AI NGƯỜI, AI NGỢM – VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 9

Kính chuyển Đồng Bào & Tuổi Trẻ quốc nội: TÂM THƯ CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN Ở HẢI NGOẠI
Tri ân văn nghệ: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN đề tặng
AI NGƯỜIAI NGỢM: thơ Ý Nga 8.6.2018
Kính chuyển Đồng Bào & Tuổi Trẻ quốc nội:
TÂM THƯ 
CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN Ở HẢI NGOẠI
Kính thưa toàn thể Đồng Bào trong nước,
 
Trước tình thế khẩn cấp về việc Nhà Cầm Quyền Việt Nam công khai dâng đất nước Việt Nam cho bọn Tàu, qua việc “Quốc Hội” vừa bàn thảo nhượng ba vùng đất hiểm yếu về quốc phòng là Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và đảo Phú Quốc ở Kiên Giang cho Tàu Cộng như một Đặc Khu Kinh Tế trong 99 nămđây là một hiểm họa lớn cho dân tộc, một kế hoạch tinh vi nhằm trao dần dần toàn thể đất nước ta cho Tàu của bọn bán nước cầu vinh là đảng cộng sản VN.
 
Thưa quý Đồng Bào, 
Tổ Tiên chúng ta từ xưa nay đã hy sinh biết bao xương máu để gìn giữ toàn vẹn nước VN hình cong chữ S tươi đẹp này cho chúng ta hưởng, nay, chỉ vì một sai lầm của thiểu số thiên Cộng đã rước chủ nghĩa cộng sản về mà đất nước đang bị cai trị bởimột đảng Cộng sản VN chỉ biết ăn chơi trụy lạc và làm giàu bất chính trên máu xương của đồng bào cùng chủng tộc.Những người cộng sản này đã không biết thương dân, giữ Nước mà còn tìm cách bán dân đi làm nô lệ cho chúng ăn chơi, rồi bán Nước cho Tàu để mưu lợi riêng, kiếm tiền bỏ túi và cho con cháu của chúng chạy ra nước ngoài ăn chơi phè phỡn bằng tiền của chính Đồng Bào.
 
Như Đồng Bào đã biết: Tàu đã chiếm Hoàng Sa rồi Trường Sa ngoài biển, nhận chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt hàng bao nhiêu lần, nhưng đảng không hề một lần nào có ý cứu giúp những nạn nhân đó. 
Tàu cũng đã chiếm một vùng rộng lớn dọc theo biên giới mà đảng chẳng những làm ngơ, còn âm mưu cho kẻ thù thuê rừng đầu nguồn, nạo vét hết tài nguyên thiên nhiên quý báu của chúng ta, cho thuê dài hạn những địa điểm hiểm yếu của đất nước. 
Mới nhất đây, bọn Việt gian này vừa tiến một bước lớn hơn nữa bằng việc công khai đưa ra Quốc Hội bàn thảo việc cho giặc Hán chiếm ba vùng chiến lược nêu trên để giặc lập “Đặc Khu trong 99 năm“. Đó là hành động giao đất cho giặc!
 
Bởi vậy chúng tôi, nhân danh là những người Việt Nam đang tỵ nạn tại hải ngoại nhưng lòng luôn hướng về Đồng Bào, khẩn thiết gửi thư này, kính xin tất cả các tầng lớp đồng bào hãy cùng thức tỉnh, hãy thấy rõ hiểm họa mất nước hiện tại mà cùng đồng lòng đứng dậy, xin đừng thờ ơ và “vô cảm” nữa, xin đừng sợ, nếu không, sẽ tự biến bản thân và gia đình thành nô lệ cho giặc Tàu phương Bắc!
 
Đây là cơ hội tốt và là dịp cuối cùng còn kịp thời để Đồng Bào có thể dựng nên cao trào Bảo Vệ Quê Hương VN thân yêu của chúng ta.
 
Chúng tôi xin phép nhắc lại lời của Tổ Tiên chúng ta xưa:
 
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường, làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn, tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: 
Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác! 
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
 
Đính kèm bên dưới là bản tóm lược Lịch Sử Chống Ngoại Xâm Từ Phương Bắc Của Tổ Tiên Chúng Ta. Rất mong Đồng Bào cùng nghiên cứu, thức tỉnh và có những hành động cụ thể ngay: lật đổ đảng cộng sản đang cầm quyền và đuổi hết giặc Tàu ra khỏi nước
Đồng Bào ơi!
Hãy đứng lên mà đi!
Tổ Quốc đang lâm nguy!
Bằng tất cả hùng khí
Phải giữ nước! Kiên trì!
Dân tộc Việt Nam vốn dĩ là  một dân tộc hào hùng, bất khuất, thà chết chứ không chịu cúi đầu một cách nhục nhã ê chề bao giờ!
 
Xin Quý Vị làm ơn chuyển giùm bức Tâm Thư này đến tất cả mọi người Việt khắp nơi để cùng nhau chung sức thực hiện tấm lòng giữ gìn đất nước mãi mãi là của Việt Nam!
 
Kính thư
Người Việt Ở Hải Ngoại
7.6.2018
Lịch Sử Chống Ngoại Xâm Từ Phương Bắc 
Của Tổ Tiên Chúng Ta
I. Việt Nam đã bị Tàu xâm chiếm nhiều lần, luôn bị Tàu thực hiện mưu gian đồng hóa người Việt, nô dịch VN, muốn biến VN thành một quận huyện của Tàu, qua 8 thời kỳ Bắc thuộc:
* Lần 1 từ năm 207 TCN – 42 SCN: Đông Hán & Tây Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
* Lần 2 từ năm 43- 248: Nhà Đông Ngô, Bà Triệu Thị Trinh khởi nghĩa.
* Lần 3 từ năm 280-542: Nhà Đông Tấn, Tống, Lương. Anh hùng Lý Bôn khởi nghĩa lập nhà nước Vạn Xuân độc lập đầu tiên, chọn thủ đô là Long Biên.
* Lần 4 từ năm 602- 938: Nhà Tùy, Đường, Nam Hán. Nhiều nhân sĩ khởi nghĩa như Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Dương Thanh (819), nhất là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn 1000 năm bị Tàu đô hộ.
* Lần 5, 1258-1288: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên Mông 3 lần, nhất là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
* Lần 6,1407 – 1427: Lê Lợi đánh đuổi quân Minh năm 1427.
* Lần 7, Nguyễn Huệ Quang Trung đánh thắng quân Thanh năm 1792. 
* Lần 8, thời 1924-2016: hơn 750 năm trước, Vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau. Có chết thì thôi, không được nhờ Tàu”. Luật Hồng Đức nửa cuối TK 15: tử hình 3 đời những ai sống ở biên giới dám bán đất ruộng vườn cho người nước ngoài. Thời Pháp bảo hộ (1884-1945), VN đã đoạn tuyệt hẳn với TQ.
Nhưng quá đau thương thay, thời 1924-2016, 12 Bộ chính trị ĐCSVN muốn cầu cạnh Ác Cộng Tàu, không phải để cứu Nước mà là để cứu Đảng, khởi đầu mưu gian Hán hóa Việt Nam của Ác Cộng, phát sinh quá nhiều đại thảm họa, đưa VN đến sát bờ vực thẳm mất Nước quá nguy cấp cận kề:
* HCM nói: “Những gì 2 đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông nói thì chúng ta phải tin, vì 2 đồng chí ấy không bao giờ sai lầm” Trong khi cả thế giới đều biết rất rõ đây là 2 tên đại gian ác của nhân loại
* Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận lãnh hải 12 hải lý của Tàu theo đường lưỡi bò 9 khúc do Chu Ân Lai công bố ngày 04-9-1958, theo đó, toàn bộ Biển Đông (biển Hoa Nam) rơi vào tay Tàu, dù Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền gì để tuyên bố về lãnh thổ – lãnh hải của nước Việt Nam Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở xuống, theo Hiệp định Genève 1954.
* Năm 1965, Mỹ tuyên bố vùng Hoàng Sa – Trường Sa là vùng oanh kích tự do, thì ngày 9-5-1965, Bộ Ngoại giao của Bắc Việt tuyên bố: “Hoàng Sa – Trường Sa là thuộc Trung Quốc”. Dù lời nói ấy không có giá tri pháp lý.
* Hiệp định biên giới VN-TQ ngày 30-12 -1999, VN buộc phải nhượng cho Tàu 720km2 đất liền.  Hiệp định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000, VN buộc phải nhượng cho Tàu 11.000 km2 mặt biển vịnh Hạ Long.
* Đến nay, 10 tỉnh phía Bắc, dọc biên giới Việt – Trung, đã cho Tàu thuê 50 năm hơn 306.000 hecta đất, chiếm hầu hết những vị trí chiến lược rất hệ trọng ở miền Bắcnhư căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính Trị đảng CSVN ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh năm 1979.
Từ năm 2008, VN miễn chiếu khán /visa cho người Tàu tự do đi vào toàn lãnh thổ VN.
* Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu ngày càng đông, đẩy người lao động Việt Nam phải thất nghiệp! Các nhà máy sản xuất hệ trọng như nhà máy phát điện, gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp… ngày càng nhiều chủ nhân và công nhân Tàu điều hành – quản trị.
* Mưu gian nô dịch của Tàu rất tinh vi thâm độc: chiếm biển Đông, khống chế nguồn nước các sông Mekong, sông Hồng, sông Đà,… lập căn cứ ở vùng xương sống chiến lược Tây Nguyên, vùng rốn Vũng Áng, Hải Vân, bờ biển miền Trung…, lũng đoạn kinh tế, tuồn hàng độc hại, mua đất mua nhà, kinh doanh ồ ạt, di dân đồng hóa, văn hóa chữ Hán, dùng cờ Tàu 6 sao để cố ý đưa VN vào đại gia đình Tàu…
* Ngày 14-10-2011 cờ 6 sao của Tàu đã chính thức xuất hiện trên VTV.
Ngày 21-12-2011 và các lần sau, khi Tập Cận Bình và các lãnh đạo CSTQ qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của TQ chào đón. 2 Tổng Bí thư 2 ĐCS VN & Tàu ôm hôn nhau giữa rừng cờ 6 sao. Hiện nay cờ 6 sao này thi thoảng xuất hiện nhiều nơi tại VN. Mọi người Việt tỉnh táo nhạy cảm đều hiểu là cờ chính thức của Tàu đến nay chỉ có 5 sao. Sao lớn nhất đại diện tộc Hán. 4 sao nhỏ đại diện 4 tộc người Hồi, Mãn, Mông, Tạng. Nay 1 số ít lãnh đạo CSVN cúi đầu tủi nhục đồng lõa cho phép TQ gian độc dùng sao nhỏ thứ 6 để đại diện cho người Việt.
* Hàng ngàn du khách TQ dẫn nhau đi thăm thắng cảnh VN, rồi tự giới thiệu các thắng cảnh ấy là của TQ, trên tay cầm biểu ngữ, và trên ô ghi 5 chữ Hán: 越南 – 中国城  VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THÀNH (VN là thành phố của Trung Quốc).
 
