Category: HẢI QUÂN
Hải Quân Trung Tá Trần Kim Khôi
December 12, 2017
QUÂN NHÂN HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA LẬP NHIỀU CHIẾN CÔNG
Trong cuộc chiến giữa Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Sản Việt Nam 1954 – 1975
ĐIỆP MỸ LINH Biên khảo
Phần I
CÁC VỊ TƯ LỆNH HẢI QUÂN V.N.C.H.
Hải Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ
Ông Lê Quang Mỹ sinh năm 1926; xuất thân khóa 2 trường Võ Bị tại Huế với cấp bậc thiếu úy Bộ Binh. Ông xin và được chấp thuận chuyển sang Hải Quân.
Ông gia nhập khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang; tốt nghiệp với cấp bậc trung úy – cấp bậc cao nhất của sĩ quan Hải Quân Việt Nam lúc bấy giờ.
Chức vụ đã đảm nhận:
- Chiến hạm Jeanne d’Arc và Savorgnan de Brazza của Pháp.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Chỉ huy Lực Lượng Hải Quân tại Vùng IV tham gia chiến dịch Hoàng Diệu.
- Phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng – đặc trách về Hải Quân – cho Tướng Lê Văn Tỵ.
- Tư Lệnh đầu tiên của Hải Quân – từ ngày 20 tháng 8 năm 1955 đến tháng 8 năm 1957 – kiêm Tư Lệnh đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến.
- Thị trưởng thị xã Đà Nẵng.
- Thanh Tra tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate School.
Đã tham dự:
Chỉ huy Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H. ra Phú Quốc để xác định các đảo Poulo Panjang, Poulo Tang và Poulo Wai trong vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của V.N.C.H.
Chỉ huy chiến dịch Rừng Sát dẹp tan quân Bình Xuyên.
Chỉ huy nhiều đơn vị Hải Quân hành quân yểm trợ các chiến dịch: Hồng Nhạn, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ, v.v… để bình định các vùng sông ngòi.
Đề Đốc Trần Văn Chơn
Ông Trần Văn Chơn sinh năm 1920 tại Vũng Tàu. Ông đỗ thủ khoa khóa I sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải tại trường Ecole Rosel – sau được đổi tên là Ecole Technique Special; rồi lại được đổi thành Trường Kỹ Thuật. Ông cũng tốt nghiệp khóa Vô Tuyến Truyền Tin Hàng Hải. Ông là sĩ quan, rồi trở thành Thuyền Trưởng Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn Vị Đã Phục Vụ:
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn Xung Phong tại Vĩnh Long.
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn Xung Phong Ninh Giang – tại Bắc Việt – về sau Hải Đoàn Ninh Giang được chuyển vào Nam, căn cứ tại Mỹ Tho.
- Hạm Trưởng HQ 226.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Lực.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 08 năm 1957 đến tháng 08 năm 1959.
- Phụ Tá Tổng Giám Đốc Bảo An và Dân Vệ cho Đại Tá Dương Ngọc Lắm; hai đơn vị này về sau được cải danh là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Tuần Giang.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Hải Quân, từ 31 tháng 10 năm 1966 đến tháng 11 năm 1974.
Tu nghiệp:
- S. Naval War College.
- Sau khi mãn tù Cộng Sản và được sang Mỹ theo diện H.O., ông trở lại trường và tốt nghiệp ngành Interdisciplinary Studies tại San Jose/Evergreen Community College rồi chuyển qua San Jose State University, học về Political Science.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tam đẳng.
- 01 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 02 Legion of Merit with Combat Distinguishing của Hoa Kỳ.
- 01 Certificate of Recommendation tại San Jose.
- 01 Certificate of Special Congressional Recognition của U.S. House of Representatives.
Thành tích:
- Ông có sáng kiến và đôn đốc việc xây dựng Tượng Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại Bến Bạch Đằng, Saigon.
- Trận Hải Chiến Hoàng Sa giữa Hải Quân V.N.C.H. và Hải Quân Trung Cộng xảy ra vào thời điểm Đề Đốc Trần Văn Chơn là Tư Lệnh Hải Quân lần thứ hai.
- Ông là sĩ quan cao cấp nhất của Hải Quân V.N.C.H. bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù hơn 12 năm.
- Ông được Hải Quân Hoa Kỳ mời tham dự buổi lễ đặt tên cho Khu Trục Hạm tối tân USS Zumwalt ngày 19 tháng 10 năm 2013, tại Bath Iron Work, tiểu bang Maine.
- Ông cũng là một trong những thành viên danh dự trong Board of Advisors, gồm những nhân vật nổi tiếng như Bộ Trưởng Hải Quân William le Ball III, Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ Gary Roughead, T.N.S. John S. McCain III, v.v… của chiến hạm USS Zumwalt DDG 1000. Cố Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ – Zumwalt – từng là Cố Vấn cho Cựu Tư Lệnh Trần Văn Chơn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền
Ông Hồ Tấn Quyền sinh năm 1927, tại Đà Nẵng; xuất thân khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi gia nhập Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Chỉ Huy Hải Quân trong Chiến Dịch Sóng Tình Thương – giai đoạn I.
- Hạm Trưởng HQ 535.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ ngày 06 tháng 08 năm 1959 đến tháng 10 năm 1963.
Thành tích:
- Chỉ huy chiến dịch Sóng Tình Thương để tái chiếm và bình định vùng Năm Căn, Cà Mau.
- Thành lập Lực Lượng Hải Thuyền.
- Thành Lập Liên Đội Người Nhái – về sau được cải danh là Liên Đoàn Người Nhái.
Hải Quân Đại Tá Trần Văn Phấn
(1)
Ông Trần Văn Phấn sinh năm 1920; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, năm 1952.
Trước khi được tuyển chọn vào Hải Quân, ông đã tốt nghiệp từ trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Sau khi tốt nghiệp từ trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông được tạm trú và thực tập trên chiến hạm Arromanches của Pháp.
Đơn vị đã phục vụ:
- Đơn vị tác chiến Hải Quân đầu tiên tại Bắc Việt, năm 1953.
- Đơn vị trưởng nhóm đầu tiên của Hải Đoàn 21 Xung Phong, miền Nam.
- Thực tập trên nhiều chiến hạm của Pháp.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 24 Xung Phong.
- Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Trấn.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, ngày 26 tháng 04 năm 1965 đến tháng 09 năm 1966.
- Tùy viên quân sự tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan.
Tu nghiệp:
- Căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ – Olongapo – tại Phi Luật Tân.
- Joint and Combined School at Okinawa, Nhật.
- S. Naval War College.
(1.- Tư liệu và hình từ Website Nguyen Văn Hieu. Q.L./V.N.C.H. – A.R.V.N. và các vị sĩ quan H.Q./V.N.C.H.)
Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh
Ông Lâm Ngươn Tánh sinh năm 1928 tại Sadec; xuất thân khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 534; HQ 330; HQ 226; HQ 03.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Khu miền Tây – về sau được cải danh là Vùng IV Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Giám Đốc Hải Quân Công Xưởng.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Đáo nhiệm Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Phụ tá – về Hải Quân – cho Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu.
- Chỉ Huy Trưởng trường đại học Chiến Tranh Chính Trị Dalat.
- Tư Lệnh Phó Hải Quân.
- Chủ Tịch tiểu ban Bài Trừ Tham Nhũng trong Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 11 năm 1974 đến tháng 03 năm 1975.
- Phụ Tá Quốc Vụ Khanh cho Thứ Trưởng Bộ Xã hội – bác sĩ Phan Quang Đán.
Tu nghiệp:
- S. Postgraduate School.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng.
Thành tích:
Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; chiến dịch Đồng Tháp Mười; chiến dịch Rừng Sát, v.v…
Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang
Ông Chung Tấn Cang sinh năm 1926 tại Gia Định, Saigon; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ huy Hải Đoàn 21 Xung Phong .
- Hạm Trưởng HQ 533; HQ 330; HQ 114.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Giang Lực.
- Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 04 năm 1965.
- Trưởng Ban Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia.
- Phụ tá đặt biệt – về Hải Quân – cho Tổng Tham Mưu Trưởng.
- Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự – về sau được cải danh là Trường Chỉ Huy và Tham Mưu.
- Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia bài trừ tham nhũng.
- Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Saigon – Gia Định.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Hải Quân, từ tháng 03 năm 1975 đến tháng 04 năm 1975.
Tu nghiệp:
- S. Naval Amphibious Base Coronado, San Diego.
- S. Naval War College New Port.
Thành tích:
- Hải Quân Đại Tá Chung Tấn Cang Hải Quân và Trung Tá Khương Hữu Bá đã cùng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Minh ký tên vào Hiến Chương Vũng Tàu – 1st Constitution of the Republic of South Vietnam. (1)
- Vào thời gian sôi động nhất của cuộc chiến, Ông cho thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đặt dưới quyền chỉ huy của Hải Quân đại tá Lê Hữu Dõng. Nếu có đảo chánh, Lực Lượng 99 sẽ hỗ trợ cho những Lực Lượng khác chống đảo chánh; đồng thời Lực Lượng 99 cũng bảo vệ an ninh những hải trình huyết mạch quanh thủ đô Saigon như sông Lòng Tào, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp để chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. cũng như thương thuyền có thể lưu thông và cũng để đề phòng trường hợp Việt Cộng cắt quốc lộ 4. (2)
- Ông chỉ thị Hạm Đội Hải Quân tận dụng tối đa phương tiện để tiếp cứu và di chuyển đồng bào cũng như quân bạn từ Vùng I và Vùng II Duyên Hải về Saigon và Phú Quốc. (3)
- Sau khi Vùng I và Vùng II bị bỏ ngõ, Ông muốn tận dụng phương tiện của Hải Quân để đưa gia đình binh sĩ ra tạm trú tại Phú Quốc rồi đưa binh sĩ trở lại miền Tây – Vùng IV Sông Ngòi – chiến đấu. (4)
- Khi ý định đưa binh sĩ về Vùng IV Sông Ngòi không thành, Ông được cựu cố vấn của Hải Quân V.N.C.H. – ông Richard Lee Armitage – đề nghị nên đưa toàn Hạm Đội ra Côn Sơn. (5)
- Sau khi Tướng Dương Văn Minh đầu hàng Cộng Sản Việt Nam, từ Côn Sơn, ông chỉ thị Hạm Đội Hải Quân trực chỉ Phi Luật Tân. (6)
Chú thích:
1.- Tư liệu của tiến sĩ Khương Hữu Lộc.
2-3-4-5-6.- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh.
Phần II
CÁC VỊ PHÓ ĐỀ ĐỐC HẢI QUÂN V.N.C.H. (1)
Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu*
Ông Nguyễn Thanh Châu sinh năm 1933 tại Long An; tốt nghiệp khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Phó Căn Cứ Hải Quân Tiên Sa, Đà Nẵng.
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Tiên Sa, Đà Nẵng.
- Hạm Trưởng HQ 3.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 8.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Quân vùng IV Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
(1.- Tất cả sĩ quan trong phần này được sắp theo thứ tự tên của mỗi vị.)
*Wikipedia.
Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí
Ông Nguyễn Hữu Chí sinh năm 1931, tại Nam phần; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 3 sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp từ trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng. Ngoài binh nghiệp, ông còn là một nhà thơ – bút hiệu Hữu Phương – rất được mến mộ.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 405
- Trưởng phòng nhân viên.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Trưởng Duyên Khu IV – về sau được cải danh là Vùng IV Duyên Hải.
- Tư Lệnh Lực Lượng Duyên Phòng – danh xưng khác là Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.
- Phu Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển.
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, California.
- S. Naval War College.
- Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Thành tích:
- Chỉ huy Hải Quân tham gia các chiến dịch bình định lãnh thổ tại Cà Mau, U Minh và Thới Bình.
- Tác giả 3 tập thơ: Luống Biển, Neo Tuổi Vàng, Tâm Sự Người Đi Biển và 3 tập thơ sáng tác tại Hoa Kỳ, chưa kịp xuất bản: Kiếp Lưu Đày I, II, III.
Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào *
Ông Vũ Đình Đào sinh năm 1931 tại Hải Phòng; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi gia nhập khóa 3 sĩ quan Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 331; HQ 403.
- Đáo nhiệm Hạm Trưởng HQ 331; HQ 403.
- Trưởng Phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 11.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực – về sau được cải danh là Hạm Đội.
- Tham Mưu Phó hành quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Vùng III Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.3
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School.
- S. Naval War College.
Ân Thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tứ Đẳng.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Anh Dũng Bôi tinh Ngôi sao vàng.
- 01 Hải Dũng Bôi tinh Ngôi sao vàng.
- 01 Danh Dự Bôi tinh Hạng nhất.
- 01 Chỉ Đạo Bội tinh cấp Sư đoàn.
- 01 Tham Mưu Bôi tinh Hạng nhất.
- 01 Huấn Vụ Bôi tinh Hạng nhất, 01 Dân Vụ Bôi tinh Hạng nhất, 01 Quân Phong Bội tinh Hạng nhất, 01 Chiến Dịch Bôi tinh, 01 Quân Vụ Bôi tinh Hạng nhì và 01 Hải vụ Bôi tinh Hạng nhất.
Thành tích:
Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 18; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 19; Chiến dịch Trần Hưng Đạo 20.
(*Tư liệu từ ông Nguyễn Bá Nghiệp OAM. Hình chụp lúc phó đề đốc Đào mang cấp bậc H.Q.trung tá.)
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng
Ông Đinh Mạnh Hùng sinh năm 1932 tại Hà Nội; tốt nghiệp thủ khoa khóa 2 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam Trục Lôi Hạm Geranium.
- Hạm Phó HQ 330.
- Hạm Trưởng HQ 225.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 115.
- Hạm Trưởng HQ 405.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Quyền Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang
- Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ.
- Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Sông kiêm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lưu Động Sông.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school.
- S. Naval War College.
- Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
- Khóa Quản Trị Quốc Phòng, Hoa Kỳ.
Ân Thưởng:
- Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương
- 05 Anh Dũng Bội Tinh.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy các đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Đinh Tiên Hoàng; Chiến dịch Hoàng Diệu; Chiến dịch Sóng Tình Thương, bình định Năm Căn, Cà Mau.
- Hành quân bình định Miền Tây.
- Các cuộc hành quân Trần Trần Hưng Đạo trong sông.
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
Ông Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại Hà Nội; tốt nghiệp khóa 5 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm trưởng HQ 116.
- Chỉ Huy Trưởng Phân Ðội IV Trục Lôi Hạm.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội I.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Tùy Viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Nam Hàn.
- Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Trường Tham Mưu Cao Cấp, Ðà Lạt.
- Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ – Lực Lượng Đặc Nhiệm 211.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng II Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.2.
- Tối 31 tháng 3-1975, Tướng Phạm Văn Phú – Tư Lệnh Quân Đoàn II – chỉ định Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh kiêm chức vụ Tư Lệnh mặt trận tiền phương Quân Đoàn II, thay thế Tướng Phan Đình Niệm ở chúc vụ Tư Lệnh chiến trường Bình Định. (1)
- Tối 1 tháng 4-1975, lúc 11:00, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký nghị định chỉ định Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh kiêm Tổng Trấn Qui Nhơn trong nhiệm vụ phối trí các lực lượng V.N.C.H. để tái chiếm Qui Nhơn. (2)
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, Caliafornia.
- Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp – Dalat.
Ân thưởng:
- Huy chương cao quý nhất do Quốc Hội và Tổng Thống Đại Hàn ban tặng. (3)
Hoạt động sau tháng 04-1975:
- Thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhật Giải Phóng Viện Nam.
- Mặt Trận Q.G.T.N.G.P. Việt Nam ra đời ngày 30 tháng 4-1980. Mặt Trận Q.G.T.N.G.P. Việt Nam thực hiện được hai cuộc hành quân: Đông Tiến I và Đông Tiến II.
- Trong cuộc hành quân Đông Tiến II, phục quốc quân của Mặt Trận – do chính ông chỉ huy – đụng độ nặng với Việt Cộng và Lào Cộng. Phục quốc quân bị thiệt hại nặng! Một số kháng chiến quân tự sát. Cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cũng tự sát để được chết cạnh những kháng chiến quân của ông, tại Saranavan! (4)
(1 và 2.- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh.
3 và 4.- Website Việt Tân)
Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú*
Ông Nghiêm Văn Phú sinh năm 1928 tại Hà Đông, Bắc Việt; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng.
Đơn vị đã phục vụ:
- Phục vụ tại nhiều Hải Đoàn Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Sóng Tình Thương – giai đoạn II.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tư Lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám – Lực Lượng Đặc Nhiệm 212.
(*Wikipedia. Hình từ vietnamvanhien.net)
Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng*
Ông Đặng Cao Thăng sinh năm 1929 tại Nam Định, Bắc Việt; tốt nghiệp khóa 1 trường sĩ quan Hải Quân Pháp, tại Brest.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Brest, ông bị động viên vào trường sĩ quan trừ bị Nam Định. Sau đó ông được chuyển vào trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, học về Pháo Binh, Công Binh và Truyền Tin. Ông ra trường với cấp bậc chuẩn úy.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 113.
- Hạm Trưởng HQ 112; HQ 327; HQ 05.
- Giám Đốc Quân Huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Giám Đốc Hải Quân Công Xưởng.
- Tư Lệnh Phó Hải Quân.
- Tùy Viên quân sự Tòa Sại Sứ V.N.C.H. tại Nam Hàn.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải.
- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi kiêm Tư Lệnh Hạm Đội Đặc Nhiệm 21.
*Wikipedia.
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Ông Hồ Văn Kỳ Thoại sinh năm 1933 tại Cần Thơ; xuất thân khóa 4 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hộ Tống Hạm Glaive và Hộ Tống Hạm Mousquet của Hải Quân Pháp.
- Hạm trưởng HQ 04.
- Thực tập trên Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.
- Hải Đội Trưởng Hải Đội Hộ Tống Hạm.
- Trưởng Phòng Truyền Tin Hải Quân.
- Sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống V.N.C.H. Ngô Đình Diệm.
- Trưởng phòng nhân viên và hành chánh Hải Quân
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc Saigon
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Nha Trang và Duyên Khu II.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng II Duyên Hải
- Chỉ Huy Trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.1. Sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam Lực Lượng Đặc Nhiệm 213 trở thành Lực Lượng Đặc Nhiệm 231.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate School, California.
- Khóa cao cấp Quản Trị Nhân Viên tại Pentagon, U.S.A.
Ân thưởng:
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương đệ nhất đẳng.
- 01 Biệt Công Bội Tinh.
- 08 Anh Dũng Bội Tinh: 05 với nhành dương liễu, 01 ngôi sao vàng, 01 ngôi sao bạc, 01 với ngôi sao đồng.
- 01 Hải Dũng Bội Tinh với mỏ neo vàng.
- 02 Bronze Star with combat V của Hải Quân Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Những công tác trên vỹ tuyến 17 của Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
- Chỉ huy cuộc hành quân tấn công, phá hủy mật khu Vũng Rô.
- Trực tiếp chỉ thị Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc – sĩ quan chỉ huy chiến thuật (O.T.C.) – ra lệnh cho các chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. tại Hoàng Sa khai hỏa, tấn công chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng, ngày 19 tháng 01, năm 1974.
- Tác giả quyển Hồi Ký Can Trường Trong Chiến Bại.
Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy *
Ông Diệp Quang Thủy sinh năm 1932; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Dalat, cấp bậc thiếu úy.
- Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 7.
- Tùy viên cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi kiêm Chỉ Huy Trưởng Đặc Khu Rừng Sát.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
*Wikipedia
Phần 3
CÁC VỊ SĨ QUAN CẤP TÁ
Hải Quân Đại Tá Khương Hữu Bá
Ông Khương Hữu Bá sinh năm 1930. Ông tốt nghiệp khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 2 Hải Quân, ông đã tốt nghiệp sĩ quan Hàng Hải Thương Thuyền.
Đơn vị đã phục vụ:
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 404.
- Chỉ Huy Trưởng Lực Lương Hải Thuyền kiêm Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
- Chánh Thanh Tra Hải Quân.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải kiêm Đặc Khu Trưởng đặc khu Phú Quốc.
Tu nghiệp:
- Cao Đẳng Quốc Phòng.
- S. Post Graduate School – General Line.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng.
- 01 Hải Quân Huân Chương đệ nhất đẳng.
- 01 Danh Dư Bội Tinh đệ nhất đẳng.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh đệ nhất đẳng.
- 01 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
Thành tích:
- Hải Quân Trung Tá Khương Hữu Bá và Hải Quân Đại Tá Chung Tấn Cang đã cùng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Minh ký tên vào Hiến Chương Vũng Tàu – 1st Constitution of the Republic of South Viet Nam.
- Năm 1974, Cao Miên đưa một chiến hạm và một tàu dò tìm dầu hỏa vào lãnh hải Việt Nam, thuộc Vùng IV Duyên Hải. Hải Quân Đại Tá Khương Hữu Bá phúc trình sự việc lên Đề Đốc Tư Lệnh Trần Văn Chơn. Sau khi được Đề Đốc Tư Lệnh Trần Văn Chơn cấp thuận, Đại Tá Bá điều động 3 chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. đang công tác trong lãnh hải Vùng IV Duyên Hải đến nơi hai chiếc tàu của Cao Miên đang hoạt động; đồng thời Đại Tá Bá cũng gửi công hàm ngoại giao đến Tư Lệnh Vùng của Cao Miên, yêu cầu 2 chiếc tàu của Cao Miên phải rời lãnh hải của V.N.C.H. trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hai chiếc tàu của Cao Miên dò tìm dầu hỏa trong lãnh hải của V.N.C.H. phải rút lui.
(*Tư liệu của tiến sĩ Khương Hữu Lộc.)
Hải Quân Đại Tá Lê Hữu Dõng
Ông Lê Hữu Dõng sinh năm 1937; tốt nghiệp khóa 8 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 330.
- Hạm Phó HQ 02.
- Hạm Trưởng HQ 609; HQ 07; HQ 13.
- Chỉ Huy Phó Hải Đoàn 22 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 22 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 25 – 29 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng II Duyên Hải.
- Đáo nhiệm Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Tuần Thám.
- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 99.
Tu Nghiệp:
- Khóa Landing Force Training Command tại Hoa Kỳ.
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp – Long Bình.
Ân Thưởng:
- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu.
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 02 Hải Quân Huân Chương.
- 02 Hải Dũng Bội Tinh.
- 06 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
Thành tích:
- Tiếp cứu Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân tại Đức Hòa – Đức Huệ.
- Chỉ huy liên Giang Đoàn 22 – 24 Xung Phong phối hợp với Sư Đoàn 5 Bộ Binh hành quân dài hạn tại Dầu Tiếng và mật khu Tam Giác Sắt.
