Người Phi Công Liều Mạng

Góp ý:

“Chỉ huy chiếc USS Kirk là Đại uý Paul Jacobs”Captain thường gọi la Đại uý, nhung trong Hải quân Captain la Hạm trưởng. Chiếc USS Kirk la một tàu chiến lớn nên Hạm trưởng phải có cấp bậc Trung tá trở lên.Nên gọi là Hạm trưởng (Captain) Paul Jacobs chớ không phải Đại uý Paul Jacobs.

Hoàng.

Nếu chỉ nhìn thoáng ông ta trong đám đông tối hôm đó, có thể người ta sẽ không bận tâm ngó lại lần thứ hai.Đó là một ông già gầy yếu ngồi xe lăn, đội mũ len đen, cổ đeo cà vạt đỏ sậm, cái áo khoác bằng vải thô mầu xám phủ bên ngoài một thân hình nặng chừng 140 lbs.
Nguyễn văn Ba không nói được và cử động khó khăn, một ông già nhỏ thó trong căn phòng chật cứng những cựu binh Mỹ đang đứng nhắc chuyện cũ với nhau – những mẩu chuyện thời chiến.Nhưng nếu kéo ngược thời gian lùi lại 40 năm, thêm khẩu súng lục nằm trong bao đeo trễ bên vai, chừng 10 lbs vào các bắp thịt suông đuột, đặt ông ta vào ghế lái chiếc trực thăng gắn đại liên M-60, ta sẽ thấy được một con người khác.Quá sức liều mạng
Ngày 29-4-1975, ông Nguyễn – giống như trong mẩu truyện được xé ra từ kịch bản quay một cuốn phim loại “Mission imposible” – đã cùng với vợ và ba đứa con tìm cách đào thoát trong khi quân Bắc Việt đang tiến qua những cửa ngõ vào Sài Gòn.
Sau 20 phút bay căng thẳng, chiếc trực thăng của Nguyễn lượn vòng trên biển Nam hải trong tình trạng một sống một chết, và những thủy thủ Hoa Kỳ trên chiếc tàu gần đó chỉ còn biết đứng ngó sửng.”Không thể nào hiểu được anh ta đã làm cách nào. Đúng là một phù thủy Ấn Độ”, lời của Hugh Doyle, sĩ quan trưởng cơ khí trên một tàu hải quân gần chỗ chiếc trực thăng của ông Nguyễn đang quần trên trời.“Tôi biết thế nào cha tôi cũng tới”
Trong ngày 29-4-1975 đó, Nguyễn không phải là một anh hùng mà đang ở trong tình thế cực kỳ tuyệt vọng. Ông là một trong hàng ngàn người lính miền Nam đang cố tìm cách thoát ra khỏi nước trong khi đại quân Bắc Việt đang ào ạt tiến tới Sài Gòn.Sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã chính thức chấm dứt từ 2 năm trước với hiệp định hòa bình ký tại Paris, nhưng vào thời điểm đó vẫn còn các nhân viên ngoại giao và dân sự Mỹ cần được di tản, đàng sau đó là đám thường dân Việt Nam cố bám theo để tìm đường thoát. Nhiều người trong số đó là quân nhân giống như Nguyễn – một thiếu tá Không quân VNCH – nếu kẹt lại, có thể họ sẽ lãnh án nặng và cả gia đình sẽ tan tác trong những trại tập trung chết người.Nhưng Nguyễn đã có sẵn một kế hoạch. Ông cho vợ con về ở nhờ họ hàng bên vợ trong một khu dân cư Sài Gòn, và dặn vợ ông – bà Nho – chuẩn bị mọi thứ, ông sẽ lái chiếc Chinook CH-47 đến bốc đi – đó là một loại trực thăng cỡ lớn của Không quân VNCH mà tiếng động cơ không nhầm lẫn của nó có thể nhận ra được từ mấy cây số.”Khi nghe được tiếng Chinook, phải sẵn sàng”, Nguyễn dặn vợ như thế.Miki, đứa con trai lớn, nằm dưới gầm giường để tránh đạn từ đêm trước. Suốt đêm nó nghe súng nổ ran khắp nơi lẫn tiếng rít hỏa tiễn. Quân cộng sản đã quá gần. Nhưng nó vẫn bình tĩnh và tin chắc cha nó thế nào cũng tới!Miki nghe được tiếng động cơ Chinook vào lúc sáng sớm. Nó chụp vội túi quần áo, luôn cả bình sữa cho đứa em gái 10 tháng – Mina – cùng với cả gia đình lao nhanh ra chiếc Chinook, trên đó đã có sẵn vài người bạn của cha nó.Lên được chiếc máy bay, nó nghe ông Nguyễn nói thấy có nhiều trực thăng Mỹ bay ra khơi, chắc chắn họ sẽ đáp xuống ở đâu đó.”Coi thử ra sao”, Nguyễn nói như thế trong khi đưa chiếc trực thăng hướng ra biển, vừa lúc đèn đỏ nhấp nháy báo bình xăng sắp cạn.Ra tới biển, Nguyễn bật qua tần số cấp cứu và nghe được âm thanh trao đổi giữa các tàu Mỹ. Có người ngó xuống thấy một chiếc tàu đang ở ngay dưới bụng trực thăng. Đó là chiếc USS Kirk với một sân đáp nhỏ. Nguyễn cho trực thăng sà xuống.
Chỉ huy chiếc USS Kirk là Đại úy Paul Jacobs – thuộc cấp vẫn gọi ông ta là “Big Jake”. Dân New England, cao 6.3 ft, bộc trực và thẳng tính, ông ta được lệnh bắn hạ bất cứ phi cơ nào không xác định được danh tính và nhắm mòi đe dọa đến cuộc di tản đang diễn ra ồ ạt từ Sài Gòn.Lẽ ra Jacobs đã cho bắn rơi chiếc trực thăng của Nguyễn nhưng ông đã không làm như vậy. Ông ta độ chừng Nguyễn là một người lính miền Nam đang tìm đường thoát. Bầu trời ngày hôm đó dầy đặc những phi công Việt Nam đưa gia đình và đồng đội bay ra biển trên những chiếc trực thăng cuối cùng còn sót lại.”Chỉ khi nào nó bắn xuống, không thì mình sẽ không khai hỏa trước”, Jacobs ra lệnh.Nguyễn liên lạc với chiếc Kirk. Tiếng Anh của ông ta chỉ tạm đủ, trên tàu cũng có một thủy thủ bập bẹ được chút ít tiếng Việt.Sau nầy trong quyển The lucky few, tác giả Jan Herman đã tả lại nỗi thất vọng của Nguyễn. Ông ta bảo với những người dưới tàu rằng chiếc Chinook có chở theo đàn bà và con nít. Và máy bay ông ta sắp cạn xăng.”Hoặc là tôi hạ cánh trên tàu hoặc sẽ rớt xuống biển”, Nguyễn nói. “Hãy cứu chúng tôi!”Nhưng đám thủy thủ trên chiếc USS Kirk giơ tay làm hiệu xua Nguyễn bay đi chỗ khác. Sân đáp quá nhỏ mà chiếc Chinook lại quá cồng kềnh. Nếu xuống thấp, cánh quạt có thể va đụng gây nguy hiểm cho đám hành khách, luôn cả đám thủy thủ trên tàu.Nguyễn bỗng nảy ra một ý và lập tức cho dưới tàu biết. Ông sẽ lái chiếc Chinook quần trên boong. Vợ con ông ta sẽ liều mạng nhảy đại xuống đám người giăng tay chờ bên dưới…
***
Kent Chipman là một trong số những người đứng chờ sẵn dưới đó. Dân Texas, có một hàng ria quặp, được đồng đội gọi bằng cái tên “Chippy”. Anh ta chỉ nặng có 130 lbs và đang đánh lô tô trong bụng. Biết đủ sức hứng đám người nhảy ra từ chiếc trực thăng hay không đây. Trong lúc căng hai tay chờ đợi, một ý nghĩ cứ quẩn quanh trong đầu anh chàng: “Chắc chết cả đám!”
Nguyễn lái chiếc Chinook tới phần đuôi của chiếc tàu, cố tránh không cho cánh quạt tới gần những chỗ quan trọng. Chỉ cần một luồng gió hay một sơ sẩy, chong chóng trực thăng sẽ chém trúng tàu, giết chết cả vợ con ông lẫn đám người dưới kia đang dang tay chờ đợi.Người co-pilot mở cửa, ra hiệu cho vợ Nguyễn, “Nghe đây! Chị và mấy đứa nhỏ sẽ nhảy xuống trước!”Miki nhảy ra. Kế đến là thằng em nó. Bà Nho bồng đứa con gái nhỏ, nhoài người thả nó xuống cho đám thủy thủ trước khi chính mình cũng nhảy xuống. Đám người chờ sẵn bên dưới hứng được hết.Bây giờ trên chiếc Chinook chỉ còn lại một mình Nguyễn.Làm cách nào đáp khối sắt 12 tấn nầy xuống chiếc tàu? Ông ta chợt nghĩ ra cách khác – một cách chưa ai từng thử qua: Đâm xuống biển!
Ông ta bay ra xa chiếc tàu cách một khoảng an toàn và giữ cho chiếc trực thăng đứng yên chừng 10 phút với giàn bánh đáp nhấp nhô trên mặt sóng.Chipman đứng chết lặng trên boong, ngó theo. “Cái thằng điên! Nó đang cởi bộ đồ bay”, Chipman nghĩ thầm, trong lúc mắt không rời chiếc trực thăng.Nguyễn cởi bỏ cái áo bay và tháo dây súng trong khi vẫn giữ cần lái cho chiếc trực thăng đứng yên.Một phi công trông thấy cảnh đó sau nầy đã nói rằng, không thể hiểu sao Nguyễn có thể trút bỏ bộ đồ bay trong khi vẫn kềm cho chiếc trực thăng đứng yên một chỗ.Xong xuôi Nguyễn nhấc cánh quạt bay về phía bên phải, xa khỏi chiếc tàu.Khi chiếc trực thăng vừa chạm mặt nước, ông ta nhảy ùm xuống biển.Âm thanh cú va chạm nghe giống như cả một toa xe lửa bị lật. Mảnh vụn từ cánh quạt chiếc trực thăng bay veo véo qua chiếc USS Kirk. Chiếc trực thăng nằm lật ngửa trên mặt biển, mấy bánh xe chổng lên trời.
Một khoảng im lặng nghẹt thở khi cả bọn ngó xuống một vùng màu đỏ loang rộng ra chỗ Nguyễn nhảy xuống. Không ai thấy ông ta đâu.Đột nhiên một cái đầu nhô lên khỏi mặt biển. Nguyễn còn sống! Ông ta đã cố lặn thật sâu khi chiếc Chinook vừa chạm mặt nước. Còn khoảng màu đỏ loang trên biển là dầu thủy điều của chiếc trực thăng.Đám người trên chiếc Kirk òa vỡ trong niềm vui lẫn thán phục. Ai nấy huýt sáo vang lừng.”Cừ quá!” một người hét to.”Một cú tài tình”, người khác phụ họa theo.
Chiếc Kirk cho xuồng máy vớt Nguyễn lên. Ông ta lên tới boong tàu chỉ mặc độc một quần đùi màu đỏ của vợ may và một sơ mi trắng in hình hoa hòe. Mấy miếng vàng nhét trong túi đã rớt đâu mất.”Anh ta đòi được gặp vợ con ngay”, Doyle cơ khí trưởng trên tàu sau nầy nhắc lại.
***
Chiếc USS Kirk sau đó đã vớt thêm nhiều đợt người tị nạn tả tơi đào thoát trên những tàu hải quân VNCH, tàu buôn và cả tàu đánh cá. Jacobs cùng thủy thủ đoàn đã vớt tổng cộng 30,000 người đào nạn từ Nam Việt Nam.Sau nầy Jacobs nhắc lại rằng các thủy thủ của ông ta khá lành nghề nhưng đồng thời cũng rất may mắn. Biển Nam hải vốn có tiếng không hiền hòa, những đợt sóng cao 20 ft và gió giật rất mạnh là chuyện thường ngày. Vậy mà hôm đó mặt biển lại lặng yên.”Thượng đế đã ngó xuống. Mấy ngày đó mặt biển phẳng lì như lưng con cá bơn”, ông ta nói.Còn Chipman không bao giờ quên được thái độ trầm tĩnh của Nguyễn trong tình thế cấp bách và nhớ rõ mình đã vui mừng thế nào khi hứng được đứa con gái nhỏ cùng người vợ của viên phi công.”Một kết thúc tốt đẹp cho một cuộc chiến khốn nạn”, anh ta nói.“Ông ta khá khiêm tốn” 
