CUỘC HÀNH QUÂN CẢM TỬ của Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt

SUICIDE MISSION of Frogman Nguyễn Văn Kiệt, Vietnam Navy


Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt

Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC – The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian….Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch…


 Phi cơ thám thính điện tử EB-66

Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal “Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất. Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.


 Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton.

Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng “Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được. Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.


Phóng đồ hành quân Bat 21 Bravo và Nail 38 Bravo giải cứu Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 4 năm 1972.

Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống còn…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.

Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.

Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris – (hình trái) – US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt. Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung Tá Hambleton cách giòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo mô hình của US Navy SEALs.

Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiểu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.


Trực trăng Jolly Green HH-53 cấp cứu phi công lâm nạn.

Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích phát hiện một vật di động xuôi dòng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi cả toán bắt đầu cuộc giải cứu thì một toán tuần tiểu của địch xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ trôi xuôi dòng sông. Đến khi kẻ địch đã đi qua thì Trung Úy Clark cũng biến dạng trên dòng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán phát hiện ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đã hừng sáng, tuy đã tìm được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn còn ở sâu trong vùng địch. Hết sức chậm rãi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục chuyến hành trình đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt kích còn ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong vì vẫn còn một phi công HK cần giải cứu. Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán đã chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. Vì thế trước khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đã dội bom phủ đầu các vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.

Thật là xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ còn lại 4 người: Tom Norris và 3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người còn lại vẫn tiếp tục nhiệm vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào lòng địch. Càng vào sâu, nhìn thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trời đã hừng sáng mà không thấy tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui. Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian không còn bao lâu trước khi ông ta gục ngã chết lịm trong rừng già. Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức thì không lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ của ông đã đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp” được ông tối nay thì có lẽ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng lượng định rằng trong tình trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích phải đi tìm cho ra được ông ta.


Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ Tom Norris.

Trong chuyến đi này, 2 Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất tình nguyện đi là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn tình nguyện đi vì yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng vì lòng nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu. Hai biệt kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47. Họ quyết định dùng xuồng đi ngược dòng sông lên hướng Bắc. Như thế sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rõ mồn một tiếng trò chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ chèo chậm rãi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp dòng sông che chở họ khỏi sự dòm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ đội Bắc Việt tuần tiểu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố. May mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi dòng sông và tìm kiếm Trung Tá Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng tìm ra Trung Tá Hambleton, một thân hình tong teo gục ngã gần bờ sông. Ông ta chỉ còn thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân hình ông ta. Họ bắt đầu cuộc hành trình rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của tử thần, vẫn một cách chậm rãi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông đã ló dạng. Bất thình lình, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ. Kiệt cảm thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều bình tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam. Vừa chèo, Kiệt đã bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn toàn trở lại bình thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến? Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút hết sức căng thẳng trong tâm não của Kiệt. Bao nhiêu giác quan của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời … Tom lập tức báo cáo bằng radio là đã giải cứu được Trung Tá Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong vì họ vẫn còn sâu trong lòng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không qua mặt được kẻ địch. Vì thế, không lực HK được điều động sẵn để hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đã báo động về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch. Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom và Kiệt chèo hối hả, mượn dòng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che dấu bớt hình ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh, Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực yểm trợ ngay lập tức. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa. Và cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi dòng an toàn. Khi gần đến tiền đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón” lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam. Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội. Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và Kiệt dìu Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn ….


Người nhái Nguyễn Văn Kiệt và Thomas Norris cứu sống được Trung Tá Hambleton đưa về phòng tuyến Việt Nam Cộng Hoà.

Cuộc giải cứu đã thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không lực Hoa Kỳ bó tay thì những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng mình đi vào trong lòng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử thần.

Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách, Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật “CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến. Hành vi dũng cảm, gan dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ. Đại Úy Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ đã có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương “Navy Cross”. Huân chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận huân chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam.

