.
Nhân ngày giỗ năm thứ 37 của Tổng Thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu, thử điểm qua cuốn tự truyện chạy tội “Nghĩa biển tình sông” của Tôn thất Ðính.
Hoài cảm của Trần khắc Kính
1. Cây muốn lặng, mà gió chẳng đừng
Cách nay khoảng ba chục năm, tôi có đọc tập hồi ký đăng từng kỳ trên nhật báo Công luận, tại Sài gòn. Ông chủ báo – kiêm Thượng nghị sỹ Tôn thất Ðính – đã kể lể con cà con kê về những ngày ấu thơ tại thành phố xứ hoa đào Ðà lạt, nghịch ngợm, ưa quậy, kết bè kết đảng tập làm Mã chiếm Sơn. Mơ tưởng trở lùi về quá khứ lãng mạn, của cái thời còn trèo me, trèo sấu, na ná như những truyện “Nhi đồng Cứu vong” Thằng Chương, Thằng Còm, của nhà văn Duyên Anh, vào trước thập niên 60 vậy. Cũng có nghe là trong những ngày tập tễnh mới bước chân vào đời, ông có hành nghề cảnh sát viên tại Thị Xã Ðà Lạt, trước khi đăng vào Việt binh đoàn, làm Văn phòng, với cấp bậc binh nhì! Báo của mình, muốn đăng truyện gì mà chả được? Mặc sức đánh bóng tô son, miễn là biết chi đẹp cho các tay viết mướn.
Ðến bây giờ lại thấy xuất hiện một cuốn hồi ký nữa, mang tên “20 năm binh nghiệp”, cũng có vẻ là đã kể lại, phóng đại, phịa thêm, để nhờ ai đó viết, rồi mang in thành sách! Nếu ông Ðính không nhờ, mà đích thân viết, chắc là sẽ không có những chi tiết sai lầm, như là ông Trị, Tư lệnh Sư đoàn 22, trước năm 61, chỉ mới là Trung tá, không phải là Ðại tá; tại Sư đoàn 23 là Ðại tá Lê quang Trọng (không phải Quan) -trích trang 158.
Cũng trong trang 77 có đề cập tới Ðại tá Ðinh văn Sơn, trong năm 57, thay ông Ðính làm Tư lệnh Sư đoàn 2 tại Quảng Ngãi. Trong Quân đội, ai cũng nghe tiếng Ðặng văn Sơn, chứ không phải Ðinh. Ông từng nổi tiếng liêm khiết, cuối năm 60 là chỉ huy trưởng trường Hạ sỹ quan Nha trang và hiện còn sống, định cư ở San José.
Các thợ viết mướn, chắc chắn là trình độ hiểu biết về lịch sử Quân lực phải hạn hẹp hơn ông Ðính rất nhiều, nên không tránh khỏi những lỗi lầm “tam sao thất bản”, tỷ dụ như là truyện ông Nguyễn văn Sơn, Tỉnh trưởng Quảng Nam, bị hy sinh như dê tế thần, trong vụ án kinh tế bán gạo cho Cộng sản (trang 105). Ðó là Bùi quang Sơn (em ruột Văn Ngọc Bùi quang Nga), thời 56, làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Ngãi, liên quan tới vụ bán gạo ra Bắc, chứ không phải là Nguyễn văn Sơn, Tỉnh trưởng Quảng Nam! Chưa hề nghe nhắc tới một Tỉnh trưởng Quảng Nam nào, mang tên Nguyễn văn Sơn cả! Trước đó, trong trang 44, ông nói là vào tháng 8/54, ông là phụ tá HQ cho Vanuxem, đóng tại Mỹ Côi (Núi Gôi), điều động các GM 31, 32 trong khuôn khổ cuộc hành quân Auvergne, tai Nam Ðịnh, Bùi Chu, Phát Diệm: tại sao lại còn có cuộc hành quân thực hiện sau khi HÐ Genève đã được ký kết nhỉ? Vì chiếu theo các điều khoản của Hiệp Ðịnh này, thì các phe lâm chiến bắt buộc phải ngưng chiến, im tiếng súng kể từ O giờ ngày 28.7.54 rồi. Không thể kể hết những sai lầm, sơ hở, trải dài suốt 455 trang của cuốn sách. Hơn nữa, đây không phải là một cuộc điểm sách.
