Bài Nói Chuyện Của Một H.O. – Lê Hoàng Ân

Monday, January 8, 2018

Lê Hoàng Ân, cựu Đại Uý QLVNCH, khoá 25 SVSQ Thủ Đức, từ 1968, là giảng viên Anh Văn Trường Sinh Ngữ Quân Đội.; Từ 1971 tới 75, là Sĩ Quan Liên Lạc Văn Phòng Phủ Tổng Thống. Đi tù VC gần 6 năm rưỡi (2296 ngày). Qua Mỹ theo chương trinh HO 12 ngày 06 tháng 07 năm 1992, hiện là cư dân Austin, TX và làm việc cho Motorola.
Ngày 28 tháng Năm, 2008 tác giả có dịp nói chuyện bằng tiếng Anh tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp khai mạc cuộc triển lãm và lưu trữ hồ sơ của Hội Gia Đình những cựu Tù Nhân Chính Trị do bà Khúc Minh Thơ làm Chủ Tịch. Bài viết sau đây là bản dịch từ nguyên bản Anh ngữ do tác giả thực hiện.

*****

Ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã luôn luôn dạy cho tôi ý nghĩa của hai chữ “Tự Do”. Năm 1954, khi tôi được 12 tuổi rưởi, gia đình tôi rời Hà Nội thuộc miền Bắc Việt Nam để di cư vào Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” đó. Thêm một lần nữa, vào tháng Bảy năm 1992, gia đình tôi và tôi lại rời bỏ Sài Gòn để đến định cư tại Austin, thuộc tiểu bang Texas cũng trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” này. Chúng tôi đang sống và thụ hưởng cái khái niệm của hai chữ “Tự Do” ở đây, ngay tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Tôi cầu mong gia đình tôi không bao giờ phải tái định cư thêm một lần nữa để mong được thụ hưởng hai chữ “Tự Do” này.

Tôi đã và vẫn là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Điều này làm cho tôi đương nhiên được hưởng quy chế miễn dịch, nhưng tôi không thể nào ngồi im nhìn đất nước tôi bị các lực lượng Cộng Sản xâm chiếm. Tôi quyết định gia nhập hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Tổ Quốc của tôi và gia đình tôi chống lại sự thống trị của quân cộng sản. Sau hơn 9 năm phục vụ, tôi đã mang cấp bậc Đại Uý. Từ 1970 đến 1975, tôi phục vụ Tổ Quốc với tư cách là Sĩ Quan Liên Lạc cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi đang làm việc trong văn phòng của tôi tại Phủ Tổng Thống thì Sài Gòn thất thủ. Quý vị có thể đã được coi những đoạn phim thời sự chiếu cảnh những chiếc xe thiết giáp cộng sản vượt qua những cánh cổng của dinh. Tôi nhìn thấy những chiếc xe đó đến gần từ phía bên trong của dinh. Tôi rời bỏ dinh vào lúc đó bằng cách nhẩy qua bức tường phía sau dinh. Tôi trở về nhà và gặp hai người anh vợ của tôi. Chúng tôi bàn tính, với tư cách là quân nhân, là làm thế nào để vào bưng và tiếp tục chiến đấu chống cộng sản cùng với các anh em đồng đội khác.

Qua nhiều ngày tìm tòi, chúng tôi không gặp bất kỳ một ai cả, chúng tôi ra cả ngoài biển để tìm cách ra đi, nhưng cũng không xong, do đó chúng tôi tìm cách lẩn về nhà. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm không đúng chỗ, do đó đã không gặp được các đồng đội khác.

Sau khi chúng tôi về nhà được vài tuần lễ, tụi cộng sản đến tận nhà và bắt chúng tôi đi với vấn đề là trong khi chúng tôi “phục vụ đất nước” lại là cái mà chúng gọi chúng tôi là “những kẻ phản bội”. Chúng tôi đã không đầu hàng và chúng tôi đã không tự nguyện đi trình diện tụi cộng sản để chấp nhận có chỗ đứng trong cái mà chúng gọi là “trại cải tạo”.
Chúng nhốt tôi qua 7 trại lao động khổ sai khác nhau. Tôi đã trải qua trên 6 năm (chính xác là 2296 ngày và 12 tiếng đồng hồ) trong những trại khủng khiếp đó, nơi mà chúng muốn tẩy não chúng tôi. Tôi chưa hề đầu hàng.

Tôi bị chúng biệt giam một năm trời vì bằng lời nói tôi đã chống đối những chủ thuyết của chúng. Những tên cai tù nói là tôi sẽ được tha nếu tôi chấp nhận chế độ cộng sản để trở thành một công dân tốt thuộc chế độ này. Tôi từ chối, do đó, ngoài một năm biệt giam, tôi còn bị chúng đưa ra một trại trừng giới tại miền Trung Phần Việt Nam trong gần 3 năm.

Trại đó mang tên là Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, mang một biệt danh khiếp đảm là Thung Lũng Tử Thần A.20. Trại này thật khủng khiếp và tôi đã mất 7 người anh em khi họ trốn trại và bị phát hiện và 6 bạn bị bắn chết, còn lại 1 anh thì vì bị đau cuối cùng không đi nhưng cũng có tên nên chúng kêt án tù chung thân. Hiện nay anh ta đang ở Hoa Kỳ nhưng bị bệnh hoạn là hậu quả của nhiều năm tù đầy của nguỵ quyền cộng sản.

Một trong hai người anh vợ tôi (Đại Uý Đỗ Văn Ưng, Trưởng Khối Tù Binh Phiến Cộng – Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh) đã bỏ mạng trong một trại tù giống như những trại đã nhốt tôi. Người anh kia (Trung Tá Phạm Đăng Long, Trưởng Khối Chiến tranh Chính Trị Sư Đoàn 7 BB) đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm, ngoại trừ trại trừng giới A.20 Xuân Phước, bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng. Còn A.20 Xuân Phước thì là một lòng chảo, chỉ có một đường ra vào mà chúng nó chiếm đóng nên không có cách nào trốn trại được.

Tôi được thả từ một trong những “trại cải tạo” đó là trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước vào tháng 11 năm 1981. Sau nhiều năm chờ đợi, vào năm 1984 tôi đã nộp tất cả những giấy tờ cần thiết để xin sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với tư cách là một tù nhân chính trị. Thủ tục rườm rà và kéo dài đã giữ tôi tại Việt Nam cho đến tháng 7 năm 1992. Nhờ những sự vận động tích cực của những nhà đấu tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ như Bà Khúc Minh Thơ, hôm nay cũng có mặt tại đây, những năm bị cầm tù đã cho phép gia đình tôi và tôi nhập cư vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nhà tôi và cậu con trai thứ của tôi cùng tôi đến Austin, TX vào tháng Bẩy năm 1992. Tại cuộc họp mặt những cựu quân nhân thuộc Hội Cựu Chiến Sĩ tại Austin, tôi lại được nhìn thấy lá Cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên sau hơn 17 năm. Tôi không cầm được nước mắt. Lẽ tất nhiên đó là những giọt lệ vui mừng, bởi vì tôi đã có cơ hội lại nhìn thấy lá Cờ đó, và tiếp tục vinh danh lá Cờ này. Nhưng cũng là những giọt lệ xót thương, bởi vì lá Cờ này không còn được bay trên bầu trời, đất liền và biển cả tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày hôm nay, lá Cờ này vẫn tiếp tục bay trên toàn thế giới tự do. Lá Cờ thân thương nền vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho sự can đảm, sự trung thành và sức mạnh của những người nam cũng như nữ của Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà. Lá Cờ này thuộc về một Quốc Gia đã từng có Tự Do. Ngày hôm nay, lá Cờ này đã liên kết với tôi trong đất nước này, một đất nước đã từng sáng tạo ra quan điểm của nền Tự Do thực sự và nền Dân Chủ thực sự cho những công dân của nó.

Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với dân chúng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã chấp nhận đón tôi và gia đình tôi, cũng như hàng triệu những đồng bào, nam cũng như nữ, của tôi. Đất nước đẹp đẽ và vĩ đại này đã cho chúng tôi một cơ hội thứ hai để sống trong Tự Do và Dân Chủ.

Ngày hôm nay, đứa cháu nội đích tôn của tôi đã tròn tám tháng tuổi. Nó là một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tôi muốn dậy cho các con và các cháu của tôi hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. Tôi muốn chúng biết đương đầu với những khó khăn, có được một nền giáo dục tốt, và trên hết, biết sống với các giá trị đạo đức. Tôi tin tưởng vào tương lai của cháu nội tôi, cũng giống như tương lai của hàng triệu những trẻ em Hoa Kỳ gốc Việt. Tương lai của chúng tràn trề cơ hội và hy vọng. Tôi nhìn đứa cháu nội của tôi và tôi nhận thức được lý do tại sao tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng của tôi để tranh đấu cho sự tự do của cháu.

