công mất sức gì nhiều. Ghe xuồng của họ xuôi dòng với sự trợ lực của buồm hoặc mái chèo vừa đủ để có thể lái được chúng. Khi thủy triều đổi hướng mà chưa tới được điểm đến thì họ bỏ neo hoặc buộc những chiếc tam bản vào bờ, bình tĩnh chờ thủy triều đưa dòng nước thuận đến, và cứ như thế cho cả chuyến đi lẫn chuyến về. Vận động thủy triều cung cấp lực miễn phí cho ngành giao thông đường thủy. Có lẽ không có quốc gia nào trên thế giới mà cư dân lại được thiên nhiên ưu đãi như Nam Kỳ.

Về thành phố Sài Gòn:

Ở Sài Gòn cũng có người Hoa, và nhiều là đằng khác, buôn bán to nhỏ đủ loại. Bên cạnh các cửa hiệu Pháp giống như các cửa hiệu ở tỉnh lẻ bên Pháp, tôi thấy các cửa hiệu Trung Hoa khiêm tốn hơn nhưng năng động hơn. Tất cả mọi thứ có trong cửa hiệu của thương nhân châu Âu và cả những thứ khác nữa đều có bán tại cửa hiệu của người Hoa; nơi này sản xuất thứ gì thì nơi khác cũng sản xuất thứ đó. Đây là một cuộc cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng rẻ tiền, đối với các công việc đơn giản, sự cạnh tranh không còn nữa vì chỉ còn lại người Hoa. Khi ta muốn có những bộ quần áo lịch sự, một chiếc đầm đi dạo hoặc ăn tối, một bộ smoking mà không cần đặt từ Pháp sang thì thay vì tìm cô thợ may người Pháp, ta cứ đặt người Hoa ở đây may những chiếc váy nhẹ, những bộ quần áo bằng vải lanh. Các dịch vụ giặt, là, mạng vá cũng là nghề của họ. Họ là những thợ khéo léo và quý hóa không từ chối một yêu cầu nào. Họ chịu làm mọi việc. Người An Nam ở Nam Kỳ không tranh việc với họ. Nam Kỳ quá giàu có, cuộc sống quá dễ dàng nên chỉ gắng sức tí chút là người ta đã tìm được việc. Người ta thấy chỉ có sự gia tăng dân số của người An Nam có thể dẫn tới việc dòng người đổ vào thành phố và đẩy lùi người Hoa. Nhưng cho đến nay, sự gia tăng đất canh tác thậm chí còn nhanh hơn sự gia tăng dân số nên hiện tượng trên không thể xảy ra.

Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng cây, tất cả như bị ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Sở Thuế quan…; các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên hào phóng.

Về người Bắc Kỳ:

Người An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ hơn, cường kiện hơn. Khí hậu thì khá khắc nghiệt; họ không được thiên nhiên ban tặng những điều kiện thuận tiện cho sản xuất và vận tải. Bị bó buộc trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi họ sống chen chúc, dân An Nam buộc một vùng đất chật hẹp phải sản sinh ra rất nhiều sản phẩm. Công việc đồng áng làm họ mất hầu hết thời gian trong năm. Những việc vận chuyển giao thông, hộ đê, tạp dịch và những việc vặt thường nhật lấy gần hết toàn bộ thời gian còn lại. Họ làm việc tích cực không ngừng nghỉ.

Về các thợ thủ công:

Các thợ thủ công Bắc Kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng. Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nghệ thuật An Nam, với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ.

