Tác Giả & Tác Phẩm Kỳ 3 Nhà văn Điệp Mỹ Linh

Tác Giả & Tác Phẩm Kỳ 3

Nhà văn Điệp Mỹ Linh và Tài Liệu: Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975

Huy Tâm .- Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show
xin gửi lời chào tái ngộ đến toàn thể quý khán thính giả khắp nơi, và kính
chúc mọi người luôn an bình trong cuộc sống đầy biến động ngày nay.
Phạm Tương Như .- Thưa quý vị, chương trình này do Huy Tâm tổng hợp,
biên soạn và thực hiện với sự công tác của Phạm Tương Như, được phát
sóng trực tiếp từ 2 đến 3 giờ chiều, mỗi thứ hai hàng tuần, với sự bảo trợ
của Macusa Media Show.
Kính mong quý vị tiếp tục theo dõi và ủng hộ.
(Nhạc: Lính Mà Em của Anh Thy)
Phạm Tương Như.- Chào anh Huy Tâm, nguyên do gì chương trình của
chúng ta hôm nay lại mở đầu bằng một ca khúc khá rộn ràng, vui tươi như
vậy hở anh Huy Tâm?
Huy Tâm .- Phải, đó là một nhạc phẩm rất nhí nhảnh, dễ thương của người
lính hải quân Anh Thy. Và nguyên do là vì hôm nay chúng ta mời được nhà
văn nữ Điệp Mỹ Linh, người đã có nhiều tác phẩm viết về quân chủng Hải
Quân. Đặc biệt, trong chương trình này chúng ta sẽ cùng chị trao đổi về Bộ
sách Tài liệu lịch sử: Hải Quân VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) Ra Khơi
1975.
Phạm Tương Như .- Và bây giờ thì người phụ nữ khả ái và tài ba của
chúng ta đã có mặt trong phòng thâu âm.

Xin chào nhà văn Điệp Mỹ Linh, mời chị lên tiếng chào quý khán thính giả
của chúng ta.
Điệp Mỹ Linh .- Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý khán thính giả
Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show. Điệp Mỹ
Linh cũng xin trân trọng kính chào nhà truyền thông Huy Tâm và nhà thơ
khả ái Phạm Tương Như.
Huy Tâm .- Xin hân hoan chào đón nhà văn Điệp Mỹ Linh đã góp mặt với
chương trình Tác Giả & Tác Phẩm hôm nay. Cảm ơn chị, dù niên kỷ khá
cao, cũng chẳng ngần ngại đường xá xa xôi, vẫn dành thời gian đến đây trò
chuyện cùng anh em chúng tôi.
Điệp Mỹ Linh .–Thưa anh, đúng ra, Điệp Mỹ Linh phải cảm ơn Chương
trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show cùng Ban Biên Tập đã
tạo điều kiện cho Điệp Mỹ Linh có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với quý vị phụ
trách chương trình Tác Giả & Tác Phẩm và cũng để trình bày cùng quý
đồng hương khắp nơi về vài điều của ngòi bút không chuyên nghiệp này.
Phạm Tương Như .- Thưa chị! Miếng trầu là đầu câu chuyện, ở đây chúng
em chẳng có trầu để mời chị, mong chị bỏ qua. Và phần nghi thức xã giao
đã xong, bây giờ mời chị nói qua về nhân thân, để quý khán giả dễ dàng
theo dõi ạ…
Điệp Mỹ Linh .–Kính thưa quý khán thính giả, kính thưa anh Huy Tâm và
anh Phạm Tương Như, đối với tôi, nói về mình là một điều tôi rất ngại
ngùng. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng trung thực với những gì tôi có thể nhớ
được.
Thưa quý vị, tôi chào đời tại Dalat. Khi tôi còn bé, Ba tôi theo kháng chiến
chống Tây, đem vợ con theo. Ba tôi là Trưởng Ban Văn Nghệ Liên Khu V

trong vùng Việt Minh chiếm đóng. Chỉ một thời gian sau, Ba tôi đưa gia
đình trốn về Dalat.
Tôi học và ở nội trú trường Domaine de Marie, Dalat.
Sau bậc tiểu học, gia đình tôi dời về Nha Trang; tôi theo học trường trung
học Võ Tánh.
Sau khi xong tú tài II, tôi học Luật tại đại học Luật Khoa Saigon và thành
hôn với ông Hồ Quang Minh, sĩ quan khóa 8 Hải Quân Nha Trang.
Huy Tâm -Thưa chị! Theo tin tức mà chúng tôi thu thập được, thì thời học
trung học, chị cũng đã từng là một nghệ sĩ trong ban nhạc ở đài phát thanh
Nha Trang, chị vui lòng nói rõ thêm về giai đoạn này, hầu tìm lại chút dư
hương ngày tháng cũ…
Điệp Mỹ Linh .- Vâng, kính thưa quý vị, giữa thập niên 50, một hôm gia
đình tôi đi xem xi-nê tại rạp Tân Tân, Nha Trang – tôi không nhớ tựa cuốn
phim – do Dean Martin và Jerry Liwis thủ vai chính. Thấy Dean Martin vừa
đàn Accordéon vừa hát vừa nhún nhảy, tôi thích quá, “đòi” Ba tôi cho tôi
học Accordéon.
Ba tôi đưa tôi vào Saigon, đến tiệm đàn Mỹ Tín, đường Hai Bà Trưng, đặt
mua một Accodéon của Ý Đại Lợi – Ba tôi bảo Accordéon sản xuất tại Ý là
tốt nhất – và đặt mua một cuốn sách dạy Accordéon từ Pháp; vì Ba tôi chỉ
biết tiếng Pháp; thế là Ba tôi dạy tôi đàn.
Sau đó, Ba tôi thành lập Ban Ca Nhạc Bình Minh, phụ trách văn nghệ cho
đài phát thanh Nha Trang vào mỗi tối thứ Năm và tối Chủ Nhật, hằng tuần.

