Biếm thi chính trị

*Thơ Ý NGA (24.4.2018: Thuyền Nhân Tỵ Nạn Chính Trị)
>>TAM ANH-LÊ ANH DŨNG (video kịch thơ “Nguyễn Trãi Gặp Thị Lộ”, do CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ trình bày)
>>Nhạc DÂN CHỦ CA (Không Riêng Tây Nguyên >> hòa âm và trình bày: Ca Nhạc Sĩ NGUYỄN VĂN THÀNH)
Phần thơ không tranh ở cuối trang.
TỪ THÁNG TƯ 
NĂM ẤY
 
Tháng Tư có lắm thứ tang
Táng thư, cáo phó… kinh hoàng lòng dân.
Tang chung: Quốc Hận bao lần
Tang riêng: Chiến Sĩ chung phần chết oan.
Bất toàn, cả nước gian truân.
Hoan hô, “hồ hỡi”? Chỉ toàn Việt gian!
Tháng Tư ứa lệ giang san
Khói nhang tưởng niệm ngút ngàn về đâu?
Ý Nga, 26.4.2016
……………………………………………….
Biếm thi chính trị
TIỂU BÌNH?
Cảm tác nhân nghe một câu nói đầy xúc động của sinh viên Hongkong:
“Không cần lựu đạn cay!
Chúng tôi đang khóc đây rồi!”
*
Xe tăng cán xác sinh viên
Thiên An Môn ấy đã ghiền máu tanh!*
Hong Kong không sợ! Quyết giành!
Quyền dân tự quyết! Đấu tranh chưa dừng.
Vẫn sinh viên, há dửng dưng?
Cộng Tàu đàn áp, không ngừng hăm, ban:
-“Nếu cần bắn mấy trăm ngàn*
Thì ta cũng bắn!” Khoe tàn ác ra*
TIỂU BÌNH mà ĐẶNG quỷ ma
Bắn hoài chẳng lẽ Trời tha sống hoài?
TIỂU BÌNH? Bình tiểu* thị oai?
Bắn đi! Bắn thử! Thơm, khai danh truyền!
Biểu tình tiếp diễn triền miên!
CẬN BÌNH*: đại, tiểu? Thắng THIÊN không nào?
Ý Nga, 7-11-2014
 
1* 1989, lãnh tụ Tàu Cộng ĐẶNG TIỂU BÌNH đã ra lệnh cho
xe tăng tràn vào Thiên An Môn cán nát sinh viên biểu tình.
2* 200.000 sinh viên Hong Kong.
3* Cũng lại TIỂU BÌNH vừa tàn ác hăm dọa và bảo ban:
“Nếu cần phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung
Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn thì tôi cũng vẫn bắn!”
4* Tiểu Bình = xin hiểu theo nghĩa cái bô.
5* TẬP CẬN BÌNH: Xí JìnpíngTổng Bí Thư Tàu Cộng
……………………………………………………………..
Biếm thi chính trị
DẠ TIỆC
 
Ông, bà tụ họp ăn chơi
Nhảy đầm, nhảy… điếc nơi nơi linh đình
Nhạc ồn muốn… điếc, xập xình:
Dạ… thưa, dạ… tiệc, dạ… Mình đánh Ta
Chống ai, sao đánh Quốc Gia?
Nhảy qua, nhảy lại, nhảy ra Việt gì?
Sol Sol, “bác” nhảy Đố Mì*
Dày da, dày nhựa nhảy bì Dép Râu?
Người nào tóc cũng bạc đầu
Khấu đầu “Dạ!” đảng. Xúm cầu. Ai cung?
Ý Nga, 7-11-2014
…………………………………………………….
Biếm thi chính trị
TRẬN NÀY LÀ TRẬN 
“KHÔNG” CHIẾN
 
“Uống đi Bạn!” Cạn ly đầy, lại rót!
Cạn ly đầy, đầy ly cạn… luân phiên
Say đảo điên quanh yến tiệc đã ghiền
Nhà nguy biến? Có… sinh viên chống đảng!
Ý Nga, 7-11-2014
Canada, 21.7.2017
Thưa Quý Bạn Trẻ Quốc Nội,
Đọc lại hùng sử Việt, nhìn lại những trang bi sử nhục nhã mà đảng CSVN đã và đang thực hiện, các Bạn chắc hẵn cũng đang chia sẻ cùng một mối ưu tư với chúng tôi, những người đã ra đi vì tự do ở tuổi 20, nhưng chưa hề quên đồng bào trong nước.
Ý Nga kính mời Quý Bạn cùng chia sẻ những thổn thức của tuổi 50 khi nhìn lại cố quốc: vẫn là một quê hương, nhưng ngập chìm hơn trong tăm tối, sau 30 năm chúng tôi rời nước:
 

KHÔNG RIÊNG “TÂY NGUYÊN”

Thơ Ý Nga
Nhạc Dân Chủ Ca
Web site http://www.danchuca.org (mục THƠ PHỔNHẠC)
 
Lời thơ
Phá ách xâm lăng: Lê Thái Tổ!
Dẹp thù hiển hách: Trần Nhân Tông!
Quang Trung đánh Mãn: tan hồn phách!
Phá T
ống, bình Chiêm: Lý Nhân Tông!
*
Máu tô hùng sử còn không,
Mà quên công khó Cha Ông? Tà quyền?
 “Tây Nguyên”! Biến động Cao Nguyên!
Dân gào tiếng thét: Chủ Quyền Việt Nam!
*
Một “bầy” học dở, bở làm
Hoàng, Trường Sa mất chẳng thèm bận tâm
Đường Lào, Cam Bốt: mặt Nam,
Phía tây: Tàu cũng tham lam “mua” rồi!
 
Bắc phương chỉ cần hở “Môi”*
Răng” Bác, “răng” Đảng? Ôi thôi sá gì!
Nguy cơ mất nước? Chí nguy!
Hồ Ba Giang, “Beauxite” đỏ: lợi chi quốc phòng?
 
Lâm Đồng cho đến Dak Nông,
Ngụy trang Hán giặc: ngoài, trong chững chàng 
Bắc, Nam, Trung: đảng quy hàng,
Thành “Chiêu Thống Mới” rước sang kẻ thù*
 
Bao sư đoàn giặc lù lù
Nhà Tu * lên tiếng, Nhà Tù rung rinh
Lòng dân phẫn uất, bất bình
Hại dân, phản quốc, lộng hành Việt gian.
 
Vùng lên trừng trị bạo tàn!
Thăng Long, Vạn Kiếp huy hoàng sử xưa!
Mê Linh cờ phất, trống khua
Diên Hồng “Quyết chiến!” Người xưa chẳng lầm!
 
Bạn ơi! Xưa bày, nay làm
Bình Than Hội Nghị đồng tâm hào hùng
Bạch Đằng Giang đã lẫy lừng
Ải Chi Lăng, giặc cũng từng thất kinh.
 
Sông Như Nguyệt với hùng binh,
Đống Đa khí phách quân hành! Khắc ghi!
Bến Chương Dương vẫn uy nghi!
Xin đừng nhu nhuợc! Cứu nguy sơn hà!
*
Ngoại xâm quyết chống! Không tha!
Thương ca cùng hát: Giữ Nhà Việt Nam!
 
Ý Nga, 15.4.2009.
                                   
-Vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của đời Trần, vừa có tài, đảm lược, vừa nhân đức. Người đã từng trải qua hai lần đại chiến với quân Mông Cổ và đã cùng với Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn, chủ tọa cuộc hội nghị tối cao về quân sự tại Bình Than với các vương hầu, để quyết định cho sự sống còn của Việt-tộc thời ấy.
 
-Vua Lê Thái Tổ là người lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh trong vòng 10 năm và thu hồi nền độc lâp vào năm 1428.
 
-Đại đế Quang Trung chỉ trong vòng 7 ngày đã đánh tan gần 300 ngàn quân Mãn Thanh vào năm Ất Dậu 1789.
 
-Vua Lý Nhân Tông được lịch sử ghi công đã 2 lần hiển hách: “PHÁ TỐNG, BÌNH CHIÊM”
 
*Bến Chương Dương, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp, Thăng Long , Vân Đồn, Thiên mạc là những địa danh đã có những trận thắng lớn đánh quân Mông Cổ.
 
*Ải Chi Lăng: nơi quân ta đã chém đầu hầu Nhân Bảo, tướng nhà Tống, dưới thời vua  Lê Đại Hành và quân của Bình Định Vương Lê Lợi cũng đã chém đầu tên Liễu Thăng tại đây (trên ngọn đồi Mã Yên)
 
*Sông Như Nguyệt: nơi Lý Thường kiệt chỉ huy, đánh chận được bước tiến ồ ạt của quân Tống, không cho tràn sang nước ta.
 
*Đống Đa và Ngọc Hồi là hai nơi quân ta đánh với giặc Mãn, đã khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy thoát thân.
 
*Năm 1974: Tàu đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam
  Năm 1988: Tàu chiếm luôn Trường Sa.
 
