Chuyện Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Di Tản

Đinh Mạnh Hùng

Pho de doc Dinh Manh Hung.jpg

Gần đây, Dân Sinh Media phát hành một DVD kể lại câu chuyện di tản của Hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, đi từ đảo Côn Sơn sang vịnh Subic, Phi Luật Tân. Cuốn DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” (CHHCC) đã đưa lên khung cảnh hỗn loạn tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Qua các phỏng vấn và hình ảnh, DVD cũng đã cho ta thấy tình trạng lo lắng, hoang mang, bất an của thủy thủ đoàn và “tình hình trên các chiến hạm căng thẳng như thùng thuốc súng sắp nổ tung”. Riêng câu hỏi “ai đã khéo chỉ huy, lèo lái tình hình, hướng dẫn đoàn tàu ra đi trong trật tự và bình yên” thì có lẽ chưa thấy được giải đáp thỏa đáng.

Về câu hỏi này, là một thành phần trong bộ tham mưu di tản, người viết xin đóng góp một số nhận xét như một chứng nhân của cuộc hành trình lịch sử này. Tất cả những gì trình bày sau đây cũng đã được tóm lược trong cuốn Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân VNCH phát hành năm 2004, từ trang 523 đến trang 530.

Các nhận xét về chuyến đi này được chia làm hai phần:

Phần 1: Diễn tiến cuộc di tản

Phần 2: Các nhân vật điều động

Phần 1 – Diến tiến cuộc di tản

Cac chien ham hai quan VNCH tren duong di tan den Subic Bay.jpg

Khởi hành từ Sài Gòn lúc 7:00 giờ tối ngày 29 tháng 4 năm 75, các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Côn Sơn từ chiều ngày 30 tháng 4. Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, Phi Luật Tân trưa ngày 1 tháng 5 và đến Phi Luật Tân vào chiều ngày 7 tháng 5.

Các diến tiến sau đây bắt đầu từ lúc hạm đội hình thành tại Côn Sơn và được phân thành các tiểu đoạn như sau:

1.1 Bộ tham mưu

1.2 Vấn đề truyền tin

1.3 Đi hay ở lại

1.4 Hành trình

– Làm gì bây giờ?

– Đi đâu?

      – Ngày giờ khởi hành

– Hải hành

1.5 Đến bến

– Chuẩn bị vào bến

– Đến bến

1.1 Bộ tham mưu

Năm 2001, Ban Hải sử Tổng hội Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có hỏi tôi một số câu hỏi, trong đó có câu sau: “Xin Đề đốc cho biết, khi rời Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh nổi trên đường di tản được tổ chức ra sao? Một cách cụ thể, bên dưới Đô Đốc Cang, các giới chức Hải quân trên HQ 3 đã được phân nhiệm như thế nào?” Tôi đã trả lời như sau: “Bây giờ thì gọi là Bộ Tham Mưu chứ trên thực tế lúc đó thì tùy cơ ứng biến. Có việc gì thì họp nhau cùng bàn, sau khi có sự đồng ý của Đô đốc Cang thì chia nhau mà làm, miễn sao có kết quả êm đẹp”.

Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Trên HQ 3 – Tuần dương hạm Trần Nhật Duật – mà Hạm trưởng là HQ Trung tá Nguyễn Kim Triệu, ngoài thủy thủ đoàn, thành phần BTL/HQ gồm có, theo thứ tự thâm niên:  Phó Đô đốc Chung Tấn Cang, Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng, Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh và HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn. Về sau, có Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng đến từ Vùng 4 Sông ngòi, Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú từ Lực lượng Tuần thám.

conson

Bây giờ nghĩ lại, thấy có vẻ khôi hài. Người thì ít mà toàn là tướng không, vậy ai làm lính. Cũng may là công việc làm không dùng đến cơ bắp, chỉ cần có cái miệng, nhưng lại phải trực phiên 24 tiếng đồng hồ, ăn ngủ tại chỗ, cũng khá mệt nhọc. Chắc có người thắc mắc nhân viên đâu cả? Xin thưa: họ cùng với gia đình ở rải rác trên các chiến hạm khác. Đây cũng chứng tỏ sự linh động và nhân hậu của cấp lãnh đạo.

Sau buổi họp tham mưu cao cấp trên HQ 3 chiều ngày 30 tháng 4, khi giải tán, các giới chức đến họp đã trở về chiến hạm chở gia đình họ. Như vậy mặc nhiên ngầm có sự đồng ý để các nhân viên ở gần gia đình họ. Biết rằng hầu hết các sĩ quan đều mang theo gia đình họ nên không ai có ý nghĩ gọi họ lại nhiêm sở. Tôi nghĩ rằng, nếu không vì gia đình, chắc chắn mọi người sẽ tự động trở về nhiệm sở của mình.

1.2 Vấn đề truyền tin

 Kể từ lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố hạ súng vào sáng ngày 30 tháng 4 thì hệ thống truyền tin như một cái chợ vỡ. Đủ mọi chuyện được đem ra trao đổi hỏi han, nhất là các đề tài sau: bàn về tình hình, hỏi han tin tức gia đình, bàn chuyện di tản hay không, than van về tình cảnh cá nhân v.vv…, chứng tỏ một tình trạng lo lắng hoang mang cực độ của các thủy thủ đoàn. Tình trạng này nếu tiếp tục thì thật là nguy hiểm vì có thể đem lại sự phân hóa trong hạm đội. Mặt khác nếu ngăn chặn thông tin thì làm sao hiểu được tình hình mà trù liệu công việc. Đó là chưa kể các mối lo khác như bị xâm nhập và phá rối, khuyến dụ của Việt cộng.

Để giải quyết tình hình này, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được chỉ định đảm trách điều hành hệ thống liên lạc, chỉ huy và là người độc nhất được sử dụng hệ thống truyền tin để tránh khỏi bị cướp phá. Tóm lại, Phó Đề đốc Minh thường trực đích thân theo dõi hệ thống truyền tin để: bảo đảm an ninh truyền tin, theo dõi tình hình, giải quyết các vấn đề có thể giải quyết ngay, nêu lên các vấn đề cần giải quyết, chuyển các quyết định của BTL cho các đơn vị và theo dõi thi hành.

Trong thư trả lời ban Hải sử, tôi đã tóm tắt vấn đề như sau: “Chỉ huy chiến thuật đòi hỏi 4 điều kiện khi liên lạc: An toàn chính xác về truyền tin, nắm vững tình hình, tiếng nói của thẩm quyền. Trong khi triệt thoái, binh sĩ hoang mang dao động, các điều kiện trên lại càng quan trọng. Phó Đề đốc Minh đã có nhiều kinh nghiệm điều quân trong sông nên ông rất hữu hiệu trong trách vụ liên lạc chỉ huy…” Đúng vậy, Phó Đề đốc Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách tối hảo. Tiếng nói của ông vang vang trên hệ thống truyền tin suốt ngày đêm cũng như sự duy trì được kỷ luật và an ninh truyền tin trong suốt cuộc hành trình là một kỳ tích ít người làm được. Và là một đóng góp quyết định vào sự hoàn thành tốt đẹp của cuộc di tản. “Ngoài việc bảo đảm được sự vận hành của hệ thống truyền tin, các đóng góp của Phó Đề đốc Minh vào sự giải quyết các công việc khác cũng đáng được ca ngợi” (Hải sử Tuyển tập trang 527).

1.3 Đi hay ở lại?

 Đối với hầu hết các thủy thủ đoàn, khi các chiến hạm thi hành lệnh tập trung tại Côn Sơn thì việc đi hay ở lại chưa thành một vấn đề. Nhưng từ lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố buông súng thì tình hình trở nên sôi động. Chuyến đi này trở thành chuyển đi sau cùng và một chiều của hạm đội. Sẽ không có ngày trở lại. Trong suốt đêm 30 tháng 4, giải quyết vấn đề đi hay ở lại là công việc chính của bộ tham mưu. Vấn đề này bao gồm hai mặt: mặt cá nhân và mặt chiến hạm.

Về mặt cá nhân tương đối dễ giải quyết. Từ chập tối 30 tháng 4, đã có những cá nhân tỏ ý không muốn rời Việt Nam và muốn trở lại Sài Gòn. Đến trưa hôm sau thì số người muốn trở về Sài Gòn mỗi lúc một đông, trở thành một vấn đề cần phải được giải quyết. Để trấn an mọi người, quyết định cung cấp phương tiện cho những ai muốn về lại Sài Gòn được ban hành và thông báo ngay đến toàn thể chiến hạm. Một hỏa vận hạm được chọn và đến từng tàu bốc người muốn trở về. Ngoài chiếc hỏa vận hạm, một số tuần duyên đỉnh (PCF) cũng xin về theo… Kể đến lúc Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, tất cả những ai không muốn di tản đã được thỏa mãn nguyện vọng và được chuyển vận trở về Vũng Tàu.

