Lời nói đầu: Chúng tôi không phải là một kinh tế gia lại càng không phải là một chuyên gia trên thị trường chứng khoán. Những điều chúng tôi viết ra đây đều từ kinh nghiệm bản thân cũng như từ những điều đã và đang học hỏi được, dĩ nhiên có rất nhiều thiếu sót.
Chúng tôi viết vì … thích viết, gởi ra cho quý thân hữu đọc hy vọng cung cấp cho quý vỵ một vài phút giải trí.
I. Viễn Ảnh Kinh Tế U Tối
– Kinh Tế Thế Giới: Đang phải đối mặt với nạn lạm phát toàn cầu, chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, đại dịch COVID vẫn còn xẩy ra tại nhiều nơi, việc vận chuyển còn khó khăn, nạn thiếu thốn thực phẩm cũng như khủng hoảng nguyên liệu và năng lượng, …
Vào giữa năm 2020, tổng số nợ của các quốc gia trên thế giới vào khoảng $255 ngàn tỷ (trillion), chỉ sau 2 năm, $48 ngàn tỷ đã bị cộng thêm. Ngày nay số nợ toàn cầu lên đến $303 ngàn tỷ! Một số tiền không nhỏ các nước trên thế giới phải chừa ra để trả nợ. Điều tệ hại ở đây là để cứu lạm phát nước nào cũng sẽ phải tăng lãi xuất, mà hễ lãi xuất tăng 1%, số nợ toàn cầu sẽ tăng lên $3 ngàn tỷ! Chúng ta biết tổng sản lượng (GDP) toàn thế giới chỉ vào khoảng $85 ngàn tỷ mà nợ lại tới $303 ngàn tỷ! Thôi thì mọi người cứ è cổ ra trả nợ, hết đời cha đến đời con. Người nào càng ít tiền, đồng lương càng cố định, người đó càng “lãnh đủ”.
– Kinh Tế Nước Mỹ: Kinh tế Mỹ là bức tranh thu nhỏ của kinh tế toàn cầu, cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát – do xài “vung tiết vịt” vì muốn thu phục cánh tả và đám muốn thực thi công bằng xã hội theo định hướng “Xuống Hố Cả Nước”, do đại dịch khiến việc di chuyền hàng hóa bị trở ngại, do chiến tranh vì Putin tham lam muốn chiếm đất và tài nguyên của người ta, và ngay cả do những chủ trương đi ngược lại những đinh luật kinh tế căn bản của chính quyền cụ Biden lẩm cẩm (chắc cụ chỉ hơn Trọng Lú chút xíu), thí dụ cụ cho rằng muốn giảm lạm phát phải … tăng thuế! Trời ạ! Chả vậy mà mức tăng trưởng của Mỹ sau đệ nhất tam cá nguyệt vừa qua (1st quarter 2022) là -1.4% (1)
Hôm nay Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, cho rằng TT Biden chỉ biết đọc trên máy hướng dẫn (teleprompter) chứ chính quyền của ông chẳng làm được việc quái gì! (2) Người giầu thứ nhì thế giới (sau Elon Musk), Jeff Bezos – CEO của Amazon, cũng cho rằng vì chính quyền Biden đã (đổ dầu vào lửa) khi cố tạo ra nhiều kích thích hơn nữa vào một nền kinh tế đã quá nóng, vì vậy đã tạo ra lạm phát, … và lạm phát là một loại thuế lũy tiến gây tổn hại nhiều nhất đến những người nghèo nhất. Định hướng sai không giúp ích gì cho đất nước! (3)
Với mức lạm phát lên đến 8.3% vào tháng 4/2022 – cao nhất trong vòng 40 năm, PRC (Pew Research Center) cho biết rằng hiện tại 70% dân Mỹ lo âu về lạm phát hơn là về chi phí bảo hiểm sức khỏe, về tội ác hoành hành và ngay cả về COVID-19. Sự lo âu này cũng vì viễn ảnh khủng hoảnh kinh tế, khi mà ngân sách chính quyền trung ương thâm thủng tới $9 ngàn tỉ. (4)