Thời điểm này, Ba tôi là Trưởng Ban Kế Toán Khu Công Chánh Nha
Trang. Kỹ sư Nguyễn Văn Thưởng, từ Pháp về, đảm nhận chức vụ Trưởng
Khu Công Chánh miền Nam Trung Nguyên Trung Phần, rất thích chương
trình của Ban Bình Minh trên đài phát thanh Nha Trang, cho nên, ông
Thưởng cho xuất công quỹ mua nhạc cụ để Ba tôi thành lập – và trở thành
Trưởng Ban – Ban Văn Nghệ Khu Công Chánh Nha Trang.
Tôi đàn Accordéon và hát trong ban Bình Minh trên đài phát thanh Nha
Trang và trong Ban Văn Nghệ Khu Công Chánh Nha Trang vào những buổi
văn nghệ trên sân khấu để gây quỹ ủy lạo nạn nhân chiến tranh/nạn nhân
thiên tai.
Phạm Tương Như .- Như thế chị bắt đầu đi vào nghiệp dĩ văn chương từ
lúc nào, và nguyên nhân từ đâu?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, tôi quên thưa với quý vị rằng: Thời gian ở
Nha Trang, Ba tôi cũng viết cho báo Đuốc Thiêng/Tin Sáng/Tia Sáng,
v.v…với bút hiệu Điệp Linh/Điệp Mỹ Linh (do tên của chị em tôi ghép lại),
Nguyễn Văn Ngữ (tên thật của Ba tôi).
Về văn chương, tôi chỉ dám nhận là một ngòi bút “tài tử”. Về nhạc thì tôi
đã… bỏ đàn từ sau khi lập gia đình; vì ông Minh không thích tôi đàn!
Khi biết tôi đã bỏ đàn từ lâu, Ba tôi rất buồn! Nhưng rồi Ba tôi bảo: “Thôi,
Minh không thích con đàn thì thôi, con đừng đàn để giữ hạnh phúc gia
đình. Ba sẽ dạy con viết văn.” Thế là Ba tôi dạy tôi viết văn. Những bài đầu
tiên, tôi dùng tên em tôi, Nguyễn Thị Kiều Lam và Thanh Điệp, tên thật của
tôi. Sau đó, tôi muốn “dựa hơi” Ba tôi, tôi xin Ba tôi cho tôi “mượn” bút
hiệu Điệp Mỹ Linh của Ba tôi để làm bút hiệu của tôi. Ba tôi xỉa ngón tay
trỏ vào trán tôi, cười, mắng yêu, “Cha mày!”

Huy Tâm .- Thưa chị, như thế chị cũng là con nhà nòi rồi. Vậy có chút kỷ
niệm buồn vui nào để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong tâm hồn chị trên hành
trình mấy mươi năm cầm bút chăng?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của tôi
– đã được bộc lộ trong bài phỏng vấn trên nguyệt san Văn Học, do nhà văn
Nguyễn Mộng Giác thực hiện từ thập niên 90 – là: Năm 1972, em ruột của
ông Minh, thiếu úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung, tử trận tại Bình
Long, quàng tại chùa Vĩnh Nghiêm, Saigon. Tôi thương chú Trung như
thương Linh, em ruột của tôi, cho nên, tôi viết một bài, đăng trên Tin
Sáng/Tia Sáng, tôi không nhớ được, ký tên thật, Thanh Điệp! Tôi chỉ nhớ
câu kết luận của bài viết ấy là: “Từ nay, chị sẽ tìm hình bóng em qua nhân
dáng oai hùng của Người Lính Mũ Nâu!”
Vì biết ông Minh không thích tôi viết, cho nên, khi nhận được báo có bài
tôi viết về chú Trung, tôi cắt ra, xếp nhỏ, chờ giờ trưa vắng người thăm
viếng, tôi đem lên chùa Vĩnh Nghiêm, lén mọi người, để bài viết dưới lư
hương, trên quang tài của chú Trung.
Không ngờ, Hà – vợ của chú Trung – thấy hành động của tôi. Khi tôi trở về
nhà để lo cho các con tôi đi học, Hà lấy bài báo dưới lư hương ra, đọc. Đọc
xong, Hà buồn quá, cầm bài báo, đến cầu Công Lý với ý định trầm mình
chết theo chú Trung!
Người quanh cầu Công Lý thấy Hà mặc đồ tang, đang khóc ngất và tìm
cách leo qua cầu Công Lý, vội đến khuyên ngăn và đưa Hà trở lại chùa
Vĩnh Nghiêm.
Ông Minh và gia đình cũng khuyên ngăn Hà. Hà vẫn khóc, trong tay cầm
chặt bài viết của tôi. Không ai hiểu Hà đang cầm vật gì. Bà Nội các cháu

vội gỡ mấy ngón tay của Hà, lấy ra bài báo. Thấy tác giả là Thanh Điệp, cả
gia đình ông Minh đều nổi giận!
Khi tôi trở lại chùa Vĩnh Nghiêm, vừa bước lên mấy bậc cấp, ông Minh từ
bên trong nhà quàng bước ra, xỉa ngón tay thẳng vào tôi – trước nhiều
quang khách đến viếng đám tang của Trung và đám tang người khác – nạt
lớn: “Ai biểu cô viết? Hả? Biểu ‘dẹp’ hoài mà tại sao cứ viết! Viết để làm
gì? May có người cứu, nếu không, vợ thằng Trung chết rồi, biết không?”
Tôi bàng hoàng, chỉ biết im lặng, khóc cho chú Trung và cũng khóc cho
chính tôi!
Phạm Tương Như .- Thế còn kỷ niệm vui là gì vậy, chị?
Điệp Mỹ Linh.- Kỷ niệm vui là, năm 1999, khi tập truyện Tưởng Như Trở
Về của tôi được xuất bản; trong đó, tôi trích vài câu thơ của bài Tiếng Đàn
Đêm Trung Thu, tác giả là Hoàng Việt Sơn – bút hiệu của một bác sĩ Thủy
Quân Lục Chiến – sáng tác năm 1956, để tặng Thanh Điệp/Thúy
Minh/Hoàng Thu, sau khi ông Hoàng Việt Sơn tham dự đêm văn nghệ do
ban Bình Minh trình diễn để ủy lạo binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến, tại căn
cứ Sóng Thần, Nha Trang, do đại tá Nguyễn Bá Liên chỉ huy.
Không ngờ, sau khi đọc bài Tưởng Như Trở Về, vị bác sĩ kiêm nhà thơ
Hoàng Việt Sơn nhận ra Điệp Mỹ Linh là Thanh Điệp rồi liên lạc với tôi.
Tôi rất vui nhưng cũng rất ngại ngùng và dè dặt!
Sau đó vị bác sĩ này dùng bút hiệu Hoàng Vũ Bão, sáng tác tập thơ Nửa
Đời Thương Đau, do nhà xuất bản Hồn Việt của nhà báo Ngọc Hoài
Phương xuất bản để tặng Điệp Mỹ Linh.