Những ngày đấu tranh với cộng sản bằng súng đạn đã qua rồi. Ngày hôm nay tôi chống cộng sản với ngòi bút của tôi. Một câu ngạn ngữ Hoa Kỳ nổi tiếng nói rằng “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”. Và với ngòi bút của tôi, tôi sẽ chia sẻ với các con, các cháu tôi về lịch sử dồi dào và kiêu hùng của cha ông chúng, những người đã từng mang danh nghĩa là công dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Tôi sẽ chia sẻ với chúng cái ngôn ngữ đẹp đẽ, cái nền văn hoá phong phú và những phong tục cổ kính của một dân tộc vĩ đại.

Các bạn của tôi và chính tôi thuộc hội “Bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt (the Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF)” cùng chia sẻ trách nhiệm này. Tôi là giám đốc chương trình S.H.A.R.E., một chương trình hướng dẫn các sinh viên Hoa Kỳ về lịch sử thực sự và rõ ràng của Việt Nam, chứ không phải cái thứ lịch sử quái thai mà bọn cộng sản Việt Nam đẻ ra.

Mỗi ngày 30 tháng Tư, tôi cảm thấy có một sự buồn bã nào đó. Ngày đó tôi đã mất đất nước của tôi. Tôi đã mất người anh vợ của tôi và bao nhiêu thân nhân và bạn bè vào ngày đó và những ngày kế tiếp. Tôi không thể quên được ngày 30 tháng Tư. Tôi không thể quên được sự hy sinh mạng sống thật cao cả và vô bờ bến của 58,195 quân nhân Hoa Kỳ và trên 270,000 quân nhân Việt Nam, cộng thêm trên 600,000 thương phế binh. Họ đã chết hoặc họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để cho chúng ta được sống còn trong chế độ tự do. Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên được.

Gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1998, và chúng tôi hãnh diện là người Hoa Kỳ.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã tới đất nước này từ năm 1975, tôi xin cám ơn quý vị đã lót đường cho chúng tôi đi tìm Tự Do và Dân Chủ, cũng như quý vị vẫn không quên những người như chúng tôi đã từng bị bỏ rơi tại quê nhà.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã liều mình để vượt biên, vượt biển, từ năm 1976 đến năm 1990, để đi tìm Tự Do, quý vị là nhóm người đông đảo nhất, thành công nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất.

Với những người bạn của tôi, sang được đây qua chương trình “Chiến Dịch Nhân Đạo”, những năm tháng chúng ta phục vụ Tổ Quốc và những năm tháng dài tù đầy trong những trại giam cộng sản là cái giá chúng ta phải trả để đem lại Tự Do cho gia đình chúng ta. Tôi không hối hận đã đánh mất những năm tháng đó, bởi vì tôi là nhân chứng sống để nói lên cộng sản thực sự là gì.

Với những người bạn Hoa Kỳ đã tiếp đón chúng tôi trong đất nước này suốt 33 năm qua, xin chân thành cám ơn.

Với tất cả 58,195 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại Việt Nam, và với trên 270,000 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, tôi xin dâng lời cầu nguyện của tôi đến quý vị.

Với những cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, xin cám ơn quý vị đã cùng tôi tranh đấu trong công cuộc bảo vệ Tự Do.

Và với các bạn người Texas, tôi không được vinh dự sinh ra tại Texas, nhưng tôi đã chạy như bay đến đây.

Lê Hoàng Ân

THAM DỰ DIỄN HÀNH NGÀY VETERANS DAY 11/11/2017

Nguồn Việt Báo Online

Tôi nhận được điện thơ của anh Nam (đại diện cộng đồng đối với tổ chức VET Parade)  mời đi diễn hành Ngày Cựu Chiến Binh. Như thông lệ hàng năm, cộng đồng người Việt Oregon và Nam Washington vẫn tham dự diễn hành ngày Veterans Day. Năm nay, Veterans Day Parade cũng được tổ chức vào thứ Bảy, ngày 11 tháng 11. Anh Nam hy vọng sẽ có rất đông chiến hữu tham dự.

Tôi lái xe trên đường 39th ave, băng ngang đường Sandy, tìm chỗ đậu. Khu phố diễn hành gần đường Sandy đã bị chận, cấm xe cộ lưu thông, chỉ dành cho khách bộ hành, khán giả đi xem diễn hành và người tham dự. Từ chỗ đậu xe, tôi len lỏi qua 4 “blocks” đường và nhiều toán diễn hành, đảo mắt tìm lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu. Các toán tham dự diễn hành đã có mặt đầy trên đường phố. Cờ xí, đồng phục, quân phục, xe cộ, kèn trống đều sẵn sàng. Vài ban nhạc trổi nhạc dạo, tập dợt đâu đó nghe vui nhộn. Người xem diễn hành đứng, ngồi chật hai bên đường. Họ đi lại, chuyện trò vui vẻ. Vui nhất là các em nhỏ được cha mẹ hoặc người thân dẫn đi xem “veteran’s parade”. Màu cờ, sắc áo tươi sáng, âm thanh vui tai, quang cảnh nhộn nhịp. Thấy nhớ lại cái không khí và quang cảnh những ngày diễn hành Quốc Khánh và ngày diễn hành Quân Lực của Việt Nam Cộng Hòa thân yêu những năm nào…

Trời đầy mây xám và gió nhẹ. Tôi vẫn an tâm vì đã theo dõi kỹ tin tức thời tiết mấy ngày trước, nghe nhiều nhà tiên đoán khí tượng các đài truyền hình Portland quả quyết không có mưa! Từ phía xa tôi đã thấy 3 chiếc “quân xa VNCH” (xe của anh Kiệt và anh Bảng) và 3 ngọn cờ to Việt Nam Cộng Hòa, Quân Lực VNCH, và cờ Hoa Kỳ bay cao trong gió. Đến vị trí điểm hẹn, toàn diễn hành số 28, tôi vui mừng gặp các khuôn mặt thân thương quen thuộc. Các anh quân nhân mọi binh chủng QLVNCH trong quân phục và thường phục. Binh chủng dù, TQLC, Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Bộ binh, Không Quân, Hải Quân,v.v… Còn nữa, các khuôn mật thân yêu, khả ái của cộng đồng: chị Mary, ca sĩ Lệ Hải, cô Elisabeth, anh Tháo, chủ tịch VNCO; anh Bảng, Quân Cán Chính; anh Nam, Hội Hải Quân; anh Thơm, Hội Không Quân; anh Kiệt, Thành, Nhân, Huy, hội TQLC; anh Minh, Hội Ái Hữu Thủ Đức; anh Phú, Người Việt Cao Niên; anh Thăng, Chiến tranh Chính Trị; anh chị Nguyệt, anh Nghiêm từ Vancouver, Washington…Kể không hết. Có người trong đám đông nói: “Năm nay đi đông, vui lắm.”

Thân mật chuyện trò với các quân nhân VNCH có hai quân nhân Hoa Kỳ, những cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam. Hàng năm, hai “Vietnam Vets” này vẫn vui mừng và hân hoan tham dự diễn hành trong toán cựu quân nhân VNCH, dưới bóng cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa.  Ông Jerald M “Jerry” Powell, người cao gầy trong chiếc áo vest màu xanh, đứng cạnh anh Nam và anh Hội của Hải Quân, là Hội trưởng (Chapter President) của hội Green Beret D.5752L. Ông là chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam những năm 1963, 1964. Còn ông Joseph Columbus Smith, một cựu quân nhân Lực Lượng Đâc Biệt khác từng tham chiến tại Việt nam những năm 1968 và 1969. Ông Smith chia xẻ với tôi lòng phẫn nộ và sự bất bình của mình khi ông nói chuyện về loạt phim The Vietnam War trình chiếu trên TV gần đây trên đài truyền hình PBS. Những đạo diễn Hoa Kỳ của loạt phim này [ông Ken Burns và bà Lynn Novick], theo ông, đã “turned things ‘upside down’”, “got it wrong”. Theo quan điểm của ông, Cộng sản Việt Nam chính là kẻ xâm lăng, và Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam để giúp bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam…