Đó cũng là một kết cục pha trộn giữa vui mừng và cay đắng cho Nguyễn. Ông ta cứu được vợ con nhưng mất hết mọi thứ khác – tiền bạc, sự nghiệp, thân bằng quyến thuộc và luôn cả tổ quốc.Gia đình ông về sống ở Seattle, sau đó ông tìm được việc làm trong hãng Boeing. Ông ta đi tiếp cuộc đời mới, vẫn bằng sự bền bĩ tháo vát mà ông đã có lúc vội vã bay ra biển để tìm đường sống.
Một gia đình trong hội nhà thờ Lutheran bảo trợ cho gia đình ông. Ông chăm chỉ học thêm tiếng Anh. Ban đầu làm công việc lau dọn ban đêm và học thêm điện tử vào ban ngày. Sau khi được nhận vào làm cho hãng Boeing, ông thức dậy lúc 4 giờ sáng và rời nhà nửa tiếng sau đó.Sáu tháng sau khi tới Mỹ, gia đình Nguyễn không cần tới sự trợ giúp của chính phủ nữa, ông bảo rằng xứ nầy là mảnh đất của rất nhiều cơ hội. Ông không muốn nhận, nhưng luôn luôn muốn cho. Ông bảo với vợ con, trong vòng 5 năm tới chúng ta sẽ phải là công dân Mỹ để được đóng thuế và đi bầu.Đối với con cái, ông muốn chúng phải học thật giỏi, rằng đại học là ngưỡng cửa không gì thay thế được và ông sẽ giúp trả học phí nếu chúng học khá. Nhiều lúc, có thể nói, ông huấn luyện con cái giống như chúng là nhân viên phi hành của mình trên chiếc Chinook ngày nào.
Mỗi sáng chúa nhựt ông đánh thức các con, giao cho một bảng liệt kê các công việc phải làm. Nếu xong bài làm ở trường, chúng sẽ được cho thêm một số đề toán để… suy nghĩ tiếp!”Nếu tụi cháu làm lộn một con số, ba cháu sẽ xóa cả bài và bắt làm lại từ đầu”, Mina – đứa bé gái năm xưa được thả xuống từ chiếc trực thăng Chinook – nói như thế.Ông đặc biệt chăm lo cho đứa con gái út giống như cái ngày ông đem cô theo trong chuyến bay vượt thoát. Khi Mina bắt đầu hẹn hò với một anh nhạc sĩ – người sau nầy sẽ trở thành chồng cô – ông đã lựa dịp để ngồi nói chuyện tay đôi với anh chàng.”Cháu chưa bằng được con gái bác”, ông nói với anh ta. “Sao cháu không có bằng tiến sĩ? Con nhỏ nó có rồi đấy!”Nhưng Nguyễn không phải là một người cứng nhắc. Ông thích vui đùa. Mấy đứa con ông thường bảo ông thích tận hưởng đời sống đến nơi đến chốn vì biết rằng đời ông đã được ban ơn lần thứ hai. Ông thích đi câu, chơi dương cầm và tụ tập bạn bè về nhà hát karaoke. Ông cũng nhảy đầm rất giỏi, giống như ngày xưa đã từng bay thật cừ. Ông thích nhất điệu rumba và cha cha cha.Mỗi khi các con ông phàn nàn điều gì, chúng sẽ nghe được cả một bài thuyết trình: “Má tụi bây và ba khi tới đất Mỹ nầy trên người chỉ có độc cái quần lót… Nhìn lại mình bây giờ đi. Không giàu. Nhưng chúng ta không nghèo!”
***
Chuyến vượt thoát tới đất Mỹ của cả gia đình đã trở thành một cái gì gần như huyền thoại. Nó không còn là câu chuyện trao đổi trên bàn ăn mà đã được cô đọng lại thành những giá trị được hết thảy mọi người nâng niu gìn giữ. “Nó là câu chuyện về cái đảo Ellis của gia đình chúng tôi”, Miki nói.
Sau khi ông thôi việc ở Boeing và về hưu năm 2000, Miki biết sẽ tặng cha mình món gì. Đó là một hộp kính thật đẹp bên trong có cái quần đùi màu đỏ mà ông đã mặc trong chuyến bay vượt thoát của gia đình.Nguyễn nhận món quà đó với một thái độ nhẹ nhàng. Ông nhận nó mà không nói lời nào.Có lần ông đã viết về chuyến hành trình gian nan của gia đình ông trên một tờ báo Việt ngữ nhưng bằng lời kể của ngôi thứ ba. Ông không nhận mình chính là người phi công đó.”Ba tôi không thích khoe khoang”, Miki nói. “Nhưng ông biết chắc ông đã làm một chuyện quá sức liều mạng”Tháo mặt nạ để nhìn người anh hùng
Nhiều người khác cũng nghĩ thế, và họ quyết định tháo gỡ lớp vỏ bọc để thấy rõ mặt người anh hùng khiêm tốn nầy.Suốt trong nhiều năm, viên chỉ huy tàu USS Kirk đã nhiều lần dò hỏi tung tích cái anh chàng pilot Việt Nam đã lái chiếc Chinook đâm xuống biển.Câu hỏi lúc ban đầu dần trở nên một công cuộc tìm kiếm khá dai dẳng. Năm 2009, Jacobs xuất hiện trong một chương trình TV Việt ngữ, hỏi xem có ai biết gì về người phi công nầy.Công việc dò tìm vẫn tiến hành với ít nhiều hi vọng vì cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ cũng chẳng to lớn gì.Một ngày nọ, Miki nhận được một e-mail trong đó có lời rao của Jacobs. Anh trả lời: “Nếu ông đang tìm người phi công lái chiếc Chinook ấy, thì có thể đó là cha tôi”Sau đó là những cú điện thoại gọi về tới tấp…
***
Jacobs và những thuộc cấp cũ của ông trên chiếc USS Kirk tổ chức một buổi họp mặt đoàn tụ vào ngày 10-7-2010 tại Springfield, Virginia, và họ đã gởi thư mời ông Nguyễn. Ông không còn là người phi công trực thăng ngày nào trong tháng 4 năm 1975. Ông đã mất đứa con trai giữa – Mika – chết vì xuất huyết não năm 2003. Phần ông thì mắc bệnh Alzheimer sau khi về hưu. Bây giờ ông ngồi trong xe lăn. Không nói chuyện được, chỉ ú ớ qua cổ họng.Tới dự buổi họp mặt với thủy thủ đoàn chiếc tàu USS Kirk, lần nầy bà vợ đẩy xe cho ông. Chiếc xe lăn được đẩy vô phòng tiếp tân, có con trai và con gái cùng đi với cha mẹ. Người đầu tiên mà bà thấy trong hành lang là “Chippy” Chipman, anh chàng thủy thủ đã hứng được bà và cô bé gái con bà khi cả hai nhảy ra khỏi chiếc trực thăng mấy chục năm về trước.Nguyễn cũng nhận ra Chipman. Mắt ông ứa những giọt lệ.
“Ông ấy ngó tôi và tôi cũng ngó ông ấy trân trân. Ông ấy nhận ra tôi, và tôi cũng thế”, Chipman kể lại. Chipman tới bên Nguyễn đưa tay chào. Tự giới thiệu mình và nhắc lại chuyện xưa.Anh ngó qua Miki, giờ đã là một gã trung niên. “Tôi là người đã chụp được cậu lúc cậu nhảy xuống tàu”, anh nói bằng giọng Texas đặc sệt, trong lúc Miki không thốt được lời nào vì quá xúc động.Đoạn anh ngó qua Mina. Trông cô tươi tắn như một bông hoa. Anh bảo với cô rằng lúc đó anh đã nhủ mình phải cố chụp cho được lúc cô rớt khỏi chiếc trực thăng cho dù phải đánh đổi bằng chính sinh mạng mình đi nữa…”Tôi hãnh diện lắm”, Chipman kể lại tâm trạng mình lúc gặp Mina. “Tôi không có con, nhưng có một cái gì giống như bất ngờ mình gặp lại đứa con gái thất lạc đã lâu, nay gặp lại lúc nó khôn lớn. Cô ấy đã trưởng thành một cách hết sức tốt đẹp”
Buổi họp mặt biến thành buổi tuyên dương ông Nguyễn. Người ta chiếu lại khúc phim màu ghi lại những pha gian nan của chiếc Chinook. Nhiều thủy thủ trên tàu ngày hôm đó đã chụp ảnh và quay được cảnh tượng xảy ra trên mặt biển.Mina nhìn vào tấm hình lúc cô đang dán khuôn mặt bé thơ của mình lên lớp kính chiếc Chinook khi nó bay vòng trên chiếc tàu. Cô cũng thấy được tấm hình lúc cô rớt xuống đôi tay của Chipman. “Tôi lạnh cả sống lưng”, cô nói.Cô cũng được xem lại khúc phim cha cô nhào ra khỏi trực thăng lúc đâm xuống biển.”Giống như Tom Cruise”, cô bảo. “Nghĩ rằng người đó là cha tôi. Nghĩ rằng đó là cảnh gia đình tôi đang nhảy khỏi máy bay từng người một. Những ý nghĩ đó làm tôi choáng cả người”Còn Miki có ý nghĩ riêng của anh. Trong nhiều năm, anh vẫn thán phục cha mình ở cái tính khiêm tốn của ông. Anh có thể hiểu được thái độ đó. Nhiều người tị nạn Việt Nam chỉ muốn quên đi những đau đớn trong quá khứ. Họ đã mất đi bao nhiêu thứ, thân phận, địa vị, gia đình, tiền của… Họ chỉ muốn nhắm vào tương lai. Kết quả là những người nầy có nguy cơ đánh mất quá khứ. Lũ con rồi đây khôn lớn sẽ không biết gì về chuyện vượt thoát tìm tự do của cha mẹ. Và mọi chuyện sẽ nhạt nhòa dần khi thế hệ của những bậc cha mẹ lần lượt mất hút.”Chỉ có một điều khác nhau giữa gia đình chúng tôi và những gia đình khác, đó là những tấm hình và những khúc phim nầy”, Miki nói. “Mỗi người tị nạn Việt Nam tới xứ sở nầy đều có hàng vạn những câu chuyện đáng được kể ra, và chắc chắn có những câu chuyện còn gian nan hơn nhiều”
***
Miki ngó Jacobs khi ông nầy tới trước đám quan khách trong phòng tiếp tân.”Chúng tôi dành phần sau chót cho điều đáng kể nhất”, ông ta vừa nói vừa nhìn ông Nguyễn.Jacobs đọc một đoạn tuyên dương Nguyễn về hành động gan dạ của người sĩ quan phi hành.”Với tài ba của một phi công, thái độ trầm tĩnh trong lúc nguy cấp, hành động của ông Nguyễn đã mang về một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước ông và đã nói lên được một truyền thống cao đẹp nhất của Hải quân Hoa Kỳ”
Nguyễn không nói được lời nào khi ngồi yên ngó lên từ chiếc xe lăn. Một sĩ quan Hải quân cúi xuống gắn huy chương Không quân biểu dương lòng can đảm lên ve áo của ông.Trong chiếc xe lăn Nguyễn vặn vẹo cử động thân mình.Miki, đứng sau ông, không hiểu cha mình muốn gì.Ông cựa quậy hai chân, rồi thẳng người lên trong cái áo khoác màu xám tro. Ông nhìn thẳng vào Jacobs. Và, ông chào bằng cách run rẩy đưa bàn tay mặt của mình lên trán…
***Nguyễn qua đời vì bệnh Alzheimer 3 năm sau ở cái tuổi 73, ông đã vĩnh viễn ngủ luôn một giấc dài vào một đêm mùa hè. Nhưng trong cái buổi họp mặt đáng ghi nhớ đó, lúc thời gian quay ngược trở về một ngày khó quên của tháng 4, 1975, Miki đã thấy cha mình phác một cử chỉ dường như để nhắc với anh rằng, “Dù thân thể ông không thể cử động được nữa, nhưng ông – người cha mà anh đã tin chắc thế nào cũng tới để đưa anh và cả gia đình ra đi – ông vẫn mãi còn đó…”

