MUST READ! Đừng bỏ qua bài viết này 90% mọi người đều có thói quen này!
Tìm khắp các phòng trong nhà vẫn không nhìn thấy cô ấy, sau đó phát hiện thi thể cô ấy mặc bộ đồ ngủ nằm trên sàn phòng tắm, hơi thở, và nhịp tim đều đã đứt.
Các bác sĩ cho biết cô ấy có khả năng do nín tiểu quá lâu rồi bất ngờ đi tiểu, làm cho thần kinh, và bàng quang thông khoái quá nhanh, khiến tụt huyết áp, nhịp tim đập mạnh, suy não do đó gây ra tiểu tiện ngất. Tuy nhiên, sau khi ngất xỉu, không được điều trị kịp thời dẫn đến cái chết đột ngột.
Căn cứ vào việc đi vệ sinh khoảng 6-8 lần trong một ngày, cuộc sống của hầu hết mọi người có khoảng 2-3 năm là dành thời gian trong nhà vệ sinh. Cùng với thời gian tắm, thì thời gian trong nhà vệ sinh thậm chí còn lâu hơn như vậy, nhưng bạn có biết? Phòng tắm là nơi gây ra rủi ro cao nhất trong ngôi nhà.
Trong thực tế, nhà vệ sinh đã trở thành địa điểm có tỷ lệ tử vong cao nhất nơi mà các nhân viên cứu cấp thường ra vào nhiều nhất.
.
1. Đứng dậy đột ngột gây chóng mặt do bệnh tim mạch và mạch máu não cũng do bệnh nhân ngồi xổm trong nhà vệ sinh quá lâu, đứng dậy nhanh chóng sau khi bài dịch có thể gây trào ruột, thiếu máu não, chóng mặt, hoa mắt, té ngã và những người lớn tuổi dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp cao thì buổi sáng huyết áp sẽ tăng cao hơn, nhiều người có thói quen thức dậy là vào nhà vệ sinh để ruột bài tiết, vì vậy nhà vệ sinh là nơi thường xảy ra tai nạn nhiều nhất.
.
2. Bài tiết dùng lực có khả năng gây đột tử khi khí lực dồn vào đột ngột, cơ bụng và cơ hoành co rút mạnh mẽ, do đó làm tăng áp lực ổ bụng, làm cho huyết áp tăng đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, tiêu thụ oxy của cơ tim tăng đột ngột có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn có thể gây đột tử.
.
3. Sau khi nín tiểu quá lâu, rồi đi tiểu đột ngột dễ dẫn đến việc ngất xỉu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ bị đột tử. Khiến các dây thần kinh phế vị trở nên quá hưng phấn, và bàng quang bài quá nhanh, máu thông xuống, khiến tụt huyết áp, co thắt nhịp tim, suy não, và gây ra tiểu tiện ngất. Sau khi ngất, nếu bệnh nhân không được điều trị y tế kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
.
4. Độ ẩm khi ở trong nhà tắm quá lâu ảnh hưởng đến não do đó khi vào nhà tắm nên mở quạt hút. Hơn nữa cũng nên hạn chế thời gian trong nhà vệ sinh, dễ gây thiếu oxy cho não và tim.
.
5. Nước lênh láng sàn gạch trơn tạo điều kiện khiến cho người ta dễ bị trượt ngã nhất ở nhà vệ sinh. Nếu bạn vô tình bị ngã, khó tránh dễ bị gãy xương và các trường hợp nguy hiểm khác, người già mắc bệnh tim, một khi bị ngã dễ gây đau thắt ngực, cần phải ngay lập tức đến bệnh viện để cấp cứu.
.
6. Đồ gia dụng trong nhà vệ sinh khá nhiều, cũng gây ra nhiều nguy cơ. Nếu phòng vệ sinh không thông gió tốt, việc sử dụng máy nước nóng nhiều khả năng gây ngộ độc khí. Không ít những bài báo đã từng nói về điều này …
.
7. Mọi người thực sự hãy nên chú ý! Tuyệt đối đừng nín tiểu! Không có việc gì đáng gấp rút hơn việc này! Đặc biệt trước khi đi ngủ phải đi vệ sinh luôn nhé, đừng nín tiểu để rồi hậu quả khó lường!
Trích đoạn bài viết “Ngày 27-1973, Kissinger Bán Đứng Việt Nam Cộng Hòa” cùa Mường Giang
Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và Cộng Sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng… đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Ðảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.
Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người Việt Nam mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lỡ nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía Cộng Sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nữa thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược do Cộng Sản Quốc Tế chủ động nhằm nhuộm đỏ Ðông Dương và Ðông Nam Á. Cộng Sản Hà Nội hay Việt Cộng miền Nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.
Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và Cộng Sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Sô vẻ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Ðông Âu và nhiều quốc gia cọng sản khác trong đó có Ðông Ðức, Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.
Nhờ những chiến công trời biển này ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách: Tạo được sự mâu thuân chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối Cộng Sản Quốc Tế qua bộ đội Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Công không cho tràn xuống Ðông Nam Á, ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Ðốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì cũng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.
Ðây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ Cộng Sản. Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt đã ngoan ngoãn hối hả ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.
Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Ðông Hải. Ðó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt Cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ ‘nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải…’
Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của Quân Lực VNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ, kể luôn ông đại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn? Như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.
Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Sô cũ cũng như tại Thư Viện Chiến Tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưởng chiếm miền nam.
Ý đồ trên, theo J.Race trong The Lost Revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền Nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung Ương Đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền Nam, tức là VC hay Mặt Trận Giải Phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và BếÔn Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tổng Thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn,Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền Nam Bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.
Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Sô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng với Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền Nam Mỹ thêm quân, dội bom oanh tạc, thì miền Bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối Cộng Sản Quốc Tế cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Ðông Ðức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.
Ngày 4-9-1967 mở đầu nền Đệ Nhị C6ọng Hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Cam Bốt và Hạ Lào đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Ðông Nam Á qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Cam Bốt năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đại quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.
Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ Cuộc Họp Thượng Đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn Văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH… chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với Cộng Sản Hà Nội từ khuya để rút quân, lấy tù binh về nước.
Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền Nam qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.
Cái hài hước của lịch sử mà giờ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.
Trong suốt bao chục năm qua, Cộng Sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.
1 – KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO:
Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào Nam Việt Nam năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phía ngồi vào bàn hội nghị nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.
Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Sô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ Dân Chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị Cộng Sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại Hội Nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.
Những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman, Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền Bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.
U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân Cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.
Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt. Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền Nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ. Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền Nam lúc đó.
Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.
Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện. Năm 1972 Nixon đã đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.
Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.
Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền Nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của Đại Sứ Bunker thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.
Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và tổng thống Mỹ để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ Tổng Thống Nixon tới Đại Sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger
Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.
2-KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ:
Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.
Cái hài hước của lịch sử mà giờ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.
Trong suốt bao chục năm qua, Cộng Sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.
2-KISSINGER BÁN ĐỨNG Việt Nam Cộng Hòa CHO CS QUỐC TẾ:
Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền Nam, Cam Bốt, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kissinger.
Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là: “Người Việt Nam và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương“. Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT. Kennedy, Johnson, Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.
Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng Việt Nam Cộng Hòa mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.
Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại Sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.
Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với Việt Nam Cộng Hòa. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử Việt Nam dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.
Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT. Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính Phủ Liên Hiệp không bao giờ có.
.20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLViệt Nam Cộng Hòa chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “vận mệnh của DÂN TỘC Việt Nam phải do đồng bào Việt Nam quyết định“ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi Việt Nam Cộng Hòa ra gì.
Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định..
Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon cho biết nếu Việt Nam Cộng Hòa cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng Tổng Thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT. Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4-1975, miền Nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung Cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chủng.
Theo các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự phản bội trắng trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Ðức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.
Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc, bất xứng vô thực. Ðây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch Việt Nam mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger, tội bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho cọng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê. Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc Việt Nam.
Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên quan kể lại trong Bí Mật Dinh Ðộc Lập của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hồ Sơ Mật của Hoàng Ðức Nhã, cựu tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm bí thư của TT Thiệu, và mới nhất là tác phẩm No Peace No Honor của sử gia Larry Berman. Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm Tháng Ở Bạch Cung (1979), Niên Đại Sóng Gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Sô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.
Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ Việt Nam và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến Việt Nam, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.
Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen, đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975: ”Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với Cộng Sản, ít ra còn được che chở và giúp đỡ“. Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.
Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ Mỹ Kim tiền thuế của dân chúng Mỹ, đổi lấy sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa bằng một hiệp định chẳng danh dự do chính Kissinger đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Văn kiện của Ủy Ban Liên Lạc Phục Hồi Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa
– Bí Mật Dinh Ðộc Lập của TS. Nguyễn Tiến Hưng
– Kissinger đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho Hà Nội của TS Stephen Young
– Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Giêng 2016
Mường Giang
Trong quyển The Trial of Henry Kissinger (Verso Books, 2001), Hitchens đã cáo buộc
Kissinger những tội trạng như sau, với đầy đủ bằng chứng hay lập luận trong 10
chương : – Cố ý giết thường dân tại Việt Nam, Cao Miên, Lào (3 chương) – Đồng lõa tội tàn sát tập thể dân Bangladesh (1 chương) – Chủ mưu đảo chánh và giết một lãnh tụ ở Chile, ở Chypre (3 chương) – Chủ mưu và thực hiện tội diệt chủng tại Đông Timor (1 chương) – Tham gia vào việc bắt cóc và giết một ký giả người Hi Lạp ở Washington DC (2 chương).
Với những tội trạng nầy, Kissinger phải được đưa ra xét xử tại một Tòa án quốc tế. Dĩ
nhiên, với những tài liệu lần lượt giải mật, thế giới càng ngày càng khám phá nhiều tội
ác tầy trời của Kissinger. Đối với tôi, không phải chờ đến cáo trạng của Hitchens, khi
tôi rời Việt Nam trong hốt hoảng và tay trắng năm 1975, tôi cũng đã biết đường lối ngoại giao của Kissinger đã
đưa tới hậu quả là cộng sản đã thống nhứt trong nghèo đói, bất công và độc tài trên toàn cỏi Việt Nam từ ngày
30 tháng tư năm 1975…..Xem tiếp>>
Cựu Tổng thống Mỹ, Richard Nixon, từng yêu cầu một phụ tá bí mật tìm cách “phá hoại” cuộc đàm phán hòa bình ở Việt Nam trong những ngày cuối của chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1968 vì sợ rằng tiến bộ hướng tới chấm dứt chiến tranh sẽ gây tổn hại cho cơ may trở thành Tổng thống của ông, theo những ghi chú mới được phát hiện.
Trong một cuộc điện đàm với H.R. Haldeman, người mà sau này trở thành Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, ông Nixon đã chỉ đạo để cho một người trung gian thân hữu tiếp tục “thuyết phục” những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa không đồng ý với một hiệp định hòa bình trước cuộc bầu cử, theo những gì mà ông Haldeman viết xuống.
Tác giả John Farrell phát hiện những ghi chú này tại Thư viện Tổng thống Nixon khi ông tìm tư liệu cho cuốn sách viết về cuộc đời của ông Nixon có nhan đề “Richard Nixon: The Life” sẽ được ấn hành vào tháng 3.
Trong bài bình luận đăng trên mục Sunday Review của báo The New York Times hôm 31 tháng 12 vừa qua, ông Farrell gọi điều mà ông phát hiện trong những ghi chú này là “hành vi phạm tội mà, với những mạng người gặp nguy và cả một thập niên tàn sát ở Đông Nam Á, có thể đồi bại hơn bất kỳ điều gì mà Nixon đã làm trong vụ Watergate.”
Nỗ lực bí mật của ban vận động tranh cử cho ông Nixon nhằm phá hoại sáng kiến hòa bình của Tổng thống Lyndon Johnson lâu nay vẫn gây nên nhiều tranh cãi và là đề tài nghiên cứu của giới sử gia. Trong những năm qua đã có kha khá bằng chứng cho thấy sự dính líu của ban vận động cho ông Nixon, nhưng những ghi chú của ông Haldeman dường như xác nhận những nghi ngờ từ lâu rằng ông Nixon đã can dự trực tiếp, dù sau này ông luôn một mực phủ nhận.
Là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm 1968, ông Nixon tin chắc rằng Tổng thống Johnson, người theo Đảng Dân chủ và đã quyết định không tái tranh cử, khi đó đang cố tình tìm cách phá hoại chiến dịch của ông bằng một nỗ lực hòa bình có động cơ chính trị chủ yếu là để tiếp sức cho ứng cử viên Dân chủ và cũng chính là Phó Tổng thống của ông, Hubert Humphrey.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, đội ngũ của ông Nixon duy trì một kênh liên lạc bí mật với Việt Nam Cộng hòa thông qua bà Anna Chennault, góa phụ của vị tướng lừng danh Claire Lee Chennault, lãnh đạo biệt đội Phi Hổ ở Trung Quốc thời Thế chiến thứ hai. Bà Chennault là người gây quỹ có tiếng cho Đảng Cộng hòa và là một thành viên của nhóm vận động hành lang Trung Hoa có lập trường ủng hộ Quốc Dân Đảng, với những mối quan hệ khắp Châu Á.
“Cứ để Anna Chennault thuyết phục SVN [Nam Việt Nam],” ông Haldeman ghi xuống theo chỉ đạo của ông Nixon vào ngày 22 tháng 10 năm 1968. “Có cách nào khác phá hoại nó không? Bất cứ điều gì mà RN [Richard Nixon] có thể làm.”
