Truyện ngắn: ‘MỘT HƯỚNG ĐI’

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gia đình còn kẹt lại Việt Nam, tuy tuổi đời còn non dại, Nga đã nhìn đời bằng tâm thức của một thiếu nữ trưởng thành. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Phong được nuông chiều, cho nên, Phong rất vô tư. Thấy Nga không tỏ vẻ háo hức về tin chàng có xe mới, Phong hỏi lơ chuyện khác:
-Sáng nay ai đưa Nga đến trường?
-Ông xe “bus”.
-Từ nay có xe mới, anh sẽ đưa và đón em thường xuyên.
-Cảm ơn anh.
-Đi, đi với anh ra xem xe mới.
-Thôi, anh lấy xe vào đón Nga đi!
-Ok, “sir”!
Nhìn theo dáng người dong dỏng cao của Phong, Nga thở dài, nghĩ đến Huân – người anh xa vắng của nàng.
Hình ảnh Huân đang chờn vờn trong tâm tưởng của Nga thì chiếc xe thể thao màu đỏ dừng sát lề đường. Phong chồm ra, cười. Đối với một sinh viên vừa thoát khỏi “đáy địa ngục” của cộng sản Việt Nam (csVN) vào thời bao cấp – như Nga – thì chiếc xe này phải là một giấc mơ không tưởng! Thế mà Phong không hiểu tại sao Nga vẫn tỏ vẻ dững dưng.
Xe ra khỏi khuôn viên trường đại học Houston. Phong hỏi:
-Ngân muốn ghé phố Tàu mua gì không?
-Anh ghé cho Nga mua ít Salompas.
-Nga bị gì mà phải dùng Salompas?
-Nga mua cho Ba. Hồi đó, Ba bị csVN nhốt tù “cải tạo”, phải phá rừng, kéo gỗ, làm rẫy. Sang đây, vừa làm việc cực nhọc vừa thương nhớ anh Huân, cho nên, lúc nào tinh thần và thể xác của Ba cũng hành hạ Ba!
-Chuyện của anh Huân quả là một chuyện ngoài sự tưởng tượng của anh. Có phải vì chuyện của anh Huân mà Ba của Nga trở nên quá nghiêm khắc hay không?
-Đối với Ba, thanh niên sống phải có định hướng. Đừng để những đam mê vật chất làm tàn úa tâm hồn.
Im lặng.
Xe vào bãi đậu của tiệm thực phẩm Á Đông. Vừa mở cửa, Nga vội quay lại, bảo:
-Anh khỏi vào. Em trở ra ngay.
-Okay!
Vì hôm qua lái xe mới đi khoe với bạn, về khuya, bây giờ Phong cảm thấy mệt, buồn ngủ. Phong chỉ khép mắt được một chốc, Nga trở ra, gõ cửa xe.
Kéo “seat belt” xong, Nga khoe:
-Lâu lắm mới thấy lại trái xoài; Nga mua cho anh đó.
Nhìn trái xoài, Phong chu môi như muốn hôn trái xoài rồi nói.
-Anh có một câu chuyện rất vui về xoài. Khi anh khoảng 5, 6 tuổi, Mẹ thường đưa gia đình về thăm Ngoại. Anh thấy mấy cây xoài trong sân của Ngoại sai trái lắm; mà trái xoài mọc lạ lắm, em!
-Sao mà lạ?
-Nó mọc cách nhánh cây cả đoạn dài bằng “sợi dây” nhỏ xíu, trông xinh lắm!
-Hồi đó gia đình em ở Saigon, em chẳng biết cây cỏ gì cả. Sau khi csVN chiếm miền Nam, tịch thu nhà, đuổi Má và tụi em đi kinh tế mới, ai cũng phải tự túc trồng rau và hoa quả để có thức ăn. Lúc đó em mới thấy cây xoài. Lần đầu tiên thấy cây xoài ra trái, em tự hỏi, tại sao “sợi giây” nhỏ xíu, chỉ “dính” vào cành cây có tí ti mà lại nuôi và giữ được trái xoài?
-Anh chả suy nghĩ gì cả, thấy nó lủng lẳng trông xinh quá, anh nhón gót cắn ngay nơi phần nhòn nhọn, cong cong của trái xoài; cắn hết trái này đến trái khác. Cả nhà không ai biết con gì cắn. Một hôm ông Ngoại rình mà anh không biết. Anh bị bắt tại trận. Đến bây giờ gia đình cũng còn nhắc chuyện ăn cắn xoài.
-Kỷ niệm thời thơ ấu ở quê mình sao mà đẹp và dễ thương quá! Có bao giờ anh nghĩ rằng anh sẽ trở về hay không?
-Về làm gì? Nghe mấy đứa bạn mới theo gia đình vượt biển sang, bảo rằng quê mình bây giờ nghèo lắm, bo bo và củ mì cũng không đủ ăn. Mình về, làm sao sống được?
-Chính vì csVN đưa dân tộc Việt Nam vào giai đoạn “bao cấp” như hiện tại, cho nên, mọi người rất cần người trẻ trở về để “làm một chút gì” cho Quê Hương!
-Khó lắm, Nga ơi! Ở đây, vật chất làm cho con người lệ thuộc vào sản phẩm nhân tạo. Ăn thức ăn nguội, anh bị đau bụng. Muổi chích, anh bị nhiễm độc. Sáng thiếu ly cam tươi, anh cảm thấy thiếu sinh lực. Tối không có “dental floss” anh ngại hư răng. Anh không thể sống mà không có máy lạnh, máy sưởi!
-Anh từ đâu tới? Xã hội này có chấp nhận anh như một người da trắng mắt xanh hay không? Cuộc sống cho anh nhiều tiện ích. Nhưng, làm thế nào anh có thể tìm được kỷ niệm ngọc ngà như bên vườn xoài của Ngoại? Nơi đây chỉ như một buổi dạ vũ sang trọng, mình vui chơi rồi về. Vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi, thấm nhiều máu, nước mắt và vết tích của bom đạn – nơi anh đã chào đời – chính là nhà, cần anh chăm nom, vun xới.
-Anh biết Nga suy luận đúng. Nhưng từ ngày lớn lên cho đến khi quen em, chưa một lần anh nghe ai đề cập đến những điều cao cả như em thường nói với anh. Chưa bao giờ anh nghe Bố Mẹ đề cập đến trách nhiệm và bổn phận của người trai trong thời loạn. Bố Mẹ chỉ muốn anh học giỏi, ra trường, kiếm được việc làm tốt. Riêng em, em muốn hướng anh theo con đường cao cả của anh Huân, đúng không?
-Chỉ đúng một phần. Ngày ở kinh tế mới, anh Huân còn quá trẻ và anh Huân không có bất cứ điều kiện tối thiểu nào để thực hiện lý tưởng cao cả của anh ấy. Anh Huân cùng một nhóm thanh niên trong ấp phải gia nhập tổ chức Phục Quốc của Hải Quân thiếu tá Đặng Hữu Thân. Sau khi thiếu tá Thân bị csVN xử tử tại trại tù A-30, không ai biết được số phận của anh Huân và những người hùng trẻ tuổi đó!
-Nhóm thanh niên đó quả là người hùng!
-Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Với năng khiếu của anh, anh không cần phải dấn thân vào con đường khổ hạnh, đầy chông gai và bất trắc như anh Huân. Từ vùng đất phồn hoa này, anh vẫn có thể khơi động và cổ xúy tinh thần yêu nước trong lớp người trẻ hôm nay.
Im lặng. Một chốc sau, Nga tiếp:
-Từ nay, những lúc rảnh rỗi, anh nên nghe nhạc của miền Nam Việt Nam, trước 1975. Nghe những bản dân ca, những câu hát ru em, những điệu hò lơi lả, những tình khúc về Lính, anh sẽ thấy hồn tính của dân tộc trong ấy; rồi anh sẽ nhận biết, từ ngõ ngách sâu thẳm trong tiềm thức, mối tình cảm thiêng liêng, thánh thiện được nẩy sinh và vun bồi. Tình cảm ấy chính là tình Quê Hương, tình dân tộc.
-Anh chỉ tiếc rằng từ nhỏ đến giờ, Bố Mẹ anh chưa bao giờ đề cập đến những điều cao cả như em nói.
-Bố Mẹ anh, Ba Má em và đa số người miền Nam Việt Nam – dù đã bị csVN cướp đoạt tất cả rồi đày đi Kinh tế mới – cũng chưa bao giờ dạy con nuôi căm thù. Ngược lại, lúc nào người csVN cũng nuôi và truyền căm thù bằng cách giáo dục học trò như thế này: “Một anh bộ đội bắn chết 5 lính Ngụy. Hai du kích gái hạ sát 9 tên Mỹ. Hỏi có bao nhiêu Mỹ Ngụy bị quân cụ Hồ giết?”
-Làm gì có thứ giáo dục quái đảng như thế?
-Lối giáo dục quái đảng ấy do người csVN “nhồi” vào đầu dân Việt đó!
Nga dứt câu vừa khi Phong dừng xe cách nhà của Nga một khoảng ngắn – để gia đình của Nga không biết được sự liên hệ mật thiết giữa Nga và chàng. Nga tiếp:
-Anh nhớ cho ban hợp ca dợt kỷ lại bài Việt Nam Việt Nam và anh cũng nhớ tập bài Kỷ Vật Cho Em để sẵn sàng cho buổi Đại Hội Liên Trường, nha!
-Yes, “sir”!
Nga cười. Phong chu môi, nhìn Nga đóng cửa xe. Bất ngờ Nga nói lớn:
-Chết! Anh chạy đi! Xe Ba em sau xe anh kìa!
Phong chưa kịp phản ứng, Ba của Nga mở cửa xe, bước nhanh đến bên Nga, gằn giọng:
-Đi về ngay!
Xoay sang Phong, Ba tiếp:
-Cấm cậu giao thiệp với con tôi. Cậu nghe rõ chưa?
Phong uất, nhấn “chân ga”, chiếc xe lao nhanh về phía trước. Về đến nhà, Phong lạc tay lái, xe “ủi” sập cổng sắt và trụ gạch nơi “driveway” của Bố Mẹ.
Trong những lời đay nghiếng của Bố Mẹ, Phong chỉ nhớ một câu của Bố:
-Mày là một thằng vô trách nhiệm. Mày chỉ biết vui chơi, đua đòi với bạn bè, không giúp ích gì cho gia đình. Từ cái sân, cọng cỏ, tấm thảm, phòng ngủ, v.v…đều do ông bà già này dọn dẹp. Tao rất buồn và thất vọng! Ngày trước, thanh niên miền Nam Việt Nam, đỗ Trung Học hoặc tú tài I xong là vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức; đỗ tú tài II, vào Hải Quân, Không Quân hoặc Trường Võ Bị Dalat. Sau vài năm, họ ra trường, trách nhiệm đè nặng vai. Ngày đêm họ đối mặt với csVN để bảo vệ miền Nam chứ đâu có “nhong nhong” như mày. Những chuyện nhỏ trong nhà mày còn vô tâm như thế, làm thế nào mày làm được việc lớn?
Phong vùng vằng đi về phòng.
Vùi mặt vào gối, Phong cảm thấy hoang mang và tức giận. Những lời của Bố – cũng như những lời của Nga lúc chiều – đã giáng những nhát rất nặng vào tự ái của Phong. Phong biết Bố và Nga nói đúng. Nhưng, tại sao Bố không nói những điều đó khi Phong và các em còn bé? Tại sao không ai vạch cho chàng một hướng đi? Bố Mẹ chỉ biết lo làm “đầu tắt mặt tối” để Phong và các em có cuộc sống phủ phê về vật chất; nhưng về tinh thần thì…tâm hồn của Phong và các em chỉ là những khoảng trống mênh mông! Đã ai vẽ vào những khoảng trống ấy một hướng đi – dù bằng nét vẽ đơn sơ, lập dị hoặc cầu kỳ? Những việc lớn mà Bố nói là việc gì? Phong chỉ hiểu lờ mờ về chiến tranh Việt Nam. Phong cũng nghe loáng thoáng về Kháng Chiến Việt Nam vừa được thành lập. Nhưng, Phong nghĩ, đó là trách nhiệm của… ai đó chứ đâu phải của chàng!
Đang buồn nản, Phong chợt nghe giọng đầy lo âu của Mẹ:
-Ơ, Phong! Sao lại nằm vùi như thế, con? Đi tắm rồi ra ăn cơm! Bố giận thì Bố nói thế chứ có gì đâu mà con buồn!
Biết lỗi của mình, Phong ngồi dậy, lăng lẽ đi vào nhà tắm.
Tắm xong, khi chải tóc trước gương, Phong chợt nghe tiếng Guitar từ sân sau. Phong thở dài. Khi nào cũng vậy, có điều gì buồn, khó nghĩ, Bố cũng ôm Guitar “từng tưng” để tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn. Lắng nghe một chốc, Phong nhận ra Bố không đàn nhạc tình cảm như mọi khi mà Bố đang đàn một nhạc khúc vui. Ô, Bố lại hát nữa! Phong muốn nhân lúc Bố vui, chàng sẽ xin lỗi Bố về tai nạn do chàng gây ra.
Đẩy cửa “patio”, bước ra, Phong nhận được nụ cười tha thứ của Bố và Mẹ. Phong ngồi cạnh Mẹ, lắng nghe Bố hát.
Hát xong, Bố hỏi:
-Sao, Phong? Bài Việt Nam Việt Nam, ban hợp ca “của con” thuộc lời và hát đúng nhịp, sẵn sàng để trình diễn chưa?
-Dạ, xong cả rồi.
-Tốt!
-Bố à! Lúc nãy Bố hát bài gì lạ quá, con chưa bao giờ được nghe.
-Bài này – tựa là Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam của Hùng Lân – Bố đang tập theo “cassette” Bố mượn của người bạn.
-Sao hôm trước Bố không dạy chúng con bài này mà Bố lại dạy bài Việt Nam Việt Nam?
-A! Bài này, vì lâu quá, Bố quên; còn bài Việt Nam Việt Nam, Bố thuộc.
-Bố à! Tuy không hiểu rõ lời ca, con vẫn thích bài này hơn; vì âm hưởng của bài này có vẻ thôi thúc, khích động nhiều đó, Bố?
-Thật ra, khi nghe lại bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam, Bố nhận thấy lời ca của bài này thể hiện được tất cả niềm kỳ vọng của người miền Nam Việt Nam. Bố nghĩ con nên tập cho các bạn bài này thay cho bài Việt Nam Việt Nam.
-Đây là đêm văn nghệ liên trường – gồm nhiều trường đại học tại Texas – chúng con phải cố gắng để có những tiết mục khác lạ, thích hợp phần nào với thời sự, Bố ạ!
-Rồi, tý nữa, ăn cơm xong, Bố chép bài ấy ra “notes” cho con.

………………………….

Màn vừa kéo lên, Ban Hợp Ca và Phong đều cúi đầu chào quan khách trong tiếng vỗ tay vang dội . Tiếng vỗ tay vừa dịu xuống, Phong nói vào “micro”:

  • Kính thưa quý khán giả, Ban Hợp Ca trường Đại Học Houston xin trân trọng kính chào quý vị.
    Tiếng vỗ tay lại vang lên. Phong tiếp:
    -Kính thưa quý vị, lúc nãy, khi quý vị vào cửa, ban tổ chức đã trao tận tay mỗi vị một tờ giấy màu vàng. Trên tờ giấy đó là lời ca của nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam. Nơi đoạn điệp khúc, có bốn dòng được tô màu đỏ. Xin trân trọng kính mời cả hội trường cùng ca với chúng tôi khi chúng tôi hát đến bốn câu được tô màu. Được không ạ?
    Cả hội trường đưa cao tay, reo: “Yeah!”.
    Quay mặt lại với ban hợp ca, Phong nhìn ban nhạc. Một thoáng im lặng. Phong đưa tay phải lên rồi “gặt” mạnh xuống, toàn ban nhạc đồng tấu nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam. Tay trái của Phong hòa vào. Khi âm thanh của ban nhạc đến cuối phân đoạn đầu, Phong phất tay trái về phía ban hợp ca, tức thì, ban hợp ca “bắt” vào:
    “Nhân dân cách mạng Việt Nam
    Vùng đứng lên cùng thế giới,
    Vai chen vai bên nhau
    Mưu cuộc giải phóng giống nòi.
    Hận thù bọn Việt cộng,
    Đã cướp mất lẽ sống
    Và đày đọa dày xéo non sông.
    Đồng bào Việt Nam!
    Đứng lên cùng thế giới. (Cả hội trường đáp)
    Đồng bào Việt Nam!
    Đấu tranh và kiến quốc! (Cả hội trường đáp)
    Núi sông sẽ trở về tay nhân dân,
    Bắc Nam Trung đồng lòng kết đoàn…
    … Tự quyết lấy đi thôi!
    Đường sống tiến lên đi!
    Tiến lên, dân tộc Việt Nam!”
    Phong dừng tay, cùng ban hợp ca cúi chào trong khi cả hội trường đứng lên. Tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường.
    Màn khép lại. Nga bước vội ra sân khấu. Vừa đưa hai tay về phía trước – trong tư thế sẵn sàng “hug” Phong – Nga vừa reo vui:
    -Phong! I love you. I’m so proud of you!
    Phong xúc động tột cùng, dang rộng vòng tay. Nga và Phong tựa đầu lên vai nhau trong ánh nhìn trìu mến của các bạn cùng thế hệ di tản…

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

*.- Truyện ngắn này được viết từ cuối thập niên 70 – thời computer chưa có tiếng Việt – vừa được đánh máy lại.

Tạp ghi: NỮ TRUNG SĨ NICOLE GEE

NỮ TRUNG SĨ NICOLE GEE
PHỤ NỮ TRUNG ĐÔNG
THIẾU NỮ VIỆT NAM*

Marine Sgt. Nicole Gee calms an infant during an evacuation at Hamid Karzai International Airport in Kabul, Afghanistan, on Aug. 20

ĐIỆP MỸ LINH

Trước khi cuộc rút quân tại Afghanistan chấm dứt, nhiều phương tiện truyền thông đưa ra một hình ảnh rất nhân ái của nữ trung sĩ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ, trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến tại Afghanistan.
Tôi muốn đề cập đến tấm hình của nữ trung sĩ TQLC Nicole Gee – với cử chỉ đầy thương yêu như người Mẹ – đang bế và dổ cho em bé tỵ nạn bớt sợ hãi, tại phi trường Kabul, Afghanistan. Tấm ảnh này được chính Nicole Gee chuyển về cho gia đình của Cô, tại Hoa Kỳ, với dòng chữ “I love my job”.


Tấm ảnh này không ghi ngày, nhưng được trang twitter của US Department of Defense đăng, Aug. 20/2021.
Không ngờ, Aug. 28/2021, trung sĩ Nicole Gee – 23 tuổi, thuộc 24th Marine Expeditionary Unit và cũng là cư dân của thành phố Sacramento, Calif., cùng với 12 quân nhân Hoa Kỳ khác – bị tử thương trong vụ nổ bom tự sát do Islamic State in Khorasan Province, ISKP (ISIS-K) thực hiện!


Trong số 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul, không phải chỉ có Nicole Gee là nữ quân nhân mà còn có nữ trung sĩ TQLC Johanny Rosario Pichardo, 25 tuổi, cư dân Lawrence, Massachusetts. Nữ trung sĩ Rosario served with the Naval Amphibious Force, Task Force 51/5th Marine Expeditionary Brigade.


Theo tin bổ túc của Zach Hester trên News19 đăng, Aug. 28, 2021 lúc 03:51 chiều CDT thì: Danh tính của 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương trong cuộc đánh bom tự sát ở phi trường Kabul, tai Afghanistan – được The U.S. Department of Defense (DOD) công bố – gồm có:


⦁ Marine Corps Staff Sgt. Darin T. Hoover, 31, of Salt Lake City, Utah.
⦁ Marine Corps Sgt. Johanny Rosariopichardo, 25, of Lawrence, Mass.
⦁ Marine Corps Sgt. Nicole L. Gee, 23, of Sacramento, Calif.
⦁ Marine Corps Cpl. Hunter Lopez, 22, of Indio, Calif.
⦁ Marine Corps Cpl. Daegan W. Page, 23, of Omaha, Neb. 
⦁ Marine Corps Cpl. Humberto A. Sanchez, 22, of Logansport, Ind.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. David L. Espinoza, 20, of Rio Bravo, Texas
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Jared M. Schmitz, 20, of St. Charles, Mo.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Rylee J. McCollum, 20, of Jackson, Wyo.
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Dylan R. Merola, 20, of Rancho Cucamonga, Calif. 
⦁ Marine Corps Lance Cpl. Kareem M. Nikoui, 20, of Norco, Calif.
⦁ Navy Hospitalman Maxton W. Soviak, 22, of Berlin Heights, Ohio
⦁ Army Staff Sgt. Ryan C. Knauss, 23, of Corryton, Tenn.


Theo báo cáo của The Associated Press, 169 Afghans cũng tử thương trong vụ nổ bom tự sát này.
Điều đáng buồn hơn nữa là trong danh sách 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul có 05 quân nhân chỉ mới 20 tuổi. Khi New York bị ISIS tấn công, Sept-11-2001, đưa đến việc Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan, 05 quân nhân này chưa được sinh ra hoặc chỉ còn là em bé!
Nữ quân nhân Hoa Kỳ – cũng như nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – chỉ phụ trách việc văn phòng, tiếp liệu, ý tế, tâm lý chiến chứ không được trực tiếp tham chiến tại mặt trận.
Theo cựu trung tá TQLC Kate Germano, khi cuộc chiến tại Afghanistan bùng nổ – October-07-2001, với chiến dịch “Enduring Freedom” do Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush ký sắc lệnh, sau khi Taliban từ chối giao nộp mastermind Osama bin Laden’s al-Qaida organization – nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng không được phép thực hiện công tác tại cổng gác.
Nhưng, khi cuộc rút quân tại Afghanistan bắt đầu, nhận thấy việc kiểm soát phụ nữ và trẻ em tại sân bay sẽ gặp nhiều trở ngại – vì phong tục và văn hóa dị biệt – nữ trung sĩ Nicole Gee và nữ trung sĩ Johanny Rosario Pichardo tình nguyện nhận lãnh phần việc giúp đỡ và kiểm soát phụ nữ cũng như trẻ em Afghans đi qua cổng gác.
Không ngờ, hành động thiện nguyện của hai nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ này lại đưa đến kết quả quá thảm khốc và đau thương!
Bên cạnh sự cảm phục dành cho nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng như nữ quân nhân VNCH và nữ quân nhân các nước văn minh, tâm hồn tôi lại âm thầm xót xa khi nghĩ đến thân phận phụ nữ thiếu may mắn ở Trung Đông; bởi vì, tại 18 nước bên Trung Đông, phụ nữ bị thiệt thòi rất nhiều, về mọi phương diện.
Vì thế, khi đọc bảng tin bổ túc của The Associated Press, Aug.-17-2021, lúc 12:15PM ET, tôi thầm vui, vì câu này: “A Taliban spokesman promised Tuesday that the insurgents who overran Afghanistan in recent days would respect women’s rights and would not exact revenge …” Niềm vui trong tôi vừa đến, chợt tan biến, khi tôi đọc câu kế tiếp: “Mujahid promised the Taliban would honor women’s rights, but within the norms of Islamic law {…} He promised the insurgents would secure Afghanistan — but seek no revenge against those who worked with the former government or with foreign governments or forces…”


Tự dưng tôi cảm thấy hoài nghi và rồi hệ quả khóc hờn của những lời kêu gọi xảo trá do cộng sản Việt Nam (csVN) lập mưu để “lùa” tất cả thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam – không thể chạy thoát trước khi csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam – vào tù, sau 30-04-1975, lại bừng sống trong hồn tôi!