(Không biết tác giả)

Em Tôi.

Đặng đình Tuân

Chương trình huấn mới bắt đầu chưa đâu ra đâu phải bỏ ngang. Chiến hạm được lệnh đi cấp tốc ra Đà Nẵng. Và toán chuyên viên huấn luyện ngoài khơi của chúng tôi phải ở lại tầu cho đến khi có lệnh mới. Hơn nữa, có muốn rời tầu, đang ở giữa biển khơi, cũng không tìm được phương tiện vào bờ để trở về đơn vị.


Bãi Tiên Sa của căn cứ hải quân Đà Nẵng đầy chật
người. Những chiếc xe cam nhông, xe jeep quân đội phủ
đầy bụi đỏ chạy vào vội vã. Trên xe chất đầy người mặc
quần áo dân sự và đồ đạc. Chật ních như họ đang dọn nhà.
Người ta hối hả nhẩy xuống, khiêng rở đồ đạc rồi xe lại vội
vã quay đầu chạy đi. Đoàn xe nối tiếp nhau, liên tục. Càng
lúc càng nhiều người hơn. Người đứng ngồi lố nhố. Mặt ai
cũng đầy vẻ nôn nóng, lo âu. Họ là gia đình quân đội được
chỉ thị vào đây để theo tầu Hải quân di tản. Đàn bà, trẻ con,
tay xách nách mang khệ nệ hành lý. Mang theo cả nồi niêu
soong chảo. Sau cùng họ được lên tầu và chia nhau chiếm
khắp nơi trên mấy từng sàn tầu. Yên chỗ rồi họ túm tụm với
nhau thành những nhóm nhỏ, trao đổi tin tức, bàn tán lao
xao.
Suốt thời gian tầu chạy trở về phía Sài Gòn, tôi bắt
chuyện, dọ hỏi nhiều người, nhưng không nghe được một
tin tức nào làm cho hứng khởi. Các làng nhỏ bên ngoài Đà

2
Nẵng đã mất vào tay cộng sản rồi. Các đơn vị quân đội đóng
ở phía nam và bắc Đà Nẵng nổi tiếng là chiến đấu dũng
mãnh, đánh tan lính cộng sản tết Mậu Thân trước đây, lần
này đã không chống trả mà chà đạp lên nhau bỏ chạy. Họ
nói có đơn vị thiết giáp đã chạy thẳng ra bờ biển, bỏ xe cho
xuống nước luôn. Tôi không biết những tin đồn đó có thể tin
được hay không vì không có cách gì kiểm chứng. Không
bao giờ tôi tin quân đội của mình lại chịu thua nhanh chóng
theo những lời kể vô căn cứ này. Nên tôi không cảm thấy lo
sợ. Ngoài việc người ta ùn ùn kéo vào căn cứ nhiều hơn,
thành phố xa xa đằng kia không có khói cháy, không nghe
tiếng bom đạn ầm ì vọng đến, vẫn có vẻ bình yên, lặng lẽ.
Đến Vũng Tàu sửa soạn đi vào cửa sông thì tầu
được lệnh thả neo nằm lại chờ lệnh mới… Sau cùng vị hạm
trưởng cho gọi chúng tôi lên nói lệnh mới không cho phép
vào Sài Gòn mà phải trở ra tiếp tục công tác khẩn cấp khác.
Sài Gòn đang cấm quân một trăm phần trăm. Nhóm chuyên
viên huấn luyện ngoài khơi các anh không thuộc quân số cơ
hữu của tầu, phải tự lo trở về đơn vị. Căn cứ Cát Lở đang
cho xuồng đổ bộ há miệng ra đón đưa các anh vào bờ. Lên
tới thành phố, muốn đề phòng đường đi bất trắc, tôi cho
phép giải tán và thay thường phục Trước khi chia tay, tôi
dặn nhân viên phải hết sức cẩn thận và cố gắng vào văn
phòng trình diện càng sớm càng tốt. Xe đò đường bộ từ
Vũng Tầu về Sài Gòn vẫn chạy thông xuốt yên ổn bình thản.
—o0o—
Buổi tối, từ khu Trương Minh Giảng đã nghe tiếng
súng lác đác thật gần. Về khuya có tiếng hỏa tiễn pháo kích
bay xé gió trên mái nhà. Tiếp theo là tiếng nổ rung chuyển
và tiếng xe chữa lửa rú chạy ngang vội vã. Tôi chạy vội ra

3
hành lang trên lầu quan sát. Xa xa về phía phi trường, một
khoảng trời cháy đỏ rực.
Vợ bác sĩ Tuân và cô em gái ở nhà bên trái chung
vách cũng chạy ra lan can nghe ngóng. Cả hai suýt soa co
rúm sợ hãi. Bà ta nói với qua vách tường lửng bắt chuyện.

  • Thấy dễ sợ quá…Ông Hà ơi ! Ông nghĩ tình hình rồi
    sẽ ra làm sao?
  • Tôi mới từ xa về chiều nay và hoàn toàn không biết.
    Cũng không thể đoán được chị Thu ơi!
    Trước khi đi vào trong nhà, bà ta vòng tay qua bờ
    tường đưa cho tôi một mảnh giấy có viết tên và mấy con số.
  • Đây là số điện thoại của nhà. Ông chồng tôi hoàn
    toàn không biết phải làm gì. Nếu ông biết gì thêm thì làm ơn
    làm phước gọi cho biết nghe.
    Cùng lúc tôi nghe vọng từ trong nhà mẹ tôi nói với em
    tôi.
  • Con ra bảo anh Hà đi vào đi. Ở ngoài đó nguy hiểm
    lắm. Lúc nhiễu nhương này dễ bị tên bay đạn lạc bất ngờ.
    Giọng nói của mẹ thật bình thản. Bà chịu đựng quen
    cái không khí chiến tranh, tiếng bom đạn nổ xé tai, tàn sát
    rồi. Không hoảng hốt, không lo sợ. Ngược lại, bà rất bình
    tĩnh lo chuẩn bị, sẵn sàng chờ đón bất cứ những bất trắc
    nào có thể xẩy ra. Kể cả cái chết…Tôi biết suốt đời, từ lúc
    tấm bé, bà đã lớn lên, đã trốn chạy, đã phải đương đầu
    thường trực với chiến tranh suốt từ Bắc vào Nam. Bà hay

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Bài phát biểu của GS Nguyễn văn Canh, ngày 23 tháng 4, 2022

Lời mở đầu: Trước hết, tôi cần nói về chữ công hàm. Trong lãnh vực ngoại giao, người tà dùng chữ  Công Hàm thay vì dùng chữ văn thư hành chánh của một Thủ Tướng gửi cho một Thủ tướng của một nước khác. Trường hộp này, Thủ tướng Phạm văn Đồng của Việt Cộng gửi văn thư, đươc gọi là công hàm cho Thủ tướng Chu ân Lai của Trung Cộng.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là trọng tâm của ‘vấn đề Công Hàm Phạm văn Đồng’. Vì thế, chúng ta cần nói sơ qua về 2 quần đảo này để các anh chị thanh niên, giới trẻ biết dễ hiểu  hơn đề khi bàn tới vấn đề này.

Hội Nghị Genève, Thuỵ sỹ, năm 1954 về chấm dứt chiến tranh Đông Dương và Việt nam bị chia ra làm 2 ở vĩ tuyến 17. Phần về phía Bắc dành cho Cộng sản, gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt cộng (VC)  và Phạm văn Đồng là Thủ tướng của VNDCCH. Phần phía Nam, cho Quốc gia, gọi là Việt Nam Cộng Hoà (VNCH).

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17, nghĩa là tài sản  của VNCH.

***

Có 2 văn kiện cần được bàn tới trong bài nói chuyện này: Bản Tuyên Bố của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (TC)  về lãnh hải và Công Hàm Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai.

Nội dung hai văn kiện:

1). Bản tuyên bố của  Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được Thường Vụ Quốc Hội Nhân Dân Trung Hoa thông qua nhân kỳ họp thứ 100 vào ngày 4 tháng 9, năm 1958.

Sau đây là điểm chính trong bản Tuyên Bố để phân tích trong buổi nói chuyện hôm nay.

“Lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lýÐiều khoản này bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi…, và các đảo phụ cận…., quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

 Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa của Việt Nam.

2). Thư của Phạm văn Đồng đề ngày 14 tháng 9, 1958.

Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai Văn thư  về Bản Tuyên bố của Quốc Hội TC với nội dung như sau:

Thủ Tuớng Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà  ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn  trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung  hoa trên mặt bể…-

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Phạm văn Đồng

Thủ tướng Chính Phủ

Nước VNDCCH.”

———

PHÂN TÍCH  VĂN KIỆN

Nhìn vào 2 bản văn trên, ta thấy có 2 vấn đề  được nêu ra:

Vấn đề 1. CHNDTH (TC) phổ biến bản tuyên bố để loan báo cho toàn thế giới (không gửi riêng cho VC) biết về lãnh hải 12 hải ý của Trung Cộng, bao gồm cả đất liền, các hải đảo ngoài khơi, và các đảo phụ cận…. Bản tuyên bố có nói tên các đảo, ngoài khơi, phụ cận, như Hoàng Sa và Trường Sa.  Điều này có nghĩa là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TC (mặc dù là tài sản của VNCH).

Để đáp ứng loan báo của TC,  Phạm văn Đồng tự nguyện  gửi thư trên xác nhận và tán thành quyết định của TC. Văn thư ấy nói thêm rằng “ sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý.”  của TC.
Tuy nhiên, văn thư của Phạm văn Đồng bỏ ngỏ vấn đề TC đơn phương tự nhận có chủ quyền trên Hoàng Sa và Hoàng Sa của Việt nam, dù lúc đó là của VNCH. Trước mắt quần chúng, thì sự im lặng trước một vấn đề rõ rệt như vậy (có điều gì khuất tất bên trong, có gì mờ ám), vì lẽ im lặng là thú nhận, là đồng ý, là chấp thuận. Phạm văn Đồng không dám công khai nói rõ ý định của VC, nhưng mập mờ này có vẻ làm cho TC hài lòng.

                                    Đây là một điều rất bất thường

Vấn đề 2: Văn thư của Phạm văn Đồng công nhận 2 quần đảo của Việt nam có giá trị trong việc chuyển nhượng tài sản hay không?

***

Đó là Giá trị pháp lý của Công Hàm.

Vấn đề  1: Mờ ám trong việc chuyển nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC.

                     Những gì được thoả thuận giũa 2 bên đều được giữ kín.

Cho đến khi Miền Nam bị Công Sản Bắc Việt thôn tính vào năm 1975, hai quần đảo này là của Miền Nam Việt Nam. Nay, chúng trở thành lãnh thổ của chính quyền mới. Và lúc này, TC đòi VC chuyển giao  hai quần đảo này. VC không chấp thuận.

TC viện các lý do sau đây để chứng minh  chúng là chủ của 2 quần đảo ấy:

1).Bằng chứng quan trọng nhất mà TC dựa vào đó để biện minh rằng chúng có chủ quyền là văn thư của Phạm Văn Đồng (nói trên) đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về TC.

2) Tuyên bố của Ung văn Khiêm:

Các tài liệu sau đây còn ghi thêm một chi tiết mà TC viện dẫn để biện minh chủ quyền trên Biển Đông. Đó là lời nói của thứ trưởng Ngoại giao của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ung văn Khiêm với Đại lý sự vụ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Li Zhimin vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 rằng  “Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử thuộc về Trung Hoa.” Lời tuyên bố này được phát biểu ở văn phòng Bộ Ngoại Giao Bắc Việt, có sự chứng kiến của một viên chức Bộ Ngoại Giao VC là Lê Đốc.

3.Sách Giáo Khoa về Địa Lý của Hà Nội trước năm1974:

Bài học về Địa lý dạy học sinh nói rằng: Hoàng Sa và Trường Sa lập thành vòng đai bảo vệ Trung Quốc.Từ đó, người ta hiểu rằng nếu Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa, thì các quần đảo ấy được sử dụng để bảo vệ Trung Hoa.

-Để phản bác lại quan điểm của TC, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày 7 tháng 8 năm 1979 biện minh:

“Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.  Về vấn đề này,  Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:

***

Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc”.

***

Sau đó, lãnh đạo VC thú nhận có nhượng 2 quần đảo ấy cho TC dù đã phản bác:

 

1. Thú Nhận của Phạm văn Đồng và nêu lý do tại sao “bán” 2 quần đảo này:

Phó thủ tướng Lý tiên Niệm  của TC nói rằng  vào năm 1958, Thủ tướng Phạm văn Đồng tán thành bản Tuyên Bố của CHNDTH nhận có chủ quyền trên 2 quần đảo này, nhưng từ năm 1975, Việt Nam kiểm soát được một phần nhóm Hoàng Sa. Năm 1977,Đồng đổi giọng : “lúc đó là thời gian chiến tranh và tôi phải nói như vậy” Far Eastern Economic Review ( FEER), 16 tháng 3, 1979

Biện minh của Đồng lại gây thêm thắc mắc, vì lẽ trong khu vực này vào thời kỳ ấy, không có một cuộc chiến tranh nào xảy ra.

Rồi phải tới năm 1992, trước sức ép của công luận về hành vi này, Nguyễn mạnh Cầm, với tư cách Bộ trưởng Ngọai Giao của Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà khai triển thêm lời phát biểu về ‘cuộc chiến tranh’ mà Đồng nói, trong cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992 kể trên.

2. Thú nhận  của Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn mạnh Cầm.

Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân thiết và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi ‘ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc. Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ nhằm ngăn ngừa bọn đế quốc Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “….Trung Hoa đã thuận cung cấp cho Việtnam một yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá. Trong bối cảnh đó và bắt nguồn từ nhu cầu cấp bách kể trên, việc lãnh đạo của chúng tôi công nhận chủ quyền  trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Hoa  đòi hỏi  là điều cần thiết để ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng các hải đảo tấn công chúng tôi, vì nó phục vụ trực tiếp cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc.”

(Họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992.}

Như vậy, Nguyễn mạnh Cầm đã khai triển rõ hơn về cuộc  “chiến tranh” mà Phạm văn Đồng nêu ra. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhằm vào cái mà gọi là bảo vệ độc lập quốc gia, Hồ đã phải nhượng bộ theo đòi hỏi của Mao, cho Phạm văn Đồng chuyển nhượng 2 quần đảo ấy cho Mao  với danh nghĩa là ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng hai quần đảo ấy tấn công Việt nam.

Thực sự,  Đồng và Cầm nói về  vấn đề chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra lại là vấn đề Nói Dối. Viện trợ mà TC thoả thuận cho VC là để  VC đánh chiếm Miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, tuyên bố của Nguyễn mạnh Cầm về việc Mao đòi Hồ công nhận hai quần đảo trên của Việt nam để đổi lấy viện trợ to lớn của TC là hành vi bán nước.

Nhận xét của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông:

Tập San Kinh Tế Viễn Đông (FEER) số ra ngày 16 tháng 3 năm 1979 kể trên nhận xét về vấn đề này:  “Những gì xảy ra ngày nay có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.  Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự công nhận của Cộng sản Việt Nam (2 quần đảo này là của TC) không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã dùng một ‘tiểu xảo’ để lừa dối Trung Quốc.  Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào thoát được khỏi bàn tay của Trung Quốc, trong khi họ lại phải theo cách ‘đổi mới’ của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.” 

Do sự hồ hởi  muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, nhượng một phần đất “tương lai sẽ có” để cho Trung Quốc, dù  biết không chắc gì có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.

 “ Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất?  Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh”.