The President of the United States
takes pleasure in presenting theNavy Cross 
toNGUYEN VAN KIET 
Petty Officer Third Class 
Republic of Vietnam Navy
for service as set forth in the following:Citation: 
For extraordinary heroism while serving with friendly forces engaged in armed conflict against the North Vietnamese and Viet Cong communist aggressors in the Republic of Vietnam.  On 13 April 1972, Petty Officer Kiet participated in an unprecedented recovery operation for a downed United States aviator behind enemy lines in Quang Tri Province, Republic of Vietnam.  He courageously volunteered to accompany a United States SEAL Advisor in an extremely hazardous attempt to reach the aviator, who was physically unable to move toward friendly positions.  Using a sampan and traveling throughout the night, they silently make their way deep into enemy territory, past numerous major enemy positions, locating the pilot at dawn.  Once, after being spotted by a North Vietnamese patrol, he calmly continued to keep the enemy confused as the small party successfully evaded the patrol.  Later, they were suddenly taken under heavy machinegun fire.  Thinking first of the pilot, he quickly pulled the sampan to safety behind a bank and camouflaged it while air strikes were called on the enemy position.  Due to Petty Officer Kiet’s coolness under extremely dangerous conditions and his outstanding courage and professionalism, an American aviator was recovered after an eleven-day ordeal behind enemy lines.  His self-discipline, personal courage, and dynamic fighting spirit were an inspiration to all; thereby reflecting great credit upon himself and the Naval Service.
For the President, Secretary of the Navy

Đến nay đã gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đã được tiết lộ (declassify). Rồi cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đã được mọi người biết đến.

Thế Trân

Được đăng bởi suoinguontuoitre vào lúc 21:30 –Thứ Bảy, ngày 14 tháng 3 năm 2015

30 Tháng Tư : Hãy Gọi Việt Cộng Là Việt Cộng.

Trần Mộng Lâm.

Hồi tôi còn trẻ, sống tại Miền Nam, tức là nước Việt Nam Công Hòa, có một danh từ mà nghe đến ai cũng ghê sợ, đó là việt công. Không ai ưa việt cộng, không ai thích bị gán cho hai chữ việt công. Đối với tôi, việt cộng là người của một nước khác, và nước này đang tấn công vào Tổ Quốc của tôi. Tôi đã nhập ngũ, đã trải qua những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời chỉ để tránh cho đất nước và dân tộc tôi thoát khỏi nạn việt công.

Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta gặp phải những tai nạn hoàn toàn ra ngoài ý muốn, như bệnh tật chẳng hạn. Tai trời, ách nước, làm sao tránh khỏi. Do những lý do hoàn toàn không kiểm soát được như tình hình Thế Giới và sự dàn xếp của ngoại bang, Miền Nam rơi vào tay bọn việt công từ ngày 30 thánh tư năm 1975. Từ ngày đó, biết bao tang thương đã đến với Miền Nam.Việt Cộng đến, dân tình khổ sở, đàn bà bị bán ra nước ngoài, đàn ông phải làm lao công cho các nước giàu có, rồi cải tạo, rồi vượt biên, chết ngoài biển khơi hay kéo dài kiếp đời tàn trong các trại dành cho người di cư trái phép của các nước lân cận, kéo dài trong nửa thế kỷ và tiếp diễn mãi đến ngày hôm nay.

Bởi những lý do đó, tôi bao giờ cũng coi việt công như kẻ thù, giống như người Palestines coi người Do Thái, tuy sách vở viết rằng họ có cùng một tổ phụ là Abraham.

Nay có nhiều người không nghĩ như tôi, và kết tội tôi chia rẽ dân tộc vì những lý do  như cùng là đồng bào, con rồng cháu tiên…v…v Bọn việt cộng thì rêu rao những người tỵ nạn là như chúng ta là khúc ruột ngoài ngàn dậm của chúng…!!!

Xin đùng ru ngủ tôi bằng những điều đạo đức giả đó, làm ơn, làm phước.Việt cộng không bao giờ tốt đẹp, tuy bây giờ với sự giúp đỡ của Trung Cộng, chúng đã chiếm toàn thể nước Việt Nam và cũng với sự giúp đỡ của TC, chúng vẫn nắm chặt quyền hành trong tay. Nắm chặt quyền hành, nên chúng đang từng bước, từng bước, thi hành kế hoạch Đại Hán của bọn Trung Cộng, luôn luôn muốn làm chủ Thế Giới, không coi các dân tộc khác ra gì. Tấm gương Tây Tạng và Tân Cương còn đang sờ sờ trước mắt mà hình như nhiều người vẫn chưa sáng mắt ra, và vẫn vô tình hay cố ý tiếp tay cho bọn bán nước.

44 năm đã trôi qua kể từ khi Sài Gòn bị gót giây của bọn việt cộng giẫm nát nhưng nhiều người còn ngần ngại khi nói tiếng chống lại bọn việt cộng, không biết vì lý do gì. Theo thiển ý, chúng ta nên rõ ràng, minh bạch. Việt cộng không phải là người cùng tổ quốc với chúng ta, những người cựu công dân của Việt Nam Cộng Hoà. Việc đó rõ ràng, như 2+2=4.

