Elon Musk đã trở thành nỗi khiếp đảm của giới tinh hoa tại Twitter trong những tuần vừa qua. Ông đã làm rung chuyển thị trường và chấn động dư luận khi chi ra gần 44 tỷ đô la để “mua” quyền tự do ngôn luận cho khách hàng của Twitter. Tuy nhiên Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông từng ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ. Vậy Elon là ai? Là anh hùng, là kẻ lập dị hay là kẻ cơ hội?
Ngày Twitter về tay Elon Musk…
… cũng là ngày mà những người cánh tả than khóc, buồn bực không nguôi, trong khi những người theo cánh hữu lại vui mừng trước khả năng nền tảng xã hội này phục hồi quyền tự do ngôn luận. Đương nhiên, những người theo phái truyền thống bảo thủ ở Mỹ không quên rằng, “nạn nhân” lớn nhất của Twitter chính là cựu Tổng thống Donald Trump, cùng một danh sách các nhà lập pháp, nghị sĩ, các bác sĩ, các nhà hoạt động vốn nói lên Sự thật,… đã bị loại ra khỏi nền tảng này.
Twitter không chỉ cấm Tổng thống Trump mà nó còn kiểm duyệt các kênh truyền thông nghiêm túc, như tờ New York Post đã từng tiết lộ về chiếc máy tính địa ngục của Hunter Biden, cũng như “bịt miệng” những nhà báo bảo thủ nổi tiếng như Tucker Carlson, Jack Posobiec, hay Ong Babylon.
Tất nhiên, để bỏ ra gần 44 tỷ đô la sở hữu Twitter không phải ai trong số hơn 7 tỷ người trên Trái đất chúng ta có thể làm được, hoặc dám chi. Có câu rằng, “những gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, nhưng chưa hẳn đúng trong trường hợp này.
Elon Musk đã làm rung chuyển thị trường thế giới khi tin tức hé lộ rằng, ông đã lặng lẽ mua 9,2% cổ phần của Twitter (trị giá 2,89 tỷ đô la), và trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter. Để “tự vệ”, ban quản trị Twitter đã quyết định “bẫy” Elon Musk, bằng cách mời ông vào hội đồng quản trị, với hy vọng sẽ “kiềm chế” được vị tỷ phú lắm chiêu này.
Những Giám đốc điều hành tại Twitter như Parag Agrawal, hay trước đó là Jack Dorsey đã mơ tưởng rằng, họ có thể ngăn chặn các đòi hỏi về quyền tự do ngôn luận của Musk tại công ty, bằng cách “nhốt chung” ông cùng “phòng VIP” với họ – nơi Elon Musk có thể thoải mái đưa ra đề xuất, nhưng việc quyết định hay không vẫn là biểu quyết theo số đông.
Tuy nhiên với bản năng nhạy bén, Musk Elon đã phớt lờ lời mời ‘thiện chí’ này. Bởi nếu gia nhập hội đồng quản trị, Elon Musk sẽ không được phép tích lũy quá 14,9% cổ phiếu của Twitter, và đương nhiên ông sẽ không thể kiểm soát Twitter. Vì vậy Twitter đã có phương án dự trù.
Ngay khi Elon Musk đánh tiếng mua lại Twitter với giá 43 tỷ đô la, ông đã vấp phải kế hoạch “uống thuốc độc” từ ban giám đốc công ty. Ngày 15/4, hội đồng quản trị Twitter đã nhanh chóng biểu quyết nhất trí thông qua Kế hoạch “Quyền của cổ đông”. Theo đó nếu bất kỳ cá nhân hay nhóm nào sở hữu ít nhất 15% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị, thì các cổ đông khác sẽ được phép mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu đáng kể.
Đây là một cách phổ biến để bảo vệ Twitter khỏi việc bị tiếp quản từ một bên thứ ba, bằng cách pha loãng cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu.
Cơn “nóng giận’ hấp tấp này của những người đứng đầu Twitter đã hé lộ cho thế giới biết, họ đã lo ngại bị mất quyền được “kiểm duyệt” ngôn luận của người khác như thế nào. Đồng thời cũng phơi bày thái độ thù địch cực đoan của giới tinh hoa theo phái thiên tả.