II. Nếu không THOÁT TRUNG kịp, Dân Tộc Việt Nam chắc chắn sẽ bị diệt chủng thực sự! Là đại thảm họa rõ ràng đã và đang xảy ra của thời kỳ Bắc thuộc lần 8 và 9. Cũng là thời kỳ đại Bắc thuộc lần 2 hiện nay.
            Hơn 2000 năm qua, Trung Hoa đã quyết tâm xâm chiếm VN 7 lần. Vì các thời ấy đất còn rộng người còn thưa, TQ chỉ chủ tâm đồng hóa người Việt, nhưng họ không thể thành công, nên Dân Tộc VN vẫn còn. Vì thế, Tổ Tiên chúng ta đã luôn đứng lên được. Khác với 7 lần Bắc thuộc đã qua, lần thứ 8 và 9 này, cũng là lần đại Bắc thuộc thứ 2 này, đất chật người đông, chắc chắn TQ ác tâm diệt chủng như đã làm ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương gần 60 năm qua. Do đó, nếu không Thoát Trung kịp, VN bị làm 1 khu – 1 tỉnh của TQ, thì lần này chắc chắn Dân Tộc VN sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt, chúng ta và con cháu chúng ta không thể đủ sức đứng lên được, vì 12 lý do rất rõ ràng hoàn toàn xác thực sau đây, mà tôi sẵn sàng đi tù thêm 12 lần nữa để làm chứng:
 
1. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Syria hiện nay. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế và Ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên Hiệp Quốc, 25 năm qua (1990-2015), đã hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài, mỗi năm #100.000 người Việt di cư, qua 1/8 hình thức: lao động không về, du học không về, du lịch khôngvề, chữa bệnh khôngvề, đi công tác không về, hôn nhân thật-giả, thân nhân bảo lãnh, xuất cảnh chui ngày càng đông và khôn ranh hơn.
 
2. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, khai phá núi rừng ở nhiều nơi hẻo lánh : Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây, Việt Bắc, Tây Nguyên… bị phân tán rất mỏng không cho tập trung, để không thể đủ sức Phục Quốc, như đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương.
 
3. 20 triệu người nữ VN bị ít nhất 20 triệu đàn ông TQ đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ.
 
4. Mỗi năm, hàng ngàn nhân sĩ, thanh niên nam nữ Việt sẽ bị án tử hình – chung thân – tù đày… do chống đối TQ.
60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục bị án tử hình – chung thân – tù đày… Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn.
 
5. Các Tôn giáo, Tổ chức dân sự… sẽ bị TQ & bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ khống chế sai khiến.
6. Cơ sở, trường học, đất, biển, đảo, tài sản, nông sản, hải thủy sản… đều do TQ quản trị, ban phát.
7. Văn hóa Việt lụi tàn, văn hóa Hán lên ngôi.
Tiếng Việt chỉ còn là thổ ngữ nhỏ, học sinh bị buộc học chữ Hán, hàng triệu giáo viên Trung Hoa dạy tiếng Hán tại VN. Đường phố, hàng quán mang tên Tàu, trang hoàng Lễ – Tết đậm nét Tàu, ngôn ngữ quảng cáo Tàu, bày bán thực phẩm hàng hóa độc hại Tàu….
 
8. Dân Việt sẽ suy nhược tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ; yếu liệt thể xác vì bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, hải thủy sản, sản phẩm các loại.
 
9. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán… Vậy người Việt, sau 30-40 năm nữa, từ 94 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người Hán-Hoa sẽ định cư.
 
10. Bộ đội VN sẽ đi trấn thủ biên giới Ấn Độ, Pakistan, Tân Cương…, bộ đội Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông…. sẽ trấn giữ Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Trường Sa….
 
11. Tà quyền tay sai VN chắc chắn chỉ còn là bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ, như hiện nay đang có, nơi 1 số Cán bộ Viên chức các cấp các ngành, đặc biệt là công an, tòa án…
 
12. Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các anh hùng Dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…, bị viết thành các tên nổi loạn chống lại trung ương. Còn các tay sai nô lệ trở thành những nhà yêu nước vĩ đại, có tượng đài khắp nơi.
 
*** Dù luôn coi người Hán – Hoa là Anh Chị Em Ruột, cùng chung 1 Gia Đình Nhân Loại, cùng chung 1 Cha Trời, nhưng chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn hành động Hán hóa-tham độc-cưỡng chiếm-ác tâm-diệt chủng của họ. 
Thoát Tàu hay là Chết!
Toàn Dân Thoát Tàu !
Dân Tộc Trường Tồn!

KHI NGƯỜI LÍNH LÀM VIỆC

♡♡VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 7: NHẢY DÙ, HẢI QUÂN & KHÔNG QUÂN
Bức Tâm Thư của người lính VNCH BẢO TRÂM (nhuận sắc 5.6.2018)
SỨC MẠNH CHUNG: phụ bản sách do Bảo Trâm trình bày
Tri ân văn nghệ: Đỗ Quý Sáng đề tặng
Ảnh sưu tầm
KHI NGƯỜI LÍNH LÀM VIỆC: thơ Ý Nga 5.6.18
BỨC TÂM THƯ của
Bảo Trâm
(nhuận sắc lại ngày 5.6.2018)
Kính thưa:
– Toàn thế Quý Vị trên các diễn đàn,
– Quý Vị nhận được thư này,
– Quý Nhân Sĩ ở Hải Ngoại,
– Quý vị Chủ Nhiệm, Chủ Bút các báo ở hải ngoại.
 
Trước tình thế dầu sôi, lửa bỏng: bọn ăn cướp cộng sản Việt Nam công khai dâng đất nước Việt Nam cho bọn Tàu, qua việc hiện nay “Quốc Hội” cộng sản Việt Nam đang bàn thảo nhượng ba vùng đất hiểm yếu về Quốc Phòng là Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và đảo Phú Quốc ở Kiên Giang cho Tàu Cộng như một Đặc Khu Kinh Tế trong 99 năm. Đây là một kế hoạch tinh vi nhằm trao dần dần toàn thể đất nước ta cho Tàu.
 
Thời gian này chúng ta chỉ còn ngòi bút để viết, để khẩn thiết kêu gọi đồng bào của chúng ta ở hải ngoại cũng như trong nước hãy thức tỉnh, hãy cùng nhau đoàn kết chống lại âm mưu thâm độc mới nhất mà chúng lừa dối dân chúng để dâng ba vùng đất hiểm yếu này cho giặc thù. Nhưng kêu gọi đoàn kết cách nào, đấu tranh ra sao, trong khi chúng ta không có phương tiện, không có tiền bạc, cũng hoàn toàn không có hậu thuẩn của quốc tế? Tôi xin đề nghị một kế hoạch ngắn gọn như sau:
 
Thứ nhất, chúng ta, bất kể là trí thức hay người thường ít học như tôi, quý vị nhà văn, nhà báo, giám đốc hay thợ thuyền.v.v…., nghĩa là bất cứ người nào, dù ở hải ngoại hay trong nước, nếu còn có thể viết được thì nên lên tiếng phản đối việc bán nước đang công khai diễn raxin hãy bày tỏ nỗi lòng ưu tư về tai họa to lớn này và sau đó gởi đi khắp nơi (trong nước, hải ngoại và bất cứ nơi nào mà Quý Vị có email, có địa chỉ, kể c

Về một chuyến đi Nga (Đinh Quang Anh Thái)

February 19, 2018

I. AEROFLOT: Một lần cho biết
Trên suốt chuyến bay của hãng Hàng Không Nga Aeroflot từ Paris đến Mockba (Moscow), tôi ngồi cạnh Janna. Menshikova Janna, một cô gái Nga tóc vàng, mắt xanh, nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra tôi chỉ ý thức sự hiện diện của Janna lúc máy bay bình phi. Từ lúc đặt chân vào tới lúc phi cơ cất cánh, tôi mãi sợ. Thảm lót sàn rách nát, có chỗ cộm lên từng cục, nhất là ngay cửa vào, chỗ để mấy xe thức ăn, thảm rách được lấp liếm qua loa như một đống giẻ dơ bẩn khiến tôi suýt vấp ngã. Chưa hết, chỗ để hành lý trên đầu hành khách không có nắp đậy an toàn, nó chỉ là một loại kệ chạy dài gắn vào thân phi cơ. Lạy Trời, lúc đáp, tôi nói thầm.
“Ðó là cái giá cậu phải trả cho việc thăm địa ngục, thiên đàng rẻ hơn nhiều,” anh bạn hôm chở tôi đi xin visa và lấy vé tại Paris đã nói với tôi như vậy.
780 US dollar vé khứ hồi Paris-Mockba, 250 dollar một đêm tại khách sạn 4 sao Intourist, 40 dollar thủ tục xin visa. Ðặt phòng tại Intourist là điều kiện bắt buộc để xin chiếu khán. Người ta viện cớ công an tại đó làm việc thường trực nên tiện cho việc đóng dấu lưu trú. Một hình thức “đăng ký hộ khẩu.” 250 dollar, vị chi 25 tháng lương của công nhân Nga cho một đêm tại “trái tim” Liên Xô cũ. Cái giá phải trả cho một người mang quốc tịch của xứ tư bản “giãy chết.”
Chiếc phản lực 2 máy, TU151 đầy hành khách, đa số người Nga, một ít người da trắng có lẽ là Mỹ hoặc Pháp, một vài người Nhật. Tôi phân biệt điều này nhờ lối ăn mặc và cách nói chuyện. Người Nga hoặc áo lông, áo da, ồn ào, đi lại luôn. Những người khác mặc vest, trao đổi kín đáo.
Không một lời loan báo, phi cơ rú lên từng chập rồi cất cánh.
“Chắc lần đầu anh đi máy bay Nga,” một giọng nữ rót vào tai tôi. Quay sang, cô gái tóc vàng ngắn, mắt xanh, mặc bộ đồ nâu đang nhìn tôi như chế giễu. Trông cô bình thản đến độ tôi phát thẹn với nỗi lo sợ của mình.
“Vâng, sao cô biết?” tôi nhát gừng.
“Gương mặt anh tố cáo điều đó,” cô cười, hơi thở thơm chi lạ, một thứ mùi sữa trộn ít vị đắng của thuốc lá. “Tôi quen rồi,” cô tiếp, “như thế này đối với tôi là nhất. Tôi thường chỉ bay trong nội địa, đây cũng là lần đầu tôi ra khỏi nước và trở về.”
Sau đó tôi biết tên cô là Menshikova Janna, làm về tin học cho một hãng Nga có liên lạc buôn bán với Pháp, và cô trở về sau 3 tuần công tác ở Paris.
Thấy tôi chỉ uống tí café mà không ăn, Janna nhỏ nhẹ, “anh ăn đi, Mockba chẳng có gì đâu.” Nhiều người cũng nói với tôi như thế, thậm chí còn có người khuyên nên mang theo mì gói đủ cho thời gian ở Nga. Thức ăn không đến nỗi tệ, Janna ăn hết phần của cô. “Anh nên nhớ đây là mua ở Pháp, lúc bay trở lại từ Mockba, anh sẽ thấy khác hẳn,” cô nói, “tệ hơn nhiều lắm.”
Nhiệt độ trong máy bay mỗi lúc một nóng, tôi có cảm giác ngồi cạnh một lò lửa, dĩ nhiên cô gái Nga bên cạnh đã là một thứ lửa rồi. Ðúng là chơi dại, mùa Ðông nước Nga đã hại tôi. Trang bị đến tận răng, quần áo trong, quần áo ngoài, chân đi hai đôi tất len, còn lại đi giầy bốt cao cổ, mồ hôi tôi bắt đầu rịn ra ướt cả người.
“Thích chứ anh,” Janna trả lời câu tôi hỏi, “sự thay đổi ở nước tôi là một điều tốt, mọi việc thoải mái hơn trước nhiều, bằng chứng là tôi có thể đi đây đó, ngay cả đi nước ngoài. Kinh tế à, khó khăn hơn trước nhưng chúng tôi chấp nhận. Ông Yeltsin thì tôi nghĩ khó ngồi lâu nếu không ổn định sớm tình hình, giá là ông Gorbachev thì chắc tốt hơn. Tôi tin là nhiều người Nga thích ông Gorbachev hơn..”
“Có bao giờ cô gặp người Việt Nam ở Nga chưa?”
Vô tình, Janna tạt vào mặt tôi, “Có chứ, chẳng có gì tốt đẹp về họ cả, buôn chui bán lận, gấu ó lẫn nhau là tất cả chuyện về họ.”
Tôi bị thương tổn như chính mình bị chỉ trích. Im lặng một hồi lâu, tôi hỏi Janna, “Cô có biết, tôi cũng là người Việt?”
“Ồ, xin lỗi anh,” Janna lúng túng, “tôi tưởng anh là người Nhật. Ðiều hồi nãy tôi nói không có gì là tuyệt đối. Dĩ nhiên, tôi vẫn tin họ có người tốt.”
Người Nhật! Hai tuần lễ trước ở Tiệp Khắc, một người bản xứ cũng hỏi tôi như thế! Hình như đối với nhiều nước, một người Á Châu thong dong đây đó thì chỉ có nghĩa họ là người Nhật.
Câu chuyện về đồng bào tôi bên Nga vô tình khiến cả hai chúng tôi không ai nói với ai câu nào một hồi lâu. Anh bạn đi cùng không chịu được khói thuốc, ngồi cách tôi sáu hàng ghế đang ngủ ngon lành. Tôi nhìn đồng hồ, 4 giờ 10. Bay 3 tiếng rưỡi, hai thủ đô cách nhau hai múi giờ, phi cơ sẽ đáp lúc 7 giờ Mockba.
“Anh buộc dây lưng vào, phi cơ sắp đáp đấy, chẳng ai nhắc và loan báo đâu,” Janna dịu dàng, “còn điều này nữa, cẩn thận những thứ trên đầu.”
Tôi thầm cám ơn Janna. Phi cơ giảm cao độ, nhiệt độ nóng dữ dội và quả tình, không một lời loan báo, phi cơ đáp. Tôi không tin mắt tôi nữa, ngoại trừ những túi xách lớn vừa khít từ trần phi cơ xuống đến tấm kệ, những túi nhỏ là vật dụng như cặp táp, nón áo đổ ào xuống đầu hành khách. Một vài hàng ghế trống ngã gập về phía trước. Lúng túng đến thảm hại là một người Á Ðông (chắc là người Nhật) ngồi cách tôi ba hàng ghế phía trái, anh đang cuống cuồng lượm những tấm hình rớt ra từ một túi nylon đổ xuống từ trên đầu. Những hành khách khác bình thản… như hơi thở thu lượm mọi thứ trên sàn. Janna chìa tay ra bắt tay tôi, dù sao đi nữa. Welcome to Mockba.