[…]

Các thợ thêu trên lụa làm việc với một kỹ thuật không thể sánh được. Về mặt chăm chút và hoàn thiện công việc, đồ thêu ở Bắc Kỳ được làm tinh hơn đồ của Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng vào năm 1897, các bức thêu mang giá trị trang trí còn rất thấp. Đó là những bức thêu cảnh sinh hoạt của người An Nam hoặc các trận chiến huyền thoại, với một đám đông những nhân vật nhỏ xíu, con giống, đồ vật mà ta có thể ngưỡng mộ các chi tiết, nhưng về toàn cảnh chẳng có gì đẹp lẫn dễ coi. Kể từ đó trở đi, các thợ thêu An Nam đã lấy từ hệ thực vật phong phú của mình những nhân tố để tạo thành tác phẩm của họ. Họ đã thành công trong việc đem lại cho những tấm lụa thêu một hiệu ứng trang trí ngang tầm với người Nhật Bản, và họ đã không đánh mất sự ưu trội về tay nghề của họ.

Đồ gỗ gia dụng An Nam do những thợ chạm gõ chế tạo, và chủ yếu gồm ghế tựa, bàn và tủ chè, có đường nét và hoa văn rất đẹp. Các bộ trường kỷ, món đồ trang trí trong những ngôi nhà truyền thống và trong đền chùa, hầu hết đều mang những nét đối xứng hài hòa; các hình chạm khắc trang trí trên đó thì đơn giản và thường rất đẹp. Nhưng sự thành công rực rỡ của người An Nam là nghệ thuật khảm trai trên gỗ. Họ đã khiến cho những bộ tủ chè và những thứ đồ gỗ nhỏ khảm trai như vậy của vùng này trở nên thực sự đáng chú ý và họ đã nổi danh ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm trai Trung Hoa, những người hình như đã truyền nghề của mình cho dân An Nam thì còn lâu mới sánh ngang hàng được với học trò của mình.

Về giáo dục:

Trong các trường làng, người ta dạy các chữ cơ bản. Những quyển sách tập đọc mà họ trao vào tay lũ trẻ thì đúng là những tiểu kiệt tác thực sự, trong đó thể hiện tinh thần đạo đức của Khổng Tử với một ngôn ngữ đơn giản và đẹp, khắc ghi vào trí óc trẻ thơ. Ta chuyển từ quyển thứ nhất, hết sức đơn giản, hết sức cơ bản, dạy cho ta những phép tắc lễ nghĩa đầu tiên, lên đến quyển thứ hai là những vấn đề rộng hơn, sau đó lên quyển ba và cứ tiếp tục như thế. Đa phần các trường làng thấy rằng dạy chừng từ bốn đến năm quyển là đủ. Bọn trẻ học ở đó, cùng với một lượng chữ đủ để viết và trao đổi trong những tình huống đơn giản mà họ gặp nhau, những nguyên tắc đạo đức và những quy định ứng xử sẽ theo họ trong suốt cuộc đời. Đây hiển nhiên là một nền giáo dục chưa hoàn chỉnh; tuy nhiên nó đủ để làm cho một dân tộc cần cù, gắn bó với nhiệm vụ gia đình, hạnh phúc về mọi mặt khi những vấn đề bên ngoài không khiến họ lo lắng ưu phiền.

Về tre Việt Nam:

Người dân Đông Dương dựng nhà bằng tre; mặt khác, kể cả khi một căn nhà được xây bằng gạch thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn mà bản thân nó cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng tạm lều trại, người An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở ngay gần.

Tôi vẫn còn nhớ một ngày nọ ngài Đô đốc Pottier đã vô cùng sửng sốt thán phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn thượng lưu sông Hồng. Tôi và vị Đô đốc tài giỏi này đã gặp nhau tại Lào Cai nơi chúng tôi cùng khánh thành cây cầu mà tôi đã cho xây dựng tại Nậm Thi để phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ nối với Vân Nam. Lúc đó khoảng tháng Một năm 1902. Được tháp tùng bởi hai sĩ quan phụ tá và một đội lính khố đỏ hộ tống, ngài Đô đốc lúc đi xe kéo, lúc đi kiệu trên con đường bộ bên sông hoặc tuyến đường sắt đang được xây dựng. Không phải cả 200 hay 250 cầu đường sắt đều đã thi công xong, nên việc đi lại vẫn khó khăn và chậm chạp.