Elon Musk không chỉ chỉ trích Twitter đã “không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận của nền dân chủ”, mà còn cả cách quản lý tệ hại của ban quản trị công ty. Ông đã phê phán giới lãnh đạo Twitter đang làm việc tồi tệ và chỉ xứng đáng nhận đồng lương một cách “hợp lý”.
Chỉ một ngày sau khi ban quản trị Twitter áp dụng chiến lược “thuốc độc” để bảo vệ công ty khỏi nguy cơ bị Elon Musk thâu tóm, vị tỷ phú đã tweet một dòng có sức nặng tương đương một “cú đấm” vào giới lãnh đạo Twitter:
“Lương của hội đồng quản trị sẽ là 0 USD nếu tôi thâu tóm thành công Twitter. Như vậy, mỗi năm công ty tiết kiệm được gần 3 triệu USD”.
Ngay khi tin tức về việc hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại Twitter của Elon Musk, hầu hết nhân viên của mạng xã hội này đã bị sốc nặng. Họ đã để lại nhiều luồng ý kiến, đa phần là tiêu cực trước viễn cảnh phải làm việc dưới trướng Elon Musk
Tất nhiên cư dân mạng đều hiểu lời “thách đấu” này của Elon Musk là bỡn cợt thiếu thực tế, nhưng lời hứa bảo vệ “tương lai của Ukraine” thì là có thật. Trong nỗ lực giúp người dân Ukraine có thể giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla đã cung cấp các thiết bị dịch vụ Internet thông qua vệ tinh Starlink tới quốc gia này.
Theo CNBC, Công ty vũ trụ SpaceX đã bắt đầu gửi cho Ukraine các lô hàng thiết bị vệ tinh Starlink – đi kèm với ăng-ten, giá ba chân và bộ định tuyến Wi-Fi ngay sau khi Nga phát động cuộc chiến.
Theo Washingtonpost, khi chiến tranh nổ ra, Ukraine phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng và pháo kích của Nga có khả năng đánh sập mạng Internet, nên việc xây dựng kế hoạch dự phòng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, đã tweet lời cầu xin trực tiếp tới Elon Musk, kêu gọi tỷ phú công nghệ giúp đỡ.
Elon Musk trả lời chỉ vài giờ sau đó: “Dịch vụ Starlink đang hoạt động ở Ukraine. Nhiều thiết bị đầu cuối khác đang trên đường tới”.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng Starlink như một biện pháp thay thế tạm thời để người dân và chính phủ Ukraine giữ kết nối trong cuộc chiến là thử nghiệm lớn với công nghệ tương đối mới, và có thể tạo ra những tác động rộng rãi với chiến tranh trong tương lai. Internet đã trở thành công cụ thiết yếu để liên lạc, cập nhật thông tin và thậm chí cung cấp năng lượng cho vũ khí.
Nói cách khác, song song với việc Elon Musk đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Mỹ, ông còn hỗ trợ cho người Ukraine và đánh trả các cuộc tấn công của quân đội Nga nhằm vào hệ thống Starlink của ông.
Theo Dailymail, mới đây Lầu Năm Góc đã tiết lộ rằng, Mạng vệ tinh SpaceX Starlink của Elon Musk đã đánh trả thành công các nỗ lực của Nga nhằm gây nhiễu mạng ở Ukraine. Cũng như nhiều nước khác, Nga sở hữu công nghệ có khả năng tìm kiếm, gây nhiễu và đôi khi đánh chặn nhiều loại đường truyền, mà điển hình là các luồng Internet của Ukraine đã bị suy giảm vào ngày đầu tiên khi Nga phát động tấn công hôm 24/2.
Lầu Năm Góc đã phải ca ngợi trước công nghệ tuyệt vời này của SpaceX Starlink, và Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc hẳn cũng phải kiêng dè tỷ phú Elon Musk.
Nhưng người đời cũng có câu: Lắm tài nhiều tật: Elon Musk cũng là vị tỷ phú “quái chiêu nhất”. Ông đã đặt cái tên có 1-0-2 cho cậu con trai của ông là X Æ A-Xii. Với tài sản xấp xỉ gần 300 tỷ đô la, Elon Musk lại là một tỷ phú “vô gia cư”, vì ông có phương châm không sở hữu tài sản vật lý, chỉ đi ở nhà thuê, hoặc ở nhờ nhà của các cộng sự tại Tesla.
