“DAO TA SẮC, GIẶC PHẢI LÙI”

 Thân gửi tuổi trẻ trong nước
Thơ: Ý Nga, Phạm Hoài Việt
Nhạc: Nguyễn văn Thành
Hãy Đoàn Kết Đấu Tranh!

DAO TA SẮC, 

GIẶC PHẢI LÙI”

*

“Những trằn trọc trong cơn  mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”

*

Bình Ngô Đại Cáo của công thần NGUYỄN TRÃI

 *

Mỗi khổ nạn, riêng mang một ý nghĩa:

Trăng dịu dàng. Mặt trời sáng rực ra,

Chiều trôi qua côn trùng khúc tấu hòa,

Bình minh hóa hoa tươi thêm rực rỡ.

Em đừng sợ Nước Vỡ Bờ trắc trở

Em đừng lo Việc Nhỏ khó hóa To

Mọi cam go, khốn khó từ học trò

Chí quyết tỏ mới trở thành sư phụ.

Mọi Cổ Thụ đều cuối thu ấp ủ

Để đầu xuân tỉnh ngủ làm Trượng Phu

Tiếng Quỷ tru hay Cầm Thú phù phù

Hoa Dân Chủ đừng sợ khi kết Trái!

Cây Khẳng Khái sống tài, nhất thiết phải

Vì tương lai, như Nguyễn Trãi miệt mài

Một “Bình Ngô Đại Cáo” thảo êm tai:

“Dao ta sắc giặc phải lùi!”* biên ải.

Nhờ vững chãi, mai cây non trĩu trái

Nhờ hôm nay em mới có ngày mai

Nhờ đất đai, cây vươn lớn hình hài

Tạ ơn Đất, Người Chăm: đừng sợ hãi!

Ý Nga

Calgary-Canada, 8-2-2013

yngacalgary@aol.com

Ở QUÊ NGƯỜI, 

NHỚ QUÊ TA

Mùa Thu ấy người ra đi chí tử

Mùa Thu này vẫn chí tử Nước Non

Trái tim son giữ trọn những lối mòn

Của Đất Mẹ, có còn trong tay Đảng?

Trị đích đáng, chờ lòng dân: cách mạng

Thật gọn gàng bọn trác táng, sài lang

Đang hân hoan, kính cẩn rước ngoại bang

Đau vô hạn! Mảnh giang san bất ổn.

Ý Nga, 15-4-2013.

NÊN KIM NHỜ SẮT

*

Kính tặng những người Mẹ miền Nam đã bị VC bức tử sau 30.4.1975

*

Áo ủi, mới thẳng thớm

Thơ chuốt, mới tỏa thơm

Không công Mẹ bú mớm

Làm sao con nhai cơm?

Công đức Mẹ bồng ẳm

Đến tháng Tư, Bảy Lăm

Cho chân con ngàn dặm

SỐNG đất trời xa xăm.

Nhưng Quê Nhà: Mẹ CHẾT

Trong triệu nỗi hờn căm

Giấy viết hoài không hết

Lòng dân như sóng ngầm.

Thu, đất trời ảm đạm

Nhớ Quê mình Việt Nam!

Thu, lá hoa bi thảm

Nhớ dân mình biệt giam!

Nhớ thêm: đòi tự do!

ĐÒI cái Mẹ KHÔNG CÓ!

Cho dân thoát Hỏa Lò.

Dẹp tan Địa Ngục Đỏ

CÓ: cái Mẹ KHÔNG ĐÒI!

Ý Nga, 14-5-2013.

Không CHẠY GIẶC nữa 

thì CHẶT VẬY!

Càng học càng chưa thông

Càng dò, càng thiếu xót

Thơ thẹn lục, e hồng,

Đủ chát, chua, mặn ngọt.

Thơ lộng lẫy giáng tiên,

Ẩn khuất rồi tái hiện.

Mà sao người đâm ghiền?

Thơ cần tra tự điển?

Càng viết càng muốn thêm!

Càng đọc càng muốn viết!

