1. Mở bài Nhân ngày Memorial Day, 27-5-2019, xin ghi lại thành tích của một cố vấn Mỹ, ông John Paul Vann, đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam, góp phần bảo vệ tự do dân chủ cho VNCH.
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa có tinh thần và khả năng chiếu rất cao. Có những cấp chỉ huy tài ba, kiên cường, xả thân vì tổ quốc để bảo vệ tự do và dân chủ cho người dân miền Nam Việt Nam. Một tấm gương được vinh danh anh hùng là Đại tá Lê Đạt Đức với câu được truyền tụng là “Kẽm gai bọc xác anh hùng”. Việt Nam là tiền đồn của thế giới tự do cho nên đã có 58 ngàn công dân Hoa Kỳ đã hy sinh trên đất nước Việt Nam. Người cố vấn Mỹ với cá tính độc đáo và tài năng đặc biệt, là ông John Paul Vann được gọi là “Một viên tướng dân sự”. Với cấp bậc trung tá mà có khả năng làm công việc của một thiếu tướng. Và cũng đã có một sĩ quan cấp tướng và nhiều đại tá vui lòng làm việc dưới quyền ông. Ông là biểu tượng của một mẫu người can đảm, táo bạo, tạo ra những huyền thoại về ông. Phóng viên Neil Sheehan, đoạt giải Pulitzer, đã viết cuốn sách về cuộc đời ly kỳ của ông, được hảng HBO quay thành phim, do tài tử Bill Paxton thủ vai của ông khi ở Việt Nam.
2. Vài nét về tiểu sử của John Paul Vann
John Paul Vann sinh ngày 2-7-1924 tại Norfolk, Virginia.Tử nạn ngày 9-6-1972, 48 tuổi. Không có tên trong 58 ngàn quân nhân HK tử trận ở VN trên bức tường đá đen ở Washington. Trung tá Bộ binh, sau đó giải ngũ và trở thành một nhân vật nổi tiếng trong Chiến tranh VN. Vann có bằng tiến sĩ về Quản trị kinh doanh. Đã từng theo học các môn Kinh tế, Toán và Thống kê ở Đại học Rutgers University. Theo học khóa Tham mưu cao cấp. Năm 1943, gia nhập quân đội và được huấn luyện thành phi công. Kết hôn Ngày 6-10-1945, kết hôn với Mary Jane Allen, người Rochester, New York. Có 5 con. Nhiều nguồn tin cho biết ông có vợ VN. Vann đã từng phục vụ trong các đơn vị HK ở Nam Hàn, Nhật, Tây Đức trước khi đến VN.
Gia đình John Paul Vann
Năm 1962, Vann được cử làm cố vấn cho Đại tá Huỳnh Văn Cao, TL/SĐ 7BB, thuộc Vùng 4 Chiến thuật. Trong trận Ấp Bắc, Vann đã từ trực thăng tại mặt trận, can đảm chỉ huy trận đánh, được thưởng Anh Dũng bội tinh. Từ trận đánh ở Ấp Bắc, ông thấy cách tiến hành chiến tranh của HK ở VN không phù hợp với chiến thuật du kích. Ông lớn tiếng chỉ trích chính sách đó, đả kích ngay cả Chỉ huy trưởng MACV (Military Assistance Command Vietnam) là Tướng Paul D. Harkins. Thông qua phóng viên David Hallberstam của tờ New York Times, ông đưa vấn đề ra công luận, và báo chí làm ồn ào lên. Tháng 3 năm 1963, Tướng Harkins cách chức ông và cho giải ngũ vài tháng sau đó. John Paul Vann về Mỹ, làm nhân viên cho công ty xây dựng Martin Marietta ở Denver. Nhưng ông nhớ VN và xin trở qua VN. Tháng 3 năm 1965, Vann là nhân viên dân chính, chỉ huy cơ quan CORDS (Civil Operations Revolutionary Development Support) VN gọi là Trung Tâm Bình Định Phát Triển. Cơ quan nầy bao gồm CIA, Bộ Ngoại giao, USAIDS, Thông Tin HK, phối hợp với nhân viên quân sự Mỹ, chịu trách nhiệm về tổ chức Chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix Program), mục đích phá vỡ cơ sở hạ tầng của VC ở nông thôn. Tháng 11 năm 1968, ông được chuyển về Vùng 4 chiến thuật. Năm 1970, Tướng Ngô Du, TL/QĐ 4 có liên lạc mật thiết với ông, và nhận ra ông là người có tài. Năm 1971, Tướng Ngô Du được bổ nhiệm ra làm TL/QĐ2, ông đặc biệt yêu cầu cho John Paul Vann được làm cố vấn quân sự cho QĐ2, thay thế Trung tướng Charles P. Brown đổi đi nơi khác. Một trở ngại trên nguyên tắc là, ông Vann là dân sự mà làm cố vấn quân sự, nhất là cho một đại đơn vị cấp Quân đoàn. Nhờ sự ủng hộ của Tướng Weyand, nên Tướng Creighton Abrams chấp thuận. Sau đó, ông được có quyền hạn của một thiếu tướng và hưởng quyền lợi của cấp bậc đó.
Ngày 9-6-1972, John Paul Vann, cố vấn trưởng QĐ2, phi công và một hành khách Mỹ, đã thiệt mạng trong vụ rớt trực thăng lúc 9:30 tối trên chuyến bay đêm từ Pleiku về Kontum. Ngày 16-6-1972, ông Vann được an táng theo quốc táng, tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Ông được truy tặng huy chương dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Đám tang có nhiều tướng lãnh tham dự. Đại tướng William Westmoreland, Trung tướng Edward Lansdale, Trung tá Lucien Conein, TNS Edward Kennedy và Daniel Ellsberg. John Paul Vann sống là một anh hùng và chết cũng như là một anh hùng. Những nhận xét về J.P. Vann: – J.P. Vann là một sĩ quan tánh tình nóng nảy và hăng say quá độ, có thái độ trịch thượng đối với mọi người. – J.P. Vann là một chiến lược gia có tầm nhìn sâu sắc về chiến tranh VN. Chính ông đã vạch chiến lược chống du kích thời gian đó. Chủ trương giao tranh với cường độ nhỏ và lâu dài. Trái ngược với chiến tranh quy ước, với đơn vị lớn mà ngắn, như HK đang thực hiện ở VN. – Chính sự đả kích người khác, mà nhiều tướng lãnh VN không ưa ông ta, nhưng đối với sĩ quan và nhân viên dưới quyền, thì ông là người anh hùng của họ. 3. Kế hoạch diệt sư đoàn 320 của Cộng Sản Bắc Việt Đầu năm 1972, tình báo Hoa Kỳ phát hiện Sư đoàn 320, nổi tiếng trong trận Điện Biên Phủ, đang dưỡng quân ở Thanh Hoá, có thể sẽ vào vùng ba biên giới Việt-Miên-Lào, để vào mặt trận B3 do thiếu tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy. 3.1. Tung màn lưới điện tử Những chùm điện tử được thả trên đường mòn HCM, hướng về mật khu 609, nơi trú quân của Bộ Tư lịnh B3, ở vùng Attopeu, Nam Lào. Phi cơ không thám QĐ2, phi cơ chụp ảnh Bộ TTM ngày đêm theo dõi. Các toán viễn thám, biệt kích, trinh sát, tình báo, được thả khắp nơi trong vùng Tam biên. Cuối tháng 1 năm 1972, một cán binh VC 17 tuổi bị bắt, đã khai rằng SĐ 320 vừa đến vùng Tam biên, sau một tháng di chuyển ngày đêm từ Thanh Hoá. 3.2. Dụ địch Cố vấn J.P. Vann không muốn các đơn vị Bộ binh tiến sâu vào các vùng rừng núi để tìm diệt CS như Tướng Westmoreland đã làm trước kia, trong chiến thuật tìm diệt. Ông được có quyền hạn của một thiếu tướng HK. Chỉ huy phó Ban cố vấn của ông là Tướng George Wear và Đại tá Joseph Pizzi là Tham mưu trưởng. Ngoài ra còn nhiều đại tá cố vấn cho các sư đoàn của QĐ2. Paul Vann dùng kế, dụ địch tiến sâu vào lãnh thổ QĐ2 ở Dakto-Tân Cảnh, Kontum, rồi nhờ hỏa lực của KQ/HK ở Thái Lan, chủ yếu là B-52 ném bom trải thảm để tiêu diệt. Kế hoạch nầy táo bạo và nguy hiểm, bởi vì QĐ2 không phải chỉ đối diện với 1 SĐ 320, mà còn phải đương đầu với 2 SĐ cơ hữu của B3, trong chiến dịch Xuân-Hè 72 của CSBV. Một bất ngờ ngoài dự liệu, là CSBV lần đầu tiên đưa vào chiến trường hai thứ vũ khí mới, vượt trội hẳn của QLVNCH. Đó là xe tăng T-54 và hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger của Liên Xô. T-54 vượt trội hơn M-41 của VNCH. Nó tương đương với M-48 Patton của Hoa Kỳ mà Trung đoàn 20 xe tăng VNCH mới được trang bị ngày 23-4-1972.
Hỏa tiễn AT-3 Sagger là loại vác vai, VN gọi là B-72, là hỏa tiễn điều khiển được hướng dẫn bằng dây, rất chính xác, bắn xa 3,000 mét, xuyên thép dày 200 ly ở gốc độ 60, trong vòng 1,000 mét có thể điều khiển bằng mắt. Nếu xa hơn nữa, thì phải dùng ống nhắm. Khuyết điểm của loại hỏa tiễn nầy là nó không chính xác khi bắn gần, ở khoảng cách từ 500 đến 800 m, bởi vì, nó cần 30 giây mới điều chỉnh được, đồng thời mục tiêu có thể di động tránh né. SĐ 320 nằm trong chiến dịch toàn bộ Xuân-Hè 72 trên các chiến trường của các QK 1, 2 và 3 của VNCH. 3.3. Quân Đoàn 2 tái phối trí nhân sự Thấy tình hình sắp tới rất sôi động và quyết liệt, cố vấn Vann đề nghị Trung tướng Ngô Du thay đổi 2 tướng Tư lịnh SĐ, là Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, SĐ 22BB và chuẩn tướng Võ Văn Cảnh, SĐ 23BB, bằng 2 Đại tá Lý Tòng Bá và Lê Minh Đảo, được đánh giá là 2 sĩ quan năng động, có kinh nghiệm chiến trường. Thấy tướng Ngô Du bị lâm vào tình trạng khó xử, vì phải cần đến J.P. Vann mới có được sự yểm trợ hoả lực của B-52, hai tướng nầy làm đơn xin từ chức. Tướng Ngô Du chỉ thoả mãn được 50%, là cử Đt. Lý Tòng Bá làm TL/SĐ 23BB và Đt. Lê Đức Đạt làm TL/SĐ 22BB. Việc thay đổi nhân sự nầy gây ra nhiều mất lòng nội bộ. 3.4. Thi hành kế hoạch dụ địch 2 trung đoàn 42 và 47 cùng với Bộ TL/SĐ 22BB được di chuyển từ Bình Định lên Tân Cảnh. Để bảo vệ đơn vị làm mồi nhử nầy, 2 căn cứ hỏa lực Delta và Charlie, trang bị đại bác Bofors và đại liên Vulcan (M-61, “Hỏa Thần”), được thành lập trên sườn đồi để yểm trợ hỏa lực cho Tân Cảnh. Đại liên M-61 là đại liên 12.7 ly, 6 nòng, bắn ra 6,000 phát trong một phút. Toàn bộ chiến xa, pháo binh cơ hữu của SĐ 22 đuợc chuyển lên Tân Cảnh. Đồn Ben Het, kiểm soát cửa ngỏ ra vào QĐ2, được tăng cường Liên đoàn 22 BĐQ. Để bảo vệ Kontum, Bộ TTM tăng cường Lữ Đoàn 2 Dù đến Kontum làm lực lượng trừ bị. 3.5. Bố trí của B3 Cộng Sản Bắc Việt Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo điều động: – 2 Sư đoàn. 320 và SĐ2 Sao Vàng – 1 trung đoàn đặc công – 2 trung đoàn pháo binh – 1 tiểu đoàn xe tăng T-54 – 6 tiểu đoàn phòng không Tổng số khoảng 20,000 người vào mặt trận. 3.6. Diễn biến 1). Việt Cộng tấn công 5 tiền đồn của Việt Nam Cộng Hòa Ngày 30-3-1972. – 2 trung đoàn và 1 tiểu đoàn VC đồng loạt tấn công 5 tiền đồn phía Tây sông Poko, do 3 tiểu đoàn BĐQ/VNCH trấn đóng. – Tướng Ngô Du cử 2 tiểu đoàn Dù đến tăng cường phòng thủ. – J.P. Vann gọi phi cơ cường kích (Tấn công mặt đất) từ Thái Lan đến ném bom. – Không quân Mỹ và Pháo binh VNCH oanh tạc dữ dội. Trung đoàn 52 CS bị thương quá nhiều, phải bỏ chạy. Cuộc tấn công 5 tiền đồn bị thất bại. 2). Việt Cộng tấn công căn cứ Delta Ngày 3-4-1972. 4 giờ sáng. SĐ 320 tấn công biển người vào căn cứ Delta, nhưng gặp sự phản công mãnh liệt của các chiến sĩ Dù. Sau nhiều đợt pháo kích hỏa tiễn 122 ly và súng cối 120 ly, Cộng quân chiếm được hàng rào đầu tiên của căn cứ. Tướng Ngô Du và Ban tham mưu lên căn cứ Võ Định trên quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Vann được tin nầy, rất phấn khởi, cũng bay đến quan sát hai căn cứ Delta và Charlie. Ông Vann thấy rõ một số rất đông VC đang bao vây căn cứ Delta, ông liền gọi phi cơ từ Thái Lan qua oanh kích chung quanh căn cứ nầy. Còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre được trang bị đại bác Bofors và đại liên M-61, 6 nòng đến yểm trợ căn cứ nầy. Chiều ngày 3-4-1972 Cộng quân chưa chiếm được đồn, nhưng các chiến sĩ Dù đã hết đạn, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook tiếp tế khẩn cấp, nhưng bị bắn rơi bên ngoài đồn. Thấy thế, J.P. Vann liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của QĐ/HK, là OH-58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi, để tiếp tế. Đích thân ông lái, còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, sĩ quan tùy viên, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, trong khi phòng không của địch bắn lên tới tấp. Bất chấp nguy hiểm, cố vấn Vann đã tiếp tế đầy đủ đạn dược, thuốc men và mìn chiếu sáng cho căn cứ Delta. Tướng Tư lịnh phó của Vann là John Hill và Đại tá Joseph Pizzi, TMT, phải kêu lên “Thật là điên rồ!”. Tướng Ngô Du cũng phải khâm phục hành động táo bạo nầy của J.P. Vann. Kết quả. SĐ 320 bị thảm bại nặng nề tại căn cứ Delta. Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho SĐ nầy. Sau đó 10 ngày, mới có thể tấn công căn cứ Charlie. 3). Việt Cộng tấn công căn cứ Charlie Ngày 11-4-1972 – Trung đoàn 52 của SĐ 320 tấn công căn cứ Charlie – Trung đoàn 64 tấn công căn cứ Rocket Ridge Hai căn cứ nầy được tăng cường bởi những tiểu đoàn của Lữ đoàn Dù. Cuộc tấn công xảy ra nhiều đợt. Quân CSBV bị pháo binh, Không quân và đặc biệt là phi cơ AC-130 Spectre bắn chận suốt ngày đêm. Phía VC chỉ có đại liên phòng không 12.7 ly và 14.5 ly nên khả năng chống trả yếu ớt. Đến 11 giờ 30 phút đêm 11-4-1972, một trái hỏa tiễn 122 ly rớt trúng ngay vào hầm chỉ huy làm cho Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng TĐ 11 Dù, bị tử thương ngay từ giây phút đầu tiên. Những sĩ quan còn lại, thấy địch quá đông, nên rút khỏi căn cứ, bỏ xác Trung tá Bảo ở lại trong hầm, rút về căn cứ Võ Định. Trung đoàn 52 của SĐ 320 chiếm được căn cứ Charlie với cái giá quá đắt về nhân mạng.
4). Mặt trận Tân Cảnh* Kẻm gai bọc xác anh hùng Tân Cảnh được chọn làm mục tiêu làm mồi nhử SĐ 320 của CSBV. Lực lượng VC: – Sư đoàn 2 – Tiểu đoàn Đặc công 37 – Đại đội xe tăng T-54 – Đại đội hỏa tiễn chống xe tăng AT-3 Sagger Ngày 24-4-1972. – 8 giờ sáng, căn cứ trung đoàn 47 bị tấn công – 11 giờ, căn cứ trung đoàn 42 bị tấn công. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư Lịnh SĐ/22BB bị tử thương. Tướng VC Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đóng ở Kontum rút đi tăng cường cho mặt trận Quảng Trị, lực lượng QĐ2 yếu đi, bèn đưa xe tăng T-54 và hỏa tiễn AT-3 Sagger vào tấn công Tân Cảnh. Ngày 21-4-1972, Cộng quân bao vây Tân Cảnh Ngày 23-4-1972, Cộng quân vẫn dùng “Tiền pháo hậu xung”, pháo kích tới tấp vào Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. – 10 xe tăng M-41 ra bảo vệ. Bị hỏa tiễn AT-3 bắn cháy 8 chiếc, 2 chiếc bị đứt xích. – Thiếu tá Như và Đại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, tốt nghiệp võ bị Wespoint, leo lên tháp nước cao của căn cứ, dùng đại liên 12.7 ly chống trả. Một hỏa tiễn trúng vào, bồn nước nổ tung, cả hai cùng chết tại chỗ. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng hy sinh trên một mặt trận, một bảo vệ lý tưởng tự do, một bảo vệ tự do dân chủ cho dân tộc.. – Trung tướng Ngô Du xử dụng hỏa lực Không quân tối đa, để yểm trợ cho Đt. Đạt. 10 giờ tối. Địa phương quân người Thượng ở Dakto, cách Tân Cảnh 2 km, báo cáo, là đã thấy 15 chiếc T-54 xếp hàng dọc chạy về phía Tân Cảnh. Phi cơ AC-130 tác xạ ngăn cản nhưng không có hiệu quả, vì không có vũ khí chống xe tăng, nhất là xe tăng mới, xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường VN với vỏ thép rất dầy. Mỗi ngày, Tân Cảnh chịu hơn 1,000 hoả tiễn 122 ly và súng cối 120 ly. Buổi sáng hôm đó, một xe tăng M-41 thuộc Thiết đoàn 19, trấn giữ ở cổng chính của căn cứ, bị phá hủy bằng đạn xuyên phá. Lúc đầu cho rằng do B-40, nhưng sau khi xem xét, ban cố vấn Mỹ xác nhận đó là vũ khí chống xe tăng loại mới, hỏa tiễn AT-3. Những đợt pháo kích, phá hủy phần lớn Trung tâm hành quân của SĐ 22BB. Phòng tuyến và quân dụng bị thiệt hại nặng nề, 20 quân nhân chết và bị thương. Đến tối, phi cơ AC-130 dùng hồng ngoại tuyến, phát hiện 18 xe tăng T-54 trên đường đến Tân Cảnh. 6 giờ sáng 24-4-1972, Cộng quân chọc thủng phòng tuyến phía Bắc. Đại úy Charles Carden, cố vấn trung đoàn 47 thuật lại, khoảng một giờ sau khi bị tấn công, một trực thăng UH-1 đến Dakto đón 6 cố vấn Mỹ, nhưng trực thăng bị trúng đạn, rớt và bốc cháy trong chu vi phòng thủ. Đại tá Philip Kaplan gọi máy yêu cầu J.P. Vann lên cứu. Ông Vann đã đáp trực thăng tại một khu vực nhỏ, kế bên một bãi mìn. Đt. Kaplan cho Đt. Đạt biết, và đề nghị ông cùng lên trực thăng cấp cứu của cố vấn Vann.
