Người tù thế kỷ Đại Úy Nguyễn hữu Cầu

.

Lỗ Trí Thâm

Có người gọi anh là” người tù thế kỷ”.Có người gọi anh là” người tù bất khuất”.Có người gọi anh là “người tù kiệt suất”.v..v..Dù gọi cách nào đi nữa thì anh vẫn mang một danh hiệu độc nhất, bất diệt, đó là:”Đại úy QLVNCH “với tôn chỉ :”Tổ Quốc, Danh Dự,Trách Nhiệm”.

Hơn ba mươi bảy năm tù giam vùi dập xiềng xích.Năm năm đầu là tù cải tạo.Ba mươi hai năm sau là tù lương tâm.Là tù lương tâm vì anh tố cáo bọn lính ông “Hồ” hãm hiếp 11 cháu gái lấy ra từ trại vượt biên ở Kiên-Giang, nơi quê anh..Chúng chụp cho anh cái mũ tình báo Mỹ (CIA), rồi tình báo Trung Quốc..Chúng kết án tử hình anh, sau cải thành tù trung thân .Trong suốt ba mươi hai năm tù, bẩy lần chúng đưa anh giấy ân xá, nhưng anh không ký , anh nói anh không có tội, và yêu cầu bỏ chữ “ân xá”…

Người ta muốn cải danh anh là “ngụy” phạm.Tổ quốc anh là” VNXHCN”.Quê hương anh là đất nước mới..Song anh từ chối..Anh nhất mực khẳng định: Anh là Đại Úy QLVNCH, tổ quốc anh là VNCH và, quê hương anh là miền Nam yêu dấu..Có lẽ vì một lòng, một dạ, kiên định lập trường, nên người ta gọi anh là :”người tù bất khuất.” chăng?..

Một thế kỷ qua, chiến tranh cũng nhiều, loài người giết nhau , giam giữ, bỏ tù, đầy đọa, đánh đập, tra tấn, gông cùm, xiềng xích nhau cũng không ít.!!..Song đã có mấy ai trải qua hơn ba mươi bảy năm dài, gần một nửa đời người trong gông cùm xiềng xích, khổ sai, đầy ải như anh ?..

Anh chiến đấu chống giặc phương Bắc xâm lăng quê hương anh, bảo vệ miền Nam yên lành trong thanh bình hạnh phúc..Anh luôn nắm vững tay súng trong ý nghĩa đơn thuần:” nòng súng nhân đạo cứu người lầm than”..Song, thất vọng thay !..Hèn nhát thay.!..Tổng Thống cuối cùng, tư lệnh tối cao của anh bắt anh đầu hàng quân địch.!!..

Nỗi đau gông cùm, xiềng xích, tra tấn, đói khổ, với anh, vẫn không thể nào bằng nỗi đau miễn cưỡng đầu hàng quân địch..Có lẽ vì vậy, nên suốt hơn ba mươi bảy năm dài, chưa một lần anh xin ân xá của kẻ thù..Anh mới chính là “người tù bất khuất”.

Anh nói:”Những mắt xích ở cổ chân anh là hạt mân côi..Anh lần hạt mân côi mỗi ngày..”.cai tù mở xích.Anh đề nghị:”Hãy mở xích cho các chiến hữu của anh trước, anh xin là người sau cùng, vì anh đang lần hạt mân côi..”.Anh rõ ràng là người sĩ quan của một quân đội nổi tiếng là:”can trường nơi trận chiến, bất khuất khi chiến bại..”

Anh vốn là một nhạc sĩ quân đội nghiệp dư.Trong tù anh viết nhạc ca ngợi lòng yêu nước của quân nhân của QLVNCH..Kiên định lập trường của người lính “thua cuộc”.

Với anh kẻ thù cứ lấy đi giấy bút của anh, anh vẫn cứ viết bằng máu anh, và giữ lại trong tim, óc anh..

Đói khổ, đau ốm, bệnh tật, đầy đọa, lao động khổ sai, vùi dập, tra tấn không làm anh sờn lòng, khiếp sợ..Nỗi đau tan nát cửa nhà, cha, con chia cách, phu thê đứt đoạn(anh ký giấy từ hôn để cho vợ đi lấy chồng..),không làm anh chao đảo, vấp ngã trước kẻ thù..Anh từ chối ký giấy xin ân xá nhiều lần..Anh luôn khẳng định :”anh cầm súng để bảo vệ cho tự do, anh không có tội..”.Có lẽ vì vậy nên người ta gọi anh là :” người tù kiệt xuất.”

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.Ba mươi bảy năm, tám tháng, mười ngày trong lao tù của “bên thắng cuộc” , trong đó có 5 năm tù cải tạo, và hơn 32 năm tù sau là tù lương tâm, hậu quả của lá đơn can đảm tố giác bọn ác thú “thắng cuộc” hãm hiếp 11 cháu gái vô tội miền Nam mà chúng lấy ra từ trại giam những người vượt biển đi tìm tự do như đã kể ở trên..

Thời gian của 37 năm tù, tính ra ngày bằng 13,755 cái thiên thu!!.bằng gần một nửa trăm năm đời người…Gọi anh là :”người tù của thế kỷ”, quả không ngoa..

Mặc cho những mưa nắng của trời.Mặc cho những đói khát, lao động khổ sai, đầy ải.Mặc cho những kìm kẹp xiềng xích của kẻ “thắng cuộc”..Anh vẫn trơ như đá, vững như đồng..Phải chăng vì trong anh đã luôn có ý chí sắt đá vốn có của người lính VNCH được hun đúc từ lòng yêu nước, trưởng thành từ vùng đất tự do miền Nam yêu thương?..

Cuối cùng, anh đa dũng cảm vượt qua “khúc đoạn trường” của kẻ chiến bại..Anh trở về trong âm thầm, nhưng mà lòng thì ngạo nghễ, hiên ngang.Phần kẻ thù thì âm thầm nể sợ..

Một lần, đứng trước những cựu chiến hữu thương phế binh tại Giòng Chúa Cứu Thế,anhđãphátbiểu:

                                                                                                                                                                                                                   “37 Năm tù của tôi không thể nào so sánh với những mất mát một phần thân thể  mà anh,em đã cống hiến cho quê hương,tổ quốc..Tôi xin nghiêng mình trân trọng cúi đầu thiết tha chia xẻ và khâm phục..”

Ngửa mặt nhìn trời.Cúi đầu nhìn đất.Anh không thẹn với trời, không nhục với đất.!!..Trong anh vẫn còn trọn vẹn một trái tim, một khối óc, một khát khao cho tự do của người lính VNCH năm xưa..

Xin một lời kết luận:

Anh, chính là người lính của quân lực VNCH “thua cuộc” độc nhất, trải qua thời gian dài nhất trong nhà tù CS ở thế kỷ này.

                                             Little Saigon

Nguyễn hữu Cầu

(Hành trình đi tìm Nguyễn hữu Cầu)

Lỗ Trí Thâm

Nhân giỗ năm thứ hai  (19/12/2022-19/12/2024) của Đại Úy nguyễn hữu Cầu.

Tôi xin tường thuật “ hành trình” tôi đi tìm Nguyễn hữu Cầu.

Sau 37 năm bị cộng sản Hà- Nội giam cầm. ( 5 năm tù cải tạo.32 năm tù lương tâm) .Nguyễn hữu cầu được thả ngày 23/3/2014.

Một ngày, trên mạng, tôi thấy tại tiểu bang Houston , một hội đoàn nào đó, tổ chức gây quỹ cho Nguyễn hữu Cầu được $1,000 US.

Tôi nghĩ , không lý, Một Sĩ Quan QLCNCH tù cộng sản 37 năm mà đồng hương Miền Nam của anh chỉ cho anh có một ngàn..Vô lý !..

Tôi liên lạc với hội đoàn đó để xin địa chỉ của Cầu..Họ từ chối…Nếu có ai giúp, cứ gửi tiền cho họ!..

Bất mãn.Tôi gọi cho Huy Phương xin số điện thoại của Trung Tá Hạnh Nhơn xin bà gửi tiền giúp đỡ Cầu, thì bà trả lời như sau: “Chương trình của bà chỉ để giúp Thương Binh VNCH và, cô nhi, quả phụ. Tù cải tạo không có trong chương trình này”..

Tôi có trong tay $500 US . $300 do bà Minh Nguyệt , hiền thê của ông bác sĩ người Mỹ Rundall Patrick và, cô con gái Đài Trang.Phần tôi $100. Nguyễn ngọc Kỳ Hội Trưởng  Khóa 18 Thủ Đức miền Nam Cali $100.

Tôi quyết định tìm Nguyễn hữu Cầu

Nhân một người bạn HO, cựu  Đại Úy Cục Chính Huấn VNCH,  về Saigon thăm con gái của anh, tôi nhờ anh tìm Nguyễn hữu Cầu.

Trở về Cali, anh cho tôi biết, anh sợ rắc rối.Tuy nhiên anh có nhờ một thương phế binh Nhảy Dù để nhờ cái kệ bán thuốc lá trước cửa nhà con gái anh, đi tìm Cầu đang ở tỉnh Kiên Giang.

Qua con gái anh, tôi xin số điện thoại của anh lính Nhảy Dù .Tôi nói với anh: Tôi sẽ gừi cho anh $50 US lộ phí đi Kiên Giang tím Cầu..Tôi nhờ con gái của người bạn ứng trước..

Kết quả: “ Con gái của Cầu cho biết: hiện Cầu đang làm cho tiệm giặt, ủi ở Saigon

Cuối cùng, tôi gặp được Cầu qua điện thoại.Tôi cho Cầu biết, tôi sẽ gửi cho Cầu $ 500 US.Tiền này do đồng hương Miền Nam của anh, gửi tặng anh..

Qua thẻ điện thoại tôi mua $20 US. Đêm bên Mỹ.Ngày bên Việt Nam.

Tôi Phỏng vấn Cầu để biết nguyên nhân  37 năm anh bị giam cầm trong lao tù cộng sản Việt Nam.Tôi cho Cầu biết tôi tốt nghiệp khóa 18 trường Bộ Binh Thủ Đức.Cầu nói: “ Em khóa 5/68 Thủ Đức.Sau đó chúng tôi xưng hô anh, em thân mật.Cầu gọi tôi là đại ca.

*** Cầu kể:

.. “Ngày 23/4/1975.Quảng Ngãi thất thủ.Em bị bắt..Sau đó tù cải tạo 5 năm.Năm 1980, sau khi được thả, em tìm đường về Kiên Giang..quê em.

Nhà thì bị chúng lấy.Vợ thì đã bỏ lại hai đứa con gái cho ông, bà nội,.Đi lấy chồng trẻ…

Vợ em khai hạ tuổi để lấy chồng  trẻ hơn 5 tuổi.Cai tù bảo em ký giấy ly hôn và, hỏi tuổi của vợ em có đúng trên giấy ly hôn không?.Em trả lời..đúng!!Ngày ký giấy ly hôn đó là năm đầu của tù cải tạo..

Khoảng tháng7/ 1982.Đang ngồi uống ly cà phê ở một quán cóc..Em chợt nhìn thấy một đứa con gái khoảng 15, 16 tuổi đứng khóc, vai  dựa vào vách tường của căn nhà hai tầng.Quần bê bết máu..Tò mò..Em tới hỏi, thì nó nức nở chỉ tay lên tầng lầu nói:Mấy ông cách mạng đang nhậu ở trên lầu hiếp cháu!!Bảo cháu xuống đây đứng chờ..Lát nữa gọi lên hiếp tiếp!!.Cháu là đứa thứ mười một.Trước cháu đã có mười đứa lấy từ trong trại vượt biên ra đây như cháu..

***

(Đạo đức bác Hồ)

(Quân đội ta trung với Đảng.Hiếu với dân)

Em trở lai quán cà phê.Trên đường đi, em nghĩ..Mình vừa ở tù về..dính dấp làm gì.!!

Uống ly cà phê thứ hai..Sao thấy miệng đắng ngắt..Em quyết định tìm cho ra tên mấy đứa khốn nạn kia..Cuối cùng, tên đầu sỏ lũ khốn kiếp đó chính là tên Nguyễn thế Đồng, viện trưởng viện kiểm soát Kiên Giang..

Em viết đơn tố cáo, gởi cho báo Nhâ Dân..Nhưng chỉ một tháng sau, đơn tố cáo đó lại quay về Kiên Giang..

Ngày 9/10/1982.Em bị bắt lại..Ngày 23/5/1983 đưa ra tòa án Kiên Giang xử.

Tử hình !!., Vì tàng chữ tài liệu phản động..

Khôi hài..Tài liệu chúng trưng ra trước tòa là kinh Phật và, Kinh Lậy Cha mà,  chúng lấy được ở trong nhà em..

Bà ,con, cô, bác cười rộ..Chúng xấu hổ..Bèn cải tội tử hình thành tù chung thân..

Trong suốt 32 năm tù.Mỗi lần chúng bảo em ký giấy ân xá.Em không ký.Em nói: Em không có tội. Bỏ hai chữ  “Ân Xá”.thì em ký

Cuối cùng ngày 23/3/2014 chúng thả em vì áp lực chình trị mà, không cần ký giấy..

Về nhà, ít tháng sau Tòa Lãnh Sự Mỹ mời em đến làm giấy tờ..Có thể sẽ được đi Mỹ.Nhưng em nói chờ khi nào nhà nước trả lại căn nhà của em ở Rạch Giá thì em mới quyết định..

***Phần kết:

Sau  khi nhận được $ 500US. Cầu cho tôi biết: Cầu nghỉ làm giặt,ủi.Đi sinh hoạt Với thương phế binh VNCH ở Giòng Chúa Cứu Thế.Tôi nói cho cầu biết:Sẽ còn có rất nhiều đồng bào Miền Nam của Cầu gửi tiền cho Cầu..

Qua bài viết  “ Người tù thế kỷ” của tôi.Cầu nhận được rất nhiều tiền do đồng bào Miền Nam xưa kia gửi về giúp đỡ Cầu.

Tôi hỏi Cầu, có dám nhận bài viết  “Người tù thế kỷ” của tôi không?.

Cầu nói: “ sợ gì..Em bây giờ  “cùi không sợ lở..Khỏe re,con bò kéo xe..”

***

Cuối cùng Cầu cũng có được một mái nhà nóc tôn xập xệ.

Một người đàn bà trung niên nhận làm vợ.

.Một giàn mướp trước sân nhà.Một đàn gà và, một con heo ủn ỉn.

.Hạnh phúc..muộn màng !!..

“Ta trở về cúi mái đầu sương điểm..”

Lỗ Trí Thâm

Cuộc Di Tản của Không Quân VNCH 30.4.1975

.

Tập ‘Quân sử Không Quân’ trang 199 ghi lại: ‘Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa..

Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong ‘Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad’s Last War, và Ralph Wetterhahn trong ‘Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN..

Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47..Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển..Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc..’

37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp ‘vẽ lại’ toàn cảnh (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản..hay đúng hơn là ‘tự tan hàng’ của KQVNCH.

Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.

Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kin trong bao tồn trữ..

Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP (Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột.. đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu.. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại.. không phải là để điều hành cac phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dươi đất.. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng.. nhận định mục tiêu bằng mắt thường..

Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải.. Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 (trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).

Những phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH trên không phận Sài Gòn:

Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động với một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:

PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.

PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.

Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07..

Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường.. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được.

Theo Đ/u Phúc ‘ngoài Tinh Long 07, còn có thể cò thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ (?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo..).

Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..

(Xin xem bài: Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý)

Những giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư lệnh KQVNCH

Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 (lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.

Tối 28 tháng 4: một sự kiện ‘kỳ lạ’ đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong ‘Chuyện 30 năm trước’ (website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:

..’8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975..tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về.. Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời: theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân.. Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay.. Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi: Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được.. Trở lại bãi đậu,tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..

Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tất cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.

Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..

Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?

6 giờ 15 sáng 29, tât cả phi công lên xe chạy về Bộ Chỉ huy KĐ 33.. Đ/tá Thảo chạy vào rồi chạy trở ra.. Đến nơi các phòng vắng lặng, không còn ai cả.. Trở lại sân cờ KĐ 33, Đ/tá Thảo tuyên bố tạm thời tan hàng, anh em rán tự tìm lấy phương tiện di tản..

Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt ? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ ? Chúng tôi đâu có..rã ngũ ?..’

Sự kiện phi cơ bị ‘tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong ‘Can trường trong Chiến bại’ của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307′ như sau:

‘Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu.. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng..

Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác (Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt..).. kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu..bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon..cho phá hủy các phi cơ của KQ ?

Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ.. khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông ? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ..

Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ..

Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.

10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM.. Thấy không còn ai.. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng.. ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.

Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..

Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng.. ra lệnh tự tan tan hàng.. phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định..

Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)

Trong bài bút ký ‘Giây phút nát lòng’ (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:

..’ tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả.. Ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như ‘đại bàng xệ cánh’..’Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu ‘Chiến’ hay ‘lui’ Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn.. mạnh ai nấy chuồn ?.. Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh ?

Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:

..’ Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát: – Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe..

..’ Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành; ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc (Đ tá Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói: – Đi mày..

Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: – Đi dâu ?

– Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao ?

Ước nói và nắm tay tôi..lôi đi.. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM.Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng.. Tôi không theo..

Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ: – Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hãy lên, cùng đi..

Tôi hỏi:

– Tương đâu ?

– Họp trên văn phòng TTM Trưởng..

Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào.. thấy Hà Xuân Vịnh (Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào.. Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ.. Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:’ Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..’

Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu..Tôi hỏi:

– Sao ?

Linh nói:

– thiếu gì máy bay..

Tôi vội báo động:

– Máy bay nào ?, còn duy nhất chiếc này thôi.

– ‘Chiếc kia kìa’,

Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..

– ‘Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..’

Tôi nói vơi Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM… Linh nhất định không lên tàu..tôi đành ở lại bên anh.. Tôi còn đang phân vân bàn thảo vơi Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tương lãnh bay đi cùng Ươc.. để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình..

Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ.. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long..

Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa..Quân ta phớt tỉnh.. không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ.. Tình hình thực gây cấn.

Thấy ông Linh hết ‘linh’, tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..

Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành..

Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tương Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc vơi SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.

Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ.. ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhưt..Tướng Lành, nói vơi Linh trươc sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:

– Moa chưa có lệnh..

Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ.. nhưng chờ lệnh ai đây ?. Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh.. mà lệnh của ai đây ? Tôi buột miệng:

– Ông chờ lệnh ai ? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?

Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ.. (lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng (Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:

– Tụi toa định làm gì đây ?

Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tướng dù nói nhanh:

– Tụi này zulu dây. Ông có theo thì cùng đi ?

– Zulu ? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang..sao đành ?

Ông Lành hỏi:

– Toa còn mấy đứa con ?

– Sáu đứa chung quanh Đô thành..

Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn.. Tôi đỡ lời ông Lành:

– Tân sơn Nhất không giữ được..KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã..

Ông Lưỡng vội hỏi:

– Tụi toa định rút đi đâu ?

Tôi nhanh nhẩu:

– Có thể vùng 4..có thể đi luôn..

– Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã..

Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù..

Trong khi chờ Tương Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL.. bao quanh, nghe ngóng tình hình.. Tôi nói thẳng:

– Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây..Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng.. Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa..Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt..

Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi.. không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO.. Tôi hỏi nhỏ ông Linh:

– SĐ 5 KQ thì sao ?..

– Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi..Linh thở dài trả lời..

Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút..Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.

Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:

– Generals only.. Y hách dịch ra lệnh..

