Month: January 2018
CÁO PHÓ: HQ. VÕ HỒNG PHÚC – TN. K.21/SQHQ/K.1ĐB/HQNT
Cáo Phó – Đại Tá Hải Quân Khương Hữu Bá – Khóa 2/SQHQ/NT
Cựu Hải Quân Trung Tá, Bình Luận Gia Trần Bình Nam – Khóa 11/NT
Phân Ưu Hải Quân Trung Tá Ngô Xuân Ý – Khóa 11/NT
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Châu
Hải Quân Đại Tá QLVNCH Trịnh Quan Xuân – Khóa 3 Brest
Hải Quân Trung Tá Trần Kim Khôi
December 12, 2017
QUÂN NHÂN HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA LẬP NHIỀU CHIẾN CÔNG
Trong cuộc chiến giữa Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Sản Việt Nam 1954 – 1975
ĐIỆP MỸ LINH Biên khảo
Phần I
CÁC VỊ TƯ LỆNH HẢI QUÂN V.N.C.H.
Hải Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ
Ông Lê Quang Mỹ sinh năm 1926; xuất thân khóa 2 trường Võ Bị tại Huế với cấp bậc thiếu úy Bộ Binh. Ông xin và được chấp thuận chuyển sang Hải Quân.
Ông gia nhập khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang; tốt nghiệp với cấp bậc trung úy – cấp bậc cao nhất của sĩ quan Hải Quân Việt Nam lúc bấy giờ.
Chức vụ đã đảm nhận:
- Chiến hạm Jeanne d’Arc và Savorgnan de Brazza của Pháp.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Chỉ huy Lực Lượng Hải Quân tại Vùng IV tham gia chiến dịch Hoàng Diệu.
- Phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng – đặc trách về Hải Quân – cho Tướng Lê Văn Tỵ.
- Tư Lệnh đầu tiên của Hải Quân – từ ngày 20 tháng 8 năm 1955 đến tháng 8 năm 1957 – kiêm Tư Lệnh đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến.
- Thị trưởng thị xã Đà Nẵng.
- Thanh Tra tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate School.
Đã tham dự:
Chỉ huy Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H. ra Phú Quốc để xác định các đảo Poulo Panjang, Poulo Tang và Poulo Wai trong vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của V.N.C.H.
Chỉ huy chiến dịch Rừng Sát dẹp tan quân Bình Xuyên.
Chỉ huy nhiều đơn vị Hải Quân hành quân yểm trợ các chiến dịch: Hồng Nhạn, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ, v.v… để bình định các vùng sông ngòi.
Đề Đốc Trần Văn Chơn
Ông Trần Văn Chơn sinh năm 1920 tại Vũng Tàu. Ông đỗ thủ khoa khóa I sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải tại trường Ecole Rosel – sau được đổi tên là Ecole Technique Special; rồi lại được đổi thành Trường Kỹ Thuật. Ông cũng tốt nghiệp khóa Vô Tuyến Truyền Tin Hàng Hải. Ông là sĩ quan, rồi trở thành Thuyền Trưởng Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn Vị Đã Phục Vụ:
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn Xung Phong tại Vĩnh Long.
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn Xung Phong Ninh Giang – tại Bắc Việt – về sau Hải Đoàn Ninh Giang được chuyển vào Nam, căn cứ tại Mỹ Tho.
- Hạm Trưởng HQ 226.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Lực.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 08 năm 1957 đến tháng 08 năm 1959.
- Phụ Tá Tổng Giám Đốc Bảo An và Dân Vệ cho Đại Tá Dương Ngọc Lắm; hai đơn vị này về sau được cải danh là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Tuần Giang.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Hải Quân, từ 31 tháng 10 năm 1966 đến tháng 11 năm 1974.
Tu nghiệp:
- S. Naval War College.
- Sau khi mãn tù Cộng Sản và được sang Mỹ theo diện H.O., ông trở lại trường và tốt nghiệp ngành Interdisciplinary Studies tại San Jose/Evergreen Community College rồi chuyển qua San Jose State University, học về Political Science.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tam đẳng.
- 01 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 02 Legion of Merit with Combat Distinguishing của Hoa Kỳ.
- 01 Certificate of Recommendation tại San Jose.
- 01 Certificate of Special Congressional Recognition của U.S. House of Representatives.
Thành tích:
- Ông có sáng kiến và đôn đốc việc xây dựng Tượng Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại Bến Bạch Đằng, Saigon.
- Trận Hải Chiến Hoàng Sa giữa Hải Quân V.N.C.H. và Hải Quân Trung Cộng xảy ra vào thời điểm Đề Đốc Trần Văn Chơn là Tư Lệnh Hải Quân lần thứ hai.
- Ông là sĩ quan cao cấp nhất của Hải Quân V.N.C.H. bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù hơn 12 năm.
- Ông được Hải Quân Hoa Kỳ mời tham dự buổi lễ đặt tên cho Khu Trục Hạm tối tân USS Zumwalt ngày 19 tháng 10 năm 2013, tại Bath Iron Work, tiểu bang Maine.
- Ông cũng là một trong những thành viên danh dự trong Board of Advisors, gồm những nhân vật nổi tiếng như Bộ Trưởng Hải Quân William le Ball III, Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ Gary Roughead, T.N.S. John S. McCain III, v.v… của chiến hạm USS Zumwalt DDG 1000. Cố Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ – Zumwalt – từng là Cố Vấn cho Cựu Tư Lệnh Trần Văn Chơn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền
Ông Hồ Tấn Quyền sinh năm 1927, tại Đà Nẵng; xuất thân khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi gia nhập Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Chỉ Huy Hải Quân trong Chiến Dịch Sóng Tình Thương – giai đoạn I.
- Hạm Trưởng HQ 535.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ ngày 06 tháng 08 năm 1959 đến tháng 10 năm 1963.
Thành tích:
- Chỉ huy chiến dịch Sóng Tình Thương để tái chiếm và bình định vùng Năm Căn, Cà Mau.
- Thành lập Lực Lượng Hải Thuyền.
- Thành Lập Liên Đội Người Nhái – về sau được cải danh là Liên Đoàn Người Nhái.
Hải Quân Đại Tá Trần Văn Phấn
(1)
Ông Trần Văn Phấn sinh năm 1920; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, năm 1952.
Trước khi được tuyển chọn vào Hải Quân, ông đã tốt nghiệp từ trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Sau khi tốt nghiệp từ trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông được tạm trú và thực tập trên chiến hạm Arromanches của Pháp.
Đơn vị đã phục vụ:
- Đơn vị tác chiến Hải Quân đầu tiên tại Bắc Việt, năm 1953.
- Đơn vị trưởng nhóm đầu tiên của Hải Đoàn 21 Xung Phong, miền Nam.
- Thực tập trên nhiều chiến hạm của Pháp.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 24 Xung Phong.
- Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Trấn.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, ngày 26 tháng 04 năm 1965 đến tháng 09 năm 1966.
- Tùy viên quân sự tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan.
Tu nghiệp:
- Căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ – Olongapo – tại Phi Luật Tân.