Dù biết được tình hình bi đát, nhưng Đt. Đạt từ chối, và ông cũng không yêu cầu Trung tướng Ngô Du lên cứu ông. Hai chiếc T-54 đã lọt vào trung tâm phòng thủ, và chạy về 2 hướng khác nhau. Liền sau đó, 2 chiếc M-41 thuộc chi đoàn 1/14, mỗi chiếc bắn 3 quả đại bác 76 ly vào đúng cạnh sườn của chiếc T-54. Bị trúng đạn, T-54 bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T-54, vỏ thép dày 105 ly, nặng 36 tấn, đã phục hồi mau lẹ, và quay súng bắn hạ chiếc M-41 bằng 2 quả 100 ly, rồi bắn tiếp phát thứ ba hạ chiếc M-41 còn lại. Đt. Đạt ra lịnh cho các sĩ quan và binh sĩ thoát ra ngoài trước khi trời sáng. Đt. Tôn Thất Hùng thoát ra được, nhưng bị thương. Ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ biết tiếng Thượng, ông được một gia đình che giấu và bảo vệ cho ông về đến thị xã Kontum 15 ngày sau đó. Đại tá Lê Đức Đạt ở lại căn cứ. Anh Hưng, người mang máy truyền tin liên lạc cho biết, Đt. Đạt đã yêu cầu pháo binh bắn vào sân cờ của căn cứ vì xe tăng của VC đã vào tới nơi rồi. Hưng cho biết, khi đến hàng rào, một trái đạn nổ, Đt. Đạt bị kẽm gai quấn vào người, anh không thể gở ra được, vì không có kềm cắt kẻm gai. Đt. Đạt đã hy sinh. “Kẽm gai bọc xác anh hùng”. 5). Trận Kontum Tân Cảnh mất. Đại tá Đạt tử trận. Sư đoàn 22BB bị tan rã. Trung tướng Ngô Du tái phát bịnh tim, nên Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lịnh chiến trường bảo vệ Kontum. Quân CSBV bị tổn thất nặng nề, nên không có thể “Thừa thắng xông lên” sau trận Tân Cảnh. Mãi đến gần một tháng sau, mới bắt đầu tấn công Kontum. Nhưng lần nầy, Hoàng Minh Thảo đại bại, vì mất 15,000 quân, một sư đoàn rưởi. Tấn công Kontum Hoàng Minh Thảo chia quân làm 3 mũi: – Hướng Bắc. SĐ 2 – Hướng Tây. SĐ 320 – Hướng Nam. SĐ 968. Là SĐ đa số là người Lào, nhiệm vụ chính là bảo vệ đường mòn HCM về phía Tây Trường Sơn. Phía VNCH – SĐ 23BB – Lữ đoàn 2 Thiết giáp của Đại tá Nguyễn Đức Dung – 1 Liên đoàn Biệt Động Quân + Tiểu đoàn 7 Dù – 20 chiếc thiết giáp Chỉ huy: – Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn – Đại tá Lý Tòng Bá – Cố vấn J.P. Vann
Kế hoạch xử dụng 100 Box B-52 Diễn tiến – Ngày 13-5-1972 Nhân viên kỹ thuật báo cáo, nhận được mật điện của Hoàng Minh Thảo, Chỉ huy trưởng B3: “Mũi tấn công hướng Bắc-SĐ2. Stop. Tăng cường mỗi SĐ 10 T-54 Stop. Ngày giờ tấn công Stop. Ngày giờ tấn công 05G00 ngày 14-5-1972 Stop.” Thiếu tướng Toàn và Đt. Bá đi từng hầm phòng thủ, động viên và khích lệ binh sĩ. Cho biết, khi súng nổ thì B-52 dội bom trên đầu địch. Tại hầm chỉ huy, Tướng Toàn, Đt. Bá, Paul Vann và Đt. Rhotenberry nghiên cứu bản đồ, thảo luận vị trí từng Box B-52. Cố vấn Vann gọi máy cho Trung tướng Chỉ huy trưởng Không quân Chiến lược (Strategy Air Command) tại Thái Lan, thảo luận về thể thức chuyển đổi các Box B-52 cho thích hợp với tình hình mặt đất. Paul Vann cũng điện đàm với Tướng Creighton Abrams xin được xử dụng 25 Box B-52 yểm trợ cho cả 4 Vùng chiến thuật. Đề nghị được chấp thuận. Mỗi Box dài 3 km, rộng 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 với trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 đến 500 pounds. Đêm 13 rạng 14-5-1972. Tướng Toàn, Paul Vann và hai bộ Tham mưu Việt-Mỹ, thức suốt đêm, theo dõi từng phút và hồi hộp chờ đợi giờ G. Phi đoàn A-37 của SĐ 6 KQ túc trực 100%. Chiếc trực thăng của Tướng John Hill, Tư lịnh phó của Vann, gấp rút gắn thêm 2 đại liên 6 nòng ở hai bên. Xạ thủ túc trực tại trực thăng.
Tướng John Hill đang nghỉ dưỡng sức ở Cam Ranh, chờ về nước, đã tình nguyện trở lại góp phần bảo vệ Kontum. Nhiều cặp trực thăng võ trang Cobra của HK cũng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Hai phi đoàn B-52 từ đảo Guam và Sattahip Thái Lan, đã cất cánh, xuất hiện trên bầu trời Thái Bình Dương. Tất cả hồi hộp đợi giờ tấn công. Giờ G, 05G00 mà mật điện ra lịnh tấn công. Kém 5 phút đúng 5 giờ sáng, Đt. Bá báo cáo lớn tiếng trên máy. Địch bắt đầu nổ súng. Trực thăng của Tướng Hill cất cánh đầu tiên, tiếp theo là Vann và Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù. Cố vấn Vann ra lịnh cho B-52 đúng 5 giờ sáng, đồng loạt bấm nút thả 3,000 quả bom đủ loại lên đầu 2 SĐ 320 và SĐ2 Sao Vàng. Tiếng nổ long trời lở đất, khói bụi mịt mù. Diện tích trải thảm là 72 Km2. Tiếp theo, từng đoàn A-37. AD-6 của SĐ 6 KQ bay vào mục tiêu, tiếp tục xạ kích vào các chiến xa và ổ phòng không còn lại. Nhiều nhóm Cộng quân ngất ngư, hốt hoảng chạy lùi về phía sau, lại bị đại liên 6 nòng của Tướng Hill, bọc hậu thanh toán tại chiến trường. Một giờ sau, Tướng Toàn và cố vấn Vann bay vào vùng thả bom, quan sát. Xác Cộng quân nhiều đếm không xuể. Vann thấy một số Cộng quân lảo đảo trong các hố bom, đã hạ xuống thấp để cho Trung úy Huỳnh Văn Cai dùng M-16 thanh toán đám tàn quân. Kế hoạch trải thảm B-52 dứt điểm cuộc tấn công của 2 SĐ CSBV vào Kontum. Sau trận đánh, binh sĩ VNCH đặt cho cố vấn Vann là “Ông B-52”. CSBV thiệt hại nặng nề. Theo ước tính của HK, thì B3 của Hoàng Minh Thảo tổn thất 15,000 người, một sư đoàn rưởi. 30 chiếc T-54, nhiều đại bác, pháo phòng không bị phá hủy. Ngày 31-5-1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc Chuẩn tướng cho Đại tá Lý Tòng Bá. 4. Kết luận John Paul Vann và 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh tánh mạng trên các chiến trường Việt Nam, đã sống và đã chết cùng với những anh hùng chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, thể hiện lý tưởng bảo vệ tự do của người Mỹ đối với người dân miền Nam Việt Nam. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh phát biểu: “chúng ta mắc nợ 58 ngàn quân nhân đó, mắc nợ nước Mỹ, tuy họ không đòi, nhưng chúng ta nên nhớ và có bổn phận phải trả”. Kỷ niệm Ngày Memorial Day 2019 (27-5-2019) Minnesota ngày 24-5-2019
1.
Việc vinh danh các tử sĩ Mỹ bởi Cộng
đồng người Việt tỵ nạn tại Virginia, Maryland và Washington DC vào chính ngày
Memorial Day 27/5/2013 (không phải vào
ngày 30/4, như lời đề nghị ngớ ngẩn, tầm bậy của ông cựu đại tá nhà văn Giao Chỉ
Vũ Văn Lộc, San José) rất đáng ca ngợi và cần phải làm, để tưởng nhớ công ơn
và sự hy sinh to lớn của những quân nhân Mỹ đã bỏ mình trên mảnh đất Việt Nam
xa lạ, nhỏ bé, khốn khổ vì nạn Cộng sản. Họ đã chết cho quê hương Miền Nam chúng
ta được tự do, văn minh, trường tồn. Và điều đó, cùng với các chiến sĩ kiêu dũng
QLVNCH chúng ta, họ đã làm như một nhiệm vụ cao cả của những anh hùng thời tao
loạn, không cần biết những mưu toan và phản bội đê hèn, phía sau hậu trường sân
khấu chiến tranh và chính trị bẩn thỉu của các lãnh đạo và chính trị gia vô luân,
phản chiến Mỹ.
Cái chết cao cả của những tử sĩ Mỹ, trên mọi chiến trường, từ thế chiến I đến Cao Ly đến Việt Nam đến Afghanistan đến Iraq… cho chính nghĩa và lý tưởng tự do, nhân bản, và truyền thống hiệp sĩ của nhân dân Mỹ đã chịu nhiều hy sinh, mất mát, đều được muôn đời ca tụng, tưởng nhớ, trọng vọng. Dù ghét Mỹ đến đâu, không ai –kể cả Charles de Gaulle, tổ sư kỳ thị, ganh ghét Mỹ– có thể phủ nhận công lao của Hoa Kỳ trong thế chiến I, và nhất là thế chiến II, đã hy sinh bao nhiêu tài vật và sinh mạng để cứu Âu Châu, đặc biệt nước Pháp, và thế giới, ra khỏi bàn tay của Sự Ác. Vậy mà một tổng thống Mỹ, chưa một ngày đi lính, chưa có một thân nhân nào chết cho đất nước Mỹ, đã cúi rạp người xin lỗi thế giới về sự “ngạo mạn (arrogance) của người Mỹ chúng tôi”.
2. Sáng ngày Memorial Day, tưởng niệm Những Chiến sĩ Trận Vong Mỹ, Portland
chợt mưa trở lại. Mưa giăng kín khung trời xám, như những dòng nước mắt khóc thương
những linh hồn tử sĩ Mỹ cũng như, cho riêng chúng ta, Việt Nam Cộng Hòa. Quả vậy,
dù 38 năm đã trôi qua, Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn hải ngoại vẫn chưa có một ngày
chính thức dành cho những tử sĩ Nam Việt Nam. Tại sao? Tôi thức dậy sớm, lòng nghĩ
về họ, về những người thân, bạn bè, đồng đội, đã nằm xuống vĩnh viễn, ở một nơi
nào bên trời cũ, trên đồi, trong rừng, ven sông… Lệ không tuôn rơi, nhưng hồn sao
bỗng thấy rưng rưng.
Và ngậm ngùi, xúc động, tôi mở xem lại phim truyện Saving Private Ryan, 1998,
do Steven Spielberg đạo diễn và Robert Rodat viết lời.
Chuyện xảy ra trong đệ nhị thế chiến, tại
Normandie, Pháp quốc, sau cuộc đổ bộ ngày 6/6/1944. Binh nhì Nhảy Dù James Ryan
(Matt Damon) là con út trong gia đình có bốn anh em ruột đều là quân nhân.
Trong một ngày, người mẹ nhận được ba điện tín báo tin ba người con của bà đã tử
trận cách nhau vài hôm, hai ở Pháp, một người
bị quân Nhật bắn chết ở New Guinea. Bộ Quốc Phòng biết tin, đã ra lệnh cho đại
úy thuộc Tiểu đoàn 2 Dù tên John Miller (Tom Hanks) dẫn một toán gồm sáu quân
nhân và một thông dịch viên tiếng Pháp và Đức đi tìm cho bằng được James Ryan, được ghi là mất tích (MIA) trên nước
Pháp, để gửi về Mỹ, trả cho bà mẹ. Cuộc tìm kiếm rất gian nan, nguy hiểm, vì
không ai biết Ryan ở đâu và toán Miller đã phải vài lần đụng độ với quân Đức,
và hai toán viên bị bắn sẻ chết.
Qua nhiều
tình tiết gây cấn, hồi hộp, kể cả việc tìm lầm một James Ryan khác, cuối cùng thì Miller cũng gặp được James Ryan thật
đang giữ một cây cầu cùng với một tiểu đội Dù. Ryan rất đau buồn nghe tin ba
người anh đã tử trận, nhưng từ chối trở về. Ngước nhìn những đồng đội của anh
đang chống giữ cây cầu, anh nói: “Về?
Không có nghĩa gì hết, không có nghĩa gì hết, thưa đại úy. Tại sao… tại sao tôi
lại đáng được rời mặt trận? Tại sao không phải bất cứ ai trong đám người kia? Tất
cả họ đều chiến đấu cũng gian khổ như tôi… (It doesn’t make any sense. It
doesn’t make any sense, sir. Why…why do I deserve to go? Why not any of these
guys? They all fought just as hard as me)”. Đại úy Miller hỏi: “Đó có phải là điều họ sẽ
phải nói với mẹ anh khi họ gửi
đến cho bà một lá cờ Mỹ nữa, được xếp lại không? (Is that what they’re
supposed to tell your mother when they send her another folded American flag?)”.
Ryan đáp ngay: “Xin đại úy hãy nói với mẹ
tôi rằng khi đại úy gặp tôi, tôi đã ở đây và tôi ở đây với những người anh em
duy nhất còn lại của tôi. Và rằng không có cách chỉ tôi bỏ họ mà đi. Tôi nghĩ
bà sẽ hiểu điều đó. Không có cách chi tôi bỏ cây cầu này (Tell her that
when you found me, I was here and I was here with the only brothers that I have
left. And that there was no way I was gonna desert them. I think she’ll
understand that. There’s no way I’m leaving this bridge)”…
Áp lực địch trên cây cầu càng lúc càng mạnh. Toán Miller sáp nhập chiến đấu cùng với toán Ryan, gây tổn thất nặng cho quân Đức, bảo vệ được cây cầu cho đến khi máy bay đồng minh tới giải cứu. Thêm một người nữa trong toán Miller gục ngã, tổng cộng ba trong số bảy người. Và chính Miller, cuối cùng, cũng bị địch bắn trọng thương. Trước khi chết, Miller thều thào nói với Ryan đang cúi sát mặt ông: “James… earn this. Earn it.” (James… anh hãy xứng đáng với điều này [sự hy sinh của ông và đồng đội]. Hãy xứng đáng với nó). Oan nghiệt thay, người đi tìm thì chết, người được đi tìm, tưởng chết lại còn sống, nhưng đó cũng là một phần trong văn hóa rất nhân bản, nhân đạo của Mỹ.
Truyện
phim kết thúc, có hậu: Nhiều năm trôi qua, giờ đây, James Ryan, trở thành một cựu
chiến binh luống tuổi, cùng với gia đình, gồm đông đủ con cháu, một lần ghé viếng
Nghĩa Trang Lính Mỹ tại Normandie, ở Colleville-sur-mer. Đứng trước mộ Miller,
Ryan yêu cầu vợ mình hãy nói
.với ông và xác nhận rằng anh đã cố gắng hết sức để
sống một cuộc đời tốt và để trở thành một người tốt, và như vậy, anh xứng đáng
với sự hy sinh của Miller và những người khác, đúng như lời ông đã dặn dò anh
trên cây cầu, trước khi vĩnh viễn rời bỏ
cuộc chiến. Rồi Ryan đứng nghiêm, giơ tay chào mộ của đại úy Miller.
3. Những Việt kiều hải ngoại bây giờ, những đồng hương thân mến của tôi, những người một thời là học sinh, là sinh viên đại học, là thương gia, là công tư chức, là văn sĩ, ca nhạc sĩ… rồi một thời là thuyền nhân, là tỵ nạn, đã nhận biết bao ơn nghĩa từ những chiến binh và tử sĩ VNCH, nay trở thành những Mỹ Giấy, Tây Giấy, Úc Giấy v.v…, công thành danh toại, hay không, tôi xin phép được lặp lời của đại úy Miller trong phim truyện: “Earn this… Earn it.” Hãy xứng đáng với sự hy sinh cao cả, phi thường của những anh hùng tử sĩ VNCH đã bảo vệ quê hương Miền Nam cho đến giờ phút cuối. Cho dù quê hương hiện nay tức tưởi nằm trong tay giặc. Cho dù tất cả chúng ta chưa làm trọn lời thề với Mẹ Việt Nam yêu dấu, vì đã bại trận, qua lời than não nuột của thi sĩ Hà Huyền Chi trong bài thơ xin lỗi chính mẹ mình:
Mẹ ơi con mẹ đã gìa
Giữ quê quê mất, giữ nhà nhà tan…
“Earn
this…Earn it” không có nghĩa phải thực hiện những việc phi thường, đội đá vá
trời, đem quân về diệt giặc thù chẳng hạn. Mà
chỉ cần không có thái độ trở cờ, bỏ cờ, không phản bội quê hương, chính nghĩa, không
trở thành Việt Gian –ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, suốt đời hèn mạt, ngu muội.
Như thế cũng đủ trở thành người tốt, xứng
đáng với niềm tin yêu của biết bao anh
hùng đã chết thay cho chúng ta.
Tô Thùy Yên là một nhà thơ lớn trong văn học Việt Nam vào những thập niên 50, 60, thuộc nhóm Sáng Tạo, nhưng tương đối ít được công chúng nhắc, hay biết đến, so với các nhà thơ, nhà văn quân đội khác, như Văn Quang, Thanh Tâm Tuyền, Phan Lạc Phúc, Thảo Trường v.v… –đều ở cùng trại Sơn La và Vĩnh Phú với tiện nhân. Sau khi ông mất, có khá nhiều bài viết về ông, mà tiện nhân được đọc trên Mạng, hay do bạn bè chuyển đến. Vợ ông, bà Huỳnh Diệu Bích, nói ông bị tù hai lần, lần đầu mười năm, lần sau, ba năm. Người khác thì kể rằng ông đã ở tù ba lần, tổng cộng mười hai, mười ba năm (nhưng trong bài thơ “Ta về” của chính ông, chúng ta đọc “mười năm”, được ông lặp lại đến mười hai lần) mà không thấy ai, hay ông, hay hiền thê, nói ở các trại tù nào, trong Nam hay ngoài Bắc.
Ra tù, và sang Mỹ, ông sống khép kín, âm thầm, cũng như Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ lớn khác, và tiện nhân không nghe ai nhắc về ông, và tên tuổi ông đi vào quên lãng. Chỉ khi ông qua đời, mới tuần rồi, người ta bèn thi nhau viết, và chuyển, những bài thương tiếc và ca tụng ông và thơ ông, nhất là “Ta về”, mà các bình luận gia xem như một tuyệt tác, chứa đựng nhiều thông điệp (message), kể cả quên hận thù, theo một nhà văn rât tai mắt mũi họng ở Bắc Cali.
Một chi tiết về sinh hoạt văn chương, mà tiện nhân không nghe ai nhắc đến, ngoại trừ anh Bùi Xuân Quang, một nhà hoạt động trong lãnh vực nhân quyền và văn hóa, hiện ở Paris. Theo anh Quang, nhà thơ Tô Thùy Yên, năm nào, đã được Viện Goethe (Goethe Institute, Đức quốc) mời đến thuyết trình về văn chương. Dịp này, hai người có gặp nhau tại Paris, trước khi nhà thơ trở về Mỹ.
Việc Tô Thùy Yên, lúc sống lưu vong, được mời nói chuyện tại một Học viện quốc tế danh giá, không người Việt nào biết, hay để ý đến, là điều đáng tiếc. Anh Quang chua chát viết tiếp: “Bây giờ đầy người khóc lóc. Lúc TTY còn sống, chẳng ai giúp in một cuốn sách. Nhưng thôi, đã là thi sĩ thì phải biết sống cô độc mới lên cao được. Tôi tiếc cho chúng ta chứ không tiếc cho TTY.”
Câu này làm tiện nhân nhớ đến nhà thơ chống Cộng đích thực và cô độc khác, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện –người đã bị một mợ chủ báo An Nam, tự phong là Đầm Giấy và thông thạo tiếng Phú Lang Sa, mấy năm trước đây, lôi ra đấu tố công khai, là chôm thơ của ai đó, và thách ông viết dictée, do mợ đọc, để xem trình độ Pháp ngữ có đúng như lá thư do ông viết bằng tiếng Pháp hay không.
Trường hợp hai thi sĩ lớn vào thời đại chúng ta, một bị thờ ơ, một bị tố khổ, cho thấy sự thâm thúy và chính xác trong câu nói của người xưa: “Bụt nhà không thiêng”. Là thế đấy. Tuy nhiên, dù sao, nhà thơ Tô Thùy Yên còn may mắn hơn nhà thơ Nguyễn Chí Thiện rất nhiều.
Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, là con thứ năm trong số 11 người con của của tổng đốc Đỗ Hữu Phương.
Trong số những phi công đầu tiên của Pháp là người Đông Dương có Phan Thất Tạo, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng đại úy (capitaine) Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem mang hình ông.
Điều thú vị là trong dịp kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất, truyền hình Pháp đã công bố các hình ảnh, tư liệu quý hiếm về binh lính Việt tham gia chiến trường này.
Hình ảnh Đỗ Hữu Vị với bộ ria mép đầy chất lính xuất hiện nhiều lần, từ các tấm ảnh ông chụp chung với các sĩ quan Pháp ở trường đào tạo không quân đến cảnh ông ngồi lái máy bay, cưỡi ngựa. Các bưu ảnh cũng in hình ảnh, tên tuổi ông trang trọng…
Đỗ Hữu Vị là con trai thứ năm trong 11 người con của ông Đỗ Hữu Phương, vị tổng đốc khét tiếng giàu có nhất nhì miền Nam hồi cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1883 theo giấy tờ khai tại Pháp (có tài liệu cho rằng năm sinh thật của ông là 1881), ông Vị cùng các anh em trai của mình được người cha chịu ảnh hưởng sâu nặng văn hóa Pháp cho theo học trường Tây tại Sài Gòn.
Sau đó, anh em ông tiếp tục sang Pháp học Trường Janson de Sailly, Paris. Giống cha mình, họ nhanh chóng trở thành “người Pháp” hơn cả dân Pháp.
Rời ngôi trường cổ kính này, ngày 1-10-1904, ông Vị đăng ký nhập học Trường võ bị Saint-Cyr. Đây là trường đào tạo sĩ quan cực kỳ danh giá của nước Pháp, lò tôi luyện của rất nhiều tướng lãnh Pháp, trong đó có đại tướng Leclerc, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp quốc tại Đông Dương.
Trải qua hai năm ở Saint-Cyr, năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu úy (sous – lieutenant) trong quân đoàn lê dương số 1, tham chiến tại các chiến địa Oujda Maroc, Casablanca, Algérie…
Sau một thời gian dài chinh chiến, đến cuối năm 1910 ông Vị tiếp tục đăng ký vào Trường Quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage).
Đây là thời điểm nền hàng không thế giới mới ở buổi bình minh phát triển, đặc biệt là không quân, nên sự chọn lựa của ông được rất nhiều người ngưỡng mộ.
Tháng 11-1911, ông tốt nghiệp khóa học được cấp bằng lái máy bay của Aéroclub de France và thăng một cấp lên trung úy. Nam Phong Tạp Chí số tháng 2-1920 đã có bài viết rằng Đỗ Hữu Vị là phi công Việt Nam đầu tiên bay vòng quanh nước Pháp.
