Trường Quân Y
Kỷ Niệm của tôi ở trường Quân Y là được tham dự hai buổi chào cờ, vào sáng thứ Hai mỗi tuần.
Nhìn hình ảnh Đại Tá Hoàng Cơ Lân: Quân phục thẳng tắp, beret đỏ, người to cao đẹp, rõ nét
oai hung, đi duyệt đoàn quân là tôi thích, khoái chí, và say mê!
Vì tình nguyện nhập ngũ, nên chưa có khóa học quân sự. Trưởng Khối Học Vụ Trường Quân Y năm
1973, khi tôi vào lính là Thiếu Tá Tín (Lê Trọng Tín thì phải, sau 75 ông ta ở Liberty, Kansas City-
Missouri) chỉ định tôi dạy mấy lớp CC2 (Hạ Sĩ Quan Quân Y).
Trung Tâm Y Khoa Không Quân Tân Sơn Nhứt
Sau 2 tuần ở Trường Quân Y, tôi được tăng phái cho Trung Tâm Y Khoa Không Quân – Tân Sơn Nhứt.
(TTYKKQ-TSN). Ở Tân Sơn Nhứt, Ngành Quân Y có 3 đơn vị (Tôi chỉ biết đại khái, vì tôi là lính tăng
phái nên không biết nhiều và cũng không muốn tìm hiểu thêm nhiều vì rất phức tạp, và cũng để giới
hạn trong chuyện tôi kể về những kỷ niệm của tôi ở Trung Tâm Y Khoa Không Quân-Tân Sơn Nhứt).
- Hành Chánh Quân Y Không Quân: 1973.
Y Sĩ Đại Tá Đỗ Xuân Giụ: Phụ Tá Quân Y Không Quân - Bệnh Xá Sư Đoàn V Không Quân:
- Chỉ Huy Trưởng Y Sĩ Thiếu Tá Cường (tôi quên họ)
- Trung Tâm Y Khoa Không Quân (gần trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám)
- Chỉ Huy Trưởng: Y Sĩ Trung Tá Vũ Hữu Bao
- Chỉ Huy Phó: Y Sĩ Trung Tá Vũ Xuân Bôi
Trung Tâm Y Khoa Không Quân gồm 4 khối:
- Khối Giám Định để khám bệnh cho mấy ông Pilots, tiếp viên hàng không… Thiếu Tá Phạm Gia
Lữ chuyên về nhãn khoa (Ophthalmologist). Người cao dong dãi, đẹp, nói oang oang. Sau khi di
tản 1975 ông định cư ở California. Trong thời gian này tôi ở Kansas City-Kansas nên chưa bao giờ
gặp lại, có lẽ ông đã mất. Những quân nhân muốn được tuyển chọn vào Không Quân sợ BS Lữ
đánh rớt về mắt. - Khối Tiếp Liệu
- Khối Hành Chánh
- Khối Chuyên Khoa- Bệnh Viện để chửa bệnh:
Phòng Cấp Cứu,
Khu Nha Khoa,
Phòng Tiểu Giải Phẩu: tôi hay lợi dụng nơi này để cắt da quy đầu (circumcision), cột ống dẫn
tinh (vasectomy), removed sebaceous cyst, ganglion, và làm đẹp cho các y tá, các quân nhân
tôi quen biết. Những công việc này tuy có vẻ đơn giản, tiểu giải phẩu, nhưng cần nhiều kinh
nghiệm. Nếu không, những cyst, những ganglion đã được removed sẽ mọc trở lại sau một
thời gian ngắn, và có thể bị hematoma, atrophy of testicle sau khi làm vasectomy.
Circumcision
Tuy là một minor surgery, nhưng đây là một nghệ thuật cắt da quy đầu cho người lớn. Khi
còn nhỏ (khoảng 12 tuổi) tôi thấy ở bệnh viện Huế có nhiều người không biết là y tá hay bác
sĩ cắt da quy đầu bằng cách dùng 2 straight forceps kẹp 2 bên prepuce (foreskin) kéo lên khỏi
glans rồi cắt ngang khâu lại. Cắt như vậy không có cái gì gọi là nghệ thuật giải phẫu cả. Có học
mới biết, không học làm sao biết. Khi tôi là một quân y sĩ, làm circumcision, vasectomy tôi
được bạn bè đải bia, rượu: cổ xanh, cổ đỏ nhậu nhẹt liên miên!
Vasectomy:
Để giới hạn dân số ở Bombay-Ấn Độ (4 triệu người) Dr. Datta Pai tìm cách cột ống dẫn tinh
(vasectomy) năm 1960: Không có cá (sperm) nhưng nước (seminal fluid) vẫn chảy.
Nhưng nếu làm vasectomy không tinh tế, khéo tay có thể đưa đến hematoma ở scrotum, teo
luôn hòn dái (testicle atrophy). Vì vậy phải luôn luôn nhớ 1 trong 3 đức tính của người làm
phẩu thuật (surgeon): lady’s hands!
Một chút kinh nghiệm về Ganglion và Sebaceous Cyst.
Tôi muốn ghi lại đây chút kinh nghiệm của một người chuyên về giải phẩu chỉnh hình.
Ganglion Cyst mọc từ tendon sheet, nên khi remove ganglion cyst phải cắt (excise) một
phần của tendon sheet, và nhớ chích glucocorticoids vào tendon sheet, trước khi khâu da.
Nếu không, ganglion cyst sẽ mọc trở lại sau vài tháng.