Dù rất kém chính tả tiếng Việt, tôi cũng nhận ra chữ “Bão” trong bút hiệu
của vị bác sĩ này phải là dấu hỏi. Tôi góp ý, đề nghị Ông sửa lại thành dấu
hỏi; nhưng vị bác sĩ “ba gai” này xác định rằng: Ông muốn dùng dấu ngã
như là bão tố để thể hiện tinh thần bất khuất của Thủy Quân Lục Chiến: Khi
tấn công là phải chiếm cho được mục tiêu!
Huy Tâm .- Cuối cùng vị bác sĩ ấy có “chiếm được mục tiêu hay không?”
Điệp Mỹ Linh .- Dạ, thưa anh, không! Vì tôi rất thương thân phận phụ nữ!
Không bao giờ tôi nỡ làm khổ một phụ nữ nào cả! (Kính mời quý độc giả
đọc tùy bút Tạ Lỗi Với Người Thơ, trong tập truyện Trăng Lạnh.)
Link:https://www.diepmylinh.com/ta-loi-voi-nguoi-tho
Phạm Tương Như .- Bây giờ, chúng ta trở lại với chủ đề chính hôm nay
nhé! Thưa nhà văn Điệp Mỹ Linh, xin chị cho biết hoàn cảnh nào và
nguyên do gì khiến chị bỏ nhiều công sức để tìm tòi, góp nhặt hầu thực hiện
một bộ sách rất công phu và phải nói thật cũng khá khô khan đối với chúng
ta.
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, thưa anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, như đã thưa, tôi chỉ là một ngòi bút tài tử, vì không chơi đàn
được nữa, cho nên, phải viết để giải tỏa nỗi niềm chứ tôi không thích chính
trị, không có cao vọng để trở thành nhà văn. Vì thế, đối với tôi, viết một
cuốn tài liệu rất nhiêu khê chứ không dễ như viết truyện.
Nhưng, cuối thập niên 70, trong Đại Hội Hội Cựu Quân Nhân VNCH, tại
Houston, có sự hiện diện của cựu trung tướng Vĩnh Lộc – Tham Mưu
Trưởng cuối cùng của Quân Lực VNCH – tôi được mời phát biểu cảm
tưởng về Người Lính VNCH.

Khi tôi trở lại chỗ ngồi, cựu trung tướng Vĩnh Lộc đến gặp tôi, để nghị tôi
nên viết về cuộc di tản của Hải Quân VNCH, 1975.
Tôi đáp :
-Thưa trung tướng, cuộc di tản do Hải Quân VNCH thực hiện là một đề tài
quá lớn; em chỉ là ngòi bút “tài tử”, em ngại em không “kham” nỗi!
Tướng Vĩnh Lộc bảo:
-Madam từng tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp trên sông rạch; madam
thường viết về lính và sông nước/biển khơi; và nhất là madam đã có mặt và
quan sát ngay từ đầu của cuộc di tản vĩ đại của Hải Quân. Tôi nghĩ, không
một ngòi bút nào hội đủ được nhiều yếu tố như madam để viết về cuộc di
tản của Hải Quân VNCH.
Tôi vẫn từ chối. Nhưng, lần nào gặp tôi trung tướng Vĩnh Lộc cũng đều
nhắc tôi về chủ đề của chuyến ra khơi lịch sử, 1975.
Tôi chỉ xác nhận:
-Chuyện Hải Quân, để “mấy ông” Hải Quân lo. Một mình em lo không nổi
đâu, Trung Tướng!
Một hôm, ông Minh và tôi mời tướng Vĩnh Lộc đến nhà chúng tôi dự tiệc
cùng với rất đông bạn hữu của chúng tôi.
Sau khi tiệc tan, mọi người ra về, tướng Vĩnh Lộc ở lại sau cùng để kể cho
ông Minh và tôi nghe về trận chiến khốc liệt tại đồn Pleime khi tướng Vĩnh
Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn II Vùng II Chiến Thuật.

Tôi bị xúc động mạnh! Không hiểu vì những chi tiết hào hùng của quân
VNCH trú đóng trong đồn Pleime hay là vì những nét khắc khổ/đớn đau
trên khuôn mặt cằn cỗi của một vị tướng không còn uy quyền – tướng Vĩnh
Lộc! Tối đó, tôi viết truyện nhắn Người Trở Lại Pleime; hôm sau, tôi liên
lạc với tướng Vĩnh Lộc và xác định rằng: Tôi sẽ thực hiện và hoàn tất tài
liệu về chuyến di tản lịch sử của Hải Quân VNCH.
Huy Tâm.- Xin chị cho biết, mất bao nhiêu thời gian để chị hoàn thành Bộ
sách này và đã được ra đời từ bao giờ.
Điệp Mỹ Linh .- Kính thưa quý vị, thời điểm 1975/1976 tôi phải đi làm 2
việc để phụ với ông Minh nuôi các con tôi ăn học và giúp gia đình của tôi
bên Việt Nam; vì Ba và các em trai của tôi đều bị tù; Má và các em gái của
tôi bị đuổi đi kinh tế mới.
Sĩ quan Hải Quân VNCH di tản đều sống rải rác khắp năm châu. Thời đó
chưa có internet và cell phone. Mọi cuộc phỏng vấn do tôi thực hiện đều
bằng điện thoại hoặc bằng thư, qua bưu điện.
Có vị không đồng ý trả lời qua điện thoại hoặc thư; thế là ông Minh và tôi,
cuối tuần, phải “bay” đến, để tôi lo việc phỏng vấn – có thu âm – và ông
Minh cũng được gặp lại bạn hữu Hải Quân.
Nhưng, khi thấy “bills” điện thoại hoặc tiền vé máy bay, ông Minh lại “cự”
tôi, bảo tôi “lo việc bao đồng”!
Phạm Tương Như.- Quả thật đây cũng là một sự hy sinh đáng ca ngợi.
Điệp Mỹ Linh .- Nhân đây, tôi cũng thành thật biết ơn đại gia đình Hải
Quân VNCH, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Linh – nguyên Tổng Giám Đốc Việt
Tấn Xã và cũng là Chủ Nhiệm bán nguyệt san Ngày Nay – và cố nhà báo

