Tạp ghi: “HIẾP DÂM” CHỮ NGHĨA

ĐIỆP MỸ LINH

A man walks with a bicycle in a street damaged by shelling in Mariupol, Ukraine, Thursday
[Evgeniy Maloletka/AP Photo]

Từ khi Nga ngang nhiên xâm lăng Ukraine – một quốc gia độc lập, có chủ quyền
– tôi đọc tin tức và thấy nhiều hình ảnh tan thương, thảm khốc của cuộc chiến mà
lực lượng hai bên rất chênh lệch! Nhưng, không hiểu tại sao tấm ảnh của người
đàn ông đơn độc với chiếc xe đạp, âm thầm bước trên sự điêu tàn, đổ nát của
thành phố Mariupol, Ukraine, lại làm cho hồn tôi chĩu nặng nhớ thương!
Suy nghĩ một chốc tôi mới nhận ra rằng: Tấm ảnh đã gợi lại trong hồn tôi cảnh
tan thương, đổ nát trong “vùng giải phóng”, danh từ Việt Minh – tiền thân của
cộng sản Việt Nam (csVN) – dùng để xác định địa thế từ Bắc đèo Cả đến Huế,
trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây; chỉ khác hai điều:
a.- Trong “vùng giải phóng” chỉ có nhà tranh vách đất; một số người giàu mới
xây nhà gạch, lợp ngói; tuyệt nhiên không có nhà lầu.

b.- Trong “vùng giải phóng”, Việt Minh phá hoại đường xe lửa; chỉ chừa lại
những đoạn đường xe lửa ngắn để “xe gòn” chạy. “Xe gòn” gồm 1 toa xe lửa cũ,
được một nhóm nhỏ đàn ông đẩy. Mọi cây cầu đều bị giật sập vài “nhịp”. Đường
nhựa – nhất là quốc lộ xuyên Việt – đều bị Việt Minh đào xới từng hố sâu, nối
tiếp nhau; người đi xe đạp phải vừa đi vừa vác hoặc dắt xe đạp; chỉ người đi bộ
mới có thể đi trên những đoạn đường đó, rồi hai bàn chân sẽ bị đau nhói vì đá
lởm chởm.
Khi Ba tôi “thoát ly” “vùng tạm chiếm” – danh từ này cũng do Việt Minh đặt – để
theo kháng chiến, tôi còn bé lắm, chưa hiểu biết gì. Nhưng tôi rất tò mò và nhớ
dai. Tôi lại được Ba Má tôi giải thích mọi điều.
Đối với tôi, những điều bình thường trong “vùng giải phóng” đều là những gì tôi
không hề thấy tại Dalat – nơi tôi chào đời – như: Nhà tranh vách đất, trâu, bò, xe
bò, ruộng lúa, nông phu, cày bừa, gieo mạ, gặt lúa, v.v… Người trong “vùng giải
phóng” rất gầy, đi chân trần, mặc đồ bà ba cũ, vá nhiều miếng lớn. Chỉ những
ngày Tết hoặc lễ họ mới mặc đồ “dễ coi” hơn một tí, nhưng cũng luộm thuộm,
màu sắc không thể phân biệt được; vì vải nội hóa, thuốc nhuộm cũng nội hóa, rất
dễ phai và cũng vì không có xà-phòng giặc đồ. Du kích và “bộ đội ông Hồ” cũng
gầy, đen, mắt lồi, má cóp, mặc đồ “kaki” màu xám nhạt, đội nón cối, mang dép
“râu”. Trẻ em thì bụng “ỏng” đầu to, mắt lồi, chỉ chăn trâu, chăn bò, mót lúa, mót
khoai, kiếm củi chứ không biết đọc, không biết viết! Không nơi nào có trường
học!
Quảng đời thơ ấu của tôi là như thế, cho nên, trước khi qua đời, Ba tôi để lại cho
tôi câu này: “Con! Ba tiếc rằng Ba đã làm mất một phần tuổi thơ của con!”
Viết đến đây, buồn quá, tôi tìm tin khác đọc!

Tấm ảnh này chụp tại Ukraine trong thời gian Ukraine bị Nga xâm lược, trônggiống như thảm cảnh Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế!

Năm 1968, csVN – vi phạm Hiệp Định Đình Chiến đã ký với Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH) – đồng loạt pháo kích dữ dội, dai dẳng và điên cuồng vào tất cả
thành phố của miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân. Không ai có thể biết
được bao nhiêu ngàn người miền Nam đã gục ngã vì những trận pháo kích bất
ngờ và dã man đó!
Ngay sau khi ngưng pháo kích, csVN mở những cuộc tấn công tàn bạo và đẩm
máu vào tất cả cơ quan quân sự của VNCH và Hoa Kỳ.
Chỉ sau vài đợt pháo kích của csVN, người Lính VNCH đã linh cảm được điều
bất thường, vội tự động trở lại đơn vị. (Ngày đó không có cell phones như hiện
nay, xin đừng vội kết tội ĐML “láo như csVN”)!
Tiếc rằng phương tiện truyền thông vào thập niên 60 rất giới hạn, cho nên, thế
giới không thể biết được csVN đã bất ngờ tấn công VNCH. Vì thế, chính phủ
cũng như Quân Lực VNCH không được thế giới yễm trợ vũ khí như hiện nay
Ukraine nhận được; thế mà Quân Lực VNCH cũng vẫn đẩy lui csVN trở về
Trường Sơn!
Tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của Người Lính VNCH là như thế, cho
nên, lúc nào người csVN cũng cố tình bôi nhọ, “gán” cho người Lính VNCH là
lính đánh thuê!

Muốn biết người Lính VNCH và “bộ độ ông Hồ” ai là lính đánh thuê, mời đọc
vài đoạn trích dẫn dưới đây:
BBC News ngày 29-4-2019: “Bài viết Reassessment of Beijing’s economic and
military aid to Hanoi’s War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa
đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.”
“Theo lịch sử chính thức của Trung quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung
quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ
là cho vay không lãi suất…”
“… Năm 1974, viện trợ Trung quốc cho Hà Nội ở khoảng 2,5 tỉ nhân dân tệ,
ngoài ra là 2 tỉ tệ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam…”
“Ngày 26/10/1974, Trung Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận lần chót, cung cấp
cho Hà Nội 850 triệu tệ cho kinh tế và vũ khí, cùng 50 triệu đôla tiền mặt cho
năm 1975.”
Link: https://www.bbc.com/vietnamese/world-48051722
Cũng BBC News, ngày 21-4-2022: “Đài Trung quốc nói lính Trung Quốc giúp
Việt Nam bắn rơi hằng trăm máy bay Mỹ.”
“Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng
cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường
sắt, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và
đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam…”
Thế mà csVN chụp hình các em bé chỉ hơn 10 tuổi, ôm súng trường, ghi chú là
“anh hùng nhí” hoặc “anh hùng gái” đã bắn hạ máy bay Mỹ!
Trong khi nhà cầm quyền csVN gián tiếp thực thi hành động diệt chủng bằng
cách bắt trẻ em và thiếu nữ tham chiến thì chính phủ VNCH – tuy phải tổng động
viên để đủ quân chống trả các cuộc xâm lăng của csVN – vẫn cố duy trì nòi giống

bằng luật miễn quân dịch cho những thanh niên là con trai độc nhất trong gia
đình.
Viết đến đây tôi cảm thấy bất nhẫn về sự gian dối của csVN, vội tìm tin khác.
Không ngờ tôi “khám phá” được sự dối gian rất lố bịch của Nga khi đọc trên US
News, ngày 04-04-2022 @ 2:05 am EDT, bảng tin này: (Reuters) –“… Russia’s
foreign ministry said that footage of dead civilians in the Ukrainian town of
Bucha had been ‘ordered’ by the United States as part of a plot to blame
Russia.”
“Who are the masters of provocation? ‘Of course the United States and
NATO,’ ministry spokeswoman Maria Zakharova said in an interview on
state television late on Sunday.”
Trên Fox News, ngày 19-4-2022 @ 9:07am EDT, tôi thấy đoạn này rất giống luận
điệu của csVN: “Russian Defense Minister Sergei Shoigu is accusing the United
States and other Western countries Tuesday of trying to ‘delay’ the course of the
war in Ukraine by sending shipments of weapons to Kyiv’s military.” 
Theo BBC News ngày 23-4-2022, Trung cộng cũng lên án Hoa Kỳ: Tân Hoa Xã
ngày 22-4-2022 viết: “Ngay cả khi không bắn một phát súng nào hoặc triển khai
bất kỳ binh sĩ nào ở Ukraine, Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung
đột quân sự Nga-Ukraine.”
“Bằng cách vũ khí hóa sức mạnh tối cao tài chính toàn cầu của mình, chủ nghĩa
khủng bố tài chính của Washington đang làm leo thang cuộc đối đầu vốn đã gay
gắt và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới.”
Ngày trước, khi biết Trung cộng viện trợ vũ khí cho csVN, Mỹ đưa quân sang
giúp VNCH để chống lại sự bành trướng của cộng sản thì cộng sản gọi Mỹ là quân
xâm lược, cần phải đánh đuổi khỏi miền Nam Việt Nam.

Bây giờ, Nga, một cường quốc, xâm lược Ukraine, một nước nhỏ và yếu hơn nước
Nga về nhiều phương diện. Hoa Kỳ và các nước Âu Châu chỉ gửi vũ khí – chứ
không gửi quân – giúp Ukraine chống lại Nga thì Hoa Kỳ bị lên án!
Thập niên 70, Mỹ “mệt mỏi” – vì cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ không muốn thắng
– đã rút quân khỏi Việt Nam và hòa hoản với Trung cộng; vì thế, Mỹ “làm ngơ”
để Trung cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH.
Nếu ngày đó, VNCH được Hoa Kỳ và thế giới viện trợ vũ khí – như hiện nay
Ukraine nhận được – thì chưa chắc Trung cộng có thể chiếm được Hoàng Sa!
Bằng cớ là Ukraine đã bắn chìm chiến hạm Moskva của Nga.
Theo Jason Lemon trên Newsweek ngày 15-4-22 @ 5:37 pm EDT thì: “At 610
feet in length, the Moskva was the third-largest in Russia’s fleet. The vessel was
also the only one of Moscow’s warships that were capable of carrying nuclear
weapons.”
Moskva, một chiến hạm tối tân và quan trọng đến như thế mà bị quân của Ukraine
bắn chìm làm cho ông Putin bị “quê xệ”, vội chối quanh!
Bảng tin của Greg Norman trên Fox News ngày 15-4-2022 @ 2:05pm EDT viết:
“Moscow has claimed the ship sank after a fire on board caused an explosion”.  
Nhưng, cũng trong bảng tin cùng ngày của Greg Norman, Hoa Kỳ xác nhận rằng:
“A U.S. official told Fox News on Friday that the latest assessment by the U.S. is
that Russia’s Moskva warship was struck by two Ukrainian missiles before it sank.”
Giữa bốn bên: Mỹ, Nga, Tàu và csVN, dĩ nhiên nhiều người – cũng như tôi – tin
Mỹ hơn.
Tin Mỹ thì tin, nhưng tôi rất buồn Mỹ; vì chính nhờ Mỹ, thập niên 70, hòa hoản
với Trung cộng mà Trung cộng – từ những “anh” chuyên bán hủ tiếu và “woành”
thánh mì – nay có phi thuyền, hàng không mẫu hạm và, theo BBC News, sắp sửa
hoàn tất hàng không mẫu hạm thứ ba!