-Frank Ching  trong Tạp Chí này trong số  ra ngày 10, thàng 3, 1994 kết luận:

Rõ ràng là Hồ chí Minh qua tay của Phạm văn Đồng đã dâng hiến cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa một cái “ bánh ngọt to lớn” (món quà quá hậu hĩ) vì lúc đó họ Hồ đang chuẩn bị xâm lăng Miền Nam. Hồ cần viện trợ to lớn và đã nhắm mắt chấp nhận mọi điều kiện Bắc Kinh đưa ra.   Thật là rất dễ cho Hồ chỉ bán trên giấy hai quần đảo ấy vì vào lúc đó thuộc Miền Nam.” 

Tóm lại, riêng nói về hai quần đảo này, thì một tay đại gian hùng như Hồ chí Minh, dù rất khôn ngoan, thành thạo dùng tiểu xảo trong mọi trường hợp, nay gặp phải Trung cộng là bậc Thày thâm độc lừa lại vì lẽ TC biết rằng Hồ đâu có làm chủ 2 quần đảo ấy vào lúc đó. Hơn nữa, Trung Cộng theo truyền thống bành trướng của của Hán Tộc nên có thể “mai phục trường kỳ” dù mất 100 năm chờ cơ hội thuận tiện đánh chiếm  “vật” ấy.  Vì trí đoản, Hồ chỉ biết và  quen dùng mưu thuật nhằm đạt chiến thắng nhất thời, như chỉ tìm kiếm ít lợi lộc trước mắt, nên đã bị mắc kẹt trong vụ này. Về sau, việc biện hộ rằng vì bị chiến tranh, vì cần phải bảo vệ tổ quốc chống đế quốc Mỹ xâm lăng, nên đã “tôn trọng quyết định” ấy của Mao  là một sự chạy tội, phản ảnh trạng thái trí tuệ u mê của họ Hồ. Không có bóng ma chiến tranh nào, cũng chẳng có đế quốc Mỹ nào hiện diện, hay rình rập để thực hiện âm mưu xâm lăng vào lúc đó.  Ngoài ra, đổ tội cho Đế quốc Mỹ rình rập đánh phá là bịa đặt trắng trợn để che dấu mưu đồ đen tối là cần tiền đẻ xâm chiến Miền Nam.

Tuy nhiên, với “yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá” cho Hồ, Mao đã đạt được cả 2 mục tiêu:

a) Thụ đắc được 2 quần đảo này một cách hoà bình.  Mao không mất một giọt máu để được làm chủ. Ngược lại, Hồ và đồng bọn tỏ ra rất hồ hởi vì hưởng được món viện trợ lớn, mà không thấy mất mát gì.

b) Đánh chiếm Miền Nam, Việt Nam. Thay vì phải tự mang quân xuống đánh chiếm Nam Việt Nam, Mao  không làm nổi và đã dùng Hồ và đồng bọ làm lính tiền phong cho công tác này.

Thực vậy, những lời giải thích của Phạm văn Đồng và Nguyễn mạnh Cầm cho thấy điều đó. Sau khi chiếm được Miền Bắc vào năm 1954, Hồ đã lập một dự án bành trướng thế lực cộng sản trên bán đảo Đông Dương trước khi tiến xa hơn.  Hồ chia vùng này làm 4 chiến trường : A, Bắc Việt; B, Nam Việt; C, Miên Lào; và D, Thái Lan và Hồ lãnh nhiệm vụ tiền phong thực hiện cuộc chiến tranh này. Đây là một “nghĩa vụ cao cả” của người Cộng Sản quốc tế.

Trong kế hoạch này, B là Nam Việt nam, là mục tiêu đâu tiên. Hồ cần Mao gấp  rút “yểm trợ đồ sộ  (cần hậu thuẫn của các bạn bè khắp thế giới) và viện trợ vô giá ( tiền bạc, súng ống và các quân dụng khác…) , vì đó là “nhu cầu cấp bách.”

Mao  biết rằng  Nam Việt Nam là bàn đạp để  Mao tiến xa hơn trong chủ nghĩa bá quyền. Các lực lượng dân tộc Việt, đối kháng với bá quyền Bắc Kinh còn lại, nằm ở Nam Việt nam. Mao biết rằng kẻ ngoại xâm như Mao không làm nổi. Hơn 1000 Bắc thuộc đã là những bài học tủi nhục. Cách hay nhất là dùng người bản xứ làm công việc này. Mao đã quá khôn ngoan biến Hồ và các thế hệ tay em trở thành lính đánh thuê, mà các kẻ này không ý thức được vai trò của chúng.  Chính những kẻ này gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp giúp Mao tận diệt các thế lực dân tộc Việt thù địch ấy. Trong cuộc chiến này, Hồ và đồng bọn đã không nương tay chém giết tàn bạo đồng bào của họ, tiêu huỷ các giá trị nền tảng của chủ nghĩa dân tộc và các sức mạnh khác chống lại Mao để bảo vệ độc lập và tự chủ của dân tộc. Nếu xét về mọi phương diện như văn hoá, xã hội, lãnh thổ, kinh tế, chính trị…., những gì đã và đang xảy ra trên tòan cõi Việt nam  từ thập niên 1950  đến nay,  ta có thể thấy âm mưu thực hiện mục tiêu này đã lộ rõ.

Hồ và đàn em chiếm được Nam Việt nam vào tháng 4, 1975 và cho đến nay chúng vẫn còn đang nỗ lực làm tròn sứ mạng hoặc đặt ách thống trị trên lãnh thổ  như xưa kia hay biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Liệu những kẻ nội thù này có đạt được mục tiêu này hay không?

*****

Tóm lại, Hồ chí Minh và Đảng CSVN đã phơi bày rõ ý định và đã thực hiện xong các hành vi chuyển nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, đổi lại lấy được sự yểm trợ “đồ sộ” của TC để có phương tiện đánh và chiếm Miền Nam.

Viện trợ mà Nguyễn mạnh Cầm gọi là đồ sộ và vô giá là bao nhiêu? Đặng tiểu Bình nói là 20 tỷ MK.

Hồ chí Minh và đồng bọn đã thực sự phạm tội bán nước.

*****

Vấn đề 2. Dựa vào Công hàm của Phạm văn Đồng, TC công khai nói rằng  đây là bằng chứng VC đã công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TC.

Vậy ta hãy xét Giá Trị Pháp Lý của Công hàm ấy về sự công nhận 2 quần đảo này là của TC.

1. Việc chuyển giao một phần lãnh thổ hay lãnh hải của một dân tộc là do quyết định của toàn dân.  Ý định của toàn dân về vấn đề ấy phải được phát biểu công khai và tự do. Nếu là trực tiếp, thì đó là trưng cầu dân ý. Nếu là gián tiếp, thì Quốc hội có trọng trách thể hiện ý định này của quốc dân. Thường thì  việc chuyển nhượng được thực hiện bằng  một hiệp ước do 2 bên ký kết có sự phê chuẩn của quốc hội, và phải được ban hành hợp lệ.

Lưu ý: nếu thủ dục ban hành không theo đúng các qui định, văn kiện không có giá  trị (due process).

Như vậy đây là thẩm quyền của Lập Pháp.

Hành pháp là một bộ phận công quyền của quốc gia với nhiệm vụ thi hành quyết định ấy của quốc dân. Hành pháp không có quyền quyết định tối hậu về việc này. Và một văn thư hành chánh của Hành pháp , như công hàm này,  không hội đủ điều kiện để có giá trị trong việc chuyển nhượng lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia,

Nhìn vào sự việc, ta thấy Phạm văn Đồng với tư cách thủ tướng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong công hàm đề ngày 14 tháng 9, 1958  công nhận lãnh hải của Trung hoa trong bản tuyên bố 10 ngày trước đó đã vượt ra ngoài quyền hạn của Hành Pháp. Phạm văn Đồng đã làm một việc mà ông ta không có quyền và không được phép làm. Hành vi ấy như vậy là bất hợp pháp, nó không có giá trị gì về phương diện pháp lý.

2.  Tuyên bố của Chu ân Lai về 12 hải lý gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là một hành vi xâm lăng vì lẽ hai quần đảo này chưa bao giờ thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa và Chu ân Lai đã  tự coi là đất của Trung Hoa trong bản tuyên bố đó. Đây là hành vi vi phạm luật pháp.

Hành vi của Phạm văn Đồng vốn dĩ đã là một sự lạm quyền (bất hợp pháp rồi), nay lại có mục đích công nhận hành vi bất hợp pháp của Chu ân Lai, thì hành vi đó không có một giá trị gì.

3. Nội dung của công hàm tuyệt nhiên không nói gì đến chuyển nhượng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Cộng. Công hàm chỉ đề cập đến công nhận lãnh hải của TC 12 hải lý. Sự công nhận này không thể được giải thích hay có nghĩa là một sự chuyển giao quyền sở hữu chủ một tài sản cho một chủ thể khác.

4. Không ai có thể chuyển nhượng cho một đệ tam nhân cái gì mà mình không có.

Khi thừa nhận hai vùng quần đảo này là của Trung Cộng, Phạm văn Đồng được hiểu là thay mặt VNDCCH với tư cách là ‘chủ nhân ông’ hai vùng quần đảo ấy. Thực sự thì hai quần đảo này lúc ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Như vậy Phạm văn Đồng  đã mạo nhận, có ý định chuyển giao một cái mà mình không có, với âm mưu lừa gạt Trung cộng. Lời hứa ấy tự bản chất là không có giá trị.

5.  Lãnh thổ hay lãnh hải là đối tượng chuyển nhượng phải được mô tả với chi tiết cụ thể, rõ rệt và đầy đủ, hay nói khác đi là phải có mô tả pháp lý rõ rệt với các toạ độ như kinh tuyến và vĩ tuyến của từng đảo một, với các cột mốc tham chiếu thiên nhiên hay nhân tạo… Không thể nói mơ hồ hay khơi khơi là “ các đảo ngoài khơi hay ở vùng phụ cận,,,,  và gồm Hoàng Sa, Trường Sa “ như trong Tuyên Bố của CHNDTH kể trên.

6..Động cơ thúc đẩy 2 bên sang nhượng lành hải phải được trong sáng hay nói rõ ra là chính đáng. Thí dụ như  có liên quan đến các tội phạm như buôn người, tổ chức cướp biển, buôn bán ma tuý… không được luật pháp cho phép. Trong trường hợp này, VC  cần viện trợ đồ sộ  của TC để thực hiện xâm lăng hay gây chiến,  không được chấp thuận.

Tóm lại, công hàm của Phatm văn Đồng về mọi mặt không có giá trị pháp lỳ về chuyển nhượng lãnh hải/.

*****

Tham chiếu & Trích dẫn: Nguyễn văn Canh,  “Hồ sở HS & TS và Chủ Quyền Dân Tộc” ấn bản 8, UBBVSVTLT, 2017, các trang 197-227; 383-399–

BÀI THƯƠNG CA THÁNG TƯ

(Nguyễn Thị Thêm)

47 năm lá cờ không còn tung bay trên đất nước VN
47 năm ta bỏ quê hương làm người vong quốc.
47 năm ta mòn dần niềm tin và hy vọng
47 năm những người năm cũ về đâu.
Ôi!
47 năm con cháu ta quên dần tiếng Việt

47 năm thương đau nhuộm bạc mái đầu.

Hôm nay là đầu tháng Tư. 47 năm đã qua, con gái tôi đã 47 tuổi. Một người phụ nữ trung niên chưa một lần về thăm VN.
Có giận con không? Tôi không biết nữa, chỉ biết thật đau trong lòng. Cây viết dường như đã hết mực Những ngón tay bấm máy run run. Chính bản thân tôi cũng ngờ vực mình không còn đủ sức để nhớ, để viết, để tri ân.

Tôi biết mình không là gì cả, một hạt cát trong sa mạc, một chút bụi trong không gian, một người đàn bà trong cơn đại hồng thủy của dân tộc. Chúng tôi là nhân chứng sống, một thế hệ sống giữa lòng chiến tranh ý thức hệ. Đàn bà là cái xương sườn của đàn ông. Khi thân thể bị đạn bom hủy diệt thì cái xương sườn cũng gãy vụn, thương tích và đau đớn mỗi khi trở trời. Thời gian trở trời cho những vết tích chiến tranh chính là đầu xuân, mỗi khi gió chuyển tháng tư về.

Thật tình cờ tôi thấy tấm hình này. Coi như là một tấm hình kỷ niệm. 11 vị tướng lãnh quân lực VNCH. Công hay tội lịch sử sẽ phán xét. 11 người của một thời trai trẻ, bây giờ 10 người đã ra đi. Chỉ còn một người còn sống. Đó là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

Những con người tị nạn Cộng Sản trên các xứ sở tạm dung đều có chung một nỗi buồn. Có người muốn quên đi để sống an vui những ngày còn lại cuối đời. Có người trốn tránh quá khứ, có người bật tung quá khứ để căm thù, tức giận và bùng nổ. Có người trầm ngâm để hối lỗi về sự nhu nhược của mình. Cách nào cũng đau đớn, cũng nặng oằn tâm tư một cách tội nghiệp.

Người lính Mỹ tham chiến sau cuộc chiến tháng 4/1975 còn tội nghiệp hơn chúng ta. Họ bị động viên đưa sang một đất nước xa lạ, nóng bức và đầy bất trắc. Họ có yêu nước không? Họ có tình nguyện dâng hiến đời họ cho đất nước VN không? Dĩ nhiên là không (!) bởi vì họ có biết nước VN ở chỗ nào đâu? người VN xa xôi nào đó không hề có dây mơ rễ má gì với họ.

