Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh trong DVD ‘ HOÀNG SA CHIẾN VỚI NHỮNG NGƯỞI TRONG CUỘC’ do webmaster thực hiện. Để nhận FREE DVD giá trị này, liên lạc với chiến hữu HQ Phạm Quốc Nam – Email: quocnampdx@gmail.com.

PHẠM QUỐC NAM
Lời nói đầu: Bài viết ‘Hoàng Sa Chiến Với Những Người Trong Cuộc’ nhằm bổ sung chi tiết mới cho các bài viết trước đây của tác giả. Những chi tiết mới được tổng hợp dữ liệu từ nhiều phía như của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), Hoa Kỳ, giới Quân sự thế giới, Trung Cộng (TC) và qua những bài viết, tường thuật của các nhân chứng từng tham dự trận hải chiến lịch sử như Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lịnh Hải quân Vùng I Duyên Hải, kiêm Tư lịnh Lực lượng Đặc nhiệm 231 chỉ huy trận hải chiến), HQ Trung tá Vũ Hữu San, Hạm trưởng HQ-4 và sĩ quan, thủy thủ của 4 chiến hạm tham chiến: Khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, Tuần Dương hạm HQ-5 Trần Bình Trọng, Tuần Dương hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt và Hộ Tống hạm HQ-10 Nhật Tảo. Đồng thời bài viết được thu gọn vào DVD “HOÀNG SA CHIẾN VỚI NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC”. Một bộ phim dài 60 phút, ghi lại các sự kiện và diễn biến cuộc hải chiến từ ngày 15 tháng giêng đến 20/01/1974 bằng hình ảnh sống động chưa từng có trước đây nhằm Vinh Danh và Tưởng Niệm 74 Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử.

.

Qua bộ phim này để tự hào tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của con dân nước Việt và ngưỡng mộ dũng khí của chiến sĩ Hải quân VNCH qua trận hải chiến.

.
Bài viết cũng là nội dung của DVD “HOÀNG SA CHIẾN VỚI NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC”. Bộ phim dài 60 phút, ghi lại các sự kiện và diễn biến cuộc hải chiến từ ngày 15 /01 đến 20/01/1974 với hình ảnh sống động chưa từng có trước đây nhằm Vinh Danh và Tưởng Niệm 74 Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử.
Trận hải chiến có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Ngày 19 tháng giêng TC đưa 4 chiến hạm đến Hoàng Sa khiêu khích chiến hạm VNCH châm ngòi bùng nổ trận hải chiến nhằm thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ? Sau 30 phút giao chiến ác liệt giữa hải quân VNCH và hải quân PLA của Trung cộng, Bắc kinh thấy Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn liền xua hạm đội Hải nam với lực lượng áp đảo lớn gấp nhiều hải quân VNCH tiến xuống chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa ngày 20 tháng giêng năm 1974.

***

Phim tài liệu của Trung Cộng đã dẫn giải lý do chiếm Hoàng Sa: – Năm 1955, Thứ trưởng Ngoại giao của cs Bắc Việt Ung Văn Khiêm cho rằng theo lịch sử và địa lý Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng,

Năm 1956 Hồ Chí Minh từng nói với Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam rằng: “Mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đó cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn đầy phân chim. Hoàng Sa-Trường Sa chỉ là bãi hoang chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi.”; Năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao của cs Bắc Việt Ung Văn Khiêm cho rằng theo lịch sử và địa lý Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng; Đồng thời các ấn loát bản đồ Việt Nam của cs Bắc Việt năm 1960, 1972 và 1974 không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Qua gợi ý này của họ Hồ và Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dẫn đến việc Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Cộng sản Bắc Việt ký công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cho Thủ tướng TC Chu Ân Lai công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và Hiệp Định Paris 1973 đưa đến cuộc Nam tiến của cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam tháng Tư năm 1975 là chuỗi sự kiện liên quan dẫn đến nguyên nhân đích thực của trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. (Năm 1973 Trung cộng rút quân, cắt viện trợ CSBV và Liên xô trở thành quốc gia hổ trợ nhiều nhất cho Bắc Việt về kinh tế và quân sự, điều này sẽ cản trở TC tiến xuống Biển Đông sau này?).