Đây có lẽ chính là chuyến bay ông đã thực hiện cùng người bạn phi công Pháp Victo Ménard năm 1911 và được ghi vào sử sách.
Ngoài ra, ông cũng là phi công lái thử máy bay mới, không chỉ đòi hỏi kỹ năng điều khiển mà cần cả sự dũng cảm bởi phương tiện hàng không buổi sơ khai này còn rất kém an toàn.
Trong một lần bay thử chiếc Gaudron hai tầng cánh, khi đã lên đến độ cao 300m thì máy bay bị trục trặc, rơi xuống nhưng ông may mắn thoát chết.
Trong hồ sơ quản bạ quân đội, Đỗ Hữu Vị tham gia quân đội Pháp ở Maroc. Nhưng đến năm 1914 ông trở lại Việt Nam để trở thành một trong những người Việt đầu tiên học vận hành loại thuyền lướt trên sông chạy bằng động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo.
Đây chính là khoảng thời gian nền khoa học hàng không thế giới mới xuất hiện ở nước Việt. Đỗ Hữu Vị trở thành phi công Việt Nam bay biểu diễn cùng các phi công nước ngoài ở Sài Gòn và Hà Nội. Ông cũng tham gia câu lạc bộ hàng không đầu tiên do người Pháp thành lập ở Đông Dương.
Tuy nhiên, Đỗ Hữu Vị không thể nán lại quê hương được lâu. Năm 1914, cuộc đại chiến thế giới bùng phát khốc liệt, ông lại cấp tốc sang Pháp cùng người anh Đỗ Hữu Chấn để tái nhập đơn vị không quân chiến đấu ngay tại chiến trường chính quốc này.
Ông đã tình nguyện tham gia nhiều trận chiến nguy hiểm và được giao trách nhiệm phi đội phó một phi đội máy bay ném bom.
Trong danh sách các phi công thuộc địa tham chiến cùng quân đội Pháp, người ta tìm thấy những tên tuổi đến từ Đông Dương như Phan That Tao, Cao Dac Minh, Do Huu Vi, Felix Xuan Nha…, nhưng Đỗ Hữu Vị có lẽ nổi bật hơn cả bởi những tên đường, trường học, bưu ảnh mà người Pháp đã lưu danh ông.
Nhắc nhớ sự dũng cảm của phi công Việt Nam này, người Pháp kể lại chính câu nói của ông: “Sự can đảm của tôi gấp đôi người thường vì tôi vừa là dân Pháp vừa là người Việt”.
Tham chiến
Năm 1915, thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra vô cùng ác liệt, quân Pháp chịu nhiều thiệt hại nặng trước đối thủ Đức.
Cũng trong năm chiến sự nóng bỏng này, Đỗ Hữu Vị rơi máy bay sau một trận đánh vì trúng một trận bão lớn. Chiếc chiến đấu cơ hư hỏng hoàn toàn, ông bị thương nặng, bất tỉnh gần chục ngày với cánh tay gãy, vỡ xương hàm mặt nhưng một lần nữa lại thoát chết…
Sự can đảm của Đỗ Hữu Vị tiếp tục làm cho người Pháp kính nể khi ông không chịu giải ngũ theo tiêu chuẩn thương binh được hưởng, mà vẫn tình nguyện ở lại đơn vị dù không thể lái máy bay được nữa.
Được thăng quân hàm đại úy, ông đảm nhiệm công việc mặt đất hỗ trợ không chiến. Sau đó ông gia nhập quân đoàn kỵ binh lê dương số 1 và được giao nhiệm vụ chỉ huy đại đội số 7 cùng khoảng 300 quân ở mặt trận Somme, miền Bắc nước Pháp.
Đây là chiến địa vô cùng tàn khốc trong Thế chiến thứ nhất mà liên quân Anh – Pháp và đối thủ Đức bị thương vong hàng trăm ngàn binh sĩ với hàng chục sư đoàn bị xóa sổ.
16 giờ chiều 9-7-1916, tức khoảng một tuần sau khi trận đánh quy mô ác liệt nhất kéo dài suốt năm tháng ở vùng này nổ ra, đại úy Đỗ Hữu Vị được giao chỉ huy đơn vị của mình đánh phá chiến hào quân Đức ở cánh đồng giữa hai làng Belloy – en – Santerre và Estrée.
Trong một đợt chỉ huy xung phong, ông bị trúng nhiều phát đạn súng trường của quân Đức và lần này thì ông tử thương ngay tại chiến địa. Các chiến hữu Pháp đã chôn cất người lính Việt dũng cảm Đỗ Hữu Vị ở cánh đồng làng Dompierre bên bờ sông Somme.
Bốn năm sau, người anh Đỗ Hữu Chấn cũng là một sĩ quan quân đội Pháp đã đưa hài cốt em mình về nước trên chuyến tàu vượt đại dương.
Tổng đốc Phương lúc này đã mất nhưng anh em trong gia đình đã tổ chức lại cho Đỗ Hữu Vị một đám tang trang trọng nhất Sài Gòn vào thời điểm ấy.
Các quan chức phủ toàn quyền và quân đội Pháp đã thay nhau túc trực tang lễ, tri ân người sĩ quan không quân Việt đầu tiên đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh cho nước Pháp.
Thái độ trân trọng của chính quyền Pháp sau đó còn được thể hiện qua các bưu thiếp Đông Dương in ảnh ông.
Đặc biệt ở thành phố Casablanca, Maroc và làng Lafaux, Picardie, Pháp đều có đường mang tên Đỗ Hữu Vị. Tại Việt Nam thời Pháp thuộc, nhiều con đường, trường học tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng cũng được đặt tên ông.
Trân trọng giới thiệu đôi dòng về tác giả bài viết này: Ông Hồ Đắc Huân tốt nghiệp khóa 2 Nhân Vị hiện dịch đặc biệt Nha Trang. Từ TTHL/QG Vạn Kiếp thuyên chuyển về Tiểu Khu Ninh Thuận từ 1 Tháng Chín, 1971 đến 16 Tháng Tư, 1975. Thiếu tá trưởng toán huấn luyện lưu động Tiểu Khu Ninh Thuận. Bị tù Cộng Sản “tập trung cải tạo” 7 năm tại trại tù Kỷ Sơn, Tiên Lãnh Quảng Nam Đà Nẵng. Sang Hoa Kỳ ngày 22 Tháng Mười, 1991 (HO9) – Thành viên biên soạn Sách Lược Sử QLVNCH 2011 – Tác giả một số bài viết về QLVNCH trước và sau 1975.
Thủ Đô Saigon.
Với thời gian 55 ngày, nhìn lại lịch sử qua cuộc lui binh của Quân Lực VNCH (QLVNCH) trên quốc lộ 7 thuộc Quân Đoàn II và từ Quảng Trị đến cửa Thuận An, Huế thuộc Quân Đoàn I. Ngoài ra, các đơn vị của ta cứ tháo chạy tạo nên cảnh hỗn loạn vô cùng tang thương cho quân, dân chính tại các thành phố, quận lỵ vừa di tản.Sự rút bỏ các đơn vị của ta quá nhanh, địch quân không kịp tiến vào tiếp quản.Để chận đứng trận tổng công kích, QLVNCH có hai nơi đã lập tuyến phòng thủ chận đánh địch, đã gây cho Cộng Sản Hà Nội một sự bất ngờ và chịu tổn thất vô cùng nặng nề, đó là hai mặt trận Phan Rang và Xuân Lộc.Sau 1975, có một số chiến hữu từng là cấp chỉ huy của các đơn vị tham chiến tại Phan Rang hoặc các nhà báo đã viết lại trận Phan Rang. Nội dung các bài viết ghi lại sự diễn tiến hoạt động của Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Phan Rang là chính yếu. Các sự kiện lịch sử khác xảy ra tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ninh Thuận cùng thời điểm trên chưa ai biết rõ để viết lại.Qua hồi ức, ngày 16 Tháng Tư, 1975, như mới xảy ra đây, nhưng nhìn lại đã hơn 40 năm rồi! Thời gian còn lại không lâu, thế hệ chúng tôi rồi sẽ qua đi, nếu không viết lại, các thế hệ sau muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra vào những ngày cuối của Tiểu Khu Ninh Thuận cũng chỉ biết mường tượng mà thôi.Người viết là sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tháp tùng Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận cùng đoàn quân tự thoái vào Phan Thiết rồi về lại Phan Rang và góp phần hoạt động tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cho đến sáng ngày 16 Tháng Tư, 1975, là ngày Cộng quân đã chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.Qua hồi ức, thêm tài liệu của những người trong cuộc còn nhớ rõ, xin tổng hợp các chuyện rời để gom thành bài “Những biến cố lịch sử từ 1-16 Tháng Tư, 1975, tại Phan Rang-Ninh Thuận.”
I- Lược sử tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ thuộc miền duyên hải ở phía Nam Trung Phần Việt Nam.– Lịch sử: Tỉnh Ninh Thuận trước có tên là Phan Rang do tiếng Chàm Panduranga (Padarang) đọc trại ra.– Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang, ở cây số 1,557.– Vị trí, ranh giới: Đông giáp biển Đông Hải, Tây giáp tỉnh Tuyên Đức, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp đặc khu Cam Ranh.– Khoảng cách từ Phan Rang: Về phía Đông sát bờ biển Đông Hải, cách Đà Lạt 107 cây số về hướng Tây. Cách Phan Thiết 145 cây số về hướng Nam, cách Nha Trang 106 cây số về hướng Bắc, cách Cam Ranh 50 cây số cùng về hướng Bắc.-Diện tích: Toàn tỉnh vào năm 1961 là 3,500 cây số vuông.– Các quận: Tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, Bửu Sơn, An Phước, Du Long và Sông Pha. Ninh Thuận thuộc miền Duyên Hải, Trung phần Việt Nam, trực thuộc Quân Đoàn II, QK 2.
Những điềm báo trước, vận nước suy vongTrước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ có hai hiện tượng không lành về vận nước xảy ra tại quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận là nơi sinh quán của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
1) Hòn đá Dao đối diện làng Tri Thủy ngã:Chiều ngày 9 Tháng Tám, 1974, trời mưa tầm tã, gió lớn, sấm sét nổ chớp liên hồi suốt đêm. Sáng ra dân chúng Phan Rang được tin chấn động là hòn đá Dao (hình thanh long đao) trước chùa Thánh, núi Cà Đú đã ngã lúc 17 giờ hôm qua. Trên núi Đá Chồng năm 1972, cụ Ngô Khắc Kỉnh (thân sinh ông Ngô Khắc Tỉnh, Bộ Trưởng Giáo Dục), Chủ Tịch Hội Khổng Học Ninh Thuận quyên tiền xây dựng đền Khổng Tử. Trên núi Đá Chồng có hòn Đá Dao đối diện với bên kia sông là làng Tri Thủy, quê hương Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có hòn đá mặt quỷ nhìn qua đá Dao.Dân địa phương tin vào phong thủy nên có câu “thanh long đao trấn mặt quỷ.” Ngày xưa có nhà địa lý nói tại đất này về sau phát vị vua. Khi đá Dao ngã quỷ sẽ lộng hành, nhà vua sẽ sụp đổ. Ông Thiệu theo vợ đi đạo Công Giáo nhưng lại tin vấn đề này.
Lúc đó tỉnh có ý định nhờ trực thăng câu tảng đá lên đặt lại vị trí cũ. Có lẽ vì không có lệnh, phần khó khăn về kỹ thuật nên không thực hiện.Điểm đặc biệt đá Dao ngã trùng hợp thời gian Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon từ chức về vụ Watergate.
2) Đoàn sâu màu xanh di chuyển về hướng làng Tri Thủy:
Đêm 19 Tháng Hai, 1975, tại đoạn đường Ba Tháp, Cà Rài, gần cầu Lăng Ông có một đoàn sâu màu xanh, mỗi con bằng ngón tay út bò từ núi phía Tây Bắc phi trường Phan Rang, sắp hàng di chuyển băng ngang qua quốc lộ số 1, chiều ngang độ 6 thước, không rõ phía đầu tới đâu và chiều đuôi dài bao xa. Trong ngày đầu đoàn sâu xuất hiện, Đại Tá Trần Văn Tự – tỉnh trưởng, ông Ngô Khắc Kỉnh, ông Biện Lý Lưu Hoàng, Trung Tá Trần Đình Giao (Không Quân Phan Rang), Đốc Sự Lễ Tấn Nhiểu – phó tỉnh trưởng Hành Chánh và ông Năm Tôn (anh rể ông Thiệu) có mặt tại cầu Lăng Ông để quan sát. Sau khi nhìn đàn sâu, ông Ngô Khắc Kỉnh lắc đầu rồi nói với mọi người “vận nước hết rồi!” Quay qua Đại Tá Tự ông nói đại tá giúp giải quyết việc này. Cứ 6 giờ di chuyển đến 18 giờ gom lại từng cụm, sâu màu xanh di chuyển về núi Cà Đú hướng đến làng Tri Thủy, khu Đầm Nại, đi đến đâu phá hoại mùa màng đến đó. Đại Tá Trần Văn Tự, chỉ thị Ty Nông Nghiệp mang thuốc rầy xịt nhưng không hiệu quả. Sau đó Thiếu Tá Bùi Sơn Hải, Tham Mưu Phó Tiếp Vận Tiểu Khu đem dầu gazoil đốt nhưng chỉ chết một ít. Cuối cùng phải nhờ Không Quân ở phi trường Bửu Sơn dùng dầu cặn rải đốt, sâu chết rất nhiều, hết đốt sâu tiếp tục bò đi. Qua ba ngày đêm tự nhiên biến mất. Ông Năm Tôn, anh rể ông Thiệu lo sợ mời thầy về làm lễ cầu an nơi nhà thờ tổ đường ông Thiệu.Hai sự kiện trên xảy ra trên quê hương của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc bấy giờ báo chí phổ biến nhiều người biết. Phải chăng đây là điềm báo trước sự sụp đổ của chế độ. Sự chết chóc về sau của dân chúng hướng về biển cả đi tìm tự do. Dân chúng miền Nam nghe tin này hoang mang vô cùng.
3) Máy bay hãng hàng không Việt Nam bị không tặc cho nổ rớt trên không phận Phan Rang:Vào lúc 14 giờ 12 ngày 15 Tháng Chín, 1974, chiếc máy bay Boeing 727-121C-XV-NJC mang tên Phượng Hoàng của hãng hàng không Việt Nam chở khách từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi vào không phận Phan Rang, máy bay bị không tặc cho nổ và rớt ngoài vòng đai phi trường Bửu Sơn. Trung Tá Nguyễn Thanh Lịch (quê Bến Tranh, Mỹ Tho) làm phi công chính cùng 75 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Đây là sự kiện đáng buồn đã xảy ra nơi địa phận Quận Bửu Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
II- Đôi nét về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, quê làng Tri Thủy
Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 Tháng Tư, 1923 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
– Học sinh trường Nam Tiểu Học Phan Rang.
– Học Trung Học Pélérin Huế, Kỹ Thuật Lê Bá Cang Sài Gòn.– Sinh viên trường Hàng hải Thương Thuyền.
– Theo học Khóa 1 Bảo Đại, về sau đổi Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế (tiền thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam).
– Tốt nghiệp mang cấp hiệu Thiếu Úy Hiện Dịch Thực Thụ.
– Ngày 2/11/1963 vinh thăng Thiếu Tướng
– Ngày 1/1/1965 vinh thăng Trung Tướng Nhiệm Chức.
– Ngày 19/6/1965, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
– Ngày 31/10/1967, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1.
– Ngày 31/10/1971 đến 1975, Tổng Thống nhiệm kỳ 2.
Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Mai Anh, ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho. Ông bà sinh hạ được 4 người con gồm 2 trai và 2 gái. Ông từ trần hồi 10 giờ 20 ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại thành phố Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi.
-Đêm, ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang
Trong đêm 31 Tháng Ba bước sang ngày 1 Tháng Tư, 1975 là đêm, ngày kinh hoàng nhất tại thị xã Phan Rang. Thành phố Phan Rang tương đối hẹp, chỉ có đại lộ Thống Nhất nối với quốc lộ 1 từ Bắc vào và trong Nam ra, chạy qua giữa thành phố. Tại Khu Tam Giác có thêm ngã ba đường nối từ Đà Lạt xuống theo quốc lộ 11 ráp vào.
Vào những ngày cuối Tháng Ba, 1975, trên quốc lộ 1 có quá nhiều xe cộ từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Đình rồi Nha Trang… xuôi Nam. Đủ loại xe cộ chất đầy đồ đạc. Các ông bà già, phụ nữ, trẻ con cùng binh sĩ rã ngũ và công chức bỏ nhiệm sở. Đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua thành phố Phan Rang.
Ngày Nha Trang đã bỏ ngỏ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và các quân trường khác cùng dân chúng Đà Lạt cũng rút lui trong đêm 31 Tháng Ba, 1975, nên xảy ra sự ùn tắc tại đây. Từng đoàn xe cả quân lẫn dân sự chật ních người tiếp nối nhau trong không khí chạy giặc. Tiếng súng nổ, tiếng còi xe hòa lẫn tiếng người la lối, sợ hãi nghe inh ỏi. Về đêm đèn xe chiếu sáng không khác ban ngày. Không khí ngạt thở bởi khói từ cả đoàn xe khựng lại buông ra ngút trời. Nhìn đoàn người tôi bắt gặp đôi ba chiến hữu đã biết nhau từ trước, trong số đó có Thiếu Tá Lâm Mỹ Phú Khóa 17 Nguyễn Thái Học Thủ Đức là bạn học cùng khóa 4/74 Bộ Binh Cao Cấp tại Long Thành từ Đà Nẵng vào và Thiếu Tá Nguyễn VănThành (râu) Khóa 19 Nguyễn Trãi Đà Lạt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (biết nhau khi ôn tập Tiểu Đoàn từ Vạn Kiếp). Tóm lại, nhìn cảnh tượng của đêm 31 Tháng Ba rạng ngày 1 Tháng Tư, 1975, là đêm và ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang.
Từ ngày này Phan Rang bắt đầu di tản, phố xá, chợ búa đều đóng cửa. Bộ phận an ninh không sao kiểm soát được.
-Chim sắt cao nguyên xuống miền duyên hải
Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH gồm có 2 Không Đoàn Chiến Thuật KĐ 72/CT cùng Bộ Tư Lệnh trấn đóng Pleiku, KĐ 82/CT đóng tại Phù Cát. Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh Sư Đoàn.Ngày 15 Tháng Ba, 1975, toàn bộ Sư Đoàn di chuyển từ Pleiku bằng không vận về Nha Trang, ngoại trừ một số phi cơ chờ sửa chữa đành bỏ lại. Chiều hôm sau Trung Tá Lê Văn Bút, Không Đoàn Trưởng KĐ 72/CT hướng dẫn các phi đội quay lại Pleiku đánh bom phá hủy máy bay, quân cụ và kho tàng còn lại. Lưu lại Nha Trang vài hôm, Sư Đoàn chuyển vào phi trường Bửu Sơn thuộc Căn cứ 20/CT Phan Rang, trong đó có Không Đoàn 92/CT được sáp nhập vào Sư Đoàn 6 Không Quân.
-Thiên Thần Mũ Đỏ vào thủ Phan Rang
Chiều 31 Tháng Ba, 1975, Tiểu Đoàn 5 và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy sau khi rút khỏi Khánh Dương được lệnh chuyển về phi trường Bửu Sơn. Đoàn quân di chuyển từ Nha Trang vào. Đồng bào chạy loạn bám theo hai bên hông đoàn xe và phía sau đuôi. Đoàn xe Nhảy Dù đến đâu họ theo đến đó. Khi vào Phan Rang, Lữ Đoàn 3 Dù đánh lạc hướng đồng bào di tản bằng cách di chuyển về hướng Tấn Tài xuống biển để cắt rời đoàn người ra, sau đó mới chạy vòng lên phi trường Bửu Sơn. Gần đến Phan Rang trời tối đèn xe bật lên với lộ trình thật dài. Nhìn đoàn xe di chuyển với đội hình ánh sáng chiếu rực trời, với tâm trạng qua nét mặt mỗi người có thể xem đây là “Đêm hoa đăng bi thảm.”
-Tướng Phạm Văn Phú ngủ đêm tại Chiến Đoàn ĐPQ ở phi trường Bửu Sơn, Phan Rang
Ngày 31 Tháng Ba, 1975, khoảng 20 giờ 30, Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận nhận được tin báo Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II, Quân Khu 2 sẽ gặp Đại Tá Tự tại phi trường Bửu Sơn, Phan Rang.
Đại Tá Tự, Trung Tá Ba Tham Mưu Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương khóa 15 Cách Mạng Thủ Đức Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu đón tiếp Tướng Phú và các sĩ quan tùy tùng đưa về Bộ Chỉ Huy nhẹ Tiểu Khu đặt bản doanh tại Chiến Đoàn Địa Phương Quân phòng thủ phi trường của Thiếu Tá Ngô Phùng Quang. Nơi phòng nghỉ Đại Tá Tự báo cáo tình hình an ninh tại địa phương. Lúc này Tướng Phú hoàn toàn mệt mỏi. Ông luôn móc súng muốn tự sát nhưng các sĩ quan tùy tùng kịp thời can gián và gìn giữ nên việc đó không xảy ra. Thời gian ở đây ông không có lệnh gì cho Đại Tá Tự. Tướng Phú thở dài và than người ông mệt quá bởi đêm hôm trước không sao chợp mắt được, rồi ông đi nghỉ trên chiếc giường bố.