Trọng Kim Trương Trọng Trác, Chủ Bút bán nguyệt san Ngày nay; vì
những vị này đã giúp đỡ và khuyến khích tôi rất nhiều trong thời gian tôi
vừa thực hiện cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 vừa viết bài cho Ngày
Nay.
Huy Tâm.- Như thế, đến năm nào thì hoàn tất tác phẩm sách này, và cuốn
tài liệu này được ra đời như thế nào, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975, được hoàn tất và ra
đời năm 1990; tức là tôi phải mất khoảng 14/15 năm mới hoàn tất được.
Thập niên 80/90, tình trạng báo chí ở hải ngoại phát triễn mạnh/tốt; chỉ có
tệ nạn báo chí “phe ta” chửi “phe mình” thì không ai can nỗi! Vì vậy – dù
năm 1987, tôi đã thành công vượt bực khi ra mắt tập truyện Bước Chân
Non tại Hyatt Regency, tọa lạc tại góc I-10 và hwy 6, Houston – Ba tôi và
tôi cũng quyết định không ra mắt sách nữa; chỉ tổ chức tiệc tại nhà, mời
một số bạn hữu và tặng mỗi vị một cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975.
Phạm Tương Như .-Từ năm 1990, nghĩa là đã hơn ba thập niên rồi, vậy thì
từ đó đến nay đã được tái bản lần nào chưa, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, thưa anh Phạm Tương Như và
anh Huy Tâm, cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 được tác giả tái bản
lần đầu vào năm 2011; lần thứ hai, 2019, Amazon tái bản. Nhưng khi
Amazon gửi bản thảo tái bản cho tôi xem lại, tôi sơ ý, không thấy là
Anazon ghi “tái bản lần thứ I”. Tôi sẽ liên lạc với Amazon để Amazon điều
chỉnh số I thành số II.
Huy Tâm.- Sách báo ngày nay đã lỗi thời
Cứ mười độc giả chín người thôi
Viết lách dường như là nghiệp dĩ

Đeo đẳng theo ta suốt cuộc đời
Thưa quý khán thính giả, khi nền công nghệ internet đã chiếm lĩnh một
không gian rất rộng trong cuộc sống của chúng ta, thì chuyện in ấn sách báo
cầm bằng một cuộc cờ chưa đánh đã thua.
Vậy mà Quyển tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi đã được tái bản
lần thứ hai vào năm 2019, quả là một sự kiện hiếm hoi trên trường văn trận
bút thời nay.
Xin chúc mừng chị.
Điệp Mỹ Linh.– Xin cảm ơn anh Huy Tâm. Bốn câu thơ của anh thật là
thấm thía, diễn đạt được tất cả nỗi niềm của người Việt Nam cầm bút tại
Hải Ngoại.

Hoa Biển – Anh Thy – Nhã Phương

Phạm Tương Như.- Thưa chị, đây là một cuốn sách về tài liệu lịch sử, vậy
xin chị hãy tóm lược nội dung để quý đồng hương biết thêm về những gì
chị muốn trình bày.
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, cuốn tài liệu Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975
gồm có 11 chương, không kể phần Thay Lời Tựa. Sau đây là mục lục:
Chương I
Sơ Lược Lịch Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa
Chương II
Các Vị Tư-Lệnh Hải-Quân
Chương III
Sự Tổ Chức Của Hải-Quân – Về Hành Quân
Chương IV
Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ
Chương V
Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân bằng đường biển.

Chương VI
Những Đột Biến Tại Các Vùng Sông Ngòi
Chương VII
Kế Hoạch Phòng Thủ Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Hải Quân Công Xưởng.
Chương VIII
Chuyến Ra Khơi Bi Hùng
Chương IX
Phỏng Vấn Những Nhân Vật Liên Hệ Đến Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng Của
Hải-Quân V.N.C.H.
Chương X
Những Vị Anh Hùng Hải-Quân V.N.C.H.
Chương XI
Những Dòng Ký Ức
Huy Tâm.-Thưa chị, tài liệu lịch sử là những chứng tích lưu lại cho hậu
thế, và dĩ nhiên không chỉ dành riêng cho một sắc tộc nào.
Vậy chị đã có, hoặc đang dự định chuyển thể Bô sách Hải Quân VNCH Ra
Khơi sang các ngôn ngữ khác, hầu quảng bá rông rãi hơn không, thưa chị?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả cùng anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, ngay từ khi cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi,
1975 chào đời, tôi đã ước mong cuốn tài liệu này được dịch ra ngoại ngữ;
nhưng, con tôi – từ bé học nội trú trường Regina Pacis và Notre Dame des
Missions – cho nên không biết tiếng Việt nhiều.
Tháng 9 ngày 11 năm 2001, Hoa Kỳ bị không tặc xâm phạm nặng nề tại
New York, tôi đang du lịch tại Nga. Thấy trên TV tòa Tháp Đôi phừng
phực lửa, tôi xúc động nhiều, viết ngay tại phi trường Frankfurt Tùy Bút Tạ
Ơn Mảnh Đất Này.

Sau khi bài Tạ Ơn Mảnh Đất Này được phổ biến trên nhiều báo Việt ngữ,
ông  Merle L. Pribbenow đọc được, dịch sang tiếng Anh, chuyển đến báo
Ngày Nay, nhờ ông Nguyễn Ngọc Linh đăng và chuyển cho Điệp Mỹ Linh.
Đọc bài dịch, các con tôi và tôi đều thích và tôi ngõ ý muốn nhờ ông
Pribbenow dịch cuốn Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975, có thù lao.
Nhưng, ông Minh không đồng ý.
Sau khi ông Minh qua đời, tôi liên lạc lại với ông Pribbenow thì ông
Pribbenow emailed hồi đáp bằng tiếng Việt rằng: “Rất tiếc, tôi già rồi và vợ
tôi đang bị bệnh hiểm nghèo, tôi phải lo cho vợ tôi!”
Gần đây tôi cũng liên lạc vài nơi để tìm người dịch, nhưng, tôi hiểu, cuốn
Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 gồm nhiều danh từ/động từ “riêng” của
Hải Quân, rất khó dịch
Phạm Tương Như.- Thưa chị, cho đến thời điểm này, tháng 6/2022, tổng
số các tác phẩm chị đã xuất bản là bao nhiêu quyển và chị có đang chuẩn bị
thêm đứa con tinh thần nào nữa để ra mắt đồng hương chăng?
Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý vị, tổng số tác phẩm của ĐML đã xuất bản là 12
tác phẩm. Hiện tại, nhà xuất bản Nhân Ảnh – thành viên của Amazon –
đang lo bìa để xuất bản 2 tác phẩm kế tiếp của Điệp Mỹ Linh là Quốc Ca
Mới Của Đảng và Tự Truyện Của Tím.
Huy Tâm.- Khi tác phẩm mới được hoàn tất, chị có sẵn lòng cho phép
chương trình Tác Giả & Tác Phẩm được giới thiệu cùng quý độc giả khắp
nơi chăng?