Hai Tướng KQ, một Tương Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai.. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.

Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra..khi nhiều người muốn vào lại không được..

Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản..

(Ghi chú:

Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH:

– Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN

– Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó

– Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng

– Ch/Tướng Đặng Đình Linh: TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận)

Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài ‘Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối’ (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ.. với nhiều tiết khá..chua chát của một đơn vị.. hầu như bị.. bỏ quên ?

..’chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa.. Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó..

Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi. (hắn ám chỉ các anh lớn của KQ).. họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa.. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn..

Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường.. gây thiệt hại cho nhiều máy bay..

..Khoảng 7 giờ sáng. (29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt.. tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được.. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN..

Khoảng 10 giờ.. cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM.. chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường..

Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa (đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: – Đi đâu bây giờ ?’. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa…’ Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác..’

Bay đi Utapao:

Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực.. nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore (590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore..

Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN: Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.

..’ Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gon, Tướng KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao..’

Skyraiders A-1:

11 chiếc Skyraiders đã đến được Utapao, gồm 5 A-1E, một A-1G và 5 A-1H. Trong số này 7 chiếc thuộc Phi đoàn 514, 3 chiếc thuộc PĐ 518 và một thuộc PĐ 530:

Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình ‘nêm’ chật cứng trong phòng lái (danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).

Trên một chiếc A-1E, phi công (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..’blue room’.. Tác giả Phi Long 51 trong bài ‘Chuyến bay định mệnh’ (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:

..’ Sáng 29..tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi.. Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn..Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát.. Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối.. sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển.. Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh.. Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao.cũng vẫn vơi 15 người trên phi cơ..

Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.

F-5s:

Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:

Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit.. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù ‘drag chute) để làm chậm vận tốc..sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được..Phi cơ đáp xuống một phi dạo thô sơ và chật hẹp.. không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công..(Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu..)

Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên..Phi cơ đến được Utapao..

Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E

A-37s:

Gần 50 chiếc A-37 đã bị hủy diệt trong đợt pháo kich đêm 28/4 (xem phần trên) và Đ/tá Thảo (KĐ trưởng KĐ 33) đã cho lệnh tan hàng vào khoảng 8 giờ sáng 29..

Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc (Cần Thơ).. Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ..) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:

..’ từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến.. Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại.. và ghi các chi tiết tần số tower..’

10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh ‘đâu hàng’ Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng..Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật..

..’tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là.. lịch sự.. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời VN, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý..ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc.. tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí..’

Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự.. Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng.. rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.

Đây có thể được xem là ‘chuyến di tản’ trật tự và ‘thành công’ nhất của KQ VNCH.

Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.

Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao..95 chiếc bị bỏ lại VN

Phi cơ vận tải:

Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH.. Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng.. có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định.. có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách (bình thường chỉ chở 30 binh sĩ)..bánh đáp bị gãy khi chạm đất..

Phi công Hungphan trong bài hồi ký ‘Những giờ phút sau Tinh Long 07’ ghi lại: Sáng 29/04/75

..’ đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..’ Giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào..về phi đoàn nấy..’ chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dưới của SĐ bộ.. thấy đủ mặt văn võ bá quan.. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư.. đã có mặt từ lúc nào ?.. gần giống một cuộc họp của Không đoàn..

Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài.. bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ.. tình hình căng thẳng.. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên.. và chưa hết tiếng reo..bỗng một tiếng của.. ai đó hét to: “Ra xe”.. (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại..)..Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe..

Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn: ‘ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?’ thế là thêm đông.. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt..vì tôi mơi bay về tối hôm qua…Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130.. phí thật..

Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off..2 phút sau đã có cao độ an toàn (TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh..)

(14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao,

ngoài ra còn 1 chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)

Tác giả ‘Không quân liệt lão‘ trong bài ‘Giây phút não lòng‘ (xem phần trên) ghi tiếp:

..Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó.. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không..nổ.. tàu nào cũng khô ran..(Tướng Tiên cho lệnh rút xăng..khỏi tàu vì..sợ các phi công..tự động tan hàng).. Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna..Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phài..hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội.. Quan quân ở đâu đông thế đang dành nhau leo lên tàu..Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người..Không ai chịu xuống..

Tôi tự quyết định.. nhường chỗ, mở cửa buớc xuống., leo lên jeep để lái đi,có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi.. tìm xem còn chiếc nào để quá giang..

Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào.. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy..Tôi hỏi:

– On, sao còn ngồi đây?

– Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi..

On như người mât hồn: – C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi..

Tôi nhắc: – còn C-47 mà..

On thở dài: – Đã lâu lắm, tôi không lái C47.

.. Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47..ra ‘ôn bài’, cả đám đi tìm C-47 để chạy..Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích..Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín..Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2..Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến.. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh..cố gắng cất cánh..để sau cùng đến được..Utapao.

Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu..Chiếc DC-6 ‘Bình Long Anh dũng’ tuy nằm cạnh nhưng được.. canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa.. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn.. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ).. phi cơ đáp được xuống Côn sơn.. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon (TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn.. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng..

Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài ‘PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh ‘(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự.. tại TSN khi phi trường bị pháo kich.. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết ‘Trên đó có ai đâu ? vắng hoe ?‘.. Mạnh ai nấy chạy.. tự tìm phi cơ để..bay đi.. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị..rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người..

(16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao.. 38 chiếc bỏ lại..)

Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao,

37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại..

Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động..)

Tại Utapao còn có:

• 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon

• 12 chiếc UH-1

• 3 chiếc O-1 Bird dog

Bảng tổng kết của HK ghi nhận: số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có:

• 434 chiếc UH-1,

• 114 chiếc O-1,

• 32 chiếc CH-47 Chinook và

• 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver..

Bay ra biển:

Các phi cơ trực thăng (UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng.. đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN.. và trong tinh trạng ‘bi thảm ‘nhất’ là đáp xuống biển..và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu..

Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử KQ và HQ Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy..’hành khách’ trên Hàng Không Mẫu hạm..

Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:

Phi đoàn Thần Tượng 215

Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để ‘di tản ‘về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó(Th/tá Đức)..các phi đội trưởng.. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell, đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt..Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn..(Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25)

Phi đoàn Lôi Vũ 221:

Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).

Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47)

Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành.. chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó.. nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng (Tr/tá Ch.) còn đang kẹt ở Biên Hòa.. Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt.. Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu.. khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu.. thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để.. đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa.. bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công ‘ditching’ để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)

O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:

Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.

Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna..

Điều gây ‘kinh ngạc’ hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người (vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau..

Phi công Lý Bửng kể lại như sau (Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):

..’Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215..Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được…Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich.. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ.. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì.. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan.. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng. .nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ.. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi.. nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. .tôi cũng lấy hướng bay này.. cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm..

Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai..Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh.. có lẽ vì không còn chỗ ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con..và buộc vào botte để thả xuống.. sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp.. Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet..’

Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm..Phi công Lý Bửng đã đáp thành công..xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu..

Trong ‘chiến dịch di tản’ Frequent Wind’:

Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America..

Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH.. Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp.. Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát.. Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người.. USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1..

Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile (LK 115).. đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN..

Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng..’tạm mượn’ phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America màng dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge.. trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B (?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)

Số phận những phi cơ..đến được Utapao:

Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy..các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ.. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn ‘chứa chấp’ những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.

Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao.. đã đòi trở về VN.. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le (?), những nhân viên KQVN này.. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải..biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại VN..và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về.. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam..

CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ.. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi’ tạm giữ’ các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết’ các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt’ nhưng chưa chắc Thái.. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ.. khỏi Thái.. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt ‘tặng’ cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 (đễ..mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt..không có quyền.. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5.. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli.. Mẫu hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E..

Theo ‘Escape to Utapao’ một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái (số đuôi 54-00592).. chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và.. không ai biết về trường hợp này.. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN)

Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ ‘cũ’ của KQVN như:

• C-47A (43-48101, VNAF)

• VC-47D (43-48777, VNAF ‘EY’

• AC-47D (43-49095, VNAF ‘EK’

• RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF ‘EF’) và (44-76418, VNAF ‘EB’)

• EC-47 P (45-1044, VNAF ‘WA’)

Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)

DI VẬT CỦA NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN

.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng 10 năm 2019. Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam của Hội Cựu Quân Nhân Úc Tham Chiến Tại Việt Nam tổ chức buổi lễ khánh thành Hình Tượng Người Chiến Sĩ VNCH mặc quân phục tác chiến, với đầy đủ quân trang quân dụng cá nhân, đang cầm súng đứng gác giặc, tương tự như bức hình kèm theo đây. Sau buổi lễ, hình tượng này sẽ được trưng bầy vĩnh viễn tại Viện Bảo Tàng này cho công chúng thưởng lãm.

Đặc điểm của người Lính là anh ta mặc bộ quân phục tác chiến của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân. Thiếu Tá Tự tử trận tại chiến trường Củ Chi, vào lúc 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Viện Bảo Tàng Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam kính mời quý chiến hữu, quý đồng hương tới tham dự buổi lễ triển lãm theo địa chỉ dưới đây:

National Vietnam Veterans Museum

25 Veterans Dr, Newhaven, Phillip Island, Victoria 3925, Australia.

LỊCH SỬ BỘ QUÂN PHỤC CỦA THIẾU TÁ TRẦN ĐÌNH TỰ.

Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân do Thiếu Tá Trần Đình Tự làm Tiểu Đoàn Trường, đây là một trong ba tiểu đoàn trực thuộc Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Vào ngày 28 tháng Tư năm 1975, Liên Đoàn đang hành quân ở Tây Ninh thì được lệnh rút về phòng thủ Sàigòn.

Buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tiểu đoàn 38 đang di chuyển đến địa phận Xã Trung Lập Hạ, Quận Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa (cách Sàigòn khoảng 35km) thì Thiếu Tá Tự nhận lệnh của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn, như sau:

”Tổng Thống Duơng Văn Minh đã đầu hàng Việt Cộng, ra lệnh cho chúng ta dừng quân tại chỗ, chờ phía bên kia đến bàn giao.

Như vậy, Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân coi như đã bị giải tán. Kể từ giờ phút này, tôi không còn là Liên Đoàn Trưởng nữa, nên không thể ra bất cứ mệnh lệnh nào cho các anh nữa cả. Do đó, ai muốn làm gì thì cứ tự việc tùy tiện.”

Thiếu Tá Tự không có ý định đầu hàng, ông tập họp Tỉểu đoàn lại, nói chuyện riêng với Đại Úy Xường – Tiểu Đoàn Phó – rồi nói rõ ý định của minh:

Biệt Động Quân không đầu hàng, phải đánh việt cộng đến viên đạn cuối cùng.

Ai không muốn chiến đấu nữa, thì ở lại đây cùng với Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó, chờ bọn Việt cộng đến bàn giao. Ai muốn đánh Việt cộng đến viên đạn cuối cùng thì hãy đi theo tôi.

Khoảng 90 Biệt Động Quân đã tình nguyện đi theo đi theo vị chỉ huy, tiến về phòng thủ Sài Gòn. Trận chiến kéo dài từ 11 giờ 30 sáng cho tới 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư 1975 thì lính chiến đấu của Tiểu đoàn, phần bị thất lạc, phần bị tử thương, bị thương, chỉ còn lại 13 người mà thôi.

Trận đánh cuối cùng đã diễn ra tại Cầu Sạn, Củ Chi.

Cầu Sạn, nơi diễn ra trận đánh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, giữa 13 người lính Biệt Động Quân và Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng, mười ba người Lính Biệt Động Quân ghìm súng đứng bất động tại vị trí chiến đấu.

Khi Việt Cộng không nghe thấy tiếng súng từ vị trí của Biệt Động Quân, chúng tưởng rằng họ đang sửa soạn cho cuộc xung phong nổi tiếng “Biệt Động Quân SÁT” chúng hoảng sợ chúi đầu xuống chịu chết tại giao thông hào.

Nhưng không có cuộc xung phong nào cả. Bọn Việt Cộng từ từ bò lên thám thính.

Khi thấy các Biệt Động Quân vẫn chỉ đứng bất động, chúng biết ngay là họ đã hết đạn, nên đã ùa lên bắt sống họ, trói họ lại bằng bất cứ những gì chúng tìm được chung quanh: Dây kẽm gai, dây điện thoại, dây thừng…

Tên chỉ huy ra lệnh cởi trói cho Thiếu Tá Tự, yêu cầu ông gỡ cặp lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo của ông ra. Thiếu Tá Tự từ chối, ông trả lời tên Việt cộng:

“Cặp lon này do cấp chỉ huy gắn cho tôi, tôi không có quyền gỡ ra.”. Tên chỉ huy Việt cộng lại yêu cầu Thiếu Tá Tự phải cởi bỏ quân phục Biệt Động Quân.

Thiếu Tá Tự một lần nữa đã từ chối lời yêu cầu của tên Việt cộng, ông trả lời hắn: “Theo Công Ước Quốc Tế, trong khi giao tranh, lính bị bắt làm tù binh, chỉ bị tước bỏ súng đạn mà thôi, nhưng vẫn có quyền mặc quân phục và mang cấp bậc.

Tên chỉ huy Việt cộng nổi giận, hắn dùng súng K 54 bắn ngay vào đầu ông. Thiếu tá Trần Đình Tự chết ngay tại chỗ.

Tên chỉ huy Việt cộng lại ra lệnh xử tử Đại Úy Tiểu Đoàn Phó (tiểu đoàn có 2 Tiểu Đoàn Phó) và một sĩ quan nữa ngay tại chỗ. Sau dó, y ra lệnh cho bọn du kích dẫn những người lính Biệt Động còn lại ra phía sau trường học, đào một cái hố lớn, xử bắn họ cùng một lượt rồi xô xác xuống đó.

4 GIỜ CHIỀU NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975, MƯỜI BA CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG QUÂN ĐÃ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM CỘNG HÒA TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG, ĐỂ RỒI BỊ BẮT, BỊ XỬ TỬ NGAY TẠI CHIẾN TRƯỜNG CỦ CHI.

(Ghi chú: Câu chuyện này được viết lại theo lời kể của những người lính còn sống sót sau trận chiến.)

Ba ngày sau (ngày mùng ba tháng 5 năm 1975), gia đình của Thiếu Tá Tự mới được biết tiểu đoàn của ông đang chiến đấu với Việt Cộng ở Củ Chi, và đến giờ này vẫn chưa về nhà. Sau khi bàn bạc, mẹ và người em của ông (tên Lộc) đã mướn xe ôm đi tới Củ Chi.

Hai mẹ con đã hỏi dân địa phương: Nơi nào Lính Biệt Động Quân đã đánh trận cuối cùng? Một người dân hiểu biết tình hình đã chỉ về phía Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ trước mặt.

Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ. Phía sau trường là nơi bọn Việt Cộng Xử tử các chiến sĩ Biệt Động Quân.

Lộc dẫn mẹ đi vòng từ trước ra sau trường: Thân xác của ba người lính Biệt Động Quân còn nằm chồng lên nhau ngay bên ruộng lúa, cái xác nằm dưới cùng là xác của Thiếu Tá Trần Đình Tự, bên cạnh là một cái ba lô nhỏ. Lộc mở ra xem xét, đó là ba ô của Thiếu Tá Tự, với bộ quần áo dự phòng và những đồ dùng cá nhân khác. Lộc chạy ra ngoài mướn một chiếc xe lam chở xác người anh và cái ba lô về nhà. Một vài năm sau, Lộc đã được ra khỏi nước và định cư tại San Jose, tiểu bang California.

Vào năm 2010, tôi đã có dịp đi thăm bạn bè tại Jan Jose và gặp Lộc, chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xưa khi mới di cư vào Nam, Tự và tôi cùng học lớp Nhì và Lộc học lớp Tư của Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây.

Lần cuối cùng gặp nhau vào năm 2015. Khi từ giã Lộc bất ngờ đưa cho tôi bộ Quân Phục Biệt Động Quân mà nói:

“Đây là bộ quân phục dự phòng của anh Tự, em tìm thấy nó trong ba lô của anh khi anh tử trận. Em giữ kỷ vật này rất kỹ từ năm 1975 tới nay, giờ tặng lại cho anh.”

Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao lại giao cho tôi, vì đây là kỷ vật của gia đình. Lộc chỉ nói là anh ta đã giữ đủ rồi, tới phiên tôi.

Năm sau, tôi nghe tin lộc đã qua đời vì ung thư. Nhớ lại bộ quân phục của Tự, tôi chợt hiểu là Lộc biết mình sắp chết, nên giao lại cho tôi giữ để nó không bị mai một đi.

Tôi kể chuyện này lại cho gia đình tôi và Hội Biệt Động Quân Victoria nghe và cho tất cả biết về ý định của muốn giao lại cho một hội đoàn nào đó để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng, để biết về lòng can trường, dũng khí của một người Lính Việt Nam Cộng Hòa, của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, đã anh dũng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lăng của Việt Cộng.

Lễ Tiếp nhận quân phục của Thiếu Tá Trần Đình Tự và nón sắt, dây ba chạc, TAB và giầy MAP.

Từ trái qua phải: Nguyễn Hữu An, Philip Dressing, John Methven và Hạ Bá Hùng.

Ngày mùng 5 tháng 7 vừa qua, đại diện cho Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria, đã xuống Philip Island để tặng bộ quân phục của Thiếu Tá Trần Đình Tự cho Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam. Quý ông John Methven – Sáng Lập Viên – và Philip Dressing – Tổng Giám Đốc của Viện Bảo Tàng đã tiếp nhận bộ quân phục này.

Ông Philip Dressing đã cám ơn Hội Biệt Động Quân Victoria và hứa sẽ trưng bầy vĩnh viễn bộ quân phục, kem theo bảng vàng ghi lại lịch sử cái chết hào hùng của Thiếu Tá Trần Đình Tự và các chiến binh của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân. Viện Bảo Tàng sẽ đúc một hình tượng để người mẫu này mặc bộ quân phục của Thiếu Tá Tự, mang súng M16 và những đồ quân trang quân dụng như: Nón Sắt, Dây Ba Chạc, Dây TAB và Đôi Giầy MAP… do Hội Biệt Động Quân Victoria tặng, để người mẫu có đủ hàng trang chiến đấu.

Sau buổi lễ khánh thành, hình tượng người Lính Việt Nam Cộng Hòa này sẽ được đưa vào một khung thủy tinh để bộ quân phục quý giá này không bị hư hại theo năm tháng.

Kính thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng Hương, Trong nền văn học của chúng ta, có câu ca dao tục ngữ:

“Hùm Chết Để Da,

Người Chết Để Tiếng”

Những người Lính Biệt Động Quân CỌP ĐEN của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nói riêng, và của QLVNCH nói chung, khi chết, ngoài miếng Da Cọp là Bộ Quân Phục Biệt Động Quân để lại cho đời sau, họ còn để lại Tinh Thần Chiến Đấu, hy sinh anh dũng của họ cho hậu thế noi theo.

Chúng ta hãy cùng nhau tham dự buổi Lễ Khánh Thành Hình Tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa để nhớ lại những ngày xưa chiến đấu bên nhau, xứng đáng với câu châm ngôn Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm.

BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ DÂN CHIẾN ĐẤU

BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH

BIỆT ĐỘNG BIỆT ĐỘNG SÁT.