Sáng sớm ngày 1 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Tự tiễn Tướng Phú ra trực thăng bay vào Phan Thiết. Cùng lúc trực thăng chở Đại Tá Lý Bá Phẩm Tỉnh Trưởng Khánh Hòa đáp xuống lấy thêm nhiên liệu rồi bay đi ngay. Chia tay Đại Tá Lý Bá Phẩm, Đại Tá Tự và Trung Tá Ba về lại Tiểu Khu. Lúc này thành phố Phan Rang và Tháp Chàm vô cùng hỗn loạn.
-Đại Tá Trần Văn Tự, Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận và đoàn tùy tùng tự thoái vào Phan Thiết
Ngày 1 Tháng Tư, 1975, khoảng 8 giờ, qua điện thoại Thiếu Tá Bùi Sơn Hải Tham Mưu Phó Hành Chánh Tiếp Vận báo cho tôi vào Tiểu Khu gấp. Tôi bảo anh em trong Toán Huấn Luyện Lưu Động do tôi chỉ huy tại Khu Tam Giác chờ tin tôi báo về. Gặp Thiếu Tá Hải, ông nói ngay:
“Ông Huân à! Đại Tá Tự quyết định chúng ta rời bỏ Phan Rang sáng nay. Ông báo tin gia đình biết, chuẩn bị hành trang và cùng đi xe với tôi. Tôi báo về anh em thuộc Toán Huấn Luyện, trong đó có Trung Úy Nguyễn Khoa Khiêm, 8 hạ sĩ quan và 4 binh sĩ. Có 3 đại úy huấn luyện viên đã xin phép vắng mặt trong lúc này. Tôi nói anh em tự động giải tán về lo cho gia đình. Tôi sắp rời Phan Rang cùng Đại Tá Tự đi vào Phan Thiết. Chúc anh em luôn an lành. Tạm biệt các bạn.”
Xin nói rõ thêm: Sở dĩ Toán Huấn Luyện của chúng tôi sáng 1 Tháng Tư, 1975, còn có mặt nhiều anh em trong Toán với lý do ngoài chức vụ Trưởng Toán Huấn Luyện Tiểu Khu tôi còn được Tiểu Khu chỉ định làm Đặc Khu Trưởng An Ninh Phòng Thủ Khu Tam Giác gồm có các đơn vị: Quân Trấn Nha Trang, Chi Đội Cơ Giới – Đại Đội Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu, Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Phòng Quân Tiếp Vụ, Chi Bưu Cục Phan Rang và Cư Xá Sĩ Quan cùng Trại Gia Binh nên anh em có mặt để phụ giúp tôi.
Liền sau đó thấy Trung Tá Nguyễn Công Ba, tham mưu trưởng (thay Trung Tá Nguyễn Văn Tiến theo học khoá Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (bảng cấp số mới Tiểu Khu trước hai tháng không có Tiểu Khu Phó, trước đó ông Ba là Tiểu Khu Phó) và Đại Tá Tự từ phi trường về lại Tiểu Khu. Cả hai vào Phòng 3 và Đại Tá Tự chỉ thị 20 phút nữa thì đi. Tôi liền viết ít chữ nhờ người báo về gia đình là tôi sắp đi xa cùng Đại Tá Tự để gia đình khỏi mong đợi.
Trước khi rời Tiểu khu, Phòng 4 lo cung cấp đầy đủ lương khô, bổ sung thêm đơn vị hỏa lực cho các loại vũ khí, trang bị Tiểu Đoàn 250/ĐPQ và đầy đủ xăng dầu cho đoàn xe di chuyển.
–Các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cùng theo Đại Tá Trần Văn Tự vào Phan Thiết
Sáng ngày 1 Tháng Tư, 1975, các sĩ quan cấp tá dưới đây cùng Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng vào Phan Thiết:
– Trung Tá Nguyễn Công Ba (1935-2010), (Khóa 4 Cương Quyết Đà Lạt). Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu
– Thiếu Tá Bùi Sơn Hải (1926-2014), (Khóa 10 Thành Tín Thủ Đức). Tham Mưu Phó HCTV Tiểu Khu
– Thiếu Tá Trần Lệ, (Khóa 3 Ấp Chiến Lược Nha Trang). Trưởng Phòng Truyền Tin.
– Thiếu Tá Hồ Đắc Huân, (Khóa 2 Nhân Vị Nha Trang). Trưởng Toán Huấn Luyện Lưu Động Tiểu Khu.
– Thiếu Tá Trần Văn Kia, (Khóa 14 Nhân Trí Dũng Thủ Đức) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 250 ĐPQ Thần Ưng cùng khoảng 500 quân của Tiểu Đoàn cùng đi theo.
Phái đoàn di chuyển bằng 7 xe jeep và 18 xe GMC. Ngoài ra, trên xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi lúc vào Phan Thiết còn có ông Học (quên họ), Xã Trưởng Phước Sơn, quận Bửu Sơn xin quá giang.
-Có lệnh cho Trung Tâm Hành Quân không thiếu tá?
Sáng 1 Tháng Tư, 1975 thành phố hỗn loạn không tài nào kiểm soát được. Các sĩ quan cùng quân nhân các phòng, ban đều vắng mặt.
Đoàn xe rời Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi đi sau. Lúc này có viên Hạ Sĩ Quan thuộc Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu chạy ra hỏi tôi:
– Thưa thiếu tá, đại tá đi rồi. Tôi phải thông báo các đơn vị thế nào?
Tôi liền nói:
– Anh gọi máy báo đơn vị nào còn liên lạc được là: Đại tá Tiểu Khu Trưởng đã đi khỏi tỉnh. Các đơn vị tự động giải tán về lo cho gia đình. Trước khi giải tán phá hủy vũ khí, máy truyền tin, đốt các tài liệu mật. Phần anh sau khi báo xong hủy toàn bộ máy truyền tin của Trung Tâm Hành Quân và châm lửa đốt phòng lưu trữ hồ sơ cá nhân của phòng Tổng Quản Trị rồi mới về.
(Sở dĩ tôi ra lệnh như trên vì lúc còn phục vụ tại TTHL/QG Vạn Kiếp, tôi đặc trách huấn luyện các đề tài về Tham Mưu Chiến Thuật như: Căn bản thế công, Căn bản thế thủ và Căn bản lui binh cho các sĩ quan thuộc các Tiểu Đoàn Bộ Binh thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 và Lực Lượng Tổng Trừ Bị: Nhảy Dù, TQLC về ôn tập. Trong đề tài “Lui binh,” trước khi rời bỏ căn cứ mà địch sẽ chiếm, đơn vị lui binh phải phá hủy tất cả quân dụng mà không mang theo được. Về các hồ sơ cá nhân, tài liệu mật phải đốt trước khi rời khỏi nơi đóng quân).
Đến cổng Tiểu Khu tôi bảo anh em tiểu đội gác cổng làm lễ hạ cờ rồi tự động giải tán về lo cho gia đình.
-Đại Tá Trần Văn Tự và phái đoàn hướng về bãi biển Ninh Chữ rồi ngược về Phan Rang để vào Phan Thiết
Khởi đầu đoàn xe di chuyển về biển Ninh Chữ. Được biết nơi đây có một chiến hạm của Hải Quân VNCH từ miền Trung vào Nam đang đậu tại đây để đón các đơn vị. Đoàn xe rời Tiểu Khu vào đại lộ Thống Nhất để ra Khu Tam Giác trực chỉ Ninh Chữ. Thành phố Phan Rang lúc này đã lên cơn sốt vì quá hỗn loạn. Tiếng súng xen kẽ tiếng ồn từ dân chúng la cướp. Bọn cướp tìm các cửa hàng lớn nơi phố vào khiêng đồ. Dân chúng chạy tới lui như giặc tới. Xe cộ từ hướng Bắc vào đông nghẹt trên xe. Trên bộ các quân nhân rã ngũ với đủ loại sắc phục lộn xộn. Có người còn giữ vũ khí. Dọc đường phố quân phục, giày trận, mũ sắt nằm lăn lóc bên đường.
Đoàn xe Đại Tá Tự có hộ tống trước sau thêm còi hụ nên sự di chuyển đến Ninh Chữ dễ dàng. Đến Ninh Chữ thấy không còn chiến hạm, Đại Tá Tự quyết định vào Phan Thiết bằng đường bộ cùng với Tiểu Đoàn 250. Khi về lại đại lộ Thống Nhất, cảnh hỗn loạn càng tăng thêm. Lúc này có một Chi đội thiết vận xa M113 từ miền Trung tạt vào Ty Ngân Khố Ninh Thuận phá kho bạc bằng mìn để lấy tiền. Một số bạc bằng kim khí rơi rải rác trên đường. Ngang qua khu vực thương mại thấy dân chúng kẻ khiêng máy may, người vác vải cây từ nhà may Hòa Vang ra đi tự do. Thành phố Phan Rang hết khả năng kiểm soát trật tự, không còn thấy bóng cảnh sát giao thông và Quân Cảnh tuần tiễu. Đủ loại xe từ miền Trung chạy vào Nam tỵ nạn. Các xe nối đuôi sát nhau. Kẻ đứng níu tay bên ngoài. Một số người ngồi trên mui xe. Trẻ con la khóc um sùm. Đến gần trưa đoàn quân của Trường Võ Bị Đà Lạt cũng đến Phan Rang để di chuyển vào Nam.
Qua khỏi cầu Đạo Long đã sẵn có Tiểu Đoàn 250/ĐPQ từ Cầu Mống đang dừng quân tại đây kết hợp lại phái đoàn Đại Tá Tự tổ chức mở đường tiến vào Phan Thiết.
-Đường vào Phan Thiết
Khoảng cách lộ trình Phan Rang-Phan Thiết theo quốc lộ 1 là 145 cây số. Vào thời diểm này trên quốc lộ 1 có nhiều loại xe chở người lánh nạn từ miền cao nguyên xuống, miền Trung vào nên tốc độ di chuyển chậm.
Qua khỏi Cầu Đạo Long, An Phước, Cà Ná rồi đến ranh giới Bình Thuận, các địa danh như: cầu Đại Hòa, Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Ngã Ba Thượng văn, ấp Lâm Lộc, Phan Rí Cửa (Cầu Nam), Hòa Đa, Phan Rí Chàm, Chợ Lầu, Lương Sơn, Sông Lũy, Cây Táo, núi Tà Dôn, xã Phú Phong, cầu Phú Long, cầu Sở Muối lần lượt khuất lại đằng sau để bắt đầu chạy vào thị xã Phan Thiết.-
Trên lộ trình di chuyển thường gặp các quân nhân diện địa Tiểu Khu Bình Thuận, các chiến hữu ĐPQ-NQ. Họ trấn đóng, giữ an ninh những cây cầu quan trọng hoặc các địa điểm trọng yếu. Họ giữ vững tay súng, nhìn chúng tôi như huynh đệ, tươi cười vẫy tay chào làm cho đoàn người di chuyển thêm ấm lòng và tin tưởng lộ trình di chuyển được an ninh.
Khoảng 17 giờ trong ngày 1 Tháng Tư, 1975, chúng tôi đến thành phố Phan Thiết. Sau khi nghỉ giải lao, phái đoàn Đại Tá Tự di chuyển xuống lầu Ông Hoàng nghỉ lại, còn Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng trú đóng nghỉ đêm tại thị xã Phan Thiết.
-Nguyên nhân đưa đến việc Đại Tá Trần Văn Tự rời bỏ Phan Rang tự thoái vào Phan Thiết
Sau trận tổng công kích của Cộng Sản Bắc Việt vào Ban Mê Thuột 10 Tháng Ba, 1975, rồi đến việc rút lui của Quân Đoàn II và I, kế đến tuyến phòng thủ Khánh Dương và Huấn Khu Dục Mỹ bị chọc thủng. Trường Hạ Sĩ Quan và 2 TTHL Hải Quân, Không Quân Nha Trang cùng thành phố Nha Trang bỏ ngỏ, các trường quân sự tại Đà Lạt cũng rút về hướng Phan Rang.
Tình thế nguy ngập như trên, Đại Tá Tự nhận thấy khả năng Tiểu Khu Ninh Thuận không thể đương đầu với các mũi tấn công của quân Bắc Việt trong những ngày tới nên rút quân vào Phan Thiết với ý định:
1- Thành lập tuyến phòng thủ mới tại Cà Ná, nổ mìn để hàn bít đường quốc lộ 1 chận đứng quân Bắc Việt. Nhờ hải pháo từ biển yểm trợ quân ta và tạm dùng phi trường Sông Mao để tiếp xăng cho phi cơ các loại.
2- Hoặc phối hợp lực lượng Tiểu Khu Bình Thuận của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa lập tuyến phòng thủ mới ở Phan Thiết.Tuy nhiên những ý kiến trên không thành sau khi Đại Tá Tự tiếp xúc với Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn nhận lệnh chuyển quân về lại Phan Rang.
-Nội dung cuộc tiếp xúc giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn và Đại Tá Trần Văn Tự tại lầu Ông Hoàng, Phan Thiết
Vào hồi 19 giờ ngày 1 Tháng Tư, 1975, tại lầu Ông Hoàng, Đại Tá Trần Văn Tự đã trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III, Quân Khu 3. Sau khi hai người bạn đồng khóa 5 Đà Lạt chào mừng gặp nhau, Trung Tướng Toàn hỏi Đại Tá Tự:
– Phan Rang mất chưa mà “toi” chạy vô đây?
Đại Tá Tự trả lời chưa. Tướng Toàn liền ra lệnh:
– Bây giờ hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trực thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 và sẽ có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ra phi trường Phan Rang. “Toi” phải trở về lại Phan Rang lập tức, sẽ có lực lượng tăng cường để giữ tuyến Phan Rang.
(Những lời đối thoại trên đây chỉ có hai người là Tướng Toàn và Đại Tá Tự. Mới đây Đại Tá Tự mới kể lại cho người viết nghe về câu chuyện này).
Xin nói rõ: Tướng Toàn và Đại Tá Tự là hai bạn đồng môn rồi đồng khóa thuộc trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. SVSQ Toàn theo học Khóa 3 Trần Hưng Đạo, thụ huấn nửa chừng bị bệnh xin xuất trường chữa bệnh. Về sau xin học tiếp Khóa 5 Hoàng Diệu cùng khóa với SVSQ Tự. Cả hai là bạn đồng khóa.
-Đoàn quân Ninh Thuận quay ngược về Phan Rang
Ngày 2 Tháng Tư, 1975, thi hành lệnh của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, từ 8 giờ các sĩ quan thuộc đoàn quân Ninh Thuận tập họp nghe lệnh Đại Tá Tự quay ngược về lại Phan Rang. Thiếu Tá Kia tập hợp sĩ quan Tiểu Đoàn ban hành lệnh hành quân mở đường.Trên đường về trong phạm vi lãnh thổ thuộc Bình Thuận hoàn toàn an ninh vì các đơn vị diện địa vẫn hoạt động bình thường. Kể từ Cà Ná về lại Phan Rang, thành phần an ninh Ninh Thuận đã bỏ ngỏ từ hôm trước nên có vài nơi Cộng quân đã xâm nhập xuất hiện nên từ đây Tiểu Đoàn 250 cho lục soát kỹ những nơi nghi ngờ, tìm hiểu tin tức qua dân chúng. Hành quân theo chiến thuật vừa mở đường vừa di chuyển nên sự di chuyển rất chậm.
Đến 19 giờ cùng ngày đoàn xe mới đến cầu Đạo Long để bắt đầu yểm trợ, lục soát tiến vào thành phố Phan Rang. Thị xã vắng người, phố xá đóng cửa, chợ búa buồn thiu, thành phần đeo băng đỏ (Việt Cộng 30) canh gác thành phố. Tiểu Đoàn 250 phân công các thành phần vừa yểm trợ vừa tiến quân lục soát. Tiếng nổ M16 cộng M72 thêm tiếng còi hụ. Dân chúng vui mừng nghe tin Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 về lại. Những người đeo băng đỏ tháo băng, vứt súng bỏ chạy. Một tên cướp có vũ khí chống cự lại liền bị hạ sát ngay trước cửa chợ Phan Rang, giấy bạc từ trong người bay vung vãi quanh xác chết.
Vào lại Tiểu Khu, nhìn cảnh tượng điêu tàn chỉ sau có một ngày rời bỏ nơi đây. Bọn cướp hôi của phá phách tan hoang. Bàn ghế, tủ bàn xô ngã bừa bãi. Tài liệu, giấy tờ bay khắp nơi từ các phòng ra cả sân cờ. Phòng lưu trữ hồ sơ cá nhân còn cháy âm ỉ. Đại Tá Tự nhìn cảnh điêu tàn lắc đầu xong lệnh cho Thiếu Tá Kia phân công các đại đội lục soát chiếm giữ an ninh Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, khu vực Tòa Hành Chánh, nhà đèn, máy nước và các cơ sở trọng yếu trong thị xã. Ban lệnh giới nghiêm trong thị xã từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Sau đó Đại Tá Tự và phái đoàn chạy vào phi trường Bửu Sơn nơi Bộ Chỉ Huy Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tại đây có mặt Tướng Sang, Trung Tá Lê Văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Dù. Các sĩ quan tham mưu Sư Đoàn 6 Không Quân, Lữ Đoàn 3 Dù và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Các bên họp trao đổi tin tức bàn việc tái lập an ninh phòng thủ lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận kể từ sáng hôm sau.
-Tiểu Khu Ninh Thuận lo tái lập an ninh
Đại Tá Tỉnh Trưởng rời bỏ Phan Rang ngày 1 Tháng Tư, 1975, nên lực lượng quân sự, hành chánh tự động tan rã theo. Mọi người bỏ đơn vị trở về lo cho gia đình.
Chiều ngày 2 Tháng Tư, 1975, phái đoàn Tiểu Khu trở về Phan Rang, tình hình tương đối yên tĩnh. Chỉ có kho bạc, kho gạo, cơ sở MACV và cư xá sĩ quan Khu Tam Giác bị cướp phá.
Việc phục hồi an ninh bắt đầu sáng 3 Tháng Tư, 1975. Lần hồi Đại Tá Tự cho lập lại an ninh trật tự thị xã Phan Rang, Tháp Chàm và phát thanh từ máy bay xuống các khu dân cư lời kêu gọi của Tỉnh Trưởng để ổn định an ninh trật tự.
Lữ Đoàn 3 Dù tăng phái cho Tiểu Khu một Trung Đội có Trung Úy Nguyễn Văn Lập, sĩ quan liên lạc Pháo Binh từ Lữ Đoàn đi theo để săn nhặt phụ tùng súng pháo binh song không có kết quả. Người viết lúc bấy giờ là một trong 5 sĩ quan cấp Tá thuộc Ban Tham Mưu Tiểu Khu đã sắp xếp Trung Đội Dù lên hai xe GMC có máy phóng thanh chạy vòng các đường phố Phan Rang và ngoại thành, mục đích thông báo lời kêu gọi của đại tá tỉnh trưởng đã trở về, yêu cầu quân nhân, công chức về trình diện đơn vị cùng nhiệm sở cũ.
Trật tự được vãn hồi, có Cảnh Sát và Quân Cảnh làm việc lại, đồng bào an tâm. Đã có Không Quân và Nhảy Dù tăng cường phòng thủ. Đồng bào mang nộp vũ khí giữ bất hợp pháp tại Tiểu Khu. Thiết lập lại hệ thống liên lạc, đưa một số đơn vị đến hoạt động tại các Chi Khu, Phân Chi Khu. Tập trung binh sĩ rã ngũ từ các nơi về để tiếp tục hoạt động.
Trung Tâm Yểm Trợ Hành Chánh Tiếp Vận hoạt động trở lại tại khu vườn dinh Tỉnh Trưởng do Thiếu Tá Huỳnh Trung Trước, Khóa 9 Đoàn Kết Thủ Đức Chỉ Huy Phó điều hành.
Chợ Phan Rang bắt đầu nhóm họp lại. Dân chúng đi lại bình thường nhưng tâm tư mỗi người chưa hết lo âu.
Một số Việt Cộng nằm vùng nổi dậy các ngày trước đều bị bắt hoặc trốn thoát.
Một số binh sĩ rã ngũ từ Trung vào trình diện nhưng lần hồi cũng bỏ đi.
Vào buổi trưa cùng ngày, Thiếu Tá Trương Khương, Liên Đoàn Trưởng Phòng Thủ Phi Trường báo có một Tiểu Đoàn ĐPQ Tuyên Đức băng rừng xuống nơi cầu Tân Mỹ. Tôi liên lạc được, Thiếu Tá Phong, Tiểu Đoàn Trưởng cho biết quân số còn chừng 200, xin Tiểu Khu cho phương tiện di chuyển về Phan Rang. Tôi liền cho 7 xe GMC lên đón về Tiểu Khu. Về đến nơi cơm nước xong Thiếu Tá Phương và tôi đề nghị Thiếu Tá Phong giữ đơn vị lại Ninh Thuận để hoạt động. Thấy người ông mệt mỏi lại không cho chúng tôi biết ở hay đi. Đến chiều số quân nhân Tiểu Đoàn Thiếu Tá Phong lần hồi bỏ ra phố Phan Rang để tìm phương tiện về Saigon.
Cũng trong ngày này được tin Thiếu Tá Nguyên Văn Mạnh, tham mưu phó Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu Ninh Thuận đi ghe vào Vũng Tàu, ghe chìm, do không biết bơi nên ông mất tích.
-Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang
Ngày 4 Tháng Tư, 1975, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chính thức đến Phan Rang để nhận chức vụ Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Tháp tùng Trung Tướng còn có các sĩ quan tùy tùng và toán chuyên viên Truyền Tin.
Khoảng 11 giờ cùng ngày, người viết có mặt tại Phòng 3 Tiểu Khu thấy có xe Quân Cảnh, 5 xe jeep và 2 xe GMC chở khoảng 1 Trung Đội nhảy dù chạy vào Tiểu Khu để ra phía sau nơi gần bờ sông đón Tướng Nghi đáp trực thăng tại đây để đưa về phi trường. Lúc xe chạy ra thấy có Tướng Nghi. Ông không ghé Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu mà về thẳng phi trường Bửu Sơn.
