OREGON: KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52 (1965 – 2017)

PART1 OREGON:KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52

NGHI THỨC & NGHI LỄ


PART 2: OREGON:KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19/6 LẦN THỨ 52

NHŨNG BÀI NÓi CHUYỆN RẤT HAY CỦA CÁC BẠN TRẺ 

PART 3: Slide show (Photo by Mary Nguyen – Created by Nam Pham

By Mary Nguyen: Hình ảnh19/6 Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH

………………………..

Cảm ghi của Nguyễn văn Nhớ. SĐ2/BB.

TINH THẦN QUÂN LỰC- ANH HÙNG BẤT KHUẤT.

KẾ THỪA GIÒNG MÁU OANH LIỆT CỦA ÔNG CHA. PHÁT HUY TINH THẦN VÌ NƯỚC HY SINH. TỔ QUỐC- DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM.

TẤT CẢ CÁC HỘI ĐOÀN QUÂN LỰC VNCH. HỘI QUÂN CÁN CHÍNH PORTLAND, OREGON ĐÃ TỔ CHỨC NGÀY QUÂN LỰC THÀNH CÔNG RỰC RỠ, NÂNG CAO SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CỘNG ĐỒNG.

  • QUÂN LỰC VNCH NỐI TIẾP TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG BẤT KHUẤT CỦA QUÂN ĐỘI VN KỂ TỪ KHI DỰNG NƯỚC ĐẾN NAY VỚI SỨ MỆNH BẢO VỆ GIANG SƠN GẤM VÓC, ĐÁNH ĐUỔI GIẶC NGOẠI XÂM, GIỮ GÌN BỜ CÕI.

Chúng ta không thể nào quên, từ khi khai sinh nước Việt đến nay, sử Việt đã ghi lại biết bao nhiêu anh hùng vì nước hy sinh. Biết bao triều đại từ Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn, khi giặc Bắc phương đem quân xâm lược nước ta, Vua, Quan, sĩ tốt đều một lòng bảo vệ giang san. Hội Nghị Diên Hồng, Hội Nghị Bình Than nói lên sức mạnh dân chủ, sức mạnh đoàn kết của giống dân Lạc Việt. Nhớ lại Sử xưa, Hai bà Trưng, Bà Triệu oanh liệt đánh đuổi quân Đông Hán. Nhưng khi Bắc phương đem toàn lực để báo thù, quân Nam Việt tận cùng sa cơ thất thế, để bảo tồn danh tiết Hai Bà Trưng đã trầm mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Nhiều anh hùng dân tộc khi thất trận cũng đều chọn con đường tuẩn tiết hy sinh, lưu danh sử sách. Làm sao quên, danh tướng Trần bình Trọng, khi bị giặc bắt, quân địch biết ông là tướng tài nên chiêu dụ ông hàng giặc, Trần bình Trọng đã chửi, thét vào mặt quân xâm lược phương bắc, với câu vang danh sử sách: Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc. Nguyễn phi Khanh cha của Nguyễn Trải, khi ông bị quân Tàu bắt giải về Tàu, Nguyễn Trải lẻo đẻo theo cha đến Ải Nam Quan, khóc lóc không chịu về. Cha Nguyễn phi Khanh truyền lực cho con, bảo rằng: Con là đấng nam nhi, phải trở về mà lo trả thù cho cha rửa hận cho nước, chứ lẻo đẻo theo cha khóc lóc, có được việc gì đâu. Từ đó Nguyễn Trải trở về ngày đêm lo phục thù. Phò Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Và khi giặc Pháp xâm lược nước ta, đánh thành Hà Nội. Danh tướng Nguyễn Tri Phương dũng cảm chiến đấu bảo vệ thành. Nhưng vũ khí thô sơ, thành mất. Giặc tràn vào, Nguyễn tri Phương bị thương, giặc bắt. Quân Pháp biết ông là dũng tướng đem lòng hâm mộ nên đã tận tình cứu chữa, băng bó vết thương cho ông. Nhưng Nguyễn tri Phương khẳng khái, tướng không bảo vệ nổi thành thì phải chết theo thành, nên Nguyễn tri Phương đã xé bỏ những băng bó vết thương, và nhịn đói chịu đau mà chết.

Quân sử oanh liệt của dân tộc Việt, tướng chết theo thành, không sao kể hết. Những nhà chí sĩ: Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Cô Giang, Nguyễn Thái Học cùng 13 chí sĩ lên đoạn đầu đài Yên bái. Thái Phiên bị xử bắn. Tất cả những chiến sĩ trận vong đã nằm sâu dưới lòng đất Mẹ. Máu xương tiền nhân đã làm nên Tổ quốc, tô bồi lòng yêu nước cho những thế hệ tiếp sau.