Vào ngày 19 tháng 01 năm 1974, một trận hải chiến ác liệt xảy ra tại một vùng biển đảo ngoài khơi thuộc chủ quyền Việt nam. Đó là trận hải chiến lẫm liệt, đánh giá sự can trường và dũng khí của chiến sĩ hải quân VNCH. Trận chiến oanh liệt ấy như ngọn đuốc quật cường bừng lên giữa biển khơi tối đen lạnh giá. Đó là một thử thách lòng can trường của các chiến sĩ hải quân VNCH. Và các anh đã chứng minh dũng khí bất khuất ấy với lịch sử dân tộc, không hổ thẹn với vong linh của các bậc tiền nhân đã bỏ công dựng nước. Hiên ngang ấy phải là của những người yêu nước hơn cả sinh mạng của mình. Có thế, mới xứng với tổ tiên nước Việt; Và chiến sĩ hải quân VNCH một lần nữa chứng minh dũng khí đó trong một trận cuồng phong bảo tố ác liệt ngoài biển khơi ngày 19 tháng giêng năm 1974.

.
Các chiến sĩ hải quân VNCH anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa đã để lại một trang vàng cho lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Nhà báo thiên tả Bill Hayton làm việc cho đài BBC World News lúc ấy đã đánh giá cuộc hải chiến là một ‘thảm họa’. Nhưng thật sự có phải là một thảm họa không? Hiện tại Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông, xây phi trường, căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lấn chiếm lãnh hải của Việt nam, gây bất ổn Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và ngang nhiên khiêu khích các nước nhỏ lân cận trong vùng biển đảo tranh chấp mà quốc tế không nước nào dám lên tiếng kể cả Hoa Kỳ chỉ cho vài chiến hạm chạy qua chạy lại, trong khi hải quân VNCH dám hiên ngang đối đầu với một gã khổng lồ Trung Cộng. Những chiến sĩ VNCH hy sinh trong trận hải chiến không hề vô ích vì cuộc chiến này đã đi vào lịch sử. Cả thế giới từng biết rằng dân tộc Việt nam có chiều dài lịch sử oai hùng chống ngoại xâm; Và cuộc hải chiến này, một lần nữa chứng minh cho thế giới và Trung Cộng biết rằng đây là lãnh thổ của chúng ta và chúng ta đã đổ máu để bảo vệ. Như vậy, làm sao cái chết của 74 chiến sĩ hải quân VNCH là một ‘thảm họa’ như gã nhà báo Bill Hayton đã nói? Sự hy sinh của 74 chiến sĩ Hoàng Sa như ngọn hải đăng định hướng cho lòng yêu nước, quyết bảo vệ lãnh thổ của con dân nước Việt trong và ngoài nước (trích bài viết Ngọn Hải Đăng).

.
Khi nói về hải lực thế giới, giới quân sự tin tưởng vào bình luận và số liệu chính xác của quyển “Conway’s All The worlds -Fighting Ships 1947 – 1982”. Pho sách bình luận về chiến lược và hải lực thế giới nổi tiếng này không những đã đề cao tinh thần bất khuất của VNCH chống ngoại xâm mà tác giả Robert Gardiner, Tổng biên tập của pho sách đã viết: “Không những chiến hạm VNCH anh dũng bắn chìm hai chiến hạm K-274 và T-389, gây hư hại nặng cho hai chiến hạm khác K-271 và T-396 của Trung Cộng ngoài Hoàng Sa. Đổi lại, thiệt hại của hải quân VNCH rất nhẹ, chỉ có Hộ Tống hạm HQ-10 Nhật Tảo bị chìm”.