Giờ diễn hành bắt đầu. Các toán diễn hành tuần tự nhập vào đoàn diễn hành trên lộ 40th avenue, tiến vào đại lộ Sandy. Toán quốc và quân kỳ VNCH và Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Cộng đồng Việt Nam với biểu ngữ trắng giăng ngang với hàng chữ “Republic of Vietnam Armed Forces Veterans of Oregon”. Khán giả hai bên đường phố vẫy tay và vẫy cờ chào. Họ cười vui vẻ với chúng tôi, miệng nói: ”Thank you for your service”. Lác đác trong đám khán giả hai bên đường, một vài cựu chiến binh Hoa kỳ đưa tay chào kính khi toán quốc, quân kỳ đi ngang. Các em bé Hoa Kỳ mừng rỡ khi nhận các món quà nhỏ có hình cái nơ bắt chéo với hình cờ vàng VNCH và Hoa Kỳ và hàng chữ “Thanks our troops” do anh Vĩnh của đoàn diễn hành trao tặng. Thấy thật ấm lòng. Thật là một cảm giác trái ngược khi xem ít đoạn phim The Vietnam War. Trên đường phố, người dân đang biểu lộ tình cảm mến phục, lòng biết ơn, và ca ngợi các cựu chiến binh đã vào sinh ra tử để chiến đấu cho lý tưởng tự do và sự trường tồn của quốc gia, dân tộc. Trong tiếng nhạc quốc thiều Hoa Kỳ, tiếng nói của xướng ngôn viên giới thiệu đoàn diễn hành cựu chiến binh Viêt Nam Cộng Hòa khi chúng tôi đi ngang qua khán đài:

“They are veterans of the Armed Forces of Republic of Vietnam who fought side-by-side with the United States Armed Forces against a common enemy to protect the freedom for South Vietnam in the Vietnam War.”

[“Họ là những cựu chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng sát cánh với quân đội Hoa Kỳ chiến đấu chống một kẻ thù chung để bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.”]

Sau buổi diễn hành, một số tập họp và lên xe hội Quân Cán Chính. Tài xế Bảng cố gắng lái xe luồn lách trên các đường phố chật hẹp, đông xe và người đi bộ để đưa một xe chật ních người tham dự diễn hành về lại khu phố Hollywood Senior Center lấy xe. Anh Tháo mời các người tham dự diễn hành đến ăn trưa tại nhà hàng Phở Hùng. Ngon miệng vì tô phở ngon. Ấm lòng vì được chuyện trò vui vẻ với bạn bè thân thích.

Lái xe trên đường về, ngẫm nước người lại nghĩ đến đến nước ta. Lòng những xót xa thương về các cựu quân nhân và thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang còn bị Cộng Sản ngược đãi tại Việt Nam. Hãy cho tôi gởi đến các anh, và cho chính tôi lời nhắn nhủ của bản nhạc Gởi Người Giới Tuyến:

Tôi không quên anh đem nhiệt tình vì yêu đất nước

Tôi không quên anh khi xuân về không mơ dừng bước

Tôi không quên anh lạnh chiều đông gió mưa bay

Bạn cùng cây súng đôi vai

Nhủ lòng quên nỗi đắng cay…

(Nhật Lệ)

Tôi thầm cầu nguyện có một ngày Cựu Chiến Binh trên một quê hương Việt Nam Tự Do. Để lịch sử và dân tộc biết đến sự hy sinh, và vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Không biết từ lúc nào, tôi thấy mắt mình cay cay…
.

Ngày diễn hành Cựu Quân Nhân (Veterans Day Parade) 11 tháng 11 năm 2017

Thành phố Hoa Hồng Portland, Oregon, USA.

Phan Anh Thi

More Photos by Mary Nguyen

Ảnh: Phan Anh Thi
.

 

 

OREGON: KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52 (1965 – 2017)

PART1 OREGON:KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52

NGHI THỨC & NGHI LỄ


PART 2: OREGON:KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52

NHŨNG BÀI NÓi CHUYỆN RẤT HAY CỦA CÁC BẠN TRẺ 

PART 3: Slide show (Photo by Mary Nguyen – Created by Nam Pham

By Mary Nguyen: Hình ảnh19/6 Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH

………………………..

Cảm ghi của Nguyễn văn Nhớ. SĐ2/BB.

TINH THẦN QUÂN LỰC- ANH HÙNG BẤT KHUẤT.

KẾ THỪA GIÒNG MÁU OANH LIỆT CỦA ÔNG CHA. PHÁT HUY TINH THẦN VÌ NƯỚC HY SINH. TỔ QUỐC- DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM.

TẤT CẢ CÁC HỘI ĐOÀN QUÂN LỰC VNCH. HỘI QUÂN CÁN CHÍNH PORTLAND, OREGON ĐÃ TỔ CHỨC NGÀY QUÂN LỰC THÀNH CÔNG RỰC RỠ, NÂNG CAO SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CỘNG ĐỒNG.

  • QUÂN LỰC VNCH NỐI TIẾP TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG BẤT KHUẤT CỦA QUÂN ĐỘI VN KỂ TỪ KHI DỰNG NƯỚC ĐẾN NAY VỚI SỨ MỆNH BẢO VỆ GIANG SƠN GẤM VÓC, ĐÁNH ĐUỔI GIẶC NGOẠI XÂM, GIỮ GÌN BỜ CÕI.

Chúng ta không thể nào quên, từ khi khai sinh nước Việt đến nay, sử Việt đã ghi lại biết bao nhiêu anh hùng vì nước hy sinh. Biết bao triều đại từ Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn, khi giặc Bắc phương đem quân xâm lược nước ta, Vua, Quan, sĩ tốt đều một lòng bảo vệ giang san. Hội Nghị Diên Hồng, Hội Nghị Bình Than nói lên sức mạnh dân chủ, sức mạnh đoàn kết của giống dân Lạc Việt. Nhớ lại Sử xưa, Hai bà Trưng, Bà Triệu oanh liệt đánh đuổi quân Đông Hán. Nhưng khi Bắc phương đem toàn lực để báo thù, quân Nam Việt tận cùng sa cơ thất thế, để bảo tồn danh tiết Hai Bà Trưng đã trầm mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Nhiều anh hùng dân tộc khi thất trận cũng đều chọn con đường tuẩn tiết hy sinh, lưu danh sử sách. Làm sao quên, danh tướng Trần bình Trọng, khi bị giặc bắt, quân địch biết ông là tướng tài nên chiêu dụ ông hàng giặc, Trần bình Trọng đã chửi, thét vào mặt quân xâm lược phương bắc, với câu vang danh sử sách: Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc. Nguyễn phi Khanh cha của Nguyễn Trải, khi ông bị quân Tàu bắt giải về Tàu, Nguyễn Trải lẻo đẻo theo cha đến Ải Nam Quan, khóc lóc không chịu về. Cha Nguyễn phi Khanh truyền lực cho con, bảo rằng: Con là đấng nam nhi, phải trở về mà lo trả thù cho cha rửa hận cho nước, chứ lẻo đẻo theo cha khóc lóc, có được việc gì đâu. Từ đó Nguyễn Trải trở về ngày đêm lo phục thù. Phò Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Và khi giặc Pháp xâm lược nước ta, đánh thành Hà Nội. Danh tướng Nguyễn Tri Phương dũng cảm chiến đấu bảo vệ thành. Nhưng vũ khí thô sơ, thành mất. Giặc tràn vào, Nguyễn tri Phương bị thương, giặc bắt. Quân Pháp biết ông là dũng tướng đem lòng hâm mộ nên đã tận tình cứu chữa, băng bó vết thương cho ông. Nhưng Nguyễn tri Phương khẳng khái, tướng không bảo vệ nổi thành thì phải chết theo thành, nên Nguyễn tri Phương đã xé bỏ những băng bó vết thương, và nhịn đói chịu đau mà chết.

Quân sử oanh liệt của dân tộc Việt, tướng chết theo thành, không sao kể hết. Những nhà chí sĩ: Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Cô Giang, Nguyễn Thái Học cùng 13 chí sĩ lên đoạn đầu đài Yên bái. Thái Phiên bị xử bắn. Tất cả những chiến sĩ trận vong đã nằm sâu dưới lòng đất Mẹ. Máu xương tiền nhân đã làm nên Tổ quốc, tô bồi lòng yêu nước cho những thế hệ tiếp sau.

Rồi năm 1954, đất nước Việt bị chia hai. Miền Bắc Cọng sản đoạ đày, đau thương cho tuổi trẻ, thanh niên vì bị đưa thân vào quân đội phục vụ đảng và cọng sản quốc tế. Chết cho đảng. Như quân đội Hittler, quân đội cọng sản miền Bắc gây ra tội ác cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại gì? Chỉ tràn đầy tội ác!