Sở dĩ Trung cộng được như ngày nay là nhờ chính sách “lương lẹo” của Trung
cộng. Trung cộng cho tuyển gái trẻ, đẹp, huấn luyện họ về tình báo rồi gửi sang
Hoa Kỳ du học. Học xong, họ – đã được đảng cộng sản Trung Hoa chỉ thị trước
khi sang Mỹ – phải tìm những nhân vật quan trọng của Mỹ để kết hôn. Thế là bí
mật hoa học và quốc phòng của Mỹ được chuyển về Trung cộng!…
Suy nghĩ đến đây, tôi nản quá, ngưng viết.
Sáng nay, mở computer, nhìn hình ảnh buồn thảm của di dân Ukraine, tôi chợt
nhớ lại những dòng nước mắt đắng cay của tôi và của hơn 100 ngàn người Việt di
tản vào 30-4-1975!
Đa số di dân đến Mỹ đều đau khổ vì quê hương rơi vào tay cộng sản, gia đình ly
tán, tài sản không còn; vì thế, chúng tôi trông rất thảm sầu!
Còn người csVN – sau khi thi hành triệt để chiêu bài gian manh: “Đánh Mỹ ‘kíu’
nước” để thiu rụi mấy triệu người Việt – thì khi đến Mỹ gương mặt của họ trông
rất “hồ hởi”!
Từ thái độ “hồ hởi” của người csVN khi được sang Mỹ, tôi nghiệm ra rằng:
Trước 1975, miền Bắc Việt Nam nghèo đói đến cùng cực; vì chưa thể gượng dậy
sau hệ quả khốc hại của hai chiến dịch “Bần cùng hóa nhân dân” và “Tiêu thổ
kháng chiến”.
Người csVN tưởng rằng miền Nam Việt Nam nhờ Mỹ mới giàu; nhờ Mỹ mới có
tự do; nhờ Mỹ người dân mới có trình độ văn hóa và đạo đức cao. Thế là – dù
phải “hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng” để cưỡng chiếm miền Nam – người
csVN vẫn phải thực hiện, chỉ với chủ tâm đạt cho được mục đích là chính người
csVN được “bắt tay” với Mỹ để vươn lên!
Từ 30-4-1975 cho đến nay, csVN có nhà cao cửa rộng, nghĩa trang “hoành tráng”;
còn tình trạng dân trí, đạo đức, giáo dục và tự do của người Việt Nam trong nước
như thế nào, thế giới biết rồi!

Thời csVN dùng chiêu bài “Giải phóng miền Nam” để xâm lăng, tiêu diệt người
miền Nam, Ba tôi thường cười “nửa miệng”, bảo: “Đúng là ‘tụi nó’ – csVN –
‘hiếp dâm chữ nghĩa’! Đi cướp nước, giết người mà xưng là ‘giải phóng’!”
Ngày nay, Nga xâm lăng Ukraine thì, trên Shargh, The Guardian, ngày 13-4-2022
@ 15:57, tôi thấy câu này: “‘Its goals are absolutely clear and noble,’ Putin said
of Russia’s military campaign while standing alongside his Belarusian
counterpart, Alexander Lukashenko…”
Tiếc rằng tôi không phải là thông dịch viên; tôi lại không thích Google dịch; và
Ba tôi – nguyên giáo sư Pháp văn các lớp đệ nhị cấp trường trung học Cam Ranh
– không còn nữa; do đó, tôi không hiểu chữ “noble” mà ông Putin dùng cho hành
động xua quân Nga xâm lăng, giết người trên phần đất của Ukraine có đúng là
“hiếp dâm chữ nghĩa” hay không!

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/

Video: CHIẾC ÁO RA TRƯỜNG THƠM THO BÊN CẠNH CHIẾC ÁO TÙ “CẢI TẠO”.

Của PHẠM PHÚ NAM, DÂN SINH MEDIA, VIỆT MUSEUM

Trong Việt Museum ở San Jose, California có trưng bày 2 di vật- một chiếc áo tốt nghiệp ra trường đặt cạnh chiếc áo tù cải tạo. Mỗi năm hàng ngàn các em trung, tiểu học và đại học viếng thăm Việt Museum đều thắc mắc tại sao?……

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=t0OPAV-GpIM

Trầm ngâm tháng Tư

Tác giả Nguyenngocgia

Gần nửa thế kỷ – nói chính xác hơn – 47 năm! Thoáng chốc, mới đó mà… Quả thật! Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Từ một thằng nhóc, giờ tôi đã là ông nội, với mái tóc hoa râm! Tuổi xế chiều khiến người ta thường nhớ về quá khứ – những quá khứ trầm luân, càng khiến con người khắc khoải.Dù không phải từ “Bên Thắng Cuộc”, “Bên Thua Cuộc” hay “Bên Nhập Cuộc”, “Bên Bỏ Cuộc” nhưng với tư cách một người được sanh ra, lớn lên, trải qua gần 15 năm đầu đời, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa và suốt 47 năm dưới chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam, tôi cố gắng chọn cho mình một góc “Quan Sát Thời Cuộc” tại nơi dấu yêu – một thời mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông”.Năm nay – 2022 – những ngày cuối tháng Tư, lại gây ra một tâm trạng hỗn độn và phức tạp về câu chuyện xa xưa, những tưởng cũ mòn, không còn gì để ngẫm và để viết. Lạ thay! Chính câu chuyện lịch sử về một chế độ, người ta nói “đã chết nhưng không thể chôn” lại hồi sinh kỳ lạ, với những dòng tin mới tinh từ trang BBC [1] về việc Thường vụ Quân ủy Trung ương, đứng đầu hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã ban hành một kết luận vào ngày 14 tháng Ba năm 2022 nhằm khẳng định, những người “đi giải phóng miền Nam Việt Nam”, xem ai đã viết lời đầu hàng, để cho ông Dương Văn Minh đọc, trong tư cách vị Tổng thống VNCH cuối cùng.Phải mất đến gần nửa thế kỷ, “loại công trạng” này mới được cấp cao nhứt trong ĐCSVN chứng nhận, nhằm chấm dứt sự tranh công lẫn nhau giữa những người đồng chí nhưng hóa ra… dị hướng! Dĩ nhiên, sự kiện nói trên trở thành dấu ấn quan trọng, trong cuộc chiến tranh xâm lược của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bắt tay “kết đoàn” cùng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, năm xưa. Đó gọi là lịch sử. Bởi lịch sử không phải là những vẽ vời, như cuốn tự truyện của kẻ chiến thắng, muốn viết gì thì viết, khiến người dân mụ mị, đến nỗi gần nửa thế kỷ, vẫn không có số đông hiểu đúng về chiến cuộc mang cái tên mỹ miều “huynh đệ tương tàn”, vốn liên quan đến hàng chục triệu con người cùng chung “cái lỗ mẹ Âu Cơ” (!) trong khi đó, lại hăm hở và đầy cuồng nộ, đủ phấn khích trước một cuộc chiến xa lắc, bên tận trời Tây! Hậu quả chia rẽ mãnh liệt, ngay giữa những người CSVN về cuộc chiến Nga – Ukraine do đâu mà ra? Nhà cầm quyền CSVN phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và liên tục.Lịch sử Việt Nam không phải là anh Tám bán đậu phộng tự tẩm xăng thân mình để diệt giặc. Lịch sử Việt Nam không phải là bắn rơi máy bay B52 dài “vỏn vẹn” có… 600 thước như ông Phạm Tuân không biết ngượng ngùng, kể chuyện đánh Mỹ rất tào lao, dụ khị con nít. Người đời viết những câu chuyện cổ tích – thần thoại để răn dạy điều hay – lẽ phải cho người sau nhưng đó không phải và chưa bao giờ được phép gọi là lịch sử! Lịch sử là sự thật. Lịch sử là khoa học – Nơi không cho phép dung chứa sự bừa bãi, ba hoa về những điều dối trá, đơm đặt để nhồi sọ cho thế hệ tiếp nối.Lịch sử là dòng chảy không ngừng nghỉ. Lịch sử Việt Nam đã bị những tảng đá dối lừa khổng lồ ngăn chận, suốt 47 năm qua. Vì vậy, làm sao trách học trò, không chán ngán môn Lịch Sử! Sự chán ngán đó không phải những năm sau này mới bộc lộ rõ rệt mà nó đã hiện diện từ ngay sau 1975 – Một chiến thắng của những kẻ dối trá. Lẽ tất nhiên, không thể trông mong lịch sử được viết ra từ những con người gian dối. Kẻ dối gian luôn lấy bịa đặt làm phương tiện, để biện minh cho cứu cánh đầy tà tâm.Thật buồn cười! Giới giáo dục của nhà cầm quyền CSVN, hiện nay đang bàn thảo có nên hay không nên, đưa môn Lịch Sử vào phần học tự chọn (!). Dù có bắt buộc học Lịch Sử, chắc chắn sự ngao ngán dành cho nó cũng không tài nào giảm bớt, bởi thuộc tính SỰ THẬT đã bị xóa nhòa trong môn học, lẽ ra rất thú vị và làm nên hồn cốt của bất cứ dân tộc nào.Với tư tưởng “lịch sử gần như chỉ là quá khứ”, người Cộng Sản Việt Nam đã phản bội lại thuộc tính quan trọng nhứt của Triết Học – thuộc tính Vận Động – Một sự phản bội trong vô minh cùng đầu óc vô tri, đã dẫn đến những tai hại dưới tên gọi “di họa khôn lường” cho tới tận ngày nay.Dù đã 47 năm từ cái gọi là “chiến công vang dội khắp địa cầu”, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục hoảng sợ từ chiến thắng phi nghĩa – bất chính danh – vô nhân đạo, bằng hai sự việc mới nhứt:1. Chàng trai trẻ có tên Dương Đức Thịnh dẫm đạp cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [2] tại Úc Đại Lợi, vào tháng Năm năm 2021 mà giới báo chí trong nước lặng lẽ như tờ.2. Trận đá banh Úc Đại Lợi – Việt Nam [3] và trận Nhật Bản – Việt Nam [4] đã được VTV phát chậm 10 phút đồng hồ, với lý do “an ninh quốc gia”, nhằm tránh né hình ảnh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện trên khán đài.Khi nhà cầm quyền CSVN cắt khúc lịch sử về chế độ Việt Nam Cộng Hòa, rồi phi tang trường đoạn lịch sử đen tối đó, tức là họ cố tình dục mất “khúc ruột ngàn dặm” vốn bị “hoại tử tinh thần” từ “đoạn trường Ba Mươi Tháng Tư”. Nghiễm nhiên, nhà cầm quyền CSVN tự tay cắt phăng đi cội rễ làm người Việt Nam. Thế cho nên, làm sao trách cứ chàng trai Dương Đức Thịnh với thái độ ngông nghênh – đòi thay mặt hàng chục triệu người Việt Nam – sẵn sàng dẫm đạp lá cờ, vốn đã tồn tại trước khi nhà nước Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, sau hiệp định Geneve – 1954. Sự vong bản của chàng sinh viên du học tại Úc Đại Lợi hình thành, từ sự đầu độc bởi cái thứ lịch sử gian dối.Không dừng lại ở sự đầu độc tâm hồn người Việt Nam, sự dối trá mang tên “Lịch Sử” đang đặt nhà cầm quyền CSVN vào một nghịch lý không thể gỡ rối. Bởi nhắc về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, cả thế giới đều biết đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những ngày này, các chuyển động quân sự đáng lo ngại từ nhà cầm quyền CSTQ đang khiến người dân thêm bất an từ những cuộc tập trận bắn đạn thật, chỉ cách thành phố Huế chừng khoảng 100 cây số vẫn tiếp diễn, dù nhà cầm quyền CSVN đã hết lời nhũn nhặn “giao thiệp”, với mong muốn phát triển tốt đẹp tình hữu nghị giữa hai đảng với nhau.Những trầm ngâm tháng Tư vẫn hằn lên nếp trán người Việt Nam, với phát ngôn [5] của đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế” (!)Ngót nghét nửa thế kỷ, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa hề “thu được lòng dân”. Cho nên, ông Phạm Minh Chính thật viễn vông với mong muốn quá nhỏ mọn và có đôi phần thô bỉ, bởi chỉ gói gọn trong những đồng tiền thuế, mà chắc chắn càng teo tóp thảm hại, từ cơn đại dịch trăm năm có một gây ra cho nền kinh tế đang hụt hơi – thở dốc của hàng triệu con tim người Việt Nam đang mắc phải chứng “bịnh hậu”. Giá như mong cầu “thu phục nhân tâm” của người đứng đầu Chính phủ có mục tiêu cao cả hơn, để phẩm giá làm người Việt Nam gỡ gạc đôi chút thể diện với năm Châu bốn Bể nhỉ (!) Thật bẽ bàng và ê chề, khi nghe tuyên bố thực dụng đến tái tê từ ông Phạm Minh Chính, kèm theo những lời than vãn [6] của người dân “vinh hạnh được mang tên Bác”: …Vẫn còn hơn 300.000 người dân thuộc quận Bình Tân, TPHCM vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ đợt ba trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hồi năm ngoái…Dù sao cũng nên cầu chúc cho đương kim Thủ tướng nhà nước CHXHCNVN trong chuyến công du đến Mỹ quốc vào tháng Năm năm 2022, với cánh buồm Việt Nam không đến nỗi tả tơi cho lắm, trước những cơn gió chướng đang thổi mạnh từ vịnh Cam Ranh..