Lịch trình đã được sắp xếp sao cho đoàn có thể ăn trưa, hoặc ít nhất là ăn tối và nghỉ ngơi tại một ngôi làng, hoặc trong một đồn bốt. Buổi chiều hôm ấy, ngài Đô đốc đã thấm mệt và chỉ có thể tiếp tục hành trình khi đã khá muộn và không theo đúng lịch trình đã lập. Màn đêm dần buông trong khi cả đoàn vẫn còn cách khá xa bốt nghỉ, nơi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và chăn. Họ buộc phải tạm nghỉ, nơi dừng chân là vùng đất nguy hiểm có hổ rình rập nên họ không đi tiếp được khi mặt trời đã lặn. Làm sao có thể ăn uống và nghỉ ngơi ở một nơi hoang dã như thế? Đoàn hộ tống có một ít gạo dự trữ của lính khố đỏ và vài hộp thức ăn Âu, nhưng chẳng có đồ dùng nào khả dĩ để nấu ăn, và cũng không có gì để che chắn hay để tự vệ đề phòng sự tấn công của dã thú. Thật may là có những rặng tre mọc hai bên bờ sông Hồng, và những người lính khố đỏ thì không rời tay khỏi những thanh mã tấu, một loại kiếm nhỏ hay dao dài bản địa. Với những thứ đó, ngài Đô đốc có thể yên tâm: ông sẽ có một chỗ nghỉ ngơi và ăn uống.

Không để mất thời gian, những người lính bắt tay ngay vào công việc. Chỉ trong vài phút, một hàng rào bằng tre dài và chắc chắn đã được dựng lên tạo thành một khu trại đủ rộng. Họ đã giải quyết được vấn đề dã thú. Sau đó ba chiếc lều được dựng, một cho ngài Đô đốc, một cho những sĩ quan, cái còn lại cho binh lính hộ tống. Ngài Đô đốc và những viên sĩ quan trong hoàn cảnh này đã có thể nghỉ ngơi thoải mái với những chiếc chõng tre, cao khoảng 40 đến 60 xăng-ti-mét và đàn hồi như một tấm nệm lò xo cùng những chiếc gối tiện dụng. Một ống tre lớn còn nguyên cả mắt, vốn chứa nước rất tốt, được khéo léo cắt từng khúc thành một cái gáo, cũng có thể coi là bát, xô hay chậu. Nhờ đó, trong khi những căn lều lán được dựng lên và hoàn tất, những người lính đi kiếm và lấy nước vào những gáo tre, nhóm lửa và chuẩn bị bữa tối. Gạo và đồ hộp được nấu trong những chiếc nồi kỳ lạ làm từ những cây tre. Vậy là chẳng khó gì để có được một bữa ăn, nhưng khi Đô đốc Pottier nhìn những thanh mã tấu trong tay của những người lính đẽo gọt ra những chiếc đĩa, thìa và cả những chiếc dĩa bằng tre cũng có ba răng y như dĩa thật, ông thấy đó quả là một sự khéo léo phi thường! Rất lâu sau khi trở về Pháp, ngài Đô đốc vẫn kể lại câu chuyện và rất vui vẻ khoe một chiếc chăn kỳ diệu, vốn được làm ra cấp thời cũng như căn lều và bữa tối của ông trong một thung lũng ở thượng lưu sông Hồng. Ông ghi nhớ những kỷ niệm về một buổi tối mà ông bất ngờ trải qua như thế cũng như về sự khéo tay đến kinh ngạc của những người An Nam.