- Năm Mậu Thân, 1968, cho đơn vị án ngữ từ sông Bassac đến cầu Cái Răng, chận đường tiến quân của 2 tiểu đoàn Việt Cộng muốn vượt sông để tấn công Cần Thơ.
- Giữa tháng 03-1975, chỉ huy Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 phối hợp với Giang Đoàn 40 Ngăn Chận giải tỏa quận Tân Trụ, thuộc tỉnh Long An. Sau đó, tại kinh Thủ Thừa, Long An, Lực Lượng 99 đụng độ nặng với một đơn vị của công trường 7 Việt Cộng. Vì không thể chống trả với hỏa lực như vũ bão từ đoàn chiến đỉnh, Việt Cộng đành “chém vè”. (1)
- Chiều 30-04-1975, HQ 402 – một Hải Vận Hạm đang được sửa chữa tại Hải Quân Công Xưởng, với hơn hai ngàn quân dân trên tàu – được Trung Úy cơ khí Cao Thế Hùng “đưa” đến ngã ba sông Soài Rạp thì HQ 402 chỉ quay vòng vòng! Nghe lời kêu cứu từ HQ 402 trên máy truyền tin, Đại Tá Dõng từ một PBR nhập hạm và hướng dẫn HQ 402 hải hành đến đảo Côn Sơn. (2)
((1) và (2).- Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 cùa Điệp Mỹ Linh.)
Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp *
Ông Trịnh Hòa Hiệp tốt nghiệp khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 04; HQ 03.
- Thuyền Trưởng PT – Patrol Torpedo Boat.
- Duyên Khu I – về sau Duyên Khu I được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Saigon.
- Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Biệt Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Khối Huấn Luyện Biệt Hải.
- Lực Lượng Hải Tuần
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái.
- Sau khi sang Hoa Kỳ du học về Hành Quân Đổ Bộ, ông đáo nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái cho đến ngày 30-04-1975.
Tu nghiệp:
- Khóa I Biệt Hải.
- Khóa UDT – Underwater Demolition Team – tại Hoa Kỳ.
- S. Post Graduate School, California.
- Khóa Hành Quân Đổ Bộ tại Hoa Kỳ.
- Tham Mưu Trung Cấp Long Bình.
Thành tích:
- Chỉ huy Người Nhái tham dự trận phá vỡ mật khu Vũng Rô; Hải chiến Hoàng Sa, ngày 19-01-1974; và rất nhiều cuộc hành quân quy mô khác.
(*Tư liệu từ: Cựu Hải Quân đại tá Nguyễn Văn Thiện, cựu Hải Quân trung tá Hà Đắc Vinh, cựu Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn,Quang, cựu Hải Quân thiếu tá Phan Tấn Hưng.)
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Hoa
Ông Nguyễn Văn Hoa sinh năm 1934; xuất thân khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào Hải Quân, ông đã tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền với bằng Thuyền Trưởng cận duyên và viễn duyên. Ông phục vụ trên thương thuyền Pháp và thương thuyền Việt Nam
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan Đệ Tam kiêm sĩ quan Mật Mã HQ 401.
- Hạm Phó HQ 04; HQ 329.
- Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Phó HQ 06.
- Hạm Trưởng HQ 330.
- Sĩ quan Thanh Tra Vùng I Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng liên Giang Đoàn 25 – 29 Xung Phong.
- Quận Trưởng Quận Phú Quốc – Dương Đông.
- Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Thủy Bộ.
Tu nghiệp:
- Đến U.S. Naval Amphibious School, Coronado, San Diego, để trình bày kinh nghiệm hành quân trong sông.
- Chỉ Huy Tham Mưu – Long Bình.
Ân thưởng :
- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 02 Anh Dũng Bội Tinh cấp Quân Đội.
- 19 Anh Dũng Bội Tinh cấp Quân đoàn, Sư đoàn, và Trung đoàn.
- 01 Chương Mỹ Bội Tinh, 01 Hải Quân Huân Chương, 01 Danh Dự Bội Tinh, 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Huấn Vụ Bội Tinh, 01 Quân Vụ Bội Tinh, 01 Hải Vụ Bội Tinh, 01 Không Vụ Bội Tinh, 01 Chiến Dịch Bội Tinh, 01 Cảnh Sát Bội Tinh, 01 Dân Vụ Bội Tinh, 01 Xây Dựng Nông Thôn Bội Tinh, 01 Xã Hội Bội Tinh.
Đã tham dự:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Hồng Nhạn và Chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Sau 30-04-1975, bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù ngoài Bắc 10 năm. Năm 1986 Ông cùng gia đình vượt biển đến Mỹ.
Hải Quân Đại Tá Dư Trí Hùng
Ông Dư Trí Hùng sinh năm 1933; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Pháp, tại Brest, năm 1955. Sau đó, ông thực tập hải nghiệp trên Tuần Dương Hạm Jeanne d’Arc trong một năm. Ông tốt nghiệp năm 1956.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Phó HQ 05.
- Hạm Trưởng: HQ 225; HQ 114; HQ 402; HQ 500; HQ 12.
- Trưởng phòng 4 Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
Tu nghiệp:
- Lớp thực tập rà mìn tại Charleston, South Corolina.
- Bổ túc thực hành về Quản Trị vật liệu tại Trung Tâm Tiếp Liệu Hải Quân Hoa Kỳ, Guam.
- S. Post Graduate School, Monterey, California.
- S. Naval War College, tại Newport, Rhodes Island.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Huấn Vụ Bội Tinh.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Năm Căn, giai đoạn I.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân đuổi bắt và đánh chìm một tàu Việt Cộng chuyển vũ khí từ Bắc vào Hòn Hèo, Nha Trang, thuộc hải phận Vùng II Duyên Hải, vào Tết Mậu Thân, 1968.
Hải Quân Đại Tá Đỗ Kiểm
Ông Đỗ Kiểm sinh năm 1933, tại Hà Nội; xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Hải Quân Pháp tại Brest.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm trưởng HQ 537; HQ 331; HQ 06; HQ 07.
- Hiệu Trưởng trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
- Tư Lệnh Phó Hạm Đội.
- Tư Lệnh Vùng IV Duyên Hải.
- Tham Mưu Trưởng Hành Quân sông.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school, California.
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp, Dalat.
Ân thưởng:
- Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- Đệ nhất đẳng Hải Quân Huân Chương.
- 07 Anh Dũng Bội Tinh: 01 ngôi sao vàng với nhành dương liễu, 03 ngôi sao bạc, 03 ngôi sao đồng.
- 01 Đệ nhất Danh Dự Bội Tinh, 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Hải Vụ Bội Tinh, 01 Huấn Luyện Bội Tinh, 01 Chiến Công Bội Tinh.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Rừng Sát và chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Chỉ Huy Phó hành quân tảo thanh các hải đảo.
- Đồng Chỉ Huy Trưởng hành quân hỗng hợp Việt Mỹ Sea Float.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân Trần Hưng Đạo – Năm Căn.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân tảo thanh sông Giang Thành – Kinh Vĩnh Tế.
- Chỉ Huy Trưởng hành quân Campuchia – khu vực Nam.
- Chủ tịch Ủy Ban Liên Hợp 3 quốc gia: Việt, Mỹ, Cao Miên để tiếp tế Campuchia.
- Đặc trách soạn thảo và thi hành kế hoạch di tản Hải Quân V.N.C.H., tháng 04-1975.
Hải Quân Đại Tá Ngô Khắc Luân
Ông Ngô Khắc Luân sinh năm 1933; xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan hải hành rồi trở thành Hạm Phó YMS Belladone của Pháp.
- Hạm Trưởng HQ 12; LSIL 328; HQ 02; HQ 502.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Vũng Tàu – về sau được cải danh là Vùng III Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Khu Đà Nẵng – về sau được cải danh là Vùng I Duyên Hải.
- Trưởng phòng II kiêm phụ tá Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Phó Hiệu Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quan Nha Trang.
- Chỉ Huy Trưởng liên Giang Đoàn 25-26 Xung Phong.
- Trưởng phòng I Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tư Lệnh Vùng III Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Biệt phái sang Cao Miên với chức vụ Chỉ Huy Trưởng Task Force 210.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Hải Quân.
Tu nghiệp:
- Mine warfare school, South Carolina.
- Tham Mưu school Point Loma, San Diego, California.
- Instructor school, San Diego, California.
- English school Lackland, Texas.
- S. Postgraduate school Monterey, California.
- S. Naval War College Newport, Rhode Island.
Ân thưởng:
- Để Ngủ đẳng Bảo quốc Huân Chương.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh.
- 12 Anh Dũng Bội Tinh.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Legion of Merit do Tổng Thống Hoa Kỳ – Richard Milhous Nixon – ban thưởng.
Thành tích:
- Chỉ huy tất cả đơn vị tác chiến Hải Quân thuộc Vùng III Sông Ngòi tham dự các cuộc hành quân dài hạn trong chiến dịch Rừng Sát.
Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May
Ông Nguyễn Văn May sinh năm 1933; xuất thân khóa 5 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Trước khi được tuyển nhận vào khóa 5 sĩ quan Hải Quan Nha Trang, ông đã tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền.
- Đơn vị đã phục vụ:
- Hải Đoàn 21 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 23 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 25 Xung Phong.
- Hạm Trưởng HQ 328; HQ 116; HQ 11.
- Phó trưởng phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 26 – 32 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn I Tuần Thám – 212.1.
- Phụ Tá Tư Lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18.
- Tư Lệnh Phó Vùng III Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng V Duyên Hải.
Tu nghiệp:
- S. Naval Post Graduate School, California.
- Chỉ Huy Tham Mưu.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng.
- 03 Anh Dũng Bội Tinh: 02 ngôi sao vàng, 01 ngôi sao bạc.
- 01 Bronze Star của Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 18; thường xuyên phối hợp với Bộ Binh thuộc các tỉnh Kiên Giang, Kiến Phong, Mộc Hóa, v.v… để chống trả hoặc càn quét sự xâm nhập của Việt Cộng dọc biên giới Miên Việt.
- Hành quân Trần Hưng Đạo 18 cũng phối hợp với các đơn vị Hải Quân như chiến hạm, Giang Đoàn Tuần Thám, Giang Đoàn Ngăn Chận, Hải Đội Duyên Phòng, v.v…để bảo vệ an ninh thủy trình cho các đoàn thương thuyền từ Nam Vang đến Tân Châu hay ngược lại.
- Các chiến hạm biệt phái cũng như những đơn vị Hải Quân trực thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng V Duyên Hải phối hợp với Địa Phương Quân để săn lùng, tiêu diệt địch quân và yểm trợ các chiến hạm chở dầu tiếp tê cho Căn Cứ Hải Quân Năm Căn.
Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh
Ông Hồ Quang Minh sinh năm 1938; xuất thân khóa 8 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hải Đoàn 25 Xung Phong.
- Sĩ quan đệ Tam HQ 327.
- Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 26.
- Đại diện Hải Quân Vùng II Duyên Hải, tại Qui Nhơn.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 23 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 30 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 26 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn V Tuần Thám – Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.5
- Thực tập Hạm Trưởng, HQ 2.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn I Ngăn Chận.
- Chỉ Huy Trưởng đơn vị Đặc Nhiệm của Lực Lượng Tuần Thám
Tu nghiệp:
- Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp – Long Bình.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương với nhành Dương Liễu.
- 25 Anh Dũng Bội Tinh: 23 với nhành Dương Liễu, 02 với ngôi sao đồng.
- 03 Chiến Thương Bội Tinh.
- 03 Navy Commendation Medal with Combat V của Hoa Kỳ.
Thành tích:
- Tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương.
- Chỉ huy Duyên Đoàn 26 tấn công sào huyệt của Việt Cộng tại Vĩnh Hy.
- Chỉ huy Duyên Đoàn 26 bắt 2 ghe lớn của Trung Cộng chở nhiều vũ khí.
- Chỉ huy Giang Đoàn 30 & 24 Xung Phong phối hợp hành quân với nhiều đơn vị Hoa Kỳ và Việt Nam trong cuộc hành quân dài hạn Tam Giác Sắt
- Chỉ huy Giang Đoàn 26 Xung Phong hiệp cùng Sư Đoàn 21 Bộ Binh và các đơn vị bạn hành quân dài hạn và luân phiên chịu trách nhiệm an ninh cũng như yểm trợ các đồn dọc theo sông rạch thuộc U Minh Thượng, U Minh Hạ, sông Trèm Trẹm, sông Cái Lớn và vùng biên giới Miên Việt.
- Phối hợp hành quân để yểm trợ và chuyên chở người Việt từ Cao Miên về Việt Nam.
Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc
Ông Hà Văn Ngạc sinh năm 1935; xuất thân khóa 5 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Hạm Trưởng HQ 225; HQ 451; HQ 09.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 25 Xung Phong; Giang Đoàn 22 Xung Phong.
- Tham Mưu Trưởng Vùng IV Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội IV Duyên Phòng.
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội III Tuần Dương – Hải Đội Đặc Nhiệm Hoàng Sa.
- Phụ tá về Hải Quân cho Trung Tướng Phan Trọng Chinh – Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Liên Quân tại Long Bình.
Tu nghiệp:
- S. Navy Oceanographic Office.
- S. Naval Postgraduate School, California.
Ân thưởng:
- Certificate of Achievement Awarded for Outstanding United States-Vietnamese Naval Support for the 2nd Battalion, 3rd Infantry Brigade.
- Bằng Tưởng Lục cấp Quân Đoàn.
Thành tích:
- Tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ IV về Đồ Bản khu vực Á Châu và Viễn Đông tại Tehran, Iran.
- Với chức vụ Chỉ Huy Trưởng Hải Đội Đặc Nhiệm Hoàng Sa, trong trận hải chiến với Trung Cộng tại Hoàng Sa, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đã thi hành chỉ thị của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại để ra lệnh cho các chiến hạm của Hải Quân V.N.C.H. khai hỏa – trước khi chiến hạm của Trung Cộng tấn công.
- Tác giả của 03 phần tài liệu: Tìm Hiểu Về Quần Đảo Hoàng Sa, Những Diễn Biến Đưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa, Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử tại Hoàng Sa.
Hải Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn
Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1935; tốt nghiệp khóa 4 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Thuyền Trưởng HQ 537
- Hạm Trưởng HQ 330; HQ 03; HQ 04.
- Nhận lãnh từ Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 09
- Tham Mưu Phó Nhân Niên Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Vùng III Duyên Hải.
- Tư Lệnh Hạm Đội.
Tu nghiệp:
- S. Naval Postgraduate school, California.
- S. Naval War College.
Ân thưởng:
- Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 02 Anh Dũng Bội Tinh: 01 với nhành dương liễu, 01 với ngôi sao vàng.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân vào mật khu Ba Động, cửa sông Bà Lai; hành quân vào mật khu Lăng Cô, Bà Rịa.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Liên Quân, yểm trợ những đoàn tàu thuyền tiếp tế PnomPenh.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân Liên Quân Hoa Kỳ, Việt Nam và Cao Miên trong công tác yểm trợ các đoàn công voa tiếp tếNamVang.
Cựu Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thiện
Ông Nguyễn Văn Thiện sinh năm 1936. Ông đỗ thủ khoa khóa 7 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 400.
- Sĩ Quan Tùy Viên cho Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn.
- Sĩ quan đệ tứ rồi trở thành Hạm Phó HQ 07.
- Hạm Phó: HQ 226; HQ 401; HQ 114.
- Hạm Trưởng: HQ 602; HQ 05; HQ 1; HQ 5; B6 – Lực Lượng Hải Tuần.
- Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Vùng IV Duyên Hải.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 23 – 31 Xung Phong.
- Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 21 – 33 Xung Phong.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng III Sông Ngòi.
- Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II – Hải Đội Chuyển Vận.
- Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Hạm Đội.
- Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.4 kiêm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Phú Quốc.
Tu nghiệp:
- Khóa Anti Submarine warfare, Anti Air warfare, tại Hoa Kỳ
- Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp.
Ân thưởng:
- Đệ ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- 01 Hải Quân Huân Chương.
- 01 Hải Vụ Bội Tinh với ngôi sao Bắc Đẩu.
- 01 Chiến Thương Bội Tinh.
- 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Dân Vụ Bội Tinh, 01 Chiến Dịch Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Không Vụ Bội Tinh, 01 Quân Vụ Bội Tinh.
- 09 Anh Dũng Bội Tinh: 02 với nhành dương liễu, 02 ngôi sao vàng, 03 ngôi sao bạc, 02 ngôi sao đồng.
Thành tích:
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân hành quân hỗn hợp dài hạng với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân hành quân với Lực Lượng Thủy Bộ và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại U Minh Thượng, U Minh Hạ, sông Bồ Đề, Vị Thanh, Hỏa Lựu và sông Cái Lớn.
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tòng
Ông Nguyễn Văn Tòng sinh năm 1932; tốt nghiệp khóa 7 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Đơn vị đã phục vụ:
- Sĩ quan đệ tam HQ 225.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 26 Xung Phong.
- Hạm Phó rồi trở thành Hạm Trưởng HQ 331.
- Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 24 Xung Phong; Giang Đoàn 21 Xung Phong.
- Trưởng Ban hành quân Phòng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Trưởng Ban địa ốc và vận chuyển Phòng IV Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Trưởng Phòng II Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi.
- Phó Trưởng Phòng II Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 32 Xung Phong
- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn II Thủy Bộ; Liên Đoàn I Tuần Thám.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng III Sông Ngòi.
- Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô.
Tu nghiệp:
- Khóa Phân Phối về Tiếp Vận, Bộ Tổng Tham Mưu.
- Khóa Tham Mưu Đại Học Quân Sự Dalat.
- Khóa Tình Báo, Trường Cây Mai, Cholon.
- Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình.
- Khóa Tình Báo Cao Cấp thuộc Trường Tình Báo Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhật.
Ân thưởng:
- Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng.
- 06 Anh Dũng Bội Tinh: 01 với nhành dương liễu; 02 ngôi sao vàng; 01 ngôi sao bạc; 02 ngôi sao đồng.
Thành tích:
- Chỉ huy Giang Đoàn 26 Xung Phong tham dự hành quân cấp Sư Đoàn tại Kiến Phong để yểm trợ Tiểu Đoàn I Nhảy Dù.
- Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự chiến dịch Sóng Tình Thương; hành quân Trần Hưng Đạo, tại Neak Lương, Cao Miên.
Phần 4
LỜI CHÂN TÌNH của “THỦY THỦ KHÔNG SỐ QUÂN”
ĐIỆP MỸ LINH
Là một ngòi bút không chuyên nghiệp, nhưng tôi lại rất say mê viết về sự hào hùng, lòng dũng cảm cũng như những đau thương, những thống hận của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) trong cuộc chiến giữa chính thể V.N.C.H. và Cộng Sản Việt Nam, từ năm 1954 đến 1975.
Lý do tôi say mê viết về Lính không những vì Bố của các con tôi – Cố Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh – là Lính mà em tôi, em của Minh và bạn học của tôi thời thơ dại cũng đều là Lính.
Vì thích viết về Lính, cho nên, cách nay khá lâu, Hội Sử Học đã nhờ tôi viết Sơ Lượt Về Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H. và gần đây, Hội Sử Học lại nhờ tôi biên khảo về những quân nhân Hải Quân có nhiều công trạng trong cuộc chiến vừa qua, tôi nhận lời ngay.
Sau khi nhận lời giúp Hội Sử Học, tôi mới nhận ra được nhiều trở ngại mà tôi phải trực diện. Đó là – cũng như đa số di dân thế hệ thứ nhất – quân nhân Hải quân V.N.C.H. không còn trẻ nữa; nhiều vị tuổi khá cao, không nhớ được nhiều và nhiều vị không còn nữa!
Sau thời gian dài tra cứu tài liệu và nhờ sự giúp đở tận tình của Đại Gia Đình Hải Quân, phần tài liệu đã xong; nhưng tôi biết vẫn còn nhiều thiếu sót.
Trong phần tài liệu, cấp bậc được nêu cùng với tên của mỗi quân nhân là cấp bậc sau cùng của quân nhân đó; vì vậy, khi viết về những vị đã qua đời, tôi không dùng chữ “cố”, cũng như tôi không dùng chữ “cựu/nguyên” khi viết về các vị khác.
Tài liệu này được chia làm 3 phần:
1.- Các Vị Tư Lệnh Hải Quân, được sắp theo thời gian các vị đó đảm nhận chúc vụ.
2.- Các vị Phó Đề Đốc, được sắp theo mẫu tự tên của từng vị.
3.- Các vị sĩ quan cấp Tá, được sắp theo mẫu tự tên của từng vị.
Danh Sách Quân Nhân Hy Sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, 19-01-1974 do 2 sĩ quan Hải Quân – ông Trần Chấn Hải và ông Trần Kim Ngọc – cung cấp.
Hội Sử Học cũng yêu cầu tôi viết vài dòng về Điệp Mỹ Linh, nhưng tôi rất ngại ngùng; vì Điệp Mỹ Linh chỉ là “ngòi bút bất đắc dĩ”! Thật vậy, thời mới lớn, khi đàn Accordéon và hát trong Ban Ca Nhạc Bình Minh – do Ba tôi thành lập – để phụ trách phần văn nghệ cho đài phát thanh Nha Trang, tôi chỉ ước mơ được trở thàng nghệ sĩ trình diễn; nhưng Ba Má tôi không cho phép! Thấy tôi buồn, Ba tôi – bút hiệu Điệp Linh, cộng tác với báo Sóng Thần, Đuốc Thiêng và nhiều báo khác – khuyến khích và dạy tôi…cầm bút.
Sau khi lập gia đình, Minh không muốn tôi viết/đàn/hát; thế là tôi trở thành “Thủy Thủ không số quân”, được tháp tùng theo các đơn vị tác chiến do Minh chỉ huy.
Trong các cuộc hành quân hỗn hợp, thấy rõ sự can cường, sự hy sinh liều lĩnh của Người Lính V.N.C.H. lòng tôi dâng lên niềm thương cảm và tôi “lén” viết những bài tường thuật ngăn ngắn, gửi đến các báo với nhiều bút hiệu khác nhau – để Minh khỏi nhận ra tôi là tác giả!
Trước khi dừng bút, tôi xin trân trọng cảm ơn quý độc giả thích đọc bài/truyện của tôi; xin cảm ơn Hội Sử Học đã tin tưởng tôi; xin cảm ơn Đại Gia Đình Hải Quân lúc nào cũng yểm trợ ngòi bút của tôi; và tôi cũng xin chân thành biết ơn Ba tôi – người đã dạy tôi đàn/hát/viết văn.
Và tôi cũng xin gửi theo đây lời xin lỗi những vị nào/websites/tài liệu nào tôi đã trích dẫn mà quên ghi chú.
Trân trọng,
Điệp Mỹ Linh
http://www.diepmylinh.com/
Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân
Lê văn Thự (K.17/NT – Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải )
Lời mở đầu:
Tài liệu này đã được viết và phổ biến hạn chế đến một số bạn hữu tại Yukon, tiểu bang Oklahoma Hoa Kỳ vào năm 1997.