Điệp Mỹ Linh.- Thưa quý khán thính giả, anh Huy Tâm và anh Phạm
Tương Như, tôi rất cảm ơn nhã ý của anh Huy Tâm cùng chương trình Tác
Giả &Tác Phẩm của Macusa Media show. Việc làm của quý vị vô cùng ý
nghĩa, đã góp công gìn giữ và quảng bá tiếng Việt nơi đất khách, và đặc
biệt giúp giới thiệu những sáng tác mới đến với độc giả.
Phạm Tương Như.- Thưa chị và thưa quý khán giả! Chương trình này
được sự bảo trợ của Macusa Media Show là môi trường để chúng em, anh
Huy Tâm, có cơ hội đóng góp bàn tay nhỏ bé hầu chuyển tải những nỗi
niềm, những điều tâm huyết của người đi trước đến với các thế hệ trẻ trong
mai hậu.
Điệp Mỹ Linh.- Xin ngưỡng phục về việc làm của quý vị và cầu chúc
Macusa Media Show mãi mãi phát triển, quý anh chị luôn được dồi dào sức
khỏe để tiếp tục hành trình cao đẹp này.
Huy Tâm.- Thời lượng của chúng ta cũng sắp hết, mời nhà văn Điệp Mỹ
Linh gửi lời chào tạm biệt đến quý khán giả trước khi rời phòng thu âm.
Điệp Mỹ Linh.– Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý khán thính giả
cùng anh Huy Tâm và anh Phạm Tương Như.
Phạm Tương Như.- Phạm Tương Như cũng xin chào tạm biệt nhà văn
Điệp Mỹ Linh, chào tạm biệt quý khán giả, và hẹn tái ngộ trong chương
trình kỳ sau,
Huy Tâm.- Món quà tạm biệt trong chương trình hôm nay là ca khúc Nỗi
Nhớ Mênh Mông, nhạc và lời Dương Thượng Trúc qua giọng hát Quang
Minh, sẽ thay lời chúc sức khỏe của toàn thể nhân viên Macusa cùng BBT
Chương trình TG&TP gửi đến quý vị và hẹn tái ngộ trong chương trình kỳ
sau, cũng vào ngày giờ thường lệ.

Trân trọng kính chào.

Phim ‘VIETNAM! VIETNAM!

Đây là bộ phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.

Phim VietNam! VietNam! này gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973). “Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.” Vì một lý do thầm kín nào đó mà phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube.

  • Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên “Vietnam! Vietnam” được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
  • Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.
  • Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.
  • Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim “Việt Nam! Việt Nam!” Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.
  • Phim cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.
  • Cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đánh đập và tra tấn khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xử tử tế.
  • Cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng, mà nói xin lỗi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẻ gì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam.
  • Cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
  • Trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ”Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bởi vì tụi bây không biết gì về Cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hưởng một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn Cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa”. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.
  • Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?
  • Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ”Liệu chúng ta có thể vẽ một lằn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt”, khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.
  • Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ”Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngừng nổ”.
  • Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giữa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lỡ nói xa lầy rồi… Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.
  • Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phũ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
  • Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan ” …. Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and coming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation’s Viet Nam borned .”
  • Tạm dịch : “…. Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”
  • Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!

Tập1: Vietnam!Vietnam! part1

Tập 2: Vietnam!Vietnam! part2

Tập 3: Vietnam! Vietnam! Part 3 

Tập 4: Vietnam!Vietnam! part 4

Tập 5:  Vietnam!Vietnam! part5

Tập 6: Vietnam!Vietnam! Part 6

Tập 7: Vietnam!Vietnam! Part 7 

Tập 8: Vietnam!Vietnam! part 8 

Đồng Đội Chúng Ta – Đọc xong chuyển đi giùm!

Xin cố gắng chuyển đi làm phước. 

Chúng tôi có tìm thấy một hài cốt của một người lính đã chết trận tại Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa có thẻ bài ghi rõ:

Họ Tên: NGUYỄN VĨNH LÂN 

Số Quân: 681137969, loại máu O+.

Nếu ai là thân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T 0935.899.347 gặp Ni Sư Thông Mẫn. Nhờ quí vị chuyển thông tin này đến những người mình quen biết, may ra chúng ta có thể tìm được thân nhân của người quá cố được đoàn tụ với gia đình.

Đây là việc làm nhân đạo, xin chuyển tiếp.                  

Xin cám ơn.
 Đọc xong xin chuyển đi giùm vì đây là làm ơn làm phước.

Tạp ghi “Cộng Sản Việt Nam “Ngậm Bồ Hòn”

Việt cộng “con”, được thành phần tập kết ra Bắc “cài” lại – hoặc “cấy giống” trong người đàn bà miền Nam – để trở thành bọn khủng bố miền Nam Việt Nam.