GHI CHÚ:

Khoảng đầu tháng 7 năm 2011, người con út của Thiếu Tá Trần Đình Tự và thân nhân của 12 tử sĩ Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân đã về lại ruộng lúa sau Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ để bốc mộ cho những anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân. Họ đã tìm thấy:

Xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh, sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịt đã rỉ sét

Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam, với họ tên đầy đủ là: Lý A Sầm – Sinh ngày : 19/5/1950 – Cha : Lý Man Soi – Mẹ: Hồ Thị Minh

Thẻ Căn Cước mang tên:

Trịnh Ngọc Thuần – Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon – Cha: Trịnh Hữu Hiền- Mẹ : Hứa Thị Là – Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn

Chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn.

Cái đồng hồ đã bị rỉ sét theo thời gian, nhưng hai cái kim đồng hồ còn nguyên vẹn, và chỉ đúng 4h14 phút ngày 31.

Như vậy, chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát vào lúc 4h14 phút ngày 30/04/1975. Vì đồng hồ lên giây chạy được 24 giờ nữa mới đứng.

Tất cả di hài và di vật của các Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân đã được anh Trần Đình Lộc mang qua Hoa Kỳ.

Vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 tháng Tư năm 2012, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California đã tổ chức lễ tưởng niệm Anh Linh của các Anh Hùng Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sịnh cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, tại trụ sở của hội, số 111 E. Gish Road, San Jose CA 95112.

Di Hài 13 Chiến Sĩ Biệt Động Quân được mang qua Hoa Kỳ, đặt tại Hội Quán

NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHIẾN ĐẤU NHƯ THẾ ĐÓ.

TÁC GIẢ: NGUYỄN KHẮP NƠI

CHIẾC TRỰC THĂNG CUỐI NĂM

.

Tôi có mặt ở Huế vào những ngày cuối của một năm âm lịch, những ngày thiên hạ đang chuẩn bị đón tết nguyên đán Mậu Thân 1968. 

Từ tiền đồn Plei Me, tôi bay ra đất Thần Kinh vì một việc liên quan đến tòa án trong hai ngày. Xong việc vào ngày hai mươi bảy tháng Chạp âm lịch, tôi vội vã tìm phương tiện vận chuyển để về lại đơn vị. Trong hai ngày ở Huế tôi tá túc tại nhà cô em họ ngay trong khuôn viên trường nữ trung học Đồng Khánh – cô ấy là Hiệu Trưởng. Thấy tôi nôn nóng muốn rời Huế, cô em họ đã phải lên tiếng, “người ta mong có dịp được ăn Tết ở thành phố, còn anh thì nôn nóng về rừng!”

Quả đúng như vậy. Khối thằng lính, khối các quan lớn nhỏ mỗi năm vẫn than thở cái điệp khúc Tết xa nhà; khối bạn bè của tôi vẫn tìm mọi cơ hội để có mặt ở thành phố trong ba ngày Tết. Và tôi cũng thấy cái vô lý của mình.

 Nhưng tôi muốn rời Huế, tôi muốn rời thành phố. Thật khó nói, khó giải thích cái ước muốn của tôi, nhưng đó là điều có thực trong lòng, chẳng phải đỏm lược, chẳng phải dáng vẻ. Một thân một mình, tôi đến, tôi đi, tôi ở lại, vân vân, chẳng bận lòng ai; và rủi tôi có nằm xuống ở một chiến trường nào đó, thì cũng chẳng để lại phiền hà cho ai, và chính tôi cũng chẳng thấy vấn vương ra đi! 

Với cảnh ngộ côi cút của tôi, Tết ở thành phố còn “hoang vắng” hơn giữa rừng già với lính tráng. 

Bỗng dưng nếp sống quân ngũ – tôi muốn nói đơn vị tác chiến – thích hợp với mình. Tôi bù đắp sự cô độc của mình bằng một tập thể cùng chung một số phận. Lạ thật, có những tập thể cùng chung thân phận thì phải loại trừ lẫn nhau để sống còn. Những con người trận mạc không theo luật đó của đời sống!

Và tôi nhất quyết “ra đi”. Tôi nhờ cậu em rể chở tôi vào sân bay Thành Nội tìm một chỗ trên một chuyến bay quân sự vào Đà Nẵng để từ đó tôi tìm phương tiện chuyển vận cho đoạn đường còn lại. Tôi chọn sân bay nầy thay vì phi trường Phú Bài vì hy vọng sẽ gặp một trong hai thằng bạn lúc bấy giờ thuộc Phi Đoàn Quan Sát 110 vẫn thường xuyên đáp xuống đây trong các phi vụ công tác.

Có lẽ tôi phải dài dòng một tí về tình trạng giao thông giữa Huế và Đà Nẵng trong giai đoạn nầy của cuộc chiến. Đường bộ giữa hai thành phố đó đã bị cắt đứt hoàn toàn – không có xe lửa, không có xe đò, không có một đoàn xe quân sự nào trên đoạn đường dài một trăm mười cây số xuyên qua đèo Hải Vân. Phương tiện vận chuyển chỉ còn đường hàng không và đường biển, nhưng thông dụng vẫn là đường hàng không. Nói đúng ra, chỉ còn đường bay quân sự là phương tiện tôi có thể nhờ cậy, còn hàng không dân sự thì trong trường hợp tôi – không muốn ăn Tết ở Huế – xem như không có, vì vé máy bay rời Huế trước Tết Nguyên Đán đã bán hết rồi!

Phi trường Thành Nội – gọi phi trường nghe cho oai – là một đường bay nhỏ, chiều dài khoảng ba trăm thước, nằm ngay bên ngoài hoàng thành Huế, dùng cho phi cơ nhỏ cỡ sáu chỗ ngồi trở xuống, và cho trực thăng. 

Tôi vẫn thường chế diễu cái sân bay tí hon nầy: nằm sát chân thành vua, hai đầu phi đạo bị chắn bởi hai đoạn hồ sen vốn là hào làm chướng ngại vật vây quanh thành, chẳng đúng một tiêu chuẩn nào của một sân bay! 

Nghe đâu sân bay nầy do vua Bảo Đại lập ra để tập lái máy bay. 

Hành khách đặt hy vọng vào những chiếc trực thăng hơn, vì số lượng máy bay nầy nhiều hơn các phi cơ cánh quạt. Nhưng so với số lượng người đang chờ đợi kia thì mỗi người đều thấy mình ít có hy vọng được bước lên phi cơ. Trong những ngày tháng tận năm cùng như hôm đó, quân nhân đi công tác về, đi phép đặc biệt, vân vân, tất cả đều nôn nóng mong có phương tiện để về nhà kịp dịp Tết, nên hành khách đông hẳn lên, gấp bội ngày thường. 

Tôi chẳng thấy bóng dáng thằng bạn phi công nào của mình. Nhìn cái tập thể trong quân phục lố nhố chờ máy bay đến, nhìn những chiếc máy bay cất cánh mang theo vài người, hoặc từ chối không “lấy” một ai, tôi bỗng thấy thất vọng: phen nầy đành ăn Tết ở Huế vậy!

Rồi tôi nghĩ đến phi trường Phú Bài với những chiếc vận tải cơ C47, C123, v.v. có khả năng tiếp nhận hành khách hàng loạt; tôi hy vọng có nhiều cơ may ở đó hơn. Nhưng tôi lưỡng lự. Chẳng phải vì phi trường cách xa thành phố Huế cả mười lăm cây số. Chẳng qua vì tôi đang mâu thuẫn với chính mình! Tội gì lại phải lặn lội đi tìm phương tiện về rừng. Tôi tuyên bố bỏ ý định rời Huế trước Tết trong vẻ hân hoan của cậu em rể tôi.

Chúng tôi quay lưng để tiến về nơi đậu xe của mình. Cùng lúc đó, tiếng động cơ của một chiếc trực thăng sắp đáp xoáy vào tai tôi. Cái ý muốn rời Huế từ vô thức làm tôi khựng lại. Tôi khẽ bảo “bác tài” của tôi “chờ xem thử ra sao”. 

Chúng tôi xoay người lại, đứng nhìn một chiếc trực thăng võ trang – một chiếc gunship, như tên cúng cơm của nó – từ từ đáp thẳng đứng xuống một điểm cách chỗ chúng tôi đứng khoảng bảy mươi thước. Phi hành đoàn là người Mỹ. Một làn sóng người ùa đến, trong khi hai xạ thủ viên từ hai bên hông máy bay nhảy xuống cản lại, và lúc lắc đầu, một ký hiệu từ chối nhận hành khách.

Chúng tôi đứng xa cách với đám đông đang “bon chen” chung quanh chiếc trực thăng. Chúng tôi đứng chơ vơ, không bị “đồng hóa” với mọi người. 

Giữa khoảng trống chỉ có hai người đàn ông, một người vận thường phục và một người khoác quân phục Lực Lương Đặc Biệt – đồ rằn ri, mũ bê rê xanh. 

Không biết có phải vì cái vẻ “đặc biệt” đó mà một trong hai xạ thủ viên kia, một anh chàng Mỹ có bộ ria mếp vàng như râu bắp, bỗng giơ cao cánh tay phải lên vẫy hối hả về phía chúng tôi. Thật khó biết anh ta vẫy ai, vì chung quanh chúng tôi lúc bấy giờ còn bao nhiêu quân nhân khác đứng rải rác. Tôi nhìn quanh mình một lượt, rồi lấy tay chỉ vào ngực mình, một tín hiệu hỏi “có phải tôi không?” Anh chàng Mỹ râu bắp vừa gật đầu, vừa dùng ngón tay cái chỉ thẳng lên. Tôi cơ hồ nghe bên tai âm vang tưởng tượng, “chính anh đấy!”

Mừng quá, tôi chỉ kịp chìa tay nắm bàn tay của người em rể và nói, “thôi tôi đi dượng nhé.” Khó nhọc lắm tôi mới chen lấn đến gần chiếc trực thăng. Anh chàng râu bắp phải nhảy xuống dọn đường hộ và nắm tay tôi kéo lên máy bay.

Chiếc trực thăng nhấc bổng lên cao dần, rồi quay đầu, phi thân qua giòng sông Hương đang lững lờ bên dưới. Tôi thấy lòng phơi phới, nhẩm tính chương trình cho những ngày sắp tới. Phi cơ bay dọc theo bờ biển. Lần đầu tiên tôi có được một cái nhìn bao quát từ trên cao hình thù đèo Hải Vân, một đường đèo lượn khúc theo biển xanh.

Anh chàng Mỹ râu bắp nhìn tôi và đưa ngón tay cái chỉ thiên, một thủ hiệu ngầm nói “number one”. Tôi hiểu anh khen đất nước tôi đẹp. Nếu có ai nói cho anh ta biết rằng chiều dài rặng núi cũng là khoảng cách giữa hai giọng nói – giọng Thừa Thiên dừng lại ở chân đèo phía bắc, và giọng Quảng Nam dừng lại ở chân đèo phía nam – thì chắc anh chàng còn thấy đèo Hải Vân tuyệt vời hơn nữa.

Đến không phận Đà Nẵng tôi ngạc nhiên khi anh ta hỏi tôi muốn về đâu. Tôi đáp rằng cứ thả tôi xuống phi trường là được rồi. Nhưng chiếc trực thăng cứ tiếp tục bay về hướng cầu Trịnh Minh Thế, rồi từ từ hạ cao độ, đáp ngay bên đầu cầu, tức một khoảng lề đường, rất gần giòng xe cộ đang lưu thông. “OK?”, tôi đáp “thank you” rồi nhảy ra khỏi trực thăng. Và chiếc máy bay lại nhấc bổng lên, và từ từ mất hút vào khoảng không gian xa, về phía Sơn Trà.

Quý vị nào ở Đà Nẵng thời tiền-1975 hẳn đều biết từ điểm nầy tôi chỉ cuốc bộ một đoạn ngắn là đến đường Trưng Nữ Vương. Băng qua một con hẻm nhỏ thì đụng đường Phan Chu Trinh, rồi băng tiếp một con hẻm nữa tôi đặt chân trên đường Hoàng Diệu để đi đến nhà cô tôi ở khu Chợ Mới, nơi tôi sẽ ngủ qua đêm. Quái, sao mọi sự dường như được sắp xếp cho tôi được thuận lợi.

Tôi về lại căn cứ Plei Me đúng ngày cuối năm, ba mươi tháng Chạp âm lịch, kịp đón giao thừa giữa những người lính cùng xa nhà như nhau…

*

Sau một đêm thức khuya, hôm sau, Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, tại Plei Me, tôi thức dậy muộn. Còn nằm trên giường, tôi với tay mở chiếc máy thu thanh nhỏ chạy bằng pin để ở đầu giường. Giọng quen thuộc của một phóng viên chiến trường đang oang oang tường trình về chiến sự trong mấy tiếng đồng hồ qua. Tôi bỗng cảm thấy như bị điện giật khi nghe đến tên “thành phố Huế” bị tấn công. Rồi nhiều thành phố, thị trấn nữa… 

Chiến sự sôi động trên toàn thành thị miền Nam. 

Ở Plei Me, chúng tôi đón xuân âm thầm, nhưng yên ổn đón xuân sang, trong khi người dân thị thành đang hứng chịu bom đạn, đổ nát, tang tóc! 

Tôi chờ nghe bản tin chiến sự nhiều lần nữa trong ngày, đặc biệt chú ý đến những gì liên quan đến Huế của tôi. Tôi bàng hoàng nghe tin trường Đồng Khánh nằm trong danh sách những nơi bị địch chiếm. Tôi mơ hồ thấy mình may mắn. Tôi mơ hồ thấy mình thương Huế.

Phải mất một thời gian nữa, sau khi chiến trường ngã ngũ, khi tin tức và hình ảnh về cuộc thảm sát trên bốn nghìn người do phía bên kia thi hành trong thời gian chiếm đóng Huế được phổ biến, tôi mới ý thức rõ ràng nhất cái may mắn của mình. 

Nếu không có chiếc trực thăng kia, tôi đã ở lại trong trường Đồng Khánh, để đón xuân cùng gia đình cô em họ của tôi – hay để đón nhận thảm họa? 

Những người anh em phía bên kia chắc chắn đã không để tôi yên thân.

Chắc chắn tôi đã cùng chung số phận của trên bốn nghìn người khác.

Tôi không hiểu nguyên do gì khiến phi hành đoàn của chiếc trực thăng kia đã cứu mạng tôi. Có lẽ do bộ quân phục rằn ri của Lực Lương Đặc Biệt. Có thể viên phi công đã từng chở các toán thám sát chúng tôi, nên một chút cảm tình cá nhân do màu áo gợi lên khiến anh ta hành động. Cũng có thể vì tôi đứng xa quá, bơ vơ quá, không bon chen, mà phi hành đoàn đã thương hại tôi. Tôi thật không hiểu nổi. Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân gì, chiếc trực thăng cuối năm kia đối với tôi mãi mãi là một định mệnh, một sắp đặt huyền bí, một an bài kỳ lạ.

( Bút ký của HÀ KỲ LAM ) 

VINH DANH NHẢY DÙ QL/VNCH

.

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù và Trận Đánh Tết Mậu Thân, 1968

P2

Trận giáo xứ Lạng Sơn

Vừa đi qua khỏi Nhà Hưu Dưỡng các Cha già thuộc giáo phận Phát Diệm thì ĐĐ31ND chạm địch phía trước. Các đại đội bung ra hai bên, dàn thành đội hình. Bộ Chi Huy tạm dừng tại một khu nhà phía bên phải đường. Theo các báo cáo của Thanh Tùng thì địch ít nhất cũng là cấp đại đội, có thượng liên, trung liên và súng cối. Địa điểm chạm địch là phía sau nhà thờ giáo xứ Lạng Sơn, giáo xứ cuối cùng của chuỗi giáo xứ nằm dọc theo đường lộ.

Tiếng súng càng lúc càng nổ ran, dân chúng vẫn cứ nấn ná bám theo quân ta để theo dõi tình hình. Mặt Trời phải ra lệnh cho Tango, đài hiệu của Trung úy Trần Văn Toán, ĐĐT/ĐĐ30ND giải tán dân. Hữu hiệu hơn lệnh giải tỏa là một quả 61 rơi ngay trên lộ phía trước chúng tôi khoảng 50m nổ chát chúa. Dân chúng bỏ chạy tán loạn vô nhà. Trả lại đường phố cho các quân nhân của TĐ3ND đang điều quân lên phía trước và chiếm các cao ốc.

Mặt Trời ra lệnh BCH tiến lên phía trước. Trước khi vào địa phận của giáo xứ Lạng Sơn là một ngã tư, với mấy căn nhà lầu, và một khu chợ, hôm nay không có một ai. Tới nhà thờ giáo xứ Lạng Sơn, cách tuyến đầu của tiểu đoàn đang chạm địch chỉ 100 thước. Mặt Trời ra lệnh thiết lập BCH.

Trạm cứu thương của tôi ở ngay sau lưng phía hông phải của nhà thờ, hiện các cửa đều đóng chặt khiến kế hoạch dùng nhà thờ làm trạm cứu thương trong đầu tôi tan thành mây khói. Sau khi kiểm tra, thấy có một căn nhà khá rộng, có lan can, tôi hạ lệnh đặt trạm cứu thương. Xe hồng thập tự đậu sát hông nhà thờ.

Lúc đó, theo hướng trục tiến quân thì trực diện phía trước, ĐĐ32 đã chiếm được bờ đê ấp chiến lược. Khu di cư này trước đây được xây dựng theo mô hình ấp chiến lược, nên có đắp bờ đe cao vây quanh ấp. Phía ngoài bờ đê là khu ruộng mía được trồng sát chân đê.

Cũng phía trước ở cánh trái thì ĐĐ34 của Bích Vân chạm địch nặng. Thôn xóm ở đây, khi trước vốn nằm ngoài bờ đê bao quanh ấp, chủ yếu là nơi cư ngụ của đồng bào địa phương Miền Nam và có cái tên là Xóm Dừa. Ở khoảng này bờ đê đã bị phá hủy sau khi giải tán các ấp chiến lược, có một khoảng trống là ruộng rồi tới rặng tre. Trước đó có một căn nhà lá thấp lè tè. Khi ĐĐ34 dàn quân tính sang bám bờ tre bên cánh trái thì từ căn nhà lá đó, dịch đã nã thượng liên sối sả vào quân ta gây thương tích cho một số voltigeurs (3) của đại đội. Mặt Trời và Hồng Vân cùng cố vấn Mỹ ở cách tôi khoảng 30m. Chúng tôi nhìn thấy nhau.

Tiểu đoàn đã dồn nỗ lực khá mạnh gồm đại liên 30, M60, súng M79 và cả đại bác không dật 57 nã vào căn nhà. Nhưng khi quân ra xung phong lên là lại bị việt cộng từ trong đó bắn ra gây thiệt hại cho quân ta. Chắc rằng chúng có hầm có nắp nên khi ta bắn chúng núp được. Tính tôi thích tò mò, nên đã lặng lẽ tới sát chỗ những anh em ở tuyến đầu. Đứng nép sát vào một góc tường nhìn sang khoảng trống và căn nhà lá, tôi đã nghe những tràng đạn AK 47 chát chúa bắn về phía tôi. Tiếng đạn ở thành phố nghe nó dữ dội và dễ sợ hơn ở trên rừng hay ngoài đồng trống. Biết nó bắn từ phía trước, nhưng khi nghe những tiếng chát chúa thì hình như nó bắn từ phía trái hay phía phải, hay ngay đàng sau mình; tiếng vang dội thật khiến mình dễ mất tinh thần.