-Các đơn vị tham dự lá chắn Phan Rang
Sau khi Cộng quân chiếm trọn Quân Đoàn I và II, ngoại trừ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, thừa thắng xông lên, Bắc Việt đã đưa quân ồ ạt tiến sâu vào phía Nam. Nhằm cầm chân địch, củng cố lại các lực lượng thuộc Quân Đoàn III và IV, Phan Rang cũng là quê hương của Tổng Thống Thiệu nên ông quyết định sáp nhập hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Quân Đoàn III và thành lập tuyến phòng thủ Phan Rang. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh tình nguyện làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III và Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Bộ Chỉ Huy đóng trong phi trường Bửu Sơn.Lực lượng thuộc quyền Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh mặt trận Phan Rang gồm có:
– Sư Đoàn 6 Không Quân, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang làm Tư Lệnh.
Sư Đoàn gồm có 3 Phi Đoàn A-37: 524, 534, 548, 1 Phi Đội A-1, 2 Phi Đội tản thương 259B và 259C, 2 Phi Đoàn trực thăng 229 và 235.
– Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng gồm có Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn 5 (-), rút về Saigon ngày 13 Tháng Tư 1975 và thay thế bằng Liên Đoàn 3/BĐQ.
– Lữ Đoàn 2 Dù (do Đại Tá Nguyên Thu Lương, Lữ Đoàn Trưởng ra thay) gồm 3 Tiểu Đoàn 3, 7 và 11. 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, các Đại Đội Trinh Sát Công Binh, Quân Y, Truyền Tin, yểm trợ tiếp vận.
– Trung Đoàn 4, 5 (-) Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt làm tư lệnh.
– Liên Đoàn 3 BĐQ với 3 Tiểu Đoàn 31, 36 và 52 do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, liên đoàn trưởng.
– Tiểu Khu Ninh Thuận với các Chiến Đoàn, Tiểu Đoàn ĐPQ, các Đại Đội biệt lập, NQ Pháo Binh Diện Địa, Chi Đội Cơ Giới Nhân Dân Tự Vệ và Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia do Đại Tá Trần Văn Tự, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chỉ huy. Đến ngày 9 Tháng Tư 1975, do Đại Tá Trương Đăng Liêm thay thế.
Lực lượng Hải Quân gồm có: Duyên Đoàn 27 Hải Quân tại Ninh Chữ, 2 khu trục hạm, 1 giang pháo hạm, 1 hải vận hạm và một số tàu yểm trợ.
-Sư Đoàn 2 Bộ Binh ra Phan Rang
Ngày 7 Tháng Tư, 1975, Trung Đoàn 4 (-) thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Đại Tá Trương Đăng Liêm Trung Đoàn Trưởng di chuyển từ Bình Tuy ra Phan Rang. Đoàn quân di chuyển với 100 quân xa đủ loại. Có 6 chiến xa M41, 8 thiết vận xa M.113. Pháo Binh có 6 khẩu 155 ly và 8 khẩu 105 ly. Trên lộ trình có đoạn mất an ninh nên phải mở đường lục soát, đến 17 giờ hôm sau mới đến Phan Rang. Trung đoàn vừa được tái tổ chức và trang bị lại nên từ quân phục, vũ khí, quân xa, quân dụng đều mới toanh.
Đến Phan Rang, Đại Tá Liêm được đề cử chức vụ mới là tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận thay Đại Tá Trần Văn Tự đi nhận nhiệm vụ mới là Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.
Ngay chiều ngày 8 Tháng Tư, 1975, Trung Tá Chế Quang Thảo (Khóa 2 Nhân Vị Hiện Dịch Nha Trang), Trung Đoàn Phó được cử làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 4 thay Đại Tá Liêm.Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Hoàng Tích Thông, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 2 BB cùng Trung Đoàn 5 (-) di chuyển ra Phan Rang.
Ngày 14 Tháng Tư, 1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư Đoàn đi cùng số còn lại của Trung Đoàn 5 ra Phan Rang.
-Bắt sống 7 xe tiếp tế của Cộng quân tại đèo Du Long
Ngày 8 Tháng Tư, 1975, Tiểu Đoàn 11 dù đã bắt sống 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần của địch cùng một số quân lính Việt cộng tại đèo Du Long. Chúng cứ ngỡ là Phan Rang chúng đã chiếm nên cứ ngang nhiên di chuyển
-Lễ bàn giao Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận
Sau khi từ Phan Thiết về lại Phan Rang, Đại Tá Tự kêu gọi anh em thuộc lực lượng diện địa Tiểu Khu trình diện để tổ chức phối trí lại các đơn vị. Song số anh em nặng gánh gia đình nên chỉ trình diện lác đác trong khi Sư Đoàn 2/BB đã có quân số tương đối đông. Từ đó Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi yêu cầu Tướng Nhựt cử một Đại Tá để giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Ninh Thuận để có quân dễ dàng hoạt động. Tướng Nhựt đã cử Đại Tá Trương Đăng Liêm đảm nhiệm chức vụ này.
Lễ bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng diễn ra tại văn phòng Hội Đồng Tỉnh Ninh Thuận ngày 9 Tháng Tư, 1975 dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cùng sự hiện diện của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang với một số ít đại diện Quân, Cán Chính, Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh và Nhân Sĩ tỉnh Ninh Thuận.
-Vài hàng tiểu sử và 8 ngày phục vụ của Đại Tá Tân Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận
Đại Tá Trương Đăng Liêm sinh Tháng Bảy, năm 1932, tại Thừa Thiên Huế. Động viên theo học khóa 3 Đống Đa Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 4 Sư-Đoàn 2 Bộ Binh .Từ Bình Tuy di chuyển Trung Đoàn ra tăng cường mặt trận Phan Rang. Đại Tá Liêm được đề cử giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận.Lễ bàn giao tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng vào trưa ngày 9 Tháng Tư, 1975, lúc bấy giờ tình hình an ninh của tiểu khu vừa được tái lập. Quân nhân và công chức lần lượt trở về đơn vị và nhiệm sở cũ.
Đại Tá Liêm hàng ngày làm việc tại Trung Tâm Hành Quân dưới hầm dinh Tỉnh và thường liên lạc song song với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 4 để theo sát tình hình chiến sự. Trong 8 ngày, Đại Tá Liêm chỉ lo củng cố và tổ chức lại các đơn vị ĐPQ, NQ trực thuộc để bình định lãnh thổ, viếng thăm và chỉ thị các Chi Khu lo phục hồi an ninh, chưa có thì giờ để trông coi về hành chánh.
Vào đêm 15 Tháng Tư, 1975, tại thôn Phương Cựu, quận Thanh Hải, Việt Cộng xâm nhập nổ súng gây cho số ít Nghĩa Quân thương vong. Được tin, sáng 16 Tháng Tư, Đại Tá Liêm đến nơi thị sát. Liền sau đó qua tin báo, Cộng quân đã vào thị xã Phan Rang nên Đại Tá Liêm lên tàu Hải Quân của Duyên đoàn 27. Đến sáng 16 Tháng Tư, 1975, Cộng quân dốc toàn lực chọc thùng phòng tuyến, thị xã Phan Rang thất thủ.
Đại Tá Liêm lên được chiến hạm Whec. Tại đây gặp cả Tướng Nhựt, Thiếu Tá Trần Văn Kia và một số quân nhân của Tiểu Đoàn 250/ĐPQ Thần Ưng
-Sự hoạt động trong chức vụ mới của Đại Tá Trần Văn Tự
Sau khi bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã đưa Đại Tá Tự vào căn cứ Sư Đoàn 6 Không Quân tại phi trường Bửu Sơn và đề cử Đại Tá Tự giữ chức vụ Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.
Đại Tá Tự và Chuẩn Tướng Sang có sự hiểu lầm nhỏ nên Đại Tá Tự không được đón tiếp niềm nở như một thành viên -của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.
Trong những ngày ở phi trường, Đại Tá Tự sống với những gì mang theo để dùng hàng ngày cùng một tài xế và một xe jeep ở gần Bộ Chỉ Huy. Thỉnh thoảng Đại Tá Tự được mời tham dự cuộc họp ở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương nhưng phần nhiều những ý kiến đóng góp của ông ít được Bộ Tư Lệnh Tiền Phương chú ý.
-Ông Lewis, chuyên viên Truyền Tin Tòa Đại Sứ Mỹ đến Phan Rang
Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Tướng Times của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ từ Saigon bay đến Phan Rang dẫn theo ông Lewis, chuyên viên Truyền Tin đến ở cùng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương với nhiệm vụ chuyển mọi tin tức qua các biến chuyển mới nhất của mặt trận về Tòa Đại Sứ. Ông rất tích cực làm việc, vô cùng bình tĩnh, nhất là lúc địch dồn dập tấn công.
-Trung Tướng Trần Văn Đôn, phó thủ tướng và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III thị sát mặt trận Phan Rang
Ngày 15 Tháng Tư, 1975, khoảng 14 giờ, có phái đoàn của Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III đến thị sát mặt trận và ủy lạo các đơn vị.Sau khi viếng thăm thị xã Phan Rang, nghe Tướng Nghi thuyết trình về tình hình và một số đề nghị. Trung Tướng Đôn chú trọng đặc biệt đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị cho nhu cầu chiến sự. Sau đó Tướng Đôn và Tướng Toàn ủy lạo một số hiện kim cho các đơn vị cùng tưởng thưởng huy chương cho một số chiến sĩ đạt nhiều chiến công xuất sắc tại mặt trận. Tiếc thay đã quá trễ vì lúc này tại Cam Ranh và Tuyên Đức Cộng quân đã ém quân và chuẩn bị sẵn 2 Sư Đoàn 3 và 325 cùng lực lượng 968 dốc toàn lực tấn công vào đêm 15 rạng 16 để chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.
-Giáo xứ Hộ Diêm là nơi phòng thủ an toàn nhất của tỉnh Ninh Thuận
Trong các thôn, xã của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian trước ngày 16 Tháng Tư, 1975, nơi an toàn nhất phải kể là giáo xứ Hộ Diêm. Nơi đây được lực lượng Nhân Dân Tự Vệ phối hợp với giáo dân qua sự góp ý của Linh Mục chánh xứ và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương đã tổ chức phòng thủ chặt chẽ, nếu có kẻ lạ mặt vào trong giáo xứ giáo dân sẽ phát hiện ngay nên không có sự xâm nhập nào của du kích vào giáo xứ. Mãi đến sáng 16 Tháng Tư, Cộng quân mới tiến vào được để kiểm soát.
-Phan Rang và trận chiến quyết định
Sau khi tổng hợp tin tức, Tướng Nghi nhận định tình hình sớm muộn Cộng quân cũng tấn công Phan Rang bằng hai mũi từ Nha Trang theo Quốc Lộ 1 vào và từ đèo Ngoạn Mục theo quốc lộ 11 xuống nên Tướng Nghi đã lập kế hoạch phối trí các lực lượng:
– Hướng Du Long giao cho lực lượng Dù đảm trách, về sau Liên Đoàn 3/BĐQ thay thế, rải quân từ Du Long đến Phan Rang.
– Từ cầu Tân Mỹ đến Tháp Chàm do Trung Đoàn 4 (-) Sư Đoàn 2/BB bố trí.
– Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 và khu vực Tháp Chàm do Trung Đoàn 5 (-) phụ trách.
– Các Tiểu Đoàn, Đại Đội ĐPQ cùng Nghĩa Quân Ninh Thuận sau khi họp chỉnh trang lại được phối trí phòng thủ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ninh Thuận, thị xã Phan Rang, các Chi Khu cùng các thôn xã kế cận.
– Sư Đoàn 6 Không Quân yểm trợ tổng quát về hỏa lực, chuyển vận, quan sát và tản thương.Cộng quân đã thực hiện ý đồ như Tướng Nghi dự đoán, chia hai cánh đánh vào Phan Rang và phi trường Bửu Sơn cách Phan Rang 7 cây số.
Lực lượng của Cộng quân gồm Sư Đoàn 325, Sư Đoàn 3 cùng đơn vị 968 có chiến xa và pháo binh yểm trợ, theo hướng quốc lộ 1 đánh vào thị xã Phan Rang, cắt đứt đường rút lui của quân trú phòng ra hướng biển, cánh 2 theo quốc lộ 11 đánh xuống phi trường.
– Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Lữ Đoàn 2 Dù được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên Đoàn 3 BĐQ. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu Đoàn 7 Dù chờ không vận về Saigon. Tiểu Đoàn 11 Dù đã bàn giao xong và 3 Đại Đội đóng quân tại núi Cà Đú. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cùng Đại Đội chỉ huy và một Đại Đội tác chiến về đóng ở phi trường.
– Ngày 14 Tháng Tư, 1975, được tin BĐQ thay thế Dù từ Du Long, Cộng quân tấn công thăm dò. Tuy biết nhiệm vụ song Tiểu Đoàn 11 Dù phải đánh trả tức khắc lúc địch quân vượt qua tiền đồn báo động trước cổng số 2 phi trường. Đơn vị Dù chống trả quyết liệt bằng lựu đạn, cận chiến với lưỡi lê. Kết thúc trận đánh địch quân bỏ lại chừng 100 xác chết, tịch thu 80 vũ khí các loại trong số có 2 súng cối 82 ly và 2 đại bác 75 ly. Phía Dù có 6 binh sĩ hy sinh và một trong hai chiến xa yểm trợ Dù bị cháy.
– Chiều 15 Tháng Tư, 1975, phi cơ quan sát Sư Đoàn 6 Không Quân phát hiện Cộng quân ngụy trang lá cây. Các đơn vị bộ binh, pháo binh cùng chiến xa di chuyển ven theo các triền núi về phía Tây Bắc phi trường và phía Bắc Du Long nơi rừng dừa Hiệp Mỹ. Cánh quân từ đèo Ngoạn Mục cũng tiến lần về hướng Tân Mỹ, nơi Trung Đoàn 4 án ngữ.
Tướng Nghi lệnh cho Sư Đoàn 6 Không Quân cho các phi đội A37 từ Bửu Sơn cất cánh và từ Phan Thiết ra đánh bom suốt chiều tối, đánh sập các cầu tại Ba Ngòi. Lúc này chiến xa địch xuất hiện bò từng đoàn bị không quân ta đánh bom tiêu diệt cả buổi chiều lẫn đêm. Các Pháo Đội 105 và 155 ly bắn vào những hỏa tập phát hiện địch. Phi cơ hỏa long soi sáng suốt đêm, đến gần sáng bị phòng không địch bắn rơi.Cộng quân mở những trận đánh thăm dò vào các ngày trước đụng phải Thiên Thần Mũ Đỏ của ta bẻ gãy kịp thời. Bắc Việt tung thêm vào mặt trận Sư Đoàn 325 và nhiều chiến xa T54 để tăng cường cho Sư Đoàn 3.
– Ngày 16 Tháng Tư, 1975, sáng sớm, một số lớn phi cơ rời phi đạo bay lên ngập trời, ngay sau đó Cộng quân đã mưa pháo vào phi trường với cường độ ác liệt làm mọi hoạt động tại phi trường ngưng trệ. Các đơn vị trú phòng phản công dữ dội nhưng không kháng cự nổi với quân số địch đông gấp nhiều lần hơn ta. Hệ thống phòng không của địch rất mạnh nên việc yểm trợ của Không Quân có phần kém hiệu quả mặc dù Bộ Tư Lệnh Không Quân đã điều động các Phi Đoàn A37 từ Biên Hòa và Phan Thiết ra. Có một số A37 và trực thăng bị bắn rơi làm đau lòng một số phi công tài ba của ta đã anh dũng hy sinh đền nợ nước.
Kho bom đạn phi trường bị địch chiếm ngay từ đầu. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Dù đã anh dũng hy sinh trong lúc chỉ huy đơn vị bảo vệ đài kiểm soát không lưu.
Về hướng Bắc, lực lượng Dù và BĐQ phải tháo lui sau khi bắn cháy nhiều chiến xa cũng như triệt hạ đơn vị bộ binh địch tại Gò Đền. Các cao điểm quanh phi trường lần lượt rơi vào tay địch.Trung Đoàn 4 và 5 Sư Đoàn 2/BB cùng đánh trả địch quân ác liệt từ hướng Tân Mỹ, Tháp Chàm cũng không kém tuyến phòng thủ Dù. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung, có chiến xa và bộ binh tùng thiết ồ ạt tấn công nên các Trung Đoàn 4 và 5 của ta cho lệnh phân tán rút về hướng Cà Ná, trong đó có Đại Tá Lê Thương, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2, gặp xe ôm ông đón về nhà thờ Phan Rang. Về sau triệt thoái về Phan Rí Cửa. Tại đây Trung Tá Chế Quang Thảo và quân số còn khoảng 4 Đại Đội. Hai Đại Đội được tàu Hải Quân vớt đưa ra đảo Phú Quý để về đến Vũng Tàu sáng 19 Tháng Tư, 1975. Hai đại đội còn lại không di chuyển kịp bị địch bao vây bắt giữ.
Trong phi trường các công binh Dù cắt kẽm gai để hai tướng Nghi và Sang cùng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương, Sư Đoàn 6 Không Quân cùng một số đơn vị cùng gia đình binh sĩ khoảng 700 người rút lui về hướng Cà Đú. Tiểu Đoàn 11 Dù đi đầu, sau cùng là Công Binh và Đại Đội Trinh Sát Dù. Vừa di chuyển, quan sát và mở đường để bảo vệ đoàn quân rút lui.Chiều 16 Tháng Tư, 1975, Quân Đoàn II định đưa trực thăng bốc đoàn quân rút lui. Tướng Nghi từ chối với hy vọng đi bộ thoát về Ninh Chữ nhưng địch quân đoán được ý định nên chận đường phục kích.
-Tướng Trần Văn Nhựt thoát ra biển bằng trực thăng
Vào sáng 16 Tháng Tư, 1975, chiếc trực thăng cuối cùng của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương khi cất cánh, Đại Tá Tự tưởng hai Tướng Nghi và Sang đi. Sau này rõ lại là Tướng Trần Văn Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2/BB lấy trực thăng đi thị sát mặt trận. Khi cất cánh bị đạn phòng không của địch bắn lên rất gần nhưng may thoát khỏi. Khi trực thăng ra biển được chiến hạm Whec thả phao vớt lên. Còn Đại Tá Nguyễn Khoa Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 2 và Đại Úy Danh vì không biết bơi nên còn ở trên trực thăng. Khi lên tàu Tướng Nhựt thấy có Đại Tá Trương Đăng Liêm, Tỉnh Trưởng Ninh Thuận đã có mặt từ trước. Tướng Nhựt dùng hệ thống liên lạc chiến hạm gọi thẳng về Bộ Tư Lệnh Hải Quân và nhờ chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu cho biết Phan Rang bị thất thủ.
Ngày 29 Tháng Tư, 1975, lúc 13 giờ 30, Tướng Nhựt cùng Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Xuất thân khóa 4 Hải Quân Nha Trang) tại Vũng Tàu dùng trực thăng cơ hữu HU1 bay ra biển để đến căn cứ hải Quân Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.
Tướng Nhựt xuất thân Khóa 10 Trần Bình Trọng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Ông mãn phần ngày 5 Tháng Giêng, 2015, tại thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 80 tuổi.
-Các tướng bị bắt khi bị phục kích
Vào hồi 21 giờ ngày 16 Tháng Tư, 1975, dưới sự hướng dẫn của Đại Tá Nguyễn Thu Lương, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Dù, đoàn người bắt đầu rời thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì lọt ổ phục kích của địch.
Khi đoàn quân lọt vào khu vực phục kích, lệnh khai hỏa bắt đầu. Hỏa lực nổ rền vang. Ánh sáng hỏa châu sáng rõ như ban ngày. Tiếng la hét xung phong “hàng sống, chống chết” của địch quân vang dậy một vùng trời. Tàn trận, một số địch cũng như ta bị thương vong. Hai Tướng Nghi, Sang và ông Lewis cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn hai Tướng Nghi, Sang và ông Lewis ngược ra Suối Dầu, Nha Trang sáng hôm sau. “Trên đường Tướng sang thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thểu, lang thang đi ngược trở về. Tướng Sang bỗng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào vì làm Tướng mà không giữ được thành. Ở tại đồn điền Yersin 2 ngày, địch đưa 3 người ra Đà Nẵng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22 Tháng Tư, 1975, địch đem phi cơ chở 3 vị ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây, nơi từng giam giữ tù binh Mỹ .
Chúng thả ông Lewis vào Tháng Tám, 1975, Trung Tướng Nghi năm 1988 và Tướng Sang 1992.” (theo tài liệu Tướng Sang).
Đến ngày 22 Tháng Hai, 1993, Tướng Sang cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông mãn phần ngày 30 Tháng Mười Một, 2002, tại thành phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 71 tuổi.
Tướng Nghi xuất thân Khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Tướng Sang xuất thân Khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ Quan Trù Bị Thủ Đức.
Một số khác trong đoàn quân rút lui chạy thoát được, trong đó có Trung Tá Lê Văn Bút Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật.
-Trục tiến quân của địch vào thị xã Phan Rang
Một số đơn vị ĐPQ chống trả theo chiến thuật tác chiến trong thành phố yếu ớt vì phía địch dùng toàn chiến xa T54 lại có bộ binh tùng thiết nên hướng tiến quân của địch vào thị xã dễ dàng. Địch tiếp tục qua cầu Đạo Long để vào An Phước.