*Bộ Chính Trị CSVN, với dự án ngụy trang: Khai Thác “Beauxite’ ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dak Nông) đã rước bọn lãnh đạo Tàu vào Nhà VN.
 
*Những tù nhân chính trị và cũng là những vị chân tu đã khí khái chống lại CSVN từ bao năm qua như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý…v.v…
*Khẩu hiệu VC: “Môi hở răng lạnh”.
Ý Nga kính chuyển và cám ơn:
Video kịch thơ 
“NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

Sent: Tue, Apr 17, 2018 2:23 pm
Subject: Xin đa tạ Trưởng Tam Anh và NS Cao Minh Hưng 

Fwd: Video kịch thơ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

Xin Thành Thực cảm ơn Trưởng Tam-Anh Lê Anh Dũng và Bác Sĩ Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng đã 

thực hiện KỊCH THƠ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ” để tưởng nhớ NGUYỄN TRÃI,
Đệ nhất công thần Nhà Lê, tác giả “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”(1428) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay
 lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Thân kính,
KV


From: dung le
Date: 2018-04-17 11:15 GMT-07:00
Subject: video kịch thơ “NGUYỄN TRÃI GẶP THỊ LỘ”

THUYỀN NHÂN 
TỴ NẠN CHÍNH TRỊ
 
Thương dân, yêu nước. Rõ ràng:
Lấy chính nghĩa làm cẩm nang
Dù bao nhiêu năm vẫn thế
Chúng tôi đi dưới Cờ Vàng!
 
Xót xa nỗi niềm băn khoăn
Khi thấy dân chịu nhục nhằn
Trong tay những người cộng sản
Không làm, bắt dân nuôi ăn.
 
Kết nối anh em xa gần
Nhắc nhau Tiên Tổ tri ân,
Chống phường Cộng nô vong bản,
Quyết cảnh giác trò mỵ dân!
 
Dù cho mỏi gối, chồn chân
Vẫn cương quyết chống vô thần.
Chống Cộng đòi hỏi kiên nhẫn
Và lòng tự nguyện dấn thân.
 
Nhìn về quê hương điêu tàn
Dân chúng đói rách, lầm than
Xót xa trước lời ta thán
Chúng tôi sá gì gian nan!
 
Ý Nga, 19.4.2018
*************************************************
Lên án cộng sản, Việt Cộng và Việt gian là trách nhiệm chung của tất cả
người Việt Quốc Gia, thuyền nhân tỵ nạn chính trị và Quân Nhân QL VNCH.v.v…
Đây không phải chỉ là bổn phận riêng của
những người phụ nữ tay yếu, chân mềm.
Xin đừng làm nãn lòng
những người phụ nữ đã phải trả một giá rất đắt để có được tự do hôm nay.
Chúng tôi chọn thế đấu tranh chống Cộng bằng ngòi bút
để các thế hệ đi sau thấy rõ tội ác của bọn chúng.
*************************************************

 

Sống Chẳng Còn Quê – Nguyễn Khắp Nơi

Tuần trước, tôi có dịp hàn huyên với Bác Sĩ Trần Xuân Dũng và đã được ông tặng bản in đặc biệt của cuốn hồi ký của ông với tựa đề “Sống Chẳng Còn Quê”.

Cuốn tự truyện của Bác Sĩ Dũng dầy 685 trang (A5), bìa trước in hình Quê cũ của ông, với căn nhà gỗ phên nứa, có dàn mướp leo trước nhà, bìa sau là hình ảnh “Quê Người” đang độ vào Thu với cây sồi lá đã đổi qua mầu vàng rực rỡ.

Tôi đã đọc nhiều sách, nhiều tiểu thuyết, nhiều hồi ký, cuốn nào cũng dầy, cũng có hình ảnh, trung bình là khoảng 400 trang, ít khi có một nhà văn, nhà thơ nào dám viết, dám in một cuốn sách dầy trên 500 trang. Vậy mà Bác Sĩ Dũng dám viết, dám in một cuốn hồi ký 685 trang (chưa kể hai trang bìa)!

Có người dám viết một cuốn hồi ký 685 trang thì cũng có người dám đọc hết 685 trang hồi ký đó.

Tôi đọc liên tiếp năm đêm, đọc từng trang sách, xem từng tấm hình do gia đình cung cấp và do ông tự chụp. Tôi đọc say mê, đọc không sót một chữ, xem không thiếu một tấm hình nào cả, đọc nguyên cuốn trong suốt năm đêm liên tục.

Cuốn hồi ký này có gì đặc biệt mà tôi phải thức năm đêm liền để đọc, mà lại đọc say mê?

Đó là vì cuốn hồi ký đã kể lại cuộc đời của ông từ khi ông mới sinh ra đời (1939) cho tới khi định cư ở Úc Đại Lợi từ năm 1978 cho tới nay, 2018.

Lịch sử Việt Nam cận đại với những biến chuyển quan trọng, từ lúc giao thời của Hoàng Đế Bảo Đại (1930), của Chính Phủ Lâm Thời của Trần Trọng Kim, của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, nạn đói năm Ất Dậu, cho tới cuộc di cư vào Nam của hơn một triện người Việt nam, tới cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng và cuộc di cư lần thứ hai của người dân Việt 1975… tất cả đều gói ghém trong cuốn hồi ký này.

Do đó, tôi có thể nói, cuốn hồi ký của Bác Sĩ Trần Xuân Dũng là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Rút Gọn vậy.

Đó là lý do tôi đã đọc hết cuốn hồi ký, đọc từng trang, đọc say mê và giới thiệu với quý vị để cùng đọc cho vui, cho biết những biến chuyển lịch sử của nước nhà.

Ngoài cái việc làm bác sĩ ra, Trần Xuân Dũng còn có gì đặc biệt hay không?

Nhiều lắm bạn ạ!

Điều đầu tiên mà tôi phục là, sau khi tốt nghiệp Y Khoa tại Sài Gòn năm 1965, được trưng tập làm Y Sĩ Tiền Tuyến (dân y trưng tập vào Lính), ông đã dám… đăng Lính Thủy Quân Lục Chiến, làm Y Sĩ Trưởng cho Tiểu Đoàn 4, đóng tại Vũng Tầu.

Trận ra quân mở hàng của ông vào năm 1966 là ở ngay phía Tây của thành phố Sài Gòn, nhưng không phải là ở văn phòng, ở Quân Y Viện đâu, mà là ở ngay tuyến đầu Bà Hom của Tiểu Đoàn 4. Lính Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận đổ quân xuống xã Vĩnh Lộc, hành quân tìm và diệt địch. Người Lính đánh tới đâu, bị thương ở chỗ nào, bất kể đó là nơi tuyến đầu hay lúc xung phong, là Y Sĩ Dũng và toán quân y của ông có mặt nơi đó để lo cho anh em được an toàn, để giữ lại mạng sống cho người Lính Thủy Quân Lục Chiến.

Rời chiến trường Vĩnh Lộc, tiểu đoàn lại được trực thăng thẩy vào ngay giữa trận địa vùng Kinh Sáng và Kinh Ba Tà để tăng viện cho một tiểu đoàn Biệt Động Quân đang chạm địch từ tối hôm qua. Khi được lệnh đi tìm và cứu những thương binh Mũ Nâu, ông và toán quân y đi hết cánh đồng này tới cánh đồng khác, chỉ thấy xác chết của Lính Mũ Nâu chứ không có một thương binh nào cả. Y sĩ Dũng đã ôm máy truyền tin thảng thốt báo cáo:

“Trận chiến không có thương binh!”

Đúng vậy!

Nhưng có nghĩa là gì?

Nghỉa là, trước khi rút lui, bọn Việt Cộng đã dã man tàn sát tất cả những chiến binh Biệt Động Quân, dù là còn sống hay đã bị thương.

Có một hạ sĩ Biệt Động Quân chết gục trên khẩu đại liên M60, Y Sĩ Dũng lật ngửa xác người Lính lên để xem còn cách nào cứu anh ta hay không: Trên cổ người Lính có mang sợi giây chuyền đeo chiếc thánh giá, bọn Việt Cộng đã giết anh ta bằng cách bắn từng viên đạn lên ngực anh ta, bắn chéo thành hình Chữ Thập của cây thánh giá. Người Hạ sĩ đã bị bắn khoảng hàng chục viên đạn vào ngực và một phát vào đầu. Bị bắn kiểu này không phải là bị bắn trong lúc giao tranh, mà là bị hành hình! Chắc rằng, trong khi giao tranh, bọn Việt Cộng đã bị khẩu đại liên này giết nhiều lắm, cho nên khi anh đã bị trúng đạn ở đầu rồi, chúng đã nhào lên bắn thêm cả chục viên đạn vào xác người Lính Biệt Động để trả thù. Những xác chết khác, đều bị rất nhiều vết đạn ở trên người, chứng tỏ rằng, khi họ chỉ bị thương, còn sống, còn có thể chữa trị, nhưng bọn ác ôn côn đồ Việt Cộng trước khi rút lui, đã tàn nhẫn bắn hàng loạt đạn vào thân hình những thương binh Biệt Động Quân để hủy diệt mạng sống của họ.