Thơ như trăng đầu thềm

Mê hoặc, dù tròn khuyết!

CHẠY GIẶC đã mấy lần,

Mỗi lần: mất biết mấy!

Thơ theo người: đa truân!

Chiến đấu? Thơ: CHẶT VẬY!

CHẶT cho đứt vô thần,

CHẶT cho lìa vô sản,

CHẶT chế độ mỵ dân,

CHẶT bọn phi nhân bản!

Thu: nhắc nhở nguy nàn,

Cùng lòng dân oán hận

Đảng tàn phá giang san

Quê hương đà khánh tận.

Thu: không CHẠY GIẶC nữa.

Thì CHẶT VẬY! Trình thưa:

Vận Nước đang nghiêng ngửa

Chớ để GIẶC lại lừa!

Ý Nga, 14-5-2013.

THƯƠNG …VỪA VỪA

Mình đầy chưa, những ngọt ngào?

Yêu thương có đủ dạt dào trái tim?

Coi chừng úng thủy nhão mềm

Sương đêm cũng sợ, chẳng thèm mạch nha.

Anh ơi lá úa rồi kìa!

Trách nhiệm dâng nước phải chia cho đều

Em đi thì anh phải theo

Tuổi Thu nắng yếu, đủ điều phải mau!

Mặt trời vốn ở trên cao

Chỉ riêng hai đứa ủ nhau ấm đời

Thương vừa vừa, anh hỡi ơi!

Cứ quanh xó bếp ai thời thương dân?

Ý Nga**14-9-11

Hãy Đoàn Kết Đấu Tranh!

thơ: Phạm Hoài Việt

nhạc: Nguyễn Văn Thành

(DânChủCa) Hãy Đoàn Kết Đấu Tranh! – thơ Phạm Hoài Việt

DanChuCa.org kính mời quý vị vào link sau đây để nghe bài hát :

Hãy Đoàn Kết Đấu Tranh!

DanChuCa phổ nhạc từ bài thơ “Ước Nguyện Sau Cùng”của tác giả Pham Hoài Việt.

http://www.danchuca.org/128kbps/DoanKetDauTranh.mp3

Kính mời Quý Vị vào thăm trang nhà danchuca.org qua “link” sau đây:

http://www.danchuca.org

Dan Chu Ca Nguyen Van Thanh & Than Huu

www.danchuca.org

Thưa Quý Vị và Các Bạn, Tôi sẽ tiếp nối những bài ca này cho đến bao giờ Tự Do trên quê tôi. Bạn bè ơi! Ta ca vang để nhắc hoài: sức mạnh ngày mai trong tay ta, chẳng ai ngoài!

Kính

DanChuCa.org

Hãy Đoàn Kết Đấu Tranh!  

thơ: Phạm Hoài Việt

nhạc: Nguyễn Văn Thành

Hãy vươn vai đứng lên nầy chị, nầy anh 

Tổ quốc trông chờ – dân tộc hoài mong !

Triệu cánh tay giơ cao – nhìn thẳng ngọn cờ              

Da vàng máu đỏ luôn nhắc ta món nợ

Ơn chiến sĩ, nghĩa đồng bào – là nghĩa ân sông núi 

Nam nữ bình quyền trước Tổ Quốc hiển linh !

Xương chất núi, máu đầy sông sao đành thoái thác 

Trách nhiệm này chúng ta cùng nhau gánh vác

Không thể nữa ngồi yên

Không chờ đợi nắng bình minh

Khi giông bão đêm đen phủ ngập trời.

Quốc sử sẽ  còn ghi

thế hệ muôn đời sau

Công hay tội sẽ rõ trước sau…

 

 Hãy đoàn kết đấu tranh

 Sức mạnh là toàn dân

 Quyết sống làm người – dẫu vì quê hương

 sẵn sàng bạn ơi con đường quyết tử !

 Hơi thở sau cùng mong lần vinh dự

 Hôn la’ cờ vàng – Việt Nam muôn năm !!!

 Hôn lá cờ vàng – Việt Nam muôn năm !!!