Một số chiến xa lọt vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Quân trú phòng báo động chạy ra phía sau Tiểu Khu kế cận bờ sông. Một số quân nhân trốn vào nhà dân thay quần áo dân sự chạy thoát, trong số thoát được có Thiếu Tá Bùi Sơn Hải. Riêng Trung Tá Nguyễn Công Ba và Thiếu Tá Trương Minh Lữ (Khóa 1 Nha Trang), Trưởng Phòng 4 Tiểu Khu bị bắt khi chúng lục soát tìm được hai vị này trốn trong cánh đổng mía.Đến gần trưa, một chiến xa của Cộng quân vào án ngữ tại ngã ba nhà máy dệt, một chiếc đậu tại cây xăng Khu Tam Giác, một chiến xa đậu tại trụ sở quận Thanh Hải, một chiến xa khác đậu tại cầu Đạo Long.
Riêng tôi, lúc 8 giờ lái xe ra kiểm soát việc phòng thủ tại Khu Tam Giác. Lúc ra khỏi cổng Tiểu Khu được đồng bào đang tất bật chạy tới và báo tin Việt cộng đã vào đến Khu Tam Giác đầu thị xã nên tôi chạy về nhà nơi gia đình tạm trú để theo dõi tình hình. Đó là giây phút đau buồn nhất đã kết thúc cuộc đời bình nghiệp của tôi qua gần 20 năm phục vụ Tổ Quốc.
-Bệnh viện dân quân y Phan Rang cứu chữa quá nhiều thương binh
Trận chiến tại mặt trận Phan Rang xảy ra rất khốc liệt, từ đêm 15 rạng ngày 16 Tháng Tư, 1975, gây cho một số quân nhân của QLVNCH và bộ đội Bắc Việt bị thương rất nhiều. Ngày 16 Tháng Tư 1975, Cộng quân chiếm thị xã Phan Rang nên số thương binh của ta lẫn địch được đưa vào bệnh viện dân quân y Phan Rang cứu chữa. Trong các ngày 16, 17 và 18 Tháng Tư, 1975, là những ngày toàn bộ bác sĩ và y tá của bệnh viện này do Bác Sĩ Đoàn Trình, giám đốc đã làm việc cật lực liên tục.
Các sĩ quan cấp tá chạy thoát khỏi Cộng Sản tại phi trường Phan Rang, di chuyển đường bộ sau nhiều ngày mới về đến Saigon. Trong có Đại Tá Lương bị VC bắt lại.
– Đại Tá Trần Văn Tự, Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương mặt trận Phan Rang. Như đã đề cập ở phần trước là những ý kiến của Đại Tá Tự ít được Bộ Tư Lệnh chú ý. Vì lý do đó nên sáng 16/4 địch tràn ngập phi trường, Đại Tá Tự chạy đằng ông, các vị Bộ Tư Lệnh chạy theo đằng họ nên bị địch bắt sống trong đêm đó khi lọt ổ phục kích. Đại Tá Tự quyết định chạy bộ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh và Quân Cảnh Nhảy Dù tan hàng. Trên đường di tản bộ từng đoạn một, nhiều khi bị các chốt du kích địa phương giữ lại, Đại Tá Tự lẻn trốn được, nhờ cải trang thường dân trà trộn trong số dân chạy loạn và lính tan hàng. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ở Hố Nai nghe đài phát thanh qua lời kêu gọi của Đại Tướng Dương Văn Minh buông súng. Đến 15 giờ Đại Tá Tự về tới nhà ở chung cư Đô Thành đường Hòa Hảo.
– Đại Tá Nguyễn Thu Lương xuất thân Khóa 4 Cương Quyết Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Đại tá đã nhanh chân thoát được trong trận Việt Cộng phục kích tại Mỹ Đức. Sau đó ông không liên lạc tìm được Tướng Nghi và Sang nên ông đành vượt qua Quốc Lộ 1 để tìm đường trốn ra biển, không may gặp một quân nhân đang là tù binh biết mặt và nhìn thấy Đại Tá Lương rồi điềm chỉ cho Cộng quân bắt giữ. Ông bị vào tù tập trung của Cộng Sản đến 13 năm.
– Đại Tá Lê Thương, xuất thân Khóa 5 Vì Dân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, chỉ huy trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2 BB. Phi trường Phan Rang bị chọc thủng, Đại Tá Thương và một số quân nhân chạy về hướng quận An Phước bị địch phát hiện nổ súng. Đại Tá và 2 thuộc cấp chạy vào Cà Ná, gặp xe ôm đi ngược về nhà thờ Phan Rang. Trú ngụ tại đây qua đêm, sáng ra ông cùng theo xe bà con giáo dân đi Lạc Thiện. Lần hồi ông tìm phương tiện về Di Linh, Bảo Lộc rồi đi từng chặng đến Định Quán, lần về Gia Kiệm, rừng chuối rồi đến Bảo Hàm. Qua 8 ngày phiêu bạt, sau cùng gặp một số đơn vị trong có Đại Tá Lê Văn Trang Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn III và Trung Tá Phan Văn Phúc nguyên CHT/PB/Sư Đoàn 4 BB, nhờ ông Phúc chở về Saigon đoàn tụ gia đình trong ngày 26 Tháng Tư, 1975. Cuộc vượt thoát của Đại Tá Thương vô cùng đói khát và cực khổ.
– Trung Tá Lê Văn Bút, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật. Trong khi đoàn quân Bộ Tư Lệnh Tiền Phương lọt phục kích, Trung Tá Bút và một số quân nhân tách khỏi đoàn quân rút lui trốn vào các bụi rậm. Ông Bút và một Thiếu Úy Không Quân chạy về hướng Ninh Chữ tìm ghe ra biển nhưng không có. Trong túi áo còn 200 ngàn, tiền Tướng Đôn ủy lạo cho Không Quân do Tướng Sang giao từ hôm trước. Nhờ có tiền, hai thầy trò di chuyển đường bộ bằng xe đò, xe ôm, có lúc phải băng rừng, vượt đồi núi. Đến 8 ngày sau mới về đến Trảng Bom. Kể lại chuyến vượt thoát vô cùng khổ sở của một trung tá Không Đoàn Trưởng, lúc bình thường trong Không Đoàn có rất nhiều phi cơ các loại.
-Ít dòng tiểu sử và nguyên nhân Đại Tá Trần Văn Tự xuất thân vào cửa Phật
Đại Tá Trần Văn Tự sinh Tháng Hai, 1927 tại Pháp. Thân sinh của ông là Giáo Sư Trần Văn Thạch, sinh trưởng tại Phú Lâm, Chợ Lớn, Nam Phần. Ông du học tại Toulouse (Pháp) và đã viết báo “Le Journal des Etudiants Annamites” bày tỏ chí hướng và nguyện vọng thiết tha của người thanh niên Việt Nam mong muốn nước nhà được độc lập. Ông hoạt động trong nhóm Đệ Tứ của ông Tạ Thu Thâu. Về nước ông tích cực hoạt động chính trị và dùng cơ quan ngôn luận là tờ báo “La Lutte” làm lợi khí nêu rõ lập trường tranh đấu của ông. Năm 1937, ông được đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Saigon. Sau đó ông bị nhà cầm quyền Pháp ký giấy tống giam vì những bài báo ông đả kích chính sách cai trị của người Pháp tại Việt Nam. Năm 1945, ông bị thủ tiêu lúc 40 tuổi. Ông được đặt tên đường Trần Văn Thạch thay tên cũ là Vassoigne bên hông chợ Tân Định.Đại Tá Tự lúc còn Trung Tá ông là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Năm 1969 ông nhận chức Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận.Sau khi miền Nam bị bức tử, Đại Tá Tự đã trình diện Ủy Ban Quân Quản Saigon, bị tù tập trung “cải tạo” của Cộng Sản từ Nam ra Bắc 12 năm, 3 tháng, được về nhà năm 1987 nhân lễ 2/9 của Việt Cộng.Đại Tá Tự sang Hoa Kỳ vào cuối Tháng Hai, 1992, theo chương trình tị nạn qua danh sách HO.10. Nhân dịp tiếp xúc với đại tá, người viết mong biết được quyết định xuất gia vào chùa của đại tá thì ông cho biết: Có 3 lý do để ông xuất gia:1- Không muốn làm con cờ trên bàn cờ quốc tế nữa.2- Sám hối những tội lỗi vì không giữ được Miền Nam.3- Trong khi vượt thoát khỏi mặt trận Phan Rang và trong thời gian tù đày hơn 12 năm, ông nhờ Phật pháp mà vượt qua nhiều khổ nạn và tỉnh ngộ rằng “mọi việc do tâm.”Đại Tá Trần Văn Tự xuất gia cuối Tháng Mười Hai, 1999, thọ giới Sa Di (10 giới), pháp hiệu là Tỳ Kheo Thích Không Chiếu.
III- Lời kết
Bài viết này là tài liệu tổng hợp qua các sự kiện xảy ra tại Tiểu Khu Ninh Thuận và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Phan Rang. Loạt bài nhằm giúp bạn đọc hình dung để nhận thấy rõ trách nhiệm của mọi quân nhân thuộc các Quân Binh Chủng QLVNCH tham gia vào trận chiến.Trước hết là Sư Đoàn 6 Không Quân của Quân Chủng Không Quân là những con chim sắt từ Pleiku với phương châm Tổ Quốc và Không Gian về trấn đóng tại Bửu Sơn.
Quân Chủng Hải Quân cùng góp mặt như Duyên Đoàn 27, 2 Khu Trục Hạm, 1 Giang Pháo Hạm, 1 Hải Vận Hạm và một số tàu yểm trợ để làm nhiệm vụ Tổ Quốc Đại Dương.
Về Quân Chủng Lục Quân thì có các binh chủng như: các chiến sĩ Thiên Thần Sát Địch của Lữ Đoàn 2 và 3 Nhảy Dù luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm giao phó. Sư Đoàn 2 BB đã từ vùng 1 vào Bình Tuy, tái tổ chức và trang bị rồi ra Phan Rang với kỳ vọng đem lại sự Chiến Thắng Vinh Quang.Các chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ vừa tham dự các trận đánh tại Quân Đoàn III nhưng Vì Dân Quyết Chiến cũng được điều động ra Phan Rang tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.Còn có đơn vị thám sát Nha Kỹ Thuật để hoàn thành Bóng Ðêm và Sứ Mạng.
Trong số các đơn vị trên cũng cần kể đến các Pháo Thủ Sắm Sét, các chiến sĩ Thiết Giáp Kỵ Binh Mau Mạnh nằm trong hệ thống yễm trợ các đơn vị.Sau cùng là lực lượng diện địa Ninh Thuận gồm DPQ-NQ là đơn vị Bảo Quốc An Dân, trong đó có Pháo binh và cơ giới. Bên cạnh còn lực lượng CSQG, Nhân Dân Tự Vệ, Xây Dựng Nông Thôn và Cơ Cấu hành chánh tỉnh nhà Ninh Thuận cũng góp phần không nhỏ.
Từ vận nước, các đơn vị trên tuy không giữ được tuyến phòng thủ Phan Rang song họ cũng góp phần xương máu rất đáng kể tại đây.Loạt bài được hoàn thành như một nén nhang gởi muộn đến các chiến sĩ tham gia mặt trận Phan Rang đã hy sinh tại trận hoặc mãn phần sau này.
Sau cùng, người viết xin trân trọng cám ơn:
– Hai vị tướng: Phạm Ngọc Sang và Trần Văn Nhựt (cả hai đã mãn phần).
– Các đại tá: Trần Văn Tự, Trương Đăng Liêm và Lê Thương.
– Các trung tá: Nguyễn Công Ba (mãn phần), Lê Văn Bút và Chế Quang Thảo.
– Các thiếu tá: Bùi Sơn Hải (mãn phần), Nguyễn Ngọc Phương, Trần Văn Kia và Trương Khương.
– Đốc Sự Lê Tấn Nhiểu, Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra người viết còn tham khảo sách “Lược Sử QL/VNCH” của Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy 2011.
Các quý vị không những đóng góp tài liệu mà còn khuyến khích tôi biên soạn bài này từ nhiều năm trước.Bài viết hoàn thành xin kính tặng đến bạn đọc. Đặc biệt những quý vị đã cung cấp tài liệu tin tức cho tôi, quý vị đồng hương Ninh Thuận, trong và ngoài nước, kể cả em Lan và các bạn trong nhóm Ngũ Quỷ ngày xưa của Trường Trung Học Duy Tân Phan Rang.
Qua tài liệu cùng ký ức, tôi đã ghi lại những sự kiện xảy ra hơn bốn thập niên trước, dù cố gắng viết chính xác song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc vui lòng thông cảm.
Tình Bằng Hũu cũng rất cao quý Nhưng Tình Chiến Hữu còn thâm sâu, thắm thiết hơn nhiều Con nhiều cha nào ai giống ai Chỉ hội tụ một điểm chính Tình Nước Là con người có căn bản đạo lý nghĩa tình Dù biết chẳng qua chỉ là kiếp phù sinh Sống cho ra Người cũng đâu có tệ Tình Chiến Hữu trên mười lam năm gắn bó Cùng nhau hợp sức đập lũ hai mang nằm vùng Không có nội quy hay ràng buộc cùng chung Vẫn kiên cường uyển chuyển đương đầu với lũ Ác Giờ ai cũng trên Thất Thập Cổ Lai Hy Quỹ thời gian cũng không còn nhiều như mọi khi Nghĩa tình vẫn thắm thiết Có cơ hội họp mặt tay bắt , mặt mừng ôm chầm nhau thắm thiết Nào khác chi Lưu Quan Trương kết nghĩa vườn đào Tình Chiến Hữu vượt lên tầm cao Anh em ruột thịt chắc gì Cảm Thong ,Hiểu, Chia Sẻ nhau ngọt bùi, cay đắng Tạ ơn Người, Tạ ơn Đời , Tạ ơn Hoá Công ! Kiếp phù sinh nhưng Diễm Phúc gặp được người cùng Nặng Nợ Nước Giòng đời nào khác dòng sông có bao giờ trở ngược ? !
(Nguyễn Phúc Sông Hương là bút hiệu của Thiếu Tá Nguyễn Phúc, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/48 SĐ18BB trong trận chiến Xuân Lộc, tháng Tư 1975. Anh và gia đình hiện cư ngụ tại Sacramento, California)Khoảng ba giờ sáng đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4, từ trên căn cứ pháo binh Núi Thị hướng nam thị trấn Xuân Lộc 5 cây số, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/43 thấy đèn pha xe sáng rực trên những ngã đường trong thành phố. Chế cảm thấy đây là một sự việc khác thường bởi vì đã mười một giờ đêm, từ khi chiến trận bùng nổ, Xuân Lộc luôn ngập chìm trong bóng tối, thỉnh thoảng loé sáng bởi đạn pháo địch rót xuống mà thôi. Chế vội gọi máy liên lạc với bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù đơn vị mà TĐ thuộc quyền tăng phái thì được biết đó là những đoàn xe của quân CS đang vào Thị xã. Như vậy thì Xuân Lộc đã bị quân Cộng sản chiếm rồi. Nhưng sao chẳng nghe những tiếng súng giao tranh. Không lẽ toàn thể quân trú phòng Xuân Lộc đã đầu hàng, Tư Lệnh Lê Minh Đảo đã đầu hàng ?
Chế lo âu, giọng run khi cầm máy gọi BCH Lữ Đoàn 1 Dù. Rạch Giá Lê Lai và trở về với người anh cả của anh. Nghe lệnh BCH Lữ Đoàn Dù, Nguyễn Hữu Chế rất tức giận. Nếu mình không gọi, chắc đã bị bỏ quên, và rồi sẽ bị quân CS tiêu diệt. Chế muốn hét lớn phẫn nộ, nhưng anh kềm lại được khi nghĩ đến Tiểu đội Trinh sát nằm tiền đồn bên ngọn Núi Ma. Phải gọi thằng em về càng nhanh càng tốt. Toàn thể TĐ phải rút khỏi Núi Thị trước khi bị quân CS bao vây. Chế cho lệnh phá hủy mấy khẩu pháo 155 ly trong khi chờ mấy đứa em tiền đồn trở về. Đây là những khẩu pháo đã gây nhiều thiệt hại cho quân CS trong mấy ngày chiến trận.
Khoảng hơn 4 giờ sáng Tiểu đội Trinh sát đóng ở Núi Ma và các toán tiền đồn mới trở về căn cứ Núi Thị đầy đủ. Toàn thể Tiểu đoàn 2/43 bắt đầu xuống núi, chia làm hai cánh quân, một do Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và một do Tiểu đoàn phó Đại uý Chi chỉ huy. Hơn 300 chiến sĩ TĐ 2/43 đã chiến đấu oanh liệt đột phá vòng vây khi xuống núi. Phá được vòng vây quanh núi Thị, TĐ nhắm hướng Bà Rịa mà tiến nhưng hầu như đâu đâu trong rừng cao su cũng đều có quân CS. Vì vậy dù cố tránh giao tranh, và lợi dụng bóng đêm để di chuyển, nhưng thật khó mà thoát khỏi vòng vây bủa lưới của quân CS.
Đm, bắt và diệt cho hết tụi ngụy 18 ác ôn còn lại. Tiếng la hét, liên lạc gọi nhau của binh lính CS vang thật rõ trong rừng cao su. Những ánh đèn pin chớp loé tìm kiếm từ lùm bụi này đến lùm bụi khác. Người lính trong thế lui quân bị săn đuổi nép mình sau gốc cây cao su, thấy rõ những bóng ma trước mặt mà không thể nổ súng đốn ngã. Những thương binh đau đớn cắn răng mà chịu. Người lính Sư đoàn 18 chưa bao giờ phải nhịn nhục như thế này. Mới hôm qua đây, ta còn xáp chiến đẩy lui địch ra khỏi thị trấn mà hôm nay lại phải ngậm tăm mà đi. Qua một đêm gần như thiếu định hướng trong rừng, sáng hôm sau Chế bắt được liên lạc vô tuyến với Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 52. Từ trực thăng bay trên cao, Đại Tá Dũng hướng dẫn cho TĐ tiến về hướng Long Thành. Quân CS chắc chắn đã bắt được tần số liên lạc của ĐT Dũng và Chế nên đã điều quân đuổi theo và chận đánh.
Rút lui là thế sau cùng. Người lính tác chiến ít khi nghĩ đến việc rút lui bởi vì rút lui là đưa lưng cho địch bắn. Trong cuộc rút lui này, không những đưa lưng mà còn phải ngẩng đầu để hứng đạn ngay từ trước mặt, tứ bề. Vài lần, Chế đã lệnh cho toàn thể binh sĩ dưới quyền trụ lại, dùng cây cao su che thân, dùng nón sắt và mười ngón tay cào đất để làm nơi chống trả. Những lúc đó, Chế và anh em như những con cọp dữ. Bắn và hò reo, la hét. Để tăng thêm khí thế đánh lui quân địch, và cũng để cho quên đi những đớn đau từ những vết thương ứa máu, để xua tan những ngậm ngùi khi nhìn bạn ngã xuống bên mình.
Không trụ lại lâu được vì địch quá đông, đạn dược không còn đủ. Hai cánh quân của TĐ bắt buộc vừa đánh vừa rút. Địch lại rượt đuổi, đổ quân chận đầu, bao vây quyết tiêu diệt đơn vị QLVNCH còn lại sau cùng này để tàn sát trả thù cho trận quyết đấu mà họ bị thảm bại vừa qua.
Qua nhiều trận giao tranh với địch ngày và đêm trong rừng cao su gãy đổ vì đạn bom, chiến sĩ TĐ 2/43 đã lần lượt ngã xuống đền nợ nước. Chế cũng cạn khô nước mắt. Mồ hôi hầu như không còn để chảy vì đói và khát.
Phân tán mỏng từng tiểu đội, bán tiểu đội mà rút. TĐT Nguyễn Hữu Chế sau cùng phải quyết định như vậy. Phân tán mỏng thì lực chống sẽ yếu, nhưng dễ dàng luồn lách thoát khỏi vòng vây. Ba trăm chiến sĩ từng hàng chục lần đánh bật kẻ thù, trụ cứng đĩnh Núi Thị từ khi chiến trận bùng nổ, thế mà giờ đây người hy sinh, kẻ thất lạc, bên Nguyễn Hữu Chế chỉ còn lại 27 người. Tất cả đang đâu lưng chiến đấu tìm đường sống. Với Chế, đây là lần đầu tiên trái tim anh quá nhiều đau đớn trong suốt bao năm chỉ huy Tiểu đoàn. Anh chưa bao giờ để cho một đứa em bị thất lạc, không được băng bó vết thương hay bỏ xác tại trận. Lòng thương mến binh sĩ và danh dự của người chỉ huy như hai ngọn đèn luôn cháy rực trong tâm trí anh.
Hai mươi tám người còn lại mà hầu hết là những tay súng ngắn thuộc BCH Tiểu đoàn và các chiến sĩ pháo binh, công binh. Đối với B40, AK thì súng ngắn chỉ là súng đuổi ruồi.
Bảo Định, các anh đã bị bao vây, đã cùng đường, hãy ra hàng để được toàn tánh mạng. Bảo Định, tụi mày đã bị bao vây, cùng đường rồi, chịu chết đi.
Khi thì anh, khi thì mày. Khi thì dụ, khi thì đe. Hàng trăm lần, tiếng loa gọi đích danh Bảo Định, danh hiệu của Nguyễn Hữu Chế ra hàng.
Đối với người lính trận ở chiến trường, tiếng loa dụ hàng của địch quá thông thường, nhưng trong tình thế này đã phần nào làm giao động 28 tám người.
Có lúc Chế nghĩ rằng để anh em ra hàng còn mình anh chạy trốn. Hai mươi bảy người còn lại phải sống. Anh không thể tiếp tục nhìn họ lần lượt ngã xuống nữa. Riêng Chế, chỉ có chạy thoát hay là chết mà thôi. Nếu thoát không được thì cho một viên đạn súng colt vào đầu chứ không thể để bị bắt. Làm sao CS có thể tha Bảo Định Nguyễn Hữu Chế là một trong những Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 18 mà CS liệt vào hàng nợ máu ác ôn.