Tôi chứng kiến anh em chạy ra kéo thương binh và tử sĩ từ ngoài bờ ruộng vào. Có người vì ra cứu đồng đội mà bị thương hay bị chết. Kéo được về đến chỗ tôi, tôi và anh em dìu, cáng về trạm cứu thương ở cách đó mấy thước để băng bó, điều trị. Cũng may, ngày đầu tuy số thương binh có lên đến hơn 10 người, nhưng chưa cần di tản gấp.

Nếu không dẹp được ổ kháng cự và bọn việt cộng đang thủ trong căn nhà lá và bên hông, trực diện với ĐĐ34 thì không thể có bãi đáp để tản thương bằng trực thăng. Chỉ còn cách tản thương bằng đường bộ. Xe jeep hồng thập tự, chỉ chở được hai băng ca, quá lắm là cái thứ ba đặt trên capot đàng trước tài xế. Tôi suy nghĩ nát óc. Nếu cần thì có thể dùng chiếc xe Dodge cũng được một số.

Trận chiến kéo dài cả ngày, chưa thấy một tên việt cộng nào bị bắt hay bị giết, chưa thu được một chiến lợi phẩm nào. Tôi cảm thấy sốt ruột, bực mình. Nhưng nhớ lại trận Dakto ba ngày đầu Tiểu Đoàn cũng bị vậy với tổn thất nặng nề hơn nữa. Mặt Trời và Hồng Vân đều trấn an tôi là không phải Tiểu Đoàn mới ra khỏi lò ấp nên xìu xìu ển ển đâu. Tôi cũng hy vọng là sẽ mau chóng thanh toán mục tiêu này. Nhiều phi vụ trực thăng võ trang đã được gọi tới yểm trợ cho tiểu đoàn để tấn công vào trận tuyến của địch hay để tản thương.

Trời dần tối, Mặt Trời gọi các ĐĐT về họp và lập kế hoạch đêm nay đánh đặc công việt cộng. Giống như trong trận Dakto, các Đại Đội được chỉ thị đưa ra những quân nhân thiện chiến nhất để thành lập một đội commando dưới sự chỉ huy của thượng sĩ Toản, một hạ sĩ quan kỳ cựu từng đánh trận ở Điện Biên Phủ. Lợi dụng đêm tối, khi trăng lặn sẽ bò ra dọc bờ ruộng, chủ yếu là phải thanh toán căn nhà lá bằng lựu đạn và dao găm nếu cần.

Mãi sau nửa đêm. tôi ngồi bên cạnh hố cá nhân của Mặt Trời và Hồng Vân, cố vấn Mỹ, bên một giàn máy truyền tin. Miệng tôi khô ran, đắng ngắt. Thèm một điếu thuốc nhưng có lệnh cấm lửa nên đành nhịn. Đưa tay ra sau lấy cái bi đông tu một ngụm. Rồi ngồi chờ. Trăng đã lặn. Nhìn mặt đồng hồ dạ quang, đã quá nửa đêm, cây kim nhảy từng giây thời gian dường như chậm hơn mọi khi…

Bỗng ĐOÀNH! một tiếng nổ lớn và tiếp là những tiếng nổ tương tự và từng băng súng tự động nổ ran làm cả tôi và Lê Hồng giật bắn mình lên. Bỗng “Tây coọc”, hỗn danh của thượng sĩ Toản, vang lên trên máy: Hồng Vân, đây Tango! 4 tên đầy đủ vũ khí. Cả tuyến bên hông trái cũng như phía bờ đê đều nổ ran. Những người cận vệ BCH bố trí quanh chúng tôi. Có lẽ chưa bao giờ BCH ở gần tuyến đầu như thế.

Súng các cỡ nổ cho đến sáng, trực thăng võ trang đến yểm trợ hết phi tuần này đến phi tuần khác. Bỗng ĐĐ33 đoạn hậu của Tiểu Đoàn báo cáo một toán việt cộng đã đột nhập vào khu di cư và đang kiểm soát ngã tư chợ Xóm Mới, chỗ có tiệm vàng. Chúng chiếm cao ốc này. Tôi chạy về trạm cứu thương giải quyết một số thương binh, giờ đó đã lên đến trên hai chục. Sau đó, tôi ra sân trước nhà thờ, trên đường lộ, nhìn về phía ngã tư. Ở đó súng cũng đang nổ ran, tôi tìm cách tới gần thì một quả B40 bay về phía tôi, tôi nép mình vào cửa sắt một cửa tiệm thì nó nổ chát chúa cách tôi không đầy mười thước.

Điệu này thì chắc tản thương bằng đường bộ cũng không thực hiện được rồi. Tôi chạy về đến trạm cứu thương thì có một thương binh bị thương đùi và khi mở băng cá nhân ra thì thấy rõ anh ta bị gẫy xương đùi. Một vết thương trầm trọng có thể gây kích xúc đi đến suy tâm mạch và tử vong. Đang tìm cách nẹp im đùi cho anh ta sau khi chích một mũi morphin giảm đau… thì…

Trời đất bỗng tối thui. Tôi không nghe tiếng gì, tai thì chỉ có tiếng ve kêu… Bỗng có tiếng của trung sĩ AM:

– ĐM, bás sĩ Tường chết rồi!

– Bác sĩ Tường chưa chết, tôi ráng nói mà ngực tức ran. Nhưng không được ĐM bác sĩ Tường.

– Bác sĩ ơi, bác sĩ đè em đau quá! tôi nghe ở dưới tôi có tiếng nói.

Lúc đó tôi mới nhận ra là mình đang nằm đè lên vết thương đùi của anh thương binh lúc đó. Thì ra một quả đạn súng cối đã rớt ngay ngoài ngõ, ngay sau lưng tôi. May mà có bức tường lan can ngăn cách giữa tôi và quả đạn. Ba thanh ciment đập vào lưng tôi. Cũng may có mặc áo giáp có cổ nên không có thương tích. Chiếc nón sắt bay tuốt vào trong nhà… Đứng dậy, thấy không có chỗ nào chảy máu, phủi bụi và lau mặt còn ám khói đen, tôi bước ra ngoài.

Sau trận pháo, chúng nhất loạt xung phong, nhiều tràng AK đã bắn vào hướng BCH. Tôi băng sang chỗ Mặt Trời xem người có hề hấn gì không? Rất may, không có ai làm sao cả. Các tuyến đều báo bắn hạ việt cộng và tịch thu chiến lợi phẩm. Liếc nhìn chiếc xe jeep hồng thập tự của tôi: bạt thì rách lỗ chỗ, hai bánh xe bên ngoài xẹp lép. Bỗng BCH Chiến Đoàn 3 báo trong máy, tăng cường 4 thiết vận xa cho TĐ3ND. Tôi mừng thầm trong bụng. Có phương tiện tản thương rồi đây. Nhưng mừng chưa được bao lâu thì Hồng Vân nói với tôi Ngô Tùng Châu bị thương vào ngực. Tôi nói ngay:

– Tôi lên đây!

Vừa nói tôi vừa chạy về trạm cứu thương kêu Phan Khuynh, y tá cấp cứu, và Đặng Là cận vệ phóng ra khoảng trống. Từ khu nhà ra đến bờ đê, khoảng cách chỉ cỡ 100m. Thấy có vẻ êm tôi lao người ra trong lúc Đặng Là gọi với theo:

– Bác sĩ cẩn thận

Tôi chạy khoảng được nửa đường thì súng bắt đầu nổ, thấy dưới chân mình bụi bay lên mỗi khi có viên đạn ghim xuống. Thực chất từ chỗ nó bắn, chắc nó chỉ quan sát được khoảng 10m, qua chỗ đó là không thấy nó bắn nữa. Ba thầy trò đều lao tới bờ đê cùng một lúc. Tôi lên tới chỗ trung uý Ngô Tùng Châu, ĐĐT/ĐĐ32ND thì người sĩ quan can trường này mỉm cười nói với tôi:

– Thối phổi rồi Tường Vi ơi!

– Thưa bác sĩ em đã băng kín cho Trung úy rồi. Lỗ ra không lớn lắm, y tá Nhơn của Đại Đội báo cáo.

Tôi kiểm tra tổng trạng, thấy ông còn khỏe, tôi để ông ngồi dựa một cái balô của lính cho dễ thở. Tôi cầm máy báo Mặt Trời tình hình, đồng thời cũng trình ông về vụ việt cộng còn bắn ở phía căn nhà ra lúc tôi băng ra đây. Ông đã chỉ thị cho toán đang chiếm căn nhà bung ra triệt hạ một tổ việt cộng trên bờ tre phía sau căn nhà lá.

Bỗng nhiên, toàn tuyến nổ ran, các quân nhân ĐĐ32 đều nổ súng trong lúc bên kia bờ đê có tiếng hô xung phong từ ruộng mía. Có tên vừa ló ra đã bị bắn hạ, có đứa chạy lên đến gần mặt đê mới ngã gục. Hầu hết đều mặc quần áo kaki và đi dép râu…

Hai đợt xung phong liều lĩnh của địch đều thất bại, ngoài ruộng mía đã có khoảng hơn 20 xác bỏ lại. Không biết Mặt Trời đã giao quyền chỉ huy Đại Đội cho ai mà từ tuyến mình có tiếng hô xung phong. Rồi từng đợt những người lính nhảy dù vừa bắn vừa chạy xuống bờ đê đánh vào khu vườn mía và bọc hai bên. Tôi ở lại cạnh Ngô Tùng Châu, anh lại mỉm cười:

– Mấy thằng con ngon lành rồi!

– Ông về kỳ này chắc phải điều trị vài tháng. Không biết có còn quay lại tiểu đoàn hay ĐĐ32 nữa không đây?

Châu lại mỉm cười…

Anh em ở lại đánh giặc bình yên…

Chợt nhìn trên bờ đê xuất hiện hai quân nhân khiêng băng ca trên đó có thương binh. Tôi chưa kịp nói gì thì Phan Khuynh đã chạy lại vừa lúc cái cáng được hạ xuống một chỗ bằng phẳng đưới chân đê. Tôi chạy lại vừa lúc tôi thấy anh ta gạt tay Phan Khuynh đang cầm cuộn băng bụng định đậy lên vết thương băng bó:

– Thôi, khỏi, tôi không xong rồi, để băng cho người khác… Gọi thượng sĩ nhất Ruy cho tôi.

– Tao đây!

Ông thượng sĩ già đã từng lăn lộn biết bao trận mạc từ Bắc vào Nam, thương lính như thương con, ngồi xuống bên cạnh đầu anh, mặt đã tái dần vì mất máu.

– Thượng sĩ nghe kỹ tôi dặn nghe…

Đại ý anh dặn, anh còn thiếu ai bao nhiêu, ai còn thiếu anh bao nhiêu, anh sửa đồ hoa ở đâu, dặn vợ con…

Ông thượng sĩ lắng nghe như vị linh mục nghe xưng tội, gật đầu; rồi nựng mặt người lính nhảy dù can trường.

Anh bỗng ngước mắt lên nhìn tôi và những người ở quanh anh, anh dơ tay phải lên như muốn chào tay, miệng nói:

– “Anh em ở lại đánh giặc bình yên…” rồi mắt bỗng đứng tròng, tay anh rơi xuống bên cạnh khuôn mặt thanh thản như không hề đau đớn.

Chắc anh đã lãnh cả một băng AK vào bụng. Vết thương đổ ruột ra ngoài, mất máu rất nhiều, sẽ không thể cứu chữa gì được ở trên mặt trận. Tôi ngậm ngùi trong lòng. Bỗng thấy tay mình còn ở thế chào tay tự lúc nào mà chưa bỏ xuống.

Lính Nhảy dù là như thế đó. Sòng phẳng với mình, sòng phẳng với người, sòng phẳng với đất nước, sòng phẳng với kẻ thù. Người đời gọi lính Nhảy dù là anh hùng, là thiên thần… thật tình chúng tôi chỉ là những con người cố gắng.

Thì ra đợt xung phong của địch ngày hôm nay là đợt cuối cùng để rút lui. Chúng nghĩ quân ta sẽ cố gắng phòng thủ không truy kích để chúng yên ổn chém vè. Chúng không thể ngờ là TĐ3ND có truyền thống là ngay sau đợt xung phong của địch, TĐ phản công ngay. Chính ở Đakto TĐ3ND đã chiến thắng vì chiến thuật này.

Ngay khi đó Mặt Trời và toàn BCH lên mặt bờ đê. Đặt ống nhòm về hướng Cầu Bến Phân qua An Phú Đông, địch đang hỗn loạn kéo nhau đi, dìu vác thương binh của chúng. Mặt Trời đã kêu pháo binh tác xạ vào đội hình của chúng và Chiến Đoàn đã điều TĐ1ND truy kích và tịch thu nhiều chiến lợi phẩm.

Chấm dứt nhiệm vụ tại giáo xứ Lạng Sơn, BCH/TD3ND đã rút về đóng tại Nhà Hưu Dưỡng Phát Diệm để điều động các Đại Đội tảo thanh quanh vùng.

Tiêu diệt địch tại kho đạn Gò Vấp

Nhà Hưu Dưỡng Phát Diệm nằm ở vị trí trung tâm các giáo xứ dọc theo đường lộ. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, bằng các vật liệu nặng, kín cổng, cao tường. Bước vào cổng là một khu vườn vuông vắn, hai bên có hai dẫy nhà khang trang gồm các phòng dành cho các cha già. Chính giữa là một tòa nhà lầu khá đồ sộ, có sân thượng ở tầng lầu rộng rãi. Các Cha đã dành tòa nhà chính này cho BCH/TĐ3ND trú đóng. Mặt Trời chỉ cho tôi một căn phòng rộng rãi có giường nệm tươm tất. Nhưng tôi vẫn chọn nằm trên chiếc băng ca như mỗi khi đi hành quân. Hỏi ra mới biết, đó là phòng của một Danh nhân: phòng của Đức Giám Mục Ta- đê- ô Lê Hữu Từ, người từng được Hồ Chí Minh ve vãn, mời làm cố vấn tối cao trong chính phủ lâm thời của nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” năm 1945 cùng với Bảo Đại, nhưng Ngài đã từ chối, Ngài đã từng thống lãnh khu Công giáo tự trị Bùi Chu – Phát Diệm vừa chống Việt Minh cộng sản vô thần, vừa chống thực dân Pháp xâm lược… Tôi thầm cầu nguyện, xin Ngài phù trợ chúng tôi đang tiếp tục công cuộc chiến đấu chống Việt cộng xâm lăng.

Chiều hôm đó, bếp Chiến và bếp Lược của Mặt Trời đã nấu một bữa cơm thật thịnh soạn. Từ hôm rời Bà Hom, thú thật tôi gần như không nuốt nổi chén cơm nào. Mỗi bữa cứ xin một hộp fruit cocktail hay miếng dưa hấu lúc ở Xóm Mới… Không thấy đói, chỉ thấy khát. Không nghĩ tới ăn, chỉ nghĩ đến đánh giặc, cứu chữa thương binh và nhất là di tản họ ra khỏi chiến trường. Còn nhớ mấy hôm trước đang nan giải vấn đề tản thương thì Tiểu Đoàn được tăng phái 2 chiếc thiết vận xa M113. Tôi xin được Mặt Trời cho phép một chiếc tản thương để giải quyết những anh em bị nặng về TYV/Cộng Hòa vốn gần ngay phía Nam Xóm Mới. Nhờ xe M113 và khẩu đại liên 50 trên pháo tháp nã đạn vào các cao ốc chỗ ngã tư chợ, xe và thương binh đã vượt qua được chỗ nguy hiểm. Phải khen ngợi tinh thần những người lính mũ đen thiết giáp. Họ đã hoàn tất nhiệm vụ di tản đến nơi, đến chốn và đã an toàn quay trở lại cùng với Tiểu đoàn chiến đấu.

Từ sau trận Chợ Cạn, Quảng Trị trong cuộc hành quân Lam Sơn 63, Mặt Trời mời tôi hàng ngày dùng bữa với câu lạc bộ Tiểu Đoàn. Bữa cơm hôm nay ngoài Bộ Chỉ Huy gồm Mặt Trời, Hồng Vân, Cố Vấn Mỹ, ĐĐT/ĐĐ30, còn có thêm các “tony” mới về trình diện Tiểu Đoàn. Đó là mấy Thiếu úy vừa tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Những vị sĩ quan hiện dịch, chọn đời lính làm nghiệp. Mặt Trời tính rất hào phóng và rất thương yêu đồng đội, nên các “tony” đã được mời dùng bữa với ông trước khi trở về các Đại Đội.

Đêm hôm đó, không nghe tiếng súng, trăng lên cao trên mấy hàng cau trong nhà hưu dưỡng. Tôi ra sân thượng, bàn ghế còn ngổn ngang sau bữa ăn tối, hút điếu thuốc Pall Mall, cố vấn Mỹ vừa được tiếp tế hồi chiều, tặng cho một bao. Dưới ánh đèn trong phòng tôi hắt ra, tôi lấy thư bà xã vừa nhận hồi chiều ra đọc. Đại ý bả nói, thấy yên rồi, nên xin phép đưa mấy đứa về nhà. Tôi nghĩ cũng phải, vì dù sao ở nhà cũng vẫn tiện nghi hơn trong doanh trại với trạm cứu thương chật hẹp. Cẩn thận xếp thư vào túi ngực, định bụng, sáng mai sẽ nhờ truyền tin gọi cho hậu cứ để bả về nhà, tôi vào phòng, tháo đôi dầy botte de saut, chui vào mùng đi ngủ.

Giật mình choàng dậy vì những tiếng nổ lớn… Không lẽ tụi nó pháo vào khu này để tấn công? Đai nịt gọn gàng, phóng sang bên chỗ Mặt Trời thì mới biết là chúng tấn công Kho Đạn Gò Vấp. Đã có lệnh cho TĐ3ND can thiệp. Nghe trong máy truyền tin Hồng Vân chuyển lệnh Mặt Trời cho ĐĐ31 chuyển quân ngay trực chỉ Kho Đạn. Những tiếng nổ lớn không phải là địch pháo kích mà là đạn đại bác trong kho đạn phát nổ. Không biết là do ta cho nổ hay địch phá hủy. Tiểu Đoàn được lệnh di chuyển tới vùng Kho Đạn. Tôi lấy xe Hồng Thập Tự phóng lên phía trước Từ xa xa đã thấy những cột khói đen bốc lên và tiếng nổ càng lúc càng gần. Tôi cho xe tắp và sát bờ tường gần cổng vào. Một số quân của Đại Đội 31 còn nép dọc theo bờ tường, chờ xung phong vào trong kho đạn.

– Sao chưa vào được hả, tôi hỏi trống không.

– Tụi nó ở trong bắn đại liên ra., một Thiếu úy mới nói.