Khi remove sebaceous cyst nhớ phải remove totally capsule của nó. Có những người “tấp
tểnh người đi, tớ cũng đi…”, nhiều khi vụng về làm rách capsule của nó, chất sebaceous
substance có màu đen nhuyễn như bùn (sebum) chảy ra, có mùi hôi thối… họ, bóp
sebaceous cyst cho chất này chảy ra, tưởng hết, rồi khâu da lại. 100%, cyst sẽ mọc lại sau vài
tuần-hay vài tháng. Nếu capsule của cyst bị vỡ, dùng mosquito bên tay trái kẹp đầu
capsule của nó, tay phải dùng curved mosquito từ từ tách nó ra, lấy cho hết (những người
thuận tay trái cầm mosquito ngược lại). “Nhổ cỏ, nhổ tận góc!” Một gợi ý khác nên dùng
instrument “Stainless Germany”
Chút kinh nghiệm: ví dụ một cyst có đường kính 1.5 – 2 cm, không cần làm 2 incisions >2 cm
xung quanh cyst mà chỉ làm 1 incision ngay trên, hay một bên của cyst (one incision only)
vào khoảng 1cm, dùng curved or straight mosquito forceps, skin kooks, curved scissors… từ
từ tách hoàn toàn caspule của nó và kéo toàn bộ ra ngoài, khâu da và subcutaneous tissue
kín lại. Sebaceous Cyst không bao giờ trở lại!
Phòng Giải Phẩu: Y Sĩ Thiếu Tá Vũ Tiến Thông – Trưởng Phòng.
Phòng Gây Mê: Y Sĩ Đại Úy Đặng Đông Mỹ – Trưởng Phòng.
Trại Ngoại khoa: Y Sĩ Thiếu Tá Vũ Tiến Thông trưởng trại, Y Sĩ Đại Úy Bùi Xuân Mẫn (người to
cao như Từ Hải, vai 5 tấc rộng, lưng 10 thước cao), có dáng đi hơi nghiêng nghiêng phụ tá.
Tôi là Y Sĩ Giải Phẩu tăng phái cho Trung Tâm Y Khoa Không Quân, nên rất gần gũi với Thiếu
Tá Vũ Tiến Thông, Đại Úy Bùi Xuân Mẫn, Đại Úy Đặng Đông Mỹ.
Trại Nội Khoa: Y Sĩ Đại Úy Đoàn Lân (anh ruột của BS Đoàn Yến, YK-Huế khóa 1) trưởng trại, Y
Sĩ Đại Úy Nguyễn Dương phụ tá.
Phòng Quang Tuyến: Y Sĩ Đại Úy Đào Hữu Lân, trưởng phòng. Ông ta có phòng mạch ở
đường Huỳnh Quang Tiên, gần nhà tôi, nên thỉnh thoảng tôi có ghé thăm, chuyện trò.
Phòng Cấp Cứu: là nơi tôi hay ghé vui chơi với toán y tá cấp cứu, toán y tá xe cứu thương,
khi rảnh rỗi, lúc chiều về.
Phòng Dược Liệu, v.v…
Xin kể một vài câu chuyện… khi tôi làm việc ở Trung Tâm Y Khoa Tân Sơn Nhứt, năm
1973:
Ngày đầu làm việc ở trại ngọai khoa, bệnh nhân khá đông…, tôi gặp Đại Úy Ngô Ngọc Châu (NNC),
có lẽ ông là bệnh nhân có cấp bậc cao nhất trong giai đọan này. Ông bị sưng khớp xương đầu gối vì
tai nạn xe Vespa. Ông đi nắn gân xoa bóp, ở Chợ Lớn với ông thầy Cường. Đầu gối càng sưng, càng
đau thêm. Tôi chửa cho ông lành bệnh, từ đó ông ta và tôi quen thân nhau. Đại Úy NNC là pilot
C 130, khi tôi có phép về Huế thăm gia đình, tôi điện thoại cho ông, trên đường đi vào Tân Sơn
Nhứt, ông lái xe Vespa ghé đón tôi ở Nhà Thờ Ba Chuông, góc Huỳnh Quang Tiên. Giấy tờ liên quan
đến chuyến bay, ông lo hết, cả chuyến đi, chuyến về (ông gọi điện thoại lòng vòng là mọi chuyện
xong xuôi), ông đưa tôi lên phi cơ. Khi trở lại Sài Gòn, tôi mua ít nem, chả, tré, mè xững Huế tặng
ông….
(…Sáng 28 tháng 4, 1975 Tôi vào tá túc ở Trung Tâm Y Khoa Không Quân (chuyện lòng vòng, quý vị
đọc hồi sau sẽ rõ…) Chiều 28 tháng 4, 75 Trung Úy Nguyễn Thành Trung dội bom, Tân Sơn Nhứt
(TSN)… Ở Trung Tâm Y khoa TSN, lúc này chỉ mình tôi, tôi lo cấp cứu những bệnh nhân nhẹ như gãy
xương, rách da (laceration), trật khớp (dislocation) và tải thương những quân nhân bị thương nặng
(lòi ruột…, phỏng cháy nặng) đi Bệnh Viện Cộng Hòa.
Sáng 29 tháng 4, 1975 Không Quân, Quân Lực VNCH, được lệnh di tản lúc 9.30 sáng. Đại Úy NN
Châu giúp đưa tôi đi Utapao-Thái Lan, trên chuyến C130 thứ hai của KQ rời khỏi VN. Đến Utapao, tôi
có lập một trạm y tế nhỏ để phát thuốc ho hen cảm cúm, tiêu chảy, nước uống, thuốc hút v.v…Vài
giờ sau, tôi gặp Y Sĩ Trung Tá Vũ Tiến Thông (lúc này ông đã thăng cấp rồi), và phu nhân BS Vân. Còn
những Y Sĩ của Trung Tâm Y Khoa Tân Sơn Nhứt khác hình như họ không đi Utapao, Thái Lan. Nhưng
đa số bây giờ, họ đang hành nghề Y Khoa tại Dallas, TX
***
Người bệnh thứ hai tôi gặp ở Y Khoa Không Quân TSN là một binh nhì, trật khớp xương cùi chỏ, bên
mặt (right elbow) do té xe Honda. Cậu này khoảng 18, 20 tuổi, nằm ở trại ngoại khoa hơn 2 tuần,
đầu xương quay (radial head) lòi ra phía sau (posterior dislocation of the right elbow). Cậu mang cái
long arm sling vòng qua vai, cổ. Cùi chỏ gấp 90 mươi độ. Máu huyết ở bàn tay, cổ tay lưu thông tốt.