TƯỚNG, TÁ VIỆT CỘNG ĐANG LÀM GÌ?

“Dân” Tàu “nhập cảnh” Quảng Ninh
Rồi đi đâu nữa? Dân mình có hay?
Tràn qua Móng Cái mỗi ngày
Đủ chưa? Mấy triệu? Thưa, dày võ trang?
Bao nhiêu tình báo sẵn sàng?
Bao quân xâm lược xênh xang ba miền?
 
Cầm quân: “tướng, tá” ngủ yên
Trốn trong địa đạo tam biên, tứ vùng?
Chưa chi liệt… sĩ “anh hùng”?*
Hay đang chuẩn bị bổ sung phe Tàu?
Tụm nhau nhậu nhẹt tào lao,
Kẻ thù thư thả tiến vào Việt Nam!
*
Thanh niên tài giỏi hãy làm:
Hỏi cho ra lẽ “đuôi sam” vào Nhà.
Chớ chờ xuất hiện quân xa,
Súng đâu đánh sáp lá cà Nghĩa Quân?
Địch quân vũ khí tối tân
Thí quân, Hán vốn bất nhân rợn người.
 
Đảng đà răm rắp tuân lời
Dân không vùng dậy? Muôn đời Hán nô.
 
Ý Nga*2.6.2017
 
*VC lúc nào cũng khoe khoang: quân dân ta toàn anh hùng, liệt sĩ
*Các vùng chiến thuật: I, II, III & IV
TIẾN LÊN! 
TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA!”*
 
Vòng ngoài vệ sĩ, “berger”*
Vòng trong “bảo vệ” ngón nghề rất cao
Nhe răng ám khói thuốc lào
Mấy tên cán ngố ồn ào gắt gao;
Cộng Tàu xí xố, xí xào,
Chỉ huy, ra lệnh nhôn nhao cả Nhà.
 
Nhà Ta sao lắm “chú Ba”?
Chú ơi! “Bác” ngủ, ruột rà lấn sang
Dì, cô, cậu, dượng, họ hàng,
Anh hùng, liệt sĩ…” huênh hoang đâu rồi?
 
Toàn nòi cộng sản “bề tôi
Làm chi để “Chủ” lôi thôi, tơi bời?
Việt, Tàu cờ đỏ máu tươi
Nhân dân làm chủ” sao người xanh xao?
 
Nằm chơi, mặt “bác” hồng hào
Cả Nhà “lao động”, tiền vào đi đâu?
Ăn chơi cán bộ đi… đầu;
Xếp hàng rồng rắn, dân rầu: –Tiến? Lui?
 
Tiến lên” thua cả thụt lùi!
Sáng trưng tư bản. Tối thui Nhà Mình!
 
Ý Nga*28.5.2017
 
*“TIẾN LÊN! TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA!” > Khẩu hiệu VC
BERGER: Chó chăn cừu của Đức, còn gọi là chó Alsace, (tiếng Đức: Deutscher Schäferhund) là một giống chó cỡ trung bình. Tại Việt Nam, giống chó này được gọi là chó Berger, phiên âm từ tiếng Pháp berger cũng có nghĩa là chó chăn cừu, gia súc. Có sức mạnh, thông minh và tuân thủ mệnh lệnh trong huấn luyện, chúng thường được dùng trong lực lượng cảnh sát  quân sự vì rất trung thành và có bản năng bảo vệ chủ
ĐẠI TÀI, 
PHÚ QUỐC?
 
Hòn Khoai, chợ Gạo, Đồng Xoài
Sao cư dân đói đêm ngày bi ai?
 
Suối Vàng, Đại Lộc, Phú Tài
Sao dân biền biệt ra ngoài lao nô?
 
Thái Bình, Phú Quý chỗ mô
Mà bao nhiêu trẻ thập thò xin ăn?
 
U Minh, Mũi Né nhọc nhằn
Giặc vào chễm chệ, xéo quằn rách tưa.
 
Đảng ngồi thêm mấy cho vừa?
Đại Tài, Phú Quốc có chưa anh hùng?
 