Khi Tổng thống Johnson phát hiện sự can dự của ông Nixon, ông ra lệnh cho FBI theo dõi hành tung của bà Chennault. Bà ấy “liên lạc với Đại sứ Việt Nam Bùi Diễm,” một bản báo cáo từ hoạt động do thám cho biết, “và cho ông ấy biết bà ấy đã nhận được thông điệp từ sếp của bà ấy… để đích thân trao cho ông đại sứ. Bà ấy nói thông điệp là… ‘Hãy chờ đợi. Chúng tôi sẽ thắng. …Xin nói với sếp của ông [Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu] là cứ chờ đợi.’”
VOA liên lạc với cựu Đại sứ Bùi Diễm nhưng ông nói không muốn khơi lại “chuyện cũ” mà ông cho biết đã được trình bày rất rõ ràng và chân thực trong cuốn hồi ký “Gọng Kìm Lịch Sử” xuất bản hồi năm 2000.
Ông viết ông đã “chết sững” khi hay tin báo giới Mỹ khi đó xôn xao về những thông tin trong những bức điện báo ngoại giao của ông gửi về Việt Nam bị rò rỉ mà ông nói bị “hiểu nhầm” là có sự thỏa thuận giữa ông Nixon và Việt Nam Cộng hòa cho một kế hoạch mà trong đó Việt Nam Cộng hòa sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán ở Paris nhằm làm giảm uy tín của ông Humphrey và dồn số phiếu bầu cử về phía ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa, đổi lại, khi đắc cử Tổng thống Nixon sẽ ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mạnh mẽ hơn.
Theo tường thuật của ông Bùi Diễm trong cuốn hồi ký, Tổng thống Thiệu “có rất nhiều lý do để chống đối những cuộc đàm phán mở rộng mà chẳng cần phải bàn luận với bất kỳ ai,” nhất là sau khi ông nhận được báo cáo từ đại sứ Phạm Đăng Lâm, trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Cộng hòa tại Hòa đàm Paris, “về những diễn biến không thực sự đi sát với những điều Hoa Kỳ đã đề ra khi trước.”
William Bundy, một cố vấn đối ngoại của Tổng thống Johnson và Kennedy và là người chỉ trích Nixon kịch liệt, từng kết luận rằng cơ may đạt được một hiệp định hòa bình là rất mong manh. Do đó không thể nào xác định một cách chắc chắn rằng liệu một hiệp định hòa bình có thể đã đạt được hay không nếu không có sự can thiệp của ông Nixon.
Nhưng những ghi chú của ông Haldeman có lẽ phần nào làm sáng tỏ “bí ẩn” khiến vị cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa băn khoăn về vai trò của bà Chennault trong vụ việc này.
“Mặc dù đã biết rằng mình không hề có âm mưu gì mờ ám, tôi vẫn cảm thấy dường như có điều gì bí ẩn, nhất là vai trò của bà Anna Chennault,” ông viết trong cuốn hồi ký. “Tôi có cảm tưởng rằng bà đã tự mình có sáng kiến thúc đẩy phía Việt Nam Cộng hòa và ông Nixon vào con đường cứng rắn đối với cộng sản để thủ lợi cho Đảng Cộng Hòa.”
“[N]hững gì được gọi là mưu toan của bà Anna Chennault sẽ chỉ mãi mãi là bí ẩn của lịch sử,” ông Bùi Diễm viết 17 năm trước.
Sau khi li nhiệm, ông Nixon phủ nhận việc ông có biết về những thông điệp của bà Chennault gửi cho Việt Nam Cộng hòa trong những ngày cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 1968, mặc dù có bằng chứng cho thấy bà đã liên lạc với ông John Mitchell, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Nixon và sau này trở thành Bộ trưởng Tư pháp.
Tác giả John Farrell cho biết những ghi chú của ông Haldeman thực ra đã được Thư viện Tổng thống Nixon công bố vào năm 2007, nhưng ông chỉ nhận thấy nội dung của những ghi chú này khi ông nghiên cứu tư liệu cho cuốn sách sắp ra mắt của ông.
Báo The New York Times dẫn lời ông Timothy Naftali, cựu giám đốc Thư viện Nixon, nói rằng những ghi chú này loại bỏ những nghi ngờ về sự dính líu của vị cựu Tổng thống.
“Hành động mờ ám này của ban vận động tranh cử cho Nixon tạo tiền đề cho những hành vi gian dối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông ta,” ông Naftali nói.
Ông Richard Nixon là Tổng thống thứ 37 của Mỹ, bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 1969 và kết thúc vào năm 1974 sau khi vụ bê bối nghe lén Watergate bị phanh phui. Ông là Tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tập tài liệu về Hải Đội 4 Duyên Phòng này được hình thành là do rất nhiều người đã đóng góp, họ là những cựu Thuyền Trưởng, Thuyền Phó, Đoàn Viên Thủy Thủ đoàn, Nhân viên và Hạ Sĩ Quan phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Hải Đội. Và hơn nửa, một vài Sĩ Quan cấp chỉ huy và một số Sĩ Quan bạn phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải.
Như lời giới thiệu của Báo Lướt Sóng số 61 phát hành nhân ngày Húy Nhật Đức Trần Hưng Đạo năm 2007 đã đăng trích đoạn tài liệu, mục đìch tiếp tay kêu gọi các cựu Hải Quân thuộc HĐ4DP cũng như một số bạn bè thuộc HĐ5 Duyên Phòng và các Hải Đội khác nếu biết tin tức hoặc chi tiết thì xin đóng góp hầu hoàn thành tài liệu này.Cám ơn báo Lướt Sóng.
Tài liệu được bắt đầu soạn thảo từ tháng 8 năm 2006 theo những gì còn nhớ được qua trải nghiệm của từng cá nhân, kiểm chứng ngày tháng và năm bằng tài liệu Hoa Kỳ là báo cáo của NAVFORV háng tháng từ năm 1967 đến năm 1971.Các số hiệu của PCF bàn giao và ngày bàn giao có được do tài liệu của website swift boats của Hoa Kỳ.
Với lời cám ơn đến các bạn HQ các Khóa. Các anh Nguyễn An Cường, Nguyễn Minh Tú, Vương Thế Tuấn, Lương Văn Phước, Đặng Trọng Đính đã khuyến khích tôi ngay từ ngày đầu, các anh Thuyền trưởng đầu tiên của 4 PCF với các tên của các HSQ và Đoàn viên trên tàu mình, các anh Nguyễn Đình Lâm, Đỗ Sĩ Thạc, Ninh Duy Định. Anh Lý Thành Thông, Trần Quốc Cường đã cho tin về các anh Thuyền Trưởng của 5 WPB, anh Nguyễn Đình Sài với chi tiết về HĐ5 DP, anh là người biết nhiều về Thuyền Trưởng John Kerry, Trung úy Kerry sau này là TNS Mỹ, có thời ra tranh cử với Ông Bush, anh Bùi Đức Ly và anh Trần Ken đã giới thiệu tôi với rất nhiều Thuyền Trưởng khác để liên lạc, anh Phạm Hồng Ân, anh Vũ Đức Cương đã giúp rất nhiều chi tiết quí giá nhất là đã viết và kể lại chi tiết PCF 3806 đã bị Việt Cộng cướp tại ngoài khơi vùng Hòn Đất, giêt chết [chặt đầu) Thuyền Trưởng, Thuyền Phó, bắt đi Thũy Thủ đoàn vào những ngày tháng đầu năm 1975. Anh Cương còn nói là tôi có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết với những tài liệu và tin này! Niên trưởng Mai Mộng Liễn, niên trưởng Lê Văn Quế và anh Nguyễn Ngọc Ẩn để biết thêm về tin tức này.Các anh Trương Đình Quí, Trương Thanh Việt, Dương Ngọc Lợi cho tên các anh Thuyền Trưởng và các anh xuất thân từ trường Võ Bị Đà Lạt, anh Huỳnh Văn Phườc, Tạ Cự Nguyên với một số hình ảnh của PCF và nhân viên trên PCF, anh Châu Đình Lợi, một ngừơi đã giúp rất nhiều về chi tiết và tình trạng của Hải Đội cũng như trí nhớ của anh về quân số của đơn vị ở một thời điểm nào, anh Nguyễn Văn Tây người Việt đầu tiên mà tôi liên lạc sau khi vào website PCF của Hoa Kỳ. Anh Trương Văn Quang đã giúp rất nhiều về hình ảnh cũng như tài liệu của Hải Quân Hoa Kỳ trong giai đoạn 1966-1975.
Một số rất nhiều tên mà tôi không kể ra đây để cám ơn, xin các anh tha lỗi. Và khi nhìn vào danh sách Thủy Thủ Đoàn với tên hàng trăm người là SQ, là HSQ, là Đoàn viên xin các anh coi như đây là một lời cám ơn vì các anh là những người đã làm nên Hải Đội 4 Duyên Phòng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Cám ơn những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã giúp chúng ta liên lạc dễ dàng bằng điện thư vì tất cả chúng ta đều ở từ những nơi xa xôi trên đất Mỹ, đất Canada và đất Úc.
Người ghi chép và biên soạn.
Phùng Học Thông
Tháng 12 năm 2007.
Hải Đội 4 Duyên Phòng (1967-1975)
Hải Đội 4 Duyên Phòng [1] được chánh thức thành lập sau khi nhận lãnh 4 PCF mark II tại An Thới vào ngày 19 tháng 7 năm 1968. Đây là 4 PCF đầu tiên được chuyển giao cho HQVN, các chiến đỉnh nầy được đưa đến Việt Nam trên một LSD Hoa Kỳ, và tấtcả trang bị và vũ khí cá nhân đều được chứa trong thùng .
Trở lại thời gian trước khi nhận lãnh các PCF nầy thì trên thực tế, Hải Đội 4 đã được
khai sanh vào khoảng giữa năm 1967 với một số nhân viên và Sĩ Quan tình nguyện từ
Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải. (Thời gian đó còn gọi là Bộ Chỉ Huy Vùng 4 Duyên Hải) họ đã được gởi thưc tập trên các PCF và WPB của Hải Quân Hoa Kỳ thuộc Coastal Squadron 1 và PCF Division 101 tại An Thới.
Vào cuối năm 1967 và đầu năm 1968 thì một Bộ Chỉ Huy cho Hải Đội 4 được xây cất. Danh xưng của Hải Đội 4 lúc nầy là Hải Đội 4 Duyên Tốc Đĩnh.
Bộ Chỉ Huy của Hải Đội 4 năm 1968 trước khi nhận lãnh bàn giao các PCF.
Chương trình huấn luyện Thủy thủ đoàn do Vùng 4 Duyên Hải và PCF Division 101 đảm nhận .Sĩ Quan điều hợp huấn luyện Việt Nam lúc đó là HQ Tr/úy Trầm Hữu Tạo K14, thuộc phòng Huấn Luyện của Vùng 4 Duyên Hải. Các Sĩ Quan và Đoàn Viên Việt Nam được gởi trên các PCF Hoa Kỳ để được huấn luyện khi các chiến đỉnh nầy đi tuần ở những vùng Market Time 9D đến 9L. Thời gian huấn luyện của những Thủy thủ đoàn đầu tiên nầy đã được thưc hiện từ năm 1967 dưới thời của HQ Đại Tá Phùng Nhật Tân K2, đến lúc nhận lãnh 4 chiến đĩnh đầu tiên là thời gian của TL/V4, HQ Đại Tá Đặng Cao Thăng K1 Brest. Quân số HĐ lúc đó có 71 người, gồm SQ và Đoàn Viên. 48 người được trang bị cho 8 Thủy thủ đoàn của 4 PCF (Mỗi PCF có hai Thủy Thủ đoàn) số còn lại là những nhân viên ứng trực, nhân viên sửa chữa và người chờ bổ sung cho các Thủy thủ đoàn tương lai ..
Sau khi nhận bàn giao, 4 PCF mới nầy được lấy số từ HQ 3800 đến HQ 3803, các SQ Thuyền Trưởng cho Thủy thủ đoàn (1) theo thứ tự số tàu là HQTr/úy Huỳnh Công Phuơng, HQTr/úy Văn Trung Thu, HQTr/úy Phùng Học Thông và HQTr/úy Nguyễn Văn Đông, tất cả thuộc K14, và các SQ Thuyền Trưởng của Thủy thủ đoàn (2) là HQTr/úy Lê Khánh Dư, HQTr/úy Lương Văn Phước,HQTr/úy Đặng Trọng Đính và HQTr/úy Phạm Đình Phùng, tất cả thuộc K15.[2]
Vùng tuần tiểu trách nhiệm là 2 vùng Market Time.Thủy thủ đoàn đi tuần 24 tiếng và nghỉ 48 tiếng, giống như tiêu chuẩn của PCF Division 101
Khoảng hơn tháng sau,cuối tháng 8 năm 1968 thì Hải Đội nhận lảnh thêm 2 PCF mark II tai HQCX Saigon. Hai PCF nầy được lái về An Thới có số HQ 3804 , và HQ 3805. Thuyền Trưởng của hai PCF nầy là các anh HQTr/úy Lê Văn Quí K14, HQTr/úy Trương Minh Hoàng K14, HQTr/úy Vương Thế Tuấn K15, và HQ Th/úy DV Lê Văn Ngọ. Th/úy DV Nguyễn Văn Tường là Thuyền phó trên 3805 sau đó.