Về mặt chiến hạm, vấn đề không còn là cá nhân mà trở thành tập thể. Vì chiến hạm gồm thủy thủ đoàn sẽ không di tản, mà ở lại Việt Nam. Giải quyết các trường hợp này thì dễ hay khó tùy thuộc vào mức độ phân vân của đơn vị liên hệ. Đa số trường hợp được giải quyết thỏa đáng qua thảo luận trên hệ thống truyền tin giữa đơn vị trưởng và Phó Đề đốc Minh hoặc đại tá Sơn. Điển hình là trường hợp HQ Thiếu tá Vương Thế Tuấn,  Hạm trưởng HQ 229 (DVD CHHCC).

LSSL HQ229 tai Subic Bay.jpg

Tôi chỉ biết một trường hợp khó khăn, được giải quyết vào giờ phút cuối cùng, trước khi hạm đội lên đường. Sáng ngày 1 tháng 5, trong khi chuẩn bị khởi hành, thì có một chiến hạm báo cáo không muốn di tản và thủy thủ đoàn không muốn rời Việt Nam. Trên chiến hạm chỉ huy, Phó Đô đốc Cang nhìn chúng tôi dò hỏi. Đại tá Sơn đề nghị cho tàu đó cặp vào HQ 3 và để ông đi qua giải quyết. Rất lâu không thấy ông trở về. Đô đốc Cang sốt ruột và lo lắng ra mặt. Tôi lên tiếng đề nghị cho tôi sang đó xem xét tình hình. Sau một lúc ngần ngừ, Phó Đô đốc Cang bảo để ông cho cận vệ đi cùng tôi. Tôi suy nghĩ thật nhanh, là có cận vệ với tình hình này chưa chắc đã an toàn hơn nên từ chối và rời đài chỉ huy.

Bây giờ hồi tưởng lại lúc đó, tôi cũng thấy là lạ. Bước qua hạm kiều, ngoài mấy thủy thủ đứng gác, chiến hạm thật vắng lặng, có lẽ tất cả thủy thủ đoàn đang hội họp với đại tá Sơn. Càng lạ hơn là không thấy dân chúng hiện diện. Có thể tàu này đang công tác ngoài biển và được lệnh đến thẳng đây. Sau khi chào hỏi, một thủy thủ đưa tôi xuống phòng ăn đoàn viên. Bước vào, không khí thật kỳ lạ. Đại tá Sơn ngồi bàn chủ tọa, thủy thủ đoàn ngồi đối diện. Không ai nói năng gì. Một sự im lặng hoàn toàn. Trước tình hình đó, tôi chỉ biết nhìn thủy thủ đoàn rồi quay sang đại tá Sơn nói: “Đã đến giờ khởi hành, phải về tàu”. Nói xong tôi rời phòng hội, trở về HQ 3. Ít lâu sau đại tá Sơn cũng về tàu chỉ huy. Hạm đội lên đường đúng giờ ấn định.

Đến nay thì tôi vẫn không biết chuyện gì xảy ra trên chiến hạm đó. Qua đây, tôi có vài dịp gặp lại đại tá Sơn mà quên hỏi. Sự việc này đã được tôi trình bày ngắn gọn trong tập Hải Sử đề cập trên.

1.4 Hành trình

 Làm gì bây giờ? Kể từ lúc đại tướng Minh ra lệnh đơn phương ngừng bắn thì công cuộc di tản đã trở thành rõ rệt. Đây là chuyến đi một chiều của Hải quân VNCH, không có ngày quay trở lại. Nhưng làm gì tiếp thì chưa biết, ngoại trừ một nguyên tắc đã được Phó Đô đốc Cang đề ra trong khi chuẩn bị: “Nếu có làm gì thì cũng làm như một tập thể”.

 con dao

Chiều ngày 30 tháng 4, ngay sau khi đến Côn Sơn, một buổi hội đã được triệu tập trên HQ 3 gồm các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp có mặt tại điểm tập trung. Buổi hội tương đối ngắn và không có gì phải thảo luận và bàn cãi nhiều. Sau khi xem xét tình hình chính trị và tình trạng hạm đội, mọi người đồng ý là phải liên lạc ngay với Hoa Kỳ. Đến đây gặp khó khăn là không ai có tần số hay hay biết cách liên lạc với Hoa Kỳ. Trong khi mọi người đang suy nghĩ thì đại tá Sơn lên tiếng than phiền mình bị cách chức Tư Lệnh Hạm Đội một cách bất công. (Uẩn ức này kéo dài đến ngày nay và tôi sẽ trở lại vấn đề này sau). Không đợi Phó Đô đốc Cang giải thích, đại tá Sơn cho biết luôn là ông có tần số liên lạc với Hoa Kỳ. Trở ngại được giải quyết và buổi họp chấm dứt. Các giới chức trở về chiến hạm có chở theo gia đình mình….

Đi đâu? Sáng sớm ngày 1 tháng 5, ông Armitage đại diện Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến HQ 3. Ông ngỏ lời là Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận hạm đội Việt Nam và đề nghị hạm đội di chuyển đến Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại đảo Guam. Khi duyệt lại tình trạng hạm đội, thấy rằng nếu đi Guam xa gần 2 ngàn 500 hải lý thì nhất định sẽ gặp một số trở ngại quan trọng, đáng kể là tình trạng kỹ thuật của một số chiến hạm không được khả quan và hạm đội phải đi theo vận tốc của chiến hạm có tình trạng máy tệ nhất là là khoảng 5 gút (hải lý/giờ), thời gian hải hành quá lâu. Thêm nữa các chiến hạm chở quá đông dân chúng di tản, ước lượng khoảng 30 ngàn người, chắc chắn là sẽ gặp nhiều khó khăn về ăn uống. Do đó Bộ tham mưu đề nghị đưa hạm đội đến Subic Bay xa chỉ khoảng trên 900 hải lý. Mặc dù ông Armitage luôn luôn nhấn mạnh đến mong muốn của Hoa Kỳ là phải đi Guam, Phó Đô đốc Cang vẫn nhất định đi Phi Luật Tân…

distance VNGuam

Ngày giờ khởi hành. Sau khi cân nhắc tình hình chungPhó Đô đốc Cang cho lệnh khởi hành di tản ngay sáng ngày 1 tháng 5. Có nhiều lý do đưa đến quyết định này. Một là để mọi người có việc làm, chấm dứt bàn tán, từ đó những hoang mang dao động sẽ tan dần, tinh thần trở nên ổn định. Hai là nếu ai còn do dự chuyện đi hay ở, sẽ đương nhiên chấm dứt và trở lại sinh hoạt bình thường. Ba là Côn Sơn trở nên không còn an toàn dưới áp lực tù cộng sản được giải thoát, chính quyền mới có thể gây khó khăn cho hạm đội (Hải Sử trang 527-528). Quyết định khởi hành sớm này dù đã không thỏa mãn được yêu cầu của một số cá nhân, như trường hợp đại tá Đỗ Kiểm còn thất lạc gia đình và dù phải bỏ lại một vài đơn vị như Vùng 5 Duyên Hải, nhưng cho thấy là một quyết định đúng, đem lại sự an toàn và thành công của chuyến di tản.

Hải hành. Nhờ thời tiết thật tốt, sóng yên biển lặng, nên chuyến di tản thuận buồm xuôi gió. Hạm đội sắp thành đội hình hai hàng dọc, tốc độ trung bình 5 gút.

Trên phương diện tiếp vận, các tàu đã được cung cấp đầy dầu nước và thực phẩm trước khi rời Sài Gòn. Tuy vậy, vì số dân di tản quá đông nên vấn đề ăn uống cũng gặp một số trở ngại. Nhờ óc sáng tạo và tinh thần kỷ luật cao của các thủy thủ đoàn, mỗi chiến hạm đã tự giải quyết các khó khăn. Hải quân Hoa Kỳ trợ giúp phần thực phẩm và y tế trong trường hợp thật cần thiết…

Khu truc ham Tran Hung Dao HQ-01.jpg

Khu truc ham Tran Hung Dao HQ1 va cac chien ham HQVNCH tren duong di tan den Subic Bay

Nhìn chung, đối với tập thể thì các trắc trở không có là bao. Sau vài ngày hải hành, không tuần Hoa Kỳ cho biết là hạm đôi không còn giữ được đội hình hai hàng dọc, các chiến hạm cũng không giữ khoảng cách đều nhau. Để chấn chỉnh, Phó Đô đốc Cang chia hạm đội thành 2 phân đội và Đề đôc Lâm Ngươn Tánh đi trên HQ 1 được chỉ định chỉ huy phân đội 2. Từ đó đội hình hải hành được duy trì tốt đẹp.  Vài biến cố nhỏ xảy ra trên chính chiếc soái hạm HQ 3. Một đám cháy trên sân thượng và cả hai máy chánh bất ngờ đều hư hỏng khi đến gần lãnh hải Phi nên phải cần đến tàu kéo của Hoa Kỳ.