II. Thị Trường Chứng Khoán Tuột Dốc
Nếu tình hình kinh tế nói chung (main street -MS) đã vô cùng ảm đạm, thực trạng của thị trường chứng khoán (Wall Street -WS) lại càng bi đát hơn. Ngày nào theo dõi cũng thấy thị trường này đỏ tươi, rùng rợn không khác gì cờ phe ta! Vì WS luôn đi trước MS, không ai nghi ngờ gì đây đang là một “tiếng chuông gọi hồn”, báo động về một nền kinh tế trì trệ đang xẩy ra. Chúng ta khi nhìn vào nhửng chỉ số của thị trường chứng khoán hôm qua (5/17), ai mà không ngán ngẩm:
Tuy rằng chỉ có khoảng 10% dân Mỹ trực tiếp đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng những người bị ảnh hưởng do sự chao đảo của thị trường này lên đến khoảng 55%, qua những quỹ đầu tư và hưu bổng, 401K, IRA, SEP IRA, Roth IRA …
Và hôm nay (5/18) thị trường chứng khoán còn xuống thêm đến mức báo động:
Dow Jones 31,421.89 -1,232.70 -3.77%
S&P 500 3,918.34 -170.41 -4.17%
Nasdaq 11,417.70 -566.82 -4.73
Như vậy trong năm nay, Dow Jones đã xuống đến hơn 15%, S&P xuống hơn 20% và Nadaq xuống 30%! Đến giờ phút này cho dù ai lạc quan cách mấy cũng phải nhận chân một điều: Nền kinh tế Mỹ đang rơi vào trạng thái suy thoái.
* Hôm qua người ta đã bắt đầu sợ rằng sẽ có nhiều người thất vọng đến nỗi tự tìm cách kết liễu đời mình. Trên các shows tài chánh đã thấy cho đăng số điện thoại giúp đỡ, an ủi những người định tự tử vì thua lỗ stock (1-800-273-8255).
Không chán sống sao được khi có những cổ phần như LUNA, đang từ $116.74 hồi tháng trước (4/2022), nay chỉ còn $0.00024. Xuống -500 ngàn phần trăm, nghĩa là phải bán 5,000 cổ phần mới được 1 tì!
III. Làm thế Nào Để Thủ Tí Tiền Còm?
Trong nên kinh tế đình trệ, lạm phát phi mã, chứng khoán chao đảo tuột dốc, chắc ai trong chúng ta cũng tự hỏi: Làm thế nào để giữ được cuộc sống an nhàn, không chịu áp lực về tài chánh? Chúng tôi đề nghị vài hướng đi sau:
1. Tuân Theo Một Nguyên Tắc Đầu Tư Căn Bản (rule of thumb): Có hai khuynh hướng (hay loại) đầu tư “Thận Trọng” (conservative) và “Tích Cực” (aggressive).
* Đầu tư thận trọng có hai loại chính:
a) Đầu tư với tiền lời cố định: Không cần biết thị trường lên xuống thế nào, mỗi năm hãng quản lý đầu tư (thí dụ Fidelity) sẽ trả cho mình một số lời cố định – như 3% chẳng hạn.
b) Đầu tư khi thị trường xuống không mất nhưng khi thị trường lên vốn chỉ tăng tới mức nào đó. Thí dụ mình bỏ tiền vào “JP Morgan Mosaic SP 500 Index”, nếu SP 500 xuống mình không mất tiền, nhưng nếu nó lên mình chỉ được tối đa 9%.
* Đầu tư tích cực là trực tiếp cứ mua cổ phiếu hay bất động sản trên thị trường rồi “lời ăn lỗ chịu
è Chúng tôi cho rằng tùy theo tuổi chúng ta chọn hai loại đầu tư này vì càng lớn tuổi chúng ta càng ít thích phiêu lưu và không còn nhiều cơ hội để làm lại cuộc đời. Chúng tôi theo một “phương trình” rất đơn giản:
– Lứa tuổi 30: chọn 30% thận trọng – 70% tích cực
– Lứa tuổi 40: chọn 40% thận trọng – 60% tích cực
– . . .