Rời Tiểu Đoàn 4, ông được đổi về Tiểu Đoàn 6, rồi Tiểu Đoàn 3 và đến đầu năm 1968, ông được thăng cấp y sĩ trưởng của Chiến Đoàn B Thủy Quân Lục Chiến để trở lại giải cứu Sài Gòn đang bị bọn Việt Cộng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Đúng ngày Mùng Một Tết (30/01/1968), chiến đoàn đổ quân xuống ngay Bộ Tổng Tham Mưu để từ đó hành quân diệt Cộng tại Trường Tổng Quản Trị, Sinh Ngữ Quân Đội, Chùa Ấn Quang, đường Nguyễn Duy Dương và Bà Hạt. Chính tại nơi này, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đã bắt được tên phiến loạn Bẩy Lém (Lốp). Tên này được coi là phiến loạn vì y không mặc quân phục của Cộng Sản Bắc Việt hoặc của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà đã dùng vũ khí bắt chết rất nhiều sĩ quan trong Trại Gia Binh, và nhất là y đã giết hại cả gia đình của Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm hai vợ chồng và 6 đứa con nhỏ. Chính vì lý do này mà khi Thiếu Tá Ngô Văn Định (tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến) giao hắn lại cho Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tướng Loan đã xử bắn y ngay tại chỗ.

Thiếu Tá Ngô Văn Định (cầm súng Colt) đang dẫn tên Bẩy Lốp tới gặp Tướng Loan.

Một hôm, chiến đoàn họp hành quân, y sĩ trưởng của chiến đoàn cũng được tham dự. Khi được biết pháo binh của Thủy Quân Lục Chiến sẽ bắn vào khu Đồng Ông Cộ trước khi các tiểu đoàn hành quân diệt địch, Y Sĩ Dũng đã hốt hoảng ra mặt, vì đó là nơi cư ngụ của gia đình ông, ba mẹ và các anh em cháu của ông, làm sao bây giờ? Sau phiên họp, ông đã xin gặp riêng vị sĩ quan pháo bịnh, nói cho ông hay cớ sự và xin rằng:

“Anh rót cho khéo nhé, lỡ lầm vào nhà tôi,
Nhà tôi ở giữa vùng Đồng Ông Cộ,
Có dàn mướp đắng, có những người tôi thương…”

(Hồi đó, nhạc sĩ Anh Bằng chưa sáng tác bài Dàn Hoa Thiên Lý).

Quả thật, đạn pháo binh đã né nhà ông, cả nhà được yên lành.

Sau trận Mậu Thân, Y Sĩ Trần Xuân Dũng được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc.

Điều thứ Hai mà tôi phục là . . .Bác sĩ Dũng làm bác sĩ theo đúng lời thề của sư tổ Nghành Y Khoa (The Hippocratic Oath), chỉ chữa bệnh cho người có bệnh và giúp người chứ không cần kiếm nhiều tiền. Thì giờ còn lại, ông dùng để viết Sử Sách cho đời sau.

Ông nói với tôi một câu đáng nể:
“Người ta thường khoe với nhau: “Tôi có bốn năm căn nhà . . . tôi lái chiếc xe Mercedes ba bốn trăm ngàn . . . Đối với tôi thì lại khác, tôi chỉ có một căn nhà cho mẹ con chúng nó ở thôi, chạy xe thì tôi chạy chiếc Jeep (Vì đây là chiếc xe đầu tiên tôi được lái ở trận tiền, sau này mua xe, cũng chỉ xe Jeep mà thôi). Nhưng tôi đã viết được hai cuốn sách lưu lại cho hậu thế:

Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến và

Lịch Sử Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Để cho hậu thế biết rằng, ngày xưa, có một quốc gia tên là Việt Nam Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ, được bảo vệ bởi một quân đội tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một trong những binh chủng xuất xắc của Quân Lực này là Thủy Quân Lục Chiến, họ được săn sóc bới những y sĩ xuất xắc của Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

Hồi 1981 mới qua Úc, tôi xin làm thợ sơn xe cho hãng xe Nissan. Tôi cần việc làm nên nhận đại là mình biết sơn chứ đã có bao giờ tôi cầm tới cái chổi sơn đâu, nói chi sơn bằng máy. Vì chằng có nghề, nên cái máy sơn quần tôi thê thảm, mệt quá tôi nghỉ đại một vào ngày, tới bác sĩ Dũng xin cái giấy chứng nhận nghỉ bệnh.

Sở dĩ tôi tới ổng là vì, nghe nói ổng hồi xưa cũng là Lính, tức là… phe ta… tức là cũng có phần nào.. Huynh Đệ Chi Binh giúp đỡ nhau. Đang ngồi chờ, gặp một thằng bạn đi ra, mặt mày buồn xo, nói với tôi:

“Tao nghỉ đi chơi hai bữa nay, tới xin ổng cái giấy chứng nhận có cảm cúm chút xíu để nộp cho hãng, ổng không những không cho mà còn lên lớp tao:

“Còn mạnh khỏe thì… cứ đi làm mà kiếm tiền, có bệnh thật thì tôi chứng, chứ đang khỏe mạnh như thế này, làm sao mà tôi ký giấy bệnh cho anh được.”

Tôi chia buồn với người bạn nhưng trong lòng cũng nổi lên ý kiến: Ông bác sĩ này cũng… ngon, có bịnh mới khám, không có bịnh thì đi chỗ khác chơi.

Tới phiên tôi, tôi khai đau tay quá, không dở lên nổi, Bác Sĩ Dũng nắm bắp tay tôi bóp nhẹ, tôi la làng vì đau, tức là có bịnh thiệt. Ông lấy cây đèn có ánh sáng mầu đỏ chiếu vào bắp thịt tay của tôi một hồi rồi cho thuốc giảm đau, rồi chứng nhận cho tôi cần nghỉ hai ngày. Trong khi viết toa, ông hỏi tôi hồi xưa ở Việt Nam làm gì? Tôi nói hồi xưa đăng Lính Biệt Động, ổng nói ổng cũng đăng Lính, Lính Thủy Quân Lục Chiến… thế là chúng tôi quen nhau.

Qua vài lần khám bệnh khác, mỗi lần nói vài câu xã giao, tôi mới biết ra là Bác Sĩ Dũng học cùng lớp, cùng trường Chu Văn An với anh Hiệp của tôi. Khi nhắc tới anh lớn của tôi, Bác Sĩ Dũng sáng mắt lên nhắc lại chuyện xưa:

“Tôi với anh Hiệp học chung với nhau từ Đệ Thất ở Chu Văn An, năm nào cũng một đứa bàn trên, một đứa bàn dưới cho đến Đệ Nhất. Vào trường Y, hai đứa cũng học chung với nhau, ra trường chọn đơn vị, anh Hiệp về Trung Đội Lựa Thương Quảng Đức, tôi về Thủy Quân Lục Chiến”.

Vì anh là huynh trưởng của tôi (đi lính từ năm 1965), nay lại là bạn cùng lớp với anh cả của tôi nữa, nên từ đó, tôi gọi anh là Anh Dũng.

Trở lại cuốn hồi ký của Bác Sĩ Dũng,

Như tôi đã nói ở phần đầu, cuốn hồi ký của Bác Sĩ Trần Xuân Dũng tạm được gọi là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Cận Đại Rút Gọn, vậy chúng ta hãy cùng nhau… đi vào lịch sử mà anh Bác Sĩ Dũng đã gom lại trong cuốn hồi ký của ông, khởi hành từ Lạng Sơn, vùng giới tuyến địa đầu Việt Nam và Trung Cộng:

“Tôi sinh năm 1939 tại Làng Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam… Ba tôi theo Tây Học. Cuối năm thứ tư bậc trung học, ba tôi thi đậu bằng Diplome, ông nộp đơn xin đi làm công chức sở hỏa xa và được gởi đi làm ở Nhà Ga Đồng Đăng. Nơi này rất nổi tiếng trong văn chương Việt Nam:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa,
Có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh…”

Ga Đồng Đăng

Từ trái qua phải, tòa nhà thứ hai là tòa nhà chính của Ga Đồng Đăng. Nửa bên phải của tầng trên là nơi chúng tôi cư ngụ (1942).

Đã có lần ba tôi đưa chúng tôi đi thăm Động Tam Thanh (Chùa Tam Thanh ở trong động Tam Thanh này). Chỉ nhớ rằng hôm đó trời rất nóng, nhưng bước vào trong động thấy mát rượi.

Giếng Tiên.

Sau đó được đi thăm Giếng Tiên. Miệng giếng ngang với mặt đất, nước mấp mé gần miệng, ngồi xổm xuống có thể dùng một cái bát hay một cái gầu cũng múc nước được. Nếu nhiều người cùng dùng thùng liền tay múc nước, thì mực nước sẽ xuống, nhưng chỉ một hai phút sau nước lại lên cao gần miệng giếng như cữ. Vì thế người ta mới gọi là Giếng Tiên, không bao giờ cạn nước và không bao giờ tràn ra ngoài, đầy rồi thì thôi.