Trong giai đoạn đầu, Hải Đội 4 chưa có người chánh thức đảm nhiệm chức vụ Hải Đội Trưởng, Tham Mưu Trưởng Vùng 4 là HQ Trung Tá Hà Văn Ngạc kiêm chức vụ nầy, từ năm 1968 và danh xưng Hải Đội là Hải Đội 4 Duyên Phòng từ năm 1969. Chỉ Huy phó HĐ là HQĐ/úy Nguyễn Đình Lâm K12.
Tháng 10 năm 1968, Hải Đội nhận lãnh thêm 2 PCF mark II tại Đà Nẳng và lái về Phú Quốc đó là hai chiến đỉnh HQ3806 và HQ3807 do HQTr/úy Nguyễn Văn
Mạnh K13 và HQĐ/úy Lê Như Bái K12 làm Thuyền trưởng. Hướng dẫn nhận lãnh
là HQ Đ/úy Nguyễn Đình Lâm K12.
Cuối năm 1968, Hải Đội nhận lãnh thêm 4 PCF mark II tại Đà Nẵng, HQ3808, 3809
3810 và 3811. HQTr/tá Hà Văn Ngạc đã hướng dẫn nhận lãnh 4 PCF này. Thuyền trưởng là Th/úy DV Nguyễn Văn Tường, HQ3808 soái đĩnh vì có Tr/tá Ngạc hiện
diện, HQTr/úy Ninh Duy Định K14, HQ3809, HQTr/úy Trương Công Hải, K14 HQ3810 và HQTr/úy Đỗ Sĩ Thạc K14, HQ 3811.
Huy hiệu HĐ4DP (hình sưu tầm của anh Trương Văn Quang)
Tháng 4 năm 1969,Hải Đội nhận lãnh 2 PCF mark I tại Saigon là các PCF có số HQ3812 và HQ3813.HQTr/úy Vương Thế Tuấn,người hướng dẫn, Thuyền trưởng HQ3812., và HQTr/úy Đặng Trọng Đính, Thuyền trưởng HQ3813.
Tháng 5 năm 1969, một số 88 người gồm các Đoàn viên và Sĩ Quan được Bộ Tư Lệnh Hải Quân gởi đến Hải Đội để được huấn luyện và sau đó được đưa đi Cát lở, Cam Ranh, Qui Nhơn, Chu Lai và Đà Nẳng theo chương trình START (Swift Training And Rapid Turn Over on the job training) cho các đợt chuyển giao 49 PCF vào năm 1970.
Thời gian nầy,quân số của Hải Đội 4 được bổ sung một cách nhanh chóng, chuẩn bị nhận lãnh thêm các PCF mới. Riêng về Sĩ Quan, có khoảng trên 50 SQ, đa số thuộc K17 được đưa đến Hải Đội để được huấn luyện và các SQ K14 một số thuyên chuyển đi đơn vị mới và một số cùng với Sĩ Quan Khóa 15 được thuyên chuyển đến Vùng 3 Duyên Hải chờ tiếp nhận các Tuần Duyên Đỉnh WPB.
Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 4 Duyên Phòng lúc này là HQ Tr/tá Trịnh Kim Thanh K5 và tiếp đến là HQ Th/tá Nguyễn Quang Tộ thuộc K6. Chỉ Huy Phó HĐ, HQ Đại úy Nguyễn Đình Lâm K12 , kế tiếp là HQ Đ/úy Nguyễn Minh Tú K14 (1969-1970)
Tháng 4 năm 1970, để chuẩn bị cho cuộc Hành Quân sang Kampuchea , 5 chiếc WPB
thuộc Hải Đội 3 Duyên Phòng được gởi đến An Thới là HQ720, HQ722, HQ723, HQ724 và HQ725 do các SQ thứ tự sau đây là Thuyền Trưởng: HQ Tr/úy Nguyễn Minh Hải K16, HQ Tr/úy Lý Thành Thông K16, HQ Tr/úy Nguyễn Văn Thịnh K15, HQ Tr/úy Liêu Chơn K15 và HQ Tr/úy Trần Quốc Cường K15
Riêng về PCF, thì Hải Đội 4 lúc đó có trên 100 SQ là Thuyền Trưởng và Thuyền Phó các PCF. Con số nầy được kể luôn cho các SQ đang được huấn luyện chờ lãnh các PCF đợt kế tiếp.
Ngày 10 tháng 6 năm 1970, tại An Thới, HQ Hoa Kỳ chuyển giao các PCF 17, PCF 37, PCF 52, PCF 64, PCF 71 và PCF 73 cho Hải Đội 4, đó là các PCF lần lượt có số, 3815, 3816, 3817, 3818, 3819 và 3820. [4]
Tháng 10 năm 1971, trận bão Hester thổi vào Duyên Hải Việt Nam, một số WPB của Hải Độí 1 Duyên Phòng bị thiệt hại trong trận bão. Các WPB trực thuộc Hải Đội 4 đã được điều động đến Hải Độí 1, từ đó không còn sự hiện diện của các WPB Việt Nam tại Phú Quốc. Các WPB của HQHK thì thường xuyên họat động tại vùng mũi Cà Mau và Năm Căn trong cuộc hành quân Sea Float va Solid Anchor.
PCF và sự có mặt của loại chiến đĩnh nầy tại chiến trường Việt Nam.
PCF chử viết tắt của Patrol Craft Fast, một loại chiến đĩnh được đóng và trang bị cho
Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng tại chiến trường Việt Nam vào năm 1965.
PCF hay tiếng Việt gọi Duyên Tốc Đĩnh được HQHK đặt đóng tại Xưởng Đóng tàu Seawart Seacraft, thành phố Berwick.Tiểu bang Louisiana.
Bốn PCF đầu tiên được hoàn tất tháng 9 năm 1965.PCF 1 và PCF 2 được đưa đến Coronado, Tiểu Bang California,để sử dụng huấn luyện. PCF 3 và PCF 4 được đưa đến Căn Cứ HQ ở Subic vào những ngày giửa tháng 9 năm 1965 và chờ các Thủy Thủ đoàn,và sau đó được đưa đến An Thới vào ngày 28 tháng 10 năm 1965.
Về đặc tính thì loại chiến đĩnh nầy được coi như thích ứng cho việc tuần tiểu vùng ven biển với độ sâu thích hợp cho ghe tàu nhỏ thường xuyên hoạt đông và hiện diện ở Duyên Hải Việt Nam. Với tốc độ nhanh có thể truy chận và có mặt tại vùng chỉ định trong một thời gian ngắn.Tầm hoạt động từ 200 đến 780 hải lý tùy theo vận tốc.
Duyên Tốc Đĩnh Mark I với những đặc tính sau:
Dài : 50 foot
Trọng tấn : 23 tấn
Vận tốc : 26 gút
Máy chánh : 2 máy 12V71 General Motors
Máy điện : Onan
Nhiên liệu : 3 hầm dầu chứa 828 gallons
Nước ngọt : 60 gallons
Thủy thủ đoàn : 6-7 người.
Trang bị trên chiến đĩnh:
Radar Decca tầm xa 24 hải lý.
Máy đo chiều sâu : 240 foot tối đa.
Truyền tin :Giai tần đơn AN/VRC58,VRC/46,AN/PRC25…
Vũ Khí : – Đại Liên 50 đôi,tác xạ điện,vị trí trên pháo tháp.
– Súng cối 81 ly trực xạ và đai liên 50 ghép chung .
– Vũ khí cá nhân M16, phóng lựu M79…
– Ống dòm hồng ngọai tuyến.
Hình PCF mark
I. Trích từ nguồn ảnh PCF-website pcf45.com
Duyên Tốc Đĩnh Mark I của Hải Đội 4 Duyên Phòng gồm có : các PCF có số 3812, 3813 , 3814, 3815, 3816, 3817, 3818, 3819, 3820, 3821,3822, 3902, 3920, 3926.
Duyên Tốc Đĩnh Mark II của Hải đội 4 Duyên Phòng : các PCF có số: 3800, 3801,3802, 3803, 3804, 3805, 3806, 3807, 3808, 3809, 3810, 3811.
Các Duyên Tốc Đĩnh Mark I, nhận lãnh lại từ PCF của Hoa Kỳ hoạt động từ năm 1966.
Các Duyên Tốc Đĩnh Mark II, được bàn giao từ các PCF mới đóng vào những năm 1968. Về hình dáng thì chiến đĩnh mark II,giống như mark I, nhưng chiều dài của PCF mark II là 51 foot.,phần phía trước mủi được nâng cao và phòng lái được dời về phía sau khoảng một thước. PCF Mark II, HQ 3802 trên sông Giang Thành. Hình chụp năm 1969 (photo: Phung Hoc Thong)
Các PCF Hoa Kỳ Mark I, có số từ PCF 1 đến PCF 104, hoạt động trên vùng biển và sông của Việt Nam,trực thuộc các phân đội PCF: 11, 12, 13,Cam Ranh Qui Nhơn, Chu Lai.đã được lần lượt chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam ở các Hải Đội 1, Hải Đội 2, Hải Đội 3, Hải Đội 4,và Hải Đội 5 Duyên Phòng[5] bắt đầu từ năm 1968 đến 1970
Trong số 30 PCF Mark II được đóng vào những năm 1968-1969 ,sau khi bàn giao cho HQVN, HQHK chỉ sử dụng tại Việt Nam ba chiếc là các PCF 137, PCF 138 tại Cát lở và PCF 139 tại Đà Nẳng. Một số khác được ghi nhận là chuyển giao cho Phi Luật Tân, Thái Lan và một số nước khác.
Riêng về các PCF Mark III [6] được đóng vào các năm 1969-1972. Trong số 33 chiếc, chỉ có 5 chiếc được HQHK sử dụng tại Việt Nam là các PCF 691, 692, 693, 694 và 695.
Các PCF nầy đã được chuyển giao cho HQVN tại Vũng Tàu ngày 1 tháng 12 năm 1970 và lấy số theo thứ tự HQ 3933, 3934, 3935, 3936 và 3937.
Ngoài ra tại Việt Nam và Phi Luật Tân cũng đã đóng một PCF bằng Ferro Cement ở mỗi nơi với giá chi phí rẽ hơn và dỉ nhiên kém hiệu quả.
WPB – loại Tuần Duyên Đĩnh mới tại vùng Duyên Hải Việt Nam.
Sau sự việc tàu tiếp tế vũ khí cho Việt Cộng bị phát giác và đánh chìm tại Vũng Rô ngày 16 tháng 2 năm 1965. Hải Quân Hoa Kỳ đã nhờ lực lượng Duyên Phòng Coast Guard thuộc Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ giúp gởi các tàu thuộc Duyên Phòng đến giúp Hải Quân tuần tiểu trên Duyên Hải Việt Nam,đặc biệt những tàu có thể hải hành vùng gần bờ dùng trong mục đích khám xét và truy chận.
Bộ Tư lệnh Coast Guard đả thành lập Hải Đội 1 Coast Guard (Coast Guard Squadron One) ngày 29 tháng 4 năm 1965 và cho điều động 17 Tuần Duyên Đĩnh WPB gia nhập lực lượng nầy. 47 Sĩ Quan và 198 Đoàn Viên được chuyển đến Coronado để được huấn luyện. Ngày 12 tháng 6 năm 1965, Hải đội 1 Coast Guard được đặt dưới sự chỉ huy của lực lượng Hải Quân, Đệ Thất Hạm Đội tại Thái Bình Dương và được gởi đến huấn luyện tại căn cứ Hải Quân Subic. .
Ngày 16 tháng 7, Phân Đội 12 với 8 WPB khởi hành đi Đà Nẳng và ngày 24 tháng 7 thì Phân Đội 11 với 9 WPB khởi hành đi An Thới. Khi đến Việt Nam 17 WPB nầy đặt trực thuộc Task Force 71 vài ngày cho đến ngày 30 tháng 7 năm 1965 thì trực thuộc TF 115 khi lưc lượng nầy được thành lập để trực tiếp chỉ huy Hành Quân Market Time.
WPB Chử tắt của W Patrol Boat – Large, được gọi là Tuần Duyên Đĩnh trong Hải Quân Việt Nam. Các WPB được đưa đến Việt Nam thuộc Class “A “và “C”, có tên Hoa Kỳ với chử POINT đứng đầu, được đóng tại Coast Guard Yard. Curtis Bay. Maryland ,vào những năm 1960 và 1961 [7].
Ở lực lượng Coast Guard , những tàu và chiến hạm đều được gọi là Cutter, trưóc tên loại tàu có chữ W, ví dụ sau nầy các chiến hạm lớn trên 2000 tấn có tên WHEC (W High Endurance Cutter) đến Việt Nam và sau đó được chuyển giao cho HQVN, có tên Tuần Dương Hạm.
Đặc tính của các WPB hoạt động tại Việt nam
Dài : 82 foot
Trọng tấn : 67 tấn
Máy chánh : 2
Vận tốc : 16.8 gút
Vũ khí : Súng Cối 81 bắn cò và Đại liên 50 ghép chung (sân trước)
Từ 2 đến 4 đại liên 50.