II. Intourist Motel: Có tiền mua tiên… thì được; thực phẩm..thì không
Sau khi đưa passport cho nhân viên khách sạn làm thủ tục đăng ký công an, Bằng, Toàn và tôi lên phòng thay quần áo. Từ cửa sổ tầng 20 của khách sạn, thủ đô Mockba chìm trong tuyết. Ánh đèn vàng bệch của thành phố kèm chút sáng trăng giúp tôi nhận ra vị trí Quảng Trường Ðỏ, lặng lờ, quạnh quẽ cách khách sạn khoảng 200 thước. Như vậy chúng tôi đang ở trung tâm của Mockba.
“Chỉ có café, bia, nước ngọt, không có gì ăn cả,” người phục vụ tại quán ăn của khách sạn tỉnh queo trả lời tôi.
Oh! My God! Cái gì, khách sạn quốc tế 4 sao giữa thủ đô mới 8 giờ 30 tối đã không còn gì ăn. Bằng và tôi ngán ngẩm nghĩ tới 5 ngày còn lại. Thấy quan tài rồi bạn ta ơi!
“Cơ bản là thế đấy anh ạ,” Toàn điềm nhiên như không, “bây giờ ngoài phố cũng chẳng đào đâu ra cái ăn, tối nay ta khắc phục vậy, mai em sẽ làm việc.”
Ba tách café đen nhỏ 11 dollars, tôi lại nhớ tới câu “giá của địa ngục.” Mấy bàn còn lại lác đác người ngoại quốc, hai bàn Á Châu chắc chắn là thương gia Nhật, còn lại là da trắng. Phải kể là khách sạn đầy… tiên. Tóc vàng có, nâu có, áo da có, áo lông thú có, cô nào cũng đẹp, khêu gợi qua lại như đèn kéo quân.
“Các anh hưởng đêm Mockba nhé,” một trong ba cô vừa sà vào bàn chúng tôi nói, “170 dollars kể cả phòng.”
Mười bảy tháng lương của công nhân Nga, tiên chứ đến… thánh chúng tôi cũng từ chối.
“Hay là các anh muốn xem chỉ tay,” cũng cô lúc nãy, “rẻ thôi 20 dolars.”
Cũng có màn này nữa sao? Quả tình bàn ngay bên cạnh đang có một chàng G.I. chìa tay để tìm hiểu tương lai… ông Bush. Tôi diễu cô gái vừa hỏi, “How to say thanks in Russian?” Cả ba cô ngúng nguẩy bỏ đi một nước.
Ngồi lại một mình, Toàn hẹn quay trở lại sáng hôm sau, Bằng đi ngủ trước, tôi ra quầy mua một lon Heinneken giá 5 dollars. Ðói. Biết vậy tôi đã nghe lời Janna nuốt hết dĩa thức ăn trên phi cơ. Anh G. I. bàn bên đã xong phần bói toán và đang nhai bánh khô. Ðây là thực phẩm mang theo, anh vừa nói vừa nheo mắt với tôi. Tôi cười ruồi cho quên cơn đói.
Ðói nhưng cảm giác an toàn của khách sạn giúp tôi hoàn hồn khi nghĩ lại những chuyện xảy ra tại phi trường Chérémétiévo lúc trước đó.
Làm xong thủ tục nhập cảnh, nghĩa là đóng dấu “thành thật khai báo” vật dụng đem theo và móc hết tiền trong túi cho nhân viên hải quan kiểm tra. Bằng, người bạn đi cùng và tôi xách vali ra cửa. Một đám đông hỗn độn, lố nhố mời chào taxi, hỏi mua bán và đổi dollar. Chúng tôi dứt khoát từ chối hết và lóng ngóng tìm kiếm.. Ðây rồi, anh chàng Á Châu này một triệu phần dầu là người Việt Ta, bằng chứng là anh ta chẳng cầm tấm bảng viết tên tôi đó sao? Một màn giới thiệu, Toàn sinh viên tốt nghiệp ngành điện, du học Mockba từ 1981.
“Bây giờ bọn anh mặc em bố trí nhé, không được rời em, tình hình căng lắm.” Tôi suýt phì cười vì lối nói đặc biệt XHCN của Toàn.
Vừa ra tới đường, mặt tôi rát bỏng vì lạnh. Không rõ nhiệt độ bao nhiêu nhưng tôi cóng cả người. Tôi chợt hài lòng vì lúc lên phi cơ đã quyết định không cởi bớt lớp áo ngoài. Trong tích tắc, cả hơn chục người vây quanh chúng tôi. To lớn, bặm trợn, nón và áo lông cũ kỹ, đám người này kỳ kèo đòi đưa chúng tôi về khách sạn với giá 20 dollars. Toàn cố kéo chúng tôi ra khỏi đám người này và dặn, đừng lên xe bọn này, nó sẽ “trấn” anh dọc đường đấy.
Chúng tôi cố đón taxi, một, hai, rồi ba chiếc vừa dừng lại đã vội rú đi ngay. Bọn đầu gấu vây quanh chúng tôi giơ tay hăm dọa nên không tài xế nào dám rước chúng tôi.
Một chiếc dừng lại, tôi vội vàng mở cửa chui vào, chợt thấy Bằng hốt hoảng nhảy dựng về phía sau tay ôm vali che ngực. Thật lẹ, tôi vọt ra khỏi xe quay người lại. Thì ra một trong những tay kỳ nèo chúng tôi nãy giờ đã rút dao găm ra và đâm ngập vào bánh xe phía Bằng đứng. Tội nghiệp người tài xế, không rước được khách lại bị đâm lủng bánh xe, anh ta đang cố lái ra khỏi đám người hung dữ này.
Tên vừa đâm xe bám lấy tôi, “Anh không đi xe tôi thì không xe nào dám đón đâu,” hắn nói.
Tôi bắt đầu sợ, đất lạ không biết xoay sở ra sao. Tôi hỏi Toàn, “Báo công an được không?” Toàn trả lời, “Ai người ta thèm để ý mà báo, chúng nó ăn chia với nhau hết rồi.” Tôi giành quyền “bố trí” và đưa ra “phương án”: “Này Toàn, cứ gọi taxi, khi xe dừng là lên ngay khóa cửa trong, bảo tài xế chạy, bánh xe bị đâm thì thay dọc đường, bọn tôi trả thêm tiền.”

Phương án diễn ra đúng như dự định, nửa giờ sau có một ông già dừng lại đón chúng tôi. Như một con cắt, chúng tôi đã khóa cửa xe từ bên trong. Bụp! Bánh xe phía tôi ngồi bị đâm, mặc kệ xe cứ thế lao đi. Thế mà, đã thoát đâu, hai chiếc xe của bọn này cúp đầu xe chúng tôi chặn đường, ông tài xế bẻ gắt về bên trái, leo lề và dọt ra khỏi phi trường.

Vừa chạy được khoảng 15 phút, xe phải tấp vào bên đường thay bánh. Hai bên là rừng, tuyết phủ trắng xóa, đường vắng ít xe qua lại. Chợt một chiếc xe ngừng ngay sau chúng tôi, hai người nhảy xuống tiếng Nga lào xào. Tôi xanh mặt, ông già này mà là người của bọn kia thì đối phó sao đây? May quá, họ lên xe đi tiếp. “Yên tâm rồi, bọn họ hỏi đường đó mà,” Toàn nói. Hai mươi phút sau xe tiếp tục lăn bánh, vừa chạy được một quãng tôi thấy bên lề đường, một taxi không hành khách, tài xế đang lui cui thay bánh. Không biết đó có phải là chiếc xe đã đón hụt chúng tôi lúc nãy không, tôi tự hỏi?