Bổn phận chúng ta là chống lại bọn việt cộng, không giao du với bọn việt cộng, không dùng những chữ việt cộng, không buôn bán với bọn việt cộng. Chúng ta khẳng định như thế để chúng hết nói chúng ta là những khúc ruột ngoài ngàn dậm của chúng, không phải vì chúng ta kiêu căng, nhưng chỉ vì chúng ta lương thiện và minh bạch , không nói dối, không dấu diếm điều gì.

Thành hay bại trong cuộc chiến đấu này không phải là vấn đề. Vấn đề là khẳng định vị thế của chúng ta. Nếu chúng ta không rõ ràng như vậy, thì xương máu của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến vừa qua để bảo vệ Miền Nam hoàn toàn vô nghĩa. Lương tâm và lý trí của chúng ta không cho phép chúng ta làm những điều như vậy tuy rằng sự bướng bỉnh sẽ đem lại cho đời sống chúng ta nhiều thiệt thòi, nhiều sự hy sinh.Nhưng những sự thiệt thòi và hy sinh của chúng ta rất nhỏ nhoi so với hiểm họa diệt chủng mà chúng ta đang bị đe dọa. Mong mọi người suy nghĩ lại. Không còn một giải pháp nào cho Việt Nam hơn là chống lại bọn việt cộng.

Trần Mộng Lâm.

Những ngày tháng cố quên

Phan Đình Linh

Anh tôi được thả về gần 3 năm, chuyển qua 4 hay 5 năm trại tù Cải tạo tại Miền Nam. Trại cuối cùng là trại Bù Đăng hay Bù Đốp gì đó, tôi cũng không rõ lắm. Anh tôi là anh cả trong gia đình gồm sáu anh em, toàn con trai. Anh thi keo nào, đậu keo ấy từ Trung Học tới Tú tài I, Tú tài I I và bước vào Đại học một cách dễ dàng.
Tuổi thơ chúng tôi lớn lên ở một thành phố nhỏ Qui Nhơn, nhà ở gần biển, bờ biển thật đẹp và dài, những hạt cát trắng nhỏ li ti. Bước đi trong buổi sáng lùa ngập vào kẻ chân, như muốn giữ lại mãi mãi bên đại dương yêu dấu.
Qui Nhơn, thành phố êm đềm, chỉ lớn hơn tờ napkin một tí nên nhà nào có con cái vào đại học, là cả thành phố ồn ào lên, dưới một lớp sóng ngầm thì thầm trong thị xã. Nhưng đến năm thứ 3 thì anh Cường vào lính, giã từ Đà Lạt với đời sống sinh viên, giã từ Đại học Thụ Nhân thật nhiều kỹ niệm. Ở những năm cuối này anh tôi đi bal, đi boom nhiều hơn là tới giảng đường.
Anh tình nguyện gia nhập Hải Quân theo nghiệp hải hồ, viễn xứ. Ô hay thế là anh tôi kém thâm niên hơn tôi rồi….Sở dĩ anh được tha về sớm vì anh chỉ là Sĩ
Quan Hải Quân thuần túy. Tốt nghiệp khóa 22 SQ HQ Nha Trang. Ra trường về Duyên Đoàn nào đó ở Hòn Khói, anh làm Hạm trưởng liền…Hạm trưởng Yabu cây (1) để tăng thêm vẻ kiêu hùng của dân đi biển lâu năm, bắt chước theo các đàn anh Dương Cưu, Xử Nữ…Cũng tập tành ngậm pipe và nhồi thuốc Half and Half hay 79 cho đúng gout dân chơi. Thỉnh thoảng đầu tháng lãnh lương, xin phép Duyên Đoàn trưởng cuối tuần về Nha Trang cùng vài Sĩ Quan trẻ làm một đêm nhảy đầm và vài ly Cognac cho thơm râu, sau đó trở về Duyên Đoàn ăn mì gói và ký sổ Câu lạc bộ. Ngày nối ngày, tháng kế tháng, cuộc đời buồn tênh và mênh mang như biển cả. Lương tháng chỉ đốt được có một đêm, đến nổi trả tiền cho đào xong khi rời cửa phòng trà, chị cai gà liếc tiễn mắt sắc như dao cạo.