– Chúng ta đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, anh em nên ra hàng vì vợ con gia đình của mình. Tôi chỉ yêu cầu anh một việc là đợi khi tôi đã đi khỏi nơi này thì ra hàng. Những gương mặt đầy lo âu bỗng đanh lại khi nghe Chế nói. Một hạ sĩ quan công binh nhìn Chế :
– Thiếu tá ơi, chúng tôi tuy là Công binh chiến đấu, khả năng không bằng người lính Bộ binh nhưng nhất định không làm hổ thẹn hai chữ chiến đấu mà chúng tôi đã tự mang vào mình.
– Bao giờ Thiếu Tá ngã xuống thì tụi em mới ra hàng. Người lính Truyền tin nói.
– Thiếu Tá ngã thì em ngã theo. Người lính trinh sát cuối cùng của Tiểu đội Trinh sát nói một cách cuơng quyết.
Ba đêm, bốn ngày, hai mươi tám người sống chết bên nhau. Người còn sức dìu người sức yếu. Tay súng tay bạn, cương quyết không bỏ lại một người nào.. Họ lần mò trong đêm, dò dẫm trong ngày. Có khi vấp phải xác thú bị đạn chết trong rừng nhưng chẳng ai xẻ thịt thú mà ăn dù rất đói và khát.
Tháng Tư, sương đêm không đủ để làm ướt lá cây cao su thì làm sao có vũng ướt heo rừng nằm cho người lính cúi xuống đưa lưỡi tìm chút nước.
Có lúc trong ngày, một vài lần Chế nghe tiếng trực thăng bay cao trên trời. Lòng mọi người vui lên vì biết mình sắp ra khỏi vùng địch chiếm đóng. Chế ứa nước mắt khi nghe tiếng gọi Bảo Định, Bảo Định, anh nghe tôi không trả lời của Đại tá Lê Xuân Hiếu Trung Đoàn Trưởng 43 gọi tìm đứa em thất lạc, nhưng Chế không dám lên tiếng vì sợ VC theo dõi bắt được tần số, phát hiện. Chế tin sự suy nghĩ và lo sợ của mình là đúng vì chính Chế đã nghe những lời trao đổi của VC lạc vào trong tần số máy PRC25 của Tiểu đoàn. Ngày thứ 4, nhiều anh em dường như không bước được nữa. Chính Chế cũng cảm thấy một cơn sốt đang kéo đến. Anh khô đắng cả họng, bụng thì đau nhói, chân run như sắp khuỵ xuống. Bây giờ thì không thể im lặng được nữa. Anh hai ơi Bảo Định đây. Chế cầm ống liên hợp và cất tiếng gọi lớn.
– Bảo Định ! Bảo Định ! nghe anh trên 5, nghe tôi không trả lời ! Tiếng vị Trung Đoàn Trưởng vui mừng vang lên trong máy PRC25. Dưới sự hướng dẫn của Đại Tá Hiếu, và yểm trợ bằng hỏa tiễn của trực thăng, Chế và anh em tìm ra được khu trãng trống. Ba chiếc trực thăng UH-1B từ hướng Nam bay đến, rà thật sát trên ngọn cây rồi đáp xuống khu rừng chồi. Người còn sức cõng người kiệt sức chạy nhanh ra. Vấp ngã. Đứng dậy. Chạy tiếp. Nhanh lên, nhanh lên. Chế hét, tay quơ cây gậy thúc dục hai người lính đang vấp ngã trước mặt mình. Chế xốc tay một người và kéo chạy.. Cánh quạt phi cơ tạo gió như cơn bão khiến cả hai thân thể yếu đuối quay một vòng rồi ngã xuống. Chế cố đứng dậy, kéo rồi đẩy người lính nhào vào cửa Trực thăng. Pháo 82 và đạn B40 nổ ầm ầm. Khói lửa tung lên mù mịt ngay bên cạnh. Chiếc trực thăng bốc lên. Tự nhiên Chế cảm thấy có một sức mạnh mà anh chưa từng có trong thân thể mình, anh nhảy lên, vươn hai tay chụp vội và nắm chặt càng trực thăng vừa lúc chiếc trực thăng bay là là về phía trước. Đạn VC bắn xối xả theo nghe veo veo. Chiếc nón sắt trên đầu Chế rơi xuống. Cả chiếc kính cận trên mắt cũng rơi theo Chế nhắm mắt. Đôi bốt dưới chân quệt mạnh cành lá khiến thân thể anh lại càng chao đảo. Chế nghiến chặt hàm răng, dồn hết sức lực vào đôi bàn tay đã xây xước bao ngày qua, bám cứng vào càng trực thăng. Chế cảm nhận có vị mặn trên môi mình từ khi chiếc kính rơi xuống. Không biết là máu, mồ hôi hay nước mắt. Đeo lơ lững dưới càng trực thăng như vậy cho đến khi trực thăng ra khỏi tầm đạn địch, bốn bàn tay đồng đội trên trực thăng mới kéo được Chế lên lòng phi cơ.
– Thiếu tá ơi ! Bảy tiếng kêu của bảy người lính cùng bật ra một lúc. Người xạ thủ trực thăng thì khép nhẹ đôi mắt lại như cố khắc ghi hình ảnh hào hùng đầy xúc động trước mặt mình.
– Chúc mừng Thiếu tá và anh em. Anh ta nói, giọng sung sướng. Hai sĩ quan Phi công ngồi phía trước cũng đưa tay ra dấu chào mừng.
Chế nhấc cánh tay mỏi mệt bắt tay người xạ thủ trực thăng. Cũng nhờ sự can đảm và tận tình của các anh. Chế muốn nói như vậy, nhưng âm thanh không thể thoát ra khỏi cổ họng đang khô đắng của anh.
Khi Chế vừa bước vào phòng hội của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại căn cứ Long Bình vào buổi chiều ngày 24 tháng 4 thì Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ôm chầm lấy Chế. Qua phút xúc động mừng vui, Tư Lệnh bước đến mượn hai hoa mai trắng trên cổ áo một vị Trung Tá rồi gắn vào cổ áo Chế.
– Anh xứng đáng được vinh thăng Trung Tá. Chế đứng nghiêm, đưa tay chào và nói: – Thưa Thiếu Tướng, tôi không xứng đáng nhận sự ân thưởng này. Giọng Chế cương quyết. Vị Tư Lệnh mở tròn đôi mắt nhìn người thuộc cấp Tiểu Đoàn Trưởng của mình. Qua phút ngạc nhiên, ông chợt hiểu. Ông gật đầu nhìn Chế. Chế thấy đôi mắt sáng đó cũng đang mờ dần đi như đôi mắt ứa lệ của mình.
– Anh em Binh sĩ Tiểu đoàn 2/43 bỏ tôi mà đi hết rồi thưa Thiếu Tướng, tôi còn vui vẻ nào mà…
-Thôi, được rồi, tôi sẽ trình lại với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên sau.
Vị Tư Lệnh nói và đưa mắt nhìn người thuộc cấp đang đặt tấm thân mỏi mệt xuống chiếc ghế trong phòng hội. Chế ngồi bất động, hai tay ôm đầu. Anh cảm thấy hối hận vì câu nói nóng nảy oán trách Chỉ Huy trưởng Lữ Đoàn 1 Dù khi vừa bước chân vào phòng hội. Cấp chỉ huy tối cao của Quân Lực còn bỏ ra đi, quay mặt với thuộc cấp trong khi đang ở ngay tại Sài Gòn, trong bộ Tổng Tham Mưu an toàn thì việc Chỉ Huy Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù chậm ra lệnh cho TĐ 2/43 rút quân cũng không đến nỗi phải bị oán trách. Toàn thể Lữ đoàn 1 Dù đến chín, mười giờ đêm mới ra đến lộ sau khi đã đụng độ ác liệt với quân CS và bị thiệt hại khá nặng. Họ còn phải bảo vệ dân chúng đang kéo theo. Lữ Đoàn Trưởng có hàng trăm việc phải giải quyết, đối phó. Đêm đầu tiên nghỉ tại BTL Sư Đoàn, lòng Chế không yên. Ý nghĩ về vợ con gia đình chợt đến nhưng chỉ thoáng qua. Đầu óc anh đầy hình ảnh của đồng đội; người đã ngã xuống và người thất lạc. Trái tim anh từng hồi vang lên tiếng gọi của anh em. Gần như suốt đêm, Chế đứng nhìn hỏa châu trên vùng trời Long Thành, mong trời mau sáng với hy vọng sẽ có anh em binh sĩ thất lạc trở về. Quả nhiên, đúng như dự đoán và tin tưởng của Chế, những ngày kế tiếp, hơn một trăm anh em chiến sĩ Tiểu đoàn đã lần lược trở về với vũ khí đầy đủ. Họ là những người thất lạc hoặc tự phân tán thành từng toán nhỏ để dễ dàng thoát khỏi vòng vây của quân CS. Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Hữu Chế hết sức vui mừng. Con gà mẹ tuy còn đau buồn trông ngóng, nhưng lại cất tiếng kêu tục tục, quy tụ đàn con chung quanh mình. TĐ 2/43 lại tiếp tục tham dự những ngày sau cùng của cuộc chiến.Họ, người sống cũng như kẻ đã hy sinh, những hiệp sĩ đoạn hậu cho một cuộc lui quân đã đi vào chiến sử QLVNCH. Và Nguyễn Hữu Chế, người TĐT đã quên mất bản thân khi cố hết sức đẩy người thương binh thuộc cấp của mình lên phi cơ. Nhiều ngày, Chế không thể tin mình là người lính rút lui sau cùng khỏi Xuân Lộc dưới càng trực thăng giữa lằn đạn địch. Chế không tin vì không thể nghĩ là mình còn sống, đủ sức mà xoè đôi bàn tay yếu đuối rã rời để bám vào càng trực thăng khi chiếc phi cơ bốc lên.
Chế không tin, nhưng những người lính TĐ2/43 thì biết đó chính là sức mạnh từ trái tim và trí óc của vị TĐT của họ. Hình ảnh này thật quá bi hùng mà suốt đời, họ không thể nào quên. Nguyễn Phúc Sông Hương
Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.
Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]
Cộng đồng Do Thái ở Mỹ có 5,7 triệu người, chiếm 40% tổng số người Do Thái trên toàn thế giới, là quần thể dân tộc thiểu số thành công nhất, có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của dân Mỹ. Dù chỉ chiếm khoảng 1,7~2,6% số dân nước Mỹ (số liệu 2012; tùy định nghĩa thế nào là người Do Thái) nhưng người Do Thái chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính nước này, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel những khoản tiền khổng lồ.[2]
Trong 50 người giàu nhất thế giới hiện nay do tạp chí Forbes đưa ra (3/2015) có tới 10 người Do Thái.[3] Đó là :
Larry Ellison, tài sản 54,2 tỷ USD, nhà sáng lập và CEO Oracle Corp., giàu thứ 3 nước Mỹ
Michael Bloomberg, 35,5 tỷ USD
Mark Zuckerberg, 33,4 tỷ USD, tỷ phú trẻ nhất thế giới (sinh 1984)
Sheldon Adelson, 32,4 tỷ USD, vua casino
Sergey Brin và Larry Page (29,2 và 29,7 tỷ USD), đồng sáng lập Google
George Soros, 24,2 tỷ USD, nhà đầu tư và từ thiện
Carl Icahn, 23,5 tỷ USD, nhà đầu tư và từ thiện
Len Blavatnik, 20,2 tỷ USD, người giàu nhất nước Anh (sinh tại Liên Xô cũ),
Michael Dell, nhà sáng lập Dell Computer Founder.
Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng to lớn nếu không nói là quyết định tới tiến trình tiến hóa của nhân loại:
Karl Marx[4] người xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
Trong tổng số 74 chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1969-2014, có 22 là người Do Thái, chiếm tỷ lệ gần 30%, dù người Do Thái chỉ chiếm 0,19 % số dân toàn cầu. Chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng…
Từ năm 1987 tới nay có ba người Do Thái kế tiếp nhau làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, tức Ngân hàng Trung ương Mỹ), cơ quan nắm quyền sinh sát trong giới tài chính Mỹ và thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu. Đó là ông Alan Greenspan 19 năm liền (2/1987-2/2006) được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử vào chức vụ này. Tiếp sau là ông Ben Bernanke (nhiệm kỳ 2/2006-2/2014) và bà Janet Yellen (từ 2/2014 tới nay).
Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển, đều là người Do Thái.
Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người:
Jacob Schiff (1847-1920), chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; năm 1904 do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong Thế chiến II phát xít Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc, tuy đồng minh số một của Nhật là phát xít Đức có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy. Schiff là người nước ngoài đầu tiên được Nhật Hoàng Minh Trị tiếp kiến tại Hoàng cung Nhật.
George Soros, nổi tiếng về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn, từng làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu.
Michael Blooomberg, sáng lập và sở hữu 88% Bloomberg L.P., một công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin. Blooomberg từng trúng cử liền 3 khóa thị trưởng thành phố New York (2002-2013) với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế thế giới.
Nguyên nhân sâu xa
Vì sao người Do Thái lại giỏi làm kinh tế, tài chính trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy?
Lịch sử cho thấy yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của họ.
Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man trong suốt 2.000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.
Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái(Hebrew Bible) – hơn 10 thế kỷ sau kinh điển này được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.
Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành. Ngoài ra họ chú trọng truyền cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ.
Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn quan điểm của đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Khổng, ta cần phân tích thêm.
Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau và chiến tranh giữa các quốc gia. Hegel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền về tài sản.” Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, toàn dân mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có, tức cùng có nhân quyền và thực sự bình đẳng với nhau.
Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ, là tôn giáo của người nghèo. Khổng giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.
Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có.
Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3.000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho Abraham vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài.
Thượng Đế Jehovah cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David … đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa.
Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.
Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay mà chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn.
Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Ai từng đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebecca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Các vở kịch của Shakespear đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 1930. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.”
Karl Marx xuất thân gia đình khá giả, vợ ông cũng là con nhà quý tộc, nhưng ông không coi trọng đồng tiền. Marx từng nói: Đồng tiền là con đĩ của loài người.[5] Trong bài viết “Về vấn đề Do Thái” công bố năm 1843, ông mạnh mẽ công kích dân tộc Do Thái: “Sự sùng bái cá nhân của người Do Thái là gì? Lừa đảo. Đức Chúa Trời của họ là gì? Tiền!”.[6] Ông cho rằng tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Như vậy nghĩa là Marx đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác … Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.
Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng góp 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ khi ấy) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.
Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi …
Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản.
Kinh Talmud viết: Ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác.
Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân.
Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn: – Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà; – Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả; – Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn; – Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi; – Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta; – Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…
So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này).
Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người.
Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái.
Cuối cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Do Thái của phương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, cuối cùng trở thành nền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch sử phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh ấy, và bây giờ đã đến lúc loài người nên xem lại quan điểm này./.
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
[4] K. Marx là một trong hai lãnh tụ cộng sản người Do Thái phủ nhận nguồn gốc này của mình [người kia là Lev Davidovich Trotsky, tức Лев Давидович Троцький, 1879-1940, lãnh tụ Đảng Cộng sản Bôn-sê-vich Nga]. Cha và mẹ Marx đều là người Do Thái. Cha ông có nguồn gốc nhiều đời là giáo sĩ Do thái, về sau đã cải đạo sang Tin Lành vì nếu không sẽ không được hành nghề luật sư (ở nước Phổ).
Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.
Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng.
Hiểu lầm nói trên có thể bắt nguồn từ bản thân tên “Kinh Thánh” đem lại ấn tượng “thần thánh”, thần bí. Đây là cái tên không chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Thực ra sách này vốn dĩ có hai tên gốc: 1) Tên tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”; 2) Tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo” – nói cách khác, nó hoàn toàn không có chút nào ý nghĩa thần thánh. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển.
Tên sai là do ta dùng từ hoàn toàn theo Trung Quốc. Ngày xưa, khi dịch Cựu Ước toàn thư và Tân Ước toàn thư ra chữ Hán, người Trung Quốc gán cho hai cuốn sách này cái tên “Thần thánh điển phạm” (Mẫu mực thiêng liêng) và “Thiên kinh địa nghĩa” (Đạo nghĩa muôn thủa); về sau, khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người Trung Quốc ghép hai chữ thứ hai lại thành “Thánh Kinh”, nghe nặng tính thần thánh, khiến người ta dễ hiểu lầm sách này chỉ là sách kinh điển của Ki-tô giáo. Quả thật, cái tên đó khi dịch sang tiếng Việt là Kinh Thánhđã nhuốm đậm màu sắc tôn giáo, thánh thần, trở nên xa lạ với cộng đồng người không theo tôn giáo.
Đây thật là một sai lầm lịch sử đáng tiếc nhưng không thể sửa được vì đã quen dùng và cảm thấy thiêng liêng. Vì thế rất ít người Việt Nam thực sự biết Kinh Thánh là gì, nội dung ra sao, có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta. Đây là một thiệt thòi lớn về tri thức cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên.
Sơ lược nội dung Kinh Thánh
Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament), do hơn 40 tác giả viết trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2 sau CN, là một tác phẩm đồ sộ, bản tiếng Việt dày tới 1.400 trang chữ khổ nhỏ.
Cựu Ước – Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thượng Đế, là Kinh điển của người Hebrew, thực tế là bộ sử của một dân tộc dẫn đầu nền văn hoá nhân loại. Từ 5.000 năm trước, người Hebrew đã sáng suốt chỉ tin một đấng tối cao duy nhất họ gọi là Jehovah tức Thượng Đế (God), được hiểu là một sức mạnh siêu nhiên sáng tạo ra tất cả (Tạo Hóa, the Creator) – khái niệm ấy ngày nay ta chưa hiểu rõ song lại chưa thể phủ nhận – chứ không thờ một thần thánh nào có nguồn gốc từ người hoặc vật.
Cựu Ước gồm 39 cuốn chia 4 phần: sách Luật pháp (5 cuốn đầu của Moses); sách Lịch sử (12 cuốn); sách Tiên tri (16 cuốn); sách Văn thơ (6 cuốn). Cựu Ước rất ít màu sắc tôn giáo, nó chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, là tài liệu vô cùng quý giá rất đáng nghiên cứu. Sách Cựu Ước nguyên văn viết hầu hết bằng tiếng Hebrew và một phần bằng tiếng Aramaic (tiếng của người Aram, tức Syria cổ), do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN và được truyền miệng từ rất lâu trước khi viết thành văn. Tuy cổ xưa như thế nhưng Cựu Ước là một văn bản có thực và tồn tại cho tới ngày nay. Chứng cớ là thời gian 1947–1956, người ta phát hiện trong các hang động gần Biển Chết (Dead Sea, ở Israel) chứa hơn 900 “sách” có viết chữ (chữ Hebrew, Hy Lạp, Aramaic) bằng dùi nung trên da cừu, gọi là Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea scrolls), đựng trong các bình gốm cao. Giám định cho thấy số sách này được làm vào khoảng từ năm 100 trước CN tới 70 sau CN, là những bản sao cổ xưa nhất còn tồn tại của Cựu Ước (nội dung hoàn toàn như Kinh Cựu Ước hiện sử dụng) và một số kinh điển khác của người Hebrew. Phát hiện Sách Cuộn Biển Chết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tân Ước – Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thượng Đế, nguyên văn viết bằng tiếng Hy Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, tức rất muộn so với Cựu Ước, và nặng mầu sắc tôn giáo hơn; nó trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Jesus. Tân Ước gồm 27 cuốn, chia 3 phần: sách Phúc Âm (5 cuốn); sách giáo lý (21 cuốn); sách Khải Huyền (1 cuốn). Số trang của Tân Ước chỉ bằng khoảng gần 1/3 Cựu Ước. Các học giả cho rằng Tân Ước được viết xong vào khoảng năm 382 sau CN.
Kinh Thánh là một bộ sách có tính tổng hợp, một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá … Chưa dân tộc nào viết được bộ sử của mình một cách khái quát, hữu ích như Cựu Ước. Bộ sử này không viết nhiều về đời sống, hành vi của các vua chúa (như Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng viết rất kỹ về quá trình di chuyển, các tai họa dân tộc (chiến tranh, đói kém …), các kinh nghiệm và đời sống của dân tộc này, qua đó đời sau có thể học được nhiều điều bổ ích.
Cựu Ước ghi lại đời sống mọi mặt của người Hebrew, từ việc lớn của quốc gia, dân tộc cho tới những chi tiết rất nhỏ nhặt trong ăn ở, đối nhân xử thế, thậm chí cả trong sinh hoạt tình dục, nhờ thế giúp hậu thế hiểu chính xác, chi tiết về đời sống tinh thần vật chất của họ cách đây mấy nghìn năm. Một thí dụ: phương pháp tránh thai phổ biến nhất, cổ nhất xưa nay là xuất tinh ngoài âm đạo – phương Tây gọi là Onanism – từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh, chương 38 “Sáng thế ký (Genesis)” “Giuđa và con dâu là Tama”.[1]
Chưa dân tộc nào biên soạn và còn lưu giữ được một tác phẩm kinh điển có giá trị như Kinh Thánh phần Cựu Ước. Thí dụ “Kinh thánh” của văn minh Trung Hoa là sách Luận Ngữ hoàn toàn không có được tính tổng hợp như vậy, chưa kể còn ra đời sau 7 thế kỷ.
Kinh Thánh còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, di sản quý báu của nhân loại. Trong Cựu Ước có các tác phẩm văn học trí tuệ, văn học tiên tri và văn học khải huyền, là những sáng tạo của người Hebrew.