Rồi năm 1954, đất nước Việt bị chia hai. Miền Bắc Cọng sản đoạ đày, đau thương cho tuổi trẻ, thanh niên vì bị đưa thân vào quân đội phục vụ đảng và cọng sản quốc tế. Chết cho đảng. Như quân đội Hittler, quân đội cọng sản miền Bắc gây ra tội ác cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại gì? Chỉ tràn đầy tội ác!

Riêng thanh niên miền Nam Tự do, nối tiếp tinh thần ông cha bảo quốc an dân, nên đã tòng quân cứu nước. Tinh thần quân lực VNCH là chiến đấu và xây dựng, bảo vệ thể chế tự do dân chủ còn non trẻ của niềm Nam, trước sự xâm lăng bạo tàn của Cọng sản niềm Bắc và của Cọng sản quốc tế. Chưa có một quân lực nào trường kỳ gian khổ trong chiến đấu bảo vệ dân tộc như quân lực VNCH. Một cuộc chiến tranh chống cộng dài nhất trong lịch sử thế giới. Suốt trên 20 năm không có phút nào mà người lính VNCH ngưng tay súng.

Trải suốt chiều dài cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Việt Nam trước làn sóng xâm lăng của giặc thù phương Bắc, QUÂN LỰC VNCH LÀ MỘT QUÂN ÐỘI CÓ SỨC CHIẾN ÐẤU THẦN KỲ VÀ OAI HÙNG trên mọi mặt trận, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để vinh danh một đội quân oai hùng, cũng như để tưởng nhớ đến những bạn bè cùng chung màu cờ sắc áo đã ngã xuống, trong cuộc chiến đấu thật hào hùng với nhiệm vụ Bảo Quốc, An Dân.

Tổ quốc Việt Nam hôm nay lại vang danh qua lớp trẻ, hậu duệ quân lực VNCH. Ở hải ngoại, thế hệ trẻ nuôi chí ông cha đã trở thành những khuôn mặt đặc biệt trong quốc phòng Hoa kỳ: Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Thiếu tướng Lương Xuân Việt..V.V

  • Hôm nay với tất cả sức mạnh tinh thần qua truyền thống của quân lực Việt Nam. Tất cả các hội đoàn Quân đội. Hội Quân Cán Chính Oregon đã quyết tâm tổ chức kỷ niệm ngày quân lực 19 tháng 6.

Khoảng gần 300 chiến sĩ và đồng hương tham dự, buổi lễ được tổ chức Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu ngày 23 tháng 6 năm 2017 tại HK Restaurant. MC: Đoàn Kim Bảng & Thu Tâm – Sĩ Quan Nghi Lễ: Hoàng Tiến Phương

Chương trình gồm 3 phần chính: 1- Nghi thức khai mạc, bao gồm Lễ Vinh danh các Quân Binh Chủng QLVNCH, LỄ CHÀO QuỐc Kỳ Việt Mỹ và Lễ Truy điệu các chiến sĩ QLVNCH đã vị quốc vong thân. 2- Nghi thức Hành chánh: bao gồm phần phát biểu của một số giới chức đại diện các tầng lớp trong Cộng Đồng. 3- Chương trình đặc biệt dành cho giới trẻ đối với người lính VNCH. 4- Sau cùng là phần Văn nghệ và Dạ vũ qua những nhạc khúc quân hành và trữ tình với Nữ ca sĩ Trina Bảo Trân, Nữ ca sĩ Thu Nga đến từ Cali, cùng những giọng ca vàng của Oregon. Xen kẽ trong chương trình buổi lễ, là bữa  ăn tối với những món ăn được tuyển chọn công phu.

Trước khi chính thức khai mạc , theo nghi thức quân đội, Cựu SVSQ Hải Quân Phạm Quốc Nam, đại diện BTC chào kính quý Niên Trưởng, Chiến hữu  các cấp đang hiện diện và các Quân kỳ được vinh danh.

Tổ chức ngày Kỷ Niệm Quân Lực 19-6 hàng năm là dịp để biểu dương một tập thể quân đội, sức mạnh của một quốc gia nằm trên tuyến đầu lửa đạn chống lại chủ nghĩa cộng sản bạo tàn. Những người lính già lần lượt rồi sẽ ra đi, nhưng chắc rằng thế hệ hậu duệ kế tiếp sẽ tiếp nối truyền thống anh hùng của các bậc cha anh hầu sớm giải thể một chế độ cộng sản bạo tàn, để mang lại Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền cho toàn thể dân tộc Việt Nam, trước họa xâm lăng của tập đoàn hiếu chiến Bắc Kinh.