Mà người viết chỉ muốn nêu ra vài sự kiện nổi cộm (xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, đề cao quá lố, phét lác,…), vì đã từng có dịp được mục kích, trực tiếp tham gia, hoặc biết rõ.
2. Ðiệp viên hai mang
Gần hết thời hạn 300 ngày, chiếu theo Hiệp Ðịnh Genève 54, các đơn vị cuối cùng của Việt Minh đã lần lượt triệt thối khỏi bờ Nam sông Vệ, thuộc quận Mộ đức, tỉnh Quảng Ngãi, để xuống các tầu Ba Lan tại hải cảng Quy Nhơn, tập kết ra miền Bắc. Khoảng đầu hè năm Ất Mùi (1955) – ngày đó tôi là Tham mưu trưởng Tiểu khu Quảng Ngãi có một bữa Thiếu Tá Tôn thất Xứng, chỉ huy trưởng Tiểu khu, chỉ thị cho tôi vào Bình Ðịnh, nhận lãnh một nghi can, tại bản doanh ông Ðính, mang về và sau đó có người chuyển tiếp ra ngoài Huế.
Ðược biết anh này là cán bộ Cao Ðài ly khai, được gửi từ trong Nam ra hoạt động, tại miệt đất vừa đựơc tiếp thu, không ngờ bị phản phé, lộ sao đó, nên bị chặn bắt. Tôi lái xe vào sân Vận động Tam quan, gặp Trung Tá Tôn thất Ðính lần đầu tiên. Ông mặc áo sơ mi ngắn tay kaki vàng, nhưng lại kèm theo quần sau rằn ri của nhẩy dù! Tôi trình Sự vụ lệnh. Ông ngoáy bút máy phê luôn vào mặt trái: “Người mang giấy này phải được toàn quyền tự do di chuyển qua mọi trạm kiểm soát. Ký tên: Trung tá Tôn thất Ðính, Tư lệnh Quân dân chính Bắc Bình Ðịnh”.
Tôi có nghe đồn là – vào thời gian này, ông ngang tàng, hách xì xằng lắm, ưa dùng gậy chỉ huy đập thuộc cấp, giống như ông Vĩnh – mang hỗn danh là Vĩnh hèo vì thường hay dùng hèo, để quất binh sỹ! Mỗi khi ông xuống xe, lội bộ trên các đường phố Quy nhơn, vừa được tái chiếm trong mùa Xuân Ất Mão, là thể nào cũng có một đoàn cận vệ đi giật lùi ngay phía trước ông. Dăm sáu binh sỹ này được tuyển lựa. Cao, to, vận chiến phục rằn ri (áo đuôi khỉ) của lính dù, lăm lăm tiểu liên Thompson đã được tháo báng gỗ, mặt mày bặm trợn, sát khí đằng đằng. Chả khác chi cảnh tướng phường chèo, như nữ tướng Phàn lê Huê của ông Năm Soái, thời trước Genève 54 ở Cái Vồn (Cần thơ vậy!)
Trước khi tôi dẫn can phạm lên xe ra về, ông còn cẩn thận dặn dò thêm là khi đi ngang Sa huỳnh (nơi đặt bản doanh của Bộ Tư lệnh Hành quân Giải phóng Liên Khu V, nằm sát ranh giới hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh), cần phải cảnh giác đề phòng, ngộ nhỡ Ðại tá Lê văn Kim mà biết được, sẽ cho người ra đánh tháo, cướp mất can phạm! Ngày đó ông Kim là Tư lệnh Hành quân Giải phóng Liên khu V (mà Việt Minh vẫn chiếm giữ cho tới khi có HÐ Genève).