2. Biết Nắm Bắt Cơ Hội
Ở trong nước thì không biết thế nào chứ sống tại những quốc gia tự do dân chủ, theo định chế tư bản, nhìn lại chúng ta thấy có rất nhiều cơ hội cho chúng ta vượt lên trong lãnh vực tài chánh, miễn là chúng ta biết tận dụng dịp may. Chúng tôi xin kể vài thí dụ:
* Năm 2008 khủng hoảng tài chánh xẩy ra toàn cầu, đặc biệt trên đất Mỹ. Giá nhà cửa tại California xuống hơn 50%. Thời gian đó chúng tôi hô hào bà con, bạn bè, học trò rằng nếu còn cái quần xà-lỏn cũng bán đi mua nhà, đây là cơ hội cả đời chưa chắc đã có lần thứ hai.
Quả nhiên một người bạn dò theo danh sách bán đấu giá của quận hạt chọn được một căn nhà 4 phòng ngủ 3 phòng tắm, 2 xe garage mà có $205,000 (trong khi người chủ cũ bỏ vì đang thiếu nợ mortgage $650,000). Căn nhà này hiện tại Zillow định giá $1,200,000.
* Xin kể một thí dụ khác: Đầu năm 2020 đại dịch CIVID-19 bùng phát tại Mỹ, thị trường chứng khoán xuống thê thảm. Dây là bức tranh ngày 20 tháng 3, 2020.
Lúc đó chúng tôi cũng khuyến khích bà con, người thân nhào vào mua đi vì “trong cái rủi có cái hên”. Cái gì mất đã mất rồi, còn đây là cơ hội cho tương lai, chục năm chưa chắc có 1 lần.
Quả nhiên chỉ 1 năm rưỡi sau (28 tháng 10, 2021), thị trường lên “quá xá ể” như sau đây:
3. Có Ít Kiến Thức Căn Bản Về Tài Chánh – Biết Việc Mình Làm.
Cuộc sống con người có vài lãnh vực hết sức quan trọng nhưng phần lớn không được huấn luyện về nó. Thí dụ có gì quan trọng hơn đời sống hôn nhân, vậy mà mấy ai được học hỏi làm thế nào để có được hạnh phúc lứa đôi. Tương tự chắng mấy người trẻ được biết làm sao để không phải bận tâm về tiền bạc, để được độc lập về tài chánh (financial independent).
Người ta thường nói rằng cuộc đời vốn tàn nhẫn, trong lãnh vực kinh tế lại càng ác độc hơn. Không biết việc mình làm mà cứ làm ẩu sẽ rất khó thành công, nếu không nói sẽ chỉ mang đến thất bại. Thí dụ về việc thiếu kiến thức căn bản như chuyện đánh bài ở Las Vegas, lối chơi dễ nhất và nếu biết chơi ít thua nhất là bài 21 (blackjack). Với loại bài này nếu biết chơi, ưu thế của nhà cái (dealer) chỉ vào khoảng 50.1%. Nhưng nếu thấy nhà cái có những con 4, 5, 6 mà chúng ta vẫn rút, hay không biết tách ra (split) nếu có 2 con 8, hay đánh gấp đôi nếu được 10 hay 11, … Cộng với không biết cách đi tiền nữa thì chỉ có “từ chết đến bị thương”.
Những quyết định về tài chánh cũng nên sáng xuất chỉ dựa vào thực tế, không nên để cảm tính chi phối. Chúng tôi có anh con rể Mỹ, rất tư cách & rộng rãi, chỉ phải cái “ngựa non háu đá” và mê … làm giầu nhanh. Một bữa anh ta đưa mấy người tướng tá lịch sự đến giới thiệu là những bác sĩ bạn, đang là những nhân vật chủ chốt của hãng FWBI (First Wave BioPharma). Hãng này đang cố phát minh ra phương pháp và thuốc trị ung thư cho các bệnh rối loạn dinh dưỡng (nutritional disorders) và các bệnh do nhiễm virus và suy giảm hệ miễn dịch (viral infections & immune malfunction.) Nếu mấy tháng nữa được FDA chuẩn nhận, cổ phiếu của hãng này đang từ $15.80 sẽ tăng lên không biết đâu mà kể. Tôi nghe cũng chỉ ù ù cạc cạc vì toàn danh từ y khoa, mà triển vọng của hảng này cũng không chắc, nhưng nể tình con rể tôi mua một ít. Ai ngờ bị FDA rejected! Cổ phiếu FWBI xuống 97% (bây giờ là $0.39), may mà vợ chồng con rể đều là chuyên khoa lương cao, chứ không thì đã “banh ta lông” rồi. Cũng là bài học để tụi nhỏ bớt bộp chộp.