- Joint and Combined School at Okinawa, Nhật.
- S. Naval War College.
(1.- Tư liệu và hình từ Website Nguyen Văn Hieu. Q.L./V.N.C.H. – A.R.V.N. và các vị sĩ quan H.Q./V.N.C.H.)
Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh
Ông Lâm Ngươn Tánh sinh năm 1928 tại Sadec; xuất thân khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 534; HQ 330; HQ 226; HQ 03.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Khu miền Tây – về sau được cải danh là Vùng IV Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Giám Đốc Hải Quân Công Xưởng.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Đáo nhiệm Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Phụ tá – về Hải Quân – cho Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu.
- Chỉ Huy Trưởng trường đại học Chiến Tranh Chính Trị Dalat.
- Tư Lệnh Phó Hải Quân.
- Chủ Tịch tiểu ban Bài Trừ Tham Nhũng trong Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 11 năm 1974 đến tháng 03 năm 1975.
- Phụ Tá Quốc Vụ Khanh cho Thứ Trưởng Bộ Xã hội – bác sĩ Phan Quang Đán.
Tu nghiệp:
- S. Postgraduate School.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng.
Thành tích:
Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; chiến dịch Đồng Tháp Mười; chiến dịch Rừng Sát, v.v…
Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang
Ông Chung Tấn Cang sinh năm 1926 tại Gia Định, Saigon; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ huy Hải Đoàn 21 Xung Phong .
- Hạm Trưởng HQ 533; HQ 330; HQ 114.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Giang Lực.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 04 năm 1965.
- Trưởng Ban Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia.
- Phụ tá đặt biệt – về Hải Quân – cho Tổng Tham Mưu Trưởng.
- Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự – về sau được cải danh là Trường Chỉ Huy và Tham Mưu.
- Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia bài trừ tham nhũng.
- Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Saigon – Gia Định.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 03 năm 1975 đến tháng 04 năm 1975.
Tu nghiệp:
- S. Naval Amphibious Base Coronado, San Diego.
- S. Naval War College New Port.
Thành tích:
- Hải Quân Đại Tá Chung Tấn Cang Hải Quân và Trung Tá Khương Hữu Bá đã cùng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Minh ký tên vào Hiến Chương Vũng Tàu – 1st Constitution of the Republic of South Vietnam. (1)
- Vào thời gian sôi động nhất của cuộc chiến, Ông cho thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đặt dưới quyền chỉ huy của Hải Quân đại tá Lê Hữu Dõng. Nếu có đảo chánh, Lực Lượng 99 sẽ hỗ trợ cho những Lực Lượng khác chống đảo chánh; đồng thời Lực Lượng 99 cũng bảo vệ an ninh những hải trình huyết mạch quanh thủ đô Saigon như sông Lòng Tào, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp để chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. cũng như thương thuyền có thể lưu thông và cũng để đề phòng trường hợp Việt Cộng cắt quốc lộ 4. (2)
- Ông chỉ thị Hạm Đội Hải Quân tận dụng tối đa phương tiện để tiếp cứu và di chuyển đồng bào cũng như quân bạn từ Vùng I và Vùng II Duyên Hải về Saigon và Phú Quốc. (3)
- Sau khi Vùng I và Vùng II bị bỏ ngõ, Ông muốn tận dụng phương tiện của Hải Quân để đưa gia đình binh sĩ ra tạm trú tại Phú Quốc rồi đưa binh sĩ trở lại miền Tây – Vùng IV Sông Ngòi – chiến đấu. (4)
- Khi ý định đưa binh sĩ về Vùng IV Sông Ngòi không thành, Ông được cựu cố vấn của Hải Quân V.N.C.H. – ông Richard Lee Armitage – đề nghị nên đưa toàn Hạm Đội ra Côn Sơn. (5)
- Sau khi Tướng Dương Văn Minh đầu hàng Cộng Sản Việt Nam, từ Côn Sơn, ông chỉ thị Hạm Đội Hải Quân trực chỉ Phi Luật Tân. (6)
Chú thích:
1.- Tư liệu của tiến sĩ Khương Hữu Lộc.
2-3-4-5-6.- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh.
Phần II
CÁC VỊ PHÓ ĐỀ ĐỐC HẢI QUÂN V.N.C.H. (1)
Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu*
Ông Nguyễn Thanh Châu sinh năm 1933 tại Long An; tốt nghiệp khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Phó Căn Cứ Hải Quân Tiên Sa, Đà Nẵng.
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Tiên Sa, Đà Nẵng.
- Hạm Trưởng HQ 3.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 8.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Quân vùng IV Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
(1.- Tất cả sĩ quan trong phần này được sắp theo thứ tự tên của mỗi vị.)
*Wikipedia.
Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí
Ông Nguyễn Hữu Chí sinh năm 1931, tại Nam phần; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 3 sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp từ trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng. Ngoài binh nghiệp, ông còn là một nhà thơ – bút hiệu Hữu Phương – rất được mến mộ.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 405
- Trưởng phòng nhân viên.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Trưởng Duyên Khu IV – về sau được cải danh là Vùng IV Duyên Hải.
- Tư Lệnh Lực Lượng Duyên Phòng – danh xưng khác là Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.
- Phu Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển.
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, California.
- S. Naval War College.
- Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Thành tích:
- Chỉ huy Hải Quân tham gia các chiến dịch bình định lãnh thổ tại Cà Mau, U Minh và Thới Bình.
- Tác giả 3 tập thơ: Luống Biển, Neo Tuổi Vàng, Tâm Sự Người Đi Biển và 3 tập thơ sáng tác tại Hoa Kỳ, chưa kịp xuất bản: Kiếp Lưu Đày I, II, III.
Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào *
Ông Vũ Đình Đào sinh năm 1931 tại Hải Phòng; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi gia nhập khóa 3 sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 331; HQ 403.
- Đáo nhiệm Hạm Trưởng HQ 331; HQ 403.
- Trưởng Phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 11.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực – về sau được cải danh là Hạm Đội.
- Tham Mưu Phó hành quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Vùng III Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.3
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School.
- S. Naval War College.
Ân Thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tứ Đẳng.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Anh Dũng Bôi tinh Ngôi sao vàng.
- 01 Hải Dũng Bôi tinh Ngôi sao vàng.
- 01 Danh Dự Bôi tinh Hạng nhất.
- 01 Chỉ Đạo Bội tinh cấp Sư đoàn.
- 01 Tham Mưu Bôi tinh Hạng nhất.
- 01 Huấn Vụ Bôi tinh Hạng nhất, 01 Dân Vụ Bôi tinh Hạng nhất, 01 Quân Phong Bội tinh Hạng nhất, 01 Chiến Dịch Bôi tinh, 01 Quân Vụ Bôi tinh Hạng nhì và 01 Hải vụ Bôi tinh Hạng nhất.
Thành tích:
Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 18; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 19; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 20.
(*Tư liệu từ ông Nguyễn Bá Nghiệp OAM. Hình chụp lúc phó đề đốc Đào mang cấp bậc H.Q.trung tá.)