Ý Nga, 18.11.2017
 
*Ấp Đại Tài (Bình Thuận)
 
LÝ GÌ 
ĐỪNG LÝ 
QUẠ KÊU
*
(Trích thi tập: LỤC BÁT Ý NGA)
*
Bao nhiêu điệu nhạc kia mà
Sao em chỉ thích Dân Ca, Bài Chòi?
Nghe Quan Họ, thích tìm tòi
Đàn: Tam, Sến, Tứ, Bầu, Môi, Sáo, Cò…*
 
Dân mình đói quá, khó no
Nên chi điệu hát giọng hò toàn… lo.
Cung vang, bậc xót dày vò
Dân ta cứ khóc, lo cho Cơ Đồ.
 
Đàn: Tiêu*, Nhị, Nguyệt, Tranh, Hồ.
Thanh La, Chèo Cổ trầm trồ K’ny, Vang*
Kèn Bầu, Kèn Lá Hò Khoan
Ca Trù, Ca Huế. Trống dàn: Đế*, Cơm…
 
Ca nào biết giữ tiếng thơm?
Trống nào nhắc nhở sai lầm: NGOẠI XÂM?
Đàn nào khảy Đảng Điếc, Câm?
Kèn nào LỬA nổi, truyền âm BÃO ngầm?
 
Tỳ Bà, Nguyệt, Đáy*: hợp âm?
Tù Và, Mõ, Phách* bổng, trầm tim gan?
Cải lương, Hát Xẩm: vui buồn?
Đục, trong, gọn, nhẹ, thô, dòn Trống Prong*?
Mõ nào con cháu Lạc Hồng
Trao nhau CHUYỀN LỬA ngoài trong quyết lòng?
Âm nào vang dội Non Sông
Nhắc nhau giặc Hán biển Đông ngông cuồng?
 
Trống Đồng, Sáo, Trúc, Vang, Goong*:
Ước chi được học đục, trong thế nào?
Lý Con Sáo, Hát Ả Đào?
Chàng ơi, chàng hỡi ghi vào: Việt Nam!
*
Quạ đen, “Quạ Đỏ”*? Van thầm:
“Quạ” kêu thì tránh giùm em nhé Chàng!
 
Ý Nga, 12-9-2013.
 
*Người VN vẫn tin rằng quạ kêu không hên. Nên tác giả xin chừa LÝ QUẠ KÊU, để VN sớm thoát khỏi sự cai trị bạo tàn của loài QUẠ ĐỎ CS.
 
Theo Wikipedia:
-Cảnh  người Việt.
 thanh la  đường kính  quãng 5 đúng.[1]  gỗ  tre có mấu. Khi biểu diễn nhạc công tay trái cầm tiu, tay phải cầm que gõ vào mặt thau hoặc để riêng tiu và cảnh rồi dùng hai que khác nhau gõ.[2]
 
Thanh la là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh. Ở miền Nam được gọi là Đẩu, miền Trung gọi là Tang[1]. Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chì, hình tròn. Thanh la có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, đường kính 15 – 25 cm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành cao 4 cm, ở cạnh thanh la người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng[2].Thanh la của Nhà hát Chèo Việt Nam có đường kính 15cm, dùi dài 20cm. Khi diễn tấu nghệ sĩ cầm dây quai dơ lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chói tai.Thanh la có hai thứ tiếng:
Tiếng Vang : nghệ sĩ chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh la và để Thanh la được tự do rung động.
Tiếng Nặng: nghệ sĩ cầm sợi dây quai của Thanh la và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh la khiến sức rung động của Thanh la giảm bớt.
Tiếng Thanh la bao giờ cũng đi sát với tiếng trống đế: tiếng “vang” của Thanh la hòa nhịp với tiếng da của trống đế và tiếng “nặng” của Thanh la đi cùng với tiếng đanh của tang trống đế trong Dàn nhạc Chèo cổ.
 