Đối với một cậu bé ba tuổi, nhớ được nhiêu đó chuyện là quá hay rồi.

Núi Vọng Phu có Nàng Tô Thị bồng con đứng chờ.

Từ những di tích mà anh Dũng còn nhớ, và theo nhiều trang mạng trên internet, chúng ta biết thêm rằng, trong quần thể núi đồi vùng Lạng Sơn, có một ngọn núi tên là Vọng Phu. Trên đỉnh núi này có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.

Ra khỏi Đồng Đăng, còn rất nhiều thứ gợi nhớ nhung, hoài niệm cho chúng ta: Quỷ Môn Quan, Ải Chi Lăng và cuối cùng là Ải Nam Quan.

Ở Đồng Đăng một thời gian, ba của anh Dũng được đổi về miền đồng bằng, đó là thị trấn Vinh của tỉnh Nghệ An.

Thành phố Vinh thật là yên tĩnh, đa số người dân đều di chuyển bằng cách đi bộ, cả tỉnh có hai chiếc xe đạp, xe hơi thì hầu như không có (thỉnh thoảng cũng có xe nhà binh của Pháp chạy ngang).

Biến cố súng đạn lớn nhất mà lần đầu tiên trong đời bác sĩ Dũng được chứng kiến xẩy ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1945:

“Hôm đó là ngày 9 tháng 3 năm 1945, tôi đang ngồi trong cửa sổ ăn quà sáng và nhìn ra đường.

Nghe tiếng xôn xao, tôi cũng đưa mắt nhìn ra đường: Mấy người lính Nhật đang ôm súng ngồi trên chỗ ghế của hành khách, còn những người đang kéo xe lại là những ông Tây. Cũng có cả một hai bà Đầm bị kéo xe có lính Nhật ngồi trên. Bọn lính Nhật cười nói huyên thuyên nhưng mắt vẫn theo dõi những người Pháp kéo xe.

Những người Pháp này, mới hôm qua đây, còn là những ông quan cai trị. Nhật vừa đảo chính Pháp được có vài tiếng đồng hồ trên toàn cõi Việt Nam. Bây giờ người Nhật đang lên voi, còn Pháp xuống chó.

Từ khi quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Nam Á, nhiều người dân Việt tưởng rằng thời kỳ đô hộ của Pháp đã chấm dứt, chúng ta đã được độc lập tự do. Sự thật không phải như vậy, dân Việt vẫn phải chịu nhục đô hộ, nhưng thay vì bị người Pháp da trắng đô hộ, thì nay kẻ đô hộ chúng ta cũng là dân da vàng với nhau. Thay vì cùng là một mầu da, nhưng sự đô hộ của họ còn khắt khe và tàn nhẫn hơn nữa. Vì sự tàn bạo đó mà dân Việt đã gọi bọn họ là “Nhật Lùn”.

Tàn bạo hơn nữa, chúng còn bắt dân ta nhổ hết lúa lên để trồng đay, vì đay có nhiều chất sợi, bọn chúng cho chở về Nhật dệt thành vải may quần áo cho binh lính của họ. Nơi nào lúa đã chín thì họ tịch thu hết đem về Nhật. Ở miền Bắc, do thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh . . . gây mất mùa. Đói kém lại thêm vào bệnh tật, bệnh dịch tả lan tràn khắp nơi, người chết không có ai chôn, nên đành đào những huyệt lớn bỏ hết những thân xác vào trong đó, đổ vôi lên rồi lấp đất chôn. Đó là nạn đói năm Ất Dậu, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, đã làm gần hai triệu người dân chết đói.

Nạn đói này chấm dứt vào khoảng tháng 5 năm 1945, anh Dũng kể tiếp:

“Từ ngày 17 tháng Tư năm 1945, chính phủ Việt Nam đầu tiên được thành lập, do ông Trần Trọng Kim là thủ tướng. Mặc dù phương tiện và nhân lực hạn chế, thủ tướng Kim đã cố gắng cho chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói, những nạn nhân còn sống sót được đưa vào những trung tâm cứu trợ để được săn sóc, thêm vào đó, vụ mùa tháng 5 1945 vừa đến lúc thu hoạch, dân chúng đã bắt đầu có gạo ăn.

Sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 6 tháng Tám năm 1945, quân đội Nhật đã biến đi đâu hết, không còn thấy xuất hiên trên đường phố ở Vinh nữa.”

Đến khoảng giữa tháng Tám năm 1945, một sự kiện thứ hai đã xẩy ra trong cuộc đời của anh Dũng:

“Lúc đó vào khoảng 11 giờ sáng, một đoàn người mặc quần xóoc trắng ngồi trên xe đạp nối đuôi nhau, họ đạp từ phía nhà ga hướng về nhà tôi, tôi đếm được 15 người cả thẩy, mỗi người đều cầm một lá cờ đỏ sao vàng. Người dẫn đầu tay trái cầm một cái loa đưa lên miệng hô đi hô lại: “Ba giờ chiều nay, mời đồng bào đi ra sân vận động để dự cuộc mít tinh “.

Chẳng bao lâu, sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, ai cũng biết đến một cái tên mới của Việt Nam: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch nước. Ở mọi nơi, từ công sở cho tới trường học, ngoài chợ và trong cả nhà dân nữa, đâu đâu cũng thấy treo hình ông này.

Chuyện gì phải đến, đã đến: Việt Minh thanh toán những đảng phái quốc gia đã từng cùng nhau cộng tác chống lại sự đô hộ của người Pháp. Đầu tiên là những đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng:

“Một hôm, một số Việt Minh vác loa đi khắp tỉnh, rao lên rằng:

Xin mờ đồng bào, mười giờ sáng mai, hãy tập trung tại cửa Tả để nghe xử án.”

Ngày hôm sau, anh Ninh (Trần Xuân Ninh) và tôi ra chỗ đã dặn để xem xử án. Lúc đó, anh Ninh được 9 tuổi và tôi 6 tuổi. chúng tôi đến sớm, nhưng đám đông đã đến sớm hơn, đang chờ sẵn bên đường. Phía trước chỗ chúng tôi đứng, có đóng sẵn hai cái cọc, cao chừng hai thước.

Đây rồi, một nhóm người đang tới, tám chín người đang dẫn hai người bị trói giật khuỷu tay ra đằng sau, mỗi người này đều được mặc một bộ quần áo trắng mới tinh.

Một người cầm loa nói to: “Xin đồng bào chú ý nghe xử án”

Một người khác cầm một tờ giấy đọc một hơi những điều gì đó tôi không hiểu, người này đọc câu chót: “Phải xử tử hai tên Trần Văn Cống và Tống Gia Liêm này. Chúng là Việt Nam Quốc Dân Đảng.”

Anh ta hất hàm ra hiệu. Mấy người trong bọn xông lại, kéo hai người đó trói vào hai cây cột đã đóng sẵn. Xong, chúng dùng hai miếng vải trắng bịt mắt hai người lại.

Sáu người cầm súng tiến ra phía trước . . .

Người chỉ huy hô to: “Bắn”

Trên bộ quần áo trắng của hai người bị trói, nhiều khoảng máu đỏ tươi lan ra nhanh . . .

Một số người đứng xem vùng bỏ chạy, sô đẩy nhau . . .

Kể từ đó, mối nguy hiểm xẩy ra cho mọi người dân Việt, gia đình anh Dũng cũng không ngoại lệ:

“Bỗng một hôm ba tôi bị Việt Minh bắt. Mợ tôi chẳng biết phải làm thế nào.

Riêng tôi rất lo sợ. Liệu ba tôi có bị bắt mặc một bộ quần áo trắng giống như hai người đã bị bắn không?

Đến ngày thứ tư, Việt Minh cho người đến nói rằng, ba tôi hiện bị giam trong nhà tù Vinh, người nhà mỗi ngày phải đem cơm vào nuôi người tù, ngày hai bữa.

Trưa hôm sau, mợ tôi bế Minh Nguyệt vừa mới sinh, anh Ninh bế Tường Vi, tôi xách một cà mèn cơm đi tới nhà tù.

Đến 12 giờ, một người dẫn ba tôi ra tới bên song cửa sắt. Ba tôi mặc bộ quần áo tù mầu xám, có số. Tôi mừng thầm vì thấy ba tôi không bị mặc bộ quần áo mầu trắng. Mợ tôi khóc, nước mắt ràn rụa. Ba tôi mếu máo, thò tay qua những song sắt xoa đầu chúng tôi. Ba mợ tôi nói chuyện với nhau được khoảng năm bẩy phút, người kia lại đến. Tôi đưa ca men cơm vào tay ba, người kia lôi ba tôi đi về phía trái, ba tôi cứ quay đầu lại, chúng tôi cố nhìn theo”.

Vận hạn đen đủi cứ theo đuổi gia đình họ Trần mãi, mợ anh đã phải bán hết tất cả đồ đạc trong nhà để lo cho ba anh được ra tù, tìm đường trốn về quê nội ở Hà Nam, người mẹ dẫn đàn con đi theo sau.