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng
Ông Đinh Mạnh Hùng sinh năm 1932 tại Hà Nội; tốt nghiệp thủ khoa khóa 2 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam Trục Lôi Hạm Geranium.
- Hạm Phó HQ 330.
- Hạm Trưởng HQ 225.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 115.
- Hạm Trưởng HQ 405.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Quyền Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang
- Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ.
- Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Sông kiêm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lưu Động Sông.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school.
- S. Naval War College.
- Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
- Khóa Quản Trị Quốc Phòng, Hoa Kỳ.
Ân Thưởng:
- Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương
- 05 Anh Dũng Bội Tinh.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Đinh Tiên Hoàng; Chiến dịch Hoàng Diệu; Chiến dịch Sóng Tình Thương, bình định Năm Căn, Cà Mau.
- Hành quân bình định Miền Tây.
- Các cuộc hành quân Trần Trần Hưng Đạo trong sông.
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
Ông Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại Hà Nội; tốt nghiệp khóa 5 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm trưởng HQ 116.
- Chỉ Huy Trưởng Phân Ðội IV Trục Lôi Hạm.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội I.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Tùy Viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Nam Hàn.
- Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Trường Tham Mưu Cao Cấp, Ðà Lạt.
- Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ – Lực Lượng Đặc Nhiệm 211.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng II Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.2.
- Tối 31 tháng 3-1975, Tướng Phạm Văn Phú – Tư Lệnh Quân Đoàn II – chỉ định Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh kiêm chức vụ Tư Lệnh mặt trận tiền phương Quân Đoàn II, thay thế Tướng Phan Đình Niệm ở chúc vụ Tư Lệnh chiến trường Bình Định. (1)
- Tối 1 tháng 4-1975, lúc 11:00, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký nghị định chỉ định Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh kiêm Tổng Trấn Qui Nhơn trong nhiệm vụ phối trí các lực lượng V.N.C.H. để tái chiếm Qui Nhơn. (2)
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, Caliafornia.
- Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp – Dalat.
Ân thưởng:
- Huy chương cao quý nhất do Quốc Hội và Tổng Thống Đại Hàn ban tặng. (3)
Hoạt động sau tháng 04-1975:
- Thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhật Giải Phóng Viện Nam.
- Mặt Trận Q.G.T.N.G.P. Việt Nam ra đời ngày 30 tháng 4-1980. Mặt Trận Q.G.T.N.G.P. Việt Nam thực hiện được hai cuộc hành quân: Đông Tiến I và Đông Tiến II.
- Trong cuộc hành quân Đông Tiến II, phục quốc quân của Mặt Trận – do chính ông chỉ huy – đụng độ nặng với Việt Cộng và Lào Cộng. Phục quốc quân bị thiệt hại nặng! Một số kháng chiến quân tự sát. Cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cũng tự sát để được chết cạnh những kháng chiến quân của ông, tại Saranavan! (4)
(1 và 2.- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh.
3 và 4.- Website Việt Tân)
Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú*
Ông Nghiêm Văn Phú sinh năm 1928 tại Hà Đông, Bắc Việt; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng.
Đơn vị đã phục vụ:
- Phục vụ tại nhiều Hải Đoàn Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Sóng Tình Thương – giai đoạn II.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tư Lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám – Lực Lượng Đặc Nhiệm 212.
(*Wikipedia. Hình từ vietnamvanhien.net)
Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng*
Ông Đặng Cao Thăng sinh năm 1929 tại Nam Định, Bắc Việt; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Pháp, tại Brest.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Brest, ông bị động viên vào trường sĩ quan trừ bị Nam Định. Sau đó ông được chuyển vào trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, học về Pháo Binh, Công Binh và Truyền Tin. Ông ra trường với cấp bậc chuẩn úy.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 113.
- Hạm Trưởng HQ 112; HQ 327; HQ 05.
- Giám Đốc Quân Huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Giám Đốc Hải Quân Công Xưởng.
- Tư Lệnh Phó Hải Quân.
- Tùy Viên quân sự Tòa Sại Sứ V.N.C.H. tại Nam Hàn.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải.
- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi kiêm Tư Lệnh Hạm Đội Đặc Nhiệm 21.
*Wikipedia.
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Ông Hồ Văn Kỳ Thoại sinh năm 1933 tại Cần Thơ; xuất thân khóa 4 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hộ Tống Hạm Glaive và Hộ Tống Hạm Mousquet của Hải Quân Pháp.
- Hạm trưởng HQ 04.
- Thực tập trên Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.
- Hải Đội Trưởng Hải Đội Hộ Tống Hạm.
- Trưởng Phòng Truyền Tin Hải Quân.
- Sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống V.N.C.H. Ngô Đình Diệm.
- Trưởng phòng nhân viên và hành chánh Hải Quân
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc Saigon
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Nha Trang và Duyên Khu II.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng II Duyên Hải
- Chỉ Huy Trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.1. Sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam Lực Lượng Đặc Nhiệm 213 trở thành Lực Lượng Đặc Nhiệm 231.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate School, California.
- Khóa cao cấp Quản Trị Nhân Viên tại Pentagon, U.S.A.
Ân thưởng:
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương đệ nhất đẳng.
- 01 Biệt Công Bội Tinh.
- 08 Anh Dũng Bội Tinh: 05 với nhành dương liễu, 01 ngôi sao vàng, 01 ngôi sao bạc, 01 với ngôi sao đồng.
- 01 Hải Dũng Bội Tinh với mỏ neo vàng.
- 02 Bronze Star with combat V của Hải Quân Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Những công tác trên vỹ tuyến 17 của Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
- Chỉ huy cuộc hành quân tấn công, phá hủy mật khu Vũng Rô.
- Trực tiếp chỉ thị Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc – sĩ quan chỉ huy chiến thuật (O.T.C.) – ra lệnh cho các chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. tại Hoàng Sa khai hỏa, tấn công chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng, ngày 19 tháng 01, năm 1974.
- Tác giả quyển Hồi Ký Can Trường Trong Chiến Bại.
Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy *
Ông Diệp Quang Thủy sinh năm 1932; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Dalat, cấp bậc thiếu úy.
- Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 7.
- Tùy viên cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi kiêm Chỉ Huy Trưởng Đặc Khu Rừng Sát.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
*Wikipedia
Phần 3
CÁC VỊ SĨ QUAN CẤP TÁ
Hải Quân Đại Tá Khương Hữu Bá
Ông Khương Hữu Bá sinh năm 1930. Ông tốt nghiệp khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 2 Hải Quân, ông đã tốt nghiệp sĩ quan Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 404.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lương Hải Thuyền kiêm Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chánh Thanh Tra Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải kiêm Đặc Khu Trưởng đặc khu Phú Quốc.
Tu nghiệp:
- Cao Đẳng Quốc Phòng.
- S. Post Graduate School – General Line.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng.
- 01 Hải Quân Huân Chương đệ nhất đẳng.
- 01 Danh Dư Bội Tinh đệ nhất đẳng.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh đệ nhất đẳng.
- 01 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
Thành tích:
- Hải Quân Trung Tá Khương Hữu Bá và Hải Quân Đại Tá Chung Tấn Cang đã cùng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Minh ký tên vào Hiến Chương Vũng Tàu – 1st Constitution of the Republic of South Viet Nam.