Sau giây phút xúc động, tôi bình tâm và nhận ra rằng: Người csVN không những ác độc với phụ nữ miền Nam mà trong cuộc chiến, 1954-1975, người csVN cũng đã hành xử tàn ác và man rợ đối với ngay cả phụ nữ và thiếu nữ miền Bắc Việt Nam rồi!


Thật vậy! Suốt cuộc chiến, từ 1954 đến 1975, do csVN xé Hiệp Định Ba-Lê, đưa quân xẻ Trường Sơn xâm lăng miền Nam, nếu bao nhiêu ngàn trái tim của phụ nữ miền Bắc đã nát tan theo từng bước chân của người thân trong đoàn quân csVN tham tàn và háo chiến trên đường mòn Hồ Chí Minh thì phụ nữ miền Nam cũng chịu nhiều đau thương, mất mác vì người thân gục ngã trong những cuộc cường tập do csVN gây nên!


Trong khi thiếu nữ miền Nam Việt Nam – nhờ sự hy sinh vô bờ của người Lính VNCH – vẫn được sống trong thanh bình, được cắp sách đến trường, thì, không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ miền Bắc Việt Nam bị csVN buộc phải theo đoàn quân csVN khát máu, xẻ dọc Trường Sơn để thực hiện những công tác nặng nhọc như tải đạn, tải nhu yếu phẩm, tải nhiên liệu, lái xe vận tải, hộ lý, v.v… đề được làm anh hùng!


Trên thế giới, chỉ có những kẻ tàn ác và không có lòng nhân đạo – như người csVN – mới dùng hai chữ “anh hùng” để chiêu dụ, phỉnh gạc những em bé chỉ hơn 10 tuổi vào quân đội. Đây là bằng chứng do chính csVN phổ biến:


1.- Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND csVN Nguyễn Trung Thu, vị tướng đánh giặc từ thuở lên 10. {…}10 tuổi, Trung Thu đã tự chế mìn, lựu đạn, vũ khí đánh địch theo chiến thuật du kích. {…} Cậu bé quyết định mang 05 quả mìn bỏ vào bao mang đi gài địch. Link:
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vi-tuong-danh-giac-tu-thuo-len-10-103503.html


2.- Nguyễn Thị Ánh Thu, năm 14 tuổi, đã tình nguyện tham gia từ công tác giao liên, du kích xã rồi làm chỉ huy xã đội Song Thuận…Link: https://vov.vn/xa-hoi/huyen-thoai-ve-nu-anh-hung-tieu-diet-tren-100-linh-my-nguy-461262.vov


3.- Cao Thị Hương, 15 tuổi, nữ du kích đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên đất Củ Chi bằng súng bá đỏ (loại súng trường lên đạn từng viên). Chú thích này là của LĐ – Số 63 Lê Tuyết – 11:24 AM, 20-03-2015, trên báo Lao Động. Link:
http://tamlongvang.laodong.com.vn/phong-su/huyen-thoai-ban-roi-may-bay-my-bang-sung-ba-do-306675.bld
Vận tốc và cao độ của phi cơ phản lực mà bị “nữ cán bộ nhí” dùng súng trường, lên đạn từng viên, bắn hạ thì…quả thật người csVN đã thể hiện được tất cả bản chất của những em bé ngày xưa chỉ biết chăn trâu, chăn bò!


4.- Danh sách 12 “anh hùng nhí” – nhóm chữ này và danh sách “anh hùng nhí” rất dài, ngày trước được dư luận viên csVN quảng bá trên internet. Sau khi bị vài bài của người Việt di tản chỉ trích, dư luận viên csVN đã đổi thành “anh hùng trẻ tuổi” và danh sách trẻ em bị csVN lừa, đưa vào chỗ chết để được làm anh hùng đã bị rút ngắn rất nhiều; nay chỉ còn:
-* Nguyễn Bá Ngọc (1952 – 1965), 13 tuổi.
-* Dương Văn Nội (1932 – 1947), 15 tuổi.
-* Dương Văn Mạnh (1930-1944), 14 tuổi.
-* Vừ A Dính (1934-1949), 15 tuổi.
-* Kim Đồng (1929-1943), 14 tuổi, v.v…


Dưới thời VNCH, tại Saigon và các thành phố lớn, không ai lạ gì trò đánh lén của Việt cộng – tay sai rất đắc lực của csVN. Việt cộng gói kỷ mìn hoặc lưu đạn, vào giỏ đi chợ, rồi bảo em bé đánh giày hay là em bé ăn xin, đem gói đó đến chỗ lính Mỹ đứng đón xe bus, trao cho lính Mỹ để được lính Mỹ cho “kẹo cao su” – chewing gum – rồi em bé sẽ trở thành anh hùng!


Người Mỹ, với bản tính nhân hậu, rất thích và tin tưởng trẻ em, cho nên, không những không đề phòng mà còn lấy kẹo cho em bé nữa. Thế là mìn nổ! Lính Mỹ và đứa bé Việt Nam chết không toàn thây!


CsVN đã lợi dụng sự thơ dại của trẻ em để đưa trẻ em vào chỗ chết! Thế mà người csVN và bộ đội ông Hồ Chí Minh lúc nào cũng “tự sướng”, tự ca ngợi những “chiến công huyền thoại” do các em bé chỉ hơn 10 tuổi thi hành!
Hỡi người csVN! Suốt chiều dài của dòng lịch sử cận đại, csVN đã áp dụng những thủ đoạn gian manh, lừa lọc để giết hại cả triệu triệu người đồng chủng; rồi phổ biến hình ảnh những em bé ôm súng; mấy cụ bà thêu dệt chuyện “đánh Mỹ cứu nước” và hình ảnh bi thảm có thật của không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ Bắc Việt mất xác trên đường mòn Hồ Chí Minh, v.v…chỉ làm cho nhân loại ghê tỡm về sự tàn ác và dã man của người csVN chứ những hình ảnh đó không thể gây được chút thiện cảm nào trong lòng người!


Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi!
Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

*.- Bài này do sự gợi ý của nhà báo Vương Trùng Dương.

Tùy bút: NGƯỜI LÍNH MỸ

Christian Golcyznski, 8 tuổi, trong đám tang của Cha –Marine Staff Sgt. Marcus Golcyznski – tử trận tại Iraq, 2007. (1)

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gần đây, những biến động tại Afghanistan khi Hoa Kỳ rút quân khiến nhiều ngòi bút đưa ra sự so sánh giữa miền Nam Việt Nam, tháng Tư năm 1975 và Afghanistan, tháng Tám năm 2021.
Vâng, tôi thấy vài điểm tương đồng như Cha Mẹ đưa em bé qua hàng rào kẽm gai để em bé được vào vòng tay của người lính Mỹ – chỉ với hy vọng cho con được đến chốn an toàn. Taliban đến từng nhà, tại Afghanistan, treo cổ những người làm việc cho Mỹ. Vài người liều, “đu” theo máy bay, bị rớt, chết; trong số này có một thanh niên thuộc Afghanistan’s youth natonal football team, v.v.
Ngoài vài điểm tương đồng như trên, tôi còn nhận thấy ba điểm rất đáng chú ý.
1.- Năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) giữ vững miền Nam cho đến năm 1975.
2.- Năm 2021, Mỹ rút chưa hết quân khỏi Afghanistan mà quân Taliban đã chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan rồi!
3.- Nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có câu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!” thì, tại Afghanistan cũng có câu: “No one trusts anything that comes from the Taliban’s mouth.” Link: https://www.cnn.com/2021/08/20/asia/afghanistan-taliban-rule-friday-intl/index.html]


Riêng tôi, kể từ ngày Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, tôi cứ hồi hộp, lo âu và cầu nguyện để Taliban đừng pháo kích bừa bãi vào đoàn người chạy loạn hoặc pháo kích vào phi trường Kabul – như cộng sản Việt Nam (csVN) đã pháo kích vào phi trường và pháo kích chính xác vào đoàn người cùng dòng máu Lạc Hồng – đang chạy về phía VNCH để được che chở, năm 1975.
Trong khi tôi đang thầm vui vì tưởng rằng Taliban không tàn ác như csVN thì, bản tin trên CNN, ngày 08/26/2021, làm tôi tức giận.
Trưa nay, 08/27/2021, tôi lại thấy tin bổ túc, lúc 12:36 PM ET: “… a bombing at Kabul’s airport killed at least 170 people including 13 US service members {…} More than 200 people were injured in Thursday’s attack, an official with Afghanistan’s Ministry of Health told CNN on Friday…” Link: https://www.cnn.com/2021/08/27/asia/afghanistan-kabul-airport-attack-update-intl-hnk/index.html


Thì ra, cái ác lúc nào cũng chập chùng trong thế giới này! Tôi ngậm ngùi nghĩ đến những vụn vỡ trong trái tim của người Mẹ, người vợ, người con, người chị/em gái và người tình của người lính Mỹ – tưởng sắp thoát được vùng lửa đạn – phải gục ngã vào giờ phút cuối!


Là một ngòi bút không chuyên nghiệp, không thích và không muốn tìm hiểu về chính trị, tôi chỉ xin được nhìn hai sự kiện Việt Nam 1975 và Afghanistan 2021 từ “lăng kính” của một phụ nữ. Tôi chỉ xin được viết từ tâm thức của một người Mẹ, người vợ, người con, người chị, người yêu hoặc là người em gái của một người lính tác chiến.


Từ vị thế của người vợ, những lần được tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp của Hải Quân VNCH – để viết tường thuật – tôi đã thấy và cảm nhận được sự hy sinh cũng như nỗi đau trong lòng người lính Mỹ khi phải xa quê hương để dấn thân vào cuộc chiến mà chính họ không hiểu được lý do!


Lần đầu tiên tôi thấy người Mỹ – Hải Quân Đại úy Graham, cố vấn trưởng của Duyên Khu II – đổ máu trên chiến trường Việt Nam là năm 1964, tại Vĩnh Hy, Cam Ranh. Thời điểm đó, Hải Quân Trung úy Hồ Quang Minh (Bố của các con tôi) là Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 26, hậu cứ tại Bình Ba, vịnh Cam Ranh.


Lần thứ hai, khi Minh chỉ huy Giang Đoàn 30 Xung Phong, tham dự hành quân dài hạn Tam Giác Sắt. Cố vấn của GĐ30XP – Hải Quân Trung úy Martin – bị thương nặng, trên chiếc Command.


Lần thứ ba, Hải Quân Đại úy Blust – cố vấn của GĐ26XP, hậu cứ tại Long Xuyên – bị Việt cộng “bắn sẻ” trên chiếc Command, trong lúc Minh chỉ huy đoàn chiến đỉnh giang hành trên kinh Trèm Trẹm, để tiếp cứu đồn thứ Chín.


Lần thứ tư, tại xã Hộ Phòng, quận Gia Rai, cũng thời điểm Minh chỉ huy GĐ26XP. Trên con kinh đào rất hẹp, Hải Quân Đại úy Taylor – cố vấn của GĐ26XP – bị thương vì Việt cộng bắn B–40 vào chiếc Command.


Lần thứ năm, tại Kinh Ngang, Minh là Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn V Tuần Thám. Khi đoàn PBR – Patrol Boat Riverine, khinh tốc đỉnh – đến khúc cua ngặt, bị B–40, B–41 của Việt cộng bắn xối xả. Một B–41 xuyên qua khinh tốc đỉnh chỉ huy. Minh và cố vấn Gronados đều bị thương.


Đối với tôi, cảnh lửa đạn trên sông hoặc dọc bờ sông, vào ban đêm, mang nặng tính chất hào hùng và bi thảm. Nhưng, hình ảnh và tiếng hát nghẹn ngào của Hải Quân Đại úy Ashmore – thay thế cố vấn Blust, GĐ26XP – nơi mũi chiếc Command vào một đêm trăng, trên sông Cái Lớn, lại cho tôi hiểu thế nào là thương nhớ, thế nào là cô đơn, thế nào là bơ vơ, lạc lõng của một người lính chiến phải xa quê hương cả nửa vòng trái đất!


Gần nửa thế kỷ qua, không thể nào tôi nhớ được tựa đề của ca khúc mà Ashmore thường hát trên những dòng sông nhuộm máu. Nhưng giọng hát đầy u uẩn và bóng dáng đơn độc của Ashmore nơi mũi chiếc Command thì mãi hoài đọng lại trong hồn tôi!


Mỗi khi nhớ lại giọng hát và hình ảnh của Ashmore, tôi tự hỏi: Từ khi tôi được sinh ra cho đến bây giờ, biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã “rơi” vào tình cảnh bơ vơ, lạc lõng sau mỗi trận chiến – nếu họ may mắn còn sống? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ bị tàn tật? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã bị “mất xác”?


Nhắc đến người lính Mỹ bị “mất xác”, tôi xin trích một phân đoạn từ tùy bút Tạ Ơn Mảnh Đất Này, của ĐML, có liên quan đến sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers!


“… Paul Magers chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt Nam chỉ có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ có hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ‘ở lại’” đó đến gần 40 năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul rất rạng rỡ, vô tư. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:

   I shot a man yesterday
   And much to my surprise,
   The strangest thing happened to me
   I began to cry.

   He was so young, so very young
   And Fear was in his eyes.
   He had left his home in Germany
   And came to Holland to die.

   I knelt beside him
   And held his hand
   I begged his forgiveness
   Did he understand?

   It was the War
  And he was the enemy
  If I hadn’t shot him
  He would have shot me.

   I saw he was dying
   And I called him “Brother”
   But he gasped out one word
   And that word was “Mother.” ... (2) (Hết trích)

   Kể từ Thế Giới Đại Chiến thứ II, theo tài liệu trên internet, số thương vong – không kể thương binh –của lính Mỹ trên thế giới là:
   • Thế Chiến Thứ II: 461,800.
   • Việt Nam: 58,220.
   • Iraq: 4,431.
   • Afghanistan: 2,376.
   • Triều Tiên: Chưa được ghi nhận.
   • Bị bệnh Posttraumatic stress disorder (PTSD): Chưa được kiểm chứng.
   • Tự tử sau mỗi cuộc chiến: Chưa được phổ biến.

   Một đất nước – the United States of America (USA) – đã đóng góp cho thế giới Tự Do bao nhiêu nhân sự và xương máu, chưa kể tài chánh, quân trang, quân dụng, khí giới, v.v. mà mỗi lần USA rút quân khỏi một nước nào thì USA cũng đều nhận bị “lên án”, như “đâm sau lưng đồng minh”, “tháo chạy”, “bội ước”, “phản bội”, v.v.
   Thế csVN bội ước, xâm phạm bao nhiêu Hiệp Ước ngưng bắn trong cuộc chiến 21 năm trên Quê Hương tôi, để cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đã ai thẳng thắn, mạnh dạn lên án csVN chưa?
   Chưa!
   Điều cay đắng và mỉa mai nhất là: Mỗi lần Hoa Kỳ “phản bội”, “tháo chạy”, “bội ước” một nước nào thì chính người lính Mỹ cũng phải canh gác, giữ trật tự, an ninh – nhiều khi phải chết vì những nhiệm vụ sau cùng này, như sáng 26 tháng 08 năm 2021, tại phi trường Kabul – chỉ với mục đích đem được càng nhiều dân địa phương càng tốt về Mỹ để... nuôi, làm người tỵ nạn!
   Biết bao nhiêu con cháu của các sắc dân tỵ nạn tại Mỹ đã thành công vượt bực trên nhiều lãnh vực, trong mọi địa hạt; thế mà đã có tổ chức nào của người tỵ nạn thành lập Hội Giúp Đỡ hoặc biết ơn Thương Binh và tử sĩ Hoa Kỳ chưa?
   Chưa!
   Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân.
   Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
   Tôi quan niệm, người Mỹ chỉ như người láng giềng tốt bụng. Khi bạn bị té ngoài sân, người láng giềng tốt bụng đó chỉ có thể đỡ bạn dậy, gọi 911 rồi an ủi, phủi bùn đất cho bạn. Thế là bạn may mắn rồi! Đừng buồn trách khi người láng giềng đó không ở lại đàn hát cho bạn nghe trong thời gian bạn dưỡng thương!
   Nhưng, khi gia đình bạn nuôi một con thú bất trị, chuyên phá phách trong nhà, sân vườn của bạn, của làng xóm – có khi cắn người thân của người láng giềng tốt bụng – thì người láng giềng tốt bụng đó sẽ không ngại ngùng gì mà không kiện bạn hoặc giết con thú bất trị của bạn.
   Sau đó, người láng giềng đó có thể chỉ dẫn cho bạn cách thức làm vườn, trồng những loại hoa đẹp. Thế thôi! Bạn không thể buộc người láng giềng đó phải tự tay chăm sóc vườn hoa cho bạn hoặc “đền” cho bạn con thú khác!
   Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Iraq.
   Veterans Club Founder and CEO Jeremy Harrell, an Army veteran who served in Iraq, said: “I think that’s a really good idea. I’m glad President Biden is keeping President Trump’s idea to bring troops home and to get folks out of Afghanistan.” 

Link: https://www.wave3.com/2021/04/15/its-time-come-home-kentucky-afghan-iraq-war-veterans-react-us-troop-withdrawal

ĐIỆP MỸ LINH
http://www.diepmylinh.com

(1) Hình trong bài của Wonbo Woo, Kate Snow and Tracy Connor – ngày 20, Dec. 2013 – US News.
(2) Washington (CNN) – What does it feel like to kill a man? James Lenihan of Brooklyn knew. He fought in Europe in World War II and he killed a German soldier during a battle in Holland.

Sài Gòn xưa: Chuyện về nhà sách Khai Trí

Trước 75, Khai Trí là nhà sách nổi tiếng nhất Sài Gòn, không ai không biết. Câu chuyện về nhà sách này cũng gắn liền với cuộc đời thăng trầm của ông Nguyễn Hùng Trương mà người thời bấy giờ thường gọi là “ông Khai Trí”.

Cậu học trò mê sách
Ông Nguyễn Hùng Trương sinh năm 1926 ở Thủ Đức, thuở nhỏ đam mê đọc sách nên thường nhịn ăn sáng để có tiền mua.
Lên trung học, ông vào học ngôi trường nổi tiếng Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong) ở quận 5. Bấy giờ nhà ông ở Thủ Đức, cách xa trường, nên ông phải ở lại trường, cuối tuần đạp xe về nhà, thứ 2 đầu tuần lại đạp xe đến trường.
Dù tiền sinh hoạt không nhiều, nhưng vì nhịn ăn nên cứ chiều thứ 2 là ông mua sách. Sách mà ông mua chủ yếu là sách nước ngoài. Đến năm 1940, số sách ông sở hữu đã đủ để lập thành một tủ sách rất có giá trị.
Sau khi ra trường, ông Nguyễn Hùng Trương lấy vợ là người bạn từ thuở hàn vi, bà Phùng Thị Bông. Hàng ngày vợ chồng ông bán sách trên xe đẩy trước trường Chassesloup Laubat (nay là trường THPT Lê Quý Đôn).
Thấy ông Nguyễn Hùng Trương có nhiều sách nước ngoài, mấy người bạn của ông đã nhờ ông mua giúp 5 cuốn về văn học Pháp, bản thân ông cũng muốn mua 1 cuốn là 6 cuốn. Ông liền gửi thư cho nhà xuất bản đặt mua 6 cuốn và nhận được phản hồi là nếu mua 10 cuốn sẽ được giảm giá. Vậy là ông quyết định mua luôn 10 cuốn.
Khi nhận được sách, ông đem ra nhà sách bán ký gửi, nhưng bất ngờ là chỉ vài ngày 4 cuốn sách đã bán hết. Từ đó ông Nguyễn Hùng Trương thường đăng ký mua các sách quý hiếm ở nước ngoài rồi đem bán ký gửi.
Tất cả số tiền lãi bán sách, tiền làm thuê và tiền dạy học, ông tiết kiện đến 4, 5 năm thì có được số vốn. Năm 1952, ông mở nhà sách Khai Trí ở căn nhà 2 mặt tiền trên đường Bonard (sau năm 1955 đổi tên thành đường Lê Lợi). Việc này cũng có công lao rất lớn của vợ ông, bà Phùng Thị Bông.

Nhà sách tự chọn đầu tiên ở Việt Nam
Là người mê đọc sách, lại có kinh nghiệm bán sách nên ông Nguyễn Hùng Trương hiểu được nhu cầu của khách hàng, có khả năng đánh giá và phân loại sách.
Thời điểm nhà sách Khai Trí ra đời, ở Sài Gòn có 10 nhà sách lớn, nổi tiếng nhất là nhà sách Xuân Thu dành cho giới nhà giàu trên đường Tự Do.
Các nhà sách lúc đó còn ít đầu sách và chủ yếu là sách ngoại văn. Nguyễn Hùng Trương bán đa dạng các loại sách cả ngoại văn lẫn tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp như giới trí thức, sinh viên, học sinh, cho đến cả trẻ em. Đặc biệt nhà sách của ông là tự chọn, khách hàng có thể vào tự chọn sách xem thoải mái, sau đó mua hay không mua cũng được. Nhà sách Khai Trí là nhà sách tự chọn đầu tiên ở Việt Nam.
Vì đa dạng đầu sách phục vụ, khách lại được tự chọn sách, nên nhà sách Khai Trí khi nào cũng đầy ắp người. Dần dần ngay cả ông Nguyễn Hùng Trương cũng được gọi là “ông Khai Trí”.
Có bài báo đăng về nhà sách Khai Trí như sau:
“Hai căn nhà rộng thênh thang trên đại lộ Bonard của nhà sách Khai Trí luôn mở toang các cửa, sách được phân chia từng loại trưng bày rộng rãi trên các kệ sắt. Người mua tha hồ lấy xem, lựa chọn và dù khách mua hay không mua, khi ra về đều nhận được cái nghiêng đầu nhẹ nhàng và cụ cười cảm ơn rất thân tình, lịch sự của những cô nhân viên trẻ đẹp, mặc áo dài màu xanh dương thanh lịch. Sách mua được nhân viên bao gói bằng loại giấy đặc biệt có in tên nhà sách và sách được đóng dấu tên của tiệm…”

Nhà sách Khai Trí mau chóng nổi tiếng trong giới sinh viên học sinh, giới nhân sĩ trí thức. Những người thích đọc sách ở các tỉnh phía Nam hầu như ai cũng từng nghe danh nhà sách Khai Trí.
Đóng ghóp lớn cho việc xuất bản sách và giáo dục
Không chỉ rất thành công về mặt kinh doanh sách, ông Nguyễn Hùng Trương còn hoạt động rất mạnh và cũng rất nổi tiếng với công việc xuất bản sách.
Ông có một nhà in riêng, sách ông xuất bản là những loại sách giá trị, với hàng ngàn tựa sách, đủ thể loại, từ sách học làm người, học nấu ăn đến sách nghiên cứu văn hoá, khoa học, sách giáo khoa, dịch thuật.

