“Dân” Tàu “nhập cảnh” Quảng Ninh
Rồi đi đâu nữa? Dân mình có hay?
Tràn qua Móng Cái mỗi ngày
Đủ chưa? Mấy triệu? Thưa, dày võ trang?
Bao nhiêu tình báo sẵn sàng?
Bao quân xâm lược xênh xang ba miền?
Cầm quân: “tướng, tá” ngủ yên
Trốn trong địa đạo tam biên, tứ vùng?
Chưa chi liệt… sĩ “anh hùng”?*
Hay đang chuẩn bị bổ sung phe Tàu?
Tụm nhau nhậu nhẹt tào lao,
Kẻ thù thư thả tiến vào Việt Nam!
*
Thanh niên tài giỏi hãy làm:
Hỏi cho ra lẽ “đuôi sam” vào Nhà.
Chớ chờ xuất hiện quân xa,
Súng đâu đánh sáp lá cà Nghĩa Quân?
Địch quân vũ khí tối tân
Thí quân, Hán vốn bất nhân rợn người.
Đảng đà răm rắp tuân lời
Dân không vùng dậy? Muôn đời Hán nô.
Ý Nga*2.6.2017
*VC lúc nào cũng khoe khoang: quân dân ta toàn anh hùng, liệt sĩ
*Các vùng chiến thuật: I, II, III & IV
“TIẾN LÊN!
TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA!”*
Vòng ngoài vệ sĩ, “berger”*
Vòng trong “bảo vệ” ngón nghề rất cao
Nhe răng ám khói thuốc lào
Mấy tên cán ngố ồn ào gắt gao;
Cộng Tàu xí xố, xí xào,
Chỉ huy, ra lệnh nhôn nhao cả Nhà.
Nhà Ta sao lắm “chú Ba”?
Chú ơi! “Bác” ngủ, ruột rà lấn sang
“Dì, cô, cậu, dượng, họ hàng,
Anh hùng, liệt sĩ…” huênh hoang đâu rồi?
Toàn nòi cộng sản “bề tôi”
Làm chi để “Chủ” lôi thôi, tơi bời?
Việt, Tàu cờ đỏ máu tươi
“Nhân dân làm chủ” sao người xanh xao?
Nằm chơi, mặt “bác” hồng hào
Cả Nhà “lao động”, tiền vào đi đâu?
Ăn chơi cán bộ đi… đầu;
Xếp hàng rồng rắn, dân rầu: –Tiến? Lui?
“Tiến lên” thua cả thụt lùi!
Sáng trưng tư bản. Tối thui Nhà Mình!
Ý Nga*28.5.2017
*“TIẾN LÊN! TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA!” > Khẩu hiệu VC
BERGER: Chó chăn cừu của Đức, còn gọi là chó Alsace, (tiếng Đức: Deutscher Schäferhund) là một giống chó cỡ trung bình. Tại Việt Nam, giống chó này được gọi là chó Berger, phiên âm từ tiếng Pháp berger cũng có nghĩa là chó chăn cừu, gia súc. Có sức mạnh, thông minh và tuân thủ mệnh lệnh trong huấn luyện, chúng thường được dùng trong lực lượng cảnh sát và quân sự vì rất trung thành và có bản năng bảo vệ chủ
ĐẠI TÀI,
PHÚ QUỐC?
Hòn Khoai, chợ Gạo, Đồng Xoài
Sao cư dân đói đêm ngày bi ai?
Suối Vàng, Đại Lộc, Phú Tài
Sao dân biền biệt ra ngoài lao nô?
Thái Bình, Phú Quý chỗ mô
Mà bao nhiêu trẻ thập thò xin ăn?
U Minh, Mũi Né nhọc nhằn
Giặc vào chễm chệ, xéo quằn rách tưa.
Đảng ngồi thêm mấy cho vừa?
Đại Tài, Phú Quốc có chưa anh hùng?
Ý Nga, 18.11.2017
*Ấp Đại Tài (Bình Thuận)
LÝ GÌ
ĐỪNG LÝ
QUẠ KÊU
*
(Trích thi tập: LỤC BÁT Ý NGA)
*
Bao nhiêu điệu nhạc kia mà
Sao em chỉ thích Dân Ca, Bài Chòi?
Nghe Quan Họ, thích tìm tòi
Đàn: Tam, Sến, Tứ, Bầu, Môi, Sáo, Cò…*
Dân mình đói quá, khó no
Nên chi điệu hát giọng hò toàn… lo.
Cung vang, bậc xót dày vò
Dân ta cứ khóc, lo cho Cơ Đồ.
Đàn: Tiêu*, Nhị, Nguyệt, Tranh, Hồ.
Thanh La, Chèo Cổ trầm trồ K’ny, Vang*
Kèn Bầu, Kèn Lá Hò Khoan
Ca Trù, Ca Huế. Trống dàn: Đế*, Cơm…
Ca nào biết giữ tiếng thơm?
Trống nào nhắc nhở sai lầm: NGOẠI XÂM?