Một lát sau, tôi thấy trung đội của ông thiếu uý này băng qua cổng vào bên trong. Tôi và trạm cứu thương là những người sau cùng của toàn quân chạy vào. Chúng tôi tắp vào phía bên phải mặt tiền của dẫy nhà Eiffel, có lẽ là ban chỉ huy kho đạn. Tôi bảo anh em thiết lập trạm cứu thương tại đó. Đã bắt đầu có một vài anh em bị thương được dìu, cáng về đây. Chúng tôi có việc làm ngay rồi. Những tiếng nổ lớn tiếp tục vang rền nhưng thưa thớt hơn trước. Những lúc chưa có thương binh, tôi đã bọc ra phía sau, tức là phía đang có đụng trận giữa ta và địch. Hai chiếc M113 len lỏi giữa các ụ chất đạn pháo binh. Trên nóc xe có lính TĐ3 ngồi cạnh pháo tháp, nhằm phía tường thành phía sau doanh trại tác xạ. Chiếc xe cứu hỏa của quân đội cũng tích cực, bất chấp đạn địch, cố gắng phun nước vào đám cháy phía sâu bên trong, gần lô cốt sát tường phía sau. Giữa hai loạt đạn, tôi ghé mắt nhìn ra phía đụng độ, thấy tường thành phía sau có một lỗ hổng lớn, đường kính phải rộng đến 3 thước. Tôi thấy đại liên 50 của chiếc M113 đậu sau ụ đất nhả đạn liên tục vào lỗ hổng đó. Tôi đã thấy dường như có người chạy vừa vào đến đó đã bị bắn gục, có kẻ chạy ra, chưa lọt cũng bị đốn ngã. Hay thiệt! Tôi đã báo cáo Mặt Trời phải tưởng thưởng các chiến sĩ thiết giáp này.

Bỗng có ai gọi tôi đàng sau. Tôi chạy lại thì một y tá của tôi nói, có xe jeep của ai đậu chắn ngang cổng, xe tản thương không ra được. Tôi chạy ra thì quả là có chiếc xe jeep không phải của Nhảy Dù. Tôi hét lên:

– Xe của ai, mang đi chỗ khác!

Tôi tới chỗ sát chân tường nới có lẫn lộn mấy người lính của mình lẫn với bộ binh. Bỗng nghe thấy đứng sát tường, phía sau tôi, một người mặc áo giáp, nói:

– “Xe của tôi. Để tôi nói em nó lái ra chỗ khác”

Vì áo giáp che cổ áo, nên tôi không biết ông này là ai, cấp bậc gì. Anh lính bộ binh lấm lét nhìn vào trong kho đạn rồi chạy ù ra nhảy lên xe, đề máy, rất may, máy nổ liền, anh ta phóng lên phía trước, vừa lúc một tràng AK bắn với ra phía cổng, tầm đạn bay cao ngang đầu. Một lúc sau, có ai đó nói với tôi rằng:

– Đại tá Đồng Văn Khuyên đó!

Tiếng nổ vừa dứt, tôi phóng trở vào trong. Và dặn tài xế xe hồng thập tự chạy qua cửa thật nhanh để tránh bị bắn. Nhìn kỹ lại, thì ra địch từ nóc lô cốt bắn ra cửa. Chứ toàn bộ kho đạn, quân ta đã tảo thanh hết địch rồi. Chỉ còn trong lô cốt là có tụi nó, và thường hay trồi lên bắn về phía quân ta. Xác địch nằm rải rác bên cạnh các ụ đạn khá nhiều. Súng ông và quân dụng của chúng được gom lại gần trạm cứu thương. Quân ta, cho đến lúc khoảng giữa trưa, không có nhiều thương binh, không có tử sĩ. Xe cứu hỏa hết hoạt động được vì các vòi rồng bị trúng đạn phun nước tung tóe. Cũng may là các đám cháy không còn nữa và cũng hết tiếng đạn nổ. Đại Đội 31 xung phong tới lỗ hồng ở bờ tường phía hậu kho đạn. Phía trong và phía ngoài lỗ hổng, ngổn ngang hơn ba chục xác giặc với đầy đủ vũ khí.

Đang lúc quân ta còn đang reo hò chiến thắng thì bỗng có tiếng nổ lớn ngay phía sau khiến có mấy quân nhân của mình ngã xuống. Thì ra cái lô cốt cao khoảng 6m, nằm trong vòng thành còn có việt cộng trong đó. Chắc chúng không dám chạy ra lỗ hổng, nên đã chui vào lô cốt, đóng chặt cửa sắt, tử thủ. Thỉnh thoảng chúng mở cửa trên vọng gác có mái bê tông che, ném lựu đạn ra.

Tất cả các loại súng lớn nhỏ đã nhắm vào cái lô cốt nhả đạn. Quân ta lúc đó chưa có đạn chống chiến xa nên không sao bắn xuyên qua cánh cửa sắt của lô cốt. Từ trưa đến chiều, hàng chục ngàn viên đạn bắn vào mà chiếc lô cốt chỉ mất lớp xi măng ngoài, trơ cốt sắt ra. Trong một phản ứng của địch, chúng đã ném ra một trái lựu đạn, trong lúc xung quanh, quân mình còn đang đứng bắn vào cửa sắt. Chưa kịp báo động thì lựu đạn phát nổ, một người nằm xuống. Tôi chạy lại thì đó là một trong những “tony” Thiếu úy mới đáo nhậm tiểu đoàn hôm qua. Chưa kịp nhớ tên thì nghiệp lính của anh đã hết.

Một nỗi buồn dâng lên trong tâm hồn tôi khi nhớ lúc trên tay tôi, anh nấc lên từng hồi, mắt môi hé mở, rồi… ra đi… Tôi đau xót nhìn theo anh em cáng anh ra đi ra phía trạm cứu thương!

Chung quanh lô cốt, các chiến sĩ TĐ3 tìm cách ném lựu đạn vào khe hở giữa mái che và bờ thành lô cốt. Nhưng gần như tất cả đều không ai ném lọt. Không biết bị hụt bao nhiêu lần rồi, lần này thượng sĩ Minatra, hạ sĩ quan trong toán cố vấn Mỹ ném lọt một quả M26 lọt vào bên trong. Lựu đạn nổ tung, khói tỏa ra khe cửa sắt dưới chân lô cốt. Chắc chúng nó tiêu rồi. Lúc đó, anh em đã có thể bám sát lô cốt. Người ta mang khẩu đại bác không dật 57 lại thổi thẳng vào cửa sắt làm cửa bung ra. Những người lính Nhảy Dù đầu tiên của ĐĐ31 nhảy vào và đưa ra một lá “cờ đảng” mầu đỏ với búa liềm mầu vàng chéo nhau, một lá cờ “Mặt Trận Giải Phóng,” nửa đỏ nửa xanh sao vàng, và một tấm hình Hồ Chí Minh bằng vải dệt tại Thượng Hải. Ba khẩu AK47 và một khẩu súng lục K54. Chắc đây là ban chỉ huy của tiểu đoàn việt cộng tiến đánh kho đạn. Chúng đã bị đồng đội sống sót rút ra khỏi kho đạn bỏ lại trong cái lô cốt oan nghiệt này.

Tôi rút ra ngoài vừa lúc Mặt Trời và BCH/TĐ tới nơi. Tôi báo cáo sơ khởi. Mặt Trời cũng lấy làm tiếc như tôi: nếu không có cái chết của ông Thiếu úy mới ra trường thì bên ta chỉ có 5 hay 6 người bị thương gì đó, thiệt hại rất nhẹ. Địch thì chết la liệt, hàng chục súng ống đã lọt vào tay TĐ3ND.

Tối nay, BCH/TĐ trở lại nhà hưu dưỡng. Tôi bỗng khựng lại khi bước lên sân thượng. Chính ở chỗ này, tôi đã bắt tay các sĩ quan mới ra trường về TĐ3. Tôi không còn nhớ khuôn mặt anh ta lúc tôi bắt tay. Tôi chỉ nhớ khuôn mặt nhợt nhạt với tiếng nấc cuối cùng của anh trên tay tôi!

Ngày hôm sau, TĐ3ND được lệnh di chuyển đến Trại Cưa Quân Đội để chuẩn bị tiến vào khu An Phú Đông truy kích địch. Sáng hôm đó, có một binh sĩ Tiểu Đoàn gặp tôi, chào kính rồi nói nhỏ:

– Em có cái này muốn tặng bác sĩ.

Còn đang sửng sốt thì anh ta dúi vào tay tôi một miếng vải và một sấp giấy rồi vội vã bỏ đi, chưa kịp cho tôi cảm ơn. Tôi kín đáo mở miếng vải ra xem: Thì ra đó là tấm hình Hồ Chí Minh, lớn hơn bàn tay một chút. Sấp giấy là một bức thư lấy trên xác việt cộng. Tôi bỏ tất cả vào túi. Ăn trưa qua loa xong, tôi kéo Đại úy Andrews ra hút thuốc và lấy tấm hình ra khoe. Thấy trong mắt anh ta ánh lên một sự thèm thuồng. Tôi ngẫu hứng hỏi:

– Do you want it?

– Oh yes!

– I offer it to you!

– Oh no, I don’t believe it! Thanh you Bac Si! Thank you so much!

– Forget it. It’s my pleasure.

Thực chất, tôi rất cảm ơn anh lính đã cho tôi món quà mà anh đã đánh đổi mạng sống mình để đoạt được nó. Nhưng thấy cái bản mặt tên Hồ thì tôi lại không quên được những hình ảnh khốc liệt của “Cải cách ruộng đất” năm xưa. Tôi không muốn giữ nó. Vì thế nên tôi có nhã ý tặng lại cho người bạn đồng minh, đã bỏ quê nhà qua chiến đấu bên cạnh tôi, và biết đâu, có ngày sẽ bị hy sinh vì chúng ta. Đang còn nói chuyện với Andrews thì tôi bỗng giật mình vì thấy vợ tôi ôm đứa con nhỏ nhất đang đi đến phía tôi. Tôi chạy lại hỏi:

– Làm sao bồ tới được đây?

– Em theo xe tiếp tế. Chú Trực nói, có phép của Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng.

Dĩ nhiên là tôi quá mừng và đây là điều ngạc nhiên thú vị nhất. Chúng tôi hàn huyen được một lúc, trước khi nàng phải theo xe về. Tôi nói với Trực là ngày mai cho bả và các con tôi về nhà. Chiến sự đã ra ngoài thành phố rồi.

Trước khi chia tay, vẻ mặt nghiêm trọng; vợ tôi nắm tay tôi nói:

– Trước đây em chỉ đồng ý cho anh đi Nhảy Dù một năm rồi phải về đi đơn vị tỉnh tại. Nhưng mấy hôm ở trên trại, em thấy mỗi lần xe chở xác các anh em về, vợ con họ chạy lên, khóc lóc đòi xem mặt. Nhưng khi mở poncho ra họ vừa bỏ chạy vừa khóc, vì có người bị cháy xém cả mặt mày… Em thương lính của anh và các người vợ lính lắm. Em nói hết cho anh nghe nha: Anh muốn đi bao lâu cũng được. Anh em cần anh lắm đó.

Tôi nghe mà lặng người. Nàng lên cabine chiếc xe GMC vẫy tay chào tạm biệt.

Đây An Phú Đông!

Ngay chiều hôm đó Tiểu Đoàn trực chỉ tiến vào khu An Phú Đông, một địa danh có tiếng thời Việt Minh. Vùng này từ đó vẫn được coi là vùng xôi đậu. BCH tiểu đoàn chia ra đóng tại một số căn nhà gạch bỏ trống ở “miệng túi” vùng An Phú Đông, vốn là một eo đất, một bán dảo nằm giữa vòng lượn của sông Sài Gòn.

Nếu không có chiến tranh, không có những trận chiến ác liệt vừa xảy ra ở trong vùng này thì đây quả là một vùng đồng quê êm đẹp. Những vườn cau, đang trổ hoa, những ruộng trồng huệ đơm bông trắng ngần. Những vườn ngâu cao vượt đầu người, hoa vàng thơm ngát. Đêm xuống với ánh trăng sáng vằng vặc khiến tôi nhớ đến những văn hào của Tự Lực Văn Đoàn khi xưa tả những cây cau trong bóng đêm, trông như những con nhện khổng lồ treo mình bằng sợi tơ vô hình từ trên trời thả xuống, hay ánh trăng loang loáng trên các tầu lá cau cho cảm tưởng như ướt át sau một cơn mưa… Bỗng nhớ lại sấp giấy anh lính trao cho tôi còn nằm trong túi. Tò mò, tôi lấy ra, bật đèn pin có kính mầu đỏ ra đọc.

Bức thư này của một người lính việt cộng mang tên là Khang. Anh ta đã rời quê hương Hưng Yên và được điều đến chiến trường Bắc Sài Gòn, để rồi đã bỏ mình bên hàng rào kho đạn Gò Vấp chiều hôm qua. Lá thư đang viết dở dang. Chữ viết đều đặn, nghiêng nghiêng cho thấy anh chắc đã học hết cấp ba. Thư viết cho một người tên Hải, không rõ là người yêu, là vợ, là em gái hay em trai. Lời lẽ rất thân thương. Thời gian sắp 48 năm qua, không nhớ từng câu từng chữ. Nhưng đại để anh viết, đây là lá thư đầu tiên gửi về thăm “nhà” từ “miền Nam ruột thịt”. Anh khoe “Anh hãnh diện sẽ là một trong những người đầu tiên nện gót dày trên thành phố mang tên Bác”. Thì ra, ý định đổi tên Sài Gòn đã có từ những năm đó, chứ không phải là sau ngày 30/04/1975. Anh kể những gian khổ, bom đạn, sốt rét trên rừng Trường Sơn. Không có xóm làng, không gặp ai chào đón như được học tập. Cho đến lúc nhìn thấy được nhà dân ở xa xa thì cũng là lúc được lệnh phải “ếm quân tránh địch đi càn”. Anh kể, nghe ké đài của cán bộ mới biết “ngoài mình” đang chuẩn bị Tết. Anh thú thật “cũng chẳng biết ngày nào là Tết, đã qua rồi hay sắp tới.” Trước khi anh và đồng đội tới đây, anh đã được cán bộ “lên lớp” là “nhân dân miền Nam đang nổi dậy và đang chờ đón quân giải phóng”. Anh rất phấn khởi… Và lá thư đã bị bỏ dở dang ngay chỗ đó. Dở dang vĩnh viễn…

Tiếng côn trùng, ếch nhái vang lên trong đêm, tôi không dám đốt điếu thuốc đã cầm trên tay, sợ làm mất đi cái hương thơm đồng nội. Tôi đi vào giấc ngủ cảnh giác một cách êm đềm. Đầu óc diễn lại bao nhiêu biến cố hiểm nguy, đau buồn, cảm động… đã diễn ra trong cái ngày hôm nay.

Sáng sớm, tôi thức giấc lúc trời mới hừng sáng, không bằng tiếng nổ, không cần ai đánh thức. Tôi đã được đánh thức bằng hương hoa vùng An Phú Đông. Thật là khoan khoái. Tôi chui ra khỏi mùng, đi ra ngoài hè lát gạch đỏ ối, hoa cau rụng trắng cả lối đi. Cùng lúc các mùi thơm của huệ, hoa lài, hoa ngâu, và dĩ nhiên là hoa cau… đầy ắp không gian. Gần 50 năm sau, khi viết những dòng này, tôi còn dường như ngửi thấy tổng hợp những hương thơm huyền diệu đó. Rất khó tả nó là mùi gì vì là sự pha trộn những mùi hương nhẹ nhàng nhất, êm ái nhất mà tạo hóa đã ban cho từng loài hoa. Giữa nơi bom đạn, lửa khói như hỏa ngục, đã có những khoảnh khắc thanh thoát lừng hương hoa thơm cỏ lạ như cảnh thiên đường! Quả là huyền diệu…

Bỗng Trung tới, mời tôi sang họp BCH. Thế là lại bắt đầu một chuỗi ngày súng đạn nữa rồi. Càng tiến sâu vào vùng An Phú Đông, các ruộng vườn hoa thơm dần dần nhường chỗ cho những bãi mía mênh mông. Tiểu Đoàn đi được nửa ngày thì súng nổ. Địch quân ở trong các ruộng mía bắn ra. Khi quân ta bắn trả thì chúng rút sâu vào trong rừng mía. M16, M60 nã vào chỉ làm gẫy cây mía mà việt cộng thì an toàn. Tiểu đoàn đã điều động tất cả M79 câu vào giữa ruộng. Bỗng có một trái M79 gây đám cháy, gió thổi vào làm cả ruộng mía phát hỏa, khói bốc lên nghi ngút. Việt cộng trong ruộng bỏ chạy thục mạng ra ngoài, không biết phương hướng nào cả, nhiều tên chạy thẳng vào phía quân ta. Có đứa bị bắn hạ, có đứa bị bắt sống. Từ đó, mỗi khi gặp “trận địa mía” là ta đánh hỏa công. Lần nào ta cũng thắng.

Càng vào sâu, địch càng chống trả mãnh liệt. Quân số của địch chắc cũng phải cấp tiểu đoàn vì chúng có cả súng cối và đại liên. Lực lượng giang thuyền của hải quân ta đã từ ngoài sông đã dùng súng MK- 18 gắn trên tầu bắn từng tràng M79 vào các lùm cây ven bờ khiến địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn phía trước và phía sau. Trực thăng võ trang cobra của Mỹ đã tác xạ rất chính sác vào các ổ súng cộng đồng của địch. Từng ổ việt cộng bị tiêu diệt vì không có lối thoát, không có tiếp viện. Những đứa nhảy xuống sông lặn vào giữa những bụi cây um tùm cũng bị bắt sống hoặc bị lựu đạn chết chìm tại chỗ.

Trận An Phú Đông kéo dài mấy ngày liên tiếp, bên ta chỉ có một số không đáng kể bị thương nhẹ. Địch tổn thất nặng. TĐ3ND một mình một chợ đã tịch thu hàng trăm vũ khí đủ loại.

Sau trận An Phú Đông Tiểu Đoàn được điều đến an ninh vòng đai phía Bắc Sài Gòn. Bộ Chỉ Huy đóng gần Hãng Bột Ngọt Vị Hương Tố.

Cuộc tấn công của việt cộng trong dịch Tết Mậu Thân tại Sài Gòn đã bị hoàn toàn thất bại, với những tổn thất rất lớn cho địch. Một lần nữa, TĐ3ND, dù mới được bổ sung quân số và tái huấn luyện, đã chứng tỏ vẫn duy trì được truyền thống bách chiến bách thắng của Tiểu Đoàn từ ngày mới thành lập đến nay. Trận đánh ở Xóm Mới đã thắng lợi lớn vì bẻ gẫy được mũi tấn công của địch vào phía Bắc phi trường Tân Sơn Nhất và thủ đô Sài Gòn. Nó còn một thành công nữa về tình quân dân cá nước. Ông y tá trưởng của tôi và nhiều quân nhân khác của tiểu đoàn đã thành rể Xóm Mới.

Những tấm huy chương, những cặp lon mới đã nở trên cổ áo, trên ngực của rất nhiều quân nhân Tiểu Đoàn. Cờ Tiểu Đoàn được gắn thêm một Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu nữa. Chỉ cần một huy chương nữa là TĐ3ND sẽ được mang dây biểu chương mầu tam hợp.

Bây giờ khi ngồi viết những dòng này mới thấy thời gian đã xóa mờ nhiều ký ức, nhiều chi tiết, nhiều kỷ niệm. Mong rằng những ai của TĐ3ND đã dự trận này bổ túc thêm. Sao cho thế hệ con em chúng mình biết được những gì cha anh họ làm trong những ngày chiến đấu lịch sử trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Tiểu đoàn đóng ở Hãng Bột Ngọt chưa được bao lâu thì đã được không vận ra miền Huế để tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 207A hay Pegasus, giải tỏa Khe Sanh. Nhưng đó lại là chuyện khác.