.
Sự can trường và dũng khí bất khuất của người lính VNCH đã được thể hiện qua Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lịnh Vùng I Duyên hải, kiêm Tư lịnh Lực lượng Đặc Nhiệm 231 và 4 vị hạm trưởng, cùng thủy thủ đoàn của 4 chiến hạm ra khơi bảo vệ Hoàng Sa dưới quyền chỉ huy của HQ Đại tá Hà Văn Ngạc được Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chỉ định là sĩ quan Chỉ huy Chiến thuật đi trên soái hạm HQ-5 (Liên đoàn Đặc nhiệm 231.7). Trước sự khiêu khích của các chiến hạm địch và làm thiệt mạng hai người Nhái hải quân sáng ngày 19 tháng giêng làm tình hình trở nên vô cùng căng thẳng khó tránh cuộc nổ súng. Trước tình hình này, Đô đốc Thoại ra lệnh cho các chiến hạm VNCH nổ súng trước chiếm thượng phong và gây tổn thất nặng cho phía Trung Cộng.

.
Ông Trương Văn Liêm, sĩ quan phụ tá Hạm phó HQ-5 đánh giá Hải quân VNCH đã làm được một việc ngoài sức tưởng tượng, đạt được kết qủa mong muốn là tiêu diệt trọn bộ chỉ huy tham mưu của địch trên soái hạm Kronstradt 271 làm cho tàu địch rối loạn, không còn người chỉ huy. Bốn chiến hạm Việt nam xung trận bắn chìm hai chiến hạm địch: Kronstardt 274 và Tảo Lôi hạm 389, gây thiệt hại nặng cho Tiềm liệt đĩnh 271 và Tảo lôi hạm 396. Hải đoàn Hoàng Sa của địch tê liệt, hai chiếc Liệp Tiềm đĩnh 281 và 282 của Trung Cộng được lệnh khẩn cấp tách rời hạm đội Hải Nam tăng tốc đến Hoàng Sa tiếp viện lúc 2 giờ trưa ngày 19/01. Hai chiến hạm này đến nơi thì các chiến hạm VNCH đã triệt thoái khỏi vùng sau 30 phút giao chiến và 28 thủy thủ HQ-10 đã đào thoát trên 4 bè. Trên mặt biển chỉ còn HQ-10 bất khiển dụng,kho đạn nổ, đang cháy trôi lềnh bềnh trên biển; Hai chiếc 281 và 282 đến nơi thay nhau bắn chìm HQ-10 vào lúc 3 giờ tại phía đông Nam rạn san hô Antelope (đá Hải Sâm).

.
Trung Cộng đã ôm ấp tham vọng thôn tính Hoàng Sa từ khi chúng củng cố cơ sở trên đảo Phú Lâm (nhóm An Vĩnh do Trung cộng kiểm soát) từ năm 1956. Nhóm đảo Lưỡi Liềm (hay gọi là nhóm Nguyệt Thiềm) do VNCH kiểm soát, bấy giờ VNCH an tâm tin tưởng chiến dịch Market Time của hải quân Hoa Kỳ phòng thủ vùng biển miền Nam từ vĩ tuyến 17 nên quân lực VNCH dồn mọi nỗ lực phòng thủ nội địa, chỉ phái một trung đội Địa phương quân canh giữ đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa và cứ mỗi 3 tháng gởi tàu ra Hoàng Sa tiếp tế và thay quân một lần.
Âm mưu đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng đã có từ lâu và thật sự được khai triển khi thời cơ đến với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai từ lúc Tổng thống Hoa Kỳ Nixon và Ngoại trưởng Kissinger đi đêm với Bắc Kinh năm 1972 dẫn đến việc Hoa Kỳ bán đứng VNCH qua Hiệp định Paris 1973 như món qùa ‘bình thường hóa Mỹ-Trung’ của Hoa Kỳ tặng cho Bắc Kinh, mà Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình là hai nhân vật được họ Mao chỉ thị thực hiện kế hoạch châm ngồi trận hải chiến ngày 19/01 nhằm thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ (?) và lấy cớ ngày hôm sau 20 tháng giêng xuất quân (Hạm đội Bắc Hải) đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền và Vĩnh Lạc trong nhóm đảo Nguyệt Thiềm do VNCH kiểm soát.