Đặc biệt ông Nguyễn Hùng Trương rất nặng lòng với thế hệ thiếu niên, nhi đồng, nên từ năm 1971 đến 1975, ông đã chọn lọc và cho xuất bản 300 đầu sách của bộ Tuổi Thơ dành riêng cho lứa tuổi măng non.
Đồng thời ông cũng cho xuất bản tuần báo Thiếu Nhi, dùng kỹ thuật in offset rất tiên tiến, thiết kế công phu đẹp mắt. Tuần báo có sự cộng tác của hầu hết các nhà văn, nhà báo, nhà giáo tên tuổi và có tâm huyết với thế hệ con cháu. Đây là tuần báo duy nhất của thời đó và được các học sinh, các bậc phụ huynh đánh giá cao vì tính giáo dục, lành mạnh của báo. Hơn nữa, giá của báo lại được ưu đãi đặc biệt với các đối tượng nhỏ tuổi.

Tuần báo Thiếu Nhi do ông Nguyễn Hùng Trương làm chủ nhiệm

Ông Nguyễn Hùng Trương còn dành một gian sách riêng trong nhà sách Khai Trí cho thiếu nhi, phục vụ sẵn cả băng ghế cho trẻ được vào ngồi xem thỏa thích. Những trẻ nghèo không có tiền mua sách có thể gặp ông để nhận những tấm thiệp mua sách miễn phí

Suốt hơn 20 năm, người Sài Gòn hầu hết đều biết đến nhà sách Khai Trí là điểm sáng trong hoạt động văn hóa của Sài Gòn.
Nhà sách Khai Trí bị đóng cửa và những cố gắng bất thành
Năm 1975, nhà sách Khai Trí bị buộc phải đóng cửa, toàn bộ số sách bị tiêu hủy vì bị xem là văn hóa phẩm đồi trụy, ông Nguyễn Hùng Trương cũng bị đi tù cải tạo.

Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được con cái bảo lãnh sang Mỹ. Tại Mỹ ông muốn xây dựng nhà sách Khai Trí nhưng thất vọng khi thấy 90% sách bản quyền của Khai Trí bị bán lậu tràn lan và công khai.
Sau này, nghe nói nhà nước Việt Nam trả lại nhà đã tịch thu năm 1975, nên năm 1996 ông Nguyễn Hùng Trương quyết định về nước. Lúc về, ông mang theo khoảng 2.000 đầu sách, chủ yếu là sách học làm người với hy vọng nhận lại được nhà sách Khai Trí xưa, thế nhưng số sách lại bị tịch thu.
Ông đã cố gắng xin lại một phần nhà sách, các cơ sở và nhà cửa nhưng không thành. Ông chỉ nhận lại được căn nhà cũ xây từ năm 1930 ở đường Điện Biên Phủ.
Vào khoảng cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, có một số người Sài Gòn nhận ra “ông Khai Trí” đứng trước nhà sách khi xưa (lúc đó được đổi tên thành nhà sách FAHASA, 60-62 đường Lê Lợi) như tưởng nhớ một thời, rồi lặng lẽ trở về.
Ông sống tại căn nhà ở đường Điện Biên Phủ cho đến khi mất vào năm 2005, thọ 80 tuổi.
Trần Hưng tổng hợp

Xem thêm:
Nguyễn Tấn Đời: Doanh nhân hạng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa (P1)

Truyện ngắn: “HAI PHỤ NỮ ĐỘC THÂN”

ĐIỆP MỸ LINH

Đang sắp hàng trong tiệm Hamburgers Fuddruckers, bà Dung nghe giọng nữ từ phía sau, hỏi bằng tiếng Anh:
-Bà ơi! Tí nữa bà ngồi bàn nào bà làm ơn cho tôi ngồi cùng bàn với.
Quay lui, thấy một phụ nữ Á Đông mang “mask”, bà Dung – cũng mang “mask” – có vẻ lưỡng lự, phân vân. Phụ nữ nhìn vào mắt bà Dung với ánh nhìn thiết tha, tiếp:
-Bà đừng ngại, tôi chích ngừa Covid-19 rồi.
Vừa khi đó, đến phiên bà Dung “order”. Bà Dung lại quay lui, ra dấu cho người phụ nữ Á Đông cùng bước theo bà. Sau khi “order” phần của Bà, bà Dung chỉ phụ nữ Á Đông và nói với cô Mễ đang nhận “order”:
-Cùng một “bill”; trao “bill” cho tôi. Tên tôi là Dora.
Phụ nữ Á Đông ngăn lại:
-Cảm ơn bà đã có nhã ý trả tiền cho bữa ăn của tôi. Nhưng lý do tôi muốn ngồi ăn cùng bàn với bà là vì tôi cô đơn lắm! Tôi chỉ muốn được cùng ngồi ăn với một người chứ không phải tôi không thể tự đài thọ bữa ăn của tôi.
-Tôi hiểu. Nhưng bà cho phép tôi được mời bà hôm nay.
-Thế thì lần sau tôi xin được mời bà. Bà đừng từ chối, nha!
-Vâng.
Sau khi chọn bàn, ngồi, chờ nhà hàng gọi trên máy phóng thanh, bà Dung hỏi bà Á Đông:
-Bà là người nước nào?
-Tôi tên Trang, người Việt; còn bà?
Bà Dung nói tiếng Việt:
-Tôi tên Dung. Hồi còn đi làm, nhân viên cùng phòng gọi tôi là Dora. Hân hạnh được biết chị.
-Chị gì! Em nhỏ hơn chị mà! Chị ở gần đây không?
-Dạ, gần, trong Senior Living in Sugar Land,
-Anh đâu mà chị phải ở trong đó?
-Ông ấy “đi” lâu rồi.
-Sorry, chị!
-Cảm ơn chị. “Ông xã” của chị đâu?
-Dạ, em “dẹp” ổng rồi!
Không muốn tò mò, Bà Dung nhìn ra cửa sổ, nhớ những buổi chiều quạnh vắng trong phòng 212 của ngôi chung cư rất nhiều phòng; nhưng mỗi phòng như một “nhà tù” sang trọng, chỉ “giam giữ” một người có mứt lương hưu trí cao – không nhận “giam” người phải nhờ chính phủ phụ trả một phần. Những lúc đó Bà chỉ ước mong được thấy bóng dáng một người hoặc là nghe tiếng nói của bất cứ ai – người thật chứ không phải từ TV/radio/youtube – nhưng quanh Bà chỉ là sự câm nín! Cuối tuần các con của Bà thường mời Bà đi ăn. Bà ăn một cách chậm rải vì thói quen, vì tuổi tác và cũng vì muốn kéo dài thời gian bên các con. Các con có vẻ sốt ruột; bởi vì các con của Bà còn phải “làm phận sự” đối với bên suôi gia của Bà nữa! Bà thăm hỏi và khuyên các cháu nên chăm chỉ học hành. Các con của Bà bảo Bà đừng “làm áp lực”, để các cháu tự lo liệu cho quen. Bà khuyên các cháu nên ăn cái này, không nên ăn cái kia, các con của Bà bảo Bà nói như thế có nghĩa là Bà chê các cháu không đủ hiểu biết, không thể tự lo thân. Bà khuyên các cháu phải cẩn thận, đừng tin người lạ. Các con của Bà bảo Bà làm cho các cháu sợ, mất tự tin. Khi nào biết cháu nào được điểm “A”, bà Dung cũng kín đáo cho cháu đó ít tiền. Không hiểu tại sao con của Bà biết được, thế là con của Bà cấm Bà cho cháu tiền; vì con của Bà bảo cho tiền để đứa bé phải “cắm đầu” học là đồng nghĩa với mua chuộc, tạo áp lực! Hãy để đứa bé tự phát triễn! Đôi khi con của Bà đem cháu đến gửi trong vài tiếng đồng hồ. Bà Dung vui hẳn lên, lăng xăng hâm món này, cắt bánh kia, gọt trái nọ cho cháu ăn. Khi con của Bà trở lại, “bắt được quả tang”, thế là Bà phải nghe: “Con nói Mẹ hoài mà Mẹ cứ ‘baby’ nó. Mẹ để nó lớn với chứ. Mai mốt nó đi học xa làm thế nào nó tự lo cho nó được!”
Cuối cùng, bà Dung phải giữ khoảng cách với con, cháu. Khi nào muốn ăn món gì, Bà tự lái xe đến nhà hàng. Hôm nào mưa, không dám lái xe, đành ăn thức ăn trong “nhà già”!
Đang thầm tủi thân, bà Dung chợt so sánh cuộc đời quạnh hiu của Bà và những tấm hình của các cụ già bên Việt Nam: Cụ nào miệng cũng móm, lưng cũng còng, đi chân trần, vai quảy gánh. Mỗi đầu gánh vài trái ổi, trái xoài; đầu kia vài trái bắp luột, vài trái chuối, v.v…Sau khi so sánh, bà Dung thầm tạ ơn Trời Phật và không còn tủi thân nữa!
Đang bị phân tâm, bà Dung chợt nghe tiếng Trang:
-Ăn đi, chị! Bộ nhớ ảnh hay sao mà trông chị buồn quá vậy?
Không muốn thố lộ chuyện gia đình, bà Dung nói khác đi:
-Vợ chồng mấy mươi năm chứ ít sao! Khi còn sống, cứ cay đắng, gây gổ nhau, hơn thua nhau từng lời nói; khi không còn nữa thì tiếc nhớ âm thầm!
-Mình đàn bà, đa cảm; còn đàn ông, thời buổi này, con gái bên Việt Nam “rẻ rề”, mấy ổng muốn cỡ nào, giá nào cũng có!
-Chị còn trẻ, nếu về Việt Nam, cũng có nhiều đàn ông theo để được qua Mỹ.
-Em biết. Nhưng em chỉ muốn lấy nhau vì tình; còn lấy nhau chỉ để lợi dụng nhau thì…
Trang nhún vai, bỏ lửng câu nói. Bà Dung hỏi:
-Có lẽ cuộc tình của anh chị đẹp lắm; thế mà đổ vỡ. Uổng thật!
-Em có mấy bà bạn cũng ly dị chồng; có người thì con của họ ly dị. Dường như từ ngày sang đây, người mình ly dị nhiều hơn, phải không, chị?
-Có thể cuộc sống ở bên này căn thẳng, ít thì giờ cho nhau, vì thế, người trẻ ly dị; cũng có thể mấy ông bây giờ già, thích “gặm cỏ non”, mấy bà cũng già, không còn kiên nhẫn nữa!
-Người Mỹ có câu “Cỏ bên kia hàng rào xanh hơn.” Đúng Thật!
-Chị muốn “ám chỉ” mấy ông già thích “gặm cỏ non” đó hả?
-Không. Em muốn nói trường hợp của em.
-Trường hợp của chị như thế nào?
-Hồi ảnh còn ở với em, ảnh “cà chớn”, em chịu không được! Thấy mấy bà bạn sống không chồng sướng quá, muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, em ham. Ai dè…
-Tôi nghĩ, sự đổ vỡ nào cũng đến từ hai phía.
-Ảnh “cà chớn”, làm mất mặt em, làm em đau khổ thì em phải cho ảnh biết cái giá của sự đau khổ chứ!
-Như vậy thì chị trả thù chứ chị đâu còn thương yêu anh ấy nữa.
-Em còn thương ảnh mà! Nếu không còn thương, ai đau khổ làm chi!
-Gặp phải ông chồng “cà chớn” – mà chị vẫn còn thương – tại sao chị không dùng tình cảm để chinh phục lại ông ấy? Tôi chỉ bỏ cái gì tôi không thương, không thích thôi.
-Ảnh phản bội em mà em chinh phục ảnh lại để làm gì?
-Nếu chị lấy một ông khác, ai bảo đảm với chị rằng ông này sẽ chung tình với chị trọn đời?
Trang như bừng tĩnh. Bà Dung tiếp:
-Đàn ông sa ngã là chuyện bình thường. Tôi nghĩ, chồng mình “phải như thế nào đó” thì người phụ nữ khác mới lưu tâm, mới chinh phục. Trong khi người chồng đang cố chống chọi với tình cảm và sự quyến rũ của một phụ nữ khác mà bà vợ lại “hào sản”, “tặng” ông chồng cho phụ nữ đó thì…vô lý quá! Đó là chưa kể, chồng mình còn là Cha của các con, mình có bổn phận và trách nhiệm để con của mình có Cha “một cách đúng nghĩa”!
-Ước gì em được gặp và quen chị sớm hơn.
-Tại sao?
-Chỉ vì tự ái mà em làm đổ vỡ mọi hàn gắn!
-Nghĩa là anh chị đã thử hàn gắn rồi?
-Dạ, không phải em. Ảnh trở về, xin lỗi em, xin em cho ảnh quay lại; nhưng em buộc ảnh phải xin lỗi các con em. Ảnh không chịu, đi luôn!
-Đàn ông mà, chị! Đừng dồn họ vào cuối đường! Đa số đàn ông – nhất là đàn ông miền Nam Việt Nam – thường quan niệm “Chết vinh hơn sống nhục”. Và, tôi nhớ, đã đọc đâu đó câu: “I’d rather die on my feet, than live on my knees”(1), cho nên, nếu còn thương yêu chồng, xin đừng tự ái, hãy mở rộng vòng tay. Mình giữ chồng không những mình giữ người mình thương yêu mà mình còn có bổn phận phải giữ người Cha cho các con của mình nữa!
Trang thật sự xúc động. Vừa khi đó, trên máy phóng thanh gọi “Dora”. Bà Dung cùng Trang vừa đi về phía quày nướng “Hamburgers” vừa thì thầm:
-Trong những người nổi tiếng trên thế giới có ba phụ nữ ghen rất cao thượng. Chính sự cao thượng của ba bà này đã “níu chân” được ba vị Tổng Thồng hào hoa của Hoa Kỳ.
-Ghen mà cũng có “ghen cao thượng” và ghen “hạ cấp” nữa sao, chị?
-Có chứ. Ghen hạ cấp như vụ cô Quờn đốt chồng và vũ nữ Cẩm Nhung bị tạc “acid”, bên Việt Nam.
-Em biết hai vụ đó. Còn ai ghen cao thượng?
Cả hai im lặng, nhận “Hamburgers”, quay sang lấy dao, nĩa rồi đến quày “xà- lách” lấy các loại rau. Vừa ngồi vào bàn, bà Dung vừa lấy “mask” ra vừa đáp:
-Bà Jacqueline Kennedy, bà Hillary Clinton và bà Melania Trump.
Trang cũng lấy “mask” cho vào ví, than:
-Vợ Tổng Thống mà cũng khổ vì tình!
-Phụ nữ nào yêu chồng cũng – không ít thì nhiều – khổ vì tình! Chị thấy, bà Jacqueline Kennedy con nhà gia thế, trẻ đẹp, trí thức mà hoàn cảnh đưa đẩy để Tổng Thống Kennedy gặp nữ minh tinh Marilyn Monroe rồi Marilyn Moroe “ỏng ẹo” hát bài Mừng Sinh Nhật để tặng Tổng Thống Kennedy. Báo chí và các phương tiện truyền thông quốc tế làm “rùm beng”.
-Rồi bà Jacqueline Kennedy phản ứng như thế nào?
-Bà Jacqueline chỉ im lặng, vẫn tươi cười, xinh đẹp, quý phái xuất hiện cạnh Tổng Thống Kennedy trong tất cả mọi sự kiện.
-Còn bà Hillary Clinton?
-Bà Clinton là một phụ nữ rất can đảm và “cao tay ấn”. Trong sự việc giữa Tổng Thống Clinton và Monica Lewinsky – nhân viên trong Tòa Bạch Ốc vào thời ông Clinton làm Tổng Thống – nếu bà Clinton không khôn khéo, có thể ông Clinton đã bị bãi chức hoặc phải từ chức rồi!

  • “Ghê” vậy!
    Vừa nói bà Dung vừa lấy iPhone ra:
    -Để tôi tìm bài này, chị đọc qua cho vui.
    Sau khi mở link, bà Dung trao iPhone cho Trang.
    https://en.wikipedia.org/wiki/Hillary_Clinton#Response_to_Lewinsky_scandal
    Trang đoc và chú ý vài đoạn: “… After the evidence of President Clinton’s encounters with Lewinsky became incontrovertible, she issued a public statement reaffirming her commitment to their marriage…”
    “…In her 2003 memoir, she would attribute her decision to stay married to a love that has persisted for decades…”
    “…In October 2018, Hillary stated in an interview on CBS News Sunday Morning that Bill was right to not resign from office, and that Bill’s affair with Lewinsky did not constitute an abuse of power because Lewinsky ‘was an adult’.”
    Trao iPhone lại cho bà Dung, Trang cười:
    -Bà Clinton bản lĩnh thật! Em rất nể phục những phụ nữ biết giữ thể diện cho chồng con.
    -Giữ thể diện cho chồng con hay giữ thể diện cho bất cứ ai cũng là một cách để giữ thể diện cho chính mình đó, chị!
    Trang thoáng giật mình. Không biết bao nhiêu lần Trang muốn “ ‘làm’ con nhỏ đó một trận cho nó biết thân”, nhưng bị các con của nàng can ngăn. Vì bị các con ngăn cản, Trang nghĩ rằng các con “hùa” với Cha chứ không thương Mẹ, cho nên, Trang tự động xa lánh các con. Hậu quả, không những Trang mất chồng mà Trang cũng mất con! Để che giấu nỗi đau trong lòng, Trang chuyển đề tài:
    -Còn bà Melania Trump thì sao, chị?
    -Bà Melania Trump là một phụ nữ rất đáng thương! Nhiều người thấy rõ sự chịu đựng dai dẳng của Bà dành cho cựu Tổng Thống Trump và đức hy sinh của Bà dành cho Barron Trump – cậu con trai duy nhất của Bà ấy.
    -Đúng đó, chị. Suốt bốn năm ông Trump làm Tổng Thống, chỉ một lần em thấy bà Melania “cười thật”; đó là khi Bà ấy và ông Trump rời tòa bạch ốc, bước về chiếc Marine One để rời Tòa Bạch Ốc trong ngày ông Trump hết nhiệm kỳ.
    Trang vừa dứt lời, bà Dung nhìn đồng hồ tay, vội đứng lên:
    -Sorry! Hôm nay tôi phải đi đón đứa cháu nội đang học Piano.
    -Chị cho em số điện thoại của chị, được không?
    Cả hai trao đổi số điện thoại, mang “masks” vào, rời bàn, cùng đi ra bãi đậu xe, nhưng về hai hướng khác nhau.
    Đang bước chầm chậm, Trang chợt nghe tiếng ai “ngân nga” một tình khúc mà lúc nào vợ chồng giận nhau Huân – “Ex.” của Trang – cũng ôm Guitar, vừa “từng tưng” vừa “ngân nga” để nhớ thời chàng và Trang yêu nhau:
    “…Ɲhớ hồi còn thơ,
    Vai kề vai trong tiếng tơ.
    Tuу xa vắng ta vẫn mong chờ,
    Ϲhiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ…” (2)
    Trang nhìn quanh. Khu vực thương mại này của người Mỹ, tại sao lại có nhạc Việt Nam? Vừa khi đó, một người đàn ông tóc hoa râm xuất hiện giữa hai chiếc SUV đang đậu cạnh nhau, đi về phía cửa của Fuddruckers.
    Trang hơi mất bình tĩnh, chưa biết phải hành động như thế nào thì Huân đã bước nhanh về phía nàng:
    -Trang! Em khỏe không?
    -Dạ, khỏe. Xe anh đâu?
    -Anh bị tai nạn. Bảo hiểm thuê xe cho anh.
    Trang thầm nghĩ: Hèn chi nghe tiếng hát mà không thấy xe của “ổng”; nhưng nói khác đi:
    -Anh bị gì không? Mấy đứa nhỏ biết không mà sao không đứa nào cho em hay cả?
    Nghe Trang xưng “em” và có vẻ quan tâm đến chàng, Huân thầm vui.
    -Anh dặn các con đừng cho em hay.
    -Tại sao?
    -Xe bị “quẹt” bên hông thôi mà!
    Trang chưa kịp nói gì, Huân tiếp:
    -Em mới đến hay là em đã ăn xong rồi?
    -Em ăn xong rồi.
    -Anh mời em trở vào. Anh có nhiều điều muốn nói với em. Đi! Đi vào với anh.
    Trang lẳng lặng bước cạnh Huân. Khi bước lên bậc cấp, Huân – theo thói quen của một người lịch lãm – đưa tay cho Trang vịn. Đang bước, Trang giả vờ mất thăng bằng, nghiêng người vào Huân. Huân vội choàng tay qua, giữ nàng thật chặt trong vòng tay. Trang vờ bẻn lẽn:
    -Cảm ơn anh. Không có anh, em té rồi!
    Nhìn Trang với ánh mắt nồng nàn, Huân vừa mỉm cười vừa bóp nhẹ bàn tay của nàng…

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

1.- Bóng Chiều Tà của Nhật Bằng.
2.- Của Emiliano Zapata.

‘Thà Buông Súng’ (Tạp ghi)

ĐIỆP MỸ LINH

Đang “lang thang” tìm tin tức trên Internet, tôi chợt thấy trên Fox News một tiêu đề rất đáng lưu ý: “Florida will require schools to teach civics and ‘evils of communism’”.

Tiếp tục đọc bảng tin của Michael Ruiz – a U.S. and World Reporter for Fox News – tôi cảm thấy vui vui; vì thân phận người miền Nam Việt Nam tị nạn cộng sản Việt Nam (csVN) tại Hoa Kỳ đã được Thống Đốc Florida, Ron DeSantis, nhắc đến một cách ân cần: “We have a number of people in Florida, particularly southern Florida, who’ve escaped totalitarian regimes, who’ve escaped communist dictatorships, to be able to come to America. We want all students to understand…why would somebody flee across shark-infested waters…to come to southern Florida? Why would somebody leave a place like Vietnam? Why would be people leave these countries to risk their lives to be able to come here.”

