Phùng Học Thông
Lời nói đầu.
Tập tài liệu về Hải Đội 4 Duyên Phòng này được hình thành là do rất nhiều người đã đóng góp, họ là những cựu Thuyền Trưởng, Thuyền Phó, Đoàn Viên Thủy Thủ đoàn, Nhân viên và Hạ Sĩ Quan phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Hải Đội. Và hơn nửa, một vài Sĩ Quan cấp chỉ huy và một số Sĩ Quan bạn phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải.
Như lời giới thiệu của Báo Lướt Sóng số 61 phát hành nhân ngày Húy Nhật Đức Trần Hưng Đạo năm 2007 đã đăng trích đoạn tài liệu, mục đìch tiếp tay kêu gọi các cựu Hải Quân thuộc HĐ4DP cũng như một số bạn bè thuộc HĐ5 Duyên Phòng và các Hải Đội khác nếu biết tin tức hoặc chi tiết thì xin đóng góp hầu hoàn thành tài liệu này.Cám ơn báo Lướt Sóng.
Tài liệu được bắt đầu soạn thảo từ tháng 8 năm 2006 theo những gì còn nhớ được qua trải nghiệm của từng cá nhân, kiểm chứng ngày tháng và năm bằng tài liệu Hoa Kỳ là báo cáo của NAVFORV háng tháng từ năm 1967 đến năm 1971.Các số hiệu của PCF bàn giao và ngày bàn giao có được do tài liệu của website swift boats của Hoa Kỳ.
Với lời cám ơn đến các bạn HQ các Khóa. Các anh Nguyễn An Cường, Nguyễn Minh Tú, Vương Thế Tuấn, Lương Văn Phước, Đặng Trọng Đính đã khuyến khích tôi ngay từ ngày đầu, các anh Thuyền trưởng đầu tiên của 4 PCF với các tên của các HSQ và Đoàn viên trên tàu mình, các anh Nguyễn Đình Lâm, Đỗ Sĩ Thạc, Ninh Duy Định. Anh Lý Thành Thông, Trần Quốc Cường đã cho tin về các anh Thuyền Trưởng của 5 WPB, anh Nguyễn Đình Sài với chi tiết về HĐ5 DP, anh là người biết nhiều về Thuyền Trưởng John Kerry, Trung úy Kerry sau này là TNS Mỹ, có thời ra tranh cử với Ông Bush, anh Bùi Đức Ly và anh Trần Ken đã giới thiệu tôi với rất nhiều Thuyền Trưởng khác để liên lạc, anh Phạm Hồng Ân, anh Vũ Đức Cương đã giúp rất nhiều chi tiết quí giá nhất là đã viết và kể lại chi tiết PCF 3806 đã bị Việt Cộng cướp tại ngoài khơi vùng Hòn Đất, giêt chết [chặt đầu) Thuyền Trưởng, Thuyền Phó, bắt đi Thũy Thủ đoàn vào những ngày tháng đầu năm 1975. Anh Cương còn nói là tôi có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết với những tài liệu và tin này! Niên trưởng Mai Mộng Liễn, niên trưởng Lê Văn Quế và anh Nguyễn Ngọc Ẩn để biết thêm về tin tức này.Các anh Trương Đình Quí, Trương Thanh Việt, Dương Ngọc Lợi cho tên các anh Thuyền Trưởng và các anh xuất thân từ trường Võ Bị Đà Lạt, anh Huỳnh Văn Phườc, Tạ Cự Nguyên với một số hình ảnh của PCF và nhân viên trên PCF, anh Châu Đình Lợi, một ngừơi đã giúp rất nhiều về chi tiết và tình trạng của Hải Đội cũng như trí nhớ của anh về quân số của đơn vị ở một thời điểm nào, anh Nguyễn Văn Tây người Việt đầu tiên mà tôi liên lạc sau khi vào website PCF của Hoa Kỳ. Anh Trương Văn Quang đã giúp rất nhiều về hình ảnh cũng như tài liệu của Hải Quân Hoa Kỳ trong giai đoạn 1966-1975.
Một số rất nhiều tên mà tôi không kể ra đây để cám ơn, xin các anh tha lỗi. Và khi nhìn vào danh sách Thủy Thủ Đoàn với tên hàng trăm người là SQ, là HSQ, là Đoàn viên xin các anh coi như đây là một lời cám ơn vì các anh là những người đã làm nên Hải Đội 4 Duyên Phòng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Cám ơn những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã giúp chúng ta liên lạc dễ dàng bằng điện thư vì tất cả chúng ta đều ở từ những nơi xa xôi trên đất Mỹ, đất Canada và đất Úc.
Người ghi chép và biên soạn.
Phùng Học Thông
Tháng 12 năm 2007.
Hải Đội 4 Duyên Phòng (1967-1975)
Hải Đội 4 Duyên Phòng [1] được chánh thức thành lập sau khi nhận lãnh 4 PCF mark II tại An Thới vào ngày 19 tháng 7 năm 1968. Đây là 4 PCF đầu tiên được chuyển giao cho HQVN, các chiến đỉnh nầy được đưa đến Việt Nam trên một LSD Hoa Kỳ, và tấtcả trang bị và vũ khí cá nhân đều được chứa trong thùng .
Trở lại thời gian trước khi nhận lãnh các PCF nầy thì trên thực tế, Hải Đội 4 đã được
khai sanh vào khoảng giữa năm 1967 với một số nhân viên và Sĩ Quan tình nguyện từ
Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải. (Thời gian đó còn gọi là Bộ Chỉ Huy Vùng 4 Duyên Hải) họ đã được gởi thưc tập trên các PCF và WPB của Hải Quân Hoa Kỳ thuộc Coastal Squadron 1 và PCF Division 101 tại An Thới.
Vào cuối năm 1967 và đầu năm 1968 thì một Bộ Chỉ Huy cho Hải Đội 4 được xây cất. Danh xưng của Hải Đội 4 lúc nầy là Hải Đội 4 Duyên Tốc Đĩnh.
Bộ Chỉ Huy của Hải Đội 4 năm 1968 trước khi nhận lãnh bàn giao các PCF.
Chương trình huấn luyện Thủy thủ đoàn do Vùng 4 Duyên Hải và PCF Division 101 đảm nhận .Sĩ Quan điều hợp huấn luyện Việt Nam lúc đó là HQ Tr/úy Trầm Hữu Tạo K14, thuộc phòng Huấn Luyện của Vùng 4 Duyên Hải. Các Sĩ Quan và Đoàn Viên Việt Nam được gởi trên các PCF Hoa Kỳ để được huấn luyện khi các chiến đỉnh nầy đi tuần ở những vùng Market Time 9D đến 9L. Thời gian huấn luyện của những Thủy thủ đoàn đầu tiên nầy đã được thưc hiện từ năm 1967 dưới thời của HQ Đại Tá Phùng Nhật Tân K2, đến lúc nhận lãnh 4 chiến đĩnh đầu tiên là thời gian của TL/V4, HQ Đại Tá Đặng Cao Thăng K1 Brest. Quân số HĐ lúc đó có 71 người, gồm SQ và Đoàn Viên. 48 người được trang bị cho 8 Thủy thủ đoàn của 4 PCF (Mỗi PCF có hai Thủy Thủ đoàn) số còn lại là những nhân viên ứng trực, nhân viên sửa chữa và người chờ bổ sung cho các Thủy thủ đoàn tương lai ..
Sau khi nhận bàn giao, 4 PCF mới nầy được lấy số từ HQ 3800 đến HQ 3803, các SQ Thuyền Trưởng cho Thủy thủ đoàn (1) theo thứ tự số tàu là HQTr/úy Huỳnh Công Phuơng, HQTr/úy Văn Trung Thu, HQTr/úy Phùng Học Thông và HQTr/úy Nguyễn Văn Đông, tất cả thuộc K14, và các SQ Thuyền Trưởng của Thủy thủ đoàn (2) là HQTr/úy Lê Khánh Dư, HQTr/úy Lương Văn Phước,HQTr/úy Đặng Trọng Đính và HQTr/úy Phạm Đình Phùng, tất cả thuộc K15.[2]
Vùng tuần tiểu trách nhiệm là 2 vùng Market Time.Thủy thủ đoàn đi tuần 24 tiếng và nghỉ 48 tiếng, giống như tiêu chuẩn của PCF Division 101
Khoảng hơn tháng sau,cuối tháng 8 năm 1968 thì Hải Đội nhận lảnh thêm 2 PCF mark II tai HQCX Saigon. Hai PCF nầy được lái về An Thới có số HQ 3804 , và HQ 3805. Thuyền Trưởng của hai PCF nầy là các anh HQTr/úy Lê Văn Quí K14, HQTr/úy Trương Minh Hoàng K14, HQTr/úy Vương Thế Tuấn K15, và HQ Th/úy DV Lê Văn Ngọ. Th/úy DV Nguyễn Văn Tường là Thuyền phó trên 3805 sau đó.
Trong giai đoạn đầu, Hải Đội 4 chưa có người chánh thức đảm nhiệm chức vụ Hải Đội Trưởng, Tham Mưu Trưởng Vùng 4 là HQ Trung Tá Hà Văn Ngạc kiêm chức vụ nầy, từ năm 1968 và danh xưng Hải Đội là Hải Đội 4 Duyên Phòng từ năm 1969. Chỉ Huy phó HĐ là HQĐ/úy Nguyễn Đình Lâm K12.
Tháng 10 năm 1968, Hải Đội nhận lãnh thêm 2 PCF mark II tại Đà Nẳng và lái về Phú Quốc đó là hai chiến đỉnh HQ3806 và HQ3807 do HQTr/úy Nguyễn Văn
Mạnh K13 và HQĐ/úy Lê Như Bái K12 làm Thuyền trưởng. Hướng dẫn nhận lãnh
là HQ Đ/úy Nguyễn Đình Lâm K12.
Cuối năm 1968, Hải Đội nhận lãnh thêm 4 PCF mark II tại Đà Nẵng, HQ3808, 3809
3810 và 3811. HQTr/tá Hà Văn Ngạc đã hướng dẫn nhận lãnh 4 PCF này. Thuyền trưởng là Th/úy DV Nguyễn Văn Tường, HQ3808 soái đĩnh vì có Tr/tá Ngạc hiện
diện, HQTr/úy Ninh Duy Định K14, HQ3809, HQTr/úy Trương Công Hải, K14 HQ3810 và HQTr/úy Đỗ Sĩ Thạc K14, HQ 3811.
Huy hiệu HĐ4DP (hình sưu tầm của anh Trương Văn Quang)
Tháng 4 năm 1969,Hải Đội nhận lãnh 2 PCF mark I tại Saigon là các PCF có số HQ3812 và HQ3813.HQTr/úy Vương Thế Tuấn,người hướng dẫn, Thuyền trưởng HQ3812., và HQTr/úy Đặng Trọng Đính, Thuyền trưởng HQ3813.
Tháng 5 năm 1969, một số 88 người gồm các Đoàn viên và Sĩ Quan được Bộ Tư Lệnh Hải Quân gởi đến Hải Đội để được huấn luyện và sau đó được đưa đi Cát lở, Cam Ranh, Qui Nhơn, Chu Lai và Đà Nẳng theo chương trình START (Swift Training And Rapid Turn Over on the job training) cho các đợt chuyển giao 49 PCF vào năm 1970.
Thời gian nầy,quân số của Hải Đội 4 được bổ sung một cách nhanh chóng, chuẩn bị nhận lãnh thêm các PCF mới. Riêng về Sĩ Quan, có khoảng trên 50 SQ, đa số thuộc K17 được đưa đến Hải Đội để được huấn luyện và các SQ K14 một số thuyên chuyển đi đơn vị mới và một số cùng với Sĩ Quan Khóa 15 được thuyên chuyển đến Vùng 3 Duyên Hải chờ tiếp nhận các Tuần Duyên Đỉnh WPB.
Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 4 Duyên Phòng lúc này là HQ Tr/tá Trịnh Kim Thanh K5 và tiếp đến là HQ Th/tá Nguyễn Quang Tộ thuộc K6. Chỉ Huy Phó HĐ, HQ Đại úy Nguyễn Đình Lâm K12 , kế tiếp là HQ Đ/úy Nguyễn Minh Tú K14 (1969-1970)
Tháng 4 năm 1970, để chuẩn bị cho cuộc Hành Quân sang Kampuchea , 5 chiếc WPB
thuộc Hải Đội 3 Duyên Phòng được gởi đến An Thới là HQ720, HQ722, HQ723, HQ724 và HQ725 do các SQ thứ tự sau đây là Thuyền Trưởng: HQ Tr/úy Nguyễn Minh Hải K16, HQ Tr/úy Lý Thành Thông K16, HQ Tr/úy Nguyễn Văn Thịnh K15, HQ Tr/úy Liêu Chơn K15 và HQ Tr/úy Trần Quốc Cường K15
Riêng về PCF, thì Hải Đội 4 lúc đó có trên 100 SQ là Thuyền Trưởng và Thuyền Phó các PCF. Con số nầy được kể luôn cho các SQ đang được huấn luyện chờ lãnh các PCF đợt kế tiếp.
Ngày 10 tháng 6 năm 1970, tại An Thới, HQ Hoa Kỳ chuyển giao các PCF 17, PCF 37, PCF 52, PCF 64, PCF 71 và PCF 73 cho Hải Đội 4, đó là các PCF lần lượt có số, 3815, 3816, 3817, 3818, 3819 và 3820. [4]
Tháng 10 năm 1971, trận bão Hester thổi vào Duyên Hải Việt Nam, một số WPB của Hải Độí 1 Duyên Phòng bị thiệt hại trong trận bão. Các WPB trực thuộc Hải Đội 4 đã được điều động đến Hải Độí 1, từ đó không còn sự hiện diện của các WPB Việt Nam tại Phú Quốc. Các WPB của HQHK thì thường xuyên họat động tại vùng mũi Cà Mau và Năm Căn trong cuộc hành quân Sea Float va Solid Anchor.
PCF và sự có mặt của loại chiến đĩnh nầy tại chiến trường Việt Nam.
PCF chử viết tắt của Patrol Craft Fast, một loại chiến đĩnh được đóng và trang bị cho
Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng tại chiến trường Việt Nam vào năm 1965.
PCF hay tiếng Việt gọi Duyên Tốc Đĩnh được HQHK đặt đóng tại Xưởng Đóng tàu Seawart Seacraft, thành phố Berwick.Tiểu bang Louisiana.
Bốn PCF đầu tiên được hoàn tất tháng 9 năm 1965.PCF 1 và PCF 2 được đưa đến Coronado, Tiểu Bang California,để sử dụng huấn luyện. PCF 3 và PCF 4 được đưa đến Căn Cứ HQ ở Subic vào những ngày giửa tháng 9 năm 1965 và chờ các Thủy Thủ đoàn,và sau đó được đưa đến An Thới vào ngày 28 tháng 10 năm 1965.
Về đặc tính thì loại chiến đĩnh nầy được coi như thích ứng cho việc tuần tiểu vùng ven biển với độ sâu thích hợp cho ghe tàu nhỏ thường xuyên hoạt đông và hiện diện ở Duyên Hải Việt Nam. Với tốc độ nhanh có thể truy chận và có mặt tại vùng chỉ định trong một thời gian ngắn.Tầm hoạt động từ 200 đến 780 hải lý tùy theo vận tốc.
Duyên Tốc Đĩnh Mark I với những đặc tính sau:
Dài : 50 foot
Trọng tấn : 23 tấn
Vận tốc : 26 gút
Máy chánh : 2 máy 12V71 General Motors
Máy điện : Onan
Nhiên liệu : 3 hầm dầu chứa 828 gallons
Nước ngọt : 60 gallons
Thủy thủ đoàn : 6-7 người.
Trang bị trên chiến đĩnh:
Radar Decca tầm xa 24 hải lý.
Máy đo chiều sâu : 240 foot tối đa.
Truyền tin :Giai tần đơn AN/VRC58,VRC/46,AN/PRC25…
Vũ Khí : – Đại Liên 50 đôi,tác xạ điện,vị trí trên pháo tháp.
– Súng cối 81 ly trực xạ và đai liên 50 ghép chung .
– Vũ khí cá nhân M16, phóng lựu M79…
– Ống dòm hồng ngọai tuyến.
Hình PCF mark
I. Trích từ nguồn ảnh PCF-website pcf45.com
Duyên Tốc Đĩnh Mark I của Hải Đội 4 Duyên Phòng gồm có : các PCF có số 3812, 3813 , 3814, 3815, 3816, 3817, 3818, 3819, 3820, 3821,3822, 3902, 3920, 3926.
Duyên Tốc Đĩnh Mark II của Hải đội 4 Duyên Phòng : các PCF có số: 3800, 3801,3802, 3803, 3804, 3805, 3806, 3807, 3808, 3809, 3810, 3811.
Các Duyên Tốc Đĩnh Mark I, nhận lãnh lại từ PCF của Hoa Kỳ hoạt động từ năm 1966.
Các Duyên Tốc Đĩnh Mark II, được bàn giao từ các PCF mới đóng vào những năm 1968. Về hình dáng thì chiến đĩnh mark II,giống như mark I, nhưng chiều dài của PCF mark II là 51 foot.,phần phía trước mủi được nâng cao và phòng lái được dời về phía sau khoảng một thước. PCF Mark II, HQ 3802 trên sông Giang Thành. Hình chụp năm 1969 (photo: Phung Hoc Thong)
Các PCF Hoa Kỳ Mark I, có số từ PCF 1 đến PCF 104, hoạt động trên vùng biển và sông của Việt Nam,trực thuộc các phân đội PCF: 11, 12, 13,Cam Ranh Qui Nhơn, Chu Lai.đã được lần lượt chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam ở các Hải Đội 1, Hải Đội 2, Hải Đội 3, Hải Đội 4,và Hải Đội 5 Duyên Phòng[5] bắt đầu từ năm 1968 đến 1970
Trong số 30 PCF Mark II được đóng vào những năm 1968-1969 ,sau khi bàn giao cho HQVN, HQHK chỉ sử dụng tại Việt Nam ba chiếc là các PCF 137, PCF 138 tại Cát lở và PCF 139 tại Đà Nẳng. Một số khác được ghi nhận là chuyển giao cho Phi Luật Tân, Thái Lan và một số nước khác.
Riêng về các PCF Mark III [6] được đóng vào các năm 1969-1972. Trong số 33 chiếc, chỉ có 5 chiếc được HQHK sử dụng tại Việt Nam là các PCF 691, 692, 693, 694 và 695.
Các PCF nầy đã được chuyển giao cho HQVN tại Vũng Tàu ngày 1 tháng 12 năm 1970 và lấy số theo thứ tự HQ 3933, 3934, 3935, 3936 và 3937.
Ngoài ra tại Việt Nam và Phi Luật Tân cũng đã đóng một PCF bằng Ferro Cement ở mỗi nơi với giá chi phí rẽ hơn và dỉ nhiên kém hiệu quả.
WPB – loại Tuần Duyên Đĩnh mới tại vùng Duyên Hải Việt Nam.
Sau sự việc tàu tiếp tế vũ khí cho Việt Cộng bị phát giác và đánh chìm tại Vũng Rô ngày 16 tháng 2 năm 1965. Hải Quân Hoa Kỳ đã nhờ lực lượng Duyên Phòng Coast Guard thuộc Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ giúp gởi các tàu thuộc Duyên Phòng đến giúp Hải Quân tuần tiểu trên Duyên Hải Việt Nam,đặc biệt những tàu có thể hải hành vùng gần bờ dùng trong mục đích khám xét và truy chận.
Bộ Tư lệnh Coast Guard đả thành lập Hải Đội 1 Coast Guard (Coast Guard Squadron One) ngày 29 tháng 4 năm 1965 và cho điều động 17 Tuần Duyên Đĩnh WPB gia nhập lực lượng nầy. 47 Sĩ Quan và 198 Đoàn Viên được chuyển đến Coronado để được huấn luyện. Ngày 12 tháng 6 năm 1965, Hải đội 1 Coast Guard được đặt dưới sự chỉ huy của lực lượng Hải Quân, Đệ Thất Hạm Đội tại Thái Bình Dương và được gởi đến huấn luyện tại căn cứ Hải Quân Subic. .
Ngày 16 tháng 7, Phân Đội 12 với 8 WPB khởi hành đi Đà Nẳng và ngày 24 tháng 7 thì Phân Đội 11 với 9 WPB khởi hành đi An Thới. Khi đến Việt Nam 17 WPB nầy đặt trực thuộc Task Force 71 vài ngày cho đến ngày 30 tháng 7 năm 1965 thì trực thuộc TF 115 khi lưc lượng nầy được thành lập để trực tiếp chỉ huy Hành Quân Market Time.
WPB Chử tắt của W Patrol Boat – Large, được gọi là Tuần Duyên Đĩnh trong Hải Quân Việt Nam. Các WPB được đưa đến Việt Nam thuộc Class “A “và “C”, có tên Hoa Kỳ với chử POINT đứng đầu, được đóng tại Coast Guard Yard. Curtis Bay. Maryland ,vào những năm 1960 và 1961 [7].
Ở lực lượng Coast Guard , những tàu và chiến hạm đều được gọi là Cutter, trưóc tên loại tàu có chữ W, ví dụ sau nầy các chiến hạm lớn trên 2000 tấn có tên WHEC (W High Endurance Cutter) đến Việt Nam và sau đó được chuyển giao cho HQVN, có tên Tuần Dương Hạm.
Đặc tính của các WPB hoạt động tại Việt nam
Dài : 82 foot
Trọng tấn : 67 tấn
Máy chánh : 2
Vận tốc : 16.8 gút
Vũ khí : Súng Cối 81 bắn cò và Đại liên 50 ghép chung (sân trước)
Từ 2 đến 4 đại liên 50.
Vũ khí cá nhân M16 , M 79…
Thủy Thủ đoàn : 8 đến 10
Trong giai đoạn đầu của năm 1965, hai phân đội 11 và 12 hoạt động tại Vùng phía Tây và Đông của Duyên hải Việt Nam, vùng Đông Nam còn trống, chưa có đơn vị nào đảm trách cho nên Bộ Hải Quân đã yêu cầu lực lượng Coast Guard gởi thêm 9 tàu WPB tăng cường. Phân đội 13 được thành lập với 9 WPB vào ngày 12 tháng 12 năm 1965, khởi hành từ Subic đi Cát Lỡ ngày 18 tháng 2 năm 1966
Các WPB có khả năng chịu sóng cao và sau này thường được sử dụng tại vùng Duyên Hải Đà Nẳng, Nha Trang, Vũng Tàu .
Tại Vùng 1 Duyên Hải đã có những PCF bị chìm khi ra cửa biển vào những thời gian của mùa gió Đông Bắc, ít nhất 2 PCF đã chìm vì sóng gió quá lớn tại một cửa biển.
Các WPB tại Vũng Tàu đã vào sâu và hoạt động trên các sông Lòng Tàu, và các nhánh sông của sông Cửu Long , nơi có những Duyên Đoàn của Vùng 3 Duyên Hải trấn đóng.
WPB Hoa Kỳ trong những năm 1966, 1967, 1968 có rất nhiều công khi ngăn chận và phát hiện cũng như phá hủy những tàu Cộng Sãn VN chở vũ khí xâm nhập, nhất là trong năm 1966.
Cuối năm 1969, các WPB Hoa Kỳ đã giảm đi những hoạt đông tại vùng Phú Quốc, An Thới, vì các vùng Market Time 9 đều do Vùng 4 Duyên Hải trách nhiệm, các WPB của Phân Đội 11 được điều động đảm nhiệm những công tác tuần tiễu hành quân tại vùng mủi Cà Mau và Duyên Hải Năm Căn.(Hành quân Sea Float và Solid Anchor).
Hải Đội 4 Duyên Phòng được biệt phái 5 WPB từ Hải Đội 3 Cát Lở vào giửa năm 1970. Các WPB nầy hoạt động tại An Thới từ 1970 cho đến năm 1971. Liền sau trận bảo Hester thổi vào Duyên Hải phía Bắc của Nam Việt Nam, các WPB Việt Nam hiện diện tại vùng Phú Quốc và Vịnh Thái Lan được đưa ra Vùng 1 Duyên Hải để tăng cường và thay thế những WPB bị thiệt hại vì trận bảo nầy.
Không như ở các PCF-Duyên Tốc Đĩnh, thủy thủ đoàn sống trên căn cứ bờ hoặc trên các Tạm trú hạm. Thủy thủ đoàn của WPB sống và sinh hoạt trên tàu của mình.Hệ thống máy điều hòa trên tàu đã giúp cho thủy thủ đoàn chịu đựng nổi thời tiết của vùng Đông Nam Á
Các WPB khi đến Việt Nam còn sơn màu trắng.Ngay ngày tuần tiễu đầu tiên gần vĩ tuyến 17, WPB Point Orient đã bị bắn bằng súng cối và súng liên thanh. Tàu màu trắng là mục tiêu dễ thấy trong đêm sáng trăng và ánh sáng hỏa châu. Ngày 21 tháng 9 năm 1965, CHT Lực lượng 115 liền chỉ thị cho các WPB phải sơn màu xám đậm. Point Orient chưa kịp thi hành, liền sau những chuyến tuần tiễu tiếp đó, chiến đĩnh bị tác xạ bởi chính đơn vị bạn, may mắn không có thiệt hại, WPB Point Orient lập tức được sơn màu xám đậm .
Hoạt động, tuần tiễu, hành quân của Duyên Tốc Đĩnh HĐ4DP.
1/ Bối cảnh lịch sử và tình hình xâm nhập vũ khí bằng đường biển của Việt Cộng.
Vào những năm đầu của thập niên 60,nhận thấy Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, với một lực lượng Hải Lực yếu kém vì thiếu phương tiện không thể đảm nhiệm một cách hoàn hảo việc canh phòng một bờ biển dài từ vĩ tuyến 17 đến biên giới Việt Nam ở vùng Vịnh Thái Lan, cho nên HQHK đã dùng một số chiến hạm của Đệ Thất Hạm đội tuần tiểu chận xét ghe thuyền trên Duyên Hải Việt Nam, mục đích ngăn chận sự xâm nhập vũ khí bằng đường biển và yểm trợ Hải Pháo.
Tháng 2 năm 1965, một tàu Cộng Sãn xâm nhập tiếp tế vũ khí bị phát hiện và bị đánh chìm tại Vũng Rô. Ta tịch thu được 100 tấn vũ khí, đạn dược được chế tạo tại Liên Sô và Trung Quốc. Đây là một bằng chứng là Cộng Sản đã dùng đường biển để tiếp tế và xâm nhập vào miền Nam.
Riêng về miền cực Nam và vùng Vịnh Thái Lan, những địa danh Cà Mau, U Minh, duyên hải tỉnh Rạch Giá, biên giới Việt Nam (Hà Tiên) và lãnh thổ Kampuchea, phía Bắc Đảo Phú Quốc là những nơi xâm nhập người và vũ khí của Việt Cộng vào Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là những mật khu Việt Cộng.
Sau biến cố Vũng Rô, Hải Quân Hoa kỳ đề ra kế hoạch Hành Quân Market Time và phân ra những vùng tuần tiểu dọc theo Duyên Hải Việt Nam.
Lưc lượng Đặc Nhiệm 115 (CTF 115) được thành lập vào ngày 30 tháng 7 năm 1965 với 5 Trung Tâm Kiểm soát Duyên Hải (CSC) tại Đà Nẳng,Qui Nhơn,Nha Trang,
Vũng Tàu và An Thới để điều hành và giúp phối hợp các lực lượng tuần tiểu trên biển như các phân đội 11, 12 ,13 và 14 WPB và PCF.
Tại những vùng Duyên Hải, việc tuần tiễu từ bờ ra phía ngoài trong vòng 10 hải lý sẽ do những chiến đĩnh như PCF và WPB, ghe Duyên Đoàn đãm nhận. Phía ngoài là những Tuần Duyên Hạm (PGM), Hộ Tống Hạm (PCE,PCER), Khu Trục Hạm (DER), Tuần Dương Hạm (WHEC),tàu rà mìn (MSO) của HQVN và HQHK trách nhiệm.
Các WPB và PCF báo cáo cho các MSO, Khu Truc Hạm,và những chiến hạm khác ở vòng ngoài cũng như về các Trung Tâm Kiểm soát Duyên Hải. Các chiến hạm vòng ngoài sẽ cung cấp tin tức cho WPB, PCF về các mục tiêu Radar, thông tin về hải hành.
Trong khi đó các PCF và WPB sẽ liên lạc cho tin đến các ghe Duyên Đoàn,yểm trợ Hải Pháo khi cần thiết.
Phân Đội 11 WPB của Hoa Kỳ đến vùng Phú Quốc liền bắt đầu công tác tuần tiễu cho Hành Quân Market Time. Ưu tiên cho kế hoạch hành quân nầy là:
1/ Kiểm soát sự di chuyễn của ghe tàu trong vùng trách nhiệm.
2/ Lục soát các ghe đang đánh cá trong vùng cấm.
3/ Kiểm soát các ghe đánh cá đang neo,chờ kéo lưới.
4/ Kiểm soát các ghe đánh cá đang kéo lưới.
Chỉ trong tháng đầu tiên của cuộc hành quân, phân đội 11 đã khám xét trên 1000 ghe xuồng đánh cá và di chuyển, hơn 4000 người được khám xét.Hiệu quả của cuộc hành quân được thấy rõ, vì các ghe xuồng đánh cá thường xâm nhập vào những vùng cấm,một khu vực mầu mở cá tôm và thường bị chi phối bởi sự kiểm soát của Việt Cộng vì gần bờ và dễ thu lợi.
Việt Cộng đã mỡ một chiến dịch tuyên truyền là Hải Quân Mỹ và VNCH đuổi các ghe dân đánh cá ra chổ khác để dành cho các tàu đánh cá của Mỹ vào đánh cá tôm tại các vùng nhiều cá tôm nầy..Hải Quân VNCH và Hải Quân Hoa Kỳ, các ghe Duyên Đoàn phải dùng biện pháp Tâm Lý Chiến để đáp ứng bằng cách giải thích, phát những tài liệu hướng dẫn, các lá cờ VNCH, thuốc men, quà tặng cho dân đánh cá trong những chuyến tuần tiễu, chận xét.
Chỉ trong vòng hai tháng 5 và 6 của năm 1966, đã có hai tàu sắt của Bắc Việt bị các WPB phân đội 11 và chiến hạm bắn chìm và bắt giữ tại các cửa Bồ Đề và Ba Động.
Vũ khí trên tàu xâm nhập tại Ba Động bị ta tịch thu từ 8o đến 100 tấn. Những vũ khí nầy là để tiếp tế cho quân Bắc Việt và Việt Cộng không những dùng cho chiến truờng tại Quân Khu 4 mà còn dùng tại chiến trường Quân Khu 2.
II / Hoạt động tuần tiễu và hành quân của PCF Hải Đội 4 Duyên Phòng.
Từ giữa năm 1968, sau khi nhận lãnh 4 PCF đầu tiên, Hãi Đội 4 được giao hai vùng tuần tiễu Market Time 9F và 9G,vùng Rạch Giá và vùng Quần Đảo Bà Lụa , ngoài khơi Kiên Lương. Sau đó với số lượng 6 PCF, nhận thêm hai vùng 9I và 9J/K .PCF của Hoa Kỳ và PCF Hải Đội 4 sau đó luân phiên thay đổi trên các vùng từ 9D đến 9L.
Năm 1968, một năm đã để lại nhiều ấn tượng trong chiến tranh Việt Nam dưới mắt của người Việt Nam và người Mỹ. Trận Tổng Tấn công của Cộng Sản đã là dấu hiệu cho thấy Việt Cộng đã có mặt tại miền Nam với một lưc lượng đáng kể và có chiều hướng mở ra những trận đánh lớn tại các vùng mà chúng đang giữ thế mật khu an toàn, và những vùng dễ xâm nhập do vị trí địa lý và chánh trị,vũ khí mà cộng sản sử dụng cho thấy là những cuộc xâm nhập vũ khí và tiếp tế của họ phần lớn qua các cửa ngõ biên giới và đường biển..Qua cuộc tấn công nầy, măc dù sự thiệt hại của Việt Cộng là lớn với những tổn thất nhân mạng và vũ khí đã làm chậm trễ những kế hoạch tấn công lớn bắng chiến tranh qui ước trong tương lai, nhưng xét ra thì nó đã dẫn đến sách lược tương lai của người Mỹ là nhanh chóng giao lại trách nhiệm cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đảm trách cuộc chiến Việt Nam, rút bớt quân đội tham chiến, xoa dịu những chống đối của dân chúng, giữ ghế cho những cấp lãnh đạo chánh trị và những người được dân cử tại Quốc Hội.
Phó Đô Đốc Zumwalt được thuyên chuyển đến Việt Nam trong thời gian nầy [8], ông muốn Hải Quân Hoa Kỳ trở nên có hiệu quả hơn và kế đến là thực hiện kế hoạch bàn giao trách nhiệm cho Hải Quân Việt Nam qua những chương trình và kế hoạch huấn luyện, chuyển giao, thúc đẩy nhanh chóng việc thực hiện Việt Nam hóa cuộc chiến thi hành kế hoạch của hành pháp Hoa Kỳ. [9]
Nhìn lại việc xâm nhập và tiếp tế vũ khí của Cộng Sản, ông đã mau chóng thiết lập kế hoạch và thực hiện những cuộc hành quân mang tên SEALORDS. Ngoài mục tiêu chận đứng việc xâm nhập, hành quân nấy còn chú trọng nhiều về việc bình định những vùng mà trước kia là những vùng kiểm soát và là mật khu của Việt Cộng.
Riêng tại Vùng 4 Duyên Hải, vùng biên giới Miên và Hà Tiên là nơi đang được Cộng Sãn dùng để xâm nhập cán bộ và vũ khí vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa ngõ hải cảng Kompong Som. Chánh quyền Sihanouk đang làm ngơ và thầm liên kết với Hà Nội dùng nơi nầy để tiếp nhận vũ khí của các nước Cộng Sãn tiếp tế cho các lực lượng võ trang của Bắc Việt tại miền Nam.
Các PCF Hoa Kỳ được lệnh vào sông Giang Thành và Kinh Vĩnh Tế, thời gian giữa tháng 10 năm 1968, đây là bước đầu tiên của cuộc hành quân SEALORDS [10] (hành quân Trần Hưng Đạo) vào tháng 11 năm 1968.
Nguyên vào ngày 14 tháng 10 năm 1968, PCF 3 của Hoa Kỳ biệt phái Hà Tiên, được tin có một trạm thu thuế của Việt Cộng đang hoạt động trên sông Giang Thành, cách Hà Tiên một khoảng cách ngắn. Thuyền Trưởng PCF 3 là Trung úy Bernique đang nghỉ bến tại Hà Tiên bèn khởi hành đến nơi để ngăn chận. Nhân viên thu thuế Việt Cộng và 7 Du Kích đang làm việc đã ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của PCF và chỉ nổ súng khi thấy lá cờ Mỹ, lúc đó chỉ cách nhau khoảng 30 m. PCF bắn trả, 3 VC chết tại trận. Nhiều giấy tờ, tài liệu và vũ khí được tịch thu.Đây là vùng mà PCF không được phép hiện diện cho nên sự việc nầy đã bị Quốc Trưởng Cam-Bốt là Sihanouk phản đối, và cho là thường dân Miên bị Mỹ sát hại. Trung Úy Bernique được gởi về Saigon để điều tra và sau đó được Đô Đốc Zumwalt ban thưởng huy chuơng thay vì tờ giấy phạt.
Hai ngày sau, tức là ngày 16 tháng 10, Đô đốc Zumwalt đã chỉ thị PCF vào tuần tiễu sông Giang Thành cho đến đầu nối của Kinh Vĩnh Tế với sông nầy. Chỉ nội trong 5 ngày đầu tiên, Việt Cộng đã phản ứng bằng một cuộc chạm súng giửa PCF và một đơn vị VC khoảng 2 Đại Đội.Sang tháng 12 thì các PCF Hoa Kỳ thường xuyên chạm súng với VC trong vùng. Tổng kết trong tháng 12/1968 có:
3 HQHK và 1 HQVN chết.
28 HQHK và 1 HQVN bị thương
17 PCF bị thiệt hại nhẹ. Việt Cộng có 119 chết, 47 bị thương.
Các Duyên Tốc Đĩnh của Hải Đội 4 bắt đầu vào sông vào tháng 12 năm 1968. PCF 3802 và PCF 3805 đã được biệt phái Hà Tiên dài hạn để tuần tiễu trên sông Giang Thành cùng các PCF Hoa Kỳ.
PCF 3802 đang tuần tiểu trên sông Giang Thành đầu năm 1969. Hình chụp từ PCF 3805 ,2 PCF vùa được sơn lại tại Hà Tiên để đón Tết Nguyên Đán. Các số tàu chưa được vẻ lại vì sợ phai mất khi chạy nhanh (photo: Phung Hoc Thong)
Ngày 11 tháng 5 năm 1969, lúc 18.30 giờ, hai PCF 3802 và 3805 trong khi tuần tiểu trên sông Giang Thành đã bị Việt Cộng phục kích bằng B40 và đại liên. Các chiến đĩnh nầy chống trả . PCF 3805 do HQ Trung úy Trương Minh Hoàng làm thuyền trưởng đã trúng nhiều trái đạn B40, hệ thống truyền tin và Radar bất khiển dụng, một nhân viên bị thương, trên PCF 3802 một nhân viên bị thương nơi sân sau.Việt Cộng đã bắn trên 40 trái đạn B 40 trên một đọan sông dài 50 thước. [11]
Các PCF Hải Đội 4 và các PCF Hoa Kỳ thường xuyên bị phục kích trên đoạn đường từ ấp Trà Phô đến đoạn nối với Kinh Vĩnh Tế vào những lúc trời sập tối và khoảng giửa đêm.
Cũng vào thời gian cuối năm 1968, những cuộc tuần tiễu trong hành quân Search Turn đã đưa PCF Hoa Kỳ vào sông Cái Lớn, Rạch Giá. Các PCF Hải Đội 4 cũng đã tham dự. Ngày 27 tháng 12 năm 1968, 2 PCF Việt Nam đầu tiên vào sông Cái Lớn, hoạt động trên một đoạn đường dài 25 hải lý đến Chương Thiện.
Hải Đội 4 vì không đũ PCF tham dự hành quân Search Turn nên phần lớn các PCF Hoa Kỳ trách nhiêm hành quân nầy cùng một số ghe Duyên Đoàn 43. Đôi khi những PCF Hải Đội đi tuần vùng 9D hoặc 9E, lúc mãn công tác và được thay thế thì được điều động vào sông Cái lớn hoạt động cho đến gần giửa đêm mới khởi hành về An Thới nghỉ bến.
Cuộc Hành quân vượt biên giới sang Cam Bốt năm 1970 tại vùng 4 Duyên Hải.
Dưới chiêu bài Trung Lập và thành viên của những nước phi liên kết,nước Cam Bốt, láng giềng của Việt Nam Cộng Hóa dưới sự lãnh đạo của Quốc Vương Sihanouk theo duổi một chánh sách thân Cộng Sãn,chống Hoa Kỳ. Ông đã để Bắc Việt dùng lãnh thổ Cam Bốt xâm nhập vũ khí và nơi trú đóng quân.
Tại Vùng Vịnh Thái Lan, vũ khí của khối Cộng Sãn công khai được đưa đến hải cảng Kompong Som và sau đó thì dùng biên giới Việt Nam Cộng Hòa và Cam Bốt để đưa sâu vào miền Nam.
Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Tướng Lon Nol đảo chánh Sihanouk bằng cách dùng áp lực bắt Quốc hội Cam Bốt bất tín nhiệm Sihanouk khi ông ta đang công du Pháp.
Lon Nol thành lập chánh phủ bang giao tốt với Hoa Kỳ.
Phùng Học Thông
Tháng12 năm 2007.
[1] Danh xưng Hải Đội 4 Duyên Phòng chỉ chánh thức được gọi khi Lực Lượng Duyên Phòng 213 được thành lập.Tuy nhiên Hải Đội 4 vì có thể coi như được thành lập trước các Hải Đội khác và ngay cả LLDP 213 cho nên tên gọi của đơn vị nầy có sớm hơn.
[2] Mỗi PCF có hai Thủy Thủ đoàn, dể khi Thủy Thủ đoàn mãn công tác tuần tiễu về đến bến nghỉ ngơi thì Thủy Thủ đoàn thứ hai sẽ đi tuần trên PCF nầy sau khi được tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt và đạn dược.
[3] Cùng lúc tại TTHL/Cam Ranh có 200 Thủy Thủ đoàn PCF được huấn luyện, các PCF Mỹ hàng tuần đến để đưa các thủy thủ đoàn đi tuần tiễu thực tập trên chiến đĩnh.
[4] Không ghi nhận được PCF 3814 được chuyển giao vào lúc nào. Người viết sẽ bổ túc khi đối chiếu và phối kiểm được tài liệu. Trong cuộc hành quân sang Kampuchea vào tháng 4 năm 1970, và cuộc di tản Kiều bào Việt Nam về Rạch Giá sau đó, chỉ có 12 PCF của Hải Đội 4 tham dự cùng 18 ghe Duyên Đoàn.Các WPB chỉ hiện diện ngoài khơi.
[5] PCF 1 và PCF 2 được sử dụng huấn luyện tại Coronado-California. Các PCF 7, PCF 8, PCF29, PCF 30 PCF 33, PCF 34 không thấy được sử dụng tại Việt Nam.Đó là những PCF được giữ lại để huấn luyện hoặc hoạt động tại Phi Luật Tân (theo Coastal Squadron One-Swift Boat Crew Directory ).
[6] PCF Mark III cùng có dặc tính như Mark I và Mark II, tuy rằng có rộng hơn hai loại trước một chút. Sau chiến tranh Việt Nam, HQHK đã cho đóng các loại PCF Mark IV và Mark V tại các xưởng đóng tàu Swiftships và Peterson với các PCF có chiều dài 63 foot và trọng tấn 33 tấn.
[7] J Moore.Captain. USN- Jane’s American Fighting Ships of the 20th century, xuất bản 1991.Nxb The Mallard Press (trang 306).
[8]W. C. McQuilkin, Lcdr,USN-Operation Sealords: A front in a frontless war, an analysis…1997..(trg18) Đô Đốc E. Zumwalt đến Việt Nam tháng 9 năm 1968. Khi ở Washington, ông có nhiều quan hệ với Paul Nitz là Bộ Trưởng Hải Quân cho nên biết được cuộc chiến không được công luận Mỹ hậu thuẩn. Ông nghĩ là Đãng Cộng Hòa sẽ để ông có thời gian thực hiện kế hoạch trang bị và huấn luyện cho HQVN.
[9] HQHK có trên 38,000 người đang phục vụ tại các đơn vị biển và sông trên chiến trường Việt Nam.
[10] Sealords tên của Chiến Dịch Hành Quân phối hợp giửa các đơm vị Việt Nam, Hoa Kỳ, với sự yểm trợ của Không Quân. Chiến dịch Sealords có những cuộc hành quân sau:Hành quân ngăn chận Search Turn, vùng Rạch Giá –Long Xuyên, hành quân Trần Hưng Đạo vùng sông Giang Thanh và Kinh Vĩnh Tế, hành quân Giant Sling Shot vùng Mỏ Vẹt, hành quân Barrier Reef vùng Kinh Lagrange, Kinh Ong Lơn.
[11] Sáng sớm hôm sau ghe Duyên Đoàn 44 được PCF Hoa Kỳ yểm trợ đổ bộ khu vực chạm súng đã tìm thấy dấu vết của một cuộc chuyển quân qua sông từ hướng lãnh thổ Miên sang bờ của Việt Nam.
…………………………………………………………………………
Patrol Boat, River & Swift Boats (documentary)- Vietnam War
- Patrol Craft Fast (pcf)
Home Crews Boat Tour Boat Specs 81mm Mortar Boat Background An Thoi Cam Ranh Bay Qui Nhon Chu Lai Jungle Ball
Patrols Hearts & Minds Rules of Engagement ROK’s and Shoals Misfire CosGrp 16 Sa Ky Victory Sa Ky Aftermath Duc Pho
SEALORDS Cua Viet Cua Dai Ha Tien Song Ong Doc Ambush Silver Mace II Sea Float Sa Dec Cambodia VNN Turnover
Swift Boat Story Swifts at War Capsized Gugliotta Nguyen Charlie Malta PCF-104 VUMM Epilogue Links email GuestBook