Em Tôi.

Đặng đình Tuân

Chương trình huấn mới bắt đầu chưa đâu ra đâu phải bỏ ngang. Chiến hạm được lệnh đi cấp tốc ra Đà Nẵng. Và toán chuyên viên huấn luyện ngoài khơi của chúng tôi phải ở lại tầu cho đến khi có lệnh mới. Hơn nữa, có muốn rời tầu, đang ở giữa biển khơi, cũng không tìm được phương tiện vào bờ để trở về đơn vị.


Bãi Tiên Sa của căn cứ hải quân Đà Nẵng đầy chật
người. Những chiếc xe cam nhông, xe jeep quân đội phủ
đầy bụi đỏ chạy vào vội vã. Trên xe chất đầy người mặc
quần áo dân sự và đồ đạc. Chật ních như họ đang dọn nhà.
Người ta hối hả nhẩy xuống, khiêng rở đồ đạc rồi xe lại vội
vã quay đầu chạy đi. Đoàn xe nối tiếp nhau, liên tục. Càng
lúc càng nhiều người hơn. Người đứng ngồi lố nhố. Mặt ai
cũng đầy vẻ nôn nóng, lo âu. Họ là gia đình quân đội được
chỉ thị vào đây để theo tầu Hải quân di tản. Đàn bà, trẻ con,
tay xách nách mang khệ nệ hành lý. Mang theo cả nồi niêu
soong chảo. Sau cùng họ được lên tầu và chia nhau chiếm
khắp nơi trên mấy từng sàn tầu. Yên chỗ rồi họ túm tụm với
nhau thành những nhóm nhỏ, trao đổi tin tức, bàn tán lao
xao.
Suốt thời gian tầu chạy trở về phía Sài Gòn, tôi bắt
chuyện, dọ hỏi nhiều người, nhưng không nghe được một
tin tức nào làm cho hứng khởi. Các làng nhỏ bên ngoài Đà

2
Nẵng đã mất vào tay cộng sản rồi. Các đơn vị quân đội đóng
ở phía nam và bắc Đà Nẵng nổi tiếng là chiến đấu dũng
mãnh, đánh tan lính cộng sản tết Mậu Thân trước đây, lần
này đã không chống trả mà chà đạp lên nhau bỏ chạy. Họ
nói có đơn vị thiết giáp đã chạy thẳng ra bờ biển, bỏ xe cho
xuống nước luôn. Tôi không biết những tin đồn đó có thể tin
được hay không vì không có cách gì kiểm chứng. Không
bao giờ tôi tin quân đội của mình lại chịu thua nhanh chóng
theo những lời kể vô căn cứ này. Nên tôi không cảm thấy lo
sợ. Ngoài việc người ta ùn ùn kéo vào căn cứ nhiều hơn,
thành phố xa xa đằng kia không có khói cháy, không nghe
tiếng bom đạn ầm ì vọng đến, vẫn có vẻ bình yên, lặng lẽ.
Đến Vũng Tàu sửa soạn đi vào cửa sông thì tầu
được lệnh thả neo nằm lại chờ lệnh mới… Sau cùng vị hạm
trưởng cho gọi chúng tôi lên nói lệnh mới không cho phép
vào Sài Gòn mà phải trở ra tiếp tục công tác khẩn cấp khác.
Sài Gòn đang cấm quân một trăm phần trăm. Nhóm chuyên
viên huấn luyện ngoài khơi các anh không thuộc quân số cơ
hữu của tầu, phải tự lo trở về đơn vị. Căn cứ Cát Lở đang
cho xuồng đổ bộ há miệng ra đón đưa các anh vào bờ. Lên
tới thành phố, muốn đề phòng đường đi bất trắc, tôi cho
phép giải tán và thay thường phục Trước khi chia tay, tôi
dặn nhân viên phải hết sức cẩn thận và cố gắng vào văn
phòng trình diện càng sớm càng tốt. Xe đò đường bộ từ
Vũng Tầu về Sài Gòn vẫn chạy thông xuốt yên ổn bình thản.
—o0o—
Buổi tối, từ khu Trương Minh Giảng đã nghe tiếng
súng lác đác thật gần. Về khuya có tiếng hỏa tiễn pháo kích
bay xé gió trên mái nhà. Tiếp theo là tiếng nổ rung chuyển
và tiếng xe chữa lửa rú chạy ngang vội vã. Tôi chạy vội ra

3
hành lang trên lầu quan sát. Xa xa về phía phi trường, một
khoảng trời cháy đỏ rực.
Vợ bác sĩ Tuân và cô em gái ở nhà bên trái chung
vách cũng chạy ra lan can nghe ngóng. Cả hai suýt soa co
rúm sợ hãi. Bà ta nói với qua vách tường lửng bắt chuyện.

  • Thấy dễ sợ quá…Ông Hà ơi ! Ông nghĩ tình hình rồi
    sẽ ra làm sao?
  • Tôi mới từ xa về chiều nay và hoàn toàn không biết.
    Cũng không thể đoán được chị Thu ơi!
    Trước khi đi vào trong nhà, bà ta vòng tay qua bờ
    tường đưa cho tôi một mảnh giấy có viết tên và mấy con số.
  • Đây là số điện thoại của nhà. Ông chồng tôi hoàn
    toàn không biết phải làm gì. Nếu ông biết gì thêm thì làm ơn
    làm phước gọi cho biết nghe.
    Cùng lúc tôi nghe vọng từ trong nhà mẹ tôi nói với em
    tôi.
  • Con ra bảo anh Hà đi vào đi. Ở ngoài đó nguy hiểm
    lắm. Lúc nhiễu nhương này dễ bị tên bay đạn lạc bất ngờ.
    Giọng nói của mẹ thật bình thản. Bà chịu đựng quen
    cái không khí chiến tranh, tiếng bom đạn nổ xé tai, tàn sát
    rồi. Không hoảng hốt, không lo sợ. Ngược lại, bà rất bình
    tĩnh lo chuẩn bị, sẵn sàng chờ đón bất cứ những bất trắc
    nào có thể xẩy ra. Kể cả cái chết…Tôi biết suốt đời, từ lúc
    tấm bé, bà đã lớn lên, đã trốn chạy, đã phải đương đầu
    thường trực với chiến tranh suốt từ Bắc vào Nam. Bà hay