.________________

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/world-61150727

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56942466

[3] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vtv-broadcast-10-minutes-late-the-vietnam-australia-football-match-for-national-security-01272022074830.html

[4] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60913998

[5] https://tienphong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-thu-duoc-long-dan-thi-se-…[6] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hundred-of-thounsands-pe…———-

Biểu Tượng…

30-4…Ít ai trong những người tỵ-nạn chúng ta không hồi tưởng lại ngày này năm 75 mình ở đâu, làm gì ?, và tôi thì muốn kể lại những đều mình thấy gì trên đai-lộ Thống-Nhất lúc mấy ông “cách-mạng” vào…                         

Nói đến sự sụp đổ của bức tường Bá-Linh, nhân loại nghĩ ngay đến sự cáo chung của Cộng-Sản Đông-Âu & Liên-Xô, nhắc đến sự sụp đổ của Chính quyền VNCH, “bằng” chiếc T54 húc cổng dinh Đôc-Lập, riêng tôi thấy láo khoét không chịu được, giống như Mặt Trận GPMN “giải phóng” Miền-Nam. Gần nữa thế kỷ sau chiến tranh (đất nước thống nhất, lòng dân chỉ có người CS là nói thống nhất), báo chí “vàng”, “đỏ”, Tây+Ta đều quen miệng nhắc đến T54 húc cổng dinh Đôc-Lập như sự chấm hết của chính quyền VNCH, họ vô tình, “a-tòng” hay tường trình tin tức từ quán cà-phê, mà quên đi đều tối quan trọng đã song hành với nhân loại là: Lịch-Sử phải là sự thật.

     Là người của “bên thua cuộc”, giờ phút “lịch-sử” đó tôi đứng tại vòng xoay sau lưng nhà thờ Đức-Bà, chạy chiếc Vespa Sprint từ Tự-Do lên đến ĐL Thống-Nhất (từ Lê-Thánh-Tôn lên đây không có người), tính tò mò, tôi dự tính lên HT-Tự rồi xuống lại Công-Lý qua cổng Dinh xem chơi thì tôi bị chận lại ngay ĐL Thống-Nhất. Có khoảng trên 30 chiếc xe Honda SS.67, 68, dame, và đa số là 90 Benly, mỗi xe đều 2 người, hơn một nữa mặc đồ dân sự và số còn lại mặc “sắc phục” mà ta thường thấy ở những người GPMN tại niền Nam: nylon dầu xanh màu cỏ úa, họ mang nhiều khẩu súng tiểu-liên lạ, họ chạy rãi một khoảng dài từ phía Thảo-Cầm-Viên đi lên, gặp họ ngay ngã tư nầy, khi thấy tôi người duy nhất chạy thẳng góc với họ, một người trong số họ khoát tay chận lại và la lớn nhiều lần: “Dừng lại cho xe tăng giải phóng vào !”, môt chiếc Honda khác dừng lại giữa ngã tư nầy để làm nút chận. Nhóng mắt về phía TCViên chưa thấy gì, tôi lùi xe và gác chân lên những trụ xi-măng ngắn, thả nằm xếp thành hình đa-giác làm vòng xoay sau nhà thờ Đức-Bà chờ…, nghe tiếng xích phía Thảo-Cầm-Viên (xe tăng vào đường HTTự quẹo Nguyễn bỉnh Khiêm), chiếc T54 dẫn đầu có khoảng cách khá xa những chiếc phía sau. Là dân Thiết-Giáp của “bên thua cuộc” tôi nhìn chiếc xe với nhiều ý nghĩ…*Trên xe không còn chổ trống, rất nhiều bộ đồ dân-sự trong số đó, phải nói là họ “bu” trên xe, ngồi đầy như thế nầy thì đúng là chỉ vào chổ…không người !?, xe không thể nào xoay xở, phản ứng khi hữu sự. *T54 bánh căng hơi cao, nguồn kéo phía sau, không có bánh đỡ nên trên đường nhựa tốc độ 20-25 Km/giờ giàn xích như muốn nhãy ra khỏi bánh căng!, lỡ trật xích, xe quay vòng ít ra cũng có cả chục “đồng chí” hy sinh giờ thứ 25!, *Với chúng tôi, xe thiết-giáp di chuyễn phải có khoảng cách đều từ xe nầy đến xe kia, ở đây xe “tiên phong” một mình cách xa “đồng đội” đúng là vào “tiếp thu”!. Đoàn xe Honda đã lên đến dinh đậu trên lề cỏ phía trước cổng dinh, từ đây nhìn lên; chiếc T54 đầu tiên đã đậu bên góc phải Thống-Nhất & Công-Lý trước cổng dinh, thì chiếc thứ 2 mới đến chổ tôi đứng, những chiếc sau có khoảng cách đều và gần nhau hơn, không nhiều người bu như chiếc đầu, 4- 5 chiếc T54 đã đậu trước cổng dinh trên ĐL Thống-Nhất, (có 1 chiếc M.48 đã đậu trên Công-Lý phía HTTự từ lúc nào, nòng 90 ly cất cao về hướng theo chiều Công-Lý), thấy hầu hết người trên xe tăng đã xuống đất. Một chiếc SS.67 không xài giảm thanh rú ga thật lớn chạy từ phía Nguyễn-Du ra Q.T. Kennedy, tôi quẹo vòng xe lại tính gặp anh nầy để nghe ngóng xem có chuyện gì xãy ra phía đó không ?, nhìn và nghĩ anh ta cũng là “bên thua cuộc”, tôi la lớn: “Có gì bên đó mà chạy dữ vậy huynh ?”, tôi nghe được: “…lỡ thằng nào nỗi máu nỗ súng, không còn đường về với vợ con !”, anh quẹo bên hong Bưu-Điện ra Hai bà Trưng, tôi chạy đến đứng lại chổ cũ… thấy “bên thắng cuộc” quây quần trước cổng Dinh, coi như xong…tôi chạy lên hướng hồ con rùa, quẹo Phan đình Phùng về ngã Bảy..

   Sở dĩ tôi tò mò chạy lên dinh Đôc-Lập vì ngồi trong nhà nghe D.V.Minh và N.H.Hạnh lập lại hoài trên TV ngột ngạt quá, ra ngoài cho dễ thở, đến trước rạp Long-Vân phía Trần văn Vân (ngã bảy) bên tủ thuốc lá lề đường tôi thấy có 2 “trự” vừa xuống xe lam, tuổi khoảng 40, có ăn mặc cho khác đi cỡ nào nhìn là biết bộ-đội, lại đang cầm giấy báo cuộn tròn, ngụy trang lá cờ trong nầy chứ còn gì nữa !, họ đang hỏi nhỏ chị bán thuốc lá đường đến dinh Tổng-Thống – dân SG chỉ gọi dinh Độc-Lập, đứng đó nghe và biết họ là ai…chắc là một cánh quân nào đó muốn đơn vị mình là người cắm cờ đầu tiên !, tò mò tôi về lấy xe chạy lên SG.

    Từ bùng binh ngã sáu Lê văn Duyệt, xuống phòng vé AirVN ra bùng binh Quách thị Trang đến Nguyễn-Huệ sinh hoạt như bình thường, đến góc Lê-Lợi & Nguyễn-Huệ thấy khoảng mươi người bu quanh và tri-trô bên 1 người nằm dưới đất trước tượng TQLC, tôi nghiên chiếc xe dựa vè vào lề đường, rút chìa khóa tới xem thì thấy…ông LONG !, mắt còn mở, trên đầu máu đang chãy, một hai người sửa chân cho ông ngay ngắn và hình như muốn chụp hình tay ông cầm cái nón “cát-kết” trên ngực, thấy họ làm nhiều lần, vừa chết thân ông còn mềm, tay ông cứ duỗi thẳng, âm thầm đưa tay chào ông, tôi ra lại xe.

image.png

                                     Tr/Tá Long tự sát dưới chân tượng TQLC

      Điều tôi muốn nói là chuyện xe tăng CS húc cổng dinh Độc-Lập không có ngay lúc “bên thắng cuộc” vào đến cổng dinh, sau đó và bao giờ họ giàn dựng để quay phim tôi không biết. Từ đó tôi hay kể với người thân quen nghe chuyện nầy. Định cư tại USA, nhiều người khuyên tôi nên viết vì đó là sự thật mà !, tôi cũng muốn viết, nhưng…chưa viết bao giờ nên khó!, cái Folder trong document chỉ có 2 chữ “Biểu-Tượng” và lượm lặt đâu đó vài chi tiết của những ông nhà báo Ta +Tây nói về chuyện xe tăng “giải-phóng” đi đường nào, ai hướng dẩn vào dinh tôi sẽ kèm phía dưới. Đến khoảng đầu của thập niên trước, khi Tú-Gàn còn viết cho SaiGon nhỏ, tôi rất thích thú khi Tú-Gàn viết là chuyện húc cổng dinh Độc-Lâp là sau đó và do 1 Tr/Tá “bên thua cuộc” trong ngành truyền thông truyền hình làm đạo diển cảnh nầy để lấy điểm, vị nầy hình như được lưu dụng và đã quá vãng tại VN…

      Ít ra cũng còn có người khác nữa biết chuyên nầy…Làm sao có chuyện căng thẳng phải cán cổng (nghĩa là có phản kháng!) mà camera lại được đặt ở vị trí quá lý tưởng như vậy, hình ảnh và video lấy từ hai phía bên trong cổng!. 

 “Tuyên truyền”, “xuyên tạc” hay thù địch ư ? – hãy thử xem trong chiến tranh có bao nhiêu người trong hàng ngũ miền Nam chạy theo “giải-phóng”, rồi bao nhiêu hồi chánh viên, bao nhiêu tù binh khi trao trả xin ở lại miền Nam ???. Người dân miền Nam sống trong địa ngục cần được “giải-phóng” nhưng khi đã được (?) giải-phóng có mấy ai “trong ngục tù” muốn đến vùng “tự do” để sống ?, và bao nhiêu triệu người từ miền Bắc “tự do” tràn vào miềm Nam “ngục tù” ?, lịch sử dân tộc có chưa một cuộc tháo chạy khỏi đất nước như vậy !, giờ nầy vẫn còn trốn khỏi đất nước của mình dưới nhiều hình thức !. Có chăng chỉ là: Cánh cửa cuối cùng bảo vệ tự do, dân chủ, công lý, hòa bình đã bị xích sắt của quân xâm lược dày nát, và cũng từ thời điểm đó xích xe tăng của người chiến thắng lăn qua những đường phố của Thủ-Đô và phần còn lại của miền Nam tự-do.                                                                                  

image.pngimage.png                

                                                Xe nào là xe đầu tiên húc cổng ?!     

     Một điểm quan trong nữa là 30-4-1995, tròn 20 năm chiếm miền Nam, trên truyền hình TP phát cả tuần lễ ông Thận “thủ trưởng” đơn vị xe tăng vào dinh đầu tiên đã nói là xe tăng giải-phóng đã hết đạn từ ngoài cầu Xa-Lộ (ý ông nói đạn đại-bác). Thế mà có người dân biểu đối lập…bất trung nào đó đã viết rằng: xe tăng GP đứng trước cổng dinh bắn một phát đạn đại-bác để thị-uy !!!. Cũng cái tính tò mò tôi đã đến ngã tư Bảy-Hiền khi những xe T.54 bị bắn cháy còn đang bốc khói, tại cầu Thị-Nghè thì một chiếc M41 nằm tại đây !     

image.png

                                                          Bảy-Hiền

    Không quên sau khi chiếm miền Nam trên đài truyền hình TP luôn chiếu cảnh 3 “chiến-sĩ GPQ” 2 anh mang AK hai bên, kẹp anh cầm cờ xanh đỏ đi giữa, sát vai bước đều từ ngoài sân cỏ tiến vào tiền đình dinh như đi diễn hành với lời thuyết minh, chú dẫn: “Quân GP tiến chiếm dinh TT Ngụy!”, họ “tiến chiếm” như vậy!. Cộng thêm cái clips video T.54 húc cổng dinh mà camera-man ở bên phía HTTự, bây giờ search vào google bạn còn thấy thêm camera-man từ hướng Nguyễn-Du nữa, không tìm được cái clip thường chiếu sau 75, biết đóng kịch vụ nầy nên thời đó tôi nhìn rất kỹ, edit chồng chéo T54, T59 và có cả PT 76 trong đó nữa…   

image.png

                                       Chiếc M.41 tại cầu Thị-Nghè.                                

   Bạn có thể lừa dối 1 số người trong một lúc, nhiều người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người (Abraham Lincoln). Bây giờ thì 16 tấn vàng “THIỆU lấy” nhờ Liên-Sô bán đã nhẹ nhàng “khai báo” ở đây: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150410/thuong-vu-dac-biet-ban-vang/731957.html

    Bùi-Tín một người luôn tự nhận là người đã vào dinh Độc-Lập sớm nhất, như vậy là ông có trên chiếc tăng đầu tiên, nhất định Bùi-Tín phải biết không có chuyện húc cổng dinh trong lúc nầy, hay ông là người cùng đạo diễn vụ nầy ???