- Năm 1974, Cao Miên đưa một chiến hạm và một tàu dò tìm dầu hỏa vào lãnh hải Việt Nam, thuộc Vùng IV Duyên Hải. Hải Quân Đại Tá Khương Hữu Bá phúc trình sự việc lên Đề Đốc Tư Lệnh Trần Văn Chơn. Sau khi được Đề Đốc Tư Lệnh Trần Văn Chơn cấp thuận, Đại Tá Bá điều động 3 chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. đang công tác trong lãnh hải Vùng IV Duyên Hải đến nơi hai chiếc tàu của Cao Miên đang hoạt động; đồng thời Đại Tá Bá cũng gửi công hàm ngoại giao đến Tư Lệnh Vùng của Cao Miên, yêu cầu 2 chiếc tàu của Cao Miên phải rời lãnh hải của V.N.C.H. trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hai chiếc tàu của Cao Miên dò tìm dầu hỏa trong lãnh hải của V.N.C.H. phải rút lui.
(*Tư liệu của tiến sĩ Khương Hữu Lộc.)
Hải Quân Đại Tá Lê Hữu Dõng
Ông Lê Hữu Dõng sinh năm 1937; tốt nghiệp khóa 8 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 330.
- Hạm Phó HQ 02.
- Hạm Trưởng HQ 609; HQ 07; HQ 13.
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn 22 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 22 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 25 – 29 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng II Duyên Hải.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Tuần Thám.
- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 99.
Tu Nghiệp:
- Khóa Landing Force Training Command tại Hoa Kỳ.
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp – Long Bình.
Ân Thưởng:
- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu.
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 02 Hải Quân Huân Chương.
- 02 Hải Dũng Bội Tinh.
- 06 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
Thành tích:
- Tiếp cứu Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân tại Đức Hòa – Đức Huệ.
- Chỉ huy liên Giang Đoàn 22 – 24 Xung Phong phối hợp với Sư Đoàn 5 Bộ Binh hành quân dài hạn tại Dầu Tiếng và mật khu Tam Giác Sắt.
- Năm Mậu Thân, 1968, cho đơn vị án ngữ từ sông Bassac đến cầu Cái Răng, chận đường tiến quân của 2 tiểu đoàn Việt Cộng muốn vượt sông để tấn công Cần Thơ.
- Giữa tháng 03-1975, chỉ huy Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 phối hợp với Giang Đoàn 40 Ngăn Chận giải tỏa quận Tân Trụ, thuộc tỉnh Long An. Sau đó, tại kinh Thủ Thừa, Long An, Lực Lượng 99 đụng độ nặng với một đơn vị của công trường 7 Việt Cộng. Vì không thể chống trả với hỏa lực như vũ bão từ đoàn chiến đỉnh, Việt Cộng đành “chém vè”. (1)
- Chiều 30-04-1975, HQ 402 – một Hải Vận Hạm đang được sửa chữa tại Hải Quân Công Xưởng, với hơn hai ngàn quân dân trên tàu – được Trung Úy cơ khí Cao Thế Hùng “đưa” đến ngã ba sông Soài Rạp thì HQ 402 chỉ quay vòng vòng! Nghe lời kêu cứu từ HQ 402 trên máy truyền tin, Đại Tá Dõng từ một PBR nhập hạm và hướng dẫn HQ 402 hải hành đến đảo Côn Sơn. (2)
((1) và (2).- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 cùa Điệp Mỹ Linh.)
Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp *
Ông Trịnh Hòa Hiệp tốt nghiệp khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 04; HQ 03.
- Thuyền Trưởng PT – Patrol Torpedo Boat.
- Duyên Khu I – về sau Duyên Khu I được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Saigon.
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Biệt Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Khối Huấn Luyện Biệt Hải.
- Lực Lượng Hải Tuần
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái.
- Sau khi sang Hoa Kỳ du học về Hành Quân Đổ Bộ, ông đáo nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái cho đến ngày 30-04-1975.
Tu nghiệp:
- Khóa I Biệt Hải.
- Khóa UDT – Underwater Demolition Team – tại Hoa Kỳ.
- S. Post Graduate School, California.
- Khóa Hành Quân Đổ Bộ tại Hoa Kỳ.
- Tham Mưu Trung Cấp Long Bình.
Thành tích:
- Chỉ huy Người Nhái tham dự trận phá vỡ mật khu Vũng Rô; Hải chiến Hoàng Sa, ngày 19-01-1974; và rất nhiều cuộc hành quân quy mô khác.
(*Tư liệu từ: Cựu Hải Quân đại tá Nguyễn Văn Thiện, cựu Hải Quân trung tá Hà Đắc Vinh, cựu Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn,Quang, cựu Hải Quân thiếu tá Phan Tấn Hưng.)
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Hoa
Ông Nguyễn Văn Hoa sinh năm 1934; xuất thân khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng cận duyên và viễn duyên. Ông phục vụ trên thương thuyền Pháp và thương thuyền Việt Nam
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan Đệ Tam kiêm sĩ quan Mật Mã HQ 401.
- Hạm Phó HQ 04; HQ 329.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Phó HQ 06.
- Hạm Trưởng HQ 330.
- Sĩ quan Thanh Tra Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng liên Giang Đoàn 25 – 29 Xung Phong.
- Quận Trưởng Quận Phú Quốc – Dương Đông.
- Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Thủy Bộ.
Tu nghiệp:
- Đến U.S. Naval Amphibious School, Coronado, San Diego, để trình bày kinh nghiệm hành quân trong sông.
- Chỉ Huy Tham Mưu – Long Bình.
Ân thưởng :
- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 02 Anh Dũng Bội Tinh cấp Quân Đội.
- 19 Anh Dũng Bội Tinh cấp Quân đoàn, Sư đoàn, và Trung đoàn.
- 01 Chương Mỹ Bội Tinh, 01 Hải Quân Huân Chương, 01 Danh Dự Bội Tinh, 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Huấn Vụ Bội Tinh, 01 Quân Vụ Bội Tinh, 01 Hải Vụ Bội Tinh, 01 Không Vụ Bội Tinh, 01 Chiến Dịch Bội Tinh, 01 Cảnh Sát Bội Tinh, 01 Dân Vụ Bội Tinh, 01 Xây Dựng Nông Thôn Bội Tinh, 01 Xã Hội Bội Tinh.
Đã tham dự:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Hồng Nhạn và Chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Sau 30-04-1975, bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù ngoài Bắc 10 năm. Năm 1986 Ông cùng gia đình vượt biển đến Mỹ.
Hải Quân Đại Tá Dư Trí Hùng
Ông Dư Trí Hùng sinh năm 1933; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Pháp, tại Brest, năm 1955. Sau đó, ông thực tập hải nghiệp trên Tuần Dương Hạm Jeanne d’Arc trong một năm. Ông tốt nghiệp năm 1956.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Phó HQ 05.
- Hạm Trưởng: HQ 225; HQ 114; HQ 402; HQ 500; HQ 12.