Vậy mà họ đem cả tương lai và tuổi trẻ để sống chết vì VN. Tương lai tươi đẹp trên một đất nước giàu có. Cuộc sống tiện nghi và sang cả bao người mơ ước. Họ xuống tàu, lên máy bay ra đi, hẹn với mẹ cha sau ba năm nghĩa vụ họ sẽ về nhà. Nhưng Việt Nam không đơn giản như họ nghĩ. Cái chết rình rập họ bất cứ lúc nào. Họ tử trận, trên bia đá đen tại Washington DC ghi tên họ. Họ có mãn nguyện không? Cha mẹ họ có hãnh diện không? Dĩ nhiên không ai biết. Có khi cha mẹ họ còn thành kiến với người VN nữa là khác. Bởi vì đất nước VN xa lạ kia đã vùi thây con cái họ, là nơi con họ chết một cách oan uổng, chết không tìm thấy xác hay trở về với một quan tài.

Trên chiến trường, một viên đạn bắn sẻ. Hành quân bị lọt vào ổ phục kích. Tan xác trong đạn pháo. Máy bay bị bắn rơi … Những người lính Mỹ chết một cách bất ngờ và hoảng loạn. Họ không kịp kêu lên một tiếng. Họ không kịp gọi tên người yêu, tên vợ, tên con, chào mẹ cha ở lại. Xác họ là chiến công của phía bên kia. Khi bị bắt, họ sẽ là tù binh với sự đối xử đầy man rợ và hận thù.

Những người cựu chiến binh Mỹ được trở về sau cuộc chiến VN bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Tin tức thời đó đã phản bội sự thật, bôi nhọ sự chiến đấu oai dũng của quân lực VNCH. Mà bôi nhọ quân lực VNCH tức là bội nhọ sự chiến đấu của đồng minh. Vì lực lượng quân đội Mỹ sát cánh hành quân với quân đội ta. Nếu những cựu chiến binh này còn sống, mỗi khi tháng tư về họ cũng đau đớn, bi phẫn như chúng ta. Một thời dĩ vãng, một thời liệt oanh, một thời giỡn mặt tử thần.

Con tôi là lính Mỹ, cũng nhận lệnh đóng quân ở các nước bạn. Có đứa cũng đi tàu chiến hành quân bảo vệ vùng biển quốc tế. Đây là thời bình mà cũng gian nan cực khổ vô vàn. Người lính Mỹ hy sinh bản thân vì hai chữ tự do cho thế giới. Những cạnh tranh quyền lực chính trị, những mưu mô tiềm ẩn bảo vệ đảng phái, thế lực ngầm thao túng xã hội …tất cả nằm ngoài tầm với của người lính. Quân nhân tuyệt đối phải tuân lệnh cấp chỉ huy. Phải thi hành mệnh lệnh trong bất cứ trường hợp nào.

Viết tới đây, tôi nghĩ đến những người lính Nga trên chiến trường Ukraine. Họ như là con tôi phải tuân lệnh thượng cấp. Mà người tổng chỉ huy quân đội lại là một người tham vọng, tàn ác, bất chấp luật quốc tế. Người lính chỉ là con chốt thí qua sông. Họ như con ngựa bị bịt mắt chỉ đi về hướng trước mặt, không thể có con đường nào khác. Chống đối là phản bội đất nước bị mang tội phản quốc và cái chết nắm trong tay một cách nhục nhã.

Cuộc xâm lăng của Putin đã tàn phá đất nước Ukraine. Người lính bắn hỏa tiễn, bắn pháo cao xạ, thả bom vào nhà dân, vào bệnh viện, nhà bảo sanh, kho lương thực, rạp hát … có phải họ cũng tàn ác như Putin không? Tôi tin chắc cũng có lúc họ run tay khi bấm cò. Bao nhiêu xác lính Nga bỏ thây tại Ukraine? Bao nhiêu chiếc xe tăng bị nằm lại trên đất Ukraine như một thứ đồ phế thải. Và biết bao nhiêu xác người chết không có mồ chôn phải bị quăng vào những hố sâu chôn tập thể.

Những người dân Ukraine tại thành phố Mariupol phải sống dưới hầm nhiều ngày liên tục. Họ không có lương thực, thiếu nước uống, thiếu phương tiện y tế, thiếu ánh sáng, thiếu tất cả mọi thứ chỉ chờ cái chết . Vậy mà bom vẫn dội, pháo vẫn bắn, không có hành lang nhân đạo cho người dân ra đi tìm sự sống. Nghe tin có ít nhất 5.000 người dân và 210 trẻ em đã chết tại đây. Tội ac’ của Putin ngoài xâm lăng một nước có chủ quyền còn là tội ác diệt chủng nữa.

Những ngày tháng Ba, tháng Tư là của thương đau và chết chóc, của tội ác trên hành tinh này. Người VN năm 1975 gồng gánh vượt đường máu đi tản cư. Người dân Ukraine củng chạy sang Balan để tìm đường sống. Còn có bài thương ca nào đau lòng hơn thế nữa hay không?

Tháng Tư mẹ bồng con di tản.

Đạn pháo nổ vang mẹ lìa đời

Mẹ chết tay bồng con thoi thóp

Chiến tranh bi thảm Việt Nam ơi ! 
Tháng Ba bom nổ khắp Ukraine

Thành phố, nhà dân đều tan tành

Đoàn người tị nạn rời tổ quốc

Thế giới chung tay chống chiến tranh.

Này Kharkov, Sumy, Kherson

Này cảnh tan hoang Mariupol

Dưới hầm dân chết vì đói khát

Ukraine tử thủ vì nước non.

Inline image
Xin đừng so sánh Việt Nam và Ukraine trong cuộc chiến. Hãy nhìn một cách công tâm để đánh giá và phê phán. Ukraine là một nước mà người dân ngoi lên từ ngục tù Cộng Sản. Những vết hằn bóc lột, tham nhũng, đảng trị, trả thù, áp bức và đói khát đã cho người dân Ukraine một bài học xương máu. Tổng thống Zelensky đã thấy, đã sống và đã thề cùng người dân Ukraine xây dựng lại cuộc sống tươi đẹp bằng chế độ tự do. Nền tự do dân chủ và chủ trương gia nhập khối NATO của người dân Ukraine khiến Nga lo sợ và ra tay xâm lược. Cuộc chiến không cân sức, nước lớn tiêu diệt nước bé trong thời đại toàn cầu khiến cả thế giới phẫn nộ !

Nước Việt Nam ta, anh em biến thành kẻ thù. Người dân miền Bắc đói khổ đi giải phóng miền Nam giàu có trù phú. Một lực lượng nằm vùng bí mật gài lại ẩn náu hoạt động tại miền Nam. Cho nên trong dân chúng không thể phân biệt ai là Việt Cộng, ai là Quốc Gia. Trên chiến trường Bắc Việt được tiếp tế vũ khí chiến tranh của khối Cộng Sản Tàu và Nga, Danh nghĩa Giải Phóng Miền Nam của Mặt Trận chỉ là hình thức để qua mặt Quốc Tế.

Việt Nam Cộng Hòa bị Mỹ cắt viện trợ và rút binh về nước. Trong nội bộ của chính quyền, tướng lanh~ trong quân đội có một số Việt Cộng nằm vùng. Họ đã có kế hoạch đầu hàng, uy hiếp bắt Tổng thống phải từ chức. Lệnh bỏ ngõ chiến trường phát ra ngay từ Bộ tổng tham mưu. Ai có thể đương đầu chống lại cuộc chiến trăm phần thất bại này.

Đừng so sánh Tổng thống Zelensky với Tổng Thống Thiệu. Việt Nam không là gì cả với thế giới. Người dân Mỹ đã quá mệt mỏi và đau thương vì cuộc chiến VN. Họ mất mát tiền bạc lẫn sinh mạng trên chiến trường này quá nhiều. Những người Mẹ đòi con mình trở về an toàn, nước Mỹ đang ở bên bờ vực phải chọn. Và họ đã lựa chọn làm một người bạn thất hứa. Họ đã sai khi bỏ rơi VN và đánh thức con rồng ngủ quên “Tàu Cộng” để bây giờ hối tiếc muộn màng. TT Thiệu bị ép phải lên máy bay cấp tốc rời khỏi VN. Ông không thể có chọn lựa nào khác.

Ukraine có chính nghĩa là một nước có chủ quyền cả thế giới đều công nhận. Tổng Thống Zelensky đã tâm lý đi đúng con đường chính trị là kêu gọi lương tri thế giới. Bằng trái tim yêu nước, bằng sự quyết tâm của toàn dân Ukraine, ông đã có những bài phát biểu và kêu gọi sự giúp đỡ thành công. Ông đánh thức cả Châu Âu, NATO, và Mỹ về sự tàn bạo và tham vọng của Putin. Châu Âu giúp Ukraine cũng là tự cứu lấy mình sau này. Sau lưng ông ta, toàn dân Ukraine quyết hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước làm hậu thuẫn. Sự tàn khốc trên đất nước Ukraine càng tăng thêm lý do để Quốc tế giúp đỡ khí giới và áp lực chính trị lên Nga. Ngay cả người dân Nga cũng lên tiếng bênh vực Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Putin.

Tin tức mới nhất là người Ukraine đang trên đà phản công, đẩy lui quân Nga giành lại những vùng đất bị Nga lấn chiếm. Một nơi tại thị trấn Bucha đã bày ra một cảnh tượng kinh hoàng. Mỗi bước đi trên đường đều có xác chết của người dân. Những hố chôn tập thể vùi xác đàn bà trẻ con một cách kinh hoàng. Họ bị bắn sau ót, trước trán chứng tỏ bắn với cự ly gần. Sự kinh sợ hoảng loạn đó, tội cho họ biết bao !  TT Zelensky đã lên tiếng với công luận thế giới và hỏi tại sao? Tại sao lính Nga có thể ra tay với người dân vô tội, họ từng là bạn láng giềng thân thích, nói tiếng Nga và cùng chung văn hóa. Có những người phụ nữ bị giết với thân thể trần truồng sau khi bị hiếp, những người dân thường mở to mắt hoảng loạn, những trẻ em bị trói và bị giết một cách thương tâm. Thế giới gọi đây là hành động diệt chủng.

Tòa án Quốc Tế , Liên Hiệp Quốc, Liên Minh Châu Âu đã vào cuộc điều tra. Rồi thì sao? Mỗi ngày đạn bom Nga vẫn cày xéo trên đất nước tội nghiệp này. Các trận pháo vẫn ồ ạt dội trên thành phố, làng mạc. Không chiếm được Ukraine, Putin vẫn chưa ngừng tay. Tại sao cả thế giới chịu thua một tên khát máu như Putin. Đợi khi nào thế giới mới đem hòa bình lại cho Ukraine. Đợi khi người dân Ukraine mới có thể thấy ánh sáng tự do và mặt trời công lý.

Có một điều, cảnh tàn ác tại Bucha rất giống VN. Đó là Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân chiếm thành phố Huế và lùa dân đi bắn bỏ. Họ tàn sát dã man, kinh hoàng. Những hố bom tập thể vùi xác biết bao nhiêu người dân vô tội. Khăn tang cho Huế trắng cả xứ Thần Kinh. Vậy mà cái ác vẫn chiến thắng, quốc tế làm ngơ và Cộng Sản vẫn chiếm trọn đất nước VN. Những kẻ từng giết người vẫn sống nhởn nhơ và huyênh hoang với thành tích của mình.

Vâng ! Tháng Tư năm nay, thế giới lại thưởng thức một bản thương ca bi thống. Khi phát biểu trong buổi lễ âm nhạc Grammy, TT Zelensky đã nói những lời tâm huyết, đại ý như sau:

-Đối nghịch của âm nhạc là sự tàn khốc của chiến tranh, bom đạn đã tiêu hủy sinh mạng con người.

-Những người mẹ của chúng tôi thức dậy ở dưới hầm. Mở mắt ra vẫn còn thấy con cái mình là một ngày hạnh phúc vì họ vẫn còn sống.

-Ca Sĩ, nhạc sĩ của chúng tôi bây giờ không mặc đồ vest mà mặc đồ chống đạn. Họ hát cho những thương binh để xoa dịu những vết thương do kẻ thù gây ra.

– Xin hãy giúp đỡ chúng tôi bằng những gì các bạn có và có thể làm được. Nhưng tuyệt đối xin các bạn đừng im lặng mà hãy nói lên sự thật để giúp người dân Ukraine chống lại kẻ thù.

Như thế đó, chúng ta không nên im lặng, hãy nhìn cuộc chiến tại Ukraine để có một lập trường chính xác và công bằng.

Cái ác phải trả giá và hãy đưa bàn tay ra giúp đỡ người dân Ukraine trong khả năng của mình.

Bài thương ca không vang lên từ ban nhạc.

Và vang lên từ trái tim của mỗi con người

Khi ta hạnh phúc và có nụ cười.

Người Ukraine máu hòa chung nước mắt.

Pháo tung xác cha nhầy nhụa trên mặt đất

Đứa con ngây thơ vẫn tị nạn xứ người

Ác độc, bạo tàn chết chóc Ukraine ơi !

Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động.

Cho Việt Nam, Ukraine bi thống.

Hãy lên tiếng chống hành động giết người.

Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.

Cho thế giới an vui.