Đối với từng cá nhân thì chuyến đi vất vả đau buồn. Có người gặp phải hoàn cảnh nan giải thương tâm. Cũng có người phải gánh chịu những hoàn cảnh đau xót riêng tư cần sự trợ giúp của đồng đội. Một số các trường hợp này- trường hợp Dương vận hạm HQ 502, Hải vận hạm HQ 402, Giang pháo hạm HQ 329 – đã được nhắc đến trong tập Hải Sử…

1.5 Đến bến.

Chuẩn bị vào bến. Khi sắp gần đến Phi Luật Tân thì nhận được tin là chính phủ này không chấp thuận cho hạm đội VNCH vào vịnh Subic. Bộ tham mưu họp bàn tìm giải pháp. Quả là một trường hợp ngoại giao phức tạp, không dễ dàng giải quyết. Giải pháp đưa hạm đội đi Guam được đề cập, cân nhắc. Hoa Kỳ lãnh trách nhiệm đưa 30 ngàn đồng bào đến Guam bằng các tàu dân sự để hạm đội dễ điều động cho một hải trình tiếp tục dài này. Trong lúc còn đang thu xếp thì Phó Đô đốc Cang đưa ý kiến là với tình hình hiện tại, Hạm đội của Hải quân VNCH nên được trao trả cho Hải quân Hoa Kỳ vì trên danh nghĩa đó, các chiến hạm Hoa Kỳ sẽ vào căn cứ Hải quân Subic của mình.

Ý kiến này được chuyển đến giới chức Hoa Kỳ. Một vài giờ sau, hạm đội được thông báo là giải pháp được chấp thuận với điều kiện:

– Tất cả đạn dược phải được ném xuống biển.

– Cờ VNCH phải được thay bằng cờ Hoa Kỳ. Để thi hành điều kiện này, mỗi chiến hạm sẽ tiếp nhận một toán sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ và thực hiện lễ hạ quốc kỳ VNCH và trương quốc kỳ Hoa Kỳ. Lễ hạ cờ VNCH được cử hành cùng một lúc trên tất cả chiến hạm vào đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975. Buổi lễ hạ cờ lịch sử trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, đã được kể lại trong nhiều bài viết trong mấy chục năm qua…

– Xóa bỏ danh hiệu và danh số Việt Nam. Để thực hiện công việc này, trong lúc thủy thủ đoàn Việt Nam vận chuyển con tàu theo khẩu lệnh của sĩ quan hải hành Hoa Kỳ, các tiểu đỉnh Hoa Kỳ chạy cặp sát sườn chiến hạm để sơn lấp bỏ các danh số và danh hiệu VN dọc hai bên hông.

NAS Cubi Point and NS Subic Bay.jpg

https://i2.wp.com/www.gettingaround.net/images/map-philippines.jpg

Đến bến. Chiều ngày 7 tháng 5, hạm đội VNCH vào thả neo trong vịnh Subic. Chuyến di tản an toàn, bình yên và đầy đủ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Sau khi tàu bỏ neo thì việc điều hành lên bờ thuộc phía Hoa Kỳ. Vị sĩ quan liên lạc yêu cầu các sĩ quan cấp tướng rời tàu trước vì lý do an ninh. Theo kinh nghiệm, trong trường hợp triệt thoái như thế này có thể có những binh sĩ uất ức, gây gổ với giới lãnh đạo, làm mất trật tự. Dĩ nhiên ta phải nghe theo nhưng để thủy thủ đoàn đỡ xôn xao thắc mắc, hai Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú và Hoàng Cơ Minh tự nguyện ở lại.

Đồng bào được các viên chức Hoa Kỳ thu xếp và hướng dẫn sang các thương thuyền để chuyển sang đảo Guam. Họ làm việc có tổ chức cao, lớp lang, khoa học và thực tế. Vì vậy công tác di chuyển rất tốt đẹp. Hai vị Phó Đề đốc cùng với đồng bào sang tận Guam và chỉ trở lại cùng gia đình khi mọi người được tiếp nhận.

Phần 2 – Các nhân vật điều động cuộc di tản???

 

Linh Tinh: Các chiến hạm nổi

Câu Lạc Bộ Nổi (FNC – Floating Naval Club)

  • HQ 9603 (Biến cải từ một LST cũ)

Cơ Xưởng Nổi (YR – Floating Repair) *

  • HQ 9601*

Cơ Xưởng Nổi (YRBM – Repair, Berthing and Messing Barge) *

Cơ Xưởng Nổi
  • HQ 9610*
  • HQ 9611*
  • HQ 9612*
  • HQ 9613*

Cơ Xưởng Nổi (YR – Chessma)*

  • HQ 9602*

* Sáu Cơ Xưởng Nổi có nhiệm vụ yểm trợ kỷ thuật cho các chiến đĩnh hoạt động trên các vùng sông lạch trong công tác bảo trì và sửa chữa. Các cơ xưởng nổi này đã được Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng cùng nhiệm vụ trước kia trên chiến trường Việt Nam. Các Cơ Xưởng Nổi không được trang bị động cơ để tự di chuyển. Kích thước: 260 ft. x 48 ft. Những chi tiết khác về đặc tính cũng như cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy . . .đều không được ghi nhận. HQ9601 (YR= Yard Repair),  HQ9602 (Chessman), HQ9610 (YRBM= Yard Repair Berthing Mess). Tên cũ là YRBM-17. Chuyển giao cho HQ/VNCH ngày 22 tháng 12 năm 1970 tại căn cứ Đồng Tâm. Tháng 1 năm 1971 di chuyển về vùng hoạt động mới ở Tân Châu, Châu Đốc,  HQ9611 (YRBM, HQ9612 (YRBM) và HQ9613 (YRBM).

Tạm Trú Nổi (APL – Auxiliary Personnel Lighter)

Tâm Trú Hạm
  • HQ 9050
  • HQ 9051

Thủy Thành (AFDL – Small Auxiliary Floating Drydock)

  • HQ 9600
  • HQ 9604

Cần Trục Nổi (YD – Floating Crane)

  • HQ 9650

HUẤN LUYỆN HẠM:

  • HQ. 451 Hòa Giang

    Huấn Luyện Hạm 451

HQ451 Hòa Giang là chiến hạm huấn luyện của Hải Quân VNCH. Trước kia là chiến hạm vận chuyển hàng hóa loại nhẹ của bộ binh Hoa kỳ mang tên Governor Wright FS 287. Sau đó người Pháp dùng làm tàu thăm dò bờ biển đổi tên là Ingenieur en Chef Griod. Năm 1955 chiến hạm được bán lại cho Việt Nam sử dụng như tàu chuyên chở vật liệu. Năm 1966 chiến hạm được chính thức chuyển thành Huấn Luyện Hạm trực thuộc Hải Quân VNCH.
• Trọng tải: tối đa 950 tấn,
• Kích thước: dài 176 ft, rộng 32.3 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels 1000 mã lực mỗi động cơ nhưng chuyển qua chỉ một chân vịt.
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Thủy thủ đoàn: khoảng 40 người.
Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.

KIỂM BÁO HẠM

Kiểm Báo Hạm 460
  • HQ 460

HQ460 là Kiểm Báo Hạm duy nhất của HQ/VNCH. Tiền thân là một chiến hạm Coast Guard loại nhẹ của Hoa Kỳ mang tên WLV- 523. Chuyển giao ngày 25 tháng 9 năm 1971, được tân trang thêm loại radar đặc biệt để đảm trách nhiệm vụ như một đài kiểm báo di động. Kiểm Báo Hạm HQ460 được đặt tên là Đài Kiểm Báo 304, Đá Bông. Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.

THỰC VẬN HẠM:

  • HQ 490

HQ490 Thực Vận Hạm là chiến hạm chuyên chở thực phẩm để tiếp tế trong những trường hợp đặc biệt. Chiến Hạm được trang bị những phòng lạnh lớn và có khả năng tồn trử thực phẩm lâu dài. Những tin tức đặc biệt khác không được ghi nhận.