Xe dừng lại ở số 3 đại lộ Tverakaia, Intourist đây rồi. Ngoài 300 rúp Toàn trả, tôi dúi vào tay ông tài xế 20 dollars, mắt ông ánh lên vẻ như sướng. 20 dollars tức là 2,000 rúp bằng lương hai tháng của công nhân Nga, cũng đủ đền bù công ông vất vả.
Ðêm Mockba lạnh lẽo, tôi đói cồn cào. Mockba ơi! Tôi thầm gọi, tôi sẽ nhớ mãi ngày 14 Tháng Hai này.
III. Ốp Búa Liềm: Một khía cạnh sinh hoạt của người Việt trên đất Nga
“Bọn anh đừng nói gì cả nhé, cứ quan sát thôi, mọi việc mặc em bố trí, người Việt buôn bán tại đây rất ngại người lạ dòm ngó. Có ai hỏi thì cứ bảo ở Việt Nam qua du lịch.” Toàn dặn đi dặn lại điều đó trước khi chúng tôi đặt chân tới Ốp Búa Liềm.
Ốp tiếng Nga có nghĩa là ký túc xá dành cho công nhân. Ốp Búa Liềm, tọa lạc trên đường Rustavenli cách trung tâm Mockba 25 phút lái xe, là ký túc xá của công nhân nhà máy Búa Liềm, là nơi ở của 100 công nhân Việt Nam và khoảng vài chục người khác được gọi là dân “lưu vong” đến đây trú ngụ và buôn bán bất hợp pháp. Bằng cách dùng tiền “đút lót” người quản lý Ốp và công an, những người sống bất hợp pháp này thản nhiên như ruồi trong sinh hoạt ra vào ốp.
Theo một bản tin của Sứ Quán Việt Nam tại Nga, kể từ Tháng Mười Hai, 1989, Cộng Sản Việt Nam đưa sang Liên Xô (tên gọi chỉ các nước Cộng Hòa hiện nay độc lập) 103,392 người lao động hợp tác trong đó có 52% là nữ. Sau nhiều đợt bổ sung và đưa về nước, tính đến nay tổng số người Việt ở Liên Xô còn lại là 52,000 được phân bổ làm việc tại 370 nhà máy, xí nghiệp ở 73 tỉnh, thành phố thuộc Liên Xô. Trong số người trên đã có đến 40,000 làm việc tại 260 xí nghiệp rải rác ở 49 tỉnh thuộc Cộng Hòa Nga. Trước khi Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết sụp đổ, với đồng lương trung bình là 200 rúp một tháng, so với giá thịt heo 1 rouble/1 kg, gạo 0.80/kg, tủ lạnh loại 120 lít/250 rúp, đời sống công nhân Việt Nam ở đây tương đối khá ổn. Sau khi Cộng Hòa Nga tự trị và trở thành một nước trong Cộng Ðồng Thịnh Vượng Chung, lương những người công nhân này thay đổi, 500 rúp một tháng nhưng thịt heo tăng lên 100 rúp/1kg, gạo 40 rúp/1kg, tủ lạnh dung lượng 120 lít/5,000 rúp một cái.
Trở lại sinh hoạt của Ốp Búa Liềm, chúng ta có thể tóm tắt thế này. Ðây là nơi sẵn sàng thu mua tất cả mọi mặt hàng xuất xứ từ bất kỳ đâu, kể cả mua hàng tấn hàng của “ai đó” “đánh” từ Việt Nam sang bằng máy bay Aeroflot. Dĩ nhiên người mua thanh toán ngay bằng tiền mặt – “đồng xanh.” Những tiếng lóng chúng tôi nghe người Việt nói với nhau ở Ốp Búa Liềm: Xanh (dollar Mỹ), Ðỏ (vàng), bộ đội (những người Việt sống bất hợp pháp ở Nga), gió béo (áo gió loại lớn), gió gầy (áo gió loại nhỏ), quần bò (quần jean)… về giá cả, một chiếc áo gió béo tại Việt Nam giá khoảng 4 dollars khi “đánh” qua Nga người chủ hàng lời từ 2-3 dollars một cái. Qua tay nhiều trung gian, người tiêu thụ phải mua với giá khoảng 18 dollars tức 1,800 rúp một chiếc. Một bộ đồ ngủ mua tại Việt Nam khoảng 2 dollars, bán tại Nga là 5 dollars. Ngoài ra chúng tôi quan sát thấy nhiều mặt hàng khác như xà bông tắm giặt, đồng hồ điện tử, thuốc lá, cá khô, quần bò được bán sỉ tại đây. Có thể nói Ốp Búa Liềm cũng như các ốp khác, Ốp 5, Ốp Ngọn Cờ,… là một trong những nguồn cung cấp hàng không những cho người Việt mà cả cho người bản xứ tại Nga và các nước Cộng Hòa vùng Baltic. Những ngày ở Nga, tôi nghe nhiều người nói là do buôn bán, có ít nhất năm ba người Việt tài sản lên tới một triệu dollars.
Do số người tấp nập ra vào buôn bán, một dịch vụ khác đã được người Việt tại Ốp Búa Liềm “triển khai triệt để”: dịch vụ ăn uống. Ở hành lang, ở cầu thang, chúng ta thấy các tờ giấy dán trên tường với dòng chữ: “phòng 412 có phở, bò, gà,” 220 có bánh cuốn,” “lầu 3, phòng 309 có bia, rượu, đồ nhậu đủ loại”… Những người buôn hàng ăn này kiếm được khá tiền. Một dĩa bánh cuốn nhỏ 35 rúp, một dĩa xôi đậu xanh 50 rúp, một tô phở (thật ra chỉ là mì sợi) 30 rúp… Ngoài ra chúng tôi còn gặp người bán tiết canh lòng lợn tại các phòng. Buôn bán, ăn nhậu, bài bạc dẫn đến ẩu đả, đâm chém là việc thường xảy ra. Tình trạng nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Nga “ô dù” (che chở) “tư túi” (tham nhũng của công) được mô tả là đầy rẫy.
Sáng ngày 15 Tháng Hai, chúng tôi có đến Ðôm 5 mà không được phép vào vì đêm trước một công nhân Việt Nam buôn vàng bị chết vì nổ bình hơi lúc phân kim. Ðôm 5 là cư xá của sinh viên Việt Nam thuộc quyền quản trị của Viện Hàn Lâm Nga. Ðôm 5, Ốp Búa Liềm, Ốp Ngọn Cờ đều là nơi buôn bán nổi tiếng của người Việt tại Mockba. Theo lời Toàn, trước kia còn có Ốp Jean chuyên bán quần bò nay đã bị dẹp.
IV. Ở tận sông Hồng em có biết… quê hương Nga hổng có gì ăn
Câu trên là một đoạn trong bài hát của cộng sản được cải lời mà người dân trong nước vẫn hát sau 1975. Quả tình “quê hương Nga” hổng có gì ăn thiệt. Trong suốt thời gian 6 ngày ở Mockba, Toàn, Bằng và tôi khốn khổ tột cùng trong việc tìm cái ăn.

Cộng Đồng Người Việt Oregon Và Vancouver Tham Dự Lễ Memorial Day tại Port Vancouver, WA Ngày 28/5/2018

Video and Slideshow

Sldeshow

More photos by Mary Nguyen

MEMORIAL DAY OBSERVANCE MAY 28, 2018 AT FORT VANCOUVER, WA.

Phóng sự trích từ bài viết ‘Từ Lễ Memorial Day 2018 Tại Vancouver……Để Nhìn Lại….’

‘Tri ân và Cảm ơn’ là đạo lý làm người, một trong những tinh hoa văn hóa của các nước văn minh trên thế giới hiện tại. Hoa Kỳ và vài quốc gia văn minh, giàu mạnh khác đã thể hiện đạo lý ‘Lòng Biết Ơn’ trong văn hóa của đất nước họ qua hai ngày lễ lớn: ‘Thanksgiving’ và ‘Memorial Day’.
Tại Hoa Kỳ ngày ‘Chiến Sĩ Trận Vong’ đã trở thành quốc lễ, gọi là MEMORIAL DAY. Ngày lễ này cũng còn gọi là DECORATION DAY do tướng John A. Logan đề ra để truy tặng Huy chương vinh danh các chiến sĩ Nam-Bắc tử trận trong cuộc Nội Chiến (Civil War: Apr 12, 1861 – May 13, 1865).
Năm 1966, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Waterloo, New York là nơi đã đặt ra ngày lễ này. Người dân ở Waterloo lần đầu tiên cử hành Memorial Day vào ngày 5 tháng 5 năm 1866 để vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc Nội Chiến Nam Bắc tại Mỹ (American Civil War). Sau Thế Chiến Thứ Nhất (World War I), ngày lễ này bắt đầu được mở rộng hơn để tưởng niệm binh sĩ tử trận trong các cuộc chiến khác ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Từ năm 1971, Lễ Memorial Day chính thức trở thành ngày Lễ Liên Bang ở Hoa Kỳ (Legal holiday). Ngày nay, Memorial Day là ngày biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn của của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đối với các chiến sĩ đã hy sinh. Vào ngày này, người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài tưởng niệm và lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.
Memorial Day năm 2018 tại Vancouver
Như năm rồi, năm nay Cộng đồng Việt Nam Oregon và Vancouver nhận lời mời của Hội Community Military Appreciation Committee (CMAC) tham dự Lễ Memorial Day Observance tại Fort Vancouver Bandstand, Washington, được tổ chức vào sáng thứ Hai, ngày 28 tháng 5 năm 2018 do CMAC và Waste Connections bảo trợ.
Buổi lễ được khai mạc đúng 11 giờ trưa với đầy đủ nghi thức thật long trọng như lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ của nhiều đơn vị quân đội của tiểu bang Washington, chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, phát biểu của đại diện các hội đoàn, lễ dâng hoa Tưởng niệm, bắn 18 phát súng trường và 4 phát đại pháo, thả bốn lồng chim bồ câu trắng, ca nhạc và hòa tấu. (Xem đầy đủ hình ảnh qua video và photo album của nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và trên website của cộng đồng www.vnco.org hay www.chienhuuvnch.com)
Về phía người Việt tham dự, chúng tôi nhận thấy có ông Phạm Hùng Minh, cựu Chủ tịch Cộng Đồng Clark County đại diện phái đoàn người Việt tham dự trên 30 người gồm ông Uông Phát, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Vancouver, ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Oregon, một số đồng hương và hơn 20 cựu quân nhân VNCH Oregon và Vancouver.
Toán Quốc Kỳ Việt, Mỹ và Quân Kỳ VNCH do bốn cựu quân nhân VNCH trong quân phục đại lễ và tiểu lễ: Hải Quân (Nguyễn Văn Đông), Lục Quân (Hoàng Tiến Phương), Không Quân (Nguyễn Đức Liêm) thủ kỳ, và hai Thủy Quân Lục Chiến (Nguyễn Hoàng Kiệt và Trương Hữu Thành) hầu kỳ. Chúng tôi còn thấy có các vị hội trưởng và đại diện các hội đoàn cựu quân-cán-chính VNCH, Nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và anh Lê Quang Trung, phóng viên truyền hình SBTN.
Tâm tư người viết dâng trào lẫn lộn niềm hãnh diện và xúc động khi thấy lá Quốc Kỳ và Quân Kỳ VNCH tung bay phất phới từ xa tiến về khán đài, đi giữa hai bên dòng người quan khách và đông đảo người dân bản xứ đang đứng nghiêm trang chào kính. Nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đưa tay chào theo lễ nghi quân cách. Trước đó khi chúng tôi vừa đến, còn đang chuẩn bị cờ xí và tập dợt đã có nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đến bắt tay từng cựu quân nhân VNCH chúng tôi, với lời: “Welcome home” và “Thank you” thật thân tình, cảm động.
Đáng lưu ý nhất trong buổi lễ hôm nay khi chúng tôi thấy có hàng trăm trẻ em người Mỹ gồm trai và gái với lứa tuổi từ 8 đến 16 có mặt từ sáng sớm. Các em mặc quân phục chỉnh tề, thay nhau cầm cờ quốc gia, cờ các quân binh chủng, và cờ các tiểu bang. Các em là Hậu duệ của các quân binh chủng Hoa Kỳ. Các em rất nghiêm trang khi tham dự Lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ, chào Quốc Kỳ, v.v…Hình ảnh này thể hiện nét tinh hoa văn hóa và giáo dục của Hoa Kỳ khi người dân Hoa Kỳ đã biết dạy con em của họ ngay khi còn tuổi bé thơ về lòng yêu nước và biết tri ân chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Thật đáng khâm phục và học hỏi.
Từ niềm cảm xúc này, trong lòng người viết thầm tri ân Ban Tổ chức, Hội CMAC, Waste Connections và tất cả người dân bản xứ tham dự buổi lễ đã dành cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng tôi một ân tình đặc biệt. Họ đã thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của họ đối với những quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đã hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ và họ cũng không lãng quên người lính VNCH là đồng minh của họ trong chiến tranh Việt Nam năm xưa, dù còn sống hay đã chết.
Hy vọng sang năm, người Việt Vancouver và Oregon tham dự đông hơn nữa để đáp lại tấm lòng của người dân bản xứ nói chung và của hội CMAC nói riêng.
Thank you to CMAC & Mr. Minh Pham.
Portland, ngày 29/5/2018Quốc Nam
(VNCO’s webmaster)

 

QUÂN NHÂN CHƯA HỀ CỰU: thơ Ý Nga 3.6.2018

♡♡VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 6
Tri ân văn nghệ: ĐỖ DUNG & PHƯƠNG THÚY đề tặng
Ảnh sưu tầm
Kính chuyển: TÀI LIỆU QUÂN SỬ VNCH.