Trong nghi thức khai mạc, một chương trình thật đặc biệt: *Vinh danh các Quân Binh Chủng QLVNCH.  1/ Trường Võ Bị QGVN – 2/ Trường Bộ Binh Thủ Đức – 3/ Trường Đại Học CTCT  4/ Quân chủng Hải Quân – 5/ Quân chủng Không Quân – 6/ Quân chủng Lục Quân  – Sư Đoàn TQLC – Sư Đoàn Nhảy Dù – Sư Đoàn Biệt Động Quân.- SĐ 25BB-

Đặc biệt sau Lễ Rước Quốc & Quân kỳ, Lễ chào cờ VNCH , Lễ chào cờ Hoa Kỳ . Những giây phút xúc động nhất là lễ Chào đón lá cờ VNCH đem về từ Khe Sanh do một cựu sĩ quan Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ, trân trọng đem về từ Việt Nam như một kỷ vật trân quý nhất  trong đời lính của ông ta. Qua trung gian một người bạn, Ông đã ưu ái trao tặng lại  lá cờ này cho Hội Ái Hữu QCC/VNCH/OR. Lá cờ, như là một kỷ vật để cảm tạ về lòng dũng cảm và hy sinh, do người dân trong một ngôi làng tại khu vực Khe Sanh, Quảng Trị, trao tặng cho vị SQ TQLC Mỹ năm 1969, sau khi đơn vị của ông cùng một đơn vị QLVNCH, qua một trận đánh khốc liệt, đã giành lại ngôi làng do quân CSBV chiếm giữ nhiều ngày trước đó. Lá cờ này chắc chắn đã thắm đậm nhiều máu của đồng đội ông ta

cũng như máu của biết bao người lính VNCH khác, những người bạn của chúng ta đã ngã xuống, trong trận chiến tại Khe Sanh cũng như tại khắp các vùng lãnh thổ của VNCH.

Lễ Truy điệu các chiến sĩ trận vong.

Đại diện BCH/ CĐVNOR phát biểu (Ông Từ Đức Tháo) – Đại diện Quân đội phát biểu (Ô. Nguyễn Thế Thăng) – Văn nghệ: – Tuyết Lan: Người ở lại Charlie (MC. Thu Tâm)

CHƯƠNG TRÌNH GIỚI TRẺ & VĂN NGHỆ MC do Nhà thơ Tâm Nguyên phụ trách- Phần phát biểu của Mục Sư. Peter Nguyễn Hồng Phúc, cựu Đại úy Pháo binh dù Hoa kỳ – Lê Minh Tín, cựu Đại Uý bác sĩ Nha khoa  Quân Đội Hoa Kỳ.-  Steven Thái Võ , Realtor tại Portland Oregon.

Nhà hàng phục vụ bữa ăn- Văn nghệ: Ca sĩ Thu Nga , TRINA BẢO TRÂN , Ca sĩ Hoài Trang,  MC Thu Tâm , Ca sĩ Lệ Hải với nhạc phẩm Em đi rồi, giọng ca thấm đậm tình cảm làm lưu luyến lòng người. Bán chai rượu gây quỹ & Hát cho người nằm xuống, với giọng ca Kim Bảng trầm ấm, thân quen.

Chương trình Giới thiệu ĐẶC SAN CHIẾN HỮU thật là thành công nhờ tấm lòng huynh đệ chi binh hổ trợ, nên phần tài chánh dồi dào.

Xổ số các giải thưởng. Ban tổ chức rất cám ơn Ca sĩ Tuyết Lan phu nhân của chủ tịch Từ đức Tháo và Ca sĩ Lệ Hải, chỉ có hai người nữ mà đã tận tụy bán một số lượng vé rất lớn cho toàn thể đồng hương tham dự.

Trong buổi lễ, ngoài lá cờ thiêng liêng nhuốm máu, đem về từ Khe Sanh mà chúng ta vừa tưởng niệm, trong Hội Trường này còn có một lá cờ khác cũng mang tính lịch sử, đó là lá đại kỳ được treo làm phông chính cho sân khấu buổi lễ. Chính lá cờ này mà chiến sĩ TRẦN HỒNG tại Pháp đã hiên ngang treo trên đỉnh tháp Effel tại Thủ Đô Paris, Pháp Quốc. Vài năm trước đây, vì tuổi cao, sức yếu, ông đã qua đời và người em của ông là Anh Trần Luân đã sang Pháp đem lá cờ về và trao tặng lại cho Hội Ái Hữu QCC, như là một dấu ấn khó quên về lịch sử chống Cộng của người Việt tự do hải ngoại. Xin cảm ơn anh Trần Luân và chúng ta cùng hân hoan chào đón lá cờ Vàng lịch sử, đã từng tung bay trên đỉnh tháp Effel.