                (lúc đó chưa biết giữ những links, giờ đi mò lại mất thì giờ quá !)

                       Tổng hợp báo Tây-Ta tôi có:

       — Tiziano Terzani ký giả Ý  viết : “khi xe đến đường HTTự thì gặp 2 xe M41 chận đường, nhưng rồi 2 xe đó bị tiêu diệt bởi xe tăng số 390 và 843 do Bùi-quang-Thận..Bị chắn lối ,chiếc 843 quẹo vào Mạc-đĩnh-Chi coi như bị lạc..Thấy 2 người lính VNCH trong quân-phục đứng bên đường bèn hỏi : “dinh Độc-Lập đâu?” một người không trả lời và người kia nói “tôi biết…” Thận lột bỏ áo trận của 2 người Lính đưa họ lên xe và quẹo phải, nhưng Thận không tin họ. Thấy một cô gái cỡi Honda Thận đứng thẳng trên tháp chỉ huy và la lớn : “Vui lòng chỉ cho chúng tôi đường đến dinh Độc-Lập” Người con gái nhìn chúng tôi trong ánh mắt kinh ngạc. Chắc đây là lần đầu tiên trong đời cô thấy những Bộ-Đội của L/Luợng GP. “Mấy anh đang trên đai-lộ Thống-Nhất Dinh kia kìa,ngay trước măt”, xe tăng 843 tiến tới dinh Đôc-Lập…

      — Ông Oliver Todd thì viết là xe số 879, Niel Davis thì là xe số 844, Alan Dawson tác giả 55 days,The Fall of  S.VietNam xuất bản năm 1977 thì: Người chỉ đường cho xe tăng vào dinh ĐL là nữ du-kích Nguyễn-trung-Kiên, cô có mặt trên xe đầu tiên ủi sập cổng dinh Độc-Lập (không biết có phải cô nầy mà phim Cô-Nhíp của đạo diển Nguyễn trí Việt ra đời không ?)….

  — Còn báo chí trong nước thì xe mang số 843 với Thủ Trưởng Bùi-quang-Thận là xe đầu tiên vào và cán cổng dinh, có ông viết xe Tanks Giải-Phóng vào Hồng-Thập-Tự và quẹo Mạc đỉnh Chi ??,một cựu dân biểu miền Nam Lý chánh Trung thì viết khi vào dinh TT Ngụy, xe tăng GP đứng trước cổng dinh đã bắn một phát đại-bác để thị uy trước khi cán cổng dinh….

KB: P.K.HOÀI

                                                                                               

NGU HẾT PHẦN THIÊN HẠ

NGÔ TRƯỜNG AN

Nhiều người cùng thế hệ với tôi hoặc anh chị tôi hiện nay đã ngoài 60 cả rồi. Nhưng chẳng hiểu họ giả vờ ngu hay là ngu bẩm sinh, mà không phân biệt được mốc thời gian của các giai đoạn lịch sử. Họ cứ đem chuyện HỒI XƯA để so sánh với giai đoạn hôm nay, rồi chửi rủa tôi là thằng phản động ! Họ nói với nhau rằng, thì, là, mà… Ngày xưa nghèo khổ, bây giờ được như ri là quá phát triển rồi. Rằng xưa đói, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, giờ vầy còn đòi gì nữa ? Rằng xưa trên bom dưới đạn, bây giờ hòa bình dù có vất vả ngủ cũng ngon giấc, chả sợ chết chóc vì bom rơi, đạn lạc. Bla…bla… Cái ngu của các người là không phân định được hồi xưa là hồi xưa nào. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra cái mà các người thường gọi là “hồi xưa” ấy. Nó có 2 giai đoạn : trước 30.4.1975 và sau 30.4.1975. Là thế này  : Trước 30.4.75 một người lao động bình thường có thể nuôi sống vợ và 7-8 đứa con. Công chức làm cho các hãng xưởng tư nhân hoặc công chức nhà nước đều được trả lương cả vợ lẫn con, thì làm sao mà đói ? Người già cả không nơi nương tựa, được chính phủ đưa vào viện DƯỠNG LÃO chăm sóc. Trẻ em mồ côi được chính phủ đưa vào viện CÔ NHI nuôi nấng. Kẻ tha phương cầu thực (chạy giặc) thì có trại TỊ NẠN nương thân. Người nghèo khổ thì có trại TẾ BẦN giúp đỡ. Kẻ lữ hành lỡ độ đường thì có QUÁN CƠM XÃ HỘI ăn uống hoàn toàn miễn phí. Vậy, đói khổ nó ở đâu ra ? Trong một đất nước đang chiến tranh thì làm sao mà phát triển cơ sở hạ tầng mà so bì với thời bình ? Nhưng dù sao thời đó cũng đủ trường học khang trang để học sinh ngồi học chứ không như các trường vùng cao ngày nay. Dù không phát triển, nhưng bệnh viện mỗi người một giường, chứ đéo có cảnh chen chúc dưới gầm giường như ngày nay. Dù kinh tế không bằng hôm nay, nhưng người dân chẳng gánh nợ công, mà lại được nhà nước chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và học sinh đi học cũng chẳng tốn của cha mẹ đồng bạc học phí nào. Như vậy thì thử hỏi, hồi nào phát triển hơn ?Nói bây giờ hòa bình sướng hơn hồi xưa vì không sợ tiếng súng, tiếng bom? Vậy thử hỏi các người, cuộc chiến này do ai gây ra ? Ai đem bom đạn Nga Tàu vào tàn sát Miền Nam ? Ngu thật hay giả ngu vậy mấy người ?Còn nói về “hồi xưa” của giai đoạn sau 1975 mấy người bị đói là đúng rồi. Không đói sao được khi vừa im tiếng súng là họ đến nhà bắt nộp lúa nuôi quân hết đợt này sang đợt khác. Không đói sao được khi nhà ông có 500 đồng, họ chỉ đổi ông được 1 đồng. Không đói sao được khi ông thu hoạch mùa vụ xong đều phải gánh hết lên HTX. Không đói sao được khi nhà ông nuôi được con bò hay con heo cũng không được bán hoặc làm thịt, mà phải giao cho HTX ? Không rách sao được, khi gia đình ông 3-4 người mới được xét duyệt cho mua 1m vải quần ? Không te tua sao được, khi ông cần 1 cái nồi để nấu cháo, lúc đến cửa hàng mậu dịch quốc doanh thì họ đưa cho ông 1 chiếc lốp xe đạp ?Các ông phải biết cái hồi xưa đói khổ đó do ai gây ra chứ. Từ một đất nước tự do muốn đi đâu thì đi, muốn mua cái gì thì mua, muốn ăn cái gì cũng có... Tự nhiên quay sang muốn đi đâu phải xin giấy tạm trú, tạm vắng. Muốn mua cái quần, cái áo, đôi dép cũng phải chờ xét duyệt mà chưa chắc đã được. Muốn ăn thì phải xếp hàng mua phiếu nơi cửa hàng quốc doanh, mà chưa chắc đã được ăn món mình ưa thích… Những điều đó chế độ nào gây ra cho các người vậy ? Già hết rồi, có ngu thì chừa lại cho đời một ít. Sao cứ giành hết phần ngu của thiên hạ vậy mấy cha ?●Ngô Trường An

Bí mật thành công của mẹ tỷ phú Elon Musk

Vy Trang (sohu)

 – Ở nửa kia con dốc cuộc đời, thay vì nghỉ ngơi và hưởng thụ cuộc sống, mẹ của tỷ phú công nghệ Elon Musk vẫn tiếp tục làm việc không ngừng.

Bà Mayer Musk sinh ngày 19/4/1948, người Canada gốc Nam Phi, là mẹ của ba người con nổi tiếng Elon Musk là tỷ phú công nghệ, Kimbal Musk là chủ nhà hàng doanh nhân và Tosca Musk là đạo diễn phim nổi tiếng. Tuy nhiên, bà cũng là người có danh tiếng không hề thua kém các con bởi nỗ lực vươn lên trong suốt cuộc đời bà.

Bà Mayer lấy chồng năm 22 tuổi và phải chịu ác mộng bạo hành gia đình gần 10 năm. Năm 31 tuổi, Mayer Musk dắt theo 3 con và ra khỏi nhà, làm mẹ đơn thân. Trong 40 năm sống độc thân, người mẹ này không chỉ một tay nuôi nấng con mà còn là tấm gương thành công vì sở hữu hai bằng thạc sĩ khoa học và là chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng.

Bà Mayer Musk là mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk. Ảnh: Cover Girl

Nhiều người đặt câu hỏi bí quyết của người mẹ này là gì? Elon Musk từng nói: “Mẹ luôn cho anh em chúng tôi sự tự do và tin tưởng. Dù gia đình khó khăn tới mức không đủ tiền mua thịt, nhưng bà luôn đảm bảo cho con cái học hành tử tế. Mẹ không bao giờ phàn nàn và luôn mỉm cười trước mọi nghịch cảnh. Thái độ sống của bà chính là của cải quý nhất ban cho anh em chúng tôi”.

Tin tưởng vào các con và hỗ trợ sự phát triển tự do của trẻ

Gần đây, trong một lần trả lời phỏng vấn, Mayer Musk tiết lộ bà không bao giờ kiểm tra bài tập về nhà cũng như cằn nhằn con cái mình. “Hãy để trẻ lựa chọn lĩnh vực mà chúng muốn học và chịu trách nhiệm về kết quả đã lựa chọn”, bà nói.

Khi Elon 12 tuổi, anh rất thích máy tính. Dù gia đình không dư dả nhưng người mẹ tìm đủ cách mua một chiếc máy tính cho con. Elon bắt đầu tự học lập trình và thiết kế một trò chơi. Mayer khuyến khích con trai gửi trò chơi này cho một tạp chí máy tính toàn cầu và nhận được phần thưởng 500 USD.

Khi trưởng thành, Elon bỏ Đại học Stanford, từ bỏ bằng tiến sĩ và đến thung lũng Silicon để thành lập công ty. Meyer không những không trách móc mà luôn tin tưởng khả năng sáng tạo của con trai mình. Bà đã dùng số tiền tiết kiệm 10.000 USD để hỗ trợ việc kinh doanh của con. Mỗi khi Elon thay đổi công việc, anh lại ở trong một lĩnh vực hoàn toàn mới và không ít lần đối mặt với phá sản. Nhưng Meyer không bao giờ trách móc mà ủng hộ mọi quyết định của Elon.

Mayer Musk từng nói: “Một đứa trẻ lớn lên trong tự do và được khẳng định, bản thân nó đã rất tự tin. Sinh lực bên trong đứa trẻ đã được kích thích khiến chúng có sức mạnh kiểm soát bản thân”. Nói cách khác, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập có sức sống. Cha mẹ thông minh sẽ tạo cho con động lực từ bên ngoài, kích thích sự sáng tạo từ bên trong để khơi gợi sự tự chủ của chúng. “Đàn áp và kiểm soát là hành động không khôn ngoan. Điều kiện tiên quyết để trẻ dũng cảm theo đuổi ước mơ chính là sự tin tưởng và khẳng định của cha mẹ”, bà nói

Truyền nhiệt huyết, khơi dậy đam mê sống của trẻ

Người mẹ 3 con từng nói: “Thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy cùng trẻ nhìn nhận mọi vấn đề để có thái độ sống lạc quan”.

Bà Mayer Musk từng làm 5 công việc một ngày để nuôi đủ 3 con. Ảnh: New York Post.

Những ngày tháng khó khăn một mình nuôi ba con, bà chưa bao giờ than thở về sự bất công bản thân đã nếm trải. Người phụ nữ này luôn đối mặt với những khó khăn với một thái độ tích cực và đầy nhiệt huyết.

Để đủ tiền nuôi ba đứa con, Mayer Musk làm năm công việc một ngày. Bà cũng dành thời gian nghiên cứu về dinh dưỡng và lấy hai bằng thạc sĩ. Bên cạnh công việc đào tạo người mẫu, bà tiếp tục giảng dạy về dinh dưỡng và đóng góp nghiên cứu cho Đại học Toronto nhằm giúp các con có cơ hội đi học miễn phí.

Mayer Musk nói: “Tôi thức dậy mỗi sáng và đều cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi luôn nghĩ rằng điều tốt đẹp nào đó sẽ xảy ra, bởi vậy mọi phiền muộn trôi qua rất nhẹ nhàng”.