Kính xin Quý đôc Giả Nhà Binh bổ túc thêm giùm những binh chủng mà tác giả còn thiếu xót để sự vinh danh được đầy đủ ý nghĩa hơn khi sách đem in nhé!
Ý Nga đa tạ!

LÒNG TRI ÂN CHÂN THÀNH
*
Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG, cùng
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
Kính tặng những Người Lính Yêu Quê Hương.
*
Đa tạ Thiếu Tá Kỵ Binh Hà Mai Khuê đã cung cấp
Tài liệu về binh chủng Thiết Giáp Binh/QLVNCH.
 *
Việt Cộng chạy, bỏ tăng còn nổ máy
Thiết Giáp Binh Tiểu Đoàn Sáu thật hay!
Đã trổ tài nhanh, gọn, ra tay ngay
Trận Xa Chiến Phượng Hoàng hào hùng quá!*
 
M48 Chiến Xa hạ tất cả
Tăng địch nào lọt căn cứ của ta
Dù ngụy trang, ẩn núp vẫn nhận ra
Ta bắt sống được tăng T59.
 
Những người lính nón Mũ Xanh Tùng Thiết
Giữ thành trì bằng khí tiết can trường
Máu quật cường, quyết liệt vì quê hương
Chận đúng hướng đối phương vượt Bến Hải.
*
 
Những Mũ: Đỏ, Đen, Xanh, Nâu… lợi hại
Đem sức, tài cùng vượt Ải Cam Go
Vì ấm no, dân chủ và tự do
Chịu khốn khó lo cho dân, cho Nước.
 
Hải, Lục, Không Quân: người sau, kẻ trước
Từng thăng trầm sánh bước cho miền Nam
Nhìn giặc Đỏ ai an hưởng cho cam?
Tiền, Hậu Thám quyết tìm ra chánh phạm!
 
Lực Lượng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến,
Địa Phương Quân, Quân Cảnh, Biệt Động Quân,
Biệt Cách Dù, Thiết Giáp, Nữ Quân Nhân
Uy dũng hiên ngang trên từng màu nón!
 
Công, Kỵ, Pháo*: đánh đến nơi, đến chốn
Ngành Truyền Tin, Thám Thính cũng lập công
Nghĩa Quân, Tình Báo cùng một tâm đồng
Vận Tải, Tuần Giang, Lực Lượng Đặc Biệt,
Dã Chiến, Khinh Chiến tràn đầy tâm huyết
Biệt Hải, Liên Đoàn An Ninh Thủ Đô…
Đã truy lùng, tận diệt giặc Cộng nô
Kể sao hết ơn giữ gìn công ích?
 
Bao binh chủng, bấy kiêu hùng chiến tích!
Phá tàn hung theo nhịp trống Quang Trung
Nêu chí hùng, gươm súng giữ Nhà Chung
Những khí phách oai hùng: danh rạng rỡ!
 
Ý Nga, 9-11-2014
 
*Công Binh, Pháo Binh, Kỵ Binh
*Theo Thiếu Tá Kỵ Binh HÀ MAI KHUÊ:
“Trước năm 1972, quân cộng sản Bắc Việt chưa bao giờ tấn công các đơn vị thuộc Lục Quân/QLVNCH trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Cuối tháng 3-1972, đột nhiên vc vượt Bến Hải, lần đầu tiên tấn công các đơn vị bộ binh VNCH ngay trên lãnh thổ miền Nam tự do. Báo chí và dân quân miền Nam bắt đầu nhắc đến Tăng T54 của Nga, nhưng không biết hoặc chưa quen tai với T59 của Tàu. Vì thế, cụ phóng viên chiến trường lừng danh của báo Chính Luận đã tường thuật trận xa chiến ngày 9 tháng 4 năm 1972 tại căn cứ Phượng Hoàng, giữa M48/QLVNCH và T54 của quân cộng sản Bắc Việt. Chiến Xa M48/VNCH đã tiêu diệt xe tăng T54 của cộng sản và bắt sống một tăng T54.
Thêm chi tiết về trận xa chiến tại căn cứ Phượng Hoàng-Quảng Trị sáng ngày 9 tháng 4 năm 1972 giữa Tăng T54 của cộng quân và Chiến Xa M48 của VNCH: Chi Đoàn 2/20 Chiến Xa M48 bắn hạ tất cả tăng địch đã lọt vào căn cứ Phượng Hoàng và những tăng địch ngụy trang, ẩn núp xung quanh căn cứ. Đặc biệt, Thiết Giáp Binh/QLVNCH đã bắt sống một tăng T59 của địch. Tăng này đã bị Chiến Xa M48 bắn văng mất cây thượng liên được gắn trên nóc tăng, nhân viên xa đội đã leo ra khỏi pháo tháp, trốn chạy, trong khi tăng này vẫn còn nổ máy, nhưng chúng không thoát khỏi họng súng của những người trai can trường Mũ Xanh Tùng Thiết, thuộc Tiểu Đoàn 6/TQLC/QLVNCH. Kết quả: Chi Đoàn Chiến Xa M48 hoàn toàn vô sự!
 
Kỵ binh Trung sĩ nhất Phan Ngọc Tuấn, người Hạ Sĩ Quan thông minh, lạnh lợi đã được thụ huấn tại Armor School Fort Knox- Kentucky-USA, Trưởng Xa, xạ thủ xuất sắc nhất của Chi Đoàn, đã mang lại vinh dự cho Chi Đoàn 2/20 Chiến Xa và Binh chủng Thiết Giáp Binh / QLVNCH khi phát hiện một tăng sau cùng trong căn cứ chưa bị bắn hạ: tăng này núp sau 2 “conex” nhưng không che giấu được cây thượng liên trên nóc tăng. Qua tiềm vọng kính và với tài bắn chính xác, Mũ Đen Phan Ngọc Tuấn sử dụng đại bác 90 ly trên Chiến Xa M48, đã bắn văng tung cây thượng liên trên nóc tăng địch.
Khi tiến vào trong lòng căn cứ Phượng Hoàng, Kỵ binh Tuấn và tôi leo lên tăng địch đã được ngụy trang như một bụi cây lớn, bên trong pháo tháp, chữ Tàu được ghi trên những cơ phận, quân dụng, thực phẩm… Tôi lấy được một địa bàn của Tàu Cộng. Lúc ấy tôi mới biết đơn vị tăng địch tấn chiếm căn cứ Phượng Hoàng không thuần nhất là tăng T54 của Nga, mà gồm cả tăng T59 của Tàu Cộng. Tăng T59 này được chuyển về Thủ Đô Saigon, trưng bày trước Tòa Đô Chánh trong mùa hè 1972 và tôi được vinh dự, thay mặt anh em trong đơn vị, kính tặng Kỵ Binh Đại Tá Trần Tín, Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, chiếc địa bàn  của Tàu Cộng khi Đại Tá ra thăm anh em kỵ binh chúng tôi tại căn cứ Phượng Hoàng./.”
TÌNH VIỆT
 
Anh là lính chân phương
Rất xứng đáng được thương
Biết yêu dân, thương Nước
Lại giữ vững lập trường.
 
Em một mình cô đơn
Nhìn người dân căm hờn,
Không làm sao lơ đễnh,
Biết làm sao báo ơn?
 
Thù trong không mơ hồ,
Giặc ngoài rất chính xác,
Dân đã mất tự do
Bây giờ thêm trói buộc.
 
Ta đồng tâm hướng về
Cùng anh em bốn bể
Gắng: thay đổi thảm thê
Bằng hân hoan, đẹp đẽ.
 
Ý Nga, 1-11-2014
ĐỪNG BỎ TÔI MỘT MÌNH
*
Viết thay một Người Lính Cộng Hòa trong nước
*
Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG, cùng
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH 
và LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA 
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
*
Là người lính Cộng Hòa chưa buông súng
Đêm nhớ rừng, ngày chiến đấu không ngưng
Dù còng lưng, sức chịu đựng chưa dừng
Vẫn giử Lửa phừng phừng nuôi lý tưởng.
*
Tôi vẫn là người lính,
Khi dân còn điêu linh,
Không phản suy, phù thịnh.

YÊU ĐỜI HAY YÊU NGƯỜI: thơ Á Nghi 2.6.18

Đức Hùng họa bài “Người Đang Yêu” của Á Nghi

NHỎ SÀI GÒN
 
-Đi đâu mà vắng hổm nay
Cô em có biết hổm rày tôi mong?
Dzui hen, kẻ quá thong dong
Rong chơi giáp đủ một vòng hay chưa?
Thôi à nghen, Nhỏ Khó Ưa
Dìa làm chi dzậy? Xin chừa tui ra!
-Khó ưa sao hỏi hoài cà?
Ai đi, ai ở kêu ca suốt ngày
Nhớ tui, bày đặt đắng cay
Mai mua thêm vé máy bay mới à!
Nói coi, muốn chiến hay hòa?
Để tui mang mấy gói quà dìa thôi!
-Sao “coi nói”, được hở trời?
Mở ra mới biết đi chơi mua gì?
Ai con gái, cũng kiêu kỳ
Thiệt tình hổng hiểu? Nhất, nhì à nghen?
 
Á Nghi    *14.9.2016
SAO EM 
CỨ CÚI ĐẦU?
Nửa câu không nói được sao?
Người chi hà tiện, lời chào cũng quên
Người ta chỉ hỏi tuổi tên
Sao không rộng rãi ngước lên mà nhìn?
 
Á Nghi     *14.9.2016
THÈM KHÔNG?
 *
Trích tuyển tập NỤ HOA TÌNH
*
Ướp thơm lát cá kho gừng
Giữ anh bên cạnh cho… đừng yêu ai.
Ướp thơm trà ngát hương lài
Cho anh thơm miệng, học bài với em.
Ướp thơm lục bát êm-đềm
Để cho anh mãi mãi thèm… ca dao.
 
Á Nghi, 22.4.2006
Nguyễn Hữu Nhật trình bày sách đã xuất bản
NGƯỜI ĐANG YÊU
 *
Trích tuyển tập NỤ HOA TÌNH
*
Chủ nhật trời trong trong
Anh có nhớ em không?
Hay Anh đang mơ mộng
Ngày hợp duyên tơ hồng?
 
Buổi sáng nắng vàng vàng
Em cũng nhớ nhớ Chàng
Việc nhà em lơ đãng
Làm gì cũng dở dang
 
Cuối tuần gió hây hây
Niềm vui vui tràn đầy
Anh làm chi bên ấy?
Có như em, say say?
 