Đói khổ, bệnh hoạn, mợ của anh dẫn đàn con về tới quê nội thì kiệt sức, đứa con gái mới sinh chết vì mẹ không có sữa cho con bú, mẹ chết vì kiệt sức.

Không còn cách nào sống, người cha phải liều chết đưa ba đứa con chạy giữa hai lằn đạn của Pháp và Việt minh, may mắn về tới Hà Nội.

(Cón tiếp)

Nguyễn Khắp Nơi

HÔN THÚ GỈA

Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật,Trung Hoa, Ấn độ…Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.
Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Pétrus Ký từ 50 năm trước. Ngó bảng tên “ON LE”trên ngực tôi, anh hỏi :
— Phải anh là Lê văn On học Pétrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.
Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.

Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có nghĩa gì cả.
Tôi giải đáp:
— Thằng em kế tao tên là Đơ. Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp. Tuy tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng vẫn là thằng Ba.
Bá cười thích thú :
— UN! DEUX! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà lạc quan : Lắm, Sang, Đày, Mạnh,Tươi, Vui, Đẹp…
Thấy hắn thật tình, tôi mới kể thêm cho hắn nghe:
— Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa ?
— Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be.Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri “ và “kêu be be “.
— Trật lất ! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HENRI và ROBERT .
Bá vỗ bàn cười sặc sụa:
— Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ánh đúng tâm hồn người Nam.
Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour thăm NASA.
Bá mời tôi sang COLORADO chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.

Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất lạ mắt. Mái gồm mấy chóp nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu trắng.
Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy ROCKIES, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.
Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.

Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:
— Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.
Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.

Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và Indiana bay về từ 2 ngày trước.
Bàn thờ chị Bá rất đơn giản: Một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp đèn cày.
Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn thờ.
Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,cha con đứng yên tưởng niệm. Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.

Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu dựa mận bằng thịt heo rừng. Con trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt.
Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca Cola và Heineken.

Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi người.
Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại. Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.
Khi khách về hết, Bá kéo tôi vảo nhà uống cà phê, để con cái và bạn chúng dọn dẹp ngoài vườn.
Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:
— Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp nhận số mệnh. Nhà tôi nói:
”Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện. Em không buồn tại sao anh buồn?”
Có lúc nhà tôi vui đùa:
”Sang thế giới bên kia em sẽ về đón anh sang với em“
Thân mật cầm tay Bá, tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói :
— Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi. Nhà tôi còn muốn rắc tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên thơ “LOVELAND“.
— Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?
— Đâu có được phép.Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.
— Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?
— Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi: ”Để nhớ tới hồ Than thở Đà lạt.
Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?“

Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.
Hồi đó học trường Võ bị quốc gia Đà lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm liền nói : — Cháu tôi đấy, con của anh tôi.
Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ gợi ý nên đáp ứng liền :
–Cô làm mai cho cháu đi.
Bà chủ gật đầu cười :
— Chưa gì đã cô cháu rồi.

Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi Hà nội.
Lần đầu tiên gặp Bá,Tràng Thi vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở với Bá.
Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng Thi được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.
Bữa chơi ở hồ Than thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị trốc gốc đã lâu năm. Tràng Thi đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay vào mắt. Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng. Tuy không cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn. Để trấn tĩnh , nàng nghĩ được một câu nửa trách nửa khen:
— Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?
Bá thật tình :
— Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.
— Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?
— Sao không?
— Ai?
— Còn ai vào đây nữa.
Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.

Tràng Thi thi đậu tú tài . Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám cưới sau khi ra trường. Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định học chính trị kinh doanh tại Đà lạt.
Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21 . Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học, chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ.

Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài gòn được mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá.
Bá chỉ xin được phép về Cần thơ nửa ngày.
Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi đã hiểu thế nào là “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng“.

Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngỏ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài đơn vị chiến đấu tới cùng. Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.

Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:
— Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?
Rót thêm cà phê vào ly của anh và tôi, anh nói :
— Do áp lực của quốc tế, phía VN chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi chưa có hôn thú. Nghe nói ở VN bây giờ người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi làm mất hôn thú nên con không bảo lãnh được. Bố xin bản sao khác giúp chúng con“. Bố tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ của Tràng Thi đã gửi sang Bangkok.
Kết quả bất ngờ là Tràng Thi được sang Mỹ trước bố mẹ và các em tôi một năm.
Chúng tôi cùng cười vui.

Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi :
— Có gì vui kể nghe coi.
— Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi. Tôi hỏi: “Em về đón anh phải không?“ Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi.. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi“.
Tôi hỏi: “Tại sao?“
Nhà tôi thở dài: ”Vì hôn thú giả mạo!“

BQC

Người Thua Vĩ Đại.

Xin kính chuyển.
LTPP

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui. Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. 

Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt. Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua. Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận. 

Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến. Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. 

Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng. 

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc. Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục. Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện. Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ. Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc. Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu. Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ. Những người nằm ở đây đã hiểu rõ là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh đã liều thân và sau cùng đã chết.” Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng….

***

Trong khi đó, Việt Nam sau biến cố 1975, bộ đội Bắc Việt hay gọi là Việt cộng, đã đối xử tàn độc, dã man đối với chiến binh và người dân VNCH… Hôm nay, 42 năm ngày mất của Đại Tá VNCH- Hồ Ngọc Cẩn với lời nói bất hủ trước khi bị bên thắng cuộc xử bắn:

“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị Cộng Quân xử bắn vào ngày 14 tháng 8 năm 1975 tại Sân Vận Động Cần Thơ

Nguyên Phan Luân

NHỚ NHÀ – Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông

Đôi dòng về tác giả:

Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông là :
– học sinh tại trường Chasseloup Laubat và trường Đại Học Y Khoa ngày xưa.
– Ra trường và đi lính . Làm Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. Khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Đông và định cư tại Mỹ.
– Con trai thứ của Bs Đông là bác sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư giải phẫu Nhãn Khoa Đại Học John Hopkins, đã làm Chủ Tịch Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ trong 2 nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sỹ Đoàn, BS Đông Quan – cùng với BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình Ambassador Health mỗi năm về các vùng hẻo lánh của quê huơng ta, giải phẫu, điều trị cho nhiều ngàn người bệnh thiếu phương tiện điều trị – hay không có tiền nong đút lót để được nhập viện điều trị- tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Đông Quan & Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho thế hệ thứ 2 của Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại.
(tóm tắt điện thư nhận được từ một người bạn thân của tác giả)
BBT/BVCV

NHỚ NHÀ
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied”.
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.
 
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đập trâu đâu, vì chổi chà có thắm thìa gì nó). Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua “nghé” (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước : đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương”, nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm”, loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.
Lên Saigon, “lội” gần hết “hang cùn ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát “cọp”, băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ”
Tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại:
“Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Ra Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở “trển” vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo. (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi)
Vào lính, theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng” nặng.. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… có đâu mà nghe.
“Lòng quê đi một bước đường một đau ”
(Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa… gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoả, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal”.
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ.. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, Les Invalides, Chateaux de la Loire.. náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi”. Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương. ”
(Làng Tôi – Chung Quân)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai”. Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus”, “du coq – à – l’âne”. Bà con có xem thì “xính xái”, từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như :“mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
(Giang Hữu Tuyên)
Đúng, hệ lụy núi sông xưa!
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Gia Đình: Trả hiếu?
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ”, ngủ yên… Yên Giấc Ngàn Thu.
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi khôngmuốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de 3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học..
* Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”.
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau !.
Victor Hugo (ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả Giáo sư đều xử sự như thế..
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ..) của đơn vị tôi bị vc (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh..
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một vc..
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười vc bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác” rồi.
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,… chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới..
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ”, với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
Tôi viết để quý vị Trưởng Thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
Nguyễn Sơ Đông
 

Lẩn thẩn chuyện..Sàigòn:Thắng cuộc và thua cuộc qua tô phở TÀU BAY !!

Mai Xuân Vỹ – 11.05.2018

Chuyện Một- Tô phở ngày 30 tháng tư

Ngày 30 tháng tư. Cả nước nghỉ mừng ngày thống nhất. Tôi thấy những tấm ‘paneaux’ lớn người ta dựng trên nóc các building ở vòng xoay ngả sáu Phù Đổng đối diện Starbucks. Một tấm “nổi bật” đập hẳn vào mắt tôi cái cảnh chiếc xe tăng Trung Cộng húc đổ cánh trái cửa cổng dinh Độc Lập. Hẳn là đâu đó ở trên khấp dải đất này, người ta đang đọc diễn văn chúc tụng ngày và những người có công thống nhất đất nước. Và cũng chắc chắn là bên kia bờ Thái Bình Dương, số người Việt lưu vong đang khóc ngày Quốc Hận. Đất nước tôi vẫn là hai nửa đối kháng kể từ hiệp định Genève năm 1954. Chỉ khác là bây giờ biên giới không còn là vĩ tuyến 17.

Hôm nay ngày 30 tháng tư tôi đi ăn phở. Chính xác hơn là đi ăn phở Tàu Bay!