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gần đây, những biến động kinh hoàng, những cuộc thảm sát đầy man rợ và những cái chết tức tưởi xảy ra liên tục trên toàn nước Mỹ khơi dậy trong hồn tôi nỗi hãi hùng do Việt cộng – danh từ người miền Nam dùng để gọi tắt bốn chữ Việt Minh, cộng sản – gây ra tại miền Nam Việt Nam, sau hiệp định chia đôi nước Việt, ngày 20/7/1954!
Thời điểm đất nước chia đôi, tôi còn bé, chưa hiểu biết nhiều, chỉ thích đàn, hát. Mỗi khi bưng nước trà mời các Chú, Bác – bạn của Ba tôi, thường đến nhà bàn chuyện chính trị, thời sự với Ba tôi vào mỗi tối – tôi thường lắng nghe. Ba tôi viết cho báo Đuốc Thiên, Tin Sáng, Tia Sáng và mua báo hằng ngày (gọi là nhật trình); sau khi Ba tôi đọc xong, tôi đọc.
Nhờ thích văn chương, chữ nghĩa, tính tò mò, nghe lén, đọc báo “ké” và cũng nhờ được Ba tôi giải thích cặn kẻ, tôi hiểu rằng: Hậu quả do hành động khủng bố của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam tạo nên cũng không khác chi những tan thương, thảm khốc, điêu tàn và đổ nát toàn diện do Việt Minh – tiền thân của csVN – thực hiện mà tôi đã thấy trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây; vì khủng bố là chính sách của csVN!
Nhiều chi tiết trong thời Ba tôi theo kháng chiến chống Tây tôi đã viết rồi; xin miễn lập lại. Tôi chỉ xin trích hai câu hát biểu lộ được tất cả tinh thần, chủ tâm và hành động của Việt Minh trong ca khúc Đường Về Quê, được Phạm Duy sáng tác vào thời Ông theo kháng chống Tây, để độc giả có thể nhận ra thảm trạng của hai chiến dịch “Tiêu thổ kháng chiến” và “Bần cùng hóa nhân dân” do Việt Minh chủ xướng và triệt để thực hành trong “vùng giải phóng” (chữ của Việt Minh) như thế nào:
“… Lúc phá hết phố phường biệt ly đời gấm hoa
Người vui đời áo nâu quên hết u sầu!..”
Sau khi nhận ra Việt Minh chỉ là những thành phần dốt nát, rất “say” máu, chỉ cuồng điên tìm công danh bằng bạo lực, Ba tôi từ bỏ kháng chiến, đưa gia đình trốn về Nha Trang.
Sống tại Nha Trang được một thời gian, tôi lại thấy/biết nhiều cuộc khủng bố rùng rợn xảy ra tại Nha Trang và các vùng phụ cận. Ba tôi giải thích chính Việt cộng thực hiện những cuộc khủng bố đó. Báo chí giải thích rằng: Việt cộng là “sản phẩm” của thành phần tập kết ra Bắc “cài” lại. Những người tập kết cũng lưu lại rất nhiều “hạc giống đỏ” trong người của nhiều thiếu nữ và thiếu phụ miền Nam.
Chỉ sau hơn 10 năm, những “hạc giống đỏ” trở thành không biết bao nhiêu “anh hùng nhí”, “anh hùng gái” và Việt cộng “con”, tham gia rất đắc lực vào công cuộc phá hoại miền Nam.
Sự phá hoại thông dụng nhất vào thời đó là: Đắp mô, đặt mìn tại các khúc quanh trên đèo Cả và đèo Rù Rì (phía Bắc Nha Trang) và Suối Dầu, Diên Khánh, Cam Lâm (phía Nam Nha Trang) để xe đò đụng phải, mìn nổ, gây thương vong; thảy lựu đạn vào những chốn đông người như chợ, những nơi trình diễn văn nghệ và những buổi biểu tình tại Ty Thông Tin; thảy lưu đạn vào cửa rạp xi-nê lúc hết phim, mọi người vừa ra khỏi rạp, v.v.
Thời điểm 1954, Mỹ chưa hiện diện tại miền Nam Việt Nam; do đó, mọi di chuyển – cả dân sự lẫn quân sự – đều bằng xe đò hoặc xe lửa. Không biết Việt cộng đã cưỡng bức bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ trên những chuyến xe đò hoặc xe lửa đi theo Việt cộng; nhưng số quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trên các chuyến xe lửa, xe đò bị Việt cộng giết thì không ai có thể ghi nhận được!
Sau khi quá nhiều quân nhân mặc quân phục khi di chuyển bằng xe đò, xe lửa bị Việt cộng sát hại, tất cả quân nhân được chỉ thị: Mặc đồ dân sự khi di chuyển, quân phục giấu kỷ trong hành lý.
Thế là Việt cộng dùng chiến thuật tinh vi hơn: Chọn những địa điểm hẻo lánh, chận xe đò, xe lửa lại, bắt đàn ông xuống xe. Trong khi mọi người đều hoang mang, lo sợ, bất ngờ một tiếng hô “nghiêm!” vang lên thật lớn. Phản xạ tự nhiên của quân nhân, ai là lính đều đứng thẳng, cụp hai chân, ưởn ngực, mặt ngẩn cao; thế là Việt cộng nhận ra, “lùa” những người này vào rừng; có khi Việt cộng bắn hoặc dùng mã tấu, chặt đầu những quân nhân mặc đồ dân sự này, ngay tại chỗ!
Trên đây chỉ là những khủng bố Việt cộng thực hiện tại Nha Trang – quê Nội của tôi, nên tôi nhớ rõ – những khủng bố các nơi khác tôi không nhớ được.
Ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam –30/4/1975 – Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) bị csVN “đá” khỏi tổ chức “liên minh chính trị” của csVN liền!
Kể từ khi MTDTGPMN không còn nữa, mọi cuộc khủng bố, giết hại dân lành do Việt cộng gây ra trước kia, đều được csVN “trút” hết cho MTDTGPMN bằng những bài tuyên truyền trên radio, báo chí, TV, internet, v.v… Chủ tâm của csVN là muốn thế hệ trẻ Việt Nam nhầm, tưởng rằng MTDTGPMN chính là Việt cộng – chuyên khủng bố, giết hại dân lành – chứ không phải csVN đã thực hiện những hành động tàn ác, hèn hạ đó!
Từ ngày ông Hồ Chí Minh thành lập đảng csVN cho đến nay, không ai có thể ghi nhận được người csVN đã thực hiện bao nhiêu tội ác đối với toàn thể dân tộc Việt Nam; rồi cũng chính người csVN cho thuộc cấp xóa lịch sử để chạy tội đối với Tổ Quốc và các thế hệ trẻ!
Vì lịch sử không còn trung thực, sau này, các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ nghĩ rằng người csVN – kẻ từng tịch thu tài sản, ruộng đất của Ông Bà, Cha Mẹ; giết chết hoặc nhốt tù Cha, anh và em trai rồi đuổi Mẹ và chị em gái của chúng ta đi kinh tế mới sống đời du mục – là anh hùng!
Bằng cớ csVN bôi xóa lịch sử là: (1) Tại Việt Nam, csVN cấm đề cập đến danh từ “Việt cộng”. (2) Năm 1968, csVN xâm phạm Hiệp Định ngưng bắn, thảm sát khoảng sáu ngàn người dân ở Huế; thế mà csVN viết trên Wikipidia rằng “toàn dân vùng dậy”!
CsVN cũng xâm phạm Hiệp Định đình chiến năm 1972, đưa đến “hòa đàm Ba-Lê!” và Mỹ rút quân khỏi miền Nam, ngày 27/1/1973; chấm dứt mọi viện trợ, cả khí giới, quân trang, quân dụng cho miền Nam Việt Nam!
Sau hai lần csVN xâm phạm Hiệp Định ngưng chiến, rồi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Quân Lực VNCH còn lại gì để chống trả những cuộc cường tập quy mô của csVN tại biên giới Việt Miên Lào và dọc Duyên Hải?
Chính thời điểm Quân Lực VNCH – trong tình trạng thiếu thốn đạn dược và quân dụng một cách trầm trọng – phải dốc toàn lực để chống trả các cuộc cường tập rất khốc liệt của csVN thì Trung cộng tấn công, chiếm Hoàng Sa – của VNCH!
Dù chiếm được Hoàng Sa, Trung cộng cũng phải trả bằng một giá rất đắt; vì sự phản công dũng mãnh của Hải Quân VNCH trong trận hải chiến ngày 19/01/1974, mà lực lượng hai bên rất chênh lệch!
Từ khi chiếm được Hoàng Sa cho đến nay, 2022, Trung cộng xây đảo nhân tạo và phi trường tại Hoàng Sa để mở rộng bờ cõi; csVN vẫn im lặng!
Ngược lại, ngày 09/6/2022, lúc 6:37am, trên The New York Times, tác giả Austin Ramsy viết: “Chinese Pilots Sent a Message. American Allies Said They Went Too Far.”
Úc Đại Lợi và Canada đã lên tiếng về hành động khiêu khích của phi công Trung cộng đối với phi công Canada và phi công Úc Đại Lợi, như sau: “… Australian and Canadian officials said the Chinese pilots actions last month went well beyond the norm.”
“The Australian military said one of its P-8 aircraft was carrying out routine maritime surveillance in the South China Sea when a Chinese J-16 fighter intercepted it and carried out a ‘maneuver which posed a safety threat.’”
“Richard Marles, Australia’s defense minister, told reporters that the Chinese plane fired flares, then cut in front of the aircraft. It released chaff, which contains metal used to throw off missiles, some of which was caught in the engine.”
“…Canada said its CP-140 Aurora patrol craft had several troubling encounters with Chinese jets in international airspace while supporting the enforcement of United Nations sanctions imposed on North Korea.” 