Về tệ nạn trong hệ thống quan lại và thái độ của Pháp:

Triều đình An Nam vẫn hoạt động tốt gần giống với tình trạng trước khi bị nước Pháp chinh phục. Hệ thống quan chế tại các tỉnh thành vẫn giữ nguyên; việc cai trị cũng vậy. Các quan lại sống tại những dinh thự đẹp đẽ được xây xựng theo kiểu hệ thống Vauban; họ cai trị, hành pháp và thu thuế dưới danh nghĩa triều đình. Quyền cai trị, hành pháp và thu thuế là những nguồn lợi trực tiếp của họ, là hối lộ biếu xén và mọi loại bổng lộc khác. Đương sự của các vụ kiện, những người nộp thuế và những kẻ nô dịch sẽ dâng lên tất cả những gì họ có; những viên quan to hay nhỏ đều cố gắng bòn rút tối đa từ dân, và phần được đóng vào quốc khố chỉ là phần còn lại mà bọn họ không thể ăn chặn được.

Đó là chế độ quân chủ quan liêu cũ trong đó các quan lại lạm dụng quyền hành trên mọi mặt, mà không có dáng vẻ trung thực tự tại như những quan lại xưa kia. Những khiếm khuyết và những tệ nạn trong hệ thống vẫn tiếp tục hoành hành. Sự kiểm soát từ cấp cao nhằm ngăn chặn tệ nạn này bùng phát bằng hình phạt nếu cần thiết, rốt cuộc đã bị vô hiệu hóa và tê liệt. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng hay một vấn nạn mà chính quyền Pháp cần quan tâm, cũng không phải là cái cớ để chúng ta can thiệp. Và như thế, vị Khâm sứ của chúng ta tại Huế hài lòng với việc giám sát Đức vua và triều đình, mà không cần hợp tác với họ; và ngay cả các Công sứ Pháp của chúng ta tại sáu hoặc tám tỉnh lớn vốn có nhiệm vụ đảm bảo việc duy trì trật tự mà không cần hợp tác với quan lại cũng không có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi của quan lại. Chúng ta chỉ giới hạn ở mức bảo hộ cơ bản và đã không quan tâm đến việc cai trị cũng như tác động của nó lên sự phát triển kinh tế.

Có thể cho đến lúc đó chúng ta chưa thể làm tốt hơn và tiến xa hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì nhất định không thể để tình hình này kéo dài hơn nữa. Cho dù là vì lợi ích của nước Pháp hay là vì lợi ích của người dân An Nam, thì đều cần phải áp dụng những phương thức quản lý và những chính sách kinh tế của nền văn minh châu Âu vào đất nước này. Nhiệm vụ này đặc biệt thú vị, tất cả cần phải được thực hiện từ đầu và chúng ta có thời gian, chúng ta có thể phát triển một kế hoạch toàn diện và tiến hành nó một cách nhịp nhàng, có phương pháp, không hấp tấp, không phô trương.

Trích “Xứ Đông Dương”
Dịch bởi: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy
Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính

Người tù đặc biệt của trại tù Suối Máu: Tỷ phú Nguyễn Đình Quát

Tỷ phú Nguyễn Đình Quát.