Đọc đến đây, bỗng dưng những cảnh tượng hãi hùng, đã được tôi cố tình dìm vào quá khứ, lại bừng sống một cách mãnh liệt cùng với tiếng hát nức nỡ vang vọng trong lòng tôi:

“… Tự do ơi tự do! Tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! Anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong…” (1)

Cố xua tan những hình ảnh hãi hùng đã phủ chụp xuống Quê Hương kể từ ngày ông Hồ Chí Minh – một người đầy tham vọng nhưng thiếu học vấn và kiến thức, chỉ nhận được công việc nấu ăn trên thương thuyền của Pháp – du nhập và áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên thân phận người Việt Nam, tôi tìm tin khác đọc.

Thấy trong bảng tin của Ronn Blitzer/Fox News/July 6, câu này: “Nebraska Gov. Pete Ricketts has declared July to be Victims of Communism Remembrance Month and is speaking out against the actions of communist regimes throughout history and the present”, tôi mỉm cười. Quả là một tin vui!
Tin vui này là kết quả tốt đẹp do nhiều chủng tộc và người miền Nam Việt Nam đến Mỹ tị nạn cộng sản, sau tháng Tư năm 1975, vun bồi bằng không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt!

Dù vươn lên từ đau thương, mất mác và khóc hờn để ngày nay hãnh diện nhìn sự thành công rực rỡ của thế hệ di dân thứ hai và thứ ba, người miền Nam Việt Nam di tản cũng vẫn chưa bao giờ quên được những hành động ghê rợn, tàn ác do người csVN đã và đang áp đặt lên Quê Hương và dân tộc!

Người csVN lúc nào cũng vỗ ngực “tự sướng” rằng đảng và người csVN thắng hai đế quốc sừng sỏ Pháp và Mỹ.

Thắng cái nỗi gì mà hễ nghe csVN đi đến đâu thì dân chúng vùng đó cũng liều chết chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hết vậy? Điễn hình là cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam do Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện; cuộc di tản không kém phần thảm khốc, do Hải Quân VNCH thực hiện để đưa hơn 30 ngàn người rời khỏi Việt Nam, năm 1975! Sau khi VNCH không còn nữa, người dân Việt vượt rừng, vượt biển, lìa xa csVN – chỉ để lại một câu rất thâm thúy: “Cái cột điện, nếu biết đi, cũng bỏ nước ra đi!”

Để xác định sự trốn chạy của người Việt vẫn còn tiếp diễn dưới mọi hình thức, tôi xin trích vài phân đoạn trong bài viết của Hoàng Minh, 10/06/2020, trên trithucvn.org: “…Trang RFA dẫn số liệu của Bộ Tư Pháp Việt Nam cho biết trong năm 2015 có 4.474 người từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Còn theo Bộ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (United Nations Department of Economic and Social Affairs), ước tính từ năm 1990 đến 2015 có tới 2,6 triệu công dân Việt Nam rời đất nước đến sống ở một quốc gia phát triển hơn.

Con số mà Viện Chính sách Di cư (Migration Policy Institute) thống kê cho thấy năm 1980, số người Việt Nam cư trú ở Mỹ là 231.000; năm 2000 lên đến 988.000 và năm 2017 đã là 1.343.000 người.

Riêng về du học sinh, con số mới nhất được Student and Exchange Visitor Information System cập nhật vào tháng 3 năm 2019 là có 30.684 sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ ở tất cả các cấp, tăng 3% so với tháng 8/2018.

Hôm 23/3, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung từng công khai rằng “tôi cũng có một người con trai đang du học tại Mỹ…” (Hết trích)

Link: https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/bao-trong-nuoc-go-loi-thu-tuong-phuc-noi-cot-dien-o-my-biet-di-thi-se-ve-viet-nam.html

Bài viết của Hoàng Minh còn thiếu phần người Việt xuất cảnh lao động đi làm “cu -li”, làm điếm, rồi trở thành những kẻ ăn cắp chuyên nghiệp tại các nước ngoài Việt Nam.

Trong khi người Việt Nam nghèo, phải xuất cảnh lao động để làm điếm và ăn cắp gửi về giúp gia đình tại quê nhà thì con cháu của quan chức csVN được ung dung “xâm lược” “đế quốc Mỹ” để du học.

Không phải chỉ con của ông Nguyễn Đức Chung mới “xâm lược” Hoa Kỳ để du học mà Nguyễn Thanh Nghị – con của ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên thủ tướng của guồng máy đầy ác tính của csVN – cũng “xâm lược” “xứ tư bản dãy chết Hoa Kỳ” và tốt nghiệp tại đại học George Washington; vợ của Nguyễn Thanh Nghị, người Hà Nội, cũng “xâm lược” “đế quốc Mỹ” và tốt nghiệp tại đại học George Washington. (Wikipedia).

Lẽ nào, chỉ với mục đích muốn con cháu của nhân viên cao cấp trong đảng csVN “xâm lược đế quốc Mỹ” để du học và người miền Bắc Việt Nam có cơ hội rời Việt Nam để tìm cuộc sống khá hơn mà ông Hồ chí Minh và người csVN khởi động cuộc chiến “chống Mỹ ‘kíu’nước” để thiu rụi khoảng 849.018 và gây thương tích cho khoảng 500.000 đến 600.00 bộ đội cụ Hồ; phía VNCH có 310.00 quân nhân tử trận và 1.170.000 thương binh? Link:

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95n_th%E1%BA%A5t_nh%C3%A2n_m%E1%BA%A1ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

Nguyên văn dòng đầu tiên trong link này ghi:“Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2-4 triệu người Việt”. Nhưng trong phần Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân Giải phóng Miền Nam và Quân đội VNCH lại ghi như tôi đã trích ở phân đoạn trên.

Từng tháp tùng nhiều cuộc hành quân hỗn hợp trên sông, tôi được biết: Bất cứ trên chiến trường nào, đa số thương binh VNCH cũng được tải thương khỏi chiến địa bằng trực thăng hoặc bằng chiến đỉnh; trong khi bộ đội ông Hồ Chí Minh không có phương tiên tải thương và cũng không có bệnh viện với đầy đủ bác sĩ, thuốc men và dụng cụ y khoa mà số thương binh của VNCH lại gần gấp đôi số thương binh của bộ đội ông Hồ?

Tin được không?

Trong khi tâm hồn tôi bị chi phối về việc làm thiếu trách nhiệm của Wikipedia tiếng Việt, tay tôi vô tình đưa “con chuột” vào Google. Tôi thấy bảng tin trên BBC, không thấy tên tác giả, ngày 04-07-2021, tựa đề: “Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện ‘chi viện cho TP HCM’ chống Covid-19” có vài phân đoạn thể hiện được tất cả sự lố bịch, mong muội, đầy tính cách trình diễn và phô trương của csVN và những lời khơi động căm thù của người trẻ Việt Nam hôm nay.

Các phân đoạn ấy như sau: “Sáng 1/7, hơn 300 cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã vào TP HCM hỗ trợ…”

“…Nhiều báo đăng tin hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bố trí riêng một chuyến bay để chở đoàn 300 sinh viên vào TP HCM, kèm theo những khẩu hiệu như ‘Mở ra đường Hồ Chí Minh trên không’ để kịp thời chi viện cho ‘chiến trường miền Nam’ chống dịch.

Một số người trong ‘đoàn cứu viện’ còn cho đây là cuộc “giải phóng miền Nam lần 2”. (Hết trích). Link:

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57711146

Đường mòn Hồ Chí Minh dọc dãy Trường Sơn đã chôn vùi không biết bao nhiêu thanh niên, thanh nữ miền Bắc Việt Nam, người trẻ Việt Nam hôm nay chưa kinh hãi và tỉnh ngộ hay sao mà còn mơ tưởng đường Hồ Chí Minh trên không? Giải phóng miền Nam chỉ để con cháu của lãnh đạo csVN và đại gia “xâm lăng” “xứ tư bản dãy chết” du học; chỉ để người dân mất đất; chỉ để không biết bao nhiêu ngàn người phải lìa xa Tổ Quốc mà người trẻ Việt Nam hôm nay cũng vẫn vui mừng, “gào” lên, đòi giải phóng miền Nam lần thứ 2 ư?

Người trẻ Việt Nam hôm nay không thể nhận thức được giá trị của tình thương, của lòng bác ái, của đạo đức; vì người trẻ Việt Nam hôm nay – ngay từ tấm bé – đã bị tiêm nhiễm bản tính hiếu sát và khát máu do người csVN vun bồi!

Trong khi đó, người Miền Nam Việt Nam tị nạn cộng sản đã chứng tỏ cho thế giới thấy giá trị đạo đức, danh dự và lòng tự trọng của người Việt Nam tị nạn như thế nào. Đó là lý do xã hội và người dân Hoa Kỳ – như Thống Đốc tiểu bang Nebraska – dành cho người tị nạn cộng sản cảm tình và phán quyết tháng Bảy là tháng tưởng niệm nạn nhân cộng sản.

Ngược lại, đảng và người csVN được “hân hạnh” xếp hàng thứ nhì trong Facebook RFA của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người, tức cấp độ hai (tier 2) trong báo cáo về tình trạng buôn người thường niên trên thế giới, được công bố vào chiều ngày 1/7, giờ miền Đông Hoa Kỳ.” Link:

https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/10159612151629571/
Từ 1954 đến 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị thù trong – Việt cộng và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – cùng giặc ngoài (csVN) mà không hề có tệ nạn buôn người hoặc xuất khẩu lao động để làm điếm!
So sánh xã hội csVN trong 46 năm qua và xã hội thời VNCH, tôi nghĩ, người Lính VNCH và người miền Nam thà buông súng, rời Quê Hương để tiết kiệm xương máu của người đồng chủng còn hơn là cầm quyền – như “nhà nước” csVN – để chỉ biết “hả hê”, “tự sướng”, “ăn mừng chiến thắng” vào những dịp đa số người Việt phải khóc vùi vì thương nhớ người thân đã gục ngã trong Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, 30 tháng Tư; để chỉ “ôm chân” cầu thủ “bóng đá”, hô vang “tự hào!”; để chỉ “nổ sản” những điều tốt đẹp không phải do người csVN tạo nên!
Những hành động “nổ sản”, “tự sướng” và “phô trương ảo tưởng” của người csVN làm cho người cùng dòng máu Lạc Hồng ghê tỡm và người khác chủng tộc công khai chỉ trích một cách nặng nề!

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

1.- Nhạc ngoại quốc; lời Việt: Nam Lộc.

Tùy bút: ‘GIẤC MƠ TUYỆT VỜI’

Thành kính tưởng niệm Ba tôi – Cụ Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ – nhân Father’s Day 2021

ĐIỆP MỸ LINH

Như mọi buổi chiều, tôi âm thầm quan sát những sinh hoạt quen thuộc, vui mắt bên kia khung cửa sổ trên lầu, nơi hai góc đường của một khu vực rất yên tĩnh. Bất chợt, tôi thấy hình ảnh là lạ của một người đàn ông, một tay nắm tay đứa bé gái tóc vàng; một tay đẩy chiếc xe có em bé nằm bên trong.

Không hiểu tại sao tôi lại có thiện cảm ngay với hình ảnh người đàn ông và hai đứa bé. Tôi cứ nhìn theo ba Bố con – tôi đoán như thế, không biết đúng hay sai – và tôi “ngân nga” nho nhỏ vài câu của một ca khúc chợt đến trong hồn tôi:

“…Used to wrap my hands around his little finger
Turns out he was wrapped around mine
He said: ‘You can be anything you want to in this great big world
But I’m always gonna be daddy’s little girl, daddy’s little girl’…” (1)
Tôi “ngân nga” đến đây cũng là lúc ba Bố con đi ngang nhà tôi. Tôi mỉm cười khi thấy đôi chân của bé gái tung tăn, tay chỉ chỏ vào sân nhà tôi. Người Bố xoa đầu đứa bé. Đứa bé ngước nhìn Bố rồi níu tay Bố, nghiêng đầu vào tay Bố.
Hình ảnh dễ thương của ba Bố con làm sống lại trong hồn tôi hình ảnh ngày xưa chị em tôi quấn quít bên Ba tôi mỗi khi Ba tôi trở về nhà, sau vài ngày đưa đoàn văn nghệ trình diễn, ủy lạo các đơn vị thuộc liên khu V, do Việt Minh – tiền thân của cộng sản Việt Nam (csVN) – kiểm soát.
Lần nào cũng vậy, trước khi cởi đôi “dép râu”, Ba tôi cũng lấy từ ba-lô một tán đường đen nhỏ xíu – do đơn vị cấp cho Ông để Ông “bồi dưỡng” – cho tôi, bảo:
-Ăn đi, con! Ăn cho mau lớn!
Hôm nào không đi công tác, sau giờ tập kịch và tập ca cho đoàn văn nghệ, chiều chiều Ba tôi thường “đeo” bé Ngọc – em tôi – phía trước, bằng miếng vải dài, choàng xéo vai và lưng rồi dẫn tôi đi chầm chậm dọc con đường cái quang loan lổ, do Việt Minh đào xới để thực hiện chính sánh “tiêu thổ kháng chiến” và “bần cùng hóa nhân dân”.
Khi nào mỏi chân, ba Bố con tôi ngồi trên mấy tản đá ven đường, nghỉ chân. Những lúc đó, Ba tôi kể về cảnh trí, nếp sống, văn hóa và tình người trong thành phố Nha Trang, Dalat và trường Pellerin ở Huế mà Ba tôi đã phải rời xa để dấn thân theo lý tưởng cao cả của một thanh niên.
Theo giọng kể bùi ngùi của Ba tôi, tôi cảm thấy niềm thương yêu tha thiết dành cho Nha Trang, Dalat và Huế mỗi ngày một đậm đà hơn. Khi nào nghe tôi hỏi những câu thể hiện được tất cả sự thơ dại của tôi, Ba tôi cũng cười, xoa đầu tôi và mắng yêu: “Cha mày!”
Niềm khắn khít giữa ba Bố con tôi tưởng sẽ bền lâu, không ngờ, Ba tôi bị thuyên chuyển đi Hà Bằng. Ba tôi phải đi Hà Bằng trước để thuê nhà sẵn, khi gia đình dời đến, sẽ có nơi cư ngụ.
Trong mấy ngày Ba tôi vắng nhà, bé Ngọc bị bệnh. Sau khi được Má tôi dùng dầu Nhị Thiên Đường “cao gió” mà bệnh của bé Ngọc cũng không thuyên giảm, Má tôi hỏi thăm và nhờ người hàng xóm mời ông y tá.
Ông y tá đến khi Má tôi đang cho bé Ngọc bú. Má tôi cười, chào. Ông y tá im lặng, chăm chăm nhìn cặp vú no tròn của Má tôi. Má tôi vội để bé Ngọc lên chiếc giường duy nhất của gia đình rồi kéo áo của Má tôi xuống.
Bị cắt sữa bất ngờ, bé Ngọc khóc ré lên. Má tôi không thể che giấu được sự lúng túng. Thời điểm đó – trong “vùng giải phóng”, do Việt Minh kiểm soát – không có sữa hộp; mọi đứa bé đều được nuôi bằng sữa Mẹ. Thấy Má tôi không giấu được sự “lấn cấn”, ông y tá cứ nhìn vùng ngực căn sữa của Má tôi trong khi tiếng khóc của bé Ngọc nghe đã khàn. Má tôi thúc:
-Anh khám giùm cho cháu đi!
Ông y tá rờ trán bé Ngọc, bảo:
-Con nhỏ này bị bệnh thương hàn, nặng lắm! Phải chữa trị gấp!
-Anh chữa trị cho cháu bằng cách chi?
-Ở đây chỉ có thuốc ký ninh vàng; trị bá bịnh.
-Anh biết bác sĩ ở đâu, làm ơn chỉ giùm?
-Đi hết cái tỉnh Quảng Ngãi còn chưa biết tìm được một bác sĩ hay không; nói chi cái làng Sơn Tịnh này!
-Rứa thì anh làm ơn cứu con tôi. Tôi sẽ bán tất cả những gì tôi còn để đền ơn anh.
Ông y tá nhìn quanh nhà rồi hỏi:
-Chị còn cái gì mà đòi bán để đền ơn tôi?
-Tôi còn vài cái áo dài, chắc vợ của anh sẽ thích; mấy bộ đồ tây của chồng tôi, có lẽ anh mặc vừa.
-Đồ tây là đồ gì?
-Dạ, đồ tây gồm cái quần có giây nịt và cái áo “chemise”.
-Áo “sơ mi” là áo gì?
Má tôi chỉ cười, bước vào sau tấm màn, đem ra chiếc quần màu cà-phê sữa và áo sơ-mi trắng, tay dài. Ông y tá sáng mắt lên:
-Một viên ký ninh vàng đổi một áo sơ-mi hoặc một cái quần. Chịu không?
-Răng mắc dữ rứa?
-Bộ đồ tây và sinh mạnh của con chị, cái nào đáng giá hơn?
-Bệnh của cháu cần bao nhiêu viên ký ninh vàng?
-Chưa biết. Chịu hay không, nói đi!
-Dạ, chịu.
-Chịu thì theo tôi đi lấy thuốc.
Má tôi vừa bế bé Ngọc vừa quay sang tôi:
-Con mang dép vô, đi với Má!
Ông y tá ngăn lại:
-Chị đi một mình chị thôi, đem tụi nó theo làm gì?
-Tôi không thể để con tôi ở nhà mà không có tôi.
-Ở đây, đàn bà ai cũng đi làm rẫy, làm ruộng, mót lúa, mót khoai; con cái ở nhà, đứa lớn coi đứa nhỏ chứ có ai như chị, ở nhà cho “trắng da dài tóc”.
-Tôi đâu nói chi mất lòng anh, răng anh nặng lời với tôi?
Vừa cầm bộ đồ của Ba tôi, ông y tá vừa đáp:
-Không nặng nhẹ gì hết! Có đi với tôi hay không? Không đi thì tôi đi về.
-Anh chưa chữa bệnh cho con tôi mà về răng được?
-Ai cấm được tôi? Chị đồng ý bộ đồ này đổi hai viên ký ninh vàng hay không?
-Dạ, đồng ý.
Ông y tá lấy từ túi áo bà ba một gói giấy, mở ra, lấy hai viên thuốc, trao cho Má tôi. Má tôi ngạc nhiên:
-Ủa, thuốc đây mà tại răng khi nãy anh buộc tôi phải đi theo anh lấy thuốc?
Ông y tá “ậm ừ” một thoáng mới đáp:
-Quê… quên, được không? Đàn bà mà cái gì cũng hỏi.
Má tôi nghẹn ngào như sắp khóc. Ông y tá tiếp:
-Cho nó uống mỗi lần một phần tư viên; sáng một lần, tối một lần. Nhớ phải ngâm thuốc trong nước cho tan ra, nếu không, nó “mắc cổ”!
Ông y tá cầm bộ đồ của Ba tôi, quay ra cửa. Má tôi bế bé Ngọc, vén áo lên, chưa kịp cho bé Ngọc bú thì ông y tá quay nhanh vào trước sự ngơ ngác của Má tôi:
-Anh trở lại chi rứa?
-Quên gói thuốc ký ninh.
Má tôi và tôi đều ngơ ngác nhìn quanh, không thấy gói thuốc đâu cả. Trong lúc ngơ ngác, Má tôi quên kéo vạt áo bà ba xuống để che vùng ngực trắng ngần. Ông y tá lao nhanh về phía Má tôi. Má tôi vừa thụp người xuống, cố bảo vệ bé Ngọc, vừa hét lớn:
-Bớ người ta! Bớ làng xóm…cứu Mẹ con tôi!
Tôi cũng dậm chân, khóc, “la làng”! Bất ngờ, tôi nghe tiếng Ba tôi từ cửa trước:
-Ê! Mày làm cái gì vậy, hả, thằng khốn nạn?
Quay ra cửa, thấy Ba tôi, ông y tá chạy thoát bằng cửa sau, bỏ quên bộ đồ tây của Ba tôi.
Dòng kỷ niệm buồn của tôi vừa đến đây, tôi chợt nghe tiếng Ba tôi gọi: “Con!” Quay lại, tôi thấy Ba tôi ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi, vừa chỉ theo ba Bố con đang đi trên đường trước nhà tôi vừa nói:
-Cậu đó với hai đứa nhỏ làm Ba nhớ thời gian gia đình mình sống ở Sơn Tịnh và Hà Bằng.
-Hà Bằng ở đâu, Ba?
-Hà Bằng thuộc Phú Yên, phía bắc đèo Quán Cau, dọc theo Quốc lộ I. Hà Bằng có đầm Ô Loan, đẹp lắm, con!
-Để con vào Google tìm xem.
Sau một lúc tìm kiếm, tôi nói:
-Ba à! Con thấy đầm Ô Loan chứ con tìm không ra Hà Bằng.
-Chắc “tụi nó” – csVN – đổi tên rồi.
-Tên Hà Bằng đẹp chứ có gì mà họ phải đổi?
-“Tụi nó” mà! Cái gì có tàn tích bất lợi cho “tụi nó” – như đấu tố, cải cách ruộng đất, khởi nghĩa Quỳnh Lưu – hoặc có biểu tượng tốt đẹp của Việt Nam Cộng Hòa thì “tụi nó” đổi, xóa. Ngay như lịch sử Việt Nam cận đại và Wikipedia mà “tụi nó” cũng sửa, con biết không?
-Sao csVN hèn quá vậy, Ba?
-Thôi, tìm hiểu về “tui nó” làm chi cho mất thì giờ; để Ba nói về Hà Bằng cho con nghe.
-Dạ. Khi dời về Hà Bằng, gia đình mình sống ở đâu, Ba?
-Ba mướn được cái chái bằng tranh nơi ngôi nhà gạch, trước chợ Hà Bằng, ngay ngã ba đường cái quang và đường mòn dẫn lên Chùa Lầu. Ngôi đình làng cạnh chợ Hà Bằng là nơi Ba mở lớp dạy học; vì “tụi nó” chỉ phát cho Ba mỗi tháng 08 ký gạo, gia đình mình không thể sống được. Từ “nhà” mình đi về hướng Bắc một đoạn ngắn, sẽ hặp ngã ba, bên phải. Quẹo theo ngã ba đó một đoạn ngắn là đến đầm Ô Loan.
-Sao Ba nhớ kỷ vậy?
-Cái gì vui, mình nhớ hoài; cái gì buồn quá, mình không thể quên!
-Điều gì trong thời kháng chiến mà Ba không thể quên?
-Có hai điều, đến chết Ba cũng vẫn không quên!
-Hai điều gì mà… kinh khủng vậy, Ba?
-Cái chết của bé Ngọc và sự ra đời của thằng Linh!
-Con không nhớ nguyên nhân cái chết của bé Ngọc!
-Lúc đó con còn nhỏ quá, chưa biết gì, làm sao nhớ được!
Ba tôi thở dài, nhìn ra xa, như cố nén nỗi đau thương vào lòng, rồi tiếp:
-Hôm đó, may mà Ba về kịp, cứu được Má khỏi bị ô uế vì thằng y tá khốn nạn. Nhưng, sau đó, thằng y tá trốn mất, bé Ngọc không có thuốc, phải chết!
-Trời!
-Sự ra đời của Linh cũng là một nỗi đau sâu kín trong lòng Ba.
Im lặng một chốc, Ba tôi tiếp:
-Buổi chiều, lúc Má chuyển dạ, bà chủ nhà đuổi Má ra khỏi cái chái mà gia đình mình thuê; vì bà ấy bảo Má sinh đẻ trong đất của bả thì bả bị xui xẻo. Ba đưa Má ra chợ, ông gác chợ đuổi đi. Ba đưa Má đến cái đình – nơi Ba dạy học mỗi ngày – ông giữ đình cũng đuổi đi. Ba phải đưa Má xuống gần đầm Ô Loan, trải chiếc chiếu dưới bụi duối, để Má và con ngồi nghỉ, Ba đi rước bà mụ – Mẹ của hai thằng học trò của Ba.
Lúc Ba và bà mụ tới, thấy tình cảnh của Má và con, bà mụ khóc, bảo gia đình mình nghèo quá, thôi, bà mụ không lấy tiền công. Ba bảo, nếu bà mụ không lấy tiền công “đở đẻ” cho Má thì Ba cũng sẽ không lấy tiền học của hai thằng con của bà ấy.
Hôm đó đầm Ô Loan lấp lánh ánh trăng, trông đẹp và huyền diệu vô cùng. Ba và con ngồi trên đường cái quan loan lở. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng bà mụ và tiếng rên nho nhỏ nhưng đầy đau đớn của Má. Câu chuyện thật nhưng có vẻ như tiểu thuyết và đầy kịch tính đó làm nảy sinh cái tên của thằng Linh: Nguyễn Phiêu Linh và bài Bến Thu. Con nhớ, trong bài Bến Thu có câu: “Sống không một tình thương, không gia đình, không quê quán” hay không?
-Dạ, con nhớ. Nhưng, tại sao suốt mấy mươi năm qua Ba Má không cho tụi con biết hai câu chuyện đau lòng này?
-Các con biết để làm gì? Ba Má đã bàn tính về hai chuyện này và quyết định không cho các con biết; vì ngại thằng Linh bị mặc cảm. Chuyện bé Ngọc đã là một thảm cảnh; nếu thêm thằng Linh bị mặc cảm nữa thì niềm ân hận trong lòng Ba sẽ to lớn vô cùng, không thể nào Ba có thể vượt qua! Nếu Ba không vượt qua được thì ai giúp Má nuôi các con?
-Hoàn cảnh đưa đẩy chứ Ba đâu cố tình tạo nên mà Ba ân hận?
-Đành rằng hoàn cảnh đưa đẩy; nhưng, nếu Ba sáng suốt một tý để không bị “tụi” csVN lừa bịp thì gia đình mình đâu đến nỗi!
Im lặng. Một chốc sau, Ba tôi tiếp:
-Cũng may, sau thời gian dài nhận thức được bề trái của “tụi” csVN và thấy tận mắt sự tàn ác của “tụi nó” dành cho dân tộc mình cùng với sự tàn phá thảm khốc do “tụi nó” gây ra trên Quê Hương mình, Ba kinh tỡm “tụi nó” và Ba đã đưa gia đình trở về miền Nam kịp thời để con đi học.
-Nếu Ba không thức tỉnh sớm, có lẽ con đã là “cán bộ gái”; con của con là “cán bộ nhí anh hùng”; cháu của con phải xuất cảnh lao động hoặc làm điếm trá hình cho Tàu và Đại hàn, rồi trở thành kẻ ăn cắp “chuyên nghiệp”!
-Đời nào Ba để những chuyện như vậy có thể xảy ra cho con của Ba. Khi con lớn, con đàn Accordéon và hát trong ban ca nhạc Bình Minh, đài phát thanh Nha Trang, ước vọng của con là được trở thành ca sĩ nhà nghề. Nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Canh Thân cũng khuyến khích Ba nên cho con trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng Ba cũng vẫn không cho. Con nhớ không?
-Như vậy có nghĩa là gì, con không hiểu.
-Nghĩa là, bất cứ điều gì Ba thấy trước sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc đời của chị em con thì, bằng mọi cách, Ba cố tránh, không để những điều đó xảy ra. Thế thì làm gì có chuyện Ba để con trở thành “cán bộ gái” trong guồng máy đầy ác tính của csVN được.
-Nghĩa là không trước thì sau, Ba cũng ly khai Việt Minh, phải không, Ba?
-Ai có chút lương tri và học vấn thì người đó sẽ không thể nào chấp nhận để một nhóm người dốt nát cổ xúy cho sự tôn sùng một lãnh tụ không ra gì như ông Hồ Chí Minh. Ba đi kháng chiến là vì lòng yêu nước chứ không phải vì bất cứ cá nhân nào cả.
Tôi chưa kịp tỏ ý kiến, Ba tôi tiếp:
-Thôi, chuyện thời chiến và sau cuộc chiến, “dẹp” đi, con! Cả một dân tộc bị lừa!
Thấy tôi “ngớ” ra, Ba tôi tiếp:
-Con nhớ cách nay không lâu, báo bên Việt Nam đăng tin: “Tụi” csVN phá rừng, lấy gỗ bán cho Tàu; “tụi” Tàu đào núi, khai thác “Bauxite” trên Cao Nguyên; sau đó, “tụi” csVN “cạo trọc” lầu Bảo Đại, tại Cầu Đá Nha Trang hay không?
-Dạ, tiếng Việt trong nước con không hiểu nhiều cho nên con không đọc!
Ba tôi lại cười, xoa đầu tôi:
-“Cha mày”! Ba sống với “tụi nó” mấy năm mà Ba còn hiểu không nổi “tiếng của tụi nó” thì làm sao con hiểu được! Kệ, hiểu tới đâu hay tới đó. Tìm báo Tuổi Trẻ Online, ngày 09-06-2021 @15:15GMT+7, con sẽ biết thêm một tin rất đau lòng về quê Nội của con!
Vào Google, tìm Tuổi Trẻ Online, thấy ảnh và tựa đề: “Cận cảnh núi Chín Khúc ở Nha Trang bị băm đứt từng khúc để làm đô thị, biệt thự”, tôi ngồi lặng câm, lòng đầy phẫn uất! Giữa lúc tôi đang đau xót cho Quê Nội thân yêu, Ba tôi nói tiếp:
-Đất nước của Tiền Nhân để lại, “tụi” csVN cày xới tan hoang để xây dinh thự bán cho Tàu cộng, lấy tiền bỏ túi, gửi vào ngân hàng thế giới, cho con sang nước “tư bản dảy chết” du học, đem tiền theo. Khi bệnh Tàu dịch Covid-19 bùng phát trở lại, “tụi” csVN kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp để mua “Vaccine” chống dịch. Đúng là một lũ côn đồ!
Tưởng mình nghe nhầm, tôi hỏi:
-Ai? Ai kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp mua “Vaccine”, Ba?
-“Tụi” csVN chứ ai! Vì con không thích đọc tiếng Việt của “tụi nó” cho nên con không biết chứ con vô BBC xem, biết liền.
Trong khi dò, tìm, vô tình tôi lạc vào Báo Điện Tử đảng csVN. Đọc qua câu trong bài trên web đảng csVN tôi nổi giận, “lầm bầm”:
-Thứ vô liêm sĩ! Khi thì miệt thị người ta, gán cho người ta là “‘Niếm’ gót giày của bọn sen đầm quốc tế”; lúc cần tiền thì “khúc ruột ngàn dăm”, “bà con kiều bào”! Ai bà con với thứ “giết người không gớm tay” rồi sợ quả báo, cho xây nhiều chùa, đúc nhiều tượng Phật bằng vàng?…
Ba tôi cắt lời tôi:
-Con nói cái gì vậy?
-Dạ, con tức quá! Để con đọc cho Ba nghe câu này: “…Ngày 28/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu đề nghị, với tinh thần trách nhiệm, cùng quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng dịch COVID-19, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kêu gọi bà con kiều bào tiếp tục chung tay cùng cả nước chống dịch COVID-19.”
-Cũng…tại mình, con à!
Tôi quay nhìn Ba tôi, tỏ vẻ không hiểu. Ba tôi tiếp:
-Thời “bao cấp”, nếu người Việt ở hải ngoại đừng quá nặng lòng với người ruột thịt bên quê nhà thì “tụi” csVN đã bị toàn dân – vì quá đói khổ – vùng lên, tiêu diệt rồi!
-Con cũng nghĩ như vậy. Nhưng ruột thịt mà, Ba, dứt sao đành!
-Thôi, quên chuyện cũ đi! Con tìm ra bản tin Ba nói chưa?
Im lặng. Tôi vào BBC tiếng Việt, thấy bài của Nguyễn Lại, ngày 17-06-2021. Link:
https://www.voatiengviet.com/a/bi-hai-chuyen-gay-quy-vaccine-covid-tai-viet-nam/5931592.html
Đọc thoáng bài của Nguyễn Lại, tôi nói:
-Ba à! Ít ra cũng có vài người dám tỏ ra sự bất bình của họ về việc csVN kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp để mua Vaccine.
Ba tôi cười “nửa miệng”:
-Cả một dân tộc bị lừa mà dân tộc đó vẫn cúi đầu! Bao thế hệ người Việt miền Bắc bị csVN đầu độc để vào Nam giết người đồng chủng mà người Bắc cũng cúi đầu thi hành. Từ sau khi csVN chiếm miền Nam rồi xâm lăng Cao Miên cho đến nay, người trẻ Việt Nam chỉ biết ăn mặc diêm dúa, ngồi nơi hàng quán, chờ khi đội tuyển Việt Nam thắng được giải bóng tròn thì nhảy “cà tưng”, hô vang “Tự hào quá, Việt Nam”. Còn “tụi” csVN thì cứ chờ Tết hoặc 30 tháng Tư để tổ chức tưng bừng, “ăn mừng” chiến thắng – “nhờ” đã đưa dân tộc vào hai cuộc chiến khốc liệt và tàn ác nhất lịch sử!
Câu nói của Ba tôi làm tôi muốn khóc mà khóc không được! Một lúc lâu lắm, Ba tôi bảo:
-Thôi, tối rồi, Ba đi. Rất tiếc, Ba đã làm mất phần nào tuổi thơ của con!
Vội quay về phía Ba tôi, tôi không thấy Ba tôi đâu nữa.
Tôi hoang mang, nhìn qua cửa sổ. Chính lúc đó tôi tưởng như tôi thấy lại được hình ảnh ba Bố con tôi đang tíu tít bên nhau dọc đường cái quang loan lỡ trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây.
Trong giây phút luyến tiếc giấc mơ tuyệt vời về Ba tôi, tôi chợt nhớ một câu rất chính xác và thâm thúy mà tôi đã đọc đâu đó: “A father holds his daughter’s hand for a short while, but he holds her heart forever.” (2)