Trống đế hay trống chầu  nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu[1]. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.
Trống đế có hai mặt trống hình tròn, đường kính bằng nhau khoảng 15 cm. Mặt trống thường là da nách trâu nạo mỏng (rất dai và bền) đủ sức chịu đựng độ cǎng mặt trống. Đường viền da bịt mặt trống trùm xuống thân trống khoảng 3 cm, được đóng bằng đinh tre. Da trống căng nhưng phải định âm tương ứng giọng hát của diễn viên. Tang trống cao khoảng 18 cm, bằng gỗ mít nguyên khúc gọi là tang liền, song có khi bằng những mảnh gỗ mít chấp lại, sơn phết bên ngoài. Hai dùi trống dài khoảng 25 cm, bằng gỗ cứng. Phía đầu tay cầm to hơn phía đầu gõ vào mặt trống[2]. Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:
Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, giòn.
Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh. Trống Đế có ở Việt Nam từ lâu đời. Trống được coi là nhạc khí gõ cao âm quan trọng, không thể thiếu trong ca trù và sân khấu chèo truyền thống. Ngoài ra trống cũng được dùng trong một vài thể loại ca nhạc dân tộc khác như chầu vǎn nhưng không phổ biến bằng.
 
-Đàn đáy có tên gốc là “đàn không đáy” tức “vô đề cầm”, vì nó không có đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái” (đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”. Đàn đáy có 4 bộ phận chính :
Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn : bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú). Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.
Cần đàn : dài 1,10-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím[2]. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn.
Đầu đàn : hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.
Dây đàn : 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàng, dây Trung  dây Liễu. Ngày nay, những dây này có thể bằng nilon với kích thước to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốnđúng. Dây đàn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh  cung Pha.
Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn nguyệt, ấm áp dịu ngọt và có thể diễn tả tình cảm sâu sắc. Ngày xưa nghệ sĩ cần miếng khảy bằng que tre để đánh, ngày nay họ thường dùng miếng khảy nhựa hơn.
Kỹ thuật tay phải gồm có ngón khảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt  đàn tỳ bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chùn, nhấn, láy, đánh chồng âm và hợp âm…
Ở loại đàn đáy cổ truyền người ta không đánh dây buông mà bấm vào phím thứ nhất để gảy, cách này coi như đánh dây buông. Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Đàn đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca trù cùng với phách  trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.
 
 Phách  nhạc khí tự thân vang , xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ rất lâu đời. Nhiệm vụ của phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, 

CHƯA MINH CHỦ: CỜ VÀNG LÀ ĐẠI TRỤ

Sách đã xuất bản (Nguyễn Hữu Nhật trình bày)
CHƯA MINH CHỦ: 
CỜ VÀNG 
LÀ ĐẠI TRỤ
*
Nhà văn Nguyễn thị Vinh, Na Uy
đã viết trong “CỎ BỒNG LÌA GỐC”, TÂM CẢM
(trang 187, tác phẩm “THƯƠNG YÊU”):
 
“Sài Gòn thất thủ năm 1975, nhà tù, vượt biển, trại cấm…
Nhưng văn học nghệ thuật và nhất là thi ca, của một số
văn thi sĩ, chưa hề đoái hoài tới tiếng người ta kêu khóc,
chưa ngó tới những cuộc đời ăn mày vẫy gọi.
Trong sự sai lầm này có cả tôi…”
 *
Tôi cũng thế! “Khóc” chưa tròn “vẫy gọi”
Nên cả đời cứ đau mãi: Việt Nam!
Cứ mơ làm những chuyện rất tham lam
Chỉ duy nhất: màu Cờ chưa bội phản!
 
Kể từ lúc phải tha hương tỵ nạn
Ta có gì để kết hợp với nhau:
Ngọn Cờ Vàng vươn nghịch cảnh thương đau,
Vào các đảo* theo thuyền nhân ấp ủ!
 
Ba sọc đỏ, nền vàng: như Minh Chủ
Đã chu du theo Lý Tưởng Tự Do
Nhờ trong tim cùng Căn Cước Vàng Cờ
Mà đoàn kết bao tấm lòng yêu nước!
 