Trước khi gởi đến website để nhờ phổ biến, tôi đã xem lại và sửa đổi một vài chi tiết.
Tôi viết tài liệu này dựa trên những gì tôi còn nhớ khi đảm nhận chức vụ Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải trong thời gian xảy ra biến cố Hoàng Sa.
Ngày 19-1-1974 tôi đã có mặt thường trực tại Trung Tâm, vì vậy nên những câu trao đổi giữa Tổng Thống Thiệu và Đô Đốc Thoại tôi vẫn còn nhớ cũng như hình ảnh của vị Tư Lệnh Hải Quân gục đầu rơi nước mắt khi nghe tin HQ 10 bị chìm tôi không bao giờ quên.
Ngoài ra lời kể lại từ các chiến sĩ đào thoát trên HQ 10 khi trở về Đà Nẵng về cái chết của người bạn cùng khoá với tôi là cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí vẫn còn in sâu trong trí nhớ tôi.
***
Vào những ngày cuối năm Qúy Mão (tháng 1- 1974), tình hình chiến sự giữa ta và Việt Cộng hơi tạm lắng dịu ; ở nội địa như thế, nhưng ngoài quần đảo Hoàng Sa (HS) bọn Trung Cộng (TC) đã có hành động xâm lấn lãnh thổ của ta.
Ngày 15-1-1974 Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 của Hải Quân VNCH khởi hành ra HS. Chiến hạm chở theo phái đoàn Công Binh của Quân Đoàn I có nhiệm vụ khảo sát và nghiên cứu để xây một phi trường cho loại phi cơ vận tải cở nhỏ có thể đáp và cất cánh. Phi trường được dự trù xây trên đảo Hoàng Sa (Pattle) là đảo lớn nhất trong nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo HS. Trên đảo này hiện có một Trung đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam trấn giữ và có vài nhân viên điều hành đài khí tượng trực thuộc Nha Khí Tượng ở Sài Gòn.
Sau khi HQ 16 đưa toán Công Binh lên đảo thi hành nhiệm vụ, chiến hạm tuần tiểu chung quanh trong khi chờ đợi toán người này hoàn tất công tác sẽ đón họ trở lại tàu quay về Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian này , nhân viên đi phiên của HQ 16 đã phát hiện có 2 tàu TC nằm gần đảo Cam Tuyền (Robert).
Thoạt đầu, họ tưởng là tàu đánh cá của Đài Loan, nhưng khi tiến lại gần thấy rõ tàu mang cờ TC. HQ 16 đánh đèn và yêu cầu họ rời khỏi hải phận của VNCH, nhưng tàu TC vẫn không nhúc nhích. HQ 16 bèn dùng loa phóng thanh và xử dụng nhân viên gốc Trung Hoa biết nói tiếng Tàu để báo cho 2 tàu TC biết đây là lãnh thổ của VNCH , nhưng cũng không đạt được kết quả. Sau đó HQ 16 tiếp tục di chuyển về hướng Đông và quan sát thấy trên đảo Quang Hòa (Duncan) có đài quan sát và lính TC mặc quân phục đã chiếm đóng đảo không biết từ lúc nào.
Tất cả mọi việc xảy ra đã được HQ 16 báo cáo về TTHQ/HQ/VIDH và nơi đây đã lập tức báo cáo về Bộ Tư Lịnh Hải Quân (BTL/HQ). Ngay sau đó BTL/HQ ra lịnh Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 tăng phái cho VIDH để nhận chỉ thị lên đường ra HS và HQ 4 đến vùng hoạt động ngày 17-1.
Cũng trong ngày 17-1, Tư Lịnh Hải Quân VIDH chỉ thị HQ 10 và HQ 5 khởi hành công tác HS. Khi đi HQ 5 có chở theo HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc cùng toán Biệt Hải của Sở Phòng Vệ Duyên Hải và toán Người Nhái thuộc Liên Đoàn Người Nhái. Nhiệm vụ của HQ 5 và HQ 10 là để tăng cường cho HQ 4 và HQ 16.
Sáng ngày 18-1? (1), Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm BTL/VIDH. Tổng Thống Thiệu đã được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/VIDH thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa hiện có tàu và quân lính TC xuất hiện.
Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu rời BTL/VIDH để tiếp tục chương trình thăm viếng Vùng II Chiến Thuật.
áng ngày 19-1, thi hành lịnh hành quân của TL/VIDH, Đại Tá Ngạc chỉ thị cho toán Người nhái và toán Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa đang có quân TC chiếm đóng để yêu cầu bọn chúng rời khỏi đảo và xem phản ứng của chúng như thế nào. Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương. Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/HQ/VIDH hỏi :” Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi ?” TL/HQ/VIDH Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu :” Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương” liền theo đó Tổng Thống Thiệu hỏi : ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?” Câu hỏi ngắn gọn của Tổng Thống Thiệu đã đưa Đô Đốc Thoại đến quyết định khai hỏa.
Lúc 10 giờ sáng ngày 19-1-1974, TL/VIDH ra lịnh khai hỏa cho Đại Tá Ngạc, sau đó Đại Tá Ngạc phân phối nhiệm vụ các chiến hạm như sau : HQ 10 tác xạ lên đảo có quân TC (đảo Quang Hòa), HQ 4, 5 và 16 tác xạ vào các chiến hạm địch. Lịnh khai hỏa đã không được thi hành ngay lập tức vì Đại Tá Ngạc cứ xin thượng cấp xét lại chỉ thi với lý do là tàu của địch tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh trong khi tàu của ta tốc độ chậm, hỏa lực kém.
Xét tới xét lui, cuối cùng TL/VIDH dứt khoát là không cứu xét nữa và yêu cầu Đại Tá Ngạc phải ra lịnh khai hỏa.
10 giờ 25 phút, các chiến hạm ta đồng loạt khai hỏa. Ngay lập tức TTHQ/HQ/VIDH gọi qua TTHQ/Sư Đoàn I/KQ yêu cầu cho phi cơ F5A bay ra HS (đã được Chuẩn Tướng Khánh Tư Lịnh SĐI/KQ chấp thuận từ trước) nhưng đã được trả lời là phi cơ F5A không thể chiến đấu ở HS vì F5A chỉ đủ nhiên liệu bay ra và bay về, không đủ nhiên liệu bay quần trên không.
Vào lúc giữa trưa, Tư Lịnh Hải Quân Đề Đốc Trần Văn Chơn vào TTHQ, HQ 5 báo cáo về TTHQ kết quả sơ khởi HQ 10 bị bốc cháy và đang chìm, khoảng 70 thủy thủ đoàn của HQ 10 chết ngay lúc ban đầu trong đó có Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Thủy thủ đoàn còn lại đang đào thoát bằng 4 bè tập thể. Về phía địch có 1 tàu bốc cháy.
Nghe tin xấu về HQ 10, Đô Đốc Trần Văn Chơn quá xúc động , ông gục đầu vào máy KW 58 nước mắt chảy dài.
Cũng trong thời gian này, Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng gọi qua TTHQ khuyến cáo nên ra chỉ thị cho các chiến hạm của ta trở về Đà Nẵng kẻo phi cơ MIG 21 và MIG 23 của TC cất cánh từ đảo Hải Nam sẽ oanh tạc đánh chìm .
Được tin này TL/HQ ra lịnh HQ 4, HQ 5 và HQ 16 rời HS trở lại Đà Nẵng.
Tại trận chiến, chỉ còn lại HQ 10 đang từ từ chìm. Số thủy thủ đoàn xuống 4 bè đào thoát đang xuôi theo dòng nước, trong đó có Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Vì vết thương quá nặng và không được băng bó kỷ lưởng nên máu từ vết thương của HP chảy ra hoài và cá mập cứ theo bám sát phía sau bè. Có lẽ biết trước là sẽ không sống thêm được bao lâu nữa nên HP Nguyễn Thành Trí đã bảo các nhân viên trên bè :” hãy thả tôi xuống biển, nếu không cá mập cứ bám theo, các anh cũng sẽ chết hết.” Và ông đã hy sinh ngay trong đêm đầu tiên trên biển, các nhân viên đã đợi đến sáng để làm lễ thủy táng cho vị Hạm Phó của họ. (2)
Các bè vẫn tiếp tục trôi theo dòng nước, mặc dù các chiến hạm tuần tiểu ngoài khơi và phi cơ quan sát của Không quân cố gắng tìm kiếm , nhưng chẳng có kết quả.
Sau hơn 4 ngày trôi dạt trên biển Đông, các chiến sĩ HQ 10 đã được một thương thuyền Hòa Lan cứu vớt ngoài khơi Đà Nẵng và cũng vì hành động nhân đạo này vị Thuyền Trưởng và thủy thủ đoàn đã được chánh phủ VNCH trao tặng huy chương Nhân Dũng Bội Tinh.
Trận hải chiến đã mấy mươi năm trôi qua , quần đảo Hoàng Sa vẫn còn trong tay giặc phương Bắc, mặc dù lúc bấy giờ ta đã quyết tâm chiến đấu nhưng cũng không giữ được. Trong trận hải chiến, hải quân VNCH đã ở thế bất lợi vì địa thế xa hậu phương, các chiến hạm của ta do Hoa Kỳ viện trợ đã được xử dụng từ đệ nhị thế chiến nên tốc độ chậm. hỏa lực kém. Dù biết thế nhưng chúng ta cũng phải đánh để chiếm lại lãnh thổ đã bị TC cưỡng chiếm và để thi hành quân lịnh.
Trận hải chiến này đã nói lên vài điểm chính yếu dưới đây :
– Đã chứng tỏ cho thế giới thấy tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH nói chung và Hải Quân nói riêng không phải như một vài giới chức có tước quyền của người bạn đồng minh Hoa Kỳ thời bấy giờ cho là quân đội ta thế này thế nọ. Họ chỉ nhìn vào một số binh sĩ vô kỷ kuật, một nhóm Sĩ Quan mất tác phong, kém đạo đức và một vài vị Tướng lãnh bất tài, hèn nhát, tham nhũng mà vội kết luận xấu về QL/VNCH.
– Đã cho thấy là Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng đã vì lá cờ đỏ búa liềm mà vô lương tâm ký văn kiện nhượng đảo Hoàng Sa cho bọn Trung Cộng.
– Đã chứng tỏ cho tất cả chiến sĩ Hải Quân VNCH thấy được tình huynh đệ chi binh qua những giọt nước mắt của vị Tư Lịnh Hải Quân đã nhỏ xuống khi nghe tin Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 chìm.
– Đã cho thấy sự hy sinh cá nhân để cho đồng đội được sống còn ( Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bảo nhân viên thả mình xuống biển).
HQ Đại Úy Lê Văn Thự -Trung Tâm Trưởng TTHQ Vùng I Duyên Hải 1973-1975
(12-2008)
CHÚ THÍCH:
– (1) tôi không nhớ chính xác về ngày giờ Tổng Thống Thiệu đến VIDH
– (2) theo lời thuật lại từ các nhân viên HQ 10 sau khi họ được đưa về Đà Nẵng.
Chỉ Còn Là Kỷ Niệm – Diệp Mỹ Linh
Để tưởng nhớ Cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh cùng hai em Nguyễn Phiêu Linh, Hồ Quang Trung và kính tặng tất cả Cựu S.V.S.Q./T.B./T.Đ. khóa 6/68 và khóa 4/68
ĐIỆP MỸ LINH
Dù ngày xưa bạn cùng lớp đã “xầm xì” rằng “hắn” hoạt động cho Việt Cộng, tôi cũng không tin; vì – với trí óc non nớt của một nữ sinh trung học cùng với bản tính ngay thẳng, lương thiện – tôi nghĩ, nếu “hắn” thích Việt Cộng thì “hắn” ở lại ngoài Bắc chứ “hắn” theo gia đình di cư vào Nam để làm gì!
Mấy mươi năm sau tôi mới biết, sau khi đỗ Tú Tài II, “hắn” được sang Pháp du học và hiện nay “hắn” đang giữ một chức vụ quan trọng trong guồng máy đầy ác tính của Cộng Sản Việt-Nam.
Nhìn hình của “hắn” và đọc bảng tin báo trong nước viết về “hắn”, tôi ngồi bất động. Những thành tích nội tuyến và phản chiến của “hắn”, ngày xưa, và bằng cấp của “hắn”, hiện tại, không hiểu có chinh phục được ai hay không; nhưng đối với riêng tôi, tôi hoàn toàn không muốn bị nhận là người bạn xưa của “hắn” dưới mái trường Võ Tánh.
Đối với tôi, từ ngày mới lớn cho đến bây giờ, khi nghĩ về nam giới, hình ảnh tôi ngưỡng phục nhất là chàng trai trong quân phục; và hình ảnh tôi yêu thích nhất là chàng trai với cây đàn.
Nhìn hình của “hắn” một lúc, tự dưng nước mắt của tôi nhạt nhòa mà tôi không hiểu nguyên nhân. Một lúc sau, qua màn nước mắt, tôi không thấy hình của “hắn” nữa nhưng tôi lại tưởng như tôi thấy được những người bạn ngày xưa cùng học trường Võ Tánh như: Đặng Hữu Thân, “dân B1”; Ngô Đắc Phú, Lưu Khương Đức “dân B4”; Võ Ấm, “dân B3”; Nguyễn Đình Tân, “dân B2” v. v… Trong những hình ảnh vừa hào hùng, vừa thân thương vừa bi thảm của những thanh niên miền Nam đã gục ngã trong cuộc chiến do Cộng Sản Việt Nam chủ xướng, tôi nhận ra Chú của các con tôi: Thiếu Úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung, xuất thân khóa 4/68 sĩ quan trừ bị Thủ-Đức.
Trung cao dong dõng, đẹp trai, tính tình hiền hòa, nhã nhặn và có ngón đàn Tây Ban Cầm rất nhuyễn. Khi nào về phép Trung cũng ghé thăm tôi. Thỉnh thoảng Trung ôm Guitar, “từng tưng” vài đoản khúc bán cổ điển cho tôi nghe. Đôi khi nghe Trung đàn những bản tôi thích, tôi cũng “la là la” và gật gù theo tiếng đàn. Tình khúc Trung thích nhất là Mấy Dậm Sơn Khê của Nguyễn Văn Đông. Tôi thường “ngân nga” theo và tôi đổi chủ từ cũng như túc từ để thích hợp cho tình cảnh giữa chị em tôi: “Em đến thăm, áo em mùi thuốc súng ngoài mưa khuya lê thê … Em đến đây rồi em như bóng mây… Em hỡi em, đường xa vui đấu tranh, giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa!” Vừa “nghêu ngao” hát vừa nhìn bộ quân phục hoa rừng của Trung tự dưng tôi cảm thấy nao nao trong lòng một niềm ray rức!
Trước khi trở lại đơn vị, Trung cũng thường ghé nhà từ giã tôi. Không thể giấu sự lo âu khi Trung bảo đơn vị của Trung sẽ được điều động về Bình-Long, An-Lộc, tôi khuyên: “Chú cẩn thận”. Trung cười: “Em không can chi mô. Chị đừng có lo.” Nhìn dáng Trung xa dần, tôi chợt liên tưởng đến em tôi: Thiếu úy Pháo Binh Nguyễn Phiêu Linh, xuất thân khóa 6/68 Trường Bộ Binh Thủ-Đức, đang biệt phái cho mặt trận Đức-Lập. Tôi âm thầm cầu nguyện cho Trung và Linh.
Một sáng mùa Hạ năm 1972, chiếc Jeep dừng ngay trước nhà tôi rồi một quân nhân Biệt Động Quân đẩy cổng, bước vào, gõ cửa.
Tôi hơi mất bình tĩnh. Bà giúp việc mở cửa. Anh Biệt Động Quân bước vào. Tôi nhìn quân nhân này, run giọng: “Thiếu Úy Trung… làm sao rồi, anh?” Quân nhân này vẫn trầm tĩnh: “Thưa bà, Thiếu Úy Trung bị thương, đã được trực thăng đưa về bệnh viện dã chiến Vũng Tàu.” Tôi bớt xúc động ngay: “Dạ, cảm ơn anh. Tình trạng của chú Trung như thế nào ạ?” Anh đáp rất thật: “Tôi không rõ lắm; vì tôi không có mặt khi đơn vị của Thiếu Úy Trung đụng trận và tôi cũng chưa đến Bệnh Viện Dã Chiến Vũng Tàu.” Không kịp từ giã người đưa tin, tôi cảm ơn anh một lần nữa rồi vội lách người qua cửa để chạy vào báo tin cho Mạ (Mẹ) và Hà – vợ của Trung.
Mạ ngồi sững như pho tượng trong khi Hà khóc nức nở khiến hai đứa con của Trung cũng òa lên khóc. Vừa dỗ dành con Hà vừa khóc vừa lấy vài thứ cần dùng cho vào xách. Mạ ngạc nhiên: “Sửa soạn đi mô rứa?” Hà khóc lớn hơn: “Con đi thăm chồng con”. Mạ ngăn lại: “Biết cái chi mà đòi đi. Để nhờ chị Hai hắn ra coi tình trạng hắn ra răng rồi tính.” Quay sang tôi, Mạ bảo: “Chao ôi! Thiệt là khổ! Anh Minh của hắn không có ở nhà, chừ con coi giúp Mạ được chi thì con giúp, nghe. Con quen ai bên Biệt Động Quân thì con xin cho hắn về hậu cứ chứ hắn bị thương mà hắn trở ra mặt trận Mạ sợ quá, con ơi!”
Tại Bệnh Viện Dã Chiến, thấy mặt và tay chân của Trung vẫn nguyên vẹn, tôi thầm mừng. Tôi dặn Trung: “Chú chịu khó chờ. Mai tôi sẽ đưa các cháu đi Bến Lức thăm anh Minh. Tôi sẽ hỏi anh Minh xem anh Minh quen ai bên Biệt Động Quân…” Tôi chưa dứt câu, Trung đã nhìn tôi, nghiêm nét mặt: “Chị đưa các cháu đi thăm anh Hai thì chị đưa; còn anh Hai quen ai bên Biệt Động Quân để làm chi, chị Hai?” Lần đầu tiên từ ngày làm vợ của Minh tôi mới nghe Trung nói chuyện với tôi một cách cứng rắn và nghiêm nghị như vậy. Tôi không thể nói dối: “Ý Mạ muốn xin cho chú về hậu cứ.” Trung nhìn thẳng tôi: “Chị Hai! Em tình nguyện về Biệt Động Quân không phải với mục đích để làm việc tại văn phòng. Em có trách nhiệm, em có bổn phận, em có đơn vị của em”. Tôi lúng túng: “Chú giận tôi, phải không? Tôi xin lỗi.” Nét mặt của Trung dịu lại: “Đời mô em dám giận chị. Em chỉ hơi bực mình vì em đã không muốn cho Mạ, Hà và chị biết tin em bị thương; rứa mà đứa mô thày lay…” May quá, vì lúc sáng vội vàng, tôi không để ý tên người lính Biệt Động Quân đưa tin cho nên tôi không cảm thấy bị khó chịu vì không nói ra sự thật. Trung nhìn đồng hồ tay, tiếp: “Chiều rồi, chị nên đi về kẻo mấy cháu trông.”
Hôm sau, sau khi đưa các con đến Căn Cứ Hải Quân Bến Lức, tôi mới được sĩ quan trực cho biết Minh đi hành quân, chiều mới về. Như thường lệ, mỗi khi đến với đơn vị Hải Quân, tôi thích thay y phục dân sự bằng quân phục thủy thủ. Vừa mang đôi ba ta xong, tôi nghe tiếng gõ cửa. Mở cửa, tôi thấy chú tài xế của Minh. Chú ấy nói: “Cô cho em đưa mấy đứa nhỏ ra bãi đáp trực thăng đón Chỉ Huy Trưởng, nha, cô.” Tôi chưa biết đáp như thế nào thì nghe tiếng bốn đứa con của tôi – ngồi sẵn trên xe Jeep – reo lên: “Măng! Măng! Cho tụi con đi đón Ba, nhen, măng.” Tôi chỉ biết cười, vẫy tay rồi đóng cửa lại.
Chỉ một chốc sau, tôi nghe tiếng xe thắng “két” rồi cửa phòng mở toanh và con gái lớn của tôi hớt hãi chạy vào: “Măng! Măng! Trực thăng… rớt rồi!” Tôi hoảng hốt chạy vội ra cửa thì thấy chú tài xế đang ôm ba đứa con của tôi như thể trấn an. Và, tôi thấy, từ khắp mọi nẽo đường của Căn Cứ Hải Quân Bến Lức mọi người chạy ùa về hướng cầu tàu. Tôi chạy theo dòng người, bỏ mặc các con tôi.
Tiếng xe hồng thập tự từ ngoài cổng gác vọng vào. Mọi người rẻ sang hai bên, nhường lối. Xe cứu thương từ từ “de” lui về hướng bờ sông. Một chiếc ghe câu cặp bến. Vì đứng xa, tôi không thể thấy được những người trong lòng ghe. Mỗi khi chiếc băng ca khiêng một người – không phải là Minh – đi ngang, tôi cảm thấy như tôi sắp quỵ xuống; vì tôi ngại Minh đã chết hoặc mất tích trong dòng sông sâu. Trong khi tôi tưởng như sự chịu đựng trong tôi đã cạn kiệt thì bỗng dưng, từ bờ sông, một anh thủy thủ vừa vội vàng chạy về phía tôi vừa reo lên: “Cô ơi, cô! Em thấy Chỉ Huy Trưởng rồi! Em thấy Chỉ Huy Trưởng rồi!” Vài người quay nhìn tôi rồi dạt ra hai bên, tránh lối cho tôi. Tôi bước ra vừa khi chiếc băng-ca có Minh nằm bên trong được khiêng về hướng chiếc xe cứu thương. Tôi chạy theo, thấy máu nhuộm ướt mặt Minh. Khi xe cứu thương rồ máy, tôi tự động leo vào. Nhìn lui, tôi thấy chú tài xế của Minh chở các con tôi chạy theo.
Trên chuyến trực thăng tải thương từ Bệnh Viện Long An về Bệnh Viện Cộng Hòa, tôi tự hỏi không hiểu trái tim của Mạ còn đủ chỗ để chấp nhận thêm tin Minh bị thương hay không!