Trong trang 55, thấy có kể là vào đầu năm Ất Mão (55), ông đã được Thủ tướng Diệm đặc cách thăng cấp Ðại tá thực thụ, để ông có đủ tư thế chỉ huy các đơn vị Quân lực Quốc gia Việt Nam, tại Liên khu V. Và Ðại tá Lê văn Kim, chỉ đặc trách về hành chánh, chính trị mà thôi, chứ không phải là Tư lệnh Hành quân. Tất cả những điều trên đây hoàn toàn sai. Vì lúc tôi gặp ông Ðính vài tháng sau đó, ông vẫn còn đeo lon trắng Trung Tá Thiết Giáp trên cầu vai, vì đã từng tốt nghiệp từ Học viện Thiết giáp Saumur của Pháp, đồng khóa cùng ông Lâm văn Phát. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đòi binh nghiệp, cả hai chưa từng có dịp mang số vốn học chuyên môn ra xử dụng, nghĩa là chưa hề chỉ huy bất cứ một đơn vị Thiết giáp nào bao giờ cả! Ông Ðính chỉ mới là Trung tá, vào giữa năm 55. Không phải là Ðại tá! Saumur tiếng Tây còn có nghĩa là nước mắm! Khắm như nước mắm, vì dân Saumur đã tự sáng chế ra lối chào xòe năm đầu ngón tay, như bàn tay ếch (không kẹp sát lại theo đúng quân kỷ, quân phong), lập dị, cho khác bàn dân thiên hạ.
Cũng cho ông hay là đừng nhận vơ, nhận ẩu! Vì vào cuối năm Giáp Ngọ (54), Tiểu Ðoàn 51 chúng tôi, khi vào tới thị xã Quảng Ngãi, đã được lệnh giải tán để thành lập Trung Ðoàn 31 và Tiểu khu Quảng Ngãi. Phần đất này cũng thuộc Liên khu V, nhưng vào thời gian này, chúng tôi trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 2, mà không bao giờ bị đặt dưới quyền chỉ huy của ông cả! Cuối trang 49, ông Ðính có kể là trong bữa trình diện Tướng Hinh trước khi lên đường ra Nha Trang, đã có sự hiện diện của 2 Ðại tá Trần văn Ðôn và Trần đình Lan. Lan, Giám Ðốc Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu, chưa bao giờ là Ðại tá. Chỉ là Trung tá, rồi theo Hinh, lưu vong sang bên Tây! (Anh này là con Bác sỹ Trần đình Quế ở Dalat. Khi mang Pháp tịch, tên được phiên âm na ná sang tiếng Tây, thành Henry Ceuille!) Nhưng chính Lan mới là cánh tay mặt của loạn tướng Nguyễn văn Hinh. Lan đã sáng lập ra cái gọi là Phong trào Giải phóng miền Nam, tức là Ðảng Con Ó (bất cứ Sỹ quan nào được kết nạp vào Ðảng này cũng đều đeo một con ó nhỏ ở ve áo, để dễ nhận diện lẫn nhau, là cùng thuộc thành phần tuyệt đối trung thành với Hinh, quyết tâm chống Thủ tướng Diệm).
Phòng 6 Tổng tham mưu có 3 Sở (32, 42 và 52). Khi Lan lưu vong thì Trung tá Lê văn Lung (bà con cùng Tướng Lê văn Tỵ), Chánh Sở 32 lên thay thế. 32 là SRO (Service de Renseignements Opérationnels), còn được ngụy hóa là Sở Liên lạc, đảm trách về Tình Báo. Bộ phận này xài phần lớn số quỹ đen 1 triệu bạc cấp phát hàng tháng cho Phòng 6. Phải hiểu ngày đó một cuốc taxi chỉ có 6 đồng bạc, mới thấy số tiền mật quỹ 1 triệu bạc hàng tháng là nhiều như thế nào! Kể từ đầu năm 56, Phòng 6 đổi tên là Nha Tổng Nghiên Huấn, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Vì là Ủy viên Ðặc vụ của Quân ủy Lê Lợi, nên ở trên sắp xếp cho tôi về làm Phó Giám Ðốc Nha Tổng nghiên huấn cho Trung tá Lung, ngay từ đầu năm 56, do đó mà biết rõ cội nguồn của những sự kiện trên đây. Ông Kim là em rể ông Ðôn, cũng được tiếng là rất thân cận với Hinh. Vì vậy, ông Ðính muốn cho mọi người hiểu ngầm là hai ông Ðôn và Kim thuộc Ðảng Con Ó! Nhưng ai cũng rõ chính ông Ðính mới thực là thuộc Ðảng Con Ó. Ðúng là cảnh “Gái đĩ già mồm!” Chính ông cũng đã từng thú nhận trong trang 55 là Hinh, trước khi bắt buộc phải rời Saigon, lưu vong sang Pháp, đã cho một tùy viên thân tín mang một phong thư tới. Ông Ðính mở đọc: “Ðính thân, tôi hoàn toàn tin tưởng và trông cậy ở Ðính!” Có người thạo tin cho biết là lá thư trên đây chỉ mang vẻn vẹn vài chữ viết tay của Hinh: “À bientôt!” (có thể hiểu là: rồi đây sẽ còn gặp nhau, hoặc: ngày mai trời lại sáng! v.v…). Thế mà bây giờ ông đã xoay ngay được 180 độ, dám kháng chế, nghi ngờ ngay cả ông Kim. Không rõ ông đã tiếp xúc được với Ðại diện của ông Cậu để gia nhập Ðảng Cần Lao vào lúc nào? Nhưng chỉ ít tháng sau (vào dạo cuối năm 55), ông đã là đại biểu tham dự khoáng Ðại hội Nghị Quân Ủy Cần Lao, tổ chức tại Bộ Chỉ huy Phân khu Duyên hải Nha Trang.