Nguyễn thị Thêm.
04/04/2022

Tạp ghi: “HIẾP DÂM” CHỮ NGHĨA

ĐIỆP MỸ LINH

A man walks with a bicycle in a street damaged by shelling in Mariupol, Ukraine, Thursday
[Evgeniy Maloletka/AP Photo]

Từ khi Nga ngang nhiên xâm lăng Ukraine – một quốc gia độc lập, có chủ quyền
– tôi đọc tin tức và thấy nhiều hình ảnh tan thương, thảm khốc của cuộc chiến mà
lực lượng hai bên rất chênh lệch! Nhưng, không hiểu tại sao tấm ảnh của người
đàn ông đơn độc với chiếc xe đạp, âm thầm bước trên sự điêu tàn, đổ nát của
thành phố Mariupol, Ukraine, lại làm cho hồn tôi chĩu nặng nhớ thương!
Suy nghĩ một chốc tôi mới nhận ra rằng: Tấm ảnh đã gợi lại trong hồn tôi cảnh
tan thương, đổ nát trong “vùng giải phóng”, danh từ Việt Minh – tiền thân của
cộng sản Việt Nam (csVN) – dùng để xác định địa thế từ Bắc đèo Cả đến Huế,
trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây; chỉ khác hai điều:
a.- Trong “vùng giải phóng” chỉ có nhà tranh vách đất; một số người giàu mới
xây nhà gạch, lợp ngói; tuyệt nhiên không có nhà lầu.

b.- Trong “vùng giải phóng”, Việt Minh phá hoại đường xe lửa; chỉ chừa lại
những đoạn đường xe lửa ngắn để “xe gòn” chạy. “Xe gòn” gồm 1 toa xe lửa cũ,
được một nhóm nhỏ đàn ông đẩy. Mọi cây cầu đều bị giật sập vài “nhịp”. Đường
nhựa – nhất là quốc lộ xuyên Việt – đều bị Việt Minh đào xới từng hố sâu, nối
tiếp nhau; người đi xe đạp phải vừa đi vừa vác hoặc dắt xe đạp; chỉ người đi bộ
mới có thể đi trên những đoạn đường đó, rồi hai bàn chân sẽ bị đau nhói vì đá
lởm chởm.
Khi Ba tôi “thoát ly” “vùng tạm chiếm” – danh từ này cũng do Việt Minh đặt – để
theo kháng chiến, tôi còn bé lắm, chưa hiểu biết gì. Nhưng tôi rất tò mò và nhớ
dai. Tôi lại được Ba Má tôi giải thích mọi điều.
Đối với tôi, những điều bình thường trong “vùng giải phóng” đều là những gì tôi
không hề thấy tại Dalat – nơi tôi chào đời – như: Nhà tranh vách đất, trâu, bò, xe
bò, ruộng lúa, nông phu, cày bừa, gieo mạ, gặt lúa, v.v… Người trong “vùng giải
phóng” rất gầy, đi chân trần, mặc đồ bà ba cũ, vá nhiều miếng lớn. Chỉ những
ngày Tết hoặc lễ họ mới mặc đồ “dễ coi” hơn một tí, nhưng cũng luộm thuộm,
màu sắc không thể phân biệt được; vì vải nội hóa, thuốc nhuộm cũng nội hóa, rất
dễ phai và cũng vì không có xà-phòng giặc đồ. Du kích và “bộ đội ông Hồ” cũng
gầy, đen, mắt lồi, má cóp, mặc đồ “kaki” màu xám nhạt, đội nón cối, mang dép
“râu”. Trẻ em thì bụng “ỏng” đầu to, mắt lồi, chỉ chăn trâu, chăn bò, mót lúa, mót
khoai, kiếm củi chứ không biết đọc, không biết viết! Không nơi nào có trường
học!
Quảng đời thơ ấu của tôi là như thế, cho nên, trước khi qua đời, Ba tôi để lại cho
tôi câu này: “Con! Ba tiếc rằng Ba đã làm mất một phần tuổi thơ của con!”
Viết đến đây, buồn quá, tôi tìm tin khác đọc!

Tấm ảnh này chụp tại Ukraine trong thời gian Ukraine bị Nga xâm lược, trônggiống như thảm cảnh Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế!

Năm 1968, csVN – vi phạm Hiệp Định Đình Chiến đã ký với Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH) – đồng loạt pháo kích dữ dội, dai dẳng và điên cuồng vào tất cả
thành phố của miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân. Không ai có thể biết
được bao nhiêu ngàn người miền Nam đã gục ngã vì những trận pháo kích bất
ngờ và dã man đó!
Ngay sau khi ngưng pháo kích, csVN mở những cuộc tấn công tàn bạo và đẩm
máu vào tất cả cơ quan quân sự của VNCH và Hoa Kỳ.
Chỉ sau vài đợt pháo kích của csVN, người Lính VNCH đã linh cảm được điều
bất thường, vội tự động trở lại đơn vị. (Ngày đó không có cell phones như hiện
nay, xin đừng vội kết tội ĐML “láo như csVN”)!
Tiếc rằng phương tiện truyền thông vào thập niên 60 rất giới hạn, cho nên, thế
giới không thể biết được csVN đã bất ngờ tấn công VNCH. Vì thế, chính phủ
cũng như Quân Lực VNCH không được thế giới yễm trợ vũ khí như hiện nay
Ukraine nhận được; thế mà Quân Lực VNCH cũng vẫn đẩy lui csVN trở về
Trường Sơn!
Tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của Người Lính VNCH là như thế, cho
nên, lúc nào người csVN cũng cố tình bôi nhọ, “gán” cho người Lính VNCH là
lính đánh thuê!

Muốn biết người Lính VNCH và “bộ độ ông Hồ” ai là lính đánh thuê, mời đọc
vài đoạn trích dẫn dưới đây:
BBC News ngày 29-4-2019: “Bài viết Reassessment of Beijing’s economic and
military aid to Hanoi’s War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa
đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.”
“Theo lịch sử chính thức của Trung quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung
quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ
là cho vay không lãi suất…”
“… Năm 1974, viện trợ Trung quốc cho Hà Nội ở khoảng 2,5 tỉ nhân dân tệ,
ngoài ra là 2 tỉ tệ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam…”
“Ngày 26/10/1974, Trung Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận lần chót, cung cấp
cho Hà Nội 850 triệu tệ cho kinh tế và vũ khí, cùng 50 triệu đôla tiền mặt cho
năm 1975.”
Link: https://www.bbc.com/vietnamese/world-48051722
Cũng BBC News, ngày 21-4-2022: “Đài Trung quốc nói lính Trung Quốc giúp
Việt Nam bắn rơi hằng trăm máy bay Mỹ.”
“Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng
cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường
sắt, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và
đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam…”
Thế mà csVN chụp hình các em bé chỉ hơn 10 tuổi, ôm súng trường, ghi chú là
“anh hùng nhí” hoặc “anh hùng gái” đã bắn hạ máy bay Mỹ!
Trong khi nhà cầm quyền csVN gián tiếp thực thi hành động diệt chủng bằng
cách bắt trẻ em và thiếu nữ tham chiến thì chính phủ VNCH – tuy phải tổng động
viên để đủ quân chống trả các cuộc xâm lăng của csVN – vẫn cố duy trì nòi giống

bằng luật miễn quân dịch cho những thanh niên là con trai độc nhất trong gia
đình.
Viết đến đây tôi cảm thấy bất nhẫn về sự gian dối của csVN, vội tìm tin khác.
Không ngờ tôi “khám phá” được sự dối gian rất lố bịch của Nga khi đọc trên US
News, ngày 04-04-2022 @ 2:05 am EDT, bảng tin này: (Reuters) –“… Russia’s
foreign ministry said that footage of dead civilians in the Ukrainian town of
Bucha had been ‘ordered’ by the United States as part of a plot to blame
Russia.”
“Who are the masters of provocation? ‘Of course the United States and
NATO,’ ministry spokeswoman Maria Zakharova said in an interview on
state television late on Sunday.”
Trên Fox News, ngày 19-4-2022 @ 9:07am EDT, tôi thấy đoạn này rất giống luận
điệu của csVN: “Russian Defense Minister Sergei Shoigu is accusing the United
States and other Western countries Tuesday of trying to ‘delay’ the course of the
war in Ukraine by sending shipments of weapons to Kyiv’s military.” 
Theo BBC News ngày 23-4-2022, Trung cộng cũng lên án Hoa Kỳ: Tân Hoa Xã
ngày 22-4-2022 viết: “Ngay cả khi không bắn một phát súng nào hoặc triển khai
bất kỳ binh sĩ nào ở Ukraine, Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung
đột quân sự Nga-Ukraine.”
“Bằng cách vũ khí hóa sức mạnh tối cao tài chính toàn cầu của mình, chủ nghĩa
khủng bố tài chính của Washington đang làm leo thang cuộc đối đầu vốn đã gay
gắt và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới.”
Ngày trước, khi biết Trung cộng viện trợ vũ khí cho csVN, Mỹ đưa quân sang
giúp VNCH để chống lại sự bành trướng của cộng sản thì cộng sản gọi Mỹ là quân
xâm lược, cần phải đánh đuổi khỏi miền Nam Việt Nam.

Bây giờ, Nga, một cường quốc, xâm lược Ukraine, một nước nhỏ và yếu hơn nước
Nga về nhiều phương diện. Hoa Kỳ và các nước Âu Châu chỉ gửi vũ khí – chứ
không gửi quân – giúp Ukraine chống lại Nga thì Hoa Kỳ bị lên án!
Thập niên 70, Mỹ “mệt mỏi” – vì cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ không muốn thắng
– đã rút quân khỏi Việt Nam và hòa hoản với Trung cộng; vì thế, Mỹ “làm ngơ”
để Trung cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH.
Nếu ngày đó, VNCH được Hoa Kỳ và thế giới viện trợ vũ khí – như hiện nay
Ukraine nhận được – thì chưa chắc Trung cộng có thể chiếm được Hoàng Sa!
Bằng cớ là Ukraine đã bắn chìm chiến hạm Moskva của Nga.
Theo Jason Lemon trên Newsweek ngày 15-4-22 @ 5:37 pm EDT thì: “At 610
feet in length, the Moskva was the third-largest in Russia’s fleet. The vessel was
also the only one of Moscow’s warships that were capable of carrying nuclear
weapons.”
Moskva, một chiến hạm tối tân và quan trọng đến như thế mà bị quân của Ukraine
bắn chìm làm cho ông Putin bị “quê xệ”, vội chối quanh!
Bảng tin của Greg Norman trên Fox News ngày 15-4-2022 @ 2:05pm EDT viết:
“Moscow has claimed the ship sank after a fire on board caused an explosion”.  
Nhưng, cũng trong bảng tin cùng ngày của Greg Norman, Hoa Kỳ xác nhận rằng:
“A U.S. official told Fox News on Friday that the latest assessment by the U.S. is
that Russia’s Moskva warship was struck by two Ukrainian missiles before it sank.”
Giữa bốn bên: Mỹ, Nga, Tàu và csVN, dĩ nhiên nhiều người – cũng như tôi – tin
Mỹ hơn.
Tin Mỹ thì tin, nhưng tôi rất buồn Mỹ; vì chính nhờ Mỹ, thập niên 70, hòa hoản
với Trung cộng mà Trung cộng – từ những “anh” chuyên bán hủ tiếu và “woành”
thánh mì – nay có phi thuyền, hàng không mẫu hạm và, theo BBC News, sắp sửa
hoàn tất hàng không mẫu hạm thứ ba!

Sở dĩ Trung cộng được như ngày nay là nhờ chính sách “lương lẹo” của Trung
cộng. Trung cộng cho tuyển gái trẻ, đẹp, huấn luyện họ về tình báo rồi gửi sang
Hoa Kỳ du học. Học xong, họ – đã được đảng cộng sản Trung Hoa chỉ thị trước
khi sang Mỹ – phải tìm những nhân vật quan trọng của Mỹ để kết hôn. Thế là bí
mật hoa học và quốc phòng của Mỹ được chuyển về Trung cộng!…
Suy nghĩ đến đây, tôi nản quá, ngưng viết.
Sáng nay, mở computer, nhìn hình ảnh buồn thảm của di dân Ukraine, tôi chợt
nhớ lại những dòng nước mắt đắng cay của tôi và của hơn 100 ngàn người Việt di
tản vào 30-4-1975!
Đa số di dân đến Mỹ đều đau khổ vì quê hương rơi vào tay cộng sản, gia đình ly
tán, tài sản không còn; vì thế, chúng tôi trông rất thảm sầu!
Còn người csVN – sau khi thi hành triệt để chiêu bài gian manh: “Đánh Mỹ ‘kíu’
nước” để thiu rụi mấy triệu người Việt – thì khi đến Mỹ gương mặt của họ trông
rất “hồ hởi”!
Từ thái độ “hồ hởi” của người csVN khi được sang Mỹ, tôi nghiệm ra rằng:
Trước 1975, miền Bắc Việt Nam nghèo đói đến cùng cực; vì chưa thể gượng dậy
sau hệ quả khốc hại của hai chiến dịch “Bần cùng hóa nhân dân” và “Tiêu thổ
kháng chiến”.
Người csVN tưởng rằng miền Nam Việt Nam nhờ Mỹ mới giàu; nhờ Mỹ mới có
tự do; nhờ Mỹ người dân mới có trình độ văn hóa và đạo đức cao. Thế là – dù
phải “hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng” để cưỡng chiếm miền Nam – người
csVN vẫn phải thực hiện, chỉ với chủ tâm đạt cho được mục đích là chính người
csVN được “bắt tay” với Mỹ để vươn lên!
Từ 30-4-1975 cho đến nay, csVN có nhà cao cửa rộng, nghĩa trang “hoành tráng”;
còn tình trạng dân trí, đạo đức, giáo dục và tự do của người Việt Nam trong nước
như thế nào, thế giới biết rồi!