Rõ ràng, ở tầm của Elon Musk, đẳng cấp không còn thể hiện ở nhà sang xế xịn, mà đôi khi thể hiện ở phát ngôn hay dòng tweet của ông, cũng có thể khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo, lúc thì xanh lè khi lại đỏ rực.
Vậy Elon Musk là người như thế nào?
Elon Musk đã trở thành nỗi khiếp đảm của giới tinh hoa tại Twitter trong những tuần vừa qua. Ông đã làm rung chuyển thị trường và chấn động dư luận khi chi ra gần 44 tỷ đô la để “mua” quyền tự do ngôn luận cho khách hàng của Twitter. Tuy nhiên Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông từng ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ. Vậy Elon là ai? Là anh hùng, là kẻ lập dị hay là kẻ cơ hội?
Elon Musk là kẻ lập dị?
Nếu phải mô tả về Elon Musk, có lẽ các nhà bình luận thường đồng ý với biệt hiệu “Tỷ phú theo chủ nghĩa tự do lập dị”. Có lẽ “lập dị” nhất là không giống như nhiều tỷ phú khác thường hạn chế xuất hiện trước công chúng hoặc cẩn trọng khi phát ngôn, Elon Musk chẳng ngại nói ra suy nghĩ của mình. Nhiều trong số đó bao gồm:
- Thách thức quan chức Liên Hợp Quốc là David Beasley, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) chứng minh: “2% tài sản của Elon Musk (6 tỷ đô la) có thể giúp giải quyết nạn đói trên thế giới.”
- Chế nhạo tỷ phú giàu thứ hai thế giới Jeff Bezos bằng một hình biểu tượng huy chương hạng nhì.
- Chế giễu miếng vải lau 19 USD của Apple, cũng như chê bai ngoại hình của Bill Gates giống “người đàn ông mang thai”.
- Thách thức “đấu” tay đôi với Tổng thống Putin, và chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau là giống với độc tài Hitler. (dailymail)
Ngoài những câu châm chọc mang tính chất “cá nhân” này, Elon Musk cũng không ngại ngần chạm tới những lĩnh vực nhạy cảm, khiến phe cánh tả nổi đóa như:
- Elon Musk đã gây phẫn nộ đối với những người theo phái cánh tả, theo chủ nghĩa toàn cầu khi ủng hộ phương pháp điều trị bằng thuốc Hydroxychloroquine cho các bệnh nhân COVID-19.
- Ông cũng tuyên bố rằng trẻ em không dễ bị tổn thương bởi COVID, và nghi ngờ về số liệu thống kê tử vong do COVID của CDC Mỹ cung cấp.
- Elon Musk chẳng ngại châm biếm các nhà lãnh đạo theo phái cánh tả xã hội chủ nghĩa, cũng như chỉ trích đài CNN.
- Elon Musk cũng chỉ trích chính sách đóng cửa đã giết chết nền kinh tế Mỹ, và gần đây nhất, khi các chính sách thất bại của chính quyền Joe Biden làm tăng giá nhiên liệu, ông đã kêu gọi nước Mỹ tăng sản lượng dầu và khí đốt “ngay lập tức”, bất chấp việc này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến doanh số bán xe điện của Telsa.
Những người cánh hữu đã rất thích Elon Musk khi ông từng chỉ trích ứng viên Elizabeth Warren, hay châm chọc ứng viên theo xã hội chủ nghĩa cộng sản Bernie Sanders. Nhưng mâu thuẫn ở chỗ, Elon Musk cũng có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với ĐCSTQ. Nhiều người cho rằng, tỷ phú Elon Musk là người theo chủ nghĩa cơ hội, khi đã nắm bắt mọi cơ hội kiếm tiền từ việc “làm thân” với các quan chức ĐCSTQ, cho tới ủng hộ Biến đổi khí hậu của phe cánh tả một cách tài tình.
Hay là kẻ cơ hội?