- Trưởng phòng 4 Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
Tu nghiệp:
- Lớp thực tập rà mìn tại Charleston, South Corolina.
- Bổ túc thực hành về Quản Trị vật liệu tại Trung Tâm Tiếp Liệu Hải Quân Hoa Kỳ, Guam.
- S. Post Graduate School, Monterey, California.
- S. Naval War College, tại Newport, Rhodes Island.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Huấn Vụ Bội Tinh.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Năm Căn, giai đoạn I.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân đuổi bắt và đánh chìm một tàu Việt Cộng chuyển vũ khí từ Bắc vào Hòn Hèo, Nha Trang, thuộc hải phận Vùng II Duyên Hải, vào Tết Mậu Thân, 1968.
Hải Quân Đại Tá Đỗ Kiểm
Ông Đỗ Kiểm sinh năm 1933, tại Hà Nội; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Pháp tại Brest.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm trưởng HQ 537; HQ 331; HQ 06; HQ 07.
- Hiệu Trưởng trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
- Tư Lệnh Phó Hạm Đội.
- Tư Lệnh Vùng IV Duyên Hải.
- Tham Mưu Trưởng Hành Quân sông.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school, California.
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp, Dalat.
Ân thưởng:
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- Đệ nhất đẳng Hải Quân Huân Chương.
- 07 Anh Dũng Bội Tinh: 01 ngôi sao vàng với nhành dương liễu, 03 ngôi sao bạc, 03 ngôi sao đồng.
- 01 Đệ nhất Danh Dự Bội Tinh, 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Hải Vụ Bội Tinh, 01 Huấn Luyện Bội Tinh, 01 Chiến Công Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Rừng Sát và chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Chỉ Huy Phó hành quân tảo thanh các hải đảo.
- Đồng Chỉ Huy Trưởng hành quân hỗng hợp Việt Mỹ Sea Float.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân Trần Hưng Đạo – Năm Căn.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân tảo thanh sông Giang Thành – Kinh Vĩnh Tế.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân Campuchia – khu vực Nam.
- Chủ tịch Ủy Ban Liên Hợp 3 quốc gia: Việt, Mỹ, Cao Miên để tiếp tế Campuchia.
- Đặc trách soạn thảo và thi hành kế hoạch di tản Hải Quân V.N.C.H., tháng 04-1975.
Hải Quân Đại Tá Ngô Khắc Luân
Ông Ngô Khắc Luân sinh năm 1933; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan hải hành rồi trở thành Hạm Phó YMS Belladone của Pháp.
- Hạm Trưởng HQ 12; LSIL 328; HQ 02; HQ 502.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Vũng Tàu – về sau được cải danh là Vùng III Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Trưởng phòng II kiêm phụ tá Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Phó Hiệu Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quan Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng liên Giang Đoàn 25-26 Xung Phong.
- Trưởng phòng I Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Vùng III Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Biệt phái sang Cao Miên với chức vụ Chỉ Huy Trưởng Task Force 210.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Hải Quân.
Tu nghiệp:
- Mine warfare school, South Carolina.
- Tham Mưu school Point Loma, San Diego, California.
- Instructor school, San Diego, California.
- English school Lackland, Texas.
- S. Postgraduate school Monterey, California.
- S. Naval War College Newport, Rhode Island.
Ân thưởng:
- Để Ngủ đẳng Bảo quốc Huân Chương.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
- 12 Anh Dũng Bội Tinh.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Legion of Merit do Tổng Thống Hoa Kỳ – Richard Milhous Nixon – ban thưởng.
Thành tích:
- Chỉ huy tất cả đơn vị tác chiến Hải Quân thuộc Vùng III Sông Ngòi tham dự các cuộc hành quân dài hạn trong chiến dịch Rừng Sát.
Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May
Ông Nguyễn Văn May sinh năm 1933; xuất thân khóa 5 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 5 sĩ quan Hải Quan Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền.
- Đơn vị đã phục vụ:
- Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 23 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 25 Xung Phong.
- Hạm Trưởng HQ 328; HQ 116; HQ 11.
- Phó trưởng phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 26 – 32 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn I Tuần Thám – 212.1.
- Phụ Tá Tư Lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18.
- Tư Lệnh Phó Vùng III Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng V Duyên Hải.
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, California.
- Chỉ Huy Tham Mưu.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng.
- 03 Anh Dũng Bội Tinh: 02 ngôi sao vàng, 01 ngôi sao bạc.
- 01 Bronze Star của Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 18; thường xuyên phối hợp với Bộ Binh thuộc các tỉnh Kiên Giang, Kiến Phong, Mộc Hóa, v.v… để chống trả hoặc càn quét sự xâm nhập của Việt Cộng dọc biên giới Miên Việt.
- Hành quân Trần Hưng Đạo 18 cũng phối hợp với các đơn vị Hải Quân như chiến hạm, Giang Đoàn Tuần Thám, Giang Đoàn Ngăn Chận, Hải Đội Duyên Phòng, v.v…để bảo vệ an ninh thủy trình cho các đoàn thương thuyền từ Nam Vang đến Tân Châu hay ngược lại.
- Các chiến hạm biệt phái cũng như những đơn vị Hải Quân trực thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng V Duyên Hải phối hợp với Địa Phương Quân để săn lùng, tiêu diệt địch quân và yểm trợ các chiến hạm chở dầu tiếp tê cho Căn Cứ Hải Quân Năm Căn.
Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh
Ông Hồ Quang Minh sinh năm 1938; xuất thân khóa 8 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Sĩ quan đệ Tam HQ 327.
- Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 26.
- Đại diện Hải Quân Vùng II Duyên Hải, tại Qui Nhơn.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 23 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 30 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 26 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn V Tuần Thám – Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.5
- Thực tập Hạm Trưởng, HQ 2.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn I Ngăn Chận.
- Chỉ Huy Trưởng đơn vị Đặc Nhiệm của Lực Lượng Tuần Thám
Tu nghiệp:
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp – Long Bình.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương với nhành Dương Liễu.
- 25 Anh Dũng Bội Tinh: 23 với nhành Dương Liễu, 02 với ngôi sao đồng.
- 03 Chiến Thương Bội Tinh.
- 03 Navy Commendation Medal with Combat V của Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Chỉ huy Duyên Đoàn 26 tấn công sào huyệt của Việt Cộng tại Vĩnh Hy.
- Chỉ huy Duyên Đoàn 26 bắt 2 ghe lớn của Trung Cộng chở nhiều vũ khí.
- Chỉ huy Giang Đoàn 30 & 24 Xung Phong phối hợp hành quân với nhiều đơn vị Hoa Kỳ và Việt Nam trong cuộc hành quân dài hạn Tam Giác Sắt
- Chỉ huy Giang Đoàn 26 Xung Phong hiệp cùng Sư Đoàn 21 Bộ Binh và các đơn vị bạn hành quân dài hạn và luân phiên chịu trách nhiệm an ninh cũng như yểm trợ các đồn dọc theo sông rạch thuộc U Minh Thượng, U Minh Hạ, sông Trèm Trẹm, sông Cái Lớn và vùng biên giới Miên Việt.