Các ngón tay, cổ tay (wrist) di chuyển bình thường (range of motion (ROM): normal). Bệnh nhân
không còn đau đớn gì.
Tôi muốn giải phẫu sửa lại khớp xương cùi chỏ. Tôi trình bày cách thức tôi sẽ làm, cho hội đồng Y
Khoa nghe. Nhưng theo thủ tục, các BS ở đây phải gởi đi Bệnh Viện Cộng Hòa xin ý kiến (second
opinion).
Trong khi chờ đợi khóa học quân sự, tôi nghe tin đồn Trung Tá Y Sĩ Trưởng Giải Phẩu Chỉnh Hình của
Bệnh Viện Cộng Hòa (BVCH) là VC (xin lỗi không phải như tên ai đó cũng viết tắt VC). Vì ở BVCH có
quá nhiều thương bệnh nhân bị cắt bỏ cánh tay, cẳng chân như cố tình làm giảm bớt tiềm năng
chiến đấu của Quân Lực VNCH.
Thật ra nhiểm trùng xương (Osteomyelitis) rất khó chửa vì xương ít được blood supply như ở ruột,
tử cung, vú v.v…nên nếu chỉ chữa bằng Trụ sinh: uống, chích bắp thịt (IM), hay qua IV không mấy
hiệu quả.
Vết thương nhiều khi có cả rác rến, bùn lầy, phân trâu bò, dẻ rách của áo quần mục nát trong đó…
Nhiều khi gặp trời mưa, sương mù, chiến trận kéo dài, tải thương không kịp làm nhiểm trùng nặng
thêm, nên cách dể nhất là cắt bỏ (amputation). Còn muốn chữa thì rất khó khăn, vì phải lấy hết
phần hoại tử xương (remove necrotic bone and tissue), phải biết cách làm irrigation với trụ sinh
nhỏ giọt trên khúc xương bị nhiểm trùng, và IV antibiotic perfusion cho toàn cơ thể…Nhiêu khê và
mất công, tốn nhiều thì giờ, tiền bạc chỉ để săn sóc cho một bệnh nhân. Giường bệnh lại hạn chế.
Nên chuyện thiên hạ đồn có lẽ không đúng, hay chỉ đúng một phần vì họ không chuyên về
reconstructive orthopaedic (orthopedic). Họ chỉ chuyên về traumato orthopaedic trên toàn quốc
VNCH (dân y và quân y), chứ không phải chỉ Quân Y viện mà thôi.
Khi bệnh nhân được chở đi BVCH xin ý kiến trở về, tôi nhận được chỉ thị của Trung Tá…., Trưởng
Khối Chỉn Hình: “cắt bỏ đầu xương quay (excision of radial head), đăng bột”. Tôi không bằng lòng với
đề nghị này. Lại một lần nữa, tôi xin mổ để sửa lại annular ligament đã bị đứt rách hơn 2 tuần. (Khi
bị trật khớp xương nên làm emergency closed reduction trong 8—> 12 hrs, tốt nhất < 6 hrs. Nếu
không, những ligament bị căng quá lâu, sẽ đứt rách, và khớp xương sẽ dính lại ở một vị trí không
đúng chổ của nó; để lâu hơn, đầu xương có thể bị necrotic (xương chết).
Tái tạo lại annular ligament: Nghe có vẻ mới lạ và mơ hồ!
Vì xưa nay, người ta chỉ biết BS Giải Phẩu Chỉnh hình (orthopaedic surgeon) chỉ để đóng đinh, bắt
vít, kéo xương, đăng bột mà thôi! (Traumato Orthopaedic), cũng như mấy ông thợ mộc (carpenter):
cũng cưa, cũng khoan, cũng đóng đinh, bắt vít….Chỉ khác một điều là gỗ không chảy máu.
“an orthopaedic surgeon is a carpenter but wood does not bleed” Vả lại, tôi là người lính mới tọ tè,
tăng phái cho Tung Tâm Y Khoa Không Quân, mang lon Trung Úy hơn 2 tuần, nhưng chưa thụ huấn
quân sự ngày nào!
Nhưng với một ý chí và giọng điệu đầy thuyết phục của tôi, hội đồng y khoa cũng bằng lòng cho tôi
lên ca mổ. Y Sĩ gây mê là Đại Úy Đặng Đông Mỹ (Nghe tin BS Đ. Đ. Mỹ qua Hoa Kỳ sau 1980).
Tôi mổ bệnh nhân với 2 y tá phụ giúp: một phụ tôi lo banh (separation), lo kéo (traction), thấm máu
(hemostasis)…, một y tá khác lo khay dụng cụ y khoa: cưa (saw), búa (mallet), đục (chisels), dao kéo
(blades), kim chỉ (chromic, nylon)… Y Sĩ Đại Úy Bùi Xuân Mẫn đứng quan sát, sẽ phải tham dự nếu có
trục trặc gì trong ca mổ. Tôi mổ ca này dựa vào sách Campell’s Reconstructive Orthopaedic Surgery.
