By National Health Service
(Đọc chơi vài chuyện liên quan đến “liền ông”.
Dưới đây là mười hai điều bí ẩn về rượu mà National Health Service Choices (NHS Choices, tổ chức Y tế Quốc gia, Bộ Y tế Vương quốc Anh,) tiết lộ. Tiết lộ này đúng hay sai, không dám bàn, nhưng NHS là tổ chức Y tế thuộc Bộ Y tế Vương quốc Anh nên những giải thích của họ khả tín. Các chiến hữu bia bọt nên “chiếu cố” để phòng thân.
1. Đàn bà và đàn ông uống rượu ngang cơ nhau?
Trật. Tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Ngoài ra, sự khác biệt về enzyme giữa hai phái cũng làm phụ nữ nhạy cảm với alcohol hơn. Tóm lại, đàn bà uống rượu “yếu” hơn, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau
2. Uống nước làm giảm bớt sự vật vã sau cơn say?
Đúng. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã. Tốt nhất là nên uống rượu vừa phải, khi nhậu nên uống thêm nước “chữa cháy”. Lưu ý rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không bảo vệ lá gan cho bạn
3. Tắm nước lạnh, một luồng gió mát, hay một lý cà phê nóng sẽ làm giã rượu?
Trật. Những thứ đó chỉ làm đỡ buồn ngủ hơn thôi. Chỉ có thời gian mới trục xuất được alcohol ra khỏi cơ thể. Phải mất một giờ cơ thể “giải quyết” được một đơn vị cồn (tương đương với 30ml rượu mạnh 40 độ, 100ml rượu vang hoặc một lon bia).
4. Rượu làm cơ thể tăng trọng?
Đúng. Một ly rượu vang 250ml cung cấp gần 200 calo. Đường và mấy món cocktail pha rượu có đường cũng thế. Alcohol (và đường) trong những thứ uống hấp dẫn này làm bạn nhịn không nổi, và cứ thế ăn tới tới.
5. Rượu là chất kích thích?
Trật. Bia rượu quả thực là chất làm dịu xuống. Mới uống, bạn cảm thấy hào hứng, vui vẻ vì rượu làm xoa dịu đi những ức chế, nhưng dần dần rồi bạn sẽ không còn kiểm soát được cảm xúc và phản ứng của mình.
6. Uống bia ít say hơn?
Trật. Uống nửa lít bia (độ cồn 5%), một ly vang 250ml (độ cồn 11%), hay một ly vodka 70ml (độ cồn 40%), nghĩa là bạn đã uống 2,8 đơn vị cồn. Uống cỡ này là bạn đã say về mặt hóa học rồi. Uống càng lẹ, thì nồng độ cồn trong máu dễ đạt đỉnh cao. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm thấy như thế nào mới là “ngoắc cần câu”, kể cả tâm trạng muốn uống cho tới xỉn.
7. Đổ “bê tông” trước khi uống đỡ bị say hơn?
Trật. Ăn đầy bụng rồi mới ra ngoài nhậu chỉ làm chậm hấp thu rượu, chứ không làm giảm say được. Chậm hấp thu (tưởng đâu mình ngon), uống thả dàn là xỉn. Dù sao cũng nên đổ “bê tông” ở nhà trước khi ra ngoài nhập tiệc, nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…)
8. Đang uống bia, XO, sang uống rượu vang hoặc rượu mạnh, sẽ làm mau xỉn hơn?
Trật. Lượng cồn trong máu mới là yếu tố quyết định đến chuyện say xỉn. Còn uống đủ thứ rượu bia có thể làm bạn khó chịu hơn do bao tử bị “rối loạn”, chứ không làm bạn mau xỉn hơn được.
9. Càng uống càng lên đô, nhậu sẽ an toàn hơn?
Trật. Càng uống nhiều, càng hại nhiều. Càng lên đô, càng rủi ro nhiều. Lên đô là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể của bạn đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu.
10. Uống hơn một ly vang mỗi ngày có thể làm giảm cơ may thụ thai?
Đúng. Phụ nữ uống rượu nhiều khó dính bầu hơn. Một nghiên cứu trên tờ British Medical Journal cho thấy, chỉ cần uống rượu năm lần mỗi tuần là có thể giảm cơ may thụ thai. Nếu quý bà muốn có con, nên tránh xa rượu.
11. Nếu muốn uống rượu nhẹ ít độ cồn, nên dùng vang trắng?
Trật. Một ly vang trắng, vang đỏ hay một chai bia, một shot whisky, hay các loại rượu chưng cất khác… đều chứa một lượng cồn như nhau. Tùy vào độ mạnh (độ cồn) của bia hay rượu và uống nhiều hay ít, khi thử trên thiết bị dò cồn qua hơi thở đều cho kết quả như nhau.
12. Đàn ông uống quá nhiều rượu, khó có con?
Đúng. Rượu làm giảm thụ tinh sinh sản do ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Đàn ông muốn có con nên giảm nhậu lại.
Theo National Health Service
Alcohol myth buster
By National Health Service
1) Women are affected by alcohol to the same degree as men.
FALSE: Men have a higher average total body water content than women (62% compared to 52%), meaning men are better able to dilute alcohol than women. Other factors have also been reported that can make women more sensitive to alcohol, such as enzyme differences. All these factors mean that women are more at risk than men from the same level of drinking.
2) Drinking water can lesson the effects of a hangover.
TRUE: While food and water may ease some of the symptoms, they won’t cure a hangover. The best way to avoid one is to moderate your drinking and have water between alcoholic drinks. Remember that water won’t make you any less drunk or protect your liver.
3) A cold shower, fresh air or hot coffee will sober someone up.
FALSE: You might feel less sleepy, but only time will get alcohol out of your body. Depending on your weight, it takes about one hour to process one unit of alcohol.
4) Alcohol is fattening.
TRUE: There can be almost 200 calories in a large glass of red wine. And any sugar in mixers or cocktails comes on top of the alcohol content of the spirits. Alcohol also reduces our self-control, making it easy to eat too much.
5) Alcohol is a stimulant.
FALSE: Alcohol is actually a depressant. Initially, you may feel more energetic or cheerful because alcohol depresses your inhibitions. However, that means you can also be less able to control your emotions or reactions.
6) Beer gets you less drunk.
FALSE: An average pint of beer (ABV 5%), large glass of wine (250ml, ABV 11%) or a ‘large’ double vodka (70ml, ABV 38 to 40%) all have around 2.8 units of alcohol. This is what makes you drunk chemically, and the faster you drink the full 2.8 units, the higher your peak blood level. But there are a wide range of factors that can affect how drunk you feel including your expectations.
7) Lining your stomach with a big meal before drink can help to reduce the risk of getting drunk.
FALSE: Drinking on a full stomach before you go out will delay alcohol getting into your system, not prevent it. A meal will only delay the rate of alcohol absorption, but if you go on to drink heavily you will get drunk. However, it’s still best to eat a proper meal before a night out, especially foods rich in carbohydrates and proteins.
8) Switching between beer, wine, and spirits will make you more drunk.
FALSE: Your blood alcohol content is what determines how drunk you are. Mixing drinks may make you sicker by upsetting your stomach, but not more intoxicated.
9) Your body develops a tolerance to alcohol, so you can safely drink more.
FALSE: The more you drink the more damage your body will sustain and the greater the risks become. Tolerance can actually be seen as a warning sign that your body has started to be affected by alcohol.
10) Drinking more than a glass of wine a day may reduce your chances of getting pregnant.
TRUE: Women who drink a lot find it more difficult to conceive. A study reported by the British Medical Journal found that as few as five drinks every week may decrease a woman’s chance of becoming pregnant. If you want to conceive, it’s probably best to avoid alcohol completely.
11) White wine is a good choice for a person who wants a light drink with less alcohol.
FALSE: A glass of white or red wine, a bottle of beer and a shot of whiskey or other distilled spirits can all contain equivalent amounts of alcohol, depending on actual drink size and strength and will give similar readings on a breathalyzer.
12) Drinking too much alcohol can reduce male fertility.
TRUE: Alcohol decreases fertility by its effect on sperm quality and quantity. Men trying for a family may want to consider reducing their overall alcohol consumption.
NHS Choices 2011