Một Biểu Tượng không gì thay thế được!
Dẫu khởi đầu và chấm dứt ở đâu,
Dẫu chúng ta xuôi ngược khắp địa cầu,
Thế chiến đấu: Cộng Đồng luôn bảo vệ!
 
Cờ truyền thống, chống độc tài Đất Mẹ
Tìm Lối Về! Chống áp bức, bất công!
Khắp năm châu bốn bể, giống Lạc Hồng
Quyết chống Cộng để làm gương con cháu!
 
Còn cộng sản là ta còn chiến đấu!
Dù nữ, nam, lão, ấu vẫn Cờ Vàng
Vài cò mồi* đem cờ đỏ khoe khoang
Ta cùng đánh! Chúng chạy về đồng… đảng!*
 
Nhờ sắc bén, ta giữ Cờ rực sáng
Lá Cờ Vàng Lịch Sử đã lưu vong,
Theo bước chân của tất cả Cộng Đồng
Trắng tay đi vẫn giữ gìn DI SẢN!
 
Giữ DI SẢN để chống người CỘNG SẢN
Chống bạo tàn, chống Quốc Nạn suy vong
Dẫu đục trong ta vẫn trọn tấm lòng
Nuôi hy vọng, giữ bền lòng son sắt!
 
Ý Nga, 14-4-2011.
 
*Các đảo = các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á
*Cò mồi = bọn phản quốc
*Điển hình là một Trần Trường đã chạy về sống với VC cũng không yên
Ảnh: AYD, trình bày: NGUYỄN THỊ MINH
“ĐẢNG… TA”
Nhân tài? Đào gốc mất rồi!
Anh hùng? Trốc rễ! Đem ngồi: người ngu.
Công nông? Đảng chọn lù đù,
Dễ sai, dễ bảo, toàn khù khờ thôi
(Nhưng không lượm trẻ mồ côi)
Con ông, cháu đảng, mấy đời cố nông!
Quan trường dốt nát thi công
Dẹp tan trí thức, đúc còng, mỵ dân
Dạy dân: “Cạp đất mà ăn!”
Loa to giọng lớn lắm phần xảo ngôn,
Cháu Hồ dốt nát lên lon,
“Sĩ quan, tướng, tá” lon ton lượn lờ.
Con Khù Khờ phải vật vờ
(Thông minh giết hết, bây giờ ai khôn?)
Toàn “đầy tớ” đẹp, ăn ngon
Nhờ “dân làm chủ” chịu đòn lao nô.
Mở màn sân khấu: Hán, Hồ
Hạ màn: tay vỗ, ồ ồ tự khen
Đỏ, hồng lấp lánh hương đèn
Lenin*, Karl Marx lũ hèn vái van
Làm sao “quốc thái, dân an”?
Đói ăn vụng, túng làm càn” cả ra!
Thế là khoái! Đảng được đà
Cờ Ngu Dân phất, khề khà tiến… qua
Tiến qua, tiến… lại cả Nhà
Dân làm! Có đảng… ăn mà! Thua a?
Làm ăn phát đạt quá nha!
Tiến lên! Toàn thắng ắt là về…
Ta!
Ha ha! Hà há? Ha hà! 
Ý Nga*6.10.2017
*Vladimir Lenin.
RỪNG SÁT
Dặn dò nhiều thứ ngổn ngang
Lính vào rừng Sát biết mang thứ nào?
Nên chi tử trận, súng chào
Con côi, mẹ góa lại gào khóc thương.
 
Rừng nào cũng của quê hương
Phận dân giữ Đất! Chiến trường sá chi!
Ai đi thì cứ việc đi
Hồn con vẫn bám bất di: giữ Nhà!
 
Ý Nga*6.10.2017
Sách đã xuất bản (Nguyễn Hữu Nhật trình bày)
“ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ”
 
Nước mất mặc dân lo
Cứ ăn chơi thật no
Trí… tuệ sao mà… tệ?
Toàn thùng rổng kêu to!
 
Trơ trơ đến lạ kỳ
Chẳng còn chi lương tri
Dân chết, đảng mặc kệ
Cướp đại…đồng cùng đi!
 