Mai về làm… vợ anh
Trời còn màu thiên thanh?
Và em còn thanh thản
Ngắm hoa nở rộ cành?
 
Á Nghi.
………………………………….
Phụ bản NỤ HOA TÌNH
Nguyễn Hữu Nhật trình bày sách đã xuất bản
Trích tuyển tập NỤ HOA TÌNH
Đức Hùng.
(Họa Thơ “Người Đang Yêu” của Á Nghi)
 
YÊU NGƯỜI
 
Tình yêu như nước trong
Như bơi vào chân không
Cho không hề mong trả
Son sắt tựa máu hồng.
 
Tình yêu như Rồng Vàng
Bay lượn đón chân Chàng
Đến bên Nàng mãi mãi
Không bao giờ dở dang.
 
Tình yêu đỏ hây hây
Mây hạnh phúc giăng đầy
Lung linh ngàn vẻ ngọc
Đẹp tuyệt vời mê say.
 
Tình như chim Thúy Anh
Hót ngẹn ngào thất thanh
Gào mãi trong đau khổ
Em ơi! Sao lìa cành?
 
Đức Hùng.
Úc Châu, 15/03/2008.
Nguyễn Hữu Nhật trình bày
YÊU ĐỜI HAY 
YÊU NGƯỜI?
 
Nói như chim chích chòe,
Tay múa may nhậm lẹ
Càng nghe càng khó chê,
Trông như thời trai trẻ.
 
Hỏi han nghe nồng nàn
Mừng anh tuần này khỏe,
Ánh mắt vui chứa chan,
Nhờ gì cũng sốt sắng.
 
Anh ơi! Đang yêu gì?
Chuyện chi tràn tâm trí
Mà quên đường đang đi
Để kèn ai ầm ĩ?
 
Chúm chím sáng màn đêm,
Lạc quan nổi cồm cộm.
Yêu đời hay yêu em
Mà lời vui dí dỏm?
Hôm nay thay cộc cằn
Bằng cười vui hí hửng?
-Cơn bệnh thôi dữ dằn
Đời tươi như hoa nở!
Á Nghi, 2 tháng 6.2018
**********

VỀ CÙNG ĐỒNG ĐỘI: thơ Ý Nga 1.6.2018

♡♡ VINH DANH  NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 5
CHO NGƯỜI GÓP LỬA: thơ HOÀNG MINH HÙNG đề tặng YN
*******************
HÀO QUANG 
NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA
*
Tri ân những CHIẾN SĨ VNCH vẫn đang tiếp sức cho một VN tự do, dân chủ. 
*
Sáng tác, nhân đọc ĐA HIỆU # 105
* 
Tám tuần huấn nhục kỷ cương
Quân trường huấn luyện, chiến trường đảm đương
Từ tiền tuyến, giữ hậu phương
Hy sinh chiến đấu, tấm gương sáng ngời.
Bao anh hùng bất phùng thời
Thắp lên Ngọn Đuốc Để Đời sử Nam.
Thương Anh không nói, chỉ làm!
(Có đâu: ký sẵn Công Hàm “Thành Đô”,
Bán dân, bán nước, giặc vô
Đảng, đoàn bận cướp, chực vồ của thôi!
Nhìn kìa: lảnh đạo toàn tồi
Lấy chi vinh hiển, đắp bồi giang san?)
Thương Anh nén hận căm gan
Trui rèn ý chí: bạo tàn đạp tung!
Thương dân: vẫn góp sức cùng!
Ôi ơn Chiến Sĩ! Dũng, hùng ngàn năm!
 
Ý Nga, 1-12-2014
RẮN ĐỘC TÀU CỘNG
*
NGƯỜI LÍNH GIÀ VNCH Bảo Trâm (Minnesota) viết:
“Nước Việt Nam mất hay còn chẳng ảnh hưởng chi tới bọn cướp cộng sản đang cưỡng chiếm Việt Nam hiện tại. Tất cả bọn chúng có sẵn dinh cơ, tài sản to lớn ở quốc ngoại, chúng sẽ chạy thoát khỏi Việt Nam với tư cách “bị Trung Cộng xâm chiếm”, (quá hợp pháp để tỵ nạn đi chứ! Với khối tài sản mà chúng có, nước nào cũng mơ ước được chúng trú ngụ)…
Những gì đang và sẽ xảy ra ở biển Đông và ở đất liền Việt Nam còn có nhiều mục đích đàng sau, mà chúng ta không biết hết được, nhưng thực tế là những việc động dao, động thớt giữa Trung Cộng và Việt Cộng hiện giờ chỉ là những màn kịch. Những màn kịch của những tên bất nhân, những kẻ không có trái tim, dùng máu xương người khác để làm phương tiện hầu đạt những mục đích thấp hèn.”
***********************
Đôi bên ký kết Thành Đô*
Việt-Trung mật ước: cơ đồ nhượng luôn!
Địa bàn chiến lược: bán buôn
Ai người thương Nước chẳng buồn nát tim?
Tại sao cả nước im lìm?
Vì đâu Tàu Cộng đi tìm Việt gian?
Đông, Tây Bắc; biển, non ngàn;
Nam, Đông, Trung, Bắc bộ: toàn Tàu hăng!
Sông Hồng, Quỳnh Phụ* nhập nhằng
Tây Nguyên, Vũng Áng, đồng bằng Cửu Long,
Thượng du, Thanh Hóa, biển Đông…
Chốn nào còn giữ Non Sông vững vàng?
Hội An, Đà Nẵng, Hòa Vang:
Toàn vùng chiến lược, xếp hàng. Ai cam?
Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Nam:
Nam Lào: Hán lấn*, ta làm sao ngăn?
Quảng Ninh? Bi phẫn, nhục nhằn:
Đất rừng trăm mẫu xéo quằn trăm năm*
Việt Nam: giặc đứng, ngồi, nằm
Nằm chơi, Việt Cộng ngậm tăm giao Nhà!
Nhắc đau mối nhục San Hà
Kể ra chưa hết, lệ nhòa trang thơ.
Dân, ai không chọn Đỏ cờ:
Việt gian, Việt Cộng lập lờ. Lật mau!
Mai này cháu chắt gặp nhau
Không ôm mối hận mà đau như mình!
 
Ý Nga, 2-12-2014
“QUÂN ĐỘI ANH HÙNG”?
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH
*
Tàu Cộng xâm lăng trắng trợn
Tại sao Việt Cộng làm ngơ?
Chắc là toàn lũ trẻ thơ?
Cả đảng không ai người lớn?
Tàu xây trên đảo chúng ta
Căn cứ quân sự trái phép
Làm sao có thể lơ là?
“Anh hùng” sao chạy mất dép?
Tại sao im như không biết?
Đâu rồi lẻo mép, lanh mồm?
Đảng bận nhậu nhẹt, bia ôm
Hay bị giặc Hán cấm tiệt?
Mất an ninh toàn khu vực
Làm chi đám “quân trú phòng”?
Bảo vệ cán cân quyền lực
Để giao chủ quyền biển Đông?
Toàn phường Việt gian, lính kiểng
Đồn trú bao đảo làm chi?
Chắc lo nhặt nhạnh sào yến
Bán mua, tẩm bổ cho phì?
Giặc xây công trình phi pháp
Chuẩn bị cho “đường lưỡi bò”
Quân đội bắn sẻ, khoe “to”
Hèn chi binh pháp tạp nhạp.
Thách thức vị trí thống trị
Cả thế giới đều thở than
Chỉ duy Việt Cộng miễn bàn
Bàn gì bọn vô liêm sĩ?
Ý Nga, 31-12-2014
ĐÃCỘNG SẢN, VIỆT GIAN 
SAO NHÂN BẢN?
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH
*
 
XƯA
Cộng: nườm nượp trong ngoài thật ô hợp.
Ta: hàng hàng, lớp lớp quyết hy sinh!
Dân: tội tình ngoi ngóp trong lửa binh,
Vượt cõi chết, ôm trẻ thơ chạy giặc.
Cộng phương Bắc: đêm tràn về, mê hoặc:
Lôi Mác, Lê, Hồ tặc đỏ… ra khoe
Cướp, nhập nhòe, nói không cần ai nghe
Giết tập thể! Mê máu me, chết chóc!
*
NAY
Bao tang tóc, não nề lời than khóc
Chống bạo tàn: ai bảo vệ lương dân?
Bao mộ phần, ai thủ phạm bất nhân?
Ai chuốc oán mà lòng dân căm phẫn?
Ai cõng rắn vầy đoàn xin thuộc Hán?
Bốn mươi năm: dài ngắn hỡi thời gian?
Mà Việt gian học mãi chẳng khôn ngoan?
Từ Ất Mão đến Ất Mùi: quốc nạn!
Ôi ách nạn! Việt gian làm nội gián!
Bao tiết trinh phải bán: nuôi đảng, đoàn
Xếp hàng hàng: phường, xã, quận, ngành, ban…
Kìa quốc nạn: Việt Nam trong biển loạn!
Đã cộng sản, Việt gian, sao nhân bản?
Lũ vong ân thần phục “láng giềng gần”
Lũ vô thần sinh sản toàn vô nhân!
Ngu bất tận bảo sao dân không oán?
MAI
Mà đã oán, phải làm sao xứng đáng
Ơn tiền nhân tô hùng sử bao trang
Luyện thép gang, tay vung kiếm vững vàng
Lật trang sử, dựng lại Cờ Yêu Nước!
Ý Nga, 20-2-201

*“Những năm với can Ất đều có tận cùng bằng con số 5. (10 CAN theo thứ tự: Giáp, Ât, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý)
-Ất Mùi: 1955, 2015
-Ất Mão: 1975

CÙNG KHÓC NHÀ TAN: BẢO TRÂM trình bày
Tranh: họa Sĩ A.C.La
Thơ
Hoàng Minh Hùng
 

CHO NGƯỜI GÓP LỬA

*
Riêng tặng Ý Nga.
* 
Tôi cứ tưởng thời này đâu có
Bậc quần thoa mang máu Triệu Trưng!
Non sông Việt trong cơn sóng gió
Vận nước suy, vắng bóng anh hùng!
Bao thế kỷ bất công đối xử:
Chỉ vì câu “Thập nữ viết vô”,*
(Phận đàn bà nữ công nội trợ)
Khốn nạn thay tư tưởng hồ đồ!
 
Chừ quê hương một màu đen tối,
Chừ lâu rồi đất nước ngục tù,
Chừ dân ta cùm xích, ai cởi?
Chừ bao giờ thấy lại vàng cờ?
 
Từ phương xa có người Góp Lửa
Lửa rực hồng bởi tay nữ nhi
Máu trong tim sục sôi òa vỡ
Hỡi mày râu còn chờ đợi chi?
……………………..
Câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
ý trọng nam, khinh nữ từ người Tàu.
VỀ CÙNG ĐỒNG ĐỘI
*
Thành kính tưởng niệm những CHIẾN SĨ VNCH
sau khi ra khỏi tù VC đã chết trên đường vượt biển.
*
Old soldiers never die!
Thống Tướng Douglas MacArthur
*
Trời xanh xanh, nước trong xanh
Chung quanh toàn nước mà anh khát thèm
Thuyền tròng trành, sóng không êm
Lắc lư cô độc, ngày đềm bồng bềnh.
 