Cọp chết để da!
Tháng trước đây có nghe Tướng Mai hữu Xuân vừa qua đời âm thầm tại miền Ðông. Ông được biết đến nhiều, khi đã thực hiện thành công vụ thảm sát 2 anh em nhà Ngô. Hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ, ông trở về đứng nghiêm chào, báo cáo cùng ông Minh Dương: “Mission accomplie!” Ðời sống của những bậc già lão gần đất xa trời ở miền đất tạm dung này thật là cô đơn. Không lái được xe, cả ngày ru rú ở trong căn chung cư mà con cháu đã mướn cho để ở. Năm thì mười họa mới có con cháu, người quen kẻ thuộc tới thăm viếng, truyện trò. Nghe đâu ông cựu tướng nhà tình báo lỗi lạc một thời đã chết và mãi hàng tuần sau xóm giềng, thân quyến mới khám phá ra. Tại miền Nam trước đây lúc người Pháp ra đi sau HÐ Genève 54 chỉ có 4 bậc đại thụ coi như có đẳng cấp cao nhất trong ngành An ninh Tình Báo, vì là Kiểm tra Công an (contrôleur des Suretés). Dưới thấp nhất là inspecteur (thẩm sát viên), rồi dến rédacteur (biên tập viên); kế nữa là commissaire (quận trưởng); trên cùng mói là contrôleur! 4 ông này là: Mai hữu Xuân, Tôn ngọc Chắc, Trần bá Thành và ông (tôi quên mất tên) làm Trưởng Ty CSCA Khánh hội vào năm 56. Ông Mai hữu Xuân còn là Giám Ðốc An ninh Quân Ðội ngay thời 55 và đã chứng tỏ hết sức hữu hiệu trong suốt thời kỳ Bình xuyên gây hấn tại Ðô thành. Ngày đó An ninh Quân Ðội có Tiểu đoàn 530 và Phòng 6 có Tiểu đoàn 531. Ðây là 2 Tiểu đoàn hết sức đặc biệt, vì bao gồm các tay phiêu lưu quốc tế, những thông tín viên, mật hộ viên, băng đảng, du đãng, mã thầu dậu, anh chị đâm thuê chém mướn, dân đứng bến, v.v… Một khi mà kiểm soát được đừng để họ đi quá trớn thì lực lượng trên đây đúng là khắc tinh của cái xã hội đen, cặn bã (les bas fonds de la ville), mà bất cứ đô thị nào trên khắp thế giới cũng có. Nhưng chủ trương này không được tán đồng dưới thời Ðệ Nhất Cộng hòa, đặt nặng trên căn bản đạo đức. Hơn nữa, ông Diệm lại rất nghi ngờ những thành phần an ninh mật vụ do Pháp đào tạo và để lại. Nên ông Xuân bị cất chức Giám Ðốc An ninh Quân đội (mà không hề cho biết lý do) và điều sang miền Ðông chỉ huy chiến dịch Trương tấn Bửu, chuyên đi truy kích các Ðảng cướp Bời Lời, Rừng Xanh ăn hàng dọc theo Quộc lộ l3. Kế tiếp là về chỉ huy Trung tâm huấn luyện Quang Trung (Quán tre), một cương vị không mấy quan trọng trong thời chiến tranh chưa leo thang. Giấc mơ của ông Xuân là chỉ huy ngành Mật vụ (như nhiệm vụ của ông Tung hay là của Bác sỹ Tuyến sau này) bị tan thành mây khói.