Toàn Anh Hùng Diệt Mỹ!
Toàn cháu con liệt sĩ!
Xưa rứa thì nay ri:
Cuộc hành trình tự hủy!
Tệ ơi là tuệ, trí!
Ý Nga, 2-2-2011
ĂN GÌ, NÓI  NẤY!
 *
Gửi Loạn Xà Ngầu Sĩ Canada
 *
Một đảng độc quyền thủ lợi
Nuôi… nhau lêu lỏng chơi bời
Biến dân thành người nô lệ
Bán nước, tội lỗi tày trời!
 
“Đại Hội” toàn chuyện ruồi bu
Dân Chủ? Êm ru bà rù!
Nhân quyền? Nhốn nha nhốn nháo!
“Bội”… chi! Không hề trội… thu!
 
Lủ khủ đủ thứ sa lầy
Ban, Ngành, Quận, Tỉnh… một bầy;
Đảng, Đoàn… thi đua tham nhũng
Nhờ tài bắt dân ăn… mày.
 
Méo thế mà ngươi vo tròn?
Lại còn chộn rộn trẻ con?
Nào đâu người nghe rảnh rỗi,
Chuyện phường-uống-nước-quên-nguồn!
Ý Nga, 22-1-2011
Ảnh: AYD
DanChuCa.org kính mời Quý Vị và các Bạn vào “links” sau đây để nghe bài hát:

Dân Tộc Này

Thơ: Phạm Lê Phan
nhạc: Nguyễn Văn Thành

 

Dân Chủ Ca phổ nhạc phần hai của bài thơ dưới đây.
Kính mời Quý Vị vào thăm trang nhà danchuca.org qua “link” sau đây:
Kính
DanChuCa.org

 1.

Dân tộc này,
Mấy ngàn năm từng nhọc nhằn u uất
Ðắm biển mò châu,
phơi rừng tìm ngọc
Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai
Máu mỡ no nê muông thú một bầy
Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt
Nước độc rừng thiêng một đi là một chết
Vạn người đi, không một bóng ma về
Dân tộc này,
Năm mươi đứa làm anh hùng của bể,
Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
Dân tộc này,
Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược,
Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi.
 
“Trèo lên, lên trèo lên,
trèo lên đỉnh núi mà coi 
Dáng Bà quản tượng
trăng soi, trăng soi ngời ngời”.
2.
Dân tộc này,
Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Ðá Trường Sơn
con khắc ngập câu thề:
“Ðòi nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!” 
Bạch Ðằng xưa nghẹn giòng muôn xác giặc
Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh
Tóc thú đuôi sam – gươm dáo Việt tung hoành.
Vó ngựa Lý, Lê – từng phen đạp Tống
Ðầu Mãn Thanh kiếm Quang Trung lồng lộng.

HOÀNG HOA THÁM

Ưu tú nhất, Đoàn Nghĩa Quân Cách Mạng
Tuổi hăm ba đã được chức Đốc Binh
Dạ anh hùng, cùng con quyết tử sinh
Ý chí lớn, xung phong vùng hiểm địa.
 
Đánh bền bĩ! Giặc thất kinh hồn vía
Ba mốt năm hùng cứ miền Trung Châu
Dục hoãn cầu mưu”**, bí mật rừng sâu
Nội công, ngoại kích ngay trong lòng địch.
 
Rực rỡ chiến công, lập bao thành tích
Chiến đấu lâu dài, chiêu mộ thanh niên
Rút quân vào rừng Thượng, Hạ bình yên
Ngấm ngầm hoạt động; tương mưu, tựu kế
 
Đạn địch cạn dần, chận đường tiếp tế
Trí Lệ: Tây bỏ quân dụng, quân trang
Binh sĩ tinh luyện, tiến thoát dễ dàng 
Nhờ công tổ chức đội quân thuần thục.
 