Tôi đến quán trên đường Lý Thái Tổ kế nhà thờ Nam Hà, đối diện bệnh viện nhi đồng. Hai quán kề sát nhau cùng chung một bờ tường đều kẻ chữ: Phở Tàu Bay. Quán sát hẻm -là vị trí nguyên thủy của phở Tàu Bay năm xưa- với nhân viên phục vụ mặc áo vàng. Quán bên cạnh: áo xanh. Cả hai đều ghi rõ dưới bảng hiệu: Phở Tàu Bay Chính Gốc. Hoặc Quán Cũ không chi nhánh gì gì đó!

tô phở

Như ngày xửa ngày xưa khi tôi nằm khểnh đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Ở những chương đầu, tôi không biết phe nào: Kiếm Tông hay Khí Tông mới là đại diện cho chính phái Hoa Sơn? Giờ đây tôi cũng hoang mang chẳng rõ quán nào là quán của ông chủ có chiếc mũ phớt của lính tàu bay thời đệ nhị thế chiến?

Gần nửa thế kỷ trước, có rất nhiều sĩ quan VNCH đã phải lựa chọn, phải quyết định vận mệnh của mình trong đường tơ kẽ tóc để rồi hoặc ở trong trại cải tạo hoặc ở Port Chaffee. Bây giờ đây, tôi đứng trước hai tiệm phở Tàu Bay kề sát nhau. Cả hai đều kẻ bảng phở Tàu Bay chính gốc. Tôi phải quyết định một lần trước khi được …ăn phở chính gốc!

Trong một tích tắc, chẳng hiểu vì lý do gì, chẳng biết là đã suy nghĩ ra sao, chỉ sau vài giây ngần ngừ, tôi bước hẳn vào quán bên phía bên tay phải.

Quán hẹp và ngắn. Chỉ một hai bước sải là đến chân cầu thang dẫn lên lầu. Khách ngồi chật tầng dưới. Tôi bước tiếp lên cầu thang và chợt gật mình vì khuôn mặt quen quen. Chừng như một phản xạ, tôi quay người chìa tay cho một người đàn ông áo thun trắng quần khaki vàng sậm với một bao da ở thắt lưng: Ông có phải là ông Khang? Chính xác! Người đàn ông vui vẻ trả lời. Khuôn mặt cởi mở bừng lên với một nụ cười hiền lành.

Ông Khang bắt tay tôi và có vẻ hơi ngỡ ngàng trong ánh mắt bởi tôi không có vẻ gì là khách quen của ông hay của ba ông ngày xưa. Ít ra là bằng cái đánh giá đầu tiên qua số tuổi.

Nhưng ông không hỏi. Ông mời tôi lên lầu vì khách đã đầy ở tầng dưới và chúc tôi ăn ngon miệng.

Tôi ăn lại tô phở Tàu Bay của gần nửa thế kỷ trước. Tô phở ngon. Thơm. Nhưng tôi ăn lại kỷ niệm nhiều hơn ăn phở. Tô phở không có giá theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người Bắc xưa lúc di cư vào Nam chỉ ăn rau muống chứ không ăn giá!

Tôi ngày ấy chỉ là cậu học trò nhỏ ngày ngày đạp xe ngang qua tiệm phở ngửi mùi thơm từ tiệm bốc ra. Hiếm họa năm thì bảy lượt tôi mới có chút tiền còm mẹ cho để đường hoàng bước hẳn vào tiệm kêu tô phở. Thành thật mà nói, tôi không tài nào nhớ được cái hương vị của phở Tàu Bay ngày xưa. Tôi nghĩ tôi ăn lại đúng cái hương vị cũ qua khuôn mặt của ông chủ quán. Ông chính là nhãn hiệu cầu chứng tại tòa của phở Tàu Bay gia truyền Saigon xưa!

Chỉ đến khi tôi mua mấy tô mang về cho mẹ và cô em gái, ông Khang mới đến ngồi nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông về chuyện hai tiệm Tàu Bay kề vai sát cánh với nhau. Và ông điềm đạm kể cho tôi chuyện gia đình ông. Chuyện của sự vui vầy sum họp Bắc Nam sau 21 năm chia cắt. Chuyện của những người anh em ông từ phía bên kia vĩ tuyến 17 vào Saigon. Chuyện của sự chia cắt không ở biên giới địa lý mà là ở sự cắt chia của trái tim.

Tôi cảm ơn ông vì đã chia sẻ chuyện nhà cho tôi. Và từ biệt ông.

Ông Khang nhã nhặn bắt tay tôi từ biệt. Ông dặn hâm nước dùng riêng trước khi đổ vào tô bánh và thịt. Ông gọi taxi trước cho tôi, và cho một chú bé xách hai cái bọc nhựa chứa những tô mang đi ra tận taxi. Ông chẳng nhớ tôi đâu. Làm sao ông nhớ được chú bé gần nửa thế kỷ trước chỉ đạp xe ngang tiệm phở của ông? Ông chỉ đối xử đặc biệt với tôi vì tôi “biết” tiệm phở của Ba ông, và giờ là của ông.

Ông kể quán bắt đầu “lộn xộn” kể từ khi 3 người con từ miền Bắc vào nhận họ hàng vào những năm 80. Và kết quả ông Khang là người thua cuộc. Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bố ông di cư vào Nam năm 54 mang theo tiệm phở. Và ông mặc nhiên là người miền Nam, phía thua cuộc. Những người anh em của ông từ bên kia vĩ tuyến 17 vào dành được phần nhà sát hẻm, khiến ông trở thành người thua cuộc lần thứ hai. Ông kể bằng cái giọng Bắc quen thuộc của những người di cư tôi từng biết vào những năm xưa ở Bảy Hiền, ở xứ đạo Nam Hà trên đường Lê Văn Duyệt. Giọng ông đều đều trải đời với cái nhẫn của kẻ thua cuộc.

Tôi nhìn ông cảm khái. Có chút chạnh lòng khi nhớ lại những tháng ngày sau 75 tôi cũng bị đối xử phân biệt vì là con cái của sỹ quan VNCH. Người Cộng Sản đối xử không công bằng với những người thua cuộc không phân biệt già trẻ lớn bé. Tôi tuy là trẻ con nhưng lại là con của phía những người thua cuộc. Ông Khang, may mắn hơn tôi, bố ông chỉ bán phở. Nếu không chắc cũng tàn đời trong trại cải tạo rồi.

Vậy thì bây giờ đây tôi cho bạn biết: quán sát hẻm, áo vàng là quán của phía thắng cuộc. Thắng cuộc hai lần theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quán còn lại dĩ nhiên là phía thua cuộc. Bạn chọn vào quán nào theo ý thức hệ của bạn là tùy hỉ. Tôi không muốn lên gân. Chỉ là một tô phở thôi mà. Có gì đâu bạn nhỉ?

Tôi cũng không vơ đũa cả nắm. Đã có nhiều kẻ thắng cuộc vỗ ngực (xưng danh) “đỉnh cao trí tuệ”. Và cũng có kẻ thắng cuộc ngồi tỉnh táo viết sách đúc kết những đúng sai của chính mình. Cũng có một vị cảm khái trong ngày 30 tháng tư là “cũng có triệu người buồn”. Đã bao năm trôi qua. Đã bao nhiêu dâu bể, bao nhiêu nướ chảy qua cầu. Cả thế giới đều biết đến cái thông thái “đỉnh cao trí tuệ” ấy rồi. Nói làm gì nữa thêm thừa. Bạn cứ tự đúc kết và rút ra kết luận cho chính mình.

Tôi đi giữa nắng Saigon ngày 30 tháng tư. Tôi thấy phố. Tôi thấy cờ. Nhưng tôi không thấy mưa sa như người Trần Dần năm xưa. Chỉ thấy tràn căng mầu nắng chan hòa. Thứ nắng khỏe mạnh của xứ nhiệt đới. Nắng. Nắng chói kinh thành. Nắng chói lọi Saigon thành phố phương nam một thời là kinh thành của Việt Nam Cộng Hòa cũ.

Tôi đi ngang nhà thờ Nam Hà. Và nhớ lại những ngày sau 30 tháng tư gần nửa thế kỷ trước. Những thanh niên với băng đỏ trên cánh tay hăm hở dồn những đống sách vun cao châm lửa đốt trong sân nhà thờ. Lửa bốc thành ngọn khét mùi da thuộc của những bìa sách quí. Tôi nhớ đến lửa cháy ở kinh thành Hàm Đan 2000 năm xưa. Sách Xuân Thu nói là Hàm Đan cháy suốt ba tháng ròng. Và các sử gia chép vào sách những chuyện phần thư khanh nho của Tần Thủy Hoàng, người có công thống nhất cả một đất nước Trung Hoa mênh mông rộng lớn.

Bạn đừng lo. Cứ nhìn lại 2000 năm lịch sử đi. Có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn đâu? Chỉ tồn tại một lịch sử. Và lịch sử sẽ phán xét hết thảy từ những chuyện ở cấp quốc gia đến tận cấp …phường! Những ai bán nước những ai thương dân. Ai là “ngụy” ai là đạo tặc.