Buổi kỷ niệm quân lực thành công nhờ quá nhiều tấm long giúp sức từ tinh thần đến vật chất. Hội QCC thiếu nhân lực , nhất là các chị. May mắn các phu nhân của chiến hữu giúp đở, Chị Thơ, chị Đông chị Thủy. Ba chị bận rộn ở bàn kiểm soát và tiền bạc. Cô Marry Nguyễn quá tận tình. Nhiều lắm không sao kể hết.

Buổi cơm tối và dạ vũ quá vui, đầy sức sống và tình yêu thương. Niềm hạnh phúc không làm sao nói hết.

Kết.

Khi đang viết đoạn kết này, thì tôi nhận được Bản tin phóng sự kỷ niệm đêm Quân lực do Đài truyền hình SBTN của anh Trung Lê. Những lá đại kỳ của các Quân binh chủng vẫn còn đó. Các anh trong quân phục vẫn hào hùng và đẹp biết bao. Nhưng sao mà nước mắt tôi không ngưng được khi thấy lá quốc kỳ còn thấm máu do một cựu sĩ quan Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ, trân trọng đem về từ Việt Nam, được hai chiến hữu thủy quân lục chiến giương lên, tưởng niệm, giữa nhạc chiêu hồn ai oán. Tôi thấy tất cả chiến hữu thầm lặng cúi đầu. Trong phút giây linh thiêng giữa lá cờ thấm máu, tôi liên tưởng đến người bạn tử trận ở chiến trường Ba Tơ Quảng Ngải. Tôi ở bên cạnh anh. Xác thân anh được cuốn tròn trong chiếc Poncho. Nước mắt tôi âm thầm chảy.

Đêm quân lực, với hồn thiêng sông núi. Tưởng nhớ anh em, kẻ mất người còn, kẻ còn sống tàn phế, thân còn găm biết bao mảnh đạn không thể lấy ra. Đau khổ bi thương hơn là vẫn còn sống đoạ đày dưới chế độ Cọng sản. Chúng ta Huynh Đệ Chi Binh Portland Oregon giờ đây còn lại bao nhiêu người. Những người lính quân lực VNCH những năm tháng cuối cùng hằng ngày may mắn đang còn thấy mặt nhau. Thương nhau khác chi nhân tình.

Cuộc chiến đấu với giặc thù Cộng Sản bằng súng đạn tuy đã chấm dứt từ hơn 40 năm qua, nhưng cuôc chiến đấu cho Tự do -Dân Chủ và nhân quyền của người dân Việt Nam, vẫn còn tiếp tục đặt trên đôi vai của những người lính QL/VNCH

Chúng ta đang kỷ niệm ngày QL 19/6, thì tại quốc nội đồng bào đang sôi sục căm hờn xuống đường chống lại bọn VC bán nước và Tàu cộng xâm chiếm. Tinh thần yêu nước nằm trong huyết quản người lính VNCH, trong lòng dân tộc. Đây là sức mạnh chính nghĩa. Lòng yêu nước của toàn dân chắc chắn thắng cái sức mạnh bạo tàn, bán nước của bọn VC. Yêu nước thì phải chống Tàu cộng. Muốn chống Tàu cộng phải diệt Việt cộng vì hàng ngũ VC đã bị bọn Tàu khống chế, và chúng đã âm thầm giao VN cho Tàu rồi.  Cựu Quân Nhân chúng ta phải hỗ trợ và cùng toàn dân tranh đấu trước hiểm hoạ Việt cộng bán nước, Tàu cộng cướp nước.

Cuối cùng, xin trích một đoạn trong bài câu chuyện người lính thủy của chiến hữu Quốc Nam( trong đặc san chiến hữu: Một ngày làm lính, suốt đời làm lính. Ngày xưa cầm súng giết giặc, góp phần vào sự bảo vệ miền Nam Tự do, ấm no hạnh phúc. Ngày nay Tổ quốc lâm nguy trong tay giặc cộng, hoạt động đấu tranh chống cộng và tham gia sinh hoạt cộng đồng để bảo vệ ngọn cờ Vàng, bảo vệ cộng đồng và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Sinh hoạt cộng đồng mất, cộng đồng người Việt sẽ mất) là bổn phận và trách nhiệm của người lính VNCH với : Tổ quốc- Danh dự-Trách nhiệm.

Portland. Tháng 6/ 2017.

cảm ghi của Nguyễn văn Nhớ.