Sau khi y tá đưa Minh vào phòng Điện Tuyến, tôi thấy một bác sĩ đi về phía tôi. Tôi vui khi nhận ra đó là Bác Sĩ Vĩnh. Sau vài câu thăm hỏi về gia đình, Vĩnh hỏi tôi nguyên do nào Minh bị thương nặng như vậy. Tôi thầm ngạc nhiên vì Vĩnh tỏ ra bặc thiệp và nói nhiều hơn xưa. Tôi bảo Minh bị rớt trực thăng. Vĩnh tròn mắt: “Hải Quân mà lại bị rớt trực thăng?” Tôi cười như mếu: “Dạ, anh ấy đi thanh tra những điểm đỗ quân.” Vĩnh lại hỏi: “Minh làm gì mà đi thanh tra?” Tôi đáp: “Dạ, anh ấy là chỉ huy trưởng Liên Đoàn I Ngăn Chận kiêm chỉ huy trưởng một đơn vị Đặc Nhiệm của Lực Lượng Tuần Thám.” Vĩnh cười tinh nghịch: “Bỏ đàn bỏ hát để nghiên cứu về Hải Quân hay sao mà biết nhiều quá vậy?” Tôi cười gượng, chưa kịp đáp thì thấy chú tài xế của Minh vừa đưa các con của tôi từ Bến Lức về tới. Tôi cáo từ Vĩnh để ra xe với các con tôi.
Tôi nhờ chú tài đưa các con tôi về nhà, nhờ bà giúp việc lo cho các cháu. Trước khi xe nổ máy, tôi chợt nhớ, vội dặn chú tài đừng cho Mạ biết tin Minh bị thương, ngại Mạ lo. Xoay sang các con, tôi cũng dặn như vậy. Các cháu ngạc nhiên: “Măng biểu tụi con không được nói láo mà!” Hơi lúng túng một lúc tôi mới tìm ra giải pháp: “Thôi, được rồi. Mấy con không được vô nhà bà Nội. Khi nào bà Nội hoặc các cô chú hoặc thiếm Trung ghé nhà mình thì mấy con phải chạy ngay lên lầu, không được gặp bà Nội, thiếm Trung hoặc các cô chú. Chịu chưa?” Nét mặt của các con tôi tiu nghỉu, buồn xo.
Suốt thời gian dài thăm nuôi Minh, tôi vẫn chưa cho Minh biết tin Trung bị thương. Và tôi cũng không có thời gian để ra Vũng Tàu thăm Trung.
Một hôm, đang sửa soạn các thứ cần dùng để đem lên Bệnh Viện Cộng Hòa cho Minh, tôi thấy Trung bước vào nhà. Tôi ngạc nhiên. Trung bảo bác sĩ cho Trung xuất viện và Trung từ chối mấy ngày phép dưỡng thương; vì đơn vị của Trung bị “tụi hắn quần thảo liên miên!” Nhận ra nét ái ngại của tôi, Trung – trong quân phục Biệt Động Quân, giày trận, mũ nâu – đứng thẳng, cụp hai chân trong thế nghiêm rồi ưỡng ngực, bảo: “Em ‘ngon lành’ như ri mà chị lo cái chi?” Tôi cười rồi cho Trung biết Minh bị thương. Trung ngồi lặng yên, nhíu mày suy nghĩ rất lâu rồi bảo: “Chị Hai! Em chỉ đủ thì giờ ghé thăm Mạ, thăm chị và vợ con em rồi em phải trở ra đơn vị ngay. Em không thể ghé thăm anh Hai.” Nói xong Trung vội vàng từ giã tôi.
Tiễn Trung ra cổng, nhìn chiếc mũ nâu của Trung chập chờn, khi ẩn khi hiện trong dòng người, tôi cảm nhận được niềm hãnh diện hòa lẫn với nỗi lo âu trong lòng tôi!
Niềm lo âu trong tôi về sự trở lại chiến trường Bình Long của Trung cũng không khác mấy so với sự ái ngại của tôi khi biết Minh – sau khi xuất viện và nghỉ bảy ngày phép dưỡng thương – được lệnh phục vụ trên Tuần Dương Hạm Trần Quang Khải, HQ 2, để thực tập làm hạm trưởng; vì tôi hiểu Minh chịu sóng không được!
Trong thời gian âu lo cho Trung và Minh, tôi quên bẳng Nguyễn Phiêu Linh. Như để nhắc nhở sự vô tình của tôi, một nhân viên truyền tin từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân đến nhà, đưa tin: “Thưa bà! Ông Nguyễn Văn Ngữ, trưởng Ty Nội An thị xã Cam Ranh, nhờ Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh chuyển tin đến bà là Thiếu Úy Nguyễn Phiêu Linh đã mất tích ở mặt trận Đức Lập!” Tôi há hóc mồm, nhìn sững người đưa tin, không thốt được một lời!
Sau một thoáng khủng hoảng tinh thần, tôi quỳ xuống, nhìn lên bàn thờ Phật niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi cứ thành tâm cầu nguyện Phật Bà mỗi ngày, mỗi đêm. Như một sự linh nghiệm từ Phật Bà, khoảng một tuần sau, tôi nhận được điện tín của Ba tôi: “Linh bị Việt Cộng bắt. Linh đã vượt thoát về trình diện đơn vị.” Tôi lại quỳ xuống, nhìn lên bàn thờ Phật, âm thầm tạ ơn Phật Bà.
Thời gian này – mùa Hè năm 1972 – Vùng I, Vùng II và Vùng III Chiến Thuật chìm ngập trong khói lửa, vì những trận tấn công quy mô và ác liệt của Việt Cộng. Chỉ có Vùng IV tương đối bình yên.
Theo dõi tin tức qua báo chí, radio và TV, tôi rất lo âu cho Trung và Linh. Vì đơn vị của Linh thuộc Vùng III chiến thuật; đơn vị của Trung lại gần vị trí của Tướng Tử Thủ Lê Văn Hưng. Theo dõi tin tức, biết Bình Long – An Lộc mỗi ngày phải “nhận” không biết bao nhiêu ngàn quả đại pháo của Việt Cộng, tôi xốn xang và âu lo cho người em chồng mà tôi thương như em ruột của tôi!
Rồi một sáng sớm, chiếc Jeep dừng trước nhà, một quân nhân mặc quân phục Biệt Động Quân bước vào. Như linh cảm được điều gì đó, tôi run quá, đứng xa xa để bà giúp việc mở cửa. Anh Biệt Động Quân nhìn tôi: “Thưa, bà có phải là bà Minh không ạ?” Nhìn nét mặt nghiêm và đôi mắt của anh Biệt Động Quân như ẩn chứa điều gì rất khó tả, tôi cảm biết rằng tôi không thể đứng vững được cho nên tôi dựa vào tường, vừa bước dần về ghế xa-lông vừa nhìn anh Biệt Động Quân vừa gật đầu. Như nhận biết sự xúc động tột cùng của tôi, anh Biệt Động Quân đến bên tôi: “Bà bình tĩnh. Bà ngồi vào xa lông đi”. Vừa ngồi vào xa lông vừa nhìn anh Biệt Động Quân, môi tôi run và trệ xuống như sắp khóc, tôi hỏi từng tiếng: “Thiếu Úy Trung tử trận rồi, phải không?” Anh Biệt Động Quân đứng im, cúi mặt…
Tiếng xe Jeep rồ máy khiến tôi choàng tĩnh. Tôi hiểu rằng tôi phải bình tĩnh, phải dồn tối đa nghị lực để giúp Mạ và Hà vượt qua cơn đau này! Tôi biết, nếu, ngay giờ phút này, tôi vào cho Mạ và Hà hay tin Trung tử trận thì không thể nào tôi đủ sáng suốt để làm bất cứ điều gì cho Trung khi quang tài của Trung được đưa về! Tôi quyết định sẽ tin cho Mạ và Hà biết sau khi tôi lo xong vài việc quan trọng cho Trung.
Tôi sang Bộ Tư Lệnh Hải Quân, nhờ Trung Tâm Truyền Tin thông báo cho HQ 2: “Em ruột của Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh là Thiếu Úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung đã tử trận tại Bìn- Long”. Sau đó tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm xin nghi thức tụng niệm và nơi quàng quang tài của Trung. Và tôi ghé nhà người anh của cố Thiếu Úy Võ Ấm. Anh này là chánh văn phòng của một nhân vật đầy uy quyền. Tôi nhờ anh xin cho Trung một phần mộ trong nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.
Trên những đoạn đường lo việc hậu sự cho Trung, trong tâm tôi đã sắp sẵn một bài viết về Trung.
Nếu trên đời, trong địa hạt văn chương, có điều gì tôi hối tiếc nhất, thì đó là bài tôi viết cho Hồ Quang Trung, đăng trên báo Tia Sáng, mà nay tôi chỉ nhớ được câu cuối cùng: “Từ nay, chị sẽ tìm hình bóng em qua nhân dáng oai hùng của Người Lính Mũ Nâu!”…
… Đang chìm đắm trong dòng hồi tưởng buồn thảm, chợt điện thoại reng, đưa tôi trở về hiện tại. Tôi “Allo”. Từ đầu giây bên kia, giọng nam, nói tiếng Anh:
– Chúc mừng ngày của Mẹ.
Tôi cũng đáp bằng tiếng Anh
– Cảm ơn. Xin lỗi, ai đây?
– Tôi là người bị bà dọa gọi cảnh sát bắt đây.
Tôi giật mình, nhớ lại cách nay vài hôm, trong buổi chiều đi bộ tập thể dục, điện thoại cầm tay của tôi reng hoài mà khi mở ra, “allo”, thì không ai trả lời. Nghĩ rằng có người phá cho nên tôi bực mình, nói tiếng Anh: “Làm ơn đừng gọi số này nữa. Nếu gọi một lần nữa, tôi sẽ lấy số điện thoại của bạn rồi tôi sẽ thưa cảnh sát.” Tôi đáp:
-Vâng, tôi có nói như vậy; vì tôi không biết ông là ai mà cứ gọi phá tôi nhiều lần.
Đầu giây bên kia phát âm tiếng Việt:
-Tại điện thoại của tôi bị trục trặc chứ ai phá …bà làm chi.
Tiếng “bà” và giọng Huế khiến tôi nhận ra đây là Toàn, tác giả nhiều tác phẩm tình cảm xã hội và nhiều thước phim chiến trường. Toàn cũng là bạn thân của Minh từ xưa. Ngày xưa Toàn dạy tại trường Cường Để, sang Mỹ Toàn học lại và tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa. Tôi cười:
-Dạ thưa Thầy.
-Sao? Thằng bạn già của tôi sao rồi?
– Dạ, ổng dạo này sướng lắm Thầy ơi! Người ta “sáng vác ô đi, tối vác về”; còn ổng thì sáng xách xe đi, tối xách xe về.
– Còn bà, đang làm gì đó?
– Dạ, em đang đọc tin tức về Việt Nam.
– Bà có gì lạ không?
– Dạ, em sắp đi Cali. Còn Thầy đang ở đâu?
– Tôi đang ở D.C. thăm con và lo vài chuyện, 3 tuần nữa mới về Cali. Bà đi Cali. có việc gì?
– Dạ, em tham dự Hội Ngộ của khóa 6/68 sĩ quan Thủ Đức.
– Bà có liên hệ gì với Trường Bộ Binh Thủ Đức?
– Dạ, Nguyễn Phiêu Linh, em của em, bị động viên vào khóa 6/68. Thầy nhớ Linh không, thưa Thầy?
– Nhớ chứ sao không. Cái thằng ốm ốm, “ông Già bà Già” bắt nó theo canh chừng bà hoài đó chứ gì.
– Dạ. Linh không còn nữa!
– Biết rồi. Chừng nào bà đi? Cho biết ngày, tôi sẽ bay về Cali đón bà.
– Dạ, cảm ơn Thầy nhưng gia đình khóa 6/68 lo cho em rồi.
Toàn nghiêm giọng:
– Ngày xưa bà theo Hải Quân, bà … bỏ tôi. Bây giờ bà theo Bộ Binh, bà bỏ tôi!
– Chết! Chết! Thầy ơi! Em đâu có là gì của Thầy mà Thầy bảo em bỏ Thầy?
– Giận quá! Tức quá thì nói rứa đó! Tội nghiệp cho Cô Lượng của tôi! Cô cứ bảo “Toàn gửi gạo vô cô nuôi Thanh Điệp cho”. Chao ôi! Cô nuôi cách chi mà sẩy mất tiêu!
Tôi tìm cách chuyển đề tài:
– Thôi, Thầy ơi! Đừng trách em nữa. Thầy đàn và hát cho em nghe đi, Thầy.
– Yêu cầu tôi đàn hát thì tôi đàn hát cho mà nghe; hứa là không báo cảnh sát bắt tôi, nghe chưa?
Tôi cười. Tiếng Piano tạo nên dòng Tango rộn ràng, vui tươi. Tôi nhận ra Toàn đang đàn Tiếng Đàn Tôi của Phạm Duy. Dạo hết phân đoạn đầu, Toàn bắt vào: “Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước mắt… Vì cuộc tình đã chết một đêm nao… Mênh mông lả lơi, lạnh lùng em đã rời tôi…Khoan, khoan hò ơi! Lệ sầu rụng xuống đàn tôi!” Không hiểu Toàn vô tình hay cố ý khi hát bài này, nhưng lời ca làm tôi cảm thấy buồn buồn.
Toàn chuyển qua một tình khúc êm dịu: “Memories, pressed between the pages of my mind. Memories, sweetened thru the ages just like wine…”(1)
Theo dòng nhạc và tiếng hát ngọt ngào của Toàn, hình ảnh của Linh chờn vờn trong tầm mắt tôi. Tôi nhớ những buổi sáng mờ sương, Linh và tôi đi bộ từ đường Phan Đình Phùng băng qua vườn rau cải để đến trường Domain de Marie, trên đường Hai Bà Trưng, Dalat. Tôi không quên được những “trận đụng độ” giữa các hội tuyển nổi tiếng, Ba tôi – bút hiệu Điệp Linh – thường cho tôi và Linh đi theo xem đá banh. Những lần đó tôi thấy Ba tôi phỏng vấn các cầu thủ danh tiếng, nhất là thủ môn Rạng, để viết tường thuật cho báo Đuốc Thiêng. Nhờ được xem đá banh tôi mới biết chút ít về nghệ thuật và quy luật đá banh. Nhờ vậy, vào những dịp đội banh trường Võ Tánh đấu với đội banh trường khác, tôi thấy Linh có những cú “sút” rất “thần kỳ”, chàng giữ “gôn” đỡ không nỗi! Một “vai trò” mà Linh rất ghét, là – theo “lệnh” của Ba Má tôi – Linh phải giả vờ đi ra đi vô phòng khách thường xuyên mỗi khi có chàng nào đến nhà thăm tôi để “nghe ngóng” xem chàng nào có lời lẽ hoặc thái độ không đứng đắng đối với tôi thì mách cho Ba Má tôi. Có lẽ Linh ít hợp với Toàn; vì lúc Toàn quen với tôi tại nhà thầy Lượng thì tôi chỉ mới học đệ Lục hoặc đầu năm đệ Ngũ và Linh học sau tôi cho nên biết Toàn là giáo sư, Linh ngại. Linh gọi Toàn bằng Thầy; tôi cũng gọi Toàn bằng Thầy. Dạo đó, vì tôi còn là trẻ con cho nên Cô của Toàn, vợ thầy Lượng dạy Pháp văn và cũng là Mẹ của bạn tôi, cứ đùa: “Toàn gửi gạo vô cô nuôi Thanh Điệp cho.” Linh và Minh rất hợp vì cả hai đều mê đá banh và đều có cú “sút” “ngàn cân”. Linh nói với Ba Má tôi nhận xét của Linh về sinh viên quân y Vĩnh: “Khi nào anh Vĩnh tới, Ba Má khỏi cần bắt con ‘do thám’; vì anh Vĩnh chỉ ngồi nhìn chị Hai rồi cười chứ anh Vĩnh có nói tiếng nào đâu!” Khi thụ huấn tại quân trường Th -Đức, Linh và Trung trở thành đôi bạn thân.
Vừa nhớ đến đây, tôi chợt nhận ra Toàn đã hát trở lại phân đoạn đầu. Đến phân đoạn thứ hai, lời ca làm tôi xúc động, bùi ngùi: “…Quiet thought come floating down and settle softly to the ground like golden autumn leaves around my feet. I touched them and they burst apart with sweet memories…” Tiếng hát của Toàn vẫn thiết tha, trầm ấm nhưng suối nguồn thương nhớ Linh và Trung cứ cuồn cuộn dâng cao trong lòng tôi.
Nhìn bầu trời trong xanh của một sáng mùa Hạ, tôi tưởng như tôi thấy lại Linh và Trung – trong quân phục sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ-Đức – vào những cuối tuần xa xưa, khi Linh và Trung từ Quân Trường Thủ Đức về Sài Gòn thăm tôi. Rồi, từ niềm nhớ thương chất ngất trong hồn, tôi tưởng như tôi không còn nghe tiếng đàn và giọng hát của Toàn nữa nhưng tôi lại nghe được tiếng Guitar của Trung trong ca khúc mà khi xưa Trung rất thích. Khi tiếng Guitar của Trung đến đoạn gần cuối của ca khúc Mấy Dậm Sơn Khê, tôi vừa “ngân nga” nho nhỏ: “… Em hỡi em! Đường xa vui đấu tranh giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa!…” vừa cảm nhận hai hàng nước mắt từ từ lăn dài trên khuôn mặt hằn nhiều nếp nhăn của tôi!
(1) Elvis Presley lyrics
ĐIỆP-MỸ-LINH
http://www.diepmylinh.com
Nhà văn Điệp Mỹ Linh – 55 Năm Cầm Bút – Mũ Nâu 11
HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Chương Trình Tác Giả &Tác Phẩm
ĐIỆP MỸ LINH
55 Năm Cầm Bút
Thưa quý vị thính giả,
Điệp Mỹ Linh là một tên tuổi không xa lạ gì với những người còn chút quan tâm đến nền văn chương chữ nghĩa trên bước đường lưu vong.
Bà viết rất nhiều thể loại, từ truyện ngắn, truyện dài, phê bình văn học, đến tài liệu lịch sử về người lính năm xưa.
Đặc biệt, bà dành rất nhiều tâm huyết cho những tác phẩm về quân chủng Hải Quân Q.L.V.N.C.H. Bởi lẽ đơn giản, bà là phu nhân của Cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, xuất thân khóa 8 sĩ quan H.Q. Nha Trang.
Bây giờ chúng ta hãy cùng dành ít phút trò chuyện cùng người phụ nữ đa tài và cũng đầy tâm huyết này nhé:
Thưa chị! Trước hết thay mặt cho thính giả của H.T.T.T.V.N.H.N. nói chung và Chương Trình Tác Gỉa & Tác Phẩm nói riêng, chúng tôi xin được hân hoan chào mừng nhà văn Điệp Mỹ Linh và cũng chân thành cám ơn chị đã dành thì giờ quý báu để đến với chương trình hôm nay.
Kính chào anh Huy Tâm cùng toàn thể quý thính giả đang theo dõi Chương Trình Tác Giả &Tác Phẩm trên Hệ Thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại. Điệp Mỹ Linh cũng xin được kính lời cám ơn Ban Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thông Hải Ngoại đã tạo cơ hội cho Điệp Mỹ Linh được giàn trải tâm tư của Điệp Mỹ Linh với quý thính giả qua làn sóng của đài Việt Nam Hải Ngoại.
“Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” chúng tôi đã có dịp thưởng lãm tác phẩm của chị từ khá lâu. Mãi đến hôm nay mới có cơ duyên trao đổi cùng chị trên làn sóng của đài Việt Nam Hải Ngoại, thật là một vinh dự lớn lao. Bây giờ xin chị tóm lược một chút về thân thế, để thính giả có thể làm quen với một nguời cầm bút đã có nhiều tác phẩm được ưa chuộng.
Thưa anh, tên thật của tôi là Nguyễn Thị Thanh Ðiệp, sinh quán tại Dalat, học trường Domain de Marie; trường nằm cạnh đường Hai Bà Trưng và cách chùa Tuệ Quang không xa lắm. Năm tôi hơn mười tuổi gia đình dời về quê Nội, Nha Trang; tại đây tôi theo học trường trung học Võ Tánh; đệ nhị cấp tôi theo ban B (ban toán). Thời gian này tôi đàn Accordéon và hát cho Ðài Phát Thanh Nha Trang, trong ban ca nhạc Bình Minh, do Ba tôi – cụ Ðiệp Linh Nguyễn Văn Ngữ – làm trưởng ban. Sau đó tôi theo học Luật tại đại học Luật khoa Saigon. Hiện nay tôi định cư tại thành phố Houston, TX.
Thưa chị! Qua phần tiểu sử, chúng tôi được biết, chị bắt đầu cầm bút từ năm 1961. Tính đến nay là hơn nửa thế kỷ làm bạn với chữ nghĩa. Thế đã có một thống kê chính xác nào về số lượng tác phẩm chị ra mắt độc giả chưa ạ?
Kính thưa quý thính giả, kính thưa anh, những bài đã viết trước 1975, không thể nào tôi nhớ được. Từ khi Ba tôi bắt đầu dạy cho tôi viết, năm 1961, quan niệm của tôi cũng giống như quan niệm của Ba tôi: Viết để giải tỏa những suy tư, những cảm nhận của mình chứ không viết với mục đích để trở thành nhà văn.
Nhưng, đầu thập niên 80, nhà thơ Huy Lực Bùi Tiến Khôi – hiện tại cũng cư ngụ tại Houston – khuyên tôi nên gom những bài viết để in thành sách. Tôi đáp rất thật lòng: “Thưa anh, em chỉ viết chơi thôi mà!” Nhưng lúc nào gặp tôi, anh Huy Lực cũng nhắc nhở và khuyến khích tôi. Nhờ sự khuyến khích của một ngòi bút đàn anh, tôi ấn hành tác phẩm đầu tiên: Một Đoạn Đường. Tôi rất biết ơn nhà thơ Huy Lực Bùi Tiến Khôi.
Sau Một Ðoạn Ðường là Bước Chân Non, Sau Cuộc Chiến, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi, 1975, Cuồng Lưu, Tưởng Như Trở Về, Ðưa Tiễn, Tìm Vết Chân Xưa và Trăng Lạnh. Muốn biết thêm chi tiết, kính mời quý thính giả vào trang nhà www.diepmylinh.com để đọc những tác phẩm của Điệp Mỹ Linh.
Và trong tương lai gần, chị có dự định sẽ in thêm các tác phẩm nào nữa chăng, thưa chị?
Thưa anh, tôi đang dò lại chính tả để ấn hành tác phẩm thứ 10, mang tựa đề Chỉ Còn Là Kỷ Niệm.
Chị có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong suốt thời gian cầm bút để kể cho thính giả cùng nghe không ạ!