- Phối hợp hành quân để yểm trợ và chuyên chở người Việt từ Cao Miên về Việt Nam.
Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc
Ông Hà Văn Ngạc sinh năm 1935; xuất thân khóa 5 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 225; HQ 451; HQ 09.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 25 Xung Phong; Giang Đoàn 22 Xung Phong.
- Tham Mưu Trưởng Vùng IV Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội IV Duyên Phòng.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội III Tuần Dương – Hải Đội Đặc Nhiệm Hoàng Sa.
- Phụ tá về Hải Quân cho Trung Tướng Phan Trọng Chinh – Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Liên Quân tại Long Bình.
Tu nghiệp:
- S. Navy Oceanographic Office.
- S. Naval Postgraduate School, California.
Ân thưởng:
- Certificate of Achievement Awarded for Outstanding United States-Vietnamese Naval Support for the 2nd Battalion, 3rd Infantry Brigade.
- Bằng Tưởng Lục cấp Quân Đoàn.
Thành tích:
- Tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ IV về Đồ Bản khu vực Á Châu và Viễn Đông tại Tehran, Iran.
- Với chức vụ Chỉ Huy Trưởng Hải Đội Đặc Nhiệm Hoàng Sa, trong trận hải chiến với Trung Cộng tại Hoàng Sa, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đã thi hành chỉ thị của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại để ra lệnh cho các chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. khai hỏa – trước khi chiến hạm của Trung Cộng tấn công.
- Tác giả của 03 phần tài liệu: Tìm Hiểu Về Quần Đảo Hoàng Sa, Những Diễn Biến Đưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa, Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử tại Hoàng Sa.
Hải Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn
Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1935; tốt nghiệp khóa 4 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Thuyền Trưởng HQ 537
- Hạm Trưởng HQ 330; HQ 03; HQ 04.
- Nhận lãnh từ Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 09
- Tham Mưu Phó Nhân Niên Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng III Duyên Hải.
- Tư Lệnh Hạm Đội.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school, California.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 02 Anh Dũng Bội Tinh: 01 với nhành dương liễu, 01 với ngôi sao vàng.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân vào mật khu Ba Động, cửa sông Bà Lai; hành quân vào mật khu Lăng Cô, Bà Rịa.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Liên Quân, yểm trợ những đoàn tàu thuyền tiếp tế PnomPenh.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân Liên Quân Hoa Kỳ, Việt Nam và Cao Miên trong công tác yểm trợ các đoàn công voa tiếp tếNamVang.
Cựu Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thiện
Ông Nguyễn Văn Thiện sinh năm 1936. Ông đỗ thủ khoa khóa 7 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 400.
- Sĩ Quan Tùy Viên cho Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn.
- Sĩ quan đệ tứ rồi trở thành Hạm Phó HQ 07.
- Hạm Phó: HQ 226; HQ 401; HQ 114.
- Hạm Trưởng: HQ 602; HQ 05; HQ 1; HQ 5; B6 – Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Vùng IV Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 21 – 33 Xung Phong.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng III Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II – Hải Đội Chuyển Vận.
- Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Hạm Đội.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.4 kiêm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Phú Quốc.
Tu nghiệp:
- Khóa Anti Submarine warfare, Anti Air warfare, tại Hoa Kỳ
- Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp.
Ân thưởng:
- Đệ ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh với ngôi sao Bắc Đẩu.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Dân Vụ Bội Tinh, 01 Chiến Dịch Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Không Vụ Bội Tinh, 01 Quân Vụ Bội Tinh.
- 09 Anh Dũng Bội Tinh: 02 với nhành dương liễu, 02 ngôi sao vàng, 03 ngôi sao bạc, 02 ngôi sao đồng.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân hành quân hỗn hợp dài hạng với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân hành quân với Lực Lượng Thủy Bộ và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại U Minh Thượng, U Minh Hạ, sông Bồ Đề, Vị Thanh, Hỏa Lựu và sông Cái Lớn.
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tòng
Ông Nguyễn Văn Tòng sinh năm 1932; tốt nghiệp khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 225.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 26 Xung Phong.
- Hạm Phó rồi trở thành Hạm Trưởng HQ 331.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 24 Xung Phong; Giang Đoàn 21 Xung Phong.
- Trưởng Ban hành quân Phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Trưởng Ban địa ốc và vận chuyển Phòng IV Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Trưởng Phòng II Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Phó Trưởng Phòng II Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 32 Xung Phong
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn II Thủy Bộ; Liên Đoàn I Tuần Thám.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng III Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô.
Tu nghiệp:
- Khóa Phân Phối về Tiếp Vận, Bộ Tổng Tham Mưu.
- Khóa Tham Mưu Đại Học Quân Sự Dalat.
- Khóa Tình Báo, Trường Cây Mai, Cholon.
- Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình.
- Khóa Tình Báo Cao Cấp thuộc Trường Tình Báo Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhật.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng.
- 06 Anh Dũng Bội Tinh: 01 với nhành dương liễu; 02 ngôi sao vàng; 01 ngôi sao bạc; 02 ngôi sao đồng.
Thành tích:
- Chỉ huy Giang Đoàn 26 Xung Phong tham dự hành quân cấp Sư Đoàn tại Kiến Phong để yểm trợ Tiểu Đoàn I Nhảy Dù.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; hành quân Trần Hưng Đạo, tại Neak Lương, Cao Miên.
Phần 4
LỜI CHÂN TÌNH của “THỦY THỦ KHÔNG SỐ QUÂN”
ĐIỆP MỸ LINH
Là một ngòi bút không chuyên nghiệp, nhưng tôi lại rất say mê viết về sự hào hùng, lòng dũng cảm cũng như những đau thương, những thống hận của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) trong cuộc chiến giữa chính thể V.N.C.H. và Cộng Sản Việt Nam, từ năm 1954 đến 1975.
Lý do tôi say mê viết về Lính không những vì Bố của các con tôi – Cố Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh – là Lính mà em tôi, em của Minh và bạn học của tôi thời thơ dại cũng đều là Lính.
Vì thích viết về Lính, cho nên, cách nay khá lâu, Hội Sử Học đã nhờ tôi viết Sơ Lượt Về Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H. và gần đây, Hội Sử Học lại nhờ tôi biên khảo về những quân nhân Hải Quân có nhiều công trạng trong cuộc chiến vừa qua, tôi nhận lời ngay.
Sau khi nhận lời giúp Hội Sử Học, tôi mới nhận ra được nhiều trở ngại mà tôi phải trực diện. Đó là – cũng như đa số di dân thế hệ thứ nhất – quân nhân Hải quân V.N.C.H. không còn trẻ nữa; nhiều vị tuổi khá cao, không nhớ được nhiều và nhiều vị không còn nữa!
Sau thời gian dài tra cứu tài liệu và nhờ sự giúp đở tận tình của Đại Gia Đình Hải Quân, phần tài liệu đã xong; nhưng tôi biết vẫn còn nhiều thiếu sót.