Bệnh nhân được chuyền nước biển với trụ sinh nhỏ giọt. Bắp đùi bên mặt (right thigh), right arm
and right forearm được cạo lông, rửa sạch với phisohex, betadine solution, alcohol và được bọc lại
với steri-drape lớn.
Tôi mổ ở bắp đùi bên mặt trước (right thigh) để lấy một dải fascia lata 1/2 x 5 inches (1.2cm
rộng, 13cm dài), rồi bỏ vào trong một metal cup đựng normal saline (NS). Vết thương ở bắp
đùi bên phải được cầm máu, khâu vá, băng bó cẩn thận, và dùng drape vô trùng bọc lại.
Sau đó, tôi mổ ở cùi chỏ phía bên mặt (Right elbow). Làm lateral incision từ R arm đến R
forearm khoảng 5 inches (13 cm). R radial head lộ ra (exposed), annular ligament bị đứt rách
được cắt bỏ sạch sẽ. Vết thương được rửa sạch (irrigation) với NS. Đưa radial head về vị trí
cũ của nó tiếp giáp với cubital process. Tôi khoan một lổ ngang (drill a hole transversely)
đường kính khoảng 1 cm ở cubital process. Rồi đưa dải fascia lata lấy ở trên xuyên qua lổ ở
cubital process vừa mới khoan, làm lại annular ligament mới, xung quanh đầu xương quay,
không căng quá, rồi khâu 2 đầu fascia lại với nhau.
Vết thương được cầm máu, rửa sạch (irrigation), khâu lại, và băng bó. Sau đó đăng bột, long arm
cast applied, cùi chỏ gấp (flexion) # 90 độ, forearm in neutral rotation (không supination, không
pronation).
Antibiotics vẫn tiếp tục nhỏ giọt 24 hours postoperatively.
Bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sinh: Bệnh nhân hồi phục nhanh, mấy ngón tay cử động bình
thường, máu huyết lưu thông tốt. Không nóng sốt, bệnh nhân được chỉ dẩn cách co duổi mấy ngón
tay, tập xoa bóp trái banh tennis ngày hôm sau và tiếp tục khi về nhà.
Bệnh nhân xuất viện với một long arm sling như thường lệ, hẹn một tuần tái khám, cắt chỉ, thay
băng…
Khi trở lại thay băng, bệnh nhân kể chuyện: bà chị nghe nó nói “đi mổ”, tưởng là mổ ở cùi chỏ
(elbow), vì thường ngày thấy nó mang sling nơi tay vì nó bị trật khớp xương cùi chỏ thì quen mắt,
biết rồi. Nay thấy băng ở chân, một đường băng dài nên bà quá ngạc nhiên hỏi:
“bộ ông bác sĩ của mày khùng hả? mày đau trên tay sao ông ta lại mổ dưới chân?”
***
Thỉnh thoảng tôi được xe Hồng Thập Tự chở đi khám bệnh ngoại chẩn ở SĐ 5 KQ Tân Sơn Nhứt và
SĐ 3 KQ, Biên Hòa. Ở SĐ 3 KQ, tôi gặp Y Sĩ Thiếu Tá Nguyễn Bửu, em ruột GS Nguyễn Hữu người làm
rạng danh YK Việt Nam ở Paris. Bác Sĩ Bửu người tầm thước đẹp, không mập và bệ phệ như GS
Nguyễn Hữu, ông thường mặc đồ bay, trông đẹp, có râu mép, có nét tài tử. Tôi thích những hình
ảnh này ở Không Quân!
***
Một hôm bà Trung Tá Hạnh Nhơn Chỉ Huy Trưởng Nữ Quân Nhân Không Quân đưa cậu
con trai khoảng 12 tuổi vào vì bị gảy xương cánh tay (Forearm Fx) Tôi đóng đinh bắt plate cho cậu
ta.
Trung Tá Hạnh Nhơn là người Huế, tôi cũng nói trọ trẹ nên dể quen thân với bà như người nhà. Bà
còn trẻ, ngày xưa là huynh trưởng Hướng Đạo, đúng ra tôi gọi bà bằng chị như một hướng đạo sinh.
Nhưng tôi cũng quen thân với cháu bà, một Đ/U không Quân, không phi hành, nên tôi gọi bà bằng
Cô như em của ba tôi, ba tôi cũng là lính, như một gia đình quân nhân.
***
Một bệnh nhân khác, một Thượng Sĩ thuộc Sư Đoàn IV không Quân, khoảng 30 tuổi…chuyển đến
Trung Tâm Y Khoa Tân Sơn Nhứt từ bệnh xá SĐ 4 Không Quân, Bình Thủy-Cần Thơ. Ông này thấp, đi
đứng nói chuyện vui vẻ, bình thường. Nhưng trên đầu mất một một miếng xương sọ và tóc 5x 8 cm
phía bên trái, vùng parietal. Nhìn thấy não (dura mater) bên trong.
Ông ta kể chuyện do một tai nạn máy bay: Ông ta ngồi trên chiếc L19 đi về Cần Thơ. Mấy ông pilot
trên L19 chuyện trò vui vẻ với mấy ông bạn pilot trên chiếc Trực Thăng cũng cùng bay về Cần Thơ.
Ông L19 nói với Ông Trực Thăng: mày bay như rùa bò. Ông Trực Thăng nói lại, tau bay như rùa bò,
nhưng tau đang rửa chân trên dòng sông, mày làm được như tau không? Ông L19 trả lời: chuyện
nhỏ, mày coi đây….. Rồi ông ta hạ xuống, bay sát mặt sông. Không may, chiếc L 19 đâm sâu xuống
nước. Ông bệnh nhân của tôi bất tỉnh, mất miếng xương đầu, máu chảy xối xả. Bệnh nhân được chở
về Bệnh Viện Cộng Hòa (BVCH) cấp cứu. Sau những ngày dài ở BVCH, ông được xuất viện về Trung
Tâm YK Tân Sơn Nhứt để follow up, rồi chuyển về bệnh xá SĐ 4 KQ Bình Thủy, Cần Thơ. Thỉnh
thoảng được gởi lên Trung Tâm Y Khoa KQ-Tân Sơn Nhứt tái khám. Ông này bị mất da đầu và xương
sọ của một phần parietal bone.
Xương đầu (skull) gồm 3 phần:
External table
Diploe
Internal table
Dưới xương đầu là Meninges, gồm 3 màng:
Dura mater (màng cứng)
Arachnoid mater (màng nhện)
Subarachnoid space, trong phần này có động mạch và tỉnh mạch
Pia mater (màng nuôi)
Tôi cũng xin giải phẩu để tái tạo lại xương đầu, để khỏi nhìn thấy màng não (dura mater) bên trong.
Bệnh nhân cũng được gởi đi xin 2 nd opinon…Cuối cùng, tôi mổ ca này. Y Sĩ gây mê, Đại Úy Đặng Đông
Mỹ.
Bệnh nhân được cạo tóc và scrubed như thường lệ quá nữa phần đầu bên trái. IV antibiotic nhỏ
giọt. Glucocorticoids chích thịt (IM) để ngăn ngừa màng não bị sưng trong khi giải phẩu. Tôi dùng
electric drill khoan 4 lổ qua xương đầu, rồi dùng dây cưa (Gigli saw wire) để cưa, lấy phần ngoài
cùng của xương đầu (external table) vùng parietal 5 x 8 cm. Quay phần xương đầu vừa lấy ra để che
kín phần xương đầu vùng parietal đã bị mất, làm như kiểu rotation flap graft. Tôi dùng electric drill
khoan thêm 2 lổ nữa ở parietal bone. Kiểm soát chảy máu, dùng chromic # 1 khâu kín lại những
mảnh xương với nhau. Bôi antibiotic ointment xung quanh xương vừa ghép, vết thương được băng
bó cẩn thận. Bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sinh…
Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, tỉnh táo X 3, nói cười vui vẻ, không nóng sốt. Chỉ khác một điều là
phần dura mater được che kín, không còn thấy phần não bộ bên trong. Thay băng hằng ngày, làm
irritation chổ xương được ghép để granulation tissue của xương mọc nhanh hơn.
***
Cắt ruột thừa (appendectomy) Khi tôi học Y Khoa Huế năm thứ hai, nghe mấy vị khóa đàn anh nói
“Mỗ ruột thừa dể nhất, mà cũng khó nhất”.
- Thật sự khi nào cũng dể, nếu mình đã quen mỗ bụng (laparotomy) cho bệnh nhân để: cắt bao tử
(gastrectomy), cắt tử cung (hysterectomy), lấy con vì mẹ sinh khó (cesarean section), v.v… - khó là khi BS Tê Mê chưa làm cho ruột non (small intestine) xẹp lại mà vẫn còn phềnh lên
(bloated, bulgy). Mình đè chổ này, ruột non (phần Ilium dài 3.5 mét) lại phềnh lên ở chổ khác qua
vết mỗ nhỏ khoảng 5- 7cm ở vùng McBurney; vì vậy không thể tìm ruột thừa (appendix) được. Nếu
mình nói BS Tê Mê cho thuốc để ruột non xẹp lại, thì tìm ruột thừa không khó, cho dù là retrocecal.
Nên nhớ ruột già cố định, ruột non bềnh bồng gồm Duodenum dài 25 cm, Jejunum dài 2.5 mét và
Ileum dài 3.5 mét. Tổng cộng ruột non dài khoảng 6m và 25 cm. Cách nhớ Don’t Jump In
(Duodenum, Jejunum và Ileum). Tôi cũng đã gặp một lần ở Trung Tâm Y Khoa Không Quân TSN.
Cái gì cắt vất đi cũng dể, Ví dụ khi ruột thừa bị sưng (appendicitis) cắt ruột thừa vất đi. Tử cung bị
ung thư, cắt tử cung vất đi (hysterectomy)…v.v… như cành cây hoa đào bị khô héo vì bị sùng (sâu
ăn), chặt vất đi, đã là người từng cầm dao, kéo, ai làm cũng được.
Nhưng nếu chịu thức khuya dậy sớm, chịu bắt sâu, ghép cành, vun xới cho cành hoa đào nở trăm
hoa ngàn cánh, mà đừng vất nó đi thì rất khó khăn vất vả, và đòi hỏi nhiều tinh tế về chuyên môn và
thời gian. Đó là Reconstructive Orthopaedic Surgery.
Nói tóm lại: Một BS chuyên về Mổ Xẻ (General surgeon) cần luyện tập nhiều, và biết về cơ thể học
(anatomy) nhiều để cắt bỏ vất đi những phần cơ thể bị hư hỏng…; nhưng không khó và công phu
bằng một BS chuyên về tái tạo lại một phần cơ thể không bình thường, để trở nên gần như bình
thường, hay bình thường trở lại. Ví dụ:
Như một bịnh nhân bị cerebral palsy (CP) đi 2 chân chéo nhau như cái kéo (scissors gait) thì
không thể cắt 2 chân bịnh nhân vất đi mà phải tái tạo lại dáng đi bình thường cho bịnh nhân,
đòi hỏi nhiều công phu và hiểu biết nhiều hơn và chi tiết hơn về anatomy. Phải biết và tìm
cho ra obturactor nerve nằm ở đâu rồi làm neurectomy of anterior branch of the obturator
nerve …, làm physical therapy sau khi mổ …nhiêu khê và phức tạp…! Ở Mỹ đến thế kỷ 21 này,
vẫn còn nhiều trẻ em bị CP với dáng đi scissors gait!
Một ví dụ đơn sơ khác như khi release Carpal Tunnel Syndrome nếu không thuộc anatomy
nhiều, đôi bàn tay của người giải phẩu không nhẹ nhàng (lady’s hands), họ có thể làm đứt
nhánh recurrent branch của median nerve, đưa đến mất chức năng của ngón tay cái (loss function of the thumb).
Ba đức tính cần cho một BS Giải Phẩu:
Lion’s Heart (can đảm, vững tin)
Eagle’s eyes (quan sát tỉ mỉ, tường tận)
Lady’s Hands (nhẹ nhàng, khéo tay)
***
Một bệnh nhân khác: Ông này là Đại Úy Trưởng phòng Tiếp Liệu Không Quân-Biên Hòa, cùng
Họ Nguyễn Đăng với tôi, nhưng ông này người Bắc, tôi quên tên, chỉ nhớ họ. Tôi mổ trĩ (nội-
ngoại) cho ông ta. Kết quả tốt đẹp, lần tái khám cuối cùng Ông tặng tôi 2 bình chữa lửa màu
đỏ, nhỏ nhắn dể thương, và mấy trái sáng flaires. Tôi không có xe hơi, tôi tặng lại cho ông
bác của tôi ở Sài Gòn.
Nhân một buổi tiệc, tôi không nhớ vì lý do gì. Chỉ nhớ là được dự một buổi tiệc rất trọng thể tại Câu
Lạc Bộ Huỳnh Hửu Bạc, Tân Sơn Nhứt, có Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân
VNCH chủ tọa, có Đại Tá Giụ, Phụ Tá Quân Y Không Quân và tất cả Y Nha Dược Sĩ Không Quân ở Tân
Sơn Nhứt, cũng có thể có Đại Tá Nghiêm Xuân Húc và Tham Mưu Trưởng Không Quân, Chuẩn Tướng
Võ Dinh tham dự, nhưng hồi đó tôi chưa nghe và biết mặt những vị này…
Thiệp Mời đại khái ghi: mời toàn thể quý Y Nha Dược Sĩ Không Quân Tân Sơn Nhứt và phu nhân.
Trong thiệp mời có ghi rõ: Quý vị phải ghi rõ tên Quý Vị và tên phu nhân, nếu phu nhân quý vị không
tham dự cho biết lý do…Tôi đi dự lễ một mình, vợ tôi đang ở Huế.
Trung Tá Vũ Hữu Bao, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Y Khoa Không Quân (TTYKHQ), thỉnh thoảng gọi tôi
đến văn phòng ông, chuyện trò, thân mật (kiểu đàn anh, đàn em). Ông muốn tôi sau khi học quân sự
được ở lại làm việc ở TTYKHQ. Trước khi ông đi nghỉ phép, ông nói cho tôi biết như một lời báo
hiệu: Những chuyện đã xảy ra cho những Y Sĩ Phi Hành (Fly Surgeon) do ông Giụ gởi đi Mỹ Học, ngày
sắp về mà không nghe tin tức quà cáp của mấy phu nhân ở nhà cho Ông Giụ là Ông thuyên chuyển
về các Sư Đoàn, không cho ở TTYKKQ nữa. Tôi nghe và biết vậy, tôi còn trẻ, bạch diện thư sinh, chỉ
có tấm lòng hăng say làm việc…!
Không mơ ước, nhưng tôi được một điều vui mừng cá nhân khác, đó là tôi nhận được bản sao văn
thư của Tham Mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Không Quân VNCH, Chuẩn Tướng Võ Dinh, yêu cầu Đại Tá
Cục Phó Cục Quân Y, Đỗ Xuân Giụ, giử tôi lại ở Trung Tâm Y Khoa Không Quân. Chuyện này có lẽ do
TTYKHQ gởi văn thư cho Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng Không Quân đề nghị. Cá nhân tôi, lần đầu
tiên nghe tên ông. Tôi hoàn toàn không quen biết Chuẩn Tướng Võ Dinh, chỉ biết sau này, ông ta ở
gần Trường Đoàn Thị Điểm, trong Thành Nội-Huế.
Tôi tăng phái cho Trung Tâm Y Khoa KQ Tân Sơn Nhứt cũng một thời gian khá lâu, vì chưa có khóa
học quân sự. Thời gian ở Không Quân, quý vị niên trưởng như Trung Tá Vũ Hữu Bao Chỉ Huy Trưởng,
Trung Tá Vũ Xuân Bôi, Chỉ Huy Phó, Thiếu Tá Vũ Tiến Thông, Đại Úy Bùi Xuân Mẫn (Phòng Giải Phẩu,
Ngoại Khoa), Đại Úy Đoàn Lân (Nội Khoa), Đại Úy Đào Hữu Lân (Quang Tuyến), tất cả đều…coi tôi
như người em út của gia đình YK-KQ, đầy tình thân ái, mến thương.
Đại Tá Nghiêm Xuân Húc được thăng Phụ Tá Quân Y Không Quân- Tân Sơn Nhứt, thay thế Đại Tá Đỗ
Xuân Giụ được thăng Cục Phó Cục Quân Y. Thiếu Tá Trần Bá Cơ, chánh văn phòng Quân Y Không
Quân, sau này được thăng Trung Tá.
Một hôm, Đại Tá Cục Phó Cục Quân Y, Đỗ Xuân Giụ, trở về thăm lại Trung Tâm Y Khoa Không Quân.
Một hàng Y Nha Dược Sĩ Không Quân từ cấp Trung Úy (tôi), Đại Úy đến Trung Tá, Đại Tá và khoảng
10 y tá, tất cả độ 40 người, đứng nghiêm chào mừng 2 bên. Khi Đại Tá Cục Phó Cục Quân Y đi giữa
đoàn quân, người nói lớn tiếng nhất là Đại Úy Bùi Xuân Mẫn, cùng một số BS khác của TTYK Không
Quân: “Yêu cầu Đại Tá Cục Phó giử BS Nguyễn Đăng Tri lại cho Trung Tâm Y Khoa Không Quân”. Mọi
người vỗ tay hoan hô, tôi âm thầm vui mừng, hãnh diện! Vì đó “như một lời khen ngợi giữa đoàn
quân!”
Đây không phải là chuyện gởi gắm bình thường qua ly rượu, hay canh bài Mạt Chược (mahjong) giữa
bạn bè. Không phải là chuyện úp mở, thương lượng dưới mặt bàn (negotiate under the table). Cũng
không đơn thuần khen ngợi một cá nhân, một tập thể nào dưới hình thức giao tế. Mà là chuyện
quang minh chính đại có văn thư của Tham Mưu Trưởng Không Quân, Chuẩn Tướng Võ Dinh, và sự
hiện diện của toàn thể Y Nha Dược Sĩ Không Quân Tân Sơn Nhứt. Đời một quân nhân Quân Y, có
niềm hảnh diện nào hơn?
Phút huy hoàng bình yên chợt tắt, Tôi Thật Sự Vào Lính…
Tôi, tuổi Quý Mùi, một đời sôi động, một đời lang thang như mấy con Dê quanh năm lủi thủi gặm
cỏ một mình:
Bỏ Phước Tuy-Bà Rịa, bỏ Đại Học Y Khoa Huế, bỏ Bệnh viện Quảng Trị đặt tại Đà Nẳng (Mùa
Hè Đỏ Lửa).
Bỏ giấy hoản dịch gia cảnh, tôi tình nguyện vào lính, tôi có mộng ước cao xa…, mong một
ngày dõng dạc, hãnh diện tôi sẽ gọi thanh sinh viên VN đi lính như tôi hôm nay…
“Đừng hỏi
Tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà bạn nên tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc?” J F Kenndy.
(Chuyện lính tráng của mấy ông Tổng Thống Mỹ đến thế kỷ 21 này vẫn còn chê bai, nói xấu nhau)
Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ nhớ vào tháng 8, 1973 tôi đi học 9 tuần quân sự ở Trung Tâm Huấn
Luyện Quang Trung (TTHLQT). Trong giai đoạn này Chỉ Huy Trưởng, TTHLQT là Thiếu Tướng
Phạm Văn Phú, sau khi ông nghỉ bệnh một thời gian ở viện Bài Lao Ngô Quyền.
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sau đó được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn II, Vùng II chiến
Thuật………. Thời gian nhàn hạ đã làm mất đi cái tinh nhuệ của một Tướng Lãnh ngoài chiến
trường. (Giống như một tay cờ tướng, xì phé lâu ngày không đánh, nay đánh lại có chút ngập ngừng…!)
Sau khóa học quân sự 9 tuần ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tôi đi dự lễ chọn chổ. Đại
Tá Cục Phó Cục Quân Y chủ tọa buổi lễ.
Một Sự Chọn lựa:
Đại Tá Đỗ Xuân Giụ, Cục Phó Cục Quân Y, gọi 2 người đầu bảng danh sách: BS Nguyễn Hữu Hạnh
và tôi lên trình diện chọn chổ. Đại Tá Giụ nói có 2 chổ BĐQ vùng 1 và vùng 2 Chiến Thuật…
BS Nguyễn Hữu Hạnh chọn vùng 1 Đà Nẳng, tôi chọn vùng 2 Pleiku. Sau khi chúng tôi chọn chổ,
Đại Tá Giụ hân hoan ra về.
Danh sách còn lại do một Đại Úy Hành Chánh Quân Y đọc, tất cả đều đi Bệnh Viện Dã Chiến.
Đành dấu con “dao mổ” trong túi quần, trong Sack Marine (Duffel Bag-Air Force). Tôi theo Liên
Đoàn 24 BĐQ , đóng quân khắp vùng II chiến Thuật: Khi Pleime-Pleiku, khi Tân Điền, Đồi 3 Chấm-
Kontum, Khi Ban Mê Thuột, khi Cheo Reo-Phú Bổn, khi Quảng Đức tiếp giáp với vùng III chiến
Thuật. Cũng may mắn suốt thời gian ngoài chiến trường, tôi không bị thương, nhưng được Anh
Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Bạc với dây Biểu Chương Màu Bảo Quốc Huân Chương của Thiếu Tướng
Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh tặng, và Ngôi sao Đồng của Trung Tá Từ Vấn Liên
Đoàn Trưởng LĐ 24 BĐQ trao tặng cho sự hăng say đời binh nghiệp của tôi.
Trong hơn một năm làm lính Biên Phòng Vùng 2 Chiến Thuật, đêm ngày canh giặc, Việt Cộng
xâm chiếm Miền Nam…Đôi khi, tôi cũng làm closed reduction, khâu vá da thịt, ghép da (skin
graft), không cần dermatome, cho vài quân nhân bị thương ngoài chiến trường, không có cơ hội
được tải thương…
Những lúc này, tôi nghĩ đến GS Nguyễn Mạnh Hùng, một Giáo Sư về Pharmacology nổi tiếng của
VN, sau cách Mạng 1-11-63, bị đày đi A sao (A shau), A lưới để thử máu cho muỗi…, may mắn
được Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I, Vùng I Chiến Thuật thỉnh về làm
Giáo Sư Pharmacology cho Trường Đại Học Y Khoa Huế. (Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng có người
em ruột, Y Sĩ Đại Úy Nguyễn Tuấn Anh, y sĩ trưởng của Lữ Đòan Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng
Thống thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông chửa bệnh gastritis và đổ mồ hôi tay cho tôi năm
1963 bằng Genatropine nhỏ giọt, (uống), hiệu quả vô cùng. Uống hôm nay, ngày mai tay khô
ráo; nhưng nước mắt, nước miếng cũng khô, nên phải nhỏ mắt với artificial tears (eyedrops) và
uống nước lai rai suốt ngày. Không cần mổ xẻ lôi thôi, không cần Châm Cứu (chẳng có hiệu quả
gì).Tôi vẫn luôn luôn nhớ và kính trọng ông.
Trước Tết năm 1975, vào khoảng tháng 2 tây, tôi được phép về Sài Gòn, ghé thăm LS Lê Tọng
Quát-Quốc Vụ Khanh VNCH…, và Trung Tâm Y Khoa Không Quân TSN, được mấy y tá phòng cấp
cứu cho hay: mấy BS đàn anh được thăng cấp như Trung Tá Vũ Tiến Thông, Thiếu Tá Đặng Đông
Mỹ, Thiếu Tá Bùi Xuân Mẫn, Thiếu Tá Đoàn Lân, Thiếu Tá Đào Hữu Lân… v.v.
Và cũng cho hay: một số Nữ Y Tá KQ khi đi Mỹ họ có bằng Tú Tài II, học 4 năm về Điều Dưỡng.
Khi trở về, họ có bằng Bachelor of Nursing (như RN 4 năm của Mỹ), mang cấp bậc Trung Úy. Họ
có đọc hồ sơ bệnh nhân ở TTYKKQ, họ có lời khen cho tôi…, họ nghĩ BS Tri chắc cũng du học ở
Mỹ về, vì họ đọc những ca mổ lạ, và vì tôi viết operative procedure bằng tiếng Anh, nên cũng
quen thuộc với họ, còn những BS khác của TTYKKQ đều viết bằng tiếng Pháp (protocole
operatoire) như thường lệ, họ không quen và hiểu mấy.
Hết mấy ngày phép, tôi đi Quảng Đức tiếp tục làm lính Biên Phòng Vùng II Chiến Thuật, khoảng 3
tuần sau, tôi đi công tác ở Nha Trang. Cầu 42 Từ Ban Mê Thuột đi Nha Trang bị VC dựt sập, tôi
quay về khách sạn Anh Đào-Ban Mê Thuột nghĩ đêm…
Ngày mồng 10 tháng 3, 1975 khoảng 2.30 sáng, VC pháo kích vào Ban Mê Thuột, 7 giờ sáng VC
tấn công khách Sạn Anh Đào, tôi bị VC bắt. Nhưng số trời đã định, tôi may mắn vượt thoát, tôi
băng rừng lội suối, vượt Trường Sơn với 2 quân nhân cùng đơn vị, chúng tôi về Sài Gòn bình
yên…(Nếu không mất nước, chắc tôi cũng được thêm một Huy Chương Anh Dũng Bội Tinh
khác…!)
***
Sáng 28 tháng Tư 75, tôi nhờ Bà Trung Tá Hạnh Nhơn đưa tôi vào TTYKHQ… Cuối cùng, Pilot C
130-Đại Úy Ngô Ngọc Châu cũng đưa tôi đến vùng trời bình yên, tự do (Mỹ) như Thượng Đế đã
an bài! (Như chuyện tôi kể về Trung Tâm Y Khoa Không Quân, giữa Đại Úy Ngô Ngọc Châu, Trung
Tá Hạnh Nhơn và tôi)
Khi gặp lại nhau ở Fort Chaffee, Akansas tháng 5-1975, BS Bùi Xuân Mẫn có ý định rủ tôi đi
Canada. Nhưng sau đó ông đổi ý, chúng tôi ở lại Mỹ, BS Mẫn đi Dallas, TX. Tôi đi Kansas City-KS.
Đại Úy Ngô Ngọc Châu cũng rủ tôi đi Washington D.C…, khu Harlem NY , nhưng tôi cũng từ chối,
vì tôi muốn ở lại với bạn bè Y Khoa Huế (BS Đồng Sĩ Nam, Bùi Cao Đệ, Patrick Trần Lương Hoa…)
Khi học luyện thi bằng hành nghề ở Oklahoma City, Oklahoma. Tôi gặp lại hầu hết các BS của
Không Quân VNCH. Trong đó có Đại Tá Cục Phó Cục Quân Y Đỗ Xuân Giụ, Đại Tá Nghiêm Xuân
Húc (Phụ Tá Quân Y Không Quân). Trung Tá Vũ Xuân Bôi, Thiếu Tá Bùi Xuân Mẫn…Ngoài ra có BS
Nguyễn Lưu Viên (Phó Thủ Tướng VNCH), BS Tôn Thất Niệm (Nghị Sĩ VNCH), BS Trần Ngươn
Phiêu (Phụ Tá Quân Y Hải Quân) …
Thi đậu, các BS TTYKHQ đi Dallas, TX hành nghề y khoa. BS Bùi Xuân Mẫn bị nhồi máu cơ tim, sau
mấy năm hành nghề ở Dallas, ông đã ra đi vĩnh viễn để lại trong tôi nhiều luyến thương. Nhắc lại
lòng xốn xao buồn!
Rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng hăng say làm lại cuộc đời:”tấp tỉnh người đi tớ cũng đi, cũng
lều, cũng chõng, cũng đi thi… (Trần Tế Xương).
Khăm Đi, Tháng 4, 2019.