Thưa anh, kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của tôi là năm 1972, chú em của ông nhà tôi – thiếu úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung – tử trận tại Bình Long, được quàng tại chùa Vĩnh Nghiêm, gần cầu Công Lý. Chú ấy rất hiền nhưng lại là một sĩ quan trẻ đầy dũng cảm, đã từ Quân Báo xin chuyển sang Biệt Ðộng Quân. Trước cái chết mang tính chất hào hùng của chú, tôi xúc động mãnh liệt. Tôi viết một bài ngắn, ký tên thật, Thanh Ðiệp, đăng trên Tia Sáng hay Tin Sáng tôi không nhớ rõ. Vô tình bài báo ấy đến tay vợ chú mà tôi hoàn toàn không biết. (Tôi quên thưa với anh là tôi chỉ viết lén, vì ông nhà tôi không thích tôi cầm bút, do đó tôi mới lấy nhiều bút hiệu khác nhau). Vợ chú đọc xong, buồn quá, cầm bài báo, lén mọi người, chạy ra cầu Công Lý với ý định trầm mình chết theo chú. Gia đình hay được, vội chạy đến khuyên ngăn. Vợ chú ấy không nói một lời, chỉ khư khư cầm bài báo và lặng lẽ khóc. Sau khi gỡ được bài báo từ tay vợ chú, đọc xong – vì thấy tên thật của tôi – gia đình “dũa” tôi một trận nặng nề! Gia đình bảo vì bài báo của tôi mà suýt nữa gia đình mất thêm một người thân!
Kỷ niệm vui là năm 1976, tôi viết cho tờ Âu Cơ của nhóm sinh viên bên Tây Ðức, ký tên con gái tôi – Xuân Nguyệt. Sau đó nhiều anh sinh viên viết thư làm quen với Xuân Nguyệt mà lúc đó Xuân Nguyệt còn bé xíu.
Thưa chị! Năm mươi lăm năm là thời gian đủ dài cho một thế hệ trưởng thành. Và cũng đủ cho lớp bụi thời gian phủ mờ trên ký ức đau buồn, hay những kỷ niệm đẹp của một thời thanh xuân đã qua. Thế nhưng với chị, thời gian dường như bất lực. Bởi hình tượng người lính hào hùng của một quân lực đã bị bức tử năm xưa vẫn sừng sững trong các tác phẩm của chị! Hiện tượng này nói lên điều gì, thưa chị?
Thưa anh, ngày xưa tôi học ban B, trong lớp chỉ có 2 đứa con gái là Đỗ Thị Nghiên và Thanh Điệp; số nam sinh các lớp B tuần tự vào Lính. Nghĩa là từ tuổi mới lớn tôi đã có nhiều bạn hữu đi Lính. Khi lập gia đình, tôi cũng “chọn” một người Lính; rồi em tôi, em chồng tôi cũng vào Lính. Đó là lý do tôi dành rất nhiều thiện cảm cho mấy ông Lính.
Mối thiện cảm này trở nên sâu đậm hơn, lênh láng hơn và tha thiết hơn kể từ khi tôi tháp tùng nhiều cuộc hành quân hỗn hợp – do Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh chỉ huy. Chính tôi thấy tận mắt sự chiến đấu can cường, liều lĩnh đến độ phi thường của người Lính V.N.C.H. Ngoài tinh thần bất khuất và quả cảm, người Lính V.N.C.H. còn mang trái tim chĩu nặng tình người. Chính tôi đã thấy một ông Lính vai mang ba lô, tay phải cầm súng, tay trái ôm em bé bê bết máu, chân lội bì bỏm từ rừng dừa nước chạy ra, hướng về đoàn chiến đỉnh, trao đứa bé, cho biết là cả gia đình đứa bé bị Việt Cộng giết hết; vì Bố của đứa bé là xã Trưởng! Năm Mậu Thân đơn vị của ông nhà tôi chịu trách nhiệm an ninh vùng Bình Điền, Chợ Lớn, chính tôi thấy Việt Cộng bắt trẻ em và phụ nữ đi trước để Lính VNCH không dám bắn còn Việt Cộng khom khom phía sau. Khi đến gần đồn hoặc chiến đỉnh, Việt Cộng vẫn núp sau lưng đàn bà và trẻ em để bắn vào đồn hoặc chiến đỉnh. Trong bài phỏng vấn đăng trong cuốn tài liệu Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975, Trung Tướng Vĩnh Lộc – Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Q.L./V.N.C.H. – đã nói: “Người Lính V.N.C.H. chiến đấu mà không man rợ!”
Thưa chị! Danh tướng Douglas MacArthur có câu nói để đời: “Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhòa đi thôi!”
41 năm đã trôi qua, kể từ khi vận nước điêu linh, dân tộc rơi vào cảnh lầm than tăm tối. Và chúng ta trở thành những kẻ lưu vong trôi dạt khắp bốn phương trời. Không thiếu những kẻ đã quên đi nỗi tủi nhục ấy, nhưng với riêng chị, qua ngòi bút vẫn nói lên nỗi trăn trở khôn nguôi. Nhất là cái tình cảm chị dành cho các chiến sĩ năm xưa thật vô cùng nồng ấm. Và hình bóng những người lính ấy hình như chẳng bao giờ nhòa đi trong trái tim chị. Bằng tâm tình của một người đã từng cầm súng, chúng tôi xin nghiêng mình trước mỹ ý của chị. Chính chị, phần nào đã góp sức để trả lại vị trí xứng đáng cho người lính V.N.C.H.
Xin cảm ơn anh Huy Tâm. Nhưng tôi không dám nhận lời cảm ơn của anh; bởi vì, tôi nghĩ, nếu không có sự hy sinh vô bờ của người Lính V.N.C.H. thì làm thế nào thế hệ của tôi được sống và lớn lên trong một xã hội an bình, có nền tảng giáo dục và đạo đức cao như vậy? Tôi chịu ơn người Lính V.N.C.H. Do đó, lúc nào tôi cũng muốn dùng ngòi bút để gửi đến độc giả những nét đẹp, nét hào hùng của người Lính V.N.C.H.
Tôi thoáng đọc đâu đó câu : “Hãy trả lại danh dự cho người Lính và Quân Lực V.N.C.H.” Tôi ngạc nhiên: Danh dự của người Lính và Quân Lực V.N.C.H. ai có thể cướp đi được mà đòi trả lại! Người Lính V.N.C.H. đã chu toàn trách nhiệm và bổn phận trước lịch sử. Ai hoài nghi thì mời xem lại hồ sơ những trận đánh “để đời” của người Lính V.N.C.H. trong các trận chiến đẩm máu tại An Lộc, Bình Long, Hạ Lào, Cổ Thành Quảng Trị, Pleime, Đồng Xoài, Vũng Rô, v.v…Với kỹ thuật tác chiến thần tốc của Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Binh, v.v…Người Lính và Quân Lực V.N.C.H. chưa bao giờ thua Cộng Sản Bắc Việt tại chiến trường mà chính quyền miền Nam đã thua tại bàn hội nghị – vì sự tráo trở, gian manh, lật lộng của Cộng Sản Việt Nam!
Tháng Ba 1975, lệnh rút quân khỏi Cao Nguyên, rồi lệnh rút quân khỏi Vùng I, Vùng II…Sáng 30-04-1975, ông Dương Văn Minh đầu hàng và ra lệnh người Lính V.N.C.H. buông súng! Vào thời điểm nghiệt ngã như vậy, người Lính V.N.C.H. làm được gì khi vũ khí và đạn dược không được tiếp tế mà lệnh đầu hàng thì đến từ vị chỉ huy tối cao, Tổng Tư Lệnh Dương Văn Minh? Sự thật là như vậy – tài liệu và phim ảnh còn đó – thì làm thế nào người Lính và Q.L.V.N.C.H. có thể bị mất danh dự được?
Tôi nhận thấy, vị thế của người Lính V.N.C.H. vào năm 1975 không khác chi vị thế của quân đội Nhật vào thời điểm sau khi chính phủ Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri tại Tokyo Bay, vào mùa Hạ năm 1945.
Từ năm 1945 đến nay, tôi chưa được đọc hoặc nghe ai kết luận quân đội Nhật Bản mất danh dự cả! Thế thì tại sao lại “đòi” trả lại danh dự cho người Lính và Q.L.V.N.C.H.?
Anh nhắc lời của Tướng Douglas MacArthur tôi mới nhớ một câu trong bài Điệp Mỹ Linh tường thuật buổi đại hội của Hải Quân tại Houston. Câu ấy như thế này: “…Riêng những người Việt trốn chạy khỏi sự tận diệt của Cộng Sản Việt Nam thì nghĩ rằng: Người Lính V.N.C.H. sẽ chết – vì “chết” là định luật của thiên nhiên! Nhưng hình ảnh của Người Lính V.N.C.H. thì sẽ sống mãi trong lòng những người không chấp nhận chế độ Cộng Sản”.
Tôi tin tưởng rằng, với hệ thống Internet, người trẻ trong nước đã, đang hoặc sẽ đọc nhiều tài liệu quan trọng và họ sẽ hiểu rõ hơn về người Lính V.N.C.H.
Thưa chị Điệp Mỹ Linh, hôm nay đã là hạ tuần tháng 11 năm 2016 chúng ta thực hiện chương trình Tác giả & Tác phẩm này qua chủ đề “Nhà văn Điệp Mỹ Linh 55 năm cầm bút” thay cho một bông hoa nhỏ để chúc mừng sinh nhật của chị vào ngày 27 tháng 11 sắp tới, với lời cầu chúc chị luôn dồi dào sức khỏe hầu tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới, làm rạnh danh chính nghĩa nhân bản của V.N.C.H., tô điểm rõ nét hơn hình tượng người lính năm xưa và góp phần tạo sự phong phú thêm cho kho tàng văn hóa dân tộc.
Bây giờ mời quý thính giả cùng chúng tôi hát chúc mừng Happy Birthday chị Điệp Mỹ Linh nhé!
Happy Birthday Song…
Thưa chị ! Mặc dù còn rất nhiều vấn đề muốn được trao đổi cùng chị. Nhưng vì lý do thời lượng nên chúng ta đành tạm gác lại. Hy vọng một dịp nào đó, sẽ được hân hạnh mời chị trở lại với chương trình. Bây giờ xin chị gửi lời chào tạm biệt đến quý thính giả trước khi rời làn sóng!
Một lần nữa, Điệp Mỹ Linh xin chân thành cám ơn đài Việt Nam Hải Ngoại đã dành cho Điệp Mỹ Linh một món quà rất đặc biệt nhân sinh nhật năm nay.
Xin kính chúc đài Việt Nam Hải Ngoại luôn phát triển để tiếp tục gửi tiếng nói thân thương đến với đồng hương của chúng ta trên khắp thế giới
Kính chào tạm biệt quý thính giả, kính chào anh Huy Tâm, rất mong sẽ được cơ hội tái ngộ cùng quý vị.
Xin chào chị!
HQ 402 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
HQ Trung Úy Nguyễn Văn Thước
Sau ba mươi bẩy năm xa quê hương, nay xin cùng các bạn hồi tưởng lại ngày chúng tôi rời Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 trên con tàu mang tên Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402.
Cuối năm 1974, tôi được thuyên chuyển về Hạm Đội, Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402. Sau những chuyến công tác Đà Nẵng vào dịp Giáng Sinh năm 1974, và chuyến công tác Năm Căn vào chiều ngày 28 Tết Âm Lịch đầu năm 1975, chiến hạm HQ-402 còn thêm một chuyến công tác ra Đà Nẵng vào khoảng gần cuối tháng 3 năm 1975. Trong chuyến công tác ra Đà Nẵnglần cuối cùng này, chiến hạm đã di tản Thủy Quân Lục Chiến ở bãi biển Sơn Trà nằm ở phía Nam Đà Nẵng về Cam Ranh. Trong lần đầu ủi bãi, nước cạn nên tàu đã không vào sát bờ được, và mọi người đã phải lội ra tàu, trong số đó có cả tướng Ngô Quang Trưởng. Sau đó tàu đã ra khơi để chuyển người qua chiếc Hải Vận Hạm Hương Giang HQ-404 nằm ngoài khơi vì cửa đổ bộ của HQ-404 đã không thể mở được. Sau đó HQ-402 lại trở vào ủi bãi lần thứ hai để đón tiếp TQLC. VC từ trên núi pháo kích xuống bờ biển ồ ạt, đạn rơi lõm bõm chung quanh chiến hạm, nên chỉ vớt được một số quân TQLC bơi ra gần được chiến hạm thì đành phải rút lùi ra, và không dám ở lại để đón tiếp. Chiến hạm vận chuyển về đến Cam Ranh để đổ quân TQLC xuống. Sáng ngày hôm sau lại có lệnh cho chiến hạm ra đón gia đình Hải Quân thuộc Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang về Sài Gòn. Từ Sài Gòn HQ-402 đã được lệnh công tác tiếp tế các đơn vị ngoài hải đảo vùng Trường Sa. Chuyến này thì tôi bị trễ tàu nên đã không có dịp theo chuyến hải hành, nhưng khi tàu mới ra tới Vũng Tàu thì máy móc lại bị hư nên đã được quay trở về Sài Gòn để vào đại kỳ.
Sáng ngày 28 tôi đi bờ về nhà ở vùng Xóm Mới, Gò Vấp để ăn cơm trưa, và bị kẹt lại luôn ở lại nhà vào đêm 28 tháng 4. Sáng sớm ngày 29, VC đào hố chôn súng cối ngay trước cửa nhà chúng tôi. Tờ mờ sáng, ba tôi đã đánh thức cả nhà dậy để đi lánh nạn. “Dắt díu” nhau, chúng tôi ra đến gần nhà thờ Xóm Mới thì bị đám Nhân Dân Tự Vệ súng ống lăm lăm, quát tháo: ”Giờ này mà còn đi đâu?” Chúng tôi chạy vào trong sân nhà thờ trú ẩn. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau lời kêu gọi quân nhân đi trình diện của tướng Minh trên đài phát thanh, tôi từ giã gia đình ra đi trình diện. Vì không có xe nên tôi ghé qua nhà anh bạn cùng khóa Nguyễn Văn Chừng, cũng ở gần nhà để mong qúa giang đi vào đơn vị. Nhưng nhà kế bên đã cho biết là cả gia đình bạn Nguyễn Văn Chừng đã đi từ hồi đêm. Tôi chắc mẩm là mình chỉ còn lại một con đường là ra đi trình diện mà thôi!
Từ nhà bạn Nguyễn Văn Chừng, tôi đã phải cuốc bộ ra đến bến xe lam và xe buýt gần nhà, nhưng bãi vắng hoe, và không còn một chiếc xe nào đón khách nữa! Tôi đã phải tiếp tục đi bộ ra đến tận Tổng Y Viện Cộng Hoà mới đón được chiếc xe Honda ôm chở tới ngã ba đường Cường Để và Hùng Vương. Tôi đi bộ vào chiến hạm, Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 đang đậu ở cầu E, bên trong Hải Quân Công Xưởng. Khi đến nơi, một số nhân viên cơ hữu của chiến hạm còn lại đã cho tôi biết là Hạm trưởng đã ra đi hồi đêm. Mọi người đã yêu cầu tôi xuống phòng hạm trưởng, lấy qũy còn lại để chia cho anh em lấy làm lộ phí đi về. Sau khi chia đều ra, mỗi người còn lại được $6500. Vào lúc này, những vị trí canh gác Hải Quân tại cổng trên đường Cường Để vẫn còn nghiêm chỉnh và chặt chẽ.
Cơ khí trưởng chiến hạm cũng là một người cùng khoá với tôi, bạn Cao Thế Hùng. Tôi lò mò leo xuống hầm máy, Hùng và một số nhân viên cơ khí đang ra sức lắp ráp lại máy tàu. Tôi hỏi Hùng “Sao, tàu có sửa được không?” Hùng lắc đầu chán nản! Đi ra ngoài, lính gác cổng không cho ra vì còn nghiêm lệnh! Tôi quay trở lại tàu, xuống phòng và thiếp ngủ được một chút. Tỉnh dậy, tôi leo lên boong tàu, gặp một anh bạn cũng ở khu Xóm Mới và thuộc khoá 21 đang chuẩn bị đi về. Hỏi tôi có đi về không? Tôi xin đi quá giang, và chạy vội xuống phòng để lấy cái túi xách cá nhân nhưng leo lên boong thì anh bạn khóa 21 đã đi mất! Tôi gặp lại cơ khí trưởng Cao Thế Hùng, quần áo, đầu tóc lem luốc dính đầy dầu mỡ, đang đứng thở trên boong. Tôi lại hỏi anh về tình trạng sửa chữa con tàu, và anh lại lắc đầu chán nản! Tôi gặp được hai sĩ quan cơ hữu chiến hạm thuộc khóa 25 đang định đi về vì tình hình chiến hạm không sửa được, còn các chiến hạm khiển dụng thì đã ra đi từ hồi đêm ngày 29 rồi! Tôi xin họ cho qúa giang ra đến khu Đa Kao. Lúc này là lúc Tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng rồi nên cửa ra vào HQCX và bến Bạch Đằng đã bị bỏ ngỏ.
Tôi xuống xe, đi bộ qua cầu Bông, và lần theo đường Lê Văn Duyệt để về khu Xóm Mới. Khi đến khu Lăng Ông, gần chợ Bà Chiểu, tôi thấy có một chiếc xe GMC chở đầy gạo. Tôi hỏi tài xế, và họ nói phải chở về khu Gò Vấp. Tôi xin đi qúa giang. Xe chạy lòng vòng một hồi, và không biết vì lý do gì xe lại phải quay về chỗ cũ gần chợ Bà Chiểu. Tôi thấy mất thì giờ và không thể đi xa hơn được nên xuống xe và tiếp tục “cuốc” bộ về Gò Vấp. Trên đường đi, nhiều toán Nhân dân Tự Vệ đã quay đầu trở thành dân 30 tháng 4 với băng đỏ đeo ở cánh tay, và đứng chận đường xét người qua lại. Tôi lẩn vào trong một ngõ hẻm tìm chỗ vứt đi cây colt 45 nằm trong túi xách. Nhờ bộ đồ 4 túi màu tím, nên khi đi ngang qua thì bọn chúng không chận lại hạch hỏi lôi thôi. Khi tới bến xe lam và xe buýt ở Gò Vấp thì bất ngờ bắt gặp ba tôi đang chở mọi người trong gia đình trên chiếc xe nhà cũng vừa trờ tới. Tôi nhẩy lên ngồi cạnh ba tôi, và chúng tôi quyết định quay trở lại bến Bạch Đằng với một hy vọng mong manh là sẽ còn có một con đường thoát thân ra khỏi Việt Nam bằng bất kỳ một chiếc tàu hay chiếc ghe nào còn sót lại.
Khi đi ngang qua toà Tỉnh trưởng Gia Định, chúng tôi thấy một đoàn xe chở đầy cán binh Việt Cộng, có cả thiết vận xa đi kèm đang đi về hướng Sài Gòn. Chúng tôi nhập vào đoàn và chạy theo. Đến ngã ba Cường Để và Hùng Vương, đoàn quân xa chở Việt Cộng đi thẳng còn chúng tôi thì quẹo trái vào đường Cường Để để vào trong khu Hải Quân Công Xưởng. Khi đến cầu E, trên chiếc Hải Vận Hạm HQ-402 người ta đã lên đông nghẹt. Tôi đưa gia đình tôi lên tàu, và vừa lên tàu xong thì tàu nổ máy, nên tôi vội vàng để gia đình và vợ con tự tìm lấy chỗ ở. Vì là một sĩ quan cơ hữu nên tôi đã biết chắc là hệ thống tình trạng tay lái điện trên tàu đã bị bất khiển dụng. Tàu đã bắt đầu nổ máy đều được. Tôi gặp người bạn cùng khóa là Lưu An Huê ở ngay dưới chân đài chỉ huy. Tôi bảo với Lưu An Huê là hãy tập họp một số thanh niên tình nguyện để lập một đường dây truyền lệnh miệng từ đài chỉ huy xuống tới cửa hầm lái tay cho tôi. Chúng tôi đã xoay tay lái theo lệnh truyền xuống từ đài chỉ huy. Tay lái tay của chiến hạm cũng hơi giống như tay lái trên phòng lái, nhưng nằm ở phía cuối chiến hạm, và trực tiếp được nối thẳng vào bánh lái tàu qua một hệ thống cơ và dây xích.Tôi ở dưới hầm lái tay miết đến khoảng 5 giờ chiều, thì bạn Lưu An Huê mới chợt nhớ đến là tôi vẫn còn đang phải lui cui ở dưới hầm lái tay, và anh cho kêu người thay thế. Bạn Lưu An Huê và tôi cho lập danh sách những thanh niên tình nguyện để chia ca lái tay theo lệnh của đài chỉ huy. Sau đó tôi leo lên boong tàu, thấy tàu đã ra đến khoảng ngã ba Nhà Bè, và thấy có một chiếc PGM, chiếc Tuần Duyên Hạm Tiên Mới HQ-601 đang từ hướng cửa biển chạy ngược vào. Mọi người trên chiếc PGM đang ở trong nhiệm sở tác chiến. Họ cho biết là sông Lòng Tào đã bị VC đóng chốt. Trong khoảng thời gian từ khi tàu rời cầu E cho đến Nhà Bè thì tôi đã không biết tình hình bên trên, hay tàu có dừng lại để vớt thêm những ai nữa hay không vì còn mải xoay tay lái trong hầm lái tay. Nhưng tại đây thì thấy có nhiều giang đỉnh và những ghe dân túa ra, cặp vào bên hông tàu để mọi người leo lên. Tàu chuyển hướng chạy về phía sông Soài Rạp.
Trời bắt đầu nhá nhem tối, tôi mò vào phòng radar, nằm phía dưới đài chỉ huy, và thử bật máy radar lên coi xem có còn hoạt động hay không? Dàn radar vẫn còn hoạt động bình thường, nên tôi tiếp tục theo dõi màn hình radar vì con tàu còn đang hải hành trên sông. Khoảng 12 giờ đêm thì tàu ra khỏi cửa Soài Rạp, không còn nguy hiểm nữa, nên tôi tắt máy radar và leo lên đài chỉ huy. Đại tá Dõng (?) đang nằm trên võng đong đưa, và theo dõi âm thoại liên lạc vô tuyến giữa những chiến hạm đang trên đường ra Côn Sơn bằng một máy truyền tin PRC-25. Vị sĩ quan đương ca mà tôi không nhớ mặt khi thấy tôi xuất hiện, bèn lẳng lặng leo xuống vì tưởng là tôi lên ca để thay thế! Bất đắc dĩ tôi lại phải đi “ca cách mạng”, và cũng chẳng thấy ai lên thay thế, nên tôi đã phải “gồng mình” tiếp tục đứng trên đài chỉ huy cho đến hừng sáng ngày hôm sau mới thấy có người lên thay thế. Trong thời gian ở trên đài chỉ huy, Đại tá Dõng lâu lâu vẫn nhắc lệnh cho tôi giữ hướng ra đảo Côn Sơn. Xuống ca tôi lại phải vội vàng ra boong lo lấy bạt cho mọi người chăng lên để che nắng. Xong chuyện rồi tôi mới vội vã lo đi tìm vợ con để đưa xuống phòng ngủ của tôi, xuống đến nơi thì chúng tôi thấy là đã có người khác chiếm mất rồi! Tôi đã yêu cầu họ nhường lại cho chúng tôi vì tôi là một sĩ quan cơ hữu của tàu và từ hôm qua cho tới giờ vì mải lo công việc để tàu chuyển vận được, và bây giờ mới có thì giờ đưa vợ con xuống phòng. Tôi yêu cầu một vị linh mục giúp tôi lập danh sách những người trên tàu để hỏa đầu vụ có thể cung cấp cơm cho họ, ưu tiên cho những người đã tình nguyện vận chuyển, và gia đình có con còn nhỏ. Vì trên chiến hạm qúa đông người nên việc này chắc cũng đã không thể nào thực thi cho chu toàn được, nhưng tôi đã làm cố hết sức những gì mà tôi đã có thể thực hiện được.