Vũ khí cá nhân M16 , M 79…
Thủy Thủ đoàn : 8 đến 10
Trong giai đoạn đầu của năm 1965, hai phân đội 11 và 12 hoạt động tại Vùng phía Tây và Đông của Duyên hải Việt Nam, vùng Đông Nam còn trống, chưa có đơn vị nào đảm trách cho nên Bộ Hải Quân đã yêu cầu lực lượng Coast Guard gởi thêm 9 tàu WPB tăng cường. Phân đội 13 được thành lập với 9 WPB vào ngày 12 tháng 12 năm 1965, khởi hành từ Subic đi Cát Lỡ ngày 18 tháng 2 năm 1966
Các WPB có khả năng chịu sóng cao và sau này thường được sử dụng tại vùng Duyên Hải Đà Nẳng, Nha Trang, Vũng Tàu .
Tại Vùng 1 Duyên Hải đã có những PCF bị chìm khi ra cửa biển vào những thời gian của mùa gió Đông Bắc, ít nhất 2 PCF đã chìm vì sóng gió quá lớn tại một cửa biển.
Các WPB tại Vũng Tàu đã vào sâu và hoạt động trên các sông Lòng Tàu, và các nhánh sông của sông Cửu Long , nơi có những Duyên Đoàn của Vùng 3 Duyên Hải trấn đóng.
WPB Hoa Kỳ trong những năm 1966, 1967, 1968 có rất nhiều công khi ngăn chận và phát hiện cũng như phá hủy những tàu Cộng Sãn VN chở vũ khí xâm nhập, nhất là trong năm 1966.
Cuối năm 1969, các WPB Hoa Kỳ đã giảm đi những hoạt đông tại vùng Phú Quốc, An Thới, vì các vùng Market Time 9 đều do Vùng 4 Duyên Hải trách nhiệm, các WPB của Phân Đội 11 được điều động đảm nhiệm những công tác tuần tiễu hành quân tại vùng mủi Cà Mau và Duyên Hải Năm Căn.(Hành quân Sea Float và Solid Anchor).
Hải Đội 4 Duyên Phòng được biệt phái 5 WPB từ Hải Đội 3 Cát Lở vào giửa năm 1970. Các WPB nầy hoạt động tại An Thới từ 1970 cho đến năm 1971. Liền sau trận bảo Hester thổi vào Duyên Hải phía Bắc của Nam Việt Nam, các WPB Việt Nam hiện diện tại vùng Phú Quốc và Vịnh Thái Lan được đưa ra Vùng 1 Duyên Hải để tăng cường và thay thế những WPB bị thiệt hại vì trận bảo nầy.
Không như ở các PCF-Duyên Tốc Đĩnh, thủy thủ đoàn sống trên căn cứ bờ hoặc trên các Tạm trú hạm. Thủy thủ đoàn của WPB sống và sinh hoạt trên tàu của mình.Hệ thống máy điều hòa trên tàu đã giúp cho thủy thủ đoàn chịu đựng nổi thời tiết của vùng Đông Nam Á
Các WPB khi đến Việt Nam còn sơn màu trắng.Ngay ngày tuần tiễu đầu tiên gần vĩ tuyến 17, WPB Point Orient đã bị bắn bằng súng cối và súng liên thanh. Tàu màu trắng là mục tiêu dễ thấy trong đêm sáng trăng và ánh sáng hỏa châu. Ngày 21 tháng 9 năm 1965, CHT Lực lượng 115 liền chỉ thị cho các WPB phải sơn màu xám đậm. Point Orient chưa kịp thi hành, liền sau những chuyến tuần tiễu tiếp đó, chiến đĩnh bị tác xạ bởi chính đơn vị bạn, may mắn không có thiệt hại, WPB Point Orient lập tức được sơn màu xám đậm .
Hoạt động, tuần tiễu, hành quân của Duyên Tốc Đĩnh HĐ4DP.
1/ Bối cảnh lịch sử và tình hình xâm nhập vũ khí bằng đường biển của Việt Cộng.
Vào những năm đầu của thập niên 60,nhận thấy Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, với một lực lượng Hải Lực yếu kém vì thiếu phương tiện không thể đảm nhiệm một cách hoàn hảo việc canh phòng một bờ biển dài từ vĩ tuyến 17 đến biên giới Việt Nam ở vùng Vịnh Thái Lan, cho nên HQHK đã dùng một số chiến hạm của Đệ Thất Hạm đội tuần tiểu chận xét ghe thuyền trên Duyên Hải Việt Nam, mục đích ngăn chận sự xâm nhập vũ khí bằng đường biển và yểm trợ Hải Pháo.
Tháng 2 năm 1965, một tàu Cộng Sãn xâm nhập tiếp tế vũ khí bị phát hiện và bị đánh chìm tại Vũng Rô. Ta tịch thu được 100 tấn vũ khí, đạn dược được chế tạo tại Liên Sô và Trung Quốc. Đây là một bằng chứng là Cộng Sản đã dùng đường biển để tiếp tế và xâm nhập vào miền Nam.
Riêng về miền cực Nam và vùng Vịnh Thái Lan, những địa danh Cà Mau, U Minh, duyên hải tỉnh Rạch Giá, biên giới Việt Nam (Hà Tiên) và lãnh thổ Kampuchea, phía Bắc Đảo Phú Quốc là những nơi xâm nhập người và vũ khí của Việt Cộng vào Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là những mật khu Việt Cộng.
Sau biến cố Vũng Rô, Hải Quân Hoa kỳ đề ra kế hoạch Hành Quân Market Time và phân ra những vùng tuần tiểu dọc theo Duyên Hải Việt Nam.
Lưc lượng Đặc Nhiệm 115 (CTF 115) được thành lập vào ngày 30 tháng 7 năm 1965 với 5 Trung Tâm Kiểm soát Duyên Hải (CSC) tại Đà Nẳng,Qui Nhơn,Nha Trang,
Vũng Tàu và An Thới để điều hành và giúp phối hợp các lực lượng tuần tiểu trên biển như các phân đội 11, 12 ,13 và 14 WPB và PCF.
Tại những vùng Duyên Hải, việc tuần tiễu từ bờ ra phía ngoài trong vòng 10 hải lý sẽ do những chiến đĩnh như PCF và WPB, ghe Duyên Đoàn đãm nhận. Phía ngoài là những Tuần Duyên Hạm (PGM), Hộ Tống Hạm (PCE,PCER), Khu Trục Hạm (DER), Tuần Dương Hạm (WHEC),tàu rà mìn (MSO) của HQVN và HQHK trách nhiệm.
Các WPB và PCF báo cáo cho các MSO, Khu Truc Hạm,và những chiến hạm khác ở vòng ngoài cũng như về các Trung Tâm Kiểm soát Duyên Hải. Các chiến hạm vòng ngoài sẽ cung cấp tin tức cho WPB, PCF về các mục tiêu Radar, thông tin về hải hành.
Trong khi đó các PCF và WPB sẽ liên lạc cho tin đến các ghe Duyên Đoàn,yểm trợ Hải Pháo khi cần thiết.
Phân Đội 11 WPB của Hoa Kỳ đến vùng Phú Quốc liền bắt đầu công tác tuần tiễu cho Hành Quân Market Time. Ưu tiên cho kế hoạch hành quân nầy là:
1/ Kiểm soát sự di chuyễn của ghe tàu trong vùng trách nhiệm.
2/ Lục soát các ghe đang đánh cá trong vùng cấm.
3/ Kiểm soát các ghe đánh cá đang neo,chờ kéo lưới.
4/ Kiểm soát các ghe đánh cá đang kéo lưới.
Chỉ trong tháng đầu tiên của cuộc hành quân, phân đội 11 đã khám xét trên 1000 ghe xuồng đánh cá và di chuyển, hơn 4000 người được khám xét.Hiệu quả của cuộc hành quân được thấy rõ, vì các ghe xuồng đánh cá thường xâm nhập vào những vùng cấm,một khu vực mầu mở cá tôm và thường bị chi phối bởi sự kiểm soát của Việt Cộng vì gần bờ và dễ thu lợi.
Việt Cộng đã mỡ một chiến dịch tuyên truyền là Hải Quân Mỹ và VNCH đuổi các ghe dân đánh cá ra chổ khác để dành cho các tàu đánh cá của Mỹ vào đánh cá tôm tại các vùng nhiều cá tôm nầy..Hải Quân VNCH và Hải Quân Hoa Kỳ, các ghe Duyên Đoàn phải dùng biện pháp Tâm Lý Chiến để đáp ứng bằng cách giải thích, phát những tài liệu hướng dẫn, các lá cờ VNCH, thuốc men, quà tặng cho dân đánh cá trong những chuyến tuần tiễu, chận xét.
Chỉ trong vòng hai tháng 5 và 6 của năm 1966, đã có hai tàu sắt của Bắc Việt bị các WPB phân đội 11 và chiến hạm bắn chìm và bắt giữ tại các cửa Bồ Đề và Ba Động.
Vũ khí trên tàu xâm nhập tại Ba Động bị ta tịch thu từ 8o đến 100 tấn. Những vũ khí nầy là để tiếp tế cho quân Bắc Việt và Việt Cộng không những dùng cho chiến truờng tại Quân Khu 4 mà còn dùng tại chiến trường Quân Khu 2.
II / Hoạt động tuần tiễu và hành quân của PCF Hải Đội 4 Duyên Phòng.
Từ giữa năm 1968, sau khi nhận lãnh 4 PCF đầu tiên, Hãi Đội 4 được giao hai vùng tuần tiễu Market Time 9F và 9G,vùng Rạch Giá và vùng Quần Đảo Bà Lụa , ngoài khơi Kiên Lương. Sau đó với số lượng 6 PCF, nhận thêm hai vùng 9I và 9J/K .PCF của Hoa Kỳ và PCF Hải Đội 4 sau đó luân phiên thay đổi trên các vùng từ 9D đến 9L.
Năm 1968, một năm đã để lại nhiều ấn tượng trong chiến tranh Việt Nam dưới mắt của người Việt Nam và người Mỹ. Trận Tổng Tấn công của Cộng Sản đã là dấu hiệu cho thấy Việt Cộng đã có mặt tại miền Nam với một lưc lượng đáng kể và có chiều hướng mở ra những trận đánh lớn tại các vùng mà chúng đang giữ thế mật khu an toàn, và những vùng dễ xâm nhập do vị trí địa lý và chánh trị,vũ khí mà cộng sản sử dụng cho thấy là những cuộc xâm nhập vũ khí và tiếp tế của họ phần lớn qua các cửa ngõ biên giới và đường biển..Qua cuộc tấn công nầy, măc dù sự thiệt hại của Việt Cộng là lớn với những tổn thất nhân mạng và vũ khí đã làm chậm trễ những kế hoạch tấn công lớn bắng chiến tranh qui ước trong tương lai, nhưng xét ra thì nó đã dẫn đến sách lược tương lai của người Mỹ là nhanh chóng giao lại trách nhiệm cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đảm trách cuộc chiến Việt Nam, rút bớt quân đội tham chiến, xoa dịu những chống đối của dân chúng, giữ ghế cho những cấp lãnh đạo chánh trị và những người được dân cử tại Quốc Hội.
Phó Đô Đốc Zumwalt được thuyên chuyển đến Việt Nam trong thời gian nầy [8], ông muốn Hải Quân Hoa Kỳ trở nên có hiệu quả hơn và kế đến là thực hiện kế hoạch bàn giao trách nhiệm cho Hải Quân Việt Nam qua những chương trình và kế hoạch huấn luyện, chuyển giao, thúc đẩy nhanh chóng việc thực hiện Việt Nam hóa cuộc chiến thi hành kế hoạch của hành pháp Hoa Kỳ. [9]
Nhìn lại việc xâm nhập và tiếp tế vũ khí của Cộng Sản, ông đã mau chóng thiết lập kế hoạch và thực hiện những cuộc hành quân mang tên SEALORDS. Ngoài mục tiêu chận đứng việc xâm nhập, hành quân nấy còn chú trọng nhiều về việc bình định những vùng mà trước kia là những vùng kiểm soát và là mật khu của Việt Cộng.
Riêng tại Vùng 4 Duyên Hải, vùng biên giới Miên và Hà Tiên là nơi đang được Cộng Sãn dùng để xâm nhập cán bộ và vũ khí vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa ngõ hải cảng Kompong Som. Chánh quyền Sihanouk đang làm ngơ và thầm liên kết với Hà Nội dùng nơi nầy để tiếp nhận vũ khí của các nước Cộng Sãn tiếp tế cho các lực lượng võ trang của Bắc Việt tại miền Nam.
Các PCF Hoa Kỳ được lệnh vào sông Giang Thành và Kinh Vĩnh Tế, thời gian giữa tháng 10 năm 1968, đây là bước đầu tiên của cuộc hành quân SEALORDS [10] (hành quân Trần Hưng Đạo) vào tháng 11 năm 1968.
Nguyên vào ngày 14 tháng 10 năm 1968, PCF 3 của Hoa Kỳ biệt phái Hà Tiên, được tin có một trạm thu thuế của Việt Cộng đang hoạt động trên sông Giang Thành, cách Hà Tiên một khoảng cách ngắn. Thuyền Trưởng PCF 3 là Trung úy Bernique đang nghỉ bến tại Hà Tiên bèn khởi hành đến nơi để ngăn chận. Nhân viên thu thuế Việt Cộng và 7 Du Kích đang làm việc đã ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của PCF và chỉ nổ súng khi thấy lá cờ Mỹ, lúc đó chỉ cách nhau khoảng 30 m. PCF bắn trả, 3 VC chết tại trận. Nhiều giấy tờ, tài liệu và vũ khí được tịch thu.Đây là vùng mà PCF không được phép hiện diện cho nên sự việc nầy đã bị Quốc Trưởng Cam-Bốt là Sihanouk phản đối, và cho là thường dân Miên bị Mỹ sát hại. Trung Úy Bernique được gởi về Saigon để điều tra và sau đó được Đô Đốc Zumwalt ban thưởng huy chuơng thay vì tờ giấy phạt.