Riêng thanh niên miền Nam Tự do, nối tiếp tinh thần ông cha bảo quốc an dân, nên đã tòng quân cứu nước. Tinh thần quân lực VNCH là chiến đấu và xây dựng, bảo vệ thể chế tự do dân chủ còn non trẻ của niềm Nam, trước sự xâm lăng bạo tàn của Cọng sản niềm Bắc và của Cọng sản quốc tế. Chưa có một quân lực nào trường kỳ gian khổ trong chiến đấu bảo vệ dân tộc như quân lực VNCH. Một cuộc chiến tranh chống cộng dài nhất trong lịch sử thế giới. Suốt trên 20 năm không có phút nào mà người lính VNCH ngưng tay súng.

Trải suốt chiều dài cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Việt Nam trước làn sóng xâm lăng của giặc thù phương Bắc, QUÂN LỰC VNCH LÀ MỘT QUÂN ÐỘI CÓ SỨC CHIẾN ÐẤU THẦN KỲ VÀ OAI HÙNG trên mọi mặt trận, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để vinh danh một đội quân oai hùng, cũng như để tưởng nhớ đến những bạn bè cùng chung màu cờ sắc áo đã ngã xuống, trong cuộc chiến đấu thật hào hùng với nhiệm vụ Bảo Quốc, An Dân.

Tổ quốc Việt Nam hôm nay lại vang danh qua lớp trẻ, hậu duệ quân lực VNCH. Ở hải ngoại, thế hệ trẻ nuôi chí ông cha đã trở thành những khuôn mặt đặc biệt trong quốc phòng Hoa kỳ: Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Thiếu tướng Lương Xuân Việt..V.V

  • Hôm nay với tất cả sức mạnh tinh thần qua truyền thống của quân lực Việt Nam. Tất cả các hội đoàn Quân đội. Hội Quân Cán Chính Oregon đã quyết tâm tổ chức kỷ niệm ngày quân lực 19 tháng 6.

Khoảng gần 300 chiến sĩ và đồng hương tham dự, buổi lễ được tổ chức Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu ngày 23 tháng 6 năm 2017 tại HK Restaurant. MC: Đoàn Kim Bảng & Thu Tâm – Sĩ Quan Nghi Lễ: Hoàng Tiến Phương

Chương trình gồm 3 phần chính: 1- Nghi thức khai mạc, bao gồm Lễ Vinh danh các Quân Binh Chủng QLVNCH, LỄ CHÀO QuỐc Kỳ Việt Mỹ và Lễ Truy điệu các chiến sĩ QLVNCH đã vị quốc vong thân. 2- Nghi thức Hành chánh: bao gồm phần phát biểu của một số giới chức đại diện các tầng lớp trong Cộng Đồng. 3- Chương trình đặc biệt dành cho giới trẻ đối với người lính VNCH. 4- Sau cùng là phần Văn nghệ và Dạ vũ qua những nhạc khúc quân hành và trữ tình với Nữ ca sĩ Trina Bảo Trân, Nữ ca sĩ Thu Nga đến từ Cali, cùng những giọng ca vàng của Oregon. Xen kẽ trong chương trình buổi lễ, là bữa  ăn tối với những món ăn được tuyển chọn công phu.

Trước khi chính thức khai mạc , theo nghi thức quân đội, Cựu SVSQ Hải Quân Phạm Quốc Nam, đại diện BTC chào kính quý Niên Trưởng, Chiến hữu  các cấp đang hiện diện và các Quân kỳ được vinh danh.

Tổ chức ngày Kỷ Niệm Quân Lực 19-6 hàng năm là dịp để biểu dương một tập thể quân đội, sức mạnh của một quốc gia nằm trên tuyến đầu lửa đạn chống lại chủ nghĩa cộng sản bạo tàn. Những người lính già lần lượt rồi sẽ ra đi, nhưng chắc rằng thế hệ hậu duệ kế tiếp sẽ tiếp nối truyền thống anh hùng của các bậc cha anh hầu sớm giải thể một chế độ cộng sản bạo tàn, để mang lại Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền cho toàn thể dân tộc Việt Nam, trước họa xâm lăng của tập đoàn hiếu chiến Bắc Kinh.

Trong nghi thức khai mạc, một chương trình thật đặc biệt: *Vinh danh các Quân Binh Chủng QLVNCH.  1/ Trường Võ Bị QGVN – 2/ Trường Bộ Binh Thủ Đức – 3/ Trường Đại Học CTCT  4/ Quân chủng Hải Quân – 5/ Quân chủng Không Quân – 6/ Quân chủng Lục Quân  – Sư Đoàn TQLC – Sư Đoàn Nhảy Dù – Sư Đoàn Biệt Động Quân.- SĐ 25BB-

Đặc biệt sau Lễ Rước Quốc & Quân kỳ, Lễ chào cờ VNCH , Lễ chào cờ Hoa Kỳ . Những giây phút xúc động nhất là lễ Chào đón lá cờ VNCH đem về từ Khe Sanh do một cựu sĩ quan Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ, trân trọng đem về từ Việt Nam như một kỷ vật trân quý nhất  trong đời lính của ông ta. Qua trung gian một người bạn, Ông đã ưu ái trao tặng lại  lá cờ này cho Hội Ái Hữu QCC/VNCH/OR. Lá cờ, như là một kỷ vật để cảm tạ về lòng dũng cảm và hy sinh, do người dân trong một ngôi làng tại khu vực Khe Sanh, Quảng Trị, trao tặng cho vị SQ TQLC Mỹ năm 1969, sau khi đơn vị của ông cùng một đơn vị QLVNCH, qua một trận đánh khốc liệt, đã giành lại ngôi làng do quân CSBV chiếm giữ nhiều ngày trước đó. Lá cờ này chắc chắn đã thắm đậm nhiều máu của đồng đội ông ta

cũng như máu của biết bao người lính VNCH khác, những người bạn của chúng ta đã ngã xuống, trong trận chiến tại Khe Sanh cũng như tại khắp các vùng lãnh thổ của VNCH.

Lễ Truy điệu các chiến sĩ trận vong.

Đại diện BCH/ CĐVNOR phát biểu (Ông Từ Đức Tháo) – Đại diện Quân đội phát biểu (Ô. Nguyễn Thế Thăng) – Văn nghệ: – Tuyết Lan: Người ở lại Charlie (MC. Thu Tâm)

CHƯƠNG TRÌNH GIỚI TRẺ & VĂN NGHỆ MC do Nhà thơ Tâm Nguyên phụ trách- Phần phát biểu của Mục Sư. Peter Nguyễn Hồng Phúc, cựu Đại úy Pháo binh dù Hoa kỳ – Lê Minh Tín, cựu Đại Uý bác sĩ Nha khoa  Quân Đội Hoa Kỳ.-  Steven Thái Võ , Realtor tại Portland Oregon.

Nhà hàng phục vụ bữa ăn- Văn nghệ: Ca sĩ Thu Nga , TRINA BẢO TRÂN , Ca sĩ Hoài Trang,  MC Thu Tâm , Ca sĩ Lệ Hải với nhạc phẩm Em đi rồi, giọng ca thấm đậm tình cảm làm lưu luyến lòng người. Bán chai rượu gây quỹ & Hát cho người nằm xuống, với giọng ca Kim Bảng trầm ấm, thân quen.

Chương trình Giới thiệu ĐẶC SAN CHIẾN HỮU thật là thành công nhờ tấm lòng huynh đệ chi binh hổ trợ, nên phần tài chánh dồi dào.

Xổ số các giải thưởng. Ban tổ chức rất cám ơn Ca sĩ Tuyết Lan phu nhân của chủ tịch Từ đức Tháo và Ca sĩ Lệ Hải, chỉ có hai người nữ mà đã tận tụy bán một số lượng vé rất lớn cho toàn thể đồng hương tham dự.

Trong buổi lễ, ngoài lá cờ thiêng liêng nhuốm máu, đem về từ Khe Sanh mà chúng ta vừa tưởng niệm, trong Hội Trường này còn có một lá cờ khác cũng mang tính lịch sử, đó là lá đại kỳ được treo làm phông chính cho sân khấu buổi lễ. Chính lá cờ này mà chiến sĩ TRẦN HỒNG tại Pháp đã hiên ngang treo trên đỉnh tháp Effel tại Thủ Đô Paris, Pháp Quốc. Vài năm trước đây, vì tuổi cao, sức yếu, ông đã qua đời và người em của ông là Anh Trần Luân đã sang Pháp đem lá cờ về và trao tặng lại cho Hội Ái Hữu QCC, như là một dấu ấn khó quên về lịch sử chống Cộng của người Việt tự do hải ngoại. Xin cảm ơn anh Trần Luân và chúng ta cùng hân hoan chào đón lá cờ Vàng lịch sử, đã từng tung bay trên đỉnh tháp Effel.