  • Gớm, nhảy nhót cũng được. Mẹ kiếp, không có một xu pourboire (tip), thế mà lúc vào cũng hỏi có đào mới không ???!!!
    Một thời gian sau lại đổi về Bộ Tư Lệnh Hạm Đội làm SQ Hải hành trên chiếc Hộ Tống Hạm Chi Lăng 2 (PCE 08) dưới quyền của một đàn anh Khóa 15, vị Hạm trưởng này cũng chỉ thấp thua Đại đế Napoléon một tí nhưng nổi tiềng cập cầu nước ngược thuộc loại chiến nhất thời bấy giờ.

Không còn đồng bạc Cụ Hồ nào trong túi, cả đến cái bụng cũng lép xẹp. Trại tù chỉ cho đủ tiền từ Vùng 4 về đến Sài gòn. Anh phải ghé nhà người bác ở Cư Xá SQ cao cấp Chí Hòa ở lại một đêm và xin tiền xe về Qui Nhơn. Bác trai vẫn còn ở tù. Bác trai là SQ cao cấp trong sở Công Tác Nha Kỹ Thuật, nhà người bác cũng rách bươm như những gia đình Miền Nam sau cuộc đổi đời nghiệt ngã.
Thất thiểu qua những căn nhà cửa đóng nhiều hơn mở những dấu ấn loang lỗ, bụi bặm đã lâu chưa sơn phết lại. Rồi cũng về tới nhà, căn nhà phố lầu thân yêu của chúng tôi đây rồi, cửa sắt chỉ khép hờ, lách mình vào, căn phòng ngoài im ắng và ảm đạm, không có tiếng reo vui của trẻ thơ ngày nào của các em, khi có anh hoặc tôi về phép. Mẹ tôi là người đầu tiên thấy anh lúc bà đang ngồi dùng bửa tối trên chiếc bàn tròn bằng gỗ cáu bẩn chỉ có một cái bánh tráng khoai mì đã nhúng nước và một chén nước mắm nhỏ màu nâu nhạt, chắc là nhiều nước hơn mắm ???!!! Đó là bửa ăn tối “Hoành Tráng” của nhân dân Miền Nam sau gần 3 năm “Giải Phóng”.

  • Con về đó hả ?
  • Dạ, họ thả con 3 ngày rồi.
    Cuộc đối thoại ngắn ngủi cho một cuộc trùng phùng, sau biến cố lịch sử. Chỉ có vậy, ngưởi dân Miền Nam đớn đau và tuyẽt vọng đến nổi cả lời nói cũng không còn độc lập tự do. Như những kẻ thắng trận tuyên truyền.
    Mấy đứa em ở tầng trên nghe tiếng nói chuyện ở nhà dưới lục tục kéo xuống cầu thang lí nhí chào anh Hai trong miệng.
  • Anh Hai mới
    Những đứa em chỉ lớn hơn 10 tuổi, trông nhếch nhác và gầy còm thảm hại, những anh mắt của tuổi thơ, giờ đây là những khuôn mặt ủ rũ và sợ sệt… đau đớn thay.!!!
  • Ba đâu rồi Má?
  • Họ thả Ba mày được 2 tháng, rồi họ bắt lại đó
    !!!
    Đảo mắt nhìn một vòng quanh nhà, chợt anh dừng lại trên bàn thờ gia đình trên di ảnh của ông Cậu tôi treo trên tường phiá góc phải có một tấm hình nhỏ của tôi lấy ra từ thẻ học sinh trông thật trẻ và ngô nghê… Ông Cậu tôi là một Linh Mục Chánh Xứ ở Miển Bắc. Khi chia đôi đất nước năm 1954, Cậu tôi và một số Giáo hữu vào Nam và định cư tại Cam Ranh. Sau này được sự giúp đở của Chính quyền Đệ Nhất Cộng Hoà dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã lập ra Giáo Xứ Tân Bình và Giáo Xứ Đồng Lác hiện vẫn con tồn tại và Chiên Chúa ngày càng đông đúc hơn…
  • Thằng Linh nó chết hồi nào vậy Má?
  • Ờ thì thằng Xá nó lên gặp tao, sau khi “ Giải Phóng” chừng một tháng, nó nói chính nó thấy thằng Linh bị bắn vở đầu cùng một vài người lính của nó tại Quận 5, quận 9 gì đó ở Sài Gòn mà !!!
  • Bậy, nó ở chung với con 1 năm, sau đó bị đưa ra Bắc rồi…(Xá cũng là dân La Salle với tôi, nhưng học sau một lớp và cùng ở một dãy phố, cu cậu lận đận mãi với cái bằng Tú Tài. Trên chiếc PBR chúng tôi lấy từ Căn Cứ HQ Bến Lức tôi gặp lại Xá anh ta một chữ V (2) và bánh xe nước mía.