Trong phần tài liệu, cấp bậc được nêu cùng với tên của mỗi quân nhân là cấp bậc sau cùng của quân nhân đó; vì vậy, khi viết về những vị đã qua đời, tôi không dùng chữ “cố”, cũng như tôi không dùng chữ “cựu/nguyên” khi viết về các vị khác.
Tài liệu này được chia làm 3 phần:
1.- Các Vị Tư Lệnh Hải Quân, được sắp theo thời gian các vị đó đảm nhận chúc vụ.
2.- Các vị Phó Đề Đốc, được sắp theo mẫu tự tên của từng vị.
3.- Các vị sĩ quan cấp Tá, được sắp theo mẫu tự tên của từng vị.
Danh Sách Quân Nhân Hy Sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, 19-01-1974 do 2 sĩ quan Hải Quân – ông Trần Chấn Hải và ông Trần Kim Ngọc – cung cấp.
Hội Sử Học cũng yêu cầu tôi viết vài dòng về Điệp Mỹ Linh, nhưng tôi rất ngại ngùng; vì Điệp Mỹ Linh chỉ là “ngòi bút bất đắc dĩ”! Thật vậy, thời mới lớn, khi đàn Accordéon và hát trong Ban Ca Nhạc Bình Minh – do Ba tôi thành lập – để phụ trách phần văn nghệ cho đài phát thanh Nha Trang, tôi chỉ ước mơ được trở thàng nghệ sĩ trình diễn; nhưng Ba Má tôi không cho phép! Thấy tôi buồn, Ba tôi – bút hiệu Điệp Linh, cộng tác với báo Sóng Thần, Đuốc Thiêng và nhiều báo khác – khuyến khích và dạy tôi…cầm bút.
Sau khi lập gia đình, Minh không muốn tôi viết/đàn/hát; thế là tôi trở thành “Thủy Thủ không số quân”, được tháp tùng theo các đơn vị tác chiến do Minh chỉ huy.
Trong các cuộc hành quân hỗn hợp, thấy rõ sự can cường, sự hy sinh liều lĩnh của Người Lính V.N.C.H. lòng tôi dâng lên niềm thương cảm và tôi “lén” viết những bài tường thuật ngăn ngắn, gửi đến các báo với nhiều bút hiệu khác nhau – để Minh khỏi nhận ra tôi là tác giả!
Trước khi dừng bút, tôi xin trân trọng cảm ơn quý độc giả thích đọc bài/truyện của tôi; xin cảm ơn Hội Sử Học đã tin tưởng tôi; xin cảm ơn Đại Gia Đình Hải Quân lúc nào cũng yểm trợ ngòi bút của tôi; và tôi cũng xin chân thành biết ơn Ba tôi – người đã dạy tôi đàn/hát/viết văn.
Và tôi cũng xin gửi theo đây lời xin lỗi những vị nào/websites/tài liệu nào tôi đã trích dẫn mà quên ghi chú.
Trân trọng,
Điệp Mỹ Linh
http://www.diepmylinh.com/
Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân
Lê văn Thự (K.17/NT – Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải )
Lời mở đầu:
Tài liệu này đã được viết và phổ biến hạn chế đến một số bạn hữu tại Yukon, tiểu bang Oklahoma Hoa Kỳ vào năm 1997.
Trước khi gởi đến website để nhờ phổ biến, tôi đã xem lại và sửa đổi một vài chi tiết.
Tôi viết tài liệu này dựa trên những gì tôi còn nhớ khi đảm nhận chức vụ Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải trong thời gian xảy ra biến cố Hoàng Sa.
Ngày 19-1-1974 tôi đã có mặt thường trực tại Trung Tâm, vì vậy nên những câu trao đổi giữa Tổng Thống Thiệu và Đô Đốc Thoại tôi vẫn còn nhớ cũng như hình ảnh của vị Tư Lệnh Hải Quân gục đầu rơi nước mắt khi nghe tin HQ 10 bị chìm tôi không bao giờ quên.
Ngoài ra lời kể lại từ các chiến sĩ đào thoát trên HQ 10 khi trở về Đà Nẵng về cái chết của người bạn cùng khoá với tôi là cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí vẫn còn in sâu trong trí nhớ tôi.
***
Vào những ngày cuối năm Qúy Mão (tháng 1- 1974), tình hình chiến sự giữa ta và Việt Cộng hơi tạm lắng dịu ; ở nội địa như thế, nhưng ngoài quần đảo Hoàng Sa (HS) bọn Trung Cộng (TC) đã có hành động xâm lấn lãnh thổ của ta.
Ngày 15-1-1974 Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 của Hải Quân VNCH khởi hành ra HS. Chiến hạm chở theo phái đoàn Công Binh của Quân Đoàn I có nhiệm vụ khảo sát và nghiên cứu để xây một phi trường cho loại phi cơ vận tải cở nhỏ có thể đáp và cất cánh. Phi trường được dự trù xây trên đảo Hoàng Sa (Pattle) là đảo lớn nhất trong nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo HS. Trên đảo này hiện có một Trung đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam trấn giữ và có vài nhân viên điều hành đài khí tượng trực thuộc Nha Khí Tượng ở Sài Gòn.
Sau khi HQ 16 đưa toán Công Binh lên đảo thi hành nhiệm vụ, chiến hạm tuần tiểu chung quanh trong khi chờ đợi toán người này hoàn tất công tác sẽ đón họ trở lại tàu quay về Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian này , nhân viên đi phiên của HQ 16 đã phát hiện có 2 tàu TC nằm gần đảo Cam Tuyền (Robert).
Thoạt đầu, họ tưởng là tàu đánh cá của Đài Loan, nhưng khi tiến lại gần thấy rõ tàu mang cờ TC. HQ 16 đánh đèn và yêu cầu họ rời khỏi hải phận của VNCH, nhưng tàu TC vẫn không nhúc nhích. HQ 16 bèn dùng loa phóng thanh và xử dụng nhân viên gốc Trung Hoa biết nói tiếng Tàu để báo cho 2 tàu TC biết đây là lãnh thổ của VNCH , nhưng cũng không đạt được kết quả. Sau đó HQ 16 tiếp tục di chuyển về hướng Đông và quan sát thấy trên đảo Quang Hòa (Duncan) có đài quan sát và lính TC mặc quân phục đã chiếm đóng đảo không biết từ lúc nào.
Tất cả mọi việc xảy ra đã được HQ 16 báo cáo về TTHQ/HQ/VIDH và nơi đây đã lập tức báo cáo về Bộ Tư Lịnh Hải Quân (BTL/HQ). Ngay sau đó BTL/HQ ra lịnh Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 tăng phái cho VIDH để nhận chỉ thị lên đường ra HS và HQ 4 đến vùng hoạt động ngày 17-1.
Cũng trong ngày 17-1, Tư Lịnh Hải Quân VIDH chỉ thị HQ 10 và HQ 5 khởi hành công tác HS. Khi đi HQ 5 có chở theo HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc cùng toán Biệt Hải của Sở Phòng Vệ Duyên Hải và toán Người Nhái thuộc Liên Đoàn Người Nhái. Nhiệm vụ của HQ 5 và HQ 10 là để tăng cường cho HQ 4 và HQ 16.