Con cháu Việt nhiều trăm năm sau sẽ đọc sử và biết những bậc anh hùng, những kẻ lưu xú vạn niên.

 

 

 

alt

Garanti sans virus. www.avast.com

 

 

__._,_._

 


Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày

You received this message because you are subscribed to the Google Groups “Cựu Sĩ Quan HQ Các Khóa Lưu Đày” group.

 

Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn.

Bác sĩ Phạm Sĩ hiện làm việc tại Mayo Clinic ở Minnesota. (Lebanon Valley College News)

LEBANON – Ông Phạm Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan vỡ bởi cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật báo Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như sau.

Ông thoát khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Ông có mặt trên một chiếc thuyền, bị tách rời khỏi đất nước, bỏ lại những người thân trong gia đình, và chỉ có bộ quần áo trên người.

Bốn mươi năm sau đó, Phạm Sĩ là một bác sĩ giải phẫu tim mạch tài ba hiếm hoi của thế giới, và là nhà nghiên cứu y khoa từng viết hơn 170 bài nghiên cứu và tham gia ca mổ ghép tim và gan cho cựu Thống Đốc Bob Casey của tiểu bang Pennsylvania.

Nhưng theo ông Phạm Sĩ nói, câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp của ông chỉ có thể xảy ra là nhờ lòng nhân đạo của thị xã Annville và trường đại học nhỏ bé chuyên về khoa học và nghệ thuật tại thung lũng Lebanon này, được tỏ bày dành cho những người tị nạn chiến tranh cách đây hơn bốn thập niên.
Ông Phạm Sĩ kể rằng ông đã lớn lên cảm thấy bất lực trong một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông ước ao có thể chữa lành những vết thương mà bạn bè ông phải chịu đựng do bom đạn gây ra. Vì vậy ông vào Sài Gòn để học ngành bác sĩ.

Nhưng đến năm 1975, cuộc chiến diễn biến tệ hơn cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi, quân cộng sản Bắc Việt nhanh chóng xâm nhập và cưỡng chiếm miền Nam. Cha mẹ ông hồi đó sống ở miền Trung, và họ bị kẹt trong sự kiểm soát cộng sản khi cuộc xâm lăng tiến đến gần Sài Gòn.
Ông Phạm Sĩ nói, “Tôi biết chế độ cộng sản là gì và tôi biết dân chủ là gì, vì vậy tôi đã lựa chọn rời khỏi đất nước để rồi thành người tị nạn.”

Bác sĩ giải phẫu tim mạch Phạm Sĩ đang nhận giải thưởng Distinguished Alumnus (Cựu Sinh Viên Xuất Sắc) của trường Lebanon Valley College vào ngày 27 tháng Tư, 2018. (Hình cung cấp cho báo Lebanon Daily News)

Những người tị nạn được đưa tới đảo Guam, nơi họ ở lại cho tới tháng Sáu 1975, khi họ được phép đến trại Fort Indiantown Gap, nơi chứa 15,000 người tị nạn.

Ông nói, “Hồi đó tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một bộ quần áo trên người.”
Những người tị nạn không được phép rời khỏi trại Gap, cho đến khi họ có được một người Mỹ bảo trợ, và những người độc thân như ông Sĩ đều nằm cuối danh sách mà sự ưu tiên là dành cho những gia đình. Tuy vậy, đến tháng Tám năm ấy, trường Lebanon Valley College (LVC) tạo một cơ hội cho 12 học sinh tị nạn được ghi danh và có được nơi ăn chốn ở, thông qua sự kết hợp giữa chương trình học bổng Pell Grants, chương trình vừa học vừa làm, một học bổng và một khoản tiền vay nhỏ. Thậm chí trường đại học này còn cung cấp các lớp học tiếng Anh bổ túc cho các sinh viên.

Giáo Sư Hóa Học Danh Dự Owen Moe, thời đó là một giáo sư nghiên cứu tại LVC, đã không lập tức để ý tới Phạm Sĩ. Cho đến khi họ bắt đầu cùng nhau làm việc trên các dự án, ông mới xác định ông Sĩ thuộc hạng sinh viên có thể vươn lên tới hàng đầu trong chức nghiệp.

Ông Moe nói, “Anh ấy có sự quyết tâm, và phải đối phó trước nhiều trở ngại. Anh đã tìm cách vượt qua mọi trở ngại đó.”

Bác sĩ Phạm Sĩ được ngồi cạnh vị Giáo Sư ân nhân Owen Moe (bên trái) và Viện Trưởng Lewis Thanye của trường Lebanon Valley College trong đêm trao giải thưởng 27 tháng Tư, 2018 tại trường này. (Hình cung cấp cho báo Lebanon Daily News)
Ông Phạm Sĩ nói rằng thầy Moe là một người dìu dắt tuyệt vời và là một niềm khích lệ lớn cho ông. Lúc đó ông rất biết ơn vì có cơ hội hoàn tất việc học tại một trường đại học Mỹ, với các giáo sư trực tiếp giảng dạy. Nhưng ít nhất mỗi tuần một lần, ông vẫn thức dậy và nghĩ rằng mình vẫn còn ở Việt Nam. Nơi đó cha mẹ ông đang sống dưới ách cai trị của cộng sản, và không biết ông còn sống hay đã chết.
Phạm Sĩ nói, “Chiến tranh làm cho người ta mau trưởng thành hơn. Đó là một vấn đề sống còn – bạn phải lớn lên, chiến đấu và tìm cách sống sót.”

Ông tốt nghiệp từ trường Lebanon Valley College, sau đó từ trường y khoa, và nhanh chóng vươn lên vượt qua hàng ngũ nghề nghiệp, trở thành trưởng khoa cấy ghép tim, phổi và tim nhân tạo, tại trường y khoa thuộc đại học University of Miami, ngoài những công việc khác. Ông đã công bố hơn 170 bài báo khoa học, giúp thành lập những phương pháp để ngăn chặn sự việc cơ thể tìm cách loại bỏ những bộ phận cấy ghép tim và phổi, và giúp một giải pháp được tiến xa hơn trong việc một phương thay thế phẫu thuật tim hở, theo thông tin do trường LVC cung cấp.

Vào năm 1993, ông là thành viên của một nhóm thực hiện ca cấy ghép gan và tim lần thứ bảy trên thế giới, mà bệnh nhân là cựu thống đốc Robert Casey của Pennsylvania.

Hiện nay ông đang làm việc cho Mayo Clinic tại Minnesota.
Tuy nhiên, những thành tựu mà ông Phạm Sĩ hãnh diện nhất sẽ không xuất hiện trong các cuốn sách lịch sử: đó là cung cấp các ca mổ cần thiết cho di dân, cho những người nghèo cư ngụ trong thành phố, và những người không có khả năng trả tiền giải phẫu.

Chính ở đó, ông Phạm Sĩ cảm thấy như thể đã hoàn thành sứ mạng ban đầu của ông: là sửa chữa những cơ thể bị phá hỏng, giống như những cơ thể mà cuộc chiến Việt Nam đã tìm cách hủy hoại. Ông cũng có cơ hội để chăm sóc các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Trong số đo có một đại tá về hưu, người đã giúp lập một trại tị nạn nơi mà ông Phạm Sĩ từng ở.

Vì ông đam mê giúp đỡ người bệnh, một trong những thách thức chuyên nghiệp lớn nhất của ông là đối phó với thất bại sau một ca mổ có mức rủi ro cao.

Ông nói, “Bạn phải nói chuyện với các người thân trong gia đình, bạn biết đấy, nói cho người thân biết rằng bệnh nhân không thể qua khỏi. Thật khó, rất khó. Bạn phải học cách đối phó với chuyện đó và rồi tiếp tục đi tới. Nếu không, chuyện đó có thể trở nên khó khăn về mặt tâm lý.”

Mấy năm sau khi đến Mỹ, ông Sĩ mới có thể gửi thư cho cha mẹ thông qua một người bạn sống ở Canada. Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được nối lại vào cuối thập niên 1980, và trong thập niên 1990, ông đưa cha mẹ sang Mỹ để sống với ông trong một thời gian.

Đến lượt ông dẫn con cái về Việt Nam và tới các quốc gia nghèo kém khác, để các con ông có thể hiểu được sự may mắn mà chúng có được ở đất nước Hoa Kỳ này.

Ông đã nhận được giải thưởng cựu sinh viên xuất sắc của LVC, tại một buổi lễ ngày 27 tháng Tư, và ông rất vui khi lãnh thưởng. Thực vậy, ông ghi nhận công lao của cả trường LVC lẫn cộng đồng Annville đã đón tiếp những người tị nạn trắng tay như ông.

Ông nói, “Dân chúng Mỹ rất rộng lượng, giúp đỡ rất nhiều.” 
Vị bác sĩ này hy vọng mọi thành công của ông sẽ khích lệ những di dân khác, để họ không bị nản lòng khi theo đuổi ước mơ của họ.
Ông nói, “Mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Thời gian sẽ chữa lành nhiều vết thương.”

Viễn Đông.