Hai ngày sau, tức là ngày 16 tháng 10, Đô đốc Zumwalt đã chỉ thị PCF vào tuần tiễu sông Giang Thành cho đến đầu nối của Kinh Vĩnh Tế với sông nầy. Chỉ nội trong 5 ngày đầu tiên, Việt Cộng đã phản ứng bằng một cuộc chạm súng giửa PCF và một đơn vị VC khoảng 2 Đại Đội.Sang tháng 12 thì các PCF Hoa Kỳ thường xuyên chạm súng với VC trong vùng. Tổng kết trong tháng 12/1968 có:
3 HQHK và 1 HQVN chết.
28 HQHK và 1 HQVN bị thương
17 PCF bị thiệt hại nhẹ. Việt Cộng có 119 chết, 47 bị thương.
Các Duyên Tốc Đĩnh của Hải Đội 4 bắt đầu vào sông vào tháng 12 năm 1968. PCF 3802 và PCF 3805 đã được biệt phái Hà Tiên dài hạn để tuần tiễu trên sông Giang Thành cùng các PCF Hoa Kỳ.
PCF 3802 đang tuần tiểu trên sông Giang Thành đầu năm 1969. Hình chụp từ PCF 3805 ,2 PCF vùa được sơn lại tại Hà Tiên để đón Tết Nguyên Đán. Các số tàu chưa được vẻ lại vì sợ phai mất khi chạy nhanh (photo: Phung Hoc Thong)
Ngày 11 tháng 5 năm 1969, lúc 18.30 giờ, hai PCF 3802 và 3805 trong khi tuần tiểu trên sông Giang Thành đã bị Việt Cộng phục kích bằng B40 và đại liên. Các chiến đĩnh nầy chống trả . PCF 3805 do HQ Trung úy Trương Minh Hoàng làm thuyền trưởng đã trúng nhiều trái đạn B40, hệ thống truyền tin và Radar bất khiển dụng, một nhân viên bị thương, trên PCF 3802 một nhân viên bị thương nơi sân sau.Việt Cộng đã bắn trên 40 trái đạn B 40 trên một đọan sông dài 50 thước. [11]
Các PCF Hải Đội 4 và các PCF Hoa Kỳ thường xuyên bị phục kích trên đoạn đường từ ấp Trà Phô đến đoạn nối với Kinh Vĩnh Tế vào những lúc trời sập tối và khoảng giửa đêm.
Cũng vào thời gian cuối năm 1968, những cuộc tuần tiễu trong hành quân Search Turn đã đưa PCF Hoa Kỳ vào sông Cái Lớn, Rạch Giá. Các PCF Hải Đội 4 cũng đã tham dự. Ngày 27 tháng 12 năm 1968, 2 PCF Việt Nam đầu tiên vào sông Cái Lớn, hoạt động trên một đoạn đường dài 25 hải lý đến Chương Thiện.
Hải Đội 4 vì không đũ PCF tham dự hành quân Search Turn nên phần lớn các PCF Hoa Kỳ trách nhiêm hành quân nầy cùng một số ghe Duyên Đoàn 43. Đôi khi những PCF Hải Đội đi tuần vùng 9D hoặc 9E, lúc mãn công tác và được thay thế thì được điều động vào sông Cái lớn hoạt động cho đến gần giửa đêm mới khởi hành về An Thới nghỉ bến.
Cuộc Hành quân vượt biên giới sang Cam Bốt năm 1970 tại vùng 4 Duyên Hải.
Dưới chiêu bài Trung Lập và thành viên của những nước phi liên kết,nước Cam Bốt, láng giềng của Việt Nam Cộng Hóa dưới sự lãnh đạo của Quốc Vương Sihanouk theo duổi một chánh sách thân Cộng Sãn,chống Hoa Kỳ. Ông đã để Bắc Việt dùng lãnh thổ Cam Bốt xâm nhập vũ khí và nơi trú đóng quân.
Tại Vùng Vịnh Thái Lan, vũ khí của khối Cộng Sãn công khai được đưa đến hải cảng Kompong Som và sau đó thì dùng biên giới Việt Nam Cộng Hòa và Cam Bốt để đưa sâu vào miền Nam.
Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Tướng Lon Nol đảo chánh Sihanouk bằng cách dùng áp lực bắt Quốc hội Cam Bốt bất tín nhiệm Sihanouk khi ông ta đang công du Pháp.
Lon Nol thành lập chánh phủ bang giao tốt với Hoa Kỳ.
Phùng Học Thông
Tháng12 năm 2007.
[1]Danh xưng Hải Đội 4 Duyên Phòng chỉ chánh thức được gọi khi Lực Lượng Duyên Phòng 213 được thành lập.Tuy nhiên Hải Đội 4 vì có thể coi như được thành lập trước các Hải Đội khác và ngay cả LLDP 213 cho nên tên gọi của đơn vị nầy có sớm hơn.
[2]Mỗi PCF có hai Thủy Thủ đoàn, dể khi Thủy Thủ đoàn mãn công tác tuần tiễu về đến bến nghỉ ngơi thì Thủy Thủ đoàn thứ hai sẽ đi tuần trên PCF nầy sau khi được tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt và đạn dược.
[3]Cùng lúc tại TTHL/Cam Ranh có 200 Thủy Thủ đoàn PCF được huấn luyện, các PCF Mỹ hàng tuần đến để đưa các thủy thủ đoàn đi tuần tiễu thực tập trên chiến đĩnh.
[4]Không ghi nhận được PCF 3814 được chuyển giao vào lúc nào. Người viết sẽ bổ túc khi đối chiếu và phối kiểm được tài liệu. Trong cuộc hành quân sang Kampuchea vào tháng 4 năm 1970, và cuộc di tản Kiều bào Việt Nam về Rạch Giá sau đó, chỉ có 12 PCF của Hải Đội 4 tham dự cùng 18 ghe Duyên Đoàn.Các WPB chỉ hiện diện ngoài khơi.
[5]PCF 1 và PCF 2 được sử dụng huấn luyện tại Coronado-California. Các PCF 7, PCF 8, PCF29, PCF 30 PCF 33, PCF 34 không thấy được sử dụng tại Việt Nam.Đó là những PCF được giữ lại để huấn luyện hoặc hoạt động tại Phi Luật Tân (theo Coastal Squadron One-Swift Boat Crew Directory ).
[6]PCF Mark III cùng có dặc tính như Mark I và Mark II, tuy rằng có rộng hơn hai loại trước một chút. Sau chiến tranh Việt Nam, HQHK đã cho đóng các loại PCF Mark IV và Mark V tại các xưởng đóng tàu Swiftships và Peterson với các PCF có chiều dài 63 foot và trọng tấn 33 tấn.
[7]J Moore.Captain. USN- Jane’s American Fighting Ships of the 20th century, xuất bản 1991.Nxb The Mallard Press (trang 306).
[8]W. C. McQuilkin, Lcdr,USN-Operation Sealords: A front in a frontless war, an analysis…1997..(trg18)Đô Đốc E. Zumwalt đến Việt Nam tháng 9 năm 1968. Khi ở Washington, ông có nhiều quan hệ với Paul Nitz là Bộ Trưởng Hải Quân cho nên biết được cuộc chiến không được công luận Mỹ hậu thuẩn. Ông nghĩ là Đãng Cộng Hòa sẽ để ông có thời gian thực hiện kế hoạch trang bị và huấn luyện cho HQVN.
[9]HQHK có trên 38,000 người đang phục vụ tại các đơn vị biển và sông trên chiến trường Việt Nam.
[10]Sealords tên của Chiến Dịch Hành Quân phối hợp giửa các đơm vị Việt Nam, Hoa Kỳ, với sự yểm trợ của Không Quân. Chiến dịch Sealords có những cuộc hành quân sau:Hành quân ngăn chận Search Turn, vùng Rạch Giá –Long Xuyên, hành quân Trần Hưng Đạo vùng sông Giang Thanh và Kinh Vĩnh Tế, hành quân Giant Sling Shot vùng Mỏ Vẹt, hành quân Barrier Reef vùng Kinh Lagrange, Kinh Ong Lơn.
[11]Sáng sớm hôm sau ghe Duyên Đoàn 44 được PCF Hoa Kỳ yểm trợ đổ bộ khu vực chạm súng đã tìm thấy dấu vết của một cuộc chuyển quân qua sông từ hướng lãnh thổ Miên sang bờ của Việt Nam.
…………………………………………………………………………
Patrol Boat, River & Swift Boats (documentary)- Vietnam War
(Trích trong phần sưu tầm trong trang mạng của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn)
Những nhà nghiên cứu hải sử có mặt tại khúc quanh lịch sử Việt Nam, ngày 30 Tháng Tư năm 1975, đều thừa nhận mặc dù đột ngột tan hàng, song Hải Quân VNCH đã thực hiện trọn vẹn sứ mạng của Tổ Quốc Việt Nam giao phó bảo vệ tự do cho dân tộc trong suốt quá trình ngăn chận làn sóng đỏ do Đảng cộng sản VN phát động thành một cuộc chiến nghiệt ngã huynh đệ tương tàn. Suốt quá trình 23 năm bảo vệ nước, căn cứ vào những mốc thời gian quan trọng thì thành quả đạt được của quân chủng có thể chia làm 3 giai đoạn; đặc biệt chú trọng đến sự lớn mạnh của Giang Lực và Duyên Lực:
Giai đoạn khó khăn hình thành
Giai đoạn chậm chạp phát triển
Giai đoạn nhanh chóng bành trướng
1. Giai đoạn khó khăn hình thành (1952-1957)
Ngày lịch sử đau buồn mùng 1 Tháng Chín năm 1858 cũng là ngày đánh dấu khởi điểm suy tàn của triều đại Nhà Nguyễn, khi Ðề Đốc (Hải Quân Thiếu tướng) Charles Rigault de Genouilly (1) chỉ huy 2,500 lính viễn chinh Pháp và 1,000 lính thuộc địa Tây Ban Nha với 14 chiến hạm vào cửa Đà Nẵng bắn chìm các chiến thuyền Việt Nam, chiếm các pháo đài bán đảo Sơn Trà rồi giao cho Hải Quân Ðại Tá Toyon trấn giữ. Ðến ngày 11 Tháng Hai năm 1859, De Genouilly lại dẫn các chiến hạm trên vô cửa Cần Giờ đánh tan các chiến thuyền và đồn bót do Ðề Ðốc Trần Trí đang tổ chức phòng thủ tại vịnh Gành Rái. Thừa thắng tiến lên thượng nguồn, ngày 18 tháng 2 năm 1859, quân Pháp lại tấn công đổ bộ qui mô từ bờ sông vào thành Gia Ðịnh. Thành vỡ, Án Sát Lê Tứ và Hộ Ðốc Vũ Duy Ninh đều tuẫn tiết. Còn lại Ðề Ðốc Trần Trí, Bố Chánh Vũ Trực cùng Lãnh Binh Tôn Thất Năng rút tàn quân về cố thủ huyện Bình Long.
Vào giữa thế kỷ thứ 19, hạm đội Pháp được các sử gia Tây phương đánh giá là hạm đội tối tân nhất trong các cường quốc Hải Quân Châu Âu đang săn tìm thuộc địa. Các chiến thuyền lỗi thời của thủy quân Triều Nguyễn hành thủy từ những năm vua Gia Long phục quốc thống nhất sơn hà 1802, nên không đủ khả năng đương cự lại.
Qua hai trận thủy chiến mà tương quan kỹ thuật tác chiến quá chênh lệch như vậy thành ra quân ta thất trận hoàn toàn và thủy quân triều Nguyễn coi như thật sự bị xóa sổ từ đây, dù rằng dưới triều vua Tự Ðức việc huấn luyện thủy quân rất được chú trọng đến.
Giở lại những trang quân sử thành lập Quân Lực VNCH (2), nếu gác bỏ ra ngoài những tai tiếng không tốt mà đối phương đã tuyên truyền về nếp sống xa hoa của cựu hoàng Bảo Ðại lưu vong, người đọc sẽ thông cảm được quyết tâm cao tạo dựng một quốc gia Việt Nam (QGVN) độc lập, qua quyển CON RỒNG VIỆT NAM, của vị vua cuối cùng triều đại nhà Nguyễn.
Trải qua nhiều giai đoạn thương thuyết rất cam go với chính quyền thực dân Pháp, cựu hoàng Bảo Ðại hết sức kiên nhẫn với tập đoàn thống trị để họ chấp nhận một nước Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp được hình thành.
Ngày mùng 5 Tháng Sáu năm 1948, hiệp định sơ bộ Vịnh Hạ Long (dẫn đến hiệp định Elysée sau này) ký kết giữa Toàn Quyền Ðông Dương Emile Bollaert và Thủ Tướng lâm thời Nguyễn Văn Xuân có cựu hoàng phó thư (countersign) trên chiến hạm Duguay Trouin thừa nhận nguyên tắc độc lập và thống nhất của nước Việt Nam với Quốc kỳ: Cờ màu vàng 3 sọc đỏ và Quốc ca: Thanh Niên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước. (3).