Những ngày gần giữa tháng 4 năm 1975. Căn cứ HQ Trà Cú bị áp lực địch rất mạnh theo tin tức Tình Báo cho biết. Các đơn vị Đặc công thủy của Việt Cộng sẽ tiến chiếm nay mai..
Toán 2 của tôi và Toán 3 của Tr/úy Thắng được lệnh rời vùng công tác, về căn cứ Bến Lức bảo vệ Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sông. Trong những ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1975. Tôi đã nhiều lần liên lạc về Biệt Đội Hải Kích và cả Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Người Nhái nhưng hoàn toàn không liên lạc được. Một sự im lặng vô tuyến tổng thể đầy hoang mang.
Trong khi đó vào chiều ngày 29 tại Căn cứ HQ Bến Lức, tôi chứng kiến tận mắt nhiều Binh lính kể cả Sĩ Quan đã âm thầm rã ngũ, họ thay đồ dân sự đi ra cỗng gác chính mà quân cảnh chẳng hỏi han gì cả…???
Tối đó trạm gác cỗng chính cũng bỏ hoang, một sự tan hàng âm thầm, không kế hoạch…. Khuya 29, khoảng 8 giờ, một SQ Thuyền Trưởng PCF lên gặp tôi, họ nói họ đi ra cửa Vũng Tàu, họ hỏi chúng tôi có đi với họ không ? Đây là 1 trong 4 chiếc PCF mà BCH / Hành Quân Sông sẽ xử dụng trong kế hoạch di tản.
Trước đó vài ngày, một vị Đại tá HQ đã kêu tôi lên trình diện và cho biết Toán 2 của tôi có nhiệm vụ bảo vệ họ khi di tản. Tôi nói với vị Đại Tá là tôi phải nhận được lệnh của BCH/Người Nhái trước đã. Ông ta nhìn tôi với cặp mắt hơi khó chịu khi tôi rời phòng (Công tác của Biệt Kích Người Nhái là thế này ư? Kể cả khẩu lệnh).
Sau đó tôi có tham khảo với Biệt Đội Trưởng của tôi – Ông này trước có ở Biệt Hải Đà Nẵng, hình như K 17 thì phải. Ông mới về nắm Biệt đội được 2 tuần, và theo Toán chúng tôi đi công tác để có kinh nghiệm và kiến thức điều hành giữa Biệt Hải (3) và Biệt Kích Người Nhái.
Cũng cần nói thêm cho rõ sự khác biệt giữa Hải Kích và Biệt Kích Người Nhái. Biệt Hải Đá Nẵng là đơn vị thuần tuý hoạt động cho Hài Quân. Trước khi đơn vị này giải tán vào năm 1973, họ trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Nằm trong Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu Còn Biệt Kích Người Nhái trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Thuôc Lực Lượng Trung Ương 214. Họ hoạt động theo từng toán. Mỗi toán có cấp số là 11 người, gồm 2 Sĩ Quan, Trưởng và Phó toán cùng 9 toán viên. Phạm vi hoạt động của họ rất rộng. Từ Muĩ Bùng, Năm Căn, Cà Mau, tới Đuyên Đoàn 11, Cửa Việt sát Vĩ tuyến 17 và cả những Hải đảo xa xôi lộng gió như các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sông Tử Đông, Sông Tử Tây … (Trường Sa) hay Duy Mộng , Quang Hòa, Vành Khăn…(Hoàng Sa).
Các nhân viên Biệt Kích Người Nhái được huấn luyện và trang bị bằng các vũ khí tối tân và đặc biệt như Navy SEAL (4) của Hoa Kỳ. Họ hoạt động chung vói nhau cho đến năm 1973 khi các toán SEAL của Mỹ về nước. Navy SEAL Việt Nam đảm nhận toàn bộ công tác đầy khó khăn và nguy hiểm do trong tình trạng quân viện hoàn toàn bị cắt đứt.
Tính đến ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm bởi những người Cộng Sản phương Bắc nhân viên Biệt Kích Người Nhái không vượt quá con số 60. Họ đã ngã xuống cho quê hương rồi mà không một tiếng kèn truy điệu hay một tấm huy chương tưởng nhớ. Thân thể họ chìm sâu vào lòng sình lầy U Minh đầy muỗi mòng hay vĩnh viễn nằm lại trong cát trắng đảo Quang Hòa của Nhóm Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa) trong cuộc chiến năm 1974 với kẻ thù muôn đời, muôn kiếp phương Bắc (Tàu Cộng):
“Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên…
Những Liệt Sĩ vào bia người tuẫn quốc …”
Đằng Phương (ngày tang Yên bái)
Khoảng 5 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi và Tr/úy Thắng quyết định rút 2 toán về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Người Nhái ở Cát Lái, mặc dù ông tân Biệt Đội Trưởng vẫn bảo là chưa có lệnh của Chỉ Huy Trưởng, bảo ráng chờ. Tôi ra lệnh cho toán viên sẵn sàng di chuyển, đạn đã lên nòng, gương mặt tôi lầm lì và cặp mắt đổ lửa, mong rằng giờ phút này đừng có sự gì cản trở tôi.
Tôi sẽ tapis cạn láng dù chỉ có 10 toán viên…Hai chiếc GMC chở 2 toán rời Bến Lức hướng về Sài Gòn. Tới cầu Bình Chánh thì bị chận lại. Một Đ/úy Biệt Động Quân cho chúng tôi biết là không môt đơn vị nào được vào Sài Gòn. Lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu có hiệu lực từ nữa đêm qua.!!!
Chúng tôi quay lại Căn Cứ HQ Bến Lức xuống cầu tàu lấy 3 chiếc PBR và một chiếc Foam – Hướng về Sài Gòn – Tôi gặp lại Xá trong lúc này. Khoảng 9 giờ sáng, đoàn tàu đã tới gần cầu Quận 8. Lủ khủ theo sau chúng tôi cũng có vài Giang Đỉnh của đơn vị Tuần Thám nào đó. Một loạt đạn nổ vang từ trên cầu, rít ngang tai, tiếng đạn nổ nghe quen quen. Mùì tử khí phảng phất đâu đây. Tình huống thêm căng thẳng, khi một quả B40 nổ ầm ngay trước mũi chiếc PBR đi đầu, tôi hét lớn trong máy PRC-25.