Tính chất quan trọng của Kinh Thánh
Kinh Thánh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của dân tộc Do Thái. Cựu Ước là kinh điển của đạo Do Thái, nhờ tôn giáo này mà người Do Thái dù hai nghìn năm mất tổ quốc, sống lưu vong phân tán ở khắp nơi trên thế giới, bị hắt hủi, xua đuổi, thậm chí hãm hại, tàn sát nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và nhất là họ luôn dẫn đầu thế giới trong các hoạt động trí tuệ. Ngày ngày cầu kinh, ôn lại lịch sử khốn khổ của dân tộc mình, là cách nhắc nhở người Do Thái luôn nhớ quá khứ gian nan của mình để cố gắng vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh. Dân tộc nhỏ bé này có đóng góp cho nhân loại nhiều hơn mọi dân tộc khác. Một thí dụ: người Do Thái chỉ chiếm 0,25% số dân thế giới nhưng họ chiếm 22% tổng số giải Nobel các loại đã trao trong thời gian 1901-2007; trong đó có 41% giải Kinh tế, 26% giải Vật lý, 19% giải Hóa học, 28% giải Y học, 13% giải Văn học, 9% giải Hòa bình.
Đối với loài người, tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ nó được in đi in lại với số lượng nhiều nhất thế giới, mà còn ở chỗ được người ta quan tâm đọc và trích dẫn nhiều nhất – đây là tiêu chuẩn định lượng đánh giá một tác phẩm. Cho tới nay, Kinh Thánh đã lưu truyền mấy nghìn năm chưa bao giờ ngừng, được dịch ra 1.800 ngôn ngữ của khắp thế giới, có ảnh hưởng tới hàng tỉ người kể cả người không theo tôn giáo nào. Riêng nước Mỹ hàng năm in khoảng 9 triệu bản Kinh Thánh. Trung Quốc đã in hơn 40 triệu bản.
Kinh Thánh là nguồn cảm hứng và trích dẫn của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử, triết học v.v… trên toàn thế giới. Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonard de Vinci, tập thơ Thần khúc của Dante, các vở kịch của Shakespeare (vở Hamlet trích dẫn Kinh Thánh nhiều nhất), cho tới tiểu thuyết Sống lại của Tolstoy, …vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều lấy nguồn từ Kinh Thánh. Các trước tác của Karl Marx và Engels trích dẫn Kinh Thánh hơn 300 lần, liên quan tới hơn 80 nhân vật trong đó. Tại Trung Quốc, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn … đều trích dẫn Kinh Thánh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên kỷ niệm lễ Phục sinh, Giáng sinh …, tiểu thuyết, sách báo ta thường nói A-đam, Ê-va, Chúa,… tất cả đều có nguồn gốc từ Kinh Thánh.
Bởi vậy nếu không hiểu Kinh Thánh thì sẽ rất khó tìm hiểu văn minh phương Tây – nền móng của văn minh hiện đại, cũng rất khó hiểu về dân tộc Do Thái. Không đọc Kinh Thánh thì tất nhiên sẽ dễ nói, viết sai về các điển tích đó. Rõ ràng tất cả mọi người, nhất là người làm công tác văn hóa văn nghệ, giáo dục, xã hội … đều nên đọc Kinh Thánh.
Kinh Thánh ở Việt Nam
Có lẽ vì nghĩ rằng Kinh Thánh là sách riêng của Ki-tô giáo, tuyên truyền cho tôn giáo, nên ở ta không thấy hiệu sách nào có bán Kinh Thánh do nhà xuất bản của nhà nước chính thức phát hành rộng rãi như một tác phẩm văn hóa bình thường.
Thực ra các giáo hữu ở ta đều có cuốn Kinh Thánh do Toà Tổng Giám mục Hà Nội kết hợp Nhà Xuất bản Hà Nội in và xuất bản với số lượng lớn nhưng chỉ phát hành nội bộ giáo hữu. Cuốn Kinh này chỉ in Tân Ước nặng tính tôn giáo; Cựu Ước quan trọng hơn thì lại không được in, thật đáng tiếc. Sách khổ nhỏ cỡ bàn tay in trên giấy tốt, bìa ni lông. Ngoài ra các giáo hữu còn có sách “Kinh Thánh bằng hình” (phụ bản của báo “Công giáo và Dân tộc” in tại TP Hồ Chí Minh năm 1991, lượng in 25.000 cuốn); đáng tiếc là hệ thống phát hành của nhà nước cũng không phát hành cuốn này.
Lùng các hiệu sách cũ, người viết bài này mua được một bản Kinh Thánh toàn tập tiếng Việt, dày 1.400 trang giấy mỏng, bìa giả da, do United Bible Societies in tại Hàn Quốc năm 1995. Sách dùng cách hành văn và từ ngữ cổ, khó hiểu; phần Tân Ước dịch khác nhiều so với bản in của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
Thiết nghĩ hệ thống xuất bản phát hành của nhà nước nên xuất bản phát hành Kinh Thánh như một tác phẩm văn hoá nghệ thuật nhằm khai thác kho tàng văn hóa vô giá này của nhân loại. Nên đưa việc học Kinh Thánh (nhất là Cựu Ước) vào chương trình giảng dạy phổ thông trung học. Cũng nên biên soạn các sách hướng dẫn tìm hiểu giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ … của Kinh Thánh. Việc tìm hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu đúng đắn, toàn diện về văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung, giúp chúng ta hoà vào dòng chảy chung của văn minh toàn cầu, đồng thời thể hiện chúng ta biết tôn trọng văn hoá tôn giáo – một thành phần rất quan trọng của văn hoá thế giới.
Đây là một việc cần làm khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa vào nhịp sống chung của toàn cầu, trong đó có đời sống văn hóa-tâm linh.
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và là nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
———————-
[1] Dân Hebrew có tục chị dâu góa chồng mà chưa có con thì được quyền lấy một trong các em trai của chồng. Giuđa (cháu nội tộc trưởng Abraham) bảo con trai thứ hai của mình là Onan : Con hãy ngủ với chị dâu con (là Tama) để làm tròn bổn phận em chồng – sinh người nối dõi cho anh con (anh của Onan là Êrơ do độc ác đã bị Thượng Đế Jehovah giết). Onan biết đứa con nối dõi ấy sẽ không thuộc về mình nên khi “ngủ” với Tama đã cố ý làm rơi tinh dịch ra ngoài. Thượng Đế coi việc đó là tội ác nên đã giết Onan (trang 45 Kinh Thánh, United Bible Societies, bản tiếng Việt 1995, ở đây có sửa lại văn cho dễ hiểu). Từ Onanism bắt nguồn từ Onan – tên người có sáng kiến dùng cách tránh thai ấy.
Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.
Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo.
Như vậy sự truyền bá Phật Giáo không chỉ mang đến Trung Quốc một tôn giáo lớn có tính toàn cầu mà còn mang đến cả một nền văn hóa lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa Trung Quốc trên nhiều mặt.[Chính người Trung Quốc cũng thừa nhận: ảnh hưởng của Trung Quốc đối với văn hóa Ấn Độ kém xa ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Trung Quốc].
Sau thế kỷ 13, Phật Giáo ở Ấn Độ dần dần tiêu vong; Trung Quốc trở thành quê hương thứ hai của Phật Giáo. Hiện nay Phật Giáo đang truyền bá trên thế giới chủ yếu là từ Trung Quốc truyền đi, gọi là Phật Giáo Hán truyền nhằm để phân biệt với Phật Giáo Nam truyền — là Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Nam Á và Đông Nam Á [ví dụ Phật giáo ở Campuchia], quy mô nhỏ hơn nhiều so với Phật Giáo Hán truyền. Trung Quốc đất rộng người đông, Phật Giáo được Trung Quốc tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ rồi từ đây truyền sang Nhật Bản, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, hình thành vành đai văn hóa Phật Giáo ở vùng Đông Á.
Vì sao xã hội Trung Quốc tiếp nhận Phật Giáo?
Trung Quốc thời xa xưa đã là một nước lớn có nền văn hóa phát triển hàng đầu thế giới và mang nặng bản sắc dân tộc độc đáo [nhưng người Trung Quốc lại không có một tôn giáo lớn nào của riêng mình; Nho giáo không phải là tôn giáo; trong khi người Nhật có tôn giáo bản địa là Thần Đạo tức Shinto 神道]. Vì sao Trung Quốc lại tiếp nhận Phật Giáo, một loại hình văn hóa của nước ngoài và sau đó cải tạo thành một thành phần của văn hóa nước mình? Theo các học giả Trung Quốc, ở đây có hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất,nguyên nhân về mặt tư tưởng.
Học thuyết đạo Phật tuy có những chỗ mâu thuẫn với nền văn hóa truyền thống cố hữu của Trung Quốc nhưng lại có những chỗ ăn nhập với nền văn hóa này. Ví dụ, chủ thể văn hóa phong kiến Trung Quốc là Nho Giáo chủ trương con người phải sống cuộc đời hiện thực tích cực, đề cao “Lễ Nhạc”, về chính trị chủ trương “đức trị”, “nhân chính” [“nhân” là thương người], đồng thời rất chú trọng giáo dục luân lý đạo đức.
Nhưng Khổng Tử không hề quan tâm tới vấn đề “Tử (chết)”. Trong khi đó toàn bộ lý luận Phật học lại tập trung vào nỗi khổ cuộc đời và sự giải thoát nỗi khổ đó; trên thực tế Phật Học là lý luận về sống và chết. Như “luân hồi”, “nghiệp cực”, “nhân duyên”, “nhân quả”, “ba kiếp [tam thế]”, là những thứ không có trong văn hóa cố hữu của Trung Quốc. Phật học đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triết học Trung Quốc. Thái độ thờ ơ của Phật Giáo đối với các ham muốn thế tục đã mở đường cho quan niệm “Tồn thiên lý, diệt nhân dục”[i] của trường phái triết học có tên “Lý Học” của Trung Quốc.[ii]
Mặt khác, Phật học cũng có nhiều điểm thống nhất với văn hóa truyền thống cố hữu Trung Quốc, có tác dụng bổ khuyết lẫn nhau. Ví dụ triết học tư biện [triết học chỉ suy luận đơn thuần mà không dựa vào kinh nghiệm và thực tiễn] của Lão Trang (Đạo Gia) ăn nhập với lý luận Không Tông[iii] của Phật Học… “Phổ độ chúng sinh”, “Nhân ái”, “Tích cực vi nhân”, “Đạo Trung Dung” vừa không khổ hạnh cũng không ngu dốt tham lam [nguyên văn chữ Hán: “ngoan tham”] mà Phật Học đề xướng hầu như chẳng xa cách bao nhiêu với “Nhân nghĩa”, “Trung thứ”, và “Đạo Trung dung” của Nho Giáo.
Thứ hai,nguyên nhân về mặt xã hội.
Sau khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, tuy rằng có xuất hiện sự kiện một số vương triều Trung Quốc bài xích, đàn áp Phật Giáo, nhưng về cơ bản tầng lớp thống trị phong kiến Trung Quốc ra sức đề cao Phật Giáo. Ở đây có một số nguyên do trực tiếp về chính trị. Ví dụ Nữ hoàng Võ Tắc Thiên có nhiều việc làm trái với Nho Giáo, bị các nhà Nho chê trách, bà ta phải lấy các kinh điển Phật Giáo làm chỗ dựa thần học để lên ngôi. Hoàng đế Tùy Dạng [giết cha để cướp ngôi vua], Minh Thành Tổ [cướp ngôi vua của cháu là Huệ Đế], các vị vua cướp ngôi này cũng có tâm lý tương tự như vậy khi họ tôn sùng Phật Giáo. Thời Nam Bắc Triều và Tùy Đường, trong xã hội Trung Quốc lưu truyền rộng rãi lý luận được tầng lớp cai trị cổ súy: “Mọi chúng sinh đều có Phật tính”, “Đốn ngộ thành Phật”. Ví dụ Tống Văn Đế và Lương Vũ Đế Nam Triều đều ra sức đẩy mạnh tuyên truyền thứ lý luận đó. Đấy chỉ là hiện tượng bên ngoài, thực ra phía sau đều có mục đích chính trị.
Trong mấy trăm năm sau khi ra đời, Phật Giáo luôn luôn chỉ đường dẫn lối cho đời sống thế tục và tinh thần của mọi người, gắn liền với đời sống hàng ngày của mọi người. Vì thế rất nhiều cao tăng đại đức vừa là nhà hoạt động tôn giáo lại vừa là nhà văn, nghệ sĩ, thầy thuốc, nhà thiên văn…, kết quả làm cho Phật Giáo có ảnh hưởng lớn tới văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với văn hóa Trung Quốc
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn của các loại tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Ảnh hưởng này rất toàn diện: các lĩnh vực triết học, ngôn ngữ, thi ca, tiểu thuyết, thư pháp, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, v.v… đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo.
Ảnh hưởng đối với triết học.
Bản thân triết học của Phật Học ẩn chứa những tri thức rất sâu xa, có những kiến giải sâu sắc độc đáo trong quan sát đời sống con người, đưa ra sự phản tỉnh có lý trí về loài người, phân tích các khái niệm. Triết học cổ đại Trung Quốc kết mối duyên bền vững với Phật Giáo. Huyền Học ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều trước tiên làm môi giới truyền bá Bát Nhã Học của Phật Giáo, sau đó giao tiếp hòa hợp với Bát Nhã Học, cuối cùng bị Bát Nhã Học thay thế. Trong hai đời Tùy-Đường, tuy Nho, Thích, Đạo đều cùng phát triển nhưng nói cho đến cùng, Phật Giáo là trào lưu tư tưởng lớn mạnh nhất. Thời kỳ cuối Đường, đầu Tống, chỉ có Thiền Tông thịnh hành nhất, chi phối giới tư tưởng. Lý Học Tống Minh trên phương thức cấu tạo Bản Thể Luận “Lý nhất phân thù”, phương thức tu hành “Minh tâm kiến tính”rõ ràng đều hấp thu thành quả tư duy của Phật Giáo.
Ngay trong triết học Trung Quốc cận đại, Phật học cũng chiếm địa vị khá quan trọng. Triết học cận đại Trung Quốc bắt đầu từ phái Cải lương (phái Duy tân) của giai cấp tư sản. Lương Khải Siêu từng nói “Các nhà Tân Học cuối đời Thanh hầu như chẳng ai không có quan hệ với Phật Học” (xem: “Thanh đại học thuật khái luận”). Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng là những người như vậy. Có thể nói ai không hiểu triết học Phật Giáo thì rất khó hiểu được hình thái cụ thể của triết học Trung Quốc sau Ngụy Tấn. Dĩ nhiên Phật Giáo là hệ tôn giáo duy tâm nhưng Phật Giáo dùng các thủ pháp phân tích cảm giác, khái niệm, thuộc tính vật chất để luận chứng quan điểm duy tâm của mình, chứa đựng không ít nội dung tinh vi, tư biện, rất nhiều phương pháp phân tích logic và quan điểm biện chứng. Tất cả đã làm cho triết học cổ đại Trung Quốc thêm sâu sắc và phong phú. Ngoài ra thuyết vô thần duy vật của Trung Quốc cổ đại bao giờ cũng phát triển trong cuộc đấu tranh với thuyết hữu thần duy tâm. Về mặt này, Phật Giáo đúng là đã có tác dụng như một giáo trình phản diện.
Ảnh hưởng đối với văn học
Tăng cường nội dung quốc ngữ. Tại Trung Quốc sau đời Hán, các học giả chỉ tôn sùng cổ học, rất ít người dám sáng tác mới, nếu có sáng tác thì cũng vẫn chỉ dùng từ ngữ cổ. Khi kinh Phật bắt đầu được dịch ra Hán ngữ, ngoài những danh từ dịch âm (phiên âm) ra, mới đầu khi dịch nghĩa cũng nặng về dùng từ cổ; về sau qua nghiên cứu lâu dài đã cảm thấy các từ ngữ cổ rất khó tương thích với nghĩa mới, cho nên các học giả đã sáng tạo từ ngữ mới. Điều đó vô hình trung đã xúc tiến quá trình làm phong phú nội dung Hán ngữ. Bộ “Phật học Đại từ điển” ngày nay tuy chưa thu lượm đủ toàn bộ các danh từ mới trong kinh Phật, nhưng ai đã đọc từ điển này đều hết lời khen ngợi.
Biến đổi ngữ pháp và thể văn. Kinh Phật dùng thể văn khác với các sách thông thường của Trung Quốc cổ đại, nổi bật nhất là rất ít dùng các chữ chi, hồ, giả, dã, hỉ... cũng ít dùng các mỹ từ, câu văn mỹ miều. Đồng thời kinh Phật dùng nhiều văn pháp đảo ngược nhưng lại ít dùng hình dung từ. Trong các thiên kinh Phật, tản văn và thi ca thường đan xen với nhau.
Phát triển phong cách nghệ thuật văn học. Từ Lục Triều đến Lưỡng Tống, Phật Giáo phát triển mạnh, nhiều nhà thơ kết bạn với giới tăng lữ, sáng tác thi ca bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Các thi sĩ nổi tiếng như Thổ Duy, Bạch Cư Dị, Liễu Tông Nguyên theo đạo Phật, nhiều tác phẩm của họ chứa đựng tư tưởng Phật Giáo. Sau Đường Tống, Thiền Tông phát triển mạnh, nhiều người đưa Thiền vào thơ, như bài thơ “Quá Hương Tích tự” [Đi thăm chùa Hương Tích] của Thổ Duy… Ngoài ra trong giới tăng sĩ cũng xuất hiện những người dùng thơ để giảng đạo. Thơ của họ tự nhiên, thanh thoát, lời dễ hiểu mà ý sâu sắc, có ảnh hưởng lớn tới phong cách thơ thời ấy. Ví dụ Thổ Phạn Chí đời Đường, Phật Ấn đời Tống là hai thi tăng nổi tiếng. Bài thơ [ta gọi là bài kệ] “Bồ đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai”[iv] của Lục Tổ Huệ Năng là một tác phẩm kinh điển về thơ Thiền.
Sáng tác tiểu thuyết cũng chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, xuất hiện nhiều tiểu thuyết viết về cảm ứng, báo ứng chí quái, như “U Minh Lục” của Lưu Nghĩa Khánh. Về sau, loại tiểu thuyết chương hồi cũng chịu ảnh hưởng của Phật Giáo về đề tài, nhân vật và tình tiết. Xuất hiện những tiểu thuyết hoàn toàn lấy Phật Giáo làm đề tài, như “Tây Du Ký”, “Tề Công Truyện”. Các tiểu thuyết “Thủy Hử Truyện”, “Hồng Lâu Mộng” cũng có màu sắc Phật Giáo đậm đà. Đặc biệt trong dân gian xuất hiện vô số truyền thuyết, câu chuyện lấy đề tài là Phật Giáo.
Ảnh hưởng đối với nghệ thuật
Ảnh hưởng với kiến trúc. Kiến trúc cổ Trung Quốc tuy không thực dụng như kiến trúc phương Tây nhưng cố đạt tới sự tinh vi mỹ quan. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật Giáo nguyên thủy Ấn Độ, kiến trúc chùa chiền ở Trung Quốc càng chú trọng mỹ quan tinh tế, trang nghiêm hùng vĩ. Đặc biệt kiến trúc các tháp Phật ở Trung Quốc càng tiêu biểu cho tinh thần kiên nghị Phật Giáo, đem lại cho mọi người cảm giác thiêng liêng, cao cả.
Ảnh hưởng với hội họa, điêu khắc. Hội họa và điêu khắc Phật Giáo càng thể hiện rõ ảnh hưởng của Phật Giáo. Đặc biệt, nghệ thuật điêu khắc hang động [chạm trổ, trang trí, vẽ bích họa, biến hang đá thành điện miếu thờ tôn giáo] từ Ấn Độ, Tây Tạng theo chân Phật Giáo truyền vào Trung Quốc. Vẽ bích họa và chạm trổ hang đá là nghệ thuật Phật Giáo chủ yếu của Ấn Độ cổ đại.
Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú từ các nguồn tiếng Trung.
—————-
[i] “Tồn thiên lý, diệt nhân dục” được coi là danh ngôn của Chu Hy (1130-1200, đời Nam Tống), một nhà đại Nho chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và Đạo Gia. “Thiên lý” được hiểu là đạo Trời, là quy luật của muôn vật, tức chính đạo. “nhân dục” là sự ham muốn của con người. Câu này có thể hiểu là “Giữ gìn đạo Trời, diệt mọi ham muốn của con người”.
[ii] Lý Học (Neo-confucianism): Một trường phái triết học TQ ra đời vào thời Lưỡng Tống (960-1279), còn gọi là “Đạo Học”, là “Nghĩa lý chi học” (học thuật về nghĩa lý), được coi là hệ thống triết học hoàn thiện nhất của TQ cổ đại, đỉnh cao của văn hóa Nho học. Lý Học lấy học thuyết Nho Học làm trung tâm, có kết hợp triết lý Phật Học và Đạo Gia, đến cuối đời Nam Tống được coi là triết học chính thống của phong kiến TQ.
[iii] “Không Tông”, ta còn gọi là “Tánh Tông”, một trong hai tông phái lớn của Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, cho rằng hết thảy đều là “Không”, dựa vào lý luận của Bồ Tát Long Thụ và Đề Bà, còn gọi là Tam Luận Tông, Bát Nhã Tông.
[iv] Lời dịch của Tuệ Sỹ: “Bồ đề vốn không cây, Gương sáng chẳng phải đài, Xưa nay không một vật, Bụi bặm bám vào đâu?” Xem “Thiền Luận” (bộ Trung), trang 60-61, Daizetz teitaro Suzuki, Tuệ Sỹ dịch, An Tiêm xuất bản, Saigon, Việt Nam, 1971.