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

1.- Victoria Wenonah Banks / Livy Jeanne / Crissie Rhodes / Jeffrey H Cohen
Daddy’s Little Girl lyrics © Songs Of Atlas Music Group, Spark Ark Songs, Livy Music Inc.
2.-  Unknown

Dr. Rupert Neudeck, người đã cứu 11.300 người Việt trên biển Đông

Nguyễn Hữu Huấn
Dr. Rupert Neudeck: Sống thanh đạm, hoạt động cao cảRất nhiều người đã cho rằng: Chúa Giêsu và triết gia người Pháp Albert Camus (1913-1960) là hai thần tượng của Dr. Rupert Neudeck, xuyên qua dụ ngôn “Người Samirita nhân hậu” trong Kinh Thánh và “huyền thoại Sisyphos” của Albert Camus, người đoạt giải Nobel văn học qua các sáng tác của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề phải đặt ra cho lương tâm loài người trong thời đại này. 77 năm trên dương thế của Dr. Neudeck đều được tóm gọn trong niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa với lòng nhân hậu cứu độ tha nhân, bất chấp bất cứ chống đối nghịch cảnh nào, không khác gì một Sisyphos nhỏ bé phải lăn một tảng đá tròn khổng lồ lên đỉnh một ngọn núi dốc cao chót vót. Suốt cuộc đời hành sự nhân đạo cứu người của ông đều được phát xuất từ tinh thần bác ái Thiên Chúa Giáo, cộng với ý tưởng nhân bản qua lời của Albert Camus: “Con người không phải xấu hổ khi mình đang được hưởng hạnh phúc, nhưng họ sẽ phải xấu hổ khi chỉ biết giữ lấy hạnh phúc đó cho riêng mình.”Tôi may mắn – có thể nói là một diễm phúc – lần đầu tiên được hội ngộ với Dr. Rupert Neudeck vào tháng 4 năm 1980, khi ông dẫn đầu phái đoàn của Ủy Ban Cap Anamur có ông Hans Voss (chủ tàu Cap Anamur – người đã hiến tặng tàu này để vớt thuyền nhân VN trong 3 năm mà không nhận tiền thuê mướn) và bà bác sĩ Bärbel Krumme, đến trại tỵ nạn Singapore thăm các thuyền nhân tỵ nạn VN được tàu Cap Anamur cứu vớt. Ông linh hoạt, nhanh nhẹn, áo chemise trắng, quần jean, vai đeo lủng lẳng túi xách màu xám lòng thòng dây nhợ từ cái máy thu băng và tươi cười hỏi thăm từng thuyền nhân ông gặp.Cái tên “Rupert Neudeck” thật rất lạ và chẳng có ý nghĩa gì cho lắm đối với một thuyền nhân tỵ nạn vô danh vừa được tàu Cap Anamur cứu sống trước đó chỉ một tháng.

Không thể ngờ rằng, từ hôm đó cho đến ngày ông lìa đời, tôi được theo chân ông và cùng với ủy ban Cap Anamur và Hội Mũ Xanh (cả hai đều do ông sáng lập), đã có những liên hệ mật thiết, từ các công tác thiện nguyện cứu người đến những sinh hoạt bình thường cá nhân, từ những chuyến công tác xa xôi đến những sợi dây vô hình gắn bó giữa hai gia đình thành một đại gia đình. 34 năm làm việc với gia đình ông, tôi đã học được rất nhiều điều cần phải học; 34 năm cùng chung niềm vui mỗi khi công tác hoàn thành như ý; 34 năm được ông hướng dẫn để vượt qua những khó khăn trong nhiều dự án… và 34 năm cũng là thời gian đủ để hiểu rõ con người ông, cá tính của ông và cả những ước vọng của ông.Sống nhân đức, khổ hạnh, tự nghiêm khắc với mình, rất giản dị, hiền hoà và có đầu óc khôi hài dí dỏm, nhưng lại có những suy nghĩ táo bạo khác người, bướng bỉnh, nhiều khi độc đoán, thẳng thắn chỉ trích chống đối, lì lợm và liều mạng, dám nói dám làm những gì mà người khác chưa nghĩ đến hoặc không dám nghĩ đến: đó là 2 con người đối nghịch trong cùng một con người mang tên Rupert Neudeck, nhưng ông lại thành công trong hầu hết những công việc nhân đạo mà ông muốn thực hiện, khiến những kẻ chống đối đả kích ông trước đây, sau này đều phải cảm phục kính trọng ông.Trong suốt quá trình cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn VN từ năm 1979 đến năm 1988, Dr. Rupert Neudeck là người đứng mũi chịu sào trước những chống đối mãnh liệt của hầu hết các chính trị gia trong chính quyền Đức thời đó. Bây giờ, 37 năm đã trôi qua và Dr. Rupert Neudeck cũng không còn nữa, tôi xin kể vài câu chuyện rất ít người biết sau hơn 34 năm học hỏi theo gót chân ông, để tưởng nhớ đến ông và cũng để chúng ta thấy được con người của ông với những táo bạo liều lĩnh và tấm lòng nhân hậu của ông đối với các thuyền nhân tỵ nạn VN cũng như người tỵ nạn trên thế giới nói chung.Thuở ban đầu, ít ai biết chuyện có nhiều phần tử cực đoan quá khích người Đức đã ném từng gói phân vào nhà ông như một hành động chống đối việc ông đang kêu gọi cứu vớt thuyền nhân VN. Ông không nản lòng và bà thì chỉ thấy tội nghiệp cho họ, vì khi họ phải tự gói đóng những thứ này thì chính họ đã phải ngửi trước mùi vị của nó. Nhiều người gọi ông là “tên quái gở” hay là “kẻ buôn người”.Ông chỉ trích thẳng thừng chế độ quan liêu cứng ngắc của chính quyền Đức và sự thờ ơ của các chính trị gia Đức thời đó. Mặc dù là người tu xuất theo Dòng Tên (Jesuits), một tín đồ Công Giáo thuần thành, sau này ông vẫn phê bình cả Giáo Hội Công Giáo Đức là quá hoang phí tiền của để sửa sang nhà thờ, trưng bày hoa nến một cách xa hoa, hay chỉ biết ngày đêm cầu nguyện trong phòng kín mà không thực sự bằng hành động cứu giúp tha nhân đang khốn cùng chết chóc, nghèo đói vì chiến tranh hay thiên tai. Ông kêu gọi phải chấm dứt việc này vì theo ý ông, đó chính là Giáo Hội Công Giáo của ngày mai. Ông cũng không tán thành việc thu thuế nhà thờ từ các tín đồ Thiên Chúa Giáo mà ông cho rằng đó là một trong những nguyên nhân giới trẻ Đức bỏ đạo. Bù lại, ông vui mừng và hãnh diện là thuyền nhân tỵ nạn VN đã đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo Đức hơn 10 vị Linh Mục và nhiều tu sĩ nam nữ, thí dụ chỉ trong một ghe tỵ nạn được cứu vớt vào đầu năm 1982 đã có đến 3 vị Linh Mục, 2 hiện ở Đức và 1 ở Úc. Ông còn can đảm công khai chỉ trích và lên án chính sách chà đạp nhân quyền của chính phủ Do Thái đối với người Palestine, một việc mà giới truyền thông Đức không bao giờ dám làm mà chỉ đưa tin và không bao giờ dám phê bình chỉ trích.Hai lần con tàu Cap Anamur bắt buộc phải chấm dứt trở về cảng Hamburg là hai lần đã cứu vớt đủ số lượng thuyền nhân tỵ nạn VN đã được chính quyền Đức phê chuẩn chấp nhận vào định cư tại Đức. Ông đã liều mạng bất chấp luật lệ và hậu quả, ra lệnh cho chúng tôi mỗi lần trước khi trở về phải kéo dài thêm thời gian tìm cứu người vượt biển và cố gắng vớt thêm được càng nhiều càng tốt. Chính vì thế mà lần thứ nhất, tháng 5 năm 1982, chuyến cuối cùng của tàu Cap Anamur I đã mang theo 178 thuyền nhân tỵ nạn cập cảng Hamburg, trong khi con số được chấp thuận chỉ còn vỏn vẹn vài chục. Rồi đến tàu Cap Anamur II sau hơn 3 tháng hoạt động đã phải trở về Hamburg vào tháng 6 năm 1986 với 357 thuyền nhân, trong khi chỉ còn hơn 100 được chấp thuận trước đó. Ông đã mạo hiểm cố tình đẩy chính quyền Đức lúc bấy giờ vào thế tiến thoái lưỡng nan, bắt buộc phải nhận thêm số người thặng dư này vì cả hai con tàu đều mang quốc tịch Đức và cảng mẹ cũng tại Đức (theo luật tỵ nạn LHQ lúc bấy giờ). Cũng trong thời gian này, chính quyền Đức đã hai lần trao tặng ông Huân Chương Danh Dự (Bundesverdienstkreuz), loại huân chương cao quý nhất của Đức; Hai lần ông đều từ chối và sẵn sàng đổi 2 huy chương đó lấy 2 chuyến tàu tiếp tục đi vớt thuyền nhân tỵ nạn VN.Năm 1987, nước Đức cương quyết không nhận thêm thuyền nhân VN nữa, ông hợp tác ngay với hội Y Sĩ Thế Giới của Pháp (Médecins du Monde) cho ra con tàu Cap Anamur III, mang quốc tịch Pháp, nước Pháp nhận hết thuyền nhân (905 người) và ủy ban Cap Anamur chịu tất cả mọi phí tổn. Khi các trại tỵ nạn đóng cửa không tiếp nhận thuyền nhânCùng với chương trình thanh lọc và cưỡng bức hồi hương, thì năm 1989 ông lại âm thầm cho ra khơi liên tiếp 2 con tàu (tháng 6 Cap Anamur IV và tháng 10 Cap Anamur V) với hai mục đích là đánh đuổi bọn hải tặc Thái Lan và giúp đỡ hướng dẫn thuyền nhân VN cập đảo. Đây là một hành động đi ngược lại luật lệ, ngược lại chính sách của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ và các chính quyền đang có trại tỵ nạn tại Đông Nam Á thời bấy giờ. Mỗi khi phát hiện được ghe vượt biển, chúng tôi đưa họ lên tàu, câu luôn cả chiếc ghe. Các thủy thủ có nhiệm vụ kiểm soát an toàn cho chiếc ghe hoặc sửa chữa máy nếu bị hư hại. Các nhân viên y tế khám sức khỏe, phát thuốc và chúng tôi phân phát lương thực cho mọi người. Tất cả đều được đựng trong những túi nylon hoặc chai bằng nhựa, không nhãn hiệu, không xuất xứ để tránh có thể bị phát hiện sau này. Thuyền trưởng có nhiệm vụ chọn ngày giờ tối đen nhất, không trăng sao, tắt tất cả đèn tàu trên boong, lái tàu tiến vào chỗ gần bờ nhất, rồi câu ghe xuống. Chúng tôi dùng đèn pin đưa từng người xuống ghe, giao tận tay anh tài công 1 búa tạ lớn và 1 súng bắn hỏa pháo, dặn dò khi vào đến bờ phải đập tan nát ghe và máy ghe, rồi bắn hỏa pháo để chúng tôi biết được họ đã an toàn cập bờ. Vừa nhìn thấy hỏa pháo, thuyền trưởng tức khắc cho tàu chạy ra xa, chờ khi trời vừa sáng lại tiến vào chạy ngay bờ quan sát. Không cần ống nhòm chúng tôi cũng thấy được chiếc ghe đen đậm màu vỡ nát trên bờ cát trắng với tiếng reo hò của những thuyền nhân trong trại thức sớm.