Nhưng rồi Quốc Hội Pháp cứ làm ngơ, viện cớ chưa tìm được qui chế thích hợp cho Nam Kỳ, mãi đến ngày 8 Tháng Ba năm 1949 mới thuận cho Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và cựu hoàng Bảo Ðại chính thức ký hiệp định Elysée chấp nhận nước Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp có tổ chức hành chánh riêng, tài chánh riêng, tư pháp riêng, quân đội riêng và Pháp sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (4).
Như vậy, cực chẳng đã chính phủ Pháp đành phải trao trả nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho vị nguyên thủ của nước Việt Nam là Quốc trưởng Bảo Ðại. Dĩ nhiên hiệp định này đi ngược lại quyền lợi của nước Pháp, vì thực dân Pháp chỉ muốn cai trị nước ta như trước kia mà thôi.
Thực thi Hiệp Định Elysée, thỏa ước quân sự Pháp-Việt ngày 30 Tháng Mười Hai năm 1949 về Hải Quân lại bị trì trệ kéo dài đến giữa năm 1951, Ðô Ðốc Ortoli, tư lệnh Hải Quân Pháp ở Viễn Ðông mới được lệnh lập kế hoạch huấn luyện quân sự để chuyển giao đầu tiên 2 Hải Ðoàn Xung Phong cho Hải Quân Việt Nam. Chương trình chuyển giao các Trục lôi hạm (YMS), Giang pháo hạm (LSIL). Trợ chiến hạm (LSSL)… sẽ tiến hành vào những năm kế tiếp. Nhưng khi nắm quyền tổng chỉ huy hành chánh lẫn quân sự tại Ðông Dương, Thống Tướng Jean de Lattre de Tassigny (5) muốn Hải Quân Việt Nam hoàn toàn thống thuộc mọi mặt vào lục quân Pháp, chứ không phải là một quân chủng riêng như Ðô Ðốc Ortoli đã đề nghị. Viên tướng 5 sao này cho rằng một quân chủng kỹ thuật như Hải Quân không thể nào đứng vững được vì thiếu cán bộ và chiến cụ.
Ngày 15 Tháng Tám năm 1951, Pháp đồng ý cho tuyển mộ khóa 1 Sĩ quan Hải Quân gồm 9 sinh viên – 6 theo ngành chỉ huy và 3 theo ngành cơ khí – phần đông là cựu sinh viên trường Thủy Văn Sài Gòn (Saigon Hydrography School); khóa hạ sĩ quan có 50 và đoàn viên là 300.
Còn về phía Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, dù bị chèn ép mọi mặt, Quốc Trưởng Bảo Ðại vẫn kiên trì tranh thủ xây dựng nền tảng bắt đầu từ con số không cho Quân Ðội Quốc Gia.
Kể từ sau ngày 24 Tháng Tám năm 1945 bị Hồ Chí Minh ép buộc thoái vị phải trao kiếm vàng cùng ấn ngọc cho đại diện Việt Minh Cộng Sản là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận tại Ngọ Môn Huế, cựu hoàng hết sức thấm thía về việc hoàng triều không có một quân đội đủ mạnh để dẹp bỏ Việt Minh Cộng Sản trước rồi sau đó đẩy lui Phú-Lang-Sa và bảo vệ chủ quyền quốc gia trường tồn. Cho nên trong thông điệp ngày 15 Tháng Năm năm 1948 gửi cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, cựu hoàng tán thành đề nghị thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời và giao cho Quốc Vụ Khanh kiêm Tổng trấn Trung phần (sau này đổi tên là Thủ hiến Trung Việt) Phan Văn Giáo (6) trọng trách xây dựng một Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam gồm đủ cả Hải, Lục và Không Quân. Cho đến năm 1949, Tổng Trấn Trung Phần Phan Văn Giáo đã thành công trong công tác tuyển mộ và huấn luyện cho tổ chức Việt Binh Ðoàn tại Huế. Sau Hiệp Định Elysée, lần lượt Vệ Binh Nam Phần và Bảo Chính Ðoàn Bắc Phần cũng được thành lập vào giữa năm 1950. Chính những đơn vị này là hạt nhân cơ bản cho tổ chức quân đội chính qui QGVN (The Vietnamese National Army) ra đời ngày 30 Tháng Giêng năm 1951 (Dụ số 1 0D/VOP/DQT/TS) kèm theo 2 sắc lệnh cùng ngày (7).
Sinh sau đẻ muộn hơn 2 quân chủng Lục và Không Quân vì nghị định thành lập Hải Quân bị đình hoãn nhiều lần. Nhưng rồi do nhu cầu chiến cuộc, dụ số 2 đã cho phép Hải Quân ra đời ngày 6 Tháng Ba năm 1952, hồi tố đến ngày 1 Tháng Giêng năm 1952. Vào thời điểm này, muốn thành lập một quân chủng kỹ thuật như Hải Quân mà không có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp giỏi, không có các phương tiện huấn luyện nhân sự quả là một điều không tưởng. Không còn cách nào tốt hơn để đốt giai đoạn, ngoại trừ chính phủ QGVN dựa vào những cơ sở huấn luyện có sẵn của Hải Quân Pháp để đào tạo nhân viên tân tuyển của mình.
Cho nên trong khoảng thời gian từ năm 1951 đến năm 1953, hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên tiên khởi của Hải Quân Việt Nam phải theo thực tập (On the job training) trên các chiến hạm, chiến đỉnh của Hải Quân Pháp đang hoạt động ngoài biển cũng như trong sông.
Có thể nói những người tình nguyện gia nhập vào hàng ngũ Hải Quân Việt Nam trong hoàn cảnh quá khó khăn như vậy là những thanh niên quyết tâm bảo vệ quốc gia và ôm ấp mộng hải hồ. Với tinh thần yêu nước cao độ, nhẫn nhịn chịu đựng tập luyện vượt qua nhiều giai đoạn cực khổ, cuối cùng họ đã chứng tỏ được khả năng hoàn hảo về kỹ thuật, hành thủy và tác chiến để xứng đáng nhận lãnh đầu tiên 2 Hải Ðoàn Xung Phong Cần Thơ và Vĩnh Long vào giữa năm 1953 (8). Thái độ đối xử hòa nhã cùng nhiệt tình làm việc của tân thủy thủ đoàn Việt Nam khiến cho một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp quên đi nỗi bất bình về lá cờ màu vàng 3 sọc đỏ đang phất phới bay trên các chiến đỉnh của họ mà họ còn nán lại phục vụ trong những ngày chót trước khi lên đường về nước.
Giờ đây, Hải Quân Việt Nam là một thực thể trong ước mơ của những chàng trai trẻ ham ra khơi, thíchlướt sóng; nhất là viễn dương xuất ngoại du học. Họ đã tạo được niềm tin vững mạnh cho Thủ tướng Ngô Ðình Diệm ban nghị định ngày 20 Tháng Tám năm 1955 thành lập Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ) và chính thức bổ nhiệm HQ/Thiếu Tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ tư lệnh Hải Quân kiêm chỉ huy trưởng đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Riêng Hải Ðoàn 2 Xung Phong (Dinassault N0 2) được Tướng De Lattre ra lệnh thành lập từ đầu Tháng Hai năm 1951 theo nhu cầu cuộc chiến tại miền Trung châu Bắc việt vẫn trực thuộc Bộ Chỉ Huy Giang Lực của Pháp (COFFLUSIC) và sát nhập vào Hải Ðoàn 21 Xung Phong đầu năm 1955 khi vào Nam (9).
Ngày 16 Tháng Sáu năm 1954, chí sĩ Ngô Ðình Diệm về nước thành lập Chính Phủ do sự ủy nhiệm của Quốc Trưởng Bảo Ðại bằng sắc lệnh số 38/QT. Bởi những thế lực riêng biệt do quân đội Pháp cố tình tạo ra trước khi rút về nước theo hiệp định Genève ngày 21 Tháng Bảy năm 1954, quân đội QGVN bị chia rẽ thật trầm trọng. Theo Ðoàn Thêm trong tài liệu đã dẫn, ngày 21 Tháng Ba năm 1955, trên hệ thống đài phát thanh Pháp-Á cũng như đài phát thanh Quốc Gia Sài Gòn, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm đã phải cương quyết tuyên bố:
“Phải thống nhất quân đội, không có lực lượng riêng biệt; phải thống nhất hành chánh, không có địa phương tự trị; phải thống nhất tài chánh, không thể thâu những sắc thuế do địa phương tự động đặt ra.”
Ngoại trừ quân đội Cao Ðài thực tâm qui thuận Chính phủ, ngày 28 Tháng Ba năm 1955, Thủ Tướng Diệm ra lệnh cho quân đội QGVN tấn công loại bỏ quân đội Bình Xuyên và ngày 5 Tháng Sáu năm 1955 loại trừ luôn quân đội Hòa Hảo.
Báo chí trong nước, ngoài nước thời đó đều ca ngợi tài lãnh đạo anh minh của Thủ Tướng Diệm; vì chỉ trong vòng một năm thôi mà ông đã gom được quân đội về một mối, chấm dứt nạn “Sứ quân thời thượng.” Thắng lợi này cũng dọn đường cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 Tháng Mười năm 1955 truất phế Bảo Ðại và suy tôn Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lên chức vụ Quốc Trưởng. Chủ Tịch Thượng Viện Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson cũng cổ vũ Tổng Thống Diệm là Churchill của thập niên… người lãnh đạo tiền phong cho nền tự do ở Ðông Nam Á…(10).
Dụ số 2 ấn định ngày 26 Tháng Mười năm 1955 là ngày Quốc Khánh của nền Ðệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống VNCH. Quân Ðội QGVN trở thành Quân lực VNCH (The Republic of Vietnam Armed Forces = RVNAF).
Ðến cuối năm 1955, Hải Quân thuần túy Việt Nam có 3,858 người kể cả 1,291 Thủy Quân Lục Chiến với Tiểu đoàn 1 Quái Ðiểu và Tiểu đoàn 2 Trâu Ðiên.
Ðầu năm 1956, tổng thống VNCH chấp thuận dự án Giang Lực dự trù thành lập 5 Hải Đoàn Xung Phong, mỗi hải đoàn sẽ được trang bị:
05 Trung vận đỉnh LCM6 (Landing craft Mechanized)
04 Tiểu vận đỉnh LCVP (Landing craft vehicle and personnel)
Năm 1958 được chọn làm mốc thời gian vì những sự kiện quan trọng sau đây:
Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang được Pháp chuyển giao toàn bộ lại cho Hải Quân Việt Nam.
Hải Quân Việt Nam tăng lên 5,000 người
Khóa 8 Sĩ qian Nha Trang (Ðệ I Hổ Cáp) có 50 sinh viên nhập học với giáo sư, giảng viên và huấn luyện viên hoàn toàn là người Việt Nam.
Quân số Giang Lực gia tăng 50% cho 5 Hải Ðoàn Xung Phong trang bị 96 chiến đĩnh đủ loại.
Ðầu năm 1960, Bộ Tư Lệnh Hải Quân phúc trình đặc biệt lên Bộ Tổng Tham Mưu về Tiểu đoàn 603 Việt Cộng tức Tập Ðoàn Ðánh Cá Sông Gianh đã lén lút xâm nhập vào Duyên khu Đà Nẵng. Tổng Thống Diệm chấp thuận thành lập ngay 4 Ðội Hải Thuyền đầu tiên: Ðội 11 Cửa Việt, Ðội 12 Cửa Thuận An, Ðội 13 Cửa Tư Hiền, Ðội 14 Cửa Hội An. HQ/Ðại Úy Nguyễn Văn Thông (khóa 3 Sĩ Quan Nha Trang) chỉ huy huấn luyện 400 tuần viên sơ khởi cho 80 ghe đủ loại.
Năm 1962, Hải Ðoàn 22 Xung Phong được thành lập, HQ/Ðại Úy Huỳnh Duy Thiệp (khóa 7 Sĩ quan Nha Trang) là chỉ huy trưởng đầu tiên.
Ðến cuối năm này, lực lượng Hải Thuyền tăng lên 28 đội đóng dọc theo duyên hải với 800 tuần viên, rồi được cải danh thành Duyên Ðoàn khi quân số tăng lên đến 4,000 người.
Ðến đầu năm 1963, HQ/Ðại Tá Hồ Tấn Quyền, tư lệnh Hải Quân mở cuộc hành quân thủy bộ bình định Năm Căn: Chiến dịch Sóng Tình Thương
Bước ngoặt chính trị năm 1963:
Ðược sự ủng hộ của Ðại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge (vua tổ chức đảo chánh), các tướng lãnh Việt Nam đã làm cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963 giết chết Tổng Thống Diệm và chấm dứt nền Ðệ I VNCH (11). Trong cuộc chính biến này, HQ/Ðại Tá Hồ Tấn Quyền, tư lệnh Hải Quân cũng bị một sĩ quan đàn em chối bỏ truyền thống quân chủng ám sát chết (12).