Tính toán thật hay! Giặc không lương thực,
Chận đánh xe lửa Hà Nội, Lạng Sơn
Binh sĩ hăng say, gian khó chẳng sờn,
Tấn công các trục giao thông chính yếu…
 
Một tay kháng chiến, nghìn Tây líu quíu
Tấm lòng yêu nước đáng kính bao nhiêu,
Càng làm cho giặc lo sợ đủ điều,
Hiền tài, sĩ phu thêm lòng khâm phục!
 
Từ: Trí Lệ, Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc,
Hay Quế Dương, Lũng Lạt, đến Đồng Đăng,
Qua Lạng Sơn, Hà Nội, tới Bắc Giang…
Giặc xiểng liểng với Hùm-Thiêng-Yên-Thế!
 
Lòng ái quốc, chân thành như huyết thệ*
Dân Thái Nguyên, Ấm Động, đến Hiệp Hòa,
Hay Việt Yên, Võ Dàng, tận Chợ Gà…
Đều khâm phục cờ Cần Vương, Đề Thám!

Ý Nga, 17.2.2007

 
Ý Nga kính chuyển và cám ơn 
Nắng Cali và trang nhà trường THỦ KHOA HUÂN đã trình bày và phổ biến

“LÊN” MẠNG HOÀI 

SỚM MẤT… MẠNG

Ngày ngồi đóng băng,

Đêm đêm thức trắng

Anh đau cột sống,

Chị nhức dây chằng.

 

Lướt mạng phăng phăng

Người tăng áp nhãn,

Kẻ bong võng mạc,

Độ cận thị tăng.

 

“Lên” tận Cung Hằng

Cháu “lên” dai dẳng

“Trèo cao té nặng”

Vì ghiền Cuội Trăng.

 

Tôi dụ ngọt ngào:

Hoạt động hoàn hảo

Hãy chơi Hướng Đạo

Vui nhộn, ồn ào.

 

Biển rộng, núi cao

Dạy trẻ xông xáo,

Học điều quý báu,

Định hướng trăng sao,

 

Chia sẻ niềm đau

Vết thương cầm máu,

Đút cơm, đơm cháo,

Thấy khổ xấn vào,

 

Giúp ích, đổi trao,

Thương người rách áo,

Học tài lãnh đạo,

Tập sống thanh cao…

 

Bệnh gì cũng dứt!

Ý Nga      *12.10.2016
TANH TANH, 

THIU THIU!

Ông khoe: –Vợ đẹp, con ngoan,

Ăn chơi, tụ họp bạn: toàn giàu sang

Kỹ sư đồng tịch, đồng sàng

Không chen một đứa tay ngang nghèo nàn

Nghe mà lộn ruột, nóng gan

Tìm tôi chi vậy, vượt ngàn dặm xa?

Đưa tay mở cửa mời ra

Nói lâu lải nhải, í… a… nhức đầu!

Ý Nga*31.5.2017

SAO EM IM LẶNG?

Ưa lý sự, anh cãi hay đáo để

Không chịu huề, người-hay-cãi giỏi ghê

Trổ hết nghề chày cối mà tung hê

Dư lời lẽ, anh tự nghe đi nhé!

Á Nghi, 4.9.2018

THUI THỦI 

MỘT MÌNH

Ngoài đường biết bao người

Mà sao em chẳng thấy?

Cứ nhớ Một mà thôi

Em hơi kỳ lạ đấy!

 

Anh ơi à! Anh ơi!

Đang làm gì bên ấy?

Bên đây vắng mặt trời

Có người run lẩy bẩy.

 

Ăn gì cũng chua, cay,

Làm chi cũng uể oải

Chốn kia biết nơi này

Người nhớ Người biết mấy?

 

Mấy hôm nữa em về!

Á Nghi**4.9.2018

CHÚC MỪNG 

SINH NHẬT

Chúc mừng sinh nhật anh yêu

Câu thơ gói ghém thật nhiều nhớ nhung

Chúc Anh giữ Lửa bập bùng;

Lập trường giữ vững, chuyện chung góp cùng;

Chuyện riêng tự tại, ung dung;

Giương cung trúng đích, trùng trùng niềm vui!

Á Nghi**tháng 9.2018.