Ông (Mai hữu Xuân) cho là ông Diệm kỳ thị, bất công, nên nén căm hờn suốt 7, 8 năm, chờ thời cơ thuận tiện vào ngày 2.11.63 mới hạ chiêu độc thủ! Nếu động cơ dẫn đến việc tham gia đảo chính 1.11.63 để giết ông Diệm của ông Mai hữu Xuân là có thể hiểu được, thì sự tham dự của hai ông Tôn thất Ðính và Ðỗ Mậu hai Ðảng viên Cần Lao đã từng huyết thệ, thề trung thành với Ðảng và Ngô lãnh tụ trong Ðại hội Quân ủy Lê lợi cuối năm 55 tại Nha trang là hết sức phi lý, vô luân, vô đạo, phản trắc! Tháng trước có nghe tin ông Ðỗ Mậu trở về thăm viếng Việt Nam, đã ngồi xe lăn lên Ðài Truyền hình Hà Nội trả lời phỏng vấn để ca tụng chế độ Xã Nghĩa. Cuốn sách VNMLQHT đã được bầy bán ở Saigon, ngay từ năm 95. Không thể lấy bút mực nào mà ghi cho hết những hành vi phản bội này. Ðành phải mượn tạm một bài thơ đã từng được báo Văn Nghệ Tiền Phong đăng tải:
TƯỚNG TÀI VÕ LẠY!
“Lạy Trung tá xin tha mạng sống.”
Trả lời di! Có đúng hay không?
Hay là lời nói trôi sông.
Khẩu từ vô chứng lạy xong chối dài!
“Sinh vi tướng” tướng tài võ lạy.
Năm sáu ba võ ấy dở ra,
Làm cho tan cửa nát nhà.
Ðất bằng bỗng nổi phong ba ngất trời!
Quân cẩu tặc, mặt người dạ thú,
Sách in ra “mợ nó” nhục lây,
Cháu con nội ngoại một bầy,
Ngàn năm bia miệng lỗi này tại ai?
Bài thơ này do Trung tá Phúc làm khi thấy cuốn sách VNMLQHT được xuất bản. Ông cho biết định bắn chết Ðỗ Mậu khi lên tầu nhỏ. Ðỗ Mậu phải quỳ xuống chắp tay lạy ông, mới được toàn mạng. Ðỗ Mậu huênh hoang tự khoe trong VNMLQHT là mạng “Sinh vi tướng, tử vi thần!” Kể từ ngày chính thể hợp pháp, hợp hiến Ðệ Nhất Cộng hòa cáo chung, không ai xa lạ gì với những vụ lon cách mạng, lon lèo, lon phường chèo! Ngay như một tên lơ xe đò cũng con được tấn phong ngang xương là Ðại Tá Thanh Tùng, thì có nghĩa lý gì cái lon tướng cách mạng? Còn Thần, Thần nào? Thần ngành nanh đỏ mỏ, hay là thần ông bình vôi ở các gốc cây đa trước đình miếu? Tục truyền rằng những kẻ phản trắc quá ác nhân ác đức, mà chết lại gặp giờ trùng, thì khó có thể siêu thoát, trở thành cô hồn. Ở quê hương ta, cúng cô hồn là vào ngày Rằm tháng Bẩy, cúng cháo lá đa (cháo nấu đặc đựng trong các bù đài uốn tròn bằng lá đa xếp đầy mâm):
Trên đất Mỹ này cúng cô hồn lại được tổ chức vào ngày đầu tháng 11. Không cúng bằng cháo lú mà cúng bằng kẹo bánh. Trong ngày lễ Halloween các nhà phải chuẩn bị sẵn kẹo để phân phát khi các cô hồn (hóa trang ma, quỷ, tiên nữ, phù thủy, thần Chết) lũ lượt tới xin. Nếu không cho, chúng sẽ lật sấp những thùng đựng rác! Bữa sau ngày lễ Halloween là lễ Cầu Hồn (Fête des Morts) vào sáng ngày mồng 2 tháng 11. Cũng lại là ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu. Cái mốc để ghi nhớ và khó có thể quên được bàn tay vấy máu lãnh tụ của tên phản bội,