Đàn nào khảy Đảng Điếc, Câm?
Kèn nào LỬA nổi, truyền âm BÃO ngầm?
Tỳ Bà, Nguyệt, Đáy*: hợp âm?
Tù Và, Mõ, Phách* bổng, trầm tim gan?
Cải lương, Hát Xẩm: vui buồn?
Đục, trong, gọn, nhẹ, thô, dòn Trống Prong*?
Mõ nào con cháu Lạc Hồng
Trao nhau CHUYỀN LỬA ngoài trong quyết lòng?
Âm nào vang dội Non Sông
Nhắc nhau giặc Hán biển Đông ngông cuồng?
Trống Đồng, Sáo, Trúc, Vang, Goong*:
Ước chi được học đục, trong thế nào?
Lý Con Sáo, Hát Ả Đào?
Chàng ơi, chàng hỡi ghi vào: Việt Nam!
*
Quạ đen, “Quạ Đỏ”*? Van thầm:
“Quạ” kêu thì tránh giùm em nhé Chàng!
Ý Nga, 12-9-2013.
*Người VN vẫn tin rằng quạ kêu không hên. Nên tác giả xin chừa LÝ QUẠ KÊU, để VN sớm thoát khỏi sự cai trị bạo tàn của loài QUẠ ĐỎ CS.
Theo Wikipedia:
-Cảnh người Việt.
thanh la đường kính quãng 5 đúng.[1] gỗ tre có mấu. Khi biểu diễn nhạc công tay trái cầm tiu, tay phải cầm que gõ vào mặt thau hoặc để riêng tiu và cảnh rồi dùng hai que khác nhau gõ.[2]
–Thanh la là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh. Ở miền Nam được gọi là Đẩu, miền Trung gọi là Tang[1]. Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chì, hình tròn. Thanh la có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, đường kính 15 – 25 cm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành cao 4 cm, ở cạnh thanh la người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng[2].Thanh la của Nhà hát Chèo Việt Nam có đường kính 15cm, dùi dài 20cm. Khi diễn tấu nghệ sĩ cầm dây quai dơ lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chói tai.Thanh la có hai thứ tiếng:
Tiếng Vang : nghệ sĩ chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh la và để Thanh la được tự do rung động.
Tiếng Nặng: nghệ sĩ cầm sợi dây quai của Thanh la và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh la khiến sức rung động của Thanh la giảm bớt.
Tiếng Thanh la bao giờ cũng đi sát với tiếng trống đế: tiếng “vang” của Thanh la hòa nhịp với tiếng da của trống đế và tiếng “nặng” của Thanh la đi cùng với tiếng đanh của tang trống đế trong Dàn nhạc Chèo cổ.
–Trống đế hay trống chầu là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu[1]. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.
Trống đế có hai mặt trống hình tròn, đường kính bằng nhau khoảng 15 cm. Mặt trống thường là da nách trâu nạo mỏng (rất dai và bền) đủ sức chịu đựng độ cǎng mặt trống. Đường viền da bịt mặt trống trùm xuống thân trống khoảng 3 cm, được đóng bằng đinh tre. Da trống căng nhưng phải định âm tương ứng giọng hát của diễn viên. Tang trống cao khoảng 18 cm, bằng gỗ mít nguyên khúc gọi là tang liền, song có khi bằng những mảnh gỗ mít chấp lại, sơn phết bên ngoài. Hai dùi trống dài khoảng 25 cm, bằng gỗ cứng. Phía đầu tay cầm to hơn phía đầu gõ vào mặt trống[2]. Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:
Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, giòn.
Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh. Trống Đế có ở Việt Nam từ lâu đời. Trống được coi là nhạc khí gõ cao âm quan trọng, không thể thiếu trong ca trù và sân khấu chèo truyền thống. Ngoài ra trống cũng được dùng trong một vài thể loại ca nhạc dân tộc khác như chầu vǎn nhưng không phổ biến bằng.
-Đàn đáy có tên gốc là “đàn không đáy” tức “vô đề cầm”, vì nó không có đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái” (đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”. Đàn đáy có 4 bộ phận chính :
Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn : bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú). Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.
Cần đàn : dài 1,10-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím[2]. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn.
Đầu đàn : hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.
Dây đàn : 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàng, dây Trung và dây Liễu. Ngày nay, những dây này có thể bằng nilon với kích thước to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốnđúng. Dây đàn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.
Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn nguyệt, ấm áp dịu ngọt và có thể diễn tả tình cảm sâu sắc. Ngày xưa nghệ sĩ cần miếng khảy bằng que tre để đánh, ngày nay họ thường dùng miếng khảy nhựa hơn.
Kỹ thuật tay phải gồm có ngón khảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tỳ bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chùn, nhấn, láy, đánh chồng âm và hợp âm…
Ở loại đàn đáy cổ truyền người ta không đánh dây buông mà bấm vào phím thứ nhất để gảy, cách này coi như đánh dây buông. Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Đàn đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca trù cùng với phách và trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.
…