Khi ra đến gần Côn Sơn thì có chiếc PCE Hộ Tống Hạm Đống Đa HQ-07 (tôi không nhớ rõ đã là chiếc này hay chiếc khác) được lệnh quay trở lại để kéo tiếp sức tàu chúng tôi. Cơ khí trưởng Cao Thế Hùng và một số nhân viên cơ khí vẫn tiếp tục sửa chiếc máy điện, và qua ngày hôm sau, ngày 2 tháng 5 năm 1975 thì sửa xong được một máy phát điện. Vì tình trạng tàu qúa hư hỏng và được sự khuyến cáo của ban cơ khí Hoa Kỳ khi qua giám sát tình trạng máy móc, nên BTL/Hải Quân đã quyết định bỏ chiếc HQ-402 lại. Mọi người đã được chuyển qua những chiến hạm khác của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Gia đình tôi và một số người khác đã được chuyển qua chiếc WHEC, Tuần Dương Hạm Trần Quang Khải HQ-02. Chiếc Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 đã được tháo valve (Lỗ Lù) hầm máy để cho nước biển vào, và trước khi có lẽ đã được dùng làm vị trí tác xạ cho những chiến hạm khác. Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 đã được đánh chìm và bỏ xác lại trong hải phận Việt Nam, gần đảo Côn Sơn. Sau khi lên Subic Bay, gia đình chúng tôi đã được chuyển đi trại tỵ nạn trên đảo Wake trước khi được đưa sang Camp Pendleton, và đã được bảo trợ về Texas.
Theo nhận xét cá nhân và đức tin của tôi thì việc chúng tôi đã đào thoát được ra khỏi Việt Nam trên chiếc Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 là phải do ơn trên sắp đặt. Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa đã xếp đặt đưa gia đình chúng tôi tới đất Mỹ này một cách huyền diệu mà không ai có thể hiểu được sự huyền nhiệm này, và chỉ có những người trong cuộc như chúng tôi thì mới cảm nhận được cái sự sắp xếp của ơn trên này. Gia đình chúng tôi khi ra đi chỉ có 13 người, nay con số này đã được nâng lên đến tổng số là 44 người.
Chôn Một Chế Độ
Tác giả: Trần Thiện Phi Hùng
Làm sau để chôn hai chế độ? Là câu hỏi đươc trả lời trong bài viết mới nhất của tác giả, 40 năm sau khi một chế độ đã bị chôn. Trần Thiện Phi Hùng là tác giả có tên trong danh sách nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013. Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Thư kèm bài, ông viết “Tôi vào lính năm 18 tuổi. 12 năm 4 tháng làm lính. 35 năm chưa về lại VN. Không biết, không hiểu, nên không dùng được từ ngữ mới sau 75. Hơn nửa thế kỷ mới viết lại, nên sai nhiều chính tả mong ban biên tập sửa cho. Chuyện cải tạo Vườn Đào và người tù về sớm nhất có thật 100% là tôi. Phi Hùng.
“Tượng nào cao bằng tựơng Trần Hưng Đạo
Lính nào xạo cho bằng lính Hải Quân”.
Tôi sáu năm làm lính, thêm sáu năm làm quan, binh chủng Hải Quân. Xạo là chuyện đương nhiên.
Xứ VNCH ta, Bộ Binh, Không Quân chỉ có 4 vùng chiến thuật nhưng Hải Quân có vùng 5 Duyên Hải; Phú Quốc, Côn Sơn. Như nhiều chàng lính biển khác, tôi có thừa tài xạo. Xạo như thật. Xạo với gái bán bars, xạo cả với thượng cấp, nhưng không dám xạo với gái nhà lành, vì tôi rất sợ vướng nợ giai nhân rồi dính lưới hôn nhơn. Đời lính biển đầy những chuyến hải hành dài cả tháng mà có vợ thì xác suất nuôi con của thiên hạ rất cao.
Thôi thì cứ xạo với mấy em bán bar, mấy cô chịu chơi cho đời vui cái đã rồi tính.
Cùng dòng họ Trần Thiện như tôi, có một ông Đại Tướng, 2 ông Đại Tá, mấy chục ông tá, ông uý.
Ông bà nội tôi là loại điền chủ sau khi đã bị chánh phủ VNCH mua lại bởi luật người cày có ruộng; vẫn còn 100 mẫu để canh tác và 15 mẫu ruộng hương hỏa. Cha tôi là một triệu phú có đủ thứ, villas, nhà lầu 4 tầng với mấy chục phòng cho Mỹ mướn rồi sáu bẩy căn phố. Tôi thằng con trưởng nam, vậy mà không được ai nuôi cho ăn học. Ngay khi biết mình 18 tuổi, tôi tự nguyện vào lính hải quân dù chưa nhận được lược giải cá nhân.
Làm lính chưa đầy 6 năm tôi mang lon Thượng sĩ, năm chưa tròn 24 tuổi; đi đâu cũng bị quân cảnh xét giấy tờ coi có mang lon giả hay không. Tôi chỉ mong hết 5 năm để giải ngũ, nhưng rồi chiến cuộc leo thang nên bị lệnh lưu ngũ. Sau đó, tôi đi học làm quan, thăng cấp từ chuẩn úy lên trung úy thì tự động.
Dù làm lính hay làm quan, tất ba gai không bỏ. Gái đến cầu tàu rủ rê đi chơi thì dù đang gác cũng đem súng giao cho sĩ quan trực và bỏ đi chơi 5 ngày sau mới về; vì đi 6 ngày bị cho là đào ngũ nên chiều ngày thứ 5 là tôi về trình diện và vui vẻ nói lý do là “Tại gái xuống tận cầu tàu rũ đi chơi” và vui vẻ đi tù.
Từ đầu tháng Tư 1975, ngay khi thấy chộn rộn, nhiều người tìm đường ra đi, tôi đã chọn đã chọn ở lại. Là sĩ quan hải quân, tôi mà muốn ra đi thì tàu nào cũng lên đi được hết. Tàu nào cũng có bạn cùng khóa lính hay khóa quan hay cùng đơn vị khi xưa; Hơn nữa, nơi tôi phục vụ là Trường Chiến hạm của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, chuyên huấn luyện tác chiến và thanh tra các chiến hạm của hải quân nên gần như quen biết rất nhiều. Những thường dân mang cả gia đình đứng lớ ngớ trước Hải Quân Công Xưởng muốn vào phía trong để xuống tàu mà không vào được tôi còn dẫn dùm vào. Tôi xa mẹ từ thuở nhỏ nay chỉ muốn được sống bên mẹ của tôi mà thôi. Tôi tự tin là dù hoàn cảnh nào, mình cũng có thể xoay trở để sống còn.
Chiều 30 tháng Tư, lần đầu tiên tôi đến nhà ba tôi. Đứng trên sân thượng của building 4 tầng trên đường Chi Lăng, nhìn những chiếc T. 54 của Quân Bắc Việt từ bệnh viện ung thư và tòa hành chánh tỉnh Gia Định quẹo qua đường Chi Lăng ngang bót Hàng Keo qua trước nhà ba của tôi để tiến về Dinh Độc Lập. Tôi rơi nước mắt. “Thế là hết; Tôi thua trận; Tôi bị mất Nước!”
Tôi rời bỏ Biên Hòa về quê mẹ nhưng bị truy tìm nên phải về quê của Ông Ngoại và 15 ngày sau mới trình diện ở Quận Chợ Gạo. Hai tháng sau khi trình diện, tôi được đưa đến tập trung ở Đình xã Tân Lý Tây. Ngôi đình nầy được cho là linh thiêng vì không bị dấu vết của bom đạn. Ở đây chúng tôi phải khai lý lịch chừng chục lần trong 2 tháng. Ngay lần khai đầu tiên, tôi hiểu ngay đây là lúc phải xài tài ba xạo. Mấy ông họ hàng Trần Thiện theo phe quốc gia không dính gì đến tôi. Bố mẹ, chú bác anh em nhà tôi đều theo kháng chiến, có cả lô tử sĩ. Nhiều lúc đang ngủ bị dựng dậy bắt khai lý lịch vì lệnh trên bắt khai lại. Lý lịch của tôi là lý lịch xạo thì làm sao nhớ mà khai cho đúng y như nhau nên phải chép thật nhỏ giấu vào trong bâu áo. Mỗi lần khai là lần lấy ra xào lại.
Sau đợt lý lịch, một ngày Thứ Bảy gần tối, cả bọn trình diện được lùa lên một đoàn xe GMC và xe hàng loại chở heo đến. Lệnh chỉ ngắn gọn, “chuyển trại”, không cho biết sẽ đi đâu. Xe chạy về hướng Cai Lậy, một bên lộ là con kinh. Một tên trên xe nói tới Mỹ Phước Tây rồi.
Mỹ Phước Tây cái tên nầy nghe quen quá. Tôi cố moi trí nhớ. Phải rồi, đây vùng nằm giữa Đồng Tháp Mười, trên đường đi Mộc Hóa.
Qua Mỹ Phước Tây chừng 2 hay 3 km, xe dừng lại. Cán bộ coi tù cho biết đây là Trại Cải tạo Vườn Đào. Tên Vườn Đào là vì ngày xưa có người lập vườn trồng đào lộn hột nhưng rồi bỏ hoang. Trên chục dãy nhà lá dài hàng mấy chục thước. Vào trại, tôi được một số trại viên cũ cho biết họ bị bắt trước ngày 30 tháng 4 và đưa về đây, lùa đi đốn cây làm nhà cho trại. Chúng tôi được chia ra 25 người vô một tổ. Trải nylon quấn mền ngủ qua đêm vì quá tối không thể tìm cách giăng mùng.
Trại cải tạo Vườn Đào đúng là cái trại tù không giống bất cứ nơi đâu. Trong trại không ai nhìn ra tôi. Tôi nhận ra một Thiếu úy ngày xưa ở quân trường Nha Trang tôi làm Đại đội trưởng của hắn nhưng nay nhìn tôi hắn ta ngó lơ. Thế cũng là tốt.
Thời mới đến trại Vườn Đào, tôi nhờ được Mẹ lên thăm vừa tiếp tế vừa dúi tiền cho, nên ăn no xài bảnh. Nhưng những ngày tù “huy hoàng” cũng tới lúc kết thúc. Đổi tiền. 22 tây tháng Chín, 1975, tôi còn trên 100 ngàn, phải chia cho bạn bè đổi dùm. Cán bộ đưa cho mấy đồng còn bao nhiêu giữ lại. Vậy là hết thời vung vít.
Trong trại, ngoài màn lao động còn đủ kiểu họp hành, bắt viết đủ thứ “tự khai” rồi “thu hoạch.” Anh nào bị gọi lên “làm việc” là có chuyện vì bị báo cáo gì đó. Tự biết mình khai lý lịch xạo, muốn yên tôi đóng luôn vai dữ, sẵn sàng đập lộn. Hăm he và thừa cơ đánh vào chỗ yếu của thiên hạ là cách sống còn mà trường đời dạy tôi. Nhược điểm là thằng nào cũng muốn được thả về sớm. Tôi thì tuyên bố tao không cần ra sớm. Tiền bạc mẹ và em của tao đủ sống nhiều năm nữa; Tao không cần ra sớm vì tao biết không thể nào ra sớm; Thằng nào cà chớn tao đập để cùng nhau ở trại tù muôn năm cho vui.
Đòn phép này có vẻ hữu hiệu, vậy mà yên được ít lâu, rồi cũng có ngày tôi bị gọi đi trình diện “làm việc”. Chắc là bị báo cáo gì đây. Trước khi đi, tôi còn hâm he:
– Tao mà bị gì thì thằng nào báo cáo nên trốn đi chứ không thì đừng trách tao nặng tay.
Người chờ “làm việc” với tôi không phải tay cán bộ coi an ninh trại mà là một Trung Úy cán bộ người Miền Nam nằm vùng Đồng Tháp Mười. Ngay khi gặp mặt, anh ta tự xưng là “chính trị viên” và trấn an tôi ngay:
– Tôi gọi anh lên chỉ để nói chuyện chơi cho biết thôi, không có gì quan trọng.
Sau đó, tôi còn được mời ngồi, rồi chính viên trung uý cán bộ này đưa thuốc lá của anh ta ra mời hút.
– Tôi vừa đọc xong mấy bài thu hoạch của anh. Anh là văn sĩ à?
À thì ra anh ta thích đọc “văn xạo” của tôi. Trong tự khai rồi thu hoạch của tôi, mẹ tôi từng là cán bộ huyện Giồng Trơm tỉnh Bến Tre từ thời Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp và cha tôi thì thời đầu kháng chiến từng là đồng chí của tướng Trần văn Trà. (Thực sự thì Ba tôi có một thời tham gia kháng chiến, biết Trần văn Trà trước khi ông rời khỏi chiến khu về thành) Chuyện trò lan man, anh ta còn hỏi làm sao bài tôi viết đề cập tới nhiều người chính anh ta cũng chưa biết.
Sau hơn tiếng đồng hồ được mời trà mời thuốc, trước khi ra về, viên Trung Uý còn bảo tôi cứ về trại an tâm tin tưởng cách mạng luôn có tình có lý. Được thả về trại bình an, bạn tù vây quanh thăm hỏi việc gì vậy, tôi trả lời:
– Trung Úy Chính Trị Viên (thay vì nói là cán bộ) kêu tao lên hút thuốc nói chuyện chơi và khen bài viết của tao có thể xuất bản thành sách cải tạo!
Tù cải tạo được cán bộ gọi lên nói chuyện chơi mà không có gì hết thì đúng là “đáng ngờ.” Saù đó tôi thật là thoải mái dễ sống, không tên nào dám báo cáo gì hết.
Một hôm, vừa cơm trưa xong tôi bị kêu lên gặp cán bộ. Vẫn viên trung uý chính trị viên lần trước, nhưng lần này anh ta không ngồi văn phòng mà đứng sẵn trên bậc thềm khu cơ quan đón tôi. Sau màn chào hỏi, anh ta vui vẻ dẫn tôi lại văn phòng thuộc khu của trưởng trại, bảo tôi chờ phía ngoài. Anh ta vào phòng một lát rồi đi ra, bảo tôi bảo “Hôm nay anh sẽ làm việc với đồng chí bí thư, tôi sẽ gặp anh sau.“ Nói xong, viên trung uý ra dấu cho tôi đi tới phía văn phòng cửa mở sẵn rồi bỏ đi. Tôi đứng lại tần ngần bên cửa, đang tự hỏi không hiểu chuyện gì thì từ trong phòng, một giọng nữ miền nam vang ra:
– Anh vô đi.
Giọng nói có vẻ lạ. Tôi bước vào phòng. Không thấy ai. Bàn làm việc ghế ngồi bỏ trống. Vẫn cái giọng nữ ấy vang lên phía sau tôi.
– Anh ngó lui coi. Tôi ở đây.
Giọng nói vang lên ngay bên cửa, nơi tôi vừa bước qua. Không phải khăn rằn. Cũng không bà ba đen. Một cô mặc áo sơ mi trắng ngắn tay bó sát chưa quá ba mươi tuổi đứng khoanh tay bên cửa. Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi:
– Anh không nhớ tôi đâu nhưng tôi biết anh. Tôi biết anh đánh lộn trong trại. Tôi biết anh khai lý lịch xạo.
A, phút nguy hiểm đã tới. Thì ra cái người mà viên trung uý gọi là “đồng chí bí thư” là cô này. Phải coi cô ta là thứ người gì rồi mới liệu đường mà thoát hiểm. Ai đây? Động nào, bars nào. Có phải mấy cô tôi từng gặp ở làng Cam Ranh hay ở bến bờ nào đây?
– Anh đang cố nhớ mà không thể nhớ ra. Tôi không ở những nơi mà anh đang nghĩ đâu. Anh cứ nhìn tôi coi có nhớ gì không?
Cô ta vẫn đứng yên bên cửa, vẫn khoanh tay nhìn tôi và như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Có vẻ thấy tôi giống như con nai vàng ngơ ngác giữa trời mùa đông, cô ta nhắc lại điều vừa nói:
– Anh đừng cố tìm tôi trong những chỗ anh thường lui tới. Tôi không phải loại đó. Thong thả, tôi sẽ nhắc cho anh nhớ. Chúng ta chỉ gặp nhau một lần.
Biết tôi không thể nhớ ra gì hơn. Cô ta tiếp tục:
– Có lẽ chưa đầy 30 phút. Nhưng tôi biết về anh. Tôi đã coi tất cả hồ sơ của anh. Bao năm qua, tôi vẫn quyết phải tìm cho ra anh. Đầu tháng Năm, sau khi ổn định tình hình; tôi lên Sài Gòn vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Giấy tờ hồ sơ của hải quân còn đầy đủ cả. Một người của chúng tôi nằm vùng ở phòng tổng quản trị đưa cho tôi danh sách những người trình diện; còn anh ta thì tìm giúp tôi danh sách các quân nhân hải quân trước 75. Có ba người trùng tên anh, tất cả đều là sĩ quan. Một Trung tá là người Bắc di cư; một Trung úy người Nam và một thiếu úy người miền Trung. Tôi biết anh người Nam. Trong danh sách sĩ quan hải quân trình diện, tôi tìm thấy tên anh, một Trung úy người Nam, địa chỉ Tân Vạn Biên Hòa. Tôi lên ngay Biên Hòa thì công an xã cho biết anh bỏ cây xăng trốn đi đâu không biết. Anh đâu có trốn khỏi tay tôi.
À, đúng là một tay nguy hiểm. Không hiểu mình gây thù chuốc oán gì mà bị săn lùng tới mức này. Chắc phải giả ngây giả dại mới qua khỏi ải này, tôi nghĩ. Cô ta nói tiếp:
– Tôi biết anh đã trình diện. Sau khi có lệnh tập trung cải tạo tôi tìm hầu hết các trại cải tạo miền Tây và đến Mỹ Tho nầy thì thấy tên anh; Lý lịch anh khai ở trại này toàn là thứ ba xạo, đúng chưa? Con trai độc nhất trong nhà như anh thì đào đâu ra mà có anh ruột là Thương Uý tập kết tử trận ở Cà Mau. Anh muốn tôi kể thêm nữa không?
– Cô… Cán bộ. Cô…
Thấy “con mồi” đứng lơ ngơ chịu trận, cô ta có vẻ hài lòng, thong thả rời chỗ đứng về lại bàn rồi bảo tôi:
-Trong trại này anh còn dám đánh lộn rồi còn tuyên bố chẳng cần được thả sớm. Anh “chì” lắm ma, sao nay ú ớ vậy. Thôi, ngồi xuống đi. Bây giờ chú ý nghe tôi nhắc. Anh nhớ Năm Căn không? Nhớ đi…
– Năm Căn Cà Mau?
– Còn Năm Căn nào nữa. Ngày ấy anh chỉ là một anh thuỷ thủ quèn mà làm tàng… Nhớ đi. Rán coi. Tôi nhắc thêm nghe. Thấy trên cánh tay bọn tôi có bốn dấu xâm, anh ba hoa giảng lung tung rồi bảo chúng tôi đi đi, mau mau về nhà lo làm ăn mà kiếm tấm chồng…
…
À á. Năm Căn. Bốn vết xâm. Tôi bắt đầu nhớ. Chuyện đã mưới mấy năm trước, hồi tôi mới vào lính. Sau 2 tháng được huyến luyện quân sự ở Nha Trang, tôi xuống chiếc tàu Há Mồm ( HQ. 500) làm thủy thủ tập sự và được tham dự “Chiến dịch Sống Tình Thương” ở quận Năm Căn, tỉnh Cà Mau; Đây là nơi mà khi tàu ủi bãi, có mấy đứa con nít đến, dơ tay gõ vào thành tàu rồi la lên “bằng sắt thiệt tụi bây ơi”; Chúng tôi thấy lạ kỳ nên hỏi vậy chớ các em nghĩ tàu làm bằng gì. Bọn nhỏ nói các ảnh nói tàu làm bằng cạc tông.
Cũng trong chiến dịch này, có bữa địa phương quân đưa xuống tàu chúng tôi ba nữ giao liên gửi cho hải quân giữ chờ hải thuyền đến chở giao về tỉnh Cà Mau. Chiến dịch chấm dứt, tàu tôi được lệnh phải đi công tác khẩn chuyển quân ra miền Trung. Chỉ huy tàu bảo ba cô giao liên chỉ là bọn con nít, chẳng biết gì, cho lệnh phóng thích luôn. Tôi đang phiên gác với một ông Trung sĩ nên được lệnh xuống phòng tạm trú dẫn ba cô lên bờ thả cho đi. Đúng là cả ba đều con nít, hai cô 15 tuổi, cô lớn chắc cũng chỉ 16, 17 tuổi. Thấy trên cánh tay các cô có 4 dấu xâm, tôi nói:
” Các cô có biết 4 dấu chấm xâm trên cánh tay ý nghĩa là gì không? Sinh Bắc Tử Nam là để cho người miền Bắc vượt tuyến vào Nam thề chiến đấu cho đến chết vì Bác vì Đảng. Các cô sinh ở miền Nam không lẽ Sinh Nam Tử Bắc hay Sinh Nam Tử Nam thì chống lại với người Miền Bắc hay sao? Về xóa hết đi lo làm ăn kiếm tấm chồng mà sống cho bình thường. Chuyện đánh nhau là chuyện của đàn ông, con trai đừng xía vào cho khổ thân.”
