Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ đã tăng lên 9.1% trong tháng Sáu, vượt mức 8.8% ước tính thị trường và tỷ lệ hàng năm 8.6% trong tháng Năm. Nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế đã tăng lên trong tháng vừa qua. Các nhà kinh tế đã điều chỉnh dự báo suy thoái của họ tăng lên vì lạm phát tăng và nhu cầu suy giảm. Đường cong lợi suất 2 năm và 10 năm của thị trường bị đảo ngược. Các nhà đầu tư đã theo dõi biểu đồ quan trọng này vì nó đã dự đoán gần như mọi cuộc suy thoái kể từ năm 1955. Chỉ số giá tiêu dùng chung CPI (Consumer Price Index) đã khiến các chỉ số tham chiếu hàng đầu giảm xuống, xuất hiện tín hiệu kinh tế suy thoái.
.
Người ta đang thắc mắc lạm phát khi nào đến đỉnh điểm? Khi lạm phát đến đỉnh điểm, nền kinh tế sẽ bước vào suy thoái.
.
Tỷ lệ lạm phát 9.1% là mức cao nhất kể từ tháng 11/1981. Và lần đầu tiên trong hơn 40 năm nền kinh tế Hoa Kỳ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trên diện rộng. Các bộ phận linh kiện không có sẵn cho các nhà sản xuất khi họ cần. Các hãng hàng không hủy chuyến bay đột ngột. Đường sắt và xe tải đang cắt vận chuyển hàng. Các kệ thực phẩm ở một số khu vực bị cạn kiệt với một số khu vực báo cáo thiếu nguồn cung cấp thịt, sữa, các mặt hàng thực phẩm và vật liệu thiết yếu khác.
.
Có 3 lý do chính dẫn đến kinh tế thiếu hụt:
.

  1. Khủng hoảng năng lượng: Lần duy nhất nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt sau Thế Chiến II và thập niên 70. Cũng trong những năm 1970, các biện pháp kiểm soát giá dầu mỏ và xăng của chính phủ đã dẫn đến khủng hoảng năng lượng gây nên thiếu hụt diện rộng.
    .
    Giá năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính kéo theo các giá cung khác tăng vọt. Ngày nay chẳng những ngoài khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, các chính sách lâu dài của Đảng Dân Chủ chống lại độc lập năng lượng làm tê liệt các nhà sản xuất của Hoa Kỳ. Chính sách về ‘biến đổi khí hậu’ hay ‘thỏa thuận xanh mới’ (Green New Deal) của chính phủ Biden đeo đuổi đã thúc đẩy giá xăng tăng cao và đã buộc các ngành công nghiệp chuyển hướng tài nguyên sang sản xuất nhiên liệu tái tạo, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các loại nhiên liệu gây hạn chế nguồn cung.
    .
    Các nhà sản xuất dầu trong nước không hài lòng với chuyến công du Trung Đông của ông Biden. Theo ông Mike Sommers, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, thay vì phải đối mặt với các chế độ có vấn đề và lệ thuộc vào dầu mỏ của ngoại quốc để duy trì năng lượng của quốc gia, thì “chúng ta có một giải pháp ngay tại quê nhà.”
    Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Arab tại Jeddah (Thứ Sáu 15/7) với sự tham dự của Tổng thống Joe Biden, Thái tử Mohammed (Ảrập Xêút) mĩa mai ông Biden: “Việc áp dụng các chính sách không thực tế nhằm giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng chính sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có và tăng giá năng lượng, thất nghiệp gia tăng và các vấn đề an ninh và xã hội ngày càng trầm trọng hơn là điều không tránh khỏi”.
    .
    Chính sách chống năng lượng hiện nay của chính quyền ông Biden khiến Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn để giảm giá xăng dầu; trừ khi chính phủ ông Biden hủy bỏ toàn bộ chính sách lệ thuộc năng lượng nước ngoài của mình, nếu không, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có rất ít đòn bẩy trong khuôn khổ hiện tại để giảm giá nhiên liệu.
    .
    Nghị trình ‘Thỏa thuận xanh mới’ (Green New Deal) của ông Biden làm tăng cao lượng khí thải carbon dioxide hơn bao giờ hết. Một thống kê đáng kinh ngạc nhưng đúng sự thật: Sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông ta đã thúc đẩy một số chính sách năng lượng xanh gọi là làm sạch môi trường, nhưng lượng khí thải của Mỹ thực sự đã tăng vào năm 2021 sau khi giảm trong 10 năm liên tiếp.
    .
    Stephen Moore nói: “Dự tính là 100 tỷ USD sản lượng hàng năm bị mất ở Hoa Kỳ vì nghị trình chống biến đổi khí hậu. Một lần nữa, những chuyện này thật phi lý. Tại sao chúng ta lại hy sinh các cơ hội kinh tế của chính mình và giao chúng cho Trung Cộng trên một chiếc đĩa bằng bạc?”.
    .
  2. Thiếu nhân công: Hầu hết mọi doanh nghiệp hiện đang than phiền về tình trạng thiếu nhân công trầm trọng. Các doanh nghiệp cho biết họ không thể nhận, sản xuất, hoặc vận chuyển sản phẩm do thiếu nhân công.
    .