. Cứ thế, hơn một chục chiếc ghe cập bờ với hàng trăm thuyền nhân được bình an do quyết định âm thầm đầy táo bạo và liều lĩnh của Dr.Rupert Neudeck! Chúng tôi âm thầm ra đi và yên lặng trở về, giới báo chí truyền thông cũng chẳng hay biết gì.Phải nói rằng, nơi nào trên thế giới chiến tranh khốc liệt nhất, người dân bị đầy đọa khốn cùng nhất, nơi nào không ai dám đến nhưng cần phải được cứu giúp thì đều có mặt Dr. Rupert Neudeck, bất chấp hiểm nguy, bất chấp luật lệ. Vào cuối thập niên 80, Nga Sô xua quân xâm chiếm Afghanistan và tàn sát dã man, khiến hàng trăm ngàn người dân vô tội tỵ nạn phải trốn chạy vào các hang hóc trong những dẫy núi hiểm trở tránh bom đạn, không nước uống, không thực phẩm, không thuốc men….Năm 1986, ông đơn thân độc mã với bộ râu hàm, quấn khăn phủ đầu, cưỡi con lừa tả tơi không khác một tín đồ Hồi Giáo đi vào vùng kháng chiến quân Afghanistan (Mudschaheddin) chống quân xâm lăng Nga Sô gần biên giới Pakistan để quan sát và giúp đỡ thực phẩm thuốc men cho họ. Lần đó, đoàn của ông bị trực thăng Nga Sô phát hiện và bắn đuổi bằng súng máy và hỏa tiễn Ông phải trốn chạy hơn 30 tiếng đồng hồ mới thoát qua được biên giới Pakistan. Hai người trúng đạn và 1 con lừa bị đạn. Sau này ông kể lúc đó ông nghĩ mình sẽ không thoát khỏi cái chết nát thây, nhưng ông vững tin vào Thiên Chúa, nhớ về ba người con còn nhỏ dại và như một phép lạ, ông đã thoát chết trở về bình an.Năm 1987 tại Uganda, nhà độc tài quân phiệt Milton Obote tàn sát tập thể dân chúng khiến họ phải chạy trốn đến biên giới Süd-Sudan, ông cũng có mặt tại đây và bị bọn lính chĩa súng bắt phải uống rượu trước khi chúng thả ông.Năm 1988 khi đang cứu trợ dân tỵ nạn Eritrea thì hàng loạt máy bay Migs của quân đội Äthiopie thả bom xối xả. Ông theo đoàn tỵ nạn phải trốn lánh trong hầm sâu hàng giờ và ông thoát chết.Năm 2001, khi nước Đức và nhiều quốc gia Âu Châu đang khủng hoảng vì bệnh dịch thịt bò (BSE), dân chúng sợ hãi căn bệnh chết người không dám ăn và hàng trăm ngàn con bò bị thiêu hủy không cần biết chúng có bị nhiễm hay không, trong khi người dân CS Bắc Hàn đang chết đói hàng loạt vì thiếu lương thực. Ông mướn ngay tàu chở theo hàng trăm con bò chưa/ không nhiễm bệnh từ Âu Châu cứu đói người dân CS Bắc Hàn. Cho đến nay, tôi cũng không biết làm cách nào ông được phép mua lại những con bò ấy, tại sao chính quyền Đức cấp giấy phép cho ông và lý do gì một quốc gia CS khắc nghiệt Bắc Hàn lại đồng ý cho một con tàu viện trợ từ một quốc gia Âu Châu cập cảng. Ông chỉ cười và nói rằng, đây là căn bệnh cố hữu của tư bản nhà giàu, họ luôn… sợ chết, mà dân Bắc Hàn có ai chết vì thịt bò ông cứu trợ đâu?Tháng 5 năm 2013 trong khi cứu trợ người tỵ nạn tại Syrien, 3 thành viên người Đức của ông trong tổ chức “Hội Mũ Xanh” bị phiến quân bắt cóc. Ông không sợ hãi hay nản lòng, không yêu cầu chính phủ can thiệp, không thông tin với báo chí mà tự giải quyết với năng lực và sự khôn khéo của mình. Cuối cùng cả 3 thành viên đã tự giải thoát trở về sau gần 3 tháng bị cầm tù.Những câu chuyện trên cho người ta thấy rõ được con người nhân đạo quyết liệt của Dr. Rupert Neudeck: cứu sống sinh mạng con người phải cấp tốc tức khắc, không chần chừ do dự, không sợ hãi, không ràng buộc luât lệ, không tính toán hơn thiệt, không câu nệ phương thức, không phân biệt màu da, không phân biệt chính kiến… vì theo ông, tất cả đều là con người, và mỗi người đều có trách nhiệm hỗ trợ và cứu giúp lẫn nhau để cùng chung sống an bình.Người ta vẫn không giải thích được, từ đâu và tại sao, một con người mang tên Dr. Rupert Neudeck, với đôi mắt luôn luôn suy tư, mũi to sần sùi với bộ râu trắng phau quanh hàm, một con người làm việc không ngừng nghỉ bất chấp thời gian và không gian, một con người lặn lội khắp nơi, bất chấp khó khăn hiểm nghèo… lại là một con người có một cuộc sống khổ hạnh, gầy còm, da bọc xương nặng chưa đầy 50 ký, ăn mặc giản dị, luôn luôn với cái túi xách lòng thòng trên vai, nhưng lại làm được những việc mà ít ai có thể làm được. Nhiều người phỏng vấn ông, ông trả lời: “Nói thật lòng, đây là một câu hỏi duy nhất mà tôi không có câu trả lời”. Nhiều nhà báo đã mô tả ông là “một cụ già trên 70 nhưng mang một thân xác của chàng thanh niên 18… gầy còm ốm đói”.Tôi không tài nào quên được lần tháp tùng ông về Việt Nam sửa soạn cho hai dự án xây dựng nhân đạo tại Đồng Tháp Mười và U Minh (2006 và 2007) qua đóng góp tài chánh của cựu thuyền nhân VN tại Đức. Ông chọn hãng máy bay thật rẻ, giờ giấc bất tiện và phải chờ đổi chuyến bay rất lâu. Hành trình Frankfurt-Saigon kéo dài đến hai ngày trời vì phải chờ đổi chuyến bay tại xứ CS Bắc Hàn (Pjöngjang-Bình nhưỡng) 10 tiếng đồng hồ, cộng thêm 3 tiếng vì thời tiết xấu. Ông an ủi tôi rằng ít nhất ông có thì giờ yên tĩnh để đọc và viết sách. Ông với tôi gật gù trên hàng ghế vắng tanh, thay phiên nhau canh chừng mấy túi xách tay trước những cặp mắt cú vọ của bọn an ninh Bắc Hàn làm tôi lo sợ không ít.Tôi mua cho ông 1 miếng bánh mì kẹp nhỏ hơn bàn tay và 1 ly cola khoảng 20 ml. Họ đòi 12 US cho miếng bánh mì kẹp và 8 US cho ly coca. Tôi hết hồn! Ông vứt trả lại hết, miệng lẩm bẩm “Die Kommunisten! Unglaublich!” (Bọn Cộng Sản! Không thể tưởng tượng nổi!). Ông bỏ đi trước tiếng la hét chửi bới đòi tiền của tên đàn ông bán hàng. Ông mở túi khoe hai ổ bánh mì kẹp của vợ ông gói cho ông đi đường rồi ăn ngon lành. Chúng tôi đến Saigon khoảng 2 giờ sáng, phi trường vắng tanh.Chúng tôi về nhà của một cựu thuyền nhân Cap Anamur tên M., hiện đang làm thương mại tại đây và cũng là đại diện Hội Mũ Xanh tại VN. Bảy giờ sáng ông đã thức giấc đòi chở lên vùng cao nguyên lúc bấy giờ rất sôi động vì giáo dân Tin Lành nổi dậy chống đối sự đàn áp tôn giáo của chính quyền CS. Anh M. sửa soạn ăn sáng, nhưng ông nhất định lôi chiếc bánh mì kẹp còn lại trong túi xách ra ăn. Khi vừa mở bánh mì ra, tôi thấy có mấy … con gì đó lúc nhúc bên trong vì ông quên vẫn để trong túi xách hầm hơi nóng đã hơn 2 ngày. Ông bình thản nhặt từng con ra, rồi nói với chúng tôi rằng, nhiều người trên thế giới đang đói khát không có mà ăn, mình vứt ra rồi ăn có sao đâu, đừng hoang phí; hơn nữa đây là bánh mì mà bà Christel (vợ ông) đã làm cho ông.Suốt quãng đường Saigon-Kontum-Gia Lai-Saigon ông không ăn, không uống, mà chỉ xem xét, hỏi han và ghi chép, đến nỗi anh tài xế vừa mệt vừa đói không muốn lái xe nữa. Tôi năn nỉ ông cho dừng lại một quán bên đường, ông vẫn ghi chép rồi chau mày hỏi tôi “Cậu cũng phải ăn hay sao?”. Tất cả chúng tôi mệt lả người và đói khát trong khi ông vẫn… tỉnh bơ, âm thầm ghi chép làm việc. Chỉ 5 ngày ở VN, ông đi từ vùng cao nguyên xuống tận U Minh qua Rạch Giá, Vũng Tàu và đến cả Tòa Thánh Cao Đài, Tây Ninh. Ông muốn nhìn tật mắt những nơi thuyền nhân VN đóng ghe vượt biển năm xưa như Bến Đá, Rạch Dừa, bến Ninh Kiều Cần Thơ, Rạch Giá… Tiếc thay những nơi này không còn như xưa. Tôi chở ông bằng xe gắn máy đi thăm nhà thờ Đức Bà, Chùa Vĩnh Nghiêm… rồi ngồi ghế đẩu uống nước quán vỉa hè rất thoải mái. Đêm cuối cùng trước khi về lại Đức, anh M. có nhã ý mời ông dùng cơm tối trên một chuyến tàu lớn chạy vòng quanh trên sông Saigon. Ông đi với vẻ miễn cưỡng. Sau chuyến đi anh M. hỏi ông nghĩ sao, ông trả lời không nhân nhượng: “Uổng phí 3 tiếng đồng hồ làm việc, dùng số tiền ấy đi giúp người nghèo đói có phải tốt hơn không!”.Năm 1986, gia đình ông nhận một chú bé thuyền nhân VN không cha mẹ thân nhân làm con nuôi. Ba năm sau thì được tin người cha ruột của chú bé này vừa được định cư tại Hoa Kỳ và có ý muốn nhận lại con. Ông muốn chính mình đưa chú bé giao tận tay cho gia đình (cha nuôi gặp cha ruột – như ông nói). Tôi liên lạc và thu xếp để ông đi. Người Việt tỵ nạn bên Hoa Kỳ muốn tiếp đón ông như một đại ân nhân thật trang trọng. Cả một phái đoàn người Việt áo quần chỉnh tề với bó hoa thật đẹp. Máy bay đáp xuống, hành khách lần lượt bước ra gần hết nhưng vẫn không ai thấy ông đâu và ai cũng lo sợ nhầm chuyến bay hoặc khả dĩ liệu ông đổi ý vào giờ chót chăng. Bỗng có người thấy một ông già với bộ râu xồm xoàm, gầy đét, quần jean áo bỏ ngoài đang ngồi trong một góc vắng cười đùa nói chuyện với một chú bé VN. Có người đến hỏi ông, ông mỉm cười tự giới thiệu. Lúc đó cả phái đoàn giật mình, đồng loạt cởi bỏ áo vét và cravattes, ngượng ngùng trao ông bó hoa. Ông từ chối mọi phỏng vấn, từ chối mọi tiếp đón để trao tận tay cậu bé cho người cha ruột. Ông từ chối đến khách sạn đòi nghỉ đêm tại nhà cha ruột của cậu bé và trở về lại Đức ngay sáng hôm sau.Năm 1987 sau khi con tàu Cap Anamur III về Pháp, nhiều đoàn thể tổ chức người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ (sau này là Úc và Canada), đã nhiều lần mời Dr. Rupert Neudeck và một số vị ân nhân khác của thuyền nhân tỵ nạn VN sang Hoa Kỳ để vinh danh, đồng thời quyên góp cho những công tác cứu người vượt biển của ủy ban Cap Anamur và tổ chức Medicins du Monde của Pháp do ông Bernard Kouchner và Alain Deloche lãnh đạo. Dr. Rupert Neudeck luôn luôn từ chối không tham dự mặc dù tôi cố gắng đốc thúc. Ông suy nghĩ khác, vì theo ông, vinh danh là thừa thãi vô ích, ông không thích được vinh danh và ông muốn tôi nói với người Việt bên Hoa Kỳ rằng, nước Mỹ phải có trách nhiệm với thuyền nhân VN và người Mỹ gốc Việt có dư thừa điều kiện và khả năng sao không vận động cho ra một con tàu như ông để tự cứu chính dân tộc mình !!!Dr. Rupert Neudeck được rất nhiều đài truyền hình, đài phát thanh hay các tổ chức người Đức mời phỏng vấn hoặc diễn thuyết. Ông yêu cầu chuyển tất cả mọi thù lao vào trương mục của Cap Anamur hay Hội Mũ Xanh. Ông từ chối không nghỉ trong khách sạn 5 sao và cũng yêu cầu chuyển chi phí khách sạn cho hai tổ chức của ông. Bất cứ đi đâu trong nước Đức ông đều đi xe lửa và có vẻ thích thú khoe với tôi rằng ông có vé xe lửa bớt 50% nên rẻ lắm. Mỗi lần có việc lên Hamburg hay vùng Bắc Đức ông đều nghỉ đêm trong nhà tôi. Ngại ông không hợp thức ăn VN, tôi mời ông đến nhà hàng. Không những ông từ chối mà còn không cho vợ tôi nấu nướng gì rồi tự xuống bếp, khi thì chọn hộp xúp gà với nui, khi thì ăn miếng bánh mì lát chấm với súp thịt hộp Gulasch và một ly nước suối, nói chuyện dăm câu rồi đi ngủ. Lần nào ông cũng thức giấc rất sớm, uống vội tách cà phê không đường, đem theo một chai nước suối nhỏ, ít lát bánh mì và một trái táo, đủ làm hành trang cho một ngày của ông.Tôi chở ông đến trạm xe lửa, khi thì đi Bá Linh, khi thì Stuttgart, München hoặc nơi nào đó vì ông liên tiếp có những cuộc hẹn quan trọng. Nhiều lần vào mùa đông, buổi sáng giá rét, ông mượn tôi chiếc áo len để mặc vì vội đi nên quên. Có lần trước khi chở ông đến đài truyền hình ARD, tôi chợt thấy ông choàng chiếc khăn quấn cổ màu xanh của hội đá banh FC Schalke 04. Ông giật mình cởi ra ngay rồi hỏi mượn tôi chiếc khăn khác. Ông bảo có một thanh niên Đức gần nhà ông biết ông là Fan của hội này nên mang đến tặng ông và khi đi ông vơ đại chiếc khăn đó choàng vào cổ. Tôi nghĩ đá banh là sở thích của ông, nhưng ông lại bảo, ông chưa từng đi xem đá banh, kể cả trên truyền hình. Tôi nghĩ sở thích của ông là… “làm việc nhân đạo, cứu giúp người tỵ nạn”.Một lần khi sửa soạn tổ chức đại hội Cap Anamur tại Troisdorf, ông bảo tôi và một số anh em trong ban tổ chức ghé nhà ông nghỉ đêm. Vì mang sẵn túi ngủ nên chúng tôi xin ngủ trên sàn nhà trong phòng khách. Ông bà và con cái ngủ hết trên lầu. Đang đêm khuya có ai bật đèn, chúng tôi choàng dậy thấy ông mặc quần áo lót trắng cụt ngủn, tay ôm chiếc gối vuông, lum kum lần mò trong ánh sáng ngọn đèn mờ. Ông bảo ông đang tìm chỗ ngủ và nói chúng tôi xích gọn lại cho ông nằm chung, vì tối hôm ấy bà Neudeck cũng rủ một người bạn gái bác sĩ trong Cap Anamur về nhà. Ông bảo ông không thể nằm chung một phòng với cả hai người đàn bà. Trong khi chúng tôi thì thầm với nhau vừa buồn cười vừa thấy kính mến vô vàn một con người nổi tiếng được cả thế giới biết đến, lại bình thường giản dị đến thế… thì ông đã ngáy khò khò ngủ say bên cạnh từ lúc nào. Chắc các anh em này vẫn không thể quên được đêm hôm ấy.Cũng có lần tôi hướng dẫn một số anh chị em đến nhà ông để bàn họp. Vợ tôi vì đã quen nhà ông nên rủ vài chị đi pha cà phê và nước trà. Gia đình ông vẫn sử dụng bình pha cà phê thời thập niên 80, cái máy cũ rích kêu rồn rột như vòi nước bị nghẹt. Cả một ngăn tủ ly tách hiệu Ikea thì đủ màu, đủ kiểu, đủ cỡ không có cái nào giống cái nào, cứ như ngoài chợ trời. Một chị khệ nệ bưng khay cà phê vừa đi vừa nói tiếng Việt: “Quý vị coi chừng nhé, uống cà phê phải để ý coi chừng bị rách môi đó” vì chị thấy nhiều ly tách bị mẻ miệng.Tuy thế, ông rất vui tính và dí dỏm.Một nhà báo Đức hỏi ông tại sao mỗi lần ông xuất hiện thì có hàng trăm người VN xếp hàng nối đuôi nhau muốn chụp ảnh với ông, ông trả lời: “Bạn không biết sao? Tôi là người được chụp ảnh nhiều nhất nước Đức đến nỗi các ông bà chính trị gia phải phát ghen lên đấy!”Ông kể cho tôi rằng thuở ban đầu, ông có 2 người bạn chính trị gia kiên quyết ủng hộ ông, đó là ông Dr. Ernst Albrecht (thủ hiến tiểu bang Niedersachsen) và ông Johannes Rau (thủ hiến tiểu bang Nordrhein-Westfalen, sau này là tổng thống Đức) và hai chính trị gia chống đối ông mãnh liệt nhất là ông Franz Josef Strauß (thủ hiến tiểu bang Bayern) và ông Holger Börner (thủ hiến tiểu bang Hessen). Ông dí dỏm đại ý rằng, cứ để 2 phe cấu xé nhau đi, mình ở giữa, làm… ngư ông hưởng lợi. Và “cái lợi” đó chính là 11.300 thuyền nhân VN tỵ nạn đã được cứu sống – ông nói.Khoảng 15 năm trước, trong một lần ghé thăm gia đình ông, bà Christel Neudeck bới trong đống cây cỏ héo ngoài góc vườn nhỏ chỉ cho chúng tôi một đầu người được đúc bằng đồng rất nặng. Một điêu khắc gia nổi tiếng tại Đức vì cảm phục và quý mến ông nên đã khắc và đúc tượng đầu của Dr. Rupert Neudeck và chính tay mang đến tặng gia đình ông bà và bà miễn cưỡng phải nhận. Bức tượng rất đẹp và rất giống ông. Bà Neudeck cũng… dị đoan, thắc mắc nói với chúng tôi rằng, chồng bà vẫn còn sống, sao lại có người mang đến tặng như thế, nên bà đem ra giấu ở góc vườn dưới đám lá khô. Bà bảo chúng tôi mang về nhà và phải hứa khi hữu sự thì phải mang trả lại cho ông… Nhưng thật lòng chúng tôi không bao giờ muốn trả lại cho ông!Cách đây vài năm ông bị mổ tim lần thứ nhất. Khi tỉnh dậy ông mới biết vị bác sĩ mổ tim cứu sống ông lại là một thuyền nhân VN được tàu Cap Anamur cứu sống gia đình anh, khi anh mới được 3 tuổi. Ông nắm tay vị bác sĩ này và nói: “Năm xưa tôi cứu sống anh và người VN, năm nay anh cứu sống tôi, như thế người Việt tỵ nạn và tôi huề với nhau, chúng ta không ai còn nợ nần ai nữa!”.Ông nhiều lần kể cho tôi những chuyện thật hy hữu với khuôn mặt rạng rỡ thích thú rằng, một lần sau khi dự hội nghị về người tỵ nạn thế giới của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Hoa Thịnh Đốn, ông gọi một chiếc taxi. Anh tài xế vừa lái vừa ngoảnh cổ nhìn ông hỏi: “Ông có biết ông Neudeck ở bên Đức không?” Ông cười và trả lời “Ông ta là ai? Tôi không biết”. Anh taxi hơi ngượng nói lại: “Tôi nhìn ông sao giống ông Neudeck quá, ông ấy cứu vớt tôi từ ngoài biển đấy!”. Cả hai cùng cười… để rồi anh taxi nhất định không nhận tiền ông. Ông nói với tôi: “Thì ra cuốc xe này đáng giá cả một mạng người”.Một lần khác trên phố Manhattan/New York khi ông đang lững thững đi bộ qua toà nhà World Trade Center (cũ), chợt có một chị từ trong tòa nhà bước ra ôm chầm lấy ông la lớn: “Ông là ông Neudeck-Cap Anamur phải không? Tôi là Cap Anamur 6 đây, ông nhớ không?”. Lại một anh khác chạy đến nắm tay ông nói: “Kính chào ông Neudeck, tôi Cap Anamur 12 đây”… Ông chẳng hiểu Cap Anamur 6 hay Cap Anamur 12 là gì nhưng vẫn tươi cười trả lời: “Tôi nhớ chứ! Tôi nhớ chứ!”… Ông kể cho tôi rồi hỏi: “Không nhẽ tôi nổi tiếng đến thế sao?”.Tháng giêng năm 2014, một phụ nữ VN được chọn tham dự chương trình “Wer wird Millionär ?” của Günther Jauch và thắng được 125.000 Euro. Cô tên là Đinh Quỳnh Anh Rohm, cô và gia đình được tàu Cap Anamur cứu sống năm 1982 khi cô mới 5 tuổi. Dr. Rupert Neudeck vui và hãnh diện lắm. Ông đến thăm vợ chồng cô và đích thân mời gia đình cô đến tham dự lễ kỷ niệm 35 năm con tàu Cap Anamur ngày 09 tháng 8 năm 2014 tại cảng Hamburg. Ông bảo đó chính là nguồn an ủi nhất của ông và gia đình khi ông đã khổ công tranh đấu đem những người tỵ nạn VN này vào nước Đức và ngày nay, họ là những “nhà vô địch thế giới về sự hội nhập”, thành công trên tất cả mọi lãnh vực trong xã hội Đức này.Có lẽ trong thời gian cuối đời, niềm an ủi thảnh thơi nhất của ông là quây quần đùa nghịch với 5 đứa cháu nội ngoại. Ông không muốn bất cứ ai quấy rầy ông trong thời gian đàn cháu nội ngoại đến thăm ông. Tôi đã từng chứng kiến cảnh tượng một ông già gầy tong teo gập chân quỳ xuống bò rạp trên sàn làm con ngựa già để đứa cháu 3 tuổi cưỡi quanh nhà. Chính đứa cháu này đã muốn hóa phép cho ông sống lại nhưng không tìm được cây đũa thần – như bà Neudeck rưng rưng kể lại.Ít người biết được là ông bà Dr.Rupert Neudeck có những liên hệ mật thiết với rất nhiều nhân vật quan trọng và chính trị gia nhiều quyền lực khi xưa và đương thời. Có ai biết rằng sau hai lần tái nhiệm chức vụ thủ tướng nước Đức (2009-2013 và 2013-2017), bà Angela Merkel đều mời ông bà Dr.Rupert Neudeck đến tư gia trò chuyện. Các vị cựu chủ tịch quốc hội Đức như bà Rita Süssmuth và ông Wolfgang Thierse, cựu Tổng Thống Đức ông Johannes Rau (75), đương kim bộ trưởng tài chánh Đức ông Dr. Wolfgang Schäuble, cựu chủ tịch đảng SPD cũng là cựu phó thủ tướng Đức ông Franz Müntefering, cựu phó chủ tịch liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức ông Arnold Vaatz, cựu giám đốc cơ quan tình báo và bộ trưởng ngoại giao Đức ông Klaus Kinkel… nhiều thống đốc tiểu bang hay cựu bộ trưởng liên bang Đức như ông Dr.Ernst Albrecht (84), bà Sabine Leutheusse-Schnarrenberger, ông Gerhard Rudolf Baum, ông Dr.Norbert Blüm…. và rất nhiều vị khác kể không hết, trong đó phải nhắc đến bà Marion Gräfin Dönhoff (93 sáng lập tuần báo Die Zeit) và ông Karl-Heinz Böhm (86 tài tử điện ảnh Áo, với nhiều hoạt động nhân đạo tại Phi Châu).Tất cả đều là bạn bè thân hữu sát cánh bên ông. Ông coi cựu phó tổng thống Đức gốc Việt Philipp Rösler như một người con và rất thích thú khi ông này biết và hiểu rất rành mạch về thuyền nhân tỵ nạn VN. Ông Peter Scholl-Latour (90, nhà báo nổi tiếng, trước đây ủng hộ việc gởi con tàu “Cap Anamur” cứu vớt thuyền nhân VN của Dr. Rupert Neudeck, sau này lại hỗ trợ ông qua mục đích nhân đạo của “Hội Mũ Xanh”), hay ông Günter Grass (88, văn hào với giải Nobel văn chương) cho đến khi qua đời vào tháng 4 năm 2015 cũng đều là bạn đồng hành với ông. Ngay đến ông Aiman A. Mazyek (chủ tịch hội đồng trung ương Muslime tại CHLB Đức) và ông Musa Ataman (chủ tịch cộng đồng Kurden tại Bonn) cũng đã từng cộng tác và ủng hộ ông.Tôi hẹn gặp lại ông nhân dịp lễ trao giải “Erich Fromm Preis 2016” ngày 6 tháng 4 năm 2016 tại Stuttgart. Đây là lần đầu tiên giải này được trao tặng cho một đôi vợ chồng là ông Rupert Neudeck và bà Christel Neudeck. Ai có ngờ đâu, đây là lần cuối cùng tôi gặp ông. Sức khỏe ông suy sụp thấy rõ. Trong phần diễn thuyết ngày hôm đó, tôi thấy ông ngập ngừng qua dấu hiệu quên trước quên sau. Ông mệt mỏi đi xuống và nói tôi lấy cho ông một ly nước suối. Bà Christel Neudeck thay ông trả lời phỏng vấn của giới truyền thông hoặc cám ơn quan khách đến chia vui cùng ông bà. Trước đó, ngày 30 tháng 1 năm 2016, ông tham dự ngày hội Tết Nguyên Đán Bính Thân của người Việt tỵ nạn tại Bielefeld. Ông cảm thấy mỏi mệt, tức ngực và khó thở nên đi ra khỏi phòng và yêu cầu tôi chở ông về, trong khi chương trình vẫn còn đang tiếp tục. Chính bà Christel Neudeck đã nhiều lần lo lắng và cảnh cáo ông, nhưng ông vẫn nói mình còn rất nhiều việc phải làm.Dr.Rupert Neudeck lần đầu tiên bị mổ tuyến tiền liệt (Prostata) khoảng 2 tuần trước lễ khánh thành bia ty nạn thuyền nhân VN ngày 28 tháng 4 năm 2007 tại Troisdorf, nơi gia đình ông cư trú. Ông gắng gượng lững thững một mình lái xe đạp đến tham dự và tuyên bố rằng: “Troisdorf chính là thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Đức”.Cũng hai tuần trước đại hội Công Giáo VN tại Đức kỳ thứ 40 tại Aschaffenburg từ 14 đến 16 tháng 5 năm 2016, ông phải nhập viện mổ tim lần thứ 3 chỉ trong vòng 4. Lần này ông không đến tham dự được năm sau này và nằm hôn mê trên giường bệnh cho đến khi lìa đời lúc 8 giờ sáng ngày 31 tháng 5 năm 2016, hưởng thọ 77 tuổi (1939-2016). Có những lúc ngón tay ông đã cử động, cũng có những lúc ông đã mở mắt nhìn vợ và con cháu mình và gật đầu khi được hỏi ông có muốn nghe nhạc Mozart không. Những niềm hy vọng chợt lóe lên trong sự mong đợi khát khao của gia đình, nhưng ai ngờ đâu đó chỉ như ngọn nến chợt bừng sáng trước khi thật sự lịm tắt. Ông đã thật sự vĩnh viễn ra đi.Lễ mai táng ông được tổ chức âm thầm và giản dị trong gia đình và thân hữu vỏn vẹn chưa đến 30 người vào ngày 8 tháng 6 năm 2016. Quan tài dành cho ông là 6 miếng ván gỗ thô, không sơn màu, không chạm trổ, không hoa, không nến, nằm cô đơn dưới bậc thềm Cung Thánh trong ngôi nhà thờ nhỏ gần nhà ông. Con cái và thân nhân ông tự khiêng ông đến nơi an nghỉ cuối cùng trong một nghĩa địa nhỏ tại Troisdorf.Người thân vĩnh biệt ông với từng nắm đất và những cánh hoa dại mọc bên đường. Giữ đúng lời hứa với bà Christel Neudeck trước kia, tôi kính cẩn đặt tượng đồng khắc đầu ông trên mộ.Một tuần sau, ngày 14 tháng 6 năm 2016, Toà Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Koeln và tang quyến tổ chức Thánh Lễ tưởng niệm ông tại Vương Cung Thánh Đường St.Aposteln do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki chủ tế cùng với 12 Linh Mục Việt Nam (đa số đều được tàu Cap Anamur cứu sống trước đây). Gần 2.000 người tham dự, hầu hết là thuyền nhân Việt Nam đến từ các nơi trong nước Đức và các quốc gia lân cận.Hầu hết các Chùa Việt Nam và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn nước Đức đồng loạt tổ chức lễ tưởng niệm và cầu hồn cho ông như một nghĩa cử cám ơn và thương tiếc vị ân nhân đã cứu sống họ và gia đình.Ngày 25 tháng 6 năm 2016, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức cũng tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn ông tại Thánh Đường St. Hippolitus trong thành phố Troisdorf, nơi gia đình ông cư ngụ, với 9 Linh mục Việt Nam và hơn 500 giáo dân.Không những người Việt tỵ nạn thương tiếc ông mà người dân Đức cũng bày tỏ lòng quý mến một con người đã thay đổi được bộ mặt của nước Đức qua nhiều hành động khác nhau. Trên một chuyến xe lửa trong thành phố Koeln ngay trong ngày lễ tưởng niệm ông (14.6.2016) có người đã viết trên 1 toa xe dòng chữ “R.I.P. Rupert Neudeck” (Rest InPeace – Rupert Neudeck – Yên Nghỉ Trong An Bình).Dr. Rupert Neudeck ra đi với nhiều ước mơ chưa trọn vẹn. Ông ước mơ một thế giới an bình không chết chóc chiến tranh. Ông ước mơ tiếp tục cứu giúp người tỵ nạn trên thế giới. Ông ước mơ ngày nào đó sẽ chạy Marathon trên suốt giải Gaza tại Palestine. Ông ước mơ đi trên chuyến xe lửa xuyên hết đất nước Sudan. Ông ước mơ học tiếng Việt và tiếng Ả Rập và ông ước mơ mình sẽ sống tại Phi Châu trong những tháng năm cuối đời….Kính thưa ông Dr.Rupert Neudeck,Cho dù bây giờ ông có thể sống tại Phi Châu hay Palestine, hay trên bất cứ đất nước nào như trong mơ ước của ông, nhưng có một điều chắc chắn rằng, ông vẫn còn sống mãi trong lòng những người tỵ nạn Việt Nam và tất cả mọi người trên thế giới.Để tưởng nhớ Dr. Rupert NeudeckNguyễn Hữu HuấnHamburg, tháng 7 năm 2016