Tỷ phú Nguyễn Đình Quát là nhân vật nổi tiếng trong kinh doanh và chính trị tại miền Nam Việt Nam khoảng đầu thập niên 1960. Thời Đệ II VNCH không nghe thấy tên ông, nhưng sau 30-4-1975, ông vẫn bị VC bắt vào tù… cải tạo bởi quá khứ “bóc lột” nhân dân và… chống Cộng của ông.
Thật sự cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát ở tù Chí Hòa, chứ không ở tù Suối Máu, nhưng vài tháng gần cuối năm 1980, không rõ lý do gì VC chuyển ông về nằm Trạm Xá trại Suối Máu cùng gần một chục người khác, trong đó có Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông. Tôi hân hạnh gặp ông Nguyễn Đình Quát tại đây một thời gian tạm đủ để nghe ông kể chuyện đời và thấy cách sống của ông trong hoàn cảnh của một kẻ sa cơ mà vẫn giữ tròn tiết tháo!
Cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát sinh trưởng ở Quảng Bình,  có nhân dạng như cố TT/VNCH Ngô Đình Diệm, nhưng xuất thân từ gia đình nghèo khó. Năm 1935, ở độ tuổi thanh niên ông cùng với một người bạn đồng trang lứa rủ nhau mua vé xe lửa vào Saigon tìm đường mưu sinh. Nguyễn Tất Thành (tục danh của Hồ Chí Minh) cũng cùng hoàn cảnh nhưng dùng ngụy danh viết sách lếu láo tự đề cao (đồng nghĩa… tự sướng) rằng “Bác Hồ thời thanh niên vào Saigon tìm đường… cứu nước”, thật ra đến Saigon anh ta làm bồi trên chiếc tàu viễn dương của Tây!
Đặt chân chốn Saigon phồn hoa đô hội, hai chàng thanh niên người Quảng Bình như lạc vào mê hồn trận, không biết cách nào để đùm bọc nhau nên đành chia tay để mà sống, thay vì… đoàn kết sẽ dễ chết! Anh bạn đi đường anh bạn, Nguyễn Đình Quát quyết định phiêu lưu ra… Cap Saint Jacque (tức Vũng Tàu) không có chủ đích gì rõ ràng là ngoạn cảnh hay tìm việc làm. Nhưng lần đầu tiên ra biển Vũng Tàu lại là lần quyết định cuộc đời của ông một cách kỳ lạ.
Vừa đến Vũng Tàu, anh thanh niên Nguyễn Đình Quát đi ngay ra bãi trước, lang thang ngắm cảnh mà không để ý, suýt chạm phải một phụ nữ Pháp hãy còn trẻ đang dắt tay một đứa bé gái. Anh vội xin lỗi và buột miệng khen đứa bé gái “ Elle est très belle fille”.
Người phụ nữ Pháp rất vui và ngạc nhiên nghe giọng nói tiếng Pháp rất chuẩn của anh thanh niên Việt Nam, bèn hỏi và trả lời anh vài điều nữa. Qua cuộc đối đáp, anh Quát mới vỡ lẽ mình vừa chạm mặt một phu nhân của viên Thiếu tá Quân Trấn Trưởng Vũng Tàu và rất sung sướng nhận lời bà, vào ngày hôm sau giã từ nhà trọ, đến nhà bà Thiếu tá phu nhân làm gia sư cho đứa bé gái chính là con của bà!
Nhưng không đầy một tháng sau, anh Quát được lịnh viên Thiếu tá Pháp phải rời khỏi Vũng Tàu trong vòng… 24 giờ mà sau đó theo tiết lộ của bà Thiếu tá phu nhân vì… ghen bóng ghen gió và đồng thời không muốn chứa một thanh niên bản xứ lạ mặt ngay trong nhà, suốt ngày gần gũi vợ đẹp con ngoan của mình! May cho anh, bà nầy động lòng trắc ẩn viết một thư tay, giới thiệu anh Quát với một người bạn Pháp đang làm Trưởng Công Trường Xây Dựng bên núi Nhỏ Vũng Tàu.