  • Tấp vào bờ!
    Bốn, năm chiếc PBR và Foam rất nhanh cắm mũi vào
    bên bờ trái, những con sói biển thuần thục và tinh nhuệ rất nhanh rời khỏi giang đỉnh. Tôi nghe rõ tiếng đại liên M 60 nổ giòn giã bắn trả về phía cầu….

Tôi không nhớ rõ lắm vì đã hơn 40 năm rồi, khoảng 10 giờ sáng ngày hôm đó (30 tháng 4 năm 1975). Khi được nghe có người tự xưng là Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi tất cả các binh sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và các đơn vị Bán Quân Sự, Cảnh Sát bỏ súng để bàn giao Chính quyền cho “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam “…
Chúng tôi thật sự hoang mang vô cùng, không khí lo âu, im lặng và ngột ngạt. Cho đến khi một vị mang cấp bậc Tr/Tá đến nói với chúng tôi nên bỏ súng xuống, đừng chống cự nữa, vì ông muốn sự bàn giao cho phía bên kia được êm thắm. Ông tự xưng là Quận Trưởng…
Sau đó tôi tập họp toán viên còn lại, xin phép ông cho chào cờ VNCH lần cuối, ông chấp thuận…

  • Tất cả toán viên theo lệnh tôi.
  • Nghiêm – Hạ kỳ.
    …Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng
    lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống….Vâng, chúng tôi đã làm theo hồn thiêng sông núi và Tổ quốc kêu gọi…
    Đó là quân lệnh cuối cùng của tôi – Một Sĩ Quan Biệt Kích Ngưởi Nhái – Với lời thề tâm niệm: “ Niềm Vinh dự và Hãnh diện của một Biệt Kích Người Nhái là Sẵn Sàng Phụng Sự, Chiến Đấu và Hy Sinh Cho Tổ Quốc một cách… Âm Thầm”.
    Khi trao lại lá quốc kỳ cho vị Tr/Tá tôi thấy ông mang trên áo bảng tên CHẤT

Sau này, trong những tháng năm miên viễn và trầm uất của tù đày – Tôi tự hỏi: Tại sao trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi lại có nhiều can đảm, dư nghị lực, đủ ý chí để trở thành một kẻ khiếp nhược… là không dám tự sát. Tôi cũng tự hỏi về sự lãnh đạo quốc gia của vị Tổng thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa và cả người Thủ Tướng, – Quốc gia hưng vong – Toàn dân hữu trách- sao các ông lại sớm bỏ nước ra đi…???
Và trong thời gian – chúng tôi, những người ở lại cho đến giờ thứ 25, trong cơn tù đày nghiệt ngã. Chúng tôi được biết Tổng Thống của chúng ta – Không do dân bầu lên lại không ở tù, lại còn được cho đi bầu trong chế độ mới – Và sau đó định cư cả gia đình tại Pháp. Không biết trên chiếc Air France rời Việt Nam qua trời Tây, ngài được ngồi ở ghế dành cho V.I.P hay V.U.P…!!! (5)