Công dụng tuyệt vời của Oxy già ( hydrogen peroxide 3%)

Thân chuyển đến các bạn tác dụng tuyệt vời của Oxy già ( hydrogen peroxide 3%).

Riêng kinh nghiệm trong ngành Y cho bệnh nhân và cho bản thân, trong chiến tranh làm sạch các vết thương oxy già còn là loại dung dịch tuyệt vời làm sạch răng hàm mặt, miệng , trắng răng nhất là các cụ hay bị viêm nếu lở miệng viêm họng ,lưởi , hôi miệng, viêm họng, viêm thịt dư ( tonsillitis), cảm cúm , lở môi , nấm miệng , sát trùng hàm răng giả, tẩy sạch bựa răng .
Dung dịch rẻ tiền pha loảng 50% với nước ngậm hoặc súc năm phút rất hiệu nghiệm , ba năm nay tôi chỉ dùng floss picks thay vì tăm xiả răng ( Scrubbing Floss removes food & plaque fights tooth decay) sau đó súc miệng bằng oxygià và đã từ giả Colgate từ lâu .
Thân giới thiệu dung dịch rẻ tiền oxy già đa dụng ($1 16fl oz ) đến các bạn .

BS Đinh Xuân Dũng.

…………………………………………..

Nước oxy già là: hydrogen peroxide

Công dụng “trời ban” của oxy già: Phụ nữ nào cũng cần phải có trong nhà.

Ngoài tác dụng sát trùng vết thương, oxy già còn được sử dụng như một mỹ phẩm tuyệt vời. 12 ứng dụng này sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Oxy già (H2O2) đóng vài trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch của cơ thể.
Nó được sản sinh trong các túi lysosome của tế bào bạch cầu và có tác dụng diệt các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể thông qua cơ chế thực bào (phagocytosis).
Hiện tượng này được phát minh bởi nhà miễn dịch học người Nga Metchnikoff năm 1882 và được trao giải thưởng Nobel y học năm 1908.
Vì có khả năng oxy hóa và diệt khuẩn rất mạnh nên trong thực tế nó được dùng để sát khuẩn vết thương, chất tẩy rửa – làm trắng và rất nhiều công dụng khác nữa.
Dưới đây là 12 công dụng tuyệt vời của oxy già mà chị em phụ nữ nhất định phải biết.

1. Trị mụn trứng cá
Oxy già có tính kháng khuẩn và có thể làm dịu rất nhanh các mụn trứng cá đang sưng tấy. lấy đầu tăm bông sạch chấm vào dung dịch oxy già sau đó bôi trực tiếp nên những mụn trứng cá.
Tránh không bôi sang vùng da lành vì oxy già có tính kích ứng da mạnh.
Nếu bạn bị mụn trứng cá tái đi tái lại thì có thể thực hiện các như sau:
Bạn hãy hòa khoảng nửa chén oxy già với 1 lít nước lọc.
Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa mặt như bình thường.
Chỉ sau 1 – 2 tuần tùy loại da, bạn sẽ thấy mụn xẹp dần và biến mất hẳn, làn da sẽ mịn màng trở lại

2. Súc miệng và làm trắng răng an toàn
Sử dụng dung dịch nước oxy già pha loãng theo tỷ lệ 1:1 để làm dung dịch súc miệng sau khi đánh răng sẽ làm cho răng trắng bóng dần.
Trong trường hợp bạn bị sâu răng hoặc bị vết loét hay nhiễm khuẩn trong khoang miệng.
Bạn nên sử dụng dung dịch này súc miệng để chống nhiễm khuẩn nặng hơn.

3. Tắm thải độc tố
Trộn khoảng 8 chén oxy già vào nước bồn tắm và ngâm mình ít nhất 30 phút sẽ giúp cơ thể giải độc rất tốt và giúp cho làn da khỏe mạnh hơn.

4. Ngâm chân
Ngâm chân vào chậu nước ấm với oxy già.
Cách làm này không chỉ giúp khử sạch vi khuẩn gây mùi hôi bám vào chân sau một ngày mang giày mà còn làm mềm da, giúp dễ dàng lấy đi phần da chết và cả vệ sinh móng rất hiệu quả.
Ngoài ra ngâm chân vào buổi tối còn có tác dụng làm cho giấc ngủ ngon hơn.

5. Giữ màu tóc nhuộm bóng tự nhiên
Trộn nước oxy già với nước theo tỷ lệ ngang nhau và xịt vào tóc sau khi tắm gội.
Phương pháp này giúp mái tóc bạn giữ được màu nhuộm bền và rất tự nhiên.
Bạn sẽ không tốn kém khi phải ra hiệu làm tóc thường xuyên.

6. Sử dụng oxy già trên mặt bàn và mặt thớt
Mặt bàn hay bất cứ bề mặt nào làm bằng gỗ đều là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển đặc biệt trong môi trường khí hậu nhiệt đới như tại Việt Nam.
Salmonella là một ví dụ phổ biến vì nó có thể tồn tại trong thịt sống ngoài chợ khi mua về chế biến.
Chỉ cần xịt lên các bề mặt như bàn và thớt với dung dịch oxy già 3% lưu lai trong khoảng 1 phút, sau đó lau sạch là có thể tiêu diệt được phần lớn các vi khuẩn.

7. Ngâm rửa rau quả
Hoa quả và rau củ mua ngoài chợ với rất nhiều nguy cơ nhiễm bẩn như nhiễm các sinh vật và hóa chất tác đông xấu tới sức khỏe của bạn.
Để loại bỏ chúng, trộn ½ cốc nước oxy già với một chậu nước sạch, sau đó ngâm vài phút và rửa lại bằng nước sạch.

8. Kiểm soát nấm mốc tủ lạnh và rửa bồn rửa bát đĩa
Chúng ta thường xuyên sử dụng tủ lạnh và bồn rửa bát để dự trữ hoặc rửa thức ăn và các dụng cụ đồ bếp khác.
Chúng có thể tích lũy nấm mốc và hàng nghìn vi sinh vật khác nhau vì vậy chúng ta nên định kỳ lau và xịt nước oxy già.
Sau mỗi lần xịt để khoảng vài phút và lau sạch lại bằng khăn sạch.

9. Tấm bọt biển rửa bát đĩa
Ngâm tấm bọt biển rử bát này trong dung dịch nước oxy già với tỷ lệ 50% trong vài phút thì gần như tất cả các vi sinh vật sẽ không còn cơ hội sống sót để lây nhiễm bát đĩa và các dụng cụ đồ bếp khác.

10. Tẩy trắng quần áo và thảm nhà
Nước oxy già có khả năng tuyệt vời tẩy sạch chất nhơ bẩn bám dính trên quần áo trắng.
Cho một cốc nước oxy già cùng với xà phòng giặt vào máy giặt và giặt như bình thường.
Để loại bỏ các vết máu trên thảm hoặc lụa, chỉ cần đổ nước oxy già trên những vết bẩn trong khoảng 1-2 phút hoặc làm như vậy sau khi đã giặt bằng nước lạnh.
Vết bẩn sẽ nhanh chóng biến mất.

11. Diệt bọ chét, bọ rận tại các khe kẽ giường chiếu
Các loại bọ nhỏ bé tại khe kẽ giường chiếu hay những nơi khe kẽ khó vệ sinh.
Xịt nước oxy già vào bất cứ các khu vực mà bạn nghĩ là có những sinh vật này.

12. Cứu cây cảnh sắp chết
Hầu hết các chị em phụ nữ đều yêu thích trồng hoa và cây cảnh trong nhà.
Nếu cây cảnh, hoa cảnh trồng trong nhà bạn không khỏe mạnh, xanh tươi.
Bạn hãy pha loãng nước oxy già với nước sạch theo tỷ lệ 1/32 rồi tưới cho cây.
Nó sẽ thúc đẩy rễ cây phát triển khỏe mạnh và xanh tốt trở lại.

*Theo Steptohealt

Tưởng Niệm 44 Năm Trận Hải Chiến Hoàng Sa (19/1/1974 – 19/1/2018)

 

  •  NAM CALIFORNIA: LỄ TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG TỬ SĨ HOÀNG SA NĂM 2018 
    • Le Tuong Niem Anh Hung Tu Si Hoang Sa Houston Texas 2018

    • Tưởng niệm 44 năm hải chiến Hoàng Sa tại Massachusetts

  • San Diego: Lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hải quân QL/VNCH anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa 19-1-1974

    • Boston tưởng niệm 44 năm trận hải chiến Hoàng Sa

    • Tưởng niệm 44 năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Hà Nội bị CSVN và lũ DLV phá rối

    • Người Hà Nội tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974 – 19/01/2018

     

     

     

     

     

     

     

     

     

“Tẩy chay, vũ khí của chúng ta”

On May 22, 2018, at 8:27 PM, Dai Nguyen <nguyendaile@h…….> wrote:

Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tị nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!

Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tị nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.
Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.
Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.
Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”
Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.
Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!
Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.
Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.
Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.
Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để pha’t động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…
Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.
Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.
Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.
Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!
Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề động thủ, thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!
Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”………………………