 

Câu Lạc Bộ Nổi (FNC – Floating Naval Club)-  HQ 9603
Cần Trục Nổi (YD – Floating Crane) – HQ 9650
Cơ Xưởng Nổi (YR – Chessman) – HQ 9602
Cơ Xưởng Nổi (YRBM – Repair, Berthing and Messing Barge) – HQ 9613

Chiến Ðĩnh Trục Lôi và Phòng Thủ Hải Cảng

Trục Lôi Ðĩnh Trợ Chiến (MSR – Minesweeper River)

Trục Lôi Ðĩnh Trợ Chiến (MSR – Minesweeper River)
    • HQ 1900
    • HQ 1901
    • HQ 1902
    • HQ 1903
    • HQ 1904
    • HQ 1905 (Biến cải từ ASPB)

Trục Lôi Ðĩnh Trung Hạng (MSM – Minesweeper Mechanized)

    • HQ 1701
    • HQ 1702

      Trục Lôi Ðĩnh Trung Hạng (MSM – Minesweeper Mechanized)
    • HQ 1703
    • HQ 1704
    • HQ 1705
    • HQ 1706
    • HQ 1707 (Biến cải từ LCM)

Trục Lôi Ðĩnh Quân Vận (LCM-MS Landing Craft Mechanized Minesweeper)

      • HQ 1800
      • HQ 1801
      • HQ 1802

        Trục Lôi Ðĩnh Quân Vận (LCM-MS Landing Craft Mechanized Minesweeper)
      • HQ 1803
      • HQ 1804
      • HQ 1805

Trục Lôi Ðĩnh (MLMS – Monitor Launch Minesweeper)

    • 10 Chiến-Ðĩnh từ HQ 150 đến HQ 160

Cảng Thám Ðĩnh (Picket Boat)

  • 24 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3100 đến HQ 3125

Cảng Phòng Ðĩnh (LCPL – Landing Craft Personnel Large)

Trục Lôi Ðĩnh (MLMS – Monitor Launch Minesweeper)
  • 23 Chiến-Ðĩnh từ HQ 2900 đến HQ 2923

Truy Kích Ðĩnh (Vedette)

  • 4 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3000 trở lên
  • 15 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3600 trở lên
  • 1 Chiến-Ðĩnh HQ 3700

Khinh Tuần Ðĩnh (Boston Whaler)

  • 32 Chiến-Ðĩnh từ HQ 3500 đến HQ 3551

Xung Kích Ðĩnh (Viper)

  • 7 Chiến-Ðĩnh

Xuồng Ðồng Nai (Skimmer)

  • 33 Chiến-Ðĩnh từ X800 đến X812, và từ X814 đến X833

 

Cảng Thám Ðĩnh (Picket Boat)
Cảng Phòng Ðĩnh (LCPL – Landing Craft Personnel Large)
Truy Kích Ðĩnh (Vedette)
Khinh Tuần Ðĩnh (Boston Whaler)
Xung Kích Ðĩnh (Viper)
Xuồng Ðồng Nai (Skimmer))

 

Chiến Ðĩnh Giang Phòng

Soái Ðĩnh Xung Phong (CDT – Commandement)

Soái Ðĩnh Xung Phong (CDT – Commandement)

Soái Ðĩnh Thủy Bộ (CCB – Command Communication Boat)

    • HQ 6100
    • HQ 6101
    • HQ 6102
    • HQ 6103
    • HQ 6104
    • HQ 6105

      Soái Ðĩnh Thủy Bộ (CCB – Command Communication Boat)
    • HQ 6106
    • HQ 6107
  • HQ 6108 (biến cải từ LCM-6)

Tiền Phong Ðĩnh (LCM – Monitor)

Tiền Phong Ðĩnh Thủy Bộ ( Monitor)

    • HQ 6524
    • HQ 6526
    • HQ 6527
    • HQ 6528
    • HQ 6529

      Tiền Phong Ðĩnh Thủy Bộ ( Monitor)
    • HQ 6530
    • HQ 6531
    • HQ 6532
    • HQ 6536
    • HQ 6537
    • HQ 6538
    • HQ 6539

      Phóng Hỏa Ðĩnh ( Zippo)
    • HQ 6540
    • HQ 6543
    • HQ 6544

Phóng Hỏa Ðĩnh ( Zippo)

  • HQ 6525
  • HQ 6534
  • HQ 6535
  • HQ 6541
  • HQ 6542
  • HQ 6545

Phóng Thủy Ðĩnh (ATC – Armored Troop Carrier/ Douche and Dredge

Phóng Thủy Ðĩnh (ATC)

Trợ Chiến Ðĩnh (ASPB – Assault Support Patrol Boat)

Tiểu Giáp Ðĩnh (STCAN/ FOM)

 

Trợ Chiến Ðĩnh (ASPB – Assault Support Patrol Boat)
Tiểu Giáp Ðĩnh (STCAN/ FOM)
Tuần Giang Ðĩnh (RPC – River Patrol Craft)
Giang Tốc Ðĩnh (PBR – Patrol River Boat)

Chiến Ðĩnh Yểm Trợ và Chuyển Vận

Quân Vận Ðĩnh – 6 (LCM – 6  Landing Craft Mechanized – 6)
Quân Vận Ðĩnh – 3 (LCM – 3  Landing Craft Mechanized – 3)
Quân Vận Ðĩnh Tác Chiến (ATC – Armored Troop Carrier)
Quân Vận Ðĩnh – 8 (LCM – 8  Landing Craft Mechanized – 8)
Tiểu Vận Ðĩnh (LCVP – Landing Craft Vehicle Personnel)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Recharger)
  • HQ 9173
  • HQ 9174
  • HQ 9175
  • HQ 9176
  • HQ 9177
  • HQ 9178 (Biến cải từ LCM-6)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Refueler)
Trục Vớt Ðĩnh (CSB – Combat Salvage Boat)
  • HQ 1400
  • HQ 1401
  • HQ 1402
  • HQ 1403 (Biến cải từ LCM)
Hải Kích Ðĩnh (HSSC – Heavy Seal Support Craft)
Cứu Hỏa Ðĩnh (LCM – Fire)
Duyên Vận Ðĩnh 50 (UB-50Ft  Utility Boat)
Trợ Vận Ðĩnh Trung Hạng (YTM – Medium Harbor Tug)
Trợ Vận Ðĩnh Tiểu Hạng (YTL – Small Harbor Tug)
  • HQ 9500
  • HQ 9501
  • HQ 9502
  • HQ 9503
  • HQ 9504
  • HQ 9507
  • HQ 9508
  • HQ 9509
  • HQ 9510
  • HQ 9511
Quân Vận Ðĩnh Ðẩy (LCM – Pusher)
  • HQ 1002
  • HQ 1004
  • HQ 1013
  • HQ 1015 (Biến cải từ LCM-6)
Tiểu Vận Ðĩnh Ðẩy (LCVP – Pusher)
  • HQ 2002
  • HQ 2008
  • HQ 2009
  • HQ 2013
  • HQ 2067

.

Chiến Ðĩnh Duyên Phòng

Tuần Duyên Ðĩnh (WPB – Patrol Boat)

    • HQ 700  Lê-Phước-Ðức – Tên củ Point Garnet
    • HQ 701  Lê-Văn-Ngà – Point League
    • HQ 702  Huỳnh-Văn-Cự – Point Clear
    • HQ 703  Nguyễn-Dao – Point Gammon
    • HQ 704  Ðào-Thức – Point Comfort
    • HQ 705  Lê-Ngọc-Thanh – Point Ellis
    • HQ 706  Nguyễn-Ngọc-Thạch – Point Slocum
    • HQ 707  Ðặng-Văn-Hoành – Point Hudson
    • HQ 708  Lê-Ðinh-Hùng – Point White
    • HQ 709  Trương-Tiên – Point Dume
    • HQ 710  Phan-Ngọc-Châu – Point Arden
    • HQ 711  Ðào-Văn-Danh – Point Glover
    • HQ 712  Lê-Ngọc-An – Point Jefferson
    • HQ 713  Nguyễn-Văn-Ngàn – Point Kennedy
    • HQ 714  Trần-Lợi – Point Young
    • HQ 715  Bùi-Viết-Thanh – Point Partridge
    • HQ 716  Nguyễn-An – Point Caution
    • HQ 717  Nguyễn-Han – Point Welcome
    • HQ 718  Ngô-Văn-Quyền – Point Banks
    • HQ 719  Văn-Ðiềm – Point Lomas
    • HQ 720  Hồ-Ðăng-La – Point Grace
    • HQ 721  Ðàm-Thoại – Point Mast
    • HQ 722  Huỳnh-Bộ – Point Grey
    • HQ 723  Nguyễn-Kim-Hưng – Point Orient
    • HQ 724  Hồ-Duy – Point Cypress
    • HQ 725  Tương-Bá – Point Monroe

Có 26 Tuần Duyên Đỉnh, là lực lượng Coast Guard trực thuộc các Bộ Tư Lệnh Vùng Dzuyên Hải, Hải Quân VNCH. Đây là những chiếc Coast Guard loại nhỏ của Hải Quân Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam, mang tên các chiến binh của họ. Các chiến đỉnh mang số HQ700 đến HQ707 được chuyển giao cho Hải Quân VNCH năm 1969, từ số HQ708 đến HQ725 được chuyển giao năm 1970.
• Trọng tải: từ 64 đến 67 tấn.
• Kích thước: dài 83 ft, rộng 17.2 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1200 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình là 16.8 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 khẩu 81 mm trực xạ kèm theo một khẩu đại liên 50 gắn bên trên, từ 2 đến 4 khẩu đại liên 50 khác hoặc 1 khẩu 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 10 người.

Duyên Tốc Ðĩnh (PCF – Patrol Craft Fast)

Có 107 Duyên Tốc Đĩnh trực thuộc năm Bộ Chỉ Huy Hải Đội Dzuyên Phòng. Các chiến đĩnh có vận tốc nhanh này (PCF= Patrol Craft, Fast) đã được Hoa Kỳ sử dụng cả trên sông ngòi lẫn vùng cận duyên hải trong chiến tranh VN. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH từ năm 1968 đến năm 1970 và được mang số từ HQ3800 trở lên.
• Trọng tải: tối đa 22.5 tấn,
• Kích thước: dài 50 ft, rộng 13 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 960 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: tối đa 28 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 giàn 81 mm trực xạ gắn chung với 1 đại liên 50 ở sân sau, 1 giàn đại liên 50 hai nòng trên nóc sau của phòng chỉ huy.
Thủy thủ đoàn: khoảng 6 người.