4. Thuận Theo Chiều Gió.
Trên thị trường người Mỹ hay khuyên “Don’t fight the Fed”. Đây là một lý thuyết kinh tế thực dụng. Như hiện nay những người cầm đầu chính sách kinh tế Mỹ đang cố vật lộn với lạm phát, dĩ nhiên họ (Fed) phải tăng lãi xuất, mà ai cũng biết hễ bond tăng thì stock giảm. Trong điều kiện này dĩ nhiên chúng ta nên thiên về “Thận trọng” (conservative) hơn là “tích cực” (aggressive). Chúng ta nên “cuốn theo chiều gió”, theo khuynh hướng của thị trường vì đi ngược lại sẽ bị nó bẻ gẫy ngay.
Nhiều người cho rằng những đại tài phiệt của thế giới như Elon Musk, Jeff Bozos, Bill Gates, Warren Buffet, … là những người gây gió bão trên nền kinh tế toàn cầu. Điều này cũng không hoàn toàn đúng, tuy ảnh hưởng của những người này không nhỏ, gần đây quyết đinh mua hay không mua Twitter của Elon Musk đã làm cổ phiếu của hãng này giao động trên 10%. Nhưng thật ra những đại tài phiệt này cũng chỉ là tép riu nếu so sánh với quyền lực vô song của những công ty nắm giữ tài chánh quốc tế.
Gần đây chúng ta hay thấy nói đến “quyền lực ngầm”, quyền lực này có thể có và đúng 100%, có thể không hoàn toàn như vậy, nhưng “Quền Lực Vô Song” thì đúng 100% và rõ như ban ngày. Chúng ta thử tưởng tượng tổng sản lượng (GDP) của các quốc gia trên thế giới là vào khoảng $85 ngàn tỷ thì nhóm 10 công ty quản trị vốn đầu tư hàng đầu như BlackRock, Vanguard, StateStreet, … đã giữ đến $44.57 ngàn tỷ tức hơn 50% (5). Chính những cộng ty này đã quyết định giá cả của thị trường WS. Thôi thì thân phận chúng ta chỉ như những hạt cát trên sa mạc nên hãy “cố nương theo mà sống” vậy.
5. Túi Không Của Người Xưa:
Cuối cùng tính toán hơn thiệt thế nào đi nữa chúng ta vẫn thấy những câu nói của người xưa – qua ca dao tục ngữ nếu được đem ra áp dụng rất có lý. Thí dụ: “Buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè lỗ miệng” hay “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”. Ông bà ta cũng khuyên siêng năng chắt bóp: “Năng nhặt chặt bị”. Có điều việc cần mẫn xây dựng nên do cả hai vợ chồng mới thành công: “Thuận vợ thuận chống tát bể đông cũng cạn”. Nhiều ông chồng chỉ biết bắt vợ làm thì bao giờ mà khá được:
Nửa đêm ân ái cùng chồng
Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi.
Trong khi chồng vẫn ngủ khì! … (Câu sau cùng có người thêm vào chớ không phải ca dao)
Phạm Mạnh Tuấn (18 tháng 5, 2022)
———————————————————————-
(1) https://www.cnbc.com/2022/04/28/us-q1-gdp-growth.html
(2) https://www.cnbc.com/2022/05/17/elon-musk-blasts-joe-biden-compares-him-to-anchorman.html?
(4)
(5)
1. BlackRock – $9.464 trillion
2. The Vanguard Group – $8.4 trillion
3. UBS Group (Thụy Sĩ) – $4.432 trillion
4. Fidelity – $4.23 trillion
5. State Street – $3.86 trillion
6. Morgan Stanley – $3.274 trillion
7. JPMorgan Chase – $2.996 trillion
8. Allianz (Đức) – $2.953
9. Capital Group – 2.6 trillion
10. Goldman Sachs – $2.372 trillion
=> Total = $44.575 trillion (8 công ty Mỹ kiểm soát $37.25 trillion)
—