Buổi kỷ niệm quân lực thành công nhờ quá nhiều tấm long giúp sức từ tinh thần đến vật chất. Hội QCC thiếu nhân lực , nhất là các chị. May mắn các phu nhân của chiến hữu giúp đở, Chị Thơ, chị Đông chị Thủy. Ba chị bận rộn ở bàn kiểm soát và tiền bạc. Cô Marry Nguyễn quá tận tình. Nhiều lắm không sao kể hết.

Buổi cơm tối và dạ vũ quá vui, đầy sức sống và tình yêu thương. Niềm hạnh phúc không làm sao nói hết.

Kết.

Khi đang viết đoạn kết này, thì tôi nhận được Bản tin phóng sự kỷ niệm đêm Quân lực do Đài truyền hình SBTN của anh Trung Lê. Những lá đại kỳ của các Quân binh chủng vẫn còn đó. Các anh trong quân phục vẫn hào hùng và đẹp biết bao. Nhưng sao mà nước mắt tôi không ngưng được khi thấy lá quốc kỳ còn thấm máu do một cựu sĩ quan Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ, trân trọng đem về từ Việt Nam, được hai chiến hữu thủy quân lục chiến giương lên, tưởng niệm, giữa nhạc chiêu hồn ai oán. Tôi thấy tất cả chiến hữu thầm lặng cúi đầu. Trong phút giây linh thiêng giữa lá cờ thấm máu, tôi liên tưởng đến người bạn tử trận ở chiến trường Ba Tơ Quảng Ngải. Tôi ở bên cạnh anh. Xác thân anh được cuốn tròn trong chiếc Poncho. Nước mắt tôi âm thầm chảy.

Đêm quân lực, với hồn thiêng sông núi. Tưởng nhớ anh em, kẻ mất người còn, kẻ còn sống tàn phế, thân còn găm biết bao mảnh đạn không thể lấy ra. Đau khổ bi thương hơn là vẫn còn sống đoạ đày dưới chế độ Cọng sản. Chúng ta Huynh Đệ Chi Binh Portland Oregon giờ đây còn lại bao nhiêu người. Những người lính quân lực VNCH những năm tháng cuối cùng hằng ngày may mắn đang còn thấy mặt nhau. Thương nhau khác chi nhân tình.

Cuộc chiến đấu với giặc thù Cộng Sản bằng súng đạn tuy đã chấm dứt từ hơn 40 năm qua, nhưng cuôc chiến đấu cho Tự do -Dân Chủ và nhân quyền của người dân Việt Nam, vẫn còn tiếp tục đặt trên đôi vai của những người lính QL/VNCH

Chúng ta đang kỷ niệm ngày QL 19/6, thì tại quốc nội đồng bào đang sôi sục căm hờn xuống đường chống lại bọn VC bán nước và Tàu cộng xâm chiếm. Tinh thần yêu nước nằm trong huyết quản người lính VNCH, trong lòng dân tộc. Đây là sức mạnh chính nghĩa. Lòng yêu nước của toàn dân chắc chắn thắng cái sức mạnh bạo tàn, bán nước của bọn VC. Yêu nước thì phải chống Tàu cộng. Muốn chống Tàu cộng phải diệt Việt cộng vì hàng ngũ VC đã bị bọn Tàu khống chế, và chúng đã âm thầm giao VN cho Tàu rồi.  Cựu Quân Nhân chúng ta phải hỗ trợ và cùng toàn dân tranh đấu trước hiểm hoạ Việt cộng bán nước, Tàu cộng cướp nước.

Cuối cùng, xin trích một đoạn trong bài câu chuyện người lính thủy của chiến hữu Quốc Nam( trong đặc san chiến hữu: Một ngày làm lính, suốt đời làm lính. Ngày xưa cầm súng giết giặc, góp phần vào sự bảo vệ miền Nam Tự do, ấm no hạnh phúc. Ngày nay Tổ quốc lâm nguy trong tay giặc cộng, hoạt động đấu tranh chống cộng và tham gia sinh hoạt cộng đồng để bảo vệ ngọn cờ Vàng, bảo vệ cộng đồng và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Sinh hoạt cộng đồng mất, cộng đồng người Việt sẽ mất) là bổn phận và trách nhiệm của người lính VNCH với : Tổ quốc- Danh dự-Trách nhiệm.

Portland. Tháng 6/ 2017.

cảm ghi của Nguyễn văn Nhớ.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm lần thứ 42 ngày Quốc Hận 30/4

OREGON: LỄ GIỖ TỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30/4 LẦN THỨ 42

Chiến hữu Vũ Hải (K.1/CTCT) phat1 biểu trong buổi Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận lần thứ 42 tại IRCO, Portland Oregon

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã phối hợp với Hội Cựu Quân Cán Chính và các Hội cựu Quân Nhân tổ chức Lễ Tưởng Niệm lần thứ 42 ngày Quốc Hận 30 tháng Tư  vào đúng ngày Chủ nhật 30 tháng 4 năm 2017 lúc 1:30 PM tại phòng Gym/IRCO.

Đặc biệt năm nay cùng lúc có tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Trị đảm trách thật trang nghiêm và trọng thể.

Trước mặt hội trường trên vách cao, lá đại kỳ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, cờ vàng ba sọc đỏ.  Trên bục cao phía trước lá Quốc kỳ, bàn thờ Tổ thờ các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước từ hàng ngàn năm về trước.  Bàn hương án, mâm ngũ quả, nhang đèn khói hương nghi ngút.  Hai bên bàn thờ, chiêng trống, hai bục cờ xí màu sắc rồng phượng thời xa xưa.  Trông thật uy nghi!

Phía trước bàn thờ Tổ, thấp hơn là bàn thờ di ảnh 5 vị Tướng và 2 vị Tá QL VNCH.  “Sinh vi tướng, tử vi thần”.  Chiến đấu đến giờ phút cuối cùng quyết không hàng giặc, tuẫn tiết giữ tròn tiết tháo cùng vận nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.  Trong hội trường, hai loạt dãy ghế, đông đảo bà con đồng hương đến tham dự: từ những bậc trưởng thượng, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,các vị cựu Chủ tịch, phó Chủ tịch của VNCO, các vị đại diện Cộng đồng người Việt thuộc Clark County,  các vị đứng đầu các hội đoàn đông nghịt cả hội trường, lớp ngồi lớp đứng , ngót hơn 200 người tham dự.

Đa số các cựu quân nhân mặc thường phục hay quân phục.  Họ là những người một thời trai trẻ, xông pha nơi chiến trường quyết hy sinh xương máu diệt thù bảo vệ quê hương, và cũng một thời chịu muôn vàn khổ đau trong các trại tù cộng sản.  Quý vị sĩ quan cao cấp: cựu Trung tá Lê Văn Khương, cựu Trung tá Trương Hữu Quýnh, cựu Trung Tá Trí…

Đúng 1:30, vị Sĩ quan điều khiển buổi lễ, cựu Sĩ quan Thiết giáp Đoàn Kim Bảng tuyên bố buổi lễ bắt đầu và mời toàn thể hội trường đứng lên nghiêm chỉnh chuẩn bị chào quốc kỳ Việt Mỹ. Toán Quốc kỳ từ từ tiến đến vị trí hành lễ giữa hai hàng cựu quân nhân mặc quân phục trước bàn thờ Tổ quốc.  Vị Sĩ quan Quân lễ, cụu Sĩ quan Hoàng Tiến Phương với giọng hùng hồn rắn chắc điều khiển buổi chào Quốc kỳ và phút mặc niệm thật uy nghi hùng tráng.  Kế đến vị chỉ huy buổi lễ đã kể ra hàng loạt những tệ nạn, những thối nát, băng hoại về đạo đức từ trường học đến xã hội của một đất nước dưới bàn tay gian ác độc tài đảng trị cộng sản.

Kế đến là lời phát biểu của Chủ tịch Việt Nam Oregon, ông Từ Đức Tháo ca ngợi công đức của tiền nhân, hun đúc tinh thần yêu nước thương nòi, uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ sau này.  Đặc biệt ông nhấn mạnh đến tháng Tư đen, 30 tháng 4.  42 năm qua dân tộc đã chìm đắm trong đau khổ tận cùng.  CSVN khủng bố đàn áp dân đen, dâng đất dâng biển cho Tàu cộng.  Dân tộc Việt Nam bị Hán hóa.  Ngày nào còn Cộng sản thì họa mất nước không còn bao lâu.