Duyên Kích Ðĩnh (CR/FC – Coastal Raider/Ferro Cement)

Duyên Kích Ðĩnh (CR/FC – Coastal Raider/Ferro Cement)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Chủ Lực (CJ – Command Junk)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Thiên Nga (Junk Yabuta)

Trang bị cho các Duyên Đoàn

Ghe Kiên Giang (Junk Kiên Giang)

  • HQ 11104
  • HQ 11112
  • HQ 11121
  • HQ 11173
  • HQ 11237
  • HQ 11238

Trang bị cho lực lượng Hải Thuyền trước kia.

Chiến Ðĩnh Yểm Trợ và Chuyển Vận

Quân Vận Ðĩnh – 6 (LCM – 6  Landing Craft Mechanized – 6)
Quân Vận Ðĩnh – 3 (LCM – 3  Landing Craft Mechanized – 3)
Quân Vận Ðĩnh Tác Chiến (ATC – Armored Troop Carrier)
Quân Vận Ðĩnh – 8 (LCM – 8  Landing Craft Mechanized – 8)
Tiểu Vận Ðĩnh (LCVP – Landing Craft Vehicle Personnel)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Recharger)
  • HQ 9173
  • HQ 9174
  • HQ 9175
  • HQ 9176
  • HQ 9177
  • HQ 9178 (Biến cải từ LCM-6)
Hỏa Vận Ðĩnh (LCM – Refueler)
Trục Vớt Ðĩnh (CSB – Combat Salvage Boat)
  • HQ 1400
  • HQ 1401
  • HQ 1402
  • HQ 1403 (Biến cải từ LCM)
Hải Kích Ðĩnh (HSSC – Heavy Seal Support Craft)
Cứu Hỏa Ðĩnh (LCM – Fire)
Duyên Vận Ðĩnh 50 (UB-50Ft  Utility Boat)
Trợ Vận Ðĩnh Trung Hạng (YTM – Medium Harbor Tug)
Trợ Vận Ðĩnh Tiểu Hạng (YTL – Small Harbor Tug)
  • HQ 9500
  • HQ 9501
  • HQ 9502
  • HQ 9503
  • HQ 9504
  • HQ 9507
  • HQ 9508
  • HQ 9509
  • HQ 9510
  • HQ 9511
Quân Vận Ðĩnh Ðẩy (LCM – Pusher)
  • HQ 1002
  • HQ 1004
  • HQ 1013
  • HQ 1015 (Biến cải từ LCM-6)
Tiểu Vận Ðĩnh Ðẩy (LCVP – Pusher)
  • HQ 2002
  • HQ 2008
  • HQ 2009
  • HQ 2013
  • HQ 2067

Chiến Hạm Chuyển Vận và Yểm Trợ

Dương Vận Hạm (LST – Landing Ship Tank)

  • HQ 500 Cam-Ranh – USS Marion County, LST 975. Đóng bởi công ty Bethlehem Steel Co. Hingham, Massachusette. Hạ thủy ngày 6 tháng 1 năm 1945. Ngày chuyển giao không được ghi nhận.
  • HQ 501 Ðà-Nẵng – USS Maricopa County, LST 938. Đóng bởi công ty Bethlehem Steel Co. Hingham, Massachusette. Hạ thủy ngày 15 tháng 8 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH
  • HQ 502 Thị-Nại – USS Cayuga County, LST 529. Đóng bởi công ty Jeffersonville B&M Co. Jeffersonville, Indiana. Hạ thủy ngày 17 tháng 1 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH.
  • HQ 503 Vũng-Tầu – USS Cochino County, LST 603. Đóng bởi công ty Chicago Bridge & Iron Co. Illinois. Hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1944. Không ghi nhận ngày chuyển giao cho HQ/VNCH.
  • HQ 504 Qui-Nhơn – USS Bullock County, LST 509. Đóng bởi công ty Jeffersonville B&M Co. Jeffersonville, Indiana. Hạ thủy ngày 23 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970.
  • HQ 505 Nha-Trang – USS Jerome County, LST 848. Đóng bởi công ty Kaiser Co. Richmond California Hạ thủy ngày 2 tháng 1 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970.)

Sáu Dương Vận Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, trước kia cũng là những chiến hạm chuyển vận và đổ bộ chiến xa (LST= Tank Landing Ship) của Hải Quân Hoa Kỳ.
• Trọng tải: tối đa 4080 tấn,
• Kích thước: dài 328 ft, rộng 50 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1700 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 11 hải lý/giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu 40 mm đôi, 5 khẩu 40 mm đơn, nhiều khẩu 20 mm. Thủy thủ đoàn: khoảng 110 người.

Yểm Trợ Hạm (AGP – Auxiliary General Purpose)

  • HQ 800 Mỹ-Tho – USS Harnett County, LST 821. Hạ thủy ngày 27 tháng 10 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 12 tháng 10 năm 1970.
  • HQ 801 Cần-Thơ – USS Garrett County, LST 786. Hạ thủy ngày 22 tháng 7 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 23 tháng 4 năm 1971.

Hai Yểm Trợ Hạm (AGP ) và một Cơ Xưởng Hạm HQ 802 (ARL ) trực thuộc BTL/Hạm Đội. Đây là những chiến hạm đỗ bộ chiến xa (LST) của Hải Quân Hoa Kỳ trước kia được cải biến thành chiến hạm yểm trợ kỹ thuật cho các chiến đỉnh trên sông cũng như duyên hải, đặc biệt cho chiến trường Việt Nam. Chi tiết về công ty đóng tàu cũng như quân số của thủy thủ đoàn không được ghi nhận.
• Trọng tải: tối đa 4080 tấn (AGP), và 4100 tấn (ARL).
• Kích thước: dài 328 ft, rộng 50 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1700 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 11 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 giàn 40 mm đôi, 4 khẩu 20 mm đơn.
Cơ Xưởng Hạm (ARL – Landing Craft Repair Ship)

  • HQ 802 Vĩnh-Long –  USS Satyr, LST 852. Hạ thủy ngày 13 tháng 11 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 15 tháng 10 năm 1971. HQ802 được cải biến với nhiều khả năng sửa chữa hơn hai chiến hạm đầu.

HQ802 Vĩnh Long, Cơ Xưởng Hạm được trang bị động cơ mạnh hơn: 1800 mã lực, và vận tốc trung bình cũng cao hơn là 11.6 hải lý/ giờ.
Hải Vận Hạm (LSM – Landing Ship Medium)

  • HQ 402 Lam-Giang – USS/LSM-226
  • HQ 403 Ninh-Giang – USS/LSM-85
  • HQ 404 Hương-Giang – USS Oceanside, USS/LSM-175. Hạ thủy ngày 12 tháng 8 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 1 tháng 8 năm 1961.
  • HQ 405 Tiền-Giang – USS/LSM-313. Hạ thủy ngày 24 tháng 5 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH năm 1962.
  • HQ 406 Hậu-Giang –  USS/ LSM 276. Hạ thủy ngày 20 tháng 9 năm 1944, chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 10 tháng 6 năm 1965.

Bảy Hải Vận Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, tiền thân là những chiến hạm đỗ bộ loại trung bình (LSM= Landing Ship, Medium) của Hải Quân Hoa Kỳ). HQ 400 (USS/LSM-335) và HQ 401 (USS/LSM-110) biến cãi thành Bệnh viện Hạm.
• Trọng tải: tối đa 1095 tấn,
• Kích thước: dài 203.5 ft, rộng 34.5ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 2800 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 12 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 40 mm, 4 khẩu 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 73 người.
Bệnh Viện Hạm (LSMH – Landing Ship Medium Hospital)

Hỏa Vận Hạm (YOG – Yard Oiler)

  • HQ 470 – YOG 80. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1951.
  • HQ 471 – YOG 33. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 8 năm 1963.
  • HQ 472 –  YOG 67. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 7 năm 1967.
  • HQ 473 – YOG 71. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 3 năm 1970.
  • HQ 474 – YOG 131. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1971
  • HQ 475 – YOG 56. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1972.

Sáu Hỏa Vận Hạm trực thuộc BTL/ Hạm Đội cũng là những chiến hạm chuyên chở nhiên liêu của Hải Quân Hoa Kỳ trước kia (YOG). Vũ khí trang bị cũng như tên của công ty đóng tàu và ngày hạ thủy không được ghi nhận.
• Trọng tải: lúc chưa nhận nhiên liệu là 450 tấn, lúc đầy nhiên liệu là 1253 tấn,
• Kích thước: dài 174 ft, rộng 32 ft.
• Vận chuyển: một động cơ diesel, không ghi nhận số mã lực,
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Khả năng chuyên chở: 6570 thùng dầu (barrels).
Thủy thủ đoàn: khoảng 30 người.
Thực Vận Hạm (YFR – Refrigerated Covered Lighter)

  • HQ 490 – Là chiến hạm chuyên chở thực phẩm để tiếp tế trong những trường hợp đặc biệt. Chiến Hạm được trang bị những phòng lạnh lớn và có khả năng tồn trử thực phẩm lâu dài. Những tin tức đặc biệt khác không được ghi nhận.