.
Theo tài liệu của TC và tình báo Hoa Kỳ, để chiếm Hoàng Sa, TC đã có thời gian dài chuẩn bị từ trước tháng 9 năm 1973; Chúng tổ chức và huấn luyện kỹ càng đội tàu 705, 402, 405, 406, 407 và 408 về quan sát, xâm nhập, thám thính, chuyển quân và thao dượt hành quân đổ bộ phối hợp giữa tàu đánh cá và lực lượng bộ binh. Kế hoạch tấn công đổ bộ đã dựa trên tin tức tình báo hết sức chính xác được cung cấp từ các tàu đánh cá được huấn luyện; Đội tàu được huấn luyện sáng đi tối trở về bến suốt hơn 10 ngày trước trận hải chiến.

.
Ngày 11/01/1974 Bắc Kinh tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của họ sau khi kế hoạch xâm lược Hoàng Sa đã được lên kế hoạch, bất chấp chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phản đối trước Liên Hiệp quốc. Vì thế sáng ngày 16/01 tại Hoàng Sa, HQ-16 đưa toán công binh của Thiếu tá bộ binh Phạm Văn Hồng, nguyên sĩ quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I lên đảo Hoàng Sa nghiêng cứu dự án xây một phi trường nhỏ trên đảo, HQ-16 rút ra xa đi tuần đã phát hiện trên một số đảo do VNCH kiểm soát đã có người, cờ xí, công sự phòng thủ, các dãi nhà tiền chế và chồi canh của TC. Trên mặt biển sau khi tàu cá ngụy trang 705 của TC đổ quân lên hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa, tàu này rút lui về phía Bắc khi HQ-16 xuất hiện và để lại hai tàu cá ngụy trang 402 và 407 có đại bác 25 ly loanh quanh khu vực đảo Cam Tuyền (theo sơ đồ trận liệt của TC). Tàu cá ngụy trang 705, 402 và 407 là ba chiếc tàu trong đội tàu cá ngụy trang đã được huấn luyện kể trên. Dữ kiện này cũng chứng minh dù không xảy ra trận hải chiến, Trung cộng cũng đã âm thầm mở rộng kiểm soát quần đảo Hoàng Sa sau khi Đệ Thất Hạm đội Mỹ rút khỏi vùng biển Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973.

***

Phần hai bộ phim với hình ảnh ghi lại đầy đủ chi tiết diễn biến trận hải chiến từ ngày 15 tháng giêng đến 20 tháng giêng 1974. Đặc biệt bộ phim nói nhiều đến HQ-10 Nhật Tảo, chiến hạm chỉ còn một máy chánh hết hạn đi tuần Cửa Việt, đang trên đường về Đà Nẳng nghỉ bến và sửa chữa thì được lệnh trực chỉ Hoàng sa. Tại mặt trận, dù chỉ còn một máy nhưng HQ-10 chiến đấu rất oanh liệt, có lúc đương đầu với hai chiến hạm địch, cũng như xung trận cận chiến khốc liệt với tàu 396 của địch. Câu chuyện HQ-10 được tường thuật từ HQ Trung úy Nguyễn Đông Mai, Trung úy Hà Đăng Ngân và Chuẩn úy Tất Ngưu, cả ba là sĩ quan hải quân trên HQ-10 và từng tham dự trận hải chiến.
Anh hùng thay! Trên HQ-10 Hạ sĩ Nhất Lê Văn Tây xạ thủ và Hạ sĩ Nhất Ngô Sáu tiếp đạn từ chối không chịu đào thoát, ở lại trên tàu, cả hai ghì chặt khẩu 20 ly sân sau bắn tới tấp vào tàu địch yểm trợ cho đồng đội đào thoát an toàn cho đến khi hai chiếc 281 và 282 của địch đến nơi dập tắt tiếng hải pháo 20 ly trên HQ-10. Hai anh đã hiên ngang đền nợ nước, chết theo tàu! Và cả hai đã chọn cái chết oanh liệt vì xã tắc “Nhân sinh tự cổ thùy vô tữ, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (dịch: Đời người xưa nay ai chẳng chết. Để lại lòng son rọi ngàn thu).

