Tỷ lệ lạm phát lên đến đỉnh kỷ lục 8.6%, mức cao nhất trong vòng 40 năm, tỷ lệ thật có thể còn cao hơn và khủng hoảng năng lượng gây hậu quả nặng nề nhất kể từ những năm 1970. Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) báo động, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay “lớn hơn nhiều” so với năm 1970. Khủng hoảng năng lượng làm giá xăng tăng kỷ lục kéo theo các các nguồn cung ứng khác, khiến gia đình người Mỹ phải đối mặt với chi phí lớn hơn cho mọi thứ từ hàng tiêu dùng, thực phẩm đến nhiên liệu.
Hôm Chủ Nhật (19/06), Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen cũng cho biết lạm phát cao sẽ còn kéo dài trong thời gian còn lại của năm 2022. Bà Yellen thừa nhận rằng lạm phát đang ở mức “cao không thể chấp nhận được” và suy thoái là có thể.
Buổi điều trần của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện ngày 22/6, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Jerome Powell thừa nhận chấn vấn của Thượng nghị sĩ Bill Hagerty (Cộng Hòa-Tennessee) khi TNS Hagerty cho rằng động lực chính gây ra lạm phát ở Mỹ là sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các quy định hạn chế nguồn cung và gói kích thích qúa mức với 1.9 ngàn tỷ cho kế hoạch ‘xây dựng lại tốt hơn (BBB) của ông Biden. Sự thừa nhận này của ông Powell đã đi ngược lại tuyên bố của ông Biden cho rằng chiến tranh Nga – Ukraine là nguyên nhân gây lạm phát.
Trong bức thư ngỏ của Tổng thống Biden gửi đến các công ty dầu hỏa Hoa kỳ vào ngày 20/6, ông Biden tiếp tục quy nguyên nhân giá xăng tăng là do chiến tranh Nga – Ukraine và do sự tăng giá không hợp lý của các nhà sản xuất dầu. Thực tế, lạm phát là 1.4% vào tháng Giêng năm 2021 và đến tháng 12 cùng năm, nó đã tăng lên 7%, đánh dấu mức tăng gấp năm lần trước khi Nga xâm lược Ukraine. Bức thư của ông Biden đã gặp sự phản đối quyết liệt của tập đoàn ExxonMobil và Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API). Quyết liệt hơn, hôm thứ Năm (23/6) ông Mike Wirth, Giám đốc điều hành (CEO) của Chevron đã gửi một bức thư ngỏ tới ông Biden kêu gọi Tòa Bạch Ốc chấm dứt thái độ thù địch với ngành dầu mỏ.
Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ đồng tuyên bố rằng công suất sản xuất dầu tại Hoa Kỳ đã giảm là do chính phủ Biden đã tìm cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch như một phần của nghị trình ‘biến đổi khí hậu’ và chính sách lâu dài của Đảng Dân Chủ chống lại ngành năng lượng đã làm tê liệt các nhà sản xuất của Hoa Kỳ trong nước mà còn gián tiếp ảnh hưởng trên toàn thế giới. Trên thật tế nhu cầu năng lượng dầu hỏa không giảm và càng tăng hơn trong các công nghệ hiện đại. Các quyết định của Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga đã tạo ra cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng hơn.
Các công ty dầu cũng như các nhà Lập pháp Đảng Cộng Hòa, hôm 6/4 đã kiến nghị chính phủ Biden hủy bỏ toàn bộ chính sách năng lượng xanh của mình, nếu không, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có rất ít đòn bẩy trong khuôn khổ hiện tại để giảm giá xăng.
Thật ra những gì đang diễn ra từ chiến tranh Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng và lạm phát toàn cầu chỉ là bề mặt của tảng băng chìm ‘Chủ nghĩa toàn cầu’ hay phong trào ‘Trật tự Thế giới’ và ‘Tái lập vĩ đại’:

  • Hiện nay trước tình trạng khủng hoảng năng lượng, lạm phát, thiếu lương thực, nhiều quốc gia Châu Âu bắt đầu lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt kinh tế Nga (như cuộc biểu tình ở Madrid Tây ban Nha 26/6). Càng áp đặt trừng phạt kinh tế, Nga càng thu bộn ngoại tệ từ dầu nhờ khủng hoảng năng lượng và chia rẽ trong khối EU. Xuất khẩu dầu của Nga lên tới 3,6 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022, so với 3,3 triệu thùng/ngày của tháng trước. Edward Fishman, cựu chuyên gia về châu Âu tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Ông Putin đang tiếp tục kiếm được ít nhất 1 tỷ USD mỗi ngày từ việc bán dầu và khí đốt. Phần lớn là bán cho Châu Âu; nơi đã thông qua tới 6 vòng trừng phạt Nga. Sự kiện này dẫn đến lời tuyên bố đáng lưu ý của ông Putin hôm thứ Sáu (17/6) rằng: ”trật tự thế giới phương Tây đã kết thúc” (The world order is finished).
  • Ông chủ Tesla và Spce X, tỷ phú Elon Musk hôm 19/6 tiết lộ trong buổi phỏng vấn trên kênh Youtube Tesla ông nói, công chúng không nhận ra mức độ các nghiệp đoàn đang kiểm soát và điều khiển các chính sách của Đảng Dân chủ và chính quyền ông Biden. (Trình bày chi tiết trong một bài viết khác).
  • Nhà báo Patricia Adams và các nhà bình luận khác cho rằng thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo ‘chủ nghĩa toàn cầu’.
    Như vậy, chiến tranh Nga – Ukrain, khủng hoảng năng lượng, thiếu thực phẩm, lạm phát và suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra là sự thất bại của chủ nghĩa ‘toàn cầu hóa’ như ông Putin đã tuyên bố hay nghị trình ‘tái lập vĩ đại’ (Great Reset) của ‘nhà nước ngầm’ đang bắt đầu? Đồng thời nghị trình Buid Back Better (BBB) của chính quyền Biden quyết tâm đeo đuổi và đang thực hiện phải chăng theo định hướng của phong trào ‘tái lập vĩ đại’ của toàn cầu hóa?

Theo dòng Thời cuộc (Bài thứ 20)