Mũ Đỏ Trần Đức Tường

Chỉ Huy Trưởng KBC 3053

57 NĂM – TƯỞNG NIỆM – VINH DANH ANH HÙNG KỴ BINH QL/VNCH.

.

ĐẠI TÁ NGUYỄN TUẤN

– Khóa 1 Võ Bị Thủ Đức

– 1959-1960: Đại Úy Thiết Đoàn Trưởng TĐ 4 KB

– 1961- 1964: Thiếu Tá Thiết Đoàn Trưởng TĐ 4 KB

– 4/1965 – 2/1968: Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp

– USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth năm 1966

– Bị sát hại trong lần Việt Cộng tấn công Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968

Bị ngăn cản không vào gặp ông Cẩn được, tôi trở về nhà ngồi đợi tin tức của Tòa Lãnh Sự Mỹ, chẳng thấy động tĩnh gì. Khoảng 7 giờ tối, Trung Tá Trần Văn Mô, cùng đi có Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu (Tướng Hiếu sau này) Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn I và Thiếu Tá Đào Quang Hiển Giám Đốc Nha Công An Cảnh Sát đến gặp tôi. Trung Tá Mô cho biết ông mới được bổ nhậm làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Tỉnh Trưởng Huế. Đại Tá Hiếu và Thiếu Tá Hiển được cử giữ chức vụ cũ. Các ông muốn được đến ra mắt ông Cố Vấn. Tôi nghĩ thầm trong bụng, tình hình này mà các ông còn xin ra mắt ông Cố Vấn thì lạ thật.

Tôi đưa ba ông lên nhà ông Cẩn, đến cổng Trung Tá Mô cho hai anh lính thiết giáp biết ông là Tân Tỉnh Trưởng cùng với Đại Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn và Thiếu Tá Giám Đốc Công An Cảnh Sát, cần vào gặp ông Cố Vấn, hai anh lính mở cổng cho chúng tôi vào. Vào bên trong tôi mời ba ông đứng chờ trước sân để tôi mời ông Cẩn. Vào nhà trong, biết ông Cẩn đã tạm lánh đi nơi khác không còn ở nhà. Tôi nói với Đại Úy Tôn Thất Độ ra cho họ biết là ông Cẩn vì bị xúc động mạnh nên quá mệt không thể tiếp các ông được, xin hẹn lại ngày hôm sau.

Trung Tá Mô nói với tôi: Nhờ anh trình lại ông Cố Vấn, chúng tôi nhận nhiệm vụ mới, nên xin ra mắt ông Cố Vấn mà rất tiếc không được gặp. Ngày mai chúng tôi sẽ sắp xếp thì giờ xin lên chào ông Cố Vấn.

Đêm hôm ấy (2.11) tình hình trong Thành Phố Huế vẫn hoàn toàn yên tĩnh không có gì xáo trộn.

Sáng hôm sau, Chủ Nhật 3 tháng 11, tôi đang xem lễ trong Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, một anh Quân Cảnh đến kiếm, tới nói nhỏ:

– Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn muốn gặp Đại Úy.

Vì Thánh lễ đã gần xong, tôi nói với anh Quân Cảnh:

– Nhờ anh về trình lại với Thiếu Tướng chừng mười phút nữa, Thánh lễ kết thúc tôi sẽ lại trình diện Thiếu Tướng ngay.

Thánh lễ chấm dứt, từ Nhà Thờ tôi đến thẳng tư dinh Tướng Trí cách đó chừng 300 thuớc. Bước vào phòng khách tôi thấy Tướng Trí, và ngoài Trung Tá Mô, Đại Tá Hiếu, Thiếu Tá Hiển còn có Thiếu Tá Nguyễn Tuấn Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 100 Thiết Giáp đã ngồi sẵn đó.

Tướng Trí mời tôi ngồi ghế bên cạnh, ông nói:

– Nhờ anh trình xin ông Cố Vấn cho tôi gặp trong sáng nay, càng sớm càng tốt, vì tình hình này thế nào cũng có biện pháp khám xét nhà cửa của ông Cố Vấn. Anh trình ông nếu có tiền bạc, quý kim gì còn cất giữ ở trong nhà đưa tôi giữ cho.

– Vâng, tôi đến trình ông Cố Vấn bây giờ và sẽ trở lại với Thiếu Tướng ngay.

Tôi trở lại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế, vào trình ông Cẩn ý kiến và đề nghị của Tướng Trí, ông đồng ý và bảo tôi:

– Chú xuống trình xin Cha Bề Trên cho tôi tiếp ông Trí tại đây.

Tôi làm theo lời ông Cẩn rồi trở lại nhà Tướng Trí mời ông đi theo tôi.

Khi đứng dậy đi theo tôi, Tướng Trí nói với các vị Sĩ Quan hiện diện:

– Bây giờ moa đi với anh Minh, Tuấn đi theo moa còn các toa ngồi đây đợi moa.

Ra sân, Tướng Trí ra lệnh cho hai xe Quân Cảnh đi theo hộ tống. Thấy vậy, tôi đề nghị với Tướng Trí khi tới trước Nhà Dòng cho hai xe Quân Cảnh đứng ở ngoài đường, còn xe của ông và xe Thiếu Tá Tuấn tiếp tục đi vào trước thềm Nhà Dòng, Tướng Trí đã làm theo đề nghị của tôi.

Vào bên trong Nhà Dòng tôi mời Thiếu Tá Tuấn vào phòng khách bên cạnh cầu thang ngồi đợi. Tôi đưa Tướng Trí lên phòng ông Cẩn ở trên lầu, sau đó trở xuống ngồi nói chuyện với Thiếu Tá Tuấn.

– Khoảng 15 phút sau, ông Cẩn nhờ một Thầy Dòng ra gọi tôi. Lên phòng ông, tôi mở cửa bước vào, ông bảo tôi:

– Chú về nhà nói với Độ dẫn vào phòng tôi, lấy cái bao bố và cái va li dưới gầm giường đem lại đây cho tôi.

Khi tôi trở ra, Tướng Trí đi theo, xuống khỏi cầu thang ông gọi Thiếu Tá Tuấn từ trong phòng khách bảo đưa tôi về nhà ông Cẩn. Đến nhà ông Cẩn tôi nói Thiếu Tá Tuấn lái xe vào lối cổng sau và ngồi trên xe đợi tôi. Vào trong nhà, tôi cho Đại Úy Độ biết lệnh của ông Cẩn. Hai chúng tôi cùng vào phòng ông, lấy từ dưới gầm giường ra một cái bao bố lép xẹp, cột túm ở một góc dưới đáy, và một va li bằng vải nhựa đốm trắng xanh nhỏ li ti, cỡ chừng 0m50x0m80. Tôi xách hai tay hai cái đem bỏ lên xe. Thiếu Tá Tuấn lái xe về lại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế, tôi đem lên cho ông Cẩn và trở lui xuống ngồi nói chuyện với ông Tuấn. Chừng 10 phút sau Tướng Trí từ trên lầu đi xuống, một tay xách cái bao bố, tay kia cái va li trao cho Thiếu Tá Tuấn ra khỏi cửa, Tướng Trí nói với tôi:

– Anh Minh à! Kể từ bây giờ coi như anh trở về lại Quân Đội. Anh cứ ở đây đợi lịnh của tôi.

– Thưa Thiếu Tướng, tôi đã có lệnh Tổng Thống cho về Trường Võ Bị Đà Lạt trước khi xảy ra đảo chánh. Bây giờ xin Thiếu Tướng cho tôi đáo nhận đơn vị được không?

– Hiện nay các Phi Trường còn đóng cửa chưa đi được đâu.

Sau khi gặp ông Cẩn, Tướng Trí đáp phi cơ trở lại ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn tại Đà Nẵng. Buổi tối, Đại Úy Thiết Chánh Văn Phòng của Tướng Đôn, được ông Đôn để lại ở Huế, đưa đến cho tôi Công Điện Tướng Trí gọi tôi vào trình diện ông trong vòng 24 giờ. Công Điện ghi rõ “nếu không trình diện đúng thời hạn sẽ bị coi như đào ngũ”.

Nguyễn Văn Minh

Nguồn vnthuquan

………………………

Anh Tín,

Tôi có tìm đến website của anh và cũng muốn cho thêm một ít chi tiết của ông bố tôi. Trong danh sách các Đại Tá, anh có liệt kê ông bố tôi ở

551 Nguyễn Tuấn Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp (04/1968-02/1969)

Bố tôi đã vì không chịu đầu hàng cộng sản và đã bị tụi nó giết ông và cả gia đình vào biến cố Mậu Thân 1968 (tôi là người duy nhất sống sót). Trong Thép và Máu của Hà Mai Việt, được ghi chú ông là CHT Trường Thiết Giáp từ 4/1965 – 2/1968. Tôi cũng nhớ như vậy vì đã di chuyển với gia đình từ Quảng Trị về đến Sàigòn cỡ năm đó.

Trong rất nhiều tài liệu của ngoại quốc và Việt Nam, vụ Tướng Loan bắn giết Bảy Lém, không ít thì nhiều cũng liên quan đến vụ thảm sát của gia đình tôi. Gia đình tôi có quen với gia đình ông Loan. Sau vụ thảm sát, tôi có đến ở nhà gia đình vợ của Tướng Loan để tránh pháo kích trong lúc chiến trường Mậu Thân vẫn đang tiếp diễn. Ông Loan cũng là bạn đồng khóa với bố tôi ở Thủ Đức Khóa 1 theo tôi được biết.

Thêm một phần nữa, ông ta cũng có tham dự CGS College ở Fort Leavenworth, KS trong khóa 66-1.

145 66-1 Tuan Nguyen Khac Cung LTC Armor Assoc

Trong thời gian đó, theo tôi hiểu, vì bố tôi không có tên giữa, nên khi được hỏi Middle Name đã viết vào là Không Có … bị hiểu lầm là Khac Cung. Hình ảnh là hình của ông bố tôi.

Huấn

Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn , Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân.

Tháng 4 -75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.

Vũ Văn Lộc

(Ghi chú: Trung Tá Cao là con của Đại Tá Nguyễn Đình Bàng)

Tân Phó Đề Đốc

Đại Tá Huấn hiện là chỉ huy trưởng và giám đốc Bộ Chỉ Huy Hệ Thống Hải Quân Biển Chương Trình Trừ Bị (NAVSEA). Ông chỉ huy và yểm trợ hơn 2,000 sĩ quan và thủy thủ trừ bị của chương trình NAVSEA. Ông cũng có trách nhiệm chương trình tuyển mộ, huấn luyện, phát triển binh nghiệp và điều động công tác cho các sĩ quan trừ bị ngành kỹ sư cho Sĩ Quan Trực Hải Quân Mỹ Trừ Bị (ED).

Đại Tá Huấn bắt đầu đảm nhiệm chương trình ED năm 1993. Ông tốt nghiệp Đại Học Oklahoma State năm 1981 với bằng Cử Nhân Kỹ Sư Điện (EE); tốt nghiệp Cao Học Kỹ Sư Điện Tử Đại Học Southern Methodist, và Cao Học Kỹ Sư ngành sản xuất (Manufacturing) Đại Học Purdue; và Cao Học Kỹ Thuật Thông Tin và Nhu Liệu ưu hạng từ Đại Học Carnegie Mellon University năm 2008. Ông cũng hoàn tất chương trình Chỉ Huy Tham Mưu tại Đại Học Cornell University năm 2011.

Đại Tá Huấn từng chỉ huy nhiều đơn vị trừ bị, như NAVSEA, PACFLT và ONR. Ông cũng trải qua nhiều trách nhiệm lãnh đạo hải quân ngoài Hoa Kỳ cũng như tại Afghanistan từ năm 2013.

Trước khi trở lại phục vụ hiện dịch, Đại Tá Huấn là Cố Vấn Cao Cấp Kỹ Thuật/Giám Đốc Phát Triển hệ thống CREW và ITT/Exelis. Trước đó, ông là phó chủ tịch Bank of America, về IT và an ninh mạng cho hệ thống trao đổi chứng khoán toàn cầu (Global Trading Infrastructure).

Đại Tá Huấn từng được ân thưởng nhiều huy chương cao quý của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong đó có các huy chương chống chiến tranh khủng bố toàn cầu.

TƯỞNG NIỆM – VINH DANH ANH HÙNG BIỆT HẢI QL/VNCH

ĐỔ BỘ VÀO THANH HÓA

.

 Biệt Hải Nguyễn Văn Kha

Để bảo vệ Tổ Quốc và chống lại sự xâm lăng của bọn cộng sản miền Bắc, lợi dụng sự tự vệ của QLVNCH có giới hạn trong phạm vi lãnh thổ theo hiệp định Geneve 1954. Nên bọn cộng sản được sự yểm trợ của cộng sản Quốc tế cứ gia tăng liên tục tấn công miền nam. Vì lý do đó Bộ TTM QLVNCH đã quyết định thành lập những đơn vị đặc biệt để tấn công lại kẻ thù ngay tại hậu phương hay tại các mật khu của chúng.

Bộ phận thứ: I. Là xâm nhập bằng đường bộ với sự yểm trợ và hợp tác của Không Quân.

Bộ phận thứ: II. Là xâm nhập bằng đường biển, có tên gọi là Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Trong Sở PVZH gồm có hai Lực Lượng: Hải Tuần và Biệt Hải, tất cả nhân viên LL Hải Tuần do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái qua Sở PVZH đặt dưới quyền Chỉ Huy của Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật.

Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót, và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt. Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân, và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.

Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học này không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH. Mà hoàn toàn do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT–Seal hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ. Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải, mà còn đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là: Tung mây lướt gió (Nhảy Dù) và sử dụng bình hơi (Người Nhái) bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể sử dụng về đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.

Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa dù và khóa người Nhái, thì lúc đó các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp. Với quân phục được cấp phát gồm có 2 bộ áo “rằn ri” và một nón đỏ do quân nhu quân lực VNCH cấp, 2 bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại, tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại, trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê, mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc tất cả phải có đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép, bằng không thì phải ở lại trại, vì để bảo mật cho các công tác xâm nhập nên LL Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào?

Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại tá Tỉnh trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp, đối với dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo Sơn Trà thường gọi là Biệt kích Nhái, những lúc thời tiết miền Bắc biển động các toán thay phiên nhau đi công tác ở các Mật khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.

Tôi còn nhớ vào dịp Trung Thu năm 1967, toán Numbus được chỉ định đi công tác xâm nhập vào vùng Thanh Hóa. Ðối với LL Biệt Hải, bất kỳ chuyến công tác nào cũng là đặc biệt cả, nhưng có lẽ chuyến xâm nhập lần này có một vài điểm khác lạ hơn các chuyến khác vì một lúc phải làm 2 nhiệm vụ: Ðó là bắt cóc cán bộ địa phương đưa về Nam để khai thác tin tức, ngoài ra toán còn được giao thêm phận vụ Tâm Lý Chiến, vì lúc đó sẵn dịp Tết Trung Thu nên chúng tôi phải mang những gói quà biếu tặng của MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC cho các em miền Bắc như lệnh trên giao phó (trong đó hình như là vải vóc, áo quần, bánh kẹo, và radio, v.v. Vì những thứ này đã được gói sẵn trong bọc nylon rất kín đáo vì sợ thấm nước, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đem đi.

Ðể chuẩn bị cho chuyến công tác được thành công. Toán đã thực tập rất chu đáo, được chỉ dẫn phận vụ của từng người trên mặt sa bàn, và nghiên cứu cẩn thận vào các tấm hình không ảnh, ban ngày thì toàn đội tập vượt sóng, bơi lội, chèo thuyền cao su. Ban đêm thực tập đổ bộ, cứ như thế liên tục suốt trong vòng một tuần. Lần thực tập cuối cùng trước khi ra đi là đổ bộ toán vào vùng cửa Ðại–Hội An (vùng này ban đêm hoàn toàn do địch kiểm soát). Vì chương trình huấn luyện bắt buộc phải tìm một địa điểm ở trong Nam tương tự như miền Bắc để cho nhân viên dễ dàng làm quen được với địa thế. Nhưng đắng cay làm sao cứ mỗi lần đi thực tập đổ bộ vào quanh vùng cửa Ðại, thì toán đều bị chạm địch hoặc mất tích.

Cũng như những chuyến trước, toán Numbus được các chiến đĩnh PTF đưa từ Ðà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, trên đường di chuyển tới mục tiêu, anh em Hải Tuần có nhiệm vụ điều khiển Chiến Hạm, riêng anh em toán chúng tôi phải ở dưới khoang hầm nằm ngủ hay nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho chuyến xâm nhập vào bờ trong một vài giờ sắp tới. Nói vậy chứ chẳng có ai chợp mắt được, vì tâm trí lúc bấy giờ rối bời như mớ bòng bong, có cả hằng trăm chuyện để mà lo lắng suy nghĩ, nào là vợ con, cha mẹ, người yêu, v.v. Và rồi không biết chuyến xâm nhập lần này còn có cơ may để trở về Nam gặp lại những người mà mình đang suy nghĩ hay không? Hoặc là công tác tối mật này có đạt được thành quả như sự mong muốn của cấp trên và ngay chính cả anh em chúng tôi nữa, chưa nói đến bản tính nóng giận bất thường của trời đất.

Vì trước đây đã có nhiều chuyến khi hành động xong nhiệm vụ toán rút ra bờ biển tìm đường để lội ra xuồng cao su, và từ đó dùng làm phương tiện chở toán ra chiến đĩnh PTF đang đậu chờ ngoài khơi, thì đột nhiên giông gió thổi tới bất ngờ, những đợt sóng cứ liên tục dâng cao trắng xóa cả một vùng như tuyết, tệ hại hơn nữa là có những lần toán đã bại lộ mục tiêu và đang bị chúng bao vây rượt đuổi sau lưng, khi anh em thoát ra được tới bờ biển nỗi vui mừng vừa mới chớm nở, thì lại trông nhìn thảm cảnh sóng gió trước mắt mà lòng cảm thấy ngao ngán, lúc đó mạnh ai người nấy cố sức lội ra tới xuồng để tìm con đường sống, sau đó trưởng toán mới gọi ám số hoặc tên thật từng anh em để kiểm soát ai còn ai mất.

Vì vùng công tác quá xa xôi, không có phương tiện yểm trợ hơn nữa chỉ hoạt động qua đêm, thời hạn ấn định cho nhiệm vụ phải hoàn tất trong vòng 5 hay 6 giờ đồng hồ, và cũng nên biết sự kiểm soát an ninh phường khóm của công an miền Bắc rất kỹ, khác hẳn ở miền Nam nên rất khó trà trộn, toán bắt buộc phải rời khỏi vùng công tác trước khi mặt trời mọc, hoặc nếu trễ giờ hẹn có thể chiến đĩnh PTF sẽ di chuyển khỏi địa điểm vì vấn đề an toàn, kế đến là lo sợ dân chúng ở địa phương phát giác, và họ sẽ đi báo cho công an, hơn nữa vùng hoạt động nằm dọc theo bờ biển, bởi vậy không có địa thế thích hợp để ẩn trốn một khi bị sa cơ, như vậy kể như cuộc đời đã kết thúc, chưa nói đến những chuyện không may có thể xảy ra như trong số anh em có người bị thương chẳng hạn. Những giây phút nguy hiểm đó bốn chữ “sinh Nam, tử Bắc” đều hiện rõ nét trong đầu, nhưng hầu hết tất cả anh em toán vẫn luôn xác quyết với một niềm tin là phải tranh đấu cho sự sống còn ở trong mọi tình huống.