.
Ngoài lý do Trung Cộng chiếm Hoàng Sa từ công hàm của Phạm Văn Đồng, tại sao TC chiếm Hoàng Sa trước khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam VN tháng Tư 1975? Lý do tại sao phi cơ F-5E của Không quân VNCH không thể yểm trợ cuộc hải chiến và tại sao Hàng không Mẫu hạm Enterprise của Mỹ đang ở gần trận hải chiến nhưng không trợ giúp đồng minh VNCH dù là cứu vớt thủy thủ gặp nạn trôi trên biển đúng theo luật hàng hải quốc tế? Sự kiện chiến hạm Hoa Kỳ làm ngơ luật hàng hải quốc tế đến từ đạo luật ‘War Power Act’, kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1973, quân đội Mỹ không được can thiệp vào chiến tranh Việt Nam bất cứ hình thức nào, ngay cả cứu người bị nạn trên đất liền hay dưới biển vì chiến tranh. Có phải đây là Hoa Kỳ răn đe Việt Nam Cộng Hòa chớ chống Trung Cộng? Sự kiện này, từ trước đến nay chưa hề nghe thấy Hoa Kỳ giải thích?

.
Phần cuối của DVD, trong buổi nói chuyện trước phóng viên báo chí tại Nam California, ông Trương Văn Liêm, cựu Sĩ quan Phụ tá Hạm phó HQ-5 giải thích trong khả năng chuyên môn hiểu biết về cấu trúc và vũ khí của 4 chiến hạm VNCH tham chiến cho biết tuy chiến hạm VNCH lớn hơn so với tàu địch nhưng các chiến hạm VNCH không phải là loại tàu chiến, và cũng theo ông kỷ thuật và vũ khí của chiến hạm Việt Nam thua xa tàu Trung Cộng, tuy nhỏ nhưng nhanh lẹ, vừa có khả năng hộ tống, vừa có khả năng tác chiến; Ngoại trừ Khu Trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 tương đối nhưng giới hạn về vũ khí khi Hoa Kỳ bàn giao cho hải quân VNCH; Tuy nhiên theo ông, Hải quân VNCH đã làm được một việc ngoài sức tưởng tượng, đạt được kết qủa mong muốn là tiêu diệt trọn bộ chỉ huy tham mưu của địch trên soái hạm K-271 ngay từ hai phút đầu của trận hải chiến (Xem thêm tài liệu các chiến hạm tham chiến của VNCH và Trung cộng trong quyển sách Jane’s Fighting Ships 1973-74 của John Moore).

.
Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đánh giá bộ phim được dàn dựng rất công phu và chính xác nhứt từ trước đến nay mà ông được xem qua. Bộ phim cũng được tham khảo nhiều chi tiết với HQ Trung tá Vũ Hữu San, Hạm trưởng HQ-4, chiến hạm tham chiến từng được báo chí Hoa Kỳ và các nước cộng sản Đông Âu nói nhiều đến chiến công của HQ-4 với hải pháo 76 ly đã bắn chìm tàu TC.
Bộ phim cũng được sự khuyến khích của HQ Thiếu tá Trần Đỗ Cẩm, nhà nghiêng cứu và tác giả của nhiều tài liệu qúy giá về Quân sử và Hải sử VNCH, cùng sự ủng hộ của Thủy thủ không số quân Điệp Mỹ Linh, nhà văn nữ có nhiều bài viết giá trị về Hải quân VNCH.

.
Tất cả được trình bày trong DVD “Hoàng Sa Chiến Với Những Người Trong Cuộc” ra mắt ngày 19/01/2022, đánh dấu sự kiện lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam cách đây 48 năm và để Tưởng niệm 74 Anh hùng Tử sĩ Hải chiến Hoàng Sa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Liên lạc chiến hữu Phạm Quốc Nam – Email: quocnampdx@gmail.com để có DVD đặc biệt này.

.
HQ. Phạm Quốc Nam (Producer).