Linh: https://www.nytimes.com/2022/06/09/world/asia/china-military-united-states-australia-canada.html

So sánh thái độ của Canada, Úc Đại Lợi và csVN đối với Trung cộng về vấn đề “va chạm” tại Biển Đông, tôi nhận ra rằng csVN rất sợ Trung cộng, không dám tỏ thái độ, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. CsVN âm thầm dâng Hoàng Sa cho Trung cộng như một hình thức trả ơn, đền nghĩa; vì nhờ Trung cộng đã giúp csVN đuổi Mỹ!

Để đuổi được Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, ngoài việc dâng Hoàng Sa cho Trung cộng, csVN còn phải – theo BBC ngày 21/04/2022 cập nhật ngày 28/04/2022 – trả bằng mạng sống của 1.1 triệu bộ đội “ông Hồ”, chưa kể thường dân và “đồng chí nhí”, “đồng chí gái”; Hoa Kỳ mất khoảng gần 60 ngàn quân; VNCH thiệt hại 254.257 quân và không biết bao nhiêu thường dân… thì có đáng hay không, hỡi người csVN?
Link: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61175313
Thế mà csVN lại đổ tội cho VNCH “làm mất?” Hoàng Sa!
20 năm dưới chính thể VNCH, với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung cộng có dám tiến chiếm đảo nào của VNCH hay không?
Bây giờ – ngày 10/06/2022 – VOA loan tin: “Căn cứ hải quân Ream (của Cao Miên – ghi chú của ĐML) mà quân đội Trung Quốc sẽ được sử dụng một phần, cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chưa đầy 30km”
Hậu quả của việc csVN đuổi Mỹ để “bợ” Trung cộng, đưa Trung cộng sát vào bờ cõi nước Việt Nam – cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chưa đầy 30km – cả thế giới đều biết và thấy!
Thế mà người csVN vẫn liên tục nhục mạ Mỹ là “bọn xâm lược”, “bọn sen đầm quốc tế”; người Lính miền Nam Việt Nam và chúng tôi là lính đánh thuê, là “ngụy”.

Để nhận ra mặt thật của csVN, kính mời độc giả đọc vài đoạn trích dẫn sau đây, trên BBC, cùng bảng tin, cùng ngày và Link đã dẫn bên trên, để biết có bao nhiêu quân Trung cộng tham chiến và ai mới đích thực bắn rơi nhiều phi cơ Hoa Kỳ trong cuộc chiến từ 1954-1975: “Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Kho, cán bộ về hưu thuộc lực lượng phòng không Trung quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.”

“Bài báo mô tả từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, tổng cộng có khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lượng phòng không Trung Quốc sang viện trợ Việt Nam chống Mỹ.”

“Trong khoảng thời gian 3 năm 7 tháng, họ đã tác chiến 558 lần, bắn rơi 597 máy bay và bắn trúng 479 máy bay Mỹ…”

“…Trung quốc viện trợ cho Việt Nam khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ…Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lương phòng không Trung quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ…”

Gần đây nhất, Nga xâm lăng Ukraine, cả thế giới đều hướng về và yểm trợ Ukraine thì thái độ của csVN được Lê Mạnh Hùng ghi nhận một cách tóm lược, BBC loan báo ngày 12/04/22 như thế này:

Lần đầu tiên: lên án cuộc xâm lược, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai: yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba: ngày 07/04, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Ngay sau đó Nga cũng nói tự bỏ Hội đồng này, coi nó chẳng là cái gì.
Điều đáng chú ý là trong cả ba lần Việt Nam đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc.
Từ những chi tiết và nguồn tin chính xác – đã dẫn chứng trong bài này – ai cũng có thể thấy được lòng trung thành tuyệt đối của người csVN dành choTrung cộng.

Người csVN trung thành với Trung cộng, đó là quyền của người csVN. Nhưng, nếu biết tự trong, người csVN không nên tiếp tục chỉ thị thuộc cấp dùng những danh từ và động từ hạ cấp để thóa mạ VNCH và Hoa Kỳ nữa – dù dưới bất cứ hình thức nào!

Tôi nghĩ sao, viết vậy. Nhưng, tôi chợt nhớ có lần Ba tôi đã dạy tôi: “Cộng sản Việt Nam làm gì có lòng tự trọng mà mong, con!”

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com

NHỮNG BÀI VIẾT MỚI CỦA ĐIỆP MỸ LINH:

 ĐẠI-TÁ DƯƠNG QUANG TIẾP

Tôi ra Vùng I đảm-trách Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt vào ngày 26-9-1973, sau khi Đại-Tá Dương Quang Tiếp đã rời chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia ở Vùng này rồi.

        Nhưng, Đại-Tá Tiếp, bây giờ là Thanh-Tra Cảnh-Sát Dã-Chiến tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, đã gửi thư ra thăm tôi, và mách tôi một số người tốt, kẻ xấu, gọi là để giúp tôi trong công-vụ tại hoạt-vực mới này

Chừng hai tuần sau thì Đại-Tá Tiếp từ Sài-Gòn ra thanh-tra Cảnh-Sát Dã-Chiến ngoài này.

        Nguyên Thiếu-Tá Dương Quang Tiếp là Trưởng Ty CSQG Tỉnh Pleiku, rồi Trưởng Ty CSQG Tỉnh Lâm-Đồng, thuộc Vùng II, thời-gian tôi cầm-nắm Ngành Đặc-Cảnh Vùng II Chiến-Thuật. Sau đó anh làm Trưởng-Ty (Chỉ-Huy-Trưởng) CSQG Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế, rồi thăng cấp dần và lên làm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng I, trụ-sở tại Đà-Nẵng. 