    Bất chấp sự gia tăng việc làm trong những tháng gần đây, dữ liệu việc làm tháng Năm cho thấy nền kinh tế ngày nay có ít lao động hơn so với trước khi phong tỏa thời đại dịch. Một số cho rằng những phúc lợi ‘hào phóng’ (các gói cứu trợ) của chính phủ liên quan đến việc phong tỏa đã tạo ra vấn đề này và càng khó hơn khi chính phủ đưa ra các biện pháp ngầm khuyến khích không làm việc. Hơn nữa, tăng lương tối thiểu đã góp phần gây nên tình trạng thiếu hụt nhân công, tăng giá thành.
    .
  3. ID Vaccine: Rất ít người muốn nói về một lý do khác của sự thiếu hụt lao động là cưỡng chế tiêm vaccine COVID-19. Đáng chú ý nhất, hàng ngàn phi công và tiếp viên của các hãng hàng không và trên 20% nhân viên chăm sóc sức khỏe đã nghỉ việc vì không muốn mạo hiểm tiêm vaccine gây nên hàng ngàn chuyến bay bị hủy trong các ngày lễ lớn vừa qua.
    .
    Việc buộc phải đóng cửa nền kinh tế, các hành động của liên bang hạn chế sản xuất, các khoản trợ cấp và thanh toán ‘hào phóng’ của chính phủ, các yêu cầu của chính phủ liên quan đến COVID-19 và vaccine đều đóng một vai trò trong tình trạng thiếu hụt trên diện rộng đang gây ra cho nền kinh tế.
    .
    Hướng dẫn dư luận quy chụp cho chiến tranh Nga – Ukraine dẫn đến khủng hoảng năng lượng và kinh tế thiếu hụt tại Mỹ là không có cơ sở và nhằm che đậy chính sách toàn cầu hóa của chính phủ. Thật tế chỉ có Châu Âu trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh Nga – Ukraine và không đáng kể đối với kinh tế Mỹ.
    .
    Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng Mỹ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Cộng là một biện pháp kiểm soát lạm phát sai lầm, được những chính trị gia theo khuynh hướng mềm mỏng với Trung Cộng ủng hộ. Họ đang sử dụng con bài lạm phát để hồi sinh một kế hoạch ‘tồi tệ’, mang đến lợi nhuận khổng lồ cho ĐCSTQ (Theo Corr Analytics). Biện pháp này khó có thể giảm bớt lạm phát và sẽ ảnh hưởng tới nền sản xuất của Mỹ, an ninh quốc gia bị đe dọa và khiến cuộc sống người dân Mỹ khó khăn hơn. Hôm 15/7 Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cũng nhận định như vậy.
    .
    Thực tế, thương mại mậu dịch với Trung Cộng cao ngất ngưỡng chưa từng có dưới thời chính quyền Biden, bất chấp cân bằng mậu dịch như dưới thời ông Trump nhưng lạm phát vẫn đang xảy ra. Hàng hóa, thực phẩm, thuốc men đến từ Trung Cộng chứa nhiều độc tính gây mầm bệnh và ung thư, chưa kể đồng lõa vi phạm nhân quyền và diệt chủng của ĐCSTQ.
    .
    Theo chuyên gia, nền kinh tế Mỹ có thể tự điều chỉnh để vượt qua khủng hoảng lạm phát và thiếu hụt hàng hóa. Chẳng những đảng Dân chủ không muốn như vậy mà hôm thứ Sáu (15/7) Toà Bạch Ốc đã đưa ra tuyên bố đe dọa của ông Biden khi ông ta đang ở Trung Đông tìm mua dầu từ khối Opec, rằng ông Biden sẽ mạnh mẽ dùng quyền hành pháp để ban hành sắc lệnh về vấn đề khí hậu để đáp ứng thời điểm này nếu Quốc hội không thông qua một dự luật nào phù hợp với nghị trình của ông.
    .
    Lời đe dọa giận dữ của ông Biden gửi đến Thượng viện nêu trên được đưa ra sau khi Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virgina) được cho là đã nói với các thành viên Đảng Dân Chủ hàng đầu, bao gồm cả Lãnh đạo Đa số Chuck Schumer (Dân Chủ-New York), hôm thứ Năm (14/07) rằng ông sẽ không ủng hộ chi tiêu mới cho các biện pháp liên quan đến khí hậu hoặc tăng thuế.
    .
    Nói tóm lại, nước Mỹ và thế giới khủng hoảng và bất ổn như ngày nay do từ chính sách của đảng Dân Chủ. Nhưng họ đang cố đánh lạc hướng, đổ lỗi cho đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine để dẫn dắt dư luận dễ tin nhằm che đậy những nguyên nhân thực sự gây nên khủng hoảng và lạm phát được các chuyên gia phân tích như trên. Cho thấy các chính trị gia Hoa Thịnh Đốn không quan tâm gì đến các vấn đề của người Mỹ, và nghĩ rằng dân Mỹ đủ khờ khạo để cho qua bất cứ thứ gì họ đề ra.
    .
    Không hiểu nghị trình ‘biến đổi khí hậu’ của phe Dân chủ cấp tiến mà chính quyền Biden đang đeo đuổi có giải quyết được gì cho khủng hoảng hiện nay hay đưa nước Mỹ đến thảm họa như vết xe đổ của nước Đức khi thực hiện cách mạng năng lượng xanh cách nay hơn 22 năm.

Theo dòng thời cuộc (Bài 24)