Thời csVN dùng chiêu bài “Giải phóng miền Nam” để xâm lăng, tiêu diệt người
miền Nam, Ba tôi thường cười “nửa miệng”, bảo: “Đúng là ‘tụi nó’ – csVN –
‘hiếp dâm chữ nghĩa’! Đi cướp nước, giết người mà xưng là ‘giải phóng’!”
Ngày nay, Nga xâm lăng Ukraine thì, trên Shargh, The Guardian, ngày 13-4-2022
@ 15:57, tôi thấy câu này: “‘Its goals are absolutely clear and noble,’ Putin said
of Russia’s military campaign while standing alongside his Belarusian
counterpart, Alexander Lukashenko…”
Tiếc rằng tôi không phải là thông dịch viên; tôi lại không thích Google dịch; và
Ba tôi – nguyên giáo sư Pháp văn các lớp đệ nhị cấp trường trung học Cam Ranh
– không còn nữa; do đó, tôi không hiểu chữ “noble” mà ông Putin dùng cho hành
động xua quân Nga xâm lăng, giết người trên phần đất của Ukraine có đúng là
“hiếp dâm chữ nghĩa” hay không!

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

Video: CHIẾC ÁO RA TRƯỜNG THƠM THO BÊN CẠNH CHIẾC ÁO TÙ “CẢI TẠO”.

Của PHẠM PHÚ NAM, DÂN SINH MEDIA, VIỆT MUSEUM

Trong Việt Museum ở San Jose, California có trưng bày 2 di vật- một chiếc áo tốt nghiệp ra trường đặt cạnh chiếc áo tù cải tạo. Mỗi năm hàng ngàn các em trung, tiểu học và đại học viếng thăm Việt Museum đều thắc mắc tại sao?……

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=t0OPAV-GpIM

Trầm ngâm tháng Tư

Tác giả Nguyenngocgia

Gần nửa thế kỷ – nói chính xác hơn – 47 năm! Thoáng chốc, mới đó mà… Quả thật! Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Từ một thằng nhóc, giờ tôi đã là ông nội, với mái tóc hoa râm! Tuổi xế chiều khiến người ta thường nhớ về quá khứ – những quá khứ trầm luân, càng khiến con người khắc khoải.Dù không phải từ “Bên Thắng Cuộc”, “Bên Thua Cuộc” hay “Bên Nhập Cuộc”, “Bên Bỏ Cuộc” nhưng với tư cách một người được sanh ra, lớn lên, trải qua gần 15 năm đầu đời, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa và suốt 47 năm dưới chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam, tôi cố gắng chọn cho mình một góc “Quan Sát Thời Cuộc” tại nơi dấu yêu – một thời mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông”.Năm nay – 2022 – những ngày cuối tháng Tư, lại gây ra một tâm trạng hỗn độn và phức tạp về câu chuyện xa xưa, những tưởng cũ mòn, không còn gì để ngẫm và để viết. Lạ thay! Chính câu chuyện lịch sử về một chế độ, người ta nói “đã chết nhưng không thể chôn” lại hồi sinh kỳ lạ, với những dòng tin mới tinh từ trang BBC [1] về việc Thường vụ Quân ủy Trung ương, đứng đầu hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã ban hành một kết luận vào ngày 14 tháng Ba năm 2022 nhằm khẳng định, những người “đi giải phóng miền Nam Việt Nam”, xem ai đã viết lời đầu hàng, để cho ông Dương Văn Minh đọc, trong tư cách vị Tổng thống VNCH cuối cùng.Phải mất đến gần nửa thế kỷ, “loại công trạng” này mới được cấp cao nhứt trong ĐCSVN chứng nhận, nhằm chấm dứt sự tranh công lẫn nhau giữa những người đồng chí nhưng hóa ra… dị hướng! Dĩ nhiên, sự kiện nói trên trở thành dấu ấn quan trọng, trong cuộc chiến tranh xâm lược của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bắt tay “kết đoàn” cùng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, năm xưa. Đó gọi là lịch sử. Bởi lịch sử không phải là những vẽ vời, như cuốn tự truyện của kẻ chiến thắng, muốn viết gì thì viết, khiến người dân mụ mị, đến nỗi gần nửa thế kỷ, vẫn không có số đông hiểu đúng về chiến cuộc mang cái tên mỹ miều “huynh đệ tương tàn”, vốn liên quan đến hàng chục triệu con người cùng chung “cái lỗ mẹ Âu Cơ” (!) trong khi đó, lại hăm hở và đầy cuồng nộ, đủ phấn khích trước một cuộc chiến xa lắc, bên tận trời Tây! Hậu quả chia rẽ mãnh liệt, ngay giữa những người CSVN về cuộc chiến Nga – Ukraine do đâu mà ra? Nhà cầm quyền CSVN phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và liên tục.Lịch sử Việt Nam không phải là anh Tám bán đậu phộng tự tẩm xăng thân mình để diệt giặc. Lịch sử Việt Nam không phải là bắn rơi máy bay B52 dài “vỏn vẹn” có… 600 thước như ông Phạm Tuân không biết ngượng ngùng, kể chuyện đánh Mỹ rất tào lao, dụ khị con nít. Người đời viết những câu chuyện cổ tích – thần thoại để răn dạy điều hay – lẽ phải cho người sau nhưng đó không phải và chưa bao giờ được phép gọi là lịch sử! Lịch sử là sự thật. Lịch sử là khoa học – Nơi không cho phép dung chứa sự bừa bãi, ba hoa về những điều dối trá, đơm đặt để nhồi sọ cho thế hệ tiếp nối.Lịch sử là dòng chảy không ngừng nghỉ. Lịch sử Việt Nam đã bị những tảng đá dối lừa khổng lồ ngăn chận, suốt 47 năm qua. Vì vậy, làm sao trách học trò, không chán ngán môn Lịch Sử! Sự chán ngán đó không phải những năm sau này mới bộc lộ rõ rệt mà nó đã hiện diện từ ngay sau 1975 – Một chiến thắng của những kẻ dối trá. Lẽ tất nhiên, không thể trông mong lịch sử được viết ra từ những con người gian dối. Kẻ dối gian luôn lấy bịa đặt làm phương tiện, để biện minh cho cứu cánh đầy tà tâm.Thật buồn cười! Giới giáo dục của nhà cầm quyền CSVN, hiện nay đang bàn thảo có nên hay không nên, đưa môn Lịch Sử vào phần học tự chọn (!). Dù có bắt buộc học Lịch Sử, chắc chắn sự ngao ngán dành cho nó cũng không tài nào giảm bớt, bởi thuộc tính SỰ THẬT đã bị xóa nhòa trong môn học, lẽ ra rất thú vị và làm nên hồn cốt của bất cứ dân tộc nào.Với tư tưởng “lịch sử gần như chỉ là quá khứ”, người Cộng Sản Việt Nam đã phản bội lại thuộc tính quan trọng nhứt của Triết Học – thuộc tính Vận Động – Một sự phản bội trong vô minh cùng đầu óc vô tri, đã dẫn đến những tai hại dưới tên gọi “di họa khôn lường” cho tới tận ngày nay.Dù đã 47 năm từ cái gọi là “chiến công vang dội khắp địa cầu”, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục hoảng sợ từ chiến thắng phi nghĩa – bất chính danh – vô nhân đạo, bằng hai sự việc mới nhứt:1. Chàng trai trẻ có tên Dương Đức Thịnh dẫm đạp cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [2] tại Úc Đại Lợi, vào tháng Năm năm 2021 mà giới báo chí trong nước lặng lẽ như tờ.2. Trận đá banh Úc Đại Lợi – Việt Nam [3] và trận Nhật Bản – Việt Nam [4] đã được VTV phát chậm 10 phút đồng hồ, với lý do “an ninh quốc gia”, nhằm tránh né hình ảnh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện trên khán đài.Khi nhà cầm quyền CSVN cắt khúc lịch sử về chế độ Việt Nam Cộng Hòa, rồi phi tang trường đoạn lịch sử đen tối đó, tức là họ cố tình dục mất “khúc ruột ngàn dặm” vốn bị “hoại tử tinh thần” từ “đoạn trường Ba Mươi Tháng Tư”. Nghiễm nhiên, nhà cầm quyền CSVN tự tay cắt phăng đi cội rễ làm người Việt Nam. Thế cho nên, làm sao trách cứ chàng trai Dương Đức Thịnh với thái độ ngông nghênh – đòi thay mặt hàng chục triệu người Việt Nam – sẵn sàng dẫm đạp lá cờ, vốn đã tồn tại trước khi nhà nước Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, sau hiệp định Geneve – 1954. Sự vong bản của chàng sinh viên du học tại Úc Đại Lợi hình thành, từ sự đầu độc bởi cái thứ lịch sử gian dối.Không dừng lại ở sự đầu độc tâm hồn người Việt Nam, sự dối trá mang tên “Lịch Sử” đang đặt nhà cầm quyền CSVN vào một nghịch lý không thể gỡ rối. Bởi nhắc về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, cả thế giới đều biết đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những ngày này, các chuyển động quân sự đáng lo ngại từ nhà cầm quyền CSTQ đang khiến người dân thêm bất an từ những cuộc tập trận bắn đạn thật, chỉ cách thành phố Huế chừng khoảng 100 cây số vẫn tiếp diễn, dù nhà cầm quyền CSVN đã hết lời nhũn nhặn “giao thiệp”, với mong muốn phát triển tốt đẹp tình hữu nghị giữa hai đảng với nhau.Những trầm ngâm tháng Tư vẫn hằn lên nếp trán người Việt Nam, với phát ngôn [5] của đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế” (!)Ngót nghét nửa thế kỷ, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa hề “thu được lòng dân”. Cho nên, ông Phạm Minh Chính thật viễn vông với mong muốn quá nhỏ mọn và có đôi phần thô bỉ, bởi chỉ gói gọn trong những đồng tiền thuế, mà chắc chắn càng teo tóp thảm hại, từ cơn đại dịch trăm năm có một gây ra cho nền kinh tế đang hụt hơi – thở dốc của hàng triệu con tim người Việt Nam đang mắc phải chứng “bịnh hậu”. Giá như mong cầu “thu phục nhân tâm” của người đứng đầu Chính phủ có mục tiêu cao cả hơn, để phẩm giá làm người Việt Nam gỡ gạc đôi chút thể diện với năm Châu bốn Bể nhỉ (!) Thật bẽ bàng và ê chề, khi nghe tuyên bố thực dụng đến tái tê từ ông Phạm Minh Chính, kèm theo những lời than vãn [6] của người dân “vinh hạnh được mang tên Bác”: …Vẫn còn hơn 300.000 người dân thuộc quận Bình Tân, TPHCM vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ đợt ba trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hồi năm ngoái…Dù sao cũng nên cầu chúc cho đương kim Thủ tướng nhà nước CHXHCNVN trong chuyến công du đến Mỹ quốc vào tháng Năm năm 2022, với cánh buồm Việt Nam không đến nỗi tả tơi cho lắm, trước những cơn gió chướng đang thổi mạnh từ vịnh Cam Ranh..

.________________

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/world-61150727

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56942466

[3] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vtv-broadcast-10-minutes-late-the-vietnam-australia-football-match-for-national-security-01272022074830.html

[4] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60913998

[5] https://tienphong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-thu-duoc-long-dan-thi-se-…[6] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hundred-of-thounsands-pe…———-

Biểu Tượng…

30-4…Ít ai trong những người tỵ-nạn chúng ta không hồi tưởng lại ngày này năm 75 mình ở đâu, làm gì ?, và tôi thì muốn kể lại những đều mình thấy gì trên đai-lộ Thống-Nhất lúc mấy ông “cách-mạng” vào…                         

Nói đến sự sụp đổ của bức tường Bá-Linh, nhân loại nghĩ ngay đến sự cáo chung của Cộng-Sản Đông-Âu & Liên-Xô, nhắc đến sự sụp đổ của Chính quyền VNCH, “bằng” chiếc T54 húc cổng dinh Đôc-Lập, riêng tôi thấy láo khoét không chịu được, giống như Mặt Trận GPMN “giải phóng” Miền-Nam. Gần nữa thế kỷ sau chiến tranh (đất nước thống nhất, lòng dân chỉ có người CS là nói thống nhất), báo chí “vàng”, “đỏ”, Tây+Ta đều quen miệng nhắc đến T54 húc cổng dinh Đôc-Lập như sự chấm hết của chính quyền VNCH, họ vô tình, “a-tòng” hay tường trình tin tức từ quán cà-phê, mà quên đi đều tối quan trọng đã song hành với nhân loại là: Lịch-Sử phải là sự thật.

