Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Hôm thứ Sáu (8/7), cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời sau khi bị ám sát trong buổi vận động cho thành viên đảng Dân chủ Tự do Kentaro Asah (LDP), gây chấn động thế giới. Vụ ám sát diễn ra ở Nhật Bản, quốc gia có luật kiểm soát súng chặt chẽ và số người chết liên quan đến súng thấp.
Thủ Tướng Shinzo Abe sinh ra tại Thành phố Shinjuku, Tokyo (21/9/1954) trong một gia đình chính trị nổi tiếng. Cha của ông, Shintaro Abe, từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Mẹ ông là bà Yoko Kishi, con gái của cựu Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke (1957 -1960). Ông tốt nghiệp Đại học Luật Seikei ở Tokyo (1978), một năm sau đó ông du học Hoa Kỳ, hoàn tất chương trình Chính trị học của Đại học USC Price, California Hoa Kỳ.
Ông Abe, người từng giữ hai nhiệm kỳ thủ tướng từ năm 2006 đến năm 2007 và từ năm 2012 đến năm 2020. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong chính trường Nhật Bản và thế giới, ngay cả sau khi rời nhiệm sở.
Chính sách kinh tế “Abenomics” của ông đã mang lại sự ổn định cho Nhật Bản sau một thời kỳ kinh tế bất ổn, đưa nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thoát khỏi nhiều thập kỷ trì trệ.
Về chính sách đối ngoại, ông đã ủng hộ vai trò nổi bật hơn của quân đội Nhật Bản, nhằm đối phó một cách quyết đoán hơn với các mối đe dọa từ Triều Tiên và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông có lập trường cứng rắn đối với Trung Cộng và từng cảnh cáo: “Nhật Bản không thể để Đài Loan bị xâm lược bằng vũ lực, ‘Đài Loan xảy ra chuyện’ cũng giống như Nhật Bản xảy ra chuyện.”
Trong những tháng cuối cùng trước khi gặp nạn ông Abe đã dành nhiều nỗ lực công khai vận động bảo vệ đất nước Đài Loan khỏi một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Cộng. Điều này khiến ĐCSTQ hết sức phẫn nộ và thậm chí còn đe dọa một “cuộc tắm máu” nếu ông không dừng lại. Thái độ này của Trung cộng, dẫn đến dư luận có thể ĐCSTQ đứng phía sau cuộc ám sát ông Abe?
Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực đặt định lại vị trí của Nhật Bản trên thế giới. Ông coi việc bảo vệ Đài Loan khỏi một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Cộng cũng là để bảo vệ Nhật Bản và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. (Tứ cường Indo-Pacific: Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia).
Ông Abe công khai khẳng định: “Tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan là tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản”. Đây cũng là nhận định của ông thường xuyên lặp lại trong những tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
Đối với Hoa Kỳ, ông Abe khẳng định trong một bài báo xuất bản hồi tháng 4, việc Nga tiến hành xâm lược Ukraine đã gióng lên lời cảnh báo Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách “mơ hồ chiến lược” với Đài Loan. Chính sách này bao gồm Washington không chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia, hoặc tham gia vào bất kỳ hiệp ước quân sự nào với họ. Ông Abe nhấn mạnh: “Đã đến lúc Hoa Kỳ phải nói rõ rằng họ sẽ bảo vệ Đài Loan thế nào trước bất kỳ nỗ lực xâm lược nào của Trung Cộng.”
Ông Abe nhấn mạnh: “Thảm kịch nhân loại xảy ra với Ukraine đã dạy cho chúng ta một bài học cay đắng. Không còn chỗ cho sự nghi ngờ trong quyết tâm của chúng tôi liên quan đến Đài Loan, cũng như quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền.”
Gần một tháng trước khi gặp nạn, ông Abe một lần nữa bất chấp đe dọa của ĐCSTQ, đưa ra các nhận xét trong Hội nghị chuyên đề Axios Outlook khuyến khích các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ: “Chúng ta không được đánh giá thấp những nỗ lực của họ [Trung Cộng]. Bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với Đài Loan đều là xâm phạm Nhật Bản” (Taiwan News).
Sau thời gian dài làm thủ tướng, ông từ chức vào năm 2020, với lý do phải chống chọi lâu dài với căn bệnh viêm loét đại tràng. Nhưng ông vẫn là một nhân vật nổi bật trong chính trường Nhật Bản và quốc tế trong suốt 2 năm sau khi từ chức lần thứ hai (28/8/2020).
Ông được xem là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tầm nhìn vĩ đại được thế giới ngưỡng mộ và yêu mến. Ngoại trừ ĐCSTQ và những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa (cộng sản) vui mừng hả hê. Tuy nhiên bản chất xấu xí đó của dân Trung cộng không có tác dụng gì hơn mà còn khiến cho thế giới càng ghê tởm dân Trung Cộng nhiều hơn.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Sáu (8/7) bày tỏ tiếc thương về cái chết của ông Abe và nói rằng ông ấy là “người bạn thân thiết của nước Mỹ”. Ông Pompeo nhận định rằng thế giới bây giờ “sẽ tồi tệ hơn nhiều” khi không còn ông Abe.
Ngày 12/7 Hãng tin AP và WJC đưa tin rằng vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Sáu có thể đã góp phần vào kết quả bầu cử Đảng LDP thắng lớn hôm Chủ Nhật (10/7/22), sẽ thúc đẩy sửa Hiến pháp theo nguyện vọng của ông Abe.
Người viết suy ngẫm: Năm 2020 ông Abe trước khi từ chức vì sức khỏe, ông có lời nói với dân chúng Nhật rằng: “Tôi xin lỗi từ đáy lòng mình, rằng mặc dù tôi được sự ủng hộ của người dân Nhật Bản nhưng tôi quyết định từ chức. Tôi không thể tiếp tục làm thủ tướng, nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Tôi không muốn bệnh tật dẫn đến những sai lầm trong các quốc sách quan trọng”.
Thiết nghĩ, nếu có chút liêm sỉ chắc chắn các quan chức lãnh đạo csVN tự cảm thấy xấu hổ khi họ nghe những lời này của cố Thủ tướng Abe. Lãnh đạo csVN chẳng những không làm được gì có lợi cho quốc gia dân tộc nhưng họ vẫn cố bám trụ chiếc ghế quyền lực; chẳng hạn như Nguyễn Phú Trọng lú lẫn, tuổi hạt gần đất xa trời, bệnh tật, đi đứng không vững nhưng vẫn cố lì ôm chặt chiếc ghế quyền lực, không buông bỏ! So sánh như thế mới biết thế nào là vô liêm sỉ.

Theo dòng Thời cuộc (Bài thứ 19)