Duyên Vận Hạm (UB 100ft – Utility Boat 100 Feet)

    • HQ 454
    • HQ 455
    • HQ 456
    • HQ 457
    • HQ 458

Giang Vận Hạm (LCU – Landing Craft Utility)

  • HQ 533
  • HQ 534
  • HQ 535
  • HQ 536
  • HQ 537
  • HQ 538
  • HQ 539
  • HQ 540
  • HQ 541
  • HQ 542
  • HQ 543
  • HQ 544
  • HQ 545
  • HQ 547
  • HQ 548

Có 16 Giang Vận Hạm trước kia là những LCU (Landing Craft, Utility). Đây cũng là những chiến hạm đổ bộ nhẹ của Hải Quân Hoa Kỳ. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH từ năm 1954 đến năm 1971.
• Trọng tải: 320 tấn.
• Kích thước: dài 119 ft, rộng 32.7 ft.

Giang Vận hạm YFU – Harbor Utility Craft

• Vận chuyển: ba động cơ diesels, 675 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình 10 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 20 mm.
Thủy thủ đoàn: khoảng 10 người.

Giang Vận Hạm (YFU – Harbor Utility Craft)

Trục Vớt Hạm (YLLC – Salvage Light Lift Craft)

Ba Trục Vớt Hạm cũng là những chiến hạm đổ bộ loại nhẹ (LCU) của Hải Quân Hoa Kỳ được cải biến thành tàu vớt với trang bị đặc biệt như neo loại lớn và chắc, air compressor, water pump, dụng cụ hàn vá. Chuyển giao cho HQ/VNCH năm 1971
Kiểm Báo Hạm (WLV – Lights Ship)

HQ460 là Kiểm Báo Hạm duy nhất của HQ/VNCH. Tiền thân là một chiến hạm Coast Guard loại nhẹ của Hoa Kỳ mang tên WLV- 523. Chuyển giao ngày 25 tháng 9 năm 1971, được tân trang thêm loại radar đặc biệt để đảm trách nhiệm vụ như một đài kiểm báo di động. Kiểm Báo Hạm HQ460 được đặt tên là Đài Kiểm Báo 304, Đá Bông. Các chi tiết khác về cơ xưởng đóng tàu, ngày hạ thủy cũng như các trang bị khác không được ghi nhận.

Chiến Hạm Tuần Dương và Tuần Duyên

Khu Trục Hạm (DER – Destroyer Escort and Ricket)

Hai Khu Trục Hạm (Destroyer Escorts) trực thuộc BTL/Hạm Đội. Trước kia là những chiếc DER (Destroyer Escort Radar) của Hải Quân Hoa Kỳ. Sau đây là những số liệu đáng chú ý:
• Trọng tải: tối đa 1850 tấn.
• Kích thước: dài 306 ft, rộng 36.6 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 6000 mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình 21 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 2 khẩu đại bác 76 mm, đại liên 50, 6 giàn phóng thủy lôi 324 mm, 1 giàn hedgehog MK 15 depth charge.
Thủy thủ đoàn: khoảng 170 ngườiHQ1 Trần Hưng Đạo trước là USS Camp, DER 251. Đóng bởi công ty Brown SB Co. Houston, Texas. Hạ thủy ngày 16 tháng 4 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 6 tháng 2 năm 1971.
HQ4 Trần Khánh Dư trước là USS Forster, DER 334. Đóng bởi công ty Consolidated Steel Corp. Orange, Texas. Hạ thủy ngày 13 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 25 tháng 9 năm 1971.

Tuần Dương Hạm (WHEC – White High Endurance Cutter)

Bảy Tuần Dương Hạm (Frigate) dưới đây trực thuộc BTL/Hạm Đội. Trước kia là những chiếc Coast Guard Cutter của Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải Hoa Kỳ.

Những số liệu đáng chú ý:
• Trọng tải: tối đa 2800 tấn.
• Kích thước: dài 310 ft, rộng 41.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 6080 mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình 18 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: một khẩu 127 mm, 1 hoặc 2 súng cối trực xạ 81 mm và nhiều súng đại liên.
• Thủy thủ đoàn: khoảng 200 người.

Hộ Tống Hạm (PCE – Patrol Craft Escort)

  • HQ 02  Ðống -Ða
  • HQ 06 Vân Đồn  là Hộ Tống Hạm duy nhất đặc biệt hộ tống các đoàn tàu buôn từ cửa biển Việt Nam đến Nam Vang, Cambodia. Trước kia là USS Anacortes PC 1569 một loại Coast Guard Cutter. Đóng bởi công ty Leathem D. Smith SB Co. Hạ thủy ngày 9 tháng 12 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH 23 tháng 11 năm 1960.
  • HQ 07  Ðống-Ða II (USS Crestview, PCE 895. Đóng bởi công ty Williamette Iron & Steel Corp. Portland, Oregon. Hạ thủy ngày 18 tháng 5 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 29 tháng 11 năm 1961)
  • HQ 08  Chi-Lăng II (USS Gayety, MSF 239. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 19 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1962)
  • HQ 09  Kỳ-Hòa (USS Sentry, MSF 299. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 15 tháng 8 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 8 năm 1962)
  • HQ 10  Nhựt-Tảo (USS Serene, MSF 300. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 31 tháng 10 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1964. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo đã đi vào lòng đại dương trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống Hải Quân Trung Cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974.
  • HQ 11  Chí-Linh (USS Shelter, MSF 301. Đóng bởi công ty Winslow Marine Railway & SB Co. Winslow, Washington. Hạ thủy ngày 14 tháng 11 năm 1943. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1964)
  • HQ 12  Ngọc-Hồi (USS Brattleboro, EPCER 852. Đóng bởi công ty Pullman Standard Car Manufacturing Co. Chicago, Illinois. Hạ thủy ngày 1 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 11 tháng 7 năm 1966)
  • HQ 13  Hà-Hồi (USS Prowess, MSF 280. Đóng bởi công ty Gulf SB Corp. Chicasaw, Alabama. Hạ thủy ngày 17 tháng 2 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH ngày 4 tháng 6 năm 1970)
  • HQ 14  Vạn-Kiếp II (USS Amherst, PCER 853. Đóng bởi công ty Pullman Standard Car Manufacturing Co. Chicago, Illinois. Hạ thủy ngày 18 tháng 3 năm 1944. Chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 6 năm 1970)

Tám Hộ Tống Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội trong đó có 3 chiếc là PCE (Patrol Vessel- Escort), 5 chiếc khác là tàu vớt mìn MSF (Mine Sweeper) thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.  Những số liệu cần biết:
• Trọng tải: tối đa từ 903 (PCE) đến 945 (MSF) tấn.
• Kích thước: dài 184 ft, rộng 33.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, từ 1710 (MSF) đến 2000 (PCE) mã lực mỗi động cơ.
• Vận tốc: trung bình từ 14 (MSF) – 15 (PCE) hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 đại bác 76 mm, đại liên 50, 2 khẩu 40 mm đơn, 4 khẩu 20mm đôi, 1 giàn depth charges.
Thủy thủ đoàn: khoảng 90 người.

Giang Pháo Hạm (LSIL – Landing Ship Infantry Light)

Bảng đặc trưng tàu LSIL:

-TT: (250 tấn tiêu chuẩn) -KT: (48.80 x 7.10 x 1.75) -VT: (14 hải lý/giờ) -TD: (5+50 người)

-VK: (1/40mm, 2/20mm, Mortar 81mm) -Phạm vi: (5.000 dặm/12 haỉ lý) -Máy: (2 dầu cặn – 1.600 mã ngựa – 2 chân vịt)

Trợ Chiến Hạm (LSSL – Landing Ship Support Large)

Tuần Duyên Hạm (PGM – Patrol Gunboat Motor)