     Là người của “bên thua cuộc”, giờ phút “lịch-sử” đó tôi đứng tại vòng xoay sau lưng nhà thờ Đức-Bà, chạy chiếc Vespa Sprint từ Tự-Do lên đến ĐL Thống-Nhất (từ Lê-Thánh-Tôn lên đây không có người), tính tò mò, tôi dự tính lên HT-Tự rồi xuống lại Công-Lý qua cổng Dinh xem chơi thì tôi bị chận lại ngay ĐL Thống-Nhất. Có khoảng trên 30 chiếc xe Honda SS.67, 68, dame, và đa số là 90 Benly, mỗi xe đều 2 người, hơn một nữa mặc đồ dân sự và số còn lại mặc “sắc phục” mà ta thường thấy ở những người GPMN tại niền Nam: nylon dầu xanh màu cỏ úa, họ mang nhiều khẩu súng tiểu-liên lạ, họ chạy rãi một khoảng dài từ phía Thảo-Cầm-Viên đi lên, gặp họ ngay ngã tư nầy, khi thấy tôi người duy nhất chạy thẳng góc với họ, một người trong số họ khoát tay chận lại và la lớn nhiều lần: “Dừng lại cho xe tăng giải phóng vào !”, môt chiếc Honda khác dừng lại giữa ngã tư nầy để làm nút chận. Nhóng mắt về phía TCViên chưa thấy gì, tôi lùi xe và gác chân lên những trụ xi-măng ngắn, thả nằm xếp thành hình đa-giác làm vòng xoay sau nhà thờ Đức-Bà chờ…, nghe tiếng xích phía Thảo-Cầm-Viên (xe tăng vào đường HTTự quẹo Nguyễn bỉnh Khiêm), chiếc T54 dẫn đầu có khoảng cách khá xa những chiếc phía sau. Là dân Thiết-Giáp của “bên thua cuộc” tôi nhìn chiếc xe với nhiều ý nghĩ…*Trên xe không còn chổ trống, rất nhiều bộ đồ dân-sự trong số đó, phải nói là họ “bu” trên xe, ngồi đầy như thế nầy thì đúng là chỉ vào chổ…không người !?, xe không thể nào xoay xở, phản ứng khi hữu sự. *T54 bánh căng hơi cao, nguồn kéo phía sau, không có bánh đỡ nên trên đường nhựa tốc độ 20-25 Km/giờ giàn xích như muốn nhãy ra khỏi bánh căng!, lỡ trật xích, xe quay vòng ít ra cũng có cả chục “đồng chí” hy sinh giờ thứ 25!, *Với chúng tôi, xe thiết-giáp di chuyễn phải có khoảng cách đều từ xe nầy đến xe kia, ở đây xe “tiên phong” một mình cách xa “đồng đội” đúng là vào “tiếp thu”!. Đoàn xe Honda đã lên đến dinh đậu trên lề cỏ phía trước cổng dinh, từ đây nhìn lên; chiếc T54 đầu tiên đã đậu bên góc phải Thống-Nhất & Công-Lý trước cổng dinh, thì chiếc thứ 2 mới đến chổ tôi đứng, những chiếc sau có khoảng cách đều và gần nhau hơn, không nhiều người bu như chiếc đầu, 4- 5 chiếc T54 đã đậu trước cổng dinh trên ĐL Thống-Nhất, (có 1 chiếc M.48 đã đậu trên Công-Lý phía HTTự từ lúc nào, nòng 90 ly cất cao về hướng theo chiều Công-Lý), thấy hầu hết người trên xe tăng đã xuống đất. Một chiếc SS.67 không xài giảm thanh rú ga thật lớn chạy từ phía Nguyễn-Du ra Q.T. Kennedy, tôi quẹo vòng xe lại tính gặp anh nầy để nghe ngóng xem có chuyện gì xãy ra phía đó không ?, nhìn và nghĩ anh ta cũng là “bên thua cuộc”, tôi la lớn: “Có gì bên đó mà chạy dữ vậy huynh ?”, tôi nghe được: “…lỡ thằng nào nỗi máu nỗ súng, không còn đường về với vợ con !”, anh quẹo bên hong Bưu-Điện ra Hai bà Trưng, tôi chạy đến đứng lại chổ cũ… thấy “bên thắng cuộc” quây quần trước cổng Dinh, coi như xong…tôi chạy lên hướng hồ con rùa, quẹo Phan đình Phùng về ngã Bảy..

   Sở dĩ tôi tò mò chạy lên dinh Đôc-Lập vì ngồi trong nhà nghe D.V.Minh và N.H.Hạnh lập lại hoài trên TV ngột ngạt quá, ra ngoài cho dễ thở, đến trước rạp Long-Vân phía Trần văn Vân (ngã bảy) bên tủ thuốc lá lề đường tôi thấy có 2 “trự” vừa xuống xe lam, tuổi khoảng 40, có ăn mặc cho khác đi cỡ nào nhìn là biết bộ-đội, lại đang cầm giấy báo cuộn tròn, ngụy trang lá cờ trong nầy chứ còn gì nữa !, họ đang hỏi nhỏ chị bán thuốc lá đường đến dinh Tổng-Thống – dân SG chỉ gọi dinh Độc-Lập, đứng đó nghe và biết họ là ai…chắc là một cánh quân nào đó muốn đơn vị mình là người cắm cờ đầu tiên !, tò mò tôi về lấy xe chạy lên SG.

    Từ bùng binh ngã sáu Lê văn Duyệt, xuống phòng vé AirVN ra bùng binh Quách thị Trang đến Nguyễn-Huệ sinh hoạt như bình thường, đến góc Lê-Lợi & Nguyễn-Huệ thấy khoảng mươi người bu quanh và tri-trô bên 1 người nằm dưới đất trước tượng TQLC, tôi nghiên chiếc xe dựa vè vào lề đường, rút chìa khóa tới xem thì thấy…ông LONG !, mắt còn mở, trên đầu máu đang chãy, một hai người sửa chân cho ông ngay ngắn và hình như muốn chụp hình tay ông cầm cái nón “cát-kết” trên ngực, thấy họ làm nhiều lần, vừa chết thân ông còn mềm, tay ông cứ duỗi thẳng, âm thầm đưa tay chào ông, tôi ra lại xe.

image.png

                                     Tr/Tá Long tự sát dưới chân tượng TQLC

      Điều tôi muốn nói là chuyện xe tăng CS húc cổng dinh Độc-Lập không có ngay lúc “bên thắng cuộc” vào đến cổng dinh, sau đó và bao giờ họ giàn dựng để quay phim tôi không biết. Từ đó tôi hay kể với người thân quen nghe chuyện nầy. Định cư tại USA, nhiều người khuyên tôi nên viết vì đó là sự thật mà !, tôi cũng muốn viết, nhưng…chưa viết bao giờ nên khó!, cái Folder trong document chỉ có 2 chữ “Biểu-Tượng” và lượm lặt đâu đó vài chi tiết của những ông nhà báo Ta +Tây nói về chuyện xe tăng “giải-phóng” đi đường nào, ai hướng dẩn vào dinh tôi sẽ kèm phía dưới. Đến khoảng đầu của thập niên trước, khi Tú-Gàn còn viết cho SaiGon nhỏ, tôi rất thích thú khi Tú-Gàn viết là chuyện húc cổng dinh Độc-Lâp là sau đó và do 1 Tr/Tá “bên thua cuộc” trong ngành truyền thông truyền hình làm đạo diển cảnh nầy để lấy điểm, vị nầy hình như được lưu dụng và đã quá vãng tại VN…

      Ít ra cũng còn có người khác nữa biết chuyên nầy…Làm sao có chuyện căng thẳng phải cán cổng (nghĩa là có phản kháng!) mà camera lại được đặt ở vị trí quá lý tưởng như vậy, hình ảnh và video lấy từ hai phía bên trong cổng!. 

 “Tuyên truyền”, “xuyên tạc” hay thù địch ư ? – hãy thử xem trong chiến tranh có bao nhiêu người trong hàng ngũ miền Nam chạy theo “giải-phóng”, rồi bao nhiêu hồi chánh viên, bao nhiêu tù binh khi trao trả xin ở lại miền Nam ???. Người dân miền Nam sống trong địa ngục cần được “giải-phóng” nhưng khi đã được (?) giải-phóng có mấy ai “trong ngục tù” muốn đến vùng “tự do” để sống ?, và bao nhiêu triệu người từ miền Bắc “tự do” tràn vào miềm Nam “ngục tù” ?, lịch sử dân tộc có chưa một cuộc tháo chạy khỏi đất nước như vậy !, giờ nầy vẫn còn trốn khỏi đất nước của mình dưới nhiều hình thức !. Có chăng chỉ là: Cánh cửa cuối cùng bảo vệ tự do, dân chủ, công lý, hòa bình đã bị xích sắt của quân xâm lược dày nát, và cũng từ thời điểm đó xích xe tăng của người chiến thắng lăn qua những đường phố của Thủ-Đô và phần còn lại của miền Nam tự-do.                                                                                  

image.pngimage.png                

                                                Xe nào là xe đầu tiên húc cổng ?!     

     Một điểm quan trong nữa là 30-4-1995, tròn 20 năm chiếm miền Nam, trên truyền hình TP phát cả tuần lễ ông Thận “thủ trưởng” đơn vị xe tăng vào dinh đầu tiên đã nói là xe tăng giải-phóng đã hết đạn từ ngoài cầu Xa-Lộ (ý ông nói đạn đại-bác). Thế mà có người dân biểu đối lập…bất trung nào đó đã viết rằng: xe tăng GP đứng trước cổng dinh bắn một phát đạn đại-bác để thị-uy !!!. Cũng cái tính tò mò tôi đã đến ngã tư Bảy-Hiền khi những xe T.54 bị bắn cháy còn đang bốc khói, tại cầu Thị-Nghè thì một chiếc M41 nằm tại đây !     

image.png

                                                          Bảy-Hiền

    Không quên sau khi chiếm miền Nam trên đài truyền hình TP luôn chiếu cảnh 3 “chiến-sĩ GPQ” 2 anh mang AK hai bên, kẹp anh cầm cờ xanh đỏ đi giữa, sát vai bước đều từ ngoài sân cỏ tiến vào tiền đình dinh như đi diễn hành với lời thuyết minh, chú dẫn: “Quân GP tiến chiếm dinh TT Ngụy!”, họ “tiến chiếm” như vậy!. Cộng thêm cái clips video T.54 húc cổng dinh mà camera-man ở bên phía HTTự, bây giờ search vào google bạn còn thấy thêm camera-man từ hướng Nguyễn-Du nữa, không tìm được cái clip thường chiếu sau 75, biết đóng kịch vụ nầy nên thời đó tôi nhìn rất kỹ, edit chồng chéo T54, T59 và có cả PT 76 trong đó nữa…   

image.png

                                       Chiếc M.41 tại cầu Thị-Nghè.                                

   Bạn có thể lừa dối 1 số người trong một lúc, nhiều người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người (Abraham Lincoln). Bây giờ thì 16 tấn vàng “THIỆU lấy” nhờ Liên-Sô bán đã nhẹ nhàng “khai báo” ở đây: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150410/thuong-vu-dac-biet-ban-vang/731957.html

    Bùi-Tín một người luôn tự nhận là người đã vào dinh Độc-Lập sớm nhất, như vậy là ông có trên chiếc tăng đầu tiên, nhất định Bùi-Tín phải biết không có chuyện húc cổng dinh trong lúc nầy, hay ông là người cùng đạo diễn vụ nầy ???

                (lúc đó chưa biết giữ những links, giờ đi mò lại mất thì giờ quá !)

                       Tổng hợp báo Tây-Ta tôi có:

       — Tiziano Terzani ký giả Ý  viết : “khi xe đến đường HTTự thì gặp 2 xe M41 chận đường, nhưng rồi 2 xe đó bị tiêu diệt bởi xe tăng số 390 và 843 do Bùi-quang-Thận..Bị chắn lối ,chiếc 843 quẹo vào Mạc-đĩnh-Chi coi như bị lạc..Thấy 2 người lính VNCH trong quân-phục đứng bên đường bèn hỏi : “dinh Độc-Lập đâu?” một người không trả lời và người kia nói “tôi biết…” Thận lột bỏ áo trận của 2 người Lính đưa họ lên xe và quẹo phải, nhưng Thận không tin họ. Thấy một cô gái cỡi Honda Thận đứng thẳng trên tháp chỉ huy và la lớn : “Vui lòng chỉ cho chúng tôi đường đến dinh Độc-Lập” Người con gái nhìn chúng tôi trong ánh mắt kinh ngạc. Chắc đây là lần đầu tiên trong đời cô thấy những Bộ-Đội của L/Luợng GP. “Mấy anh đang trên đai-lộ Thống-Nhất Dinh kia kìa,ngay trước măt”, xe tăng 843 tiến tới dinh Đôc-Lập…

      — Ông Oliver Todd thì viết là xe số 879, Niel Davis thì là xe số 844, Alan Dawson tác giả 55 days,The Fall of  S.VietNam xuất bản năm 1977 thì: Người chỉ đường cho xe tăng vào dinh ĐL là nữ du-kích Nguyễn-trung-Kiên, cô có mặt trên xe đầu tiên ủi sập cổng dinh Độc-Lập (không biết có phải cô nầy mà phim Cô-Nhíp của đạo diển Nguyễn trí Việt ra đời không ?)….

  — Còn báo chí trong nước thì xe mang số 843 với Thủ Trưởng Bùi-quang-Thận là xe đầu tiên vào và cán cổng dinh, có ông viết xe Tanks Giải-Phóng vào Hồng-Thập-Tự và quẹo Mạc đỉnh Chi ??,một cựu dân biểu miền Nam Lý chánh Trung thì viết khi vào dinh TT Ngụy, xe tăng GP đứng trước cổng dinh đã bắn một phát đại-bác để thị uy trước khi cán cổng dinh….

KB: P.K.HOÀI