Gia đình tôi và ngày 30.04

BS. Trần Văn Tích.

Vào ngày 30.04.75 tôi đang giữ chức vụ Y sĩ trưởng Bệnh xá Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo. Nhân viên tình báo an ninh được xếp vào thành phần bị đe doạ tính mệnh nếu Miền Nam rơi vào tay cộng sản. Theo tác giả Frank Snepp trong “Sauve qui peut”, bản dịch tiếng Pháp cuốn “Decent Interval” thì Kissinger yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp nhận cho 130.000 công dân Đông Dương nhập cảnh Hoa Kỳ, trong số có 50.000 người được xem là ở hoàn cảnh “chí nguy“ (de haut risque). Nhân viên Mỹ thuộc cơ quan DAO phải làm việc 24 giờ trên 24 để tiến hành thủ tục di tản các thành phần này*.


Tuy nhiên cầu di tản hàng không bằng trực thăng (chiến dịch Gió Tới Tấp, Frequent Wind) chỉ hoạt động từ 2 giờ chiều ngày 29 đến 4 giờ 42 sáng ngày 30 thì chấm dứt và chỉ bốc đi được hầu hết người Mỹ và 5.500 người Việt, chí nguy hay không. Trong khi đó thì nhiều tàu Hải quân lúc rời bến di tản vẫn còn rất rộng chỗ. Cuộc di tản bằng đường thuỷ kéo dài nhiều ngày. Ở Sài Gòn đến chiều ngày 30-4, khi VC đã vào chiếm Đô thành rồi, vẫn có những tàu Hải quân bắt đầu nhổ neo di tản. Cả những tàu đã nằm ụ từ lâu ở bến Bạch Đằng hay đang tu bổ ở Hải quân Công xưởng cũng được sửa chữa vội vàng để làm sao có thể chạy thì thôi.

Những ngày cuối tháng tư năm 1975 đó, trong không khí hoang mang lo sợ của toàn Miền Nam, các ông Trưởng ban – chức vụ tương đương với Giám đốc – thuộc Phủ Đặc uỷ thường xuống bệnh xá ngồi nói chuyện với tôi. Họ cho biết phía Mỹ đã yêu cầu Phủ Đặc uỷ thiết lập một danh sách toàn thể nhân viên của Phủ. Các cô nữ thư ký đang đánh máy không ngừng nghỉ danh sách đó, qui tụ đến vài ngàn nhân viên và gia đình. Danh sách đã hoàn tất kịp thời và một phái đoàn của Phủ, gồm một Trung tá và một Đại uý, đã mang danh sách sang Guam để chuẩn bị đón tiếp nhân viên Phủ. Từ ngày 28.04 trở đi, tôi được thông báo phải thường xuyên liên lạc với Phủ để nếu có lệnh tập họp di tản là phải chở vợ con đến địa điểm tập họp ngay tức khắc. Ngày 28 và ngày 29 tôi vào Bệnh xá Phủ và cùng với nhân viên Bệnh xá ngồi chờ lệnh. Chiều ngày 29 tôi không vào trụ sở Phủ ở bến Bạch Đằng mà đến một cơ quan phụ thuộc của Phủ đóng trụ sở tại đường Trần Bình Trọng gần nhà tôi để cùng các nhân viên khác của Phủ ngồi chờ. Rất nhiều nhân viên của Phủ Đặc uỷ không tìm cách khác để chạy trốn cộng sản vì tin tưởng vào lệnh của Phủ bảo phải chờ để được di tản chính thức, hợp lệ. Chúng tôi cùng có chung tâm trạng là người Mỹ đã hứa thì không thể phủ nhận sự tin cậy vào lời hứa của họ để tự minh dấn thân theo những con đường di tản ngoài dự trù.


Tối 30.04, tôi được nhân viên y tá thông báo phải đưa vợ con đến tập trung tại một ngôi nhà an toàn của Phủ nằm ngay sát cạnh Toà Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất để chuẩn bị được di tản. Tại địa điểm này tôi đã gặp mặt đầy đủ các giới chức cao cấp phục vụ tại Phủ Đặc uỷ mà tôi từng quen biết hàng chục năm qua. Chúng tôi nằm ngồi la liệt trên sàn nhà. Riêng gia đình tôi được dành cho một cái bàn làm việc. Bà xã tôi và thằng con út nằm nghỉ trên bàn còn tôi và hai đứa con lớn thì chỉ có sàn nhà mà thôi. Cổng ra vào được bộ phận an ninh mang súng M16 canh gác chặt chẽ. Càng về khuya càng sốt ruột vì tiếng máy bay trực thăng lên xuống nóc nhà toà Đại sứ Mỹ ầm ĩ liên miên mà phía chúng tôi không nhận được chỉ thị gì cả. Không thể nào ngủ được và để bớt hoảng sợ, hai ba ông Trưởng ban rủ tôi ra ngoài đến gần Toà Đại sứ Mỹ xem cơ sự ra sao. Chúng tôi đã đứng nhìn cảnh trực thăng vần vũ hạ xuống rồi bay lên trên nóc toà Đại sứ. Chúng tôi đã đứng nhìn cảnh bàn dân thiên hạ đổ xô chen chúc nhau thành một khối người đông kinh khủng trước hai cánh cổng bằng sắt đóng im ỉm của Toà Đại sứ.


Rồi máy bay trực thăng không xuất hiện nữa trong khi trời bắt đầu hửng sáng. Chúng tôi đối diện với sự thực phũ phàng và chỉ còn cách thất thểu ai về nhà nấy. Riêng tôi thì xe Lambretta tôi chở vợ con đến nơi tập trung đã bị đánh cắp. Chúng tôi ra đứng bên lề đường chờ tắc xi nhưng mãi chẳng thấy. Bỗng một chiếc Volkswagen đậu xịch cạnh tôi. Hoá ra đó là xe của một vị Trung tá biệt phái phục vụ trong Phủ. Gia đình tôi lủi thủi lên xe nhờ vị Trung tá chở về nhà.


* * *


Theo wikipedia thì có 1.932 nhân viên tình báo đã tham gia trình diện “học tập cải tạo”. Hãy tạm chấp nhận con số gần hai ngàn người vào tù mút mùa sau 30.04 vì tin vào lời hứa di tản của phía Mỹ. Trong thực tế, có một số người tránh trình diện mà không ai có thể biết rõ là bao nhiêu. Sau khi tôi ở tù cộng sản về, có vài ba anh em đã đến thăm tôi và cho biết rằng họ giấu biệt gốc gác tình báo nên không bị tù. Trái lại, có nhân viên của Phủ Đặc uỷ nằm trong tù cộng sản đến mười bảy năm và chỉ được “cấp giấy ra trại” cùng thời điểm với một số sĩ quan cấp tướng Việt Nam Cộng Hoà.


Những ngày cuối tháng tư, thấy phía Tình báo có vẻ im lìm, Hải quân Việt Nam Cộng Hoà đã gọi điện thoại hỏi Tình báo có cần phương tiện di tản bằng đường thuỷ không, nếu cần Hải quân rất sẵn sàng cung cấp. Lúc này phụ trách lãnh đạo Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo là Ông Nguyễn Phát Lộc, Quyền Đặc uỷ trưởng. Người nhấc máy điện thoại để Ông Nguyễn Phát Lộc trả lời phía Hải quân là một vị Đại uý biệt phái, hiện nay đang ở bên Cali. Nhưng Ông Nguyễn Phát Lộc chỉ biết cám ơn Hải quân và từ chối lời mời gọi di tản vì phía Mỹ đã hứa sẽ đảm trách chuyện này rồi. Các chi tiết này tôi được nghe kể lại vào những dịp tôi hội ngộ trên đất Hoa Kỳ cùng cựu nhân viên Phủ Đặc uỷ. Họ sang Mỹ theo diện HO. Có người còn cho biết là Colby, đầu sỏ CIA ở Sài Gòn năm 1975, đã xin lỗi Tướng Nguyễn Khắc Bình vì tổ chức di tản nhân viên tình báo Việt Nam Cộng Hoà thất bại!?


Kết quả là hầu như toàn bộ nhân viên Phủ Đặc uỷ vào tù cộng sản và một số chết trong tù. Ông Quyền Đặc uỷ trưởng Nguyễn Phát Lộc và Ông Trưởng ban T Nguyễn Kim Thuý là hai nhân vật cao cấp nhất hy sinh trong vòng ngục tù Việt cộng. Ông Nguyễn Phát Lộc vốn xuất thân từ Trường Quốc gia Hành chánh. Ông có tài đặc biệt về xem tử vi. Ông đã biên soạn hai ba cuốn sách xem tử vi được giới độc giả rất hâm mộ. Các anh em cùng ở tù với Ông kể cho tôi nghe là Ông Nguyễn Phát Lộc bảo rằng theo tử vi thì số Ông không chết trong tù. Quả nhiên khi Ông lâm bệnh nặng sắp mất thì giặc di chuyển Ông ra khỏi những hàng rào kẽm gai lớp lớp bao quanh trại giam và đưa Ông ra ngoài khu giam giữ tù nhân để cho Ông vào nằm cái gọi là bệnh xá của trại cải tạo và Ông lìa đời tại đây, dẫu sao thì cũng ở ngoài khuôn viên nhà tù cộng sản. Ông Nguyễn Kim Thuý rất thân với tôi khi chúng tôi cùng phục vụ tại Phủ Đặc uỷ. Ông mang nhiều bệnh khá trầm trọng nên thường được tôi khám bệnh cấp thuốc. Khi biết tin Ông vào tù, tôi rất lo cho sức khoẻ của Ông. Quả nhiên Ông đã không thể sống sót để trở về với vợ con. Bà vợ Ông Thuý là Hiệu trưởng một trường Trung học ở Sài Gòn trước 75.

* * *


Năm 1954, khi giao Miền Bắc cho Việt Minh, người Pháp đã thương thuyết để những người không chấp nhận sống với cộng sản có đủ, thậm chí có thừa, thời gian di cư vào Miền Nam. Do đó đã có chừng một triệu người dân Miền Bắc chọn di cư và tự do. Hải quân và Không quân Pháp phải cáng đáng và đã chu toàn mọi công việc chuyển di, với sự hỗ trợ của chừng ba mươi chiếc tàu thuỷ Mỹ và Anh. Đến lượt mình, năm 1975, người Mỹ đã không làm được như người Pháp.

Họ dự trù ngân khoản, phương tiện, cơ sở để đón những người không được cộng sản cho tiếp tục sống trong chế độ mới. Nhưng họ tính một đàng mà làm một nẻo. Thậm chí vì tin tưởng vào lời hứa của Mỹ nên Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hoà đã từ chối lời mời gọi di tản bằng đường thuỷ của Hải quân Việt Nam.


Chiến dịch di tản người Mỹ và nhất là người Việt do phía Mỹ tổ chức ngày 30.04.75 là một chiến dịch tiến hành trong hỗn loạn. Có thể người Mỹ đã rút quân trong danh dự theo Hiệp định Paris nhưng Đại sứ Mỹ Martin thì lại phải ôm quốc kỳ Mỹ tháo chạy trối chết trên nóc toà Đại sứ. Còn người Việt Nam thì chẳng những cả ngàn nhân viên tình báo đã bị kẹt lại mà bên cạnh còn có nhiều nhân vật hoạt động chính trị chống cộng rất tích cực cũng chẳng được ai đoái hoài nên đã không thoát được thân.


Đành rằng Hoa Kỳ đã có những chương trình thương thuyết với Việt cộng để đón tiếp một tập thể rất đông đảo quân cán chính Miền Nam không chấp nhận sống chung với cộng sản. Nhưng cái giá mà người Việt Miền Nam phải trả vì cung cách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà của Mỹ vẫn là một cái giá quá cao. Hơn nữa, sau Nam Việt Nam, đã có những tình huống bỏ mặc, không quan tâm đến đối với một số các sắc dân hay quốc gia khác đã từng cộng tác với Hoa Kỳ.


Theo suy tư của cá nhân tôi, đây là một cục diện hết sức đáng buồn và đáng tiếc.
 

06.04.2021
BS. Trần Văn Tích  

Ngày Này Năm Xưa

Kính chuyển Qúi Niên Trưởng Qúi chiến hữu HQVNCH.. ngày này năm xưa tôi đã viết từ lâu.Nay tháng Tư lại về xin kính chuyển lại bài viết từ trong web khoá 20/SQHQ/NT Nxduc 

Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu,
Gặp thời thế thế thời thời phải thế.
(Ngô Thời Nhiệm)


Đầu năm 1975, tôi đang thụ huấn khoá tham mưu trung cấp tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Sài Gòn. Tình hình chiến sự sôi động và bi đát từng ngày và từng giờ! Vùng I bị bỏ rơi do di tản chiến thuật, và Vùng II bị sụp đổ cũng do di tản chiến thuật. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang di tản về căn cứ HQ Cát Lái, trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và với một khóa sinh viên sĩ quan Hải Quân duy nhất còn lại là khóa 26 – Đệ Tam Dương Cưu – về tạm trú hạm HQ-9601 đậu tại cầu B, bến Bạch Đằng, trước cửa Bộ Tư Lệnh HQ. HQ Trung tá Hà Ngọc Lương đã cùng với gia đình tự sát tại thao diễn trường quân trường Hải Quân Nha Trang trong những giờ phút thành phố Nha Trang hấp hối . Ông đã từng là hiệu trưởng trường Sĩ Quan Hải Quân, cũng đồng thời là giáo sư môn lãnh đạo chỉ huy trong thời chúng ta còn là sinh viên sĩ quan tại Nha Trang.
Theo lệnh BTL/HQ các sĩ quan HQ đang tham dự khóa tham mưu trung cấp sẽ được đưa ra những nơi cần bổ sung sĩ quan để yểm trợ và ổn định những đơn vị từ miền Trung di tản về. Trong khóa tham mưu trung cấp này đa số sĩ quan là có cấp bậc trung úy, ngoại trừ niên trưởng Trọng (K-19), Triết và tôi (K-20) là mang cấp bậc đại úy. Ai sẽ người phải đi xa, ai sẽ được ở lại nơi gần Sài Gòn, và làm sao mà giải quyết chuyện này cho thoả đáng đây? Sau một cuộc rút thăm, hơn quá nửa khóa là phải đi ra Phú Quốc, số còn lại sẽ được phân phối đến những đơn vị di tản từ miền Trung về đang thiếu sĩ quan. Tôi làm trưởng toán năm người, được đưa qua điều hành tiểu đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Khóa 26. Những sĩ quan cơ hữu quân trường Nha Trang, chỉ còn lại đại uý CB Nguyễn Bốn, ông đã từng là sĩ quan ẩm thực trong thời chúng ta mới ra Nha Trang, và HQ chuẩn úy TP Nguyễn Văn Tâm, ông đã từng là thượng sĩ thường vụ tiểu đoàn SVSQ khi chúng ta còn trong quân trường. Ông rất đứng đắn, tư cách, và là một người chúng ta rất cảm mến bên cạnh một “bố” Hải thân tình. Sau khi bàn giao trách nhiệm cho chúng tôi, đại úy Bốn đi phép ra Vũng Tàu để tìm kiếm gia đình bị thất lạc trong lúc di tản. Tiểu đoàn SVSQ được chia ra làm hai phân đội để chia nhau ứng chiến tại hai nơi: Cầu G bên sở Hàng Hà, và trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Các sinh viên sĩ quan được phép chia nhau đi bờ, thăm gia đình hàng ngày. Cùng ứng chiến tại Thảo Cầm Viên có thêm một tiểu đoàn tân lập nhẩy dù, có thiếu tá Khoang (K22A-Võ Bị QG/VN) là tiểu đoàn phó, và đồng thời cũng là bạn học cũ với tôi thời còn là học sinh trung học. Chúng tôi bàn với nhau là nếu có chuyện gì xảy ra thì các SVSQ/HQ sẽ cùng chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ nhẩy dù, và sẽ nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy từng tiểu đội nhẩy dù. HQ Trung uý Nguyễn Thiện Luỹ được phân định chỉ huy phân đội Hải Quân ở Thảo Cầm Viên. Trung úy Luỹ và phân đội sinh viên sĩ quan HQ khóa 26 đã mất liên lạc truyền tin với phòng hành quân BTL/HQ/BKTĐ, và vẫn còn tại hàng ở Thảo Cầm Viên cho đến tận ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trung úy Lủy bị đi tù cải tạo của Cộng Sản mất bảy năm, và hiện đang định cư tại thành phố Fresno, California. Xin ngưỡng mộ sự hiên ngang, tinh thần trách nhiệm của trung uý Luỹ và các sinh viên sĩ quan Khóa 26, Đệ Tam Dương Cưu.