Ðang lúc còn suy nghĩ vẩn vơ thì giấc ngủ bỗng đến tự lúc nào không hay, có lẽ vì quá mệt mỏi, 8 anh em chúng tôi chia nhau ngồi dưới hầm tàu chu vi không được rộng, chiến đĩnh PPF vẫn phóng nhanh hết tốc độ, thỉnh thoảng những đợt sóng đập vào lườn tàu rất mạnh đôi lúc làm mọi người tung lên khỏi chổ mình ngồi, hơn nữa mùi dầu máy bốc lên cũng rất khó chịu, một vài anh em đã phải ói mửa trông thật bơ phờ. Bỗng một tiếng còi vang lên làm tỉnh thức mọi người, báo hiệu cho toán sắp sửa tới mục tiêu, có lẽ theo sự suy nghĩ của tôi, vì ý Hạm trưởng muốn cho anh em có chút thì giờ để chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng hồ lúc đó đúng gần 9 giờ tối, chúng tôi kiểm soát tất cả đồ trang bị cá nhân lại một lần cuối trước khi rời khỏi hầm tàu đi về phía sau lái PTF, và rồi cùng nhau hợp lực với hai người bạn điều khiển xuồng cao su xem xét lại cẩn thận (xuồng cao su được chia làm thành 6 ngăn, 2 ngăn dưới lườn, và 4 ngăn ở trên được bơm bằng hơi, mục đích để giữ cho xuồng an toàn nếu lỡ bị trúng đạn ở ngăn nào hoặc giả thử có xì hơi, các ngăn còn lại vẫn giữ vững thế thăng bằng, và xuồng cao su được sử dụng bằng một loại máy giảm thanh (40 hp Johnson, chạy bằng xăng có pha nhớt) vào lúc đó chiếc chiến đĩnh PTF giảm bớt tốc độ, từ từ tiến vào mục tiêu, và rồi tới điểm dừng lại. Hạm trưởng đứng trên phòng lái phóng thanh ra lệnh cho toán chuẩn bị đổ bộ, hai chiếc xuồng cao su được các anh em Hải Tuần tới trợ giúp thả xuống hai bên mạn tàu ở phía sau chiến đĩnh, tiếp theo đó tất cả anh em toán tuần tự leo xuống ngồi theo vị thế đã được chỉ định trước khi đi, nên rất gọn gàng và nhanh chóng.

Phận sự hai tài công phụ trách lái 2 xuồng cao su liền cho nổ máy chạy theo sự hướng dẫn bằng radar của tàu mẹ (tức PTF). Khi 2 xuồng cao su vào đến gần bờ biển Thanh Hóa thì trưởng toán ra lệnh tắt máy và chèo bằng mái chèo nhỏ (dầm) để tránh gây tiếng động, khi khoảng cách bờ biển và xuồng cao su còn trên dưới 1000 thước, trước tiên thả hai tiền sát viên lội vào bờ làm nhiệm vụ quan sát ngang, dọc (trên dưới) 100 thước và tìm địa thế an toàn cho toán xâm nhập lội vào sau, khi đã tìm được chỗ như ý, lúc đó người tiền sát phụ lội ra nước ngang ngực dùng hồng ngoại tuyến loại nhỏ cầm tay bấm ám hiệu đã cho sẵn ở nhà (thường được sử dụng bằng ám hiệu “Tic–Tè” khoảng cách độ bao nhiêu giây được bấm lại một lần, tất cả quy luật đó chỉ có tiền sát và trưởng toán biết mà thôi, khi trưởng toán ngồi ngoài xuồng cao su nhìn vào phía bờ xác nhận đúng được chỉ thị đã ấn định lúc ra đi thuyết trình thì mới cho toán còn lại tiếp tục lội vào, cũng có một đôi lần 2 tiền sát bị bắt, thì lập tức trưởng toán phải quyết định hủy bỏ công tác liền lúc đó lý do vì ám hiệu và giờ giấc không đúng.

Tất cả chúng tôi mang chân nhái áo phao và vũ khí cá nhân AK–47, nhảy xuống biển kẻ trước người sau cùng nhìn nhau lội vào. Còn lại 2 xuồng cao su và hai nhân viên bỏ neo tại đó để canh giữ và có nhiệm vụ chờ đón toán khi xong phận sự lội ra, hai chân vừa chạm mặt đất, anh em vội tháo gỡ cặp chân nhái móc vào bên hông và theo tiền sát dàn hàng ngang nằm dọc bờ biển, mọi cặp mắt đều đổ dồn hướng lên các bụi cây vì trên đó vẫn còn có một người tiền sát chính đang ngồi chờ. Kế đến trưởng toán lấy phương giác hướng đi đến mục tiêu, trên đường di chuyển, mỗi bước đi là một nhịp thở, từng tiếng động nhỏ của loài vật cũng đủ làm cho anh em giật mình, vì ban đêm nên sự quan sát ở phía trước mặt rất là giới hạn, tâm trí lúc bấy giờ quên hết mọi sự kể cả vợ con, cha mẹ, người yêu, v.v.

Ngược lại thần chết lúc nào cũng ám ảnh, 6 tay súng từng bước một luôn bám sát gần nhau. Chúng tôi di chuyển theo chiến thuật đột kích của Biệt Hải mà cố vấn Seal Mỹ đã chỉ dẫn, tất cả mọi người đều cùng ý thức trách nhiệm và bảo vệ mức tối đa cho nhau, có ở trong những giây phút thập phần nguy hiểm này mới định nghĩa được cái tình đồng đội thật hết sức trân quý và hết sức tuyệt vời, trên đường di chuyển tới mục tiêu, chúng tôi không gặp một trở ngại nào.

Ðúng khoảng 2:00g sáng, cả toán đã tới được mục tiêu chỉ định: đó là một xóm nhà thuộc dân chài lưới rất nghèo nàn dưới chế độ của Bác, đồng thời chúng tôi còn tìm cách đến nơi trú ngụ của cán bộ nhưng không thấy. Anh em chỉ gặp toàn những ông già bà lão và một số các em nhỏ. Nhân tiện đó đem phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình, tiếp theo đó một vài anh em trong toán còn làm thêm nhiệm vụ cắm cờ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc tại khu xóm đó, trước khi rút lui ra bờ biển để kịp đúng giờ đã hẹn, một số người tại đó sau khi nhận được quà, họ đã cám ơn rối rít trông thật hết sức thương tâm, và còn luôn miệng gọi anh em chúng tôi là cán bộ mặt trận, trong số đó có một vài người trẻ đã tỏ ra rất bạo miệng xin được đi theo với cán bộ (tức chúng tôi). Nhưng chuyến này anh em toán không có lệnh đưa dân về Nam khai thác tin tức, nên vội vàng từ chối và nói khéo là sẽ gặp họ lại trong lần tới. Trước những năm 1975 rất ít người ngoài biết đến đơn vị Biệt Hải và LL Hải Tuần, họ là ai? Và cũng không bao giờ biết được sự hoạt động phía trong nội bộ của SPVZH ra sao, chỉ trừ nhân viên đã có thời gian phục vụ, nhưng khi hết giao kèo thì đều được an ninh dặn dò theo như trong tờ bảo mật của Sở.

Ngày 30/4/1975, toàn thể QLVNCH bị bức tử bởi các thế lực ngoại bang và bắt buộc phải thua trận, hằng trăm ngàn quân cán chính phải chịu cảnh trả thù khát máu của cộng sản Bắc Việt bằng cách tập trung đưa vào các trại tù khổng lồ đầy khắc nghiệt và ác độc không có lối thoát, vì cuối nẻo đường cùng đầy tuyệt vọng.

Tôi đành phải ra trình diện ở địa phương của tôi tại (Huế), tôi khai là phục vụ ở đơn vị Nhảy Dù, cũng may nhờ lúc còn ở LL Biệt Hải tôi đã kín miệng, ngay cả người thân trong gia đình trong những lần có phép về thăm nhà, cũng không hề biết tôi là lính gì và phục vụ ở đâu? Lúc đầu chúng tôi được tụi cộng sản tập trung ở trại Khe sanh–Quảng Trị, một thời gian sau cộng sản di chuyển chúng tôi về trại Cồn Tiên, Ðông Hà.

Tôi được vào đội 7 (đội 7 là đội dành riêng cho cấp bậc trung úy), ở trại vẫn thường có những giờ học chính trị tại Hội trường, hôm đó có một chính trị viên cao cấp ở trung ương đến thăm trại và hắn “lên lớp” nói rằng: “Một tên Biệt Kích tội lỗi ngang bằng một viên đại tá”, tôi ngồi dưới lớp nghe qua đồng thời mỉm cười, và thầm nghĩ trong bụng. Tao đang ngồi trước mặt chúng mày đây, phải trước năm 1975 tao gặp được mày có lẽ giờ này mày đã đi mò tôm cho Thủy Vương rồi. Sau một thời gian vì không chịu nổi sự nhục nhã và hành hạ thân xác của bọn cai tù, và vốn mang trong người dòng máu Biệt Hải không bao giờ chịu khuất phục bọn răng đen mã tấu. Tôi đã quyết định trốn trại vào năm 1977.

Biệt Hải Nguyễn Văn Kha

Toán Numbus.

Trưởng Toán 717 Ðoàn 71,

Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH.

50 NĂM – VINH DANH ANH HÙNG KHÔNG QUÂN QL/VNCH

Mặt Trận Tây Nguyên

.

Minh Triệu

Năm nay mùa mưa đến muộn trên vùng Cao Nguyên. Như mọi năm vào cuối tháng Tư sang đầu tháng Năm, những trận mưa dữ dội lúc nào cũng như đe dọa bầu trời Tây Nguyên nhất là vùng Biên giới Miên, Việt và Lào Việt.

Nhưng năm nay, sang đầu tháng Sáu bầu trời Cao Nguyên hãy còn sáng và cao. Từ trên phi cơ nhìn xuống những rừng cây trên dãy Trường Sơn, đồi núi và thung lũng bao quanh Căn cứ 92 bát ngát một màu xanh rực rỡ cho ta cảm tưởng như đang bay trong vùng trời Xuân.

Tôi giữ mãi cảm giác thoải mái, dịu dàng khi bước chân xuống Phi trường Cù Hanh. Giữa khung trời xanh êm thoảng gợn những đợt mây hồng, từng làn gió nhẹ không vẩn một chút bụi vuốt ve rặng dương liểu trồng hai bên đường đưa về Căn cứ. Tôi ngắm nhìn đài Kiểm soát, ụ chứa phi cơ, những kho hàng, những cơ sở mới mọc lên trong thời gian rời xa Căn cứ này. Năm năm thoáng qua mau, khuôn mặt của Căn cứ 92 đã đổi mới một cách không ngờ. Bây giờ tôi trở lại vùng trời này, bước đi trên khoảng đường tráng nhựa mà năm năm trước đây cỏ mọc và hoang vắng, khoảng đường mà bây giờ có những rặng dương xanh, có những căn nhà mọc lên như chào đón, như mời mọc như chứng tỏ sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người lính KQ đang sống trên vùng Cao nguyên.

Tôi cố tìm lại những khuôn mặt quen thuộc năm năm về trước. Những khuôn mặt của những người bạn đã cùng tôi lang bạt về miền Căn cứ này, để nhớ lại những đêm rét buốt say sưa chếnh choáng, rã rời. Những mẫu tâm sự uất nghẹn của những tên tốt đen bị đổi lên vùng đất đỏ này. Nhưng, những khuôn mặt đó không còn nữa. Họ có thể bây giờ đã rất giàu sang ở Sài Gòn. Họ cũng có thể đang lận đận ở một Căn cứ nào đó. Dầu sao thì dấu chân của họ vẫn còn ở đây. Bàn tay, và cả ưu phiền của họ nhỏ xuống trong thời kỳ Căn cứ 92 còn hoang dã, chưa mang vẻ ngăn nắp, tiện nghi và duyên dáng như bây giờ.

Cái vẻ mặt bề ngoài bình thản dửng dưng và chậm rãi của Căn cứ 92 gây cho tôi một ấn tượng lạc lỏng của một người khách phương xa vừa ghé qua vùng đất mà như chưa hề quen.

Nhưng sự thật thì khác hẵn. Bên trong cái vỏ lạnh lùng bình yên và âm thầm đó là những âm hưởng của những trận chiến sôi động đã và đang diễn ra khắp vùng trời Tây nguyên. Tôi có thể khơi dậy những hình ảnh nóng bỏng đầy máu lửa đang diễn ra ở đây trong bất cứ một người lính KQ nào tôi đã gặp.

Bạn muốn nghe về trận chiến mù trời, khét lẹt mùi bom đạn và mùi da thịt người ở Dak Seang mới xảy ra cách đây hơn một tháng ? Dễ lắm. Bạn chỉ cần dừng ở lại Ban Tác chiến của Biệt đội. Ở đó, bạn gặp ngay những gương mặt Phi công thật trẻ, dáng dấp như các cậu thư sinh mới vừa rời ghế nhà trường. Nhưng chính họ lại là những Chiến sĩ gan dạ, những người đi thử lửa hằng ngày trên trận chiến Dak Seang, trong Chiến dịch Bình Tây I, Bình Tây II.

1 – Những con Đại bàng trên Vùng trời Dak Seang.

Trong căn phòng nhỏ và thấp, Đại úy Lân, Biệt đội trưởng ba Phi đội Phản Lực, Quan Sát, Trực Thăng của Không đoàn 62 tăng cường yểm trợ hành quân cho toàn vùng Tây nguyên. Đại úy Lân trông còn trẻ, trẻ đến độ bạn không ngờ rằng chính người đó đang nắm trong tay cả một hỏa lực ghê gớm hàng ngày làm rung chuyển vùng trời Biên giới Miên – Việt.

Đại úy Lân giới thiệu với tôi Đại úy Vũ ngọc Liễu, một Phi công Phản lực A 37, người hùng của vùng trời Dak Seang. Đại úy Liễu chỉ lên bản đồ nơi mà cách đây hơn một tháng anh đã bay.

Dak Seang chính là cửa ngõ đi vào Tây nguyên. Vì nếu thọc sâu được vào vùng cực bắc Kontum là từ đó địch có thể phóng tay đụng tới bất cứ vùng nào trên Cao nguyên. Và khi đã khống chế được, Cao nguyên là cái yết hầu của miền Nam đã bị đối phương nắm gọn. Địch đã chuẩn bị dòm ngó Dak Seang từ sau chiến dịch Đông Xuân, địch tung vào trận đánh Trung đoàn 40 Pháo, Trung đoàn 28 chính quy và một số đơn vị Đặc công. Địch lợi dụng địa thế hiểm trở có nhiều triền núi để cùng một lúc thực hiện hai mục tiêu : dùng Dak Seang như một diện để thu hút quân Trừ bị của Quân đoàn 2 và khi đã hút được một số lớn quân lên Dak Seang là Pleiku, BanmeThuot kể như trống trải. Trong trận đánh này mưu đồ chính của địch là chiếm Pleiku nơi đặt bản doanh của Quân đoàn 2 để gây tiếng vang bất ngờ và mục tiêu thứ hai là diệt Phi pháo.

Ngày 1-4-1970 là trận đánh mở màn, Dak Seang bị bao vây hoàn toàn, về phía Bộ binh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tung vào trận đánh lực lượng của Biệt khu 24, Liên đoàn 2 BĐQ, Trung đoàn 42 Biệt lập và tăng cường hai đơn vị Pháo binh Hoa Kỳ. Về phần Không Quân, một nửa lực lượng của Không đoàn 62 được dồn lên Pleiku và bao nổ lực của Không Đoàn dồn hết cho Dak Seang.

Đại úy Liễu chậm rãi xác nhận. Địch quả thật dùng nhiều mánh lới. Ngay những ngày đầu khi cuộc tấn công mở màn, thời tiết trên vùng hành quân bất lợi cho Không Quân. Mây thấp, núi cao, Phi tuần nếu bay cao thì không thể oanh kích chính xác các mục tiêu. Nhưng trái lại nếu bay thấp thì là mồi ngon cho hỏa lực Phòng không. Nhưng Bộ Chỉ huy của địch đã ước tính sai lầm khi tinh thần chiến đấu và lòng gan dạ của các Chiến sĩ Không Quân.

Trong một phi vụ đánh địch ở phía Bắc Dak Seang 5 cs. Nơi có hai ngọn đồi. Địch tử thủ dưới hầm sâu, quân bạn đã ba lần vượt qua một con suối để chiếm một ngọn đồi, nhưng đều bị địch phản công đẩy lui. Phi tuần của Đại úy Liễu được gọi tới oanh tạc mục tiêu. Bầu trời hôm đó thật thấp, quân bạn và địch lại quá gần, gần đến độ chỉ thả sai một giây là bom có thể rơi ngay xuống quân mình.. Địch để dành sẳn một phi tuần của Đại úy Liểu một lối vào, đó lại chính là tử lộ. Đại úy Liễu chỉ có một lựa chọn mà sự lựa chọn đó địch đang dành sẵn cho mình. Anh đưa phi tuần lên thật cao, rồi từ trong mây phi tuần của anh đâm bổ xuống thật lẹ, thật thẳng vào đúng những họng súng của địch. Anh đánh địch bằng sự liều lĩnh có tính toán của những người phi công đầy gan dạ. Anh đã thành công. Những quả bom rời cánh đều trúng địch. Những trái Rocket phóng đi đã dập tắt mọi kháng cự của địch. Hơn một trăm dịch bị tan xác trong cuộc oanh kích này.

Người phi công Anh hùng thứ hai của trận Dak Seang là Đại úy Ngô văn Trung, anh cũng thuộc Phi đoàn 524. đồn trú tại Không đoàn 62.

Anh Trung vừa đi oanh kích giải vây một đồn 20 cs Đông bắc Pleiku trở về. Từ trên phi cơ bước xuống, tay hãy còn xách nón bay dáng người anh dỏng cao, phong độ như một nghệ sĩ. Anh mĩm cười nhắc lại trận chiến của một tháng cũ. Anh nói : Đối với các Hoa tiêu của Phi đoàn Phản lực 524 của Không đoàn 62 thì Dak Seang là một trận chiến thích thú nhất trong năm. Và cũng là một trận chiến nóng bỏng đối với anh. Vì phi tuần anh là phi tuần đầu tiên bị nếm đạn phòng không của địch, lại thêm thời tiết trên vùng lúc nào cũng mây mù, phi cơ đủ loại của ta và Đồng minh đều có mặt trên đó.