Elon Musk dường như là mẫu người rất khó đoán, và thậm chí khá mâu thuẫn. Điều này có thể đúng có thể sai. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi về mối quan hệ ấm nồng của tỷ phú Elon Musk với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như về lòng trung thành, và tình yêu của ông đối với những giá trị của nước Mỹ. (New York Times)
- Tình yêu với Trung Quốc
Năm 2021, tờ Bloomberg đặt tiêu đề cho bài viết: “Elon Musk yêu mến Trung Quốc và Trung Quốc cũng yêu mến ông ấy”. Bài báo cho biết Elon Musk trở nên giàu có nhờ thị trường Trung Quốc, cũng như chiếm được tình cảm của cư dân mạng Trung Quốc. Elon Musk cũng bộc lộ tình cảm của mình trong cuộc gặp với Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng: “Tôi yêu Trung Quốc”. Đương nhiên, ĐCSTQ cũng đáp lại tấm thịnh tình này bằng việc trao cho Musk thẻ thường trú.
Theo Breitbart, Elon Musk đã từng bị chất vấn về “những giới hạn đạo đức” khi kinh doanh tại Trung Quốc. Nhưng ông cho biết đã có một trải nghiệm tích cực với các quan chức ĐCSTQ, và còn ca ngợi giới lãnh đạo Trung Quốc “có trách nhiệm hơn” đối với hạnh phúc của người dân so với chính phủ Mỹ.
Kể từ khi mở nhà máy sản xuất xe điện Tesla ở Thượng Hải, tỷ phú Musk thể hiện quan điểm rất tích cực về Trung Quốc, khi không ngần ngại nói: “Trung Quốc phù hợp với quan điểm của tôi”, rằng “những người ở đó thông minh, làm việc chăm chỉ ”, trong khi người Mỹ thì “cửa quyền” và “tự mãn”.
2. Ủng hộ biến đổi khí hậu
Giống như Bill Gates, Al Gore, Barack Obama…, Elon Musk cực kỳ giàu có nhờ kiếm tiền bằng cách tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Dù vậy, cũng giống như những người “lăng xê” Biến đổi khí hậu khi nói dễ hơn làm, tỷ phú Musk vẫn sử dụng máy bay tư nhân trong các cuộc công cán vòng quanh thế giới, như một cách ngầm từ chối giảm thiểu khí phát thải.
Tỷ phú Musk cũng đã tweet một lời kêu gọi về Thuế Carbon và đề cập vấn đề đó với chính quyền Joe Biden. Với danh nghĩa chống lại biến đổi khí hậu, Musk đã thành công trong việc đưa bang California và 9 bang khác áp dụng các tiêu chuẩn khí thải mà chỉ công ty Tesla mới có thể đáp ứng được. Giả sử các nhà sản xuất ô tô khác không thể sản xuất các phương tiện không phát thải, trong trường hợp đó, họ sẽ phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ, bị thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc mua các khoản tín dụng từ các nhà sản xuất ô tô không tạo ra khí thải, như Tesla.
- Thử nghiệm cấy chip vào não người
Elon Musk cũng ấp ủ dự án cấy chip Neuralink vào não người để thay thế các tế bào thần kinh não “bị lỗi” hoặc “bị khuyết”. Ông cũng kỳ vọng tạo ra một mạng lưới thần kinh AI mô phỏng giống hệt não người, có thể giúp chúng ta bắt kịp với trí tuệ nhân tạo mà các lập trình viên của ông đang tạo ra.
Thực tế, công ty Tesla cũng đi đầu trong quá trình sáng tạo các robot hình người, và cho biết robot Optimus có thể “đóng một vai trò nào đó” có thể sánh ngang, hoặc thậm chí vượt xa trí thông minh của con người. Hiện tại, nhóm nghiên cứu và phát triển AI của Tesla đang nghiên cứu “bộ não” cho những chiếc xe tự lái của công ty.
Đó là một thế giới mà trí thông minh nhân tạo vượt xa trí tuệ con người, buộc chúng ta phải nâng cấp bộ não của mình để duy trì sức cạnh tranh.
Câu hỏi đặt ra là: Khi những con robot được tạo ra để có “tri giác” như chúng ta, liệu trong tương lai chúng có tấn công con người? Chính tỷ phú Elon Musk cũng từng cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo ngoài tầm kiểm soát là mối đe dọa hiện hữu đối với con người. Nhưng dường như ông cũng tin rằng, sự phát triển của robot là không thể tránh khỏi.
Xuân Trường