Trong buổi họp khẩn tại BTL/HQ/BKTĐ vào ngày 26 tháng Tư năm 1975 dưới sự chủ toạ của HQ Đại tá Bùi Kim Nguyệt Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô Hải Quân, một chương trình di tản đã được phác họa là các đơn vị trực thuộc HQ/BKTĐ và tiểu đoàn SVSQ/HQ sẽ di tản về Long Xuyên nếu Cộng quân lấn chiếm Sài Gòn. Tôi đã yêu cầu BTL/HQ/ BKTĐ yểm trợ và trang bị vũ khí, đạn dược cho tiểu đoàn SVSQ/HQ, và xin được cho biết những đơn vị nào sẽ cần liên lạc để được yểm trợ nhu cầu và phương tiện. Điều yêu cầu này đã làm cho Đại tá Nguyệt và phòng 3/BTL/ HQ/BKTĐ rất bối rối và bực mình không ít! Yêu cầu của tôi được hứa là sẽ cho biết vào buổi họp ngày hôm sau, phần súng đạn sẽ do phòng Tư lo liệu. Vào buổi trưa cùng ngày một chiếc LST của Đại Hàn đã rời Tân Cảng và có chở theo một số rất đông những người dân sự, có lẽ là những nhân viên sở Mỹ và gia đình, họ đứng ngồi lố nhố đầy trên boong. Điều này đã làm cho sinh viên sĩ quan lo lắng, giao động, và bàn ra tán vào vì sợ sẽ bị bỏ rơi như khi còn ở Nha Trang! Tôi vội cho họp khẩn cấp riêng với các sinh viên sĩ quan, và khẳng định là không có chuyện đó đối với tôi, và trong cuộc họp này đã có người đề nghị là nếu có thể thì sẽ dùng M-72 để bắn chìm một chiếc tàu nào đó, để gây cản trở cho việc tháo chạy và mọi người cùng ở lại chiến đấu nếu có chuyện bị bỏ rơi. Có lẽ chuyện họp bàn này đã bị báo cáo lên ty an ninh, và kết quả là sau đó tôi đã nhận được bưu điệp phải bàn giao khẩn tiểu đoàn SVSQ/K26 lại cho một sĩ quan mới từ miền Trung về trong vòng 24 tiếng. Hồi 10 giờ 30 ngày 28 tháng tư năm 1975, tôi bàn giao trách nhiệm điều hành tiểu đoàn SVSQ/K26 cho một sĩ quan từ một đơn vị từ miền Trung về. Tôi có nhắc nhở vị này, các SVSQ khoá 26 đang mang lon alpha chuẩn uý, một cấp bậc sĩ quan và sẽ tốt nghiệp vào tháng 10 sắp tới, nên cần chia sẻ những tin tức cập nhật với họ, nhất là những tin tức về di tản… Nhưng sau đó ông lại nhận chỉ thị từ BTL/HQ/BKTĐ và tiếc thay đã điều động tiểu đoàn SVSQ/K26 ra ngoài sân vận động Hoa Lư, và điều này có lẽ đã khiến cho đa số các sinh viên sĩ quan khóa 26 đã bị kẹt lại khi các chiến hạm Việt Nam rời bến ra khơi. Trước khi trở về trình diện TTHL/HQ/Sài Gòn và không biết sẽ được biệt phái đi đâu , tôi bất ngờ gặp lại người bạn cùng khoá HC2 Nguyễn Văn Mười, và anh đã giới thiệu tôi với HQ Thiếu tá Nguyễn Đa Phúc đang cần thêm sĩ quan bổ sung. Tôi đã từng trình diện Thiếu tá Phúc một lần khi khóa 20 vừa mới ra trường từ Nha Trang về, khi ông từng là chỉ huy phó Liên Đoàn Người Nhái vào năm 1970. Ông rất mừng khi gặp lại tôi, và hỏi tôi là có muốn tình nguyện cùng ông tổ chức tiểu đoàn “án ngữ thủ đô” hay không? Tôi đồng ý liền, và bảo chờ bưu điệp để trình diện ông. Trong lúc chờ đợi, tôi phải trình diện Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Sài Gòn. Bạn Đỗ Duy Vy đã hướng dẫn tôi lên trình diện HQ Thiếu tá Lê Công Mừng, và ông bảo tôi hãy trở về trình diện đơn vị cũ, Hải Quân Công Xưởng, trước khi được kêu đi học khoá trung cấp. Trở lại phòng nhân viên HQCX, tôi gặp lại các bạn cùng khóa Lưu Ngọc Quang, Nguyễn Duy Hòa, Nguyễn Văn Chừng, Võ Văn Vân, Võ An Dân, Phan Xuân Sơn, Nguyễn Tấn Đực…, và tôi phải chờ để được trình diện HQ Đại tá Nguyễn Văn Lịch, giám đốc Hải Quân Công Xưởng để được phân bổ nhiệm sở. Chờ hoài, chờ mãi đến chiều mà cũng không thấy phòng nhân viên nói năng gì cả! Hỏi thì chỉ được trả lời là đại tá đang bận, nên tôi đề nghị là hãy trả lại tờ bưu điệp để tôi làm giấy tờ đi đường và ngày mai, 29 tháng 4, sẽ trở lại trình diện tiếp.


Thay bộ đồ dân sự, tôi lấy xe chạy về nhà; trên đường về nhà tôi gặp lại bạn HC2 Phan Xuân Sơn; thế là hai đứa kéo nhau vào một cái quán ven đường, làm một chai bia con cọp và nói chuyện “cà kê dê ngỗng” cho lòng bớt “đánh lô tô” trong lúc Sài Gòn hốt hoảng, Sài Gòn chạy lên Tân Sơn Nhất, Sài Gòn chạy xuống Tân Cảng, và Sài Gòn chạy lòng vòng để tìm đường thoát ra ngoài! Sài Gòn ban đêm giới nghiêm với tiếng súng ì ầm từ xa vọng về, và tôi ngủ lại nhà qua đêm. Sáng sớm ngày hôm sau, 29 tháng Tư, lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành; Ba mẹ tôi lo lắng, hối thúc tôi trở vào trại. Tôi đang chần chờ vì tất cả quân phục tôi đều để trong HQCX, tình cờ thấy bạn HC2 Phạm Công Hoàng chạy xe Honda phóng vội vã qua ngang nhà, tôi vội gọi với theo, nhưng bạn Hoàng vẫn phóng chạy thẳng! Điều này làm cho tôi càng thêm lo lắng, bồn chồn, và không biết là chuyện gì đã xảy ra trong đêm ở BTL/HQ? Tôi bảo nhà tôi là ráng tìm xem trong các tủ quần áo coi có thấy được bộ quân phục nào hay không? Sau cùng thì nhà tôi cũng lôi ra được cái nón đi biển, và một bộ quân phục với cặp lon trung úy cũ. Bộ đồ này có từ hồi tôi còn phục vụ trên chiến hạm, và mặc tuy hơi chật một tý nhưng có vẫn còn hơn không. Trước khi từ giã gia đình, bà xã nhét vội vào túi tôi bốn tờ giấy Trần Hưng Đạo để dằn túi. Khi vào đến HQCX, tôi thay quân phục chỉnh tề và rủ bạn HC2 Võ Văn Tâm đang tạm trú qua câu lạc bộ ăn sáng. Bạn Tâm quê ở Mỹ Tho, mới được thuyên chuyển về để thay thế HC2 Nguyễn Văn Xê trên phòng nhân viên, nên tạm trú tại phòng của tôi. Tâm cạn tiền túi nên làm “chú tiểu giữ chùa,” không về Mỹ Tho. Tôi giúi cho Tâm một tờ Trần Hưng Đạo để dằn túi. Sang đến bên CLB/HQCX, chúng tôi được biết đại tá giám đốc HQCX đã cho mở kho quân tiếp vụ để bán cho nhân viên, tôi mua một thùng mì gói và nói với Tâm mang về để trong phòng mà có cái ăn. Tâm rủ tôi qua bên BTL/HQ để chơi domino giết thì giờ; tôi từ chối vì phải qua phòng nhân viên để làm thủ tục trình diện nhận nhiệm sở.
Tại phòng nhân viên HQCX, tôi lại phải ngồi chờ nên mò sang văn phòng HC2 Lưu Ngọc Quang để tán dóc. Ngoài Quang ra, tại đây còn có các cô Mỹ – phu nhân bạn Võ Văn Vân, và cô Hoa – phu nhân bạn Lê Công Khai. Vẫn chưa được qua thủ tục trình diện, tôi lại thả bộ qua CLB/HQCX ngồi chầu rìa các bạn Nguyễn Duy Hoà và Nguyễn Văn Chừng đang đánh Bi-da lỗ.Chợt đài phát thanh Sài Gòn phát ra lời nói của thủ tướng chính phủ đương thời, ông Vũ Văn Mẫu, kêu gọi Hoa Kỳ phải rút lui khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tôi chợt nhớ lại lời của ông anh rể của bà xã tôi nói mấy ngày trước:”Một khi họ đuổi Mỹ rồi thì các chú phải tìm cách đi ngay, không chần chờ, vợ con tính sau…” Tôi bỏ ra trước cửa CLB, nhìn lên trời thấy từng đoàn, từng đoàn trực thăng loại lớn bay từ hướng biển vào. Trở vào trong tôi kêu mọi người ra xem, và đề nghị mọi người hãy về nhà và mang gia đình vào bến tàu.
Tôi rủ Phan Xuân Sơn ra về, nhưng ngoài cổng Bạch Đằng trước cửa BTL/HQ, quân cảnh HQ không cho ai rời trại theo lệnh cắm trại 100%. Đang loay hoay, thì thấy Phạm Công Hoàng, Tôi hỏi sáng nay chạy đi đâu mà vội vã thế? Hoàng cười và trả lời là chạy về thăm sấp nhỏ; Tôi và Sơn vội ngỏ ý muốn ra ngoài, nhưng Hoàng trả lời là không có nhiệm vụ ngoài cổng! Nhân lúc hai quân cảnh mới ra thay gác, tôi và Sơn vội phóng lẹ ra ngoài.Thả Phan Xuân Sơn xuống và hẹn sẽ gặp lại, nhưng Sơn cười nói còn cây colt để tự vệ, và cho biết sẽ không đi. Tôi chạy vội về nhà, bà xã tôi đã về thăm mẹ, mẹ tôi thì đang đi gửi thằng em đang học khóa 10 SVSQ/CSQG vì hy vọng sẽ đi được theo đường dây của phái đoàn CIA. Tôi vội bảo mọi người trong nhà phải chuẩn bị để đi di tản ngay rồi vội chạy nhanh qua bên ngoại đón bà xã về, không kịp trả lời những câu hỏi về sự ra đi khẩn cấp này của ông chú mới triệt thoái từ Long Khánh về. Tới nhà cụ thân sinh ra nhà tôi thì được biết là các ông anh vợ đã vào Tân Sơn Nhất, ông anh rể cũng vừa rời khỏi để về nhà! Tôi thu xếp mọi người còn lại lên ba chiếc xe gắn máy để chạy qua nhà tôi rồi cùng đi. Qua nhà thương Từ Dũ, bắt gặp Trần Đức Hợp, Trần Phước Vạn và một số người nữa thuộc K.19 đang đứng nói chuyện. Trần Đức Hợp trách móc: “Cả tháng nay sao không thấy mặt ông?” Trần Đức Hợp và tôi đã có mưu toan lấy một cái phà nằm trước nhà thương Chợ Quán để thoát ra biển một khi có biến; Chúng tôi đã tích trữ lương thực, súng đạn, và cả máy truyền tin nữa. Tôi vội cho biết là bận coi khóa 26 nên không gặp, và cho biết hãy về đưa gia đình ra bến tàu vì hạm đội sẽ tháo dây ra khơi khoảng bảy giờ tối.
Rời các bạn khóa 19, tôi chạy về khi qua cửa trường dạy lái xe của Liên, bà xã HC2 Phan Ngọc Long, bà cụ mẹ của Liên tóm lấy tôi hỏi thăm tin tức. Tôi cho biết là Long vẫn còn bị kẹt lại trong trại, không ra được vì lệnh cấm trại 100%, và cho biết là tôi sẽ đưa gia đình tôi vào bến tàu Hải Quân. Thế là bà cụ mẹ của Liên nắm chặt lấy bà cụ mẹ của bà xã tôi và hai đứa cháu con của bà chị vợ, và bảo ở lại đó chờ tôi quay lại để đi cùng vì trong nhà có nhiều phương tiện chuyên chở như xe hơi (để dạy lái xe); Tôi đồng ý và về đón thêm những người còn lại. Tôi dồn bà chị, ba cháu nhỏ, và em gái tôi bồng con gái tôi lên chiếc xe hơi của gia đình chạy qua nhà mẹ vợ bạn Phan Ngọc Long để cùng đi như đã hứa. Ra đến bến tàu, một cảnh tượng tôi chưa hề thấy lúc ban trưa khi tôi và bạn Sơn ra về, một rừng người đang bu quanh trước hàng rào vào BTL/HQ. Toán quân cảnh của trung úy Bích đang rút lui dần về tượng Trần Hưng Đạo. Tôi đổ toán một và gia đình bạn Phan Ngọc Long xuống, và vội gửi Trung úy Bích cho họ theo vào. Tôi dặn mọi người là ráng leo lên chiếc HQ-2, và tìm gặp Trung úy Nguyễn Văn Tề, K-19. Tôi thật sự hoảng sợ khi thấy người ta đang ùn ùn, chen chúc cố gắng chui vào trong bến tàu. Tôi quay xe về để đón toán thứ hai trong gia đình, và tôi mất bình tĩnh và không còn nhởn nhơ như hồi trưa nay nữa! Khi toán cuối cùng của gia đình tôi ra đến bến tàu thì thật là chật vật, người như nêm cối trước nút chặn tại cổng gác trước cửa BTL/HQ. Vì con gái tôi còn nhỏ, nên hai vợ chồng tôi và năm đứa em đã cố đem theo hai thùng sữa bột Etma và tay xách nách mang những vali quần áo. Không thể nào chen lọt vào được cả đoàn với đồ đạc lỉnh kỉnh như thế này, nên tôi đã cố đẩy nhà tôi và chú em thứ năm chen vào trước, và dặn là cố leo lên chiếc HQ-2 tìm con. Tôi và những đứa em còn lại leo lên chiếc xe gíp (jeep) của CHT/Tạm trú hạm HQ 9601 chờ chạy vào sau vậy. Tôi gặp bạn HC2 Đào Cơ Chí đang đứng lớ ngớ phía ngoài, hỏi: sao bạn không vào đi? Chí trả lời là còn chờ đón ông cụ thân sinh nãy giờ mà sao vẫn chưa thấy tới! Đoàn tàu bắt đầu cho tháo dây, và lần lượt từ từ rời bến làm cho tôi càng thêm nóng lòng! Tôi hối anh tài lái xe tiến tới, nhưng trưởng toán nút chặn không cho mở cổng. Chợt thấy HQ Trung tá Nguyễn Văn Tòng, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô Hải Quân đang đứng gần đấy, tôi vội lại chào ông vì có quen biết trong lúc chiến hạm tôi phục vụ hành quân bên NeakLuong. Ông hỏi tôi: sao chưa đi? Tôi trình bày lý do và xin ông cho lệnh mở cổng cho chúng tôi. Ông đã im lặng không nói, và quay lưng đi vào; Tôi nhanh tay kéo hàng rào kẽm gai và ra hiệu cho tài xế xe jeep chạy vào. Trung sĩ Mao, trưởng toán nút chặn giận dữ bắn một tràng M16 chỉ thiên và lớn tiếng:”Đại úy làm như vậy làm sao tôi làm việc được!” Tôi quay lại nói đại là đã xin phép trung tá Tòng rồi, và nhẩy lên xe hối anh tài lái xe trực chỉ cầu B. Xin có lời tạ lỗi với Trung Sĩ HQ Mao và các anh em HQ canh gác tại nút chặn; tôi đã nói dối với anh, và đã gây trở ngại cho anh chút đỉnh. Xin nhận nơi đây lời tạ lỗi này, và lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi đến tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh của các anh.
Người ta đứng lố nhố đầy trên cầu tàu, và may mắn cho chúng tôi làm sao khi chỉ còn một hạm kiều phía trước mũi của chiếc HQ-1 là chưa hạ xuống vì hạm trưởng – HQ Trung tá Nguyễn Địch Hùng – chưa lên tàu. Tôi dẫn mấy đứa em leo vội lên tàu. Vừa bước lên boong thì thấy HQ-2 vừa hoàn tất việc tháo dây, và đang từ từ tách ra rời khỏi chiếc HQ-3 nằm kế bên chiếc HQ-1. Tôi thấy nhà tôi và chú em thứ năm đang giơ tay làm hiệu. Tôi rất mừng tưởng là mọi chuyện êm xuôi, nhưng không ngờ đó lại là dấu hiệu cho biết là đã không tìm gặp được mẹ, chị, em, các cháu, và con gái đầu lòng yêu quý của chúng tôi! Họ bị bỏ rơi khi đi cùng với toán đầu tiên vào, và chỉ còn biết đứng chờ tôi trên cầu B! Mãi đến mười lăm năm sau tôi mới đón được mọi người qua đoàn tụ, ngoại trừ bà chị xấu số đã bị mất đi vào năm 1978.


Hạm đội Việt Nam Cộng Hòa được tụ tập tại vị trí điểm hẹn Côn Sơn ngày 30 tháng 4 năm 1975; Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, thì ai muốn quay về thì theo một hai chiếc chiến hạm quay trở lại bờ biển Việt Nam; còn ai không muốn trở về thì theo đoàn chiến hạm còn lại để ra khơi tìm con đường sống. Đoàn chiến hạm rời Côn Sơn có khoảng 32 (?) chiếc mang theo khoảng hơn hai chục ngàn người (20,000) kể cả hai chiếc ghe sơn màu vàng của những người Hoa Chợ Lớn, được chia ra làm hai toán hay hai phân đoàn tả, hữu chạy song song và nối đuôi nhau, và chiếc PCF của bạn HC2 Nguyễn Văn Nhất Lãng làm chiếc taxi đưa tay công điện, mật lệnh, hay tiếp tế giữa các chiến hạm. Dẫn đầu hai phân đoàn là hai chiếc Hộ Tống Hạm HQ- 11 và HQ-12; Chiếc HQ-11 phun khói đen mù mịt, theo sau là chiếc Trợ Chiến Hạm HQ-228 có hạm phó là bạn HC2 Nguyễn Ngọc Châu phít (xin quan Châu phít đính chính nếu có gì không đúng.)
Đoàn tàu chạy không có phương hướng trong mấy ngày đầu vì chưa biết sẽ đi đâu, mặc dù trên soái hạm (?) vẫn còn có sự hiện diện của viên cựu cố vấn Mỹ HQ thiếu tá Richard Armitage. Ông Armitage đã từng làm cố vấn cho HQ Việt Nam, tính tình rất xuề xòa bình dân, còn có tên Việt Nam là Trần Văn Phú, và nghe đâu ông ta còn là một nhân vật “cớm chìm” của cơ quan CIA. Từ trước năm 1975, ông ta là tùy viên quân sự tòa đại sứ Mỹ. Chính ông đã là những móc nối, động lực cho HQVN để tổ chức, và bảo đảm cho các chiến hạm Việt Nam ra khơi rời Việt Nam trong giờ thứ 25 của cuộc chiến. Mặc dù chính phủ Phi Luật Tân phản đối và không chấp nhận hạm đội Việt Nam, nhưng qua một cuộc “đạo diễn” của ông Artmitage này với hai chính phủ Hoa Kỳ và Phi Luật Tân, hạm đội Việt Nam cũng đã được phép vào Subic Bay chỉ sau khi đã đồng ý “hoàn trả lại” cho Hoa Kỳ.


Một buổi lễ hạ kỳ cùng giờ vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1975 trên tất cả các chiến hạm của hạm đội HQVN. Mọi người vừa hát quốc ca vừa khóc khi lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam được từ từ kéo xuống, rồi được thay thế bởi một lá cờ Hoa kỳ. Chúng tôi bàn giao quyền chỉ huy chiến hạm lại cho một vị sĩ quan Hoa Kỳ, tuy nhiên đây chỉ là tượng trưng vì điều hành con tàu vẫn do sĩ quan và thủy thủ đoàn Việt Nam. Chúng tôi lẳng lặng tháo lon, một số người vất xuống biển, còn một số người cất vào túi. Mọi số tàu, tên chiến hạm được sơn lấp mất dấu trước khi chiến hạm tiến vào hải phận Phi Luật Tân, và Subic Bay. Chúng tôi được chuyển qua tàu chở hàng, để được đưa qua trại tỵ nạn bên đảo Guam, hay bên đảo Wake.