Tại đây, anh Quát được thâu nhận làm công nhân, rồi nhờ tiếng Pháp khá giỏi của anh, cộng với bản chất thông minh, cần mẫn, anh vừa làm vừa học nghề xây dựng. Anh Quát leo dần lên nấc thang nghề nghiệp, mấy năm sau anh trở thành nhà thầu khoán, mở đầu sự nghiệp tại Saigon, rồi lan ra khắp Đông Dương lúc đó là thuộc địa của Pháp.  Đến năm 1942, anh Quát giờ là ông Triệu phú Nguyễn Đình Quát, dần dần là Tỷ phú vào những năm đầu của nền Đệ I VNCH. Ông tham gia chính trường: 
1/ Vào Quốc Hội, ông Nguyễn Đình Quát từng lãnh đạo Phái Đoàn Quốc Hội VNCH công du Anh Quốc, được Nữ Hoàng Anh tiếp đón trọng thể. 
2/ Ứng cử chức vụ Tổng Thống VNCH ngày 9-4-1961 gồm 3 liên danh: . Ngô Đình Diệm/Nguyễn Ngọc Thơ, . Nguyễn Đình Quát/Nguyễn Thành Phương, . Hồ Nhựt Tân/ Nguyễn Thế Truyền.
Sau 30-4-1975, ông Quát bị VC bắt đi tù… “cải tạo” vì quá khứ tỷ phú và… “ngụy quyền”. Ông từ chối sự bảo lãnh có điều kiện của các thân nhân ruột thịt đang là cán bộ cao cấp trong guồng máy nhà nước CS Hà Nội. Họ ra điều kiện ông phải viết bản “nhận có tội với nhân dân để xin cách mạng khoan hồng”! Ông thà vào tù, bỏ lại sản nghiệp, trong đó có một tòa nhà đồ sộ 27 phòng ở đường Trương Minh Giảng. Việt Cộng giam ông tại Khám Chí Hòa và vì ông bịnh (!?), nên chúng đưa ông đến Trạm Xá của Trại Suối Máu.
Dù đang ở tù, nhưng vốn giầu có, ba bà vợ (trong đó có bà thứ ba ở bên Tây) chăm sóc ông đầy đủ bằng mấy gánh đồ thăm nuôi nặng kình kịch được bạn tù phụ giúp mang vào cho ông. Các bạn tù tha hồ tiếp sức ông tiêu thụ những món ngon, bổ béo dành cho người tù gốc… tỷ phú. 
Một hôm, ông ra phía sau Trạm Xá chợt thấy một bầy vịt của cán bộ VC mập tròn, lông trắng phau. Ông nhờ anh Cựu Thiếu tá Dương X. (hiện ở Seattle) mua giùm và làm thịt cho ông ăn bất kể ông vừa chứng kiến tận mắt bầy vịt đó đang rỉa những con… giòi trắng hếu mà anh tù chăn vịt vừa vớt lên từ thùng phân, rửa sạch và còn cựa quậy! Ông chỉ gắp vài miếng thịt vịt tượng trưng, còn lại đãi hết cho anh em.
Một hôm, anh em bỗng dưng nghe ông ngâm Truyện Kiều của Nguyễn Du từng đoạn này sang đoạn kia. Nghĩ rằng ông có trí nhớ rất tốt, anh em bày ra trò đọc thơ Kiều để thử tài. Một anh đọc một đoạn thơ Kiều tự chọn, ông liền đọc đoạn trước và đoạn sau, cứ như thế tới lượt anh em khác. Cuối cùng, anh em cũng vô cùng ngạc nhiên bái phục một nhà kinh doanh Tỷ phú như ông Nguyễn Đình Quát lại thuộc vanh vách toàn bộ Truyện Kiều gồm trên ba ngàn câu đến như thế!
Độ hai năm sau khi tôi ra trại về nhà thì nghe tin cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát đã từ trần tại Bịnh Viện Đồng Nai (Biên Hòa) do mắc chứng bịnh nặng gì đó từ Trạm Xá Suối Máu chuyển sang. Bịnh viện Đồng Nai không nhận kịp thời thuốc men và phương tiện chữa trị tối tân của thân nhân ông từ bên Pháp gởi về, nên đành bó tay.
Một số ít anh em cựu tù Suối Máu biết đến cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát và với lòng ngưỡng mộ một kẻ sĩ thà vào tù để chịu khổ và chết, cương quyết không ký tên cái gọi là “bản nhận tội” của VC áp đặt như là một điều kiện làm sỉ nhục ông nói riêng và các kẻ sĩ VNCH nói chung! Tự hào thay một cựu tù Suối Máu Nguyễn Đình Quát giữ vững tiết tháo cho đến cuối đời mình.
Người H.O. Già.