Sáng ngày 18-1? (1), Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm BTL/VIDH. Tổng Thống Thiệu đã được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/VIDH thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa hiện có tàu và quân lính TC xuất hiện.
Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu rời BTL/VIDH để tiếp tục chương trình thăm viếng Vùng II Chiến Thuật.
áng ngày 19-1, thi hành lịnh hành quân của TL/VIDH, Đại Tá Ngạc chỉ thị cho toán Người nhái và toán Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa đang có quân TC chiếm đóng để yêu cầu bọn chúng rời khỏi đảo và xem phản ứng của chúng như thế nào. Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương. Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/HQ/VIDH hỏi :” Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi ?” TL/HQ/VIDH Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu :” Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương” liền theo đó Tổng Thống Thiệu hỏi : ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?” Câu hỏi ngắn gọn của Tổng Thống Thiệu đã đưa Đô Đốc Thoại đến quyết định khai hỏa.
Lúc 10 giờ sáng ngày 19-1-1974, TL/VIDH ra lịnh khai hỏa cho Đại Tá Ngạc, sau đó Đại Tá Ngạc phân phối nhiệm vụ các chiến hạm như sau : HQ 10 tác xạ lên đảo có quân TC (đảo Quang Hòa), HQ 4, 5 và 16 tác xạ vào các chiến hạm địch. Lịnh khai hỏa đã không được thi hành ngay lập tức vì Đại Tá Ngạc cứ xin thượng cấp xét lại chỉ thi với lý do là tàu của địch tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh trong khi tàu của ta tốc độ chậm, hỏa lực kém.
Xét tới xét lui, cuối cùng TL/VIDH dứt khoát là không cứu xét nữa và yêu cầu Đại Tá Ngạc phải ra lịnh khai hỏa.
10 giờ 25 phút, các chiến hạm ta đồng loạt khai hỏa. Ngay lập tức TTHQ/HQ/VIDH gọi qua TTHQ/Sư Đoàn I/KQ yêu cầu cho phi cơ F5A bay ra HS (đã được Chuẩn Tướng Khánh Tư Lịnh SĐI/KQ chấp thuận từ trước) nhưng đã được trả lời là phi cơ F5A không thể chiến đấu ở HS vì F5A chỉ đủ nhiên liệu bay ra và bay về, không đủ nhiên liệu bay quần trên không.
Vào lúc giữa trưa, Tư Lịnh Hải Quân Đề Đốc Trần Văn Chơn vào TTHQ, HQ 5 báo cáo về TTHQ kết quả sơ khởi HQ 10 bị bốc cháy và đang chìm, khoảng 70 thủy thủ đoàn của HQ 10 chết ngay lúc ban đầu trong đó có Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Thủy thủ đoàn còn lại đang đào thoát bằng 4 bè tập thể. Về phía địch có 1 tàu bốc cháy.
Nghe tin xấu về HQ 10, Đô Đốc Trần Văn Chơn quá xúc động , ông gục đầu vào máy KW 58 nước mắt chảy dài.
Cũng trong thời gian này, Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng gọi qua TTHQ khuyến cáo nên ra chỉ thị cho các chiến hạm của ta trở về Đà Nẵng kẻo phi cơ MIG 21 và MIG 23 của TC cất cánh từ đảo Hải Nam sẽ oanh tạc đánh chìm .
Được tin này TL/HQ ra lịnh HQ 4, HQ 5 và HQ 16 rời HS trở lại Đà Nẵng.
Tại trận chiến, chỉ còn lại HQ 10 đang từ từ chìm. Số thủy thủ đoàn xuống 4 bè đào thoát đang xuôi theo dòng nước, trong đó có Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Vì vết thương quá nặng và không được băng bó kỷ lưởng nên máu từ vết thương của HP chảy ra hoài và cá mập cứ theo bám sát phía sau bè. Có lẽ biết trước là sẽ không sống thêm được bao lâu nữa nên HP Nguyễn Thành Trí đã bảo các nhân viên trên bè :” hãy thả tôi xuống biển, nếu không cá mập cứ bám theo, các anh cũng sẽ chết hết.” Và ông đã hy sinh ngay trong đêm đầu tiên trên biển, các nhân viên đã đợi đến sáng để làm lễ thủy táng cho vị Hạm Phó của họ. (2)
Các bè vẫn tiếp tục trôi theo dòng nước, mặc dù các chiến hạm tuần tiểu ngoài khơi và phi cơ quan sát của Không quân cố gắng tìm kiếm , nhưng chẳng có kết quả.
Sau hơn 4 ngày trôi dạt trên biển Đông, các chiến sĩ HQ 10 đã được một thương thuyền Hòa Lan cứu vớt ngoài khơi Đà Nẵng và cũng vì hành động nhân đạo này vị Thuyền Trưởng và thủy thủ đoàn đã được chánh phủ VNCH trao tặng huy chương Nhân Dũng Bội Tinh.
Trận hải chiến đã mấy mươi năm trôi qua , quần đảo Hoàng Sa vẫn còn trong tay giặc phương Bắc, mặc dù lúc bấy giờ ta đã quyết tâm chiến đấu nhưng cũng không giữ được. Trong trận hải chiến, hải quân VNCH đã ở thế bất lợi vì địa thế xa hậu phương, các chiến hạm của ta do Hoa Kỳ viện trợ đã được xử dụng từ đệ nhị thế chiến nên tốc độ chậm. hỏa lực kém. Dù biết thế nhưng chúng ta cũng phải đánh để chiếm lại lãnh thổ đã bị TC cưỡng chiếm và để thi hành quân lịnh.
Trận hải chiến này đã nói lên vài điểm chính yếu dưới đây :
– Đã chứng tỏ cho thế giới thấy tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH nói chung và Hải Quân nói riêng không phải như một vài giới chức có tước quyền của người bạn đồng minh Hoa Kỳ thời bấy giờ cho là quân đội ta thế này thế nọ. Họ chỉ nhìn vào một số binh sĩ vô kỷ kuật, một nhóm Sĩ Quan mất tác phong, kém đạo đức và một vài vị Tướng lãnh bất tài, hèn nhát, tham nhũng mà vội kết luận xấu về QL/VNCH.
– Đã cho thấy là Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng đã vì lá cờ đỏ búa liềm mà vô lương tâm ký văn kiện nhượng đảo Hoàng Sa cho bọn Trung Cộng.
– Đã chứng tỏ cho tất cả chiến sĩ Hải Quân VNCH thấy được tình huynh đệ chi binh qua những giọt nước mắt của vị Tư Lịnh Hải Quân đã nhỏ xuống khi nghe tin Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 chìm.
– Đã cho thấy sự hy sinh cá nhân để cho đồng đội được sống còn ( Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bảo nhân viên thả mình xuống biển).
HQ Đại Úy Lê Văn Thự -Trung Tâm Trưởng TTHQ Vùng I Duyên Hải 1973-1975
(12-2008)
CHÚ THÍCH:
– (1) tôi không nhớ chính xác về ngày giờ Tổng Thống Thiệu đến VIDH
– (2) theo lời thuật lại từ các nhân viên HQ 10 sau khi họ được đưa về Đà Nẵng.