Trong buổi lễ, ông Phạm Quốc Nam, cựu Đại úy Hải quân đã trình bày cho cử tọa xem hai đoạn phim, người trong nước lòng căm hờn sôi sục với bọn cộng sản và không tiếc lời ca tụng lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Ông Huỳnh Quốc Bình, cựu Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Oregon, lúc nào cũng dành cho chế độ CSVN những lời lên án hùng hồn đanh thép phát xuất từ trái tim, tấm lòng của một công dân Việt Nam Cộng Hòa yêu chuộng hòa bình, công lý, căm hờn bọn cộng sản độc tài gian ác.

Ông Vũ Hải, cựu Sĩ quan Chiến tranh Chính trị, thuật lại những ngày tháng nghiệt ngã trong lao tù cộng sản nơi đất bắc.  Nơi ấy ông đă gặp những thường dân cho biết họ lấy làm thất vọng vì miền Nam tự do đã đánh mất cơ hội giải thoát họ ra khỏi ách cai trị độc ác của cộng sản.

Bà Tâm, phu nhân của cựu Thiếu Tá Nguyệt, kể lại những lúc đi thăm anh ruột và anh rễ tại các trại tù từ Bù Gia Mập đến đất bắc xa xôi. Thật xúc dộng khi nghe bà thuật lại cơ duyên gặp người tù, cựu Thiếu tá Nguyệt, trong những lần cùng đi thăm nuôi với má của anh…

Cháu Ninh Mai Thảo (Sandy) đại diện cho giới trẻ sinh ra và trưởng thành trên đất nước Hoa Kỳ nói lên hiểu biết của cháu về chính thể Việt Nam Cộng Hòa qua quá trình sinh hoạt trong hội sinh viên và cộng đồng.  Cháu mong bậc ông bà, cha mẹ nên khuyên con cháu mình dự những buổi lễ Giỗ Tổ, Tết cổ truyền và Tưởng niệm Quốc hận 30/4 để biết về cội nguồn dân tộc và biết tại sao chúng ta lại phải sống xa quê hương Việt Nam, nơi ấy không có tự do tôn giáo, không có tự do ngôn luận và quyền con người.  Từ đó, dấn thân vào con đường tranh đấu lẽ phải cho dân tộc Việt Nam.

Bốn ca sĩ Hoài Trang, Lệ Hải, Thu Tâm và Tuyết Lan của Ban chấp hành VNCO đã thay phiên nhau trình bày những ca khúc rất ý nghĩa và phù hợp với Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận.  Nghe nhạc, nhớ đến những cảnh đời đau khổ của dân tộc mà lòng đầy ưu tư và xúc động.  Buổi lễ đã kết thúc lúc 4 giờ chiều cùng ngày.

Từ Đức Tài

Portland ngày 3 tháng 5 năm 2017

Hình ảnh Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Ngày QuốcHận 30/4 Lần Thứ 42 T5ai Portland, OR

Hình ảnh của Vương Hùng: Biểu tình ngày 22 tháng 04 năm 2017 tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon.

Hình ảnh của Mary Nguyen: CĐVN-OR-Biểu tình chống Tàu Cộng & Việt Cộng

Vietnam Veteran Memorial Dedication Ceremony in Clark County, WA

Vietnam Veteran Memorial Dedication Ceremony in Clark County, WA on Saturday, October 15 at 11 a.m.
Mặc cho mưa gió và dự báo về giông bảo xảy ra, hơn cả trăm người đã đến tham dự lể khánh thành Đài Tưởng Niệm Các Chiến Binh Hoa kỳ đã bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam, được tổ chức vào lúc 11 giờ trưa thứ Bảy 15/10, bên trong hội trường cơ quan Cựu Chiến Binh thành phố Vancouver tọa lạc ở số 1601 East 4th Plain Blvd. Vancouver, WA 98661.
Trong hàng ngũ quan khách tham dự nhìn thấy có sự hiện diện của đông đảo các cựu quân nhân VNCH và đại diện CĐNV tại 2 thành phố Portland là Chủ Tịch Từ Đức Tháo và Vancouver với Chủ tịch Phạm Hùng Minh.
Đây là dịp họp để các đại diện các gia đình quân nhân và những cựu chiến bình Hoa kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam họp mặt chia xẻ những cảm xúc liên quan đến cuộc chiến cách đây hơn 4 thập niên, tại quốc gia đồng minh bên kia bờ Thái Bình Dương.
Diễn giả chính của chương trình buổi lễ là bà Jerilyn Brusseau cùng người mẹ là Rae Cheney. Cả hai phụ nữ này tạo cảm giác bùi ngùi xúc động cho hàng trăm người có mặt, khi nhắc lại nỗi đau thương của gia đình sau khi nhận được hung tin về cái chết của nguời thân là thiếu úy Dan Cheney, đã hy sinh vào ngày 6/1/1969 tại mặt trận Hậu Nghĩa trong lúc cố cứu mạng sống cho một phi công trực thăng.
Chủ tịch Phạm Hùng Minh và một cựu quân nhân VNCH, đã thay mặt CĐNV quận hạt Clark lên dâng vòng hoa tưởng niệm trong buổi lễ.
Đài tưởng niệm được xây dựng bên trong khuôn viên của Vancouver Veterans’ Affairs, bao gồm một cột cao đặt chiếc phi cơ trực thăng Huey và phía dưới là bức tường đá ghi tên 58 quân nhân Hoa kỳ, cư dân của quận hạt Clark County, đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam.
Các cựu quan nhân Việt – Mỹ có mặt tham dự lễ tưởng niệm, đã được vinh danh và trao tặng món quà nhỏ là phù hiệu gắn trên ngực kỷ niệm 50 năm Hoa kỳ tham chiến tại Việt Nam.

VANCOUVER, Wash.—September 26, 2016— The Community Military Appreciation Committee (CMAC), and VA Portland Health Care System invite the community to the unveiling and dedication of the Vietnam Memorial Monument at the Vancouver VA campus on Saturday, October 15 at 11 a.m.

This new memorial will honor 59 Clark County military service members who were killed in Vietnam. Brass plaques with these war heroes’ names have been mounted on stone monuments under the Huey helicopter. All Vietnam-era veterans will be recognized and honored at the event with a 50th Anniversary commemorative pin.

“Thanks to all the volunteers in our community who have made this memorial a reality.  A character of a community is judged by how it remembers those who sacrifice for their country,” said CMAC co-chair, Larry J. Smith, Army colonel and Vietnam combat veteran.

A reception with light refreshments will start at 10:00 in the Vancouver VA campus gymnasium, adjacent to the Memorial Garden. Follow the signs to the event once you enter the campus at 1601 E. 4th Plain Boulevard, Vancouver, WA 98663.

Featured speakers event will be Jerilyn Brusseau and Rae Cheney, the sister and mother of U.S. Army 1st Lt. Daniel Cheney, one of the Clark County military service members who was killed in Vietnam and listed on the new memorial. The Brusseaus cofounded PeaceTrees VietNam. They travel frequently to Vietnam to assist those whose lives and livelihoods are threatened by the explosive remnants of war. PeaceTrees sponsors demining and mine risk education, victim assistance, and community building projects, such as kindergartens and libraries, in partnership with the people of Quang Tri Province.

All CMAC events are privately funded. CMAC is an all-inclusive group composed of members representing youth, education, civic, military, veterans groups, and local governments. CMAC executes and plans community-wide events, such as the Memorial Day, Veterans Day, High School Salute, and POW/MIA Day ceremonies and recognition/support of military families of all services.