Vợ con chết giữa mông mênh,
Mẹ già thủy táng dập dềnh nhấp nhô
Trại tù anh chẳng chết khô
Đi! Trong uất hận cơ đồ ngả nghiêng
Lênh đênh giữa biển, tâm nguyền
Kiếp sau dẹp sạch tà quyền man di!
 
Hồn treo lơ lửng quân kỳ
Thấy bao đồng đội uy nghi đứng chờ
Đồng sanh, đồng tử bến bờ
Hạ Lào, Bình Giã dựng cờ tự do.
 
Một đời khổ hạnh, rủi ro;
Một đời ngắn ngủi, cam go trùng trùng.
Chiến trường đi đủ bốn vùng
Thương ơi phút cuối: tao phùng trên cao.
 
Kiếp sau, kiếp nữa, kiếp nào
Anh còn muốn được sinh vào Việt Nam?
 
Ý Nga, 1 tháng 6.2018
*******

NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA TRONG CỘNG ĐỒNG: thơ Ý Nga 30.5.18 ♡♡ VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 4

NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA TRONG CỘNG ĐỒNG: thơ Ý Nga 30.5.18
♡♡ VINH DANH  NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA phần 4
Nhạc DânChủCa: DÁNG NÚI TÌNH CHA – Thơ Lê Nguyễn
*Tri ân văn nghệ: thơ NGUYỄN KINH BẮC (cảm đề thi tập VIỆT NAM ƠI! VIỆT NAM!)
NGUYỄN HỮU NHẬT trình bày sách (VIỆT NAM ƠI! VIỆT NAM!)
******************************
VIỆT CỘNG 
CỨU NƯỚC?
*
Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG,
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
*
Chiến Sĩ Cộng Hòa
 
Miền Nam giữ vững thành trì
Bao công Chiến Sĩ trường kỳ dấn thân
Noi gương tâm huyết tiền nhân
Luôn luôn giữ vững tinh thần Quốc Gia.
 
Một lòng gìn Nước, giữ Nhà
Dân thương, không ngớt ngợi ca rộn ràng.
Nhờ Anh, dân tộc an khang
Ấm no, hạnh phúc huy hoàng nhiều năm.
 
Cứu dân thoát cảnh tối tăm,
Tấm lòng quyết chống ngoại xâm rịt ràng
Tô son hùng sử bao trang
Lưu đời chiến thắng sử vàng vẻ vang
Vô vàn rực rỡ hào quang
Sáng ngời áo trận vinh quang mọi đàng!
Lính Bắc Việt
*
VC: “Xẻ đọc Trường Sơn đi cứu nước”
*
Trường Sơn xẻ dọc” huênh hoang
Vào Nam phá Nước, xẻ ngang từng phần
“Đại đồng” đạo lý tiêu tan
Quê hương tan nát, hân hoan đảng đoàn.
 
Trên bao thống khổ toàn dân
Những người miền Bắc vô nhân phát tài
Đất đai, tài sản tuồn ngoài
Mua nhà, tậu đất, công khai rửa tiền.
 
Trổ tài xảo quyệt, cuồng điên
Rừng sông phá, nạo; bưng biền chết khô
Dọc ngang vằm nát cơ đồ
Cắt ngang, xẻ dọc cháu Hồ dâng ai?
Leo cao, cắt, xẻ đại tài
Tập đoàn bán Nước đúng, sai? Cứu gì?
 
Ý Nga*24.4.2017
CỘNG HÒA GÌN GIỮ, 
CỘNG SẢN ĐỤC KHOÉT, 
VIỆT GIAN VỖ TAY,
SĨ PHU LÀM GÌ?
*
Thành kính tri ân: tất cả các QUÂN, BINH CHỦNG,
toàn thể QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH và
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã và đang chiến đấu cho một VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN.
Trích tuyển tập BIẾM THI VÀ NÓI LÁI
*
Đục Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân,
Đào mồ, quật mả Chính Nhân khắp Nhà;
Di dời cột mốc quốc gia;
Chặt rừng, đục khoét san hà: ngụy, nô!
Tại sao giữ mãi xác Hồ
Tô son, trát phấn, điểm tô khoe… hồng?
 
Anh hùng du kích” rất đông
Ngày đêm ra rả cuồng ngông thổi phồng
Toàn là “dũng sĩ công nông
Đỏ tanh tham vọng “đại đồng”, trốn đâu?
 
Công an, quân đội “hàng đầu
Đầu đâu? Hàng giặc hay hầu hạ ai?
Dương oai, diệu võ ươn, dai?
Ngồi trên ngai đỏ bao “ngài” trên ngôi?
 
Đi đời chưa, mốc “di, dời”?
Mới? Đày “cải tạo” mấy đời hùng binh?
Chừa bao ái quốc, thông minh?
Hay còn duy nhất “Chí Minh” tuyên truyền?
 
Bao nhiêu “tiên tiến thợ thuyền
Lao nô tận xứ thần tiên, thần… tiền?
Bao nhiêu “tăng trưởng” thăng thiên?
Tiếng tăm? Tai tiếng khắp miền! Nhục lây!
 
Thối hoăng tham nhũng lầy nhầy
Từ ngày đổi “chủ”, thay “thầy” đến nay
Bao nhiêu chổi, đủ quét bầy
Bán dân, hại Nước? Ai hay, hỡi “Trò”?
 
Thay “thầy” ngay, mới ấm no!
Học chi chữ nghĩa “hố bò, mật khu”?
Gian: ngoại nhân, bẩn nội thù
Nếu không thức tỉnh, sĩ phu chờ gì?
 
Đi đầu Chiến Sĩ, Hoàng Kỳ
Miền Nam anh dũng đã vì Quốc Dân!
Cái-đuôi-cộng-sản-vô-thần
Chặt, chôn cho kỹ! Chớ tần ngần thêm!
 
Ý Nga*25.4.2017
VIỆT CỘNG 
LÀM QUAN
 
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Cả đảng làm quan? Dân tình xác xơ!
*
-Tao làm Bí Thư, em: Phó Chủ Tịch
Trưởng Ban Tổ Chức Huyện Ủy? Cũng… em!
(Em này em rể, phải vớt vát thêm)
-Chuyên Viên Thanh Tra? –Con thằng-em-rể.
 
-Ai làm cán bộ Chi Cục Thuế huyện?
-Người nhà cả đấy! Đã có anh tao!
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Quy trình bổ nhiệm “đảm bảo” điều kiện.
*
 
(Tên Phó Bí Thư Thường Trực của huyện
Là con tên “Tổng”, kề cận rất gần)
-Ai cựu Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân?
Chị tao chứ ai! Dư thừa tiêu chuẩn?
 
-Phó Chi Cục Trưởng Chi Cục Thuế huyện?
-Chỉ là chuyện nhỏ với thằng em trai!
-Trưởng phòng Tài Chánh? Thằng em! Đã cài!
Con dâu cho ngồi chức Phó Giám Đốc.
 
Con gái nhà này? Mày đoán trúng phóc!
Ở phòng Nội Vụ, giữ chức chuyên viên.
Ai bảo với mày nhà tao lắm quyền?
Miền Bắc trị Nam sao mày không tả?
 
Nhà tao yên vị mới… hăm mốt xã
Chưa đã, chưa no, đề bạt “ghế, bàn”
Gia tộc ngon lành: cả họ làm quan!
Dân tộc, quê hương? Tao cóc cần biết!
*
Cả nước Việt Nam bao nhiêu ghế ghiếc
Cũng y như chuyện ở huyện Kim Thành
Thương đồng bào ta khổ tận ngọn ngành
Phá Nước tan tành, đảng giao giặc Hán.
 
Dân hy vọng gì đợi tới bầu bán?
Nếu không lật đổ, chờ đảng bảo, ban
Rồi ra không chỉ riêng cảnh điêu tàn
Giặc sẽ làm càn, vô phương cứu vãn!
 
Ý Nga*22.4.2017
 
*Tin Việt Cộng, theo link:
“Có 2 gia đình mà làm quan ở cả 21 xã, thị trấn của huyện KIM THÀNH, HẢI DƯƠNG”:
Phó Bí Thư Thường Trực Huyện Ủy:                     Lê Ngọc Sang
-Bố:           Bí Thư Huyện Ủy, Trưởng Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy,   Lê Văn Khoái
-Anh ruộtChủ Tịch
-Chị gái:   Cựu Chủ Tịch
-Em ruột:  Phó Chi Cục Trưởng Chi cục Thuế                           Lê Văn Vịnh
-Con trai: Huyện Ủy Viên, Trưởng phòng Tài chính,                Lê Ngọc Dũng
-Con dâu: Phó Giám Đốc BHXH.
-Con gái:  Chuyên Viên Phòng Nội Vụ.

Từ Lễ Memorial Day 2018 Tại Vancouver……Để Nhìn Lại….