Vì không còn lãnh tụ nào sáng giá hơn ông Diệm, nên tình hình chính trị miền Nam trở nên bất ổn. Quân đội phân hóa, đảo chánh liên miên, sinh viên học sinh biểu tình hàng ngày. Lợi dụng tình trạng rối ren tại thành phố và hoang phế 7,000 ấp chiến lươc tại nông thôn, Việt Cộng gia tăng cường độ ám sát khủng bố và bắt đầu tổ chức đánh lớn cấp trung đoàn. Cuối năm này, Hải Quân mất luôn quyền chỉ huy Liên Đoàn Thủy Quân Lục Chiến khi binh chủng thống thuộc này trở thành lữ đoàn tổng trừ bị do Trung Tá Lê Nguyên Khang làm tư lệnh và bị áp đặt trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu về mọi mặt giống như binh chủng Nhảy Dù của Không Quân.
Ðến hết năm 1964, Hải Quân cũng chưa thoát khỏi quỹ đạo lục đục trên đây, các sĩ quan khóa 2 Nha Trang gồm HQ/Trung Tá Nghiêm Văn Phú, chỉ huy trưởng Hải lực; HQ/Trung Tá Ðỗ Quý Hợp, chỉ huy trưởng Giang Lực; HQ/Trung Tá Khương Hữu Bá, chỉ huy trưởng Duyên Lực; HQ/Trung Tá Ðặng Cao Thăng, (khóa 1 Brest), giám đốc Hải Quân Công Xưởng đồng lòng lật đổ Phó Ðề Ðốc Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải Quân về vụ thủy cước.
Sau ngày 8 Tháng Ba năm 1965, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên hải cảng Đà Nẵng, Hải Quân có 7 Hải Ðoàn Xung Phong. Với bảng cấp số (SOP) mới 1965, Hải Ðoàn Xung Phong được cải danh là Giang Ðoàn Xung Phong (River Assault Group = RAG) có quân số 150 người. Sáu trong bảy Giang đoàn loại này được trang bị:
01 Giang đỉnh chỉ huy (Commandement Monitor)
01 Chiến đấu đỉnh (Combat Monitor)
05 Trung vận đỉnh LCM6
06 Tiểu vận đỉnh LCVP
06 Xung kích đỉnh STCAN or FOM.
Riêng Giang đoàn 27 Xung Phong trang bị hơi khác biệt với 6 Giang đoàn kia: 01 Giang đỉnh chỉ huy + 01 Chiến đấu đỉnh + 06 Quân vận đỉnh LCM8 và 10 Tiểu đỉnh RPC (River Patrol Craft) (13). Quân số Giang lực lúc bấy giờ tăng thành 1,150 người kể cả Bộ Chỉ huy Giang lực và 3 Ban Chỉ Huy hành chánh Liên Giang Đoàn (type).
Ngày 19 Tháng Sáu năm 1965 được gọi là Ngày Quân Lực do sắc lệnh của Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương (tương đương với thủ tướng chính phủ) Nguyễn Cao Kỳ ban hành để chấm dứt thời kỳ khủng hoảng chính trị kéo dài. (14).
Gần cuối năm, lực lượng Hải Thuyền 4,000 người được sáp nhập vào Hải Quân. Tuần viên cải danh thành đoàn viên kèm theo cấp số chính thức cho mỗi duyên đoàn là 03 ghe chủ lực, 03 ghe di cư và 16 ghe chèo.
Trong 7 năm đầu, Hải Quân tiến triển chậm chạp nhưng trong 3 năm sau, Hải Lực đã nhận thêm một số chiến hạm đáng kể:
03 Trục lôi hạm MSC (Mine Sweeper Craft) là:
HQ114 – Hàm Tử II
HQ115 – Chương Dương II
HQ116 – Bạch Ðằng II.
01 Hộ tống hạm PC là:
HQ06 – Vân Ðồn.
02 Hộ tống hạm PCE (Patrol Craft Escort) là:
HQ07 – Ðống Ða
HQ12 – Ngọc Hồi
04 Hộ tống hạm MSF (Mine Sweeper Fleet) là:
HQ08 – Chi Lăng II
HQ09 – Kỳ Hòa
HQ10 – Nhựt Tảo
HQ11 – Chí Linh.
HQ600 – Phú Dự
HQ601 – Tiên Mới
HQ602 – Minh Hòa
HQ603 – Kiến Vàng
HQ604 – Keo Ngựa
HQ605 – Kim Quy
HQ606 – May Rút
HQ607 – Nam Du
HQ608 – Hoa Lư
HQ609 – Tổ Yến
HQ610 – Ðịnh Hải
HQ611 – Trường Sa
HQ612 – Thái Bình
HQ613 – Thị Tứ
HQ614 – Song Tử
HQ615 – Tây Sa
HQ616 – Hoàng Sa
HQ617 – Phú Quý
HQ618 – Hòn Trọc
HQ619 – Thổ Châu.
02 Hỏa Vận Hạm YOG là:
HQ471
HQ472.
05 Trợ chiến hạm LSSL là:
HQ227 – Lê Văn Bình
HQ228 – Ðoàn Ngọc Tảng
HQ229 – Lưu Phú Thọ
HQ230 – Nguyễn Ngọc Long
HQ231 – Nguyễn Ðức Bổng
Như vậy, vào cuối năm 1967, Hải Lực có tổng số chiến hạm là 64 chiếc.
3. Giai đoạn nhanh chóng bành trướng (1968-1975)
Ðầu năm 1968, Việt Cộng mở cuộc Tổng Nổi Dậy, công kích trên toàn lãnh thổ VNCH; Hải Quân với quân số 30,000, kể cả 7,500 sĩ quan, không những bảo toàn được lực lượng đông đảo như vậy mà còn yểm trợ hữu hiệu cho các đơn vị bạn tái chiếm nhiều vị trí bị lọt vào tay địch trong những ngày Tết Mậu Thân.
Cũng trong năm này, 3 trung tâm huấn luyện được phân nhiệm rõ rệt: Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang đào tạo sĩ quan, Trung Tâm Huấn Luyện Cam Ranh dành cho hạ sĩ quan và đoàn viên, Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc Sài Gòn trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cho các cấp.
Ðến năm 1969, để theo kịp chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” (Accelerated turnover to the Vietnamese = ACTOV), Bộ Tư Lệnh Hải Quân tổ chức Hành Quân Lưu Ðộng Biển và Hành Quân Lưu Ðộng Sông. Trong tổ chức Hành Quân Lưu Ðộng Sông, 3 Lực lượng tác chiến trong sông được thành lập:
Lực lượng Thủy Bộ, tổ chức hành chánh (type) đóng tại Bình Thủy, khi trở thành Ðặc Nhiệm (Task) gọi là Lực Lượng Ðặc Nhiệm 211.
Lực Lượng Tuần Thám, tổ chức hành chánh đóng tại Mỹ Tho, khi trở thành Ðặc Nhiệm gọi là Lực Lượng Ðặc Nhiệm 212.
Lực Lượng Trung Ương, tổ chức hành chánh đóng tại Ðồng Tâm, khi trở thành Ðặc Nhiệm gọi là Lực Lượng Ðặc Nhiệm 214.
Tư lệnh Hải Quân vùng IV Sông Ngòi kiêm tư lệnh Hạm Ðội Ðặc Nhiệm 21 khi chỉ huy cả 3 lực lượng trên cùng 7 Giang Ðoàn Xung Phong và các cơ sở tiếp vận trong vùng châu thổ [Sông] Cửu Long, quân số lên đến 10,500 người. Tư lệnh vùng III Sông Ngòi có 5 Giang đoàn Xung Phong cơ hữu, cũng được sự tăng phái của các lực lượng đặc nhiệm 211, 212 và 214. (15)
Hoàn tất chương trình ACTOV năm 1972, Hành Quân Lưu Động Biển đã nhận thêm 20 chiến hạm:
04 Dương Vận Hạm LST là:
HQ503 – Vũng Tàu
HQ504 – Qui Nhơn
HQ505 – Nha Trang
HQ800 – Mỹ Tho
02 Cơ Xưởng Hạm LST là:
HQ801 – Cần Thơ
HQ802 – Vĩnh Long
01 Hộ Tống Hạm MSF là:
HQ13 – Hà Hồi
01 Hộ tống hạm PCE là:
HQ14 – Vạn Kiếp.
03 Hỏa Vận Hạm YOG là:
HQ472
HQ473
HQ475.
02 Khu trục hạm tiền thám DER (Destroyer Radar Picket Escort) là:
HQ1 – Trần Hưng Ðạo
HQ4 – Trần Khánh Dư
07 Tuần dương hạm WHEC (White High Endurance Cutter) là:
HQ2 – Trần Quang Khải
HQ3 – Trần Nhật Duật
HQ5 – Trần Bình Trọng
HQ6 – Trần Quốc Toản
HQ15 – Phạm Ngũ Lão
HQ16 – Lý Thường Kiệt
HQ17 – Ngô Quyền
05 Hải đội Duyên Phòng được chuyển giao 26 Tuần duyên đỉnh WPB (Coastal Patrol Boat) đánh số từ HQ700 đến HQ725 và HQ107 Duyên tốc đỉnh PCF (Patrol Craft Fast).
Cuối năm 1972, quân số Hải Quân VNCH tăng thành 41,000 người. Theo Jane’s Fighting Ships 1972-1973, HQ/Ðại tá John More xếp sự lớn mạnh của lực lượng Hải Quân VNCH vào hàng thứ 9 trong các cường quốc Hải Quân trên thế giới.
Ðầu năm 1975, lực lượng Hải Quân VNCH gồm:
05 vùng Duyên hải với 133 chiến đỉnh và 500 ghe đủ loại
02 vùng Sông ngòi và 03 lực lượng tác chiến trong sông với trên 950 chiến đỉnh đủ loại
Hạm đội Biển với 84 chiến hạm
Quân số: 43,000 người.
Giữa Tháng Tư năm 1975, ngay sau khi trở lại nhậm chức tư lệnh Hải Quân lần thứ hai, Phó Ðô Đốc Chung Tấn Cang chỉ định HQ/Ðại Tá Lê Hữu Dõng thành lập cấp tốc Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 với sự phối hợp của các Giang đoàn 22 Xung Phong, Giang đoàn 42 Ngăn Chặn và Giang Ðoàn 59 Tuần Thám gồm khoảng 50 chiến đỉnh để giải tỏa áp lực địch trong phạm vi trách nhiệm của Hải Quân.
Chú thích:
(1) Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Sài Gòn thư xã 1962. Chương 7: Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ (từ trang 480 đến trang 492).
Nguyễn Hợp Minh. Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Melbourne 2000. Tập 6, trang 285 288.
Ðúc kết tóm lược: Sau khi ký hiệp ước Thiên Tân ngày 27 Tháng Sáu năm 1858 với Trung Hoa, Chính Phủ thực dân Pháp chỉ định Ðề đốc Rigault de Genouilly điều động 13 chiến hạm Pháp và 01 chiến hạm Tây Ban Nha do HQ/Ðại tá Lanzarote làm Hạm trưởng, kéo sang xâm lược Việt Nam. De Genouilly được phong chức Phó Thủy sư Ðô đốc, Tổng chỉ huy Lực lượng Thực dân Viễn chinh tại nước ta từ ngày 1 Tháng Chín năm 1858 đến ngày 1 Tháng Mười Một năm 1859.
(2) Bộ Tổng tham mưu phòng 5. Quân sử tập 4: Quân lực hình thành 1946-1955. Sài Gòn 1972.
(3) Ðoàn Thêm. Hai mươi năm qua, việc từng ngày. Sài Gòn 1966, trang 44-45.
(4) Ðoàn Thêm. Tài liệu đã dẫn, trang 52.
(5) Ðoàn Thêm ghi nhận trang 82, tài liệu đã dẫn: Từ nay, quân đội VN thuộc hẳn quyền Quốc Trưởng Bảo Ðại, nhưng có cơ quan liên lạc với quân đội Liên Hiệp Pháp.
Cũng ngày hôm đó, Thống Tướng 5 sao Jean de Lattre de Tassigny, được Chính Phủ Pháp cử sang làm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội kiêm Cao Ủy Pháp tại Ðông Dương.
(6) Trung Tướng Tôn Thất Ðính. Hồi ký 20 năm binh nghiệp. CA Chánh đạo 1988, trang 29-30.
Ðoàn Thêm. Tài liệu đã dẫn, trang 44, 57, 69 và 112.
Ðúc kết tóm lược: Ông Phan Văn Giáo, một nhân vật thân tín của Cựu Hoàng Bảo Ðại, tuy không tốt nghiệp một trường võ bị nào nhưng có khả năng rất cao về tổ chức quân đội, giúp Quân Ðội VNCH sớm hình thành. Qua nhiều chính phủ từ Nguyễn Văn Xuân đến Nguyễn Văn Tâm, ông đã được giao phó nhiều chức vụ thật quan trọng:
Ngày 2 Tháng Sáu năm 1948: Quốc vụ khanh, tổng trưởng kiêm tổng trấn Trung Phần, đặc trách thành lập Việt Binh Ðoàn.
Ngày 3 Tháng Bảy năm 1949: Thủ hiến Trung Việt bành trướng Việt Binh Ðoàn thành Quân Ðội QGVN.
Ngày 4 Tháng Tư năm 1950: Tổng thanh tra Quân Đội QGVN với cấp bậc trung tướng giả định (être assimilé au grade de Général), trực thuộc quốc trưởng (Sắc lệnh số 31/QT).
Ngày 25 Tháng Sáu năm 1952: Phó thủ tướng kiêm tổng trưởng thông tin.