        Vì là chỗ quen thân nhau từ trước, vả lại ĐT Tiếp nghỉ lại tại nhà của Đại-Tá Lê Quang Nhơn, Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, nên sáng hôm sau tôi mời cả hai ĐT Tiếp và Nhơn đi ăn điểm-tâm.

Đại-Tá Nhơn hỏi làm sao mà Tiếp và tôi quen nhau.

Tiếp nói:

        – Nhuận làm với “moa” từ trong Vùng II.

Tôi thấy buồn cười, vì trong Vùng II thì Tiếp là một thiếu-tá Trưởng Ty CSQG, cấp Tỉnh, còn tôi thì là phụ-tá Giám-Đốc chuyên-trách Đặc-Cảnh cấp Vùng.

Khi anh từ Ty CSQG Lâm-Đồng về Nha trình-diện Trung-Tá (về sau là Đại-Tá) Giám-Đốc Cao Văn Khanh (lúc Khanh mới đến nhậm chức Giám-Đốc Nha CSQG Vùng II) anh đã nhờ tôi “nói giúp với Khanh một tiếng”, vì:

– “Moa” chưa quen tên này.

Tiếp tỏ ra vẻ biết rành tình-hình Miền Trung, và muốn giúp tôi vượt qua khó-khăn lúc đầu.  

Anh nói:

– Lúc “moa” mới ra Vùng này, có hai tên “cố đạo” đến nói với “moa” là phải đến thăm ra mắt các Cha Xứ lãnh-đạo Thiên-Chúa-Giáo ở đây, có thế thì đường công+danh mới được vẹn-toàn.  “Moa” nói “con c.!” và đuổi chúng đi tức thì.

Tôi lại ngỡ-ngàng, vì Tiếp đề-cập đến các tu-sĩ ấy của một tôn-giáo mà Nhơn là một tín-đồ.

NHƯNG tôi không ngạc-nhiên lâu, vì Tiếp là một mẫu người đặc-biệt, không riêng ở trong mà cả ở ngoài Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Tiếp được biệt-phái từ Quân-Lực qua Cảnh-Lực từ hồi còn là sĩ-quan cấp úy.

Anh quen, và thân rất nhiều sĩ-quan chỉ-huy bên phía nhà-binh, nên đã có thời anh là nhân-vật quan-trọng số một của phía Cảnh-Sát trong các biến-cố chính-trị và quân-sự tại Thủ-Đô Sài-Gòn.

Có lần Tổng-Nha bị lính bao vây, anh ra chỉ mặt các viên chỉ-huy bên ngoài, “đ.m.!” bảo rút hết đi.  Họ rút; và vì âm-mưu của phe đảo-chính bất-thành, nên anh được thăng một lon.

        Lần khác, Tổng-Nha bị đánh, anh ra nhận-diện bạn-bè, xong “đ.m.!” bảo lính bên trong mở cổng cho lính bên ngoài tiến vào.  Kết-quả, vì phe cầm đầu của nhóm tấn-công thành-công, nên anh được thăng một lon…

SAU trận Pleime ở Tỉnh Pleiku, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng II Chiến-Thuật, là Thiếu (về sau là Trung-) Tướng Vĩnh Lộc, có tổ-chức một buổi thuyết-trình về “Chiến-Thắng Pleime”.

Tôi từ Ban Mê-Thuột lên dự (dạo đó Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật còn đóng trụ-sở tại BMT) và được Trưởng-Ty Dương Quang Tiếp hướng-dẫn đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn.

Thiếu-Tá Tiếp mặc một áo jacket nhà-binh, không mang cấp-hiệu, bên trong là một sơ-mi thường-dân; đội một mũ vải lưỡi trai nhà-binh có gắn một hoa mai bạc; mặc quần xanh+đen thường-dân, và đi đôi giép da nâu.

Anh chở tôi đi vòng-vo nên đến khá trễ.

Hai viên Quân-Cảnh gác hai bên cửa đứng nghiêm chào anh, vén màn cho hai chúng tôi bước vào hội-đường.

Anh kéo tôi ngồi vào chỗ ghế trống ở hàng gần cuối, và vẫn đội mũ trên đầu.

MỘT lát thì Tướng Lộc kết-thúc phần chính của buổi thuyết-trình.

        Ông nói:

        – Ai muốn biết thêm điều gì thì hỏi, tôi sẽ trả lời.

Chưa nghe có ai nói gì thì Tiếp đứng dậy, giơ tay:

        – Thưa thiếu-tướng, Pleime là do Mỹ đánh, chứ ta có tài-giỏi gì mà khoe “chiến-thắng Pleime”?

Tôi cảm thấy như một gáo nước lạnh dội vào xương sống mọi người.

       Hội-đường sững-sờ, ai nấy quay nhìn về anh.

       Tướng Lộc nói với các sĩ-quan ngồi hàng ghế đầu:

        – Bảo viên thiếu-tá gì đó, đợi lúc họp xong hãy lên văn-phòng trình-diện tôi.

        Tiếp liền kéo tôi đứng dậy, nói lớn:

        – “Con c.!”  Thằng này “moa” đã từng tát tai rồi đó!  Mình về, ông Phụ-Tá!

        Tiếp dẫn tôi ra.

        Hai viên Quân-Cảnh lại đứng nghiêm chào.

Tôi thật không ngờ có thể có một sự-việc như thế xảy ra, cho chính mắt tôi, tai tôi.

        VỀ sau, trước khi lên đường ra Miền Trung, làm Trưởng Ty (Chỉ-Huy Trưởng) CSQG Thừa-Thiên/Huế, Tiếp đã tâm-sự với tôi:

        – Chuyến này ra Huế “moa” phải lấy một con-vợ người Huế để cho biết mùi gái Huế thế nào!

Riêng về vụ này, anh đã dan-díu với một nữ-nhân-viên gốc Huế trẻ đẹp tại Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng này.

NÓI chung, tôi không biết chắc là Đại-Tá Dương Quang Tiếp nói đúng hay sai [về những người tốt, kẻ xấu], mặc dù là để giúp tôi lúc tôi mới về Miền Trung; vì có những điều anh đã cường-điệu với tôi, ngay cả về tôi.

Anh quả là sự kết-hợp của cả cái thật lẫn cái dối.

Mà cái thật ấy lại rất khó tin, trong lúc cái dối lại dễ được người tin hơn.

Cho nên tôi không thể nào tin được hết thảy những gì Đại-Tá Tiếp viết trong thư mách nước cho tôi…

LÊ XUÂN NHUẬN

Cảnh-Sát-Hóa