‘Lòng Biết Ơn’ là đạo lý làm người của dân tộc Việt….
Từ ý nghĩa ngày Lễ Memorial Day của người dân bản xứ để nhìn lại cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới hàng năm tổ chức lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4. Ngoài ý nghĩa của ngày Tưởng niệm Quốc Hận, chúng ta có nên ‘Tri ân và Cảm ơn’ các thuyền nhân (Boat people) trong ngày Quốc Hận để thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt?….Như trong buổi Tưởng Niệm 30/4/1975 lần thứ 43 (năm 2018) tại tượng đài Đức Thánh Trần, Nam California, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu, thành viên của Hội đồng Liên Tôn đã tôn vinh những ‘Thuyền nhân’ (vượt biển lẫn vượt biên bằng đường bộ) là ‘Anh hùng’.
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu lý luận: “Nếu không có ‘Thuyền nhân’ thì làm sao thế giới đã mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn sau 30/4/1975? Và nếu không có những người tỵ nạn cộng sản sớm đặt chân đến bến bờ tự do thì làm sao có được các cộng đồng người Việt lớn mạnh và phát triển về mọi mặt trên toàn thế giới như hiện nay?”
‘Lòng Biết Ơn’ là luân lý đạo đức của con người hay ‘Tri ân và Cám ơn’ là đạo lý làm người mà cha ông đã dạy qua ca dao ‘Ăn trái nhớ kẻ trồng cây’. Hơn nữa một nhà văn Pháp đã nói: “Rien ne nous rend si grand qu’ un grand malheur!” (không có gì có thể làm cho chúng ta trở nên cao cả bằng một nỗi bất hạnh lớn lao).
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu nói đến đạo lý làm người trong ngày Quốc Hận như trên là đúng hay sai? Nhìn lại sự hình thành và phát triển của một quốc gia hay một dân tộc hoặc một cộng đồng tại bản xứ luôn luôn gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng như người đã chết, người đang sống và thế hệ sinh ra sau này đều có tương quan mật thiết với nhau. Quá khứ dù bi thương, tủi nhục, mất mát… vẫn là cội nguồn từ đó một dân tộc hay một cộng đồng hay một cá nhân vươn lên. Nếu có người muốn quên quá khứ vì không muốn hồi tưởng những kỷ niệm dù là kỷ niệm đáng buồn, mất mát , tang thương hoặc họ có cái nhìn khác về chiến tranh Việt Nam là điều ĐÁNG TIẾC!
Sau 30/4/1975 sự kiện ‘Thuyền nhân’ và ‘Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản’ hiện hữu trên thế giới là một THỰC THỂ. Cho dù sự thật mích lòng, nhưng phải nói đến những cộng đồng, những cơ sở tôn giáo hoặc những vị chủ tịch cộng đồng hay các ngài lãnh đạo tinh thần tôn giáo đã lãng quên hoặc không muốn nói đến biến cố 30/4/1975 là điều ĐÁNG BUỒN! Họ đã quên tại sao họ có mặt tại xứ sở này? Họ làm lu mờ hay lãng quên ‘Lòng Biết Ơn’ vì họ không biết tri ân ‘Thuyền nhân’ đã chết và cám ơn ‘Thuyền Nhân’ còn sống!
Trên báo Thanh Niên trong nước, ngày 26 tháng 2 năm 2017, Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh văn Sơn đã nhận định: “Thật đáng tiếc khi hiện nay, việc nói lời ‘Cảm ơn’ có phần ít đi hay không xuất hiện một cách đúng mực trong cuộc sống. Và dường như lời cảm ơn ít đi ngay cả trong những mối quan hệ thân tình như: cha mẹ và con cái, anh chị em ruột, vợ chồng…”. (Lời người viết: “Xin giáo sư Huỳnh văn Sơn đừng than thở. Vì văn hóa của xã hội cộng sản như thế đấy!”).
‘Tri ân và Cảm ơn’ là đạo lý làm người, một trong những tinh hoa văn hóa của các nước văn minh trên thế giới hiện tại. Hoa Kỳ và vài quốc gia văn minh, giàu mạnh khác đã thể hiện đạo lý ‘Lòng Biết Ơn’ trong văn hóa của đất nước họ qua hai ngày lễ lớn: ‘Thanksgiving’ và ‘Memorial Day’.
Tại Hoa Kỳ ngày ‘Chiến Sĩ Trận Vong’ đã trở thành quốc lễ, gọi là MEMORIAL DAY. Ngày lễ này cũng còn gọi là DECORATION DAY do tướng John A. Logan đề ra để truy tặng Huy chương vinh danh các chiến sĩ Nam-Bắc tử trận trong cuộc Nội Chiến (Civil War: Apr 12, 1861 – May 13, 1865).
Năm 1966, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Waterloo, New York là nơi đã đặt ra ngày lễ này. Người dân ở Waterloo lần đầu tiên cử hành Memorial Day vào ngày 5 tháng 5 năm 1866 để vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc Nội Chiến Nam Bắc tại Mỹ (American Civil War). Sau Thế Chiến Thứ Nhất (World War I), ngày lễ này bắt đầu được mở rộng hơn để tưởng niệm binh sĩ tử trận trong các cuộc chiến khác ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Từ năm 1971, Lễ Memorial Day chính thức trở thành ngày Lễ Liên Bang ở Hoa Kỳ (Legal holiday). Ngày nay, Memorial Day là ngày biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn của của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đối với các chiến sĩ đã hy sinh. Vào ngày này, người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài tưởng niệm và lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.
Memorial Day năm 2018 tại Vancouver, WA:
Như năm rồi, năm nay Cộng đồng Việt Nam Oregon và Vancouver nhận lời mời của Hội Community Military Appreciation Committee (CMAC) tham dự Lễ Memorial Day Observance tại Fort Vancouver Bandstand, Washington, được tổ chức vào sáng thứ Hai, ngày 28 tháng 5 năm 2018 do CMAC và Waste Connections bảo trợ.
Buổi lễ được khai mạc đúng 11 giờ trưa với đầy đủ nghi thức thật long trọng như lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ của nhiều đơn vị quân đội của tiểu bang Washington, chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, phát biểu của đại diện các hội đoàn, lễ dâng hoa Tưởng niệm, bắn 18 phát súng trường và 4 phát đại pháo, thả bốn lồng chim bồ câu trắng, ca nhạc và hòa tấu. (Xem đầy đủ hình ảnh qua video và photo album của nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và trên website của cộng đồng www.vnco.org hay www.chienhuuvnch.com
Về phía người Việt tham dự, chúng tôi nhận thấy có ông Phạm Hùng Minh, cựu Chủ tịch Cộng Đồng Clark County đại diện phái đoàn người Việt tham dự trên 30 người gồm ông Uông Phát, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Vancouver, ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Oregon, một số đồng hương và hơn 20 cựu quân nhân VNCH Oregon và Vancouver.
Toán Quốc Kỳ Việt, Mỹ và Quân Kỳ VNCH do bốn cựu quân nhân VNCH trong quân phục đại lễ và tiểu lễ: Hải Quân (Nguyễn Văn Đông), Lục Quân (Hoàng Tiến Phương), Không Quân (Nguyễn Đức Liêm) thủ kỳ, và hai Thủy Quân Lục Chiến (Nguyễn Hoàng Kiệt và Trương Hữu Thành) hầu kỳ. Chúng tôi còn thấy có các vị hội trưởng và đại diện các hội đoàn cựu quân-cán-chính VNCH, Nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn và anh Lê Quang Trung, phóng viên truyền hình SBTN.
Tâm tư người viết dâng trào lẫn lộn niềm hãnh diện và xúc động khi thấy lá Quốc Kỳ và Quân Kỳ VNCH tung bay phất phới từ xa tiến về khán đài, đi giữa hai bên dòng người quan khách và đông đảo người dân bản xứ đang đứng nghiêm trang chào kính. Nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đưa tay chào theo lễ nghi quân cách. Trước đó khi chúng tôi vừa đến, còn đang chuẩn bị cờ xí và tập dợt đã có nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đến bắt tay từng cựu quân nhân VNCH chúng tôi, với lời: “Welcome home” và “Thank you” thật thân tình, cảm động.
Đáng lưu ý nhất trong buổi lễ hôm nay khi chúng tôi thấy có hàng trăm trẻ em người Mỹ gồm trai và gái với lứa tuổi từ 8 đến 16 có mặt từ sáng sớm. Các em mặc quân phục chỉnh tề, thay nhau cầm cờ quốc gia, cờ các quân binh chủng, và cờ các tiểu bang. Các em là Hậu duệ của các quân binh chủng Hoa Kỳ. Các em rất nghiêm trang khi tham dự Lễ Thượng Kỳ, rước Quốc Quân Kỳ, chào Quốc Kỳ, v.v…Hình ảnh này thể hiện nét tinh hoa văn hóa và giáo dục của Hoa Kỳ khi người dân Hoa Kỳ đã biết dạy con em của họ ngay khi còn tuổi bé thơ về lòng yêu nước và biết tri ân chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Thật đáng khâm phục và học hỏi.
Từ niềm cảm xúc này, trong lòng người viết thầm tri ân Ban Tổ chức, Hội CMAC, Waste Connections và tất cả người dân bản xứ tham dự buổi lễ đã dành cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng tôi một ân tình đặc biệt. Họ đã thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của họ đối với những quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đã hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ và họ cũng không lãng quên người lính VNCH là đồng minh của họ trong chiến tranh Việt Nam năm xưa, dù còn sống hay đã chết.
Hy vọng sang năm, người Việt Vancouver và Oregon tham dự đông hơn nữa để đáp lại tấm lòng của người dân bản xứ nói chung và của hội CMAC nói riêng.
Portland, ngày 29/5/2018
Quốc Nam
(VNCO’s webmaster)

………………………………………………………………………

VIDEO & SLIDESHOW:

.
MORE PHOTOS BY MARY NGUYEN

Gửi các Bạn ở Hải ngoại…

Xin chuyển tiếp và tùy nghi… – Trần Bình

Gửi các bạn ở hải ngọai…

Việt kiều mang rượu XO về ‘chống cọng’

Các bạn chửi Cộng Sản 43 năm nay chưa thỏa lòng sao? Đã hơn 43 năm, các bạn cứ tiếp tục chửi bới, và chế độ hà khắc ở VN vẫn tiếp tục tồn tại.

Hiện nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của chế độ. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ mạnh để thách thức chế độ?

Câu trả lời: bao năm qua, ta cứ mãi lo “địch vận”: Nói xấu, chửi bới chế độ hoặc kêu gọi chế độ tự thay đổi, mà không lo”dân vận”:

Củng cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy “dân vận” trong nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ phải thay đổi.

Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do “địch” mạnh, mà do “ta” yếu. Nói rõ hơn, dân trí Việt Kiều, nhất là trong số những người hay về VN, quá yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở trong nước.

Người trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao?

Một sự thật đáng buồn: ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất nước, còn lại đa số Việt Kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân chủ Phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức (lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem Video).

Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái “Việt Nam” lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột muôn thưở kiểu Việt Nam vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc TN Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của miền Nam.

Ngoại ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp…) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng Việt Kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số VK, khả năng viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.

Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (đây là những người qua đây từ 1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).

Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.

Đã không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử của Việt Kiều giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy xem xét những hoạt động “văn hóa” của Việt Kiều ở hải ngoại. Có mấy ai đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang. Họ chỉ biết, từ năm này qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng TN Paris để nghe đi nghe lại những bài nhạc “quê hương” cũ rích chỉ thay đổi có ca sĩ trình bày và để nghe ông NNNgạn và cô “đào” dài chân mặc váy ngắn (và rất ưa “phô” nó ra) NCK Duyen nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng như nghệ thuật hài hước.

Tương tự như vậy, giới Việt Kiều rất “mê” HLinh và VSơn với những trò hề rẻ tiền được lập đi lập lại muôn thuở: ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục.

Những thứ giải trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến dịch “địch vận” của CSVN ngay trong lòng cộng đồng Việt Kiều. Nếu bạn là một cán bộ địch vận CS, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã từng lớn tiếng tự nhận là “tị nạn chính trị” phải hy sinh cả tính mạng bản thân và gia đình để “đi tìm bến bờ tự do”, giờ này chỉ biết chạy đôn chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê nằm ễnh ngửa trên sa lông thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư vài ngàn đô là đem về VN “thả”, xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu – đàn bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm gái, lấy vợ “hai, hoặc ba”.

Mỗi năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa số là về VN để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về VN, họ cố tình ăn mặc cho “ra vẻ VK”, họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường sá, nhà cửa ở VN thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn Việt Kiều qua lăng kính “đô la”. Dưới mắt họ, Việt Kiều là những “chủng loại” lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước (mập, trắng trẻo, xem “sang” hơn, hay đeo cái “bao tử (túi đựng tiền xu) ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn…), khi nói chuyện thì giả bộ quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.

Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.

Về khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt Kiều khi về nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người VN cần tiền để mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời. Nhưng để đổi đời, người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải những tấm gương “đô la” qua lối hành xử nhăng nhít của Việt Kiều hiện nay.

Chừng nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt Kiều về nước như là một biểu tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ, trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng giảo quyệt, tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng có cơ hội.

Không bắt buộc mỗi Việt Kiều về nước phải là một “chiến sĩ dân chủ”. Nhiều Việt Kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ, họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động, nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân Tây Phương đã giúp cho người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh chóng.

Vậy thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm, phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.

Khi ở bản địa thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi làm tiền mặt để trốn thuế…) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng ta đang thừa hưởng.

Khi về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, dân trí để hầu khai sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ cho Việt Nam.

Mỗi Việt Kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc chắn.

Hãy làm “dân vận” bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền, một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen (hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga…, nhất là những người mà bạn biết rằng hay về VN thăm thân nhân hay du lịch.

Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt Kiều để mỗi Việt Kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.

Trần Bình
From:
Sent: Friday, May 18, 2018 9:29 PM
Subject: Fw: Gửi các bạn ở hải ngọai – Trần Bình

Netter comments : Dường như tác gỉa nhân danh người trong nước, nhắn gửi người Viet “tị nạn chính trị hải ngoại. Tu do ngon luan. Nen bai nay duoc coi nhu mot dong gop y kien tich cuc.