Trong thiên hùng ca Homère, hai ngàn năm trước Công Nguyên có đoạn đã viết : “Trong bất cứ một cuộc chiến chinh nào, những vị anh hùng và những kẻ gian hùng đều được tôn vinh lẫn lộn như nhau…”
Phan Đình Linh 2017
Ghi chú:
(1) Yabuta: ghe cây cuả Duyên Đoàn, sơn mũi đỏ có con mắt, trang bị một máy GM 3.71
(2) Thủy thủ nhất Vận chuyển
(3) Biệt Hải (Sea commando)
(4) Biệt Kích Người Nhái – SEAL team ( Sea Air and Land)
(5) V.I.P (Very Important Person)- V.U.P (Very Urgly Person)
NN. Phan Đình Linh và NN Lê Văn Đơn (đang học NV Seal tại Hoa Kỳ)

Video ‘Câu chuyện oanh liệt của Hộ Tống Hạm HQ-10 Nhựt Tảo’.


Tường trình Chủ đề của Đêm Dạ Tiệc Hải Quân Hội Ngộ chiều thứ Bảy ngày 30/3/2019 tại Portland Oregon.

“Câu chuyện oanh liệt của Hộ Tống Hạm H-10 Nhựt Tảo và Đại Lễ Tưởng Niệm 74 Tử Sĩ Hải Chiến Hoàng Sa’
Đúng 6 giờ chiều, xướng ngôn viên (XNV) HQ. Đào Duy Mỹ tuyên bố khai mạc dạ tiệc bằng nghi thức: Sĩ quan Nghi lễ HQ. Phạm Quốc Nam, cựu sinh viên SQHQ Tài nguyên Khóa 21 Sĩ quan Hải quân chào kính quan khách và cử hành nghi lễ chào Quốc kỳ do Hội Hải quân Oregon và Thủy quân Lục chiến phụ trách. Sau lời chào mừng và giới thiệu quan khách của Trưởng ban Tổ chức Đào Duy Mỹ và lời cám ơn quan khách của Hội trưởng HQ Nguyễn Văn Đông, HQ Phạm Quốc Nam và phu nhân được mời lên sân khấu trình bày lý do và ý nghĩa sân khấu được dàn dựng mang màu sắc, hình ảnh ‘Chiến hạm trên sóng biển’ với giây neo, tay lái, phao, cờ chữ Hàng hải Quốc tế và xa xa có chùm sao Bắc Đẩu, v.v… Theo HQ Phạm Quốc Nam cho biết sở dĩ ông dàn dựng sân khấu như vậy là do sáng kiến của phu nhân ông khi bà hoài niệm về qúa khứ binh nghiệp của người chồng là một người Lính Biển biền biệt xa nhà… Đồng thời HQ. PQNam cũng cho biết chủ đề Hải chiến Hoàng Sa là tâm huyết của ông đưa vào phần chánh của chương trình trong dịp hải quân Oregon-Nam WA hội ngộ vì lý tưởng Quốc Gia và tiếp tục lên tiếng chống lại sự đánh phá và boi nhọ Quân lực VNCH nói chung và Hải quân VNCH nói riêng của nhà cầm quyền CSVN, tay sai và Việt gian khi chúng xuyên tạc sự thật về trận Hải chiến Hoàng Sa (HCHS). Theo HQ. PQNam, chủ đề Hải chiến Hoàng Sa là cái khung để ông dàn dựng sân khấu. Đồng thời ông cũng không quên giải thích ý nghĩa sân khấu mang màu sắc hải quân là ông mong sao các chiến sĩ hải quân tham dự trong đêm dạ tiệc có được giây phút hoài niệm về qúa khứ kiêu hùng của người lính hải thủy trong sông cũng như trên biển ngày đêm gắn bó với chiến đĩnh hay chiến hạm bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc thân yêu. Sau nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Oregon và Vancouver qúa vãng, gia đình Hải quân Oregon-Nam Washington và Seattle cùng hợp ca ‘Bài Ca Chiến sĩ Hải quân’. Chương trình bắt đầu đi vào phần chánh của chủ đề khi HQ Đào Duy Mỹ và HQ. Đỗ Cảnh thuyết trình vài chi tiết quan trọng của trận chiến Hoàng Sa và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa, cùng tố cáo hành vi của hai tên Việt gian Nguyễn Xuân Hùng (Nam California) và LS Hoàng Duy Hùng (Houston, TX). Kết thúc phần thuyết trình Thu Hương diễn ngâm bốn câu thơ tuyệt tác của nhà thơ Ngọc Bội để Vinh Danh – Tưởng Nhớ đến Cố Hải quân Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà cùng 74 Tử sĩ Anh hùng Hải chiến Hoàng Sa (Nhà thơ Ngọc Bội là nhân sĩ cộng đồng, nguyên cựu Thiếu Tá QLVNCH và Giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình đã tích cực ủng hộ và vận động cho chủ đề HCHS bằng những bài viết rất gía trị đăng trên tuần báo Oregon Thời Báo và Đông Phương Times ngày 28/03/2019). Tiếp theo XNV Đào Duy Mỹ giới thiệu clip phim ‘Câu chuyện oanh liệt của Hộ tống Hạm HQ-10 Nhựt Tảo do HQ Phạm Quốc Nam biên soạn và dựng phim lần đầu tiên ra mắt tại Portland. Thước phim cho thấy HCHS năm 1974 là trận hải chiến vô cùng ác liệt với các chiến hạm của hải quân VNCH đã oai hùng lẫm liệt đánh đuổi các chiến hạm của Trung Cộng vào ngày 19/1/1974 nhưng sau đó phải rút quân không bảo vệ được Hoàng Sa trước lực lượng hạm đội mạnh gấp nhiều lần của quân địch kéo đến tăng viện và chiếm lấy Hoàng Sa sau một ngày xảy ra trận hải chiến. Hình ảnh và âm thanh của thước phim đã chạm vào nỗi bùi ngùi xúc động của người xem và không ít khán gỉa bật khóc từ đáy lòng khi xem thấy hình ảnh Hộ Tống hạm HQ-10 Nhựt Tảo chìm dần vào lòng đại dương… Tiếp theo clip phim Vinh danh Hải chiến Hoàng Sa là nghi thức Đại Lễ Tưởng Niệm 74 Tử Sĩ Hoàng Sa được thực hiện thật long trọng trên sân khấu với lễ nghi quân cách, nhạc tấu đón chào Chủ toạ (Võ khúc cấp Tá). Buổi Đại lễ Tưởng niệm diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, đầy xúc động bởi tiếng trống kèn chiêu hồn Tử Sĩ và sự trân trọng của chủ toạ đoàn, do HQ Phạm Quốc Nam điều khiển nghi thức. Chủ toạ buổi lễ là cựu HQ Thiếu Tá Võ Minh Mẫn, sĩ quan Hải quân thâm niên hiện diện, nguyên cựu sĩ quan của Tuần Dương hạm HQ-1 Khu trục Hạm Trần Hưng Đạo, cùng tham dự đại lễ gồm có các cựu sĩ quan Hải quân từ các đại đơn vị của quân chủng hải quân như: Căn cứ Yểm trợ Tiếp vận (HQ. Võ Văn Á), Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Sông Ngòi (HQ Đào Duy Mỹ), Duyên Đoàn 43 Hòn Tre-Rạch Gía (HT/HQ Nguyễn Văn Đông), Căn cứ Hải quân (HT/HQ Đào Quốc Hiển – Seattle, WA) và Hải đội Tuần duyên – HQ-611 của BTL Hạm Đội (HQ Phạm Quốc Nam). Tiếp theo Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ diễn ngâm bài thơ ‘Tôi Luôn Nhớ Mãi’ của Kim Trúc Phùng (Trúc Lan) từ Canada gửi đến để Vinh danh Tử sĩ Hoàng Sa. Kết thúc phần một của chương trình bằng bài hợp ca ‘Phải Lên Tiếng’ của cố Nhạc sĩ Anh Bằng. Phần hai của chương trình Văn Nghệ là Dạ Vũ được khai mạc theo truyền thống của Hải quân. Những vị hải quân thâm niên hiện diện như HQ. Võ Minh Mẫn, HQ Võ Văn Á, HQ Đỗ Cảnh và các phu nhân được mời ra sàn nhảy khai bước với vũ điệu Paso doble trong bộ quân phục hải quân ngày nào… HQ. Phạm Quốc Nam tường trình.
HQ. Phạm Quốc Nam và Phu nhân trình bày lý do và ý nghĩa dàn dựng sân khấu với hình ảnh chiến hạm trên sóng biển.
Nghi lễ Tưởng Niệm Tử sĩ HCHS trên sân khấu