 

More photos by Mary Nguyen

More photos by Mary Nguyen

 

Lá Thư Canada: Bài Diễn Văn Hay Nhất – Trà Lũ

Năm cũ con gà đang trôi đi mang theo bao nhiêu chuyện sôi nổi về Vua Trump bên Mỹ, vua Putin bên Nga, vua Macron bên Pháp, vua Tập Cận Bình bên Tàu, Vua Duterte bên Phi Luật Tân, Vua Kim Chính Ủn bên Cao Ly, và nhất là các chuyện của 4 Vua VN hiện nay quen gọi là Tứ Trụ Triều Đình.
Điều làm tôi giật mình nhiều nhất là việc mẹ của cựu hoàng Nguyễn Tấn Dũng, cụ bà Nguyễn Thị Hường qua đời ngày đầu tháng 12 vừa qua mà Đảng CSVN cũng như báo chí trong nước im re, không một lời nhắc tới, không một lời phân ưu chia buồn, các cụ thấy có lạ đời không? Ông Dũng làm thủ tướng những 8 năm cơ mà!
Tôi còn chưa hết giật mình về tình đồng chí của CSVN, thì tôi xém ngã xuống đất khi đọc trên mạng 2 lời tuyên bố của 2 đảng viên CSVN cao cấp khi họ nói về mẫu quốc Tàu Cộng.
Lời thứ nhất của ngài Võ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh : ‘ Xin đừng vì cái đảo nhỏ ở Biển Đông mà làm mất đi tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, bởi không có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì đảng ta sẽ không tồn tại đến ngày hôm nay’!
Thế có nghĩa là TC có chiếm biển đảo của ta thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, ta không cần phải canh giữ gì nữa… Nghe nói 4 tỉnh biên giới phía bắc nước ta bây giờ đầy Tàu, không còn cột mốc, không còn biên cương nữa !
Lời thứ hai của ngài Nguyễn Duy Chiến, phó chủ tịch Uỷ ban Biên Giới Quốc Gia : ‘Việc nước bạn Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ta, rồi đâm tầu, cắt cáp, thực chất vấn đề : ‘Đó là cách hành xử bố mẹ dạy con mình, yêu cho roi cho vọt, vậy sao phải bất bình ?’
Thì ra VC coi TC là bố mẹ, bố mẹ có yêu VC nên mới đánh như thế!
Đọc xong hai lời phát ngôn trên, với hình ảnh đi kèm, tôi không còn tin vào mắt của mình nữa. Tôi đọc thấy lời giới thiệu trên mạng : Đây là lời 2 con thú nói tiếng người !
Cụ Chánh tiên chỉ của xã An Lạc chúng tôi nghe tới đây thì yêu cầu tôi chấm dứt chuyện hai con vật này. Cụ đòi nghe chuyện nào vui. Anh H.O. nhảy vào giúp vui ngay : Rằng cái chuyện của ngài Tiến sĩ Bùi Hiền đề nghị cải cách chữ viết quốc ngữ đang sôi nổi hiện nay, bây giờ đang sinh ra nhiều chuyện nghe như tiếu lâm :
– chẳng hạn câu này : ‘Bác Hồ ôm chặt và hôn Chu Ân Lai’. Nếu viết theo Ngài Bùi Hiền thì sẽ là ‘ Bak Hồ ôm cặk và hôn Cu Ân Lai’ –
– chẳng hạn tên của những vị nào có chữ Tr và Ch thì được viết như sau :
Trần Chu Đài : Cần Cu Dài
Trần Trầm Chu : Cần Cầm Cu
Trần Khoa Chu : Cần Xoa Cu
Trần Anh Chức : Cần An Cứk
Cụ Chánh nghe đến đây thì giơ tay : Xin dẹp cái chuyện thô lỗ này đi. Mình tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì cứ để cho Bùi Hiền và bè lũ của hắn nói nhưng chúng ta không thèm nghe, không thèm để ý. Mình mà viết theo Bùi Hiền là mình viết những lời tục tĩu.
Ông ODP lên tiếng : Cụ ơi, gốc của VC là gốc rừng rú mà. Ngoài chuyện cải cách chữ viết như trên, VC còn cho sửa Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du nữa cơ. Nghe có khiếp không ! GS Đàm Trung Pháp, một nhà ngữ pháp nổi tiếng, đã viết như sau :
‘…Mức nhiễm độc của tiếng Việt đổi đời ngày nay càng đáng sợ, nó đã tràn sang cả đại tác phẩm Truyện Kiều của dân tộc Việt. Một báo động đỏ thực sự. Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh, trong ngày giỗ Cụ Nguyễn Du linh đình năm 1924 tại Hà Nội đã tôn vinh với câu nói trước anh linh của tiền nhân rằng :’Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…’ đang bị phỉ báng và bức hại tại quê nhà. Khai pháo bởi ông kỹ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân khi ông ta phổ biến cuốn sách có một tựa đề ngạo nghễ : ‘Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng’ trong một cuộc hội thảo về Truyện Kiều tổ chức cuối năm 2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong ‘công trình’ ấy, ông đã sửa khoảng 1.000 chỗ trong tổng số 3.524 câu thơ Truyện Kiều. Lý do tại sao ông quyết định sửa đại tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, hãy nghe ông phán : ‘Truyện Kiều không còn thịnh như trước, do rào cản điển tích, chữ Hán, từ cổ, từ địa phương, chữ nghĩa Truyện Kiều rườm rà, trùng lập, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh…’ Một việc quái đản xưa nay chưa từng thấy, vậy mà lại được ‘anh hùng lao động’ Vũ Khiêu, một học giả từng làm viện trưởng Viện Xã Hội Học, khuyến khích và tán dương, với lời quả quyết sách này là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Xin hết trích dẫn lời GS Pháp.
Thôi, tôi biết các cụ đọc đến đây đang bị nhức đầu nên không nói tới những việc quái gở này nữa, chỉ xin nhắc lại là Truyện Kiều có 3.524 câu thơ thì ngài Đỗ Minh Xuân sửa 1.000 câu. Hết ý.
Cụ Chánh xin phát biểu : Những chuyện quái gở này không làm lão ngạc nhiên từ ngày nghe ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn trong hội nghị về ngân hàng Á Châu. Bữa đó ngài đọc tên nước Mên, Lào, Việt Nam viết tắt là ‘mờ lờ vờ’, sản phẩm làm ở Việt Nam made in Viet Nam là ‘ma dze in Việt Nam’. Cũng xin hết ý luôn.
Anh H.O. nói leo vào : ngày cháu bị tù có anh quản giáo đọc tên nhạc sĩ Chopin là cho-pin chứ không sô-panh như ai cũng biết.
Lúc này ông bồ chữ ODP mới lên tiếng : Nãy giờ ta toàn nghe chữ nghĩa của dân vô học. Tất cả các chuyện trên đây không hay bằng chuyện câu thơ tình viết mỗi tiếng chỉ bằng một chữ . Nói xong ông viết vào tờ giấy rồi đố cả làng. Trên giấy ông viết như thế này :
N K M H U Ơ,
N K M H M R Q N
Cả làng lắc đầu vì lần đầu tiên làng thấy sự lạ.
Ông cười hà hà rồi bảo : chữ N trong câu này phải đọc theo giọng người Miền Nam, không phải ‘en’ mà là ‘ăn’, nghe mài mại như âm ‘anh’, do đó cái tai anh Bắc Kỳ nghe ra thế này :
Anh ca em hát u ơ,
Anh ca em hát em rờ cu anh.
Rồi ông xin lỗi cả làng vì ý câu thơ lãng mạng quá. Các bà các cô vừa cười nghiêng ngả vừa đấm nhau thùm thụp. Cười xong thì Chị Ba Biên Hoà cất tiếng hỏi : Bác lấy cái truyện này ở đâu vậy ? Ông ODP trả lời ngay :
– Trên YouTube. Chị cứ mở YouTube ra, cái gì cũng có. Ngày nào tôi cũng mở.
Sáng nay tôi thấy có chương trình nhạc Giáng Sinh hay vô cùng tên là ‘André Rieu-Silenty Night’. Tôi chưa thấy có băng nhạc hội Noel nào hay như băng này. Các bạn biết dàn nhạc của Anré Rieu chứ, ông trình diễn âm nhạc khắp nơi, toàn ở những hội trường vĩ đại. Riêng nhạc hội Silent Night này, ở Vienna năm 2013 thì phải, được tổ chức trong một nhà thờ rất nguy nga. Băng nhạc nổi tiếng này làm tôi nhớ tới 3 băng nhạc Gloria của Thuý Nga. Chỉ có Thuý Nga mới đủ khả năng làm thành những băng nhạc đạo, Gloria 1, Gloria 2, và Gloria 3, sáng chói như vậy.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh chạy vào phòng của cụ một lúc rồi quay ra. Tay cụ cầm một chồng băng DVD. Cụ vừa cười vừa nói : Lão định sẽ mừng tuổi mỗi gia đình làng ta một băng ‘Gloria 3’ này vào ngày mồng một tết, nhưng vì bác ODP vừa khen băng này hay quá, lão không cầm lòng được, cho nên lão xin mừng tuổi ngay bây giờ cho nóng sốt. Băng Thuý Nga được phổ biến rất rộng rãi, nhất là ở VN, băng này sẽ tới các hang cùng ngõ hẻm. Đây là băng tán tụng ý nghĩa Giáng Sinh hay tuyệt vời, sân khấu, âm thanh ánh sáng, các ca sĩ trình diễn và lời MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đều tuyệt vời, chả thua gì băng Andre Rieu. Lão mua băng gốc để cám ơn Thuý Nga về tác phẩm rất đáng ca ngợi này.
Chị Ba Biên Hoà nói thêm về YouTube : Tôi biết được nhiều chuyện rất hay trên YouTube. Chẳng hạn băng chiếu màn võ sĩ Cung Lê bên Mỹ đánh gục nhiều võ sĩ quốc tế, nhất là võ sĩ của Tàu Cộng Vương Tán Thủ. Tên võ sĩ Tàu này trước trận đấu thì mặt hiu hiu tự đắc, sau hiệp 3 thì võ sĩ Cung Lê dân Mỹ gốc VN đã hạ đo ván tên này , sao mà lòng tôi thấy đã quá, hả dạ qúa.
Cả làng vỗ tay ca ngợi lời kể về Cung Lê hạ võ sĩ Tàu Cộng, ai cũng thích chuyện này. Rồi cả làng nhìn anh John, ai cũng muốn xin anh tiếp lời Chị Ba. Anh John nói ngay : Đó là cái công của tôi. Xưa nay tôi vẫn thích xem mục đấu võ. Bữa đó tôi thấy võ sĩ Cung Lê trên màn ảnh liền gọi bà xã, và nhà tôi đã xem trận võ chung kết nổi tiếng này từ đầu đến cuối, từ lúc Cung Lê bước lên võ đài giơ tay chào khán thính giả cho tới lúc tên võ sĩ Tàu, nguyên là vô địch bên Tàu, bị Võ sĩ gốc VN Cung Lê cho nằm dưới chân. Chuyện về tài ba của Cung Lê rất hay và rất dài, để hôm nào tôi ghi ra băng rồi tặng cả làng, để cả làng cho con cháu xem, để chúng thấy cái gốc VN lớn lắm. Hôm nay tôi không có ý nói về Cung Lê, nhưng muốn nói về con chó, một con vật nhà ai cũng có nhưng vẫn coi thường. Hôm nay , nhân năm Bính Tuất đang tới là năm của Vua Chó, tôi muốn nói tới một bài diễn văn ca ngợi con chó được coi là bài diễn văn hay nhất thế kỷ. Chuyện như sau :
Đầu năm 2000, William Safire cây viết số 1 của báo uy tín quốc tế The New York Times đã đi tìm các bài diễn văn hay nhất thế kỷ qua. Ông đã tìm kiếm qua rất nhiều thiên tài thế giới, từ lời Ông Job trong Kinh Thánh, tới Patick Henry, John Adams, Winston Churchill, tới Martin Luther King…và cuối cùng ông đã tìm ra thiên tài. Đây không nói về chuyện thần thánh hay con người, mà về một con chó. Chủ con chó nhờ luật sư George Graham West kiện anh hàng xóm vì anh này giết chết con chó yêu qúy của anh ta. LS West đã thắng kiện với một bài biện luận được coi là bài diễn văn hay nhất thế kỷ sau đây :
…Thưa qúy ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi ra có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gấm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú qúy cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh lẫn ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh dù gió đông cắt da cắt thịt, hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù không còn thức ăn gì cho nó. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta tán gia bại sản, thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mộ ta con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, chân thành và chân thực ngay khi ta đã chết rồi.
Xin hết bài diễn văn được coi là hay nhất thế kỷ.
Kính chúc các cụ năm mới Chú Tuất được mọi phước lành, thân tâm luôn luôn an lạc.
Trà Lũ.