Bà mẹ này cho rằng, thái độ sống của người mẹ chính là tấm gương phản chiếu đến khả năng nhận biết và tiếp thu của trẻ. Nếu gương mặt người mẹ luôn có sự u sầu, thất vọng mỗi ngày, con cái sẽ luôn thận trọng và sống trong run sợ. “Mỗi ngày bạn sống vui vẻ và bình tĩnh, đứa trẻ sẽ có được một cuộc sống lạc quan và luôn tự tin để thể hiện bản thân”, bà nói.

Dẫn dắt trẻ khám phá khả năng vô hạn của cuộc sống

Cuộc sống riêng của Meyer Musk chứa đầy những huyền thoại, những chuyến phiêu lưu và những điều tuyệt vời. Bà xuất hiện trên sân khấu với tư cách người mẫu khi mới 15 tuổi và từng lọt vào chung kết cuộc thi Hoa hậu Nam Phi năm 1969. Sau 60 tuổi, bà đã 4 lần xuất hiện trên màn hình lớn của Quảng trường Thời đại với vai trò người mẫu.

Khi bước sang tuổi 69, Mayer Musk trở thành gương mặt đại diện lớn tuổi đầu tiên cho thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu nước Mỹ – Cover Girl. Vẻ đẹp của bà từng tỏa sáng trong nhiều chiến dịch quảng bá của hãng hàng không Virgin America, trên trang bìa tạp chí thời trang danh tiếng hay thậm chí là cả ở video ca nhạc Haunted của Beyoncé.

Tuổi tác không làm giảm đi năng lượng và thần thái của nữ người mẫu lớn tuổi. Ảnh: @mayermusk.

Bằng cách nào đó, giới mộ điệu ngày càng thấy sự nghiệp của bà đi lên cùng nhan sắc, dẫu cho tuổi già vẫn song hành bên cạnh. Meyer ở tuổi 73 đã trở thành một người nổi tiếng trên toàn thế giới, xuất bản tiểu sử cá nhân “Life by Me”. Như bà tự nói: “70 tuổi là đỉnh cao của tôi, và sự nghiệp của tôi chỉ mới bắt đầu!”

Người phụ nữ này luôn thử thách những điều mới mẻ và không bao giờ bị tuổi tác cản trở. Chính tinh thần đó không chỉ làm nên cuộc đời Meyer mà còn trở thành ánh sáng của 3 đứa con. “Hãy để trẻ đủ can đảm khám phá cuộc sống của chúng”. Người phụ nữ này cũng cho rằng cách giáo dục hữu ích nhất cho trẻ là để chúng thấy rằng bố mẹ đang nỗ lực để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. “Đó là cách tốt nhất để giáo dục con cái”, người phụ nữ 73 tuổi khẳng định.

Vy Trang (sohu)

Trường Petrus Ký

GS Nguyễn Thanh Liêm

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.

Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.

(Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv…nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn).

Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:
TÚ TÀI II
Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.
Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100%
Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%
Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.

Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv…Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam… thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.

Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

  1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác.
  2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
  3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và
  4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.

Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.

Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường:
“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”
Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Thanh Liêm
Học sinh cũ, Giáo sư cũ, Hiệu trưởng cũ Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký.

https://petruskyaus.net

……………………………………..

RVINE, California (NV) – Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm vừa qua đời lúc 1 giờ 50 phút chiều Thứ Tư, 17 Tháng Tám, tại bệnh viện Kaiser, Irvine, bà Nguyễn Thị Phương, hiền thê của ông xác nhận với nhật báo Người Việt.
Bà Phương cho biết, Giáo Sư Liêm được đưa vào bệnh viện tối Chủ Nhật, sau khi thấy mệt trong người, và không đi tiểu được.
Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là cựu hiệu trưởng trường trung học Petrus Ký, và là sáng lập viên Lê Văn Duyệt Foundation.

Ông vừa cho ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” tại Little Saigon hôm 6 Tháng Tám.
Trong buổi ra mắt này, cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng, một người cùng thế hệ với giáo sư, cho biết, ông Liêm là người miền Nam gốc Mỹ Tho trong một gia đình khá giả có điền sản nên được ăn học đến nơi đến chốn. Ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn, cử nhân giáo khoa văn chương, và tiến sĩ đại học Iowa State University, Hoa Kỳ. Giáo Sư Liêm cũng là một nhân viên hành chánh cao cấp của VNCH, từng là hiệu trưởng nhiều trường trung học, chuyên viên hạng I Phủ Tổng Thống (ngang bộ trưởng), và thứ trưởng Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.

Cựu Đốc Sự Châu Văn Để, trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” của tác giả Nguyễn Thanh Liêm, cho biết: “Tuổi trẻ Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại biết đến Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là một nhà văn hóa, dĩ nhiên, nhưng khi họ đọc qua những tác phẩm của ông, họ thấy ông không những là một nhà văn ‘đa hiệu’ mà còn là một nhà thơ chan chứa tình dân tộc.”
Ông Để cũng nhắc đến những hoạt động rất hăng hái của giáo sư trong các phạm vi văn hóa, văn học và cùng chung vai sát cánh với những tổ chức tranh đấu trong cộng đồng để mong cho đất nước và dân tộc Việt Nam được sống no lành, an vui hạnh phúc.

Giáo Sư Liêm không chỉ tham gia vào các hội giáo chức, cổ nhạc, đền Hùng… mà còn đích thân thực hiện nhiều công tác khó có ai bì kịp như việc lập ra tổ chức Lê Văn Duyệt Foundation, Ngày Văn Hóa Việt Nam, Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, thành lập và xuất bản tạp chí Đồng Nai-Cửu Long rất giá trị. Trên phương diện truyền thông, giáo sư cũng chăm chút các chương trình do chính ông thực hiện, cùng các hoạt động chính trị khác trong cộng đồng, ví dụ như đã hợp lực với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” lên Liên Hiệp Quốc trước thời hạn tối hậu là ngày 13 Tháng Năm, 2009.
Ông Để cho biết, Giáo Sư Liêm sinh ngày 21 Tháng 11, 1933. (Đ.D.)

http://www.nguoi-viet.com

…………………………………………………………

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Bộ Giáo dục VNCH đã qua đời lúc 1:50PM hôm Thứ Tư trong Hospital Kaiser Irvine, Quận Cam.
GS Ts Nguyễn Thanh Liêm trên giấy khai sinh ghi ra đời năm 1934 tại Tân Hội Mỹ, Mỹ Tho, nhưng lớn lên tại làng Phú Túc, quận Bình Đại sau này lại thuộc về quận Hàm Long, tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre).
Học ở trường làng Phú Đức đến hết lớp Ba mới vào trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ Mỹ Tho.
Lên trung học, học ở Collège Le Myre de Vilers, sau nầy là trung học Nguyễn Đình Chiểu, đến hết bậc Tú Tài I (chương trình Pháp) rồi tiếp tục học ở Petrus Ký đến xong Tú Tài II ban Triết (chương trình Pháp).
Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon với bằng Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán.
Ngoài ra còn có thêm chứng chỉ Lịch Sử Triết Học Đông Phương và Tây Phương, Đại Học Văn Khoa Saigon.
GS Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm tốt nghiệp Iowa State University với bằng Ph. D. of Research and Evaluation in Education (Tiến sĩ giáo dục về Nghiên Cứu và Lượng Giá). Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã từng phục vụ trong các chức vụ sau đây trong lãnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975:
– Giáo sư Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Saigon.
– Hiệu Trưởng Trung Học Trịnh Hoài Đức Bình Dương.
– Hiệu Trưởng Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Saigon.
– Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi (kiêm trung tâm trưởng Trung Tâm Trắc Nghiệm và Hướng Dẫn) Tổng Nha Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, Saigon.
– Chuyên viên Văn Hóa Giáo Dục, Văn Phòng Chuyên Viên Phủ Tổng Thống, Việt Nam Cộng Hòa.
– Phụ Tá Đặc Biệt ngang hàng Thứ Trưởng, đặc trách Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa.
– Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa.
– Theo kháng chiến chống Pháp (1945-1948).
– Nhập ngũ Khóa 2 đặc biệt Trừ Bị Thủ Đức, 1968.
Giáo sư và gia đình sang Mỹ năm 1975. Ở Mỹ giáo sư đã phục vụ trong các cơ quan:
– Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục, Đại Học Iowa State University, Ames, Iowa.
– Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Chương Trình Học và Tài Liệu Giáo Khoa, Đại Học University of Iowa, Iowa City, Iowa.
GS Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm về hưu năm 1999 dành thì giờ hoạt động cho các hội đoàn như Lê Văn Duyệt, Vĩnh Long, Câu Lạc Bộ Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Văn Học Đồng Tâm và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Hiện là Trưởng Ban Tổ Chức Ngày VNCH để tiếp tục đệ nạp hồ sơ Thềm Lục Địa do cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thực hiện vào tháng 5-2009. Ngoài ra ông đã viết rất nhiều tài liệu nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long và các Đặc san trong cộng đồng…

http://www.tongphuochiep.com

Tháng Tư ngày đó. ..

Tháng ba 1975 Đà Nẵng trong cơn sốt chiến tranh. Ngôi trường tôi dạy tạm thời cho học sinh nghỉ học. Người dân tị nạn từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị chạy vào lũ lượt. Trường mở cửa để làm trại tiếp cư. Các giáo viên phải có mặt để giúp đở dân chúng.Nhà tôi ở đối diện với trường học. Đó là lý do tôi nhất định xin về dạy tại đây để tiện việc đi về. Mặc dù bên Ty Giáo Dục Đà Nẵng đã bố trí tôi dạy tại trung tâm thành phố.
Con nhỏ tên Khanh dạy chung trường với tôi đã khuyên tôi từ tháng trước:- Em nói với riêng chị, Đà Nẵng sẽ mất về phía bên kia. Chị nên rút hết tiền nhà băng ra và tìm cách cho anh ở nhà đừng về đơn vị. Quân Giải phóng sắp về.
Tôi nhìn Khanh bằng đôi mắt nghi ngờ. Đã từng ở vùng xôi đậu, tôi hiểu hai bộ mặt của một con người. Tôi nói:- Em làm việc cho phía bên kia hả?Nó cười:-Em mà làm gì. Em nghe người ta nói!
Thế là Khanh rút tiền ngân hàng, dẫn nhóm tôi đi Chợ Cồn ăn uống một bữa thịnh soạn. Em mua tặng cho mỗi đứa một xấp vải áo dài hoa đồng màu và lơi dần không đi dạy. Chúng tôi phải thay phiên nhau đứng lớp dùm. Khi đoàn người tị nạn về trường, Khanh chỉ có mặt vài lần để xem tình hình. Lần cuối em nhắc tôi lần nữa:- Chị đã làm như lời em dặn chưa? Hãy tin em. Em coi chị như chị ruột nên mới dám nói. Chị xem em nè.
Nói xong Khanh xòe hai bàn tay đã cắt móng sạch sẽ không sơn màu mè đỏ rực như lúc trước. Nó ôm tôi thật chặt. Cho địa chỉ nhà dặn khi nào cần thì tìm nó. Xong nó biến mất không tới trường.Tôi lúc đó chạy qua chạy về phụ sắp xếp và giúp đỡ cho bà con trong nỗi lo sợ. Thế nhưng tôi nói ra thì mẹ chồng không tin, còn chồng thì ở mãi đơn vị với bao nhiêu tin xấu từ hậu cứ đưa về.Đêm đêm pháo dội về ầm ĩ, vì nhà tôi gần phi trường Phước Tường. Đêm nào tôi cũng ôm con chạy xuống hầm trú ẩn. Tôi cũng như mọi người dân ở đây sống hồi hộp vô cùng.
Radio loan tin quân ta đã tháo chạy nhiều nơi và Đà Nẵng trong cơn dầu sôi lửa bỏng. Thiên hạ đua nhau tháo chạy về hướng bến tàu, nhà cửa bỏ trống, mọi người không màng làm ăn, chỉ nghe ngóng và bàn tính đi hay ở lại. Chợ thưa dần, dường những tên nằm vùng đã chính thức lộ mặt. Chồng tôi vẫn còn ở bộ chỉ huy trung đoàn. Mọi tin tức về anh mù mịt, không biết dọ hỏi nơi nào. Ai chạy mặc ai, chúng tôi chỉ ngồi nhà chờ tin anh trong sự hồi hộp và hoang mang.Ngày tiếp ngày, Đà Nẵng vẫn hổn loạn, bọn hôi của nhào vào những nhà chạy loạn lấy đồ. Những chiếc xe đạp, xe Honda, xe ba gác xuôi ngược với đủ thứ đồ dùng gia đình trên đó. Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện những người mang trên tay những băng đỏ. Họ nghênh ngang đi khắp mọi nơi, mặt đằng đằng sát khí. Những tin xấu trên radio vẫn liên tục đưa về. Chồng tôi vẫn bặt tăm. Chết sống ra sao không rõ.
Nhà tôi cũng là một trại tạm cư, ba gia đình bà con bên chồng từ Quảng Trị vào lánh nạn. Mụ Xếp đến ở nhà tôi với cô con gái thật đẹp tuổi đang độ 17, 18. Đây là gia đình có người đi tập kết. Họ vui ra mặt khi cuộc chiến mỗi lúc nghiêng về phía bên kia. Gia đình anh Bi với hai vợ chồng và 5 đứa con nhỏ. Gia đình chú Đen, 2 vợ chồng với đứa con trai. Mẹ chồng tôi đã mua gạo thật nhiều gạo và thức ăn khô dự trữ để phòng khi hữu sự. Bây giờ là lúc phải dùng để phục vụ cho hơn 10 người đến ở mà không biết khi nào cuộc chiến chấm dứt.
Gia đình mụ Xếp bán vải nên đồ đạc mụ đem tị nạn chất chật căn phòng bên hông nhà. Vợ chồng anh Bi sáng sớm là bỏ đi ra ngoài. Tôi không biết anh chị đi đâu, bầy cháu tôi phải lo cho ăn uống và chăm sóc. Mỗi lần về đến nhà là đem rất nhiều đồ đạc. Anh chị bỏ vào trong phòng khách dành riêng cho anh chị. Tôi đoán anh chị đi hôi của những tiệm mà chủ đã bỏ đi ra bến tàu, nhưng không dám hỏi.
Tôi bận bịu với trường, con và 5 đứa cháu. Nấu nướng, cơm nước liền tay. Mẹ chồng tôi hết đi ra rồi đi vô, thở dài lo lắng. Có lúc bà và Mụ Xếp dẫn nhau đi dò tình hình cả buổi trời. Về nhà bà ngồi khóc vì không biết con trai mình sẽ ra sao.
Cuối cùng, trong cơn hổn loạn đó, chồng tôi đã về với một toán lính mặt mày xơ xác, đầy mỏi mệt và sợ hãi. Họ mặc quân phục, súng ống đầy đủ vì từ căn cứ về. Nghe kể, chồng tôi ở trung tâm hành quân và nhận lệnh bỏ ngõ, nhưng không liên lạc được với Đại đội cũ của mình. Lo cho lính tráng anh đích thân lên tận nơi đóng quân của Đại đội để kéo họ về. Lịnh trên tuyên bố bỏ Đà Nẵng, ở lại chiến đấu chỉ có con đường chết. Cho nên anh cùng một số lính về đây. Một số tan hàng đã trà trộn với dân chúng tìm về gia đình.
Tôi lo làm cơm nấu thức ăn cho một đại gia đình tối tăm mặt mũi. Ăn cơm xong, chồng tôi quyết định cùng anh em ra bến tàu chạy về Sài gòn.
Có người về báo tin ở bến tàu rất hổn loạn, lính và dân tràn về không thể chen chân. Mọi người tranh nhau tìm một chỗ để thoát khỏi Đà Nẵng. Nghe nói có nổ súng và có người chết.Má chồng tôi lưỡng lự không muốn chạy vì còn phần mộ tổ tiên ở quê. Thương con bà đành chìu chúng tôi, miễn cưỡng đi theo. Mấy gia đình tạm cư nhà tôi họ ở lại chờ tình hình. Gia đình tôi nói lời từ biệt và gửi nhà lại cho họ trông chừng dùm. Những người lính đi thành một vòng cung bảo vệ đưa gia đình ông thầy ra bến tàu. Đi được một quảng đường, hòa mình vào dòng người di tản đông đúc, hỗn tạp, má chồng tôi không đi tiếp. Dừng ngay giữa đường, bà nói:- Thôi! Vợ chồng mi đi đi. Mạ không đi nữa, mạ về có chết ở cươi mạ cũng chịu. Nếu còn sống thì mạ về quê lo phần mộ tổ tiên ông bà.
Là con một, mẹ anh ấy đã ở vậy nuôi con từ lúc chồng mất thật sớm, chồng tôi không thể làm đứa con bất hiếu. Anh quyết định ở lại cùng mẹ. Từ giã đồng đội, chồng tôi dẫn mẹ và vợ con rẽ đoàn người để ngược lại về nhà. Đó là ngày 28/3/1975.Về nhà được một chút, mừng vì nhà không bị người ngoài vào hôi của. Chưa biết phải làm gì trong tình thế hổn loạn, thì xe chở người bên kia, cờ xí rợp trời, reo la inh ỏi chạy ngang đường lộ. Đà Nẵng đã thật sự thất thủ.Tới tối, những người lính lục đục trở về nhà tôi trong sự sợ hãi, mọi việc đã kết thúc. Tôi lôi đồ dân sự của chồng phân phát cho họ. Mấy anh em quăng quân trang, súng, đạn xuống cái hố kế ao rau muống sau nhà. Cuộc đời binh nghiệp chấm dứt hôm nay.
Chồng tôi cố thủ trong nhà để chăm mấy đứa cháu và con. Tôi đi chợ nấu ăn tất bật cả ngày. Những người lính cũng chỉ biết ngồi nhà nghe radio, thỉnh thoảng ra ngoài nghe ngóng. Không khí trong nhà trầm lại, nặng nề. Dường như có một bàn tay vô hình siết chặc cổ. Đau đớn, ngộp thở không thể vẫy vùng. Những người cùng quê ra khỏi nhà mỗi ngày, chôm đồ cũng có, tìm bà con cũng có. Họ dọ dẫm tìm phương tiện về lại Quảng Trị.
Cuối tháng ba, đầu tháng tư những người bà con bên chồng tôi từng đi tập kết đã có mặt ở Đà Nẵng. Họ tìm cách liên lạc và nhắn tin khuyên má chồng tôi về quê. Những người tạm cư nhà tôi lần lượt rời nhà tôi để về quê. Khi đi họ ít đồ. Khi về nhiều hơn. Chỉ có nhà tôi gạo cũng lưng, thức ăn cũng hết và tiền bạc cũng không còn là bao. Bây giờ đã đến lúc mạnh ai nấy bơi.Tôi thuyên chuyển về đây dạy học, lương truy lãnh đầu tháng tư sẽ nhận coi như mất trắng. Mẹ con tôi dành dụm mới mua cái nhà này. Bà chủ nhà bán gấp để theo Cha Đạo vào Nam. Mọi sự việc xảy ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên chồng tôi còn sống và về nhà kịp thời là sự may mắn nhất hiện giờ.
Những người lính quê miền Trung chia tay chúng tôi về lại gia đình. Những người quê miền Nam không biết đi đâu, vẫn ở lại nhà tôi chờ đợi tình hình. Họ là những người bạn, người em chân thành dễ mến. Họ cũng như tôi đang hướng về Sài Gòn với tất cả thương yêu và lo lắng.Má chồng tôi quyết định đem gia đình về lại quê nhà để ổn định đời sống. Nhất là để gặp lại người em trai út đã tập kết ra Bắc bao nhiêu năm không gặp.Tôi tìm Khanh, nhỏ bạn dạy chung. Đến nhà mới phát hiện nhà Khanh là căn cứ nằm vùng. Ba em ấy là thành ủy và gia đình thuộc thành phần cốt cán của chính quyền mới.
Khanh khuyên tôi đừng về Quảng Trị, hãy ở lại Đà Nẵng vì ở thành phố chính sách cho “lính ngụy” sẽ khác hơn. Tôi không thể cưỡng lại quyết định của mẹ chồng và chồng nên đành phải ra đi. Khanh dẫn tôi đến Ty Giáo Dục Đà Nẵng. Giữa cơn hỗn loạn, giấy tờ văn thư tung tóe khắp nơi, mà em vẫn tìm ra người tiếp quản . Em xin cho tôi được giấy thuyên chuyển từ ty giáo dục Đà Nẵng về Quảng Trị. Đưa giấy tờ cho tôi. Khanh dặn:
– Em khó khăn lắm mới có được giấy này. Chị phải giữ kỹ, không thể xin cái thứ hai. Vì khi ổn định, thành phần cán bộ cốt cán sẽ thay đổi . Chị nhớ chỉ trao cho Ty Giáo Dục Quảng Trị, không đưa cho bất cứ ai ở cấp Xã, Huyện. Chị phải đi dạy vì chị là một nhà giáo giỏi, có chuyên môn.
Khanh ôm tôi lưu luyến và từ biệt. Còn tôi trong vòng tay ấm áp đó tôi chợt rùng mình. Thì ra lâu nay bên cạnh mình là người của phía bên kia. Thật đáng sợ. Kể từ hôm đó, tôi không hề biết tông tích hay liên lạc với Khanh cho đến bây giờ. Cám ơn Khanh đã hết lòng giúp đở.Đúng như Khanh đã nói, tiền gửi ngân hàng của gia đình tôi không lấy được một đồng. Nhưng với tính cả tin, mẹ chồng tôi vẫn nuôi hy vọng chính phủ mới sẽ trả lại cho mình, vì mình gửi ngân hàng nhà nước. Mình là dân, nhà nước nào, chính phủ nào cũng đối xử với dân như nhau mà thôi.
Căn nhà của tôi đã được tháo gỡ, đồ đạc chất một đống trước sân. Che vài tấm tôn làm chỗ ngủ ban đêm và trưa nắng. Tôi như người mộng du làm việc liền tay mà đầu óc không tỉnh táo. Tôi sẽ về đâu, quê chồng tôi sẽ đến như thế nào?. Gia đình anh em tôi loạn lạc này sống hay chết? hai giới tuyến khác nhau biết bao giờ tôi mới gặp lại mẹ cha. Tôi có còn tiếp tục đi dạy được không? Cuộc sống mới sẽ ra sao?Mẹ chồng tôi mừng vui ra mặt. Bà chỉ có một thằng con trai. Bây giờ im tiếng súng không còn chiến tranh. Hòa bình về rồi, quê hương là vòng tay ấm áp ôm những người xa xứ về lại gần gũi bên mồ mã tổ tiên. Bà sẽ về quê, sum họp với bà con làng nước, sửa sang lại nhà từ đường, vun quén lại mãnh đất bà từng sinh ra và lớn lên. Bà sẽ không còn lo sợ cho con trước làn tên mũi đạn.
Những người bên kia tìm cách liên lạc về:- Mụ trở về làng mền đi. Không răng mô. Chi chứ việc của hắn có bầy choa lo, vợ hắn đi dạy tại làng. Mụ chừ yên tâm khỏi lo chi súng đạn. Đảng sáng suốt lắm. Mụ sợ chi. Chú chồng tôi từ quê cũng nhắn vào:- Mụ về làng đi. Tui cho một sào lúa sắp chín ngoài đồng. Mụ về gặt mà ăn, lo chi đói với khổ. Khi mô mụ lo cho chúng tui, bi chừ tới lúc bầy choa lo cho mụ.
Ôi! những tin thật tốt, những tấm lòng mở ra như như hoa như gấm. Xóa đi bao nhiêu lời khuyên chân tình của tôi. Tôi khuyên gia đình chồng tôi khoan về quê, cứ ở lại đây chờ tình hình. Người ta sao mình vậy. Xem sao đã rồi hãy tính. Nhưng tiếng nói của tôi rơi vào vô vọng, khi mẹ chồng tôi buông một câu như đinh đóng cột với sự đồng tình của chồng tôi:- Mi muốn ở lại thì ở. Tao và hắn sẽ đem con bé về quê. Mi mần răng thì cứ làm.Tôi ở lại ư? Nhà đâu mà ở, tứ cố vô thân biết sống với ai. Còn con tôi, núm ruột yêu thương tôi không thể xa cách. Tôi ngậm ngùi buông xuôi số phận.
Mẹ chồng tôi cả tin nên không mua gạo đem về quê. Gạo nhà dự trữ đã gần hết, Má chồng tôi chỉ cần gạo đổ vào các thùng đạn để chén, dĩa kiểu cho khỏi bể mà thôi. Khi tôi nói bà mua vài bao gạo đem về quê, bà lắc đầu cười rạng rỡ:- Về làng mình ăn gạo mới con hè! Chi chớ lúa mới gặt về, chà ra, nấu cơm ăn với ruốc và rau luộc thì ngon chi lạ. Ai lại chở củi về rừng.
Bà thuê một chiếc xe tải chở nhà và gia đình về quê với giá hơn một cây vàng. Bà không tiếc nuối vì nghe lời cách mạng.Một người lính miền Nam là đệ tử ruột của chồng tôi, theo chuyến xe tải má chồng tôi mướn, cùng chuyển đồ đạc gia đình tôi về quê. Em ở lại phụ dựng nhà xong mới từ giã tìm đường về với gia đình. Chúng tôi sau này ở trong Nam cũng cố gắng đi tìm nhưng không gặp lại. Chúng tôi đã biệt tin em tới bây giờ.
Đây là lần đầu tiên tôi biết đến quê chồng. Một miếng đất từ đường nho nhỏ, căn nhà gạch bị hư nhiều, bây giờ được làm nhà bếp. Nhà từ Đà Nẵng đem về được dựng lại làm nhà trên. Gia đình bên chồng tôi đa phần làm nghề mộc nên anh em mỗi người góp một tay chỉ mấy ngày là xong. Chúng tôi tạm thời ổn định chỗ ở.
Con sông Ô Lâu rất gần nhà. Nước trong veo, cá lội nhìn thấy rõ ràng. Tắm giặt lấy nước uống, nước xài gì cũng ở đó. Tôi ra bến loay hoay không biết làm sao lấy nước. Không biết làm sao tắm. Mỗi chiều vợ chồng tôi tập gánh nước. Tôi tập gánh mỗi đầu 1/4 thùng nước rồi tăng dần dần. Vai sưng to đau nhức. Đã vậy tôi không dám tắm sông. Cứ khệ nệ gánh nước về nhà để tắm. Có lần chồng tôi xô tôi đại xuống sông rồi nói: “Tắm là vậy đó. Có gì khó đâu” Thế nhưng tắm sông đối với tôi cũng kỳ kỳ vì tôi không quen.
Nhà quê cho nên chỉ xài đèn dầu và cũng không có bếp gas. Về đây đầu tiên là phải kiếm cái gì để chụm lửa nấu cơm. Mấy mẹ con đi ra chợ quét lá cây bàng về thổi. Quơ nè tre gai đâm tay chảy máu. Con bé lớn đi qua nhà máy xay lúa xin trấu về chụm.Vợ chồng tôi xin ông chú gốc rạ ngoài đồng và cắt gánh về phơi khô chụm lửa. Hai vợ chồng gặp mưa và gió lớn. Tôi ướt mem, gió thổi muốn bay cả người và quang gánh. Chồng tôi lôi tôi vào trường học trú mưa. Anh lau nước mưa trên mặt tôi thương cảm. Đó là cái nhìn âu yếm lần cuối cùng trước khi anh đi tù Cộng Sản.
Vợ chồng tôi trình diện chính quyền địa phương. Ông Bí thư, ông Chủ Tịch đều là người làng. Cả hai nhìn chúng tôi như những con vật bị ghẻ lở. Họ soi mói nhìn tôi, một người phụ nữ ngụy quyền miền Nam có một đứa con lai Mỹ. Dù đứa con gái ấy tôi không sinh ra nhưng tiếp tay nuôi dưỡng tàn dư Đế quốc thì tội còn nặng hơn lỡ có con với Mỹ. Ông Chủ tịch xã giơ hàm răng vàng khè cáu thuốc lào cười vào mặt tôi:- O có tội. Tội nặng lắm. Phải đi học tập, phải học tập cải tạo thông suốt mới được trả quyền công dân.
Chồng tôi bị Ủy Ban Xã đòi phải đưa ra tất cả huy chương anh đã được. Phải bằng vàng, bằng đồng thực sự. Họ không tin những huy chương đó chỉ là tượng trưng. Giấy tờ chứng minh đưa ra chúng bảo không hợp lệ. Lại một phen cãi vã sôi nổi của chồng tôi và nhóm cán bộ ngu ngốc mới từ miền Bắc vô. Chồng tôi bị ghi sổ bìa đen vì dám chống cự cãi tay đôi với cán bộ.Các chú chồng và cậu chồng tôi phán những câu thật mới mẻ và nhớ đời:- Mi là đại úy, mi có tội với Đảng với đồng bào. Tại sao mi ngoan cố cãi chi với cán bộ. Mi đi học tập cải tạo tư tưởng tốt sẽ được chính phủ khoan hồng về sum họp gia đình. Gia đình mi ở nhà có Đảng và nhà nước lo.
Thế là chồng tôi được lệnh gọi, khăn gói đi tù tận miền Bắc thâm sơn nước độc suốt hơn 8 năm trời. Không như miền Nam còn được về nhà rồi mới đi tiếp. Chồng tôi một lần đi và biệt vô âm tín.
Má chồng tôi bán nữ trang để mua gạo ăn ngay tuần đầu tiên dọn về. Bà bị rơi từ thất vọng này đến thất vọng khác. Bà không còn cười sảng khoái như trước. Bà thường khóc tức tưởi và bệnh thật nặng. Trong bà niềm hối hận vì nhẹ dạ cả tin Thương con đi tù không tin tức. Thương dâu ruộng đồng cực khổ. Không có cái ăn, bà phải vất vả buôn bán, nên bà đau yếu triền miên.
Tôi bị trấn lột hết giấy tờ tùy thân kể cả giấy thuyên chuyển đi dạy. Họ tuyên bố mọi việc được quyết định từ cấp xã. Muốn đi lên tỉnh không có chữ ký của xã tôi không thể rời khỏi làng. Họ cho tôi đi học tập chính trị tại Đông Hà 3 tuần. Ở nhờ nhà dân, mọi sự tự túc. Con bé em ở nhà khát sữa không có mẹ. Làm gì có sữa Similac để bú, sữa hộp mua cũng không có tiền. Bà nội cho uống nước cháo pha đường đỡ đói. Ở đây tôi lên cơn sốt vì sữa căng cứng không biết sao giải quyết. Cuối cùng phải nhờ con người dân bú thép dùm.
Những buổi học chính trị nhàm chán, những bài giảng huấn vô lý và ngang ngược. Nuốt vào lòng bao bất mãn tôi chịu đựng để còn về với con. Một người trong khóa học vô tình hỏi một câu ngô nghê:- Xin hỏi cán bộ. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đặt thủ đô ở nơi nào trong nước ta?
Thế là hôm sau anh ta khuất bóng. Nghe nói đã được lịnh thuyên chuyển đi học tập nơi khác rồi.Sau hơn 3 tuần đi học chính trị tại Đông Hà tôi chính thức được gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Ông chủ tịch nói với tôi – Giấy tờ đi dạy của O tui giữ. O phải tập lao động chân tay. O lao động tốt thì chồng O sớm về. O ngoan cố, chồng O không được khoan hồng.
Cái mắc xích giữa người ở nhà và tù cải tạo ràng rịt như vậy nên tôi đành chịu nhịn sang sông. Tôi đã biết thế nào là lao động vinh quang. Biết thế nào là xã viên hợp tác xã miền Bắc. Thế nào là người dân dưới chính quyền Cộng Sản. Đây là một miền quê chuyên về trồng lúa. Tất cả ruộng của người dân bị xung vào hợp tác xã nhà nước. Trâu bò cũng vậy. Trong xã chia nhiều đội lao động dưới quyền một ông Đội trưởng, một đội phó và một thư ký đội. Đội tôi là đội 11.
Tất cả việc làm ngoài đồng đều được làm bằng sức người và sức trâu. Trâu cày, bừa và đạp lúa. Còn lại người xã viên làm mọi việc. Cuốc đất, gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, xịt thuốc, bón phân, cắt, gánh lúa…Tất cả công đoạn, mọi xã viên đều phải được phân công làm. Không vì yếu hay không biết mà miễn trừ. Mọi người đều phải lao động như nhau, hưởng quyền lợi như nhau và xem chừng lẫn nhau.
Tôi đã được phân công chăn trâu ngay từ ngày đầu tiên vào đội. Tôi về nhà ôm mặt khóc vì sợ. Cả đời tôi không biết ruộng nương. Trâu là con vật tôi sợ nhất với cái sừng to và dài. Vậy mà tôi vẫn phải “Chăn trâu sướng lắm chứ”. Tôi cắt cỏ cho trâu ăn bị gai quàu chảy cả máu tay. Không đúng loại cỏ, trâu chê, tôi không có điểm. Tôi cấy lúa hè thu ông xã trưởng đến ngay lối nhổ lên coi, độ sâu không đúng, bị mất điểm hôm đó.Tôi đi đạp nước ruộng sâu, đi bộ đến nơi là gần một ngày trời. Một tuần đạp nước, mỗi lần đạp là hai người, không quen làm, tôi bị bàn đạp đập vào chân bầm tím. Họ cho tôi đạp ít, nấu cơm nhiều. Cuối cùng bị trừ điểm . Tôi cắt lúa không quen cầm vằng tay bị thương chảy máu. Tôi không biết dùng đòn xốc đâm bó lúa để gánh đi,phải nhờ người khác giúp bị trừ điểm. Tôi gánh lúa không nổi và về sân đội chậm, bị trừ điểm.
Cuối cùng điểm nào tôi cũng thấp. Nhưng tôi học được nhiều thứ ở đây mà không trường nào dạy. Đó là kiên trì chịu đựng và học hỏi. Sống ở đây mới biết miền Nam mình quá ư trù phú, sung sướng. Thật lòng, chỉ khi làm một xã viên hợp tác xã mới thấy thương dân miền Bắc và yêu quý vô cùng cuộc sống dưới chính thể VNCH tự do dân chủ.
Tham gia hợp tác xã, mọi xã viên ăn cơm nhà đi lao động. Lúa chỉ được chia khi vụ mùa kết thúc. Sau khi đóng thuế cho Xã, trả nợ phân, lúa giống, thuốc trừ sâu… còn lại mới chia cho xã viên. Lúa được chia theo công điểm lao động cộng lại suốt vụ mùa. Điểm lao động được bình bầu sau mỗi ngày làm việc. Mà bình điểm lao động mới nhiêu khê.
Sau khi được lệnh nghỉ việc, cả nhóm ngồi lại và mỗi người đứng lên tự nhận xét mình làm hôm nay tốt hay không, đáng bao nhiêu điểm. Mỗi xã viên có ý kiến nhận xét số điểm ấy có xứng đáng hay không. Đồng ý thông qua hết, thư ký mới ghi vào sổ. Bình tới bình lui, tranh nhau, cãi nhau từng điểm một. Hôm nào về nhà cũng tối om. Tôi đi bờ ruộng không quen cứ bị sụp chân lọt xuống ruộng hoài. Hai chân mốc cời, gót chân nứt nẻ. Lẹt đẹt đi sau, sợ ma muốn khóc. Ôi còn đâu cái thời điệu đàng mang guốc cao đứng trên bục giảng.
Tôi là dân chưa hề biết ruộng đồng nên công điểm có là bao. Nhất là cái khoản bình điểm tôi thấy như tập cho con người tranh chấp nhỏ mọn soi mói lẫn nhau. Thật là một việc làm đáng xấu hổ. Coi quyền lợi cá nhân quá lớn không ngại bôi bẩn hay hạ gục người khác. Tôi không bao giờ tự cho điểm mình hay bình điểm xấu cho người khác. Khi tới phiên tôi, tôi chỉ xin tập thể cho bao nhiêu cũng được. Tôi đến đây để học làm cho nên không biết đáng được bao nhiêu điểm. Do đó cuối mùa lúa tôi chỉ được 100 ký thóc và vài gánh rơm đem về chụm lửa.
Mẹ chồng tôi bán dần nữ trang để mua gạo và thức ăn. Khi lấy lại cân bằng, bà phải thích nghi và bắt đầu buôn bán lại để có đồng ra đồng vô nuôi cả gia đình. Mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự bươn chải của bà mẹ già tội nghiệp. Tôi không quen ngôn ngữ và phong tục, không biết buôn bán, lại phải đi lao động hợp tác xã nên thật tội nghiệp mẹ chồng tôi cực khổ nuôi dâu và nuôi cháu.
Một lần cả ba bà cháu đều bệnh. Mẹ chồng tôi đau buồn, sức yếu không ngồi dậy được, toàn thân đau nhức. Tôi đun rơm nấu ba nồi nước. Một nồi nước lá thuốc, một nồi nước chè xanh, một nồi nước trà tươi để bà cần thứ gì thì có. Sáng sớm lo cho mẹ chồng xong, tôi để con bé nằm bên nội, cõng con bé lớn đi trạm xá.
Đoạn đường làng thật xa. Hai chân con như muốn quẹt dưới đất. Những cơn ho làm con bé như muốn ngất đi. Làn da trắng tái lại tội tình. Đến nơi khai bệnh để lấy vài viên xuyên tam liên đem về. Buổi chiều bồng con bé em đi trạm lần nữa cũng để lấy vài viên xuyên tam liên tán ra cho uống. Biết rằng thuốc cũng chẳng trị được gì, nhưng có sự chứng nhận của trạm, tôi mới được phép ở nhà chăm con.
Nhìn căn nhà trống vắng, nhìn ba người nằm rũ trên giường vì bệnh. Tôi muốn chết cho xong. Tôi ra giữa trời khấn tứ phương, tôi xin cho tôi một lối thoát, tôi xin cho mẹ chồng và hai đứa con tôi bình an. Tôi như muốn điên lên vì bao nghịch cảnh. Như một người máy hay một người mất trí, tôi ra vườn hái đủ loại cây cỏ kể cả dây tơ hồng, cỏ vườn chầu, rau má, cỏ gấu, mã đề, rau húng quế, rau sam, dây cứt quạ, dây nhãn lồng… Tôi chặt ra, phơi khô rồi rang thủy thổ. Tôi nấu nước cho cả ba người cùng uống. “Liều mạng”. Tôi nhủ thầm.
Thế mà mẹ chồng tôi ngồi dậy được, con bé lớn giảm ho, con bé em bớt sốt, những ban đỏ nổi lên rồi từ từ lặn. Một sự trả lời diệu kỳ từ ơn trên. Tôi cảm thấy mình vững tin hơn về sự sắp đặt an bài từ cõi vô hình. Tôi mạnh dạn đối diện thực tế. Tôi cứng cỏi hẳn lên. Tôi phải gánh vác cùng mẹ chồng lo nuôi con khôn lớn.
Tôi được tin Sài Gòn thất thủ vào một buổi chiều trên đường từ ruộng về nhà. Xa xa đã nghe loa của Xã vang vang báo tin toàn thắng. Tôi khựng lại để nghe một lần nữa rồi lặng người đi. Vậy là toàn cõi VN đã là của Cộng Sản. Đành chấp nhận như một định mệnh đã an bài. Trong tôi nhen nhúm một niềm vui đoàn tụ song thân. Bên bờ sông Ô Lâu nhìn dòng nước êm đềm trôi tôi lại nghĩ đến Sài gòn trong cơn hổn loạn như Đà Nẵng trước đây. Nhưng tôi thật sự không thể tưởng tượng được sự hỗn loạn đó kinh khủng đến thế nào.
Chồng tôi vẫn biền biệt. Hình như anh đã được chuyển ra Bắc nhưng nơi nào thì chưa có tin về. Tôi ôm con vào trong lòng. Con bé ốm yếu xanh xao tội nghiệp. Mọi thứ đã chấm dứt hôm nay. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ được trở lại nghề dạy học. Tôi biết con đường phía trước sẽ đầy dẫy chông gai và tủi nhục. Tôi hoàn toàn không biết tin tức chính xác về Sài gòn. Chỉ biết tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng và toàn cõi VN đã rơi vào tay Cộng Sản.
Con bé lớn tôi đi học. Tờ giấy khai sinh kèm theo hồ sơ đóng một cái mộc đỏ “Con ngụy quân, ngụy quyền” làm tôi chới với. Làm sao thoát khỏi mấy chữ đỏ này trong suốt cuộc đời con tôi. Con bé em lớn dần và bập bẹ nói. Mỗi khi đi ngang cỗng chào của xóm có hình ông Hồ và tấm bảng “Độc lập, tự do, hạnh phúc” Cháu giơ tay lên “Muôn năm, muôn năm”. Trời ơi! những câu hô hào khẩu hiệu hàng ngày trên cái loa trước trụ sở Ủy Ban đã dạy con tôi hai chữ này. Mọi thứ nhồi nhét vào đầu óc trẻ thơ cho tôi thấy sự khác biệt của nền giáo dục tôi từng học và dạy khác với bây giờ như thế nào.
Con bé chị đi học về hỏi tôi;- Mạ có biết răng mà mền được như ri không? Tôi trả lời con là Không biết. Con bé hí hửng trả lời:-Rứa là nhờ Bác Hồ Chí Minh hy sinh cứu nát. Khôn có Bác mền chết đói. Cô con dạy như rứa. Mền phải nhớ ơn Bác Hồ Chí Minh”.
Học tập và giáo dục chính trị dường như tổ chức thường xuyên cho mọi người dân trong làng xã. Buổi tối đi làm về chưa kịp ăn cơm đã nghe kẻng đội vang lên báo tin lên Ủy Ban học tập. Có khi về trễ không kịp tắm rửa thay đồ, nghe kẻng đội đánh là phải đi ngay. Mọi người tay cầm con cúi (là rơm bện thật chặc dùng để đốt lên làm đuốc đi đêm) để đi họp. Trên chiếc bàn con, đèn dầu leo lét, cán bộ miền Bắc quần chẻn áo ngắn nói như vẹt. Vừa dai, vừa dài vừa vô lý kéo dài trong cái ngáp mệt mõi và ngủ gật của bà con xã viên.
Tan buổi họp, từng đoàn người như những bóng ma với đóm lửa lập lòe đi vào từng xóm. Những hàng tre trúc thấp thoáng ánh lửa như âm hồn phảng phất trở về.
Tháng tư năm 1975, người con gái Biên Hòa hoàn toàn đổi đời để sống cho chồng và cho con. Tôi quên mình là ai và hòa nhập với đời sống một xã viên hợp tác xã. Dần dần giọng tôi cứng lại. Tôi nói chuyện bằng âm hưởng của người Quảng Trị nặng và trầm. Tôi dùng những từ địa phương mà người miền Nam không thể nào hiểu được. Thí dụ như “Lấy chỗi quét sân”, tôi sẽ nói “Lấy chủi suốt trươi.” “Vợ chồng” sẽ dùng chữ “Cáy Dôn”, “Uống nước” là “Uống nát”, “Cắt gốc rạ” gọi là Bứt Tót”…Mặt tôi sạm đen, chân mốc cời nứt nẻ. Bàn tay ô dề chai cứng, lưng bàn tay chằng chịt những đường gân nổi lên xấu xí. Chiếc vòng cẩm thạch lên nước xanh tuyền ngày xưa, đã bị vùi xuống bùn đen làm chết ngọc. Tôi muốn cỡi ra cất đi nhưng bàn tay đã quá to không cách nào lấy ra được.
Tôi đã có thể chăn trâu, ra lịnh cho trâu đi hay đứng lại. Biết cỏ nào trâu ăn, cỏ nào trâu chê. Việc làm ruộng tôi cũng quen dần. Tôi đã không còn sợ đỉa. Quen dần những câu nói chơi, nói lóng tục tỉu của những người nông dân khi xuống đồng hay gặt lúa. Tôi đã biết cười mỉm khi nghe những bài lên lớp thần thoại Liên Sô vĩ đại hay sự trù dập của những người cầm quyền. Tôi không giận khi họ lấy tôi làm đề tài để chế nhạo vợ sĩ quan ngụy mất nết, hám danh. Tôi không nhục khi họ nói tôi là Me Mỹ có con lai, bám chân đế quốc.
Sống ở nơi này, tôi đã hứng chịu nhiều bi ai nhất trong cuộc đời. Nhưng cũng nơi này cho tôi một tình cảm thiêng liêng ràng buộc nghĩa tình. Cho tôi tập làm người đúng nghĩa, biết tiết kiệm và lo xa. Biết trân quý hạt gạo, củ khoai, chén ruốc. Biết sự nhọc nhằn của những người nông dân tay lấm chân bùn.
Hơn nữa, ở đây tôi đã biết thế nào là bão lụt. Con nước từ dưới sông cứ dâng lên theo cơn mưa không lớn lắm nhưng rất nhiều gió và lạnh. Chỉ vài giờ đồng hồ thôi là xung quanh nước ngập mênh mông. Ngồi trong nhà có thể vớt củi trôi về. Những bụi chuối ngoài vườn chỉ còn thấy những chiếc lá lay động như bàn tay con nguời giơ lên vẫy để cầu cứu. Người dân ở đây nghe gió là đoán biết con nước sắp về, lụt sẽ tới. Họ chặt sẵn chuối làm bè và đó là phương tiện duy nhất để đi từ nhà này sang nhà khác.
Lụt có thể kéo dài vài ngày, nhưng cái lạnh thì cả mấy tháng. Đó là lý do mà ruốc và thuốc lá rất mắc mỏ và cần thiết. Nhà nào cũng phơi khô khoai, sắn, ớt, trữ mắm ruốc để dành ăn. Cái lạnh miền Trung mới đáng sợ. Lạnh đến cá cũng nhảy lên bờ để chết. Tay tôi cấy lúa mà trơ ra không nắm được. Hai chân đứng dưới ruộng quíu lại không thể bước. Tôi té nhiều lần, quần áo lấm đầy bùn nhưng phải đứng lên tiến tới cùng bạn cấy. Nếu không đỉa sẽ gom về tấn công và sẽ bị phê bình kiểm thảo. Mọi người ai cũng ăn trầu và hút thuốc. Riêng tôi chỉ nhai gừng để giữ ấm. Thức ăn đem theo họ kho ớt đỏ lòm, lại còn cắn ớt trái. Riêng tôi chỉ chút muối mè nên lạnh càng thêm lạnh.
Vâng, tháng tư năm 1975 riêng tôi là như vậy. Tôi từng nói đùa với chồng
Anh đi cải tạo miền xa.Em cũng cải tạo ở nhà khác chiGiữ trâu, cấy lúa khó gìLàm thân vợ ngụy kiên trì vượt qua.
Sau 30 tháng 4/ 1975 Biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc, bao nhiêu người con gái đã bị làm nhục vì hải tặc Thái Lan. Những vết hằn chiến tranh thành sẹo, thành hậu chấn theo mỗi mùa tháng tư lại về. Những khúc phim cũ được quay lại ngay chính từ mỗi con người để khắc khoải không nguôi.
Tôi đang ở đây, một nước Mỹ xa lạ trở thành quê hương. Những người láng giềng nhiều chủng tộc khác nhau. Hai thằng con trai tôi sinh sau ngày chồng ra tù, bây giờ đang là những người quân nhân trong quân đội Hoa Kỳ. Màu cờ con tôi phục vụ không phải là màu cờ của Tổ Quốc VN.
Các cháu tôi đã được sinh ra và lớn lên với quốc tịch Mỹ, nói tiếng Mỹ và sống theo người Mỹ. Con bé 5 tháng tuổi trong ngày 30/4/75 bây giờ là một phụ nữ trung niên công ăn việc làm ổn định. Chồng tôi do hậu chấn tù đày nên thân xác và tâm thần sa sút nặng nề. Những ám ảnh những ngày tù tội đè nặng quá khứ anh vô phương vùng vẫy. Tôi sống trong sự tuyệt vọng về bệnh tình của chồng, dù đây là một nước văn minh có điều kiện về y tế tiên tiến nhất trên thế giới.
Tôi cám ơn đất nước đã cưu mang gia đình tôi để chúng tôi có cuộc sống tự do. Các con và cháu tôi đến trường mà không bị cái lý lịch ngụy cản bước tương lai. Tôi đã có quá nhiều thứ trong cuộc sống nhờ bàn tay giúp đỡ của những người không hề quen biết. Ông Trời đã xếp đặt cho những kẻ thua cuộc lại có thể đứng thẳng lên hảnh diện vì lý tưởng của mình. Những chiếc áo lính, những cái nón, những bản nhạc… Tất cả những gì của Mỹ Ngụy bây giờ lại là những món đồ giá trị được yêu thích và đáng trân trọng.
Những người con Ngụy thế hệ thứ hai đã làm rạng danh cha ông tham gia vào dòng chính của quốc gia tạm dung. Các cháu đang và sẽ là những con người tài năng, giỏi giang đóng góp tài sức và trí tuệ cho đất nước cưu mang mình. Con tôi hãnh diện vì lý tưởng Quốc Gia của cha mình và dù lá cờ vàng không được tung bay tại quê hương VN nhưng nó lồng lộng rực rỡ mọi nơi trên thế giới.
Xin cám ơn những người đã tranh đấu cho người lính được đến Mỹ theo diện HO. Cám ơn những người đã dũng cảm đứng lên cất cao tiếng nói tự do của người Việt Nam. Cám ơn anh, cám ơn chị, cám ơn mọi người đã cho chúng tôi đến đây để sống một cách lương thiện và đầy tình người.
Tháng 4 /2019 tôi viết lại bài này để nhớ một thời xã viên của mình.Người chồng của tôi đã khuất núi. Anh đã về với tổ tiên và anh em đồng đội. Anh đã không còn đau đớn và khổ sở vì hậu chấn của chiến tranh và tù đày.
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được. Sống vui vẻ từng ngày cho con cháu vui theo.Quê hương Việt Nam vẫn mãi mãi nằm trong trái tim tôi.

Nguyễn thị Thêm