  • HQ 600  Phù-Du (PGM-64/ Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVNCH tháng 2 năm 1963)
  • HQ 601  Tiên-Mới (PGM-65/ HK chuyển giao cho HQVNCH tháng 2 năm 1963)
  • HQ 602  Minh-Hoa (PGM-66/ HK chuyển giao cho HQVNCH tháng 2 năm 1963)
  • HQ 603  Kiến-Vàng ( PGM 67/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 2 năm 1963)
  • HQ 604  Keo-Ngựa (PGM 68/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 2 năm 1963)
  • HQ 605  Kim-Quy (PGM 60/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 5 năm 1963)
  • HQ 606  Mây-Rút (PGM 59/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 5 năm 1963)
  • HQ 607  Nam-Du (PGM 61/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 5 năm 1963)
  • HQ 608  Hoa-Lư (PGM 62/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 7 năm 1963)
  • HQ 609  Tổ-Yến (PGM 63/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 7 năm 1963)
  • HQ 610  Ðịnh-Hải ( PGM 69/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 2 năm 1964)
  • HQ 611  Trường-Sa (PGM 70/HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1964). Chìm trong đêm di tản 29/4/1975.
  • HQ 612  Thái-Bình (PGM 72/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1966)
  • HQ 613  Thị-Tứ (PGM 73/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1966)
  • HQ 614  Song-Tử (PGM 74/ KH chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 1 năm 1966)
  • HQ 615  Tây-Sa (PGM 80/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 10 năm 1966)
  • HQ 616 Hoàng-Sa (PGM 82/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
  • HQ 617  Phú-Quý (PGM 81/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
  • HQ 618  Hòn-Trọc (PGM 83/ HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)
  • HQ 619  Thổ-Châu (PGM 91/HK chuyển giao cho Hải Quân VNCH tháng 4 năm 1967)

20 Tuần Duyên Hạm trực thuộc BTL/Hạm Đội, trước kia là những chiếc duyên pháo hạm (PGM= Patrol Gunboat, Medium) mà Hoa Kỳ đã đóng đặc biệt để chuyển giao cho nước ngoài. Những chiến hạm này xuất thân từ loại Coast Guard có kích thước hơi nhỏ hơn. Các chiến hạm được đóng từ hai công ty J.M. Martinac SB Corp. Tacoma, Washington và Marinette Marine Corp. Wisconsin. Những số liệu quan trọng được ghi nhận như sau:
• Trọng tải: tối đa 117 tấn.
• Kích thước: dài 100.33 ft, rộng 21.1 ft.
• Vận chuyển: hai động cơ diesels, 1900 mã lực mỗi động cơ,
• Vận tốc: trung bình là 17 hải lý/ giờ.
• Vũ khí trang bị: 1 khẩu 40 mm đơn, 4 khẩu 20 mm đôi, và nhiều súng đại liên.
Thủy thủ đoàn: khoảng 25 người.


Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí Kể Về Cuộc Hải Trình Cuối Cùng

13/05/2000

Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí (K7/NT)

Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại” đăng trên VB cách đây hai năm, chúng tôi đã lược trình về hoạt động của Hải quân VNCH vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, một phần của bài báo kỳ đó có trích lại vài đoạn bài hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí phổ biến vào giữa năm 1988 trên tạp chí KBC. Phó đề đốc Chí đã qua đời tại Hoa Kỳ vào mùa hè 1988 khi báo KBC chuẩn bị đăng bài hồi ký của ông. Từ cuối thập niên 50 đến những năm đầu của thập niên 70, ông là tác giả nhiều bài thơ hay đăng trên các tạp chí, tuần báo ở Sài Gòn với bút hiệu Hữu Phương.

Trong số báo kỳ này, VB trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tóm lược toàn bộ nội dung hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí kể về cuộc hải trình cuối cùng của ông và đồng đội. Do bài hồi ký khá dài, trong phạm vi trang báo, chúng tôi cố gắng lược ghi lại những điểm chính, trong đó có một số chi tiết chưa trình bày trong loạt bài trước, và phần bổ sung vài chi tiết dựa theo tài liệu ký của cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nguyên Phó Thủ tướng kiên Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH.

* Câu chuyện giữa ông Dương Văn Minh và Tư lệnh Hải quân
Theo lời của cựu trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký, vào ngày 29 tháng 4/1975, trước tình hình bi đát tại Sài Gòn, khoảng 10 giờ sáng, phó đô đốc (3 sao) Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải quân, đã báo cho ông Dương Văn Minh biết hiện tàu bè của Hải quân đủ để cho chính phủ và binh sĩ xuống miền Tây (các tỉnh ở Hậu Giang), Phú Quốc, Côn Đảo nhưng ông Minh cho biết chính phủ đang lo thương thuyết. Đến 4 giờ 30 chiều ngày 29/4/1975, ông Brochand, cố vấn chính trị tòa đại sứ Pháp đã báo cho ông Dương Văn Minh biết là Cộng sản Hà Nội không chịu nói chuyện với chính phủ của ông Minh nữa. 5 giờ chiều, ông Minh gọi phó đô đốc Chung Tấn Cang đến gấp. Ông Cang đã cử phó đề đốc (1 sao) Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Hải quân, gặp ông Dương Văn Minh. Ông Minh nói với vị tham mưu trưởng Hải quân:
– Tôi trao cho Hải quân toàn quyền hoạt động.

Ông Minh cũng nhờ phó đề đốc Thủy cho bà Minh và người con rễ là đại tá Nguyễn Hồng Đài, nguyên Trưởng khối Kế Hoạch của Tổng cục Tiếp vận, đi theo tàu Hải quân. Bà Minh nói nếu ông Minh không đi thì bà ở lại, còn đại tá Đài thì người vợ đã rời Việt Nam sang Pháp trước đó vài ngày nên đã đi theo Hải quân. Ông Minh cũng nhờ Hải quân đưa giùm trung tướng Mai Hữu Xuân, chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng và con gái ra khỏi Việt Nam. Trung tướng Xuân nguyên tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm đô trưởng Sài Gòn trong thời ông Minh làm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách Mạng từ 2/11/1963 đến 30/1/1964, sau đó bị tướng Khánh bắt giam, đến tháng 11/1964 được tướng Khánh bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Chiến tranh chính trị, nhưng chỉ hai tháng sau thì tướng Khánh cho giải ngũ; chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng từng giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7, tư lệnh phó lãnh thổ Quân khu 2, cuối cùng là chánh thanh tra cấp quân đoàn, bị tổng thống Thiệu cho giải ngũ vào tháng 4/1974.

* Giờ thứ 25 của Hải quân VNCH
Theo hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí, Phụ tá Hành quân Biển của Tư lệnh Hải quân, những giờ cuối cùng của Hải quân VNCH được ghi lại như sau.
“Tám giờ tối nay, nước bắt đầu lớn, chúng ta sẽ nhổ neo.” Đó là lệnh của thượng cấp, từ một vài ba nhân sự nòng cốt của bộ Tư lệnh Hải quân. Lúc đó là 10 giờ ngày 29/4. Từ lúc sau 10 giờ cho đến khi phó đề đốc Chí rời văn phòng của ông ở Tân Cao Ốc, gần 5 tiếng đồng hồ trôi qua trong sự bâng khuâng vô tả của vị phó đề đốc này. Trong tâm trạng chênh vênh đó, chính ông trong cương vị Phụ tá Hành quân Biển cũng chẳng biết phải hành động như thế nào để khi tự chấm dứt nhiệm vụ, những phương tiện đặt thuộc quyền sử dụng của ông sẽ bị phá hủy. Ông nghĩ dến Trung tâm Hành quân, lúc nào cũng có phiên trực mươi người. Trưa ngày này, phiên trực chỉ còn thưa thớt vài nhân viên. Phó đề đốc Chí vẫn còn 2 sĩ quan, đó là chánh văn phòng và tùy viên ở bên cạnh ông.

Vào những giờ phút đó, phó đề đốc Chí nghĩ đến hai bà chị của ông. Ông tự hỏi hai người thân tình của đời ông sẽ phải sống thiếu vắng ông đến bao giờ. Hai chị ông ở bên kia Khánh Hội làm sao ông vù được qua đó để giã từ trong giờ thứ 25 này. Ông sực nhớ ông còn 50 ngàn đồng giấu trong một ngăn kéo bàn viết. Vội vàng ông móc mớ bạc đó ra, gói kỹ lại, biên mấy chữ nhờ cha Tuyên úy trao hộ về Tân Qui. Xong phần việc tình cảm, ông quay về với thực tại. Kể lại tâm trạng lúc đó, phó đề đốc Chí viết: “Vẫn là một thứ băn khoăn, bối rối, chứ không phải là một thực tại rõ ràng chi hết. Duy có việc ra đi là khẳng định rồi. Nhưng từ lúc nhận lệnh cho đến khi nhổ neo, nếu phải chờ khi màn đêm phủ xuống thì quá lâu. Mười tiếng đồng hồ nữa, mười tiếng để triệt tiêu cơ cấu, phá hủy sự sản hay chỉ để trôi qua trong tuyệt vọng” Một lúc nào đó tôi nhất quyết phải làm vỡ đổ trung tâm Hành quân, phương tiện chỉ huy của tôi đó. Tôi nhờ một hạ sĩ quan đi tìm cho tôi một ít lựu đạn lân tinh. Một lát sau người ấy trở lại báo cáo không tìm được. Thế là ý định phá vỡ cơ sở đặt dưới phần nhiệm của tôi không thành…”

Vào khoảng trước 3 giờ, phó đề đốc Chí rời văn phòng, ông định làm một vòng quan sát tình hình rồi trở lại. Trong thâm tâm ông, giờ khởi hành vẫn đúng như thượng cấp ấn định. Thế rồi khi đến ngang cổng Hải quân Công xưởng, ông thấy rất đông binh sĩ cùng thân nhân tụ tập. Quân nhân không chỉ là Hải quân mà còn từ các binh chủng khác nữa. Họ mang theo vũ khí cho ông cảm tưởng đây là một cuộc chuyển binh đang chờ đợi nhập bến tàu. Quả thật họ đang chờ đợi được tháo cổng không phải để từ trong ra mà từ ngoài vào. Thay vì về khu cư xá, phó đề đốc Chí rẽ vào cổng Hải quân Công xưởng. Sĩ quan trực nhận lệnh của ông mở cổng cho đoàn người di tản tuần tự đi vào, tự bỏ vũ khí lại rồi tuần tự xuống tàu. Thấy mọi sự đâu vào đó, phó đề đốc Chí rời khu Công xưởng quay về bến Bạch Đằng. Ông đi ngược lại với dòng người tuôn vào từ phía đường Tự Do và Hai Bà Trưng. Làn sóng người lúc bấy giờ không xuôi về Hải quân Công xưởng nữa mà lại rẽ vào cầu B có ba chiến hạm lớn cặp tại đó: DER 1, WHEC 3, WHEC 2 tuần tự từ trong ra ngoài.

Phó đề đốc Chí mang trên người áo giáp, trên đầu đội mũ lưỡi trai, chen vào đám đông đến gần hạm kiều HQ 1. Ông hét to: Khoan cho lên tàu, hãy giữ họ trên tàu. Lúc đó, phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Hải quân cũng có mặt ở đó. Ông cũng hét to lên: Khoan cho bất cứ ai lên tàu. Thế nhưng không ai ngăn cản được đám đông lúc này, nên cả hai vị phó đề đốc đành rồi khỏi cầu B. Phó đề đốc Chí hỏi phó đề đốc Thủy bây giờ tính ra sao, có cho gia đình xuống tàu không” Phó đề đốc Thủy lắc đầu bảo không. Tình thế hỗn độn mỗi lúc một hơn. Hai phó đề đốc chia tay. Phó đề đốc Chí vội vàng rẽ xuống cầu Đô Đốc nơi đang có một vài tiểu đỉnh cặp không rõ để nghỉ ngơi hay chờ lệnh ai. Anh em trên chiến đỉnh nhận diện ra ông. Ông thấy thủy thủ đoàn chiến đỉnh rất bình tĩnh, hầu như không tỏ chút gì lo âu sợ hãi.

Phó đề đốc Chí nhờ chiến hạm đưa ông đi quan sát một vòng trên khoảng sông Sài Gòn. Nước đang còn giựt ròng khá mạnh. Từ mạn sông nhìn lên bờ phía ngoài nút chận Bạch Đằng, người ào tới một lúc một đông. Ông nhìn rõ chiếc WHC 2. Ông nghĩ đến giờ ra đi sẽ nhập hạm ở tả mạn tức là sẽ nhờ tiểu đỉnh này cặp vào và lên tàu bằng thang giây.

Đêm 29/4, phó đề đốc Chí có mặt trên HQ 2, tàu này xem như tách bến trước tiên và hướng về điểm hẹn ở Côn Đảo. Tiếp đó là các tàu khác. Chiều 30/4/1975, cả hạm đội đã mặt tại điểm hẹn. Các các phó đề đốc, sĩ quan cao cấp của Hải quân trên các chiến hạm di tản được mời sang soái hạm chỉ huy Tư lệnh Hải quân. Tại cuộc họp này, phó đô đốc Chung Tấn Cang cho lệnh toàn Hạm đội phải rời khỏi Côn Sơn càng nhanh càng tốt. Phó đề đốc Chí vẫn đi trên chiến hạm HQ 2 (WHEC 2). Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc hải trình, tàu HQ 2 đã phải nhận đến ba lệnh của Tư lệnh Hải quân. Lệnh đầu tiên là quày lại Côn Đảo để bốc vài trăm người trên chiếc xà lan. Đến chiều cùng ngày, HQ2 nhận thêm lệnh thứ hai là cứu thủy thủ đoàn và số người tị nạn trên tàu HQ 402 bị liệt máy; lệnh thứ ba đến vào buổi tối, đó là chiến hạm HQ 2 giòng dây kéo chiến hạm HQ 329. Cuộc hải hành vượt trùng dương của cả đoàn tàu bắt đầu sau khi HQ 329 được lôi xểnh chạy ở phía sau. Với vận tốc 7 gút một giờ, đoàn tàu phải mất 7 ngày mới đến Phi Luật Tân.

Giữa đêm đầu hành trình, vị trung tá Hạm trưởng báo cho phó đề đốc Chí là xin lệnh của soái hạm cho tàu HQ 2 tách khỏi đoàn tàu để chạy nhanh hơn. Lý do rất quan trọng là nước ngọt bị lộn dầu, nên nước uống trở nên khan hiếm. Phó đề đốc Chí do dự mãi nhưng sau cùng chính ông thảo công điện sang soái hạm xin Tư lệnh Hải quân giải tỏa vị trí, không chờ hồi âm, ông đồng ý cho hạm trưởng gia tăng vận tốc từ bảy lên 10 gút một giờ. Sau đó, soái hạm hồi đáp công điện là không đồng ý nhưng phó đề đốc Chí lờ đi.

Ghi lại sự việc này, phó đề đốc Chí viết như sau: “Có lẽ lần đầu tiên tôi bạo gan, không thi hành một mệnh lệnh. Tôi chợt nghĩ đến HQ 802 đã im lặng vô tuyến và trên đó đã có 2 vị phó đề đốc. Chiến hạm này đã rời Vũng Tàu từ sáng 30 trực chỉ Subic, tức là không qua điểm tập trung ở Côn Đảo. Nếu tôi bị ghép vào tội bất tuân thượng lệnh, tôi tự nghĩ giờ thứ 25, thoát được cứ thoát. Chúng tôi đang cõng một thằng bạn trên vai, HQ 329 cũng nặng nề lắm! Mà nặng nề hơn nữa, có lẽ là sự thua bại đang dày vò trong tâm trí mọi người buộc tôi im lặng, nhưng vẫn muốn khẩn khoản kêu lên: Hãy tháo gỡ xiềng xích cho nhau khi xiềng xích quân thù đã phủ xuống quê hương dân tộc của chúng ta rồi!”

Tách khỏi đoàn tàu, HQ 2 lướt nhanh, khoảng trưa thứ hai của cuộc hải trình, thì có một tiếp liệu hạm của Hải quân Hoa Kỳ hải hành song song. Khi chỉ còn cách Subic chỉ một ngày đường, tàu Hoa Kỳ yêu cầu HQ 2 cho họ chuyển sang một sĩ quan liên lạc. Đó là một thiếu tá. Vị sĩ quan này trình diện phó đề đốc Chí, ông ta mang theo đầy đủ lương thực cá nhân và máy truyền tin liên lạc với chiến hạm gốc. Đêm 4 rạng ngày 5/5/1975, khi gần đến Subic, thủy thủ đoàn cùng quân dân tỵ nạn trên tàu phụ lực nhau quăng ném súng đạn xuống biển. Từ dưới hầm sâu, hàng trăm viên đạn đại pháo loại 5 inch được kéo lên boong tàu. Các hầm chứa đạn được bốc dỡ trống trơn trước sự chứng giám của sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ. Hoàn tất việc giải giới mới vào điểm neo được.

Khi trời vừa hững sáng, phó đề đốc Chí được báo cáo là súng đạn đã được quăng trọn xuống biển trừ cổ đại pháo 5 inch. HQ2 từ từ vào điểm neo ấn định. HQ 802 đã có mặt ở đó tự bao giờ, và không còn một ai trên đó. Một chiếc LCM-8 thuộc căn cứ Hải quân Hoa Kỳ Vịnh Subic cặp bên tả mạn HQ 2. Phó đề đốc Chí và các tướng lãnh quá giang được yêu cầu vận thường phục để rời tàu. Riêng phó đề đốc Chí được Hải quân Hoa Kỳ dành cho một danh dự cuối cùng: Một Hải quân đại tá Hoa Kỳ trong bộ tiểu lễ trắng đón chào ông tại cầu bến và đưa lên một chiếc Sedan đen do một thủy thủ lái. Các tướng lãnh khác cùng gia đình lên xe bus rồi cả đoàn tiến về trại tiếp cư.

Trước đó, khi còn ngoài hải phận Phi Luật Tân, tất cả quân dân tỵ nạn đi trên tàu HQ2 đã cùng với thủy thủy đoàn và ban chỉ huy chiến hạm đã làm lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Buổi lễ diễn ra rất đơn giản nhưng cũng rất lịch sử. Lần cuối cùng, những người lính Hải quân VNCH của chiến hạm HQ2, trong nghi thức quân cách, làm lễ hạ quốc kỳ, bỏ lại đằng sau quê hương và quãng đời hải nghiệp. Ghi lại giây phút lịch sử đó, phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí viết: Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán. Quốc tịch xóa bôi. Mặc dù không vĩnh viễn nhưng sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn của con người.