Trong nhiều phi vụ các Khu trục cơ của ta và Đồng minh tưởng chừng như đâm sầm vào nhau. Đang làm vòng trên mây để chui xuống vừa thả xong trái bom, kéo phi cơ bay lên, thì lù lù trước mặt một chiếc Khu trục khác lao ngay vào mũi phi cơ mình. Nếu không lẹ mắt thì có thể không ăn đạn Phòng không cũng đụng nhau trên trời. Anh Trung còn cho biết trong trận giải vây Dak Seang những phi cơ trực thăng của Phi đoàn 215 mới chính là những người mệt nhất. Họ bay suốt ngày để chuyển quân vào các địa điểm chung quanh Dak Seang. Nhiều phi vụ, mặc dù Khu trục của Đồng minh và của Việt Nam bay trước giải bom chùm nổ cao chống biển người để dọn bãi đáp. Nhưng khi trực thăng vừa xà xuống là từ những công sự kiên cố dưới sâu địch cả nhảy lên xung phong. Nhiều xạ thủ trực thăng đã phải dùng Tiểu liên M 16 và súng lục quần thảo với những tên địch đang lao tới quá gần. Chẳng hạn như trận đánh chiếm núi “Ếch”. Đợt đổ quân đầu cùa 20 trực thăng Mỹ vừa tới là bị bắn dội ra không sao đáp được, trực thăng của Phi đoàn 215 xông tới. Họ dùng lối đáp tắt máy từ trên cao, để phi cơ rơi thẳng xuống đầu địch. Địch hoảng quá chạy tán loạn. Sau khi đổ quân xuống. Họ bay lên,Đoàn phi cơ mười chiếc, thì chín chiếc trúng đạn, nhưng không chiếc nào bị rớt. Người phi công nổi tiếng mang nhiều vết đạn nhất, chính là Đại úy Giang văn Thành, Đại úy Thành là người đầu tiên đáp xuống đồn Dak Seang sau mười lăm ngày bị vây hãm. Phi cơ trực thăng của Đại úy Thành mang 39 vết đạn, nhưng rất may trở về Căn cứ bình yên.

2 – Những người làm việc âm thầm.

Đóng góp vào chiến công giải vây Dak Seang, không phải chỉ có những Hoa tiêu Khu trục. Hoa tiêu Quan sát của Không đoàn 62 gởi tới mà một phần do mồ hôi và công lao của những người lính Không Quân làm việc âm thầm tại Căn cứ 92. Đầu tiên phải kể đến những Chiến sĩ thuộc Ban Vũ khí của Căn cứ này.

Những Phi công bay trên trận địa trở về đều xác nhận chưa có trận đánh nào họ dùng nhiều Rocket bằng trận này. Vì địch dùng chiến thuật cận chiến luôn bám sát quân ta để vô hiệu hỏa lực của phi pháo. Khoảng cách giửa địch và ta quá gần, nên bom nổ không dùng được, mà Vũ khí để đánh cận yểm tỏ ra hữu hiệu nhất là Hỏa tiển. Một ngày trung bình các phi xuất giải vây đồn Dak Seang, sử dụng tới 500 trái Hỏa tiển. Hàng trăm thùng Rocket được các Chiến sĩ Vũ khí hạ xuống, gỡ ra gài hột nổ rồi đưa lên mắc vào giàn phóng. Phương tiện của Căn cứ lại nghèo nàn. Nhưng vì yêu cầu ác liệt của Chiến dịch, nên các Chiến sĩ thuộc Ban Vũ khí 92 bắt buộc phải khắc phục trở ngại này. Họ làm việc suốt ngày dưới ánh nắng, hoặc mưa bay tầm tả để trang bị đầy đủ và nhanh chóng mỗi khi phi cơ hạ cánh.

Người Chiến sĩ Ngành Vũ khí của Căn cứ 92 đã hy sinh trong Chiến dịch Dak Seang là Binh 2 Huỳnh văn Ghềnh, anh là Chuyên viên Vũ khí nhưng vì Căn cứ thiếu tài xế sử dụng xe nâng bom, nên anh tự lái xe này nâng bom mắc vào cánh phi cơ cho kịp phi vụ. Chiếc xe của anh mất trớn lao xuống dốc rồi lật ngược đè lên người anh. Anh Ghềnh còn độc thân, quê anh ở Nha Trang, và đã phục vụ tại Căn cứ 92 được năm tháng thì Chiến dịch Dak Seang mở màn.

Bên những người phục vụ trực tiếp cho Chiến dịch như Phi công, Chuyên viên Vũ khí, nhiều ngành khác đã âm thầm tham gia một cách tích cực.

Trong số đó ta phải nói đến Trung Tâm Hành Quân Không Trợ 2, Đài Kiểm Báo 921 và Đài Dart, những bánh xe trong guồng máy đã nghiền nát địch ở Dak Seang, rồi bây giờ là Bình tây I và II, mặt trận kéo dài từ vùng Biên giới giáp ranh tỉnh Quảng Đức lên tới Vùng 3 Biên giới Lào – Miên – Việt của tỉnh Kontum thọc sâu vào đất Cam Bốt 30 cây số.

Từ một ngọn đồi phía Tây Phi trường Cù Hanh, có những Chiến sĩ ngày đêm giam mình trong phòng tối đối diện với những mặt gương dạ quang tròn, nhỏ với những chấm sáng khi tỏ, khi mờ qua những hệ thống máy móc rắc rối, tinh vi. Họ có bổn phận theo dõi, hướng dẫn mọi phi vụ bay trong không phận của Vùng 2 Chiến thuật, từ vùng Duyên hải cho đến các vùng dọc theo biên giới Cao miên. Họ là những Chiến sĩ của Đài Kiểm Báo 921. Tuy ngồi một chỗ, làm việc âm thầm trong phòng tối, nhưng mắt họ, tai họ không ngừng theo dõi mọi đường bay, mọi hoạt động của các phi cơ tham dự Chiến dịch.

Không phải khi bay lên là Phi công có thể ào ào tới mục tiêu trút bom đạn thật chính xác xuống đầu địch. Họ phải nhờ các Chiến sĩ của Đài Kiểm Báo, làm trung gian nhận lệnh chuyển lên phi cơ rồi từ phi cơ chuyển đi các đơn vị diện địa. Họ cũng là những người hướng dẩn phi cơ trong mọi trường hợp như ở Dak Seang các phi cơ phần lớn là nhờ Đài Kiểm báo 921 hướng dẫn. Vì vùng này mây thấp, sương mù và nhiều ngọn núi cao. Họ đã hướng dẫn phi cơ tới mục tiêu, cũng như khi rời mục tiêu. Họ đưa phi cơ xuyên mây an toàn, qua vùng núi non ngày cũng như đêm, nhất là các phi cơ thả bom sáng các đồn cô lập dọc theo biên giới heo hút. Tuy họ không đối diện với kẻ thù ngoài trận tuyến, nhưng họ nắm sinh mạng các phi công đối diện với trách nhiệm nặng nề cực nhọc với những mòn mỏi tinh thần, thể xác trong phòng tối ngày đêm với thứ ánh sáng vàng xanh, nhức mắt nguy hại ấy.

Rồi đến Đài Dart

Một Đài mang tên thật lạ. Đó là chữ tắt của Depleloyable Automatic Relay Terminal nói nôm theo tiếng Việt là Đài Hàm Răng Sắt. Tại sao lại gọi là Là Hàm Răng Sắt ? Nó là cơ quan gì của Không Quân ? Nó đã góp gì vào cuộc chiến ở vùng Tây nguyên hiện nay ?

Đại úy Đỗ anh Hào, Trưởng Đài Dart cũng như tôi đều kinh ngạc khi được biết tên nó một năm trước đây.

Đại úy Hào tâm sự rằng khi anh còn ở Tân Sơn Nhất được lệnh phải lên đường nhận nhiệm vụ mới trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Anh bắt đầu rét. Vì tưởng rằng mình sẽ phải đi nhận một loại nhiệm vụ như những tên Gián điệp trong Missson imposible hay mèng ra cũng phải vào Đội Air commando. Nhưng khi lên tới Pleiku, nhận nhiệm vụ Trưởng Đài Dart anh mới vỡ lẽ đây là một loại chiến cụ mới đang được tung vào chiến trường miền Nam Việt Nam.

Nhiệm vụ của Đài Dart là nghe ngóng mọi động tĩnh của địch ở suốt vùng Biên giới và những nơi nghi có hoạt động của địch quân.

Đài này có một hệ thống điện tử thật bén nhạy và tinh vi. Đó là những máy dò điện tử đặt suốt vùng biên giới mang hình thù những cái răng nanh dài và nhọn. Những cái máy này có thể nghe tiếng động, bắt hơi nóng người, súc vật và xe cộ.

Khi nhận tín hiệu, chuyên viên của Đài có thể giải đoán ý định chuyển quân của địch, quân số của địch và mọi phương tiện di chuyển của chúng.

Đài Dart thính tai đến độ có thể nghe tiếng xe hơi của địch chạy ầm ì trên đường mòn Hồ chí minh, hay cà tiếng xe đạp thồ đạp lóc cóc trên đường đá sỏi… Đôi khi, máy còn ghi nhận cả tiếng lính VC ca hát, hoặc nói chuyện với nhau trên đường chuyển quân, mặc dù Đài Dart cách Biên giới hàng trăm cây số ngàn.

Đài Dart khi bắt được tin lập tức phân loại và xác định vị trí của con mồi, nếu trong tầm hoạt động của Pháo binh, thì lập tức chỉ năm phút sau hàng chục trái đạn đại bác được gởi tới vùng. Nếu xa hơn, thì có những loại phi cơ Võ trang thường trực bay tuần tiểu dọc Biên giới được gọi tới can thiệp.

Trong trận Dak Seang trước đó một tháng, Đài Dart đã bắt được nhiều ký hiệu, cũng như tiếng động ghi nhận được do máy điện tử xác định số lượng địch tập trung trong vùng.

Tôi rời Pleiku đi Nha Trang vào một buổi sáng mây thấp, giữa lúc tiếng đại bác từ Thành phố Pleiku bắn đi yểm trợ cho những cuộc hành quân Bình tây I và II rồi III đang tiếp diễn trên một hành lang dài hơn 300 cây số, dọc theo biên giới Việt – Miên, kéo dài từ Quảng đức lên tới Kontum

Một tháng trước khi đại quân của Vùng 2 chưa vượt biên giới thì Pleiku thường xuyên là mục tiêu pháo kích của VC. Địch pháo kích liên miên, nhưng kể từ ngày 1-5-1970 đại quân ta vượt biên giới mở các đợt tấn công sâu vào đất Cam Bốt, tịch thu hàng trăm tấn Vũ khí và Đạn dược, Lương thực, phá hủy nhiều trại dưởng quân và Trung tâm Huấn luyện của địch thì Thành phố Pleiku yên tĩnh hoàn toàn.

Về cuộc sống của những người lính Mũ xanh ở Thị trấn Pleiku bây giờ cũng như những người lính khác ở Cao Nguyên chẵng có gì đáng khích lệ… Phòng Chiến Tranh Chính Trị của Căn Cứ đang thực hiện kế hoạch trồng bắp, nuôi vịt và đào một cái hồ nuôi cá. Trong tương lai nếu chương trình thành công, thì đời sống của Binh sĩ cũng bớt thiếu thốn đôi phần.

Ngoài ra, vì Quân số chưa đủ để lập một Quầy hàng Quân Tiếp Vụ, anh em Quân nhân ở đây đều trông cậy vào tài ngoại giao của Phòng Chiến Tranh Chính Trị.

Số hàng do C2, tức Bộ Chỉ Huy Lực lượng Đặc biệt du di cho chẵng đáng là bao.

Mỗi tháng, một Quân nhân được mua vào khoảng 6 gói thuốc và vài hộp sửa. Nhất là thuốc lá, đó là nhu cầu thứ hai sau cơm. Ở vùng đất lạnh, túi tiền của lính lại thường rỗng không, những bao thuốc Quân Tiếp Vụ quả thật là niềm an ủi lớn đối với họ. Họ hút để khỏa lấp nổi nhớ nhung gia đình, để tìm một thú vui khi tâm hồn trống rỗng.

Hàng đêm, có một cái máy quay phim 35 ly, và một số phim có giá trị là một phần thưởng quý báu đối với họ. Sau những giờ phút làm việc mệt mõi.

Khí hậu Pleiku dễ chịu. Nếu một Quân nhân có gia đình đều được một căn nhà và một thửa vườn xinh xắn, cộng thêm những biện pháp thực tế nâng đở đời sống vật chất. Căn cứ 92 có đủ yếu tố để trở thành một Căn cứ lý tưởng của Không Quân. Người lính Không Quân khi phải thuyên chuyển lên Pleiku sẽ chẵng còn mặc cảm bị hất hủi hay lưu đày. Đó là những cảm nghĩ chung của lính Tàu bay đang sống trên miền đất xa xôi và quạnh hiu nhất của Không Quân chúng ta hiện nay.

Minh Triệu

Nguyệt San Lý Tưởng 1970

Văn Nghệ Biển Khơi 

www.bienkhoi.com

BK 102:

Thơ

Tạ ân vũ – Hoàng Xuân Sơn
Ra đi – Thi Vũ
Tìm đâu. mái nhà – Nguyễn Xuân Thiệp               
Ký ức loạn ly – Đức Phổ                                                         
Nói không được – Nguyễn Hàn Chung
Ký ức phố – Nguyễn Thị Khánh Minh
Em và Saigon – Trần Hạ Vi
Không gian – Lưu Ly Thảo
Tháng tư, nỗi nhớ một đời – Huỳnh Liễu Ngạn
Tháng 4 – Anh ở đâu – Hứa Hiếu
Ly cà phê buổi sáng – Hoàng Thủy Trâm
Em về quê ngoại – Huỳnh Minh Lệ
Khan cổ gọi tình, về – Trần Yên Hòa
Trong chiến tranh – Phan Ni Tấn
Viết lại từ lịch sử – Phạm Hồng Ân
Tháng tư và những hệ lụy của nó – Cao Vị Khanh
Bầy cừu Phan Rang – Nguyễn Linh Khiếu                           
Tháng tư ơi những phù vân – Nguyễn Vĩnh Long                            
Tháng tư thấy mình ngồi yên – Thy An
Anh về thăm lại Saigon – Đặng Toản
Chiều ở U Minh Thượng – Nguyễn An Bình
Khúc tháng ba – Nguyễn Nguyên Phượng
Gió trở – Võ Thị Như Mai
Một thoáng mưa xa – Tôn nữ Mỹ Hạnh
Về phương nam – Trần Đức Phổ
Có một thời như thế – Đặng Q. Tiến 
Ơn em lộng lẫy môi trầm – Nguyễn Vũ Sinh
Về biển – Nguyễn Đức Cường
Ngủ sao còn mơ thấy ba – San Phi & Hoàng Xuân Sơn                          
Cái chết đẹp rực rỡ – Tiểu Lục Thần Phong
Tháng ba giã từ – Lê Minh Hiền
Ru theo tiếng gió – Biển Cát
Bên kia bờ thương nhớ – Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Xuân muộn – Lê Thanh Hùng
Những chiều đông cuối năm – Khê Kinh Kha
Quê sớm – Đặng Xuân Xuyến
Tháng tư – Ben Oh
Có phải em – Lâm Băng Phương
Tháng ba nghiệt ngã – Vinh Hồ
Chung một niềm đau – Ngọc Trân
Xương hoa – Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Chim lệch đường bay từ thuở ấy – Đặng Mai Lan
Những mùa nắng Nha Trang – Nguyễn Thị Khánh Minh
Phi trường – Lê Chiều Giang
Đêm. nghe quạ kêu – Nguyễn Xuân Thiệp
Chỉ là đồ chơi – Trịnh Y Thư
Trăng là nguyệt – Phan Thái Yên                       
“Màu nắng hay là màu mắt em”  – Triều Hoa Đại & Vũ Hoàng Thư
Nỗi buồn cuối đời của người lính già lưu lạc – Phạm Tín An Ninh 
Sài Gòn của tôi xưa – Tim Nguyễn
Văn xuôi – Cao Vị Khanh
Những kỷ niệm nơi phòng tranh Trương Vũ – Trần Thị Nguyệt Mai
Viết, tôi muốn viết ra bằng ngôn ngữ của mẹ tôi – Nguyễn Thị Phương Trâm
Độ nắng trong mắt người – Hoàng Xuân Sơn
Sớm mai – Trần Yên Hòa
Phá Tam Giang: “Lòng đời nở thật lẻ loi- một cành mai nhị độ” – Tống Mai
Ván cờ dưới trăng – Vũ Ngọc Giao
Hôn – Song Thao
Thùy Dương, tiếng hát khói sương – Nguyễn Vĩnh Long
Thăm tù – Đơn Phương Thạch Thảo
Cuộc phiêu lưu của mèo đen – Trần Đức Phổ                         
Đêm đình chiến – Vũ Thất                                              
Niềm cay đắng âm thầm – Điệp Mỹ Linh
Quê mẹ – Nguyễn Thanh Sơn
Chơi chứng khoán – Tiểu Lục Thần Phong
Anh bây giờ ở đâu – Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Máu trong tôi, máu của bao người – Phan Trang Hy
Hài Quân VNCH và những điều khác biệt – Điệp Mỹ Linh
Thiên đàng ảo – Đoàn Thị
Hoàng hôn say nắng – Cỏ Biển
Chủ tiệm nước – Tiểu Lục Thần Phong
Cái cần xé – Ngọc Cân
Nắng trên đồi Cali – Trần Quang Thiệu
Gà chết – Ngọc Cân                   
“Xa rồi… tiếng đàn tôi” – Phạm Lê Huy

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Giới thiệu sách mới: 9 khuôn mặt. 9 phong khí văn chương – Bùi Vĩnh Phúc
Nhớ Thi Vũ, ngày giỗ đầu – Vũ Hoàng Thư
Quách Thoại – Thi Vũ
Nguyễn Châu: Lời kết còn bỏ ngỏ – Đỗ Trường
Hoa linh thảo khúc phồn sinh thăm thẳm cõi người – Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyên Sa: Thi ca với tình yêu vĩnh cửu – Đỗ Trường
Thuyền trà gạn nước hồng mai – Đặng Thế Kiệt
Thơ Thục Uyên – Võ Thị Như Mai
Cảm nhận về bài thơ “Đường Cong”– Võ Thị Như Mai – Lê Văn Chung           

Truyện dài

Ngàn ánh dương rực rỡ -Chương 45 (A Thousand Splendid Suns) – Khaled Hosseini – Trúc Hà dịch 
Đời thủy thủ 2 – Chương 8 – 11 – Vũ Thất 

Đà-nẵng những ngày cuối tháng Ba 1975

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh

Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức 

Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất. Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba, 1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường. Một thiếu phụ gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2 đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường. Ngoài bờ biển, bến cảng mọi người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớn đậu ngoài khơi. Gia đình tôi lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng phi trường, xe dân sự sắp hàng dài hai bên đường. Chỉ đi bộ vào cổng. Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏng vấn. Tôi đã nói gì, bây giờ chẳng nhớ. Song một người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật tự. Có hai chuyến cất cánh suông sẻ. Song Việt cộng bắt đầu pháo kích vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa đường gặp xe của một nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà. Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi chia cho mỗi đứa con một xách áo quần và một ít tiền. Tất cả quì xuống trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh. Vào hành lang, thấy người ta nằm la liệt. Kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gảy tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. Một bạn giáo sư trung học, ôm chầm lấy năn nỉ:

“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC có loan tin).

Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gỏ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hởi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.

Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. Một anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.

Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mỗ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mỗ, đáng lý nói: ca nầy khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sững sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy ai nhắc đến chuyện đó.

Trong suốt hơn một năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướn phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẩu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cải lý thuyết v.v..

Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trương để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. Hai ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cửu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.

Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương vơí đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trử trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.

Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( économie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia xẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẩn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.

Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”

Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán đưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.

Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trưc thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sữa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sữa chữa thật tốt một trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần đường băng chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.

Cơ hội chót là ngày 29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chôi. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh