Nhiều người Mỹ thiếu nhận định căn bản bị giới truyền thông dòng chính, cánh tay nối dài của phe Dân Chủ ‘cấp tiến’ định hướng dư luận cho rằng lạm phát, giá xăng dầu tăng cao và khủng hoảng an ninh lương thực LÀ DO chiến tranh Nga-Ukraine nhằm che đậy sự thật nguyên nhân của nó.
Thực ra từ năm 2020 Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Theo một báo cáo được EIA công bố hôm 25/7, trong sáu tháng đầu năm 2022, Anh Quốc và Châu Âu chiếm 81% sản lượng xuất khẩu khí LNG của Mỹ.
Sở dĩ nước Mỹ rơi vào khủng hoảng năng lượng như hiện nay bởi vì các ngành SẢN XUẤT dầu mỏ trong nước bị phong tỏa (đóng cửa). Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng gì từ chiến tranh Nga-Ukraine mà còn đổ hàng chục tỷ USD tiền thuế của dân Mỹ vào cuộc chiến này và bán ra hàng mấy chục triệu thùng dầu cho Trung Cộng, Châu Âu và Á Châu từ kho dự trữ quốc gia. Trong khi Biden đi Trung Đông tìm mua dầu. Tại sao? Câu hỏi không có lời giải thích ngoại trừ vì đeo đuổi phong trào ‘Toàn cầu hóa’.
Cách đây 140 năm (1880), Hoa Kỳ đã chịu trách nhiệm về 85–95% sản lượng và lọc dầu trên thế giới. Công ty dầu Standard Oil của vua dầu mỏ John D. Rockefeller bấy giờ đọc quyền đối với dầu mỏ đã kéo dài cho đến năm 1906, khi chính phủ Hoa Kỳ đã khởi kiện để phá bỏ mối lo ngại này dựa trên Đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890.
Năm 1960 Hoa Kỳ thấy mình phải cạnh tranh với OPEC mới thành lập. OPEC vào thời điểm đó đã chiếm khoảng 80% xuất cảng dầu thô toàn cầu. Cho đến năm 2018, Hoa Kỳ đã giành lại vị thế thống trị về năng lượng của mình, phần lớn là từ quá trình khai thác dầu đá phiến.
Từ đó, năm 2020 Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và sản xuất than lớn thứ ba thế giới. Coi như Hoa Kỳ đã độc lập về năng lượng. Đó cũng là sức mạnh an ninh năng lượng của Mỹ, cũng là an ninh quốc gia.
Đến thời TT Joe Biden (2021), chính quyền đeo đuổi nghị trình biến đổi khí hậu, ông đã hủy bỏ các hợp đồng cho thuê năng lượng liên bang. Ông đã cho ngừng hoạt động khoan dầu ở Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực. Ông đã hủy bỏ các đường ống dẫn dầu Keystone XL dài 1.200 dặm giữa tỉnh Alberta (Canada) và thành phố Steele- Nebraska (Mỹ). Ông Biden thẳng tay tấn công và bóp chết ngành sản xuất dầu trong nước.
Ông Biden thăm Trung Đông từ ngày 13 đến16-7 với tham vọng hạ nhiệt khủng hoảng dầu và thắt chặt quan hệ khu vực, nhưng dường như không đạt được mục tiêu nào. Đến thăm Saudi Arabia (Ảrập Xêút), ông Biden đã phá vỡ cam kết của mình khi tranh cử về việc xa lánh vương quốc này và không mang một gallon dầu nào về cho nước Mỹ. Các nhà quan sát bình luận chuyến đi Trung Đông của ông Biden hoàn toàn thất bại.
Tại sao giá xăng dầu tăng:
- Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Arab tại Jeddah (Thứ Sáu 15/7) với sự tham dự của Tổng thống Joe Biden, Thái tử Mohammed (Ảrập Xêút) đã từ chối tăng thêm lượng sản xuất dầu và mỉa mai ông Biden khi phát biểu: “Việc áp dụng các chính sách không thực tế (Môi trường xanh – Biến đổi khí hậu) nhằm giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng chính trong nước sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có và tăng giá năng lượng, thất nghiệp gia tăng và các vấn đề an ninh và xã hội ngày càng trầm trọng hơn là điều tất yếu”.
- Các nhà sản xuất dầu trong nước không hài lòng với chuyến công du Trung Đông của ông Biden. Theo ông Mike Sommers, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, thay vì phải đối mặt với các chế độ có vấn đề và lệ thuộc vào dầu mỏ ngoại quốc để duy trì năng lượng của quốc gia, thì “chúng ta có một giải pháp ngay tại nước nhà!”. Họ nói rằng chính quyền liên bang nên ngừng tấn công ngành ngành dầu khí trong nước. Họ đang làm hết khả năng và kêu gọi chính quyền Biden ủng hộ họ thay vì nhờ cậy Ảrập Xêút hay OPEC.
- Chủ tịch Latshaw Drilling Trent Latshaw nói với Fox Business: “Tôi nghĩ rằng Tổng thống Biden có thể đã tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền thuế của dân và đi đến Midland-Texas, để nói chuyện với chúng tôi thay vì đến Ảrập Xêút – Và nếu ngài muốn nói về việc tăng sản lượng dầu, hãy đến đây và nói chuyện với chúng tôi vì chúng tôi chính là ngành có thể giúp ngài”.
- Viết trên trang website The Hill, bà Liz Peek, nhà phân tích kinh doanh cho biết TT Biden đã bổ nhiệm những người có chủ trương ”cấp tiến” (Dân chủ xã hội chủ nghĩa Mỹ – Democratic Socialists of America) vào các chức vụ quan trọng trong Nội các của ông và đưa các vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự của mọi cơ quan chính quyền ‘chắc chắn sẽ khiến đầu tư và sản xuất dầu khí của Mỹ giảm theo thời gian. Hậu quả là giá xăng sẽ tiếp tục tăng’.
Giá xăng tăng giảm tùy vào giá dầu thô và các nhà sản xuất dầu trong nước. Các nhà sản xuất dầu trong nước đang làm mọi cách có thể để tăng sản lượng của mình kết hợp với nhu cầu xăng giảm. Nhờ đó giá xăng dầu thực tế đang giảm dần. Tuy nhiên ông Tom Kloza, người sáng lập Dịch vụ Thông tin Giá Dầu (OPIS) dự đoán giá xăng và dầu diesel sẽ biến động (tăng cao) đáng kể trong tương lai (theo hình parabol).
Tại sao Hoa Kỳ không tiếp tục độc lập năng lượng của mình để giữ vững ngôi vị nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới nhằm tránh được khủng hoảng xăng dầu và chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển năng lượng mạnh mẽ hơn trong tương lai là nguyên liệu thô sản xuất pin lithium-ion.
Trong vài thập niên tới, việc cung cấp nguyên liệu thô cho pin lithium-ion có vai trò thống trị thế giới. Cuộc cách mạng năng lượng pin lithium ion đang diễn ra. Được sử dụng trong mọi thứ từ thiết bị y tế, điện thoại di động, máy tính xách tay, xe điện và dụng cụ điện, v.v…Trung Cộng đang đứng đầu, kiểm soát 80% công suất sản xuất tế bào pin, càng ngày càng tăng lên.
Mỹ tốt nhất nên đi trước thời đại để không bị thua trong cuộc đua này. Chính quyền Biden đeo đuổi ‘năng lượng xanh’, nghị trình của nhóm Dân Chủ cấp tiến (Dân chủ xã hội chủ nghĩa Mỹ – Democratic Socialists of America) thì Hoa Kỳ sẽ đứng trước nguy cơ bị cuốn vào sự thất bại kinh tế năng lượng khác. - Theo dòng Thời cuộc (Bài 27)