 

NHỨT HAY NHỨC?

Thơ tình Á NGHI
Ảnh: NV~TM, TÂN TIẾN
Trình bày: TIẾNG THÔNG REO & Á NGHI
MÌNH ƠI!
Nhớ chi mà nhớ lạ kỳ?
Ước sao còn trẻ, Thiếu Nhi khóc nhè
Mình về xem nhõng nhẽo nè
Giận hờn còn nhớ lấy le với Người?
 
Nhớ Mình, em chẳng thể cười
Thơ gieo là lạ vần rơi làm hòa
Bài thơ tẩm ngọt mạch nha
Tặng Mình thưởng nguyệt, ngâm nga một mình.
Mình còn muốn tập làm thinh
Thì bơi ngược thác, bất bình với ai?
 
Á Nghi**27.12.2017
NHỨT HAY NHỨC?
 
-Em là “nhứt”! Anh nói rồi, anh: chót!
 *
-Em biết rồi! Nhức nhối có phải không?
Cám ơn khen rừng Bắc, nhắc biển Đông
Đứng trên núi khen: Dưới sông cao nhất!
 
Á Nghi, 19.3.2016./.
Sao nụ cười giữa đám đông tuyệt vời?
HAY LÀ 
ANH LẤY 
HOA KHÔI?
Xin em mở rộng lòng thương
Muôn loài muốn sống phải nương tựa cùng
Thú, người, thảo mộc… chập chùng
Còn cần kim, thạch, nước, không khí… kìa.
Bờ đê này, thủa ruộng kia
Không em, ai sẽ nhân chia vui buồn?
Bình thường nhã nhặn, ôn tồn
Hôm nay Quỷ Giận, Thần Hờn nhập chung?
Không em, đường sẽ trùng trùng
Anh về lỡ cướp hành hung u đầu
Lấy ai săn sóc xức dầu?
Lấy ai hợp Á, dung Âu đường đời?
Hai ta bặt tiếng, im hơi
Lấy ai thận trọng từng lời ỉ ôi?
Hay là anh lấy hoa khôi
Luôn luôn rạng rỡ đẹp môi nụ cười?
Cô nào khuôn mặt cũng tươi
Có đâu phụng phịu đười ươi dị òm!
Á Nghi    *22.8.2016
TRĂM NĂM CAU TRẦU
 
Tà dài, áo lụa ghép đôi
Em ngồi lúng túng, tim hồi hộp ngân
Người Ta xin được “thân thân”
Thân thân hai chữ, đòi gần trăm năm.
 
Á Nghi**011215.
Trình bày: TIẾNG THÔNG REO
Giới thiệu trang web TIẾNG THÔNG REO
Thiết lập ngày 28 tháng tư năm 2010
www.tiengthongreo.blogspot.com là nơi CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH VNCH và THÂN HỮU
lui tới để tâm tình về cuộc sống,
trao đổi kiến thức văn học nghệ thuật,
và chia sẻ những ưu tư về tiền đồ của Đất Nước mình.
Địa chỉ gửi sáng tác, hình ảnh, chuyển tin và góp ý kiến: tiengthongreovui@gmail.com
LẺ LOI 
SAO NHỚ 
CHẴN CHÒI?
*
Viết tặng anh chị L.
*
Cà phê anh uống có thơm
Sao hương còn đọng từ hôm cùng ngồi?
Đêm nằm thương nhớ lẻ loi
Mà hương cứ quyện chẵn chòi hôm nao!
 
Á Nghi**18-12-2015.

NGƯỜI KHỜ CÂM, KẺ KHÔN… NÓI

*
Cảm tác nhân đọc tuyển tập CÔ GÁI VIỆT #1
*
Khờ câm bày đặt lấy chồng!
Bây giờ khôn nói, góp công duyên phần!
*
Em khờ, anh dại đường trần!
Nói khôn cách mấy khó lần đường ra
Nụ Yêu học biết hương hoa
Tim, thêm những Trái Yêu kia: chẳng già,
Nên hai đứa trẻ hoài mà
Dại, khôn cứ mặc!
Sa đà Nhành Yêu!
 
Thương hoài!
Thương biết bao nhiêu?
Tranh nhau chẳng ít!
Thật nhiều!
Ai khôn?
Á Nghi và Anh** 21.3.2016./.
LIẾC QUA, LIẾC LẠI
Liếc qua, con mắt có đuôi
Liếc chi ai vậy, hại tui mất hồn?
Tìm… hồn, liếc… lại: dại, khôn?
Hai đôi mắt chạm, bốn con mắt cười.
 
Cám ơn em mượn hồn người
Thêm đôi môi hé, nụ tươi mở lòng
Tôi say quay quắt, mòng mòng
Nhấp vui men lạ ruộng đồng, nước sông.
 
Chèn ơi! Trời đất mênh mông
Sao nụ cười giữa đám đông tuyệt vời?
Cần chi vồn vã mở lời
Liếc thôi mà đã một trời cuồng si!
Mượn hồn, chớ trả làm chi
Để tôi được dịp uy nghi đòi hoài.
Á Nghi    *22.8.2016

THƯƠNG ANH Em viết cho anh những lời âu yếmMật trao ngọt ngào cuộc tình ấm êmTrăm nhớ, nghìn thương dễ gì xa cáchPhần đời còn lại xin mãi êm đềm.Á Nghi 27.12.2017