Không lẽ chỉ nói chừng đó mà thành mối hận để bay giờ phải trả. Thấy tôi nín thinh, cô cán bộ áo trắng nhắc tiếp:
“Anh nhớ thêm đi. Lúc anh bảo ba cô đi đi, tôi không chịu đi mà đòi anh đem giao chúng tôi cho tỉnh Cà Mau. Anh hỏi tại sao thả mà không chịu đi mà đòi giao cho tỉnh. Tôi nói chứ không phải thả đi để các anh bắn từ phía sau lưng hay sao? Anh phá ra cười rồi hỏi ai bảo các cô vậy? Tôi nói nghe các anh lớn nói. Anh hỏi lại nếu thả để bắn sau lưng thì còn ai sống mà kể lại cho các anh lớn biết. Rồi anh tiếp là chẳng những hải quân mà tất cả các binh chủng khác cũng không có binh chủng nào thả người rồi bắn sau lưng. Anh còn nói bắt người thì phải đưa ra tòa xét xử, nếu có tội thì phạt tù chỉ khi nào giết nhiều người, làm hại nhiều người thì mới bị kết tội tử hình công khai chứ không bao giờ bắn sau lưng cả. Anh nhớ ra chưa?
Thấy giọngcô ta bỗng như dịu lại, không có vẻ gì là hằn thù, tôi làm bộ như vừa chợt nhớ ra và kêu:
– A…A… Cô có thể cười cho tôi coi không?
– Có lẽ anh đang nhớ ra rồi; vì ngày đó anh có khen tôi cười có hai núm đồng tiền nên dễ kiếm chồng lắm.
Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi và cười. Hai núm đồng tiền, bên phải sâu hơn bên trái.
– Đúng rồi. Đúng cái mặt cười năm xưa. Tôi nhớ sau khi tôi khen cô bé còn nguýt tôi một cái thật dài. Tôi nhớ hoài cái nguýt dài ấy.
– Ở đó mà cô bé, cô bé….
Tức thì thêm một cái nguýt dài trên mặt cô cán bộ. Đôi má núm đồng tiền bỗng như linh động hơn.
Sau cái cười và cái nguýt dài của cô cán bộ áo trắng, tôi cảm thấy nhẹ người.
– Anh nhìn lại coi. Hơn 12 năm rồi. Đâu còn con bé nào ở đây.
Đến lượt tôi cũng nhìn thẳng vào mắt cô ta và cười. Câu chuyện từ lúc này bắt đầu thấy dễ chịu. Tôi nói:
– Sau khi đưa các cô tới gần cái chợ nhỏ bên sông, thấy chỗ an toàn, tôi mới bảo các cô đi đi. Khi các cô đi qua khu chợ, tôi còn đi theo một đoạn canh chừng. Không thấy cô ngó lui.
– Tôi không ngó lui nhưng biết anh đi theo. Chắc anh không thể ngờ là khi về nhà rồi, ngay ngày hôm sau tôi còn trở lại khu bến sông ấy, nhưng tàu của anh đã đi rồi.
– Tôi có nghe viên trung uý vừa rồi gọi cô là đồng chí bí thư. Chắc cô đã là đảng viên lâu năm.
– Vậy là anh đã nghe. Đúng là tôi đã 12 tuổi đảng. Ngay khi trở về, tôi được kết nạp đảng. Sau đó được chuyển về làm công tác nội thành, theo dõi thầy cô và hiệu đoàn học sinh trường trung học Cà Mau nên tôi học thi lại Tú tài 1 và năm 65, tôi đậu luôn Tú Tài 2. Sau đó ít lâu, tôi chuyển về công tác nằm vùng tại đại học Long Xuyên cho tới ngày giải phóng. Anh không biết là bao năm qua, tôi vẫn tin là sẽ có ngày tôi gặp lại anh…
Tôi nói:
– Thì chúng ta đang gặp nhau ở đây. Hôm nay tôi đã là người tù. Cô là người thắng trận. Ngày ấy, thấy trên cánh tay các cô có mấy vết xâm, tôi lỡ nói mấy câu gì đó. Mong cô không để tâm.
– Anh khỏi cần phải mong. Mấy câu anh nói ngày ấy tôi không bao giờ quên. Hôm nay tôi cố ý mang áo sơ mi ngắn tay để anh thấy trên tay tôi không còn vết xâm nữa. Tôi đã xoá bỏ chúng từ lâu. Anh thấy chưa, không còn dấu vết hay để thẹo gì cả.
Cô ta vừa nói vừa đưa cánh tay ra. Thấy tôi im lặng, cô ta nói luôn:
– Anh không cần phải sợ tôi. Hơn 12 năm trước, khi trở lại bến sông ở Năm Căn tìm anh, tôi chỉ muốn anh biết là tôi cám ơn anh. Hôm nay cũng vậy. Trước đây, khi bắt đầu đi tìm tung tích anh, tôi chỉ mong một lần gặp lại coi anh sống ra sao, vợ con dùm đề thế nào. Khi coi hồ sơ, tôi đến địa chỉ ghi trong lý lịch thì ra là nhà của ông ngoại anh chứ không phải nhà của mẹ anh. Tôi hỏi địa chỉ và đến thăm mẹ anh ở xóm Tân Vạn. Chính bà than phiền với tôi là cho đến nay anh vẫn còn độc thân. Nhìn hình trong nhà, tôi nhận ra anh ngay. Bao năm qua, tôi không thể quên ánh mắt tinh nghịch nụ cười nửa miệng của anh. Mẹ anh kể là mấy cô bạn anh toàn là gái giang hồ, bán bar. Anh sợ lập gia đình nên không dám quen gái nhà lành. Mẹ anh nói có lần bà bảo anh cưới cô giáo nhà bên cạnh nhưng anh nói không muốn có vợ vì sợ phải nuôi con thiên hạ. Anh biết vì sao mẹ anh kể tôi nghe mọi chuyện về anh không?
– Vì cô hỏi thì bà kể. Mấy chuyện đó có gì đâu mà mẹ tôi phải dấu.
– Không phải vì tôi hỏi mà mẹ anh rất thương tôi, tự bà kể ra. Bà muốn tôi phải biết tất cả về anh. Tại sao anh biết không? Tại tôi nói với mẹ anh rằng tôi là người anh thương của anh. Anh đã tính đưa tôi về ra mắt mẹ nhưng chưa kịp làm. Tôi không chỉ nói mà còn ở lại với mẹ anh hai ngày hai đêm. Bà nói với tôi không sót điều gì, từ ba anh tới bà con chú bác dòng họ. Mẹ anh còn nói bà thiệt mừng khi thấy tôi tự đến ra mắt bà. Hôm nay gặp lại anh, chúng ta không có nhiều thì giờ để vòng vo nên tôi phải nói luôn với anh chuyện này. Tôi thật lòng muốn làm bạn với anh.
Một cô cán bộ 12 tuổi đảng muốn làm bạn với tôi. Chuyện thật khó tin. Tôi nói:
– Cám ơn cô nhưng tôi chỉ là một tên tù không biết ngày nào về, làm sao có thể là bạn của cô được.
– Ngày xưa anh từng mang tôi ra khỏi nhà tù, lần này, đến phiên tôi sẽ cứu anh ra khỏi nơi này.
Chuyện tưởng như đùa nhưng cô ta nói nghe chắc như ăn bắp. Tôi từng nghe chuyện lý lịch với phía cộng sản là sinh tử. Có nhiều cán bộ cao cấp tập kết ra Bắc nay thấy con cháu đi tù cải tạo mà ngó lơ, không ai dám dỡn mặt với kỷ luật đảng. Tại sao cô cán bộ này dám nói ra miệng là sẽ ra tay cứu mình. Cô ta là thứ bí thư gì vậy. Âm mưu gì đây mà cô ta phải tìm đến ở với mẹ tôi mấy ngày đêm để nắm hết lý lịch bí ẩn của tôi. Mẹ tôi vốn cả tin. Chưa bao giờ tôi mang bất cứ người cô nào về nhà ra mắt mẹ. Nay thấy một cô gái có vẻ con nhà lành dễ thương tới xưng là người tình của thằng con, bảo sao bà ta không tin ngay mà thương. Nhưng tôi đâu có khờ như bà mẹ mình được. Tôi nói:
– Cô đã biết hết lý lịch thật của tôi. Tất cả rồi sẽ bị phanh phui, chắc tôi sẽ khó sống. Cô tuy có 12 tuổi đảng nhưng dính đến tôi sẽsẽ có ngày liên lụy. Xin cô tha cho tôi.
Cô ta cười to và nói:
– Anh khỏi lo dùm tôi. Tôi đã hứa là sẽ làm. Anh cứ sống bình thường như mọi người trong trại là được rồi.
Cô ta đưa cho tôi một túi quà và nói:
– Đây là quà của riêng tôi biếu anh. Mẹ anh cũng muốn gửi quà nhưng tôi nói bà cứ giữ đó. Tháng tới tôi sẽ đưa bà lên thăm anh. Thôi, anh về đi. Trưởng Trại có lẽ sắp trở lại.
Tôi nhận gói quà, chào cô ta ra về mà gần như người mất hồn. Về tới trại giam, tôi chỉ trả lời qua loa trước những lời dò hỏi của bạn tù.
Đúng như lời hẹn, tháng sau cô ta đi cùng với mẹ tôi lên thăm. Không phải thăm riêng mà bình thường như bao người cải tạo khác. Cùng gặp một lúc tại nhà thăm nuôi, chỉ 15 phút. Mọi lời lẽ tù nói với người thăm gặp phải diễn ra trước mặt viên cán bộ phụ trách. Từ đó, cô ta tiếp tục đi cùng mẹ tôi đến thăm tôi hàng tháng. Chẳng thể nói gì, tôi đành phó mặt cho số mệnh. Thấy cô cán bộ 12 tuổi đảng đóng vai phó thường dân ngồi cười cười bên bà mẹ thăm nuôi, tôi nổi tánh lì, trò chuyện tự nhiên, đôi khi còn chọc cười như ngày xưa ở các bars hay động. Tôi còn gì để mất? Cô ta muốn gì ở tôi? Tôi có gì để mà lợi dụng? Thôi thì phó mặc cho số phận.
Tháng Một năm 1976, một buổi chiều vừa ăn cơm xong, sắp tới giờ điểm danh vô chuồng, bỗng có cán bộ cầm danh sách đến gọi đúng tên tôi bảo thu dọn gọn lẹ đồ đạc cá nhân mang theo ra điểm danh.
Bất ngờ gọi tên lúc chiều tối hẳn không phải lệnh tha. Thu dọn đồ đạc mang theo kiểu này chỉ có thể là chuyện trại. Nơi tập họp điểm danh là sân trại. Số tù được gọi ra điểm danh có hai mươi mấy mạng, trong số này có tên chỉ còn anhchỉ còn một chân. Một cán bộ trẻ mang lon thiếu uý dẫn chúng tôi đi ra cổng. Không thấy xe cộ gì. Cả bọn cuộc bộ, không thấy có quản chế súng ống kèm sát như khi đi lao động. Một tên đánh bạo hỏi:
– Chúng tôi đi đâu đây cán bộ?
– Đi tới nơi làm lệnh tha.
– Tha về hả cán bộ?
– Bộ tha rồi không về ở lại ăn hại à?
Cả bọn nửa tin nửa ngờ; Trời bắt đầu tối. Thả vào giờ nầy, xe cộ đâu mà về?
Cả bọn được dẫn ra đến nhà thăm nuôi. Đèn được thắp sáng. Có viên trung uý xưng là chánh trị viên tôi từng gặp đợi sẵn. Thấy tôi trong đoàn người, anh ta cười ra vẻ “hồ hởi” bảo hôm nay anh sẽ thấy cách mạng luôn có tình có lý. Các anh tập trung lại bàn thăm nuôi khai lại địa chỉ và người nhà cho chính xác một lần, sau đó sẽ nghe đồng chí trại trưởng tới nói chuyện.
Cừng nửa giờ sau, Đại Úy Trưởng Trại ra tuyên bố:
– Các anh thuộc diện gia đình cách mạng được bảo lãnh cho về; Kể từ giờ phút nầy tuyệt đối không được liên lạc với những người trong trại; Từ đêm nay các anh ăn ngủ tạm tại nhà thăm nuôi này. Cán bộ sẽ phát mền chiếu v, gạo và lương thực để các anh tự nấu nướng. Ngày mai sẽ làm thủ tục nhận lại đồ ký gởi và lệnh tha. Sau đó chờ liên lạc, gặp gỡ thân nhân bảo lãnh và làm lễ ra trại. Trong mấy bữa chờ làm lễ, các anh tuyệt đối không được liên lạc với các trại viên cũ.
Hôm sau, cả bọn được tập trung lên cơ quan nhận lệnh tha, tiền và đồ dùng ký gửi. Riêng phần tôi, kiểm lại thấy còn vài trăm bạc mới. Ba ngày sau, đã thấy đoàn người thân nhân trong đó có bà mẹ tôi có mặt tại nhà thăm nuôi. Hai mươi mấy tên tù được tha, kể cả tôi, hầu hết đều do mẹ là người bảo lãnh.
Cán bộ ra đưa cho một số tiền để mua thức ăn làm bữa tiệc chia tay. Một bà mẹ đến từ Cao Lãnh nghe nói trước là chủ nhập cảng các loại máy ghe tàu, “xung phong” nhận sẽ “ủng hộ” thêm tiền chợ và còn tình nguyện lãnh đi chợ dùm. Bà ta hỏi có thể cho một hay hai người đi theo mang phụ thức ăn. Cán bộ nói:
– Bây giờ thì các anh có thể đi tự do; muốn mấy người theo cũng được.
Thế là khu chợ gần Trại Cải Tạo Vườn Đào được một buổi chợ trúng mối. Heo, gà, vịt, tôm càng, cá… rau cải mua nguyên thúng, nguyên sàn, hỏi giá bao nhiêu là mua bấy nhiêu khỏi cần trả giá; tiền chợ được bà chủ Cao Lãnh xuất hầu bao, mớ tiền chợ ít ỏi do trại phát có lẽ được bà mẹ nầy cất riêng để làm kỷ niệm ngày con được ra tù.
Tiệc chia tay thức ăn ê hề nào gỏi, nào ca ri, cá hấp, tôm càng nướng, thịt heo, gà, vịt luộc. Thế rồi tiệc cũng bế mạt. Thức ăn gần như còn nguyên vì ai cũng chỉ nếm cho có vị và cán bộ cũng không dám ăn bửa tiệc giá đáng mấy chục lần số tiền cho để làm tiệc. Mấy Bà xin đem thức ăn cho mấy người trong trại thì cán bộ không cho bảo phải đem chôn hết.
Ra khỏi trại mọi người đứng chờ đón xe Mộc Hóa để về Cai Lậy. Từ phía hàng rào trại, thấy lố nhố người đứng trông ra. Tôi quay lui, cũng không dám nhìn lâu không còn nhận được dáng của đứa nào!.
Tôi nói với Má:
– Mình đi lần, bao giờ có xe thì đón. Chứ đứng đây chờ nhìn vào các bạn trong kia nhìn ra, con thấy bất an!
Tôi và má Tôi đi lần dọc theo lộ. Tất cả gần như thấy vậy cũng đi theo.
*
Là ngườu tù trại Vườn Đào được về sớm, tôi biết thân ở yên với mẹ già. Chòm xóm không thấy làm khó dễ.
Sau khi được trao trả quyền công dân, tôi còn được cử ông Nông Hội Ấp đề nghị tôi làm trung đội trưởng lao động ấp; mọi người vỗ tay táng thành. Thế là từ đó ai thấy tôi đến nhà là biết bị gọi đi lao động không công cho XHCN, nào đào kinh, lấp kinh, rồi nước đọng cây trái bị úng nước, ruộng lúa bị ngập nước không rút kịp lâu ngày cây cối chết, lại phải đi phá đập, vác lúa thu thuế… Tôi không dám nhìn khi thấy bà con nông dân ai cũng đầy nước mắt khi bồ lúa vơi đi hơn phân nửa để đóng thuế. Nghe nói lúa thuế được chở tiếp tế cho Miền Bắc.
Mỗi tháng Cô Bí Thư đều đem nhiều khô mắm từ Cà Mau lên thăm Tôi và ở chơi 3 hay 4 ngày. Cô ta ngủ chung với mẹ tôi, vẫn có vẻ được bà thương mến, tin cẩn. Tôi cũng không nói hay hỏi gì thêm ngoài việc cho mẹ biết là bà đã vô tình đem sói vào nhà vì cô ta là ní bí thư trên 12 tuổi đảng.
Cũng có lần cô ta biết tăm luôn 3 tháng; rồi một hôm bỗng đến thăm với nhiều quà từ miền Bắc. Cô cho biết vừa đi tập huấn ở Hà Nội về. Tôi hỏi:
– Em sáng mắt ra chưa?
Cô ta lườm và nói:
– Anh chưa thấy quan tài nên chưa biết đổ lệ!
Đầu năm 1980, Cô ta đến thăm và tối hôm đó có mặt mẹ của tôi. Cô ta nói:
– Mẹ muốn em lo cho anh ra đi; nhưng em có điều kiện là anh phải nhận em làm vợ cho đến khi định cư rồi sau đó tùy anh. Em cho anh một tháng để nghĩ suy và trả lời em.
Mẹ tôi khuyên tôi nên nhận cô ta làm vợ vì cô ta thương tôi thật sự. Tôi thì nghĩ không hẳn. Cô ta bỏ nhiều công phu tìm tôi, giúp tôi và nay muốn cùng tôi vượt biên với tư cách là vợ một sĩ quan hải quân để làm gián điệp như bao trường hợp nằm vùng khác, có người làm tài xế, người giúp việc trung thành tận tâm cả chục năm nhưng sau tháng tư đen thì mới lòi mặt thật. Nhưng đâu còn đường nào khác để tính.
Chưa đầy một tháng sau cô ta lên và bảo tôi chỉ đem theo một bộ quần áo gọn nhẹ để mai đi. Tôi hỏi:
– Em chưa biết anh có đồng ý hay không mà bảo ra đi.
– Thông minh như anh thì không bao giờ bỏ mất dịp may, vì anh không mất gì cả, kẻ mất nhiều nhứt là em nhưng là em tự nguyện; Mọi chuyện ra sao sau này anh sẽ biết.
Tôi hỏi cô ta có an toàn không.
– Anh có cần có tàu Hải Quân biên phòng hộ tống hay không? Nếu muốn em cũng có cho anh.
Tôi nghe mà khiếp. Chẳng rõ cô ta nói đủa hay nói thật. Cỡ bí thư huyện ủy cung không thể có quyền vào Bộ Tư Lệnh Hải quân xưa để tầm kẻ thù; Không hiểu cô ta là thứ gì? Không ra hải ngoại để nằm vùng hay làm gián điệp thì còn gì nữa? Nghĩ vậy nhưng thôi kệ. Cô ta làm gì hay là ai tính sau, cứ thoát ra khỏi nước cái đã. Thế là chúng tôi từ giã mẹ ra đi.
Tàu vượt biên dài 12 mét mới toanh, máy cũng mới và số người đi là 52 người do một cựu hàng hải thương thuyền ngày xưa lái; nhưng cuối cùng 26 người bị rớt lại vì ghe nhỏ chuyển ra ghe lớn bị chận giữa đường mà trong đó có gia đình tài công. Cô bí thư hỏi:
– Anh lái được chứ ?
– Lái được nhưng không có bản đồ mà chỉ có la bàn thì phải chạy thẳng ra hải phận quốc tế rồi theo hướng Tàu buôn mà lấy hướng đi thì sẽ sang Singapore hay tấp vào các đảo của Indonesia.
Tôi lái suốt 5 ngày đêm mới gặp một ghe đánh cá của Indonesian và hỏi thăm thì được chỉ cho một chỗ cách đó không xa. Tôi lái vào và ở đó một ngày một đêm thì được tàu của Indo đưa đến trại tỵ nạn Kuku. Một tháng sau chúng tôi được đưa sang trại Galang và dĩ nhiên trong lý lịch của Hải quân Trung úy VNCH nay có thêm cô vợ bí mật nhiều phần là gián điệp.
Trên bước đường lưu vong quê người xứ lạ làm thân thất quốc, chúng tôi cô đơn lạc lõng như nhau. Ngày qua ngày cả hai đứa đi học tiếng Anh về nấu cơm chung rồi chung mùng va thành vợ chồng thật.
Ở Galang tôi gặp lại bạn bè quân ngũ xưa; vì gần như mỗi tàu là có đôi ba hải quân xưa được đi không tốn tiền để lái tàu. Quán Trùng Dương là nơi tụ họp để nhận ra nhau kể chuyện xưa và bàn chuyện tương lai. Các cựu hải quân xưa làm sổ lưu niệm giống như thời học trò viết lưu bút ngày xanh cho những tháng nghĩ hè. Lắm ông ghi cả số quân đơn vị xưa và dán cả hình. Ôi các quan lính ơi Tôi mà đem cái sổ nầy về thì e rằng cô bí thư mười mấy tuổi đảng sẽ lén ghi lại hết gởi về Bắc Bộ phủ thì gia đình các ông cũng mà khó sống ở VN!. Tôi từ chối viếtsổ lưu niệm và cũng không đến quán hội họp nữa.
Cũng tại trại Galang, tôi có người bạn trước là thiếu úy ngành điện khí được mướn làm người gác máy điện phụ cho một thợ điện người Indo. Anh Indo nầy khá am tường về tình hình VN và có phân tích như sau:
– Các anh vượt biên nghĩ rằng ra ngoại quốc rồi Mỹ sẽ giúp cho thành lập một đoàn quân để trở về dành lại VN. Có lẽ các anh lầm rồi. Mỹ không bao giờ giúp các Anh đâu vì giúp các Anh; Mỹ được lợi gì? Các anh đánh nhau mà nhiều nữ tính quá. Nhân đạo với kẻ thù thì chỉ có con đường chết; Phải như chúng tôi kìa. Chỉ một đêm thôi không một tiếng súng; toàn dùng dao, búa, mã tấu mà giết cho tuyệt giống cộng sản. Chỉ một đêm là xong gần triệu mạng…
Sáu tháng sau chúng tôi được đi định cư. Tôi không tham gia đoàn thể nào, không hội họp với cả hội đồng hương nhưng lúc nào cũng canh chừng cô vợ bí thư đảng viên.
Cô ta cũng như tôi chẳng quen ai; đến cả dùng điện thoại cô ta cũng không sử dụng. Mẹ tôi mất năm 83. Mẹ cô ta mất năm 84. Năm 90 ba tôi và ba của cô ta cùng mất trong một năm. Chúng tôi nhận thư nhưng không về và đến nay cũng chưa về. Chúng tôi đồng ý không có con. Tôi 72 và vợ 70 tuổi; nếu còn ở Việt Nam, cô ta nay đã 52 tuổi đảng, không biết làm tới chức gì.
Mất nước bốn mươ nă, lưu vong hơn 35 năm, chúng tôi chưa bao giờ có ý định về thăm lại quê hương. Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì “cả hai chế độ” cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế đo. Ngày ấy không xa.