(7) Ðoàn Thêm. Tài liệu đã dẫn, trang 86.
(8) Hải Đoàn Xung Phong, Hải Quân Pháp gọi là DINASSAUT (Division Naval d’assault), xin xem phần quan niệm về tổ chức Dinassault trong tập này, trang… Lúc Pháp chuyển giao, các Hải đoàn chưa có số nên tạm thời lấy tên địa phương đồn trú. Hải Đoàn Xung Phong Cần Thơ và Vĩnh Long, mỗi đơn vị nhận:
01 Giang đỉnh chỉ huy (Commandement Monitor LCM6)
02 Trung vận đỉnh LCM6 (Landing craft Mechanized)
02 Tiểu vận đỉnh LCVP (Landingcraft Vehicle and Personnel).
(9) HQ/Trung Tá Vũ Hữu San. Lược sử tổ chức Hải Quân VNCH. Tài liệu chuyển cho Hội Ðồng Hải Sử 2000, trang 4-6.
(10) Karnow, Stanley. Viuetnam a story. Viking London 1991, trang 222 ghi lại nhận định của Lyndon B. Johnson như sau: “President Diem is the Churchill of the decade… in the vanguard of those leaders who stand for freedom…”
(11) Karnow, Stanley. Tài liệu đã dẫn, nhận xét về Tổng Thống Diệm: “… into South Vietnam’s military and Police machinery, leaving only small fraction for economie development; and he was less interested in building an army to fight Viet Cong guerrillas than in forming conventional units that would protect him against his rival in Saigon…” Karnow cựu thông tín viên cho các tờ Times, Life và The Washington Post kiêm chủ nhiệm The New Republic về vấn đề Ðông Nam Á, nổi tiếng qua quyển “Mao and China” năm 1972 vì những sự thật được phơi bày trong đó. Nhưng đến quyển Vietnam a story xuất bản năm 1983, ông vấp phải nhiều sai sót nghiêm trọng, có lẽ vì không được ở Việt Nam lâu bằng ở Trung Cộng. Ðiển hình là ông không biết Liên Binh Phòng Vệ dinh Tổng Thống có mấy Tiểu đoàn và Lực lượng Ðặc biệt của Trung tá Lê Quang Tung có bao nhiêu đại đội thuộc Cần Lao? Ông cũng không biết đến quốc sách 7 ngàn ấp chiến lược với 8 triệu dân quân đang ngày đêm trực diện chiến đấu với cộng sản tại nông thôn hẻo lánh. Thành thử ông nhận định hàm hồ như vậy cũng phải!
(12) Nghi phạm ám sát HQ/Ðại Tá Hồ Tấn Quyền (khóa 1 Sĩ quan Nha Trang) là HQ/Thiếu Tá Trương Ngọc Lực (khóa 2 Sĩ quan Nha Trang). Các Tướng lãnh tổ chức cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963 đã sai lầm trong quyết định dùng một sĩ quan đàn em sát hại sĩ quan đàn anh mà không đếm xỉa gì đến truyền thống quân chủng Hải Quân. Ngay khi nhận thấy hậu quả nghiêm trọng về cái chết của tư lệnh Hải Quân. Hội Đồng Tướng Lãnh vội vã thăng cấp trung tá Bộ Binh cho Lực rồi đẩy ra nước ngoài để tránh búa rìu nguyền rủa của cả Hải Quân vào thời đó.
(13) Tham chiếu quyết định của Hội Ðồng Tu Chính Hải Qui do Phó Ðề Đốc Lâm Nguơn Tánh làm chủ tịch, BTL/HQ/P5 ban hành một tài liệu căn bản về việc định danh (đặt tên) cho các chiến hạm và chiến đỉnh vào Tháng Sáu năm 1971. Tên các chiến đỉnh trong tập này được viết theo đúng tinh thần sự vụ văn thư đã phổ biến. Xin xem chương trình ACTOV trong tập này, trang…
(14) Trên thế giới, các quốc gia văn hiến chọn ngày truyền thống Quân Đội (Ngày Quân Lực) là ngày đề cao giá trị tinh thần bất khuất, anh dũng hy sinh và tình đoàn kết chiến đấu vì mục tiêu cao cả của người chiến binh mình. Úc Ðại Lợi (Australia) chẳng hạn, Lưỡng Viện Quốc Hội Úc đã chọn ngày 25 Tháng Tư hằng năm làm ngày ANZAC. Cái độc đáo của ngày Quân Lực Úc là ngày bại trận tổn thất đến 5,000 chiến binh nhưng lại nói lên tinh thần keo sơn đoàn kết, hào hùng chiến đấu của Liên Quân Úc và Tân Tây Lan trên chiến trường quá bất lợi Gallipoli (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 25 Tháng Tư năm 1915. Còn ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm 1965 của nền Ðệ II VNCH chỉ là ngày mà Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đồng ý với nhau mà thôi, không làm đảo chánh nữa vì đã loại bỏ chính quyền dân sự Phan Khắc Sửu (Tổng thống) và Phan Huy Quát (thủ tướng) rồi. Ngày truyền thống của Quân Lực VNCH mà chỉ có hai người quyết định giống như trong thời kỳ quân chủ chuyên chế. Thật hiếm thấy thay!
(15) Vùng III Sông Ngòi có 5 Giang Ðoàn Xung phong trực thuộc:
Giang Ðoàn 22 Xung Phong và Giang Ðoàn 28 Xung Phong hợp thành Liên Giang Ðoàn trú đóng tại Nhà Bè.
Giang Ðoàn 24 Xung Phong và Giang Ðoàn 30 Xung Phong hợp thành Liên Giang Ðoàn trú đóng tại Long Bình.
Giang Ðoàn 27 Xung Phong, tăng phái thường trực cho Ðặc khu Rừng Sát. Trú đóng tại Nhà Bè.
Vùng IV Sông Ngòi có 7 Giang Ðoàn Xung phong trực thuộc:
Giang Ðoàn 21 Xung Phong và Giang Ðoàn 33 Xung Phong hợp thành Liên Giang Ðoàn đồn trú tại Mỹ Tho.
Giang Ðoàn 23 Xung Phong và Giang Ðoàn 31 Xung Phong hợp thành Liên Giang Ðoàn đồn trú tại Vĩnh Long.
Giang Ðoàn 25 Xung Phong và Giang Ðoàn 29 Xung Phong hợp thành Liên Giang Ðoàn đồn trú tại Cần Thơ.
………………………………………………………………………………………….
TÀI LIỆU CHỌN LỌC THAM KHẢO
Tập này không có phần phụ đính danh mục (Index) để đồng nhất và dễ dàng tra cứu, tên các tác giả nước ngoài sẽ được ghi HỌ trước rồi mới đến TÊN giống như tên các tác giả Việt Nam, trong phần ghi chú.
Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim. Sài Gòn Thư xã 1962.
Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam – Nguyễn Hợp Minh. Melbourne 2000, tập 6.
Quân sử – Bộ TTM/Phòng 5 1972, tập 4 quân lực hình thành Sài Gòn 1972.
Hai Mươi Năm Qua, việc Từng Ngày 1945-1964 – Ðoàn Thêm. Sài Gòn 1966.
Tôn Ngô binh pháp – Ngô Văn Triệu. Sài Gòn 1973.
Trấn Hưng Ðạo binh thư yếu lược – Nguyễn Ngọc Tỉnh. Paris 1988.
Hoạt động trong sông của Hải Quân VNCH. Phó Ðề đốc Ðặng Cao Thăng, bài viết cho Hải sử 2000 (HS 2000)
Giang Ðoàn Xung Phong 22, 25 và 29. HQ/Ðại Tá Lê Hữu Dõng, bài viết cho HS 2000
Lược sử tổ chức Hải Quân VNCH. HQ/Trung Tá Vũ Hữu San, bài viết cho HS 2000
Giang Ðoàn 26 Xung Phong. HQ/Trung Tá Trần Ðỗ Cẩm, bài viết cho HS 2000.
Trận Ba Rài. HQ/Trung Tá Phan Lạc Tiếp, bài viết cho HS 2000.
Trung Ðoàn U Minh Hạ. Ðộc Hành. Việt Luận số 297 Sydney 5/1988.
Hồi ký 20 năm binh nghiệp. Trung tướng Tôn Thất Ðính. CA Chánh đạo 1988.
Cuộc chiến dang dở. Tướng Trần Văn Nhựt. CA 2003.
Việt Nam Máu Lửa. Nghiêm Kế Tổ. Mai Lĩnh Sài Gòn 1954.
Kinh nghiệm chiến trường chống đặc công thủy. Ban Hải sử. BTL/HQ/P5 Sài Gòn 1970.
1945 Lạc đường vào lịch sử. Nguyễn Manh Côn. Giao điểm Sài Gòn 1965.
Ðường mòn trên biển. Nguyễn Tư Ðương. Hà Nội 2002.
The Ford Foundation Fellowship USA and France – Cao Thế Dung 1976.
Reassessing the ARVN – Lewis Sorley. VN Magazine April 2003.
Nation in arms – Greg Lockhart. Australia 1989.
The Vietnam war for dummies – Ronald B. Frankum, Jr and Stephen F. Maxner. Wiley Publishing Newyork 2003.
Vietnam war almanac – Harrys Summer Jr. USA 1982.
Vietnam a history – Stanley Karnow. Viking Newyork 1983.
Encyclopedia of the Vietnam war – Spencer C. Tucker. London 1999.
Vietnam: A visual encyclopedia – Philip Gutzman. London 2002.
The brown water navy – Victor Croizat. Blandford Press UK 1984.
The naval war in Vietnam – Anthony Preston. USA 1985.
Brown water, Black berets – Thomas J. Cutler. USA 1988.
Dictionary of the Vietnam war by Marc Leepson with Hanaford. USA 1996.
Victory at any cost – Cecil B. Currey. Great Britain 1997
– Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
– Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
– Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài Gòn cũ (VNCH) đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình, trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ, trong kinh sách vào những buổi lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài Gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của Vi-Ci (VC) (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi…)
– Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt tị nạn CS; Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khoảng năm 1950 là họ đã khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài Gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của VC thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa và Hoàng sa của Việt Nam).
– Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiều bài viết của nhiều tác giả và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).
Bản Đối Chiếu
TỪ NGỮ Việt Cộng & TỪ NGỮ Việt Nam Cộng Hòa
<!–[if !supportLineBreakNewLine]–>
<!–[endif]–>
Ấn tượng = Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ = Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Bác sỹ / Ca sỹ = Bác sĩ / Ca sĩ
Bài nói = Diễn văn
Bang = Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyên trơ trẽn)
Báo cáo = Thưa trình, nói, kể
Bảo hiểm (mũ) = An toàn (mũ)
Bảo quản = Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bắt mắt = Đẹp mắt, Ưa nhìn, Hấp dẫn
Bất ngờ = Ngạc nhiên (surprised)
Bèo = Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) = Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
TTO – “Tôi rất thán phục tiền nhân anh hùng nước Việt. Đặc biệt khi biết được chiến lược mà các tướng lĩnh Việt Nam ngày xưa đã sử dụng để đánh bại quân xâm lược, dân tộc Việt đã vượt qua nhiều khó khăn bằng tinh thần kiên cường và chiến thuật tài tình để gìn giữ nền độc lập tự do”
Đó là chia sẻ của đô đốc Scott H. Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, khi đến thăm di tích lịch sử Bạch Đằng Giang với bãi cọc Bạch Đằng lịch sử vào sáng 6-10.
Trong gần hai tiếng có mặt tại khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng), người đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đến thăm các khu di tích tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc của Việt Nam như: đền thờ vua Lê Đại Hành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đền thờ vua Ngô Quyền và khu vực di tích bãi cọc Bạch Đằng.
Chia sẻ với các phóng viên sau chuyến viếng thăm, đô đốc Scott H. Swift cho rằng: “Với cương vị là tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tôi đến đây là một biểu hiện cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hải quân của hai nước. Hiện tại chúng ta phải đối mặt với những thách thức chung và cũng có những lợi ích chung. Điều quan trọng nhất là các quốc gia trong khu vực đều có được những lợi ích từ việc duy trì được sự ổn định và hòa bình”.
“hàng không Mẫu Hạm của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong một thời điểm phù hợp” – đô đốc Scott H. Swift nói thêm.
Bằng vốn tiếng Việt khá tốt của mình, Đại sứ Mỹ Ted Osius khẳng định: “Trong lịch sử Việt Nam đã phải đối đầu với nhiều lực lượng lớn hơn mình nhiều lần, nhưng hết lần này đến lần khác, Việt Nam đều thành công trong việc duy trì nền độc lập của dân tộc, những người Mỹ chúng tôi đều biết rất rõ điều này.”
Đô đốc Scott H. Swift đến Việt Nam vào tối 4-10. Ngay sau chuyến viếng thăm tới khu di tích Bạch Đằng Giang, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẽ có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trong lịch sử giữ nước của Việt Nam, sông Bạch Đằng đã từng ba lần chứng kiến quân và dân ta chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chiến thắng Bạch Đằng năm 981 và đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Đô đốc Scott H. Swift thấp hương các tượng đền thờ và cảm thấy thán phục trước chiến lược mà các tướng lĩnh Việt Nam đã sử dụng để đánh bại quân xâm lược, hiện nay tại Khu di tích Bạch Đằng Giang dựng tượng vua Lê Đại Hành, Đức Thành Trần Hưng Đạo và vua Ngô Quyền – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH