Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý khán giả. (1)
Điệp Mỹ Linh xin cảm ơn ban tổ chức Đại Hội kỷ niệm 53 năm
ra khơi của khóa 22 sĩ quan Hải Quân Nha Trang đã dành cho
Điệp Mỹ Linh vinh dự được trình bày cùng quý khán giả vài
điều rất đặc biệt về Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Kính thưa quý vị, có lẽ quý vị cũng đồng ý với tôi rằng: Hải
Quân VNCH là một quân chủng rất thầm lặng. Nhưng, những
hoạt động quân sự của Hải Quân VNCH, trên sông rạch cũng
như trên biển cả, thì lại oanh liệt không khác chi những chiến
công hiễn hách của các quân binh chủng thiện chiến như Biệt
Kích/Nhảy Dù/Biệt Động Quân/Thủy Quân Lục Chiến/Không
Quân/Bộ Binh thuộc Quân Lực VNCH.
Nếu Hải Quân VNCH chỉ là những chàng đẹp trai, hào hoa, lịch
lãm trong những bộ quân phục tiểu lễ hoặc đại lễ trắng thì làm
thế nào chúng ta có được Giang Đoàn 30 Xung Phong đã khuấy
động vùng Tam Giác Sắt của Việt cộng? Làm thế nào chúng ta
có được Giang Đoàn 26 Xung Phong mà những chiến tích tại

kinh TrèmTrẹm/kinh Ngang và U Minh/Chương Thiện vẫn chưa
phai mờ? Làm thế nào chúng ta dám ngang nhiên chống lại
Trung cộng tại Hoàng Sa để Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà lưu
danh thiên cổ? Làm thế nào chúng ta có được Giang Đoàn 43
Ngăn Chận với mặt trận Tuyên Nhơn rực lửa của những ngày
tháng Ba và tháng Tư năm 1975; để rồi, Hải Quân Thiếu Tá Lê
Anh Tuấn – vị chỉ huy trưởng can cường và liều lĩnh nhất của
Giang Đoàn 43 Ngăn Chận – phải tuẩn tiết trên sông Vàm Cỏ
Tây vào khuya 30 tháng Tư rạng ngày 01 tháng Năm, năm
1975? Làm thế nào chúng ta có được phục quốc quân Đặng Hữu
Thân, người xuất thân khóa 12 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và
Ông đã bị cộng sản Việt Nam (csVN) xử bắn tại trại tù A30?
Làm thế nào chúng ta có được một Hạm Đội đã trợ giúp đồng
bào và quân bạn thoát vòng lửa đạn từ vùng I/vùng II Duyên Hải
vào tháng Ba/tháng Tư 1975; rồi cũng chính Hạm Đội Hải Quân
VNCH đưa chúng ta thoát khỏi cuộc “tắm máu” đầy kinh hoàng
do csVN thực hiện sau khi csVN cưỡng chiếm được miền Nam
Việt Nam, ngày 30/04/1975?
Trong các cuộc di tản đầy tình người – như đã kể trên – lúc nào
quân nhân Hải Quân VNCH cũng thể hiện tinh thần kỹ luật rất
cao.
Ngoài những điều như tôi đã nêu trên, Hải Quân VNCH còn có
những điều rất khác biệt mà ít người ngoài quân chủng Hải
Quân có thể biết được.
Những điều khác biệt của Hải Quân VNCH là: Trên chiến hạm,
sĩ quan dùng cơm tại phòng dành riêng và được sắp ngồi theo
thứ tự đã quy định. Nếu khách viếng thăm chiến hạm thì – khi
dùng cơm – vị khách được ngồi ghế bên phải của Hạm Trưởng.

Khi một người Hải Quân đi với một phụ nữ – dù phụ nữ này
già/trẻ/xấu/đẹp/Mẹ/vợ/bạn/người tình/em gái – người Hải Quân
cũng để phụ nữ này đi bên phải của người Hải Quân, để, nhỡ có
rủi ro gì, người Hải Quân sẽ thuận tay che chở và bảo vệ phụ nữ
đó.
Sau đây là những danh từ khác biệt mà người Hải Quân VNCH
thường dùng: Rời đơn vị/rời chiến đỉnh hoặc chiến hạm, Hải
Quân VNCH gọi là “đi bờ”. Chỉ Huy Trưởng/Chỉ Huy Phó của
một đơn vị được gọi là Chỉ Huy Trưởng/Chỉ Huy Phó chứ
không gọi theo cấp bậc. Hạm Trưởng/Hạm Phó của một chiến
hạm cũng được gọi là Hạm Trưởng/Hạm Phó chứ không gọi
theo cấp bậc hay là Thuyền Trưởng/Thuyền Phó. Sĩ quan cấp
thấp gọi sĩ quan cao cấp là commandent. Khi trực diện với vị sĩ
quan uy quyền nhất của Hải Quân VNCH, đa số đều gọi vị sĩ
quan này là Tư Lệnh chứ không gọi theo cấp bậc. Khi đàm thoại
với một vị Tướng Hải Quân VNCH – dù vị Tướng này là Phó
Đề Đốc – người đối thoại cũng gọi vị Tướng này là Đô Đốc.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
Kính chào quý vị.

  1. Bài này được biên soạn và đọc trong Đêm Đại Hội Kỷ Niệm 53 năm ra khơi của Khóa
    22 sĩ quan Hải Quân Nha Trang – 21 tháng Tư 2024.