Kỹ niệm 40 năm
Trần Thiện Phi Hùng
Hàng Trăm TÀI LIỆU về HOÀNG SA và TRƯỜNG SA
http://navygermany.gerussa.com/
Phán Quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực về Luật Biển: Hiệu lực và thực tế:Đại Dương
Tài liệu Hải Quân Việt Nam Cọng Hoà
Danh sách Tử Sĩ Hoàng Sa ngày 19.01.1974 được cập nhật mới nhất ngày 03.03.2017 bởi Ban Hải Sử HQVNCH
Lễ Tưởng niệm Ngày Hoàng Sa tại Houston, Hoa Kỳ ngày 22.01.2017
Giỗ trận Hoàng Sa tại San Diego, California Hoa Kỳ ngày 20.01.2017
Tưởng niệm Anh Hùng Hải Chiến Hoàng Sa19.01.1974-19.01.2017
Link các Youtube nói về Ngày Hoàng Sa 19.01.1974-19.01.2017
Sài gòn: Tưởng niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa 19.01.1974 ngay tại Tượng Đài Trần Hưng Đạo Sài Gòn. Mời xem đồng bào biểu tình nhân ngày Tưởng Niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa
Hà Nội: Hàng trăm đồng bào tham dự Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa
Tưởng niệm Chiến sĩ Hoàng Sa, Trường sa: Vi Anh
Bà quả phụ cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí qua đời
Văn Tế Anh Linh Tử Sĩ Hoàng Sa 2017
Chiến tranh hải đảo ở biển Đông hoặc: KS Nguyễn Văn Phảy
Tử sĩ Hoàng Sa_Nguyễn Thành Trọng
Việt Nam có thể mất Trường Sa?_Trương Nhân Tuấn
Hành quân Trần Hưng Đạo 47_Hải Chiến Hoàng Sa: Phạm Mạnh Khuê
Trận Hải Chiến giữa VNCH và Trung Cộng: Phạm Mạnh Khuê
(đang được bổ sung)
Hồi Ký Hoàng Sa_HQ10: Hà Đăng Ngân
Văn Tế Anh Linh Tử Sĩ Hoàng Sa
Tầm quan trọng của Đảo Nhân Tạo Gạc Ma: GS Nguyễn Văn Canh
Hải Bất Dương Ba: Phi Ngọc Hùng
Hoàng Sa Trường Sa trong Hội Nghị San Francisco 1951: Trần Gia Phụng
Giải Quyết Hoàng Sa và Trường bằng Pháp Lý hay Chính Trị: Đại Dương
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung cộng về đường lưởi bò chín đoạn: Liêm Nguyên chuyển ngữ
HQ5 và Hải chiến Hoàng sa 1974: Nguyễn Hoà Nguyên
Nhật Ký Tất Ngưu: Châu Tất Ngưu
Hoàng Sa 34 năm sau: Lệnh Khai Hoả : Giao Chỉ
Hoàng Sa Nhuộm Máu: Lê Thương
Tuyên Cáo của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ: UBBVHS&TS
Hồi Ký Trận Hải Chiến Hoàng Sa 19.01.1974: Đông Hải
Hồ Sơ Hoàng Sa_Trường Sa: GS Nguyễn Văn Canh
Bằng chứng khằng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam
Hải Chiến Hoàng Sa: Phan Công Minh
TQLC VNCH bắt quân TC năm 1959: Quốc Thiên
Thư của Đề Đốc Trần Văn Chơn
Trận hải Chiến Hoàng Sa: Trần Đổ Cẩm
Công hàm 14.09.1958: Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Hồng Oral History, trả lời phỏng vấn về trận Hải Chiến Hoàng Sa 19.01.1974 hoặc
Bối cảnh chính trị và quân sự của biến cố Hoàng Sa: Nguyễn Gia Nam
Những dữ kiện về Hoàng sa và Trường Sa: Phạm phong Dinh
Trung cộng đã đưa hai giàn khoan dầu vào khu tư chính: GS Nguyễn Văn Canh
Nói lại về trận Hoàng Sa: Trần Trọng Ngà
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại lên tiếng: PĐĐ Hồ Văn kỳ Thoại
Bối cảnh dẫn tới trận Hải chiếng Hoàng Sa 19.01.1974: TS Nguyễn Tiến Hưng
Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa: Trần Trung Đạo
Biển Đông_Phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế PCA: Đại Dương
Biển Đông_Luật Pháp thắng tuyên truyền: Đại Dương
Biển Đông_Lợi thế của CSVN sau phán quyết của Toà Án Trọng Tài PCA: Đại Dương
Hội luận chủ đề về Hoàng Sa, Trường Sa
Biển Đông và Vận Mệnh Dân Tộc Việt: GS Nguyễn Văn Canh
Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân của TC và CSVN tại Biển Đông: GS Nguyễn Văn Canh
Tuyên Bố của UBBVSVTLT về một Hệ Thống Căn Cứ Quân Sự trên Quần Đảo Trường Sa: GS Nguyễn Văn Canh
Đọc Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa: Trần Bình Nam
Lực lượng Trung cộng trong Biến Cố Hoàng Sa: Thềm Sơn Hà
Việt Nam: Biển Đông và Chủ Quyền: KS Nguyễn Văn Phảy
Đảo Chìm_Niên Biên Ký Sự: Phi Ngọc Hùng
Tuyên Cáo về Âm Mưu của Trung Cộng Xác Nhận Chủ Quyền trên toàn Biển Đông qua giàn khoan HD 981.
Toàn bộ tranh chấp của các quốc gia trên quần đảo Trường Sa: Trúc Giang
Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc Sử: Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Kiện Trung Cộng: Yếu tố quyết định thành bại là nhân chứng: Luật sư Châu Huy Quang
Bản Lên Tiếng Của UỶ BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ về việc Trung Cộng đặt giàn khoan HD 981 tại Hoàng Sa: GS Nguyễn Văn Canh
Văn Tế 74 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa 19.01.1974_19.01.2014
Trận Hải Chiến Lịch Sử_ Hoàng Sa: Cố HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc
Một Chiến Lược Biển Đông_HQTT Nguyễn Mạnh Trí: Trần Bình Nam
Biển Đông với Hoa Kỳ, Trung Cộng và Việt Cộng hiện nay: LS Nguyễn Thành
Những Mùa Xuân Ghi Dấu_Phần 2: Hải Chiến Hoàng Sa 19.01.1974: KS Nguyễn văn Phảy
Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974: Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Tường Thuật của một Chứng Nhân Trận Hải Chiến Hoàng Sa: Đặng Quốc Tuấn
Soái Hạm HQ5 và Trận Hải Chiến Hoàng Sa: Bùi Ngọc Nở
So Sánh 2 Cuộc Chiến với Trung Cộng 1974 và 1988: Trần Phong
Những Buổi Lễ Tưởng Niệm 74 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa 19.01.1974-19.01.2014
http://navygermany.gerussa.com/
Hải Quân Đại Úy Mỹ Mayerkord
Do HQ. Võ Minh Mẫn chuyển 12/12/2015 (Seattle)
Vũ Đoàn
Tác giả tên thật là Đoàn Q Vũ, cựu sĩ quan Hải quân VNVH, cựu tù cộng sản, hiện là cu dân vùng Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Vượt Biển Bằng Thuyền Buồm” đã phổ biến. Bài mới, kể về người Sĩ Quan Hải Quân Mỹ đầu tiên bị tử thương ở chiến trường Việt Nam.
Khi đặt chân lên nước Mỹ tháng 3/1984 có hai điều làm cho tôi đứng lặng người để thấy là mình vẫn còn sống thật với chính mình.
Ngày 30/4/1984 tôi được thấy lá Quốc Kỳ và nghe Quốc Ca VNCH tôi mới biết mình sống lại với linh hồn dân tộc VN vì khi đi tù Cộng Sản tôi đã coi như mình đã chết rồi.
Sau đó mấy năm tôi được dự lễ Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Nhìn Tượng Đài mà tôi ứa nước mắt. Tượng Đài này làm tôi nhớ hình ảnh một Cố Vấn Mỹ từng sát bên tôi trong trận chiến năm xưa. Người bạn thân tình ấy đã ngã gục và chết trong vòng tay tôi: Hải Quân Đại Úy Meyerkord.
Giang Đoàn 23 Xung Phong
Tôi được thuyên chuyển đến Giang Đoàn 23 xung phong đóng ở Vĩnh Long từ tháng 9/1964 làm Sĩ Quan Giang Đỉnh.
Qua 1965, tình hình chiến sự thay đổi quá nhanh, CS đã tăng cường người và vũ khí ào ạt vào Miền Nam VN.
Đầu năm 1965 khi đi tuần tiễu đêm, tôi đã bắt được một ghe chở hơn một tấn đạn dược đủ loại từ Bến Tre qua cù lao Dài để tiếp tế cho Vĩnh Bình (Trà Vinh). Trong buổi đến Giang Đoàn để khen thưởng Thiếu Tướng Dương Văn Đức Tư Lệnh Quân Đoàn 4 thời đó, có nói với Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh HQ bằng tiếng Pháp (chửi thề) “Không biết mấy thằng CS muốn cái gì mà chúng đưa hằng Sư Đoàn cán binh vào Miền Nam”.
Cuộc truy kích Cộng sản miền Bắc xâm nhập trở nên ráo riết không ngừng nghỉ. CS địa phương cũng liên tục đánh phá các đồn bót ở Tiểu Khu Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sa Đéc, Bến Tre, Cao Lãnh.
Hải Quân Đại Úy Harold Dale Meyerkord (1937-1965.)
Hải Quân Đại úy Meyerkord đến Giang Đoàn trước tôi khoảng 2 tháng 13/7/1964. Ông còn rất trẻ, vui tánh, thích làm quen với chúng tôi. Chúng tôi ở cùng 1 dãy phòng dành cho Sĩ Quan. Tôi ở sát phòng với Cố Vấn Mỹ nên khi về căn cứ tôi hay ra trước hành lang tán dóc, Đ/úy Meyerkord cũng thích ra ngối nói chuyện cho vui. Đôi khi ông còn mời tôi ra quán Bar ngoài phố làm vài lon bia, ở quán Bar ông rất đứng đắn không thích đùa dỡn với gái. Quen thân một thời gian sau ông nói với tôi ông là người Mỹ gốc Đức và là con 1 Giám Đốc Ngân Hàng ở Mỹ, khi nào có dịp sang Mỹ ông sẽ giới thiệu tôi với gia đình ông ( dịp này sẽ không bao giờ có, xin hẹn lại kiếp sau).
HQ/Đại úy Meyerkord đã dự hầu hết các cuộc hành quân của Giang Đoàn và đã giúp Giang Đoàn rất nhiều khi Giang Đoàn bị địch tấn công, ông gọi máy bay yểm trợ và cấp cứu rất nhanh.
Ông đã hướng dẫn một nữ phóng viên báo National Geographic đi theo tàu hành quân để chụp ảnh và viết phóng sự Delta River đăng trên báo năm 1965 có hình tôi đứng trên chiếc FOM
Có lần ông hỏi tôi “Sao tôi thấy trong các cuộc hành quân anh thường đi tàu nhỏ và đi đầu?”, tôi trả lời “Tôi đã đọc cuốn BỨC TƯỜNG THÀNH DO THÁI có viết là Sĩ Quan phải dẫn đầu để cho lính theo sau. Tôi bắt chước họ nên khi hành quân anh Hạ Sĩ Nhất Lợi đi đầu ở cánh phải thì tôi đi bên cánh trái”.
Trận chiến không thể quên
Giữa năm 1965 một đại đội Địa Phương Quân đóng ở gần cửa sông Hàm Luông (Tỉnh Bến Tre) bị một tiểu đoàn VC tấn công trong nhiều ngày, đồn cố thủ để chờ tiếp viện. Đường bộ bị phá không đi được, Tiểu Khu Bến Tre phải cần tới Giang Đoàn để tiếp cứu. Chúng tôi đến Tiểu Khu Bến Tre rất sớm đợi đón quân, nhưng Tiểu Khu còn do dự vì có tin tình báo VC sẽ dùng kế “Công Đồn Đã Viện” và lực lượng VC có thể là cả Trung Đoàn có súng nặng.
Tiểu Đoàn mà chúng tôi đến đón là 1 tiểu đoàn vừa mới thắng lớn, Tiểu Đoàn Trưởng và các Đại Đội Trưởng đều mới thăng cấp đặc cách một cấp tại chiến trường.
Mãi đến 11 giờ chúng tôi mới đón xong 4 đại đội lên 4LCM8. Giang Đoan bố trí độ hình như sau:
1 – 2 FOM (tiền phong đỉnh) đi đầu.
2 – Chiếc Command chở Chỉ Huy Trưởng/ Giang Đoàn, Cố Vấn Mỹ và Bộ Chỉ Huy tiểu đoàn.
3 – 4 LCM 8 chở quân.
4 – Chiếc Combat có tôi đi hộ tống.
5 – Sau cùng là 2 FOM
Đoàn tàu đi khoảng 2 giờ thì bị phục kích. VC dùng đủ loại súng bắn xối xả vào tàu. Chúng tôi thấy rõ cả Lance bom, B40 bay trên mặt nước. Chúng tôi phản kích ngay lập tức. Sau nửa giờ tấn công tiếng súng địch im dần. 4LCM 8 đều bị trọng thương phải ủi vào bờ. Chiếc Combat bị 1 trái đạn lọt vào phòng ngủ phát nổ hất tôi đứng trên sàn tàu té nhủi vào ụ súng 81. Thuyền Trưởng Th/sĩ Trâm đang điều khiển cây 40 ly trước mũi tàu vội chạy đến đỡ tôi dậy xem tôi có bị thương không? May tôi không bị thương nặng. Chúng tôi dùng toàn bộ hỏa lực để trấn áp lực địch.
Nửa giờ sau đã có 4 phản lực cơ đến oanh tạc dữ dội, tất cả hầm hố của địch đều bị đào xới, hàng cây dọc bờ sông chỉ còn trơ thân xác khẳng khiu. 2 giờ sau có 1 Tro chiién Hạm LSSL, Hạm Trưởng Nguyễn Văn Dinh đến tiếp viện. Chúng tôi chạy sát bờ phía VC ẩn núp, đặt ống dòm chúng tôi thấy sâu trong đất liền, những hố bom và cả một vùng đổ nát dọc theo bờ sông. Giang pháo hạm tiếp tục bắn phá những nơi nghi ngờ còn VC ẩn nấp.
Chính Đại Úy Meyerkord đã gọi phản lực, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn lo cấp cứu tàu bị nạn, chiếc nào còn chạy được ráng lết về Tiểu Khu chở theo thương binh. Tôi ở lại với chiếc Combat và 2 FOM để bảo vệ cho tàu chìm. Một tuần sau mới kéo hết tàu hư về Thủy xưởng để sửa chữa.
Sau trận này Đ/úy Meyerkord được đề nghị tặng thưởng 1 Silver Star.
Tôi nghiệm thấy lời ông tướng Dương Văn Đức nói trên đây là rất đúng.
Khoảng một tháng sau, tôi được đi tuần tiểu vùng Vĩnh Bình, đoàn tàu tôi gồm một LCM 8 + hai FOM + hai LCVP 8. Tôi ra tới cửa sông Cổ Chiên ghé lại Duyên Đoàn 35 do anh Nguyễn Kim Trọng mới đáo nhậm để thăm và nghỉ lại đêm.
Lúc 6 giờ sáng anh vô tuyến viên nhận được một công điện Hỏa Tốc bảo tôi phải mở máy PRC25 ở tần số được cho để liênlạc với máy bay Trinh Sát Mỹ trong vùng. Khi mở máy tôi mới biết có một tàu lạ ngụy trang bị theo dõi từ Côn Sơn vào đến gần cửa sông anh còn cho tôi tọa độ tàu lạ (cũng may là lúc học ở Trung Học tôi bị ba tôi bắt đi học thêm Anh Ngữ nên tôi mới nói được chút Tiếng Anh giọng Người Anh vì thầy tôi là thông tín viên của báo Hồng Kông, ở trường lúc đó tôi chỉ học Anh Ngữ hai giờ một tuần).
Lần theo cửa sông ra biển, khoảng 9 giờ sáng tôi thấy 1 tàu sắt cỡ trung bình (25m*5m) ngụy trang bằng cành cây trên boong tàu. Tôi ra lệnh tác xạ, tôi chỉ bị phản pháo nhẹ trong bờ vì bờ là một rừng cây tràm sâu cả 100m. Tàu bốc cháy, tôi cho tàu tôi cặp tàu VC để chữa cháy và khám xét. Lục xuống dưới hầm tàu chúng tôi thấy không biết bao nhiêu là súng còn mới tinh bọc trong giấy dầu.
Tôi đánh công điện báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân/HQV4/SN và Giang Đoàn.
Khoảng 11 giờ thì có 1 Trợ chiến hạm của vùng 2 Duyên Hải đến gặp tôi bảo tôi hãy về Giang Đoàn, nhiệm vụ của tôi đã hoàn tất.
Lúc trở về là lúc nước lớn. FOM nhỏ và nặng đi trong sóng lớn rất là nguy hiểm tôi phải cho tăng cường người tát nước nếu không tàu sẽ chìm. Mãi đến 10 giờ đêm tôi mới về đến Vĩnh Long.
Sáng hôm sau, ông Meyerkord chạy qua phòng tôi hỏi thăm về việc bắt tàu VC, tôi kể sơ sự việc và tặng ông 1 cây K54. Ông ôm tôi và nói: “Oh, My Brother”.
Tôi được giấy phép 3 ngày về SG chơi. Tôi dấu 1 cây K54 đưa cho anh Công Tùy Viên Tư Lệnh Hải Quân để làm quà cho Tư Lệnh.(kiss ass = NFG = No F%#@ing Good!)
Về đơn vị tôi được lệnh công tác biệt phái một tháng ở Tân Châu. Trong thời gian này tôi được báo là ông Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn bị thương. Mãn công tác tôi trở về đơn vị, tôi được lệnh dẫn tàu qua Cần Thơ để dự lễ trình diện súng tịch thu được trên tàu VC. Nhưng khi đến Cần Thơ, tàu tôi chỉ được đậu tại bến và không được lên bờ.
Đến trưa có một người Mỹ đến tìm tôi, tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi anh đến tìm tôi có việc gì? Anh nói: “Anh là người theo dõi tàu VC từ Côn Sơn tới cửa sông Cổ Chiên và là người đã liên lạc với tôi, để tôi tìm ra tàu VC. Nhưng nay thì không thấy ai nói gì tới anh hết, anh rất lấy làm buồn.”
Tôi nói: “Không sao, tôi có quà cho anh. Tôi lấy 1 cây K54 tặng anh, mắt anh sáng lên, ôm lấy tôi nói liên tiếp “Thank you, Thank you”.
Không biết ai báo cáo mà sau này an ninh Hải Quân còn theo dõi điều tra xem tôi còn cất dấu súng nữa không!.
Ngày định mệnh 03/16/1965
Chúng tôi nhận được lệnh hành quân tại một địa điểm bên trong sông Măng Thít thuôc Quận Vũng Liêm. 8 giờ sáng đã nhận xong 1 tiểu đoàn lên 4 LCM 8, có 4 FOM hộ tống. 11 giờ đến địa điểm đổ quân. Chỉ huy Trưởng bị thương nên Chỉ huy phó đi thay. Đổ quân xong, chúng tôi ngồi trên mui LCM 8 để liên lạc hành quân, các tàu rải đều, ủi bãi cả hai bờ sông.
Trên mui tàu LCM 8, tôi ngồi ngoài cùng, kế đó là Đ/úy Meyerkord, Thượng Sĩ Mỹ và ông Chỉ Huy Phó Hoàng Thế Thái. Khi bộ binh đi được nửa giờ thì toán VC phục kích dưới hầm ngay chỗ tàu tôi đậu lia súng bắn nhiều loạt đạn lên tàu rồi bỏ chạy. Chúng tôi phản pháo ngay tức khắc. Nhưng than ôi ! viên đạn đầu tiên bay ngang tai tôi, viên thứ hai trúng vào Đ/úy Meyerkord, kế tiếp Thượng Sĩ Mỹ bị thương nơi vai, ông Thái vô sự.
Ông Thái gọi bộ binh trở lại bọc hậu để chận địch, gọi trực thăng phản kích và cứu thương.
Đại úy Meyerkord bị trọng thương máu tuôn xối xả, tôi ôm chặt Đ/úy vì ông dãy dụa rất mạnh, nếu buông ông ra ông sẽ bị té xuống sông ngay.Trực thăng đến, y tá kiểm soát khắp mình tôi vì thấy người tôi dính đầy máu từ đầu tới chân nhưng không có vết thương nào nên vội đưa 2 người Mỹ đi cấp cứu.
Hải Quân Đại úy Meyerkord đã tắt thở trên máy bay lúc 12 giờ ngày 03/16/1965. Ông được Hải quân Mỹ nói là “He cited as the First Naval officer to be killed in Việt Nam.” Nhưng thật ra đã có 1 HQ Đại úy khác là Lieutenant Bruce C Farrell và 12 binh sĩ đã chết trước đó nhưng là vì rớt trực thăng.
Bẩy năm sau khi Meyerkord tử trận, một chiến hạm mang mang tên ông hoat động quanh bờ biển Việt Nam.Bẩy năm sau khi Meyerkord tử trận, USS MEYERKORD (DE-1058), một chiến hạm mang tên ông hoat động quanh bờ biển VN.Theo tài liệu, ông đến Giang Đoàn ngày 13/7/1964 và ông mất ngày 16/3/1965, như vậy ông chỉ ở Giang Đoàn có 8 tháng 3 ngày mà dự hơn 10 cuộc hành quân là vô lý. Theo tôi nghĩ ông phải ở hơn 1 năm 8 tháng, vậy ông phải mất năm 16/3/1966 mới đúng. Tôi cũng vậy mấy tháng sau tôi rời Giang Đoàn năm 1966.
Sau 50 năm ngày ông mất đối với tôi không còn là điều quan trọng, có quan trọng chăng là hình ảnh của ông vẫn còn ẩn hiện trong tim tôi khi tôi viết những dòng chữ này.
Ông là con nhà giàu tại Mỹ, lại không trốn quân dịch, không phản chiến, đã hy sinh để bảo vệ Độc Lập Tự Do cho một nước xa vời nửa vòng trái đất, đó mới là điều đáng nói.
Tri ân 59 ngàn người bạn đồng minh đã hy sinh cho nước Việt Nam. Mọi sự kiện đều có 2 mặt. Tôi rất buồn việc một số người Mỹ đã quên đi sự hy sinh mạng sống của đồng đội, giao miền Nam cho CS miền Bắc.
Chiến tranh Việt Nam do Cộng sản gây ra đã khiến 3 triệu người chết. Sau 30/4/1975, cho tới nay, đã có thêm có 4 triệu người bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản, hai triệu người chết trên biển ca, cộng thêm 300 ngàn người đi tù CS.
Vũ Đoàn